Đào tạo con người và đào tạo công cụ
Paulo Thành Nguyễn FB
Đào tạo con người trong chế độ VNCHNăm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hữu Thế, Việt Nam Cộng hòa nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) tại Sài Gòn. Đại hội này quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu học đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật… Ba nguyên tắc “nhân bản” (humanistic), “dân tộc” (nationalistic), và “khai phóng” được chính thức hóa ở hội nghị này. Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa (1967).
1.Giáo dục Việt Nam là giáo dục nhân bản: Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác. Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
2. Giáo dục Việt Nam là giáo dục dân tộc: Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.
3. Giáo dục Việt Nam là giáo dục khai phóng: Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.
Đào tạo “công cụ” trong chế độ VNCS
Mục tiêu phấn đấu chung của cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng của Việt Nam là thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 142 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết này chỉ rõ những mục tiêu giáo dục như sau:
“… Xây dựng cho được một độ ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế đông đảo vững mạnh, ngày càng hoàn chỉnh về trình độ và ngành nghề, vừa có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với giai cấp công nhân, với dân tộc, liên hệ chặt chẽ với công nông, vừa có trình độ khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ giỏi, nắm vững những quy luật của tự nhiên và quy luật xã hội, có năng lực tổ chức và động viên quần chúng, đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế do thực tế nước ta đề ra và có khả năng tiến kịp trình độ khoa học, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.
Và quyết định 3704/QĐ-BGDĐT 2013, ban hành từ ngày 10/9/2013 mới đây cho biết bộ GDĐT sẽ triển khai và đảm bảo 90% HSSV phải học Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật và sau năm 2016, phấn đấu đưa tỉ lệ này đạt trên 99%.
- Nhìn mục tiêu giáo dục con người trong chế độ hiện nay có lẽ không khác việc sản xuất ra một cái laptop là mấy. Chúng ta được đào tạo cho những chức năng khác nhau nhưng đều được lập trình trong não trạng bằng một hệ tư tưởng một chiều, được định hướng bằng những nghị quyết duy ý chí của một nhóm người tự xưng là đại diện cho chúng ta! Thực trạng giáo dục của nước ta hiện nay có lẽ không cần phân tích nhiều thì ai cũng nhận ra được sự yếu kém của nó, những hiện tượng tiêu cực chúng ta đang nhìn thấy đầy trên mặt báo chỉ là những biểu hiện bên ngoài, trong khi vấn đề nó nằm ở “liều thuốc độc” bên trong, đó là mục-tiêu- giáo- dục- con -người -theo định hướng -xã- hội-chủ-nghĩa, có nghĩa là con người không được đào tạo để trở thành người, mà chỉ được đào tạo để trở thành phương tiện hay công cụ để phục vụ cho mục tiêu của một đảng phái. Bao lâu mục tiêu này còn tồn tại trong luật giáo dục, thì tất cả những sự hô hào cải cách giáo dục từ miệng các nhà lãnh đạo chỉ là những hình thức mị dân khác!
Gánh 20 triệu nợ công/người, người Việt tiết kiệm nhất ĐNA
(Tài chính)
– Đồng hồ nợ công toàn cầu vừa nhích tới con số trên 80,070 tỷ USD đối
với Việt Nam. Con số này kéo nợ công tăng 11,2% so với năm 2013.
Nợ công tính theo tỉ lệ đầu người ngày càng tăng
Ngày 23/3, đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt
clock) trên trang The Economist.com cho thấy, nợ công của Việt Nam đang ở
mức trên 80,070 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 886,36 USD;
nợ công chiếm 48,0% GDP, tăng 11,2% so với năm 2013.
Đồng hồ nợ công chỉ tới con số nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 80,070 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 886,36 USD. |
Nợ công toàn cầu đang ở mức trên 52.945 tỷ USD. Như
vậy, ở thời điểm này, tổng nợ công Việt Nam tăng thêm 2,634 tỷ USD; bình
quân nợ theo đầu người tiếp tục tăng thêm 27,31 USD/người.
Trước đó, ngày 17/1/2013, nợ công của Việt Nam ở mức
trên 70,576 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 787,9 USD; nợ
công chiếm 49,5% GDP, tăng 13% so với năm 2011. Nợ công toàn cầu đang ở
mức trên 49.767 tỷ USD.
Còn trước nữa là ngày 4/9/2012, nợ công Việt Nam khoảng 67,6 tỷ USD, tương đương 50% GDP, bình quân nợ là 756,9 USD/người dân.
Như vậy, số liệu mấy tháng gần đây cho thấy, nợ công
Việt Nam có xu hướng giảm tỷ lệ so với GDP, nhưng tăng về tỷ lệ bình
quân theo đầu người.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh e ngại: “Với chính sách
tiếp tục thế này thì đến tầm 2015 một lần nữa trần nợ công sẽ tăng vọt,
rơi vào khoảng 80% GDP”.
Theo TS. Đào Hùng và TS. Trịnh Quang Anh, Học viện
Chính sách và Phát triển, với áp lực phát hành trái phiếu chính phủ gộp,
cả để đảo nợ đến hạn (tổng hai năm 2014-2015 là khoảng 320 nghìn tỉ
đồng, dự đoán sẽ phát hành tập trung trong năm 2014), nguy cơ nợ công
chuyển sang trạng thái mất an toàn là có khả năng, kéo theo đó là nguy
cơ bất ổn hệ thống ngân hàng.
Cũng chung nhận định này, Quyền Viện trưởng Viện Chính
sách công và quản lý, Đại học Kinh tế Quốc dân, TS. Phạm Thế Anh cũng
đã đưa ra nhiều phân tích cho thấy sự mong manh của “giới hạn an toàn”
luôn được khẳng định trong nhiều báo cáo chính thức.
Người Việt chuyển sang tiết kiệm
Theo báo cáo khảo sát toàn cầu về niềm tin người tiêu
dùng mới được hãng nghiên cứu thị trường Nielsen công bố mới đây, Việt
Nam là quốc gia tiết kiệm nhất trong khu vực ASEAN.
Tờ Vnexpress đưa tin, có 74% người Việt tham gia khảo
sát cho biết họ sẽ để dành tiền sau khi đã trang trải hết các sinh hoạt
phí thiết yếu trong cuộc sống. Xếp thứ 2 là Indonesia (72%), kế đến
Philippines (68%), Thái Lan (66%), Singapore (64%) và Malaysia (63%).
Các quốc gia này đều thuộc Top 10 nước tiết kiệm nhất thế giới.
Có 90% người Việt Nam được hỏi cho biết họ thay đổi
thói quen mua sắm của mình để tiết kiệm tiền thừa. Trong đó, chi tiêu
cho quần áo mới và các khoản giải trí ngoài gia đình là những lựa chọn
cắt giảm đầu tiên, kế đó là gas và điện.
Cân nhắc chi tiêu, chỉ “duyệt” những danh mục tối thiểu trong gia đình là cách mà nhiều người Việt đang áp dụng |
“Tiết kiệm vẫn là lựa chọn hàng đầu vì người tiêu dùng
muốn bảo vệ ngân sách gia đình mình”, ông Matt Krepsik, Giám đốc giải
pháp Đo lường hiệu quả Marketing khu vực Đông Nam Á, Bắc Á và Thái Bình
Dương nói.
Bên cạnh tỷ lệ người để tiền tiết kiệm cao, báo cáo
của Nielsen còn cho thấy chỉ số niềm tin người tiêu dùng (CCI) Việt Nam
đạt 98 điểm trong quý IV/2013, cao nhất trong 2 năm trở lại đây và hơn
10 điểm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là mức cao
nhất kể từ khi hãng tiến hành khảo sát ở Việt Nam (quý I/2006). Vào quý
II/2010, CCI đạt 119 điểm, tăng mạnh gần 20% so với 3 tháng trước đó
nhưng mau chóng tụt xuống còn 88 điểm ở quý liền sau.
Kể từ năm 2011 đến nay, chỉ số này chưa lần nào vượt
quá 100 điểm. So với thế giới (CCI 94 điểm), Việt Nam có điểm trung bình
cao hơn nhưng vẫn thấp trong khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, tình hình tài chính cá nhân lại chỉ ở mức
trung bình. Có 55% người Việt Nam tham gia khảo sát cho biết họ cảm thấy
tài chính của mình ở mức tốt hoặc rất tốt. Tỷ lệ này ở Singapore là
54%, Malaysia 56%, Thái Lan 69%, Philippines 76% và Indonesia 84%.
Phương Nguyên
Venezuela trong ngõ cụt xã hội chủ nghĩa (1) và (2).
Thụy My – RFI blog
Biểu tình chống chính phủ tại Caracas, 19/03/2014. Dòng chữ trên biểu ngữ: “Khi Trung Quốc bước vào năm con ngựa, Venezuela ở vào kỷ nguyên con lừa. Hãy ra khỏi chủ nghĩa cộng sản Castro!”
LND :
Mới đây hôm 22/03/2014, hàng chục ngàn người Venezuela lại xuống đường
bất chấp đàn áp, đòi tự do dân chủ, phản đối cách cai trị « độc tài theo
kiểu Cuba ». Quốc gia Mỹ la tinh này tuy xa xôi nhưng lại ít nhiều gần
gũi với Việt Nam với khuynh hướng « xã hội chủ nghĩa », thường xuyên đả
kích các « thế lực thù địch ».
Thụy
My xin giới thiệu hai bài viết trên Le Monde ngày 12/03/2014 nói về
« chủ nghĩa xã hội kiểu Chavez » đã đẩy quốc gia có trữ lượng dầu lửa
hàng đầu thế giới đến tình cảnh phải phân phối theo chế độ tem phiếu.
Về
tiềm năng, Venezuela, đất nước sản xuất dầu lửa, là một nước giàu.
Nhưng mười lăm năm đi theo chủ nghĩa xã hội kiểu Chavez đã làm đo ván
quốc gia này cả về kinh tế lẫn xã hội. Từ đầu tháng Hai, người dân
Venezuela đã xuống đường hàng ngày để phản đối một chế độ đã làm nên ba
thành tựu : lãng phí do quản lý tồi tệ, tham nhũng và độc tài chính trị.
Chủ
nghĩa xã hội theo kiểu Chavez – cố Tổng thống nắm quyền từ năm 1999 cho
đến lúc qua đời vào năm 2013 là một thứ cốc-tai xã hội – độc lập dân
tộc theo mô hình Cuba, và phong trào đấu tranh chống đế quốc đã lỗi thời
của châu Mỹ la tinh.
Mười
bốn năm ngự trị của Hugo Chavez đã giúp ích cho một bộ phận dân chúng :
những người nghèo nhất trong số 30 triệu dân Venezuela đã được tái phân
phối lợi tức từ dầu lửa. Còn lại, Chavez đã đưa quốc gia này xuống đến
đất đen : nền kinh tế ì ạch dưới ách của Nhà nước, các nhà đầu tư trong
và ngoài nước nản lòng ; kiểm soát từ giá cả, ngoại hối cho đến ngoại
thương…
Được
bầu lên vào tháng 4/2013, người kế nhiệm ông Chavez là Nicolas Maduro
lại còn làm « tốt » hơn. Chỉ trong vòng một năm, ông ta đã làm đóng băng
hoạt động kinh tế của đất nước. Tuần này ông loan báo buộc lòng phải
thiết lập chế độ tem phiếu, theo cách Cuba đã làm cách đây nửa thế kỷ…
Ngoài
dầu lửa với trữ lượng lớn nhất thế giới, Venezuela sản xuất ngày càng
ít đi, và nhập khẩu hầu như tất cả mọi thứ. Trước đây là quốc gia trồng
trọt và chăn nuôi, ngày nay Venezuela phải đi mua hơn một phần ba hàng
tiêu dùng thông dụng.
Nhà
nước hầu như không còn tiền mặt – thật không còn gì để bình luận đối
với một quốc gia xuất khẩu dầu lửa hàng đầu ! Các bệnh viện thiếu thốn
đủ thứ. Việc cúp điện ngày càng trở nên thường xuyên. Tỉ lệ lạm phát
hàng năm vượt mức 56%, khiến những người nghèo lại càng khốn khổ hơn.
Rừng người biểu tình chống chính phủ Maduro tại Caracas ngày 22/03/2014.
|
Những
người biểu tình đối đầu với các dân quân. Lực lượng trung thành của chế
độ lên án những ai xuống đường là « tư sản ». Họ đã lầm. Đằng sau các
sinh viên, lực lượng chủ công của phong trào phản kháng, là chiếc bóng
của toàn xã hội Venezuela biểu lộ nỗi lo lắng của họ cho tương lai.
Với
việc cá nhân hóa quyền lực tột độ của Chavez, quân đội không ngừng tăng
cường dấu ấn lên đời sống chính trị. « Mô hình Cuba » sản sinh tại đây
tất cả những hệ quả thiếu lành mạnh nhất. Một nền kinh tế không chính
thức ra đời, một thị trường chợ đen cả nội thương lẫn ngoại thương trong đó những kẻ tai to mặt lớn ung dung hưởng lợi.
Bên
cạnh sự sụp đổ của nền kinh tế, còn phải kể đến tình trạng mất an ninh
tăng vọt : 25.000 vụ giết người một năm, không kể đến các vụ trộm cướp,
tấn công, bắt cóc đủ loại. Caracas là thủ đô nguy hiểm nhất hành tinh.
Cần phải huy động mọi
sự thu hút của tính ngoại lai Mỹ la tinh mới có thể khiến một số nhà
trí thức Pháp tìm thấy vài điều thú vị nơi chủ nghĩa xã hội kiểu Chavez.
Dưới thời Maduro cũng như Chavez, tự do của công chúng bị chế nhạo, một
bộ phận báo chí bị bịt miệng và tất cả các phe đối lập đều bị trấn áp.
Trong thực tế, chủ nghĩa xã hội Venezuela đã biến thành cơn ác mộng.________________________________________________________________________
Venezuela trong ngõ cụt xã hội chủ nghĩa (2)
Dòng người xếp hàng chờ mua thực phẩm tại một siêu thị ở San Cristobal, 27/02/2014.
|
Nạn khan hiếm hàng và buôn lậu ở Venezuela
Tại Caracas, Elsy Marino phải xếp hàng từ sáu đến mười tiếng đồng hồ mỗi tuần. Bà thở dài : « Tất cả mọi thứ luôn thiếu thốn : trứng, dầu ăn, bột bắp. Chắc chắn là mọi người đều chán ngán ». Nhưng đối với người nhân viên luôn ủng hộ chủ nghĩa Chavez, không có chuyện đi biểu tình « với bọn tư sản đối lập ». Lý do của khủng hoảng, theo bà : « Do ông Hugo Chavez không còn nữa ».
Người kế nhiệm, Nicolas Maduro đã quyết định đấu tranh chống lại « bọn đầu cơ tích trữ », mà theo ông là những kẻ phải chịu trách nhiệm về khủng hoảng. Hôm 08/03/2014, ông loan báo thiết lập « một hệ thống cung ứng cấp cao »
dự kiến phân phát các thẻ « tem phiếu điện tử ». Biện pháp này không
thể trấn an được phe đối lập, vốn chỉ trích chính quyền đã lấy Cuba làm
kiểu mẫu, và từ một tháng qua đã xuống đường tố cáo « sự phá sản của chế độ ».
Gần
một phần ba (28,3% vào cuối 2013) hàng tiêu dùng vắng bóng trong các
cửa hàng, theo « chỉ số khan hàng » của Ngân hàng Trung ương. Lạm phát
đạt mức 56,2% trong năm 2013, phá mọi kỷ lục. Trên thị trường chợ đen,
đồng đô la được bán với giá cao gấp 12 lần giá chính thức. Trữ lượng
ngoại hối giảm mất 30% trong năm 2013.
Catalina,
y tá làm đêm, đi chợ tại siêu thị Excelsior Gama, ở cạnh các rào cản.
Bà tìm thấy dầu ô liu nhưng không có dầu ăn bình thường, sữa đậu nành
thay vì sữa bò, thịt bò nhưng không có thịt gà, giấy lau dùng cho nhà
bếp nhưng tìm được giấy vệ sinh. Bà cho biết : « Có thể mua được từ những người bán hàng lưu động ở khu Petare, nhưng đắt lắm ». Tại đất nước có trữ lượng dầu hỏa lớn nhất thế giới, giấy vệ sinh đã trở thành một món hàng buôn lậu.
Làm việc tại một bệnh viện phụ sản, Catalina kể : « Các bệnh viện thiếu thốn đủ mọi thứ… »
Nếu phong trào phản kháng bùng nổ ở các tỉnh, đó là vì nạn khan hiếm
hàng hóa, thiếu thốn thuốc chữa bệnh và nạn cúp điện còn trầm trọng hơn
tại Caracas rất nhiều. Catalina kết luận : « Chính phủ biết rằng nếu Caracas bùng nổ, thì sẽ là dấu chấm hết đối với họ ».
Khách hàng được viết số thứ tự xếp hàng lên cánh tay.
|
Làm
thế nào Venezuela lại ra nông nỗi này ? Từ mười lăm năm qua, việc tái
phân phối lợi tức từ dầu lửa cho người nghèo đã làm tăng vọt nhu cầu nội
địa. Nhưng việc sản xuất hàng tiêu dùng lại không theo kịp, và quốc gia
này phải đi nhập khẩu đủ loại hàng. Theo các nhà kinh tế đối lập, việc
kiểm soát ngoại hối, được thiết lập từ năm 2003 cũng như kiểm soát giá
cả đã góp phần vào việc bóp nghẹt dần nền kinh tế. Giáo sư Pedro Palma
so sánh với « chiếc ga-rô buộc chặt lâu ngày rốt cuộc đã làm hoại thư toàn bộ cơ thể ».
Nhà
nước hiện nay đang thiếu tiền mặt. Venezuela, quốc gia sản xuất dầu thô
thứ 11 thế giới, mỗi ngày đưa ra thị trường 2,7 triệu thùng dầu, theo
BP Statistical Review of World Energy. Ông Palma nhắc nhở : « Tuy
nhiên một phần trong số dầu xuất khẩu là cho không – chủ yếu cho Cuba,
hoặc là cho các nước nhỏ ở vùng Caribê vay, hoặc là trả nợ cho Trung
Quốc ».
Các
cuộc bầu cử năm 2013 đã gây áp lực lên két tiền của PDVSA, tập đoàn dầu
khí quốc doanh, và lên tài chính công. Sau chiến thắng ngắn ngủi của
ông Maduro vào tháng Tư, chính quyền không ngần ngại đổ tiền ra để đảm
bảo chiến thắng cho các ứng cử viên phe mình trong cuộc bầu cử địa
phương tháng 12. Nhà nước trút đến những đồng tiền cuối cùng trong hầu
bao và cho các máy in tiền hoạt động. Trong vòng một năm, số tiền đưa
vào lưu hành tăng lên 74%.
Đất
nước tràn ngập những đồng bolivar. Nhưng chính phủ phân phối một cách
dè sẻn tiền mặt với tỉ giá 6,3 bolivar đổi được một đô la. Trên thị
trường chợ đen, một đồng đô la có giá đến 82 bolivar. Sự cách biệt tỉ
giá lớn lao này mang lại hạnh phúc cho những người giỏi xoay sở và bọn
buôn lậu.
Những
người bán lẻ ở khu Petare chỉ là cò con trong một hệ thống mà từ trên
thượng nguồn đã nuôi dưỡng tham nhũng với những món lợi khổng lồ.
Theo
chính quyền, 40% số thực phẩm nhập khẩu theo tỉ giá chính thức được tái
xuất khẩu sang những nước láng giềng trong đó có Colombia. Một ký gạo
với giá quy định, sang bên kia biên giới tăng gấp mười lần. Bọn mafia
đầy quyền lực kiểm soát việc buôn lậu xăng dầu, mặt hàng gần như miễn
phí ở Venezuela.
Do
không thể nhập khẩu được những nguyên liệu cần thiết, các doanh nghiệp
sản xuất suy sụp. Do không thể chuyển lợi nhuận về nước, các công ty đa
quốc gia ngần ngại không muốn đầu tư thêm. Tập đoàn cuối cùng còn cho
lắp ráp xe hơi tại Venezuela là Toyota vào cuối tháng Giêng đã thông báo
tạm ngưng hoạt động. Tổng cộng, Nhà nước Venezuela còn nợ các công ty
tư nhân 13 tỉ đô la.
Theo
báo cáo Doing Business 2013 của Ngân hàng Thế giới, Venezuela đứng thứ
181/189 về không khí kinh doanh. Nhà kinh tế Angel Garcia Banchs nhấn
mạnh : « Tuy nhiên thị trường Venezuela sinh lợi cao và đầy hứa hẹn khiến các tập đoàn đa quốc gia thường làm ngơ ».
Ông Palma thở dài : « Trừ phi giá dầu lại tăng lên, không gì có thể gây hy vọng có một sự cải thiện quan trọng tình hình trước mắt ».
Theo các nhà kinh tế đối lập, nạn khan hiếm thực phẩm thiết yếu có thể
còn trầm trọng hơn trong những tháng tới. Và tình hình chính trị đối với
ông Maduro sẽ còn phức tạp hơn.
Miến Điện: Chủ nghĩa tư bản nhà nước hay pháp quyền?
Phiatruoc
Miến Điện
hiện đang đứng giữa những lựa chọn khó khăn – một là mở cửa xây dựng
nền tảng pháp quyền hoặc dấn sâu vào chủ nghĩa tư bản nhà nước kiểu
Trung Quốc trong đó nhà nước được điều hành bởi quân đội.
Tính đến
thời điểm hiện tại, Miến Điện có thể chọn một trong hai con đường. Quân
đội chiếm 25% số ghế trong quốc hội đã giúp họ giành vị trí mạnh mẽ
trong vài trò thống trị hệ thống chính trị. Sự hiện diện của quân đội
trong nền kinh tế chủ yếu thông qua việc chiếm đất của người dân địa
phương và sự thân thiết đối với các tập đoàn lớn đầu tư vào quốc gia
này. Cựu nguyên thủ quốc gia Than Swe đã được thay thế bởi tổng thống
dân sự đầu tiên – tức ông Thein Sein, trong vòng 50 năm qua. Mặc dù
chính phủ dân sự hiện nay trên danh nghĩa vẫn có sự hậu thuẫn của quân
đội nhưng ông Than Swe dường như đã nhận ra sức mạnh của mình bị giảm đi
rõ rệt.
“Chúng
tôi là một nền dân chủ có nhiều phe phái. Chính vì điều này đã làm cho
việc chuyển đổi đất nước không thành công”, một quan chức Miến Điện nói
với tổ chức quốc tế có trụ sở tại Yangon.
Giữa
những thay đổi chính trị mang dấu hiệu ngày càng đi xuống, dường như ở
đất nước này xuất hiện một nhân tố bí mật có thể mang lại cơ hội thay
đổi lớn: Mối quan hệ văn hóa có thể tạo cơ sở cho nền dân chủ.
Ví dụ tại
Miến Điện xuất hiện một nhóm chuyên đào tạo luật sư cho các địa phương
trải dài 14 huyện trên cả nước. Vai trò chính của các luật sư này là
chống lại các hoạt động bất hợp pháp của chính quyền địa phương đối với
những vụ lạm dụng chức quyền trong các dự án mua đất đai bất hợp pháp.
“Nhiều luật sư trong nhóm này đã đạt được thành côn”, một đại diện cho
biết.
Bên cạnh
các nhóm luật sư địa phương còn có các mãnh đạo điều hành doanh nghiệp
tại Miến Điến, bao gồm rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nữ đã và đang ra
sức đào tạo, thay đổi các doanh nghiệp nhỏ và thậm chí họ còn thành lập
hoạt động tài chính vi mô cho các doanh nghiệp nhỏ đó. Hoạt động tài
chính này đã làm giúp cho các doanh nghiệp nhỏ được mở rộng mà không phụ
thụôc vào ngân hàng và dần dà mang lại những dấu hiệu suy giảm kiểm
soát của nhà nước.
Chính phủ
Miến Điện đã có những chính sách hạn chế việc kiểm duyệt các đối với
các phương tiện truyền thông vào năm 2011, nhưng sự việc năm ngoái đã
xảy ra ngòai dự kiến, chính phủ đã chính thức cấm những nội dung của các
website nước ngoài mang yếu tổ chỉ trích những việc làm trái pháp luật
của chính phủ nước này. Chính việc này đã kéo theo hệ quả lớn trong
ngành truyền thông, báo chí Anh và một vài tờ báo nhỏ khác của Miến Điện
đã liên tục đăng lên những câu chuyện về quyền dân tộc và đối lập chính
trị. Những phóng viên của các tờ báo này đều bị bắt giam cùng với những
người biểu tình theo Điều 18 chống hội họp tự do. Nhưng những người bị
bắt giam này dường như đều được đối xử khá tốt trong thời gian bị giam
giữ – khác với thời gian trước đây – duy nhất một điều đó chính là tương
lai của họ không hề được đảm bảo.
Đầu năm
nay, một cuộc biểu tình quy mô trên toàn quốc đã buộc chính phủ phải
hủy bỏ dự án xây dựng đập do tập đòan China International Power chủ
thầu. Mặc dù các vận động chính trị của cuộc biểu tình đều kết thúc bằng
việc giam giữ nhưng dường như ảnh hưởng của cuộc biểu tình đã diễn ra
xuyên suốt tại nước trong một thời gian dài.
Bên cạnh
đó, một nhóm môi trường độc lập được gọi là Ecodev đang giảng dạy người
dân ở 42 thị trấn trên tổng số 330 trên cả nước. Họ đang cố gắng mở rộng
đến con số 72 để có thể thúc đẩy chính quyền địa phương thực hiện
nghiêm ngặt qui định pháp luật về môi trường được đề ra trên các văn
kiện do chính phủ ban.
Những
hoạt động trên đem lại những giá trị thực tế khá lớn. Mặt dù sự hiện
diện của chính phủ không bao phủ hết toàn bộ hoạt động như một số quốc
gia khác nhưng những nhà hoạt động về quyền con người tại Miến Điến vẫn
phải đề phòng khi bàn bạc về kế hoạch họat động chính trị của mình.
Có hai lỗ
hổng lớn giải thích tại sao các nhà hoạt động nhân quyền nói rằng những
thuận lợi được đem đến trong thời gian vừa qua chỉ mới dừng ở mức chủ
quan. Một là sức mạnh quân đội vẫn được duy trì; hai là các vấn đề xung
quanh các vụ xung đột giữa các bộ tộc. Có rất nhiều ý kiến quan ngại khi
xác định sức mạnh quân sự sẽ được sử dụng để kiểm soát cuộc bầu cử vào
năm 2015. Ngoài việc giữ 25% số ghế trong quốc hội vốn gây ra nhiều bất
đồng ý kiến, quân đội Miến Điện cũng bị cáo buộc lợi dụng quyền hạn và
sự mở cửa của kinh tế để chiếm đất đai của dân.
Đằng sau quân đội Miến Điên đang
được hậu thuẩn bởi một công ty Trung Quốc điều hành các đường ống dẫn
chảy từ VỊnh Benngal vào tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Mặc dù có mối quan tâm
và những bất đồng khá lớn trong vấn đề ô nhiễm nhưng tham nhũng và thu
hồi đất vẫn tếp tục iên ra. “Chúng tôi sẽ tập trung vào vấn đề các
đường ống dẫn khí nhưng chúng tôi sẽ cực kì thận trọng để không gây ra
bất kì một sự cố ngoại giao đáng tiếc nào”, – một nhà hoạt động nhân
quyền về môi trường cho biết.
Vấn đề
thứ hai là vấn đề Miến Điện có quá nhiều cuộc xung đội giữa các sắc tộc.
Hiện tại, Miến Điến có 134 nhóm dân tộc được chia cho 8 sắc tộc chính,
mặc dù các học giả của Đại học Yale James Scott cho rằng hầu hết họ
không phải là những dân tộc riêng biệt nhưng điều này hoàn toàn bị phủ
nhận nhận. Các dân tộc này đang ngày càng mất đi khả năng kiểm soát đất
đai có giá trị trong khi tăng trưởng GDP của Miến Kiện đang ngày càng
cao, đạt ngưỡng 6.5% mỗi năm vào năm 2013.
Có lẽ
người thua cuộc trong các cuộc xung đột giữa các sắc tộc tại Miến Điện
cho đến nay là người Rohingya, một nhóm Hồi giáo không được chính phủ
công nhận quyền công dân. Nhiều người còn chỉ trích rằng những người
Rohingya phải bị trục xuất khỏi đất nước và không phải dân tộc thuộc về
Miến Điện.
Bên cạnh
đó, những cách hoạt động của bà Aung Sang Suu Kyi đang bị chỉ trích khá
gay gắt do có những hoạt động chính trị không hiệu quả. Tuy nhiên, sau
hơn 20 năm bị cô lập khỏi thế giới và không hề có kinh nghiệm hoạt động
chính trị, bà Suu Kyi cần phải có những hậu thuẫn cực kì mạnh mẽ để có
thể xây dưng được một đảng chính trị có khả năng điều hành đất nước.
Còn một
vấn đề nữa không được coi trọng nhưng nó cũng đem lại những thay đổi
trong dư luận xã hội chính là di sản còn sót lại từ sự cai trị Anh Quốc.
Năm nay, Đại học Yangon đã phát động một chương trình nhân quyền cho
một nhóm Kitô giáo bao gồm các dân tộc thiểu số. Họ họ đã tổ chứng một
cuộc họp tôn giáo lợn tại Yango vào tháng 12 với sự chấp thuận ngầm của
chính phủ. “Chúng tôi đang theo dõi và chờ đợi”, một đại diện của nhóm
người Kitô giáo Lisu thiểu sổ cho biết.
Andrew Collier là một thành viên cấp cao của tổ chức Mansfield Foundation.
Nguồn : http://thediplomat.com.
Bất thường quanh một luận văn
BBC
Một luận văn văn chương bảo vệ xuất sắc nhiều
năm về trước bất ngờ bị chấm lại, tác giả sau đó bị ‘tước bằng’, giáo
sư hướng dẫn bị ‘cho về hưu non’ là những dấu hiệu bất thường của một
quyết định hành chính ‘chính trị hóa’ và ‘phi khoa học’ theo một nhà phê
bình văn học từ Việt Nam.
Hôm 23/3/2014, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng chính quyền đã
có những hành xử không bình thường với luận văn “Vị trí của kẻ bên lề:
Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn học” và nhóm thực hiện
gồm tác giả luận văn – giảng viên hợp đồng Đỗ Thị Thoan và người hướng
dẫn luận văn, PGS. TS Nguyễn Thị Bình thuộc Khoa Ngữ văn, Đại học Sư
phạm Hà Nội 1.Theo ông Nguyên, việc bà Bình, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, phải nhận quyết định ‘về hưu non’ năm năm trước khi tới tuổi, đồng thời giảng viên hợp đồng của Khoa, Đỗ Thị Thoan, bị cho chấm dứt hợp đồng có thể liên quan tới việc họ đã lựa chọn khách thể nghiên cứu là tác phẩm của các tác giả thuộc nhóm Mở Miệng, một nhóm không được nhà nước công nhận.
Hôm Chủ Nhật, ông Nguyên nói với BBC:
“Tôi cho đây là những quyết định hành chính phi khoa học, quyết định hành chính tức là cho PGS. TS Nguyễn Thị Bình buộc phải nghỉ hưu, khi ở độ tuổi của chị và theo chế độ hiện hành, chị vẫn có thể làm thêm từ 5-7 năm nữa.
“Rồi lập một hội đồng xem lại luận văn thạc sỹ của Đỗ Thị Thoan tức Nhã Thuyên và rồi ra quyết định là không công nhận kết quả đó, tước bằng thạc sỹ của Đỗ Thị Thoan, thì tôi bảo rằng phi khoa học.”
‘Không hề vấn ý’
Nhà phê bình cho rằng bản luận văn đã được chấm từ trước qua một quy trình chặt chẽ, nghiêm túc, hội đồng chấm luận văn được cấp có thẩm quyền chuyên môn và quản lý chuyên môn tinh chọn, nay không thể chấm lại mà không hề vấn ý của họ, đồng thời không thông báo gì để mời tác giả luận văn và người hướng dẫn tham gia bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ.“Chúng tôi cho rằng đây là một vụ việc bị chính trị hóa, và người ta có thể hỏi tại sao lại chọn bản luận văn này, còn các bản luận văn khác thì sao?“
Phạm Xuân Nguyên
Trước việc xuất hiện gần đây một công văn được cho là của Ban Tuyên Giáo Trung ương Đảng hướng dẫn báo chí trong nước không đăng tải bài vở ‘trái chiều’ liên quan vụ việc, ông Nguyên cho rằng, tuy chưa thể kiểm chứng tính chân thực của công văn, có thể đã có một áp lực chính trị phía sau sự việc xét lại luận văn.
Ông Nguyên nói: “Chúng tôi cho rằng đây là một vụ việc bị chính trị hóa, và người ta có thể hỏi tại sao lại chọn bản luận văn này, còn các bản luận văn khác thì sao?
“Và nếu thế, nó sẽ tạo ra một tiền lệ là có những hội đồng chùm lấp lên các hội đồng chính thức khác, mà các hội đồng này đều có đóng dấu đỏ, đều có quyết định thành lập.”
‘Áp lực cấp cao’
Ông Nguyên nêu quan điểm rằng Bộ Giáo dục & Đào tạo và Đại học Sư phạm cần phải mời các hội đồng cùng hợp tác với nhau, trong trường hợp thực sự cần xem xét lại luận văn, có tham vấn hội đồng cũ, để tránh việc có sự chênh biệt quá lớn giữa hai kết quả.Hôm 23/3, một nguồn từng cộng tác với Khoa Ngữ văn của Đại học Sư phạm I cho BBC hay có thể đã có một áp lực từ cấp Bộ Giáo dục & Đào tạo, cũng như cao hơn nữa là từ Ban Tuyên Giáo Trung ương yêu cầu Đại học Sư phạm có động thái cứng rắn với bà Bình.
Nguồn muốn được dấu tên này cho rằng bà Bình có nhân thân tốt, không có vấn đề gì với Ban Chủ nhiệm Khoa và Ban Giám hiệu Nhà trường và các đồng nghiệp, học viên, sinh viên.
Tuy nhiên, vẫn theo nguồn này, người ta không ngoại trừ chính việc lựa chọn tác phẩm của nhóm ‘Mở Miệng’ làm khách thể nghiên cứu và hướng dẫn nghiên cứu là một lý do chính đằng sau vụ việc.
‘Ai đúng, ai sai?’
Gần đây, trên trang mạng ‘Blog Giáo Dục Việt Nam’, Tiến sỹ Vũ Thị Phương Anh đã lên tiếng về vụ việc qua bài viết có tựa đề ‘Tám câu hỏi về vụ luận văn thạc sĩ của Nhã Thuyên’, trong đó, tác giả nêu câu hỏi:“Nếu cho rằng kết quả chấm lại mới chính xác và vì thế Nhã Thuyên đáng bị tước bằng, vậy có thể kết luận rằng hội đồng chấm lần trước, và cả người hướng dẫn, đã sai?”
Trong một diễn biến khác, hôm 18/3, Tiến sỹ Nguyễn Thị Từ Huy từ Sài Gòn đã gửi một bức “Thư gửi cộng đồng đại học và cộng đồng nghiên cứu Việt Nam”, trong đó kêu gọi các giới liên quan và cộng đồng lên tiếng về hai đồng nghiệp nhà giáo qua vụ việc.
“Đừng để họ vì có sự can đảm trong hoạt động nghiên cứu mà phải chịu bất công.”
Trong cuộc trao đổi hôm Chủ Nhật, ông Phạm Xuân Nguyên, người đồng thời là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội cho rằng tác phẩm của nhóm tác giả thi ca ‘Mở Miệng’ cần được đối xử bình đẳng từ góc nhìn văn học, văn chương và khoa học.
Cuối tuần này, BBC đã liên hệ với ông Đỗ Hải Phong, Trưởng khoa Ngữ văn thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội, đơn vị đã thành lập hoặc liên quan hai hội đồng chấm và chấm lại luận văn với chủ đề về nhóm Mở Miệng, nơi PGS Nguyễn Thị Bình làm việc, để tìm hiểu về lý do, tính xác thực của các sự việc và các quyết định ‘hưu non’ với bà Bình, ‘tước bằng’ với cựu giảng viên Đỗ Thị Thoan.
Tuy nhiên, ông Phong đã từ chối trả lời các câu hỏi của phóng viên.
tin tức đào tạo con người rất hay nhưng nếu con người luôn học hỏi và làm chủ tư duy thì còn gì bằng nữa qua hoc youtube marketing ở đâu
Trả lờiXóa