Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Crimea – Hình mẫu để Trung Quốc ‘sáp nhập’ Triều Tiên? - Phản hồi “Bài học từ Ukraina” của TS Nguyễn Sỹ Dũng

Phản hồi “Bài học từ Ukraina” của TS Nguyễn Sỹ Dũng

Nguyễn Trần Sâm
Vừa qua trên laodong.com.vn có bài của TS Nguyễn Sỹ Dũng, nêu ra bài học từ những sự kiện vừa qua ở Ukraina. Chúng tôi muốn bàn về một vài ý tứ mà TS Dũng nêu ra.
Ngay sau câu mở đề, TS Dũng đã khẳng định chắc đe: “… cuộc trưng cầu ý dân (về việc sáp nhập với Nga) tại Crưm cũng chỉ là hệ quả tiếp theo của những chính sách mà các nhà lãnh đạo khác nhau của Ukraina đã theo đuổi.”

Khi đưa ra nhận định này, ông Dũng chỉ nghĩ đến một yếu tố phụ dẫn đến một hậu quả. Trong trường hợp này, lẽ ra cần phải nói đến hai chiến tuyến: một bên là chính quyền Putin và trào lưu thân Nga (cùng với những nhóm người Nga ở Ukraina), bên kia là trào lưu thân phương Tây và chính phủ các nước phương Tây. Chính cái mâu thuẫn Đông-Tây này cùng với những vấn đề lịch sử phức tạp của Ukraina mới là yếu tố quyết định nhất đẩy xã hội Ukraina đến tình trạng hiện nay, chứ không phải do một vài chính sách của Yushenko, Timoshenko hay Yanukovich. (Tất nhiên, những chính khách này cũng phải chịu trách nhiệm cá nhân trước lịch sử, nhất là gã tổng thống ăn cắp Yanukovich.)
Về mặt lịch sử và địa lý, sự tồn tại của ba vùng với ba sắc dân chiếm đa số tạo ra tiềm năng cho mâu thuẫn sắc tộc. Tuy nhiên, nếu không có những thế lực lớn bên ngoài dung dưỡng và kích động mâu thuẫn sắc tộc và xu hướng chính trị bên trong thì mâu thuẫn đó có thể dàn xếp được. Bằng chứng là ít nhất người Ukraina và người Nga đã từng chung sống dưới mái nhà Soviet mấy chục năm, và mặc dù không phải không có vấn đề khúc mắc, nhưng cũng chưa đến mức hai sắc tộc này thù ghét nhau.
Tuy nhiên, mâu thuẫn Đông-Tây, cụ thể giữa một bên là Nga, bên kia là EU và Mỹ, đã làm cho sự khác biệt về sắc tộc và địa lý trở thành yếu tố gây chia rẽ xã hội Ukraina một cách trầm trọng. Cộng thêm vào đó, về mặt nhận thức thì đa số người dân Ukraina, đặc biệt ở các tỉnh miền Tây, vốn có nhiều người Ba Lan và một vài dân tộc khác sinh sống, càng ngày càng hiểu thêm về cuộc sống ở các nước phương Tây. Họ thấy được ở những nơi đó con người quả thật được sống thoải mái, có thu nhập cao, có hệ thống an sinh xã hội khá hoàn hảo và có không khí tự do thật sự, mối quan hệ giữa mọi thành viên trong xã hội là bình đẳng, nên khi đối chiếu với những gì đã diễn ra ở Liên Bang Soviet trước đây và nước Nga ngày nay, họ không còn thích những gì dính líu đến Liên Bang và nước Nga nữa. Có thể quan điểm đó hơi cực đoan, nhưng về cơ bản là có lý. (Nếu TS Dũng có điều kiện ở Tây Âu hoặc Mỹ khoảng 1 năm, không phải với tư cách một ông quan lớn mà với tư cách người lao động bình thường, nhất là làm trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó, chắc chắn ông cũng sẽ có kết luận như vậy.)
Một câu hỏi đặt ra là: Vậy thì nguồn gốc của cái mâu thuẫn Đông-Tây đó ở đâu ra? Xin thưa: trước đây nó đã từng tồn tại, không hẳn mang tính chất Đông-Tây, mà là giữa hai hệ thống: XHCN và TBCN. Và lẽ ra nó đã phải biến mất hoặc bị dịch chuyển về địa lý, sau khi LB Soviet tan rã (ví dụ, chuyển thành mâu thuẫn giữa phương Tây và Trung Quốc), nếu nước Nga cũng hội nhập với phương Tây như Czech, Slovakia, Ba Lan, Hungary. Nhưng máu Đại Nga trong tập đoàn cầm quyền dưới sự chỉ huy của Vladimir Putin và cả máu yêng hùng cá nhân của ông sĩ quan mật vụ kiêm võ sĩ nhu đạo kiêm tay vật gấu này đã không cho phép họ đi theo con đường đó. Putin muốn thao túng ít nhất một nửa thế giới, muốn giữ các nước đàn em trong LB Soviet trước đây dưới cây gậy chỉ huy của mình. Làm trái ý là chọc giận ông ta, và ông ta sẽ không để yên. Năm 2008 ở Gruzia đã cho thấy rất rõ điều đó.
Và để dè chừng nước Nga đầy vũ khí nguy hiểm với nhóm cầm quyền khó lường do Putin (hoặc một nhân vật khác gần giống như vậy) đứng đầu, phương Tây không có cách nào khác là phải phát triển ảnh hưởng của họ “sang phía Đông”. Để làm việc đó, họ phải thò bàn tay vào những nơi như Ukraina để giành thế trận. Việc làm này nếu nhìn bằng con mắt Putin hay của người Nga ở Krym (hoặc những người Việt thiếu thông tin) sẽ là việc làm rất xấu xa.
Như vậy, nếu quý vị thấy những phân tích trên đây phần nào có lý, quý vị sẽ hình dung ra đâu mới thực sự là nguyên nhân sâu xa của tình thế hiện nay tại Ukraina.  
TS Dũng viết tiếp:
“…lựa chọn duy nhất đúng cho Ukraina là quy chế trung lập”  và “…làm cầu nối giữa Nga với Châu Âu… (và Châu Âu với Nga – không biết có gì khác?).” 
Ukraina có thể tạo điều kiện cho sự trao đổi, hợp tác giữa Nga với Châu Âu (lại: và Châu Âu với Nga). Ukraina cũng có thể làm trung gian cho cả hai bên trong quá trình giao lưu và hội nhập.”
Về điểm này thì tôi đồng ý cả hai tay với ông Dũng tiến sỹ. Được như thế thì còn gì bằng. Quá tốt! Tuyệt vời! Chỉ có một điều là hoàn toàn không tưởng! 100% hão huyền! 0% khả năng! Cũng tuyệt vời mà không tưởng như cái mô hình CNCS của Karl Marx. Ai để cho Ukraina làm vậy? Putin liệu có ngoan ngoãn chơi với NATO theo sự sắp xếp của mấy ông bà quan chức Ukraina và theo sự gợi ý của TS Nguyễn Sỹ Dũng?
Lại còn:
Rất tiếc, có vẻ như những lựa chọn nói trên đã không được các nhà lãnh đạo của Ukraina quan tâm.” 
Ô-ô-ô! Đúng là tiếc thật. Nhưng mà ai có thể làm gì?
Phải nói rằng tôi đã từng được biết một Nguyễn Sỹ Dũng thông minh, tâm huyết. Nhưng có lẽ vị trí của một vị quan lớn đã làm ông Dũng không thể có cái nhìn khách quan? Hay là ông nói theo sự “định hướng”?
Thành ra cái bài học mà vị tiến sỹ này rút ra cho thế giới và cho Việt Nam ta rất tiếc là không xài được.
NGUYỄN TRẦN SÂM
P.S. Hôm rồi, tôi được mời đi cùng xe với một ông bạn cũ hiện là quan khá to về quê. Ông nói về bọn “phát xít mới” vừa lật đổ Yanukovich. Rồi ông hỏi tôi bây giờ thu nhập của dân làm nông nghiệp ra sao, tôi nói cả gia đình khoảng 3-4 triệu 1 năm. Ông nghĩ tôi nói nhầm. Sau khi tôi khẳng định đi khẳng định lại, ông có vẻ hơi buồn cho đám nông dân. Một hồi sau, tôi nói: “Vậy nhưng bây giờ nếu đám nông dân ấy đi biểu tình, chắc ông sẽ gọi họ là “phát xít mới”?”  
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả 

Crimea – Hình mẫu để Trung Quốc ‘sáp nhập’ Triều Tiên?

Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc cho rằng khả năng Trung Quốc có thể sáp nhập Triều Tiên thông qua việc lật đổ nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un như cách Nga đang can thiệp tại Crimea.
Lâu nay, Mỹ và Nga đều là những đối tác quan trọng của Hàn Quốc. Do đó, Seoul đang bị đặt vào tình huống khó xử nếu như mối quan hệ ngoại giao giữa Washington và Matxcova ngày càng căng thẳng xung quanh những bất đồng quan điểm về cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine và sáp nhập Cộng hòa tự trị Crimea vào Liên bang Nga. 
Trả lời hãng tin Yonhap, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc, ông Song Min-soon cho rằng Nga sẽ không bao giờ có thể xâm chiếm Crimea nếu như Ukraine không từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân sau thời kỳ Liên Xô cũ tan rã vào năm 1991. 
Nhóm binh sĩ đi tuần bên ngoài căn cứ quân sự Ukraine cách thành phố Simferopol của Crimea 25 km hôm 18/3
Theo ông Song, chính phủ Hàn Quốc cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn để thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân vốn vận dụng kinh nghiệm của Ukraine trong giai đoạn đầu thập niên 90 để làm mô hình phát triển.  
Theo Yonhap, động thái can thiệp vào tình hình chính trị tại Crimea đã gửi đi bức thông điệp sai cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Do đó, chính phủ Triều Tiên sẽ tăng cường khả năng duy trì phát triển vũ khí hạt nhân như một cách hữu hiệu để bảo vệ đất nước. 
Tuy nhiên, ông Song lại cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trở thành một hình mẫu để Trung Quốc ‘học tập xâm chiếm' Triều Tiên trong tương lai. 
Nếu chính quyền của ông Kim bị sụp đổ, Bắc Kinh có thể tổ chức một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Triều Tiên với danh nghĩa bảo vệ công dân Trung Quốc sinh sống tại quốc gia cô lập. Hành động này sẽ ngăn cản chính phủ Hàn Quốc tiến hành thống nhất bán đảo Triều Tiên. 
Ông Song nhận định đây cũng chính là lý do khiến phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tai-young tuyên bố Seoul sẽ không công nhận Crimea là một phần lãnh thổ của Nga. 
MINH THU (lược dịch) 

Tại sao Putin cám ơn nhân dân Trung Quốc


Почему Путин поблагодарил китайский народ


Din Din

Kichbu theo: inosmi.ru

Ngày 17 tháng Ba, theo kết quả tiến hành của cuộc trưng cầu dân ý, theo đó 96,77%  phiếu ủng hộ sáp thập vào Nga, Crym  đã quyết định gia nhập vào thành phần LB Nga. Tổng thống Putin, đối mặt với áp lực từ phía khối các nước phương Tây, đứng đầu là Hoa Kỳ, ngày 18 tháng Ba đã phát biểu trước Quốc hội Liên bang, nói về tình hình  Crym.

Nội dung chủ yếu của phát biểu về các sự kiện ở Crym tập trung ở bốn điểm: thứ nhất, trưng cầu dân ý tại Crym được thực hiện phù hợp với pháp luật, công khai và không có bất kỳ sự ép buộc nào; thứ hai, Nga đồng ý với yêu cầu của Crym tham gia vào thành phần của LB Nga, bởi vì ý chí của nhân dân như vậy; thứ ba, Putin lên án gay gắt các chuẩn mực kép của Mỹ và các đồng minh của họ; thứ tư, người đứng đầu của Nga cám ơn nhân dân Trung Quốc.

Tại sao trong phát biểu của mình về những sự kiện ở Crym, Putin lại bày tỏ mạnh sự biết ơn đối với nhân dân Trung Quốc? Trong cuộc khủng hoảng này Trung Quốc đã không có động thái nào công khai ủng hộ Nga, nhưng trong thời gian bỏ phiếu tại LHQ đã bỏ phiếu trắng. CHND Trung Hoa đã không đứng về phía Moscow. Tại sao Putin trong bài phát biểu của mình vẫn thấy cám ơn Trung Quốc là hợp lý? Din Din cho rằng nhà lãnh đạo Nga có bốn lý do cho điều này.  
Thứ nhất, CHND Trung Hoa - cường quốc lớn duy nhất không chỉ trích Nga trong cuộc khủng hoảng này. Tất cả các nước quan trọng nhất trên thế giới, đặc biệt khối các quốc gia phương Tây đứng đầu là Hoa Kỳ, hết nước này đến nước khác đã lên án hành động của Nga tại Crym và thậm chí quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga, tuy vậy Trung Quốc, với tư cách là trung gian tại các cuộc đàm phán của các cường quốc hàng đầu thế giới, ngay từ đầu cho đến cuối đã không nói lời nào chỉ trích Moscow, hơn thế nữa, không đề xuất bất kỳ biện pháp trừng phạt nào. Rõ ràng, như vậy, Trung Quốc đã đứng về phía Nga và ủng hộ mạnh mẽ Nga trên trường quốc tế. Nga, bị cô lập, nhận thấy sự chân thành của nhân dân Trung Quốc. Đặc biệt điều này được thể hiện tại Paraolympic: Trung Quốc không thay đổi đường lối đã thông qua trước đó và cử một đội hình lớn vận động viên, bằng cách này đã giúp đỡ Nga "giữ thể diện".

Thứ hai, chính phủ Trung Quốc nhiều lần tuyên bố rằng Trung Quốc tôn trọng sự lựa chọn của nhân dân Ucraina: phát biểu hoàn toàn đáp ứng các lợi ích của Nga. Trong khi dư luận xã hội phương Tây hoàn toàn không chấp nhận ý tưởng của cuộc trưng cầu dân ý ở Crym, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, khi nói về các sự kiện ở Crym, hết lần này đến lần khác tuyên bố rằng họ ủng hộ sự lựa chọn của nhân dân Ucraina. Nga, dĩ nhiên, cần tiếng nói ủng hộ như vậy. Có thể nói rằng, phát biểu từ quan điểm này, Trung Quốc sẽ phải chịu áp lực không nhỏ. Bởi vậy tự nhiên, Moscow cho rằng nhân dân Trung Quốc đã đứng về phía họ.

Thứ ba, trong thời gian bỏ phiếu tại LHQ, Trung Quốc là nước duy nhất bỏ phiếu trắng, thực tế bằng cách đó đã ủng hộ Nga.  Cứ xem là CHND Trung Hoa đã bỏ phiếu trắng tại Hội đồng bảo an LHQ đối với nghị quyết về Crym do Hoa Kỳ đề xuất, nhưng chỉ Trung Quốc hành động như vậy. Chính thức không ủng hộ Nga, Pekin thực tế đứng về phía họ. Nga - thành viên thường trực của Hội đồng bảo an LHQ, chỉ cần một phiếu của họ là đủ để phủ quyết nghị quyết này, bởi vậy hoàn toàn không quan trọng Trung Quốc sẽ bỏ phiếu như thế nào, tuy nhiên bỏ phiếu trắng - đó cũng là cách từ chối dự thảo nghị quyết do Hoa Kỳ đề xuất. Hơn thế, giải thích quan điểm của mình, Trung Quốc không chỉ trích chính sách của Nga, mà ngược lại, đã thể hiện đáng kể sự không tán đồng đối với những hành động của Mỹ. Dĩ nhiên, Moscow đã hài lòng với điều này. 
Thứ tư, điều này được thực hiện với toan tính lôi kéo Trung Quốc về phía mình. Bày tỏ cụ thể sự biết ơn đối với nhân dân Trung Quốc, Nga rõ ràng nói với Hoa Kỳ và các nước đồng minh phương Tây khác: "Trung Quốc và Nga đứng về một phía". Putin đã thể hiện mong muốn để Pekin và Moscow đứng trong một khối thống nhất. Đồng thời Moscow dường như muốn nói với các nước phương Tây: "Các biện pháp trừng phạt của các vị chẳng có ý nghĩa gì. Nếu Nga trong tương lai trong kế hoạch bán các nguồn năng lương và công nghệ sẽ có chỉ Trung Quốc, thì điều này cũng đủ, bởi vì CHND Trung Hoa - nước nhập khẩu lớn nhất các nguồn năng lượng trên thế giới. Các nguồn năng lượng của Nga có lối ra". Đồng thời Moscow bằng cách này tuyên bố: "Áp dụng các biện pháp trừng phạt chống Nga, các vị biến Trung Quốc thành đối thủ của mình. Còn nếu các vị bắt đầu tính toán điều gì đó chống Trung Quốc, thì Moscow sẵn sàng đứng về phía Pekin".

Chính vì thế Putin đã thực hiện thành công sáp nhập Crym vào thành phần của Nga. Vậy thì làm sao mà ở đây lại không cám ơn nhân dân Trung Quốc vì sự ủng hộ năng lượng?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét