Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Những bê bối chưa từng được tiết lộ của báo Tuổi Trẻ (Kỳ 1) - Tiết lộ về Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc (kỳ III)

Vì sao biệt thự quan chức dễ gây “ồn ào”?

Vì sao những xì xào, định kiến trong xã hội với các quan chức, giờ đây như nấm sau mưa?
I- Tuần qua, chỉ có một chữ “treo” mà làm nghiêng ngả cả xã hội.
Đó là vụ tai nạn thương tâm xảy ra tại chiếc cầu treo Chu Va 6 (xã Sơn Bình, huyện Tam Đường- Lai Châu), khi người dân đưa đám tang một cán bộ xã vừa bị tai nạn giao thông, phải đi qua chiếc cầu mới sử dụng đúng hơn 01 năm.
Không giống như câu chuyện phim ảnh kinh điển “Bốn đám cưới và một đám ma” của đạo diễn người Anh Mike Newell nổi tiếng, đem lại tiếng cười sảng khoái cho người xem, hiện trường “một đám ma và tám cái chết, gần 40 người bị thương” xảy ra hệt kỹ xảo điện ảnh, khiến người dân cả xã Sơn Bình rơi nước mắt, xã hội đau xót bàn luận trước những cái chết oan uổng và thương tật của gần 50 người dân vô tội.
Đạo diễn của chiếc “cầu treo tử thần” này là một lô một lốc đơn vị: Chủ đầu tư- UBND huyện Tam Đường; Công ty TNHH tư vấn công nghiệp Lào Cai (tư vấn thiết kế); doanh nghiệp tư nhân xây dựng Ký Hoa (nhà thầu thi công); Ban QLDA huyện Tam Đường (tư vấn giám sát); và chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về GTVT trên địa bàn là Sở GTVT tỉnh Lai Châu. Đây là công trình do Đan Mạch đầu tư và cấp vốn xây dựng, với số tiền 1 tỷ 247 triệu đồng, trọng tải 1,5 tấn.
Tai nạn giao thông, cầu đường ở xã hội ta giờ như cơm bữa. Nhưng vụ tai nạn thương tâm ở cầu treo Chu Va 6 làm chấn động dư luận xã hội bởi nó dấy lên những nghi vấn nhức nhối về chất lượng công trình, khi mà cây cầu được sử dụng hơn một năm, còn rất mới, và mới vừa hết thời hạn bảo hành.
chuva
Cầu treo Chu Va, câu chuyện đau lòng tháng 2. Ảnh VNN
“Giải mã” trước tiên tại người đi đông, gây cộng hưởng và quá tải dẫn đến sập cầu, rất nhanh chóng bị các chuyên gia cầu đường phủ nhận, thậm chí cho là “phản cảm” khi đổ lỗi cho dân. Trong khi người dân, như nhiều vụ việc xảy ra trong xã hội, thường là đối tượng phải gánh chịu hậu quả.
Bởi theo ông Tuấn Anh, kỹ sư cầu đường một công ty thuộc Bộ Xây dựng, cây cầu chịu được tải trọng 1,5 tấn, trên cầu có khoảng 50 người, tức là lúc đó cầu hứng tải hơn 02 tấn. Về nguyên tắc khi thiết kế, để đảm bảo an toàn, bao giờ cầu cũng chịu tải được gấp 03 lần. Trường hợp cầu treo Chu Va được ghi có tải trọng 1,5 tấn thì thực chất có thể chịu tải khoảng 04- 05 tấn. Rõ ràng là do thi công không tốt, nhập nguyên liệu không bảo đảm chất lượng, mới để xảy ra trường hợp đáng tiếc như vậy.
Còn ông Trần Xuân Sanh, Cục trưởng Quản lý xây dựng (Bộ GTVT) cho biết, dây cáp cầu treo Chu Va là loại chịu được trọng tải tới 79 tấn, nhưng kết cấu neo không đồng bộ với cáp.Với loại cáp này, phải sử dụng bu-lông cường độ cao mới đảm bảo chất lượng. Thực tế không đượcnhư vậy, tai nạn xảy ra là do đứt ốc neo – vị trí chịu tải yếu nhất…(VnExpress, ngày 26/02).
Và sự hé lộ của con “ốc neo” bí ẩn bước đầu bị lôi ra ánh sáng, khẳng định nghi ngờ của các chuyên gia có cơ sở. Khi ngày 25/2, một tổ điều tra gồm các cán bộ của Bộ GTVT và UBND tỉnh Lai Châu được thành lập. Cuộc điều tra xem xét tại hiện trường cho thấy, đầu dây cáp gắn với hố neo, chiếc tăng đơ (ốc neo) bằng sắt, to bằng cổ chân người lớn đứt đôi như gạch vỡ. Chính từ điểm đứt gãy này, cáp bị lôi đi làm nghiêng mặt cầu, hất văng toàn bộ người trong đám tang xuống cầu.
“Thảm họa chỉ từ một con ốc” là tên bài báo Tiền phong (ngày 26/02), hay thảm họa từ chính con người?
bietthu
Biệt thự của ông Trần Văn Truyền. Ảnh: Tri thức trẻ
Thảm họa đó chưa dừng lại? Mới đây, xã hội lại chấn động vì một phát hiện mới nhất- nhiều khả năng trụ cầu Chu Va 6 được xây bằng gạch ống nung thay vì đổ bê tông như thiết kế ban đầu. Kết quả kiểm tra của ngành GTVT Lai Châu tại hiện trường sơ bộ cho thấy, cầu Chu Va 6 vẫn đổ trụ bê tông cốt thép theo đúng thiết kế. Tuy nhiên, do trụ bê tông không bằng phẳng nên Ban QLDA huyện Tam Đường ‘đã yêu cầu nhà thầu ốp thêm một lớp gạch ống bên ngoài cho bằng phẳng, rộng hơn trụ thiết kế’.
Trước đó, ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng GTVT đã có một phát ngôn khá “thẩm mỹ” khi cho rằng: Có thể, người ta đúc lõi bằng bê tông, nhưng xây gạch bao bên ngoài để … trang trí cho đẹp (?). Liệu đó có thể là những cái đẹp… giết người không, thì còn chờ cơ quan chức năng điều tra, kết luận, so sánh với bản vẽ thiết kế, và hồ sơ xây dựng cây cầu.
Thì mới đây, các chuyên gia tư vấn xây dựng của JICA Nhật Bản lập tức phủ nhận ý kiến của lãnh đạo tỉnh Lai Châu, cho rằng cách giải thích đó quá vô lý. Họ cho biết, trong thiết kế xây dựng cầu đường bộ, đặc biệt cầu treo khu vực miền núi, sử dụng gạch để tạo mỹ quan cho cầu là tối kỵ, bởi điều này ảnh hưởng đến kết cấu, đe dọa an toàn giao thông qua lại. Đáng nói, trong các văn bản của Bộ GTVT, không có quy định nào cho phép đơn vị thi công sử dụng gạch làm trụ cầu, hoặc “tạo mỹ thuật” cho trụ cầu treo (kienthuc.net.vn, ngày 05/03).
“Tạo mỹ thuật” cho cầu treo, hay để che đi cái xấu xa dụng ý của con người? Câu hỏi này cũng cần sòng phẳng. Và lúc này đây, cây cầu treo Chu Va 6 đang bị giải phẫu (dỡ), để tìm căn bệnh trọng ở… con người.
Còn GS Nguyễn Đình Cống (cựu giảng viên ĐH Xây dựng) nói thẳng, chất lượng kém trong thi công bắt nguồn từ tệ nạn tham nhũng đang tràn lan, nạn bớt xén tiền trong xây dựng dẫn đến chất lượng vật liệu và thi công đều không bảo đảm. Bởi thông thường những chiếc cầu dây treo dạng này có tuổi đời thiết kế 50-100 năm. Giả dụ, cầu treo Chu Va 6 thuộc dạng cầu tạm thì tuổi đời ít nhất cũng phải được 20 năm, chứ không thể mới “tạm” 01 năm đã “ngã bệnh”.
Vụ việc cầu treo Chu Va 6 chỉ như thêm một minh chứng sinh động và đắt giá về một thảm họa khác- thảm họa lương tâm con người- luôn “treo” lơ lửng trên sinh mạng, sự sống đồng loại.
Bởi xã hội chưa quên tháng 11/2012, vụ việc vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3 (Kon Tum), để lộ ra bê tông chỉ gồm… đất trộn cát sỏi, vụ vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2 ở tỉnh Gia Lai. Cả hai vụ cuối cùng đều được các tỉnh kết luận nhẹ như lông hồng: Chủ đầu tư đã thi công đập sai so với hồ sơ thiết kế cơ sở. Rồi chủ đầu tư thiếu hiểu biết, cố tình làm sai.
Nay mai, liệu có đến lượt cầu treo Chu Va 6 cũng sẽ nhận được những kết luận nhẹ hều như thế: Thi công sai so với hồ sơ thiết kế?
Chỉ tính riêng Lai Châu, còn hơn 100 cây cầu treo, và cả nước, số cây cầu treo là bao nhiêu? Bao nhiêu cây cầu treo có con “ốc neo” há miệng, bao nhiêu “Thần Chết” đang ẩn nấp, bởi được các “đạo diễn” tài ba rút ruột che chắn? Cho dù trước bi kịch cầu treo Chu Va 6, Bộ GTVT có văn bản chỉ đạo các địa phương gấp rút kiểm tra. Còn Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã kiến nghị khởi tố vụ án.
Tự bao giờ cái sự ăn cắp, tham lam, tham nhũng trong xã hội nó lại hoành hành tàn bạo đến vậy. Tạp chí Văn hóa Nghệ An từng có bài viết tôn vinh lên thành “văn hóa tham nhũng”, một khái niệm cay đắng, nhưng cũng bộc lộ sự bất lực đau đớn của nhân dân, trong đó có những người cầm bút- trước giặc nội xâm.
Một khi tham nhũng trở thành nét “văn hóa bản sắc”, liệu thế hệ hậu bối chúng ta hôm nay có dám ngẩng mặt để nhìn các bậc tiền nhân nước Việt?
**********
II- Và chữ “treo” đó những ngày này, cũng đang lơ lửng trên… danh dự của một vị cựu quan chức.
Đó là vụ việc biệt thự khủng của ông cựu Thanh tra Chính phủ mà xã hội đang ồn ào.
Ngôi biệt thự của ông tại ấp 3 xã Sơn Đông, TP Bến Tre, có diện tích 16.000 m2 đất. Một biệt thự vô cùng hoành tráng. Theo người dân địa phương, chỉ riêng mảnh đất đã có giá 24 tỷ (1,5 triệu/m2). Tiền xây ngôi biệt thự chính cỡ hơn chục tỷ. Chưa kể ngoài ngôi biệt thự chính, quanh nó còn 04 ngôi nhà làm bằng loại gỗ cực quý, phục vụ cho những việc như uống trà, tiếp khách, và nội thất bên trong…(VTC News, ngày 03/03)
Thật ra, nhiều công dân giàu có là một trong những niềm tự hào, đáng hãnh diện của một quốc gia. Nó cho thấy tài năng trí tuệ, và môi trường cơ chế văn minh của quốc gia đó, giúp cho sự giàu có vật chất, sự hạnh phúc con người biến thành hiện thực, với điều kiện sự giàu có đó là chân chính, chính đáng, và không có sự khuất tất mờ ám.
Có điều ở một quốc gia còn nghèo, đang phát triển như VN, thu nhập bình quân của người dân còn vào loại khiêm tốn so với khu vực, mà Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam từng nhìn nhận: Lương Bộ trưởng 40 năm mới mua được nhà thu nhập thấp (VnExpress, ngày 18/8/2011), thì hiện tượng một biệt thự hoành tráng của quan chức sau nghỉ hưu giữa cộng đồng dân cư còn nghèo khó, đương nhiên khó tránh khỏi đàm tiếu, nghi ngờ.
Nhất là xã hội ta đang phải đối đầu với quốc nạn tham nhũng, và công cuộc chống giặc nội xâm còn nhiều phần yếu thế. Hiện tượng biệt thự khủng kiểu này lại nằm trong chuỗi hiện tượng những biệt thự khủng khác ở của một số quan chức ở Hà Giang, Hải Dương, Bình Dương…thì sự ồn ào khó tránh khỏi. Đó nên coi là tâm lý thường tình.
Nhưng người viết không bàn về những phân trần của ông hay của con gái ông về một cô em kết nghĩa nào đó đã giúp ông xây biệt thự. Bởi chỉ có lương tâm ông hiểu rõ nhất, đó là đồng tiền sạch hay bẩn.
Không bàn về thông tin ông ký “cấp tập” trong thời gian ngắn bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp vụ (và tương đương) tại cơ quan TTCP chỉ trong thời gian ngắn trước khi nghỉ hưu. Bởi ông cho biết, ông đã làm đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Cái chữ ký đầy uy quyền đó đúng sai hay dở đều chưa biết. Vì tất cả các vấn đề lùm xùm xung quanh biệt thự khủng, bổ nhiệm cán bộ của ông sẽ phải do các cơ quan chức năng có thẩm quyền điều tra, kết luận, và dư luận xã hội đang chờ đợi làm rõ, với yêu cầu minh bạch, công bằng và khách quan
Bởi nếu ông không sai phạm, ông cũng cần được trả lại cái chữ “trong sạch” còn … treo lơ lửng đâu đó trên tên tuổi ông hiện nay. Cũng là trả lời cho người dân mà cái chữ “nghi vấn” cũng đang treo lơ lửng trên… niềm tin chính họ.
Người viết chỉ xin bàn, vì sao những xì xào, định kiến trong xã hội với các quan chức nước Việt, giờ đây như nấm sau mưa?

Bởi một điều, việc công khai, minh bạch trong xã hội ta, nhất là công khai minh bạch lương, thu nhập, tài sản quan chức lãnh đạo các cấp vẫn đang là của quý và hiếm, hệt hàng mẫu “đề nghị quý khách không đụng vào”. Dù trong nhiều văn bản, trong nhiều phát ngôn của các vị quan chức có trách nhiệm, luôn xuất hiện cụm từ công khai và minh bạch. Nói như LS Trần Quốc Thuận, không chỉ riêng mình ông này, trong phạm vi cả nước còn có nhiều người thuộc diện đáng phải xem xét. Đó là dấu hiệu không bình thường, đã được nêu rõ trong Nghị quyết TƯ 4.
Nó hiếm đến nỗi, thực chất hiện nay, sự kiểm soát tài sản các quan chức là qua bản… tự khai, trong khi kiểm soát thu nhập thì rất rộng, nhiều vấn đề mà việc trả lương qua tài khoản chỉ là một nội dung, như câu trả lời của ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Cục IV- TTCP), trả lời báo Lao động ngày 04/03.
Thế nên, sự công khai minh bạch cũng mới là qua… văn bản.
Cũng xin lưu ý một đặc điểm thực tế rất căn bản giữa quan chức các quốc gia văn minh và quan chức nước Việt. Ở các quốc gia văn minh, nhiều vị trước khi trở thành quan chức cao cấp, đều đã là những doanh nhân, đại gia giàu có, có đầu óc hơn người. Còn ở xã hội ta, nhiều vị quan chức chỉ trở nên giàu có hơn người sau khi có “cái ghế”. Thế nên mới có khái niệm đặc quyền, đặc lợi là vậy.
Và vì công khai, minh bạch còn là của quý và hiếm, nên những vụ biệt thự, dinh thự khủng của các quan chức cứ nổi lên giữa cơn bão dư luận, để rồi ít lâu, lại từ từ chìm xuồng kiểu: Chỉ có Tiền mới hiểu/ Anh mênh mông nhường nào. Chỉ có anh mới hiểu/ Tiền đi đâu về đâu… (xin mượn ý thơ của Xuân Quỳnh)
*********
III- Thế cho nên, trong đời sống này, đừng ai quá tự tin, cao ngạo về sự liêm chính của mình, cũng đừng coi thường những cái gọi là nhỏ. Chỉ một “con ốc” nhỏ, cũng có thể gây họa lớn.
Nghe vậy, con ốc nhỏ vội nhỏ nhẻ: Không phải tôi. Tôi chỉ là nạn nhân của con người thôi!
Cũng đừng coi thường những đồng tiền nhỏ. Học thuyết của “Thuyết buôn vua” trong vụ án Năm Cam năm nào đã chỉ rõ: Tiền có thể không mua được, nhưng rất nhiều tiền sẽ mua được!.
Đồng tiền vội cãi: Không phải tôi. Tôi chỉ là nạn nhân của cơ chế tù mù mà thôi!
Cơ chế tù mù lắc đầu quầy quậy: Không phải tôi. Minh bạch công khai hay tù mù là do con người. Tôi cũng chỉ là nạn nhân của con người mà thôi!
Hóa ra, cuối cùng, trách nhiệm công khai minh bạch lại “treo” lơ lửng trên đầu những con người… có trách nhiệm!
Kỳ Duyên
THEO VIETNAMNET

Những bê bối chưa từng được tiết lộ của báo Tuổi Trẻ (Kỳ 1): Tổng thư ký Lê Xuân Trung và vợ đã làm gì ở báo Tuổi Trẻ?

le-xuan-trung-tran-thi-bich-huong
Vợ chồng Lê Xuân Trung, Trần Thị Bích Hường đã ăn chặn bao nhiêu tiền từ chiến dịch “Góp đá Xây Trường Sa” và hệ thống quảng cáo của báo Tuổi Trẻ?
Trong vô số các vụ bê bối từ tập thể lãnh đạo đến các phóng viên của báo Tuổi Trẻ, bỏ qua các vụ việc mà giới nhà báo “đen” xem là bình thường như các việc “xin đểu”, không xin được thì dùng truyền thông đâm chọt nhằm hạ uy tín, gây điêu đứng doanh nghiệp. Chúng tôi muốn nhắc đến vài sự việc bê bối chưa từng được tiết lộ của tờ báo vốn nổi tiếng và nhiều tai tiếng này.
dang-trung-cuong
Đặng Trung Cường, Phóng viên Ban Thanh niên, báo Tuổi Trẻ, người đã dũng cảm tố cáo những mảng tối của báo Tuổi Trẻ
Kỳ 1: Tổng thư ký Lê Xuân Trung và vợ đã làm gì ở báo Tuổi Trẻ?
Hàng loạt câu chuyện nhơ bẩn của báo Tuổi Trẻ bị phanh phui trong một đơn tố cáo của phóng viên Đặng Trung Cường, Ban Thanh Niên của chính tờ báo này, mà mọi chuyện đều “vây” xung quanh Lê Xuân Trung, Tổng thư ký tòa soạn.
Đầu tiên là việc phóng viên Đặng Trung Cường có bài viết, đưa tin về hội nghị về triển khai việc kê khai tài sản của cán bộ Nhà nước. Trong đó thể hiện quyết tâm của Thanh tra Chính phủ trong công cuộc chống tham nhũng theo tinh thần nghị quyết TW4 của Đảng. Nhưng bài này đã bị Xuân Trung gạt ngay vì theo anh ta “bài này không mang tính đối kháng!”, vâng, Trung Cường quá ngây thơ khi tin vào sự “khách quan” mà ai cũng biết của tòa soạn báo Tuổi Trẻ. Còn rất nhiều bài khác ca ngợi các thành tựu kinh tế khởi sắc, ổn định an ninh quốc phòng, vững chắc trong đối ngoại của đất nước trong thời gian qua khi các phóng viên gửi lên đều bị Xuân Trung, Đức Hải gạt bỏ, và tất nhiên, báo giấy không đăng thì Tăng Hữu Phong lại càng không cho đăng báo online. Ngay cả sự kiện đau buồn của đất nước trong năm qua là việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Đức Hải, Xuân Trung cũng chỉ cho Tuổi Trẻ đưa tin hời hợt cho có lệ.
Theo báo cáo thành tích, Lê Xuân Trung nhấn mạnh thành tựu lớn nhất của mình là mang về cho báo Tuổi Trẻ mô hình “Tòa soạn Hội Tụ” (???), biến các tòa soạn riêng lẻ (báo ngày, cuối tuần, điện tử, cười,…) thành một thể thống nhất, qua đó Xuân Trung có thể “một tay che trời”, chiếm toàn quyền kiểm soát báo Tuổi Trẻ. Tuy nhiên, theo đánh giá của các phóng viên, sản phẩm “hội tụ” này hoàn toàn không mang lại hiệu quả, thường xuyên bị “cắt” bài nên hầu hết các phóng viên hiện nay đều gửi bài trực tiếp đến các tòa soạn riêng lẻ chứ không thông qua sản phẩm “hội tụ” của Xuân Trung.
Trong đơn tố cáo Đặng Trung Cường cũng đã yêu cầu lãnh đạo báo Tuổi Trẻ làm rõ việc Lê Xuân Trung đã ăn chặn hàng chục tỷ đồng trong chiến dịch “Góp đá xây Trường Sa”, trên thực tế chiến dịch đã vận động bạn đọc và các doanh nghiệp cả nước quyên góp trên 50 tỷ đồng, nhưng số tiền thật sự báo cáo lên trên chỉ có 40 tỷ, chưa kể số tiền mà Xuân Trung đã chuyển thành “hiện vật” là các sản phẩm của báo. Nhờ đó, Xuân Trung đã trả hết nợ cho căn hộ cao cấp số 605, Lô B, Cao ốc PNTechcons tọa lạc tại 48 Hoa Sứ, Phú Nhuận và vẫn còn dư nhiều tỷ đồng. Việc này có thể dễ dàng kiểm chứng qua tài khoản Lê Xuân Trung tại ngân hàng Eximbank. Ngoài ra, Lê Xuân Trung còn phối hợp với vợ là Trần Thị Bích Hường (Phòng Quảng cáo), ăn chặn không ít từ nguồn tiền quảng cáo khổng lồ của báo Tuổi Trẻ.
Ấy thế mà, trong bản kiểm điểm đảng viên theo nghị quyết TW4, Xuân Trung “can đảm” tự nhận xét về mình, nào là “Sống giản dị, tiết kiệm, trong sáng và trong sạch” (như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng rất giản dị tiết kiệm, trong sạch, ở nhà 51m2 nhưng sự thật đã bị phanh phui tới 4 căn nhà có tổng diện tích lên tới 546m2) rồi thì “Phát huy dân chủ và sáng kiến của tập thể tòa soạn”, sự trơ trẽn của người luôn tự xưng “đứng đầu tòa soạn” lên đến đỉnh điểm.
Và kết quả của phóng viên Trung Cường như thế nào thì độc giả cũng dễ dàng đoán được, anh tâm sự với bạn bè: “Việc của em để em xử lý, thanh lý môn hộ. Tuần này em nghỉ để tập trung làm đơn khiếu nại và chém gió cho tụi nó nhục mặt rồi em nghỉ”.
facebook-trung-cuong
Uất ức của phóng viên Trung Cường về Lê Xuân Trung đã vượt khỏi biên giới tòa soạn
Thế nhưng Đặng Trung Cường chưa kịp làm đơn xin nghỉ việc thì ngày 17/1/2014 anh đã chính thức nhận quyết định sa thải…
Phải chăng báo Tuổi Trẻ đã đến hồi mạt vận? xem ra định hướng năm 2014: “Trụ hạng báo ngày, tăng hạng báo mạng” khó có thể thành công…
Người Trong Cuộc

Không thể im lặng: Báo Tuổi Trẻ là của ai?

Phải kể đến giai đoạn ông Trương Tấn Sang làm mưa làm gió ở TP HCM trong những năm 1996 đến khi vụ trùm xã hội đen Năm Cam (Trương Văn Cam) bị đổ bể, bị phơi bày ra ánh sáng. Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã xác định Bí thư Thành ủy Trương Tấn Sang khi ấy có hành vi nhận hối lộ, bao che cho Năm Cam và đồng bọn, báo cáo đã được gửi về Trung ương Đảng và Bộ Chính trị, thế nên mới có chuyện năm 2000 ông bị rút về làm Trưởng ban kinh tế TW sau đó (khi chuyên án Năm Cam kết thúc). Với quyết định kỷ luật về vụ Năm Cam, đúng ra thì sự nghiệp chính trị của Trương Tấn Sang đã kết thúc, nhưng nhờ núi tiền của Tân Tạo, và nhờ Tâm (Yến) Tân Tạo có quan hệ ân tình với Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nên Trương Tấn Sang tiếp tục vững vàng ở ngôi vị Thường trực Ban Bí thư, tiếp đó là đỉnh cao danh vọng với ngai vị Chủ tịch nước. Thời Trương Tấn Sang ngoài sáng, Năm Cam trong tối hoành hành bá đạo trên đất Sài thành, báo Tuổi Trẻ khi ấy đang nổi như cồn sau khi liên thủ cùng Năm Cam tiêu diệt Ba Tung trong vụ Đường Sơn Quán giữa thập niên 80, trong đó phải kể đến vai trò của các phóng viên Huy Đức, Hoàng Linh. Với “uy tín” này, báo Tuổi Trẻ đã trở thành sự lựa chọn truyền thông không thể thiếu của 2 thế lực “quyền-tiền” Trương Tấn Sang – Năm Cam. Cũng chính Huy Đức và Hoàng Linh đã được cử trực tiếp tham gia nhiều phi vụ “đen” cho liên minh ma quỷ này. Một mặt theo đóm ăn tàn, một mặt Huy Đức, Hoàng Linh âm thầm thu thập tài liệu, chứng cứ làm “bùa hộ mạng”.
Khi vụ Năm Cam bị đổ bể, Trương Tấn Sang bị rút về trung ương nhận kỷ luật, trước đó, Huy Đức đã khôn ngoan “phản kèo” nên thoát nạn, chỉ phải rời khỏi tòa soạn, phóng viên báo Tuổi Trẻ còn lại là Hoàng Linh thì bị kết án 12 năm tù vì hành động mà giới nhà báo “đen” xem là bình thường, cũng là “lẽ sống”, đó là việc Hoàng Linh đã dùng những tài liệu mình có được để đe dọa ngược, tống tiền Năm Cam, Liên Khui Thìn hơn 200 triệu đồng.
Những tưởng báo Tuổi Trẻ được trong sạch hóa sau vụ việc, nhưng không, sau khi nhận vị trí thứ 2 trong Đảng, ông Trương Tấn Sang âm thầm quay lại khống chế các “nhân sỹ chí thức”, đặc biệt là thao túng “quyền lực thứ 4”. Ngoài báo Thanh Niên đã có Nguyễn Công Khế “cầm trịch”, năm 2009 ông đã ép Thành ủy, Thành đoàn đưa Phạm Đức Hải, người mà ông “nắm” khi đưa lên Phó bí thư Thành đoàn Thành phố, lúc này đang được ông “định vị” chức danh Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy về “tiếp quản” báo Tuổi Trẻ (sau đợt thanh trừng Lê Hoàng, chức danh Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ vẫn còn để trống). Vậy là, cùng với báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ của Phạm Đức Hải đã tiếp tục bám víu, phò trợ cho các trò bẩn “đánh dưới thắt lưng” của Thường trực Ban Bí Thư và sau này là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhắm vào các cơ quan hành pháp, mà cụ thể là Chính phủ và các cơ quan chuyên chính của Đảng.
pham-duc-hai (1)
Phạm Đức Hải phối hợp cùng Nguyễn Công Khế (Báo Thanh Niên) nhận lệnh rỉ tai và “a lô” thường xuyên của Trương Tấn Sang, dùng truyền thông phục vụ các mưu đồ chính trị nham hiểm
Hàng loạt chiêu trò được Tuổi Trẻ dưới sự “bảo trợ” của Trương Tấn Sang từ các sự kiện “Bauxite”, “Vinashin”, “Văn Giang”, “Hội nghị Trung ương 6”, “Tín nhiệm Quốc hội”… khiến uy tín của Đảng, Chính phủ bị sụt giảm thê thảm, tưởng chừng phải giải tán Chính phủ sau HNTW6. Dù nhận rất nhiều chỉ đạo, nhắc nhở của Ban Tuyên giáo TW nhưng với những lý do rất “hợp lý” mà Tuổi Trẻ thường xuyên đưa ra là “Ban Tuyên giáo TW đã nhắc nhở quá muộn”, “Sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm”,… kèm theo động thái “âm thầm” rút bài (sau khi bắn tin cho “báo mạng” trong liên minh ma quỷ để tiếp tục nhân danh dư luận). Mặc dù bị nhắc nhở liên tục nhưng không xử lý được do có sự can thiệp quyết liệt của “ông chủ” Trương Tấn Sang nên báo Tuổi Trẻ vẫn tự do tự tại với những ngòi bút hung hăng và góc nhìn méo mó của mình nhắm thẳng vào các cơ quan hành pháp. Thậm chí, khi Ban Tuyên giáo TW chất vấn “Tại sao Thành ủy không chỉ đạo được báo Tuổi Trẻ dù có một thành ủy viên, nguyên phó ban tuyên giáo thành ủy ngồi chễm chệ ở đấy?”, một lãnh đạo Thành ủy đã phải cay đắng trả lời “Thành ủy bất lực, tờ báo này giờ nhận lệnh từ cấp cao hơn…”.
Báo Tuổi Trẻ 5 năm trở lại đây đã biến chất, bốc mùi nặng, không còn mang bất kỳ hơi hướm nào của “báo chí cách mạng Việt Nam”, ngoài những bài “đánh đấm” phục vụ mưu đồ chính trị cho các phe phái, cá nhân, loạt bài có lượng người đọc cao nhất cũng chỉ là cướp của, giết người, hiếp dâm, tai nạn, đĩ điếm … như bao tờ lá cải khác, thậm chí hơn nhiều tờ lá cải vì phóng viên “có nghề”.
Trên danh nghĩa báo Tuổi Trẻ là của Thành đoàn TPHCM nhưng Thành đoàn không có bất kỳ quyền hành gì cả ngoài chuyện ký tá bổ nhiệm nhân sự “theo chỉ đạo”. Thực chất báo Tuổi Trẻ không phải của Thành đoàn, không phải của Thành ủy, cũng không phải của Ban Tuyên giáo Trung ương mà càng không phải là báo chí Cách mạng Việt nam, không phải báo của Đảng Cộng Sản Việt Nam mà hiện nay nó là của Chủ tịch nước hay nói cho đúng là của cá nhân Trương Tấn Sang (Trương Tấn Sang đã thật sự lũng đoạn được tờ báo này trong 5 năm Phạm Đức Hải cầm quyền).
Gần đây, “nhân tố miền trung” Nguyễn Xuân Phúc sau khi bị dư luận gọi là thằng “Phản Phúc” đã mất rất nhiều sự ủng hộ của các đồng chí trong TW cũng như các cơ quan, đoàn thể địa phương. Theo gương Trương Tấn Sang, Nguyễn Xuân Phúc đã tìm đến sự ủng hộ của “quyền lực thứ 4” và Phúc cũng chọn báo Tuổi Trẻ làm chỗ dựa, tuy nhiên, Đức Hải đang là con cờ trong tay Trương Tấn Sang nên Phúc đã chọn Tăng Hữu Phong (đồng hương miền trung, bên ngoại), với vai trò cầm đầu Tuổi Trẻ Online, vai trò của Tăng Hữu Phong nhiều lúc còn lấn lướt cả Phạm Đức Hải vì như lời của Phúc nói với Phong: “Giờ là thời của mi, thời của internet, báo giấy sẽ chết, chỉ còn Tuổi Trẻ Online của mi thôi, chịu khó nhịn nhục, Đức Hải xuống mi sẽ lên, còn nếu không tau sẽ đưa mi ra TW, giờ mi cứ làm cho tốt, có công sẽ có thưởng!”, từ đó Phong đã trở thành “người” của Nguyễn Xuân Phúc (chiến công đầu tiên của Tăng Hữu Phong là vụ đưa clip Dương Chí Dũng lên TTO, Phúc rất hài lòng và đã đích thân gọi điện “chúc mừng”). Trước đó, Phong đã trực tiếp chỉ đạo Dương Đức Đà Trang, Văn phòng Hà Nội tiếp cận, chăm sóc “dư luận”, pi-a cho ngài Phó Thủ tướng “thứ nhất”. Chính Tăng Hữu Phong là người giới thiệu Võ Văn Thành (Phóng viên báo Tuổi Trẻ – Văn phòng Hà Nội, sinh năm 1979, gốc Nghệ An) với Nguyễn Xuân Phúc và “bảo lãnh sự trung thành” của Thành nên Nguyễn Xuân Phúc đã chọn Thành là người duy nhất trong báo Tuổi Trẻ làm “trợ lý truyền thông” tháp tùng trong các chuyến vận động, đánh bóng tên tuổi cá nhân từ Bắc vào Nam. Để Thành yên tâm “công tác”, Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo cấp cho Thành căn hộ tại khu tập thể Bộ Thủy sản, ngõ 409, Kim Mã, Hà Nội.
vo-van-thanh
Từ ngày trở thành “trợ lý truyền thông” cho Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thành đã thực sự thay da đổi thịt, tiếp cận với nhiều nguồn tin “độc quyền” cung cấp cho TTO phục vụ âm mưu của ngài Phó Thủ tướng “thứ nhất”
nguyen-xuan-phuc
Một tác phẩm “media” của Võ Văn Thành
Như vậy, ngoài Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, báo Tuổi Trẻ chính thức đã tìm thêm được Ủy viên BCT, Phó thủ tướng thứ nhất Nguyễn Xuân Phúc để “backup” cho mình.
Báo Tuổi Trẻ lại tiếp tục các phi vụ “đâm thuê chém mướn”, phục vụ thêm một “ông chủ” mới…
Người Trong Cuộc

Không ai lại “bình bầu” để bổ nhiệm Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ mà chỉ có 1 ứng viên Phạm Đức Hải!

pham-duc-hai
Phạm Đức Hải đang toan tính những gì phía sau sự bóng bẩy, trí thức?
Theo thông báo nội bộ của văn phòng báo Tuổi Trẻ, ngày mai (6/3/2014) sẽ tiến hành họp hội nghị công nhân viên chức kèm theo đó là bỏ phiếu bổ nhiệm về việc Tổng Biên tập. Điều đáng ngạc nhiên, theo đúng lịch trình thì phải đến cuối năm 2014 mới tiến hành bỏ phiếu tái nhiệm hoặc bổ nhiệm lãnh đạo cấp cao của tờ báo “nổi tiếng và tai tiếng” này. Đáng ngạc nhiên hơn, việc bầu Tổng Biên tập chỉ có duy nhất một ứng viên hiện đang nắm chức Tổng biên tập là ông Phạm Đức Hải. Sự thật phía sau màn “trình diễn” này là gì?
Ngược thời gian hơn 5 năm về trước, cuối năm 2008, sau khi hàng loạt phóng viên Tuổi Trẻ, Thanh Niên bị nhúng chàm vì vụ án PMU18, Tổng Biên tập khi ấy là anh Lê Hoàng đã phải chịu trách nhiệm và bị Thành đoàn TpHCM phế truất khỏi chức Tổng Biên tập, dù trước đó Lê Hoàng đã có hàng loạt các phát kiến để đưa báo Tuổi Trẻ từ con số “0” trở thành một tờ báo có lượng phát hành hàng đầu tại Việt Nam (xấp xỉ 500,000 bản/ngày, hiện nay chỉ còn hơn 300.000 bản/ngày), có thể kể qua vài chiến dịch truyền thông mang dấu ấn Lê Hoàng như: “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, “Mãi mãi tuổi hai mươi”, “Ký tên vì công lý”“Góp tay xoa dịu nỗi đau da cam”, “Hãy chào cờ vào sáng thứ hai”, “Ước mơ của Thúy”, loạt bài điều điều tra về điện kế điện tử, … và cũng chính anh Lê Hoàng là người cho ra đời Nhà in Tuổi trẻ, Cao ốc Tuổi Trẻ và đặc biệt là Tuổi Trẻ Online, đưa báo Tuổi Trẻ lên một tầm cao mới. Thế nhưng, anh vẫn buộc phải ra đi, bàn giao quyền điều hành tờ báo cho cấp phó.
Đến tháng 3/2009, nội bộ báo Tuổi Trẻ vẫn còn đang ‘hụt hẫng” vì sự ra đi của anh Lê Hoàng thì tiếp tục rơi vào cơn địa chấn khi nghe quyết định của Ban Thường vụ Thành đoàn đưa ông Phạm Đức Hải, lúc đấy đang là Phó Ban tuyên giao Thành ủy, không biết viết một bài văn cho ra hồn và chưa từng làm báo ngày nào, giữ một chức danh duy nhất có liên quan đến “báo” là Phó Tổng Biên tập Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố (nhưng chủ yếu là đứng tên cho có). Thời điểm ấy, nhiều người đã rỉ tai nhau về sự bất thường này, nhưng các phóng viên “am hiểu sự tình” đều biết rõ, việc Phạm Đức Hải về trên lý thuyết là để củng cố tờ báo đang trên đà “xuống dốc” về mặt tư tưởng, thực chất, có lệnh của đồng chí Thường trực Ban Bí thư, Nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Trương Tấn Sang ép Thành ủy, Thành đoàn phải bổ nhiệm bắt buộc không cần bình bầu. Biệt danh “Người bỗng dưng trở thành Tổng biên tập” được giới phóng viên gắn với Phạm Đức Hải từ ngày đó. Ngay sau khi về tiếp quản báo Tuổi Trẻ, dưới sự tác động của “ngài” Thường trực Ban Bí thư, sự nghiệp của Đức Hải lại tiếp tục “thăng hoa”, tháng 9/2009, Hải được “tấn phong” Thành ủy viên.
pham-duc-hai-1
Phạm Đức Hải trong một chuyến công cán
pham-duc-hai-2
Phạm Đức Hải trong một chuyến công cán
Về quá trình sự nghiệp của Phạm Đức Hải từ thời còn èo uột phụ trách công tác Đội ở huyện Nhà Bè từ năm 1983, “leo” mãi hơn chục năm, đến năm 1995 mới được làm “cán bộ chuyên trách Thành đoàn” và vẫn chỉ “đặc trách” công tác Thiếu nhi Thành phố. Mãi đến năm 1996, khi ấy đồng chí Trương Tấn Sang được Tâm Tân Tạo chạy cho vào Bộ Chính trị, Bí Thư Thành ủy Thành phố, bắt đầu tạo vây cánh, xây dựng quyền lực cho mình. Sau khi rà soát hàng loạt các “cán bộ nguồn” của Thành phố, ngài Bí thư Thành ủy đặc biệt chú ý đến Phạm Đức Hải với vẻ bề ngoài cũng gần giống mình (nhưng mặt mũi thì trơn láng hơn), nhìn cũng trí thức, phong nhã và đặc biệt là có tham vọng và tâm địa đầy toan tính. Sau khi kết nạp được “cán bộ nguồn”, ngay lập tức, tháng 10/1996, Phạm Đức Hải được ông “giới thiệu” làm Phó Bí thư Thành đoàn, sự nghiệp hanh thông, đến tháng 8/1999, Đức Hải tiếp tục được “tấn phong” lên chức Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn, thật không may cho Hải, giai đoạn ấy ngài Bí thư Thành ủy Trương Tấn Sang bị vướng vào vụ án “5 Cam” (cũng nhờ có Tâm Tân Tạo “chạy thuốc” mà ông chỉ bị kiểm điểm cảnh cáo và vẫn đường hoàng làm Trưởng Ban Kinh tế TW từ năm 2000). Giai đoạn này thiếu người “đỡ đầu” nên Phạm Đức Hải bị vuột mất Bí thư Thành Đoàn và bị đẩy về Quận ủy Quận 5 mãi đến cuối năm 2005, khi đồng chí Trương Tấn Sang đã “chắc suất” Thường trực Ban Bí thư, Phạm Đức Hải mới được kéo lại về “căn cứ Thành ủy” với chức danh Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy và sau đó như mọi người đã biết, Phạm Đức Hải đã được ngài Thường trực Ban Bí thư đặt vào ghế Tổng Biên tập tháng 3/2009, ngay sau đó, tháng 9/2009 trở thành Thành ủy viên.

Ngoài Nguyễn Công Khế (Báo Thanh Niên), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã biến báo Tuổi Trẻ dưới thời Đức Hải thành công cụ chính trị phục vụ tham vọng quyền lực cá nhân
Sau khi “bỗng dưng trở thành Tổng Biên tập”, Phạm Đức Hải đã biến tờ báo từng có lượng phát hành lớn nhất cả nước “bỗng dưng xuống dốc” khi trở thành tay sai đúng nghĩa cho các toan tính, mưu đồ chính trị của đồng chí Thường trực Ban Bí thư. Với vẻ ngoài hiền lành, trí thức, bên ngoài Đức Hải giả bộ vâng lời Thành ủy nhưng thực chất ngoài lệnh của Trương Tấn Sang, Đức Hải không tôn trọng bất cứ ai, ngược lại, Hải luôn tìm những sơ hở của Thành ủy để qua mặt, tâng công với ngài Thường trực Ban Bí thư và Chủ tịch nước Trương tấn Sang. Ngay cả các lệnh của Ban Tuyên giáo TW Đức Hải cũng xem như không có kí lô gì với những lý do rất ngạo nghễ như “Chỉ đạo của Ban Tuyên giáo không rõ ràng!”, “Chỉ đạo quá muộn, không thể thực hiện!”,… và thế là Thành ủy, Ban Tuyên giáo TW cũng đành muối mặt bỏ qua khi có cú điện can thiệp từ Nguyễn Văn Thạo, Trợ lý Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Được biết Thành ủy cũng không chịu ngồi yên, từ lâu đã cài “tay trong” vào nội bộ tờ báo này để nghe ngóng động tĩnh, nhờ thế mà đã kịp thời “ngăn chặn” một số hành vi (chết người) của Phạm Đức Hải (sẽ đề cập trong một bài viết khác).
Các thủ đoạn được Hải thường xuyên chỉ đạo cấp dưới thực hiện là truy tìm sơ hở, viết, nâng cao quan điểm đánh thẳng vào cơ quan chuyên chính của Đảng Cộng sản Việt Nam, kích động dư luận, hạ uy tín Đảng, Chính phủ bằng cách dùng từ, các bài viết so sánh, ám chỉ, chiêu trò đưa bài lên câu view, tạo dư luận rồi rút xuống,… Để che đậy mưu đồ, Đức Hải đã tạo sự “khách quan”, “uy tín” và để đánh bóng cá nhân bằng chương trình mang tính mang tính “phong trào” như: “Hành trình Ngọn lửa Tuổi Trẻ”, “Tháng 3 biên giới”, “Olympic Mác – Lê Nin – Tầm nhìn xuyên thế kỷ”,… việc quyên tiền các tổ chức, cá nhân theo phương châm “của người, phúc ta” được Hải đạo diễn khá thành công qua các chương trình “Chung tay thắp sáng nhà giàn DK1”; “Góp đá xây Trường Sa”,…. mà bên trong đó còn ẩn chứa nhiều khuất tất tôi sẽ bóc dỡ trong các bài viết tiếp theo…
Bên trong tòa soạn không khí làm việc hiện nay vô cùng ảm đạm, nhiều sự vụ bê bối tham nhũng, quấy rối tình dục, tống tiền doanh nghiệp,… bị Đức Hải, Tăng Hữu Phong, Lê Xuân Trung cố tình bưng bít khiến nhiều phóng viên bất bình, uy tín của Đức Hải, Tăng Hữu Phong và bộ sậu ngày một giảm sút, có thể nói đến thời điểm hiện nay, nhắc đến báo Tuổi Trẻ, ai cũng nói chỉ nhớ đến thế hệ TBT Kim Hạnh, Lê Văn Nuôi và Lê Hoàng, không ai nhắc đến Phạm Đức Hải cả. Cái gọi là “dấu ấn Phạm Đức Hải” được một phóng viên kỳ cựu trong làng báo cho là: “dấu quan điểm kín tới mức không ai biết là quan điểm gì là cách mà Đức Hải tạo dấu ấn, dấu còn hơn mèo dấu …”, so sánh giữa Phạm Đức Hải với Lê Hoàng là một sự xúc phạm về bản lĩnh và đẳng cấp đối với anh Lê Hoàng.
Việc bỏ phiếu tái bổ nhiệm, bổ nhiệm các chức danh cao cấp của báo Tuổi Trẻ dự định đến cuối năm 2014 mới tổ chức, nhưng trước tình hình này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã buộc anh Ba Đua (Nguyễn Văn Đua, Phó bí thư Thành ủy) dùng uy tín cá nhân của mình để ép Thành Đoàn giữ chân Đức Hải tại vị, không ngạc nhiên khi phiếu bình bầu chức Tổng Biên tập ngày mai (6/3/2014) chỉ có mỗi tên ứng viên Phạm Đức Hải và thành phần trong “cuộc họp trù bị” trước cuộc bỏ phiếu bình bầu chỉ có các nhân vật thân tín với Hải.
Con đường nào dành cho Báo Tuổi Trẻ khi Đức Hải tiếp tục tại vị?
Người Trong Cuộc
Screenshot from 2014-03-08 11:52:06
BẠN ĐỌC GỬI

Tiết lộ về Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc (kỳ III)

vutienloc
Tiến sĩ “lởm”!
Theo đánh giá và ghi nhận của các cơ quan ban ngành đối với VCCI trong những năm gần đấy, đó là tổ chức này “đang bị mất uy tín nghiêm trọng” không chỉ ở trong nước mà còn với bạn bè quốc tế.
Về đối nội, ông Vũ Tiến Lộc không chỉ bán hết số tài sản của VCCI mà thẳng tay đàn áp thuộc cấp, gây ra sự chia rẽ nội bộ sâu sắc… Về đối ngoại, hình ảnh của cá nhân ô Vũ Tiến Lộc dưới con mắt của khách quốc tế bị đánh giá rất thấp cả về tài năng và ứng xử…
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Kuizumi (người có công rất lớn trong việc vận động tài trợ ODA cho Việt Nam lúc đang còn đương chức cũng như khi về nghĩ hưu). Nhưng khi quay trở lại thăm Việt Nam nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản năm 2013. Trong bữa tiệc thết đãi dành cho phái đoàn của cựu Thủ tưởng Kuzumi, khi bàn về vấn đề giao thông của Việt Nam, ông Kuzumi đã chia sẻ và hiến kế: Vấn đề giải quyết tình trạng ách tắc giao thông ở Việt Nam theo tôi các bạn nên học tập Nhật Bản đã thực hiện. Đó là Việt Nam nên xây dựng xe điện để giảm ách tách, vào thập niên 1950 Nhật Bản khi đó như Việt Nam bây giờ, cơ sở hạ tầng giao thông chưa phát triển, mật độ xe mô tô đông đúc nên giao thông rất lộn xộn…
Nghe được câu nói này, ông Vũ Tiến Lộc đã dội thẳng vào mặt ngài cựu Thủ tướng Nhật một gáo nước lạnh khiến cho hàng trăm người cả ta lẫn bạn trố mắt ngán ngẫm, ông Lộc nói thế này: Đó là ở đất nước các ông, chứ ở Việt Nam chúng tôi mà làm xe điện chỉ được tổ người dân chửi thẳng vào mặt xấu hổ không còn đường nào chui…
Ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội cũng có mặt trong buổi tiệc hôm đó lắc đầu ngao ngán về cách giao tiếp ngoại giao của Vũ Tiến Lộc. Ông cho rằng, Ban bí thư sắp cho thằng Lộc ngồi vào cái ghế Chủ tịch VCCI – tổ chức và cũng là bộ mặt quan hệ ngoại giao với Quốc tế quả là sai lầm lớn, chức Chủ tịch VCCI là quá sức với thằng Lộc. Ông Mão cho rằng: một công dân bình thường thôi khi nhận được những lời góp ý chân thành này thì tối thiểu người ta sẽ đáp lại bằng câu lịch sự và nhã nhặn “cảm ơn ngài đã góp ý hoặc cảm ơn ngài về sự góp ý chân thành vừa rồi…”, ai đời đăng đằng là Chủ tịch VCCI mà lại giao tiếp hàm hồ như vậy.
Đây không phải là lần đầu Vũ Tiến Lộc có những lời nói hớ hênh trong giao tiếp với khách quốc tế, mà ngay trong hành động, cử chỉ của Lộc cũng rất “bất lịch sự” khi nhiều lần Lộc còn dùng ngón tay út ngoáy hốc mũi và lôi ra cả cục ken to bằng hạt bưởi rồi búng toẹt xuống đất hay khách Nhật Bản khi ngồi xuống ghế bao giờ người ta cũng rất lịch sự với tư thế duổi chân, ông Lộc thì ngược lại 2 chân ngồi vắt chéo ngoe trông thật phản cảm hoặc đang chủ trì hội nghị quan trọng lại rút điện thoại ra nói oang oang, ăn uống thì kêu sột soạt to y như lợn táp cám.
Đây là hình ảnh thật 100% về vị Tiến sĩ kinh tế, đại biểu Quốc Hội, đương kiêm Chủ tịch VCCI như vậy sao?.
Chẳng thế mà vài năm lại đây, VCCI dưới sự điều hành của Vũ Tiến Lộc đã không được Tổng bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội cho đi theo tháp tùng mỗi lần các vị lãnh đạo này ra nước ngoài công cán. Nếu trước đây phần việc tổ chức xúc tiến đầu tư VCCI nghiễm nhiên được giao thì nay đã chuyển sang Bộ kế hoạch đầu tư hoặc Bộ ngoại giao tổ chức. Hiện nay trong “tứ trụ triều đình” Lộc còn thi thoảng bám gót được Chủ tịch Trương Tấn Sang.
Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, trong công cuộc phát triển đất nước thì mặt trận ngoại giao đóng góp rất quan trọng trong việc đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu với thế giới, cũng như ngành ngoại giao mang lại thành công và chỗ đứng của Việt Nam trên trường quốc tế.
Chẳng phải so sánh giữa VCCI với Bộ ngoại giao hay Bộ kế hoạch đầu tư mà so sánh giữa VCCI và Liên Hiệp các Tổ chức Hữu Nghị Việt Nam (hai đơn vị ngang bộ nhưng quy mô, tầm hoạt động của Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị nhỏ hơn VCCI) thì thấy rõ tầm ảnh hưởng, sự tài năng và bản lĩnh của người đứng đầu đã mang lại hiệu quả như thế nào đối với sự phát triển của đất nước trên cả hai mặt trận ngoại giao – kinh tế.
Những năm gần đây dưới sự điều hành của ông Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Liên hiệp Hữu Nghị đã vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài tiếp tục được đẩy mạnh và đạt kết quả tốt, với việc trong năm 2013, có 192 tổ chức mới vào Việt Nam, tổng giá trị giải ngân đạt trên 1,4 tỷ USD, đóng góp thiết thực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, phát triển nguồn nhân lực, phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. Ông Vũ Xuân Hồng được Đảng và Nhà nước cũng như bạn bè quốc tế đánh giá rất cao. Chính vì vậy, vừa qua Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định cho ông Hồng nghỉ hưu, tuy nhiên ông vẫn được chào mời ở lại đảm nhận trọng trách Chủ tịch Liên hiệp thêm nhiệm kỳ nữa.
Còn với VCCI của Chủ tịch Vũ Tiến Lộc thì sao, dưới sự điều hành của ông Lộc trong những năm gần đây người ta chỉ thấy đây là tổ chức rất phức tạp, quá rối ren, mất đoàn kết nội bộ, mất dân chủ trong đảng… và không đóng góp được gì nhiều cho cộng đồng doanh nghiệp đang “vật lộn” với khó khăn, cũng như trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế đất nước.
Nhiều ý kiến cho rằng: nếu ông Vũ Tiến Lộc thêm 1 nhiệm kỳ nữa trên cương vị Chủ tịch VCCI thì tổ chức này sẽ loạn, hình ảnh uy tín của VCCI sẽ bị phá nát dưới tài năng, trí tuệ và đức độ của vị Tiến sĩ “lởm” này?
Kỳ tiếp: Tiến sĩ “gái”!
BẠN ĐỌC GỬI TTXVA

Chiếc gậy “cong” và gần 2.000 người chết


Một clip nhóm cảnh sát giao thông thuộc đội Hàng Xanh (TPHCM) có những vi phạm trong quá trình xử lý vi phạm giao thông được tung lên mạng, gây chú ý của dư luận. Tuy clip không ghi hình được rõ ràng cảnh sát giao thông nhận tiền mãi lộ, nhưng những vi phạm khác đã quá rõ. Hiện 4 chiến sĩ này đã bị tạm đình chỉ công tác để giải trình sự việc.
Thực ra, hình ảnh hay clip là để có chứng cứ xử lý những trường hợp cụ thể, dân gian gọi “là bắt tận tay, day tận trán”. Còn chuyện cảnh sát giao thông có nhận tiền mãi lộ hay không, tự các anh biết, những người trực tiếp đưa biết. Và rộng ra, người dân của nước này biết rõ cảnh sát giao thông có nhận tiền mãi lộ hay không, họ không cần phải đi tìm chứng cứ ở đâu cho xa, vì bản thân đã từng đưa tiền cho cảnh sát.
Xe máy, ôtô đen kín trên đường phố các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM nên họ rất dễ phạm luật. Có những lỗi do vô tình, nhưng cảnh sát ít khi khoan nhượng, chìa gậy ra và phạt. Trong muôn chiếc xe, có những chiếc phải đưa tiền nhưng không nhận biên lai. Những người sống ở đô thị chắc không ai thoát khỏi tình trạng đó.
Từng đoàn xe khách, xe chở hàng nối đuôi nhau trên các quốc lộ, lái xe chung chi như thế nào, họ tự biết. Người ta chấp nhận nó như chấp nhận một sự thật không thể đảo ngược. Mà cho dù muốn thoát ra cũng không được, cái gọi là “làm luật” thì cho dù là luật rừng cũng là luật. lái xe muốn kiếm sống thì phải chấp hành “luật”, không còn cách nào khác.
Cái “luật” chung chi mãi lộ đó được gọi là “tham nhũng vặt”. Tham nhũng vặt là không to lớn nghìn tỉ đồng như các đại án tham nhũng, nhưng nó làm mục ruỗng lòng tin của công dân vào pháp luật, vào những người thực thi công vụ. Dù không phải tất cả, nhưng cảnh sát giao thông không giữ được sự liêm khiết, không giữ lòng công chính cũng không ít.
Cây gậy “cong” của cảnh sát không chỉ làm mất lòng tin của người dân, mà còn gián tiếp gây ra những vi phạm giao thông và tai nạn giao thông. Lái xe chở quá tải, chở vượt số lượng người quy định, chạy vượt tốc độ và nhiều vi phạm khác không được xử lý nghiêm, mà cho qua như hình ảnh ghi từ clip nêu trên là một trong những nguyên nhân gây tai nạn.
Thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, trong 2 tháng đầu năm 2014, cả nước xảy ra 2.000 vụ tai nạn giao thông, làm chết gần 2.000 người. Quá khủng khiếp, mạng người đúng là “như cỏ rác”.
Để cứu dân mình bớt đi những cái chết đau thương trên các tuyến đường, cần phải có nhiều biện pháp về cơ sở hạ tầng, về tuyên truyền nhận thức pháp luật. Nhưng bên cạnh đó, cần có biện pháp chỉnh lại cây gậy của cảnh sát giao thông cho thật “thẳng”.
THEO LAO ĐỘNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét