Nhật, Thái, Hàn rêu rao người Việt trộm cắp, ăn tham, xả rác
Một số người Việt ở nước ngoài có hành động xấu như trộm cắp, lấy thức ăn quá nhiều rồi bỏ... khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xí. Một số nước thậm chí đã trưng biển cảnh báo bằng tiếng Việt về tình trạng này.Mới đây, tờ Sankei Shimbun của Nhật đã đưa tin, một thành viên phi hành đoàn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo ăn cắp và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Tình trạng người Việt Nam ăn cắp đồ tại Nhật cũng có xu hướng gia tăng.
Những câu chuyện về người Việt ăn cắp, như giám đốc một công ty tên tuổi ở TP.HCM, vẫn lấy trộm ô dù trong siêu thị tại Nhật, lan truyền nhanh trên mạng xã hội khiến nhiều người cũng cảm thấy xấu hổ.
|
Nhiều siêu thị ở Nhật vì thế đã ghi biển "nhắc nhở", cảnh báo bằng tiếng Việt. Hồi tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt, cụ thể: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”, đã được đưa lên mạng.
Không chỉ ở Nhật Bản, mà các nước và vùng lãnh thổ khác như Thái Lan, Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo về thói trộm cắp vặt của người Việt.
|
Ngoài ra, một thói quen xấu khác của người Việt Nam trước đây đã từng được cảnh báo qua một bức ảnh chụp tại một nhà hàng buffet (ăn uống tự chọn) ở Thái Lan.
Bức ảnh này ghi lại hình ảnh một tấm biển có dòng chữ Việt chưa chuẩn cú pháp, nội dung như sau: “Xin vui lòng ăn bấy nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 bath đến 500 bath. Xin cám ơn”.
|
Nhiều thành viên cho rằng đây không phải là một chuyện hiếm gặp tại các nhà hàng Thái Lan.
|
|
Cư dân mạng cũng lan truyền, bàn tán bức hình chụp tấm biển cấm vứt rác bừa bãi bằng tiếng Việt tại Hàn Quốc. Nội dung ghi trên tấm biển: 'Khu vực này cấm vứt bỏ rác thải sinh hoạt, nếu như không đúng luật sẽ bị phạt 1 triệu won (khoảng 19 triệu đồng)'.
|
Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt như trên, tại nhiều quốc gia đã khiến không ít người cảm thấy buồn và xấu hổ khi hình ảnh, đất nước mình đang trở nên xấu xí trong mắt người nước ngoài.
Khánh Chi(tổng hợp)
Theo VietnamNet
Venezuela trong ngõ cụt xã hội chủ nghĩa (2)
Nạn khan hiếm hàng và buôn lậu ở Venezuela
Tại Caracas, Elsy Marino phải xếp hàng từ sáu đến mười tiếng đồng hồ mỗi tuần. Bà thở dài: « Tất cả mọi thứ luôn thiếu thốn: trứng, dầu ăn, bột bắp. Chắc chắn là mọi người đều chán ngán ». Nhưng đối với người nhân viên luôn ủng hộ chủ nghĩa Chavez, không có chuyện đi biểu tình « với bọn tư sản đối lập ». Lý do của khủng hoảng, theo bà: « Do ông Hugo Chavez không còn nữa ».
Người kế nhiệm, Nicolas Maduro đã quyết định đấu tranh chống lại « bọn đầu cơ tích trữ », mà theo ông là những kẻ phải chịu trách nhiệm về khủng hoảng. Hôm 08/03/2014, ông loan báo thiết lập « một hệ thống cung ứng cấp cao » dự kiến phân phát các thẻ « tem phiếu điện tử ». Biện pháp này không thể trấn an được phe đối lập, vốn chỉ trích chính quyền đã lấy Cuba làm kiểu mẫu, và từ một tháng qua đã xuống đường tố cáo « sự phá sản của chế độ ».
Gần một phần ba (28,3% vào cuối 2013) hàng tiêu dùng vắng bóng trong các cửa hàng, theo « chỉ số khan hàng » của Ngân hàng Trung ương. Lạm phát đạt mức 56,2% trong năm 2013, phá mọi kỷ lục. Trên thị trường chợ đen, đồng đô la được bán với giá cao gấp 12 lần giá chính thức. Trữ lượng ngoại hối giảm mất 30% trong năm 2013.
Catalina, y tá làm đêm, đi chợ tại siêu thị Excelsior Gama, ở cạnh các rào cản. Bà tìm thấy dầu ô liu nhưng không có dầu ăn bình thường, sữa đậu nành thay vì sữa bò, thịt bò nhưng không có thịt gà, giấy lau dùng cho nhà bếp nhưng tìm được giấy vệ sinh. Bà cho biết: « Có thể mua được từ những người bán hàng lưu động ở khu Petare, nhưng đắt lắm ». Tại đất nước có trữ lượng dầu hỏa lớn nhất thế giới, giấy vệ sinh đã trở thành một món hàng buôn lậu.
Làm việc tại một bệnh viện phụ sản, Catalina kể: « Các bệnh viện thiếu thốn đủ mọi thứ… » Nếu phong trào phản kháng bùng nổ ở các tỉnh, đó là vì nạn khan hiếm hàng hóa, thiếu thốn thuốc chữa bệnh và nạn cúp điện còn trầm trọng hơn tại Caracas rất nhiều. Catalina kết luận: « Chính phủ biết rằng nếu Caracas bùng nổ, thì sẽ là dấu chấm hết đối với họ ».
Tại Caracas, Elsy Marino phải xếp hàng từ sáu đến mười tiếng đồng hồ mỗi tuần. Bà thở dài: « Tất cả mọi thứ luôn thiếu thốn: trứng, dầu ăn, bột bắp. Chắc chắn là mọi người đều chán ngán ». Nhưng đối với người nhân viên luôn ủng hộ chủ nghĩa Chavez, không có chuyện đi biểu tình « với bọn tư sản đối lập ». Lý do của khủng hoảng, theo bà: « Do ông Hugo Chavez không còn nữa ».
Người kế nhiệm, Nicolas Maduro đã quyết định đấu tranh chống lại « bọn đầu cơ tích trữ », mà theo ông là những kẻ phải chịu trách nhiệm về khủng hoảng. Hôm 08/03/2014, ông loan báo thiết lập « một hệ thống cung ứng cấp cao » dự kiến phân phát các thẻ « tem phiếu điện tử ». Biện pháp này không thể trấn an được phe đối lập, vốn chỉ trích chính quyền đã lấy Cuba làm kiểu mẫu, và từ một tháng qua đã xuống đường tố cáo « sự phá sản của chế độ ».
Gần một phần ba (28,3% vào cuối 2013) hàng tiêu dùng vắng bóng trong các cửa hàng, theo « chỉ số khan hàng » của Ngân hàng Trung ương. Lạm phát đạt mức 56,2% trong năm 2013, phá mọi kỷ lục. Trên thị trường chợ đen, đồng đô la được bán với giá cao gấp 12 lần giá chính thức. Trữ lượng ngoại hối giảm mất 30% trong năm 2013.
Catalina, y tá làm đêm, đi chợ tại siêu thị Excelsior Gama, ở cạnh các rào cản. Bà tìm thấy dầu ô liu nhưng không có dầu ăn bình thường, sữa đậu nành thay vì sữa bò, thịt bò nhưng không có thịt gà, giấy lau dùng cho nhà bếp nhưng tìm được giấy vệ sinh. Bà cho biết: « Có thể mua được từ những người bán hàng lưu động ở khu Petare, nhưng đắt lắm ». Tại đất nước có trữ lượng dầu hỏa lớn nhất thế giới, giấy vệ sinh đã trở thành một món hàng buôn lậu.
Làm việc tại một bệnh viện phụ sản, Catalina kể: « Các bệnh viện thiếu thốn đủ mọi thứ… » Nếu phong trào phản kháng bùng nổ ở các tỉnh, đó là vì nạn khan hiếm hàng hóa, thiếu thốn thuốc chữa bệnh và nạn cúp điện còn trầm trọng hơn tại Caracas rất nhiều. Catalina kết luận: « Chính phủ biết rằng nếu Caracas bùng nổ, thì sẽ là dấu chấm hết đối với họ ».
Làm thế nào Venezuela lại ra nông nỗi này ? Từ mười lăm năm qua,
việc tái phân phối lợi tức từ dầu lửa cho người nghèo đã làm tăng vọt
nhu cầu nội địa. Nhưng việc sản xuất hàng tiêu dùng lại không theo kịp,
và quốc gia này phải đi nhập khẩu đủ loại hàng. Theo các nhà kinh tế đối
lập, việc kiểm soát ngoại hối, được thiết lập từ năm 2003 cũng như kiểm
soát giá cả đã góp phần vào việc bóp nghẹt dần nền kinh tế. Giáo sư
Pedro Palma so sánh với « chiếc ga-rô buộc chặt lâu ngày rốt cuộc đã làm hoại thư toàn bộ cơ thể ».
Nhà nước hiện nay đang thiếu tiền mặt. Venezuela, quốc gia sản xuất dầu thô thứ 11 thế giới, mỗi ngày đưa ra thị trường 2,7 triệu thùng dầu, theo BP Statistical Review of World Energy. Ông Palma nhắc nhở: « Tuy nhiên một phần trong số dầu xuất khẩu là cho không - chủ yếu cho Cuba, hoặc là cho các nước nhỏ ở vùng Caribê vay, hoặc là trả nợ cho Trung Quốc ».
Các cuộc bầu cử năm 2013 đã gây áp lực lên két tiền của PDVSA, tập đoàn dầu khí quốc doanh, và lên tài chính công. Sau chiến thắng ngắn ngủi của ông Maduro vào tháng Tư, chính quyền không ngần ngại đổ tiền ra để đảm bảo chiến thắng cho các ứng cử viên phe mình trong cuộc bầu cử địa phương tháng 12. Nhà nước trút đến những đồng tiền cuối cùng trong hầu bao và cho các máy in tiền hoạt động. Trong vòng một năm, số tiền đưa vào lưu hành tăng lên 74%.
Đất nước tràn ngập những đồng bolivar. Nhưng chính phủ phân phối một cách dè sẻn tiền mặt với tỉ giá 6,3 bolivar đổi được một đô la. Trên thị trường chợ đen, một đồng đô la có giá đến 82 bolivar. Sự cách biệt tỉ giá lớn lao này mang lại hạnh phúc cho những người giỏi xoay sở và bọn buôn lậu.
Những người bán lẻ ở khu Petare chỉ là cò con trong một hệ thống mà từ trên thượng nguồn đã nuôi dưỡng tham nhũng với những món lợi khổng lồ.
Theo chính quyền, 40% số thực phẩm nhập khẩu theo tỉ giá chính thức được tái xuất khẩu sang những nước láng giềng trong đó có Colombia. Một ký gạo với giá quy định, sang bên kia biên giới tăng gấp mười lần. Bọn mafia đầy quyền lực kiểm soát việc buôn lậu xăng dầu, mặt hàng gần như miễn phí ở Venezuela.
Do không thể nhập khẩu được những nguyên liệu cần thiết, các doanh nghiệp sản xuất suy sụp. Do không thể chuyển lợi nhuận về nước, các công ty đa quốc gia ngần ngại không muốn đầu tư thêm. Tập đoàn cuối cùng còn cho lắp ráp xe hơi tại Venezuela là Toyota vào cuối tháng Giêng đã thông báo tạm ngưng hoạt động. Tổng cộng, Nhà nước Venezuela còn nợ các công ty tư nhân 13 tỉ đô la.
Theo báo cáo Doing Business 2013 của Ngân hàng Thế giới, Venezuela đứng thứ 181/189 về không khí kinh doanh. Nhà kinh tế Angel Garcia Banchs nhấn mạnh: « Tuy nhiên thị trường Venezuela sinh lợi cao và đầy hứa hẹn khiến các tập đoàn đa quốc gia thường làm ngơ ».
Ông Palma thở dài: « Trừ phi giá dầu lại tăng lên, không gì có thể gây hy vọng có một sự cải thiện quan trọng tình hình trước mắt ». Theo các nhà kinh tế đối lập, nạn khan hiếm thực phẩm thiết yếu có thể còn trầm trọng hơn trong những tháng tới. Và tình hình chính trị đối với ông Maduro sẽ còn phức tạp hơn.
Nhà nước hiện nay đang thiếu tiền mặt. Venezuela, quốc gia sản xuất dầu thô thứ 11 thế giới, mỗi ngày đưa ra thị trường 2,7 triệu thùng dầu, theo BP Statistical Review of World Energy. Ông Palma nhắc nhở: « Tuy nhiên một phần trong số dầu xuất khẩu là cho không - chủ yếu cho Cuba, hoặc là cho các nước nhỏ ở vùng Caribê vay, hoặc là trả nợ cho Trung Quốc ».
Các cuộc bầu cử năm 2013 đã gây áp lực lên két tiền của PDVSA, tập đoàn dầu khí quốc doanh, và lên tài chính công. Sau chiến thắng ngắn ngủi của ông Maduro vào tháng Tư, chính quyền không ngần ngại đổ tiền ra để đảm bảo chiến thắng cho các ứng cử viên phe mình trong cuộc bầu cử địa phương tháng 12. Nhà nước trút đến những đồng tiền cuối cùng trong hầu bao và cho các máy in tiền hoạt động. Trong vòng một năm, số tiền đưa vào lưu hành tăng lên 74%.
Đất nước tràn ngập những đồng bolivar. Nhưng chính phủ phân phối một cách dè sẻn tiền mặt với tỉ giá 6,3 bolivar đổi được một đô la. Trên thị trường chợ đen, một đồng đô la có giá đến 82 bolivar. Sự cách biệt tỉ giá lớn lao này mang lại hạnh phúc cho những người giỏi xoay sở và bọn buôn lậu.
Những người bán lẻ ở khu Petare chỉ là cò con trong một hệ thống mà từ trên thượng nguồn đã nuôi dưỡng tham nhũng với những món lợi khổng lồ.
Theo chính quyền, 40% số thực phẩm nhập khẩu theo tỉ giá chính thức được tái xuất khẩu sang những nước láng giềng trong đó có Colombia. Một ký gạo với giá quy định, sang bên kia biên giới tăng gấp mười lần. Bọn mafia đầy quyền lực kiểm soát việc buôn lậu xăng dầu, mặt hàng gần như miễn phí ở Venezuela.
Do không thể nhập khẩu được những nguyên liệu cần thiết, các doanh nghiệp sản xuất suy sụp. Do không thể chuyển lợi nhuận về nước, các công ty đa quốc gia ngần ngại không muốn đầu tư thêm. Tập đoàn cuối cùng còn cho lắp ráp xe hơi tại Venezuela là Toyota vào cuối tháng Giêng đã thông báo tạm ngưng hoạt động. Tổng cộng, Nhà nước Venezuela còn nợ các công ty tư nhân 13 tỉ đô la.
Theo báo cáo Doing Business 2013 của Ngân hàng Thế giới, Venezuela đứng thứ 181/189 về không khí kinh doanh. Nhà kinh tế Angel Garcia Banchs nhấn mạnh: « Tuy nhiên thị trường Venezuela sinh lợi cao và đầy hứa hẹn khiến các tập đoàn đa quốc gia thường làm ngơ ».
Ông Palma thở dài: « Trừ phi giá dầu lại tăng lên, không gì có thể gây hy vọng có một sự cải thiện quan trọng tình hình trước mắt ». Theo các nhà kinh tế đối lập, nạn khan hiếm thực phẩm thiết yếu có thể còn trầm trọng hơn trong những tháng tới. Và tình hình chính trị đối với ông Maduro sẽ còn phức tạp hơn.
Thụy My
(Blog Thụy My)
(Blog Thụy My)
Cộng sản nghĩa là nói láo
Nguyễn Ngọc Già (Danlambao)
– Tình hình nhân quyền Việt Nam ngày một u ám hơn sau kỳ UPR. Có lẽ
tình hình đàn áp cùng việc phơi bày chế độ trại tù tàn nhẫn vô nhân đạo
là “câu trả lời” của giới cầm quyền Việt Nam đối với 227 khuyến nghị từ
quốc tế?
Đinh Đăng Định và Nguyễn Hữu Cầu
Ông Đinh Đăng Định nhận được giấy đặc xá vào hôm 21/3/2014 do Chủ tịch nước ký ngày 10/3/2014.
Thầy giáo cư ngụ tại Đaknong, 51 tuổi, bị ung thư dạ dày giai đoạn
cuối với nghi ngờ về việc bị đầu độc trong quá trình ở tù và ông cho
biết lệnh đặc xá đối với ông hoàn toàn vô nghĩa, bởi vì ông chưa bao giờ
công nhận mình có tội.
Nội dung bài viết như sau:
Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan
Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục - ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.
Tôi có một nước Nhật để tự hào
Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Song, “trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất.” Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “có một nước Nhật như thế”.
Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.
Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết.
Bạn cũng có một nước Việt để tự hào
Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa… Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.
Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy. Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi?
Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày.
Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mun, lọc lừa.
Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi?
Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?
Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao?
Kèm theo bài viết trên, Dưa Leo cũng đưa ra ý kiến của riêng mình: “Tuy đọc xong nhiều bạn chắc sẽ thấy khó chịu, nhưng thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. Người ta nói đúng, mình mà chịu nghe chịu sửa thì mới thiệt là người giỏi người tài. Ai không chịu nổi thì cứ tưởng tượng Đôrêmon đang nói đi ha”.
Không riêng Dưa Leo mà rất nhiều dân mạng Việt cũng đồng tình với quan điểm của người viết bài.
Bạn Nhân Mã: “Phát biểu chuẩn như dân Nhật. Like mạnh!”
Duy Khanh: “Chẳng thấy khó chịu, chỉ thấy vui vì có người nói đúng ý của mình. Người việt tự sướng về bản thân quá nhiều”.
Bạn Sandy Axiang: “Quá hay và chính xác anh ạ”.
Bạn Miu Điên Loạn: “Nói chứ đa số người Việt hay sân si và thích cuộc sống ảo tưởng như vậy mà luôn tránh né sự thật. Cám ơn anh/chị du học sinh Nhật đã góp ý thẳng thắng”.
Bạn Thao Desinger: “Sao không thấy cái hay để học, cái dở để sửa? Một người Nhật mới sống có 4 năm ở Việt Nam mà họ nhìn thấu cái xấu cái dở, trong khi những con người đầy lòng tự tôn dân tộc, con lạc cháu hồng thì không chịu hiểu và không muốn hiểu. Cứ đi ra bờ hồ mà xem khách du lịch tới Việt Nam vì đất nước này có giao thông kỳ lạ nhất thế giới”.
Bạn LadyCat Cat: “Đúng mà, ra ngoài rồi, tiếp xúc và sống ở nước ngoài rồi mới thấy rõ VN mình lạc hậu kém phát triển như thế nào. Thật sự là người VN không có văn hoá xếp hàng chán lắm, ra ngoài người ta hỏi đến từ đâu, trả lời đến từ VN xong thì người ta thay đổi thái độ liền, buồn lắm”.
Dù cũng có ý kiến phản bác lại những gì mà du học sinh Nhật viết song rất hiếm hoi.
Có thể thấy, nội dung bài viết này như tâm sự “thay lời muốn nói” cho rất nhiều người Việt đang cảm thấy không hài lòng với lối sống của chính con người Việt.
Nhân Hoàng
Theo Một Thế Giới
Việc nghi ngờ bị đầu độc trong quá
trình ăn uống trong tù như thầy Định cho biết, hoàn toàn khả tín và nếu
đó là sự thật, hành vi này được xem là trại giam cố ý giết người vô tội.
Nó cần được tố cáo ra trước toàn thế giới cũng như rất cần một cuộc
điều tra độc lập từ quốc tế đối với tội ác này.
Trong khi ông Định cho biết “…nếu còn chút hy vọng sống sót, chắc chắn ông sẽ không bao giờ nhận được lệnh đặc xá…”
thì người tù 70 tuổi Nguyễn Hữu Cầu cũng về nhà vào lúc 21 giờ 30 ngày
21/3/2014, với cả chục loại bệnh mà ông “mang vác” trên người. Hoàn cảnh
2 tù nhân lương tâm này là lời tố cáo đanh thép bộ mặt phi nhân của
cộng sản Việt Nam với chế độ trại tù tàn khốc kéo dài suốt 39 năm qua
tại Việt Nam. Tội ác do người cộng sản gây ra không hề ngơi nghỉ. Trước
đó, dư luận cũng biết các tù nhân lương tâm khác đã chết oan ức trong
trại tù: Trương Văn Sương (33 năm tù), Nguyễn Văn Trại (15 năm tù), Bùi
Đăng Thủy (18 năm tù).
Trả lời nhà báo tự do Trương Minh Đức
(từ phút 4:30 đến 5:05) ông Cầu cho biết [1]: Trong hơn 31 năm tù, ông
đã tố cáo trên mười vụ về tội ác, sai phạm của trại tù và cai tù. Ông
đòi phải hoàn trả tất cả các đơn thư, bằng không ông xé bỏ giấy đặc xá.
Yêu cầu của ông đã được chấp nhận. Mục tiêu này nhằm giúp ông “không nói
bừa bãi” khi gặp: Chủ tịch nước, Thủ tướng, Tổng bí thư để tố cáo trực
tiếp.
Qua hành động hoặc là chấp nhận ở tù
tiếp tục, hoặc về nhà với các đơn từ, cho thấy ông coi đó là vật bất ly
thân, rất giá trị đối với lịch sử cá nhân ông và trên hết đó là danh dự
cùng nhân phẩm cao nhất mà ông quyết phải bảo vệ đến cùng. Do đó, gia
đình ông Cầu cần lưu ý, ngoài việc chăm sóc sức khỏe chu đáo cho cha của
mình, song song đó, nhất định phải bảo đảm các đơn từ của ông Cầu được
nguyên vẹn. Cũng bởi vì, sự mất mát nếu xảy ra, hoàn toàn có thể làm sức
khỏe ông Nguyễn Hữu Cầu suy sụp. Nói cách khác, các đơn từ đó gắn liền
với sinh mạng ông, quyết không thể bị mất bằng cách này hay cách khác.
Bùi Thị Minh Hằng
Trong một diễn biến liên quan đến nhân
quyền, con gái bà Bùi Thị Minh Hằng, cô Đặng Thị Quỳnh Anh bị bắt cóc
vào khoảng 8 giờ tối ngày 22/3/2014, sau khi dự xong Thánh Lễ tại nhà
thờ Thái Hà để cầu nguyện cho mẹ mình, trước khi xuống đường biểu tình
đòi trả tự do cho bà Hằng vào hôm 23/3/2014.
Trước đó cô Quỳnh Anh cùng em trai –
Trần Bùi Trung đã làm đơn gởi đến Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc để tố
cáo, khiếu nại và đòi hỏi trách nhiệm của cơ quan này đối với trường
hợp mẹ mình bị bắt giam trái pháp luật quốc tế, sau khi đã gõ tất cả các
cánh cửa “công quyền” Việt Nam. Giới cầm quyền Đồng Tháp đã hành xử thô
bạo đối với bà Hằng, bà Quỳnh, ông Minh gần 2 tháng qua, xuất phát từ
một chuyến đi đến thăm vợ chồng ông Nguyễn Bắc Truyển – những Phật Tử
thuộc Phật Giáo Hòa Hảo.
Người ta có quyền nghi ngờ, việc bắt
giam vô pháp bà Hằng như hành động tạo cớ để gia tăng khủng bố hướng đến
Phật Giáo Hòa Hảo, sau khi giới cầm quyền kết án oan sai nhiều tù nhân
tôn giáo này [2]: ông Lê Minh Triết (7 năm tù, kết án 1995), ông Nguyễn
Văn Thơ (6 năm tù, kết án 2006), bà Dương Thị Tròn (9 năm tù, kết án
2006), ông Nguyễn Văn Điền (7 năm tù, kết án 2005) v.v… cùng bằng chứng
mới nhất vào ngày 21/3/2014, an ninh An Giang đã bao vây và tràn vào
đánh đập [2A] gia đình ông Nguyễn Văn Vinh và đồng đạo tại ấp Long Hòa,
xã Long Giang, huyện Chợ Mới – tỉnh An Giang, trong khi mọi người đang
chuẩn bị hành lễ tưởng niệm ngày mất của Đức Huỳnh Phú Sổ.
Cùng ngày 22/3/2014, ông Trương Văn
Dũng, nhà hoạt động xã hội, người đã nhiều lần bị hành hung dã man, tiếp
tục bị nhiều người được cho là có liên quan đến an ninh Hà Nội đánh
trọng thương [3] bằng ống kim loại, may mắn ông Dũng vẫn còn giữ được
nón bảo hiểm trên đầu, tuy nhiên mặt và đôi mắt ông bị tổn thương nghiêm
trọng. Vụ việc hành hung này được ông Dũng cho biết có liên quan đến
việc biểu tình đòi tự do cho bà Hằng.
Cuộc biểu tình đòi tự do cho bà Hằng
sáng 23/3/2014 diễn ra trong sự đán áp khốc liệt [4] cùng sự rình mò của
an ninh nam đối với phụ nữ xuất hiện ngay cả trong nhà vệ sinh. Bà Trần
Thị Nga, ông Lý Văn Lềnh, ông Hầu Văn Thành đã bị đánh đập và bắt đi
chưa rõ tung tích.
Cộng sản nghĩa là nói láo
Không còn là dự đoán, sau kỳ UPR, có
thể nhận định, giới cầm quyền Việt Nam rất khó xoay trở với 227 khuyến
nghị. Khó khăn này lại do chính nội bộ họ gây ra cho nhau.
Hiện nay tình hình đấu đá diễn ra trầm
trọng hơn nhiều lần và có vẻ phía không yêu mến ông Thủ tướng nhiều lắm,
đang ngày một mất dần ưu thế và đang… điên tiết, đặt trong toàn cảnh vĩ
mô Việt Nam vô cùng u ám. Nói cách khác, giới cộng sản cấp cao đang sử
dụng “công cụ” – những nhà hoạt động xã hội và cả tôn giáo để đánh phá
lẫn nhau nhằm tính chuyện “lội ngược dòng” cho kỳ đại hội đảng mà có vẻ
đã được thu xếp kỹ lưỡng với 44 nhân vật vừa được luân chuyển tới các
địa phương. Trong số này có 3 nhân vật thuộc đoàn TNCSHCM (Phan Văn Mãi,
Dương Văn An, Nguyễn Thị Hà). Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên, một khi
con trai út Thủ Tướng được “ẵm” lên chiếc ghế bí thư trung ương đoàn
trong nay mai.
Giới công an Hà Nội đã xông vào nhà thờ
Thái Hà tối hôm 22/3/2014 như những toán quân thổ phỉ [5]. Việc xuất
hiện kịp thời và ôn hòa của đông đảo giáo dân khiến an ninh không dám
làm càn. Nguyễn Đức Chung – Giám đốc công an Hà Nội “hòa hoãn” bằng cách
điện đàm với nhà thờ lúc 23 giờ 30 xin cho “đoàn công tác ra về” (!).
Sự việc cho thấy, Giám đốc công an Hà
Nội không những xúi giục cấp dưới hành động lỗ mãng lại không biết hổ
thẹn gọi những kẻ tay sai là “đoàn công tác”!. Dù sao, Nguyễn Đức Chung
cũng chỉ nhận lệnh cấp trên, bởi Chung từng thú nhận “thẩm quyền” của
ông ta “trông thế những có hạn lắm”.
Mục tiêu đột nhập vào nhà thờ Thái Hà
cũng rất dễ nhận ra, nó nhằm làm bực mình giáo dân khi quấy phá chốn tôn
nghiêm để trông mong một sự nóng nảy thiếu kiềm chế, từ đó ra tay bắt
người, vu khống cho Công giáo là “chống phá nhà nước”.
Trước đó không lâu, ngày 18/3/2014, Hà
Nội đã tiếp tục chủ trương chiếm đất nhà thờ Thái Hà với động thái lén
lút lấp hồ Ba Giang vào lúc đêm tối [6]. Viện Toán cao cấp của ông Ngô
Bảo Châu, suốt 3 năm qua không được cấp đất vì việc công, trong khi
chính Nguyễn Đức Chung tiết lộ Hà Nội còn rất nhiều “đất đẹp” và gợi ý
phía nhà thờ làm đơn xin đất.
Vấn đề không hẳn mảnh đất mang giá trị
vật chất mà tinh thần và tư tưởng liên quan xung quanh vụ việc mới là
điều đáng nói. Không chỉ gian manh với phía nhà thờ, việc Nguyễn Đức
Chung “cung khai” còn rất nhiều đất tại Hà Nội trong khi vẫn chí chết
cướp đất Thái Hà cho thấy tập đoàn Phạm Quang Nghị – Nguyễn Thế Thảo –
Nguyễn Đức Chung ra lệnh cấp dưới cố tình “dụng công vi tư” để một mặt
hạ “uy tín” ông Nguyễn Tấn Dũng trên trường quốc tế mặc khác gây thêm
căng thẳng với nhà thờ, đồng thời khiêu khích giáo dân. Cách này khá
quen thuộc mà người đời thường gọi “nhất tiễn hạ song điêu”. Quá cũ và
vô hiệu quả. Nó chỉ càng làm lem luốc bộ mặt “công chính” và làm cho
công luận càng thêm khinh bỉ và chán ghét chế độ cộng sản.
Từ năm 2007, ông Thủ tướng đã yêu cầu 2
thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh phải lên kế hoạch cụ thể về việc
di dời các bệnh viện ra khỏi thành phố [7]. Đó lại cho thấy Phạm Quang
Nghị – Nguyễn Thế Thảo cố tình không chấp hành yêu cầu của Chính phủ,
trong khi vẫn để bệnh viện Đống Đa – vốn thuộc đất nhà thờ – với hiện
trạng quá tải và ảnh hưởng môi trường sống quanh khu vực từ 7 năm qua.
Với tình hình bất động sản đóng băng, “đất đẹp” còn quá nhiều, tại sao
không lo giải quyết di dời bệnh viện Đống Đa, trả lại đất cho nhà thờ,
vừa hợp pháp, hợp lý và gỡ gạc được tiếng bất lương và lật lọng bị đè
nặng trong hàng chục năm qua? Không lẽ ông Nghị, ông Thảo không còn
chuyện gì to tát hơn để làm, cứ quanh năm suốt tháng giằng co với nhà
thờ Thái Hà(?). Điều đó vẽ ra hình ảnh tồi tàn, thật đáng xấu hổ cho
cương vị Bí thư thành ủy Hà Nội và Chủ tịch UBNDTP Hà Nội.
Cần phải chỉ rõ Phạm Quang Nghị –
Nguyễn Thế Thảo – Nguyễn Đức Chung phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong
việc tạo cớ quấy phá nhà thờ Thái Hà để làm rối tung tình hình và gây
hoang mang trong dân chúng.
Người cộng sản đang âm mưu gì?
Trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra,
vào 30 tết, tức hôm 30/1/2014, LS. Lê Quốc Quân đã viết thư về cho gia
đình, khẳng định [8]: “sẵn sàng ngồi tù cho đến chết” để bảo vệ công lý và sự thật. Ông cho biết: “Tôi
hy vọng sẽ có được sự đột biến ở phiên tòa phúc thẩm sắp tới và rất
mong có được sự ủng hộ của đồng bào. Sự ủng hộ bên ngoài có ý nghĩa
quyết định đến chiến thắng của tự do và công lý tại tòa”.
Song song đó, trên facebook [9], thư
của doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức cũng gửi cho gia đình vào hôm cận tết
Giáp Ngọ, ngày 20/1/2014, cách 10 ngày so với thư của LS. Lê Quốc Quân.
Trong thư có đoạn: “…Nếu muốn sống ở nước ngoài, như ba cũng biết,
thì con đã có quốc tịch khác từ lâu rồi [...], mong ba hiểu cho con và
ủng hộ con đến cùng để đòi lại công lý cho con, chứ không chỉ là tự do
thân thể. Con tin rằng chúng ta sẽ làm được, sẽ rất đau xót nếu tổ quốc
từ chối mình để mình phải nghĩ đến việc tị nạn, phải không ba?”.
Đài BBC cho hay [10] tù nhân lương tâm
Cù Huy Hà Vũ có thể được cho đi Hoa Kỳ để trị bệnh. Tin này được biết từ
hôm 01/3/2014 theo đài VTV4. Theo đó, BBC đã nói chuyện với LS. Nguyễn
Thị Dương Hà – vợ ông Vũ, bà cho biết: “Tháng Chín 2013, tôi cũng từng được nghe gợi ý xin cho chồng tôi đi Mỹ”,
nhưng ông Cù Huy Hà Vũ đã từ chối. Ngoài ra, việc đi Mỹ chữa bệnh như
Lê Đình Luyện – Chánh văn phòng Thường Trực Ban chỉ đạo về nhân quyền
của Chính phủ – nói, bà Hà không hay biết.
Trong kỳ kiểm điểm UPR vừa qua, Hoa Kỳ
đã kêu gọi tự do cho đích danh 4 người: Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và 3
tù nhân lương tâm vừa dẫn trên. Như vậy, có thể suy đoán cả 4 người đều
đã làm việc với CSVN. Có một điểm thấy rõ trong kỳ UPR Mỹ đòi đích danh
tự do cho 4 vị này, trùng khớp với những thông tin chính thức mà ai cũng
có thể xâu chuỗi lại và nhận rõ. Nó cũng cho thấy CSVN đang bế tắc và
cần “làm ăn” với “bốn món ngon” này cùng một “món ngon” độc đáo nữa – tù
nhân lương tâm nổi tiếng – cô Đỗ Thị Minh Hạnh, cô gái bé nhỏ lại đủ
sức cuốn hút hơn 10.000 công nhân nhà máy giày Mỹ Phong đồng lòng đình
công đòi quyền lợi, để từ đó cô nhận án tù 7 năm.
Vậy, vấn đề cho đến nay có thể nhận định:
- Đối với Lê Quốc Quân: điều kiện nhận tội kèm giảm án hoặc trả tự do tại tòa đã không thuyết phục được ông.
- Đối với Trần Huỳnh Duy Thức: quá rõ
không còn gì để nói nữa, khi thư riêng ông đã bộc bạch tính kiên trì và
việc đi tị nạn cưỡng bức không bao giờ xảy ra với ông.
- Đối với Điếu Cày: dù trong những
tháng gần đây, không có nguồn tin nào về ông, nhưng tính kiên cường, bất
khuất của ông không ai còn lạ. Do đó, tự do kèm xuất ngoại là điều
không tưởng đối với ông. Chỉ có thông tin ngược lại mới làm chưng hửng
tất cả, điều này xảy ra với xác suất 1%.
- Đối với Cù Huy Hà Vũ: vụ tung tin cho
ông đi chữa bệnh để trục xuất qua Mỹ luôn, đó là kiểu “nhóng” dư luận
mà CSVN hay làm, đồng thời tạo sóng để đánh gục uy tín Cù Huy Hà Vũ. Câu
nói nổi tiếng tại tòa, khi ông bị kêu án 7 năm tù và 3 năm quản chế: “Tổ quốc và nhân dân sẽ phá án cho tôi”,
có lẽ nhiều người còn nhớ. Với tính quyết liệt nhưng tỉnh táo của một
luật sư giỏi nghề, đối phó với ông bằng trò trẻ con thông qua vụ tung
tin “đi chữa bệnh bên Mỹ” có vẻ đang dần mờ nhạt để bộc lộ sự thất bại
trong âm mưu của giới cầm quyền đối với ông. Đòn cân não này “dành cho”
ông Vũ và đặc biệt là vợ ông, chỉ có tác dụng làm dư luận hoang mang và
chia rẽ một chút, rồi thôi. Dù sao cũng phải thừa nhận, đó là đòn thâm
xảo của chế độ cộng sản, khi tính chuyện “làm ăn”, trục lợi trên tình
nghĩa người vợ đang lo ngại sức khỏe chồng. Thủ đoạn bần tiện và đê hèn
đó, nó chỉ như cơn gió nhẹ làm lay động một chút đối với những ai chưa
đi “guốc trong bụng” người cộng sản.
- Đối với Đỗ Thị Minh Hạnh: khả năng tự
do kèm tị nạn cưỡng bức để chữa trị ung thư là một thách thức quá lớn
đối với cha mẹ cô, nhưng đối với cô, nhận tội là điều rất khó có khả
năng xảy ra. Nhận định, xác suất là 1%, như Điếu Cày. Có lẽ vì thế,
những giòng nước mắt tuôn trào không cầm giữ nổi của bà Trần Thị Ngọc
Minh đã nói thay cho quyết định của cô Minh Hạnh?
Suy ra, thế chủ động không còn ở phía
cầm quyền mà ngược lại. Trong đấu tranh hiện nay, thế chủ động luôn là
yếu tố quan trọng. Trả tự do kèm điều kiện sống đời lưu vong và lâu lâu
lại bị cộng sản lôi ra chì chiết, thóa mạ vào bất cứ lúc nào họ hứng
chí, giờ đây đã trở nên quá… “hạn sử dụng”. Chế độ cộng sản đang bất
lực.
Kết
“Khi thấy thằng cộng sản nói láo, ta
phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu ta không có can đảm nói nó nói láo,
ta phải đứng lên ra đi, không ở lại nghe nó nói láo. Nếu ta không can
đảm bỏ đi, mà phải ngồi lại nghe, ta sẽ không nói lại, những lời nó đã
nói láo với người khác.” – Nhà văn Nga Alexandre Soljenitsym.
Giờ đây, tất cả những ai còn lương tri
cần tiếp bước: Nếu ta không can đảm bỏ đi, mà phải ngồi lại nghe, sau
khi nghe xong, ta sẽ nói to cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm
quanh ta rằng: cộng sản là thằng nói láo với dẫn chứng cụ thể.
Cộng sản nghĩa là nói láo!
Bên kia bờ đại dương, dân biểu Ed Royce
đã giới thiệu dự luật nhân quyền [11] mang số hiệu HR. 4254, trước khi
trình ra quốc hội Hoa Kỳ để chế tài những tên độc tài đảng trị Việt Nam
và kêu gọi mọi người ký tên ủng hộ tại địa chỉ www.hr4254.com.
Dù chưa biết dự luật thành công đến mức nào, nhưng ít nhiều cũng làm
cho những người cộng sản phản động, chống lại dân tộc, phải suy nghĩ
nhiều trong tình hình nhà độc tài Putin vừa kéo cả vài chục thân tín vào
vòng xoáy của đòn trừng phạt kinh tế từ Hoa Kỳ và Liên Âu.
____________________________
[11] nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=185020&zoneid=1#.Uy5EP4UVfJU
Bài viết về văn hóa người Việt của du học sinh Nhật gây bão Facebook
Trên Facebook cá nhân, danh hài độc thoại Dưa Leo và blogger Robbey chia sẻ bài viết về văn hóa con người Việt Nam của một bạn du học sinh Nhật khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Nội dung bài viết như sau:
Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan
Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục - ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.
Tôi có một nước Nhật để tự hào
Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Song, “trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất.” Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “có một nước Nhật như thế”.
Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.
Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết.
Bạn cũng có một nước Việt để tự hào
Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa… Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.
Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy. Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi?
Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày.
Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mun, lọc lừa.
Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi?
Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?
Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao?
Kèm theo bài viết trên, Dưa Leo cũng đưa ra ý kiến của riêng mình: “Tuy đọc xong nhiều bạn chắc sẽ thấy khó chịu, nhưng thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. Người ta nói đúng, mình mà chịu nghe chịu sửa thì mới thiệt là người giỏi người tài. Ai không chịu nổi thì cứ tưởng tượng Đôrêmon đang nói đi ha”.
Không riêng Dưa Leo mà rất nhiều dân mạng Việt cũng đồng tình với quan điểm của người viết bài.
Bạn Nhân Mã: “Phát biểu chuẩn như dân Nhật. Like mạnh!”
Duy Khanh: “Chẳng thấy khó chịu, chỉ thấy vui vì có người nói đúng ý của mình. Người việt tự sướng về bản thân quá nhiều”.
Bạn Sandy Axiang: “Quá hay và chính xác anh ạ”.
Bạn Miu Điên Loạn: “Nói chứ đa số người Việt hay sân si và thích cuộc sống ảo tưởng như vậy mà luôn tránh né sự thật. Cám ơn anh/chị du học sinh Nhật đã góp ý thẳng thắng”.
Bạn Thao Desinger: “Sao không thấy cái hay để học, cái dở để sửa? Một người Nhật mới sống có 4 năm ở Việt Nam mà họ nhìn thấu cái xấu cái dở, trong khi những con người đầy lòng tự tôn dân tộc, con lạc cháu hồng thì không chịu hiểu và không muốn hiểu. Cứ đi ra bờ hồ mà xem khách du lịch tới Việt Nam vì đất nước này có giao thông kỳ lạ nhất thế giới”.
Bạn LadyCat Cat: “Đúng mà, ra ngoài rồi, tiếp xúc và sống ở nước ngoài rồi mới thấy rõ VN mình lạc hậu kém phát triển như thế nào. Thật sự là người VN không có văn hoá xếp hàng chán lắm, ra ngoài người ta hỏi đến từ đâu, trả lời đến từ VN xong thì người ta thay đổi thái độ liền, buồn lắm”.
Dù cũng có ý kiến phản bác lại những gì mà du học sinh Nhật viết song rất hiếm hoi.
Có thể thấy, nội dung bài viết này như tâm sự “thay lời muốn nói” cho rất nhiều người Việt đang cảm thấy không hài lòng với lối sống của chính con người Việt.
Nhân Hoàng
Theo Một Thế Giới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét