CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Nghệ An:Mỗi hòn đảo đều là máu xương thế hệ cha anh! (DT). – Đề xuất thành lập xã trực thuộc huyện Hoàng Sa (PLTP).
- Một số cán bộ được lên chức nhờ luân chuyển (PLTP). – Luân chuyển cán bộ, cần tránh tư duy nhiệm kỳ (DT). – Đồng Tháp: Ban TV Huyện ủy Tháp Mười khóa VII, VIII mắc nhiều sai phạm (PNTP).
- Những “cái bắt tay” gây hại cho xã hội (VOV). – Bí thư Hà Nội: Kiên quyết tháo dỡ công trình vi phạm (Tin tức).
- Hà Nội: Tiền lót tay và “chi phí bôi trơn” ngày càng trầm trọng (GDVN). – Chỉ số PCI thấp, Hà Nội họp về môi trường đầu tư (VOV).
- Lại xô xát khi giải phóng mặt bằng (MTG). – “Chỗ nào còn thò ra, thụt vào thì lãnh đạo quận phải chịu trách nhiệm” (PLTP).
- Dân tố công an xã dùng bình xịt hơi cay làm chết người (VTC). – Làm việc với công an huyện xong, một thanh niên… nhập viện (TN).
- Bảo trì đường bộ: Minh bạch để không “đói vốn” (ĐĐK). – Quảng Bình: Trích 13 tỷ đồng “cứu” cầu treo hết hạn (LĐ).
- Gián bị tiêu hủy, chuyên gia Trung Quốc… về nước (DV). – Những hậu quả khi thương lái Trung Quốc mua nông sản Việt (VnM).
- Tòa án Thái Lan hủy kết quả bầu cử (TT). – Thái Lan: Nguy cơ bất ổn quay trở lại (VOV). – Tòa án Hiến pháp Thái Lan hủy bỏ kết quả cuộc bầu cử hôm 02.2 (DV). – Thái Lan sẽ tổ chức một cuộc bầu cử mới (Infonet).
- Thượng viện Nga đồng ý sáp nhập Crimea với tỷ lệ tuyệt đối (VOV). – Những hình ảnh lý giải Nga nhất quyết sáp nhập Crưm (VNN). – Duy nhất một nghị sỹ Duma bỏ phiếu chống Crimea sáp nhập (TTXVN). – Lực lượng Tự vệ Crimea gia nhập quân đội Nga (VnM). – 72 cơ sở quân sự của Ukraine ở Crimea treo cờ Nga (TTXVN).
- Nga gọi lệnh cấm vận của phương Tây là “bất công” (VOV). Đến lượt châu Âu gia tăng trừng phạt Nga (VnEco). – Trừng phạt của phương Tây không ảnh hưởng đến Nga (TTXVN). – Putin mở tài khoản tại ngân hàng Nga bị Mỹ trừng phạt (TTXVN). – Phương Tây đổ trách nhiệm cho Nga về bất ổn ở Ukraine (VOV).
KINH TẾ- Hạ trần lãi suất huy động, lãi suất cho vay có “mềm” hơn? (PNTP). – Tung 20.000 tỷ đồng cho vay lãi suất hấp dẫn (TP).
- Chứng khoán chiều 21/3: “Siêu bão” đã tan (VnEco). – Ồ ạt đổ tiền vào chứng khoán (NLĐ).
- Khan hiếm nguồn cung nhà ở cho gói 30.000 tỉ đồng (TN). – Bộ Xây dựng: BĐS có dấu hiệu khởi sắc (VNN). – Tồn kho bất động sản còn gần 93.000 tỷ đồng (Tin tức). – Tranh cãi quanh chuyện người giàu, người nghèo ở chung (TBKTSG).
- 45% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt nhiễm mặn (TTXVN). – ĐBSCL loay hoay trong vòng xoáy trúng mùa, mất giá (VOV). – Kiếm hàng trăm triệu từ xà bông dừa (TTXVN). – Phú Yên: Hơn 5.500 ha cây trồng bị khô hạn nặng (VTV).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Những “nỗi buồn Việt Nam” trên báo chí quốc tế (Infonet).
- Giảm giá sách đến đâu thì vừa? (TT).
- Dư luận đã quá “độc ác” với Chánh Tín (Soha).
- Cục Nghệ thuật biểu diễn có thể kiện Tòa án tỉnh Khánh Hòa về cuộc thi Nữ hoàng biển (TN). – Hoa hậu Diễm Hương tiếp tục bị đề nghị cấm diễn, cấm quảng cáo (TN). – Hàng loạt nghệ sỹ bị xử phạt vì “thi chui”, biểu diễn phản cảm (DT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ 2014” có sai sót nghiêm trọng (NLĐ). – Phát hành bản điện tử Những điều cần biết về thi ĐH, CĐ (TTXVN).
- Thực hư việc chui vào túi nilon để vượt suối ở Điện Biên (Giadinh.net).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Thủ tướng: “Bộ trưởng Y tế nói giá thuốc còn kéo xuống được, sao không làm?” (LĐ). – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu kéo giá thuốc xuống (SGGP).
- Hà Nội: Hố tử thần “nuốt” ô tô (DT).
QUỐC TẾ- IAEA: Iran thực hiện nghiêm túc thỏa thuận tạm thời với P5+1 (VOV).
- Phó thủ tướng Úc: Các vật nổi nghi của MH370 có thể đã chìm (DT). – “Chứng cứ tốt nhất” về MH370 đã chìm nghỉm? (VOV).
Tuấn Khanh - Là con người với nhau
Nhân dịp cả một xã hội xôn xao chuyện một diễn viên điện ảnh về già kêu
than trước gia sản 10 tỷ sắp mất. Chợt nhớ đến ông Nguyễn Văn Tý, nhạc
sĩ, nay đã gần 100 tuổi.
2 con người, là 2 số phận khác biệt mà lại rất chung. Nam diễn viên điện ảnh này nổi lên nhờ một bộ phim do nhà nước đầu tư cho chính sách văn nghệ tuyên truyền và được lăng-xê hết cỡ. Sau phim đó, ông ít khi chứng minh được gì thêm ngoài việc đã sống trọn sức trẻ cho một tác phẩm tuyên truyền, đặc biệt ở một giai đoạn mà người Việt Nam hầu như không được tiếp xúc với các tiêu chuẩn điện ảnh thế giới.
Với nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, ông cũng lừng danh từ các bài hát mà ông sống và làm việc ở miền Bắc trong thời chinh chiến phân chia. Và dù được biết nhiều với các ca khúc như Mẹ Yêu Con, Dáng Đứng Bến Tre... Nhưng ông luôn khẳng định rằng mình thương nhớ nhất vẫn là bài hát Dư Âm.
Theo lời ông kể, đó là đứa con tinh thần mà cuối những năm 50, ông bị kiểm điểm và buộc viết cam kết từ bỏ bài hát này như một sản phẩm nhuốm tinh thần bệnh hoạn tiểu tư sản. Những chính trị viên văn hóa đã lôi ông đi khắp nơi, để buộc ông nói lời xin lỗi trước 'nhân dân' và nhận sai vì đã sáng tác bài hát ủy mị này.
Năm 2005, khi tôi hỏi ông vì sao ông vẫn yêu nhất Dư Âm. Ông nói "đó là tiếng lòng của tôi bị tước bỏ. Những cái khác dù hay, dù nổi tiếng cũng chỉ là tuyên truyền, là đồ bỏ".
Năm 2014. Khi diễn viên điện ảnh này kêu gọi mọi người chú ý về cuộc đời riêng của ông, như một cách nhắc lại công lao tuyên truyền mà ông đã đóng góp, thì đâu đó ở khu chợ Tân Định, Saigon, người nhạc sĩ già đầy bệnh tật, thiếu thốn tiền bạc vẫn lặng im, ngồi nhìn qua cửa sổ. Ông như một phần lịch sử của Việt Nam đang héo úa, chờ ra đi trong kiêu hãnh và tự trọng.
Trở lại câu chuyện của Nam diễn viên điện ảnh. Quyền lên tiếng là quyền của bất cứ ai. Nỗi khổ đang được chia đều trên tất cả sinh linh của đất nước này, theo một cách tính nào đó. Nỗi khổ hằn rõ trên gương mặt của những mẹ già thất thểu vé số cầm tay qua mọi con đường, nỗi khổ khắc rõ hình dạng những người vợ, người con chôn đời mình kêu oan trước các cánh cửa công đường, nỗi khổ là tương lai bấp bênh của những đứa trẻ không cơm, không quần, không được học hành ở các đồi núi Việt Nam.
Nỗi khổ cũng vẫn đang lặng im và hằn rõ trong đuôi mắt của người nhạc sĩ già vang danh chờ tử thần đến gọi, mà tôi được thấy.
Khác với muôn loài, Ngựa vằn Châu Phi chỉ cất tiếng kêu vào lúc tuyệt vọng. Tiếng kêu khổ đau đó là tiếng kêu ý nghĩa nhất để gọi bầy khi cái chết đến, chứ không phải là tiếng kêu vì mất phần cỏ tươi xanh khi sống giữa bầy đàn.
Là con người với nhau, hãy cất tiếng kêu đó cho điều xứng đáng nhất, cho nỗi khổ đau nhất mà chung quanh có thể mở lòng chia sẻ. Mất phần cỏ tươi cho riêng mình, chưa bao giờ được coi là điều đáng nhớ trong lịch sử con người. Đó chắc chắn là một nỗi buồn, nhưng chưa bao giờ được xứng gọi là khổ đau giữa cõi nhân sinh vô vọng này.
Tôi xin gửi nơi đây lòng kính trọng với nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, một trong những đại thụ của âm nhạc Việt Nam. Ở nơi nào đó với chiếc gậy, run rẩy bước đi, ông vẫn lặng im.
2 con người, là 2 số phận khác biệt mà lại rất chung. Nam diễn viên điện ảnh này nổi lên nhờ một bộ phim do nhà nước đầu tư cho chính sách văn nghệ tuyên truyền và được lăng-xê hết cỡ. Sau phim đó, ông ít khi chứng minh được gì thêm ngoài việc đã sống trọn sức trẻ cho một tác phẩm tuyên truyền, đặc biệt ở một giai đoạn mà người Việt Nam hầu như không được tiếp xúc với các tiêu chuẩn điện ảnh thế giới.
Với nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, ông cũng lừng danh từ các bài hát mà ông sống và làm việc ở miền Bắc trong thời chinh chiến phân chia. Và dù được biết nhiều với các ca khúc như Mẹ Yêu Con, Dáng Đứng Bến Tre... Nhưng ông luôn khẳng định rằng mình thương nhớ nhất vẫn là bài hát Dư Âm.
Theo lời ông kể, đó là đứa con tinh thần mà cuối những năm 50, ông bị kiểm điểm và buộc viết cam kết từ bỏ bài hát này như một sản phẩm nhuốm tinh thần bệnh hoạn tiểu tư sản. Những chính trị viên văn hóa đã lôi ông đi khắp nơi, để buộc ông nói lời xin lỗi trước 'nhân dân' và nhận sai vì đã sáng tác bài hát ủy mị này.
Năm 2005, khi tôi hỏi ông vì sao ông vẫn yêu nhất Dư Âm. Ông nói "đó là tiếng lòng của tôi bị tước bỏ. Những cái khác dù hay, dù nổi tiếng cũng chỉ là tuyên truyền, là đồ bỏ".
Năm 2014. Khi diễn viên điện ảnh này kêu gọi mọi người chú ý về cuộc đời riêng của ông, như một cách nhắc lại công lao tuyên truyền mà ông đã đóng góp, thì đâu đó ở khu chợ Tân Định, Saigon, người nhạc sĩ già đầy bệnh tật, thiếu thốn tiền bạc vẫn lặng im, ngồi nhìn qua cửa sổ. Ông như một phần lịch sử của Việt Nam đang héo úa, chờ ra đi trong kiêu hãnh và tự trọng.
Trở lại câu chuyện của Nam diễn viên điện ảnh. Quyền lên tiếng là quyền của bất cứ ai. Nỗi khổ đang được chia đều trên tất cả sinh linh của đất nước này, theo một cách tính nào đó. Nỗi khổ hằn rõ trên gương mặt của những mẹ già thất thểu vé số cầm tay qua mọi con đường, nỗi khổ khắc rõ hình dạng những người vợ, người con chôn đời mình kêu oan trước các cánh cửa công đường, nỗi khổ là tương lai bấp bênh của những đứa trẻ không cơm, không quần, không được học hành ở các đồi núi Việt Nam.
Nỗi khổ cũng vẫn đang lặng im và hằn rõ trong đuôi mắt của người nhạc sĩ già vang danh chờ tử thần đến gọi, mà tôi được thấy.
Khác với muôn loài, Ngựa vằn Châu Phi chỉ cất tiếng kêu vào lúc tuyệt vọng. Tiếng kêu khổ đau đó là tiếng kêu ý nghĩa nhất để gọi bầy khi cái chết đến, chứ không phải là tiếng kêu vì mất phần cỏ tươi xanh khi sống giữa bầy đàn.
Là con người với nhau, hãy cất tiếng kêu đó cho điều xứng đáng nhất, cho nỗi khổ đau nhất mà chung quanh có thể mở lòng chia sẻ. Mất phần cỏ tươi cho riêng mình, chưa bao giờ được coi là điều đáng nhớ trong lịch sử con người. Đó chắc chắn là một nỗi buồn, nhưng chưa bao giờ được xứng gọi là khổ đau giữa cõi nhân sinh vô vọng này.
Tôi xin gửi nơi đây lòng kính trọng với nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, một trong những đại thụ của âm nhạc Việt Nam. Ở nơi nào đó với chiếc gậy, run rẩy bước đi, ông vẫn lặng im.
Tuấn Khanh
(Diễn đàn Thế kỷ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét