Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Chủ Nhật, 23-03-2014 - Chí ít sẽ có tám mươi triệu người Việt Nam…


Biểu tình đòi trả tự do cho Bùi Thị Minh Hằng tại Hà Nội (Dân luận).
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- CHƯƠNG TRÌNH “NGHĨA TÌNH HOÀNG SA, TRƯỜNG SA”: Đứa con Hoàng Sa (LĐ).
- Ngư dân liên tục bị cướp phá (NLĐ).
- Thủ tướng đồng ý đưa thanh niên ra đảo lập nghiệp (ĐV).
- Mai Thái Lĩnh: Thác Bản Giốc – Những bằng chứng lịch sử (Boxitvn).
- Điện hạt nhân: Chủ tịch Sang, Thủ tướng Dũng và bóng ma Trung Cộng (Chép sử Việt). “Có người mừng khi nghe tin “hoãn”, nhưng nếu như hoãn rồi để các đối tác Nga, Nhật, Mỹ rút lui, trống chỗ ngon lành cho bàn tay lông lá Trung Cộng thò vào thì có mừng không? Hay là việc hoãn xây Nhà máy Ninh Thuận 1 là do Nga rút cam kết hỗ trợ tài chính, giờ thì Trung Quốc lắm tiền nhảy vào sẵn sàng?
- VN “theo dõi chặt chẽ” tình hình Crimea (BBC). – Crimea hôm nay và 6 tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam ngày mai (DLB).
- Cam Ranh: tàu ngầm Kilo thứ 2 của VN hạ thủy an toàn (RFA). – Tàu ngầm Kilo 636 TP HCM lần đầu sánh đôi cùng Tàu ngầm Hà Nội (NLĐ).
- Việt – Nhật: Mưa nắng cùng thuyền (viet-studies). – Phó Đại sứ Nhật tại Việt Nam, Ông Suzuki Hideo phát biểu về tiềm năng hợp tác kinh tế với VN (ĐKN).
- Đã đủ “Tứ trụ triều đình” đi gặp Đức Giáo hoàng, liệu có thiết lập được quan hệ ngoại giao? (Chép sử Việt).
H1<- Tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu được trả tự do (RFA). – Tù chính trị Nguyễn Hữu Cầu được tự do sau 32 năm giam cầm (RFI). - Tù nhân lương tâm ‘lâu năm nhất’ ra tù (BBC). – Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu đã về đến nhà (DCCT). – Tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu đã về nhà (DLB). “Tui là Nguyễn Hữu Cầu, người tù đã ở 32 năm, chính xác là 31 năm 9 tháng đây. Còn 5 năm đầu tù ‘cải tạo’ thì bỏ nó qua, để chồng vô thì nó nhiều quá, ớn quá”. - Anan và Ca Diếp là hai “đồng phạm” của “người tù thế kỷ” Nguyễn Hữu Cầu? (DLB). “Tên Nguyễn Hữu Cầu đã cấu kết với tên Anan và tên Ca Diếp. Mua dầu cho Anan và Ca Diếp để vượt biên. Hiện tại thì Anan đã vượt biên và Ca Diếp đang trốn tại Khánh Hòa, khi nào bắt được sẽ xử lý sau”.‘Ba tôi trước sau không nhận tội’ (BBC).
- Thêm một nhà dân chủ chống TQ bị đánh hội đồng (RFA). – Blogger Trương Văn Dũng bị côn đồ đánh trọng thương (DCCT). – Hà Nội: Anh Trương Văn Dũng bị CA đánh trọng thương bằng tuýp sắt (DLB). – Tin nóng – công an Hà nội đã gây nợ máu với dân ! (Xuân VN). – Công an thẳng tay đàn áp, PGHH càng quyết tâm (DCCT).
- Thư của TS Hà Sỹ Phu khước từ “làm việc” với cơ quan an ninh (BS). “Chúng ta có cách giải quyết tốt hơn nhiều, đừng cố biến chuyện dân sự thành hình sự. Nếu có điều gì cần trao đổi cho rõ, xin mời đến nhà, mặc dù không thích thú gì nhưng tôi sẵn sàng trao đổi trong sự tôn trọng, vì lợi ích chung, mọi việc tôi làm đều công khai minh bạch, không có gì phải dấu giếm“.
- LS Trần Thanh Hiệp: Lịch Sử Tư Tưởng Chính Trị Thế Giới: Di sản tư tưởng chính trị Hy Lạp-La Mã. Về sự suy tàn của “Dân Chủ” và của “Thành Quốc” tại Athènes (Việt Thức).
- Trần Trung Chính: Thần Quyền – Vương Quyền – Dân Quyền (Boxitvn).
- Vì sao TT Obama cần thăm Việt Nam? (BBC).
- Chuyện về người phụ nữ đầu tiên bị bắn oan trong Cải cách ruộng đất (Quê Choa).
- Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật là như thế này sao? (Boxitvn).
- Đồng Như Thuận: Khi cánh lái xe con là đội hậu bị đáng tin cậy (Quê Choa).
- Lý giải về tuổi thọ (Phương Bích).
- Deplorable life of Vietnamese victims of injustice, victims of their own Vietnamese communist govern (Nguyễn Hùng).
- Tô Văn Trường: Các phương pháp tính kinh tế dự án bauxite (Boxitvn). – Nấm mồ của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam: dự án bauxite Tây Nguyên.
- Cơ chế xin-cho “đúng đắn” quá lâu! (TVN).
- Đội giá ngàn tỉ (NLĐ).
- Hà Nội dị hình: Bộ Xây dựng soạn “văn bản gây hại” (ĐV).
- Thiện Tùng: Những cái nhứt trong xổ số “kiến thiết” (Boxitvn).
- Hai Giám Đốc Truyền Thông ở Hồng Kông bị Đánh Bằng Ống Kim Loại (ĐKN).
2- Ngày đầu chuyến thăm TQ của Đệ nhất Phu nhân Mỹ (VOA). – Đệ nhất Phu nhân Mỹ hô hào cho tự do ở Trung Quốc (VOA). =>
- Sinh viên Đài Loan tiếp tục chiếm giữ Quốc hội (RFI). – Cơ Quan Lập Pháp Đài Loan bị Chiếm Cứ bởi Những Sinh Viên Lo Ngại về Thương Mại với Hoa Lục (ĐKN).
- Bình Nhưỡng phóng tên lửa tầm ngắn thị uy Mỹ và Hàn Quốc (RFI).

- Thẻ căn cước là cài số lùi về thời Mỹ Ngụy (KT). – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội – ông Nguyễn Trọng Đông: Dù khó cũng phải quyết tâm xây dựng nền hành chính phục vụ (HNM).

- Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Cần chuẩn bị cho tình huống xấu (PT).
- Nguyễn Hưng Quốc: Ukraine, Nga, Trung Quốc và Việt Nam (Blog VOA).
- Đinh Đăng Định bất khuất đến hơi thở cuối cùng (Thông Luận). “Tôi hoàn toàn vô tội. Bắt giam tôi là một hành động thô bạo, phiên tòa xử tôi là vô đạo. Trả tự do cho tôi chỉ làm giảm một phần sự thô bạo của chính quyền này thôi. Tôi ghi nhận, nhưng không thấy phải cảm ơn họ. Tôi chỉ cảm ơn đồng bào tôi, các chí hữu của tôi, các tổ chức nhân quyền và dư luận quốc tế đã bảo vệ lẽ phải và tận tình yểm trợ tôi trong suốt thời gian tôi bị bách hại. Tôi giữ nguyên lập trường chống độc tài đảng trị…
- Nhật ký mở lần thứ 82: KHI CÁC ÔNG CHỦ DÂN, CHỦ QUAN BA HOA VỀ… DÂN CHỦ (Tô Hải). “Cái định nghĩa rất đơn giản về ‘dân chủ’ là người dân được làm chủ, được quyền bầu hoặc phế truất những cá nhân, công bộc, những bộ máy mình bầu ra mà không được việc thì chưa bao giờ dân Việt Nam này được hưởng cả!… KHÔNG THỂ CÓ THAY ĐỔI GÌ NẾU CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN VIỆT NAM KHÔNG…TỰ CHẾT!
- Điều không thể lý giải về…Tư bản (Hiệu Minh). “Từng ở XHCN Việt Nam từ lúc sinh ra, bên XHCN Ba Lan 7 năm, 3 năm cộng sản Bulgaria và 12 năm ở tư bản đế quốc cả Mỹ lẫn Anh, nhưng tôi không hiểu lắm về tư bản“.
- Lại sắp mắc nợ nữa rồi bà con ơi! (Quê Choa). “Riêng Tân Rai năm 2013 lỗ hơn 258 tỉ đồng, Nhân Cơ còn nặng nề hơn, dự kiến 2015 sẽ lỗ hơn 671 tỷ đồng vv… Mấy cái vụ này, có anh bạn cắc cớ hỏi tui, trách nhiệm là của ai, thì tui chẳng biết đâu. Nhưng rõ ràng đã nói khai thác bô-xít là chủ trương lớn thì dứt khóat không thể đổ thừa cho cái thằng Than-Khóang sản VN hay Bộ công thương…” – Nợ công Việt Nam tăng lên trên 886,36 USD/người dân (VOV).
- Formosa Vũng Áng – cho thuê đất 70 năm như cho không, có tiêu cực khủng không? Mời hai ông Tổng Trọng và Bá Thanh vào cuộc (Bizlive/Chép sử Việt). “Tổng diện tích thực hiện dự án hơn 3.300 ha, bao gồm cả diện tích mặt biển (cảng Sơn Dương), thời gian thuê đất là 70 năm, tiền thuê đất hơn 96 tỷ đồng cho toàn bộ thời gian thuê. Với con số này, nhiều chuyên gia cho rằng “như cho không”.”
- Chuyện đùa như thật: Chuyện nghe lỏm từ lũ chuột nhắt (DT).
- Nguyễn Minh Đào: Lan man những chuyện buồn!! (viet-studies). “Tôi không bênh vực phụ nữ làm nghề mại dâm, thiên hạ xem họ là thành phần ‘cặn bã xã hội’, nhưng tôi thấy họ chỉ “bán cái của họ có” đâu ăn cắp của ai, họ còn tử tế hơn kẻ ăn trên ngồi trốc nhờ ăn cấp của dân, của nước!” – Hội làng lương thiện (Võ Nhật Thủ). “Vậy là giải lương thiện được trao cho vị cựu quan. Ai cũng biết nhưng chẳng ai dám cãi trừ anh hề Công Lý“.
- Bùi Bảo Trúc: Vượt sông đi học (Người Việt). “Này các em bé vượt sông ơi. Các em đừng nản chí. Ðừng bỏ học rồi khai bừa là có cử nhân luật trong rừng nhé, đừng quăng ra vài ba triệu mua lấy những cái bằng giả bán đầy đường, đừng học tập gương đạo đức của cái thằng chó mà khốn khổ đời nhé các em. Xem đoạn video mà chỉ muốn chửi vài ba câu tục tĩu cho đỡ bực cái… mình“. – Rằng hay thì thật là hay (TP).
- Về một cái tên (Người Việt). “Thật quả là một tuyệt tác phẩm của sự pha trộn sự thật và dối trá. Ðể biện minh cho việc tại sao ông không công nhận tân chính phủ tại Kiev, nhưng không dám phủ nhận sự thật của các cuộc biểu tình của dân chúng ở Maidan, ông Putin đã ‘chụp’ cho họ một lô mũ từ tân Ðức quốc xã đến bài Do Thái, để thêm vào đó ‘bài Nga’.
KINH TẾ
3<- Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt: Xác định lại trách nhiệm từng cấu phần gói 30.000 tỉ (DV).
- Sau thông tư 03 thị trường BĐS sẽ thiết lập mặt bằng giá mới? (Tầm nhìn). – Từ nay đến năm 2030, Hà Nội sẽ xây mới 18 công viên (XD).
- Góc nhìn chuyên gia tuần tới: Thêm dòng tiền lớn sẽ chảy vào chứng khoán (ĐTCK). – “Nhà đầu tư trong nước đã có hành động trước” (CafeF). – Tự doanh CTCK: Tiếp tục chốt lời mạnh tuần thứ 3 liên tiếp (ĐTCK).
- CPI TPHCM tháng 3 giảm 0,46% (SGĐT).
- Tất cả DN XNK lớn cam kết tham gia VNACCS/VCIS (HQ).
- Hiệu quả của quyết định tạm trữ lúa gạo (VTV).
- Thương hiệu càphê Lào thâm nhập thị trường Việt Nam (TTXVN).
- Hàng không Đức bất ngờ ngừng bay đến Việt Nam (VnM).
- Dù Máy Bay Malaysia Mất Tích, Hàng Không Châu Á vẫn Bùng Nổ (ĐKN).
- Triển vọng khá hơn về kinh tế Mỹ (VOA).


VĂN HÓA-THỂ THAO
- Bảo tồn, phát huy giá trị Nghệ thuật đờn ca tài tử: Cần bảo tồn từ nhân tố con người (VOH).
- AI VỀ VÙNG NHÃN (Chép sử Việt).
- Phát triển du lịch tỉnh Điện Biên: Cần tầm nhìn xa và giải pháp đồng bộ (QĐND). – Dặm dài Tây tiến (SGGP).
- Sự thực không thể bị chôn vùi (KỲ 21) (Nhật Tuấn).
- CHÙM THƠ CHÂM CỦA VĂN CƯỜNG (Trần Mỹ Giống).
- CÓ MỘT CÁI GẦN GIỐNG HAY HÌNH NHƯ LÀ GIÓ BAY QUA (Hợp Lưu).
- Đi Tìm Alaska – Phần 33 – John Green (Nguyễn Hoàng Huy).
- THƯ VIỆN TƯ NHÂN LỚN NHẤT BẮC KỲ CUỐI THẾ KỶ 19 – ĐẦU THẾ KỶ 20 (Trần Mỹ Giống). – TÌM LẠI DẤU XƯA / Lại Quang Phục
- GS. Mạc Văn Trang: SUY NGHĨ TẢN MẠN VỀ VĂN HÓA (Tễu).
- FA hiểu thế nào là tùy mỗi người (THĐP).
- Chánh Tín: Tự “giết” Nguyễn Thành Luân (TP).
- Hoàng Lan: Tận cùng đớn đau, cô độc (NLĐ).
- Những lý do mà bạn thất bại trong.. tình yêu (THĐP). – Ai sẽ lau khô nước mắt cho người cô đơn?
- Sách của James Patterson bán chạy nhất thế giới (NLĐ).


- Vũ Ánh, một con người hiếm có (Người Việt). Nhà báo Nguyễn Tuyển: “Vũ Ánh là một chiến sĩ khẳng khái, cương nghị, nhìn thấy cái gì bất bằng hay cần phải viết là viết theo đúng lương tâm của một người cầm bút có tinh thần trách nhiệm. Không sợ hãi, không bỏ chạy”.
- Cái mũi cao của trung tá Luân (Nguyễn Trương Quý).
- Nữ Họa Sỹ Bé Ký (Phan Văn).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Đổi mới mô hình đào tạo giáo viên: Những lựa chọn và bổ sung cần thiết (NCGDVN).
- Buổi nói chuyện của chương trình Từ Cánh Đồng Mây với Nhà Giáo (DĐXHDS).
5- Lo lắng trước khi nộp hồ sơ (NLĐ). =>
- Thi vào ngành nào để dễ đậu, khó thất nghiệp? (NLĐ).
- 3 và 6 để học tốt Ngữ văn (GD&TĐ).
- Thầy giáo tạt axít đồng nghiệp: Bị dồn vào chân tường? (KP). – Đồng Tháp: Thầy giáo tạt axít 4 người vì bị điều chuyển công tác (NLĐ).
- Nhiều suất học bổng tại Nga, Czech, Israel năm 2014 (NLĐ).
- Rộng cửa visa du học Úc (NLĐ).
- Về bài phát biểu của nhà văn J. K. Rowling tại đại học Havard (Nguyễn Hoa Lư).
- Chăm Sóc Sức Khỏe vào Mùa Đông theo Tri Thức của Người Hoa (ĐKN).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Luật hóa y đức (NLĐ).
- Từ vụ bắt cóc, lần ra đường dây mua bán trẻ em xuyên quốc gia (ĐS&PL). – Đường dây mua bán trẻ từ BV quận 7 đến Từ Dũ bị phá như thế nào? (MTG).
- Dự kiến 14.4 sẽ xét xử vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường (LĐ).
6<- Xây dựng Cô Tô thành trung tâm chế biến và dịch vụ nghề cá (VOV).
- Bất chấp hiệu lệnh, xe container lao vào xe máy của 2 cảnh sát giao thông (LĐ).
- Khiếp đảm “rừng ma” (NLĐ).
- Bảo vệ nhà hàng Đông Phương đuổi đánh khách hàng (VNN).
- Nỗ lực quốc tế cải thiện phòng chống bệnh cúm gia cầm ở Campuchia (VOA).
- Công cụ chẩn bệnh mới giúp điều trị nhiễm vi trùng lao kháng thuốc (VOA).


QUỐC TẾ
7- Lính Israel giết chết 4 người Palestine (VOA). =>
- Ai Cập xử 1.200 người ủng hộ cựu tổng thống (NLĐ).
- Taliban nhận trách nhiệm vụ tấn công khách sạn hạng sang ở Afghanistan (DV).
- Nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ làm ngơ lệnh cấm sử dụng Twitter của chính phủ (VOA).
- Mỹ – Nga vẫn thắm thiết trên ISS (NLĐ). – NASA sợ Nga cắt đứt tuyến vận tải vũ trụ lên trạm ISS (ANTĐ).
- Ông Tập Cận Bình đi thăm châu Âu (BBC). – Tập Cận Bình công du Châu Âu vào lúc Nga-phương Tây căng thẳng (RFI).
- Nhân viên FBI không bị truy tố vì bắn chết bạn của 2 can phạm vụ nổ bom ở Boston (VOA).
- Tổng thống Obama: Phụ nữ cần được trả lương bình đẳng (VOA).
- Thẩm phán Mỹ bác lệnh cấm hôn nhân đồng tính của bang Michigan (VOA).
- Bầu cử địa phương ở Pháp : Khó dự báo kết quả (RFI).
- Hơn 100.000 người Italy ra đường biểu tình chống mafia (TTXVN).
- Campuchia tìm kiếm máy bay mất tích theo ý của Trung Quốc (ĐV).
- TQ phổ biến hình ảnh của 1 vật thể lớn trôi trên Ấn Độ Dương (VOA). – Ảnh vệ tinh mới ‘có thể của MH370′ (BBC). – MH370 đã chở theo “sát thủ thầm lặng” (KP). – Vệ tinh Trung Quốc phát hiện vật thể lạ (VNN). – Nghi vấn 54 phút liên lạc cuối cùng (PLTP).



* Video: + Bản tin video sáng 21-03-2014 (RFA); + Bản tin video tối 20-03-2014 (RFA); + Liệu ông Putin có dừng tay tại Crimea? (RFA); + Phản ứng về bản án tù đối với blogger Phạm Viết Đào (VOA); + ‘Châu Á có thể rơi vào khủng hoảng như Crimea vì tranh chấp biển đảo’ (VOA).

* VTV: + Chào buổi sáng – 22/03/2014; + Điểm báo – 22/03/2014; + Tạp chí kinh tế cuối tuần – 22/03/2014; + Thời sự 12h – 22/03/2014; + Tin quốc tế 17h – 22/03/2014; + Tài chính tiêu dùng – 22/03/2014; + Thời sự 19h – 22/03/2014; + Thế giới trong ngày – 22/03/2014.

2129. Đê bao Đồng bằng Sông Cửu Long – Sai lầm “vĩ đại” trong lịch sử cận đại

Đảng Xanh
22/03/2014
Hôm nay, 22-3-2014, kỷ niệm Ngày nước thế giới, lại tổ chức một cuộc mít tinh, lại đọc diễn văn, hô hào, nhảy múa … , thế là xong. Còn những gì đang mất, vô cùng lớn liên quan tới NƯỚC ở một xứ sở được ưu đãi bậc nhất về nước, thậm chí đang “tự sát” vì nó thì không được lưu tâm đến, ngoài những lời lẽ sáo rỗng.
Vấn đề Đồng bằng Sông Cửu Long, trong đó mấu chốt là “đê bao”, một sai lầm “vĩ đại” cũng chính là liên quan đến nước.

Báo chí trong nhiều năm nay bàn luận, đưa ra những tranh luận, nghi vấn rất nhiều về những khó khăn, mặt trái của vấn đề đê bao/bờ bao, khẩu hiệu “sống chung với lũ”, “khu dân cư vượt lũ”, lúa vụ ba, thế nhưng rồi vẫn đâu vào đấy. Tất cả dường như bất lực, lại chỉ những hô hào, loay hoay kiểu giật gấu vá vai, … để thế hệ con cháu mai sau gánh chịu hậu quả của những sai lầm khủng khiếp.
Bởi vì giới lãnh đạo không ai dám dũng cảm và có khả năng nhìn nhận một sai lầm lớn, trong suốt gần 20 năm qua khi đối xử trái với tự nhiên do những nhận thức duy ý chí, lối làm việc thiếu khoa học …, trong đó có việc nhanh chóng tìm giải pháp cứu chế độ vừa suýt sụp đổ bằng cuộc gọi là “Đổi mới”, cần có được sản lượng lương thực cao, cùng bộ mặt nông thôn “đẹp”, trong khi có quá ít cái “cọc” để bấu víu, là vô cùng quan trọng.
Có lẽ, tất cả được bắt đầu bằng Quyết định số 99-TTg của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ngày 9/2/1996 (*), trong đó vấn đề lúa vụ ba (bằng “khai hoang”, “tăng vụ”), công trình thủy lợi đê bao, khu dân cư vượt lũ được nhấn mạnh, khai mở cho những sai lầm vô phương cứu chữa, đúng kiểu “đâm lao theo lao”.
Một khi đã đặt ra một chiến lược làm lái chệch hướng phát triển cả một vùng đất mênh mông, dân cư đông đúc với tập quán hàng trăm năm như vậy, thì với một chế độ chính trị của nhà nước cộng sản cùng những khuyết tật khổng lồ, đương nhiên tất cả những cố gắng bằng chỉ thị, nghị quyết, chỉ đạo miệng nhăng nhít nhằm khắc phục sai lầm đó, mà không có hệ thống luật pháp nghiêm minh, công luận tự do minh bạch, sẽ chẳng có ích gì.
Thế rồi sai lầm cuốn theo sai lầm, từ nhà nước buộc người dân phải xoay sở theo để tồn tại. Chạy theo lúa thì hủy diệt thủy sản, thế là chạy đua nuôi trồng thủy sạn, càng hủy hoại môi trường, tiêu diệt hết giống loài thủy sinh phong phú bậc nhất đất nước. Tiền của đổ vào xây đê bao, rồi lại nạo vét sông, kênh mương … không biết bao nhiêu mà kể.
Nhưng xu hướng là người ta đổ tại hết cho dân, là chạy theo lúa vụ ba, giống không tốt, dùng phân bón, thuốc trừ sâu giả, quá nhiều, hay do từng địa phương không khống chế được định mức diện tích lúc, quy hoạch sản xuất vụ ba thích hợp, hệ thống thủy lợi không theo chỉ đạo của “trên”, v.v.. Cuối cùng là tại “thiên tai”, “sâu rầy”, và tại cả hàng xóm xây đập.
Cả một vùng châu thổ phì nhiêu, nổi tiếng hàng trăm năm qua về nét đa dạng, độc đáo, trù phú cả về thiên nhiên, kinh tế, đời sống văn hóa đã bị phá vỡ chỉ trong chưa đầy 20 năm. Những cái “lỗi” từ “biến đổi khí hậu”, từ đập nước trên thượng nguồn của các quốc gia lân bang chỉ là thứ yếu, là thứ khỏa lấp đi trước dư luận những sai lầm chết người mang tầm thiên niên kỷ.
Những ngày qua, báo chí đã đưa tin nước mặn đang xâm nhập tới giữa vùng châu thổ này rồi, không chỉ là vài chục cây số nữa. Đó không phải là hậu quả nước biển dâng, hay phần lớn do đập thủy điện thượng nguồn, mà chủ yếu do sự bất hợp lý của toàn bộ hệ thống thủy lợi khu vực này. Còn toàn bộ nếp sống văn hóa của người dân, sự tồn vong của muôn loài sinh vật đang bị phá vỡ, hủy diệt hết sức nhanh chóng thì không thể kể hết. Trong khi đảng cứ tiếp tục tự sướng bằng danh hiệu quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, bọn cường hào ác bá mới làm giàu từ chương trình “Nông thôn mới” vô cùng máy móc, … thì người nông dân cứ càng nghèo khó vì “được mùa rớt giá”, vì càng làm càng lỗ, càng nợ nần chồng chất, … càng thấy cô đơn trên vùng sông nước nổi tiếng độc đáo về văn hóa của mình.
Nếu như cũng đã có những ý kiến băn khoăn phải chăng cha ông ta đã sai lầm từ cả ngàn năm trước khi cho đắp hệ thống Đê bao Sông Hồng cho một phần vùng châu thổ Bắc bộ, thì sai lầm của đê bao (một chút với bờ bao) cho đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long, vì rất nhiều lý do, lại lớn gấp ngàn lần, không còn phải nghi ngờ nữa.
Thành quả của vài trăm năm cha ông ta đổ mồ hôi, xương máu mở đất đang nhanh chóng bị xóa sạch. Hậu quả không chỉ cho khu vực châu thổ này, mà sẽ cho cả nước, về nhiều lĩnh vực, trong đó có cả an ninh quốc phòng, khó có thể hình dung hết.
Theo dõi nhiều ý kiến qua các bài báo, cũng thấy được cả thái độ dè dặt, không dám mạnh mẽ lên tiếng, phần chủ yếu là do phải chịu áp lực chung của một tình trạng xã hội cộng sản đàn áp tiếng nói phản biện, một phần khác do ảnh hưởng quá lớn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có lẽ đóng vai trò chính trong sai lầm “thiên niên kỷ” này. Thật đáng tiếc cho cả ba thế hệ thủ tướng, với hai đàn em của ông – Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, họ đều là những người con của vùng châu thổ tựa cô gái đẹp, giỏi dang tràn đầy sức sống đang trở nên tàn tạ như bà già 90 bệnh tật này.
Bài viết hôm nay chỉ là dựa trên rất nhiều bài báo, được tham chiếu dưới đây, trong đó mới nhất là bộ phim rất công phu và sống động của VTV, để đi tới một khẳng định chủ quan, do không có điều kiện đi sâu phân tích từng chi tiết. Rất mong các nhà chuyên môn cần tích cực vào cuộc và mạnh dạn lên tiếng, kể cả những người có thể đã tham gia tích cực vào việc giúp nhà nước trong quá khứ để dẫn đến sai lầm “vĩ đại” này.

Tham khảo:
(Video được bổ sung dưới đây của VTV1 trưa 22/3/2014)
- Quyết định số 99-TTg của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ngày 9/2/1996: VỀ ĐỊNH HƯỚNG DÀI HẠN VÀ KẾ HOẠCH 5 NĂM 1996-2000 ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI, GIAO THÔNG VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- ”Nên cân nhắc việc đắp đê bao phòng chống lũ” (Sài Gòn giải phóng, 27/8/2001).
- Lũ ở đồng bằng sông Cửu Long: Đề phòng tác hại lâu dài của đê bao (Tuổi trẻ, 15/10/2005).
- ‘Giải pháp đê bao chống lũ đã… sinh hại’ (VNExpress, 20/8/2006).
- Đê bao, bờ bao là hai khái niệm khác nhau (Lao động, 26/9/2006).
- MỘT GIẢI PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT TỪ BAN ĐIỀU PHỐI CHỐNG NGẬP TPHCM: “Nhốt” TPHCM trong đê bao để chống triều cường (Sức khỏe&Dinh dưỡng, 20/11/2007).
- Ông Sáu Dân với Đồng bằng sông Cửu Long (Kinh tế nông thôn, 27/5/2009).
- Hội thảo biến đổi khí hậu tác động lên sông Mêkong (VOA, 20/12/2009).
- Từ chuyện chống ngập ở TP. HCM nhìn về Đồng bằng sông Cửu Long: Đắp đê chống ngập, ngăn triều, nên chăng? (Doanh nhân SG, 11/12/2010).
- Nguyễn Minh Nhị: Nhớ ơn ông Sáu (Tuổi trẻ, 9/6/2011).
- Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt: Hiệu quả đầu tư phát triển thủy lợi tại ĐB sông Cửu Long (Hội đập lớn&Phát triển nguồn nước VN). – Tô Văn Trường: Đê bao, bờ bao ở đồng bằng sông Cửu Long . – M. Ho Ta Khanh: Ảnh hưởng của việc xây dựng các công trình thủy điện – thủy lợi trên sông Mekong (2/12/2011). – KS. Nguyễn Văn Tăng: Hãy chủ động trong bị động về sông Mê Kông (7/12/2011). – Nguyễn Ngọc Trân: Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với biến đổi khí hậu (Bản PDF. 3/2/2014). – Lê Anh Tuấn: Các đập nước và hồ chứa ở thượng nguồn: có hay không nguy cơ môi sinh tiềm ẩn cho hạ nguồn sông mekong? – Tô Văn Trường: Phiêu lưu và lãng phí (27/11/2011).
- Huỳnh Kim: Chuyện lũ lụt, lúa và đê bao ở ĐBSCL (Thời báo KTSG, 3/10/2011).
- Đê bao và lúa ma nơi đỉnh lũ (Tiền phong, 6/10/2011).
- Lũ lụt giúp thay đổi nhận thức (RFA, 7/10/2011).
- Đê bao và thủy sản vùng lũ (Thủy sản VN, 25/10/2011).
- Sống phồn thịnh với lũ (Đại đoàn kết, 27/10/2011).
- Con người và thiên nhiên: lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long (IUCN, 30/10/2011).
- Đê bao Đồng bằng SCL: Hở tốt hơn khép kín (Đất Việt, 9/11/2011).
- Sẽ sắp xếp lại hệ thống đê bao Đồng bằng SCL (Đất Việt, 10/11/2011).
- Nguyễn Minh Nhị: Sản xuất lúa vụ ba – những điều cần cân nhắc (Tia sáng, 27/12/2011).
- Từ lúa vụ 3 nhìn ra Quyết định 99 (Nông nghiệp VN, 4/1/2012). “Từ năm 1996 – 2000, các kinh mương, cống bọng, cụm, tuyến dân cư, thoát lũ được đầu tư chóng mặt, ngàn năm lịch sử thủy lợi Việt Nam chưa một lần có được.”
“Công tác thủy lợi ở ĐBSCL được bắt đầu từ triều vua Gia Long, qua Pháp rồi Mỹ nhưng chỉ là đào kênh chưa bao giờ biết đến đê. Khi có quyết định 99, từ “bờ bao”, “đê bao”, “đê bao lửng” mới xuất hiện theo phương châm “ 2 vụ lúa ăn chắc”.”
- Thủ tướng của nhân dân (VOV, 19/11/2012).
- Dấu ấn Tứ giác Long Xuyên – Kỳ 2: Những quyết sách táo bạo (Báo An Giang, 24/12/2012).
- Những dấu ấn về công trình “Thoát lũ ra biển Tây” (Dân trí, 19/11/2012). – Tranh chấp ý tưởng “thoát lũ ra biển Tây” (Thanh niên, 16/12/2012). – GS Nguyễn Văn Hiệu: Thành công tuyệt vời của phương châm “Chung sống với lũ” (Dân trí, 11/2/2013). – Hiệu quả từ công trình Thoát lũ ra biển Tây (Bộ TNMT, 20/8/2013). – Những nhà khoa học miệt mài dốc sức ngăn lũ lớn (VOV, 22/11/2013).
- Ngọc Bích: Hướng tới hợp tác phát triển châu thổ Mekong bền vững (SG Tiếp thị, 13/10/2013).
- ĐBSCL: Giá lúa giảm 400 đồng/kg (Sài Gòn giải phóng, 8/3/2014).
- Mặn đã “tấn công” tới giữa vùng châu thổ Cửu Long (Tầm nhình, 1/3/2014).

2130. TẠI SAO TRIỀU TIÊN NGÀY NAY KHÔNG PHẢI LÀ ĐÔNG ĐỨC NĂM 1989?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ hai, ngày 17/03/2014
(Mạng Foreign Policy in Focus – 11/2/2014)
Các nhà phân tích chính sách, các học giả và các chính trị gia từ lâu đã dự đoán rằng Chính phủ Triều Tiên sẽ đi theo con đường của cộng sản Đông Đức. Ngay khi chế độ có vẻ vững vàng của Honecker nhanh chóng tan rã cùng với Bức tường Berlin vào tháng 11/1989, triều đại họ Kim ở Triều Tiên được cho là sẽ sụp đổ bất kỳ giây phút nào. Đương nhiên, “giây phút nào” ở đây đã kéo dài hơn 2 thập kỷ.

Xu hướng gần đây nhất không đơn thuần là dự đoán sự sụp đổ của chế độ mà là chuẩn bị cho điều đó. Từ năm 1999, Mỹ và Hàn Quốc đã cùng nhau dự thảo CONPLAN 5029 như là một bộ kế hoạch khẩn cấp về quân sự trong trường hợp xảy ra hỗn loạn chính trị ở phía Bắc vĩ tuyến 38, một kế hoạch mang tính khái niệm mà chỉ trở thành kế hoạch tác chiến hoàn chỉnh vào năm 2009: Năm 2008, Chính phủ Hàn Quốc đã điều chỉnh chiến lược quốc phòng của mình để bao gồm thêm các lữ đoàn phản ứng nhanh, đi kèm với 2.000 xe bọc thép tiên tiến có thể di chuyển nhanh chóng để bảo vệ các thành phố và cơ sở hạ tầng quan trọng trong trường hợp xảy ra bất ổn nội bộ ở miền Bắc. Bộ kế hoạch khẩn cấp mới nhất và chi tiết nhất này đã được trình bày trong một báo cáo mới đây của RAND, được soạn thảo bởi Bruce Bennett, người đã cố vấn cho cả quân đội Mỹ lẫn Hàn Quốc về cách lập kế hoạch cho sự sụp đổ sau cùng của Triều Tiên.
Chế độ Triều Tiên quả thực có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào, và việc lập kế hoạch khẩn cấp hiếm khi là một điều tồi tệ. Nhưng các giả định nhất định được đem sang từ kinh nghiệm Đông Âu năm 1989 đang phủ bóng đen lên cuộc tranh luận về tương lai của Triều Tiên, những giả định về quỹ đạo “không thể tránh khỏi” của lịch sử, chiến lược thích hợp để đối phó với các chính phủ phi dân chủ, và kiểu kế hoạch khẩn cấp vốn có ý nghĩa trong một môi trường sẵn sàng bùng nổ. Vì nhiều lý do, Triều Tiên ngày nay không phải là Đông Đức khoảng năm 1989. Tuy nhiên, có những bài học có thể rút ra từ thời điểm đó và nơi đó, và được áp dụng vào tình hình hiện tại trên bán đảo Triều Tiên.
Triều Tiên sắp… ra sao?
Trong một phần tư thế kỷ qua, Triều Tiên đã chịu đựng 3 cú sốc mang tính hệ thống lớn, và bất kỳ cú sốc nào trong số này đều có thể dẫn đến hồi kết của một chế độ ít cứng rắn hơn. Sự sụp đổ của nhiều chính phủ cộng sản vào năm 1989 đã tạo ra một hiệu ứng domino, song lại không lật đổ được chính phủ ở Bình Nhưỡng. Việc nhà sáng lập và là nhà lãnh đạo duy nhất của Triều Tiên qua đời vào năm 1994, vốn gây ra nhiều đồn đoán về sự rối loạn chính trị, đã dẫn đến một sự chuyển giao quyền lực tương đối suôn sẻ cho người con trai (và sau đó vào năm 2011, cho người cháu trai). Và nạn đói trên diện rộng trong nửa cuối những năm 1990 – ngay sau những sụt giảm mạnh về sản lượng nông nghiệp và công nghiệp – đã khiến một phần lớn dân số Triều Tiên thiệt mạng nhưng lại không làm thay đổi giới tinh hoa cầm quyền ở nước này.
Khi so sánh, hiện nay tình hình tương đối êm ả ở Bình Nhưỡng. Nền kinh tế đã có sự cải thiện khiêm tốn về tăng trưởng GDP. Sản lượng nông nghiệp tăng nhẹ, và tình trạng thiếu ăn giảm đáng kể. Trung Quốc tiếp tục đầu tư đáng kể sang phía Đông và cũng chiếm phần lớn trong trao đổi thương mại với Triều Tiên. Một tầng lớp giàu có mới đã xuất hiện, đặc biệt ở Bình Nhưỡng, nơi họ được tận hưởng các nhà hàng và cửa hiệu sang trọng. Quan trọng tương tự, các thị trường truyền thống hiện nay đang mang lại cơ hội tồn tại và thậm chí phát đạt cho những người không có dòng dõi chính trị hoàn hảo.
Về mặt chính trị, Kim Jong Un dường như đã củng cố quyền lãnh đạo của mình, ông đã tổ chức lại hàng ngũ quân đội và Đảng Lao động Triều Tiên, thăng chức cho những người như Choe Ryong Hae lên đứng đầu Tổng cục Chính trị của quân đội. Đã có đầy rẫy tin đồn về các âm mưu ám sát và sự kình địch. Nhưng nhà lãnh đạo thứ 3 trong lịch sử Triều Tiên đã hành động với sự tàn nhẫn giống như các bậc tiền nhiệm của mình trong việc loại bỏ những đối thủ tiềm tàng. Vụ xử tử mới đây chú dượng của mình và là người được cho là quyền lực đằng sau ngai vàng, Jang Song Taek, cùng với một số nhân vật đồng lõa của ông này, cho thấy rằng vị trí của Kim Jong Un hiện không bị cạnh tranh. Quan trọng là các vụ xử tử này dường như không làm thay đổi bất kỳ chủ đề thảo luận nào của chế độ Triều Tiên – trong các cuộc đàm phán với Mỹ, trong can dự kinh tế với Hàn Quốc hay trong thương mại với Trung Quốc.
Các chế độ cộng sản ở Đông Âu đã sụp đổ quá nhanh chóng một phần vì người dân tại đó đã từ bỏ mọi sự gắn kết với hệ tư tưởng chính thức, ở Triều Tiên, chủ nghĩa cộng sản vẫn là một từ hoa mỹ – giống như từ “dân chủ” trong tên chính thức của nước này – nhưng không định hình các chương trình của chính phủ hay tình cảm của người dân. Tư tưởng “chủ thể” (Juche) là một khái niệm rất dễ bị tác động và quá trừu tượng để kiểm soát lòng trung thành. Tuy nhiên, cái còn lại ở đây là chủ nghĩa dân tộc, thứ mà triều đại họ Kim đã triển khai với cấp độ ngày càng gia tăng để rằng buộc tính hợp pháp của chế độ với một lịch sử được cho là 5.000 năm, phân biệt “sự thuần khiết” Triều Tiên với chủ nghĩa thế giới “nhơ bẩn” của Hàn Quốc và mang đến ảo tượng về an ninh trái ngược với sự thiếu an toàn của toàn cầu hóa.
Nói tóm lại, Triều Tiên – không giống các chế độ Đông Âu năm 1989 – dường như sẽ vẫn giữ nguyên, với một số thay đổi nhỏ, trong một thời gian.
Triều Tiên khác biệt như thế nào
Triều Tiên đã không đi theo quỹ đạo tương tự như Đông Đức vì, hiển nhiên, các nước này rất khác nhau. Tuy nhiên, những khác biệt trong kinh nghiệm của họ đáng để xem xét.
Giới lãnh đạo Đông Đức không chỉ già cỗi mà còn bị người dân nhìn nhận rộng rãi là khúm núm trước Moskva. Điều tương tự cũng xảy ra với các nhà lãnh đạo khác ở khu vực này (với ngoại lệ đáng chú ý là Romania, Nam Tư và Albania, cả 3 nước đều thoát khỏi sự rằng buộc của Liên Xô theo mức độ này hoặc mức độ khác). Hơn nữa, mỗi nước ở khu vực này đều sở hữu một nhóm nhỏ những nhân vật chống đối nổi tiếng đại diện cho một lựa chọn để thay thế giới tinh hoa cầm quyền – từ phong trào Đoàn kết quy mô lớn ở Ba Lan đến một số tiếng nói chống chế độ ở Đông Đức.
Ngược lại, ban lãnh đạo Triều Tiên tự hào là độc lập với tất cả các nước, ngay cả những nước mà Triều Tiên dựa vào (“chủ thể” có nghĩa ngược lại với thói xu nịnh bợ đỡ). Nguyên thủ quốc gia của Triều Tiên còn rất trẻ. Không có những người chống đối công khai ở nước này. Cũng không có những chia rẽ sắc tộc nào như trường hợp ở Bulgaria và Nam Tư. Và không giống Romania và Đông Đức, đó là chưa nói đến Ba Lan, ở Triều Tiên không có những biểu hiện bất mãn đáng kể nào của người lao động.
Về mặt kinh tế, hệ thống Triều Tiên vận hành ở một mức độ thấp hơn đáng kể so với Đông Đức năm 1989. Nhưng thứ đã điều khiển sự gia tăng bất mãn công chúng ở Đông Âu là những kỳ vọng ngày càng nhiều. Trong những năm 1970, được khuyến khích bởi các khoản cho vay của phương Tây, các chính phủ cộng sản ở khu vực này đã chuyển các nguồn lực từ công nghiệp nặng sang một nền kinh tế hướng tới tiêu dùng hơn. Chính sự bất lực của các chính phủ trong việc đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng từ người tiêu dùng (cần nhiều hàng hóa hơn) và người lao động (đòi tăng lương) đã gây ra cuộc khủng hoảng về tính hợp pháp trong những năm 1980. Ngược lại, người Triều Tiên đã hứng chịu sự sụp đổ của nền kinh tế song lại không lật đổ các nhà lãnh đạo của họ. Trong thập kỷ vừa qua, các thị trường cũng đã mang lại một giải pháp – cung cấp một lượng đa dạng đồ tiêu dùng cho những người có tiền và một con đường thay thế để tiến tới thành công bên ngoài những cấu trúc có từ trước cho những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro kinh doanh. Các thị trường như vậy có thể thỏa mãn những kỳ vọng vốn xuất hiện như là kết quả của các chuyến đi tới Trung Quốc hay việc xem các chương trình truyền hình Hàn Quốc trên đĩa DVD lậu.
Đã có một kỳ vọng từ lâu rằng Trung Quốc sẽ đóng vai trò của Liên Xô năm 1989. Từ bản ghi nhớ của Donald Rumsfeld năm 2003 cho đến sự phân tích chi tiết hơn trong báo cáo của RAND mới đây, các nhà quan sát Mỹ đã mong chờ Bắc Kinh sẽ xa lánh nước được cho là đồng minh của mình và tìm thấy điểm chung về địa chính trị với Washington. Trong một kịch bản như vậy, một khi các nhà lãnh đạo Triều Tiên nhận thấy họ bị cô lập giống như những nhà lãnh đạo Đông Đức năm 1989, họ sẽ sụp đổ cũng nhanh chóng như vậy.
Nhưng Trung Quốc đang có một loạt tính toán khác so với Liên Xô vào cuối những năm 1980. Nước này đánh giá sự ổn định ở khu vực “gần kề” của mình là một điều kiện tiên quyết cho sự tăng trưởng kinh tế tốt nhất là ở mức hai con số của chính mình. Trung Quốc sẽ không làm gì gây nguy hại cho mục tiêu kinh tế này. Trung Quốc đã có những đầu tư quan trọng vào Triều Tiên và coi các nguồn tài nguyên khai khoáng trong tương lai là đầu vào quan trọng cho sự tăng trưởng của riêng mình. Nhưng kịch bản tiêu cực là chế độ sụp đổ – và những náo động mà nó gây nên cho môi trường đầu tư khu vực – lại quan trọng hơn so với tác động tương đối nhỏ mà những khoản đầu tư vào Triều Tiên gây ra đối với nền kinh tế Trung Quốc. Cho dù một sự sụt giảm niềm tin của các nhà đầu tư ở Đông Bắc Á như vậy là ngắn ngủi, nó vẫn có thể đặt ra một rủi ro lớn cho việc duy trì sự ổn định chính trị trong nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đương nhiên Trung Quốc thất vọng với Triều Tiên – do chương trình vũ khí hạt nhân của nước này, việc Bình Nhưỡng không thực hiện cải cách kinh tế đáng kể hơn, và xu hướng của Bình Nhường thu hút sự chú ý quá đáng vào khu vực do những hành động và lời nói quá quắt của mình. Do đó, Bắc Kinh đã ủng hộ những biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc chống lại Bình Nhưỡng và sẽ gây áp lực lên chính phủ nước này đe họ quay lại bàn đàm phán. Nhưng rốt cuộc, Trung Quốc lại đối xử với Triều Tiên giống như Mỹ đối xử với Israel – như một đồng minh khó tính, hay gây cáu giận và rốt cuộc là không thể thay thế. Những tính toán kinh tế và địa chính trị của cả Mỹ và Trung Quốc đối với các đồng minh ngoan cố của họ có thể thay đổi, nhưng chắc chắn không phải một sớm một chiều.
Cuối cùng, Mỹ và các đồng minh của mình đã tiếp cận Triều Tiên theo một cách rất khác so với cách họ tiếp cận khối Xôviết trong những năm 1980. Có một số điểm tương đồng trong các chiến lược kiềm chế quân sự trong cả hai trường hợp. Nhưng kiềm chế, đặc biệt trong kỷ nguyên “kiên nhẫn chiến lược” này với Triều Tiên, là vũ khí duy nhất hiện nay của Mỹ. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên đối đầu Mỹ-Xôviêt, Washington đã duy trì nhiều chiến lược gây ảnh hưởng lên diễn biến các sự kiện ở Đồng Âu về mặt kinh tế, Mỹ đã can dự thương mại đáng kể với khối Xôviết, và các ngân hàng Mỹ đã dành nhiều khoản vay lớn cho các nước Đông Âu (chẳng hạn, 230 triệu USD trong các khoản cho Ba Lan vay vào những năm 1970). Trong suốt những năm 1970, Mỹ và các đồng minh đã tham gia một số nỗ lực ngoại giao khác nhau mà đỉnh điểm là Hiệp ước Helsinki năm 1975. Và ở mức độ địa chính trị, Washington đã liên tục tìm cách chia rẽ Đông Âu và Liên Xô, chẳng hạn bằng cách chìa tay ra với cả Romania lẫn Nam Tư khi họ tìm cách tách mình khỏi sự rằng buộc với Moskva.
Do đó, nói tóm lại, Triều Tiên dường như không giống Đông Đức chút nào (hay phần còn lại của Đông Âu) vào khoảng năm 1989 vì các lý do kinh tế, chính trị và tư tưởng. Trung Quốc, do nhấn mạnh quá mức vào sự ổn định khu vực và trong nước, đang chơi một trò chơi khác – trên một sân chơi khác – so với Liên Xô của cuối những năm 1980. Và các bên tham gia bên ngoài như Mỹ đã thực hiện một chính sách phần lớn là đơn sắc đối với Triều Tiên so với một cách tiếp cận đa sắc hơn nhiều với khối Xôviết trong Chiến tranh Lạnh.
Những bài học rút ra
Những thay đổi ở Đông Âu năm 1989, tiếp đó là sự tan rã của Liên Xô năm 1991, đã tạo ra một kỳ vọng nhất định rằng các chính phủ cộng sản đều chắc chắn sẽ sụp đổ. Do hiệu ứng domino chủ yếu đã né tránh châu Á, kỳ vọng tiếp theo là các chính phủ cộng sản sẽ phải thay đổi về căn bản – như trong cải cách kinh tế của Trung Quốc hay “đổi mới” của Việt Nam – hoặc phải đối mặt với sự sụp đổ. Nhưng Triều Tiên vừa không sụp đổ vừa không bắt tay thực hiện những cải cách đáng kể. Nước này vẫn tồn tại.
Vì Triều Tiên đã chứng tỏ là rất khác so với cả những người anh em cộng sản châu Âu xa xôi lẫn châu Á gần gũi, vậy bài học hợp lý nào có thể được rút ra từ kinh nghiệm năm 1989? Có ba loại kinh nghiệm liên quan gắn liền với việc lập kế hoạch khẩn cấp, những diễn biến ở Triều Tiên và ảnh hưởng của sự hội nhập khu vực.
Về việc lập kế hoạch khẩn cấp, sự chú trọng nhằm vào khả năng sẵn sàng về quân sự – nhằm đảm bảo an toàn cho vật liệu hạt nhân, ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nhân đạo và giảm khả năng nội chiến hay xung đột khu vực. Trong những giới hạn nhất định, việc lập kế hoạch như vậy là hữu ích. Mặc dù Triều Tiên dường như không sớm sụp đổ, điều không ngờ tới vẫn có thể xảy ra. Và sẽ là vô nghĩa nếu đào tạo các quan chức Bộ Ngoại giao hay nhân viên cứu trợ của các tổ chức phi chính phủ để tìm kiếm và đảm bảo sự an toàn cho vũ khí và vật liệu hạt nhân.
Tuy nhiên, việc triển khai nhân viên quân sự, đặc biệt là binh sĩ Mỹ, nên được tiếp cận thật khéo léo. Sự sụp đổ toàn bộ của chế độ, theo sau là sự hỗn loạn hoàn toàn – một kịch bản có thể tạo ra một sự đồng thuận ủng hộ việc can thiệp quân sự từ bên ngoài – chỉ là một tương lai có khả năng xảy ra cho Triều Tiên và không nhất thiết là khả năng dễ xảy ra nhất. Điều dễ diễn ra hơn là một tình thế nhập nhằng mà trong đó một lực lượng nào đó khẳng định quyền lãnh đạo ở Bình Nhưỡng, từ trong Đảng Lao động Triều Tiên hoặc quân đội, và chỉ xuất hiện sự phản đối lác đác với trật tự mới. Liệu sự can thiệp quân sự trong một tình thế như vậy sẽ có lợi, đặc biệt ở một đất nước hoàn toàn thấm nhuần tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và nhất là xét những kinh nghiệm gần đây về sự can thiệp từ bên ngoài ở Iraq và Afghanistan? Báo cáo của RAND cũng nêu tương đối rõ ràng từ việc chuẩn bị cho các sự kiện bất ngờ cho đến thúc đẩy những sự kiện bất ngờ đó, chẳng hạn bằng cách khuyến nghị một chiến dịch bí mật nhằm thuyết phục quân đội Triều Tiên chống lại chế độ.
Kinh nghiệm Đông Âu năm 1989 cũng có giá trị ở đây. Ngoại trừ theo nghĩa hạn chế ở Romania vào tháng 12/1989, các lực lượng quân sự liên kết với những chính phủ cộng sản đã không can thiệp chống lại các phong trào đối lập ngày càng lớn mạnh – mặc dù trong nhiều tình huống, sẽ không cần nhiều sức mạnh như vậy để đàn áp các cuộc biểu tình. Đây có thể đơn thuần là một vấn đề may rủi. Tuy nhiên, nếu các lực lượng nước ngoài được đưa vào tình hình này – hoặc dù có mối đe dọa về một sự can thiệp như vậy – thì những sự kiện năm 1989 có thể đã diễn ra một cách rất khác. Liên Xô cũng có thể không áp dụng thái độ không can thiệp như vậy nếu các lực lượng NATO sẵn sàng can thiệp.
Kinh nghiệm Đông Đức sau năm 1989 mang lại chỉ dẫn nào đó về những diễn biến bên trong Triều Tiên. Ngay cả hiện nay, gần 25 năm sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin, người Đông Đức cũ đang than phiền về cách đối xử hạng hai đối với họ ở nước Đức thống nhất. Các nhà làm luật Đông Đức đã từng tạo ra một hiến pháp cho một Đông Đức dân chủ nhưng nó đã bị phớt lờ; việc tái thống nhất diễn ra theo Điều 23 (sáp nhập) thay vì Điều 146 (một hiến pháp mới) của hiến pháp Tây Đức; quá trình tư nhân hóa do Treuhand tiến hành đã mang lại nhiều trao đặc quyền đặc lợi cho các công ty Tây Đức. Về mặt kinh tế, Đông Đức là bên hưởng lợi từ sự hào phóng lớn của Tây Đức. Nhưng các bang Đông Đức vẫn không thể rút ngắn khoảng cách. Mặc dù khoảng cách về lương đã thu hẹp đáng kể, thu nhập hộ gia đình nói chung ở các bang miền Đông vẫn chỉ bằng 70% của các bang miền Tây, và tỷ lệ thất nghiệp ở miền Đông gần gấp đôi của miền Tây. Những khoảng cách giữa phần còn lại của Đông Âu và phương Tây thậm chí còn lớn hơn. Cuối cùng, vấn đề công lý vẫn là điều quan trọng nhất trong tâm trí các công dân từ miền Đông: có phải những người vốn đã từng hưởng lợi từ hệ thống trước đây cũng trở nên phát đạt một cách không công bằng dưới chế độ mới?
Nhưng có lẽ bài học quan trọng nhất của năm 1989 là tầm quan trọng của sự hội nhập khu vực. Các nước Đông Âu có một mục tiêu trước mắt sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản: tư cách thành viên trong Liên minh châu Âu (EU). Các cải cách mà nói chung có thể không được lòng dân đã được tiến hành vì lý do đơn giản là việc gia nhập EU cần có chúng. Mặc dù những kỳ vọng ban đầu của các nước Đông Âu chưa được đáp ứng – tiêu chuẩn sống của họ không đạt tới mức cửa Áo – sự hứa hẹn hội nhập khu vực đã tạo nên một các bộ tiêu chí về chính trị, kinh tế và xã hội mà có thể đàm phán được trong những phạm vi nhất định chứ không phải tuân theo mệnh lệnh của bất kỳ nước nào.
Bất kỳ nỗ lực nào nhằm áp dụng những kinh nghiệm của một phần thế giới vào một phần khác nhất thiết nên vừa phải. Rốt cuộc, phần lớn bài viết này là dành để giải thích tại sao Triều Tiên rất khác với Đông Âu. Nhưng khi chúng ta nghĩ về tương lai của Triều Tiên, điều bắt buộc là chúng ta không được hạn chế việc lập kế hoạch khẩn cấp của mình trong phạm vi quân sự. Như ở Đông Âu năm 1989, sự chú trọng không nên tập trung vào những phản ứng quân sự, mà là về các hoạt động ngoại giao, nhân đạo và cuối cùng là kinh tế nhằm mang lại sự thay đổi ở Triều Tiên. Hơn nữa, người Triều Tiên nên đóng vai trò trung tâm trong việc xác định tương lai của đất nước họ thay vì đơn thuần là đối tượng để các nước khác hoạch định chính sách đối ngoại. Khoảng cách kinh tế giữa miền Bắc và miền Nam – và những lo ngại của người dân về công lý – nên được giải quyết trước tiên, với những tiêu chuẩn rõ ràng chứ không phải bằng những hứa hẹn phi thực tế.
Cuối cùng, việc cân nhắc tương lai của Triều Tiên sẽ là quan trọng ở chỗ nó không đơn thuần chỉ cho bán đảo này mà còn cho cả khu vực nói chung. Mặc dù Đông Bắc Á còn cách khá xa kiểu hợp tác khu vực đã tồn tại ở châu Âu trước năm 1989, không bao giờ là quá sớm để theo đuổi một mô hình an ninh khu vực (chẳng hạn, như được Trung Quốc đề xuất ở những giai đoạn sau của tiến trình Đàm phán Sáu bên).
Việc lập kế hoạch khẩn cấp là một hành động hữu ích. Nhưng việc chuẩn bị cho một kết quả được chờ đợi từ lâu không nên được coi là một sự thay thế cho những chính sách mà có thể cải thiện tình hình hiện nay. Giống như các nước châu Âu trong những năm 1970, cùng với Mỹ và Liên Xô, các nước ở tại và xung quanh bán đảo Triều Tiên có thể và nên hành động để khiến sự quá độ của toàn bộ khu vực Đông Bắc Á từ môi trường Chiến tranh Lạnh hiện tại của nó diễn ra suôn sẻ và ít xung đột nhất có thể./.

2131. Thư của TS Hà Sỹ Phu khước từ “làm việc” với cơ quan an ninh

Thư ngỏ gửi cơ quan An ninh điều tra Hà Sĩ Phu
Ngày 20-3-2014 tôi lại nhận được “Giấy mời” của cơ quan An ninh điều tra, “mời” nhưng YÊU CẦU phải có mặt đúng giờ (mời đến lần thứ 3 chắc chuyển sang Triệu tập?) (hình 1). Trong hơn 20 năm nay tôi không thể nhớ được đây là “Giấy mời” lần thứ bao nhiêu nữa? 
H1
Tôi vốn không muốn kể những tai họa mà cá nhân mình phải chịu đựng, dù rất vô lý, nhưng nay tôi đã già yếu, 75 tuổi với đủ thứ bệnh tật, tôi buộc phải có thái độ dứt khoát để yêu cầu chấm dứt những phiền toái vô lý kéo dài hết năm này đến năm khác như vậy. Chỉ xin tạm đề cập đến hai lĩnh vực: lĩnh vực vi phạm quyền tự do đi lại và lĩnh vực hình sự hóa những vấn đề dân sự. dẫn đến điều tra xét hỏi liên miên, Những vi phạm khác khi cần sẽ xin nói sau. 
1/ Bị cản trở quyền Tự do đi lại
- Năm 1998, tôi được ông Thị trưởng thành phố Genève mời sang du lịch tham quan (hình 2), nhưng phía Việt Nam không cho phép đi, công an lâm Đồng trả lời như vậy, đồng thời Sứ quán Thụy Sĩ cho biết đã can thiệp nhưng thẩm quyền cho phép là thuộc phía Việt Nam ! (hình 3). 
- 15 năm sau tình hình vẫn không có gì khá hơn. Năm 2012 tôi và vợ tôi làm hồ sơ xin cấp Hộ chiếu phổ thông (passport), họ chỉ cấp cho vợ tôi, còn tôi được yêu cầu phải tự viết một tờ cam đoan (cam đoan không liên hệ với các tổ chức chính trị, không viết bài và trả lời phỏng vấn có hại cho chính phủ Việt Nam, khi về tường trình chuyến đi với công an), tôi không viết vì không có văn bản nào quy định như vậy nên tôi không được cấp. Công an Lâm Đồng bảo tôi phải về gặp cục xuất nhập cảnh ở 254 Nguyễn Trãi t/p HCM. Tôi về đó hỏi thì ông đại tá Phan văn Răng trả lời: Ở đây sau khi làm các Hộ chiếu đã trả hết về Lâm Đồng, nếu có trường hợp không cấp thì cũng có công văn nói rõ lý do cho công an Lâm Đồng biết rồi, Lâm Đồng phải trả lời cụ thể cho công dân chứ sao phải về đây? Chị đại úy Nguyễn Thanh Nga còn nói rõ hơn: Nếu bác bị tạm cấm xuất cảnh thì công an Lâm đồng cũng phải cho bác biết vì lý do gì và thời hạn bao lâu chứ? Việc cấp Hộ chiếu cho tôi cứ thế bị đưa đẩy, pháp luật sao cứ mập mờ tùy tiện ?.
H2
- Mỗi khi tôi ra Bắc, về Hà nội hay Bắc Ninh lập tức có tin báo để công an hộ khẩu ngoài ấy tiếp cận và gây phiền. Thậm chí vợ tôi đưa tôi ra Hà nội chữa bệnh, khi đi đã cẩn thận báo tổ trưởng dân phố, khi về vẫn bị công an hoạnh họe phạt tiền cả hai vợ chồng (quả thực lúc ấy tôi chỉ mong được tự do đi lại bằng thời Pháp thuộc). 
2/ Bị điều tra xét hỏi liên miên từ những sinh hoạt dân sự chính đáng
- Năm 1990 tôi ra Hà nội, khi đến thăm bà mẹ chị Dương Thu Hương liền bị câu lưu hỏi cung 10 ngày
- Tôi photocopy một lá thư của ông Võ Văn Kiệt, một tài liệu đã đăng trên các trang Web và được doanh nhân Trình Quang Phú giới thiệu, tức là chẳng còn gì bí mật, mà bị quy tội “cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, hỏi cung liền mấy tháng và đi tù một năm.
- Viết thư trao đổi với các ông Lê Hồng Hà và Hoàng Minh Chính mà bị quy tội “vi phạm luật xuất bản”, hỏi cung liền một tháng và tịch thu một dàn vi tính.
H3 - Viết thư trao đổi với các ông Đỗ Mạnh Tri và Nguyễn Gia Kiểng để từ chối, không ký vào cái “kết ước năm 2000” và giải thích vì saoViệt Nam chậm đổi mới so với Đông Âu mà bị quản chế tại gia, hỏi cung suốt 8 tháng ròng rã và khởi tố tới tội “phản quốc” (cùng với ông Mai Thái Lĩnh), khám nhà tịch thu một dàn vi tính nữa! Vụ án bị hủy bỏ nhưng quản chế 2 năm, hàng tháng phải lên phường làm việc với công an!
Ngoài ra còn ba lần đấu tố tại phường và khu dân cư, những lần “mời làm việc” rải rác nhiều năm, tôi tính lại đã có trên 400 buổi bị hỏi cung và làm việc với công an, hỏi như vậy còn chi là đời một con người? 
   Gần đây, cùng với việc Việt Nam được bầu vào hội đồng phát triển và giám sát nhân quyền, trong nước có sự hình thành những tổ chức dân sự. Nhận thấy đó là sự phát triển của xã hội bình thường, giúp cho xã hội cân bằng, và được mời, nên tôi đã tham gia các hội đoàn như “diễn đàn xã hội dân sự”, “văn đoàn độc lập Việt Nam” … , đó là những hội có tính nghề nghiệp hoặc ái hữu, không phải những tổ chức chính trị, và ở đâu tôi cũng là một thành viên tích cực, ôn hòa, có lý có tình, không bao giờ quá khích. 
Trở lại việc Cơ quan An ninh điều tra “mời” chúng tôi đến cơ quan công an để điều tra: theo quy định chung của luật thì chúng tôi có quyền mời luật sư ngay từ đầu và chỉ làm việc khi có luật sư, nhưng quyền tối thiểu ấy chưa bao giờ được thực hiện. Trong vụ quy kết tôi và ông Mai Thái Lĩnh tội “phản quốc” năm 2000, tôi đến Viện Kiểm sát Lâm Đồng đòi quyền có luật sư thì được trả lời: luật quy định thế nhưng mời luật sư cũng chẳng hơn gì vì luật sư trong nước thì cũng phải cãi theo luật Việt Nam nên cũng phải nói như công an và Viện kiểm sát thôi ông ạ (!). Thật hết biết.
Nếu tạm gác quyền ấy, tạm chấp nhận cơ quan điều tra có quyền mời một người lên để điều tra về một việc gì đó khi không có luật sư, nhưng giấy mời vẫn phải ghi rõ điều tra về vụ việc gì, vì mời làm việc phải có lý do ngay lúc đặt vấn đề. Lại nhớ năm 2000 công an đến đọc lệnh khám nhà, tôi hỏi lý do gì mà khám nhà vì khám nhà là việc rất hệ trọng, công an bảo “cứ khám nhà, sau 10 phút sẽ biết lý do, ông định chống người thi hành công vụ hả?” Đúng là luật pháp lộn ngược! 
Lại cứ rộng lượng, tạm cho phép cứ viết giấy mời làm việc mà chưa cần nói lý do, công an có thể viện cớ này cớ khác để giải thích với một người mới một lần, hay một vài lần bị mời. Nhưng, với một người đã bị làm việc và hỏi cung trên 400 buổi, đã bị quy đến tội “phản quốc” mà cuối cùng vụ án phải hủy vì sự quy kết chỉ là tầm bậy thì mọi lý sự quen dùng như vậy cũng đã thành vô nghĩa, mất thiêng, không thể chấp nhận. Vậy, với tư cách một người đã bị “điều tra” trải dài trên 20 năm, lại đang trong thời gian chữa bệnh, là bệnh nhân đang điều trị ngoại trú (bệnh mắt, bệnh tim, tiểu đường và u xơ tiền liệt), tôi xin giữ quyền của một con người có ý thức, khước từ lời “mời” buộc phải đến  làm việc như giấy mời trên.
Chúng ta có cách giải quyết tốt hơn nhiều, đừng cố biến chuyện dân sự thành hình sự. Nếu có điều gì cần trao đổi cho rõ, xin mời đến nhà, mặc dù không thích thú gì nhưng tôi sẵn sàng trao đổi trong sự tôn trọng, vì lợi ích chung, mọi việc tôi làm đều công khai minh bạch, không có gì phải dấu giếm. Cư xử với nhau như vậy hẳn là có lý có tình hơn, nếu chúng ta còn muốn có lý có tình. Xin trân trọng trao đổi hết nhẽ như vậy.
Đà Lạt ngày 22-3-2014
H.S.P
(Thư này gửi cơ quan An ninh điều tra đồng thời gửi công luận)

2132. Chí ít sẽ có tám mươi triệu người Việt Nam…

Nguyễn Nguyên Bình
Từ cuối năm 2013, với phong cách làm việc luôn tỏ ra có kế hoạch chu đáo,và với truyền thống cực kỳ coi trọng các việc lễ lạt tốn kém, các vị lãnh đạo anh minh của Việt Nam ta đã sớm ban hành một loạt văn bản quy định về tổ chức các ngày lễ lớn trong hai năm 2014- 2015.(Chỉ thị 31- CTTW; Quyết định 158/QĐ – TTg; Hướng dẫn số 108- HD/ BTGTW…vì trong 2 năm này có rất nhiều ngày kỉ niệm thuộc loại ‘năm chẵn’, tức những năm mà số năm có đuôi là số 0 và những năm có đuôi là số 5- điều này không có gì lạ, trước nay vẫn vậy). Văn bản mang tên“ Chỉ thị 31- CTTW ngày 25-12-2013 của Bộ chính trị” là văn bản quyền uy nhất, đã ‘phê minh chỉ thượng’ rõ ràng những ngày được kỉ niệm lớn ấy: trừ ngày giỗ tổ Hùng Vương thì không kể năm chẵn lẻ, còn lại là: 70 năm CM tháng 8 và Quốc khánh; 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; 40 năm giải phóng Miền Nam; 100 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; 85 năm thành lập Đảng CSVN; 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 60 năm giải phóng Thủ đô; 70 năm thành lập Quân đội và 25 năm ngày Quốc phòng toàn dân; 70 năm thành lâp CAND và 10 năm ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; 60 năm ngày ký hiệp định Giơ ne vơ lập lại hòa bình ở VN; 55 năm ngày mở đường HCM; 75 năm Khởi nghĩ Nam Kỳ; 85 năm Xô viết Nghệ Tĩnh; 110 năm ngày sinh TBT Trần Phú; 100 năm ngày sinh đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Vậy đó, có lấy kính hiển vi ra mà soi, cũng chẳng tìm thấy trong bản chỉ thị quan trọng kia một chữ nào nhắc đến kỷ niệm 35 năm ngày toàn dân tộc đánh thắng quân Tàu xâm lược, bảo vệ biên giới phía Bắc 18-3 (dù chỉ là với một cách nói ‘tế nhị’ nhất). Cái này chắc chắn không phải do lỗi của ‘cậu đánh máy’, mà là chủ trương hẳn hoi, vì ai cũng thấy là trên thực tế, ngày 18-3-2014 vừa qua, tất cả các cơ quan Đảng, chính đều lạnh như băng, coi như không có ngày đó trong lịch sử đất nước VN! Và còn đáng tiếc hơn nữa là đến nay, theo nhiều nguồn tin cho biết, hiện nay, những tư liệu quý nói về công lao của nhân dân ta đóng góp bảo vệ biên giới phía Bắc trong cuộc chiến tranh chống xâm lược TQ từ năm 1979 đến nay đã không được ghi chép trong chính sử, còn có nguy cơ không được lưu giữ trong một số kho chính thống… Và trên thực địa, nhiều di tích, bia kỷ niệm, nghĩa trang còn bị đục bỏ những dòng ghi tên tuổi, đơn vị, quê hương những người có công. Nhiều báo, đài lớn của ‘Nhà nước’ cũng không hề một chữ một lời nhắc nhở đến công lao các anh hùng, liệt sĩ (cả quân đội và nhân dân) có công đánh giặc Tàu mỗi khi đến các ngày kỉ niệm 17-2; 14-3; 18-3… Lãnh đạo cấp trên (theo cách gọi chung chung của những người trực tiếp ra tay phá đám những hoạt động kỷ niệm của dân) lại còn cho giở không ít những chiêu thức quái gở nực cười để cấm cản nhân dân tự phát đứng ra kỷ niệm những ngày đó nữa. Thật hết chỗ nói!
Những người chủ trương ngăn cản, cấm đoán việc tưởng nhớ công lao chống Tàu bảo vệ Tổ quốc thường nêu lý do là làm vậy để giữ mối quan hệ hợp tác giao thương với TQ, để giữ ổn định v.v… Chả lẽ ngày nay VN chỉ có mỗi quan hệ hợp tác giao thương với Trung quốc sao? Vậy bao nhiêu mối quan hệ với các ‘cựu thù’ khác thì sao? Nhật, Pháp bây giờ có đang là ‘Đối tác chiến lược’ của VN không? Đáng nói nhất là quan hệ với Pháp, hãy xem các văn bản ‘Quyết định số 158/ QĐ- TTg ngaỳ 9-9-2013’ và ‘Bản hướng dẫn số 108- HD/BTGTW ngày 25-2-2014’ về kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ thấy việc kỷ niệm đó sẽ phải hoành tráng thế nào (Vì sợ bài viết dài quá làm phiền bạn đọc nên không dám dẫn ra đây cả 8 hướng dẫn công việc phân công cho các cấp, các địa phương hết sức ‘cụ tỉ’ trong đợt kỷ niệm, bạn nào có thời gian cứ đánh tên các văn bản như trên là Google sẽ tìm cho bạn ngay). Văn bản đã ra thì các cấp các ngành các địa phương cứ vậy mà răm rắp thi hành, rồi sẽ thu được kết quả tốt đẹp ngay thôi. Để rồi xem, sau đợt kỷ niệm kéo dài hàng tháng rất chi là ‘tưng bừng hoành tráng’ như hướng dẫn của Ban tuyên giáo TƯ, phía đối tác chiến lược Pháp có làm mình làm mẩy, có tỏ ra tức giận và dẫn đến hạ cấp ‘quan hệ đối tác chiến lược’ không? Chắc chắn là không! Còn đợt kỷ niệm 40 năm chiến thắng 30-4 cũng sẽ không ít hoành tráng, việc đó rồi cũng chẳng ảnh hưởng gì đến quan hệ giao thương với phía Mỹ, cũng chẳng ảnh hưởng gì đến ổn định hay không ổn định (còn có những việc khác của giới chính thống, không phải là tưởng nhớ tôn vinh công trạng bảo vệ Tổ quốc, không phải là khuyếch trương chiến tích nhưng lại là thực sự gây bất ổn trong lòng dân và ảnh hưởng xấu đến các quan hệ với đối tác cơ). Có sự phân biệt đối xử quá lộ liễu như vậy đối với những công lao chống ngoại xâm của Dân tộc ta là vì lý do gì vậy? Vì bạn vàng Trung Quốc to xác mà bụng dạ nhỏ nhen, hay chấp nhặt, hễ ai động đến ‘vong linh’ của mình là giãy nảy ngay lên rồi tìm cách trị tội người bạn Việt Nam chăng? Hay là vì giới chức quyền VN luôn nhút nhát, ngu ngơ, thiếu bản lĩnh, rụt rè như gà phải cáo nên không dám nghĩ và không nghĩ ra được đối sách gì để vẫn hành xử được đàng hoàng, giữ được trọn vẹn đạo lý uống nước nhớ nguồn truyền thống của VN mà lại không để ‘bạn vàng’ làm gì được mình?
Không phải đến bây giờ dân ta mới nói câu: “Dễ trăm lần không Dân cũng chịu, khó vạn lần Dân liệu cũng xong”, chẳng cần phải chứng minh điều đó là chân lý, vì lịch sử nước ta đã biết bao lần thể hiện rõ ràng điều đó. Chỉ có những người cố tình bịt mắt bưng tai và ôm đồm bao biện, tranh hết phần lo liệu của Dân thì mới không hiểu, không tin chân lý đó mà thôi.
Có điều đáng bàn là, nếu công lao của đồng bào chiến sĩ trong công cuộc chống giặc Tàu, bảo vệ Tổ quốc vẫn tiếp tục bị đối xử bất công, bị dìm dập, bị ‘đục bỏ’… thì trong thời thế này, ngay trong thế hệ này và nối tiếp các thế hệ sau, ở nước ta sẽ có biết bao người trở thành vô ơn với thế hệ đã hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ biên giới, biển đảo? Khi có ai hỏi tại sao họ lại vô ơn, chắc họ cũng sẽ không có gì khó để trả lời; chúng ta hãy xem lại câu chuyện vừa xảy ra gần đây về sự vô ơn của ông giám đốc Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (tên ông ta là Lê Thanh Tịnh) đối với giáo sư tiến sỹ Nguyễn Quang Mỹ, Chủ tịch Hội Hang động VN, người đã góp công rất lớn để PN- KB trở thành di sản thiên nhiên và trở thành Vườn Quốc gia thì sẽ rõ. Khi có người hỏi tại sao Vườn Quốc gia PN- KB không có đại diện nào đến viếng tang Giáo sư Nguyễn Quang Mỹ, ông ta đã trả lời: “Mình mới lên làm giám đốc gần một năm nay nên không biết công lao của ông Mỹ với vườn như thế nào cả ”, rồi lại còn nói những lời hỗn hào dị hợm hơn rằng: “Bữa trước có người mô đó nói loáng thoáng với mình, ông Mỹ là người Ba Đồn, anh của ông Lập, ông Vinh… Cũng biết loáng thoáng ông có tham gia gì đó trong Hội Hang động. Do mình không biết, không nghe ai đề xuất chi cả nên đâm dở đi ”. Rứa đó, một người có chức có quyền, lại là người trực tiếp hưởng đủ danh và lợi do công lao của tiền nhân mà ăn nói như vậy về lý do vô ơn của mình, thử hỏi cứ theo cái logic đó mà suy thì người dân thường sẽ có thể nói thế nào khi họ thực sự không được tạo điều kiện để hiểu biết và thấm thía về công lao giữ nước của đồng bào chiến sỹ trong cuộc chiến chống giặc Tàu? Con số người vô ơn, tôi đưa ra: chí ít là 80 triệu! Tôi cố gắng tin rằng trong 90 triệu con dân VN, có thể có được khoảng 10 triệu người có điều kiện và nhiệt tình để tìm hiểu sự thật, có thể xuyên qua lớp mây mù che đậy như hiện nay để vẫn tôn vinh, ghi nhớ công lao của tiền nhân. (Trong đó số 10 triệu này, nhất định có hơn nửa triệu nhân dân tỉnh Lào Cai- theo tin báo Dân trí ngày 15-2- 2014, thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai vừa ban hành nghị quyết đặt tên đường phố trên địa bàn thành phố, trong đó có 3 tuyến đường mang tên ba liệt sỹ đã hi sinh trong chiến tranh bảo vệ biên giới tháng 2- 1979: Anh hùng Liệt sỹ Quách Văn Rạng, Anh hùng Liệt sỹ Võ Đại Huệ và Liệt sỹ Nhà báo Bùi Nguyên Khiết).
Tôi xin hỏi : Các vị lãnh đạo trên cao kia liệu có lo ngại về sự vô ơn (vì lý do như trên nói) của nhiều triệu người Việt Nam ngày nay và mai sau không?
Ngày 22-3-2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét