- VN "theo dõi chặt chẽ" tình hình Crimea (BBC) - Việt Nam 'mong muốn xung đột' ở Crimea và Ukraine được giải quyết 'bằng biện pháp hòa bình', theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao.
- 'Ba tôi trước sau không nhận tội' (BBC) - Con trai của tù nhân Nguyễn Hữu Cầu, người có hơn 1/3 thế kỷ ngồi tù, nói dù chết cha của ông vẫn không nhận tội.
- Tù nhân lương tâm 'lâu năm nhất' ra tù (BBC) - Người tù chính trị 'lâu năm nhất' của Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Cầu đã về tới nhà sau hơn 1/3 thế kỷ ngồi tù.
- Thêm một nhà dân chủ chống TQ bị đánh hội đồng (RFA) - Ông Trương Văn Dũng, 57 tuổi, một người Hà Nội tích cực tham gia các hoạt động biểu tình chống Trung Quốc gây hấn, ủng hộ những người đấu tranh cho quyền con người tại Việt Nam lâu nay vào ngày hôm qua ngày 22 tháng 3 bị một nhóm 4 thanh niên tấn công đánh một cách dã man.
- Ảnh vệ tinh mới 'có thể của MH370' (BBC) - TQ điều tra hình ảnh thu từ vệ tinh những mảnh vỡ ở nam Ấn Độ Dương, có thể là từ MH370, giới chức Malaysia nói.
- Ông Tập Cận Bình đi thăm châu Âu (BBC) - Chủ tịch TQ viếng thăm châu Âu với trọng tâm là thương mại, nhưng sẽ thảo luận với ông Obama về vấn đề Ukraine.
- Căng thẳng an ninh biển Đông: Việt Nam - Nhật Bản là đối tác chiến lược (BaoMoi) - Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến Nhật Bản, động thái này có thể được coi là một trong những nỗ lực được hiệu chỉnh bởi cả Việt Nam và Nhật Bản nhằm tô đậm mối quan hệ đối tác chiến lược hiện có của hai nước và cũng là để đáp ứng với các thách thức an ninh mà họ phải đối đầu.
- Nga xông vào căn cứ Belbek của Ukraine (BBC) - Hai thiết giáp xa xô đổ tường xông vào căn cứ không quân tại Crimea sau khi Nga ra tối hậu thư đòi lính Ukraine đầu hàng.
- Lính Nga xông vào căn cứ của Ukraine (BBC) - Tiếng súng và những tiếng nổ vang lên khi lính Nga xông vào một căn cứ không quân Belbek của Ukraine tại Crimea.
- Nga đã thắng phương Tây? (BBC) - Có nên mừng vui khi Nga dùng sức mạnh để sát nhập Crimea của Ukraine vào Nga và nên nhìn nhận ra sao cuộc đối đầu Nga, phương Tây?
- Đàn áp 1956: Cựu lãnh đạo Cộng sản đầu tiên ra tòa (RFI) - Vào thứ Ba tuần này 18/03/2014, phiên tòa sơ thẩm xét xửông Biszku Béla, một cựu quan chức cộng sản, năm nay 93 tuổi, đã được mở tại Budapest và được giới truyền thông và công luận nước này gọi bằng cái tên"phiên tòa của năm 2014".
- Lãnh đạo Giáo hội Trung Quốc thầm lặng qua đời trong tình trạng quản thúc. (RFI) - Theo AFP, hôm nay 22/03/2014 tại Thượng Hải, hàng ngàn tín hữu Công giáo Trung Quốc đã tham dự tang lễ Giám mục Giuse Phạm Trung Lương, từ trần ngày chủ nhật 16/03 vừa qua sau nhiều năm bị« cải tạo» và quản chế.
- Giám mục Giuse Phạm Trung Lương qua đời tại Thượng Hải (RFA) - Hằng ngàn tín hữu Công giáo tại Hoa Lục hôm qua đã đến tham dự tang lễ của vị giám mục thuộc giáo hội thầm lặng tại đó vừa qua đời hồi ngày 16 tháng 3 vừa qua.
- Đệ nhất Phu nhân Mỹ hôhào cho tự do ở Trung Quốc (VOA) - Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ nói với các sinh viên Bắc Kinh rằng quyền tiếp cận thông tin, đặc biệt là thông tin trên mạng, và quyền tự do ngôn luận là những quyền phổ quát
- Sinh viên Đài Loan tiếp tục chiếm giữ Quốc hội (RFI) - Để phản đối hiệp ước thương mại với Hoa Lục, hai trăm sinh viên Đài Loan đã tràn vào trụ sở quốc hội từ bốn ngày qua. Bên ngoài, hàng ngàn người gồm sinh viên được dân biểu đối lập hậu thuẫn cùng với các tổ chức bảo vệ quyền công dân biểu tình ủng hộ. Đây là một biến cố lịch sử của quốc đảo mà Bắc Kinh tìm mọi cách cô lập hầu chinh phục bằng quyền lực mềm. Điểm tín nhiệm của tổng thống Mã Anh Cửu chỉ còn 9%.
- Trung Quốc tìm thấy mảnh vụn nghi là của chiếc máy bay mất tích (RFI) - Hai tuần sau khi chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines mất tích, hôm nay 22/03/2014, Trung Quốc thông báo phát hiện qua vệ tinh, một mảnh vở nghi là của máy bay mất tích ở phía nam Ấn Độ dương. Cơ quan khoa học, công nghiệp Trung Quốc công bố bức ảnh chụp ngày 18/03/2014 có chiều dài 22 mét, rộng 13 mét.
- Các nhà báo ở Hong Kong liên tiếp bị tấn công (RFA) - Vị thống đốc Anh cuối cùng của Hong Kong, ông Chirs Patten, hôm qua lên tiếng cho rằng một loạt những vụ tấn công các nhà báo tại đặc khu hành chính này của Trung Quốc trong thời gian qua là vô cùng nghiêm trọng.
- Tù chính trị Nguyễn Hữu Cầu được tự do sau 32 năm giam cầm (RFI) - Theo nguồn tin từ gia đình,ông Nguyễn Hữu Cầu, một tù chính trị đã bị giam cầm tổng cộng 32 năm, vừa được trả tự do và về đến nhà vào tối hôm qua. Nhưng hôm nayông đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu do tình trạng sức khỏe suy yếu nhiều.
- Tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu được trả tự do (RFA) - Ông Nguyễn Hữu Cầu, người được mệnh danh là tù nhân lương tâm thế kỷ, vừa được đặc xá về đến nhà vào 9 giờ tối ngày hôm qua.
- Cam Ranh: tàu ngầm Kilo thứ 2 của VN hạ thủy an toàn (RFA) - Chiếc tàu ngầm thứ hai của Việt Nam mang tên Thành phố Hồ Chí Minh hồi ngày hôm qua đã được lai dắt vào quân cảng Cam Ranh.
- Tuồng cải lương “Con Tấm Con Cám” (phần 2) (RFA) - Câu chuyện Tấm Cám đầy những hoang đường, huyền thoại, kể cả những tình huống vô lý. Thế mà thiên hạ vẫn tin, vẫn cho là có thật ở thời xa xưa, mà người kể chuyện hầu như người nào cũng nói rằng mình kể đúng.
- Ai Cập xét xử các thân cận của cựu Tổng thống Morsi (RFI) - Hơn 1.200 người ủng hộ cựu Tổng thống Ai Cập Morsi bắt đầu bị điệu ra tòa kể từ hôm nay, 22/03/2014 trong một vụ xét xử quan trọng nhất từ ngàyông Morsi bị truất phế vào tháng 7/2013. Những nhân vật bị xử tại tòaán ở al-Minya, cách Cairo 250 cây số, phần đông là thành viên Huynh Đệ Hồi Giáo, bao gồm nhiều lãnh đạo cao cấp của đảng này, trong đó có cả lãnh đạo tinh thần tối cao của là Mohammed Badie.
- Bình Nhưỡng phóng tên lửa tầm ngắn thị uy Mỹ và Hàn Quốc (RFI) - Trong một kịch bản đã trở thành quen thuộc trong thời gian gần đây, Bắc Triều Tiên hôm nay, 22/03/2014, lại bắn 30 hỏa tiễn tầm ngắn ra vùng biển ngoài khơi bờ biển phía đông bán đảo. Theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap, đây là loại hỏa tiễn FROG, có từ thời Liên Xô vào những năm 1960. Tên lửa đã rơi xuống biển sau khi bay được khoảng 60 cây số.
- 'Hàng khủng' cho Playstation 4 (BBC) - Sony vừa tung ra thiết bị nghe nhìn tạo hiệu ứng thực đạt chất lượng màn hình HD và góc nhìn 90 độ người chơi.
- Các giới chức cao cấp từ Canada và Đức đến Ukraine (RFA) - Về tình hình Ukraine, hôm nay Kiev đón tiếp hai quan chức từ Canada và Đức là hai đồng minh quan trọng của nước này hiện nay sau khi chính thức ký kết thỏa ước liên hiệp với Liên minh Châu Âu hồi ngày hôm qua.
- Nga tiếp tục không cho quan sát viên quốc tế đến Crimea (VOA) - Nga nhấn mạnh rằng các quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác Âu châu sẽ không được tới bán đảo Crimea, nơi mà Moskova nói đã trở thành '1 phần của nước Nga'
- Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu gởi quan sát viên đến Ukraina (RFI) - Hôm qua, 21/03/2014, Tổ chức An ninh và Hợp tác ChâuÂu OSCE đã đạt được thỏa thuận về việc gởi một phái đoàn quan sát viên đến Ukraina. Sau nhiều tuần thương lượng, cuối cùng Nga đã đồngý về nguyên tắc. Ngay từ hôm nay, khoảng 100 quan sát viên sẽ đặt chân đến Ukraina, nhưng vấn đề là họ có được quyền vào vùng Crimée hay không. Hoa Kỳ và Nga có cách diễn giải khác nhau về vấn đề này.
- Trừng phạt Nga, Tây phương nhắm vào giới tỷ phú thân cận của Putin (RFI) - Danh sách hơn 30 nhân vật Nga và Ukraina thân Nga (31 trong danh sách Mỹ và 31 trong danh sách Liên Hiệp ChâuÂu) bị trừng phạt đã được các cường quốc Tây phương cân nhắc lợi hại : vừa đánh thẳng vào các tỷ phú thân cận của chủ nhân điện Kremli vừa bảo toàn được quyền lợi kinh tế của Tây phương.
- Sát nhập vào Nga, dân Crimée kẻ mừng người lo (RFI) - Các nhật báo Pháp hôm nay 22/03/2014 tiếp tục bình luận việc sát nhập vùng Crimée vào Nga và các hành động trừng phạt của cả hai bên phương Tây và Nga. Trang nhất nhật báo Le Monde chạy tựa :« Nga : Obama trừng phạt nhưng ChâuÂu ngập ngừng».
- Obama đến châu Âu với trọng tâm tìm cách cô lập Nga (RFI) - Kể từ thứ Hai, 24/03/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có mặt ở Hà Lan, chặng ngừng đầu tiên trong một vòng công du cũng sẽ đưaông đến Bruxelles, Rôma trước khi đến Ả Rập XêÚt. Theo Nhà Trắng hôm qua, chuyến đi châuÂu củaông Obama trước hết là nhằm thúc đẩy chiến dịch cô lập Nga về tội xâm chiếm bán đảo Crimée. Bên cạnh đó, cũng có hai hồ sơ quan trọng khác là bang giao Mỹ-Trung cũng như giải tỏa căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.
- Tập Cận Bình công du Châu Âu vào lúc Nga-phương Tây căng thẳng (RFI) - Theo chương trình dự kiến, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ghé thăm Hà Lan vào hôm nay, thứ Bảy 22/03/2014, chặng đầu tiên trong chuyến thăm ChâuÂu đưaông đến La Haye, Paris, Berlin và Bruxelles. Vòng công du củaông Tập Cận Bình diễn ra đúng vào lúc mà ChâuÂu đang trải qua một cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ nhất kể từ thời Chiến tranh lạnh đến nay, sau vụ Nga sát nhập vùng Crimée thuộc Ukraina bất chấp phản đối của quốc tế.
- Bầu cử địa phương ở Pháp : Khó dự báo kết quả (RFI) - Mặc dù chính phủ của Đảng Xã hội bị mất uy tín nghiêm trọng, nhưng cuộc bầu cử địa phương năm nay ở Pháp không chắc là sẽ thuận lợi cho đảng cánh hữu UMP, mà hiện đang gặp nhiều vụ tai tiếng với tư pháp. Về phần đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia sẽ lợi dụng tình hình này để cắm rễ sâu hơn ở các địa phương. Nhưng rất khó dự báo kết quả bầu cử lần này, nhất là vì tỷ lệ cử tri không đi bỏ phiếu có thể sẽ lại phá kỷ lục.
- Thái Lan: hàng loạt lựu đạn nổ ở Chiang Mai (RFA) - Một loạt những vụ nổ lựu đạn xảy ra tại thành phố Chiang Mai của Thái Lan hôm tối thứ sáu vừa rồi khiến bốn vài người bị thương đã gây chấn động mạnh tại thành phố du lịch ở phía bắc này của Xứ Chùa Vàng.
- Thời sự qua hình ảnh (RFA)
- Không quân Hoàng gia Úc thả các loại phao đặc biệt dò tín hiệu từ máy
bay C-130J Hercules ở nam Ấn Độ Dương nhằm hỗ trợ việc tìm kiếm các
mảnh vụn của máy bay mất tích MH370.
- Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ thăm Trung Quốc (RFA) - Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ, bà Michelle Obama hiện đang có chuyến thăm Trung Quốc và hôm nay lên tiếng với một nhóm sinh viên nước này tại thủ đô Bắc Kinh rằng quyền tự do ngôn luận và tôn giáo không thể được quốc gia nơi sinh ra của họ quyết định.
- Bắc Hàn bắn thử nghiệm 30 tên lửa ra biển Nhật Bản (RFA) - Bắc Hàn hôm nay lại cho bắn thử nghiệm 30 tên lửa tầm ngắn ra biển Nhật Bản. Đây là hoạt động mới nhất nằm trong loạt những cuộc bắn thử tên lửa của Bình Nhưỡng bị Hàn Quốc và Hoa Kỳ chỉ trích.
- Máy bay Malaysia mất tích hai tuần lễ vẫn biệt tăm (RFA) - Các câu hỏi ở đâu? Thế nào? Ai ? Tại sao? Vẫn chưa thể được giải đáp suốt hai tuần lễ tìm kiếm chiếc máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia mất tích.
- Guinea xác nhận cóvirus Ebola làm chết người (VOA) - Giới chức y tế đã phát hiện virus Ebola tại Guinea, nơi sốt xuất huyết bùng phát đã làm ít nhất 34 người thiệt mạng
- Bờ Biển Ngàgiao nhân vật chủ mưu bạo động chết người cho ICC (VOA) - Charles Ble Goude bị đưa ra Tòa án Hình sự Quốc tế xét xử tội ác chống nhân loại vì những vụ tấn công chết người sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2010
- Hoa Kỳ quan tâm về những vụ bắt bớ ở Sri Lanka (VOA) - Hoa Kỳ cho biết họ quan tâm về 'áp lực ngày càng tăng' đối với xã hội dân sự và các nhà hoạt động nhân quyền ở Sri Lanka
- Al-Shabab bị đánh bật khỏi thị trấn gần thủ đôSomalia (VOA) - Binh sĩ Somalia đánh bại các phần tử chủ chiến al-Shabab và giành lại quyền kiểm soát thị trấn Qoryoley cách Mogadishu 100 km về phía nam
- Tai nạn giao thông ở Pakistan giết chết 35 người (VOA) - Hai chiếc xe khách và một chiếc xe bồn chở xăng đụng nhau ngày hôm nay, gây tử vong cho ít nhất 35 người và làm bị thương nhiều người khác
- Tổng thống Obama: Phụ nữ cần được trả lương bình đẳng (VOA) - Tổng thống Obama nói nhiều phụ nữ đang trở thành trụ cột gia đình nhưng trung bình chỉ được trả 77 xu so với mỗi đô la người đàn ông nhận được
- Lực lượng Nga xông vào căn cứ không quân Ukraine ở Crimea (VOA) - Lực lượng thân Nga xông vào căn cứ không quân Belbek gần hải cảng Sevastopol ở Crimea với súng và xe bọc thép mà không gặp sự kháng cự nào của binh sĩ Ukraine
- Lợi dụng tình hình Crimea, Trung Quốc âm mưu ngư ông đắc lợi Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Chậm và kín đáo, nhưng Trung Quốc đang gia tăng sức ép trên Biển Đông. Khi cả thế giới đang dồn sự chú ý vào Crimea, hôm 10/3 tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã
- Nhân viên FBI không bị truy tố vìbắn chết bạn của 2 can phạm vụ nổ bom ở Boston (VOA) - Bộ trưởng Tư pháp tiểu bang Florida cho rằng nhân viên FBI đã hành động một cách thích đáng khi nổ súng giết chết Ibragim Todashev, 27 tuổi, người gốc Chechnya
- Lính Israel giết chết 4 người Palestine (VOA) - Các binh sĩ Israel đã giết chết 4 người Palestine trong một vụ đột kích sáng sớm hôm nay vào một ngôi nhà trong vùng Tây Ngạn mà họ chiếm đóng
- Nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ làm ngơ lệnh cấm sử dụng Twitter của chính phủ (VOA) - Một website Thổ Nhĩ Kỳ cho biết 2 triệu rưỡi tin nhắn Twitter đã được phổ biến sau lệnh cấm. Đây là con số tin nhắn Twitter cao kỷ lục ở Thổ Nhĩ Kỳ
- Thẩm phán Mỹ bác lệnh cấm hôn nhân đồng tính của bang Michigan (VOA) - Thẩm phán Bernard Friedman hôm thứ sáu đưa ra phán quyết cho rằng lệnh cấm đó vi phạm quyền hiến định là được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật
- TQ phổ biến hình ảnh của 1 vật thể lớn trôi trên Ấn Độ Dương (VOA) - Vệ tinh của Trung Quốc đã phát giác 1 vật thể tại 1 khu vực mà các giới chức đang hy vọng tìm thấy chiếc máy bay của hãng Malaysia Airlines mất tích 2 tuần trước
- Philippines chi 524,7 triệu USD mua chiến đấu cơ (BaoMoi) - (Seatimes) Philippines hôm 21/3 cho biết, Manila sẽ đặt mua một phi đội chiến đấu cơ của Hàn Quốc và Canada trong thỏa thuận trị giá 524,7 triệu USD nhằm tăng cường khả năng quân sự của đất nước trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ với siêu cường Trung Quốc ngày càng gay gắt trên Biển Đông
- "Việt Nam có thể "bơi cùng cá mập", Philippines sẽ bị TQ nuốt chửng" (BaoMoi) - (GDVN) - Bình luận cho rằng Việt Nam khôn khéo trong chính sách Biển Đông, trong khi Philippines sẽ bị "cá mập" Trung Quốc nuốt chửng.
- Trung Quốc tập trận chống ngầm bất thường trên biển (BaoMoi) - (Ảnh Nóng) - Địa điểm lựa chọn cho cuộc diễn tập này là ở vùng biển Đông và mục tiêu diễn tập là thực hiện việc săn tàu ngầm...
- Bảo đảm an ninh và ổn định là điều mấu chốt (BaoMoi) - Sự hiện diện của Mỹ trên Thái Bình Dương là cần thiết nhằm giảm nguy cơ xảy ra mâu thuẫn;
- Bắc Bộ rét đậm, rét hại, Nam Bộ dịu mát (BaoMoi) - Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, hiện nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, hầu hết các tỉnh Trung Trung Bộ.
CA Hà Nội vây hãm Thái Hà
Cập nhật: Thái Hà rung chuông báo động, CA kéo đến vây hãm nhà thờ mỗi lúc một đông
Theo tin khẩn báo gửi đến Danlambao, tối ngày 22/3/2014, một thánh lễ cầu nguyện cho Công lý Hòa Bình và cho 3 người bị bắt tại Lấp Vò (Đồng Tháp) đã được diễn ra tại nhà thờ Thái Hà. Sau khi thánh lễ vừa kết thúc, hàng chục công an sắc phục và dân phòng đủ loại đã lập tức kéo đến bao vây nhà thờ Thái Hà. Hiện tại, Lúc 21h tối, khoảng 30 công an đã đột nhập vào bên trong khuôn viên nhà thờ để quấy phá.
Chị Đặng Thị Quỳnh Anh (con gái Bùi Hằng) đã bị CA Hà Nội chặn đường bắt cóc sau khi tham dự thánh lễ. Được biết, cùng bị bắt với Quỳnh Anh còn có chồng và con nhỏ 7 tháng tuổi.
Cùng ngày, nhà riêng của anh Bạch Hồng Quyền cũng bị CA kéo đến bao vây, khám xét. Anh Trương Văn Dũng thì bị 4 tên công an bịt mặt chặn đường, dùng tuýp sắt đánh gãy chân, vỡ mặt... Trước đó, blogger Trịnh Anh Tuấn (Facebook Gió Lang Thang) cũng đã bị 3 viên công an thường phục chặn đường đánh đổ máu sau khi tham gia buổi cà-phê nhân quyền diễn ra hôm 20/3/2014.
Toàn bộ các cuộc đàn áp khốc liệt diễn ra trước thời điểm gia đình Bùi Hằng kêu gọi tham gia biểu tình đòi trả tự do cho mẹ. Cuộc biểu dự kiến sẽ diễn ra tại Bờ Hồ, vào lúc 09 giờ sáng chủ nhật, ngày 23/3/3014.
Theo tin khẩn báo gửi đến Danlambao, tối ngày 22/3/2014, một thánh lễ cầu nguyện cho Công lý Hòa Bình và cho 3 người bị bắt tại Lấp Vò (Đồng Tháp) đã được diễn ra tại nhà thờ Thái Hà. Sau khi thánh lễ vừa kết thúc, hàng chục công an sắc phục và dân phòng đủ loại đã lập tức kéo đến bao vây nhà thờ Thái Hà. Hiện tại, Lúc 21h tối, khoảng 30 công an đã đột nhập vào bên trong khuôn viên nhà thờ để quấy phá.
Chị Đặng Thị Quỳnh Anh (con gái Bùi Hằng) đã bị CA Hà Nội chặn đường bắt cóc sau khi tham dự thánh lễ. Được biết, cùng bị bắt với Quỳnh Anh còn có chồng và con nhỏ 7 tháng tuổi.
Cùng ngày, nhà riêng của anh Bạch Hồng Quyền cũng bị CA kéo đến bao vây, khám xét. Anh Trương Văn Dũng thì bị 4 tên công an bịt mặt chặn đường, dùng tuýp sắt đánh gãy chân, vỡ mặt... Trước đó, blogger Trịnh Anh Tuấn (Facebook Gió Lang Thang) cũng đã bị 3 viên công an thường phục chặn đường đánh đổ máu sau khi tham gia buổi cà-phê nhân quyền diễn ra hôm 20/3/2014.
Toàn bộ các cuộc đàn áp khốc liệt diễn ra trước thời điểm gia đình Bùi Hằng kêu gọi tham gia biểu tình đòi trả tự do cho mẹ. Cuộc biểu dự kiến sẽ diễn ra tại Bờ Hồ, vào lúc 09 giờ sáng chủ nhật, ngày 23/3/3014.
Lúc 08h45 phút, chị Đặng Thị Quỳnh Anh đã gọi điện thoại cho em trai
mình là Trần Bùi Trung, thông báo rằng vợ chồng chị cùng con gái 7 tháng
tuổi đang bị giam giữ tại trụ sở CA phường Tràng Tiền (Số 2, Cổ Tân,
Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Số điện thoại: (84-4) 38 255
538 - 39 341 569 (84-4) 38 255 538 - 39 341 569).
Facebook Ngọc Nhi Nguyễn cho biết: "Trần Bùi Trung đã gọi cho công an trực ban nhưng người này chối là không bắt giữ ai nên em đã lên đường đến tận nơi để đòi thả chị gái cùng cháu của em ra. Trung cho biết nếu công an không chịu thả người thì em sẽ đứng giăng biểu ngữ ngoài cổng cho đến khi nào pháp lý được thực thi. Trung nhắn lại trên FB của mình "Bây giờ tôi sẽ giăng băng rôn biểu tình trước cổng công an phường Tràng Tiền đòi người. Nếu tôi mất tích hay chết, nhờ bạn bè người quen chia sẽ rằng gia đình tôi chết bởi công an Việt Nam.
...Chúng ta hãy cùng nhau lên tiếng chất vấn công an phường Tràng Tiền sao có thể làm ăn tắc trách, coi thường luật pháp như vậy và yêu cầu phải thả chị Quỳnh Anh cùng cháu bé ra lập tức. Cháu bé vô tội và trẻ em cần được yên tĩnh nghỉ ngơi và tối thế này thì cần phải ngủ. Làm cho bé sợ hãi gây tổn thương tinh thần và tâm lý không những là trái pháp luật mà còn là vô nhân đạo!"
Facebook Ngọc Nhi Nguyễn cho biết: "Trần Bùi Trung đã gọi cho công an trực ban nhưng người này chối là không bắt giữ ai nên em đã lên đường đến tận nơi để đòi thả chị gái cùng cháu của em ra. Trung cho biết nếu công an không chịu thả người thì em sẽ đứng giăng biểu ngữ ngoài cổng cho đến khi nào pháp lý được thực thi. Trung nhắn lại trên FB của mình "Bây giờ tôi sẽ giăng băng rôn biểu tình trước cổng công an phường Tràng Tiền đòi người. Nếu tôi mất tích hay chết, nhờ bạn bè người quen chia sẽ rằng gia đình tôi chết bởi công an Việt Nam.
...Chúng ta hãy cùng nhau lên tiếng chất vấn công an phường Tràng Tiền sao có thể làm ăn tắc trách, coi thường luật pháp như vậy và yêu cầu phải thả chị Quỳnh Anh cùng cháu bé ra lập tức. Cháu bé vô tội và trẻ em cần được yên tĩnh nghỉ ngơi và tối thế này thì cần phải ngủ. Làm cho bé sợ hãi gây tổn thương tinh thần và tâm lý không những là trái pháp luật mà còn là vô nhân đạo!"
Cập nhật: Nhà thờ Thái Hà rung chuông báo động, giáo dân kéo đến đóng cổng
Trước hành vi quấy phá của công an giữa đêm khuya, nhà thờ Thái Hà đã rung chuông báo động khẩn cấp. Giáo dân sau đó đã lập tức kéo đến bao vây, đóng cổng nhà thờ.
Hiện tại, một nhóm công an sắc phục và côn đồ bên trong đang bị mọi người lập biên bản về hành vi xâm phạm và quấy phá nơi linh thiêng.
Bên ngoài, khoảng 50 công an sắc phục tiếp tục vây hãm nhà thờ Thái Hà.
Theo Facebook linh mục Đinh Hữu Thoại, vào lúc 23g00, công an đang gọi loa yêu cầu nhà thờ mở cổng để công an vào 'làm việc'.
Hiện tại đang có 2 xe công an đứng trước cổng nhà thờ, công an được tăng cường. Máy quay, máy chụp hình của công an đang tăng cường.
Pháp luật nào cho phép công an giữa đêm kéo quân ô hợp xuống uy hiếp linh mục và giáo dân?
Trước hành vi quấy phá của công an giữa đêm khuya, nhà thờ Thái Hà đã rung chuông báo động khẩn cấp. Giáo dân sau đó đã lập tức kéo đến bao vây, đóng cổng nhà thờ.
Hiện tại, một nhóm công an sắc phục và côn đồ bên trong đang bị mọi người lập biên bản về hành vi xâm phạm và quấy phá nơi linh thiêng.
Bên ngoài, khoảng 50 công an sắc phục tiếp tục vây hãm nhà thờ Thái Hà.
Theo Facebook linh mục Đinh Hữu Thoại, vào lúc 23g00, công an đang gọi loa yêu cầu nhà thờ mở cổng để công an vào 'làm việc'.
Hiện tại đang có 2 xe công an đứng trước cổng nhà thờ, công an được tăng cường. Máy quay, máy chụp hình của công an đang tăng cường.
Pháp luật nào cho phép công an giữa đêm kéo quân ô hợp xuống uy hiếp linh mục và giáo dân?
(DLB)
Chuyện về người phụ nữ đầu tiên bị bắn oan trong Cải cách ruộng đất ( Bản gốc)
Thư Xuân Ba:Kg các anh.
Vì nhiều lý do, bài về bà Nguyễn Thị Năm ( Cát Hanh Long ) đăng trên An Ninh Thế giới ( số 1349& 1350) ra ngày Thứ Tư và Thứ Bảy 15-3 không đủ đầy như bản thảo gốc của người viết.
Tôi biết ơn sự tận tình cố gắng của các anh Phạm Văn Miên TBT và Hồng Thanh Quang Phó TBT để hai bài báo trên đến tay bạn đọc.
Tôi xin gửi lại các anh đọc bản gốc và.mong được thông cảm
Chúc lành
Xuân Ba
Vì nhiều lý do, bài về bà Nguyễn Thị Năm ( Cát Hanh Long ) đăng trên An Ninh Thế giới ( số 1349& 1350) ra ngày Thứ Tư và Thứ Bảy 15-3 không đủ đầy như bản thảo gốc của người viết.
Tôi biết ơn sự tận tình cố gắng của các anh Phạm Văn Miên TBT và Hồng Thanh Quang Phó TBT để hai bài báo trên đến tay bạn đọc.
Tôi xin gửi lại các anh đọc bản gốc và.mong được thông cảm
Chúc lành
Xuân Ba
Tôi ngập ngừng ngừng gõ lên cánh cửa một ngôi nhà ở đường Láng.
Ngập ngừng như động thái của người có lỗi.
Lỗi vì mình đã quá muộn? Lỗi vì sự lừng khừng chần chừ, dùng dắng?
Thực ra nhiều năm trước, có lần tôi đã tìm đến ngôi nhà 117 Hàng Bạc.
Nhưng người chủ ngôi nhà cho biết người tôi cần tìm không có ở đây. Và
không biết đã chuyển đi chỗ nào?
Những ngài ngại lẫn sờ sợ. Nỗi sợ vô cớ và bầy đàn ấy đã khiến dài mãi thêm những lừng khừng cùng dùng dắng...
Người tôi cần tìm là ông Nguyễn Hanh.
Ông là thành viên trong cụm danh từ Cát Hanh Long. Cụm từ ấy từng ám vào tâm trí không ít người của một thời một thuở?
Ông Nguyễn Hanh là con trai trưởng của bà Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh
Long, người đàn bà đầu tiên bị bắn oan trong Cải cách ruộng đất (CCRĐ)
Nhưng lần này sau khi gặp được một người, tôi đã quyết dẹp đi sự dùng
dắng đó. Người ấy là ông Lưu Văn Lợi thư ký riêng của ông Lê Đức Thọ
Dầu chấm dứt
thành dấu chấm lửng?
Bút tích của ông Lê Đức Thọ |
Tôi đã quấy quả ông nhiều lần dịp mới đây, 40 năm Hiệp định Paris.
Ông như một phần, một mảng miếng của sử. Là thư ký riêng cho Cố vấn Lê
Đức Thọ nhiều năm, không chỉ 4 năm 8 tháng 16 ngày, thời gian diễn ra
cuộc hòa đàm Ba Lê.
May mắn nhà ngoại giao tuổi cao sức yếu ấy còn rất mẫn tiệp. Lần này
trên bàn làm việc của ông là một tờ A4 Photocopy. Chữ của ông cố vấn Lê
Đức Thọ
Thân mến tặng Công và Hanh để đánh dấu chấm dứt sự đau buồn kéo dài lâu
năm của gia đình và cũng là của chung. Hà Nội ngày 28-1-1987
Chuyện của nhà ngoại giao kiêm thư ký của ông Lê Đức Thọ thoáng đưa tôi
về những năm xa. Những Võ Nguyên Giáp Trường Chinh, Lê Đức Thọ Hoàng
Quốc Việt cùng nhiều yếu nhân của Đáng của Mặt trận Việt Minh từng qua
lại được chở che ở ngôi biệt thự bề thế ở ven hồ Thiền Quang. Sau ngày
toàn quốc kháng chiến, lại cũng những đáng bậc ấy cùng nhiều yếu nhân
của Đảng của Chính phủ cũng nhiều dịp tá túc qua lại sinh hoạt ở khu đồn
điền Đồng Bẩm vùng Thái Nguyên. Chủ những cơ ngơi những biệt thự cùng
khu đồn điền ở Đồng Bẩm ấy là bà Nguyễn Thị Năm thường gọi là Cát Hanh
Long, tên một hiệu buôn nổi tiếng ở Hà Thành, Hải Phòng.
Chuyện bà cùng chồng thuở hàn vi ăn chắt nhịn thèm lao tâm khổ tứ với
khiếu kinh doanh cùng năng lực thương mại vượt trội đã gây dựng nên cả
một cơ ngơi đồ sộ là cả một câu chuyện dài. Nội việc bà kinh doanh hai
thứ hàng nặng nhất và nhẹ nhất khi ấy là tơ và sắt thép nổi tiếng ở Hà
Thành và Hải Phòng cũng đã có lắm chuyện như là giai thoại? Người nữ nhi
giàu tiền bộn bạc ấy lại sẵn tấm lòng son với đất nước. Thời gian trước
năm 1945, những căn biệt thự của bà ở Hà Nội và Hải phòng là nơi đi về
liên lạc của Việt Minh. Hai người con trai của bà Năm đã được giác ngộ
được bí mật lên chiến khu.
Khó kể hết những đóng góp của nhà tư sản ấy cho cách mạng. Từng ủng hộ
Việt Minh trước CM tháng Tám 20.000 đồng bạc Đông Dương (tương đương bẩy
trăm lạng vàng) rồi sau này là thóc gạo, vải vóc, nhà cửa. Bà là một
trong những người đóng góp tiêu biểu nhất của “Tuần Lễ Vàng” ở Hải Phòng
vơi hơn một trăm lạng vàng.
Một sự kiện vô tiền khoáng hậu khi ấy đối với một nữ nhi thường tình là
bà đã ngồi trên chiếc xe ô tô của nhà treo cờ đỏ sao vàng từ Hải Phòng
lên thẳng chiến khu qua thành phố Thái Nguyên, nơi quân Nhật còn chiếm
đóng đến Đồng Bẩm, Đình Cả, Võ Nhai để báo cho con trai và các đồng chí
của mình tin Hà Nội đã giành được chính quyền! Sau thời điểm kháng chiến
toàn quốc, bà trao chiếc búa cho đội tự vệ phá hoại để làm cái việc san
bằng địa khu biệt thự Đồng Bẩm thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng
chiến. Sau đó bà là chủ tịch Hội phụ nữ tỉnh Thái Nguyên và khu đồn điền
Đồng Bẩm từng nuôi ăn cho một trung đoàn vệ quốc quân trong một thời
gian dài.
Tiếc thay, phát súng đầu tiên của CCRĐ lại nhằm vào một phụ nữ. Người đó là bà Nguyễn Thị Năm.
Bà bị bắt bị đấu tố với tội danh tư sản địa chủ cường hào gian ác
Rồi bị lôi ra pháp trường.
Sự kiện bi thảm ấy diễn ra vào lúc 8 giờ tối ngày 29 tháng Năm Âm lịch năm 1953. Khi bà vừa tuổi 47.
Một ngày mùa đông năm 1986, ông Lê Đức Thọ cho gọi Lưu Văn Lợi và dặn như thế như thế...
Như thế là việc ông cử người thơ ký của mình đến số nhà 117 Hàng Bạc. Con trai bà Cát Hanh Long ở đó.
Không phải một mình ông Nguyễn Hanh, con trai bà Năm. Cả gia đình 6 nhân
khẩu chen chúc trong một diện tích chỉ hơn 20 mét vuông. Tận mắt chứng
kiến bao thứ gian nan về nơi ở của thời bao cấp khốn khó, nhưng khi đến
117 Hàng Bạc ông Lợi vẫn không khỏi xót xa.
Ông có trách nhiệm báo cáo lại với vị Trưởng Ban Tổ chức TW những gì mắt
thấy tai nghe về gia cảnh hiện thời của nhà Cát Hanh Long.
Ông Lê Đức Thọ nghe ông báo cáo rồi ngồi lặng đi hồi lâu. Bằng chất
giọng rời rạc khẽ khàng, ông Thọ như đang chắp nối lại ký ức đã quá
vãng. Ông Lợi biết động thái hơi hiếm hoi của thủ trưởng khi chia xẻ
với người thư ký... Rằng chính Bác Hồ thời điểm đó đã thẳng thắn với các
đồng chí cố vấn rằng người ta nói không nên đánh phụ nữ dù bằng một
cành hoa huống hồ phát súng đầu tiên của cuộc CCRĐ lại nhằm vào một phụ
nữ mà người ấy lại rất có công với cách mạng.
( nghe đến đây tôi chợt nhớ ngay cái câu nhất đội nhì giời. Nhưng có lẽ
thời điểm ấy có thứ còn trên cả đội, trên cả cán bộ cải cách nữa?)
Ông Lê Đức Thọ lại thở dài với người thơ ký của mình rằng thời điểm CCRĐ
đang hồi cao trào ngoài đó, ông đang ở miền Tây Nam Bộ. Một hôm ông
được nối điện thoại với ngoài Bắc. Phải có việc chi hệ trọng lắm thì mới
có sự liên lạc đặc biệt này? Đầu dây bên kia là ông Hồ Viết Thắng, một
yếu nhân của CCRĐ. Hóa ra ông Thắng chỉ hỏi ông một câu. Mà câu ấy chả
ăn nhập gì với hoàn cảnh hoạt động bí mật gian khó hiểm nguy ở căn cứ
địa miền Nam khi ấy khiến ông Thọ rất bực. Câu ấy là bà Nguyễn Thị Năm
Cát Hanh Long có cho đồng chí cái gì khi đồng chí ở nhà bà ấy không?
Qua câu ấy cùng khẩu khí của người hỏi, ông cũng mường tượng ra phần nào
không khí và tình thế của một phong trào như CCRĐ! Nhưng không ngờ đến
những hậu họa? Có phải vì thế mà ông Lợi có lúc thoáng nghĩ, ông Lê Đức
Thọ, một trong những yếu nhân của cách mạng miền Nam đã không tiến hành
CCRĐ đối với nông thôn miền Nam?
( Nghe chuyện ông Lợi, tôi chợt nhớ đến một văn bản. Đó là lời chứng của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 10-11-2001: “Bà Nguyễn Thị Năm tức Cát
Hanh Long là một địa chủ có tinh thần yêu nước, trong kháng chiến đã
từng giúp đỡ bộ đội. Bản thân tôi và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh có lúc
đã ở lại nhà bà. Trong những buổi họp sửa sai, chính Bác Hồ, đồng chí
Trường Chinh và đồng chí Lê Văn Lương đều cho rằng xử trí bà Nguyễn Thị
Năm là một sai lầm”.
Lu bu với công việc hết trong Nam rồi ngoài Bắc, quên thì không hẳn
nhưng chưa có lúc nào rảnh để đụng đến việc oan sai này. Ông Lợi nhớ lời
thủ trưởng mình đã phàn nàn như thế...
Ông Lê Đức Thọ viết một lá thư dán kín rồi đưa ông Lợi chuyển cho đồng
chí Trường Chinh. Một lúc sau, thấy người thư ký của mình đưa lại thư
với lý do là thư ký đồng chí Trường Chinh khi biết được nội dung thư đã
từ chối việc đưa thẳng cho thủ trưởng của mình!
Ông Lê Đức Thọ cười... Rồi sau đó là động thái hơi bị hiếm, ông Thọ đi bộ sang chỗ đồng chí Trường Chinh...
Khoảng 30 phút sau, ông trở lại cười với người thư ký xong rồi...
Một ngày áp Tết Đinh Mão năm 1987, ông Lợi tháp tùng thủ trưởng của mình
đến 117 Hàng Bạc. Giữa những người thân của gia đình bà Cát Hanh Long,
ông Lê Đức Thọ tặng quà Tết và tập thơ mới xuất bản của mình với lời đề
tặng như bản photo trên đây...
Trong tay tôi là một văn bản của Ban tổ chức TW do Phó trưởng Ban Lê Huy
Bảo ký thay Trưởng Ban Tổ chức. Văn bản số 213/TCTW. Hà Nội ngày
4-4-1987
Kính gửi Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Thái. Trước đây bà Nguyễn Thị Năm tức Cát
Hanh Long bị quy thành phần “Tư sản địa chủ cường hào gian ác” bị xử tử
ở Thái Nguyên. Nay con bà Năm là 2 ông Nguyễn Hanh và Nguyễn Công ở số
nhà 117 Hàng Bạc hà Nội gửi thư lên các đồng chí Trường Chinh Lê Đức Thọ
đề nghị sửa lại thành phần giai cấp và thực hiện đúng chính sách của
Đảng Nhà nước đối với gia đình bà Nguyễn Thị Năm.
Sau khi xem xét thư khiếu nại và các tài liệu xác nhận đồng chí Trường
Chinh và Lê Đức Thọ thấy việc sửa lại quy định thành phần giai cấp cho
bà Nguyễn Thị Năm là tư sản, địa chủ kháng chiến” là đúng với thực tế
đúng với chính sách của Đảng và Nhà nước.
Ban Tổ chức TW Đảng đề nghị Thường vụ Tỉnh ủy và các đồng chí có trách
nhiệm thực hiện ý kiến trên của đồng chí Trường Chinh và Lê Đức Thọ.
Rất nhanh, UBND tỉnh Bắc Thái ngày 11-6-1987 có một Quyết định mang số
123/UBQĐ do ông Chủ tịch Đặng Quốc Tiến ký. QĐ ghi rõ Bà Nguyễn Thị Năm
tức Cát Hanh Long trước bị quy thành phần “ Tư sản, địa chủ cường hào,
gian ác” nay sửa lại Thành phần giai cấp cho bà Nguyễn thị Năm là “ Tư
sản, địa chủ kháng chiến”
Việc sửa lại thành phần giai cấp có giá trị từ ngày có quyết định này.
Như vậy việc sửa lại thành phần giai cấp và thực hiện đúng chính sách
của Đảng Nhà nước đối với gia đình bà Nguyễn Thị Năm theo chỉ đạo của
ông Trường Chinh và Lê Đức Thọ cùng Ban Tổ chức TW mới được thực hiện
một nửa!
Còn việc thực hiện đúng chính sách của đảng và Nhà nước đối với gia đình bà Nguyễn Thị năm, 26 năm đã qua vẫn còn để đó?
Dấu chấm hết vô tình thành dấu chấm... lửng?
Kỳ 2.
Tan tác một mái ấm
Ông Lưu Văn Lợi |
Cánh cửa căn hộ ở đường Láng mở ra...
Trước khi đến đây trĩu trong tay là một tập giấy tờ. Tờ đầu tiên có những dòng Hà Nội ngày 27-4-1998.
Kính gửi ông Chủ tịch Quốc hội. Chúng tôi là con trai, con dâu của bà
Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long tên là Nguyễn Hanh và Nguyễn Cát tức
Hoàng Công. ( Ông Hoàng Công đã mất do tai nạn năm 1989) và vợ ông Công
là Đỗ Ngọc Diệp xin gửi đến ông Chủ tịch QH một việc khẩn. Trong nhiều
năm qua gia đình chúng tôi đã có nhiều đơn thư gửi đến các cơ quan có
trách nhiệm các cấp chính quyền từ xã trở lên đến Trung ương cùng Tổng
Bí thư xin xem xét việc khen thưởng cho mẹ chúng tôi theo Nghị quyết 28
CP ngày 29-4-1995 ( Nghị quyết về ) Nhưng cho đến nay chưa được cấp nào
trả lời...
Và bây giờ là 8-2013, ngoài lá đơn gửi ông chủ tịch QH là Nông Đức Mạnh
năm 1998 ấy còn hơn 20 lá đơn khác gửi cùng nội dung đến các đời Thủ
tướng, TBT, Chủ tịch QH từ năm 1995 đến nay vẫn vẫn chưa được cấp nào
trả lời!
Tiếp tôi là chủ nhà, ông Nguyễn Hanh năm nay tròn 90 và vợ Phạm thị Cúc
86 tuổi. Bà Cúc ngó còn minh mẫn. Ông Hanh đi lại đã phải có người dìu.
Sự tháo vát hiếu thảo của 3 người con của ông bà đã vượt thoát cho cả
nhà bà cùng bố mẹ ra khỏi căn hộ chật chội tù túng ẩm ướt kế ngay nhà vệ
sinh công cộng ở 117 Hàng Bạc.
Tôi xin phép được lên gác thắp hương cho cụ Nguyễn Thị Năm.
Nghiêm ngắn trên bàn thờ là bức chân dung hiếm hoi của cụ bà Nguyễn Thị
Năm còn sót lại. Khắn vấn. Tóc đen nhưng nhức chải ngôi giữa. Nét mày
và miệng thanh tú. Ảnh cụ bà chụp khi hơn 40 tuổi. Tướng những người phụ
nữ có cung mệnh ích phu vượng tử. Cụ ông không may bạo bệnh mất sớm
trước năm 1945. Một mình cụ bà những đảm lược thông minh tháo vát chèo
chống đưa con thuyền cát Hanh Long qua bão tố thác gềnh. Qua bao tao
loạn đổi thay của thời cuộc, trân trang thờ kia bà vẫn mãi mãi trẻ trung
vẫn mãi mãi tỏa cái ánh nhìn sắc sảo bao dung xuống hậu thế!
Bên phải là tấm hình cụ ông ngó trẻ trung. Ban nãy đến nhà tôi mới rõ
hết cái thương hiệu Cát Hanh Long nổi tiếng ở Bắc Kỳ. Cát, tên người con
trai thứ hai, thời gian hoạt động bí mật có tên là Hoàng Công, từng là
Trung đoàn trưởng thuộc Sư 308. Hanh, người con trai cả. Long là tên cụ
ông quê gốc ở làng Đại Kim Thanh Trì Hà Nội.
Tuổi tác tật bệnh, có thể một lúc nào đó hơi lẫn như cụ bà phàn nàn
nhưng khi nhắc đến những ngày tháng Tám năm 1945 là trí nhớ cụ ông thoắt
như được ánh sáng diệu kỳ nào đó của quá khứ rọi soi? Cụ cứ vanh vách
từng chi tiết buổi sáng ngày 25 tháng Tám năm 1945 đoàn xe của ông Trần
Huy Liệu thay mặt cho Chính phủ lâm thời cùng đoàn xe của ông Nguyễn
Lương Bằng đại diện cho Mặt trận Việt Minh cùng xuất phát từ Hà Nội có
sứ mệnh vào Huế tiếp nhận sự đầu hàng của Bảo Đại. Chả là chàng trai
Nguyễn Hanh khi đó mới 22 tuổi, được chọn trong đội hình Thanh niên
thành Hoàng Diệu có vinh dự được tháp tùng Đoàn.
Ngày 30-8 Đoàn mới vào đến Huế. Đành một nhẽ đường xá thời đó xấu nhưng
làm chi mất đến 5 ngày mới vô được Huế? Hóa ra cả phái đoàn phải liên
tục dừng lại dọc đường ngày cũng như đêm để gặp gỡ nói chuyện với đồng
bào chặn đón ủy lạo đoàn ở các địa phương dọc đường. Người ta khênh cả
kiệu bát cống kiệu long đình bày hương án giăng cờ đại, cờ đuôi nheo chỉ
dùng trong các dịp lễ trọng để chào mừng đại diện của Việt Minh.
Trong suốt cuộc gặp, tôi để ý có 2 việc mà cụ Hanh thường nhắc đi nhắc
lại? Đó là chi tiết khi đưa tay đỡ cái ấn Hoàng đế chi bảo bằng vàng đúc
do ông Trần Huy liệu đưa cho, anh tự vệ thành Hoàng Diệu Nguyễn Hanh cứ
tưởng nó nhẹ nên đón lấy bằng động thái nhẹ nhàng làm suýt rơi ấn. Một
vật nữa tượng trưng cho quyền lực Nam Triều là chiếc kiếm. Cũng tưởng nó
nặng hóa ra nhẹ hều, bao kiếm đã rỗ rỉ nhiều chỗ!
Chi tiết thứ hai là cái túi đựng kim cương của mẹ mình, bà Nguyễn Thị Năm.
Cái túi ấy trước khi đám tự vệ cùng đội cải cách súng ống hùng hổ xông
vào nhà điệu bà đi với tội danh tư sản địa chủ cường hào gian ác, bà
Năm dường như đã tiên liệu được điều gì? Bà nhanh tay quẳng cho cô con
dâu cái túi đựng những kim cương hột xoàn gì đó mà con dâu mà không rành
chỉ biết nó khá nặng, trĩu cả tay!
Sau gần 3 tháng, ngày cũng như đêm liên miên đấu tố bà năm luôn bị cách
lý vói gia đình nên không kịp biết chỉ mấy ngày sau khi bà bị bắt, trong
một đợt khám xét săm soi hang cùng ngỏ hẽm khắp nhà cửa sân vườn, đội
cải cách đã phát hiện ra cái túi kim cương ấy và ra lệnh tịch thu! Tịch
thu nhưng không hề có biên bản, giấy biên nhận mà là thu trắng tài sản
của nọn tư sản địa chủ cường hào gian ác. Cô con dâu điếng người. Bà
con dâu khi ấy còn trẻ nhưng cũng đủ biết những vật trong cái túi gấm
kia còn giá trị hơn cả vàng! Nhưng hình như cái thời ấy, cái đau mất
người cùng những tan đàn xẻ nghé nó đau nó khủng khiếp hơn cái mất mát
tài sản?
Thời điểm ấy, Nguyễn Hanh đang ở Nam Ninh Trung Quốc. Liên miên những
tháng ngày hăng say tiếp thụ kiến thức rèn cán chỉnh quân để sau này về
truyền thụ lại cho đơn vị bộ đội của mình.
Tin tức về một cuộc cải cách trời long đất lở cũng sang được bên đó
nhưng tuyền một thông tin dân phấn khởi đang vùng lên đánh đổ địa chủ ác
bá người cày có ruộng. Nguyễn Hanh không một chút mơ hồ nghi ngại...
Một ngày tháng 6 năm 1953, Nguyễn Hanh được chỉ thị về nước có lệnh gấp.
Chẳng cần phải khi cánh cổng trại cải tạo Tuyên Quang doang rộng và
mình được điệu cổ vào, Nguyễn Hanh mới biết mình đang lâm nạn mà thái độ
thù địch của những người dẫn anh đi khi qua biên giới đã báo trước cho
Nguyễn Hanh những sự dữ. Những ánh mắt như tóe lửa khi hướng về phía
anh. Cả những lời phũ phàng bật ra ở địa điểm đón đầu tiên Con cái bọn
bóc lột cường hào ác bá...
Cái điều Nguyễn Hanh không ngờ không biết khi đó mẹ mình đã bị bắn. Cho
mãi sau này, trong một đợt tiếp tế thăm nuôi, vợ anh mới hé cho tin ấy.
Cho mãi mùa đông năm 1956, trong căn lều tuềnh toàng giành cho con cái
cường hào ác bá ở Đồng Bẩm, cách cái nền khu biệt thự từng dập vụn thời
điểm tiêu thổ kháng chiến không xa. Và ngoài kia là ràn ràn tứ bề gió
lạnh, Nguyễn Hanh thân hình còm nhom tật bệnh, qua câu chuyện ngập
trong nước mắt của vợ, ông dần dà tường hết mọi việc xảy ra trong những
ngày khốn khổ ấy. Chi tiết cái túi vợ ông có kể nhưng Nguyễn Hanh đã
quên bẵng ngay sau đó.
Tinh mơ hôm sau, ông lựa lúc vắng người, theo hướng chỉ của vợ ông ra
gục khóc trên mộ mẹ lúc này cỏ dại đã mọc dày nhưng không dám xới xáo
gì.
Những năm cuối 50, khi những cuồng phong của những đợt CCRĐ đã bớt thôi
gào thét, cả nhà ông, con trai con dâu và cháu nội của bà Cát Hanh Long
mang cái án con cháu của kẻ tư sản cường hào gian ác bị cách mạng xử tử
tìm đường về Hà Nội.
Nói về cũng chẳng phải... hay đi tiếp? Hà Nội hay Hải Phòng? Quê đâu?
Nhà cửa đâu? May mà sau những ngày ra trại gặp đợt sửa sai, ông Hanh
được bạn bè người quen giúp cho xin được một chân trong văn phòng Ty
kiến trúc Thái Nguyên. Khi dạt về Hà Nội lại cũng được người quen xin
vào làm ở một xí nghiệp dược phẩm. Bà vợ cũng may cũng xin được một chỗ
làm dạy ở một trường tiểu học.
Cái đoạn khốn khó nhất là phải tìm lấy một chỗ ở. Trong lúc hoạn nạ
nhiều bạn bè đã giang tay ra. Nhưng ở nhờ mãi sao tiện? Mất hơn 3 năm
lúc ở nhờ lúc thuê cả nhà ông Hanh mới dạt vào một góc ở 117 Hàng Bạc.
Bên tôi là chị Phương con gái cả ông Hanh. Bà mẹ chị Phương dõi ánh mắt
xót xa về phía con gái khi chị kể cái đoạn đói không sợ nhưng ngại nhất
là những ánh mắt lúc khinh khi lúc soi mói của hàng xóm của bạn bè ngay
trong lớp đôi lúc xì xào con nhà địa chủ ác bá...
Học phổ thông lên đến đại học Bách khoa cũng dần bớt đi sự tò mò thiếu
thiện cảm. Tuổi trẻ mà. Nhưng khi tốt nghiệp, Phương mới thấy giật mình.
Điều lo sợ mơ hồ của cô đã thành sự thực khi cô được phân về Tổng cục
Thống kê. Ông cán bộ tổ chức ân cần trả lại hồ sơ cho cô và nói thẳng
bên náy hơi ngại cái lý lịch cháu ạ.
Chờ đợi mãi, cô xin về Bộ vật tư theo lời giới thiệu của người quen. Đợi
mãi không thấy gọi. Cô đánh liều đến thì thông tin mà cô nhận được cũng
na ná như bên Thống kê.
Người quen của gia đình Phương lại thân với ông Bộ trưởng.
Thời điểm ấy, chưa có sự kiện cải thành phần từ gian ác cường hào xuống
địa chủ kháng chiến. Nhưng ông Bộ trưởng hình như có kênh để liên lạc
với một trong những yếu nhân từng qua lại gia đình bà Cát Hanh Long thời
đen tối. Rồi cuối cùng, Phương cũng được nhận vào làm ở Bộ vật tư.
Chuyện của Nguyễn Tấn, em trai cô Phương cũng gian nan. Anh Tấn thi vào
Đại học Quân sự nhưng không được gọi. Năm 1968 anh Tấn xung phong đi bộ
đội. Rồi thỏa mãn cái chí học của mình bằng con đường tại chức Bách
khoa. Tích cực phấn đấu mãi cũng không được kết nạp Đảng vì thành phần
gia đình. Và phấn đấu mãi cũng không trở thành sĩ quan chuyên nghiệp.
Nguyễn Tấn xin về hưu ở tuổi 50.
Một cụ già với những bước lẫm chẫm, thường phải có người dìu, trong câu
chuyện nhiều lúc ông Nguyễn Hanh phải vỗ vỗ lên đầu chừng như để nhớ ra
một điều gì đó mà với thời gian với những tao loạn cùng tật bệnh có
khoảng khắc nào đó chìm khuất? Thuở mạnh bạo trẻ trung rồi trung niên,
người ấy đã quên bẵng đi chuyện cái túi. Cái túi chứa những ngọc ngà
châu báu . Cái túi của nhiều gia tài. Thế mà buổi xế chiều hoàng hôn,
cái túi thốt trở nên rành rẽ trở nên băn khoăn lẫn đau đáu?
Chi tiết thứ hai mà ông hanh thi thoảng nhắc đến chỉ sợ khách quên. Ấy
là khi ông Hanh, nói mà như nhắc rằng không biết cái túi của cụ nhà tôi
mà đội cải cách tịch thu ngày ấy có mang sung vào công quỹ hay là mang
đi làm của riêng?
Bàn thờ bà Nguyễn Thị Năm
Kỳ III.
Tìm mộ bà Nguyễn Thị Năm
Ông bà Nguyễn Hanh |
Còn Nguyễn Cát, người con trai thứ thời điểm bà Năm bị thụ hình, đang ở đâu?
Cũng như ông anh, ông cát khi đó đang được học tập chỉnh huấn chỉnh cán
bên Trung Quốc có điều không cùng nơi. Cũng phải, ông em hình như có chí
tiến hơn người anh. Năm 1953 ấy đã là Trung đoàn trưởng của sư 308.
Hoàng Công là tên hồi Nguyễn Cát hoạt động bí mật.
Trong tay tôi có nhiều bản chứng của nhiều cán bộ cao cấp. Trong đó có
ông Đào An Thái, nguyên Cục trưởng Cục Lưu trữ. Ông Hoàng Thế Thiện,
nguyên Bí thư Đảng ủy chuyên gia giúp bạn K trực thuộc Trung ương. Ông
Nhi Quý nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.
Xin biên ra ra một đoạn.
Anh Nguyễn Cát (tức Công) đã được chúng tôi tổ chức vào một trong những
nhóm Thanh niên cứu quốc hoạt động bí mật ở thị xã Thái Nguyên trước
Tổng khởi nghĩa.
Tháng 5 năm 145 anh Cát đưa lên chiến khu 20 ngàn bạc Đông Dương ( thời
giá khi đó tương đương 700 lạng vàng) tiền của gia đình anh ủng hộ đoàn
thể. Tôi đã nhận tiền và giao lại cho Ban cán sự Võ Nhai.
Anh Cát thường xuyên cung cấp cho chiến khu thuốc chữa bệnh máy đánh
chữ, giấy mực, và nhiều thứ khác khi chiến khu yêu cầu. Anh cát tích cực
thực hiện những chỉ thị của Ban cán sự. Sau CM anh Cát được giao công
tác ở Ty Tuyên truyền tỉnh. Sau đó được rèn luyện thử thách trong bộ
đội. Tham gia nhiều trận đánh và đã bị thương. Qua nhiều gian khó thử
thách vẫn trung thành tận tụy với cách mạng.
Cũng như ông anh, từ Trung Quốc, Trung đoàn trưởng Nguyễn Cát bị dẫn
ngay về nước và vào thẳng trại một trại cải tạo Thái Nguyên.
Mãi cuối năm 1956, ông mới được tha. Sau sửa sai, ông được chuyển ngành sang Ty Thương nghiệp rồi sau đó gia đình ông về Hà Nội.
Trong thời gian Nguyễn Cát bị giam, vợ ông Cát, bà Đỗ Ngọc Diệp vốn là
cán bộ bí mật hoạt động từ năm 1944 khi ấy may mà đang hoạt động trong
vòng địch hậu Bắc Ninh nên vô tình bà thoát không bị bắt và đấu tố.
Nhưng không thoát được sự động viên của tổ chức rằng cô còn trẻ đang có
tương lai nên cắt đứt với con cái địa chủ cường hào ác bá.
Cán bộ địch hậu Đỗ Ngọc Diệp không chịu. Lần hồi cũng đến thời điểm sửa
sai. Hai vợ chồng lại đoàn tụ. Họ cưới nhau năm 1952. Mãi năm 1958 mới
sinh con gái đầu lòng. mẹ Ngọc Diệp con là Kim Chi. Cành vàng lá ngọc.
Năm 1989, ông Nguyễn Cát đương khỏe mạnh ở tuổi 64 đi xe máy, bất đồ bị
một thằng vô lại quành xe trước mũi xe ông Cát. Ông bị ngã đập đầu xuống
và qua đời luôn tại bệnh viện.
Trước đó, ông Cát cùng vợ, gia đình ông anh đã lao tâm khổ tứ trong việc tìm mộ bà Năm.
Thời gian cùng thiên nhiên nhiệt đới như cũng hợp sức với sự vô tình vô
tâm của con người trong việc làm nên sự quên lãng? Những bấn bíu nhọc
nhằn trong sinh kế cùng bao thứ vụn vặt lo toan nhoáng cái đã nhiều năm
qua đi. Cả nhà ông Hanh ông Cát lần ấy lên Đồng Bẩm thăm mộ mẹ đã hoảng
hốt nhận ra khu vực ngày trước nơi chôn cất bà Nam địa hình địa vật đã
thay đổi không còn nhận ra. Cây cối mọc đầy um tùm...
Không bó tay, ông Cát cùng người nhà ra sức cày nát đám đất hoang nhưng vẫn không thấy dấu hiệu gì.
Không nản, lần khác họ lại lên Đồng Bẩm. Tha thẩn dọc khu vực rìa sân
bay Đồng Bẩm ( trước CM Pháp cho xây dựng một sân bay dã chiến bị bỏ
hoang nhiều năm) nơi được xác định chôn cất bà Năm. Lần này lòng tin của
đám người tìm mộ dường như được củng cố thêm vì có một ông tự vệ hồi
1953 đã tham gia chôn cất bà Năm trong đêm. Nhưng lại nhiều lần đào xới
mà vẫn không có kết quả.
Gần đó có một đơn vị bộ đội đóng quân. Thấy người nhà ông Hanh xuất hiện
ở đây mấy lần, một chú bộ đội chuyện nhỏ với các bà các cô rằng, nếu đi
tìm mộ thì chắc cũng quanh đây thôi. Ngày trước đơn vị của chú đã dựng ở
khu vực này một căn nhà ở. Nhưng kỳ lạ là tiểu đội nào đến ở một thời
gian cũng tìm cách thoái thác. Họ viện cớ khó ngủ cứ sờ sợ thế nào? Có
người còn quả quyết đương đêm giường cứ như bị dựng dậy?!
Rồi căn nhà dựng tranh tre nứa lá ấy cũng được tháo ra, dựng ở một nơi khác! Sự lạ ấy đã không xảy ra nữa.
Nghe vậy thì biết vậy, trên nền nhà cũ nhìn vầng khói hương vút thẳng,
ông Hanh thầm khấn nếu mẹ có linh thiêng xin chỉ chỗ cho chúng con.
Nhược bằng chúng con xin lấy một nắm đất ở khu Đồng Bẩm này đem về quê
bố dựng tạm một ngôi mộ vậy...
Chiều người anh. Nhưng vợ chồng ông Cát vẫn quyết tìm mộ mẹ. Ông bà đã đến tìm gặp một số nhà ngoại cảm.
Một điều ngạc nhiên đã xảy ra. Khi ông bà dứt khoát khẳng định với một
số nhà ngoại cảm được coi là nổi tiếng khi ấy rằng đặc điểm dễ nhận ra
là bà Năm có đeo một chiếc vòng cẩm thạch và một cái răng bịt vàng thì
họ đều từ chối là không thể tìm được?!
Chắc họ ngại nhỡ đào lên mà không tìm thấy hai thứ ấy thì...
Nghiên cứu sơ đồ của một nhà ngoại cảm L. vẽ, ông Cát thấy rất đúng cứ
như nhà ngoại cảm ấy đang đứng ở chính ở khu vực này mà họa lại. Nhưng
tìm vẫn không thấy?
Rồi đột ngột tai nạn thương tâm với ông Cát diễn ra.
Một thời gian sau nguôi ngoai, bà Diệp lại cùng gia đình người anh chồng tiếp tục việc tìm mộ.
Lần này nhà ngoại cảm ở một thành phố phía Nam có một sơ đồ trùng khít
với nhà ngoại cảm L. dạo nọ. Còn nói thêm nên tiếp tục cộng tác với ông
L.
Thêm một chi tiết nữa, trong khu vực ấy nên để ý đến một loại cây lá nhỏ nhất...
Mùa đông năm 1990, bà Diệp các con và gia đình ông Hanh lại lên Đồng Bẩm theo hướng dẫn bằng điện thoại của nhà ngoại cảm.
Quan sát thật kỹ, tốp người tìm mộ thấy thứ cây lá nhỏ cả khu vực này
chỉ có một cây phượng? Lại nữa, vị trí cây phượng lại rất gần cái nhà ở
của đơn vị bộ đội đã tháo dỡ.
Đêm xuống, những lát cuốc xẻng lại cần mẫn hối hả trong ánh sáng điện câu nhờ được dong từ xa...
Thời gian đã âm thầm bồi lắng lên lớp đất cũ nhiều lớp đất màu. Hết lớp
đất mượn ấy, bất đồ một cậu giúp việc đang đào chân bỗng như hút xuống.
Câu kêu lên thảng thốt Cụ ơi cụ đừng rút chân cháu ...
Một cảnh tượng cảm động lộ dần trong âm thanh thút thít nức nở của con cháu bà Năm....
Từng ấy năm rồi còn gì. Không còn ván chỉ còn lại mấy cái đinh đóng quan tài.
Xương cốt hao đi nhiều quá. May mà hoa cái ( đầu) vẫn còn. Và chiếc vòng
ngọc thạch vẫn còn kia. Sau gần nửa thế kỷ chôn vùi vẫn ánh lên lấp
lánh.
Bà Cúc vợ ông Hanh cho hay sở dĩ chiếc vòng ấy còn vì bà Năm đeo từ hồi
trẻ nó thít chặt vào cườm tay. Khi đấu tố có người đã cố rút ra nhưng
không được!
Cả chiếc răng bịt vàng.
Và ngạc nhiên có cả hai đầu đạn!
Sau thủ tục lễ tạ và cảm ơn chính quyền địa phương cùng mấy nhà quanh
đó, chiếc xe chở bà Cát Hanh Long quay về Hà Nội khi trời chưa sáng tỏ.
Cụ bà được nằm bên cạnh mộ cụ ông ở quê chồng là làng Đại Kim Thanh Trì.
Sau hơn nửa thế kỷ, hai người mới được gần nhau sau bao nhiêu tao loạn.
Tôi theo người cháu gái bà Năm tiếp thêm tuần hương. Ngước lên làn khói
hương trên bàn thờ Người Mẹ chiến sĩ Vệ Quốc Đoàn Ân nhân của Cách mạng,
ánh mắt bà Năm vẫn ánh lên cái nhìn ấm áp bao dung...
Không biết anh linh của bà phù hộ hay chỉ thị của ông Trường Chinh Lê
Đức Thọ linh mà sau 6 năm, năm 1998 ông Nguyễn Hanh và ông Nguyễn Cát
hai con trai của bà Năm đã được công nhận là cán bộ hoạt đông lâu năm,
cán bộ tiền khởi nghĩa. Còn người con dâu Đỗ Thị Diệp, sớm hơn năm 1980
đã được xác nhận danh hiệu cán bộ hoạt động lâu năm.
Riêng Cụ Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long thì vẫn... đợi ?
Trên cao xanh kia, cụ bà đã mỉm cười nơi chín suối được chưa khi mới có
động thái duy nhất của chính thể là hạ thành phần cho cụ từ tư sản địa
chủ cường hào gian ác xuống tư sản địa chủ kháng chiến!
Chính vì thế hằng bao năm nay, ông Nguyễn Hanh cùng bà Diệp vẫn đứng đơn
đề nghị các cá nhân và cơ quan có trách nhiệm thực hiện cho trọn vẹn
Nghị định số 28/CP của Chính phủ ban hành ngày 29-4-1995. Đó là một nghị
định nhân văn như tên gọi của nó
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh ưu đãi
người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh,
bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng
Mà vận dụng cụ thể vào trường hợp cụ cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm theo
đề nghị của gia đình ông Hanh nhiều năm nay là nên xét thưởng Huân
chương kháng chiến chống Pháp và truy tặng danh hiệu Liệt sĩ!
Người con trai còn lại duy nhất của bà Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long năm nay tròn 90 có lẽ vẫn tiếp tục đợi?
Sắp Tiết Thanh minh năm Ngọ
Xuân Ba
(Quê choa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét