Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Cố vấn Trung Quốc tại Việt Nam - Cập nhật: Những bê bối chưa từng được tiết lộ của báo Tuổi Trẻ (Kỳ 7)



Cập nhật: Những bê bối chưa từng được tiết lộ của báo Tuổi Trẻ (Kỳ 7)

Những bê bối chưa từng được tiết lộ của báo Tuổi Trẻ (Kỳ 7): Những chiêu trò rút ruột “quỹ từ thiện” của Phan Văn Đắc, Trưởng ban Công tác Xã hội báo Tuổi Trẻ

Kỳ này chúng tôi muốn phanh phui một chuyện tham ô mà nội bộ phóng viên, CBCNV báo Tuổi trẻ đang xôn xao bàn tán nhưng BBT báo tuổi trẻ thì “lờ tịt” dù biết quá rõ bản chất sự việc. Nhân vật chính của các chiêu trò tham ô, rút ruột ngân quỹ đang được các phóng viên xì xào là Phan Văn Đắc (bút danh Phan Đắc) - Trưởng ban Công tác Xã hội (CTXH) của báo Tuổi trẻ. Tất nhiên “ngân quỹ” mà chúng tôi đề cập đến ở đây không phải đến từ việc kinh doanh của báo Tuổi trẻ mà do tờ báo này lợi dụng “uy tín” và “uy quyền” sẵn có vẽ lên các chương trình từ thiện, hoạt động xã hội hào nhoáng để quyên những khoản tiền khổng lồ từ bạn đọc, tổ chức, doanh nghiệp. Nếu tính ra, chi phí tổ chức sự kiện, chi phí cho phóng viên “ăn ở” để tác nghiệp “từ thiện” đã ngốn hết ¾ tổng ngân sách quyên góp, phần còn lại mới đến được những người khốn khổ.

Phan Văn Đắc (ngồi giữa) được nhiều phóng viên báo Tuổi trẻ dè bĩu “cái thằng ‘Phan Được’ vừa được làm đĩ, vừa được bằng tiết hạnh khả phong

Phan Văn Đắc sinh năm 1978, gốc Tây Ninh, cuối năm 2002 chật vật xin được vào làm công nhân sửa lỗi “mo-rat” ở báo Tuổi trẻ (thời anh Lê Hoàng), chẳng có thành tích gì nổi bật, mãi đến giữa năm 2005 nhờ năn nỉ ỉ ôi mới được Phó TBT Vũ Văn Bình “điều động” qua Ban Công tác Xã hội của báo Tuổi trẻ. Thời điểm này anh Lê Hoàng đã bắt đầu gầy dựng được uy tín cho báo Tuổi Trẻ từ các chương trình từ thiện, công tác xã hội khá nổi tiếng mà qua đó Phan Đắc đã thuộc hết các bài, nhiều lần Phan Đắc còn tỏ ra nguy hiểm khi “hiến kế” để câu tiền từ các chương trình quyên góp nhưng bị Lê Hoàng gạt đi và Lê Hoàng không biết được sau lưng Phan Đắc bắt đầu tập tành “đâm chém” kiếm tiền doanh nghiệp. Mãi đến khi anh Lê Hoàng bị gạt khỏi nghề báo và Phạm Đức Hải “bỗng dưng trở thành TBT”, lúc này đường hoạn lộ của Phan Đắc mới bắt đầu hanh thông nhờ được TBT Đức Hải “phát hiện”  (ngưu tầm ngưu, mã tầm mã).

Tháng 6/2010, nhờ “nhiều thành tích” nổi bật trong công tác “quyên góp” từ thiện từ các doanh nghiệp, Phan Đắc được Đức Hải cất nhắc lên làm Phó ban CTXH, rồi sau đó đầu năm 2012 lại tiếp tục được Đức Hải đặt vào ghế Trưởng ban CTXH mà chẳng cần qua bước bình xét, bình bầu như nhiều cơ quan nhà nước khác (bạn đọc đừng quên báo tuổi trẻ là một cơ quan nhà nước quan trọng thuộc chính quyền TpHCM, mà người “đầu lĩnh” báo là một Thành ủy viên) . Nhiều phóng viên “gạo cội” của báo Tuổi trẻ khi ấy thầm ghen tức vì mất chiếc ghế “béo bở” vào tay Phan Đắc, đơn khiếu nại nặc danh gửi đến BBT nhưng rồi cũng trôi vào quên lãng. Phải nói, từ thời vào ghế Trưởng ban CTXH, Phan Đắc đã "lập công" không ít cho Đức Hải và bộ sậu, chỉ cần cung cấp cho Phan Đắc vài tư liệu về các doanh nghiệp cỡ lớn là y như rằng mỗi lần Phan Đắc “ra quân” là chiến thắng trở về với tiền tỷ được gắn mác “từ thiện” trong tay. Bộ phận quản lý tài chính báo Tuổi trẻ thì nào biết gì, chỉ biết có tiền nộp “ngân sách” là mừng, đâu biết rằng trong đấy đã được Phan Đắc cắt xén không ít chia chác cho Đức Hải, Vũ Bình, Hữu Phong, Xuân Trung?

Sau đợt bị báo Tuổi trẻ hăm he “đánh” giá sữa, năm nào NutiFood cũng phải “nghẹn ngào” dâng nhiều trăm triệu cho “nhân viên” Ban CTXH báo Tuổi trẻ Phan Văn Đắc để nhận bảng “vinh danh” chỉ với 200 triệu này.

Không biết nhờ “thành tích” nổi bật hay nhờ chính sách hòa giải hòa hợp dân tộc của Đảng, Nhà nước mà về mặt “Đảng tịch”, Phan Văn Đắc cũng vạn phần thuận lợi dưới thời Đức Hải. Tháng 10/2009, không những Phan Văn Đắc được xóa vết đen được xem là điều tối kỵ khi xét lý lịch (có bố ruột vốn là sĩ quan chế độ cũ), khi làm nghị quyết kết nạp đảng đã được chuyển thành “xuất thân từ gia đình lao động”, “bố trốn quân dịch”, đặc biệt là được nhấn mạnh về thành tích cách mạng của gia đình bên vợ (?!). Thế là, Phan Đắc trở thành Đảng viên ĐCSVN, rồi tiếp tục được Đức Hải “dán” cho các chức danh đoàn thể rất “kêu” như Bí thư Liên Chi đoàn Báo Tuổi Trẻ TP.HCM, Ủy viên Ban chấp hành Đoàn Cơ quan Thành đoàn,…

Đảng viên Đảng CSVN, Trưởng ban CTXH báo Tuổi trẻ Phan Văn Đắc trong buổi “giao lưu” cùng một số người đẹp

Vừa có tài bao biện, lại được Đức Hải bao che bằng chỉ thị tạo “vùng cấm” trong việc kiểm tra, giám sát các chi tiêu tài chính đối với Phan Đắc và Ban CTXH (vì liên quan đến “từ thiện” mà) nên Phan Đắc càng mặc sức xà xẻo ngân quỹ từ thiện, một phần lại quả cho bộ sậu Đức Hải, Hữu Phong, Vũ Bình, Xuân Trung, còn lại phần lớn bỏ túi riêng. Thế nên tại 60A, uy tín của Phan Đắc ngày một "lên cao" với tòa soạn, nhưng tại những điểm nóng nơi Đắc tác nghiệp thì tiếng xì xào của đồng nghiệp ngày một lớn. Những trò “ăn bẩn” tiền quyên góp của doanh nghiệp mà ít người biết đã đành, nhưng ngay cả những trò ăn bẩn rẻ tiền mà Phan Đắc cũng tiến hành lộ liễu. Gần đây nhất là sau khi tổ chức “Ngày hội tư vấn tuyển sinh” ngày 9/3/2014 tại Hà Nội, Phan Đắc đã công khai “vui vẻ” chỉ đạo ghi khống thêm hàng trăm quan khách rồi tự “ký nhận” mỗi phong bì 1 triệu đồng rồi dẫn nhau đi chè chén… gây bức xúc cho một số cộng tác viên vốn còn chút lương tri nghề báo đang vất vưởng tồn tại trong báo tuổi trẻ.

Đối với các Trưởng ban của báo Tuổi trẻ, thuốc phải là xì gà, 1 điếu bèo cũng trên 100 USD. Bạn đọc có thể tự trả lời tiền xì gà này là từ “đồng lương” hay từ quyên góp “từ thiện” của bạn đọc?

Nụ cười phản cảm của Phan Đắc trước tượng đài “Đoàn tàu không số Anh hùng”, một phần nói lên bản chất của nhà báo Tuổi trẻ

Có doanh nghiệp thuộc loại “top” Việt Nam từng than vãn với giới truyền thông, mỗi lần thấy cuộc gọi đến từ số “vip”: 0913 999 009 là lại “giật mình”, không biết lần này lại bị mất bao nhiêu để được yên ổn làm ăn… Kinh doanh thời kinh tế khó khăn, lại thêm đám “đạo chích” Tuổi Trẻ thường xuyên rỉa rói, thật khốn khổ khốn nạn…

Chi phí tổ chức, chi phí cho phóng viên “ăn ở” để tác nghiệp “từ thiện” đã ngốn hết ¾ tổng ngân sách quyên góp, phần còn lại mới đến được những người khốn khổ

Những chương trình công tác xã hội của báo Tuổi trẻ vốn rất nổi tiếng, được đặt nền móng từ thời anh Lê Hoàng, nhưng anh Lê Hoàng chắc cũng không thể ngờ sau khi anh bị phế truất thì đã trở thành “cần câu cơm” cho đám đạo chích, những kẻ vô liêm sỉ của báo Tuổi trẻ (được “bảo kê” bởi một số thành phần Ủy viên BCT) như Đức Hải (Hải nham), Xuân Trung (Trung Bàng quyên), Hữu Phong (Phong lợn), Vũ Bình, Văn Đắc với bao điều tai tiếng…
Người Trong Cuộc
Theo Vnhungthangnhamhiem

Cố vấn Trung Quốc tại Việt Nam (phần 1, 2, 3)

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đ/c Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Nguyễn Chí Thanh, Lê Văn Lương làm việc với đại sứ Trung Quốc và đại tướng Trần Canh ( TQ) tại chiến khu Việt Bắc 1952- ảnh TTXVN

1. Sa Lực – Mân Lực trong cuốn Chín lần xuất quân lớn của Trung Quốc cho rằng, sự kiện Đoàn cố vấn quân sự gồm 79 người của TQ sang giúp VN đánh Pháp là một trong “chín lần xuất quân lớn” của TQ. Thế nhưng, điều kỳ lạ là cuộc “kháng Mỹ viện Triều” với trên 3 triệu lượt quân TQ sang Triều Tiên đánh Mỹ lại không được coi là một cuộc “xuất quân lớn”? Như vậy, tác giả TQ có ý nhấn mạnh vai trò “to lớn” của Đoàn cố vấn quân sự TQ đối với VN trong cuộc chiến với người Pháp.
Nói cho công bằng, sau 5 năm VN chiến đấu trong vòng vây, việc Đoàn cố vấn quân sự TQ sang giúp VN đánh Pháp cũng có những đóng góp nhất định. Bấy giờ, Liên Xô chưa công nhận VNDCCH và đồng minh duy nhất của VN là TQ vừa mới ra đời. Phải một tuần sau khi đến Mátxcơva, Xtalin mới tiếp Hồ Chí Minh, do Mao đề nghị. Xtalin tỏ ra rất dè dặt với Hồ Chí Minh – người mà ông ta cho là dân tộc chủ nghĩa, sợ là “Titô” thứ hai. Nhưng như lịch sử cho thấy, quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc là hoàn toàn đúng đắn và đi trước thời đại. Tuy vậy, các hiệp định viện trợ mà Hồ Chí Minh muốn ký với Xtalin đều không được chấp nhận, thậm chí Xtalin còn cho người bí mật thu lại tờ họa báo có chữ ký của mình tại nơi ở của Hồ Chí Minh. Xtalin đẩy việc trợ giúp VN đánh Pháp cho TQ. Thế là, Hồ Chí Minh buộc phải đặt lòng tin vào sự giúp đỡ của TQ. Việc cử phái Đoàn cố vấn quân sự TQ sang giúp VN đánh Pháp ra đời trong hoàn cảnh đó.
Tướng TQ đầu tiên sang VN tham gia chiến dịch Biên Giới là Trần Canh, diễn ra vào thu đông năm 1950 nhằm khai thông vùng giải phóng để từ đó VN có thể tiếp nhận viện trợ của TQ và mở đường ra thế giới. Một chiến dịch mà cả Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đều ra trận – Võ Nguyên Giáp là Tư lệnh chiến dịch, đủ thấy tầm quan trọng đặc biệt của nó. Trần Canh bấy giờ là Phó Tư lệnh dã chiến quân, Ủy viên dự khuyết Trung ương ĐCS TQ. Trần Canh lại là bạn cũ của Hồ Chí Minh. Ông ta gợi ý để Hồ Chí Minh đề nghị TQ cử mình sang VN làm cố vấn quân sự. Song, TQ nói rằng họ đã bố trí công tác cho ông ta rồi, do đó, trong chiến dịch Biên Giới, Trần Canh tham gia với tư cách là khách mời của Hồ Chí Minh.
Đã là khách mời, dĩ nhiên, ông ta hoàn toàn không thể có quyền chỉ huy quân VN được. Thế nhưng, các tác giả TQ cho rằng, Hồ Chí Minh nói với Trần Canh: bộ đội giao cho đồng chí cả rồi, nhưng chỉ cho phép đánh thắng, không cho phép đánh bại! Lại còn khẳng định một cách chắc nịch rằng, Trần Canh là người đề xuất với Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp không đánh Cao Bằng trước mà nên đánh Đông Khê trước, được phía VN chấp nhận. Ly kỳ hơn nữa, họ còn cho rằng, vào giờ phút quyết định tiêu diệt hai binh đoàn Lơpagiơ và Sáctông, Võ Nguyên Giáp điện thoại cho Trần Canh nói: “Bộ đội đã đánh liên tiếp ba ngày liền, tương đối mệt nên chăng rút về nghỉ ngơi chỉnh đốn”? Trần Canh: “Một trận như thế này mà không đánh nữa thì không có trận nào nữa đâu”. Võ Nguyên Giáp: “Bộ đội mệt quá tôi thấy khó tiến công…”. Trần Canh: “Nếu trận này không đánh nữa thì tôi xin cuốn gói chuồn” (Trích Ghi chép thực về việc Đoàn cố vấn quân sự TQ viện trợ VN chống Pháp – Dương Danh Dy dịch).
Dường như cứ nước cờ quân sự nào hay, đưa đến thành công cho chiến dịch Biên Giới là do Trần Canh đề xuất vậy. Sự thực lịch sử, tất nhiên, không phải như các tác giả TQ trình bày.
Trước hết, chọn điểm đột phá chiến dịch Biên Giới là Cao Bằng hay Đông Khê được Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp suy nghĩ rất kỹ, ngay trên đường ra mặt trận. Phân tích toàn bộ vấn đề, ông nhận thấy, mở đầu chiến dịch bằng cách đánh Cao Bằng là không thích hợp. Để lựa chọn điểm đột phá, ngày 5.8.1950, Tổng tư lệnh trực tiếp đi nghiên cứu thực địa Cao Bằng. Sau cuộc đi thực địa, Tổng tư lệnh đã có một quyết định mới về điểm đột phá chiến dịch, đó là Đông Khê. Ngày 15.8.1950, Tổng tư lệnh nhận được điện của Hồ Chí Minh chấp thuận chuyển hướng chiến dịch sang Đông Khê. Ngày 9.9.1950, Hồ Chí Minh tới mặt trận và ngay sau đó là cuộc trao đổi đặc biệt với Võ Nguyên Giáp.
Võ Nguyên Giáp báo cáo với Hồ Chí Minh: mở đầu bằng tiêu diệt Đông Khê, tiếp theo là diệt quân viện, đánh Thất Khê, cuối cùng là tập trung lực lượng đánh Cao Bằng.
“Người giơ từng ngón tay, nói:
- Một là, đánh Đông Khê. Hai là, đánh quân viện. Ba là, đánh Thất Khê. Bốn là, đánh Cao Bằng. Tất cả là bốn bước.
- Dạ.
- Đông Khê không lớn nhưng rất quan trọng, vì mất Đông Khê thì Cao Bằng hoàn toàn bơ vơ. Địch buộc phải cho quân ứng cứu, bộ đội sẽ có cơ hội đánh vận động.
- Chúng tôi đã có dự kiến.
- Nhưng bộ đội ta chưa quen đánh vận động?
- Thưa Bác, mùa Hè vừa rồi được luyện tập, anh em tiến bộ nhiều. Cao Bằng là địa hình rừng núi, tôi nghĩ sẽ thuận lợi” (Võ Nguyên Giáp: Đường tới Điện Biên Phủ).
Cũng là cuộc trao đổi giữa Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp nêu trên được nhà văn Sơn Tùng “tiểu thuyết hóa” – tất nhiên hoàn toàn trên cơ sở hiện thực như sau:
“…Đại tướng trải tiếp ra một tấm bản đồ tác chiến thứ ba với hai chữ Đông Khê nổi bật lên ở giữa. Ông nhìn Bác đầy tin yêu:
- Mời Bác ngồi đỡ mỏi chân.
Bác né người ngồi vào ghế, tựa tay lên bàn, đôi mắt Người chiếu sáng vào hai chữ Đông Khê trên tấm bản đồ. Bác ân cần nhắc Đại tướng:
- Chú cũng quan tâm đến chú nữa chứ. Ta cùng ngồi làm việc, chú cũng mỏi chân chứ đâu chỉ có Bác.
Đại tướng ngồi xuống ghế ở góc bàn tay bên trái của Bác. Bác châm lửa hút tiếp điều thuốc tắt dở dang. Người ung dung với điều thuốc trên tay.
Bác hỏi:
- Chú quyết định đánh vào Đông Khê trước, ý kiến của Bộ chỉ huy chiến dịch thế nào?
- Đều nhất trí và xin ý kiến Bác.
Bác khoan thai:
- Bác tin tưởng các chú từ lúc cách mạng trong bóng tối và đã giao cho chú gánh vác công việc võ trang với hai bàn tay trắng. Ngày nay chúng ta có lực lượng, có khả năng và trình độ để tổ chức chiến dịch lớn. Và một điều vô cùng quan trọng nữa, nếu không muốn nói là quyết định, đó là trình độ điều binh khiển tướng của người chỉ huy. Mà tài điều binh khiển tướng lại quan trọng nhất là nhân hòa. Bởi vì, thiên thời, địa lợi, nhân hòa là cốt tủy trong đạo làm tướng. Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi mà địa lợi không quan trọng bằng nhân hòa…
Bác vươn người về phía trước, năm ngón tay mở như năm ngọn bút thép cắm xuống căn cứ Đông Khê trên tấm bản đồ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng dậy theo”.
Vào buổi tối hôm đó (9.9.1950), Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp cùng đi gặp Trần Canh mới sang, nghĩa là mọi quyết định về điểm đột phá mở đầu chiến dịch Biên Giới đã được quyết định rồi. Thật là rõ ràng, không thể và không hề có chuyện Trần Canh đề xuất đánh Đông Khê trước.
Bốn năm sau, lịch sử lặp lại với trận Điện Biên Phủ. Việc thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” đã được Võ Nguyên Giáp quyết định, sau đó trao đổi với Vi Quốc Thanh – cố vấn quân sự TQ, ông ta buộc phải đồng ý. Hai ngày sau, Quân ủy TQ mới điện trả lời Vi Quốc Thanh đồng ý. Vậy mà, như thường lệ, nước cờ quân sự thiên tài này của Võ Nguyên Giáp cũng bị các tác giả TQ giành về phía mình. Song, đáng tiếc (cho TQ) là lịch sử chỉ có một mà thôi.
2. Diễn biến của chiến dịch Biên Giới càng cho thấy rõ vai trò của Trần Canh và Đoàn cố vấn quân sự TQ.
Mặc dù chuẩn bị rất kỹ lưỡng và tung ra một lực lượng áp đảo với tỷ lệ 9/1, song trận Đông Khê mở màn chiến dịch Biên Giới ngay từ những giờ đầu đã gặp trục trặc. Quân Pháp dựa vào công sự vững chắc, có sự yểm hộ của máy bay và hỏa lực mạnh, chống trả quyết liệt. Trực tiếp chỉ huy trận Đông Khê là Hoàng Văn Thái và Lê Trọng Tấn. Hai ông sau này đều là Đại tướng quân đội nhân dân VN.
Khi trận đánh gặp trục trặc, Hồ Chí Minh vẫn bình thản để Tổng tư lệnh giải quyết công việc và ít ai ngờ được vào lúc ấy, trong đầu ông đang nảy ra những tứ thơ:
Chống gậy lên non xem trận địa
Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây
Quân ta khí mạnh nuốt ngưu đẩu
Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy !
Còn Trần Canh thì sao? Ông ta nói, không nên để trận đánh kéo dài. Rốt cuộc, trận Đông Khê đã giành toàn thắng sau 52 giờ chiến đấu, số thương vong của quân VN lớn hơn dự kiến.
Phán đoán tiếp theo của Tổng tư lệnh là Pháp sẽ cho viện binh từ Thất Khê lên, phối hợp với quân nhảy dù để chiếm lại Đông Khê. Như vậy, cần bố trí gấp lực lượng để tiêu diệt quân viện. Thế nhưng, cả tuần chờ đợi mà chưa hề thấy động tĩnh của quân Pháp. Một số người lo lắng, nếu thời gian chờ đợi kéo dài, không đủ gạo và muối, sức khỏe của bộ đội sẽ giảm sút.
Trong khi đó, Trần Canh phán đoán là viện binh địch sẽ không lên, quân Pháp ở Thất Khê đã tăng lên 4 tiểu đoàn nên không thể đánh Thất Khê, cũng không thể đánh Cao Bằng. Ông ta chê bộ đội VN đánh công kiên kém. Ông ta kiến nghị với Võ Nguyên Giáp: Hay là thu quân thôi ?
Trái với phán đoán của Trần Canh, Võ Nguyên Giáp phân tích, trận Đông Khê kéo dài là do chọn hướng đột phá chưa đúng, phối hợp kém. “Tôi thấy nên kiên trì chờ viện, đồng thời, chuẩn bị tiêu diệt Thất Khê theo kế hoạch” – Tổng tư lệnh dứt khoát. Ấy thế mà các tác giả TQ lại viết, Trần Canh “kiến nghị với Võ Nguyên Giáp, thuyết phục cán bộ, nhẫn nại kiên trì, bình tĩnh chờ đợi hành động tới của quân địch, nắm bắt thời cơ tiêu diệt địch”.
Quả nhiên, gần hai tuần sau, viện binh Pháp đã xuất hiện trước Đông Khê, chứng minh phán đoán của Võ Nguyên Giáp là hoàn toàn chính xác. Chiến trường diễn biến rất mau lẹ, đòi hỏi người chỉ huy phải sáng suốt, nhanh nhạy, chủ động. Ở đây, Võ Nguyên Giáp đóng vai trò người chỉ huy tối cao, mọi quyết định quan trọng đều là của ông. Thực tiễn chiến dịch càng chứng tỏ phẩm chất của người thống soái có tài cầm quân kiệt xuất – Võ Nguyên Giáp.
Dưới sự chỉ huy của Đại tướng Tổng tư lệnh và Hồ Chí Minh, có sự tham gia của Trần Canh và Đoàn cố vấn quân sự TQ, chiến dịch Biên Giới đã giành toàn thắng. Hai binh đoàn Lơpagiơ và Sáctông đều bị tiêu diệt. Quân Pháp tổn thất gần 8 ngàn người.
Tuy nhiên, ở đây, cần tiếp tục bác bỏ một chi tiết được các tác giả TQ trình bày. Họ viết, trong quá trình tiêu diệt quân tiếp viện của Lơpagiơ, bộ đội VN do bị thương vong, mỏi mệt, sức tiến công giảm dần đến mức “Trần Canh lúc đó đang ốm, người rất yếu, nhưng sau khi nhận được thông báo đã dứt khoát kiến nghị với Bộ chỉ huy VN…nếu không chịu nổi thử thách sẽ mất sạch thắng lợi…”. Họ không biết, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp hiểu rất rõ tình thế lúc đó. Hồ Chí Minh nói: “Sao lại nghỉ lúc này. Mình mệt một thì địch mệt mười. Chạy thi gần tới đích sao lại nghỉ ?”. Đại tướng Tổng tư lệnh viết bản nhật lệnh gửi qua đường dây điện thoại: “Đêm qua trời mưa, các đồng chí ướt, nhưng lửa của người chiến sỹ vệ quốc, của người chiến sỹ cách mạng luôn hun nấu tinh thần xung phong của các đồng chí. Quân địch chắc đói rét hơn ta, bị thương và chết rất nhiều, chúng lại chỉ có tinh thần của một lũ bại binh xâm lược, cho nên ta phải cố lên nữa, tiêu diệt cho thật nhiều địch. Mưa, mù càng có lợi cho ta…Các đồng chí tiến lên”.
Sự giúp đỡ của TQ trong chiến dịch Biên Giới là rõ ràng: 1.020 tấn vũ khí, 180 tấn quân trang quân dụng, 2.634 tấn gạo, 20 tấn thuốc, 800 tấn hàng quân giới, 30 ô tô, 120 tấn xăng dầu. Lưu ý rằng số hàng viện trợ đó chỉ chiếm 18,5 % khối lượng vật chất mà bộ đội VN sử dụng trong năm 1950.
Trần Canh điện về Trung ương ĐCS TQ: “Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ công tác ở VN, năng lực đoàn cố vấn rất mạnh, không cần thiết lưu lại ở đây, xin về Bắc Kinh báo cáo công tác”. Trung ương đồng ý. Trần Canh, sau đó sang chiến trường Triều Tiên, làm Phó Tư lệnh chí nguyện quân TQ.
Hồ Chí Minh với tầm nhìn xa rộng về mối quan hệ Việt – Trung, có những ứng xử hết sức tinh tế, đã tặng thơ Trần Canh:
Hương tân mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm, tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Địch nhân hưu phóng nhất nhân hồi.
(Rượu ngọt sâm banh lấp lánh ly
Muốn uống, tì bà thúc ngựa phi
Đừng cười say nghỉ nơi trận mạc
Không tha quân địch một tên về).
Và Vi Quốc Thanh, Trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc:
Bách lý tầm quân vi ngộ quân,
Mã đề đạp toái lĩnh đầu vân.
Quy lai ngẫu quá sơn mai thụ,
Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân.
(Trăm dặm tìm bạn nhưng không gặp,
vó ngựa dẫm nát mây đỉnh núi.
Quay về tình cờ gặp cây mai rừng,
mỗi đoá hoa vàng một điểm xuân)
Các cố vấn TQ luôn cho rằng VN ít quân quá. Điều này dễ hiểu, vì họ thường muốn tác chiến theo chiến thuật “biển người”. Họ lại rất ngạc nhiên khi bộ đội VN có vẻ trí thức, biết đọc biết viết, tiếp thu kỹ thuật, chiến thuật mới rất nhanh.
Ba chiến dịch liên tục với sự trợ giúp của các cố vấn quân sự TQ: chiến dịch Trung Du, chiến dịch Hoàng Hoa Thám và chiến dịch Hà Nam Ninh đều không đưa lại kết quả mong muốn. Liệu có phải “năng lực của đoàn cố vấn rất mạnh” như lời Trần Canh? Đờ Lát quả là một đối thủ đáng gờm. Song, điều đáng buồn cho ông ta là người con trai duy nhất của ông ta bị tử trận tại Ninh Bình. Trao quyền chỉ huy cho Xalăng, Đờ Lát rời Hà Nội, đưa thi thể con trai về Pháp.
Tuy vậy, ông Giáp vẫn hoàn toàn chủ động tiến hành những trận đánh do ông lựa chọn. Ông phân tích với các cố vấn TQ, VN đã có khối chủ lực 6 đại đoàn, không thể chỉ đánh nhỏ. Đánh nhỏ ít tiêu hao nhưng không tạo được chuyển biến trong giai đoạn mới. Thế nhưng, các cố vấn TQ cho rằng quân Pháp cơ động nhanh, pháo binh giỏi cả tác chiến ban ngày và ban đêm. Họ khuyên VN nên quay về chiến tranh du kích, trang bị gọn nhẹ để tăng tính cơ động.
Ông Giáp lại suy nghĩ hoàn toàn khác: Nhiệm vụ của mình là phải chứng minh được, quân đội VN có thể chiến thắng trong vận động đánh lớn, cũng như đã từng thắng trong vận động đánh nhỏ, với một kẻ địch mạnh hơn ta.
Đến khi Pháp chủ động đánh ra Hòa Bình thì các cố vấn TQ dường như đã “hết phép”. Vi Quốc Thanh, Trưởng đoàn cố vấn về TQ chưa trở lại VN. Cố vấn về tham mưu Mai Gia Sinh không tham gia chiến dịch dù có lời mời của Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái. Họ dự đoán quân đội VN sẽ thất bại nếu cứ lao vào những trận đánh lớn.
Cuộc đối đầu trực tiếp giữa Võ Nguyên Giáp và Đờ Lát lại tiếp tục trong chiến dịch Hòa Bình. Chiến dịch này không hề có cố vấn TQ tham gia và ông Giáp vẫn là Tư lệnh chiến dịch, trực tiếp ra trận. Người giành chiến thắng trong chiến dịch Hòa Bình là Võ Nguyên Giáp, Pháp mất 6 ngàn quân. Dù sao, phải công nhận Đờ Lát là một đối thủ xứng đáng..
3. Sự bất ngờ của lịch sử đã đưa hai đạo quân Pháp và VN kéo nhau lên Điện Biên Phủ và tại đây đã diễn ra trận “quyết chiến chiến lược” suốt 56 ngày đêm, kết thúc bằng thất bại hoàn toàn của Pháp, mở đầu cho sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.
Thoạt đầu, Điện Biên Phủ không có trong kế hoạch Nava và việc chiếm đóng Điện Biên Phủ được đề cập tới như một giải pháp trong trường hợp phải bảo vệ Lào. Nava yêu cầu Chính phủ Pháp phải có văn bản về vấn đề bảo vệ Lào, nhưng không hiểu vì sao Chính phủ im lặng. Với nhãn quan chiến lược của một sỹ quan từng tốt nghiệp Trường Cao đẳng quân sự Saint Cyr danh tiếng, từng tham gia các chiến dịch tại Syrie và Marốc, rồi làm Tổng thư ký Bộ chỉ huy các lực lượng Pháp chiếm đóng Tây Đức, ông ta nhận thấy ngay tầm quan trọng của Điện Biên Phủ. Đầu tháng 11.1953, Nava chỉ thị cho tướng Cônhi – Chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Bắc Bộ, ngày 20.11 phải đánh chiếm Điện Biên Phủ để thiết lập một điểm ngăn chặn, bảo vệ Thượng Lào, che chở cho Lai Châu, đồng thời đoạt lấy số lương thực đáng kể trên cánh đồng Mường Thanh. Tất nhiên, Điện Biên Phủ sẽ là một cái bẫy – một “pháo đài Verdun” nghiền nát quân VN nếu như họ dám mạo hiểm tấn công.
Không quá khó khăn để phán đoán mục tiêu của Pháp khi cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, song lúc này, các cố vấn quân sự TQ cũng chưa có ý định gì rõ rệt. Trong khi đó, Võ Nguyên Giáp – bằng sự nhạy cảm của một tài năng quân sự thiên bẩm, sự từng trải của người chỉ huy dày dạn trận mạc, cho rằng bất luận trong trường hợp nào, việc Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ căn bản là có lợi cho VN. Rất nhanh chóng, ông đã ra lệnh hình thành thế bao vây Điện Biên Phủ, nhốt quân Pháp vào cái lòng chảo đó trong suốt 170 ngày đêm. Người Pháp và các sử gia sẽ không bao giờ quên được điều đó.
Một chiến dịch lớn như Điện Biên Phủ, xem ra đây là cơ hội để các cố vấn TQ thi thố tài năng. Các cố vấn TQ sát cánh với bộ chỉ huy VN trên chiến trường, góp ý kiến về tác chiến, giới thiệu kinh nghiệm đào chiến hào, cung cấp cả sách Thượng Cam lĩnh…Song, thật khó có thể nêu lên một sự kiện đặc biệt nào đó có sức nặng, có tiếng vang lớn của họ vào sự toàn thắng của chiến dịch.
Ngay như tài liệu của các tác giả TQ cũng không nêu được một sự kiện nào thật ấn tượng. Còn sự kiện ấn tượng mà họ nói tới – tiếc thay, lại không có trong sự thật lịch sử.
Vấn đề trước hết là cách đánh trong chiến dịch Điện Biên Phủ – dù nó đã được nói tới hàng ngàn lần. Cố vấn tham mưu Mai Gia Sinh lên Điện Biên trước cùng Tham mưu trưởng chiến dịch Hoàng Văn Thái. Ông ta hiến kế, sau khi quan sát cứ điểm Nà Sản, cần đánh nhanh thắng nhanh khi người Pháp đang ở trạng thái lâm thời phòng ngự. Sở dĩ trận đánh Nà Sản không thành công là do đánh kéo dài, phân tán lực lượng. Ông Thái nhất trí với phân tích đó.
Song, ông Giáp đã có một quyết định khác làm tất cả mọi người, kể cả đoàn cố vấn quân sự TQ kinh ngạc. Ông đòi hỏi trận này phải chắc thắng 100 phần trăm – cái “tỷ lệ” chưa từng có, thể hiện một quyết tâm cực lớn và thái độ dám chịu trách nhiệm đến cùng của ông. Sau khi phân tích cực kỳ thuyết phục về hình thái bố trí quân Pháp, so sánh lực lượng của hai bên, nguyên tắc chắc thắng, ông quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Quyết định đó làm đảo lộn tất cả: hậu cần, bố trí chiến thuật, chiến lược, thời gian tiến công, song quan trọng nhất là nó “đảo lộn” từ chỗ có thể thua trở thành chắc thắng. Trưởng đoàn cố vấn quân sự TQ Vi Quốc Thanh, sau khi nghe ông Giáp phân tích sự cần thiết phải hoãn trận đánh và thay đổi phương châm tác chiến, không có cách gì hơn là buộc phải đồng ý.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Giáp thay đổi cách đánh, càng không phải là lần lần duy nhất. Ta đã chứng kiến tài năng xuất chúng của ông trong chiến dịch Biên Giới, dù có cố vấn TQ Trần Canh tham gia, ông vẫn quyết định mở đầu chiến dịch bằng đánh Đông Khê chứ không phải Cao Bằng. Trận Điện Biên đánh chậm, trận Sài Gòn lại đánh nhanh, cả hai đều kết thúc trong 56 ngày đêm. Thật khó có một sự trùng hợp lịch sử nào kỳ lạ hơn thế !
Ta hãy xem vai trò của cố vấn TQ qua ngòi bút của các tác giả TQ. “Vi Quốc Thanh ở trong nhà lá mười mấy mét vuông trên sàn hầu như trải đầy bản đồ. Đồng chí thường nhìn chăm chú vào bản đồ suy nghĩ rất lâu. Một cú đột phá, chọc thẳng vào trong lòng địch tiêu diệt cơ quan đầu não của địch, làm rối loạn hệ thống chỉ huy của chúng, làm cho địch không đánh mà bị rối loạn, từ đó đánh nhanh thắng nhanh, giành toàn thắng, đó là một cách đánh áp dụng nhiều lần và nhiều lần thành công trong chiến tranh giải phóng. Nhưng cách đánh này vận dụng ở Điện Biên Phủ có thích hợp hay không ?…Mắt chăm chú nhìn vào cứ điểm chi chít ở Điện Biên Phủ trên bản đồ, trong lòng Vi Quốc Thanh tưởng tượng ra một tình huống phức tạp về cơ sở phòng ngự của địch. Đồng chí nghĩ, quân đội Việt Nam thiếu kinh nghiệm đánh công kiên qui mô lớn, theo tình hình địch ta hiện nay, áp dụng cách đánh này thì không nắm chắc phần thắng. Đánh không tốt, còn phải chịu thiệt hại lớn. Vì vậy, cần thay đổi phương châm tác chiến. Biến đánh nhanh thắng nhanh thành đánh chắc thắng chắc, từ ngoại vi vào trung tâm, tiêu diệt địch từng cứ điểm một”.
“Vi Quốc Thanh liền gọi điện thoại cho Võ Nguyên Giáp, nói có việc cần muốn bàn. Võ Nguyên Giáp đến ngay. Vi Quốc Thanh trình bày khá tỉ mỉ ý nghĩa mới của mình với Võ Nguyên Giáp. Võ Nguyên Giáp tỏ ý hoàn toàn tán thành thay đổi phương châm tác chiến” (Ghi chép thực về việc Đoàn cố vấn quân sự TQ viện trợ VN chống Pháp).
Sự mô tả của các tác giả TQ đã quay ngược 180 độ và họ thật khéo tưởng tượng. Họ suy nghĩ thay cho Vi Quốc Thanh – tất nhiên là suy nghĩ sau khi chiến dịch đã kết thúc mấy chục năm ! Còn nữa, cách viết của họ cũng tỏ ra rất “thiên triều”: “Vi Quốc Thanh liền gọi điện thoại cho Võ Nguyên Giáp… Võ Nguyên Giáp đến ngay” – chẳng lẽ “triệu” ông Giáp đến hay sao ?!
Sa Lực, Mân Lực trong Chín lần xuất quân lớn của TQ viết một cách chung chung: “Trước sự đột biến của hình thế, đoàn cố vấn quân sự TQ cùng với Bộ chỉ huy tiền phương quân đội VN phân tích sâu sắc tình hình chiến trường, nhất trí nhận định rằng quyết tâm đánh Điện Biên Phủ là không thể dao động, cần đổi “tốc chiến, tốc thắng” thành “tiến chắc, đánh chắc”.
Dù sao, Sa Lực, Mân Lực cũng không khẳng định Vi Quốc Thanh là người đề xuất với Võ Nguyên Giáp thay đổi phương châm tác chiến. Có lẽ, Sa Lực, Mân Lực đã hiểu rất rõ ai là người quyết định vấn đề này.
Nhưng, Sa Lực, Mân Lực lại nêu lên một sự kiện rằng, Trung ương ĐCS TQ chỉ thị: “Để tiêu diệt hoàn toàn quân địch cố thủ, giành toàn thắng cho chiến dịch, cần tổ chức thật tốt hỏa lực pháo binh, không được tiếc đạn pháo, chúng ta sẽ cung cấp đầy đủ đạn”.
Ý chừng như là nếu không có đạn pháo TQ thì không thể có chiến thắng. Sự thực là pháo binh VN được bố trí rất độc đáo, không theo cách thông thường, được bảo vệ vững chắc khiến việc phản pháo của quân Pháp không có tác dụng. Chỉ huy pháo binh của Pháp là Trung tá Pirốt đã tự sát ngay từ những giờ đầu của trận đánh để bảo vệ danh dự, do không giữ được lời hứa làm pháo Việt Minh câm họng.
Về đạn 105 ly, trong thực tế, “ta chỉ có tổng số khoảng 20.000 viên, gồm 11.000 viên chiến lợi phẩm của chiến dịch Biên Giới, 3.600 viên do TQ viện trợ kèm theo pháo, 440 viên chiến lợi phẩm ở mặt trận Trung Lào, và khoảng 5.000 viên thu được của địch thả dù tiếp tế. Sau chiến tranh Triều Tiên, đạn pháo 105 ở TQ cũng rất khan hiếm. Trước nhu cầu cấp thiết của chiến dịch, bạn đã vét đạn 105 từ các kho chuyển cho ta, nhưng 7.400 viên tháng 5 năm 1954 mới tới khi trận đánh đã kết thúc” (Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ – điểm hẹn lịch sử).
Vai trò của đoàn cố vấn quân sự TQ tại Điện Biên Phủ lại tiếp tục được Sa Lực, Mân Lực đề cao một cách khá …lạ lùng. Sa Lực, Mân Lực viết, do những khó khăn khi mùa mưa ập tới, Mỹ dọa ném bom nguyên tử, bộ đội tác chiến liên tục quá mệt mỏi… cho nên chủ trương: “Trước khi nước sông dâng lên cao, rút thật nhanh bộ đội ra khỏi Điện Biên Phủ”. Tuy nhiên, nhờ Vi Quốc Thanh suy nghĩ, cân nhắc, thuyết phục Bộ chỉ huy VN không thể rút lui được, chỉ có tiến lên, trước khi nước lũ tràn tới, phát động tổng tấn công toàn diện nên đưa chiến dịch đến toàn thắng ?!
Tất nhiên, chẳng ai có thể tin cái chuyện hoang đường ấy.
Vi Quốc Thanh đã có một nhận định rất chính xác: “Từ khi Pháp xâm lược VN đến nay đã thay 7 Tổng chỉ huy, còn Tổng tư lệnh của chúng ta vẫn là Tổng tư lệnh (Võ Nguyên Giáp). Điều đó nói lên địch nhiều lần thất bại, chúng ta liên tiếp thắng lợi. Nói lên sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy là hoàn toàn đáng tin cậy”.
Năm 1955, đoàn cố vấn quân sự TQ về nước. Họ đều được Nhà nước VN tặng thưởng huân chương cho những năm tháng công tác tại VN.
Để kết thúc, hãy nhớ lại một chuyện. Khi Hồ Chí Minh đề nghị TQ cử cố vấn quân sự giúp VN đánh Pháp, Mao Trạch Đông nói: TQ chỉ có thể cử sang VN “cố vấn vườn”. Chúng ta nghĩ gì về lời “tiên tri” ấy?
LêMai
(Blog Lê Mai)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét