Gái Việt bị Tầu Cộng bán làm điếm ở Phi Châu
Phóng viên điều tra người Ghana Anas Aremeyaw Anas ít khi để lộ mặt thật. Ông tham gia vào cuộc điều tra dẫn tới cuộc giải cứu các cô gái người Việt.
19.03.2014
Cảnh sát Ghana với sự hỗ trợ của tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế Interpol mới phá ‘một đường dây buôn người do công dân Trung Quốc cầm đầu’ tại nước này, và đã giải cứu 6 cô gái Việt Nam ‘bị buộc phải bán thân’.
Tin cho hay, các cô gái đã bị các ‘má mì’ Trung Quốc bắt ‘đi khách’ ở Ghana suốt hơn một năm qua, và họ sử dụng các tên giả để trao đổi với ‘khách làng chơi’.
Phóng viên địa phương Anas Aremeyaw Anas tham gia cuộc điều tra kéo dài 6 tháng và đã giả làm người Mỹ đi mua dâm nhằm tìm hiểu manh mối.
Ông Anas cho VOA Việt Ngữ biết rằng cảnh sát Ghana hiện đang giữ các cô gái tại một nơi an toàn với sự hỗ trợ của Tổ chức Di dân Quốc tế của Liên Hiệp Quốc (IOM).
Họ nói rằng khi còn ở Việt Nam, có người đã hứa hẹn với họ một công việc với tiền lương hậu hĩnh ở Na Uy. Những kẻ buôn người đã lợi dụng và đưa họ tới Ghana và bị bóc lột tình dục. Họ trở thành món hàng bị mua đi bán lại. Họ không có tiền và những kẻ giữ họ cầm hộ chiếu nên họ không có cách nào đào thoát về Việt Nam được.
Ký giả Anas Aremeyaw Anas nói.Theo phóng viên điều tra này, các nạn nhân được yêu cầu viết bản tường trình về những gì đã xảy ra.
Ông nói: “Các cô gái đã kể lại cho cảnh sát mọi chuyện. Họ nói rằng khi còn ở Việt Nam, có người đã hứa hẹn với họ một công việc với tiền lương hậu hĩnh ở Na Uy. Những kẻ buôn người đã lợi dụng và đưa họ tới Ghana và bị bóc lột tình dục. Họ trở thành món hàng bị mua đi bán lại. Họ không có tiền và những kẻ giữ họ cầm hộ chiếu nên họ không có cách nào đào thoát về Việt Nam được. Hiện họ nói là họ muốn về nước vì Ghana không phải là quê hương của họ”.
Về việc một số tờ báo địa phương đưa tin nói rằng các cô gái người Việt làm gái mại dâm ở Ghana, ông Anas nói rằng họ là ‘nạn nhân của đường dây buôn người và không phải là gái bán thân’.
‘Họ bị hành hạ và bị buộc phải bán thân. Họ phải tiếp khách vài lần một ngày và nhân phẩm bị chà đạp’, ông nói.
Theo nhà báo này, vụ giải cứu các cô gái Việt tại Ghana không phải là chuyện lạ vì trước đây từng nhiều lần xảy ra việc các cô gái châu Á bị đưa lậu tới nước này, và bị ép quan hệ tình dục với 'khách làng chơi' người Hoa.
Ông nói: “Người Trung Quốc hiện có mặt tại các địa điểm chiến lược như các thành phố cảng ở Ghana. Đó là ‘khách’ tiềm năng của các cô gái này. Ngoài ra còn cả người Việt nữa. Tôi thấy có cả người Việt và Nhật Bản. Nói chung, ‘khách’ là những người châu Á tại Ghana”.
Báo chí Ghana đưa tin, hơn 120 người Trung Quốc đã bị bắt giữ tại nước châu Phi này vì dính líu vào các việc làm bất hợp pháp như khai mỏ lậu hay cung cấp thuốc giả.
Người Trung Quốc hiện có mặt tại các địa điểm chiến lược như các thành phố cảng ở Ghana. Đó là ‘khách’ tiềm năng của các cô gái này. Ngoài ra còn cả người Việt nữa. Tôi thấy có cả người Việt và Nhật Bản. Nói chung, ‘khách’ là những người châu Á tại Ghana.
Nhà báo Anas Aremeyaw Anas nói.Theo ông Anas, Đại sứ quán Việt Nam đã yêu cầu phía Ghana giúp làm rõ đường dây buôn người và đã hỗ trợ vấn đề dịch thuật cho các cô gái trong cuộc điều tra.
Một đại diện của Đại sứ quán Việt Nam ở Nigeria, cơ quan ngoại giao kiêm nhiệm cả Ghana, xác nhận với VOA Việt Ngữ về trường hợp của các cô gái ở Việt ở Ghana, nhưng không tiết lộ thêm chi tiết.
Ông này chỉ cho hay cơ quan đại hiện ngoại giao Việt Nam hiện đang ‘thực hiện chức năng bảo vệ công dân đối với các nạn nhân Việt Nam ở Ghana’.
Giới chức này nói: “Nội dung cụ thể của 6 cô gái kia thì hiện tại mọi việc vẫn chưa ngã ngũ nên có nhiều vấn đề chưa thể công khai được. Khi nào mọi việc xong xuôi thì chắc chắn sẽ có thông tin về nhà cũng như bên Ghana họ cũng sẽ có thông tin thôi”.
Ký giả Anas cho biết, IOM đã mua cho các cô gái mới được giải cứu vé máy bay, nhưng họ cần phải ra làm chứng trước tòa, nên sẽ phải mất một hoặc hai tháng nữa để hoàn tất mọi việc.
“Hiện họ rất vui vẻ. Khi gặp họ, tôi luôn thấy họ cười. Họ biết rằng giờ họ không còn phải ‘tiếp khách’ nữa,” ông Anas nói.
Ngày 12 tháng 3 năm 2014
Bạn ta,
Ghana là một quốc gia ở tây Phi châu nằm cạnh Côte D’Ivoire , Togo và Burkina Faso. Đọc một hai tài liệu về xứ này thì tôi nghĩ là nếu chọn một nơi để du lịch, chắc chắn tôi không bao giờ chọn đi Ghana. Có chăng là ... kiếp sau vậy. Kiếp này thì đành đi chỗ khác chơi.
Đi chơi thì đã như vậy. Đi làm thì tại sao lại chọn lối đoạn trường mà đi. Thế nên đi làm cũng không chọn Ghana. Có bị coi là kỳ thị thì đành nhận vậy. Đi chơi hay đi làm thì cũng chọn nơi nào khá hơn chứ dại gì mà vác xác đến Ghana.
Mà tại sao hôm nay tôi lại nhắc đến Ghana? Tại vì tôi đã tìm ra được một nơi tồi tệ khủng khiếp hơn là những cái cũi ở Mumbai (tên mới của Bombay) trên đường Falkland. Những cái cũi nhốt người, những nhà điếm mà nhiếp ảnh gia Mary Ellen Mark đã ghi lại trong cuốn sách ảnh của bà. Bạn có thể vào inernet, tìm cage girls of bombay thì sẽ thấy những hình ảnh và bài viết về khu địa ngục này.
http://www.persblog.be/wp-content/uploads/2013/10/cover.jpg
Vậy mà Falkland Road còn khá hơn là một khu nhà thổ tại Ghana rất nhiều. Ở thành phố Takoradi thuộc phía tây Ghana, nhà chức trách, nhờ một phóng sự của Anas Aremeyaw Anas, đã giải thoát được 6 phụ nữ Việt Nam khỏi một ổ điếm. Các phụ nữ này đã bị hai người Hoa dụ dỗ hứa cho công ăn việc làm rồi bị buộc phải bán dâm, mang tiền về cho hai người này. Báo chí Ghana cho biết tất cả đều trong hạng tuổi 30, đã sống là làm việc ở Ghana từ hơn một năm nay. Sứ quán Trung quốc tại Ghana đã không bình luận gì về tin này nhưng người ta biết rằng các Hoa kiều tại Ghana đã dính líu vào rất nhiều hành động bất hợp pháp và trong năm qua, chính phủ Ghana đã trục xuất hơn 120 người Hoa ra khỏi Ghana vì tội nhập cảnh lậu và các hoạt động phạm pháp khác, từ khai khẩn mỏ không có giấy phép tới buôn bán ma túy giả và nhiều việc khác.
http://www.nationalturk.com/en/wp-content/uploads/2014/03/vietnam-prostitutes.jpg
Gái VN bị Tầu bán cho các ổ điếm tại Ghana
Những phụ nữ Việt Nam, với những cái tên đẹp như Hoa, Thi, Mai, Anh... chắc chắn cũng từng có những năm thơ ấu rất đẹp, những mơ ước cho đời sống tử tế hơn. Tất cả đều bị bọn Tầu bất lương sang tận Việt Nam dụ dỗ đem sang Ghana bắt làm điếm kiếm tiền cho chúng. Các phụ nữ này cho biết giấy tờ tùy thân của họ đã bị bọn ma cô giữ hết, ngôn ngữ xa lạ, không cách nào liên lạc được với gia đình hay người quen để nhờ giúp đỡ.
Tôi có một tấm poster in hình của James Dean đang co ro trong chiếc áo lạnh bước trên một con đường ướt sũng nước mưa với nhan đề mà tôi rất thích. Nghe thật lãng mạn và thơ mộng: Boulevard Of Broken Dreams. Con đường của những giấc mơ tan nát.
http://flipsideflorida.files.wordpress.com/2011/09/james-dean.jpg
Lời của bài hát thì buồn thảm, không liên quan gì đến câu chuyện khổ đau của sáu người phụ nữ Việt bị buộc phải làm điếm ở Ghana để đem tiền về cho mấy thằng Tầu khốn nạn. Những người phụ nữ ấy cũng là người Việt đấy chứ. Cũng có gia đình, cha, mẹ, anh em, có thể cả chồng con nữa. Ra đi họ có kịp ngó nhà mấy cột ngó cau mấy buồng không? Có sót người tựa cửa hôm mai không? Có bao giờ nhìn những đám mây Ghana mà nhớ quê cũ không? Cảnh bước chân đi của họ có giống như của Kiều trên xe với Mã Giám Sinh không?
Những giấc mơ của họ cũng đều đã tan nát từ cái chuyến đi theo mấy thằng Tầu khốn kiếp đó.
Chao ôi đi làm điếm ở đâu cũng đã là địa ngục. Làm điếm ở cái xứ Phi châu Ghana ấy thì còn gì tang thương hơn!
Thế nhưng bọn Tầu khốn nạn vẫn được cho tự do ra vào đất nước Việt Nam, vẫn làm đủ mọi chuyện khốn nạn trên quê hương của chúng ta, trên thân xác của phụ nữ Việt. Chúng vẫn đang tiếp tục làm những chuyện đó. Đầu độc người dân bằng những hàng hóa đầy chất độc, hãm hại nông dân bằng đủ mọi trò. Rồi vẫn ra vào thong thả. Chúng không còn chỉ mua phụ nữ Việt đem sang Tầu bán cho các ổ điếm nữa, mà còn đưa cả những phụ nữ xấu số sang tận Phi châu để mang thân xác ra nuôi chúng nó.
Đất nước Việt Nam sao lại khổ đến như thế!
Bùi Bảo Trúc.
Trung Quốc “đổ” 400 triệu USD vào Nam Định để làm gì?
(Kinh tế)
- Theo đề án của các nhà đầu tư Trung
Quốc, sắp có khu công nghiệp dệt may quy mô lớn nhất Việt Nam được xây
dựng tại huyện Nghĩa Hưng, Nam Định.
Ông Phạm Hồng Hà, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Nam Định phát biểu tại buổi làm việc với nhà đầu tư. Ảnh. T.Trung |
Ủy
ban nhân dân tỉnh Nam Định vừa cho biết, sau quá trình khảo sát thực
tế, liên danh gồm 3 nhà đầu tư: Foshan Sanshui Jialida (Trung Quốc),
Luenthai (Hồng Kông) và Công ty CP Đầu tư Vinatex (Tập đoàn Dệt may Việt
Nam) đã quyết định thực hiện Đề án thành lập KCN Dệt may Rạng Đông tại
tỉnh Nam Định.
Đề án dự kiến cho thấy, KCN Dệt may Rạng Đông có quy mô khoảng 1.500ha, thu hút khoảng trên 200 nghìn lao động.
Đề
án thành lập KCN Dệt may Rạng Đông bao gồm: xây dựng cơ sở hạ tầng KCN;
quỹ đất phát triển sản xuất công nghiệp; hệ thống cấp và xử lý nước
thải riêng biệt đáp ứng các tiêu chuẩn của Việt Nam; hệ thống các nhà
máy điện, hơi và khu vực văn phòng, trung tâm thương mại - dịch vụ, nhà
hàng, khách sạn và Trường đào tạo chuyên ngành dệt may.
Mục
tiêu của dự án nhằm phát triển ngành dệt may của tỉnh theo chuỗi cung
ứng từ nhà máy kéo sợi - dệt - nhuộm - in hoàn tất, kết hợp phát triển
ngành da giầy và công nghiệp phụ trợ (sản xuất các loại tem, nhãn, khóa,
thùng hộp các-tông…).
Dự kiến, tổng mức đầu tư KCN Rạng Đông khoảng gần 400 triệu USD với lộ trình thực hiện theo hình thức cuốn chiếu
Cụ
thể, từ tháng 2 – 4/2014 hoàn thành các hồ sơ, thủ tục đầu tư, đồng
thời triển khai xây dựng hồ sơ thiết kế, quy hoạch tổng thể KCN tỷ lệ
1/2.000 trong tháng 6/2014;
Từ tháng 5 – 8/2014 sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng để bắt đầu triển khai xây dựng các hạng mục hạ tầng KCN.
Theo
cam kết của nhà đầu tư, chậm nhất đến quý II/2015 sẽ hoàn thành xây
dựng hạ tầng và bắt đầu kêu gọi thu hút các nhà đầu tư vào KCN.
Đồng
thời, các nhà đầu tư đề nghị tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi để triển
khai dự án, có kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông, viễn thông, đào
tạo nguồn nhân lực, tài chính, ngân hàng.
Ngày 19/3 vừa qua, UBND tỉnh Nam Định đã tổ chức buổi làm việc trực tiếp với các nhà đầu tư tham gia dự án.
Qua
đó, UBND tỉnh Nam Định sẽ xây dựng và tổ chức ký kết bản ghi nhớ với
nhà đầu tư và lập báo cáo trình Ban Thường vụ tỉnh ủy xem xét; tiếp tục
rà soát các thủ tục, chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước và của tỉnh
để cung cấp cho nhà đầu tư.
Đồng thời, các nhà đầu tư cũng đã báo cáo kế hoạch tiến độ triển khai đề án và khẳng định quyết tâm, năng lực thực hiện.
UBND
tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng khẩn trương hoàn thiện thủ tục, hồ sơ
của Đề án thành lập KCN Dệt may Rạng Đông để báo cáo Chính phủ và các
bộ, ngành bổ sung vào quy hoạch phát triển các KCN, quy hoạch sử dụng
đất...
Đồng thời, UBND tỉnh và nhà đầu tư cần thống
nhất kế hoạch tiến độ, quy trình triển khai thực hiện, trong đó chú ý
lựa chọn công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, giải quyết tốt vấn đề
bảo vệ môi trường, đặc biệt chú trọng công tác đền bù, giải phóng mặt
bằng.
UBND tỉnh yêu cầu, các ngành chức năng, các
huyện xây dựng kế hoạch cung ứng nguồn lao động, các vấn đề về giao
thông, điện, viễn thông… phục vụ nhà đầu tư; tổ chức quán triệt và tạo
điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư triển khai thực hiện đề án bảo đảm
đúng tiến độ.
(Theo Bizlive)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét