Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Phát hiện tàu ngầm Kilo Nga bị bỏ không 2 năm, Indonesia từ chối mua - Việt - Nhật: Mưa nắng cùng thuyền


Phát hiện tàu ngầm Kilo Nga bị bỏ không 2 năm, Indonesia từ chối mua

Nhìn kỹ, tàu ngầm loang lổ rỉ sét nơi nắp tàu, khi Ông Nguyễn Tấn Dũng chui xuống.

Indonesia thấy chi phí sửa chữa quá đắt đỏ nên không mua tàu ngầm lớp Kilo cũ nữa, chuyển sang tập trung cho chương trình tàu ngầm lớp Chang Bogo với Hàn Quốc.

Tàu ngầm thông thường lớp Kilo do Nga chế tạo

Tờ "Jane's Defense Weekly" ngày 20 tháng 3 đưa tin, ngày 12 tháng 3 Tham mưu trưởng Hải quân Indonesia, thượng tướng Marsetio cho biết, Indonesia đã từ chối tàu ngầm lớp Kilo cũ do Nga cung cấp.

Thượng tướng Marsetio cho biết, Hải quân Indonesia đã cử một đoàn đại biểu đến Nga kiểm tra tàu ngầm và thảo luận với quan chức Nga về khả năng chuyển nhượng chúng, đoàn đại biểu này phát hiện tàu ngầm do Nga cung cấp đã bỏ không 2 năm và động cơ đã bị hư hại.

Họ cho rằng, chi phí sửa chữa tàu ngầm sẽ tương đối đắt đỏ. Vì vậy, Hải quân Indonesia đã hủy bỏ việc mua sắm tàu ngầm lớp Kilo cũ của Nga.

Indonesia hiện sở hữu 2 tàu ngầm 209/1200 lớp Cakra được chế tạo từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, chúng được thay thế bởi 3 tàu ngầm tấn công động cơ hỗn hợp diesel-điện lớp Chang Bogo mua của Công ty đóng tàu Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering (DSME) Hàn Quốc, trị giá 1,1 tỷ USD, ký kết vào tháng 12 năm 2011.

Thượng tướng Marsetio cho biết, Indonesia sẽ tập trung vào chương trình Chang Bogo. 2 tàu ngầm sẽ được chế tạo tại Hàn Quốc, còn chiếc tàu ngầm thứ ba sẽ chế tạo tại nhà máy của Công ty PT PAL Indonesia có trụ sở tại Surabaya.

Tàu ngầm lớp Chang Bogo

Tổng thống Indonesia Yudhoyono đã lắng nghe ý kiến về mua sắm trang bị hải quân của Thượng tướng Marsetio gần đây, ông muốn sau khi hoàn thành chương trình Chang Bogo nhanh chóng khởi động kế hoạch chế tạo 12 tàu ngầm tại nhà máy của Indonesia.

Liên quan đến tàu ngầm lớp Chang Bogo, thời gian gần đây, truyền thông Trung Quốc cũng có nhiều bài viết đáng quan tâm. Trang mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc cho biết, ngày 19 tháng 2 năm 2014, Ủy ban chính sách công nghiệp quốc phòng Indonesia (KKIP) tiết lộ, công ty PT PAL, nhà máy đóng tàu nhà nước của Indonesia sẽ hoàn thành chế tạo tàu ngầm lớp Chang Bogo nội địa đầu tiên trước năm 2018.

Theo bài báo, tàu ngầm lớp Chang Bogo thứ nhất và thứ hai mà Hàn Quốc chế tạo cho Indonesia sẽ bàn giao vào năm 2017, hiện đang do nhà máy DSME chế tạo, ngày càng nhiều kỹ sư và nhân viên kỹ thuật của Công ty PT PAL Indonesia được cử đến Hàn Quốc tiếp nhận huấn luyện.

Chiếc tàu ngầm thứ ba sẽ do PT PAL sản xuất theo giấy phép. Đến nay, KKIP đã cử 206 người đến Hàn Quốc tham gia chương trình tàu ngầm.

Người đứng đầu KKIP, tướng Purnawirawan Sumardjono cho biết, Indonesia có kế hoạch sở hữu 12 tàu ngầm lớp Chang Bogo để bảo vệ quyền lợi vùng biển 5 triệu km2 của nước này, trong khi đó, hiện nay Hải quân Indonesia chỉ sở hữu 2 tàu ngầm 209/1300 do Đức chế tạo vào thập niên 1970.

Tàu ngầm thông thường Type 209 lớp Chang Bogo Hàn Quốc

Theo báo Trung Quốc, Công ty đóng tàu DSME Hàn Quốc đã lựa chọn Công ty Sagem Pháp cung cấp hệ thống dẫn đường cho 3 tàu ngầm lớp 1.400 tấn xuất khẩu cho Indonesia.

Hệ thống dẫn đường Sagem được cho là có độ tin cậy và chính xác nổi trội, có thể đảm bảo tính tàng hình và an toàn cho tàu ngầm. Hiện nay, trên thế giới có 14 lớp, 60 chiếc tàu ngầm lắp hệ thống này.

Tướng Purnawirawan Sumardjono cho biết thêm, mục tiêu cuối cùng của Indonesia là không lệ thuộc vào nhập khẩu, thực hiện tự chế tạo hoàn toàn trang bị quốc phòng. “Nếu lệ thuộc nhập khẩu, một khi nước ngoài tiến hành cấm vận đối với Indonesia thì chúng tôi coi như xong.

Khi công nghiệp quốc phòng của một nước có thể đáp ứng nhu cầu tự thân mới có thể có tiếng nói trong chính trị thế giới”.

Nhưng, tờ Jane’s cho rằng, nhìn vào trình độ kinh nghiệm chế tạo tàu ngầm của Indonesia hiện nay, thời gian biểu chế tạo tàu ngầm của KKIP hầu như quá lạc quan.

Được biết, việc nâng cấp hạ tầng cơ sở đóng tàu của Indonesia hiện nay không có sự tham gia của nhà máy đóng tàu Hàn Quốc, còn Indonesia chỉ cử một số người đi Hàn Quốc huấn luyện.

Theo bài báo, thông thường, trong điều kiện có nền tảng tri thức và kinh nghiệm cùng với dây chuyền sản xuất, chế tạo 1 chiếc tàu ngầm đủ tiêu chuẩn phải mất 4 - 5 năm.

Như vậy, nhà máy đóng tàu lắp ráp tốt một chiếc tàu ngầm (bộ kiện có liên quan đã hoàn thành chế tạo ở nơi khác) cũng phải đến khoảng năm 2020, còn hoàn toàn tự chế tạo được cũng phải đến năm 2022 mới có thể hoàn thành.

Tàu ngầm Hàn Quốc thăm Đông Nam Á (ảnh tư liệu)

Được biết, Chính phủ Indonesia đã rót 250 triệu USD cho Công ty PT PAL – nhà máy đóng tàu nhà nước để phát triển chương trình tàu ngầm của họ.

Trong đó, 150 triệu USD dùng để xây dựng nhà máy đóng tàu, 30 triệu USD dùng “bàn bạc kỹ thuật”, còn 70 triệu USD sẽ dùng để chi phí cho chuyên gia và nhân viên kỹ thuật.

Trong số này, 180 triệu USD sẽ được cấp trong năm 2014. Theo thỏa thuận với phía Hàn Quốc, nhà máy PAL sẽ xây dựng xong vào tháng 11 năm 2014.
Theo Giáo Dục

Việt - Nhật: Mưa nắng cùng thuyền


Việt Nam và Nhật Bản cùng khẳng định, hoà bình và ổn định trên biển là lợi ích chung của cả hai nước cũng như của cộng đồng quốc tế. Lưu tâm đến các kết nối hàng hải và hàng không giữa Nhật Bản và Việt Nam trong khu vực, Thủ tướng Sinzo Abe tuyên bố không thể xem nhẹ bất kỳ hành động mang tính đơn phương, cưỡng ép nào thách thức hoà bình và ổn định.
Việt Nam quan trọng đối với Nhật Bản về chiến lược. Quan hệ nồng ấm giữa hai nước bước vào thời kỳ rực rỡ. Bang giao Việt-Nhật có 3 cái nhất: ODA lớn nhất, FDI nhiều nhất và Nhật Bản là một trong những nước có quan hệ “đối tác chiến lược” gần cận nhất với Việt Nam. Mối quan hệ đối tác giữa hai nước trở thành hình mẫu lý tưởng trong khu vực và tạo nên một dấu ấn quan trọng trong quá trình hình thành nên diện mạo của một châu Á mới. Đấy là những điểm xuyết nhanh từ các nhận định của giới chuyên gia trong vùng và trên thế giới về chuyến thăm Nhật vừa qua của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Tại chuyến thăm cấp Nhà nước từ 16-19/3 này, hai nước đã quyết định nâng mối quan hệ lên một tầm cao mới thành “quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình, phồn vinh ở châu Á”.
Quý hơn cả tiền bạc
Liên hệ Việt Nam-Nhật Bản không chỉ đơn thuần là mối “quan hệ đối tác chiến lược”, từ nay được nâng lên thành “đối tác chiến lược sâu rộng”. Nội hàm của hình dung từ “sâu rộng” hẳn nhiên bao trùm giải tần mọi giá trị gia tăng của mạng liên kết địa-chiến lược và địa-kinh tế từ thấp lên cao. Nhưng vượt lên trên các giá trị đong đếm và không đong đếm được ấy, tình bằng hữu Việt-Nhật, biểu đạt bằng ngôn ngữ của chính cựu Thủ tướng Yukio Hatoyama, được xây đắp từ những tương đồng “cùng chung nhịp đập trái tim”. Giá trị này, đối với người Việt, quý hơn cả tiền bạc. Hãy nghe đánh giá của ông Hatoyama, “đối với Nhật, hơn bất kỳ quốc gia nào khác, Việt Nam là quốc gia có thể dùng cụm từ “dĩ tâm truyền tâm”, nghĩa là người dân hai nước có thể hiểu nhau mà không cần dùng lời để nói”. “Việt Nam chính là nước mà Nhật Bản đã xây dựng được quan hệ tin cậy nhất”, vị cựu Thủ tướng xác quyết như vậy.
Lời kêu gọi của Chủ tịch nước Việt Nam gợi lại ứng xử văn hóa chính trị của người Nhật sau Chiến tranh thế giới II, khi mà dân nước này không tỏ ra oán giận, mà còn tiếp nhận Tướng MacArthur của Mỹ như một chính khách có công lớn trong việc tái thiết, xây dựng nên nước Nhật hiện đại. Tiếp nhận nhưng không thành chư hầu, không chịu thân phận thuộc quốc. Tiếp nhận để kết nối các giá trị truyền thống với hiện đại, quốc gia với quốc tế.
  Với tư cách là quốc khách, Chủ tịch nước Việt Nam đã cổ võ cho việc đổi mới tư duy về cách nhìn nhận đánh giá môi trường chiến lược cũng như phương thức hợp tác và quan hệ giữa các nước. Lời kêu gọi này gợi cho ta nhớ lại ứng xử văn hóa chính trị của người Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi mà người dân nước này không hề tỏ ra oán giận, mà còn tiếp nhận Tướng Tham mưu trưởng lục quân MacArthur của Hoa Kỳ như một trong những chính khách có công lớn trong việc tái thiết, xây dựng nên nước Nhật hiện đại. Tiếp nhận nhưng không phải để thành chư hầu, chịu thân phận thuộc quốc. Tiếp nhận để biết kết hợp hài hòa giữa các giá trị truyền thống với hiện đại, giữa quốc gia với quốc tế. Nihonjin-Người Nhật không hổ danh là dân tộc có nhân cách, nước Nhật xứng đáng được biết đến như một xứ sở có “quốc cách” chính hiệu (tư cách một quốc gia đã trưởng thành).
Chính vì muốn duy trì “căn cước” của dân tộc, Nhật Bản đã không hề muốn trở thành một quốc gia như Thụy Sỹ giữa lòng châu Á. Thay vào đó, họ tôn vinh chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa yêu nước, tinh thần vượt khó, sáng tạo và đặc biệt là lòng tự tôn dân tộc (kiểu Nhật) để vượt qua mọi hiểm nghèo. Đa phần ở đây mọi thứ thường được đẩy lên đỉnh, từ “hoa đạo”, “trà đạo” đến “võ sĩ đạo”, “kiếm đạo”, “thư đạo” và cả nghệ thuật origami… Họ thể hiện ý thức đặc biệt đối với cái đẹp như ngắm hoa hanami hay ngắm trăng tsukimi. Trong đối nhân xử thế Nihonjin thường khiêm cung, tiết kiệm, tuân thủ những quy tắc nghiêm ngặt, có đẳng cấp và cống hiến hết sức mình cho công việc. Hiện nay, người Nhật đang chủ động điều chỉnh một số tính cách để làm phong phú thêm và hoàn thiện hơn văn hoá kinh doanh để đem lại sức mạnh cho quốc gia và giữ vững vị thế như một cường quốc kinh tế; từ củng cố lòng tin đến tái định vị hệ giá trị, từ giữ vững đến nâng cao bản sắc để tăng sức bền chịu được nhiều áp lực đa chiều.
Người Nhật có xu hướng thích nghi nhanh với các áp lực đa chiều do những thay đổi trong quá trình chuyển dịch các loại quyền lực cứng-mềm-thông minh mang lại. Trong tương quan này, để phát huy tối đa tính hiệu quả trong hợp tác kinh tế, văn hóa quản lý, cũng như phối hợp trên các đường hướng đối ngoại, rất cần những nỗ lực mang tính cách mạng từ nội tại của Việt Nam, đặc biệt từ hệ thống cấu trúc chính trị-kinh tế hiện nay. Tính từ thời cận đại, hai nước quả là đã có tương đồng khá lớn về hoàn cảnh cũng như về văn hóa (Ít nhất, cả hai đều thuộc vùng ngoại vi của Khổng giáo). Hiểu vậy để thấy hết các giá trị của mối “quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng” với một nền dân chủ cốt cách Á Đông, với một mô hình khá thành công như Nhật Bản! Bởi vì, “tấm huân chương nào chẳng có mặt trái”. Làm ăn với một nước bạn như thế, nếu Việt Nam không chuẩn bị công phu và có bài bản thích hợp để giao đãi/tiếp biến, để thích nghi/thay đổi, thì việc phát huy lợi thế của “quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng” chắc chắn sẽ bị hạn chế.
Ba đoàn cấp cao một năm
Từ khi ông Shinzo Abe quay trở lại giữ chức thủ tướng Nhật vào tháng 12/2012, Chính phủ Nhật Bản rất coi trọng việc củng cố quan hệ với các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông sau khi trở lại nắm quyền không phải là Mỹ hay một quốc gia nào khác mà là Việt Nam khi ông thăm chính thức Hà Nội vào tháng 1/2013. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng sang Nhật vào tháng 12/2013. Lần này, với chuyến công du của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, trong vòng chỉ hơn có một năm, hai bên đã có tới ba chuyến thăm cấp cao. Và chắc chắn, kinh tế không phải là lý do duy nhất để lãnh đạo hai nước có nhiều chuyến thăm cấp cao trong một thời gian ngắn như vậy. Ở đây, ngoài sự nhậy bén về chính trị của giới lãnh đạo hiện nay, còn là sự tiếp nối của những nỗ lực trong nhiều năm từ cả hai phía, thể hiện một tầm nhìn xa về chiến lược, vượt lên trên mọi tính toán lợi ích ngắn hạn.  
Làm ăn với một nước bạn như Nhật Bản, nếu Việt Nam không chuẩn bị công phu và có bài bản thích hợp để giao đãi/tiếp biến, để thích nghi/thay đổi, thì việc phát huy các lợi thế của “quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng” chắc chắn sẽ bị hạn chế.
  Một đúc kết điển hình về quan hệ Nhật-Việt đã được chính ông Shinzo Abe đưa ra tại Hà Nội, trong chuyến thăm đầu năm ngoái: "Hai nước chúng ta cùng chia sẻ những thử thách giống nhau, trong lúc hai nền kinh tế có thể hỗ trợ lẫn nhau". Đây cũng là thời gian ông Abe đang ra sức thi hành "chính sách kinh tế mới" dưới cái tên Abenomics nhằm kềm chế giảm phát cùng lúc với việc sử dụng các gói kích thích để đưa Nhật ra khỏi suy thoái kinh tế. Việt Nam ủng hộ Nhật như một ứng viên cho quy chế thường trực Hội đồng Bảo an LHQ. Nhật, Mỹ và Philipinnes phản đối bản đồ “đường lưỡi bò”, tức là đòi hỏi của Trung Quốc chiếm đoạt gần 90% diện tích Biển Đông. Sự hỗ trợ các nước dành cho nhau ở đây không phải là những lợi ích vị kỷ, nhất thời. Hy vọng quá trình hoán chuyển do chính sách quốc tế mới của Nhật tạo ra, đang được mô hình hóa một cách cụ thể, thiết thực và phù hợp, “đối tác chiến lược sâu rộng” Việt-Nhật sẽ góp phần giúp cho các mục tiêu của Abenomics về đích sớm.
Tuyên bố chung dài hơn 5.600 chữ mà Thủ tướng Nhật Bản và Chủ tịch nước Việt Nam vừa đặt bút ký lại thêm minh chứng mới cho sự phát triển phong phú và đa dạng của những liên kết song phương lẫn đa phương trong bang giao. Cả hai nhà lãnh đạo đều cho rằng, sự phục hồi kinh tế Nhật Bản sẽ mang lại lợi ích to lớn cho các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và sự tăng trưởng của Việt Nam cũng sẽ có lợi cho Nhật Bản. Thông qua chính sách Abenomics, sự phục hồi kinh tế Nhật Bản nói lên bản lĩnh và tính kỷ luật cao của dân Nhật, minh chứng cho sự lãnh đạo đúng đắn của Quốc hội và Chính phủ Nhật. Chuyến thăm cấp Nhà nước lần này còn là sự kiện chính trị quan trọng, góp phần tăng cường lòng tin chiến lược cũng như nâng cấp mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, đặc biệt trong bối cảnh khu vực và toàn cầu đang có nhiều biến chuyển dữ dội.
Đúng như Chủ tịch Trương Tấn Sang đã nhấn mạnh trước Quốc hội Nhật Bản, thành quả của mối quan hệ hai nước không chỉ mang lại những lợi ích to lớn, thiết thực cho nhân dân mỗi nước, mà còn khẳng định một chân lý rằng, tinh thần khoan dung, đối thoại thay cho đối đầu, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi là sự lựa chọn tốt nhất đối với các quốc gia, dân tộc. Sự hợp tác hiệu quả về mặt kinh tế giữa hai nước được thể hiện bằng những con số biết nói. Với khoảng 24 tỷ USD, Nhật Bản chiếm đến 30% tổng ODA cho Việt Nam. Với 1990 dự án đầu tư và tổng số vốn lên đến 32,6 tỷ USD, Nhật Bản là quốc gia có đầu tư FDI lớn nhất ở Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương hiện ước đạt 25,6 tỷ USD và đang hướng tới mục tiêu tăng gấp đôi vào năm 2020. Hiện hai nước đang tích cực tham gia vào tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Hòa bình-Phồn vinh cho châu Á
Điều đặc biệt khích lệ là khi Thủ tướng Sinzo Abe tuyên bố Nhật Bản sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai kế hoạch hành động cho 6 ngành được lựa chọn từ Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Các ngành này gồm chế biến nông/thủy sản, điện tử ô tô/phụ tùng ô tô, máy nông nghiệp, công nghiệp môi trường/tiết kiệm năng lượng và đóng tàu. Nhật Bản còn cam kết sẽ hợp tác giúp phát triển công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam cũng như hỗ trợ Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020 thông qua việc nâng cao năng lực hoạch định và thực thi chính sách công nghiệp. Theo  yêu cầu của Việt Nam, Nhật tiếp tục hỗ trợ phát triển hai khu công nghiệp tại Hải Phòng và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Đưa tin về chuyến thăm Tokyo của Chủ tịch nước Việt Nam, hãng Kyodo cho biết, “trong hội đàm giữa Thủ tướng Abe và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, lãnh đạo hai nước ưu tiên bàn cả về an ninh và các vấn đề khác ở châu Á khi mà Trung Quốc đang ngày càng mạnh bạo hơn trên biển”. Quả đúng là, nếu không có biện pháp bảo đảm hòa bình thì không thể có an ninh, mà không có an ninh thì đừng nói chuyện hợp tác vì phồn vinh. Triết lý của “đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình, phồn vinh ở châu Á” chính là ở “bí mật công khai” ấy. Thủ tướng Sinzo Abe đánh giá cao các nỗ lực của Việt Nam hướng tới giải quyết các vấn đề trên biển bao gồm lĩnh vực an ninh hàng hải dựa trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật. Hai nhà lãnh đạo đã chia sẻ lập trường rằng tất cả các bên hữu quan cần thúc đẩy Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC), tuân thủ luật pháp quốc tế, gồm Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS).
Lưu tâm đến các kết nối hàng hải và hàng không quốc tế và khu vực, Thủ tướng Nhật Bản cũng cho rằng không thể xem nhẹ bất kỳ hành động mang tính đơn phương, cưỡng ép nào thách thức hoà bình và ổn định. Tính chất “sâu rộng” của “quan hệ đối tác chiến lược” Nhật-Việt hẳn còn được thể hiện ở phương cách đối phó với những thách thức trên các biển Đông. An ninh từ đây là một và không thể chia cắt. Hoà bình, ổn định trên các biển châu Á là lợi ích chung của cả hai nước cũng như cộng đồng quốc tế. Chính sách an ninh của Nhật Bản, nhất là các nỗ lực trong khuôn khổ chính sách “chủ nghĩa hòa bình tích cực” xuất phát từ các nguyên tắc hợp tác quốc tế. Việt Nam hết sức hoan nghênh và tiếp tục đặt niềm tin vào thành công của Nhật. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ mong muốn Nhật Bản tiếp tục đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Đây sẽ là nguồn kinh nghiệm quý báu để Việt Nam tham khảo trong quá trình đổi mới.
“Arigatô Gôzaimashita!” Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói lời cám ơn bằng Nhật ngữ để kết thúc bài phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản, một cơ quan lập pháp có lịch sử lâu đời nhất ở châu Á và có vai trò rất quan trọng trong suốt 125 năm lịch sử của đất nước Mặt Trời mọc. Với đầu đề “Đổi mới và sáng tạo để thích ứng trong một thế giới đang thay đổi”, bài phát biểu vừa là bức thông điệp khẳng định mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác bền vững giữa hai dân tộc Việt-Nhật, vừa nêu bật những đánh giá sâu sắc về tình hình thế giới, khu vực và những xu thế lớn của thời đại. Đổi mới, sáng tạo chính là “con đường sáng” trong kỷ nguyên Abenomics của Nhật và tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Thông điệp sáng rõ này được Lưỡng Viện Nhật hoan nghênh nhiệt liệt và chắc chắn sẽ để lại ấn tượng sâu đậm và mạnh mẽ trong chính giới cũng như công chúng Nhật Bản./.
Hà Nội, cuối tháng 3/2014
 Nguyễn Thị Hồng Mai
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 22-3-14
(Một phiên bản của bài này được đăng trên báo Văn Hóa Nghệ An ngày 24-3-14)

Vụ cán bộ thi trượt, mua bằng giả: Nhiều người đã học lên cấp cao hơn

(GDVN) - Thi trượt tốt nghiệp, mua bằng giả, đến nay, nhiều cán bộ ở Thanh Chương, Nghệ An vẫn bình an vô sự, nhiều người còn tiến lên, học cấp cao hơn.
Hàng loạt cán bộ lọt “sàng” đi học trung cấp

Như tin đã đưa, theo Trung tâm Chính trị huyện Thanh Chương thì ông Nguyễn Đình Kỷ - Cán bộ khuyến nông xã Thanh Ngọc hiện đang học tại đây, và ông Kỷ có bằng trung cấp nông lâm là bằng thật. Nhưng để có tấm bằng trung cấp nông lâm trên thì ông Kỷ lại thừa nhận dùng bằng tốt nghiệp THPT giả. Hiện ông Kỷ còn đang tiếp tục học lớp trung cấp chính trị K12.   
UBND xã Thanh Mỹ nơi có 2 cán bộ xã không đậu tốt nghiệp THPT nhưng hiện tại vẫn chưa bị xử lý và làm việc với chức danh cũ như bình thường

Qua tìm hiểu của phóng viên thì không chỉ có ông Kỷ đã lọt qua việc xét duyệt hồ sơ để có thể học và có bằng trung cấp mà không ít số cán bộ xã không đậu tốt nghiệp THPT và sử dụng bằng giả tại huyện Thanh Chương vẫn nghiễm nhiên lọt “sàng” để học các lớp trung cấp khác nhau.

Như trường hợp của ông Ngô Trí Khoa – Phó trưởng công an xã Hạnh Lâm, người thừa nhận nhờ cháu làm giúp bằng tốt nghiệp THPT. Nhưng năm 2011 ông vẫn qua xét tuyển và được đi học lớp trung cấp bồi dưỡng công an cơ sở. Đến năm 2013 thì ông Khoa học xong.

Ông Võ Văn Tịnh – Trưởng công an xã Thanh Mỹ cũng không đậu tốt nghiệp THPT năm 2009 nhưng ông Tịnh đã được cử đi học lớp trung cấp bồi dưỡng công an như ông Khoa.
Quy định của Trường Chính trị tỉnh Nghệ An ghi rõ người được học các lớp trung cấp tại đây trong hồ sơ đầu vào phải có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương photo công chứng

Còn bà Đậu Thị Oanh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Đức và bà Lê Thị Tuyết - Chủ tịch Hội LHPN xã Thanh Mỹ  cũng đã được cử đi học xong lớp trung cấp chính trị K10 tại Trường Chính trị tỉnh Nghệ An. Đây là hai trường hợp cán bộ xã cũng không thi đậu tốt nghiệp THPT nhưng vẫn trình được bằng tốt nghiệp THPT khi đi học tại Trường Chính trị tỉnh Nghệ An.

Trong khi đó những điều kiện để được theo học các lớp tại Trường Chính trị tỉnh Nghệ An quy định rõ những người theo học phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp PTTH hoặc tương đương trở lên. Và trong hồ sơ đầu vào các loại bằng cấp này phải có bản sao công chứng.

Việc cán bộ công an các xã được cử đi học thì theo một cán bộ Công an huyện Thanh Chương là được chính quyền đề cử. Còn công an huyện chỉ là nơi tiếp nhận hồ sơ, việc xét các điều kiện và bằng cấp thì do cấp trên.
Sử dụng bằng giả vì không thi đậu tốt nghiệp THPT nhưng ông Ngô Trí Khoa - Phó trưởng công an xã Hạnh Lâm vẫn nghiễm nhiên học xong một lớp trung cấp

Những cán bộ lọt qua việc kiểm tra hồ sơ đầu vào học tại Trường Chính trị tỉnh Nghệ An thì theo bà Trần Thị Hương - cán bộ Phòng Đào tạo - Trường Chính trị tỉnh Nghệ An thì ông Lê Quang Đạt - Bí thư Huyện ủy Thanh Chương, ông Đặng Xuân Huệ, Giám đốc Trung tâm Chính trị Thanh Chương có xin tạo “điều kiện” cho một số trường hợp tại huyện này khi được cử đi học.

Tuy nhiên, ông Đặng Xuân Huệ khi trả lời câu hỏi của phóng viên, cho biết “Tôi thừa nhận một số khóa học có người vì điều kiện quá tuổi quy định vãn được học vì lớp đang thiếu học viên. trong khi cơ sở vật chất thì đầy đủ, không sử dụng thì lãng phí nên tôi tạo điều kiện nói giúp. Nhưng việc nợ đầu vào thì tôi không xin giúp cho bất cứ ai. Bởi trung tâm cũng không có quyền xét duyệt đầu vào mà cái này là do Trường Chính trị tỉnh Nghệ An và Ban tổ chức huyện ủy Thanh Chương xét duyệt. Trung tâm của huyện chỉ là nơi trung gian tiếp nhận hồ sơ”.

Nói vấn đề này ông Lê Quang Đạt – Bí thư huyện ủy Thanh Chương cũng khẳng định: “Không hề có chuyện tôi gọi điện xuống cho Trường chính trị tỉnh Nghệ An để xin cho người đi học. Không bao giờ có chuyện chính quyền bao che cho việc này (cán bộ sử dụng bằng giả - PV)”.

Các cán bộ dùng bằng giả vẫn tại vị

Cho đến nay, mặc dù dã bị phát hiện dùng bằng giả, nhưng các cán bộ này vẫn được giữ nguyên chức vụ, chưa bị kỷ luật gì.
Theo ông Trần Đình Sơn – Chủ tịch xã Hạnh Lâm nơi có hai trường hợp là ông Ngô Trí Khoa và bà Nguyễn Thị Oanh bị phát giác sử dụng bằng giả thì nay cả hai cán bộ này vẫn đang làm việc bình thường.



“Việc này đang chờ phía huyện có ý kiến chỉ đạo, còn nay cả ông Khoa và bà Oanh vẫn làm việc bình thường với chức vụ như trước đây. Nếu xử lý các cán bộ này cũng ảnh hưởng đến tập thể. Bởi các cán bộ này có năng lực và kinh nghiệm”, ông Sơn cho biết.
Tại xã Thanh Mỹ nơi cũng có hai cán bộ xã gồm một trưởng công an và một chủ tịch hội phụ nữ nằm trong danh sách cán bộ không thi đậu tốt nghiệp THPT thì nay cũng đang đương chức mà chưa bị xử lý.

Tại xã Thanh Đức, Thanh Ngọc nơi đều có các cán bộ xã trong diện phát hiện không thi đậu tốt nghiệp này việc xử lý cũng chưa có và các cán bộ này vẫn làm việc như chưa hề có chuyện gì.

Về vấn đề này, ông Võ Văn Tiến – Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết: “Sau khi có phản ánh của báo chí về việc một số cán bộ xã của huyện sử dụng bằng giả thì UBND tỉnh đã có công văn giao cho UBND huyện xác minh. Hiện UBND huyện đã giao cho Phòng nội vụ phối hợp Phòng Giáo dục và đào tạo huyện xác minh những vấn đề báo chí nêu để báo cáo, làm việc với Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An. Nhưng việc quản lý cán bộ, công chức tại xã là của ban tổ chức huyện ủy. Hiện nay số cán bộ này vẫn đang làm việc bình thường để chờ kiểm tra. Và cán bộ của Phòng nội vụ huyện đang bận đi tham quan nên phải đợi về mới kiểm tra, sai đến đâu sẽ xử lý đến đó”.
 

Thầy giáo tạt axít đồng nghiệp: Bị dồn vào chân tường?

Nhiều người đặt câu hỏi vì sao thầy giáo có hơn 10 năm kinh nghiệm như Nguyễn Minh Tiên (35 tuổi), dạy môn Tiếng Anh – Trường THCS Tân Phú (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) bất ngờ tạt axít làm trọng thương Trưởng, Phó phòng giáo dục (PGD) huyện và 2 giáo viên Trường THCS Thanh Bình trọng thương?

Chồng bị chuyển trường, vợ mất chức cùng lúc

Sự việc nghiêm trọng này đã làm chấn động vùng quê đầu nguồn lũ Đồng Tháp gần 2 ngày qua. Cô Trần Thị Ánh Tuyết – Phó hiệu trưởng Trường THCS Thanh Bình cho biết: "Nguyễn Minh Tiên được chuyển công tác về trường này từ năm 2004, phụ trách bộ môn tiếng Anh. Theo nhiều giáo viên, trong thời gian làm việc ở đây, tính tình Tiên cũng hiền lành, ít nói và không có mâu thuẫn với ai. Năm 2013, Tiên có xích mích, mâu thuẫn liên quan đến tiền bạc, dẫn đến có lời nói khiếm nhã với thầy Hiệu trưởng nhà trường tên Nguyễn Văn Chiến. Sau đó, Phòng giáo dục huyện Thanh Bình đã họp với hội đồng giáo viên trường và đi đến thống nhất phê bình thầy Tiên về việc này. Tháng 10/2013, Tiên chuyển công tác về Trường THCS Tân Phú”.

 - 1
Nguyễn Minh Tiên tại cơ quan điều tra

Sau đó không lâu, ngày 26/12/2013, vị trưởng Phòng Giáo dục huyện Thanh Bình-ông Đỗ Phước Vĩnh ký quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với vợ của Tiên là cô Dương Quế Anh - Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Tân Mỹ (huyện Thanh Bình) vì có vi phạm như: "Vai trò trách nhiệm lãnh đạo chưa phát huy tính dân chủ, tính công khai trong các hoạt động của đơn vị; quản lý tài chính lỏng lẽo, để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ... Chưa dừng lại, đến ngày 3/2/2014, Phòng GD-ĐT huyện Thanh Bình tiếp tục có quyết định chuyển cô Dương Quế Anh sang đơn vị mới là Trường Mẫu giáo thị trấn Thanh Bình làm giáo viên đứng lớp".

Trước sự việc này, Tiên làm đơn khiếu nại đến ngành chức năng huyện và tỉnh Đồng Tháp nhưng chưa được giải quyết....

Nuôi ý định trả thù

Tiên có vài lần về thăm trường nhưng không có biểu hiện gì bất thường. Chiều ngày 21/3, Tiên mang theo một chai nhựa (đựng axít) rồi lái xe máy từ nhà đến thẳng Phòng Giáo dục huyện Thanh Bình (khoảng 500m).

 - 2
Phòng Giáo dục huyện Thanh Bình

Tiên lao thẳng vào phòng ông Đỗ Phước Vĩnh (trưởng phòng) hất a-xít vào mặt người này rồi bỏ ra ngoài. Ngay lúc này, Tiên gặp ông Đinh Văn Cạng (phó trưởng) nên tạt a-xít vào mặt vị phó phòng này. Trong lúc 2 nạn nhân kêu la thảm thiết thì Tiên lấy xe máy vượt quãng đường khoảng 2km, đến Trường THCS Thanh Bình, nơi công tác trước đây. Tiên cầm chai a-xít đi đến phòng làm việc của cô Trần Thị Ánh Tuyết – Phó hiệu trưởng nhà trường. Ngay lúc này, thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Chiến vừa từ phòng cô Tuyết bước ra. Tiên nhanh chóng lấy cái ly nhựa đổ a-xít vào rồi chạy đến tạt thẳng a-xít vào mặt thầy Chiến tại hành lang nhà trường. Rất không may cho cô Nguyễn Thị Minh Trang khi tình cờ đi đến khu vực này đã bị Tiên hắt a-xit vào mặt.

 Khi vào phòng cô Tuyết, Tiên  vẫn còn đội mũ bảo hiểm, tay cầm chai trà xanh. Mọi người không ngờ cái đó là a-xít. Ngay trước đó, thầy Chiến nói với cô Tuyết là chuẩn bị lên Phòng Giáo dục họp. “Thấy Tiên, tôi hỏi: “Minh Tiên đi đâu Minh Tiên?”. Tiên trả lời: “Em đi gặp thầy cô ơi!”, rồi bước theo sau lưng thầy Chiến. Khi nghe ồn ào, la hét, mọi người chạy ra thì thấy thầy hiệu trưởng Chiến và cô Trang được các giáo viên khác đưa vào nhà vệ sinh xối nước. Còn Tiên bỏ đi đâu không rõ”- cô hiệu phó Trần Thị Ánh Tuyết nói.

Ức chế tâm lý?

Sau khi gây hại cho 4 đồng nghiệp, Nguyễn Minh Tiên đã đi đến thẳng Công an huyện Thanh Bình đầu thú và thú nhận toàn bộ hành vi của mình. Khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra thu giữ vỏ chai nhựa mà Tiên đựng a-xít cùng chiếc ly vứt bỏ tại Trường THCS Thanh Bình. Làm việc với điều tra viên, tối 21/3, Tiên đã khóc rất nhiều. Tiên khai bản thân có mâu thuẫn với thầy hiệu trưởng Chiến nên tâm trạng bực tức cùng với việc vợ bị cách chức hiệu trưởng, chuyển công tác đi nơi khác làm giáo viên đứng lớp nên “nung nấu” ý định trả thù.

 - 3
Hành lang Trường THCS Thanh Bình (nơi xảy ra sự việc).

Tiếp xúc với phóng viên ngày 22/3, cô Dương Quế Anh nức nở kể lại: “Sáng thứ 6 (ngày 21/3), anh ấy có lịch phân công giờ dạy nên ở nhà giữ con. Anh ấy dặn tôi là tranh thủ giờ giải lao buổi chiều xin về nhà sớm, nhưng tôi không đồng ý. Khoảng 16 giờ cùng ngày khi tôi cùng với các giáo viên trong trường chuẩn bị một số dụng cụ thì nhận được điện thoại của Tiên gọi kêu lập tức về nhà với giọng điệu khẩn cấp lắm. Nghi có chuyện gì xảy ra, tôi lấy xe chạy về thì thấy có rất đông người đứng trước nhà và hay tin anh ấy đã gây nên chuyện khủng khiếp này”.

Cô Anh cho biết thêm: “Hơn 1 tháng nay, anh Tiên bị mất ngủ, hay nổi nóng, cáu gắt.... Có lẽ vì mối mâu thuẫn, bức xức lớn thầy hiệu trưởng Trường THCS Thanh Bình và chuyện vợ bị cách chức, chuyển trường".

Trong khi đó, những lý do mà cô Anh bị kỷ luật, theo những người gia đình là chưa được giải quyết rõ ràng.

Cửu Long 
 
(PL & ĐS)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét