Quân đội nên bớt tướng, Công an phải thêm nhiều tướng vào!
Ông Bộ trưởng Quốc phòng là Ủy viên BCT mà xem ra không nắm vững diễn biến tình hình trong nước, quốc tế.
Về tình hình trong nước, xu thế là ngày càng có nhiều khiếu kiện của dân oan, ngày càng có nhiều yêu sách dân chủ, nhân quyền, nhất là từ khi ta vào Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc, không khí càng sôi động tợn. Trong khi đó thì “giặc nội xâm” tham nhũng cũng ngày càng đông, càng mạnh, đảng xem ra bó tay rồi. Sơ qua như vậy để thấy phải tăng cường lực lượng công an.
Việc tăng lực lượng này còn để đáp ứng vấn đề khó nói ra nữa, là cần bù trì cho số bị kỷ luật, đi tù, kể cả xử bắn vì tham nhũng. Nói đâu xa, vụ anh em Dương Tự Trọng – Dương Chí Dũng vừa qua, cống hiến cho lực lượng của “giặc nội xâm” cũng kha khá cấp tá. Tướng Ngọ mà không “đi” sớm”, thì biết đâu đấy, lại khuyết mất một tướng tài cũng chỉ vì “viên đạn bọc đường”.
Thế mà vẫn còn những điều khó nói nữa, đòi hỏi phải tăng tướng công an. Đấy là từ mấy năm trước tới giờ, trót phong quá nhiều tướng rồi, giờ mà không tiếp tục, thì lại sinh tị nạnh, nguy cơ có biến chỉ vì chuyện hàm cấp nhăng nhít cũng cần phải tính đến. Kể cả thói quen trong lính tráng bên dưới, thấy cấp trên có hàm tướng thì mới tôn trọng, còn thượng tá, đại tá giờ như ruồi, đứng đường khua gậy đầy, mất uy!
Tạm một số lý do như vậy, còn phía quân đội thì có một lý do lớn nhất để cần giảm tướng.
Nó nằm trong tình hình quốc tế, ta với Trung Quốc, “anh em môi răng”, có chuyện gì quân đội của họ đông thế, lại mới tăng ngân sách quốc phòng nữa, sẽ hỗ trợ cho. Cứ nhìn sang diễn biến mới của Nga với Crimea là rõ. Trong khi bên họ cấp tướng trong quân đội tỉ lệ không đông như ta, chẳng lẽ ta lại “chơi trội”, ngộ nhỡ có ngày 2 lực lượng sát nhập … thì sao?
Còn một số lý do khác, trong đó có chuyện khó nói nhưng vẫn phải nói. Đó là tình hình dư luận cứ đòi quân đội là phải trung thành với dân, chứ có thấy đòi công an đâu (khẩu hiệu “trung với đảng, hiếu với dân” hay là ngược lại mà cứ cãi nhau mãi). Trong khi bên các nước cứ xảy ra chính biến liên miên, quân đội hay can thiệp lật đổ chế độ. Thế thì bên ta cũng phải phòng hờ, bớt bớt quyền lực quân đội một chút, tăng quyền công an lên cho nó có “đối trọng”. Lâu nay thấy hình ảnh vài cuộc diễn tập của bộ đội, rồi mới đây là tìm máy bay Malaysia rơi, là thấy ngay quân đội ta được giảm bớt “lực” như thế nào rồi (mấy cái trực thăng Nga Xô mốc meo), giờ cũng phải tính giảm cả hàm cấp là tương xứng. Biết đâu ở trên có phương án sẽ có ngày Bộ Quốc phòng thành Cục Phòng vệ như bên Nhật.
Nhiều người cứ xỉ vả cái khẩu hiệu “Còn Đảng còn mình!”, nhưng không nghĩ rộng ra, là tại sao quân đội lại không có khẩu hiệu nào oai đến thế. Vì suy luận thêm, sẽ thấy khẩu hiệu đó nó còn có thêm ý nghĩa ngầm khác, lộn ngược ý, đại để là nhắn nhủ với đảng: “Còn tôi còn ông!“
-
VNEconomy
16:07 (GMT+7) – Thứ Năm, 20/3/2014
Hai bộ “vênh” quan điểm về đề xuất thêm hàm tướng
►Bộ Công an cho rằng, vị trí Thứ trưởng thường trực cũng rất quan trọng, nên cần được phong hàm đại tướng…Tại phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật của Chính phủ, sáng 20/3, trình bày tóm tắt dự thảo Luật Công an nhân dân sửa đổi, Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết, hiện nay, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mới chỉ có một hàm đại tướng là Bộ trưởng.
Do đó, trong dự thảo lần này, Bộ đề nghị tăng thêm một cấp hàm đại tướng đối với vị trí Thứ trưởng thường trực, Phó bí thư Đảng ủy Công an Trung ương.
Theo Bộ trưởng Quang, đây là vị trí quan trọng, sẽ đảm trách chỉ đạo, giải quyết mọi công việc khi Bộ trưởng đi vắng.
Ngoài ra, Bộ Công an cũng đề xuất tăng cấp hàm từ thiếu tướng lên trung tướng đối với hai chức danh Giám đốc công an Hà Nội và Tp.HCM và một cấp phó ở các tổng cục.
Thảo luận về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh lại không đồng thuận về tăng số lượng cấp tướng như đề xuất của Bộ Công an.
Theo ông Thanh, nếu thực hiện như đề xuất của Bộ Công an sẽ “làm khó” cho bên quân đội, bởi hiện nay Bộ Quốc phòng đang có chủ trương hạn chế phong hàm đối với nhiều chức vụ, phần lớn vẫn giữ nguyên trong dự thảo sửa đổi Luật Sỹ quan quân đội nhân dân. Bởi vậy, nếu để tương quan giữa lực lượng công an và quân đội thì với số lượng cấp tổng cục như hiện nay, cấp hàm trung tướng sẽ quá nhiều.
Trước quan điểm “vênh” nhau giữa hai bộ, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo hai bên tiếp tục trao đổi, bàn bạc thêm, trước khi trình Quốc hội phê chuẩn.
Liên quan đến nội dung và tiến độ xây dựng văn bản luật, các nghị định, thông tư hướng dẫn…, Thủ tướng nhắc nhở các bộ, ngành cần phải quyết liệt hơn vì hiện nay hỏi đến bộ nào cũng đều trả lời “đang soạn thảo”.
Người đứng đầu Chính phủ cũng đặc biệt lưu ý tình trạng nợ đọng văn bản nếu không kịp thời xử lý sẽ có xu hướng tăng lên. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, vẫn chưa thể bỏ qua được các văn bản dưới dạng nghị định, thông tư vì luật không thể “ôm” hết và có hướng dẫn chi tiết hết được.
“Trong lĩnh vực ngân hàng có khái niệm nợ xấu cấp độ 5, tức là nợ không đòi được. Xây dựng văn bản cũng vậy, không quyết liệt thì sẽ thành nợ xấu khó đòi”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Công an thêm Đại tướng và “Phát động toàn dân truy lùng kẻ rạch mông phụ nữ”
Phải ghép hai sự kiện đó với nhau không phải hàm ý miệt thị, gây cười, mà là có cơ sở để bàn chuyện đáng lo.
Theo bài báo, ý tưởng “tham mưu” là từ công an thị xã. Không nói ra, nhưng có lẽ đó là hệ quả của bao công phu mật phục nhiều ngày, lực lượng công an bị tai nạn chết người, mà dân thì vẫn bị tấn công trong suốt gần 1 tháng qua.
Bài báo đã bị gỡ xuống, xong điều lưu lại là đòi hỏi nâng cao trình độ của lực lượng công an, tạo niềm tin, sự gắn bó của người dân với lực lượng này, hơn là cứ ngày càng có quá nhiều tướng tá, giáo sư, tiến sĩ công an – hiện tượng chẳng giống nước nào cả.
-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét