Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Báo chí VN chỉ là công cụ bị lợi dụng - Biết từ chối cũng là cách để được kính trọng

Thủ tướng: Đừng để thanh niên thất nghiệp

Nói chuyện với cán bộ Trung ương Đoàn và các bộ ngành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định dù nước nghèo vẫn cố gắng chăm lo cho thế hệ trẻ việc học tập và tạo việc làm. Làm việc với Đoàn Thanh niên CS HCM hôm nay (22/3), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định vai trò xung kích, tình nguyện, vượt khó, sáng tạo của thanh niên, những rường cột tương lai của đất nước. Vì vậy, các bộ ngành chức năng phải thông qua các đoàn hội đội, tạo điều kiện về tinh thần và vật chất cần thiết cho thanh niên.
“Chăm lo lợi ích chính đáng cho thanh niên trước hết là việc học tập, trong đó có rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, kiến thức, năng lực”, Thủ tướng khẳng định chăm lo không có cách nào tốt hơn là bằng chính sách giáo dục.
“Không có kiến thức thì không sánh vai, cạnh tranh với ai được, không đưa đất nước phát triển nhanh mạnh được”, Thủ tướng nói.
Về tăng cường chất lượng giáo dục, Thủ tướng nhấn mạnh đến dạy nghề, cao đẳng và đại học. Nhắc đến chính sách cho sinh viên nghèo vay vốn học tập, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Đảng và Nhà nước cam kết không để cho học sinh nào thi đỗ mà không thể học vì không có tiền.
“Đất nước còn nghèo nhưng chi vào đây là đúng, phải chắt chiu, dành dụm mà chi vì thế hệ trẻ”, Thủ tướng tỏ ý vui mừng với thông tin những sinh viên vay vốn đợt đầu nay đã trả được đủ.
Đưa thanh niên ra lập nghiệp ở đảo
Vấn đề thứ hai là tạo việc làm, Thủ tướng yêu cầu “đừng để thanh niên thất nghiệp”.
“Thanh niên thành thị hiện thất nghiệp dưới 4%, thanh niên nông thôn thiếu việc làm nhiều hơn, năng suất lao động thấp hơn. Thanh niên nông thôn hiện bức xúc nhất là việc làm, họ đi xuất khẩu lao động chỉ là bất đắc dĩ, vì thu nhập không cao mà ẩn chứa nhiều nguy cơ”, Thủ tướng nói.
Ông Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu công tác dạy nghề với thanh niên nông thôn phải đảm bảo: người tiếp tục làm nông nghiệp sẽ có năng suất cao hơn, ứng dụng được khoa học kỹ thuật; đồng thời chuyển từ lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Thủ tướng cũng yêu cầu tăng vốn cho Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, trong đó nâng tỉ lệ cho thanh niên nông thôn vay.
Về việc tạo điều kiện cho thanh niên lập nghiệp, Thủ tướng đồng tình với ý kiến của Bộ NN&PTNT về việc đưa thanh niên xung phong ra xây dựng các đảo.
Trước đó, Thứ trưởng Vũ Văn Tám của Bộ NN&PTNT đề nghị Trung ương Đoàn cân nhắc thay vì thành lập các làng thanh niên lập nghiệp, nên đưa thanh niên xung phong ra xây dựng các đảo.
“Các mô hình đảo thanh niên như ở Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ rất hay, thấy rõ vai trò của Đoàn Thanh niên. Tới đây, Bộ NN và Quốc phòng sẽ triển khai xây dựng các làng chài, Đoàn cũng nên nghiên cứu phối hợp để đưa thanh niên xung phong ra đó, có chế độ chính sách”, ông Tám nói.
Thứ trưởng NN cho rằng những hoạt động như thanh niên xung kích trên biển, tôn vinh các ngư dân trẻ… cũng góp phần giáo dục tình yêu biển đảo và ý thức bảo vệ chủ quyền trong thanh niên.
Báo cáo về đề án đưa 600 trí thức trẻ về làm Phó Chủ tịch UBND xã tại 63 huyện nghèo, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho biết: Trong năm 2013, gần 85% số trí thức trẻ này được đánh giá là xuất sắc và tốt, 142 người được kết nạp Đảng. Bộ Nội vụ và Trung ương Đoàn sẽ tiếp tục thực hiện đề án này đến năm 2017.
Bên cạnh đó là đề án tuyển chọn 500 trí thức trẻ về đảm nhận 5 chức danh công chức chuyên môn ở các xã miền núi trong năm 2014, cũng như đề án tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và các nhà khoa học trẻ, dự kiến thu hút 1000 người từ nay đến năm 2020.
THEO VIETNAMNET

Báo chí VN chỉ là công cụ bị lợi dụng



Một nhà báo kỳ cựu ở Việt Nam nhận định rằng báo chí Việt Nam không thể làm được vai trò giám sát chống tham nhũng mà chỉ là công cụ cho các phe phái trong Đảng sử dụng để đánh nhau.
Ông Huỳnh Ngọc Chênh, từng là thư ký tòa soạn báo Thanh niên, nói rằng báo chí Việt Nam ‘chả có vai trò gì hết’ trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
“Báo chí chịu sự chỉ đạo của Nhà nước, của Đảng,” ông Chênh nói, “ Đảng ra lệnh làm việc gì thì người ta làm việc đó. Vụ (tham nhũng) này cần đánh thì sẽ đánh. Vụ kia cần để đó thì người ta không đánh.”
Ông nói những vụ việc về tham nhũng mà báo chí Việt Nam đã đưa tin ‘đều là có chỉ đạo’.
“Họ đưa thông tin ra nhằm mục đích gì đó, được chỉ đạo từ đâu đó,” ông nói thêm.
“Đâu đó từ trên cao nói vụ này cần phải đánh thì cơ quan điều tra mới dám đưa ra tài liệu và phóng viên mới có tài liệu để viết,” ông nói và khẳng định rằng báo chí ‘chắc chắn là công cụ’ bị các phe phái trong Đảng ‘lợi dụng để đánh nhau’.
Ông Chênh dẫn chứng vụ việc về Ban quản lý dự án PMU18 liên quan đến Bùi Tiến Dũng được khui ra là vì ‘thông tin từ một nhóm người nào đó thấy rằng có lợi cho họ thì họ tung ra’.
“Nhưng khi phe bên kia bắt đầu phản công lại được thì họ ém lại và trừng trị những người đã đưa thông tin lẫn những người viết bài,” ông giải thích.
Ông nói báo chí Việt Nam không thể đánh được tham nhũng do ‘không được quyền hỏi tài liệu hồ sơ ở bất cứ cơ quan nào hết’ trừ khi các cơ quan điều tra đưa thông tin ra.
“Quyền công bố thông tin cho công chúng là không có,” ông nói thêm, “Nhà báo không có quyền tới phường gặp công an yêu cầu người ta cung cấp tài liệu – bất cứ vấn đề gì từ lớn đến nhỏ.”
THEO BBC

Nếu kinh tế Trung Quốc sụp đổ…

Nền kinh tế Trung Quốc đã bộc lộ những dấu hiệu nguy hiểm. Tốc độ tăng trưởng giảm, tài chính có nguy cơ lâm vào khủng hoảng trầm trọng… Theo các chuyên gia, đã đến lúc phải tính toán cho kịch bản nền kinh tế này sụp đổ.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại. Nếu kinh tế nước này sụp đổ, hậu quả có thể sẽ rất tai hại trong ngắn hạn đối với các nền kinh tế thế giới phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Nhận định đó được tiến sĩ kinh tế học Jean-Joseph Boillot đưa ra trên tạp chí “Thế giới” trong lúc các nhà quan sát và chuyên gia quốc tế tỏ ra lo ngại trước tình trạng đi xuống của nền kinh tế thứ hai thế giới.
Rõ ràng tỷ trọng của Trung Quốc trong GDP toàn cầu đang gia tăng, nhưng việc tăng trưởng của nước này giảm liệu có kéo tăng trưởng của thế giới giảm theo và ảnh hưởng tới tất cả các nền kinh tế trên thế giới, cụ thể là ở châu Âu, hay không ?
Theo ông Jean-Joseph Boillot, nếu tăng trưởng của Trung Quốc chững lại nhiều có thể sẽ ảnh hưởng. Tuy nhiên, ông cho rằng mọi thứ còn phụ thuộc vào kịch bản sẽ diễn ra như thế nào: chững lại từ từ hay khủng hoảng tài chính dữ dội.
Trong trường hợp thứ hai, có thể xảy ra hiện tượng dây chuyền đối các thị trường tài chính của thế giới thông qua một cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn châu Á và qua đó đến toàn bộ các thị trường khác. Có rất nhiều sản phẩm tài chính hiện phụ thuộc vào việc nền kinh tế Trung Quốc có lành mạnh hay không, kể cả ở châu Âu.
Nếu căn cứ vào kịch bản theo đó tăng trưởng của Trung Quốc tụt xuống còn 4% hay 5%/năm như người ta bắt đầu lo ngại, có thể sẽ có hai hậu quả.
Thứ nhất, về ngắn hạn, hậu quả thực sự sẽ rất tiêu cực đối với cân bằng thương mại của thế giới. Quả thực, có ít cái để thay thế cho hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc và nước này sẽ tiếp tục xuất khẩu các sản phẩm đó. Các nhà sản xuất Trung Quốc lúc đó sẽ tìm cách xuất khẩu bằng mọi giá để duy trì nhịp độ sản xuất ở trong nước, đồng thời sẽ giảm mạnh nhập khẩu trang thiết bị và nguyên liệu vì cầu ở trong nước giảm.
Tình trạng mất cân bằng tổng thể đối với Trung Quốc, vốn đã nghiêm trọng, có nguy cơ nghiêm trọng hơn chứ không như người ta nghĩ. Tình hình đó sẽ đặt các nước đã bị thâm hụt vào tình thế rất khó khăn. Các nước phát triển sẽ không phải là những nước đầu tiên bị ảnh hưởng mà là các nước mới trỗi dậy như Brazil hay Ấn Độ. Đấy là chưa nói đến châu Phi, châu lục vốn xuất khẩu ồ ạt tài nguyên thiên nhiên sang Trung Quốc.
Thứ hai, cũng về ngắn hạn, nhưng là đối với các thị trường tài chính. Từ khi xuất hiện sức ép theo hướng đồng nhân dân tệ (NDT) giảm giá hay ít nhất là dừng việc tái định giá đồng tiền này bắt đầu từ vài năm nay, có nguy cơ cuộc chiến tiền tệ – vốn bắt đầu từ hơn một năm qua – sẽ quyết liệt hơn. Nếu đồng NDT mất giá, tất cả các đồng tiền khác là đối thủ của đồng NDT sẽ cạnh tranh với nhau và điều đó sẽ đẩy sức ép ngầm gia tăng, đặc biệt là ở châu Âu vốn là nơi không kiểm soát tỷ giá hối đoái theo yêu cầu cạnh tranh mà chỉ dựa trên cơ sở lạm phát. Tóm lại, tỷ giá hối đoái thực của đồng euro sẽ được nâng lên và điều đó hoàn toàn không có lợi cho việc tạo việc làm.
Hiện tượng thứ hai sẽ xuất hiện trên các thị trường tài chính thông qua các thị trường chứng khoán. Một phần lớn lợi nhuận của các công ty Phương Tây, dù của châu Âu hay Mỹ, trên thực tế có được là nhờ các thị trường mới nổi, cụ thể là ở Trung Quốc, thông qua chi phí sản xuất thấp và lượng sản phẩm bán được tăng mạnh trong những năm gần đây. Đó là xe hơi loại sang của Đức với thị trường nước ngoài hàng đầu hiện nay là Trung Quốc. Nếu lợi nhuận của các công ty này bị ảnh hưởng mạnh bởi tình trạng tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc chững lại. Điều đó sẽ tác động đến các thị trường chứng khoán. Các thị trường này lúc đó có thể mất từ 20% đến 25%, qua đó tác động đến nền kinh tế thực thông qua việc giảm đầu tư cộng với giảm tín dụng và lợi nhận ngân hàng.


Nếu tăng trưởng của Trung Quốc chững lại, điều này có thể sẽ có tác động nghiêm trọng trong ngắn hạn. Con số quan trọng dĩ nhiên là GDP của Trung Quốc, hiện cao thứ hai thế giới, và cả sức nặng của nước này trong thương mại thế giới. Về mặt cơ học, GDP của thế giới có thể sẽ mất khoảng 6-10%.
Nhận định về việc nước nào sẽ chịu tác động nhiều nhất của cú sốc đó, ông Jean-Joseph Boillot cho rằng đó là các nước và vùng lãnh thổ ở châu Á có mối quan hệ “khép kín” với Trung Quốc, như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan. Lượng hàng phụ kiện của các nước nói trên xuất sang Trung Quốc lúc đó sẽ giảm mạnh và các nền kinh tế này khó tránh khỏi chững lại rất nhiều do phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Nhóm nước thứ hai chịu tác động là các nước xuất khẩu nguyên liệu sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, tăng trưởng của Trung Quốc giảm sẽ thúc đẩy nhanh hơn tiến trình rút khỏi Trung Quốc của các nhà đàu tư quốc tế. Trào lưu đó có thể sẽ có lợi cho các nước khác trên thế giới, cụ thể là ở châu Âu và các nước mới nổi từng bị Trung Quốc cạnh tranh quyết liệt trong 20 năm trở lại đây.
Trên thực tế, hiệu ứng trung hạn nói trên đang diễn ra. Từ 5-6 năm nay, người ta thấy hoạt động kinh tế đang dần dần chuyển từ Trung Quốc sang các nước khác: không những các nước mới nổi như Việt Nam hay Bangladesh, mà cả các nước châu Âu như Pháp. Vấn đề thực sự ở đây là trong khoảng một chục năm nữa, thế giới liệu có đi đến chỗ lặng lẽ chấm dứt sự thống trị của hàng “Made in China” không hay sẽ tạo ra sự hỗn loạn. Nền kinh tế thế giới không được gì nếu đột ngột kết thúc một hệ thống mà chính các nước Phương Tây đã góp phần khởi động vào giữa những năm 80.
Tại Trung Quốc, lượng tiền mặt hiện đang trong tình trạng bức bối với tỷ giá ngắn hạn lên tới gần 25%. Đó rõ ràng là dấu hiệu cho thấy Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát để không gây ra đổ vỡ tín dụng quy mô lớn. Tình trạng hoảng loạn trong lĩnh vực này có thể sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính quy mô lớn, vì kể cả ở Trung Quốc, các thị trường tài chính về bản chất là mong manh.
Tuy nhiên, xem xét lượng tiền mặt mà Trung Quốc đổ vào ồ ạt, người ta có cảm giác Ngân hàng trung ương của nước này sẽ hành xử như Cục dự trữ liên bang Mỹ thời hậu Lehman Brothers hơn là Ngân hàng trung ương châu Âu.
Trong trường hợp đồng NDT bị mất giá, ông Jean-Joseph Boillot, người từng là cố vấn cho Bộ Tài chính Pháp về nhiều vùng mới nổi trong những năm 1990, khẳng định sẽ dẫn đến hậu quả. Trước hết, chắc chắn là đối với xuất khẩu, cạnh tranh sẽ không trung thực như người ta thường nói, nhưng quan trọng nhất là tác động đối với cầu ở trong nước của Trung Quốc.
Đồng NDT mất giá cũng sẽ tác động xấu đến tiêu thụ ở trong nước, đặc biệt là đối với hàng nhập khẩu vì sẽ đắt hơn nhiều. Như vậy, chắc chắn thế giới sẽ không được gì nếu khủng hoảng nổ ra có thể sẽ chặn đứng việc tái định giá đồng NDT. Trái lại, thế giới cần có một đồng NDT mạnh để kích thích thị trường trong nước và phục hồi sức cạnh tranh của châu Âu.
THEO Jean-Joseph Boillot/INFONET

Biết từ chối cũng là cách để được kính trọngasiad

Chưa muộn để gửi lời từ chối đăng cai Asiad 2019.
Đừng viện dẫn Thủ tướng đã quyết và đã giao cho Hà Nội. Thủ tướng quyết thì có thể quyết lại vì lợi ích Quốc gia.
Đừng vẽ ra vì lý do vị thế, lợi ích quảng bá, lợi ích thành tích, lợi ích này kia để cố đấm ăn xôi.
Điều giản dị là nước ta còn quá nghèo và đang nợ nần, nước ta chưa và chưa đủ sức trở thành quốc gia của những thành tích cao trong thể thao như các nước phát triển.
Điều giản dị là sau đó, sẽ có vô số công trình thể thao với hàng ngàn, hàng ngàn tỉ đồng đầu tư xây dựng rồi bỏ không, hoặc công suất sử dụng thấp, lãng phí vô cùng vô tận như đã xảy ra với biết bao công trình bỏ tiền núi ra làm thời chúng ta đăng cai SEA Games.
Điều còn gây bất an thêm cho nhân dân là nạn tham nhũng, nạn trục lợi vẫn đang xảy ra nhiều, ở mọi công trình, gần đây là lời tố cáo từ Nhật Bản khi phải đưa hối lộ 16 tỉ đồng cho quan chức đường sắt Việt Nam để nhận công trình.
Như trước đây, khi Singapore nhận đăng cai Asiad, dù được vẽ vời, tô màu những lợi ích sáng chói, nhưng Thủ tướng Lý Quang Diệu và chính phủ của ông cuối cùng sau những suy tính đã khước từ với lập luận:”Một quốc gia nhỏ bé như Singapore không cho phép mình phí phạm thời gian cho việc chạy đua tranh giành những tấm huy chương ở Olympic, Asian Games hay SEAP Games (tiền thân của SEA Games). Với những cường quốc, điều này sẽ giúp họ đẩy mạnh nhiều khía cạnh, nhưng thật ngu ngốc và lãng phí nếu sao chép mô hình này cho các quốc gia nhỏ bé. Sẽ chẳng có lợi ích nào cho Singapore”.
Từ chối như thế nhưng vị thế, uy tín của quốc gia Singapore nào có giảm sút? Và họ đang là cường quốc.
Chưa muộn chút nào hết, đề nghị Chính phủ nghĩ lại, lúc này là Chính phủ chứ không còn ở cấp Bộ văn hóa TT&DL nữa, hãy nghĩ lại, và phát thông điệp từ chối, đây sẽ là thông điệp được lòng dân, và đây còn là thông điệp góp một phần cứu nguy cho kinh tế nước nhà.
Từ chối đăng cai Asiad là cách để Chính phủ nhận được sự kính trọng của nhân dân, và sự kính trọng này chính là động lực để tạo ra vị thế Quốc gia.
Đọc thêm: Thủ tướng Lý Quang Diệu từng nói “không” với Asiad – Bạn đọc – Tuổi Trẻ Online tuoitre.vn
TT – Trong lịch sử Asiad đã có hai lần quốc gia giành quyền đăng cai bỏ cuộc vào phút chót, đó là vào các năm 1970 và 1978. Và trong…
THEO BLOG CU VINH



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét