Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Cải cách: Gốc vẫn là thể chế - Con đường dẫn tới chế độ dân chủ - Việt Nam, những tháng ngày đen tối của lịch sử

Cải cách: Gốc vẫn là thể chế

Thời gian gần đây, xung quanh Dự thảo Nghị định do Bộ Nội vụ đưa ra về tinh giản biên chế Nhà nước, trong đó dự kiến giảm 100.000 biên chế trong thời gian 2014-2020, đang có nhiều ý kiến bàn luận khá sôi nổi.
Trước ý kiến về con số biên chế sẽ tinh giản, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn giải thích “Không đặt mục tiêu tinh giản 100.000 biên chế”, mà “Mục tiêu là nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, bảo đảm tính chuyên nghiệp của hoạt động công vụ” (VNN, ngày 12-2-2014). Tuy nhiên, trong thực tế, vấn đề đặt ra không đơn giản như vậy.
Cuộc cải cách nền hành chính nhà nước – nói cách khác, là một nội dung của cuộc đổi mới chính trị gắn với đổi mới kinh tế mà chúng ta đang thực hiện. Bài viết này xin được nêu lên một số ý kiến để cùng tham gia nghiên cứu, trao đổi.
Từ nhiều năm nay, cuộc cải cách hành chính đã được triển khai, hiện nay là thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 với sáu nội dung: (1) Cải cách thể chế; (2) Cải cách thủ tục hành chính; (3) Cải cách tổ chức bộ máy nhà nước; (4) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; (5) Cải cách tài chính công và (6) Hiện đại hóa hành chính.
cải cách, thể chế, tinh giản
Ảnh minh họa
Thực tế cho thấy cả sáu nội dung ấy của cải cách hành chính đều gắn rất chặt với nội dung hoạt động của Đảng, của bộ máy Nhà nước, thị trường và tổ chức xã hội; không thể cải cách riêng rẽ nền hành chính nhà nước nếu không có sự cải cách tương ứng của các cơ quan, tổ chức nói trên.
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có chức năng gì là một vấn đề rất lớn tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của đất nước, từ chức năng, nhiệm vụ đến tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, công chức, v.v… Những việc gì Chính phủ nhất thiết phải làm, những việc gì Chính phủ không cần làm hoặc có làm cũng kém hiệu quả mà nên chuyển giao cho các tổ chức xã hội đảm nhiệm.
Cũng có thể nói thêm: những việc gì Đảng nhất thiết phải lãnh đạo (với tư cách là Đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn diện) và trực tiếp thực hiện bằng bộ máy của mình, còn những việc gì thì nên giao cho Quốc hội hoặc Chính phủ thực hiện. Về phía Quốc hội cũng vậy. Việc nào nên đặt ở tổ chức nào và kết hợp với nhau thì đạt hiệu quả cao hơn là điều cần cân nhắc.
Chỉ trên cơ sở xác định rõ sự “phân vai” rõ rệt ấy, mới bố trí bộ máy, chọn nhân sự và tổ chức hoạt động sao cho có hiệu quả. Nếu không, rất dễ xảy ra tình trạng bộ máy chồng chéo, cồng kềnh, biên chế lãng phí, và nhất là trách nhiệm không rõ, từ đó, tham nhũng xảy ra là không tránh khỏi.
Trong bài viết đầu năm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh “Nhà nước phải làm tốt chức năng kiến tạo phát triển, không làm thay dân mà phải tập trung xây dựng khuôn khổ thể chế phù hợp và tạo điều kiện cần thiết để mọi người phát huy năng lực và sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình và đóng góp cho xã hội”.
Như vậy cũng tức là sự chuyển đổi quan niệm về một Nhà nước “cai trị”, “quản lý”, “điều hành” thậm chí “hành… là chính” (như Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã từng nói) sang “kiến tạo phát triển” phù hợp với lý thuyết về Nhà nước hiện đại. (Khái niệm “Nhà nước kiến tạo phát triển” được đưa ra lần đầu năm 1982 bởi giáo sư Mỹ Chalmers Ashby Johnson, Đại học California, trong đó Nhà nước đề ra các chính sách mang tính định hướng phát triển, tạo môi trường và điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế; tăng cường giám sát để phát hiện các mất cân đối có thể xảy ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô - theo Wikipedia).
Như vậy, để xác định hoạt động của Nhà nước, cái gốc vẫn là thể chế; không đổi mới thể chế, vẫn níu kéo cơ chế “xin – cho”, thậm chí để cho “lợi ích nhóm” tác động vào thể chế, chính sách, sẽ không có cơ sở để bố trí bộ máy, tuyển chọn nhân sự; việc tinh giản biên chế dựa vào đâu mà thực hiện?
Thể chế kinh tế có liên quan chặt chẽ với thể chế chính trị. Những năm qua, chúng ta tập trung đổi mới thể chế kinh tế, điều đó là đúng, nhưng đến nay, công cuộc đổi mới đòi hỏi đẩy mạnh đổi mới thể chế chính trị, đó là đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới hoạt động của Quốc hội, của Chính phủ, các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, v.v… mà cốt lõi là bảo đảm các quyền của con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.
Đáng mừng là những nội dung nói trên đã được quy định rõ ràng trong Hiến pháp mới được Quốc hội thông qua; hy vọng rằng việc thi hành Hiến pháp sẽ tạo sức mạnh mới cho công cuộc phát triển đất nước.
“Nhà nước nhỏ, xã hội lớn”
Như trên đã nói, trong nền kinh tế thị trường, cần có sự hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp của ba trụ cột (Nhà nước, Thị trường, Tổ chức Xã hội), trong đó có sự “phân vai” rõ ràng, hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau cùng vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
Trong giới nghiên cứu, thường dùng hình tượng “Nhà nước nhỏ” với ý nghĩa là bộ máy Nhà nước tinh gọn, song hiệu lực và hiệu quả cao, chứ không phải là hạ thấp vị trí, vai trò của Nhà nước. Cũng như vậy, nói “Xã hội lớn” là với ý nghĩa thị trường (các doanh nghiệp) ngày càng mở rộng sản xuất, kinh doanh trên khắp các ngành nghề mà pháp luật không cấm; và các tổ chức xã hội có chức năng góp phần với Nhà nước trong việc cung ứng các dịch vụ công đồng thời khỏa lấp các khiếm khuyết của thị trường, nhất là bảo vệ môi trường và bảo đảm an sinh xã hội.
Những điều nói trên, thực tiễn đã khẳng định, song vẫn cần nhắc lại, vì chưa phải mọi người đã nhất trí, nhất là đối với hoạt động của các tổ chức xã hội, có người còn cho là “công cụ diễn biến hòa bình” (!?).
Đối với thị trường, vấn đề đặt ra hiện nay vẫn là Nhà nước tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật nhằm bảo đảm sự vận hành thông thoáng của thị trường, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng. Cần dành không gian cho thị trường tự điều tiết, cho sự phân bổ các nguồn lực có hiệu quả cao nhất về kinh tế – xã hội. Cần rà soát chặt chẽ, giảm thiểu những văn bản xâm phạm quyền tự do kinh doanh hoặc quyền mưu cầu hạnh phúc chính đáng của người dân đang có chiều hướng phát triển.
Gần đây nhất, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã cho rằng Thông tư 16/2010 của Bộ Xây dựng là gây thiệt thòi cho người mua nhà chung cư, ban hành trái thẩm quyền và không phù hợp với quy định của Bộ Luật Dân sự và Luật Nhà ở (Báo Tuổi trẻ, 25-2-2014). Trong cuộc họp Thường vụ Quốc hội để xem xét Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đã kêu trời: “Bắt người dân chạy 15-20 cái giấy nộp mới đủ. Luật này có cải cách hành chính không?” (VNN, ngày 21-2-2014).
Đầu tư công nên hạn chế đến mức thấp nhất, nhằm vào những nhu cầu thiết yếu nhất, những lĩnh vực mà kinh tế tư nhân không muốn đầu tư hoặc chưa đủ sức đầu tư. Cần xóa bỏ những rào cản ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế tư nhân. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cần được đẩy nhanh hơn nữa (Chính phủ đã đề ra chỉ tiêu cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước trong hai năm 2014-2015 là một dấu hiệu tích cực).
Đối với các đoàn thể nhân dân, các tổ chức tự nguyện do dân lập ra – gọi chung là các tổ chức xã hội, hiệu quả và tác dụng đã thể hiện khá rõ và ngày càng cao hơn. Vấn đề đặt ra hiện nay là Nhà nước nên khuyến khích hơn nữa các hội, hiệp hội, các trung tâm, câu lạc bộ, quỹ xã hội, v.v… góp ý kiến để nâng cao chất lượng thể chế, chính sách, theo dõi, góp ý kiến với các cơ quan chức năng trong việc thực thi pháp luật, phòng, chống tham nhũng.
Nhà nước cũng nên chuyển giao cho các tổ chức này trực tiếp thực hiện các hoạt động xóa đói, giảm nghèo, khuyến công, khuyến nông, bảo đảm an sinh xã hội, v.v… qua đó thu hút được sự tham gia đông đảo của người dân, khơi dậy những nguồn lực phong phú và to lớn cho sự phát triển kinh tế – xã hội.
Cũng xin nói thêm là nên tách riêng số cán bộ, viên chức của các tổ chức này ra khỏi danh mục biên chế công chức nhà nước. Như vậy sẽ bớt được biên chế của cơ quan nhà nước; vừa tạo điều kiện tinh giản biên chế công chức, để có thể sắp xếp lại bộ máy nhà nước, thu hút chuyên gia giỏi, tăng lương cho đội ngũ công chức; vừa tránh được xu hướng “hành chính hóa” các đoàn thể, khi cán bộ đoàn thể cũng mang chức danh “công chức” và ăn lương nhà nước.
Tóm lại, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức đang là một yêu cầu cấp bách, song phải giải quyết trong tổng thể cuộc cải cách hành chính Nhà nước, đổi mới chính trị. Trước những thời cơ và thách thức mới trong giai đoạn phát triển của đất nước hiện nay, vấn đề đặt ra là bàn luận cho ra lẽ, để thống nhất nhận thức, từ đó tìm ra những giải pháp thiết thực và quyết tâm thực hiện, bảo đảm cho đổi mới kinh tế có thêm thuận lợi để triển khai.
  • Vũ Quốc Tuấn/ Theo Doanh nhân Sài Gòn 

Việt Nam, những tháng ngày đen tối của lịch sử.

Phải nói lên một điều là hiện nay, đất nước Việt Nam của chúng ta đang trải qua những tháng ngày đen tối nhất của lịch sử. Dẫu rằng đất nước Việt Nam chưa bị đô hộ trực tiếp từ ngoại bang, thế nhưng thế lực bẩn thỉu nhất đã đeo bám đất nước này ròng rã cũng đã gần 70 năm, đã là một lực cản rất lớn và tước đoạt đi quyền làm người căn bản nhất của người dân Việt và đã gián tiếp làm tên tay sai đắc lực nhất cho kẻ thù truyền kiếp trong việc xâm chiếm dần dần một phần lãnh thổ của Việt Nam. Chúng ta hoàn toàn không biết những gì sẽ xảy ra cho tương lai của Việt Nam, thế nhưng chúng ta cũng có thể phần nào tiên đoán được những gì đen tối nhất sẽ phủ chụp lên đất nước Việt Nam và người dân Việt với sự tiếp tay của bè lũ chó săn Cộng Sản Việt Nam đang trở thành những loại Lê Chiêu Thống và Trần Ích Tắc thời đại và đang dần dần đưa đất nước Việt Nam lệ thuộc vào kẻ thù Tàu Cộng phương Bắc mà chúng chẳng tốn công sức để có thể khống chế được Việt Nam.


Nói lên điều này chúng ta có thấy đau lòng không chứ? Trên khắp đất nước Việt Nam, Cộng Sản Việt Nam đã cho Tàu Cộng đưực thành lập những “biệt khu” mà người Việt Nam không được bén mảng đến. Lũ Tàu Cộng đang làm gì trong những biệt khu này? Nếu chúng tích trữ súng đạn ở trong đó, một ngày nào đó cả đám bung ra tấn công thì thử hỏi làm sao mà trở tay cho kịp?

Còn những rừng đầu nguồn ở biên giới phía Bắc, biên giới phía Tây của Việt Nam, Cộng Sản Việt Nam cũng đã cho lũ Tàu Cộng thuê với thời gian là cà trăm năm. Trong những khu này thì người Việt Nam cũng không được bén mảng đến. Nếu lũ Tàu Cộng tích trữ đạn dược, súng ống để rồi khi thời cơ thuận tiện chúng tấn công thì làm sao mà trở tay cho kịp?

Tổ tiên Việt Nam của chúng ta đã bao nhiêu lần giành lấy từng tấc đất với giặc thù phương Bắc, đến bây giờ chúng đã ngồi rung đùi, vuốt râu mà đã có thể làm được những việc mà trước đây tổ tiên nòi Hán nhà chúng dẫu cho có mơ ước cũng chẳng thể nào có thể làm được.

Nguồn cơn này là bởi do đâu? Chính bè lũ Cộng Sản Việt Nam là đầu dây mối nhợ của những trớ trêu, đê hèn, nhục nhã, chua xót này.
Phi Vũ

Dominique Inchauspé – Con đường dẫn tới chế độ dân chủ

Phạm Nguyên Trường dịch

Tổ chức Freedom House, chuyên tiến hành phân tích sự phát triển của chế độ dân chủ trên thế giới, mới đây đã công bố công trình nghiên cứu tiếp theo về “tự do và hòa bình.” Trong đó chia các nước thành “tự do”, “tự do một phần” và “không tự do”. Về lâu dài, chúng ta đã thấy sự tiến bộ đáng kể vào cuối thế kỉ trước - đầu thế kỷ này, ổn định hơn và cuối cùng là sự thụt lùi nho nhỏ trong những năm gần đây.

Điều này có nghĩa là quyền tự do trong thế giới đang thu hẹp lại ?

Không, xu hướng này chỉ kéo dài khoảng 8 năm, và trong thời gian này, chúng ta đã đượcc chứng kiến ​​các sự kiện của mùa xuân A Rập. Kết quả cuối cùng của mùa xuân A Rập vẫn chưa rõ ràng, nhưng chắc chắn là nó phản ánh mong muốn dân chủ của nhân dân Ai Cập và vùng Maghreb, trước đó không ai nghĩ rằng những dân tộc đó lại có ước muốn như thế. Ngoài ra, quyết định đưa Ai Cập vào danh mục của các nước “không tự do” nêu bật sự phức tạp của việc đánh giá: chả lẽ  dưới thời Mubarak đất nước này được tự do theo cách hiểu phương Tây ư? Rất đáng ngờ, nhất là khi tính tới các sự kiện trên quảng trường Tahrir vào năm 2011. Hơn nữa, trên cơ sở của các cuộc bầu cử tương đối tự do, thành viên của tổ chức “Huynh đệ Hồi giáo” là Mohammed Mursi đã trở thành tổng thống - quá trình này có thể được gọi là một chiến thắng. Các hành động phản đối của quần chúng đã dẫn đến việc ông phải từ chức: sự cuồng tín tôn giáo và độc đoán của Mursi đã nhanh chóng bị trừng phạt. Cuối cùng, quân đội đã cố gắng đậy cái chảo nóng chảy này lại và làm tất cả mọi thứ “như cũ.” Ở nước này, cũng như ở các quốc gia khác, cuộc đấu tranh cho dân chủ chỉ mới bắt đầu và không thể hoàn thành chỉ trong một vài năm. Xin nhớ lại, người Pháp chúng ta phải mất bao nhiêu lâu.

Tuy nhiên, cần ghi nhận rằng các lực lượng chống dân chủ vẫn có ảnh hưởng rất lớn và có thái độ rất kiên quyết. Rõ ràng là, trên toàn khu vực rộng lớn từ Trung Đông đến Viễn Đông, có ba nhóm chính: những người ủng hộ một chế độ độc tài thế tục, những người ủng hộ chế độ thần quyền, và, cuối cùng, những người ủng hộ một nền dân chủ thực sự. Và không thể nói rằng nhóm cuối cùng là đa số.

Đồng thời, có lý do để hy vọng vào sự cải thiện: gần như tất cả Nam Mỹ đã thoát khỏi chế độ độc tài. Và ở châu Phi, toà án ECOWAS khuyến khích các nước tham gia tổ chức trong nước tuân thủ các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế và chuẩn mực của chế độ dân chủ.
“Sự trỗi dậy đột ngột của nền dân chủ” trong những năm 1990 chủ yếu là do sự sụp đổ của khối Xô Viết. Tuy nhiên, từ đó đến nay các nước như Ukraine và Belarus vẫn thua chế độ chuyên chế.


Có thể coi xu hướng này như là bằng chứng chứng tỏ rằng dân chủ không phải luôn luôn đi theo xu hướng của lịch sử?
Hoàn toàn không, chúng ta đang hướng tới sự thịnh vượng cho tất cả mọi người, mặc dù trong thế kỷ vừa qua đã có những bước lệch lạc nghiêm trọng khỏi con đường đã chọn. De Tocqueville đã viết về sự kiện này trong tác phẩm Chế độ dân chủ ở Mỹ, ông ghi nhận rằng số nước chuyển sang chế độ cộng hòa đang ngày càng gia tăng.
Xin nhớ lại thế kỷ XX vừa đi qua: Các chế độ dân chủ đã tránh được những thảm họa như thế nào! Các nước này sống qua hai chế độ toàn trị (chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản), những chế độ phủ nhận bản chất của tự do và nền văn minh. Sau Thế chiến I, các chế độ dân chủ đã bị suy yếu, nhưng họ đã tìm được sức mạnh để giành lại chiến thắng. Tôi không nghĩ rằng một lúc nào đó trong tương lai các chế độ này sẽ phải đối mặt với những mối nguy hiểm cỡ đó. Các chế độ này đã đứng vững ở phương Tây.
Yếu tố mới hiện nay là khôi phục lại trật tự cũ trên bình diện văn hóa và văn minh. Yếu tố dân chủ chưa đóng vai trò chính trên những bình diện này. Chúng ta đã nhìn thấy điều đó trong giai đoạn tan rã Liên Xô: các nước thuộc khối Đông Âu cũ trở về với truyền thống của quá khứ. Còn nước Nga, ở đấy chế độ Sa hang đang hồi sinh. Sự sụp đổ của chế độ độc tài ở Trung Đông một lần nữa lại cung cấp dưỡng chất cho giấc mơ về một nhà nước Hồi giáo vĩ đại..


Từ một góc nhìn khác, nhiều nước “tự do” trong bảng xếp hạng của Freedom House có những điều luật gây nhiều tranh cãi, cụ thể là việc nghe lén bất hợp pháp.
Có cần lo lắng về những hành vi xâm phạm quyền tự do trong các nước được gọi là “nền dân chủ vĩ đại” hay không?

Nghe lén các do mật vụ tiến hành, cũng như công việc của các tổ chức đó nói chung, về bản chất, gần như không bị điều tiết bởi bất cứ quy định nào. Tuy nhiên, tôi muốn nhắc rằng thông tin thu được theo cách đó không thể được sử dụng như là bằng chứng bởi vì việc thu thập không được quan tòa phê chuẩn.

Dù thế nào đi nữa thì hiện nay cũng khó tưởng tượng được sự vi phạm quyền tự do chính trị, đấy là khi chúng ta có Wikileaks, những đoạn video quay bằng điện thoại di động có thể bay khắp thế giới và cảnh sát “google” những người bị nghi ngờ trên Facebook. Tôi nghĩ rằng trong lĩnh vực chính trị và xã hội chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ gặp không phải là sự theo dõi bất hợp pháp, mà ngược lại: sự gia tăng tự do theo số mũ nhờ sự phát triển của công nghệ mới. Tất cả những chuyện này đôi khi làm người ta đánh mất lương tri, cả công dân bình thường lẫn công chức. Wikileaks đã thể hiện mâu thuẫn này: mọi người đều nghĩ rằng đã tìm thấy bằng chứng của sự không trung thực của nền ngoại giao phương Tây, nhưng hóa ra hoàn toàn ngược lại. Wikileaks cũng không đưa ra được những dữ liệu thực sự bí mật. Liên quan đến những vụ bê bối của NSA, chuyện này nói chung là nực cười: thu thập nhiều dữ liệu như vậy thì làm được gì? Tại sao phải nghe trộm điện thoại di động của bà Merkel nếu anh là đồng minh với Đức trong 70 năm qua?
Nếu trong các nền dân chủ vĩ đại mà vẫn còn một số hạn chế về tự do, thì tất cả mọi thứ đều diễn ra ở cấp độ của những cuộc tranh luận mang tính trí thức: ngày nay có nhiều người có những giáo điều đạo đức không chấp nhận bất kì mâu thuẫn nào cho nên việc đưa những ý tưởng bịa đặt và những điều tưởng tượng trống rỗng trở thành khó khăn hơn. Ngoài ra, việc mất tự do có thể được thể hiện trong rất nhiều những quy định nhỏ nhặt, chi phối mọi lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày.
Dominique Inchauspé là luật sư ở Paris
Dich từ bản tiếng Nga tại địa chỉ: http://inosmi.ru/world/20140221/217752584.html
Bản gốc: La marche vers la démocratie

Điện hạt nhân: Thủ tướng đã khẳng định đến năm “2020 chúng ta mới xây dựng”

Hôm qua vừa mới thắc mắc vấn đề vô cùng hệ trọng này trong bài “Điện hạt nhân: Thủ tướng bảo “có thể dừng”, Chủ tịch nước bác “không hề có chuyện” đó, là sao?“, thì hôm nay lại được đọc thông tin Thủ tướng đã khẳng định chắc như đinh đóng cột là “dừng” rồi, không còn là “có thể” nữa. Tức là tới tận năm 2020 mới xây nhà máy điện hạt nhân, chứ không phải năm 2014 như kế hoạch ban đầu. Chẳng hiểu việc này là do Thủ tướng được tự quyết, hay là đã thông qua Bộ chính trị, rồi sẽ đưa ra Quốc hội?

Cụ thể là trong phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật của Chính phủ sáng nay, 20/3/2014, nhiều báo đưa tin theo những cách khác nhau, duy chỉ có Sài Gòn giải phóng thì có đoạn rất đáng chú ý:
“… Thủ tướng cũng yêu cầu, các Bộ phải rà soát lại 58 văn bản hướng dẫn thực hiện luật còn nợ từ 2013 theo hướng cái nào không cần hướng dẫn mà luật vẫn triển khai được thì rút ra, ví dụ Nghị định, hướng dẫn về điện hạt nhân, 2020 chúng ta mới xây dựng nên bây giờ chưa cần thiết phải có hướng dẫn, vì chưa có thực tiễn. Ngược lại, cái gì cuộc sống đang đốc thúc thì phải làm sớm.”
Dù sao thì cũng chỉ mới vài dòng ngắn ngủi, chưa thật rõ ràng, nên chẳng dám tin.
 

Điện hạt nhân: Thủ tướng bảo “có thể dừng”, Chủ tịch nước bác “không hề có chuyện” đó, là sao?

Tuổi trẻ, 17/1/2014“Tại lễ tổng kết của Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) ngày 15-1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận có thể đến năm 2020 mới khởi công.”  Đất Việt, 7/2/2014: “Trong cân đối năng lượng từ nay đến năm 2020 chưa cần đến điện hạt nhân. Đó là chưa tính đến lượng lớn điện năng còn đang sử dụng rất lãng phí. Do vậy chúng ta thực sự chưa cần đến điện hạt nhân” (Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam).

Bổ sung, Sài Gòn giải phóng, 20/3/2014: “Thủ tướng cũng yêu cầu, … Nghị định, hướng dẫn về điện hạt nhân, 2020 chúng ta mới xây dựng nên bây giờ chưa cần thiết phải có hướng dẫn, vì chưa có thực tiễn.”
RFI, 18/3/2014: “…trả lời phỏng vấn nhật báo kinh tế Nikkei  ông Trương Tấn Sang xác nhận là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam sẽ được khởi xây dựng đúng theo dự kiến trong năm 2014. Chủ tịch Việt Nam khẳng định là không hề có chuyện dự án này bị đình hoãn, như một số thông tin gần đây.”
Tiền phong, 19/3/2014: Việt Nam có thể xây nhà máy điện hạt nhân đúng kế hoạch.
VietnamNet, 19/3/2014500 triệu USD xây trung tâm nghiên cứu hạt nhân.
Rõ là chuyện tày đình mà nghe như trò trẻ con!

Đại Vệ Chí Dị - Thiên hạ loạn bàn.

Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 69.

Nước Vệ đang cảnh đói nghèo, bỗng nhiên họa trên trời giáng xuống. Năm ấy tàu bay xứ Mã bỗng nhiên mất tích. Thiên hạ đồn rơi xuống biển phía Nam nước Vệ. Báo hại nhà Sản phải dốc kho mỗi ngày mấy trăm lạng vàng chi phí tìm kiếm.

Đã thế Tề mượn cớ nhân đạo tìm người mất tích, phái chiến thyền hùng hậu tiến sang quần thảo vùng biển Vệ. Khi tin báo tàu bay không rơi biển nước Vệ, chiến thuyền Tề quay về giả cớ tránh báo đi thám thính hết những vùng trọng yếu của Vệ.

Nước Vệ thiệt đơn thiệt kép. Khi có người tâu lên Vệ Kính Vương chuyện cần phải bày binh bố trận lại vì e thế trận bị dòm ngó. Vệ Kính Vương cười nhạt đáp.

  • Ta với Tề tình thân như thủ túc, lo chi phải phòng vậy.
Người kia băn khoăn.
  • Chúng ta không làm, e bất trắc trở tay không kịp, vả lại dân chúng sẽ dị nghị chuyện chúng ta lơ là phòng thủ. Bọn xấu đuợc thể khoét sâu kích động.
Vương phất tay ra hiệu kẻ đó lui. Đoạn gọi đại thần truyền thông vào nói.
  • Sắp tới dân chúng không có chuyện bàn, sợ bọn xấu lại nhè chuyện hải quân Tề. Trẫm lệnh cho khanh tức tốc kiếm chuyện gì cho dân chúng có cái bàn.

Đại thần truyền thông lĩnh mệnh, về phủ rà soát báo cáo. Thấy trong giới nghệ sĩ có tên diễn viên nỗi tiếng một thời nay làm ăn phá sản. Thầm gật gù cười mỉm rồi soạn công văn đưa các xứ, nói phải chú ý đưa tin tới hoàn cảnh khó khăn này, kêu gọi người hâm mộ giúp đỡ.

Tin đưa ra, thiên hạ lao vào cãi nhau loạn xạ. Xảy có thằng hề đánh hơi đuợc đây là chủ ý nhà Sản muốn thu hút dư luận, hề ta nhảy tót lên gào toáng chuyện giúp đỡ nghệ sĩ già. Khiến cho việc rầm rộ lại rầm rộ hơn.

Lại nói về người kia ở vương phủ về , lòng dạ không yên, hôm sau vào phủ Chúa tâu chuyện ấy. Chúa bảo.
  • Ngân khố cạn kiệt, tiền đâu mà bày lại. Cứ để thế đi. Giờ còn nhiều chuyện gấp hơn.
Người kia cố nài.
  • Chúng ta không làm, e bất trắc trở tay không kịp, vả lại dân chúng sẽ dị nghị chuyện chúng ta lơ là phòng thủ. Bọn xấu đuợc thể khoét sâu kích động.
Chúa cười nhạt, đuổi kẻ ấy ra ngoài. Đoạn gọi bọn đại thần quản chất đốt lại bảo.
  • Sắp tới dân chúng không có cái lo, rảnh rang lại thóc máy chuyện triều đình. Ngươi sao cho dân chúng có cái phải quan tâm, vừa giúp triều đình tránh dị nghị chuyện nước Tề, lại vừa tăng thêm ngân khố đang cạn.
Quan coi chất đốt tâu.
  • Khải chúa, mới rồi thông báo không tăng. Bầy tôi nghĩ...
Chúa gạt phắt.
  • Nghĩ gì, chúng bay mà biết nghĩ thì ta đâu phải ngày một xuống nước với Vương phủ thế này. Bảo không tăng giờ tăng thì thiên hạ mới có cái để bàn, để lo chứ. Đi làm ngay.
Mấy hôm sau chất đốt tăng giá, dân chúng đám nhao vào chuyện nghệ sĩ xin tiền, đám lao vào chuyện chất đốt tăng giá. Tranh cãi loạn xạ ngầu.

Kẻ tâu chuyện Tề với Vương , Chúa thấy cảnh thiên hạ bát nhái, tự lấy làm hối hận, về vắt tay lên trán ngẫm.

- Thế mới biết thằng Quảng lùn ở hồ Nước Xanh nói đúng. Nó bảo động đến Tề là đời sống nhân dân Vệ khốn đốn ngay, cứ để yên không nói gì còn hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét