Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Tương lai không dễ xác định (Boxit) - Về hội đồng bí mật chấm lại luận văn thạc sĩ Nhã Thuyên

Về hội đồng bí mật chấm lại luận văn thạc sĩ Nhã Thuyên

Sau những lời lẽ lu loa, nổi nóng và nông nổi của mấy cây bút như GS Phong Lê, văn sĩ Vũ Hạnh, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Lưu. vv…trên các tờ Văn nghệ TP.HCM, báo Quân đội, báo Nhân dân, Thanh tra và Văn nghệ, báo chí mạng nổi lên cơn bão phản ứng, bác bỏ mấy tờ báo nói trên.

Bẵng đi một thời gian hơn nửa năm, những kẻ tìm diệt trí tuệ quyết tâm tận diệt.

Một hội đồng chấm lại luận văn Nhã Thuyên được tổ chức bí mật!

Nhà đạo diễn ẩn mình trong bóng tối.

Sau khi chấm hủy luận văn, lại ra công văn chỉ đạo báo chí.

Chuyện này sẽ nói ở cuối bài.

Họ được mời họp bí mật để phủ nhận luận văn của Nhã Thuyên-Đỗ Thị Thoan.

Sau khi giải tán Hội đồng 2 trong bí mật, lại có yêu cầu là không được tiết lộ về cuộc họp hội đồng chấm lại.

Khi được bạn hữu hỏi đến thì giám khảo nào cũng giả vờ rằng “không biết có cái cuộc ấy”.

Ôi phẩm chất, bản lĩnh và lương tri của các nhà khoa học !

Còn gì thảm hại hơn thế nữa không ở một trường ĐHSP lớn nhất nước với một truyền thống lịch sử đáng tin cậy lâu nay ?

Ai ngờ đâu Đảng ta ngày nay lại phải chui vào hoạt động “trong bóng tối” như những ngày tiền khởi nghĩa (trước CM tháng Tám 1945) và trong thời Pháp tạm chiếm, Mỹ tạm chiếm!

Bí mật đã “bật mí”!

Được biết, danh sách Hội đồng bí mật chấm lại Luận văn thạc sĩ Nhã Thuyên (gọi tắt Hội đồng 2) gồm:

Chủ tịch Hội đồng (2):

PGS.TS Đoàn Đức Phương, Chủ nhiệm khoa Văn học, Đại học KHXH và NV, thành viên Hội đồng lý luận phê bình VHNT trung ương.

Phản biện:

GS Đặng Thanh Lê, 84 tuổi, chuyên gia về văn học Việt Nam trung đại, ĐHSP.HN

PGS.TS Phan Trọng Thưởng, nguyên viện trưởng Viện văn học, thành viên Hội đồng lý luận phê bình VHNT trung ương.

PGS.TS Lê Quang Hưng, Chủ nhiệm khoa Việt Nam học, Đại học sư phạm Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Duy Đức, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Nhân tiện, xem Danh sách Hội đồng chính thức chấm Luận văn (gọi tắt Hội đồng 1), Hội đồng này đã chấm Luận văn Nhã Thuyên với điểm cao tuyệt đối:

Chủ tịch Hội đồng: PGS.TS Nguyễn Văn Long

Phản biện và thư ký:

PGS.TS Ngô Văn Giá

PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp

TS. Chu Văn Sơn

TS. Nguyễn Phượng

Vài nhận xét, so sánh sơ bộ, tản mạn về hai hội đồng.

Nhìn học vị, học hàm và chức vụ rềnh rang của Hội đồng chấm lại (hội đồng 2) thấy có vẻ sẽ đè bẹp Hội đồng chấm trước (hội đồng 1).

Học hàm cao nhất, cao niên nhất: GS Đặng Thanh Lê.

Đặc biệt Hội đồng 2 còn có hai ông Phương và Thưởng là hai ủy viên “Hội đồng lý luận phê bình VHNT trung ương” (do đồng chí PGS.TS Đào Duy Quát chỉ huy), lại thêm một GV Học viện Chính trị quốc gia HCM nữa. Nhìn danh sách Hội đồng, người ta có thể hiểu đạo diễn đã viết kịch bản với một quyết tâm hủy diệt luận văn thạc sĩ rồi.

Nhìn về chuyên môn, thấy Hội đồng 2 kém hơn là chắc chắn.

Hội đồng 2: không thành viên nào có công trình nghiên cứu gì về Văn học hiện đại, đương đại.

Trong khi, toàn bộ thành viên Hội đồng 1 đều là những chuyên gia văn học hiện đại nổi tiếng trong giới văn đại học và công luận, báo chí văn học nghệ thuật.

Đặc biệt, hội đồng 2 có GS Đặng Thanh Lê khiến giới văn đại học không khỏi ngỡ ngàng. Lãng tử ưu ái dành nhiều dòng bàn bạc về vị giám khảo cao tuổi nhất trong làng đại học Văn.

Bà Lê là con gái của cố GS Đặng Thai Mai, bà cũng là chị vợ của tướng Giáp. Chuyên đào sâu văn học trung cổ giai đoạn Nguyễn Du, bà suốt đời tầm chương trích cú, “dưới ánh sáng tư tưởng văn nghệ Mác- Lê” để nghiên cứu thân phận Thúy Kiều. Thực là, “Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa”. Trước thân phận hàng vạn cô Kiều đời nay, GS Lê ngoảnh mặt đi, ăn làm sao nói làm sao bây giờ! Bởi vì, bà đã lỡ giảng hùng hồn say sưa rằng “nhân vật Thúy Kiều là bản án gay gắt lên án chế độ phong kiến”, bây giờ bà đâu có biết dùng phương pháp nào, “dưới ánh sáng tư tưởng nào” để bàn chuyện “cô Kiều ngày nay”? Thân phận hàng vạn cô Kiều thời nay, những người sống cùng thời với bà, ở quê bà hẳn cũng có không ít, đâu đâu cũng có – những thân phận ấy gọi là “bản án” gì đây nhỉ? Thôi, im lặng là hơn.

Bà hầu như cũng không bao giờ viết báo chí.

Bà làm ngơ trước mọi hiện tượng văn học đương đại sôi sục hay âm ỉ suốt từ 1954 tới nay. Có lẽ, bà chịu ảnh hưởng nhân sinh quan khá sâu đậm của nhà nho Đặng Thai Mai thân phụ bà. Cụ Đặng từng khuyên nhủ con rể là Đại tướng Giáp khi tướng Giáp thất thế ở Đại hội Đảng 6. Cụ đã khuyên “thời của anh qua rồi, anh nên giữ gìn…” (đại ý như thế). Lời khuyên của cụ theo đạo xuất sử của nhà nho, thực chất là đạo “an phận thủ thường”, chẳng dính dáng gì với chủ nghĩa Mác Lê. Chính cụ Đặng đã lấy thân mình làm tấm gương; chuyện kể rằng khi chủ trì hiệu đính, dịch lại tập “Nhật ký trong tù”, cụ phát hiện một sự thật động trời, nhưng rồi cụ…im lặng. Và bây giờ cụ sẽ mang phát hiện ấy đi hỏi tác giả là cụ HCM đồng hương ở thế giới bên kia thôi.

Mặt khác, nữ GS Đặng Thanh Lê suốt hơn nửa thế kỷ qua, không bao giờ bàn tán nửa lời về văn học hiện đại.

Tưởng đâu bà Lê, con nhà nho nòi, đã biết câu “lão giả an chi”, thế nào mà đùng một cái, “ma dẫn lối quỷ đưa đường / Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi” (Truyện Kiều, câu 2665), bà nhận lời đi chấm lại Luận văn Nhã Thuyên với tư tưởng chỉ đạo phải hủy diệt.

Còn đâu là tính thận trọng, tính chính danh của một nhà khoa học tự biết mình và tự trọng. Bà Lê bây giờ tuổi hạc đã cao, nghĩ quơ quào thêm được cái gì hay cái nấy, bà quên hết đạo lý của người trí thức. Bà còn ham muốn gì nữa – danh vọng, tiền tài ?

Lại cũng cần nói thêm: cha bà, GS Đặng Thai Mai từng giữ chức vụ Viện trưởng Viện văn học, sau đó truyền lại cho chồng bà, PGS. Nguyễn Văn Hoàn cũng chức vụ phó Viện trưởng viên ấy. Chồng kế nhiệm cha.

Liên tưởng tới Hội đồng 1 có PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, đương kim Viện trưởng Viện văn học. Khi chấm lại Luận văn, bà Lê hẳn có liên tưởng so đọ chút ít về cha và chồng từng giữ chức vụ ấy. “Anh Điệp viện trưởng non choẹt, làm sao bằng cha và chồng mình được, sao dám chấm điểm 10 cho một Nhã Thuyên nào đó chứ ?!”

Trên đây là mấy điều tâm đắc nhất Lãng tử bàn về vị giám khảo cao niên nhất của Hội đồng phúc khảo.

Sau có lời bàn sơ sơ về các giám khảo còn lại.

Trong Hội đồng 2 lại có Phan Trọng Thưởng, cựu Viện trưởng Viện văn học, tiền nhiệm của đương kim Viện trưởng Nguyễn Đăng Điệp (“Viện trưởng “mới” làm sao bằng mình được!”…).

Những sự trùng hợp ấy không phải được chọn ngẫu nhiên bởi một đạo diễn bí mật (lại bí mật nữa!).

Có thể nói đạo diễn kịch bản “phúc khảo bí mật” này có toan tính khá thâm thúy, họ tận dụng thành ngữ cổ “văn nhân tương khinh”, hoặc “Con gà tức nhau tiếng gáy”.

Cũng phải bàn thêm về một nhân vật giám khảo 2 nữa: PGS. TS Lê Quang Hưng.

Cha Hưng là nhà giáo lão thành Lê Bá Hán dạy Đại học Vinh từng được coi là chuyên gia hàng đầu về lý luận văn học “dưới ánh sáng tư tưởng mác xit” với bộ “Lý luận văn học” đồng tác giả. Công trình đó bây giờ bị coi là vô cùng lạc hậu. Sau cái “vô cùng lạc lối” ấy, ông Hán không cập nhật được gì, không có gì mới so với đồng tác giả GS Trần Đình Sử vẫn tiếp tục tiến xa. (GS Trần Đình Sử được mời Hội đồng tư vấn về LV Nhã Thuyên sau khi báo chí Đảng la lối, ông lại viết bài bênh vực Nhã Thuyên và phê phán những kẻ phê phán vô lối). Giới văn đại học ngày nay hầu như đã quên ông Hán rồi (cũng như đã quên bà GS Đặng Thanh Lê, vì những công trình bất cập của hai vị). Ông Hán kịp để lại một TS nối nghiệp, tên là Lê Quang Hưng, anh này chưa có một công trình gì cho ra hồn về văn học đương đại – giai đoạn Luận văn Nhã Thưyên đang nghiên cứu. Lê Quang Hưng này trước đây cùng dạy một tổ với TS Chu Văn Sơn (giám khảo Hội đồng 1). Lê Quang Hưng ắt có nhiều “cảm hứng” phê phán Luận văn thực triệt để, điều này cũng dễ hiểu thôi, thói đố kỵ của trí thức non.

Có thể bàn đôi chút về chức danh chủ tịch Hội đồng 2: PGS.TS Đoàn Đức Phương.

Mang danh một khoa Văn của trường ĐH khác, cho được cái chữ khách quan. Nhưng cũng biết rằng hai khoa Văn này về truyền thống là hai trường phái nghiên cứu từng rất khác nhau, không mấy hợp ý nhau. Đoàn Đức Phương cũng chưa phải là một chuyên gia được khẳng định về văn học hiện đại, đương đại, chưa có một bằng chứng rõ ràng nào về thành tích nghiên cứu của anh ta.

Than ôi, các vị giám khảo chấm lại hẳn đã được dặn dò, được “quán triệt tư tưởng”, được “đạo diễn” trả thù lao hậu hĩ, lại ghi thêm điểm cho sự thăng tiến về sau.

Tái bút

Nhiều người kinh ngạc về Công văn Ban tuyên giáo chỉ đạo báo chí, CV đó đã viết “Học hàm thạc sĩ Đỗ Thị Thoan”.

Xin đề nghị sửa lại ngay, đó là: “học vị thạc sĩ”.

(ảnh” trích công văn)

Chứng minh:

1. Từ điển Hán-Việt, Đào Duy Anh, giới nghiên cứu ai cũng công nhận là cuốn tự điển chữ Nho tin cậy nhất hiện nay, có ghi mục từ:

Học vị, 學位: cái danh vị của chính phủ cấp cho khi học nghiệp đã xong.

(Học nghiệp đã xong: tức là tốt nghiệp một khóa đào tạo).

(và chú thêm tiếng Pháp: titre).

Không có mục từ “học hàm”.

2. Từ điển Tiếng Việt năm 1997 của Trung tâm từ điển học Việt Nam.

Trang 438, ghi “Học vị: Danh vị cấp cho người có trình độ học vấn nhất định, thường là trên đại học. Học vị tiến sĩ”.

Mục từ này tương tự với từ điển Đào Duy Anh.

Trang 437 ghi “Học hàm: cấp bậc của người nghiên cứu-giảng dạy ở bậc đại học. Học hàm giáo sư”.

3. Từ điển Lạc Việt:

Phần Việt- Anh

“Học hàm”: Professorship, học hàm giáo sư.

“Học vị”: An academic distinction: danh hiệu học vị học thuật.

Với quan niệm “học hàm” như trên, cùng với ý đồ định hướng cho tiếng Việt “máy bay trở khách MH 370”, Ban tuyên giáo có tham vọng giữ cả vai trò “định hướng” cho ba ngôn ngữ, chống lại ba từ điển Hán- Việt- Anh nữa đấy!

Kết

Đề nghị 1: Tước học vị, học hàm của những người bí mật chấm lại luận văn Nhã Thuyên.

Đề nghị 2: Ban tuyên giáo nên đi học bổ túc ba ngôn ngữ Việt- Hán- Anh nếu muốn giữ cả trọng trách “định hướng ngôn ngữ” cho ngành đại học nước nhà.

Đề nghị 3: Trường ĐHSP Hà Nội cần công khai giải trình vụ việc trên báo Giáo dục & Thời đại, tờ báo ngành hoặc báo chí khác.
Giang Nam Lãng Tử
Theo blog Giang Nam Lãng Tử

Tương lai không dễ xác định

Ông Nguyễn Văn Ban (nguyên trưởng ban Bôxit – nhôm tổng công ty khoáng sản VN):  Tương lai không dễ xác định

TT – Ông Nguyễn Văn Ban, nguyên trưởng ban bôxit – nhôm Tổng công ty Khoáng sản VN, cho rằng: “Chúng ta làm nhà máy alumin theo phương án quá lạc quan, khi giá alumin lấy vào thời điểm Trung Quốc đang mua tới 500-600 USD/tấn. Đến nay giá alumin thấp nên dự án gặp khó…”.
Ông Nguyễn Văn Ban – Ảnh: C.V.K.
Ông Ban cũng cho rằng không thể giảm giá điện cho riêng nhà máy sản xuất nhôm…
Tiết kiệm chỗ không thật lớn…
* Ông từng phụ trách dự án bôxit, Bộ Công thương đề xuất giảm đầu tư cho an toàn hồ bùn đỏ để không ảnh hưởng đến hiệu quả dự án, theo ông có nên?
- Hồ bùn đỏ của Nhà máy Tân Rai tính toán thực tế đắt gấp bốn lần hồ bùn đỏ doanh nghiệp Mỹ làm ở Úc. Suất đầu tư cho 1m3 ở Úc chỉ có 6 USD, của VN thì gấp bốn lần. Đúng là đắt. Nhưng đắt do nhiều vấn đề. Đúng là có do yêu cầu an toàn. Nhưng vấn đề ở chỗ tại Úc, nhà máy alumin dùng công nghệ thải khô. Tức bùn đỏ khi thải có hàm lượng chất rắn chiếm 50-70%. Thải khô thì bùn sau khi ra chỉ cần tạo độ dốc, nước chảy đi thì bùn sẽ có thể chất đống, có thể đánh cao như núi. Nhưng Tân Rai không được như thế. Theo báo cáo, hàm lượng chất rắn chỉ được khoảng 46%, tức chưa đạt mức thấp nhất của thải khô, không tạo thành đống được. Vì vậy, giảm đầu tư cho an toàn cần cân nhắc kỹ.
* Rất nhiều đề nghị được đưa ra, có vẻ đều cố để dự án alumin có hiệu quả?
- Tôi nghĩ để giảm đầu tư cho an toàn cần làm đồng bộ, đảm bảo an toàn từ gốc. Theo hợp đồng mà tôi có, nhà thầu Trung Quốc đã cam kết cũng dùng công nghệ thải khô cho Nhà máy alumin Tân Rai. Nếu họ chưa đạt hàm lượng chất rắn từ 50-70% thì Tập đoàn Than – khoáng sản VN (TKV) cần đề nghị họ đảm bảo. Hungary sau khi bị sự cố cũng đã chuyển sang thải khô, dù đắt hơn một chút. Tốt nhất là đảm bảo đúng là thải khô, vì đây là gốc vấn đề.
Không thể giảm giá điện riêng cho nhà máy
* Vấn đề lớn khác là hiện có hai doanh nghiệp muốn chế biến alumin thành nhôm thành phẩm. Nhưng giá điện được Bộ Công thương hướng giảm chỉ còn 5,3-5,4 cent/kWh, thấp hơn giá điện bình quân hiện bán cho dân là khoảng 6,5 cent. Điều này có hợp lý?
- Bài toán này đã được đặt ra từ lâu rồi. Muốn làm ra 1 tấn nhôm cần tới 13.000 kWh điện. Vậy 300.000 tấn thì rất lớn, mà đó mới chỉ là một nhà máy. Trước đây, chúng tôi khảo sát và đề xuất làm nhà máy alumin công suất 300.000 tấn/năm. Khi đó chúng tôi đã tính phải để riêng Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi cho nhà máy điện phân nhôm vì chỉ có giá điện rẻ, công nghiệp nhôm mới hiệu quả được. Lúc đó phải tính TKV sẽ có trách nhiệm quản lý, bỏ chi phí vận hành rồi trả nợ dự án này, coi như tách nhà máy đó khỏi ngành điện. Nhưng Nhà máy Hàm Thuận – Đa Mi cũng chỉ đủ công suất cho một nhà máy điện phân nhôm công suất 72.000 tấn. Cuối cùng, Thủ tướng lúc đó là ông Phan Văn Khải đã kết luận do thiếu điện, tạm dừng không làm nhôm nữa. Giờ muốn có nhà máy công suất tới 300.000 tấn thì sẽ lấy nguồn điện giá rẻ ở đâu. Trong khi điện đang trong lộ trình tăng giá?
* Chính sách riêng cho nhà máy nhôm thì TKV phải tự lo ngay từ đầu, chứ giờ nếu bao cấp cho nhôm thì cả nước phải gánh thay?
- Các nước đều có chính sách giá điện riêng để phát triển công nghiệp nhôm. Nhưng thường tính từ trước, cho doanh nghiệp nhôm tự bỏ vốn đầu tư các thủy điện. Giờ thì vô cùng khó, không thể giảm giá điện riêng cho nhà máy nhôm được. Bởi điện vẫn kêu lỗ, thủy điện giá rẻ nhất, giúp giảm giá thành điện cho dân, giờ lại lấy đi sẽ ảnh hưởng không chỉ Tập đoàn Điện lực. Nếu bỏ ngân sách ra bù thì lại thành tiền thuế của dân hỗ trợ doanh nghiệp.
Thay đổi tư duy…
* Ông có nói chúng ta còn có thể tiết kiệm nhiều cái khác lớn hơn cả chi phí cho hồ bùn đỏ, vậy chúng là gì?
- Theo cam kết trong hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc, việc chúng ta dùng công nghệ Trung Quốc, tôi tính Nhà máy Tân Rai bị thiệt cỡ 20 triệu USD/năm do tỉ lệ thu hồi tinh quặng từ quặng thấp, chi phí năng lượng cao hơn tiêu chuẩn tiên tiến khoảng 30%… Đặc biệt, cái dai dẳng nhất là giải pháp vận tải ôtô. Thế giới họ không làm vậy. Chi phí vận tải đi từ Tân Rai ra cảng Gò Dầu lên tới khoảng 180km. Nếu nhân với công suất 600.000 tấn sản phẩm hằng năm, rồi nguyên vật liệu từ cảng về thì chi phí rất lớn, tính ra mỗi tấn sản phẩm mất cỡ khoảng 40 USD.
* Nhưng TKV nói tương lai sẽ lãi, nhà máy sẽ hiệu quả dù lỗ mấy năm?
- Tương lai không dễ gì xác định. Tập đoàn nhôm lớn nhất thế giới của Nga khẳng định nhôm thế giới hằng năm thừa nửa triệu tấn. Và vấn đề là nhà máy Nhân Cơ sẽ lỗ đến năm 2020. Mà chỉ cần lỗ vài năm đã nguy rồi. Bởi lãi phải trả, gốc sau hai năm cũng phải trả. Nếu lỗ thì lấy tiền đâu ra để hoạt động, trả nợ? TKV có bù tiền từ than, nhưng cũng phải vay. Mà đi vay tiếp thì lãi chồng lãi.
CẦM VĂN KÌNH thực hiện
————————————
* Tin bài liên quan:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét