Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Ngày 09/3/2014 - Tại sao Trung Quốc lại chọn Vũng Áng? - Video: Chiến tranh Việt Trung 1979 - Là một sự sỉ nhục đối với Trung Quốc

  • Máy bay Malaysia mất tích (BBC) - Hải quân VN đang cử tàu ra điều tra sau khi có hai vết trông giống như dầu loang được phát hiện ngoài khơi Cà Mau.
  • Ukraina cũng là bài học kinh nghiệm cho đối sách với Trung Quốc tại châu Á (RFI) - Cuộc đọ sức giữa Phương Tây với Nga trên hồ sơ Ukraina là bài học mà các nước châuÁ cần rút tỉa trong đối sách chống tham vọng chủ quyền của Trung Quốc. Lý do là vì đây là vấn đề một cường quốc khu vực có thể khởi động một cuộc tấn công quân sự chống lại một láng giềng nhỏ bé mà vẫn được yên ổn.
    Trong số ghi ngày 06/03/2014, tạp chí Nhật Bản Nikkei Asian Review đã nêu bật một số kinh nghiệm mà châuÁ có thể học hỏi được từ sự kiện được tờ báo gọi là« khủng hoảng an ninh lớn nhất ở châuÂu kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc».
  • Biểu tình ủng hộ Nga tại miền đông Ukraina, căng thẳng ở Crimée (RFI) - Hàng ngàn người hôm nay 08/03/2014 biểu tình ủng hộ Matxcơva tại các địa phương nói tiếng Nga ở miền đông Ukraina, trong khi tình hình vẫn căng thẳng giữa các quân nhân Ukraina và lực lượng Nga đang kiểm soát Crimée, nơi nghị viện tỏ ra thách thức chính quyền trung ương Kiev.
  • Trung Quốc không dung thứ chiến tranh tại Triều Tiên (RFI) - Hôm nay, 08/03/2014, một giới chức cao cấp trong chính quyền Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh không chấp nhận chiến tranh hay tình trạng hỗn loạn trên bán đảo Triều Tiên, và hòa bình chỉ có thể đạt được thông qua tiến trình phi hạt nhân hóa. Tuyên bố nói trên được đưa ra sau vụ hỏa tiễn bắn thử của Bắc Triều Tiên cắt ngang đường bay của một phi cơ dân dụng Trung Quốc hồi đầu tuần.
  • Campuchia: Cảnh sát ngăn chặn biểu tình ngày Quốc tế phụ nữ (RFA) - Tại Campuchia, trong ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, cảnh sát đã ngăn cản khi các công nhân đã xuống đường biểu tình đòi cải thiện điều kiện làm việc và phản đối quyết định nâng mức lương tối thiểu của chính phủ bất chấp lệnh cấm tụ tập, biểu tình.
  • Văn bút Quốc tế quan ngại sức khỏe tù nhân lương tâm VN (RFA) - Ủy ban Văn bút Quốc tế Bênh vực Nhà văn bị đàn áp hôm ngày 7 tháng 3 vừa qua ra kháng nghị thư trong đó bảy tỏ quan ngại sâu sắc về tình trạng sức khỏe được ủy ban này cho là suy kiệt của ba tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Đó là ông Nguyễn Hữu Cầu, nhà giáo Đinh Đăng Định và linh mục Nguyễn Văn Lý.
  • DB Loretta Sanchez: Bà Bùi Thị Minh Hằng cần sự quan tâm của chúng ta (RFA) - Cũng nhân dịp ngày quốc tế phụ nữ 8/ 3, hôm qua nữ dân biểu Hoa Kỳ, bà Loretta Sanchez đưa lên trang facebook cá nhân quan điểm về trường hợp nhà hoạt động nữ Bùi Thị Minh Hằng hiện đang bị công an huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp giam giữ với cáo buộc cản trở giao thông.
  • Việt Nam triển khai tìm máy bay Malaysia (BBC) - Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết đã triển khai lực lượng để tìm kiếm chiếc máy bay đi Bắc Kinh của Malaysia Airlines bị mất tích sáng 8/3.
  • Sự ra đời của Văn đoàn độc lập Việt Nam (RFA) - Một tổ chức của xã hội dân sự gồm 62 người hoạt động trong lĩnh vực văn học trong và ngoài nước do nhà văn Nguyên Ngọc đứng ra vận động thành lập mang tên Văn đoàn độc lập Việt Nam. Như tên gọi, Văn đoàn này hoàn toàn độc lập với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong nước.
  • Khi miếng bánh đã hết ngọt (RFA) - Chính phủ quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ đông xuân ở đồng bằng sông Cửu Long, trước dự báo u ám về đầu ra xuất khẩu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và tình trạng được mùa mất giá.
  • Bắt được cá lăng “khủng” ở hồ Dầu Tiếng (BaoMoi) - Ông Nguyễn Văn Đạt, chủ nhà hàng Biển Đông 2 (TP. Tây Ninh) được một người chào bán một con cá lăng “khủng”, nặng hơn 20 ký vừa câu được trong lòng hồ Dầu Tiếng trong sáng ngày 8-3.
  • Hát cải lương hay là chim bay kiếm mồi (RFA) - Khán giả cải lương từ thời thập niên 1930 – 1940 đã thấy diễn viên bay trên sân khấu, và lúc ấy hình thức nghệ thuật này được coi như mới lạ, do vậy đã lối cuốn khá đông người đi coi hát. Và gánh Tân Thinh của ông bầu Trương Văn Thông ở Sa Đéc đã làm giàu nhờ khai thác các diễn viên biết “bay” này.
  • 'Khả năng máy bay Malaysia rơi rất cao' (BBC) - Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam nói hiện nay chiếc máy bay của Malaysia Airlines được xem là đã "mất tích" và "khả năng rơi là rất cao".
  • Máy bay Malaysia rơi: Khu trục hạm Mỹ đến Việt Nam tham gia tìm kiếm (RFI) - Theo tin từ Lầu Năm Góc, một khu trục hạm của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ, chiếc USS Pinckney đang trên đường đến vùng biển Nam Việt Nam để hỗ trợ cho việc tìm kiếm chiếc Boeing 777 của hãng Malaysia Airlines bị mất tích hôm nay 08/03/2014. Thông cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết, khu trục hạm này đang tham gia tập trận tại hải phận quốc tế ở Biển Đông, có thể đến gần nơi chiếc máy bay bị nạn trong 24 tiếng đồng hồ. Chiếc USS Pinckney mang theo hai máy bay trực thăng trang bị các thiết bị hỗ trợ và tìm kiếm.
  • Bắc Kinh tuyên bố quyết không nhường một ‘tấc đất’ nào cho Nhật Bản (RFI) - Trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh vào hôm nay, 08/03/2014, Ngoại trưởng Trung Quốc đã lên tiếng kiên quyết bảo vệ chủ quyền đất nước, nêu đích danh Nhật Bản là đối thủ. Theoông Vương Nghị, Bắc Kinh sẽ không thỏa hiệp với Nhật Bản trên các vấn đề tranh chấp lãnh thổ hay lịch sử.
  • Biểu tình ở Venezuela : Đa số các nước Mỹ Latinh ủng hộ chính quyền (RFI) - Hôm nay, 07/03/2014, đối lập Venezuela một lần nữa kêu gọi dân chúng đông đảo xuống đường chống lại chính quyền Maduro, khiến đất nước lâm vào tình trạng mất an ninh, lạm phát và kiệt quệ. Các cuộc biểu tình từ đầu tháng 2/2014 thường chuyển thành bạo lực cùng đànáp của cảnh sát khiếnít nhất 20 người chết và hàng trăm người bị thương. Cho đến nay đa số các quốc gia Mỹ Latinh ủng hộ chính phủ Venezuela được bầu lên hợp pháp. Ngoại trưởng Mỹ tuyên bốý định môi giới để tháo gỡ xung đột tại Venezuela.
  • Khởi sự « năm Jaurès » tại Pháp : Nhân 100 năm lãnh tụ SFIO bị sát hại (RFI) - Cách đây 100 năm, ngày 31/07/1914, Jean Jaurès– lãnh tụ phong trào cánh tả và một biểu tượng lớn của nền Cộng hòa Pháp– bị một kẻ dân tộc chủ nghĩa cực đoan sát hại, tại một quán cafe ở Paris. Ngày hôm sau, Đức tuyên chiến với Nga và chính quyền Pháp quyết định tổng động viên. Cuộc trưng bày về Jean Jaurès tại Viện Lưu trữ quốc gia Pháp khai mạc đầu tuần này (mở cửa đến 02/06/2014) là sự kiện mở màn cho năm kỷ niệm một thế kỷ nghị sĩ đảng Xã hội và người sáng lập báo Nhân đạo (l’Humanité) bị sát hại. Liệu con người qua đời trước Thế chiến thứ nhất còn mang lại điều gì cho những con người đầu thế kỷ XXI ?
  • Bình đẳng nam-nữ tại Pháp : quá trình đấu tranh còn dài (RFI) - Hôm nay, nhân ngày quốc tế phụ nữ 8-3, các nhật báo Pháp đồng loạt quan tâm phân tích vai trò của người phụ nữ trong xã hội, bước tiến triển của cuộc đấu tranh cho bình đẳng nam-nữ và những khác biệt giữa họ.« Phụ nữ muôn năm» là dòng tựa chạy trên trang nhất báo Aujourd’hui en France, kể cả tạp chí Le Nouvel Observateur cũng ghi nhận trên trang nhất :« Nam-nữ : Những khác biệt thật sự».
  • Ai Cập hoan nghênh Ả Rập Xê Út coi Huynh đệ Hồi giáo là tổ chức khủng bố (RFI) - Hôm 07/03/2014, chính quyền Ai Cập ca ngợi lập trường của Ả Rập XêÚt coi Huynh đệ Hồi giáo là một« tổ chức khủng bố»,ít giờ sau khi Ryad đưa ra quyết định này. Ai Cập kêu gọi các nước Ả Rập khác cũng làm tương tự. Quyết định trên đây là sự tiếp nối chủ trương của Ryad ủng hộ tân chính quyền Ai Cập, được quân đội hậu thuẫn. Bên cạnh đó, Ả Rập XêÚt cũng lo ngại sự lớn mạnh của phong trào Huynh đệ Hồi giáo và các nhóm Hồi giáo thánh chiến đe dọa hòa bình trong khu vực.
  • Thêm một tai nạn chết người trên một chiến hạm đang đóng tại Mumbai (RFI) - Không đầy 10 ngày sau tai nạn trên một chiếc tàu ngầm làm 2 người chết, một sự cố kỹ thuật chết người khác lại xẩy ra vào hôm qua 07/03/2014 trên một chiếc khu trục hạm Ấn Độ đang được đóng tại cảng Mumbai. Lần này cũng có hai người thiệt mạng, trong đó có sĩ quan chỉ huy chiếc tàu. Tính ra trong hơn nửa năm, Hải quân Ấn Độ đã bị hơn một chục sự cố lớn nhỏ. Tư lệnh Hải quân nước này đã phải từ chức, trong lúc đối lập Ấn Độ cũng đòi Bộ trưởng Quốc phòng từ nhiệm.
  • Vẫn chưa tìm thấy máy bay mất tích của hãng hàng không Malaysia (RFA) - Chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia chở theo 227 hành khách và 12 nhân viên phi hành đoàn bị mất liên lạc từ hồi hôm qua được dự đoán bị rơi trong khi tàu thuyền của những quốc gia trong khu vực tiếp tục tìm kiếm chiếc máy bay bị nạn.
  • Clip: Hành trình tìm kiếm máy bay Malaysia bị mất tích (BaoMoi) - Chiều 8/3, được sự giúp đỡ của Bộ Quốc phòng, Quân chủng Phòng không-Không quân Việt Nam, PV đã tham gia hành trình tìm kiếm tung tích chiếc máy bay Boeing 777-200 của Malaysia Airlines được cho là mất tích vào sáng cùng ngày (8.3) ở khu vực biển Đông
  • Malaysia Airlines lãnh đòn chí mạng vì vụ mất tích máy bay (BaoMoi) - Malaysia Airlines, hãng hàng không đứng sau vụ mất tích chiếc Boeing 777 trên biển Đông, lâu nay đã là một cái tên được nể trọng trong ngành hàng không khu vực, với thành tích an toàn cao tới mức đáng ghen tỵ. Chuyến bay mang số hiệu MH370 từ Kuala Lumpur tới Beijing đã biến mất vào sáng sớm ngày 8/3, khiến các nước quanh biển Đông phải hợp sức tổ chức tìm kiếm, đồng thời làm dấy lên những lo ngại cho tính mạng của 239 người trên máy bay.
  • Điều bất thường của chuyến bay MH 370 (BaoMoi) - (PetroTimes) - Chuyến bay của Hãng hàng không quốc gia Malaysia đã mất tích bí ẩn trên Biển Đông. Cơ quan cứu nạn của nhiều nước đang tham gia tìm kiếm, nhưng có những dấu hỏi đặt ra trong chuyến bay này.
  • Malaysia bác thông tin máy bay đã rơi ở Việt Nam (BaoMoi) - Quyền Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishamuddin Hussein ngày 8/3 cho biết: Nước này chưa xác nhận chiếc máy bay của Malaysia Airlines đã bị rơi, mà tới thời điểm hiện nay, nó vẫn đang trong tình trạng mất tích sau khi mất liên lạc trên Biển Đông.
  • Máy bay Malaysia rơi: Tàu của VN đã lên đường cứu nạn (BaoMoi) - Việt Nam đã làm thủ tục cho 3 máy bay tìm kiếm cứu nạn của Malaysia và 1 máy bay C130 của Singapore vào khu vực tìm kiếm cứu nạn. Trung Quốc đã triển khai 2 tàu cứu hộ vào khu vực nam Biển Đông, nơi chiếc máy bay gặp nạn.
  • Huy động cứu hộ máy bay mất tích lớn chưa từng có (BaoMoi) - TPO - Theo New Strait Times, chương trình tìm kiếm cứu hộ (SAR) quy mô lớn đã được chính quyền Malaysia huy động tại vùng Biển Đông của Việt Nam, sau khi chiếc máy bay chở 239 người đột nhiên mất tích.
  • Máy bay mất tích thuộc loại “an toàn nhất thế giới” (BaoMoi) - Chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines, được xác định có thể đã rơi trên biển Đông ngày 8/3, lâu nay vẫn được xem là một trong những loại máy bay phản lực “phổ biến nhất và an toàn nhất trên thế giới”, theo hãng tin AP.
  • Chiếc Boeing 777 rơi ở Biển Đông? (BaoMoi) - Chiếc máy bay Boeing 777 chở 239 người của hãng hàng không Malaysia mất tích bí ẩn sáng nay đã được xác định là rơi ở Biển Đông, báo Vietnamnet dẫn lời một quan chức hải quân cấp cao cho biết.
  • Dầu vón cục trôi dạt vào Vũng Tàu (BaoMoi) - (TNO) Đến trưa 8.3, hiện tượng dầu vón cục trôi dạt vào Bãi Sau, TP.Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) đã giảm, chỉ còn lác đác vài cục dầu nhỏ như đầu đũa theo sóng biển dạt vào bờ.
  • Boeing 777-200 chở 227 hành khách đã rơi xuống Biển Đông? (BaoMoi) - Theo lời chuẩn Đô đốc Ngô Văn Phát, chính ủy Hải quân vùng 5, thì máy bay Boeing 777-200 của Malaysia có thể đã rơi xuống biển Đông. Vị trí rơi có thể ở vùng biển tiếp giáp giữa Việt Nam và Malaysia, không xa đảo Thổ Chu, Phú Quốc.

Video: Chiến tranh Việt Trung 1979 - Là một sự sỉ nhục đối với Trung Quốc

https://www.youtube.com/watch?v=6ZhNPaIfZXs

Một bài học mà Việt Nam đã dạy cho Trung Quốc và Campuchia trong năm 1979.



Bài viết trên tạp chí Time: A Nervous China Invades Vietnam - Terry McCarthy, Time World

Early in the morning of Feb. 17, 1979, Chinese artillery batteries and multiple rocket launchers opened fire all along the Vietnamese border with protracted barrages that shook the earth for miles around. Then 85,000 troops surged across the frontier in human-wave attacks like those China had used in Korea nearly three decades before. They were decimated: the well-dug-in Vietnamese cut down the Chinese troops with machine guns, while mines and booby traps did the rest. Horrified by their losses, the Chinese quickly replaced the general in charge of the invasion that was meant, in Beijing's words, to teach Vietnam a lesson, and concentrated their attack on neighboring provincial capitals.


Using tanks and artillery, they quickly overran most of the desired towns: by March 5, after fierce house-to-house fighting, they captured the last one, Lang Son, across the border from Pingxiang. Then they began their withdrawal, proclaiming victory over the Cubans of the Orient, as Chinese propaganda had dubbed them. By China's own estimate, some 20,000 soldiers and civilians from both sides died in the 17-day war. Who learned the bigger lesson? The invasion demonstrated a contradiction that has forever bedeviled China's military and political leaders: good strategy, bad tactics. The decision to send what amounted to nearly 250,000 troops into Vietnam had been taken seven months before and was well-telegraphed to those who cared to listen. When Deng Xiaoping went to Washington in January 1979 to cement the normalization of China's relations with the United States, he told President Jimmy Carter in a private meeting what China was about to do--and why. Not only did Beijing feel Vietnam was acting ungratefully after all the assistance it had received during its war against the U.S., but in 1978 Hanoi had begun expelling Vietnamese of Chinese descent. Worst of all--it was cozying up to Moscow. In November 1978 Vietnam signed a treaty of friendship and cooperation with the Soviet Union. A month later the Vietnamese invaded Cambodia, a Chinese ally. Although Hanoi said it was forced to do so to stop Pol Pot's genocide and to put an end to his cross-border attacks against Vietnam, Deng saw it as a calculated move by Moscow to use its allies to encircle China from the south. Soviet adventurism in Southeast Asia had to be stopped, Deng said, and he was calculating (correctly, it turned out) that Moscow would not intervene in a limited border war between China and Vietnam. Carter's National Security Adviser, Zbigniew Brzezinski, said Deng's explanation to Carter of his invasion plans, with its calculated defiance of the Soviets, was the single most impressive demonstration of raw power politics that he had ever seen. At the time Deng was consolidating his position as unchallenged leader of China. Having successfully negotiated normalization of relations with Washington, he wanted to send a strong signal to Moscow against further advances in Asia. He also thought the Carter Administration was being too soft on the Soviets, although he did not say as much to his American hosts. Hanoi, for its part, was unfazed by Deng's demonstration of raw power. The Vietnamese fought the Chinese with local militia, not bothering to send in any of the regular army divisions that were then taken up with the occupation of Cambodia. Indeed, Hanoi showed no sign of withdrawing those troops, despite Chinese demands that they do so: the subsequent guerrilla war in Cambodia would bog down Vietnam's soldiers and bedevil its foreign relations for more than a decade. The towns captured by the Chinese were all just across the border; it is not clear whether China could have pushed much farther south. Having lost so many soldiers in taking the towns, the Chinese methodically blew up every building they could before withdrawing. Journalist Nayan Chanda, who visited the area shortly after the war, saw schools, hospitals, government buildings and houses all reduced to rubble. The war also showed China just how outdated its battlefield tactics and weaponry were, prompting a major internal review of the capabilities of the People's Liberation Army. The thrust for military modernization continues to this day, even as the focus of China's generals has shifted from Vietnam back to Taiwan--a pesky little irritant that could cause Beijing even bigger problems if it decides to administer another lesson.
Người Sưu Tầm
Thùy Trâm

Tại sao Trung Quốc lại chọn Vũng Áng?

Hoàng Mai
Cuối năm 2013 và những ngày đầu năm 2014 vừa qua, hãng truyền thông quốc RFA cũng như giới Blogger Việt Nam đã phát tín hiệu về nguy cơ người Trung Quốc có mặt ở Hà Tĩnh. Mà trong đó, vị trí xung yếu là khu vực Vũng Áng, huyện Kỳ Anh.
Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng với diện tích 227,81 km2, có tổng vốn đầu tư vào loại lớn nhất nước, ước khoảng 20-30 tỷ USD (1), với những người quan tâm đến vận mệnh đất nước, bên cạnh nỗi lo thời gian cho Trung Quốc thuê quá dài: đến 70 năm, còn nỗi lo ở góc độ vị trí chiến lược của Vũng Áng xét về an ninh-quốc phòng của cả nước.
Trong một bài viết trước đây đăng trên Bauxite VN, tác giả Nguyễn Hữu Quý đã đề cập đến “tam giác căn cứ quân sự Du Lâm-Vũng Áng-Cửa Việt” (2), bài báo đó chỉ mới đề cập về nguy cơ đến từ hướng Biển Đông.
Rõ ràng, nguy cơ TQ chia cắt Việt Nam còn có thể đến từ hướng Lào. Trước đây, trong cuộc chiến chống Mỹ, người Việt đã một phần dựa vào lãnh thổ Lào để tiếp viện từ Bắc vào Nam, và góp phần làm nên chiến thắng. Trong tương lai, một khi TQ làm chủ Bắc và miền Trung của Lào thì họ hoàn toàn có thể chia cắt Việt Nam thành hai miền tại Hà Tĩnh hoặc Quảng Bình.
Theo góc nhìn đó, một gọng kìm từ hai hướng Biển Đông và Lào sẽ là yếu tố tiên quyết để TQ chia cắt Việt Nam thành hai miền sẽ diễn ra trong tương lai.
clip_image001
Tam giác căn cứ quân sự Du Lâm-Vũng Áng-Cửa Việt,
và nguy cơ Việt Nam một lần nữa bị chia cắt làm hai miền tại Vũng Áng
(chân núi phía Bắc của dãy núi Hoành Sơn).
Những hậu quả và âm mưu của TQ liên quan đến Vũng Áng
- Việc tỉnh Hà Tĩnh cho TQ thuê đất và có mặt ở KKT Vũng Áng trong 70 năm là cả một dự tính chiến lược của người TQ, và đến thời điểm này, với sự đầu tư ban đầu, xây tường bao xung quanh tạo thành một lãnh địa riêng, người Việt không thể vào được, thì đó là thắng lợi bước đầu của TQ. Tạo ra một tiền lệ nguy hiểm, rằng, ở chỗ nào người TQ vào đầu tư, thì người Việt cấm cửa không được vào (thực tế, trên khắp Việt Nam đã là như vậy).
- Với tốc độ đầu tư và di dân hiện nay, đến cuối thế kỷ 21 này, người TQ tại Lào sẽ có khoảng 4-5 triệu (năm 2012 dân số Lào là 6,646 triệu), và chiếm khoảng 30-35% dân số Lào, dự kiến dân số Lào khi đó là khoảng 13-15 triệu. Không sớm thì muộn, TQ sẽ thôn tính nước Lào.
- Trong bài viết đăng vào cuối năm 2012 “Trung Quốc mưu tính gì sau đầu tư khủng vào Lào, Campuchia?” (3), có đoạn đáng chú ý: “Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, phân tích: Trung quốc rất giỏi trong việc xâm chiếm bằng cách làm đường. Làm đường đến đâu xâm chiếm đến đấy, di dân đến đấy. Họ mưu tính làm một con đường suốt từ Vân Nam dọc Lào xuống tới tận Tây Nguyên, mà đoạn cuối Tây Nguyên thì CPC và Lào cho họ thuê đất tới 55 năm. Như vậy cả khu vực sẽ gần như là đất của họ…. Đứng về chiến lược quân sự, đó là những con đường cơ động chiến lược và cơ động chiến dịch. Về kinh tế thì có thể khống chế được toàn bộ hành lang quan trọng của bán đảo Đông Dương. Họ xây dựng cơ sở hạ tầng là nhằm như thế”.
- Không biết là vô tình, hay cố ý; cuối năm 2010, không hiểu từ đâu, giới khoa học Việt Nam dự định và mở hội thảo “Mở tuyến xa lộ song hành xuyên Đông Dương” (4) với dự tính: “mở hướng lưu thông mới phía thượng nguồn, thẳng từ khu vực đèo Mụ Giạ, tỉnh Quảng Bình, qua lãnh thổ Lào, Campuchia xuôi về Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước cần được tính đến. Về chi phí đầu tư, dựa vào các tuyến đã có sẵn thì cả phần dựng rào sắt ngăn cách ven đường để đảm bảo an ninh cũng chỉ hết 14-15 tỷ USD”.
Đáng chú ý là, với nguồn vốn lớn như thế, rõ ràng, TQ sẽ là nhà tài trợ và trúng thầu xây dựng, vô hình dung họ có mặt ở địa bàn dọc Tây Trường Sơn một cách hợp pháp. Và chắc chắn, một khi họ đã nhảy vào thì có đủ lý do để công trình hoàn thành trong vòng 20-30 năm, đủ để hình thành một thế hệ người TQ khoảng 1 triệu người dọc hành lang quan trọng này. Rất may, dự án bị sự phản đối của dư luận và buộc phải dừng lại.
Dễ dàng nhận thấy, việc TQ chọn Vũng Áng làm vị trí quân sự chiến lược của mình trên đất Việt Nam, ngoài việc cùng với quân cảng Du Lâm trên đảo Hải Nam có thể khống chế miền Bắc và Vịnh Bắc Bộ khi chiến sự xảy ra, thì vị trí Vũng Áng dễ dàng cho kết nối với tuyến hành lang đường bộ từ Vân Nam dọc Lào xuống đến Tây Nguyên. Tạo nên gọng kìm để chia cắt Việt Nam trong tương lai.
Tạm kết luận:
1. Không còn nghi ngờ gì nữa, TQ đang hình thành một gọng kìm từ hai hướng là Biển Đông và tuyến hành lang đường bộ từ Vân Nam dọc Lào xuống đến Tây Nguyên và thông sang CPC. Vị trí Vũng Áng sẽ là điểm cắt chiến lược để chia Việt Nam làm hai miền.
2. Không ai khác, chính TQ là thủ phạm để chia đôi Việt Nam thành 2 miền tại vĩ tuyến 17 (ranh giới giữa hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị) ở Hiệp định Geneve năm 1954; và họ đã thất bại bằng sự thống nhất của người Việt vào năm 1975. Tuy nhiên, chính họ chứ không ai khác xúi dục để có cuộc chiến “giải phóng miền Nam”, mà hậu quả nặng nề về mọi mặt còn đến ngày hôm nay. Lần này, những học trò kế tiếp của Mao đang âm thầm giở lại bài học cũ một lần nữa, và với tham vọng còn lớn hơn, là chia đôi Việt Nam tại Vũng Áng (chân núi phía Bắc của dãy núi Hoành Sơn) trong mưu đồ thôn tính toàn bộ Biển Đông.
3. Sự sai lầm của các thế hệ lãnh đạo Việt Nam kể từ 1975 đến nay, đang dần đưa miền Bắc và Trung Lào trở thành một tỉnh của Trung Quốc. Và cùng với việc chia cắt Việt Nam tại Vũng Áng, khi đó, Việt Nam chỉ là mảnh đất Đại Việt của hơn nghìn năm trở về trước, và nguy cơ bị đồng hóa, xóa sổ cả 3 nước Đông Dương như đã được nhìn thấy từ hôm nay.
08.3.2014
H.M.
Bài tham khảo:
(1) Phải chăng đã nhận ra sai lầm tại Vũng Áng?
(2) Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Hà Tĩnh và Quảng Trị?
(3) Trung Quốc mưu tính gì sau đầu tư khủng vào Lào, Campuchia?
(4) Mở tuyến xa lộ song hành xuyên Đông Dương
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Việt Nam đẩy kinh tế vào tay nước ngoài?

Hội nhập tốt nhất là để mình mạnh lên chứ không phải là mở toang cửa để người ta vào mang của vào đây 1 và mang ra khỏi Việt Nam 10.
Chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan cho biết tại hội thảo "Triển vọng kinh tế và tầm nhìn chính sách năm 2014" do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sánh VEPR tổ chức ngày 6/3.
Theo bà Phạm Chi Lan, nhìn vào năm 2013, mặt tích cực thúc đẩy tăng trưởng là có nhân tố tăng thêm của doanh nghiệp nước ngoài (FDI), mặc dù 2 tháng tháng đầu năm 2014 bị giảm nhưng nhân tố mới trong năm 2014 sẽ có những dòng đầu tư khá mạnh mẽ nếu nhìn vào sự chuẩn bị của người Nhật.
Chuyên gia Kinh tế, bà Phạm Chi Lan

Nhật Bản đang chuẩn bị những việc cho chiến lược công nghiệp hóa, trong đó mục tiêu mũi nhọn công nghiệp hóa chủ yếu rơi vào tầm ngắm, mối quan tâm của họ. Họ chuẩn bị cho Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có một số ngành buộc họ phải chuyển ra bên ngoài như nông nghiệp sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam.
Bà Lan cho biết, Việt Nam đang thành cứ điểm mà các nhà đầu tư nước ngoài nhắm đến. Triển vọng FDI là triển vọng khả quan trong thúc đẩy tăng trưởng của mình cũng như thúc đẩy xuất khẩu.
Tuy nhiên, bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh: "Nói về FDI mình cần phải lo và cảnh báo mặt trái của FDI, mặt trái những năm vừa rồi nổi lên càng ngày càng rõ như hiện tượng chuyển giá vẫn chưa có công cụ ngăn chặn. Năm vừa rồi Bộ Tài chính có đi vào điều tra thêm và điều chỉnh lại nhưng chưa làm một cách rộng rãi và có công cụ thực sự hữu hiệu về lâu về dài để kiểm soát điều đó".
Đặc biệt bà Phạm Chi Lan quan ngại việc doanh nghiệp FDI lấn sân các doanh nghiệp Việt Nam.
"FDI lấn sân doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu được biểu hiện rất rõ nhưng trong các lĩnh vực khác như công nghiệp, dịch vụ Việt Nam có thành tích tăng trưởng nhưng trong đó bao nhiêu % là FDI? Bởi vì số doanh nghiệp Việt Nam chết nhiều, giảm mạnh, doanh nghiệp nhà nước không cải thiện được nên rõ ràng sự phát triển là do nhân tố còn lại là FDI. Liệu mình có thể cứ chỉ dựa vào FDI mãi được không?", bà Phạm Chi Lan đặt câu hỏi.
Bà Lan cho biết, việc nới room cho doanh nghiệp FDI là vấn đề lo nhiều hơn mừng. "Việc này dường như là cách muốn làm để gỡ khó trước mắt, để có thêm màu hồng cho bức tranh kinh tế mà không biết rằng mình lại đẩy kinh tế của mình vào tay các nhà đầu tư nước ngoài", bà Lan nói.
Doanh nghiệp nước ngoài tham gia sâu vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Doanh nghiệp nước ngoài tham gia sâu vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam
Bà Phạm Chi Lan phân tích, nếu bây giờ lĩnh vực bất động sản cũng mong người nước ngoài được tự do mua bán bất động sản Việt Nam thì có lẽ 5-10 năm tới Việt Nam sẽ là nước sẽ là của những họ Kim, họ Lee của Hàn Quốc, họ Tập, họ Đặng của Trung Quốc chứ không phải của người Việt Nam và chúng ta sẽ lại là những người làm thuê, làm thuê ở dạng gia công. Thậm chí thay vì mua nhà bằng gói 30.000 tỷ không được thì lại đi thuê nhà của mấy ông kinh doanh nước ngoài.
Bà Lan kiến nghị, cần nhìn ở tầm dài hạn hơn thay vì lo năm 2014 có tăng trưởng hay không vì giá phải trả sau đó lớn hơn rất nhiều so với giá trước đây từng trả.
"Lần này tôi cảm thấy rủi ro hơn rất nhiều khi ở Hà Tĩnh thời gian vừa qua, mức độ có mặt của người Trung Quốc nhiều đến mức có thể cắt Việt Nam làm đôi thì những thách thức không chỉ vấn đề kinh tế, xã hội nữa. Thành ra đừng quá háo hức với chuyện này và cần lưu ý mặt trái như thế nào, chúng ta muốn phát triển đất nước tạo cơ hội cho những người trẻ hay chúng ta cứ muốn có cơ hội từ nước ngoài mang đến", bà Lan nói.
Bà Phạm Chi Lan cũng thừa nhận, thời đại hội nhập phải có cả 2 chiều nhưng theo bà, hội nhập tốt nhất là để mình vẫn là mình, tự mình phải mạnh lên chứ không phải hội nhập là mở toang cửa để người ta vào mang của vào đây một và mang ra khỏi Việt Nam 10.
Tâm An
(Đất Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét