Những “thành quả” có 1 không 2
Ba cô gái kéo cày thay trâu ở Hưng Yên. |
∇ Nghe tường trình
|
“Sáng mùng 6 Tết, ông Phạm Văn Kháng, 47 tuổi (xã Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên) cùng con trai ra bừa khoảnh ruộng nhỏ ngay giáp quốc lộ 5. Sợi dây thừng được buộc vào hai đầu chiếc bừa, con trai ông Kháng vòng qua bụng, hai tay nắm chặt dây, kéo bừa đi. Đằng sau, ông Kháng lựa chiếc bừa đi theo bước chân con trai…
Cách ruộng của ông Kháng vài khoảnh, dù ruộng khá rộng, nhưng cô Hòe (Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên) cùng ba con gái cũng đang bừa ruộng bằng sức người. Cô Hòe cầm bừa, trong khi ba cô con gái ra sức kéo chiếc bừa trên ruộng cạn.”
Trước cảnh, nhất là phụ nữ, kéo bừa thay trâu đó, TS Nguyễn Thị Từ Huy nêu lên câu hỏi rằng “Bao giờ anh thôi sống hèn?”, “đàn ông các anh, nhìn cảnh này có nghĩ gì không, có cảm thấy gì không?”.
Blogger Đào Dục Tú viết “mấy dòng tạp cảm” về tình trạng “ ‘trâu cày’ ở thế kỷ 21”, lưu ý đặc biệt cảnh 3 cô gái ở một làng quê Hưng Yên kéo bừa thay trâu khiến xúc động nhân tâm, khiến, vẫn theo blogger Đào Dục Tú, “ Thậm chí có người quy kết thẳng thừng vì đàn ông, các đáng mày râu nước này, quá hèn nên mới để chị em phải cõng việc thay trâu thật quá ‘phản cảm’ ở thế kỷ 21”.
Cảnh kéo cày thay trâu đã có hồi trước năm 1945. Bây giờ lại tái diễn
cái cảnh này. Nó cũng chỉ là một trong những cảnh khổ (của nông dân
ngày nay) thôi.
-Blogger Phạm Đình Trọng
|
Tác giả Đào Dục Tú cho biết là không muốn “vơ đũa cả nắm trách cứ đàn ông nước Việt”, khẳng định rằng họ quyết không phải là “nguyên nhân chính” đẩy chị em, mà cụ thể là ba chị em Hưng Yên vừa nói, vào cảnh kéo bừa thay trâu. Mà theo tác giả, nguyên nhân sâu xa, cũng là sự thật đáng buồn này, chính là do chính sách vĩ mô về nông nghiệp, nông dân nông thôn, dù có tốt đẹp bao nhiêu trên lý thuyết, lại “lộ ra quá nhiều sai lầm, sai lệch trầm trọng” trên thực tế, mà hậu quả nhãn tiền “giữa thanh thiên bạch nhật” là tình trạng cưỡng chế đất đai khắp nơi trong nước hiện nay; là tình trạng dân oan lũ lượt về thủ đô khiếu kiện “đứng ngồi vạ vật” trước cơ quan công quyền cao nhất để kêu giải oan; rồi chuyện nông dân nhiều nơi bỏ ruộng “chạy lấy người”, tứ tán đi làm thuê làm mướn; rồi chuyện trẻ em vùng cao “quê hương cách mạng một thời” chỉ mong ngóng bát cơm có chút thịt, cho dù là thịt chuột...
Tác giả Đào Dục Tú khẳng định rằng chừng ấy thực trạng không còn là cá biệt nữa trong nhiều năm nay; và thực tế ấy có thể được xem như một hình thức “phản biện” đối với nhiều chính sách “vĩ mô” được mô tả là “vô cùng tốt đẹp” ở nhiều vùng miền, đặc biệt ở những nơi đất ruộng trở thành “điểm nhậy cảm” và vùng sâu vùng xa. Tác giả liên tưởng đến:
“Hình ảnh cánh đồng bị cắt chia chăng dây đóng cọc hoặc kín cổng cao tường và những dãy căn hộ cao cấp cao tầng, những khu biệt thự kéo dài không người ở trên cánh đồng xưa kia mầu mỡ ruộng mật bờ xôi ở ven quốc lộ cách thủ đô không xa. Chỉ riêng những chiến dịch bất động sản một thời sôi sùng sục như vạc dầu không biết đã thu hút vào các đại gia bên trong và bên ngoài nhà nước bao nhiêu là đất ruộng để rồi đẩy đến tình trạng đóng băng nhà cửa đất đai khiến nhà nước phải đổ hàng ngàn tỷ cấp cứu, nhưng nghe chừng không cứu được! Để rồi không biết bao nhiêu gia đình nông dân… đã và đang rơi vào cảnh như cây bật gốc vì mất chân đế cơ bản là ruộng, là nghề trồng cấy cổ truyền...”
Rồi hình ảnh ba cô gái kéo bừa thay trâu khiến tác giả không khỏi liên tưởng đến câu thơ dân gian “Ba cô đội gạo lên chùa” trong bối cảnh quá thanh bình êm ái của ngày xưa, để ngày nay chỉ thấy trước mắt trên màn hình nhỏ “Ba cô trời rét kéo bừa thay trâu”!
Blogger TuấnDDK khẳng định rằng “hình ảnh người nông dân kéo cày thay trâu, lặp đi lặp lại suốt hàng chục năm và hoàn toàn không phải là cá biệt”, cho thấy điều gọi là “chiến thắng của nông nghiệp” phát xuất từ tình trạng “mồ hôi của nông dân đang phải bán quá rẻ” trong bối cảnh tỷ lệ đầu tư của nhà nước cho nông nghiệp trong tổng vốn đầu tư xã hội vừa quá ít lại vừa bị cắt giảm…
Từ Hà Nội, blogger JB Nguyễn Hữu Vinh nhận xét rằng vấn đề người nông dân VN phải kéo bừa, kéo cày thay trâu thì có thể người nước ngòai thấy lạ, nhưng dân trong nước, trong những năm gần đây, thấy việc đó đã trở thành bình thường - nó bình thường trong một xã hội không bình thường. Nhà báo Nguyễn Hữu Vinh giải thích rằng khi sức kéo không còn và người dân phải tự lao động trên mảnh đất giữa lúc mức chi phí về nông nghiệp rất lớn trong khi nông phẩm lại rất rẻ, không thể bù đắp được, thì người dân không thể có đủ tiền để thuê máy móc nhằm thay sức lao động con người. Trong khi đó, họ nuôi con trâu, con bò trong thời điểm này cũng không phải dễ dàng, đồng cỏ thì ngày càng bị thu hẹp…thì con người phải dùng sức lao động của mình để thay trâu bò! Blogger JB Ngưyễn Hữu Vinh lưu ý:
“Tình trạng này phát xuất từ một thời gian dài người ta phát động “3 cuộc cách mạng”, trong đó thì cuộc cách mạng KH-KT là ‘then chốt”, rồi thì cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng tư tưởng văn hóa… Nhưng chúng tôi thấy đây là cái “thành quả” đi ngược lại xu thế tiến bộ xã hội, đi ngược lại thành quả mà thế giới đạt được. Trong khi thế giới đang tiến hành những lao động bình thường, giản đơn cùng nhiều loại lao động khác chủ yếu bằng máy móc để thay thế sức lao động của con người, thì người VN trong xã hội ngày nay lại thay trâu bò kéo cày.”
Về vấn đề này, blogger Phạm Đình Trọng từ trong nước phân tích:
“Cảnh kéo cày thay trâu đã có hồi trước năm 1945. Bây giờ lại tái diễn cái cảnh này. Nó cũng chỉ là một trong những cảnh khổ (của nông dân ngày nay) thôi. Nhưng cái khổ lớn nhất của nông dân bây giờ là họ bị mất đất đai. Đó mới là điều nguy hiểm! Tức là trong số người dân VN hiện nay, thì giới nông dân là khổ nhất và cuộc sống của họ bị đe dọa đến tận cùng rồi. Người nông dân phải thay trâu cày cũng đã là khổ rồi, nhưng cái nguy hiểm hơn là đất của họ có thể bị tước mất vào bất cứ lúc nào. Đó mới là điều đen tối, nguy hiểm và bi đát của người nông dân ngày nay.”
Thưa quý vị, vừa rồi là cảnh người nông dân thế kỷ 21 kéo cày thay trâu. Bây giờ là cảnh “sang sông bằng bao ny-long” của cô giáo và học trò ở vùng cao thuộc tỉnh Điện Biên.
Lãnh đạo chui vào túi nào?
|
“Thật không hình dung ra nổi cái cảnh những con người ngồi trong bao nilông nhờ một người khác một tay túm bao, tay kia bơi kéo “bao người” qua dòng nước chảy xiết. Và hình ảnh này sẽ cứ còn chìm trong im lặng nếu không được chính “khách qua sông” là các cô giáo quay lại bằng điện thoại di động…Chuyện người dân trong đó có cả học trò ngày ngày qua sông bằng cách đu dây ròng rọc vừa nguy hiểm vừa hết sức nghịch lý đã từng xảy ra… nhưng có ai rơi nước mắt rùng mình khi lỡ sơ sẩy một chút thì sinh mạng của cô và trò nơi ấy đã trôi theo dòng nước?”
Qua bài “Chui vào… ‘Lãnh đạo chui vào túi nào’?”, Blogger Bùi Văn Bồng nêu lên câu hỏi rằng “Phải chăng Bộ GTVT và các địa phương chỉ nhăm nhe dán mắt vào các Dự án lớn, đắt tiền để… có chùm khế ngọt thật to chia nhau?”, và “Bao giờ thì có những cây cầu treo dân sinh vượt suối trên tuyến Nà Hỳ - Sam Lang cho các thầy cô và học sinh có thể an tâm tới trường, cho người dân bình an lên nương?”. Về vấn đề này, blogger Phạm Đình Trọng cảnh báo:
Thật không hình dung ra nổi cái cảnh những con người ngồi trong bao
nilông nhờ một người khác một tay túm bao, tay kia bơi kéo “bao người”
qua dòng nước chảy xiết.
-Blogger Cao Thoại Châu
|
Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh cho đây không phải là trường hợp cá biệt, đồng thời, nó thể hiện mạng sống con người bị coi rẻ ở VN:
“Thật ra, khi nói đến hiện tượng như vậy thì người ta nghĩ rằng mình nói xấu, nghĩ rằng mình tiêu cực, nghĩ rằng mình không có cái nhìn lạc quan…Nhưng dù có muốn thì người dân khó có thể lạc quan trước hiện tượng như vậy. Và theo chỗ tôi biết, hiện tượng như vậy không phải là cá biệt. Nó chỉ đơn giản thể hiện rằng mạng sống của người dân Việt Nam trong nước hiện nay rất rẻ! Tại VN hiện nay, đất đai đắt, nhà cửa đắt, mọi thứ đều đắt, chỉ có mạng con người thì rất rẻ, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng núi, mạng sống người dân bị coi rẻ. Vấn đề này, nếu người ta cho rằng mình nói xấy hay thế nào đó, thì tôi xin miễn bình luận. Mà tôi chỉ biết rằng đó là nói thật, và nói thật nó khác với nói xấu. Vì đó là sự thật. Và có những sự thật ở VN ngày nay còn đau xót hơn thế nữa!”
Vẫn theo bloger JB Nguyễn Hữu Vinh, hiện tượng đó phản ảnh điều mà người ta giăng những khẩu hiệu khắp nơi, trên khắp mọi nẻo đường của đất nước, ở những chỗ trang trọng nhất trong các hội trường, trong các hội nghị, trong các cuộc phát động tiêu tốn thậm chí hàng tỷ đồng gọi là “học tập đạo đức HCM”.
Nhà báo Nguyễn Hữu Vinh chua chát rằng không biết cảnh “khách qua sông bằng túi ny long” có phải là một “thành quả cách mạng” hay không. Và nhà báo khẳng định là “cái lớp người hiện đang sống phè phỡn trên xương máu của người dân này là lớp người gọi là “con cháu HCM ”, khiến người dân không khỏi thấy đau xót là “nền giáo dục mà hồi năm 1945, ông HCM gọi là nền giáo dục hòan toàn VN, thì cái nền giáo dục đó đã tạo ra loại người như vậy tức những người hiện đang lãnh đạo đất nước này, đang tạo ra một đất nước như ngày hôm nay.
Thanh Quang cảm ơn quý vị vừa theo dõi Tạp chí Điểm Blog hôm nay, và xin hẹn với quý vị tuần sau.
Thanh Quang,
phóng viên RFA
Theo RFA
MỘT THÔNG BÁO QUYẾT ĐỊNH MƠ HỒ, PHI LÝ, TRÁI SỰ THẬT CỦA CONG AN TỈNH QUẢNG BÌNH.VÀ CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM.
Danquyen
Phạm Chí Dũng chuyển thư này với lời giới thiệu: Anh Trực đã có thời điểm “nằm” sát phòng giam tôi ở trại B34.
Kính gửi Anh Phạm Chí Dũng.
Tôi là Nguyển Trung Trực, Người hoạt động dân chủ tại việt nam.
Nguyên là thành viên thuộc Phong trào chấn hưng nước việt tại Malaysia
bị trục xuất về VN cuối 2012.
Sự việc xẩy ra như sau, vào luc 14h ngày 21/03/2014, theo giấy hẹn
của phòng quản lý xuất nhập cánh công an tỉnh Quãng Bình về việc yêu
cầu cấp Hộ Chiếu của tôi. Đến nơi, một nhân viên nói với tôi rằng hồ sơ
của anh có vấn đề, và yêu cầu gặp lảnh đạo cấp trên.
Vì có lẻ đang bận họp hay lý do gì đó, họ bảo tôi đợi, hơn 1 tiếng
sau họ gọi tôi vào và nói rằng Anh thuộc diện chưa được xuất cảnh. tôi
hỏi lý do, họ trả lời là Chính Phủ Malaysia bắt và trục xuất Anh vì hành
vi gây rối trật tự tại Malaysia. Tôi phản đối là sai sự thật và hiện
tại tôi là công dân VN, không có 1 tội danh nào và vi phạm gỉ. Là môt
công dân bình thường thì tôi củng có những quyền lợi như bao người khác,
và băt đầu căng thẳng. Tôi không thể chấp nhận và tôi yêu cầu họ trả
lời bằng văn bản. Họ bảo tôi đợi ở phòng khách. Hỏi ý kiến cấp trên và
họp. Khoảng 30 phút sau, họ gọi tôi vào và đưa cho tôi một lá thư thông
báo, quyết định của họ với nội dung như sau:
– Làm ảnh hưởng quan hệ ngoại giao hai nước Malaysia và Việt Nam.
– Bị cảnh sát Malaysia bắt và trục xuất về nước vì có hành vi gây rối trật tự.
Nhìn quyết định này tôi phản đối rằng đây là lí do bóp méo, bịa
đặt trái với sự thật mà chính quyền đưa ra để tước đoạt quyền đi lại và
xuất cảnh của tôi (toàn thư tôi sẽ đính kèm dưới đây). Vì sao tôi coi đó
là một quyết định mơ hồ, phi lý. Tôi xin được trình bày vắn tắt dưới
đây.
1. Về vấn đề mà chính quyền đổ lỗi cho tôi là làm ảnh hưởng ngoại giao hai nước Việt Nam-
Malaysia. Tôi khẳng định rằng đây là chuyện quá sức vô lí và vớ
vẩn. Vì thời gian gần đây bộ mặt ngoại giao Việt Nam đang gặp nhiều bế
tắc và chiến bại trên chiến trường ngoại giao với các nước ASEAN và khu
vực và trên thế giới. Thay vì họ không đánh giá và nhìn nhận những
thiếu sót, sai lầm, khả năng và những nguyên nhân mấu chốt dẫn đến thảm
hại đó. Mà họ lại đổ hết lên đầu tôi với cả trách nhiệm của Bộ Ngoại
Giao đại diện cho một quốc gia. Họ cho rằng với những bản thiết kế được
dàn dựng tỉ mỉ, công phu, những sách lược, chiến lược ngoại giao được
sơn phết bóng bẩy với những cuộc tiếp xúc ngoại giao với những từ ngữ
thâm sâu, chải chuốt theo kiểu CHÓT LƯỠI ĐẦU MÔI, HỨA CHO QUA LOA, LÀM
CHO QUA CHUYỆN, sẽ dẫn họ đến thành công sao? Mà họ có bao giờ nhận thức
được rằng vũ khí hiện đại nhất, tối tân nhất được trang bị cho chiến
trường ngoại giao trong thời đại nay đó chính là uy tín và lòng tin, nó
được thể hiện qua các mối quan hệ đa và song phương mang tính bền vững,
lâu dài và được đánh giá qua các chuẩn mực xác nhận quốc tế. Đặc biệt
là tuân thủ các thỏa thuận, nghị định, luật pháp đã kí kết với quốc tế
và được nhìn nhận qua các thực trạng chế độ xã hội đang xảy ra tại Việt
Nam. Nơi có 90 triệu dân đang sinh sống trong một chế độ độc tài không
có dân chủ thực sự. Nạn lạm dụng quyền lực, tham nhũng tràn lan, biển
đảo bị ngoại bang lấn chiếm, tôn giáo bị ngược đãi, ngôn luận bị bịt
mồm. Đánh đập, đày đọa, tù tội các tù nhân lương tâm không một chút tính
người. Dân chúng sống trong cảnh bất công, cơ cực lầm than như địa ngục
trần gian. Tại sao họ không xem đó chính là nguyên nhân dẫn đến thảm
bại ngoại giao của họ và phải thay đổi mà lại đổ tội lên mình cá nhân
tôi.
2. Họ vu khống tôi bị cảnh sát bắt và trục xuất vì lí do gây rối
trật tự. Xuất phát từ lóng yêu nước và muốn cho người dân Việt Nam được
hưởng nhân quyền thực sự nên tôi và một số anh em cho ra đời PHONG TRÀO
CHẤN HƯNG NƯỚC VIỆT TẠI MALAYSIA công khai tranh đấu, vận động hành lang
người Việt Nam tham gia phong trào, tổ chức hàng chục cuộc biểu tình,
diễu hành đường phố và các hoạt động dân chủ khác từ tháng 2-2010 đến
tháng 11-2010. Mục tiêu chính vào đại sứ quấn Việt Nam, Trung Quốc và
Triều Tiên. Và tôi đã bị bắt vào lúc 11h50 ngày 31-12-2010 tại KLCC
(tháp đôi Malaysia) với lí do là tình nghi lãnh đạo một nhóm người âm
mưu đánh bom tháp đôi vào thời điểm giao thừa năm 2011 Malaysia.
Sau vài ngày điều tra họ khẳng định ngay là chúng tôi không liên
quan gì đếnvụ khủng bố đó và cuộc điều tra cho thấy người nào đó muốn
hại tôi và phá hủy các hoạt động dân chủ của phong trào Việt Nam tại
Maylaysia. Chính phủ và cảnh sát Malaysia muốn thả tôi, nhưng đáng tiếc
là họ lại đưa ra một điều kiện quá tối kị mà tôi cùng anh em không thể
chấp nhận được. Nên họ quyết định tịch thu thủ tục của tôi và khởi tố vì
lí do không có thủ tục giấy tờ. Chúng tôi cũng đã tìm hiểu một số luật
Malaysia. Trên thực tế tội không giấy tờ thì chỉ từ 1 đến 3 tháng tù,
cao lắm từ 3 đến 6 tháng tù. Trong lúc đó luật chấp hành án tù của
Malaysia được giảm 1/3. Nếu chỉ đơn thuần là tội không thủ tục giấy tờ
thì chúng tôi và một cháu gái 4 tháng tuổi đã không ở tù ròng rã 2 năm
trời và hầu tòa lên tới 15 lần tại Malaysia. Họ nghĩ rằng bắt chúng tôi
vào tù, làm chúng tôi bất lực và theo sự chỉ đạo của họ sao? Họ đã nhầm
và đánh giá quá thấp tinh thần dân chủ của người dân Việt Nam để cảm
nhận thế nào là chấp nhận tù vì lương tâm.
Với mục đích GẬY ÔNG LẠI ĐẬP LƯNG ÔNG hai năm tù tại Malaysia để
duy nhất đổi lấy một mục tiêu đó là sự thật, hạ quyết tâm đòi chính phủ
Malaysia phải điều tra rõ ràng bàn tay dơ bẩn độc ác nào đã dùng thủ
đoạn đê tiện như vậy và cũng là cơ hội để điều trần về thực trạng nhân
quyền Việt Nam cho chính phủ Malaysia, quốc hội Malaysia, liên hợp quốc
và các tổ chức phi chính phủ, cảnh sát, an ninh và nhân dân Malaysia
biết. Với những người có điều kiện thì họ đứng trước quốc hội của các
nước dân chủ để điều trần trong trạng thái tự do thoải mái. Với tôi
không còn con đường nào tốt hơn là tay mang xiềng xích đứng trước tòa án
và các tổ chức tôi nói trên để điều trần về nỗi khổ mất tự do của dân
tộc Việt Nam. Tôi cảm thấy rất hiệu quả. Chính vì vậy mà tòa án Malaysia
đã triệu tập các cơ quan liên quan đến việc bắt tôi và mở vụ án quay
lại từ đầu (phiên tòa xét xử lần thứ 16). Sau nhiều giờ làm việc tại tòa
án cuối cùng tòa án tuyên bố rằng chúng tôi hoàn toàn không liên quan
gì đến khủng bố mà đây là do những người khác hại chúng tôi đồng thời
tòa án phán rằng những kẻ ra bản kế hoạch khủng bố trên sẽ được điều tra
và trừng phạt nghiêm theo luật pháp Malaysia
. Vậy là 2 năm tù chúng tôi đã đạt được kết quả như ý trả lại sự
thật, danh dự uy tín cho chúng tôi. Đồng thời cao ủy tị nạn liên hợp
quốc tại Malaysia hứa sẽ làm thủ tục cho chúng tôi sau khi kết thúc vấn
đề tòa án nhưng đáng tiếc là chính phủ Malaysia không thể tiếp tục
bảo vệ chúng tôi thêm được nữa. Vì quái vật bạch tuộc tình báo Trung
Quốc, đại sứ quán Việt Nam đã bí mật làm thủ tục trước tức khắc phối hợp
với cảnh sát Malaysia trục xuất chúng tôi về Việt Nam trên một chuyến
bay đặc biệt chỉ 4 anh em và một cháu gái hơn 1 tuổi cùng nhiều an ninh
Việt Nam.
Tại sân bay Sài Gòn chúng tôi được đón tiếp với những chiếc còng số
8 và lệnh bắt khẩn cấp của Bộ Công An theo điều 88,79 và những tội danh
khác. Tuy nhiên sau 10 ngày chúng tôi được thả về địa phương và tiếp
tục bị quản lý gắt gao với hàng chục cuộc triệu tập, mời gọi với nhiều
hình thức khác nhau. Có lúc họ bao vây nhà và ập vào nhà lục soát và đe
dọa làm cho gia đình tôi vô cùng hoang mang và lo sợ. Cũng là nguyên
nhân chính dẫn đến gia đình tôi cực kì khó khăn về vật chất lẫn tinh
thần nhưng đáng tiếc là tôi không có cơ hội được lên tiếng như những nhà
hoạt động dân chủ khác. Vì tôi ở vùng tình lẻ, vùng sâu vùng xa.
Hơn nữa tôi không thể đăng kí dùng mạng internet, mà chỉ dùng 3G có khi
cả ngày không mở được một tin. Nên vấn đề liên lạc với bên ngoài và anh
em dân chủ trong nước cũng quá giới hạn.
Để bưng bít tội lỗi của họ và tiếp tục khống chế tôi họ đã đẻ
ra thông báo quyết định một cách mù quáng, phi lý, ngược sự thật và để
dí cổ tôi vào chiếc còng số 8 vô hình mới toanh là điều 21, nghị định
136/NĐ chính phủ , nhằm tước đoạt quyền đi lại và xuất cảnh của tôi theo
một chiêu thức mới.
Vậy tôi viết thư này mong muốn thỉnh cầu cá nhân, tổ chức,
người yêu chuộng và bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam, trong nước và ở
nước ngoài hãy lên tiếng ủng hộ, giúp đỡ tôi nhằm phản đối thông báo
quyết định trên của Công an tỉnh Quảng Bình và yêu cầu họ rút lại quyết
định đó và trả lại quyền công dân cơ bản và đặc biệt là quyền đi lại,
xuất cảnh của tôi hầu giúp đỡ gia đình đang lúc vô vàn khó khăn.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của quý vị.
Người viết thư: Nguyễn Trung Trực.
Sđt: 01694337899Ai trong chúng ta, những gã đàn ông cảm thấy bị chạm nọc?
Quechoa
AFR Dân Nguyễn
Chỉ trong mấy ngày của tháng, đã có tới
hai bài viết nói về đàn ông. Một bài của Nguyễn Thị Từ Huy, một của Vũ
Thị Phương Anh. Tất nhiên cả hai bài không có từ nào thốt lên “…và anh
sẽ là người đàn ông của đời em…”, dù cuộc đời của hai người phụ nữ này
đã và đang và sẽ ở bên những người đàn ông của đời họ…
Tôi cố tìm cũng không thể thấy một từ nào, một lời nào trong cả hai
bài viết của hai người phụ nữ đáng phải “xét lại”, ngay cả khi Vũ thị
phương Anh phải thốt lên cách cay đắng “…Và ghê sợ đàn ông Việt Nam nói
chung…”!Ai? Ai trong chúng ta, những gã đàn ông cảm thấy bị chạm nọc khi Phương Anh thẳng thừng như vậy? Đó mới chỉ là “Những nghĩ vụn” về đàn ông VN.; Còn nghĩ cho KỸ, cho có BÀI BẢN, chắc hết thảy chúng ta- những gã đàn ông VN đáng phải nguyền rủa chứ không chỉ là trách cứ…
Nguyễn thị từ Huy giận giữ và chua chát thẳng thừng “Bao giờ các anh thôi sống hèn?”.
Dù trong bài viết này, tôi có nói dài, nói hay đến mấy, cũng chỉ là một thằng hèn. Bởi vì cho dù tôi không phải là Nguyễn văn Lưu, Vũ Hạnh, hay Đông La, cũng không có nghĩa tôi không phải là người hèn. Những thằng đàn ông hèn đâu chỉ là bọn thích rượu ngon gái đẹp, thích thăng quan tiến chức, thích làm ra nghị quyết, thích đè đầu cưỡi cổ thiên hạ…
Những thằng đàn ông hèn không chỉ là những thằng lấy bia rượu làm bạn, lấy đề đóm cờ bạc làm thú vui. Bởi vì có cái hèn nhìn cái thấy liền. Cũng có cái nhìn mãi mới ra. Suy cho cùng cái sự hèn chỉ ở cấp độ nào, còn tất thảy chúng ta đều hèn. Chúng ta, hết thảy “Lấy im lặng và nhẫn nhục làm mục đích sống”, như Từ Huy đã “Điểm huyệt”. Nếu đàn ông chúng ta không hèn, sao VN chưa phải là Mỹ là Pháp là Anh? Nếu chúng ta không hèn, sao chúng ta chưa phải là Nhật, là Hàn, là Sing…? Chúng ta không hèn sao Đất Nước chưa văn minh, thăng tiến? Chúng ta không kém cạnh gì bọn đàn ông ở các xứ sở đó. Nhưng có cái mà chúng ta kém họ. Đó là vì chúng ta quá hèn. Hèn rồi thì sức dài vai rộng cũng chẳng làm gì. Thông minh cũng chẳng mần chi… Chúng ta hèn từ quan chức xuống đến dân thường. Phụ nữ VN của chúng ta thật tuyệt vời và đáng thương. Chúng ta chưa xứng là bờ vai cho họ dựa! Cho dù chúng ta có học hành đỗ đạt giỏi giang đến mấy mà vẫn còn “Lấy im lặng và nhẫn nhục làm mục đích sống” thì chúng ta vẫn còn là người hèn; Đàn ông hèn thì Đất Nước yếu. Đất Nước yếu thì Dân Tộc lụn bại suy vi…
Biết bao nhiêu cảnh ngộ đáng để đàn ông “nhảy vào”. Nhưng đàn ông đứng im. Biết bao cảnh ngộ đáng lên tiếng. Nhưng đàn ông lặng im. Chúng ta chỉ biết hô và hô rất to “hai ba dzô, hai ba dzô…” trong tiệc tùng, trong các quán nhậu Trong khi đi qua đám biểu tình, lại lặng dừng dỏng tai nghe những tiếng hô đến khản giọng của những người tham gia “Hoàng Sa Trường Sa là của VN. Đả đảo Trung Quốc xâm lược…”. Chúng ta không chỉ hèn khi chúng ta im lặng trước những người biểu tình yêu nước, chứng kiến họ bị đàn áp mà lặng câm. Chúng ta không chỉ hèn vì bàng quan trước cảnh bọn giặc trá hình làm công nhân kéo vào sâu trong lãnh thổ Đất Nước, lập ấp, lập làng, đào đá san đồi thỏa ý. Chúng ta không chỉ hèn khi thờ ơ chứng kiến biết bao người phụ nữ Việt thân yêu phải đi làm ô sin ở mãi những xứ sở xa xôi, để lại con nhỏ cho ông bà trông nom dùm, mong đi bán sức kiếm đồng tiền còm gửi về “xây tổ ấm”. Chúng ta không chỉ hèn khi vô cảm trước cảnh biết bao phụ nữ Việt “làm hồ sơ” đi lấy chồng nước ngoài, mà nhiều cảnh ngộ chẳng khác nào cảnh “bán mình chuộc cha”. Chúng ta không chỉ hèn khi không biết nhục trước cảnh các em ta, các cháu ta phải cởi áo, tụt quần cho bọn đàn ông nước ngoài săm soi trong màn “kén vợ” quái dị…
Mà chúng ta còn “xứng đáng” hèn ngay cả khi tưởng sự im lặng của mình là “vô hại”-sự im lặng trước tiếng than của những người phụ nữ can đảm mà đáng thương. Hôm qua họ là những chị Thương, em Hiền trong gia đình họ Đoàn nơi Cống Rộc. Là những người phụ nữ mặc áo trắng bluse, đơn côi thể hiện lương y trước sự nhạo báng và cả đe dọa ở Hoài Đức. Và hôm nay là sự cô đơn của Nhã Thuyên, của ts Nguyễn thị Bình- cô giáo của cô giáo!… Có biết bao nam sinh viên đã và đang được những cô giáo này dạy cho cái hay của thơ ca. Dạy cho cách cư xử phải đạo của một con người… Vậy mà họ đã làm gì? Họ đã “im lặng và nhịn nhục” chứng kiến các cô giáo của mình bị người ta xúm đánh hội đồng cách hạ cấp. “Chữ thầy giả thầy” rồi sao? Họ sẽ làm gì cho Đất Nước, cho Dân Tộc vào buổi mai sau?…
Nghĩ tới cuộc cách mạng lật đổ độc tài chỉ từ một sự việc người bán hàng rong bị cảnh sát xử thô bạo mà tự vẫn tại xứ Tuynizi lạc hậu, lại càng buồn và hổ thẹn cho đàn ông Việt chúng mình.
Tôi không có tư cách gì để đại diện cho đàn ông Việt ở các lĩnh vực thành đạt hay giàu sang;
Nhưng xin được phép thay mặt cho hết thảy đàn ông Việt ở thói nhịn nhục- cái thói làm nên sự HÈN cố hữu, để gửi tới hai người phụ nữ đáng kính Vũ thị phương Anh, Nguyễn thị từ Huy cũng như hết thảy phụ nữ Việt “giỏi việc nước, đảm việc nhà” lời tạ lỗi.
Tôi không dám gửi một lời chúc nào tới quý bà quý cô, nhân tháng 3 có ngày mùng 8, vì tự thấy không xứng đáng.
Tôi cũng chưa biết làm cách nào để trả lời được câu hỏi xoáy vào tâm can mà người phụ nữ Việt Nguyễn thị từ Huy đặt ra “Bao giờ các anh thôi sống hèn?”!…
March/23rd/2014
Phụ nữ Việt Nam và nỗi nhục quốc thể
SongNews
Nhục quốc thể là cụm từ để nói về những cô gái Việt lấy chồng nước
ngoài, mà ngày xưa người ta gọi một cách khinh miệt là “me”: me Tây, me
Mỹ.
Tôi có biết một “me” như thế. Thời tôi còn học tiểu học (vào cuối thập niên 1960), lúc ấy VN còn phân chia 2 miền Nam, Bắc, thế giới thì đang chiến tranh lạnh (mặc dù ở VN thì cái chiến tranh ấy không hề lạnh một chút nào), miền Bắc thì anh em, đồng chí với Liên Xô, Trung Quốc (ngôn ngữ trước năm 1975 gọi là Nga Xô, Trung Cộng), miền Nam thì đồng minh với Mỹ. Lúc ấy tôi ở xứ Nghĩa Hòa, một xứ đạo sống theo kiểu làng xã ở miền Bắc ngày xưa, nơi ai cũng biết rõ về gia cảnh, thân thế của người khác, và khái niệm “riêng tư” (privacy) dường như không tồn tại trong từ điển của người Việt lúc ấy.
Trong xóm nhà tôi lúc ấy có “cô” Kim Chi (chẳng hiểu sao mọi người lại gọi cô Kim Chi là “cô” thế, vì lớn tuổi hơn cả mẹ tôi, tôi nhớ lúc ấy có lẽ cô cũng ngoài 40 rồi) làm nghề thầy bói. Mọi người bảo thời trước cô là me Tây, nhưng khi ông Tây “chồng” của cô về nước rồi thì cô chỉ còn một thân một mình vì không con cái, chẳng thấy bà con, anh em thân thuộc nào cả, cũng chẳng lấy chồng. Sau này nghĩ lại, tôi chợt nghĩ biết đâu là cô cũng có bà con, anh em nhưng không ai thèm đi lại với cô, và cũng chẳng ai lấy cô vì chắc cũng chẳng có mấy đàn ông VN đủ hào phóng để quên đi quá khứ me Tây và nỗi nhục quốc thể của cô.
Cô Kim Chi sống một mình trong căn nhà nhỏ hầu như lúc nào cũng khóa cửa, đôi khi cô đi đâu vắng, cửa khóa trái đến cả tuần lễ. Cô cao lớn, da trắng, ra đường lúc nào cũng ăn mặc đẹp đẽ, áo dài, son phấn, nói năng thì khoa chân múa tay, thỉnh thoảng lại “xổ” tiếng Tây, và hay cười lớn tiếng. Nói chung là phong cách rất khác lạ so với đa số phụ nữ Việt Nam vốn được dạy dỗ trong vòng lễ giáo phong kiến.
Khi ấy còn bé, tôi thấy “cô” vừa lạ lùng lại vừa … quyến rũ, vì phong cách của cô tôi thấy hay lắm: tự tin, độc lập, hài lòng với chính mình, và … điệu (biết làm đẹp). Rất không giống đa số những người phụ nữ khác mà tôi biết: cực khổ, lầm than, xấu xí, mệt mỏi …. Nhưng hình như ngoài tôi ra thì mọi người nhìn cô bằng cặp mắt không thiện cảm gì cho lắm. Mặc dù tôi thấy cô là một người hàng xóm rất đàng hoàng, không làm phiền ai, cũng chẳng bao giờ ngồi lê đôi mách nói xấu người khác. Vì vậy, ngay từ hồi ấy, còn rất nhỏ tôi đã có đôi chút cảm giác bất bình vì hình như mọi người đối xử với cô không công bằng lắm.
Thực ra có thể chính cô cũng chẳng quan tâm đến thái độ của người khác. Sau này nhà tôi dọn đi nơi khác nên không còn biết hoặc nhớ gì về cô nữa. Cho đến mãi sau này, khi VN bắt đầu xuất hiện những vai nữ nắm vị trí lãnh đạo và quản lý, tôi mới thỉnh thoảng có cơ hội để nhớ đến cô: cũng dáng đứng thẳng, chân bước sải, nụ cười tự tin, ánh mắt nhìn thẳng ấy. Tôi tự hỏi, phải chăng vì cô quá khác, đàn ông VN thời ấy không ai chấp nhận, nên cô phải đi tìm sự đồng cảm ở những người đàn ông dị chủng hay chăng?
Nhưnng đấy là chuyện của thời trước năm 1975. Thế rồi … giải phóng. Sau một số năm đóng cửa, từ giữa thập niên 1980 trở đi thì VN bắt đầu mở cửa và cố gắng hội nhập với khu vực và quốc tế. Lúc ấy, tôi đang ở khoa Ngoại ngữ của trường ĐH Tổng hợp TP HCM, và vào thời điểm ấy, giới học ngoại ngữ như tôi bắt đầu được xem là … có giá (vì những mọi người muốn tiếp xúc với bên ngoài thì phải qua bọn tôi). Và thế là trong khoảng gần một thập niên, từ cuối thập niên 80 đến cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, tôi có cơ hội chứng kiến một lô cuộc hôn nhân dị chủng trong những người mà tôi có biết hoặc thậm chí là người quen.
Chỉ có điều, trái với trước đây, những người lấy Tây, lấy Mỹ bị xem rẻ, khinh miệt thế, thì lúc ấy những người này dường như lại được nhìn với cái nhìn kính trọng. Mà cũng phải thôi, vì đa số những trường hợp lấy chồng ngoại kiều đầu tiên khi VN vừa mở cửa đều là những người ít nhiều có học thức.
Tôi nhớ nhất là trường hợp cô Duyên Hải, cô giáo trẻ rất xinh xắn, dễ thương, rất xứng đáng là một người phụ nữ Việt Nam, dịu dàng hiền thục, nhưng cũng rất giỏi tiếng Anh và cả tiếng Pháp, đã “hớp hồn” anh chàng thanh niên Bắc Âu khi đến VN lần đầu như thế nào. Anh chàng này đẹp trai cao ráo (có lẽ anh ta phải cao đến gần 2 mét), da trắng có lẽ không kém gì nàng Bạch Tuyết, làm việc ở Bộ Ngoại giao Thụy Điển. Và sau lần gặp ấy, anh ta đã theo đuổi cô giáo của bọn tôi một cách âm thầm, còn cô giáo của tôi thì phải giấu không cho ai biết việc này vì sợ chẳng đi đến đâu, cho đến lúc VN nới rộng chính sách đối với ngoại kiều …. Kể cũng phục sự chung thủy của chàng trai Bắc Âu thật đấy, nhưng cô Hải của tôi thì quá xứng đáng để lọt vào mắt xanh (đúng là mắt xanh thật các bạn ạ) của anh chàng ấy.
Đám cưới của cô Hải được tổ chức rất “hoành tráng” với bà mẹ chồng từ Thụy Điển bay sang, có làm lễ cưới ở Chùa Vĩnh Nghiêm, cô dâu chú rể áo dài khăn đóng …. Rồi sau đó thì cô đi định cư ở Thụy Điển, có về VN thăm nhà một vài lần … Hãnh diện lắm, mà quả là đáng hãnh diện thật. Con gái VN được người ta tôn trọng như thế cơ mà! Nhưng tôi cũng nhớ lần gặp cô ở VN khi cô về thăm nhà lần thứ hai – lúc ấy con cô chừng 3, 4 tuổi – cô có nói là tuy ở bên đó rất đầy đủ về vật chất, chồng cũng rất yêu quý (cô sang đó có đi làm, vì cô giỏi ngoại ngữ), nhưng cô vẫn thấy rất cô đơn, buồn và nhớ nhà, và không sao chịu nổi cảm giác thèm món ăn Việt, không khí gia đình quây quần của người Việt, và đôi khi buồn đến phát khóc. Cô bảo, về VN lần nào cũng không muốn trở qua Thụy Điển nữa mà chỉ muốn ở lại luôn thôi. Nghe thương lắm.
Tôi còn biết một vài trường hợp hôn nhân dị chủng khác – mà lạ, sao toàn là cô gái Việt lấy chồng nước ngoài, chứ tôi chưa được biết trường hợp anh thanh niên Việt lấy cô gái ngoại nào cả – và tất cả đều là những cuộc hôn nhân hạnh phúc. Cả trường hợp nhà văn Lý Lan, vị giáo sư mà hiện nay là chồng của Lý Lan tôi cũng tình cờ được biết. Dường như dưới con mắt của phương Tây thì cô gái Việt (cô dâu Việt, cô vợ Việt) là một thứ quý hiếm, vì con gái Việt vừa xinh xắn, lại chu đáo vén khéo, biết chiều chồng, lo lắng cho tương lai của gia đình, nuôi dạy con cái thành đạt ….
Không chỉ lo cho gia đình riêng, mà tôi tin chắc rằng những cô gái này thế nào cũng quan tâm đến cha mẹ, anh chị em, các cháu của mình còn ở VN, và không thể không có những giúp đỡ về tinh thần và vật chất. Những trường hợp này không thấy ai khen – mà các cô gái ấy chắc cũng chẳng cần khen, vì hạnh phúc gia đình và cuộc đời là của chính họ, chẳng cần ai quan tâm có ý kiến gì “sất”, nhưng rõ ràng là những cô gái ấy cũng có đóng góp cho xã hội rất nhiều đấy chứ, phải không?
Rồi thì sau đó mở cửa nhiều hơn, và phong trào các cô gái quê lấy chồng ngoại (chủ yếu là lấy Đài Loan, rồi Hàn Quốc, và sau này là cả Trung Quốc) bắt đầu nở rộ. Các cô này thì hơi khác một chút, vì ít học nên cũng chỉ lấy được người đàn ông ngoại quốc loàng xoàng mà thôi. Và cũng vì ít học, nên các cô phải qua môi giới, mà môi giới ở VN thì … người đàng hoàng chắc cũng nhiều nhưng bậy bạ, lừa đảo thì có lẽ cũng không ít. Rồi một vài bi kịch xảy ra, và cả những cái chết … Bi thảm lắm! Nhưng hình như ngay cả những bi kịch ấy cũng không làm giảm đi làn sóng các cô gái quê lấy chồng ngoại quốc, mà theo các cô là cơ hội duy nhất để đổi đời.
Và thế là dư luận lại ầm lên, mặc dù bây giờ người ta không còn gọi các cô ấy là “me” (me Đài, me Hàn, me Trung) theo kiểu khinh miệt như ngày xưa nữa. Vụ ầm ĩ gần đây nhất là cuộc tranh luận trên báo SGTT với bài kết thúc có mấy từ “nhục quốc thể” mà tôi đưa lên tựa entry của tôi đây. Thực ra, khi đọc bài phản hồi của cô gái lấy chồng ngoại quốc ấy tôi đã muốn viết một cái gì đó, nhưng đợi mãi vẫn không viết được. Vì không rõ khi tôi viết ra những điều tôi nghĩ thì … có bị ai lên án gì không?
Tôi chỉ nghĩ, phải chăng cũng giống như cô Kim Chi, hay cô Duyên Hải cô giáo của tôi, họ là những cô gái VN dũng cảm, thậm chí hơi liều lĩnh, dám chấp nhận những rủi ro, dám đặt cược cuộc đời mình, để mong đem lại một sự cải thiện, hoặc cho chính mình, hoặc cho cả những người thân còn lại ở VN nữa. Và với mong ước đó, họ dấn thân vào một cuộc phiêu lưu nơi đất khách quê người, thân gái dặm trường, dù không bao giờ nguôi lòng nhớ quê hương …
Nếu họ thành công trong ước mơ của mình, chắc chắn đa số những cô gái ấy không chỉ biết hưởng một mình, mà luôn nhớ đến gia đình, cha mẹ anh chị em còn lận đận ở quê xưa. Nếu họ thất bại, bị ruồng bỏ, bị đánh đập, thậm chí bị bức tử …, thì chỉ có một mình họ chịu, trong cảnh ngày đêm cô đơn trên đất khách, nước mắt nuốt ngược vào trong …
Thế thì tại sao, tại sao, tại sao, họ lại là nỗi nhục quốc thể nhỉ? Tôi thật tình không hiểu.
Tôi nghĩ, nếu có một nỗi nhục quốc thể, thì nỗi nhục đó là của tất cả chúng ta, đã không làm gì để các cô gái xinh đẹp giỏi giang nhất của mình không tìm được cơ hội trên quê hương, tổ quốc mình, để đến nỗi các cô phải bươn chải đi tìm cơ hội đổi đời và hạnh phúc ở một nơi nào khác, xa quê hương … Dù phải đánh đổi tất cả, có khi là cả mạng sống nữa!
Tôi không hiểu. Có ai giải thích được cho tôi với hay không?
Vũ Thị Phương Anh
Tôi có biết một “me” như thế. Thời tôi còn học tiểu học (vào cuối thập niên 1960), lúc ấy VN còn phân chia 2 miền Nam, Bắc, thế giới thì đang chiến tranh lạnh (mặc dù ở VN thì cái chiến tranh ấy không hề lạnh một chút nào), miền Bắc thì anh em, đồng chí với Liên Xô, Trung Quốc (ngôn ngữ trước năm 1975 gọi là Nga Xô, Trung Cộng), miền Nam thì đồng minh với Mỹ. Lúc ấy tôi ở xứ Nghĩa Hòa, một xứ đạo sống theo kiểu làng xã ở miền Bắc ngày xưa, nơi ai cũng biết rõ về gia cảnh, thân thế của người khác, và khái niệm “riêng tư” (privacy) dường như không tồn tại trong từ điển của người Việt lúc ấy.
Trong xóm nhà tôi lúc ấy có “cô” Kim Chi (chẳng hiểu sao mọi người lại gọi cô Kim Chi là “cô” thế, vì lớn tuổi hơn cả mẹ tôi, tôi nhớ lúc ấy có lẽ cô cũng ngoài 40 rồi) làm nghề thầy bói. Mọi người bảo thời trước cô là me Tây, nhưng khi ông Tây “chồng” của cô về nước rồi thì cô chỉ còn một thân một mình vì không con cái, chẳng thấy bà con, anh em thân thuộc nào cả, cũng chẳng lấy chồng. Sau này nghĩ lại, tôi chợt nghĩ biết đâu là cô cũng có bà con, anh em nhưng không ai thèm đi lại với cô, và cũng chẳng ai lấy cô vì chắc cũng chẳng có mấy đàn ông VN đủ hào phóng để quên đi quá khứ me Tây và nỗi nhục quốc thể của cô.
Cô Kim Chi sống một mình trong căn nhà nhỏ hầu như lúc nào cũng khóa cửa, đôi khi cô đi đâu vắng, cửa khóa trái đến cả tuần lễ. Cô cao lớn, da trắng, ra đường lúc nào cũng ăn mặc đẹp đẽ, áo dài, son phấn, nói năng thì khoa chân múa tay, thỉnh thoảng lại “xổ” tiếng Tây, và hay cười lớn tiếng. Nói chung là phong cách rất khác lạ so với đa số phụ nữ Việt Nam vốn được dạy dỗ trong vòng lễ giáo phong kiến.
Khi ấy còn bé, tôi thấy “cô” vừa lạ lùng lại vừa … quyến rũ, vì phong cách của cô tôi thấy hay lắm: tự tin, độc lập, hài lòng với chính mình, và … điệu (biết làm đẹp). Rất không giống đa số những người phụ nữ khác mà tôi biết: cực khổ, lầm than, xấu xí, mệt mỏi …. Nhưng hình như ngoài tôi ra thì mọi người nhìn cô bằng cặp mắt không thiện cảm gì cho lắm. Mặc dù tôi thấy cô là một người hàng xóm rất đàng hoàng, không làm phiền ai, cũng chẳng bao giờ ngồi lê đôi mách nói xấu người khác. Vì vậy, ngay từ hồi ấy, còn rất nhỏ tôi đã có đôi chút cảm giác bất bình vì hình như mọi người đối xử với cô không công bằng lắm.
Thực ra có thể chính cô cũng chẳng quan tâm đến thái độ của người khác. Sau này nhà tôi dọn đi nơi khác nên không còn biết hoặc nhớ gì về cô nữa. Cho đến mãi sau này, khi VN bắt đầu xuất hiện những vai nữ nắm vị trí lãnh đạo và quản lý, tôi mới thỉnh thoảng có cơ hội để nhớ đến cô: cũng dáng đứng thẳng, chân bước sải, nụ cười tự tin, ánh mắt nhìn thẳng ấy. Tôi tự hỏi, phải chăng vì cô quá khác, đàn ông VN thời ấy không ai chấp nhận, nên cô phải đi tìm sự đồng cảm ở những người đàn ông dị chủng hay chăng?
Nhưnng đấy là chuyện của thời trước năm 1975. Thế rồi … giải phóng. Sau một số năm đóng cửa, từ giữa thập niên 1980 trở đi thì VN bắt đầu mở cửa và cố gắng hội nhập với khu vực và quốc tế. Lúc ấy, tôi đang ở khoa Ngoại ngữ của trường ĐH Tổng hợp TP HCM, và vào thời điểm ấy, giới học ngoại ngữ như tôi bắt đầu được xem là … có giá (vì những mọi người muốn tiếp xúc với bên ngoài thì phải qua bọn tôi). Và thế là trong khoảng gần một thập niên, từ cuối thập niên 80 đến cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, tôi có cơ hội chứng kiến một lô cuộc hôn nhân dị chủng trong những người mà tôi có biết hoặc thậm chí là người quen.
Chỉ có điều, trái với trước đây, những người lấy Tây, lấy Mỹ bị xem rẻ, khinh miệt thế, thì lúc ấy những người này dường như lại được nhìn với cái nhìn kính trọng. Mà cũng phải thôi, vì đa số những trường hợp lấy chồng ngoại kiều đầu tiên khi VN vừa mở cửa đều là những người ít nhiều có học thức.
Tôi nhớ nhất là trường hợp cô Duyên Hải, cô giáo trẻ rất xinh xắn, dễ thương, rất xứng đáng là một người phụ nữ Việt Nam, dịu dàng hiền thục, nhưng cũng rất giỏi tiếng Anh và cả tiếng Pháp, đã “hớp hồn” anh chàng thanh niên Bắc Âu khi đến VN lần đầu như thế nào. Anh chàng này đẹp trai cao ráo (có lẽ anh ta phải cao đến gần 2 mét), da trắng có lẽ không kém gì nàng Bạch Tuyết, làm việc ở Bộ Ngoại giao Thụy Điển. Và sau lần gặp ấy, anh ta đã theo đuổi cô giáo của bọn tôi một cách âm thầm, còn cô giáo của tôi thì phải giấu không cho ai biết việc này vì sợ chẳng đi đến đâu, cho đến lúc VN nới rộng chính sách đối với ngoại kiều …. Kể cũng phục sự chung thủy của chàng trai Bắc Âu thật đấy, nhưng cô Hải của tôi thì quá xứng đáng để lọt vào mắt xanh (đúng là mắt xanh thật các bạn ạ) của anh chàng ấy.
Đám cưới của cô Hải được tổ chức rất “hoành tráng” với bà mẹ chồng từ Thụy Điển bay sang, có làm lễ cưới ở Chùa Vĩnh Nghiêm, cô dâu chú rể áo dài khăn đóng …. Rồi sau đó thì cô đi định cư ở Thụy Điển, có về VN thăm nhà một vài lần … Hãnh diện lắm, mà quả là đáng hãnh diện thật. Con gái VN được người ta tôn trọng như thế cơ mà! Nhưng tôi cũng nhớ lần gặp cô ở VN khi cô về thăm nhà lần thứ hai – lúc ấy con cô chừng 3, 4 tuổi – cô có nói là tuy ở bên đó rất đầy đủ về vật chất, chồng cũng rất yêu quý (cô sang đó có đi làm, vì cô giỏi ngoại ngữ), nhưng cô vẫn thấy rất cô đơn, buồn và nhớ nhà, và không sao chịu nổi cảm giác thèm món ăn Việt, không khí gia đình quây quần của người Việt, và đôi khi buồn đến phát khóc. Cô bảo, về VN lần nào cũng không muốn trở qua Thụy Điển nữa mà chỉ muốn ở lại luôn thôi. Nghe thương lắm.
Tôi còn biết một vài trường hợp hôn nhân dị chủng khác – mà lạ, sao toàn là cô gái Việt lấy chồng nước ngoài, chứ tôi chưa được biết trường hợp anh thanh niên Việt lấy cô gái ngoại nào cả – và tất cả đều là những cuộc hôn nhân hạnh phúc. Cả trường hợp nhà văn Lý Lan, vị giáo sư mà hiện nay là chồng của Lý Lan tôi cũng tình cờ được biết. Dường như dưới con mắt của phương Tây thì cô gái Việt (cô dâu Việt, cô vợ Việt) là một thứ quý hiếm, vì con gái Việt vừa xinh xắn, lại chu đáo vén khéo, biết chiều chồng, lo lắng cho tương lai của gia đình, nuôi dạy con cái thành đạt ….
Không chỉ lo cho gia đình riêng, mà tôi tin chắc rằng những cô gái này thế nào cũng quan tâm đến cha mẹ, anh chị em, các cháu của mình còn ở VN, và không thể không có những giúp đỡ về tinh thần và vật chất. Những trường hợp này không thấy ai khen – mà các cô gái ấy chắc cũng chẳng cần khen, vì hạnh phúc gia đình và cuộc đời là của chính họ, chẳng cần ai quan tâm có ý kiến gì “sất”, nhưng rõ ràng là những cô gái ấy cũng có đóng góp cho xã hội rất nhiều đấy chứ, phải không?
Rồi thì sau đó mở cửa nhiều hơn, và phong trào các cô gái quê lấy chồng ngoại (chủ yếu là lấy Đài Loan, rồi Hàn Quốc, và sau này là cả Trung Quốc) bắt đầu nở rộ. Các cô này thì hơi khác một chút, vì ít học nên cũng chỉ lấy được người đàn ông ngoại quốc loàng xoàng mà thôi. Và cũng vì ít học, nên các cô phải qua môi giới, mà môi giới ở VN thì … người đàng hoàng chắc cũng nhiều nhưng bậy bạ, lừa đảo thì có lẽ cũng không ít. Rồi một vài bi kịch xảy ra, và cả những cái chết … Bi thảm lắm! Nhưng hình như ngay cả những bi kịch ấy cũng không làm giảm đi làn sóng các cô gái quê lấy chồng ngoại quốc, mà theo các cô là cơ hội duy nhất để đổi đời.
Và thế là dư luận lại ầm lên, mặc dù bây giờ người ta không còn gọi các cô ấy là “me” (me Đài, me Hàn, me Trung) theo kiểu khinh miệt như ngày xưa nữa. Vụ ầm ĩ gần đây nhất là cuộc tranh luận trên báo SGTT với bài kết thúc có mấy từ “nhục quốc thể” mà tôi đưa lên tựa entry của tôi đây. Thực ra, khi đọc bài phản hồi của cô gái lấy chồng ngoại quốc ấy tôi đã muốn viết một cái gì đó, nhưng đợi mãi vẫn không viết được. Vì không rõ khi tôi viết ra những điều tôi nghĩ thì … có bị ai lên án gì không?
Tôi chỉ nghĩ, phải chăng cũng giống như cô Kim Chi, hay cô Duyên Hải cô giáo của tôi, họ là những cô gái VN dũng cảm, thậm chí hơi liều lĩnh, dám chấp nhận những rủi ro, dám đặt cược cuộc đời mình, để mong đem lại một sự cải thiện, hoặc cho chính mình, hoặc cho cả những người thân còn lại ở VN nữa. Và với mong ước đó, họ dấn thân vào một cuộc phiêu lưu nơi đất khách quê người, thân gái dặm trường, dù không bao giờ nguôi lòng nhớ quê hương …
Nếu họ thành công trong ước mơ của mình, chắc chắn đa số những cô gái ấy không chỉ biết hưởng một mình, mà luôn nhớ đến gia đình, cha mẹ anh chị em còn lận đận ở quê xưa. Nếu họ thất bại, bị ruồng bỏ, bị đánh đập, thậm chí bị bức tử …, thì chỉ có một mình họ chịu, trong cảnh ngày đêm cô đơn trên đất khách, nước mắt nuốt ngược vào trong …
Thế thì tại sao, tại sao, tại sao, họ lại là nỗi nhục quốc thể nhỉ? Tôi thật tình không hiểu.
Tôi nghĩ, nếu có một nỗi nhục quốc thể, thì nỗi nhục đó là của tất cả chúng ta, đã không làm gì để các cô gái xinh đẹp giỏi giang nhất của mình không tìm được cơ hội trên quê hương, tổ quốc mình, để đến nỗi các cô phải bươn chải đi tìm cơ hội đổi đời và hạnh phúc ở một nơi nào khác, xa quê hương … Dù phải đánh đổi tất cả, có khi là cả mạng sống nữa!
Tôi không hiểu. Có ai giải thích được cho tôi với hay không?
Vũ Thị Phương Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét