Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Ngày 24/3/2014 - Luân chuyển cán bộ: Cơ hội, thách thức

  • 'Một luận văn bị chính trị hóa' (BBC) - Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đặt dấu hỏi liệu nhà nước có can thiệp và chính trị hóa một luận văn về nhóm thi ca 'Mở miệng'?
  • 'Nhà báo Vũ Ánh như tôi biết' (BBC) - Nhà báo Vũ Quý Hạo Nhiên nhớ lại những kỷ niệm về nhà báo Vũ Ánh, cựu chủ bút báo Người Việt, người qua đời ở California, Hoa Kỳ.
  • Thái Lan : Kết quả bầu cử bị hủy bỏ, phe « Áo Đỏ » chuẩn bị phản công (RFI) - Phong tràoÁo Đỏ ủng hộ của Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra vào tối hôm qua, 22/03/2014 cho biết là họ sẽ huy động lực lượng để bảo vệ chính quyền. Hôm thứ Sáu 21/03, chính phủ Thái Lan đã phải chịu một thất bại nghiêm trọng sau khi Tòaán Hiến pháp hủy bỏ kết quả cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn ngày 02/02 vừa qua.
  • VN chỉ mới trồng lại 13% số rừng bị phá để làm thủy điện (RFA) - Phó thủ tướng Việt Nam, Hoàng Trung Hải hồi ngày thứ bảy cuối tuần qua, lên tiếng cho hay từ năm 2006 cho đến năm ngoái 27 tỉnh và thành phố triển khai 205 dự án thủy điện với diện tích đất lâm nghiệp bị chuyển đổi là gần 20 ngàn héc ta; thế nhưng tính đến nay mới chỉ có 11 tỉnh, thành phố phê duyệt phương án trồng rừng hoặc thu tiền để trồng rừng.
  • Người Pháp gốc Việt tranh cử Hội đồng Địa phương (RFA) - Ngày 23/3 vừa qua, khắp nơi trên nước Pháp, các cử tri đã đi bầu Hội đồng Địa phương để bầu ra các dân biểu đại diện cho mình tại thị xã, thành phố nơi họ cư ngụ. Đặc biệt năm nay, có khá nhiều người Pháp gốc Việt ra tranh cử.
  • TT Barack Obama công du Châu Âu và Ả Rập Xê Út (RFA) - Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm nay cũng bắt đầu chuyến đi sáu ngày đến Châu Âu và Ả Rập Xê Út. Chuyến đi được nói nhằm bảo đảm nhóm đồng minh của Hoa Kỳ khi mà cuộc khủng hoảng Đông - Tây đang xuống mức tồi tệ nhất, cũng như nhằm bảo vệ chính sách ngoại giao nguyên tử của tổng thống Barack Obama.
  • VN điều tra vụ JTC hối lộ quan chức ngành đường sắt (RFA) - Thông tin báo chí Nhật Bản loan về việc một vài lãnh đạo ngành đường sắt Việt Nam nhận hối lộ gần 800 ngàn đô la, tương đương chừng 16 tỷ đồng Việt Nam, đã được Bộ Giao thông Vận Tải Việt Nam tiếp nhận và đang tiến hành điều tra.
  • Tổng thống Đài Loan không nhượng bộ trên hiệp định thương mại với Trung Quốc (RFI) - Phát biểu trong cuộc họp báo hôm nay, 23/03/2014, Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã khẳng định rằng hiệp định thương mại ký với với Trung Quốc hoàn toàn có lợi cho Đài Loan, vì thếông không nhượng bộ trên vấn đề này.Ông kêu gọi sinh viên biểu tình phản đối rời ngay khỏi Quốc hội, việc chiếm đóng này là hành động phi pháp.
  • TT Mã Anh Cửu từ chối hủy bỏ thỏa ước thương mại với TQ (RFA) - Tổng thống Mã Anh Cửu của Đài Loan hôm qua từ chối hủy bỏ một thỏa ước thương mại với Hoa Lục đang gây tranh cãi tại đảo quốc này. Tổng thống họ Mã cũng lên án việc những người biểu tình chiếm trụ sở quốc hội để phản đối việc ông phê chuẩn thỏa ước đó.
  • Từ vụ tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích: Trung Quốc chưa có máy bay chống tàu ngầm (BaoMoi) - Thời báo Hoàn Cầu vừa đưa tin, sau khi gửi 5 tàu chiến tới biển Đông tham gia nỗ lực tìm kiếm máy bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích, Hải quân Trung Quốc đã ra thông báo về việc máy bay chống tàu ngầm cỡ lớn của Mỹ, Australia, Nhật Bản và Đài Loan tham gia tìm kiếm. Những máy may loại này chính là thứ hiện nay Trung Quốc đang thiếu.
  • Thủ tướng Nhật đến Hà Lan với hy vọng cải thiện quan hệ với Hàn Quốc (RFI) - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào hôm nay 23/03/2014 đã lên đường đến Hà Lan. Trên nguyên tắc, mục tiêu chuyến đi là tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Quốc tế về An ninh Hạt nhân tại La Haye. Tuy nhiên, điểm quan trọng lại là cuộc gặp tay ba Mỹ-Nhật -Hàn bên lề hội nghị, được tổ chức dưới sứcép của Hoa Kỳ.
  • TT Shinzo Abe muốn Tokyo - Seoul gác bỏ quá khứ thù hận (RFA) - Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, hôm qua lên tiếng bày tỏ mong muốn Tokyo và Seoul gác bỏ quá khứ thù hận trong thời chiến tranh qua một bên trước khi hai phía gặp nhau tại cuộc thượng đỉnh ba bên với Hoa Kỳ sẽ diễn ra trong tuần này.
  • Putin sẽ không dừng ở Crimea? (BBC) - Anh đánh giá lại quan hệ với Nga trong lúc nhiều bình luận lo ngại rằng Nga sẽ tiếp tục 'ra tay' ở nơi khác.
  • Nga bị NATO lừa phỉnh (RFI) - Trong vụ Tổng thống Vladimir Putin sáp nhập bán đảo Crimée vào Nga, nhiều nhà phân tích nhấn mạnh đến việc Matxcơva đã không tôn trọng Bị vong lục Budapest
    (Budapest Memorandum on Security Assurance– 12/1994) theo đó an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina được bảo đảm, một khi nước này chuyển giao số vũ khí hạt nhân cho Liên bang Nga. Tuy nhiên, trong cuộc tranh luận này, một số chuyên gia phương Tây còn nêu thêm một khía cạnh khác : Vấn đề an ninh của Nga và cách hành xử của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương– NATO.
  • Trung Quốc: Tập Cận Bình bắt đầu vòng công du Châu Âu (RFI) - Hôm qua, 22/03/2014, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Hà Lan, mở đầu vòng công du chính thức nhiều nước ChâuÂu trong vòng 11 ngày. Đây là lần đầu tiên một nguyên thủ Trung Quốc thăm chính thức Hà Lan. Tháp tùng Chủ tịch Tập Cận Bình có phu nhân, bà Bành Lệ Viên, nhiều quan chức cao cấp và khoảng 200 doanh nhân Trung Quốc.
  • Tây Ban Nha: Hàng trăm ngàn người biểu tình chống chính sách khắc khổ (RFI) - Theo lời kêu gọi của nhiều tổ chức, hiệp hội, công đoàn, hàng trăm ngàn người đã đổ về trung tâm thủ đô Madrid vào hôm qua, 22/03/2014, để phản đối chính sách khắc khổ mà ChâuÂuáp đặt lên Tây Ban Nha. Cuộc biểu tình mang tên là cuộc tuần hành vì nhân cách đã diễn ra một cáchôn hòa vào lúc đầu, nhưng sau đó đã xảy ra đụng độ với cảnh sát : Hậu quả là hơn 100 người bị thương và hơn 20 người bị bắt.
  • Bắc Triều Tiên lại thị uy bằng tên lửa đời cũ (RFI) - Sau loạt bắn 30 tên lửa ra biển Nhật Bản vào hôm qua, hôm nay, 23/03/2014, Bắc Triều Tiên lại tiếp tục bắn thêm 16 hỏa tiễn tầm ngắn khác ra biển. Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, chiến dịch thị uy này được tiến hành từ 01giờ sáng, giờ địa phương, cho đến 02giờ 30.
  • Máy bay Malaysia mất tích : Bắc Kinh đưa lực lượng hùng hậu xuống Ấn Độ Dương (RFI) - Phát hiện của vệ tinh Pháp được loan báo vào lúc thế giới ráo riết huy động lực lượng đến miền nam Ấn Độ Dương để tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích. Riêng Trung Quốc– có số lượng hành khách đông nhất trên chuyến bay MH370 bị nạn, vào hôm nay 23/03/2014, đã đưa thêm hai phi cơ đến thành phố Perth ởÚc để tham gia tìm kiếm.
  • Pháp tổ chức bầu cử địa phương (RFI) - Hôm nay, 23/03/2014, khoảng 45 triệu cử tri Pháp được kêu gọi đi bỏ phiếu vòng một cuộc bầu cử cấp địa phương. Trong số 900 ngàn ứng viên, cử tri Pháp lựa chọn các thị trưởng và dân biểu cho 36 ngàn công xã, quận, thành phố. Vòng hai cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào Chủ nhật tuần tới, 30/03.
  • Ngày Nước Thế giới năm 2014 (RFA) - Vấn đề nguồn nước trên thế giới đang ngày càng khan hiếm, bị ô nhiễm và có thêm nhiều người không thể tiếp cận được nguồn nước sạch dẫn đến bệnh tật, tử vong lại được báo động nhân Ngày Nước Thế giới năm nay 2014. Trong tình cảnh chung đó của Trái Đất, tình hình nước ở Việt Nam ra sao?
  • NATO: Nga có đủ lực lượng tại biên giới phía đông Ukraine (RFA) - Tổng tư lệnh NATO, tướng Philip Breedlove hôm nay lên tiếng cho rằng Nga hiện có đủ lực lượng tại biên giới phía đông Ukraine, và ông này lo ngại như thế có thể đe dọa đến vùng ly khai Transdniestria của Moldova. Tướng Philip Breedlove cho rằng Nga đang hành xử như một kẻ thù chứ không phải là một đối tác.
  • Vệ tinh Pháp phát hiện vật thể nghi của máy bay MH370 (RFA) - Thông tin mới nhất về chiếc máy bay Malaysia MH370 mất tích vừa được loan đi hôm nay là vệ tinh của Pháp phát hiện ra những vật thể tại khu vực tìm kiếm hành lang phía nam mà có thể là của chiếc máy bay mất tích.
  • Cần chuẩn bị cho tình huống xấu (BaoMoi) - (PetroTimes) - Ngày 19/3, Đối thoại quốc phòng quốc tế Jakarta (JIDD) lần thứ 4 (diễn ra trong 2 ngày) đã khai mạc tại thủ đô Jakarta của Indonesia dưới sự chủ trì của Phó tổng thống nước chủ nhà Boediono.

Luân chuyển cán bộ: Cơ hội, thách thức

Đảng Cộng sản đang chuẩn bị cho lớp lãnh đạo kế cận

Quyết định điều động, luân chuyển cán bộ của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho những người được chọn.

Theo Quyết định điều động, luân chuyển đợt 1 năm 2014, 44 người được đưa về địa phương, gồm 25 người giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, và 19 người giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố.

Trong số cán bộ luân chuyển đợt này có hai người đang là ủy viên Trung ương Đảng, 19 thứ trưởng và tương đương, 25 cục trưởng, vụ trưởng và tương đương.

Ban Tổ chức Trung ương, cơ quan phụ trách việc điều động, luân chuyển cán bộ của Đảng, nói rõ trong số này có 22 người được quy hoạch chức danh ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.

Viết trên báo trong nước nhân dịp này, ông Nguyễn Đình Hương, cựu Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nhớ lại từ năm 1976, khi Việt Nam thống nhất, công tác luân chuyển cán bộ trở thành “một trong những kênh quan trọng để tạo nguồn cho cán bộ cấp chiến lược”.

Ông Hương cho rằng đây là chủ trương đúng, “tạo điều kiện giúp cho cán bộ có sự hiểu biết toàn diện và tiếp cận với thực tiễn một cách chân thực và nhạy bén”.

Tuy vậy, ông cảnh báo việc "chạy" để lọt vào danh sách cán bộ luân chuyển.

“Không loại trừ trong đó có thành phần ‘4C’ không đủ tiêu chuẩn. Các cơ quan giúp cấp ủy tuyển chọn cán bộ luân chuyển phải thật khách quan vô tư,” ông Hương kêu gọi.

Như vậy, việc luân chuyển là dịp để Đảng thử thách nhân sự và cũng là cơ hội sự nghiệp cho những người được chọn.

Tài liệu chính thức của Đảng Cộng sản cho biết sau các đợt luân chuyển cán bộ trong hai nhiệm kỳ Đại hội IX và X, nhiều người đã được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương khoá X, khoá XI.

Nhiều người được bầu làm bí thư tỉnh ủy hoặc giữ cương vị chủ chốt ở các ban, bộ, ngành Trung ương và cơ quan của Quốc hội Việt Nam.

‘Lo lắng, phiền toái’

Ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được quy hoạch cho vị trí lãnh đạo trong tương lai

Nhưng trên thực tế, công tác luân chuyển cán bộ cũng có thể trở thành gánh nặng cho cả người được chọn và cơ quan.

Một nghiên cứu của ThS. Trương Thị Bạch Yến, Học viện Chính trị, đăng ở Tạp chí Xây dựng Đảng năm 2012, cho biết việc này có thể trở thành “lo lắng” của cấp ủy, “ám ảnh” của cán bộ diện quy hoạch và “phiền toái” của đơn vị có cán bộ luân chuyển đi và đến.

Dựa trên phỏng vấn các đối tượng liên quan, nghiên cứu này cho biết 100% những người luân chuyển đều muốn có vị trí cao hơn.

Nhưng cũng trong số này, “37% cán bộ diện quy hoạch không muốn hoặc chưa sẵn sàng luân chuyển; 12% cán bộ địa phương không muốn có cán bộ luân chuyển đến vì cho rằng sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định tổ chức, 47% không muốn cán bộ nơi khác đến lại giữ chức danh chủ chốt vì nghĩ đó phải là người tại chỗ; 78% cán bộ đang luân chuyển muốn về trước thời hạn.”

Tác giả kể: “Có người mới luân chuyển mấy tháng, một năm đã ‘về’, coi như cán bộ hoàn thành nghĩa vụ và tổ chức hoàn thành chỉ tiêu. Có người đi mất luôn ‘ghế’, đến hạn rồi tổ chức không sắp xếp được để rút về vì hết chỗ bố trí “ghế” tương đương.”




Nếu chỉ giữ vị trí cấp phó ở nơi công việc chung chung thì quả thực khó có khả năng đánh giá đã làm được việc gì giúp địa phương, để lại dấu ấn gì trong nhân dân sau thời gian luân chuyển."

Nguyễn Đình Hương
Một trong những đề xuất của tác giả là “chỉ luân chuyển cán bộ về nắm chức danh cấp trưởng”.

“Bởi nếu là cấp phó sẽ khó chủ động trong công tác, đồng thời dễ bị “vô hiệu hóa” khi cấp trưởng là người tại chỗ không ủng hộ.”

Điều này được ông Nguyễn Đình Hương chia sẻ khi viết về đợt luân chuyển 44 cán bộ lần này.

“Nếu phân công nhân sự đó giữ trách nhiệm chủ trì thì sau 3 năm luân chuyển dễ thấy được hiệu quả công việc hơn.”

“Nếu chỉ giữ vị trí cấp phó ở nơi công việc chung chung thì quả thực khó có khả năng đánh giá đã làm được việc gì giúp địa phương, để lại dấu ấn gì trong nhân dân sau thời gian luân chuyển.”

44 người được đưa về địa phương trong đợt 1 này đều nắm các chức phó: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố.

Vì thế, chưa chắc chắn tất cả trong số này rồi đây sẽ được lên các chức vụ cao hơn sau Đại hội Đảng XII năm 2016.

Đào tạo, thử thách

Cần lưu ý trong hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản, điều động là hình thức thử thách cán bộ, trong khi luân chuyển nhấn mạnh việc đào tạo. Những người được Bộ Chính trị điều động, phân công có cơ hội chắc chắn hơn những ai trong diện luân chuyển.

Theo thông báo của Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản, trong đợt 1 này, có hai người thuộc diện điều động: ông Sơn Minh Thắng, ủy viên Trung ương Đảng, và ông Nguyễn Thanh Nghị, ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng.

Trong số người thuộc diện luân chuyển, những ai được chỉ định giữ chức phó bí thư các tỉnh, thành sẽ có nhiều cơ hội hơn để được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Với những người được giới thiệu làm phó chủ tịch UBND tỉnh, thành, đích ngắm chủ yếu của họ là chức thứ trưởng, hoặc chủ tịch tỉnh, thành phố. Chỉ một số được xem là xuất sắc, mới có thể được giới thiệu để bầu vào Ban Chấp hành Trung ương khóa sau.




Chúng tôi khẳng định tất cả cán bộ luân chuyển đợt này đều có đầy đủ tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định, đã nằm trong quy hoạch; được tập thể đánh giá, suy tôn và thực hiện đúng quy trình."

Trần Lưu Hải, Phó ban tổ chức trung ương
Trong bối cảnh Đảng Cộng sản đang chuẩn bị cho Đại hội kế tiếp năm 2016, đợt luân chuyển lần 1 đã gây ra dư luận về tính minh bạch trong tuyển chọn.

Như để trấn an dư luận,ông Trần Lưu Hải, phó trưởng Ban thường trực Ban Tổ chức trung ương, nói với báo Tuổi Trẻ rằng quá trình đã trải qua nhiều vòng với sự tham vấn của nhiều cơ quan như đảng bộ Chính phủ, Ủy ban Kiểm tra trung ương của Đảng, Đảng ủy Khối các cơ quan trung ương và Khối Doanh nghiệp trung ương và đảng ủy các tỉnh thành sẽ nhận các bộ luân chuyển.

“Từng trường hợp sẽ được các cơ quan đơn vị địa phương, tập thể Ban tổ chức Trung ương bàn bạc thống nhất để báo cáo lên Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định,” ông Hải được dẫn lời nói.

Ông cho rằng để được lựa chọn đi luân chuyển, các cán bộ đều phải trải qua vòng được cấp trên đánh giá và được lấy phiếu thăm dò tín nhiệm trong đơn vị công tác, chi bộ đảng nơi công tác và nơi cư trú.

Về các trường hợp được con cháu lãnh đạo cao cấp, ông Hải nói khẳng định rằng ‘không có định hướng, ưu ái nào’.

“Con em các đồng chí lãnh đạo thì cũng đều do tập thể ghi nhận, giới thiệu từ cấp ủy, cơ quan, đơn vị,” ông nói.

“Chúng tôi khẳng định tất cả cán bộ luân chuyển đợt này đều có đầy đủ tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định, đã nằm trong quy hoạch; được tập thể đánh giá, suy tôn và thực hiện đúng quy trình.”

Bình luận về việc quy hoạch cán bộ ở Việt Nam, một độc giả có tên Michael Lê viết trên trang Facebook của BBC Việt ngữ: “Thế hệ lãnh đạo thứ hai được học tập đầy đủ ở trong môi trường tốt hơn thế hệ cha ông, hy vọng sẽ làm tốt hơn thế hệ cha ông họ.”

Tuy nhiên, một người khác là Hồng Anh Nguyễn viết: "Những 'hạt giống đỏ' đấy chẳng có thực tài gì và cũng chẳng làm nên cái việc gì cho dân ghi nhận. Họ chỉ có một lợi thế là có ông bố bà mẹ làm to. Cá nhân tôi không bao giờ ghi nhận những con người như vậy làm lãnh đạo.”
Theo BBC 

Nấm mồ của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam: dự án bauxite Tây Nguyên

 Boxitvn

Tô Văn Trường
Anh bạn Phạm Quang Khải nhắn tin cho tôi: “TS Nguyễn Thành Sơn ở Vinacomin nhiều lần dặn Khải khi nào anh Trường ra Hà Nội bố trí để gặp mặt, trò chuyện vì chỉ được biết nhau đã lâu qua mạng …”. Xin cám ơn Internet đã cho tôi hàng nghìn bạn đọc, bạn hữu chia sẻ những vấn đề cùng quan tâm.
Ngày hôm qua, TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng (Vinacomin), gửi GS Nguyễn Huệ Chi và tôi bài viết: “Suy nghĩ về cách tiếp cận của Bộ Công Thương trong các dự án bauxite”. Là người trong ngành, am hiểu sâu sắc cả về lý luận và thực tế, ý kiến tâm huyết của TS Nguyễn Thành Sơn rất thuyết phục.
Năm ngoái, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mời TS Nguyễn Thành Sơn đến để lắng nghe báo cáo về dự án bauxite Tây Nguyên. Trong nhóm chuyên gia tư vấn cũng phải thảo luận về nội dung cần báo cáo, nhưng nghe xong rồi… cũng chẳng thấy có tiến triển gì hơn!
Dự án bauxite cho cái “bánh vẽ” tù mù triển vọng 30 năm sau… lúc đó những người “chủ trương lớn” và cố đấm thực hiện dự án này đã “đi xa”, chỉ con cháu chúng ta phải đắng cay è cổ ra mà trả nợ cho sự mông muội, bảo thủ của thế hệ cha ông!
Có người đặt câu hỏi, vì sao không bắt những người cổ súy cho dự án này, nếu thấy lời thì hãy “cổ phần hóa” cùng đóng góp đầu tư thay cho việc sử dụng tiền thuế của dân? Thực tế, những người trong cuộc, thay nhau ra đi. Ngay Chủ tịch TKV đương nhiệm chỉ còn 3 tháng nữa là “hạ cánh” an toàn, còn Tổng Giám đốc thì có thể được “luân chuyển cán bộ” sau khi dự lớp cán bộ nguồn của Đại hội Đảng khóa 12!
Vấn đề đã rõ như ban ngày, đâu cần thêm thông tin để làm quyết định. Vấn đề là ai quyết định? Không lẽ Quốc hội chỉ vì “Đảng cử dân bầu” nên vẫn né tránh không bàn đến các “chủ trương lớn” và quan tâm đến nguyện vọng của cử tri. Quốc hội phải vào cuộc, vì Hiến pháp xưa nay đã xác nhận là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước. 500 cái đầu, chắc chắn trí tuệ sẽ phong phú, đa chiều hơn. Thực tế chứng minh Quốc hội khóa 12 đã dũng cảm bác bỏ dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam là bài học quý giá biết lắng nghe tiếng lòng của dân.
Xem lại các trang báo mạng, báo giấy thời sôi động can ngăn dự án “Trời gầm” này thì sẽ thấy nhân dân ta thông minh và tâm huyết biết chừng nào. Gần đây, Chính phủ biết lắng nghe các ý kiến phản biện, đối chiếu với thực tế đã hủy bỏ dự án cảng bauxite Kê Gà. Bây giờ, dừng dự án Nhân Cơ tuy muộn, dù sao còn hơn không vì chỉ cần thí điểm dự án Tân Rai là quá đủ! Bài học đổ vỡ đắt giá về Vinashin, Vinalines, v.v. còn đó. Rất có thể dự án bauxite Tây Nguyên trở thành nấm mồ của một anh cả đỏ khác, là Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam.
T. V. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét