Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Tôn Vinh Chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Trận Gạc Ma 14-3-1988 - Khi miếng bánh đã hết ngọt

Mỹ kêu gọi Trung Quốc minh định bản đồ lưỡi bò ở Biển Đông

Đô đốc Samuel Locklear III, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc minh định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông.

Phát biểu của Đô đốc Samuel Locklear được đưa ra tại buổi hội thảo do Trung tâm An ninh Quốc tế Brent Scowcroft thuộc Hội đồng Đại Tây Dương có trụ sở tại thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ tổ chức hôm 6/3.

Nội dung chính của cuộc hội thảo bàn về tương lai An ninh Châu Á, các viễn ảnh ngắn-dài hạn đối với Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ trong việc củng cố cấu trúc an ninh của Mỹ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, cùng những thách thức và cơ hội trong việc thực thi các ưu tiên chiến lược quốc phòng chủ yếu của Washington.

Đô đốc Locklear khẳng định bất chấp những khó khăn về tài chính, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự hùng hậu ở Châu Á.

Bàn về các mối quan hệ Mỹ-Trung, ông Locklear cũng nêu bật sự cải thiện trong hợp tác quân sự giữa đôi bên thông qua việc gia tăng các cuộc đối thoại và tham gia vào các diễn đàn toàn cầu.

Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự khiến các nước trong khu vực quan ngại giữa bối cảnh các cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông ngày càng căng thẳng.




Trung Quốc cần chứng minh rõ ràng mục đích của mình. Các nước láng giềng với Trung Quốc sẽ không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ sẽ không ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cần có cách giải tỏa các vấn đề này để tránh những sự tính toán sai lầm.

Đô đốc Samuel Locklear
Buổi hội thảo về An ninh Châu Á diễn ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố tăng ngân sách quốc phòng cho năm nay lên tỷ lệ 2 con số, trên 12%.

Đô đốc Locklear cho rằng các hành động phát triển quân sự này không có gì là bất thường đối với một nền kinh tế đang tăng trưởng, một quốc gia đang trỗi dậy như Trung Quốc, nhưng người đứng đầu Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ nhấn mạnh:

“Điều tôi quan tâm là Trung Quốc sẽ sử dụng quân đội mà họ đang xây dựng vào mục đích như thế nào, cách họ nói và cách họ chứng minh cho việc sử dụng này. Nếu sức mạnh quân sự đó được dùng để uy hiếp những nước láng giềng buộc họ phải từ bỏ các tiến trình pháp lý phân định các tuyên bố chủ quyền một cách chính đáng thì việc đó sẽ trở thành vấn đề. Vấn đề là Trung Quốc gầy dựng lực lượng tàu ngầm cho mục đích bảo vệ an ninh nội địa hay cho các mục đích khác. Trung Quốc cần chứng minh rõ ràng mục đích của mình. Các nước láng giềng với Trung Quốc sẽ không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ sẽ không ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cần có cách giải tỏa các vấn đề này để tránh những sự tính toán sai lầm.”

Trước Đô đốc Locklear, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á, ông Daniel Russel, từng yêu cầu Trung Quốc phải làm rõ yêu sách chủ quyền theo bản đồ chữ U chín đoạn bao trùm gần hết biển Đông.

Trung Quốc nhiều lần yêu cầu Mỹ chớ nên can thiệp vào các tranh chấp ở Biển Đông và phản đối việc ‘quốc tế hóa’ hay ‘đa phương hóa’ vấn đề Biển Đông.

Một chuyên gia của Trung Quốc, Giám đốc Viện nghiên cứu Nam Hải, nói Hoa Kỳ không có quyền can thiệp vào tranh chấp ở khu vực này. Ông Ngô Sĩ Tồn còn cho rằng Mỹ lợi dụng vấn đề Biển Đông để khống chế Trung Quốc.

Việt Nam, quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, ngày 4/3 tuyên bố muốn tăng cường hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ, kể cả trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng.

Trong buổi tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị Wendy Sherman cùng ngày tại Hà Nội, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh kêu gọi hai nước tăng cường trao đổi để phối hợp tốt hơn trong các cuộc tham vấn chiến lược về an ninh-quốc phòng. Truyền thông trong nước dẫn lời ông Vịnh nói Việt Nam ‘sẵn sàng lắng nghe cũng như sẵn sàng mở rộng hợp tác với Hoa Kỳ.’

Đáp lời ông Vịnh, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Sherman nói bà hy vọng hải quân Việt-Mỹ sẽ tổ chức thêm các hoạt động như chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, và thiết lập đường dây nóng cập nhật thông tin cho nhau về an ninh hàng hải.
Bà Sherman khẳng định Việt Nam là một phần không thể thiếu trong công cuộc tái cân bằng của Hoa Kỳ sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Chỉ 1 ngày sau cuộc gặp này, Bộ Quốc phòng Mỹ được kêu gọi phải đặt nặng vấn đề nhân quyền trước bất kỳ thỏa thuận nào về hợp tác an ninh-quốc phòng với Việt Nam.

Tại buổi điều trần ở Quốc hội Mỹ hôm 5/3, thành viên cao cấp trong Ủy ban Quân vụ Hạ viện, dân biểu Loretta Sanchez, thúc giục Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Samuel Locklear và Bộ Quốc phòng ‘cân nhắc đến khủng hoảng nhân quyền của Việt Nam trước khi cam kết bất kỳ gói thỏa thuận an ninh hàng hải nào.’ Bà Sanchez khuyến cáo rằng Washington sẽ đi ngược lại nền tảng lập quốc của Hoa Kỳ nếu bỏ qua các vi phạm nhân quyền quá mức của Hà Nội.

Theo thông cáo báo chí từ văn phòng dân biểu Sanchez gửi cho VOA Việt ngữ, Đô đốc Locklear hứa sẽ nghiêm túc xét tới vấn đề nhân quyền và sẽ đề ra các phương pháp khả dĩ trong vấn đề Biển Đông.

Đại sứ quán Mỹ cho biết vấn đề nhân quyền Việt Nam cũng đã được nhắc tới trong chuyến thăm lần này của Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman, với lời kêu gọi Hà Nội phóng thích tù nhân lương tâm và cho dân chúng được bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hoà.
Trà Mi
Theo VOA

Thư ngỏ của cựu chiến binh Hoàng Đức Doanh gửi Chủ tịch Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao và Bộ trưởng bộ tư pháp

Kính gửi:
  • Chủ tịch Quốc hội
  •  Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao
  •  Bộ trưởng bộ tư pháp

cựu chiến binh Hoàng Đức Doanh
Tên tôi: Hoàng Đức Doanh sinh năm 1946. Số chứng minh nhân dân 168459265 số điện thoại 0987527178 Hộ khẩu thường trú: Tổ 7 phường Hai Bà Trưng, Thành phố Phủ Lý,tỉnh Hà Nam.

Kính thưa quý vị, nối tiếp phần thông tin cá nhân, tôi xin được nói rõ điều kiện, hoàn cảnh hiện tại và mục đích tôi viết lá thư này.

Tôi và vợ hiện nay đang hưởng lương hưu, chúng tôi có hai con đã trưởng thành, sống tự lập, phần nhà cửa và điều kiện sống của tôi không có gì phải phàn nàn nếu so với đại đa số nhân dân, song không vì thế mà mũ ni che tai, không can dự vào những đổi thay của đất nước.

Hàng ngày đọc báo và xem tin tức trên ti vi, trên mạng internet kiến thức của tôi được nâng cao, được mở rộng cho nên cũng có những điều tôi trăn trở, xét thấy cần góp tiếng nói để xây dựng Việt Nam tốt đẹp hơn, khuôn khổ lá thư này xoay quanh trong lĩnh vực pháp lý.

Tôi thiết nghĩ, cuộc sống luôn vận động, Quốc hội và các cơ quan Trung ương luôn nắm bắt nguyện vọng, thu thập ý kiến đóng góp của dân là công tác quan trọng, từ đó đề ra các quyết sách đúng.

Ngày nay trong xã hội xuất hiện cụm danh từ mới “ Tù nhân lương tâm”. Bộ ngoại giao khẳng định với quốc tế là Việt Nam không có tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm. Sự khẳng định này tôi thấy không ổn. Tôi đặt vấn đề, làm gì có chuyện 100% dân chúng đồng ý với đường lối chính trị hiện nay nhất là lúc thế giới đang dần dần từ bỏ chủ nghĩa Mác, trong khi Việt Nam vẫn lấy chủ nghĩa Mác định hướng chính trị. Đã có một số người không đồng ý thì họ có quyền biểu đạt ý kiến, nếu đến mức độ gay gắt ( chưa có hành động bạo lực) mà phải cho họ vào tù thì đây là tù chính trị. Rất nhiều trí thức góp tiếng nói với chính quyền thì đấy là hoạt động chính trị. Khái niệm hoạt động (hành động) chính trị từ việc bỏ phiếu bầu cử đại biểu đến hành động hưởng ứng hoặc phản đối chủ trương của chính quyền (kể từ cấp xã) cho tới bất đồng chính kiến về đường lối chính trị đều là hoạt động chính trị.

Tiến sỹ Hà Sỹ Phu, bác sỹ Nguyễn Đan Quế bị cầm tù thì đó là tù chính trị. Bộ ngoại giao công khai Việt Nam không có tù chính trị là hành vi thiếu tôn trọng người nghe, thiếu tôn trọng quốc tế. Đã sử dụng thủ đoạn chính trị lộ liễu trong ngoại giao thì hậu quả nhìn thấy trước mắt: Uy tín quốc gia bị hạ thấp, nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế đang tố cáo Việt nam vi phạm Công ước quốc tế về Nhân quyền, thứ đến sẽ ảnh hưởng nhiều mặt trong đời sống nhân dân như tạo nên một xã hội giả dối, văn hóa thì băng hoại, đạo đức thì xuống cấp như đang xảy ra mà người Việt nam nào cũng nhìn thấy.

Tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm đang hiện hữu, khác nhau về cấp độ nhưng giống nhau về tính chất và cùng bị xét xử theo điều 79, điều 88 điều 258 trong bộ luật hình sự.

Trong các nhà tù hiện nay của Việt Nam có thể phân biệt 3 loại tù nhân chính trị:

1. Những người dùng bạo lực để đạt được mục đích chính trị, loại này dễ dàng xác định tội trạng hình sự, số này thường là người của chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

2. Biểu đạt bất đồng chính kiến bằng ngôn luận ôn hòa, bất bạo động, số này thường là các trí thức, những người có học vị như Luật sư, chức sắc Tôn giáo, Nhà Văn, Nhà báo..v..v.

3. Tù nhân lương tâm, những người này cũng sử dụng ngôn luận ôn hòa, mục tiêu đấu tranh ở tầm cấp cụ thể ví dụ như phản đối hoặc cảnh giác sự xâm lược, tố cáo tham nhũng, tố cáo các hành vi phạm luật của cá nhân, tổ chức công quyền..... nói chung mục đích của họ là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, an ninh xã hội, phát triển kinh tế, bảo vệ nền tảng đạo đức, xây dựng văn hóa lành mạnh cho nên các hành vi của họ đều xuất phát từ lòng yêu nước.

Nhạc sỹ Việt Khang sáng tác 2 bài hát có tên Việt Nam Tôi Đâu và bài Anh Là Ai? Nội dung ở cả 2 bài đều thấm đượm tình yêu nước nông nàn, không có câu chữ nào chống chính quyền. Những câu trong bài hát bị Tòa buộc tội là “ Bọn giặc Tầu ngang tàn trên quê hương ta..... cũng giống như câu viết trong truyền đơn của cô sinh viên 21 tuổi Nguyễn Phương Uyên “Tầu khựa cút khỏi biển đông” một câu nói 100% dân chúng Việt Nam đồng ý thì Tòa phán quyết buộc tội: “có những lời nói không hay về nước bạn”. Thì ra nước bạn của ai đó đang lăm le xâm lược Việt Nam nên Việt Khang, Phương Uyên đã biết trước và cảnh tỉnh mọi người. Như thế đã rõ có một bộ phận, một số người đã đang tiếp tay cho giắc Tàu xâm lược.

Bài hát, câu viết trên truyền đơn rõ ràng là yêu nước mà lại buộc tội bằng cái điều 79 điều 88 điều 258 cho 2 bạn trẻ ? Buộc tội các hành vi yêu nước khác, đã có tất cả trên 200 tù nhân lương tâm.

Nhiều người nhận xét 3 điều luật này mơ hồ, khái niệm : Lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm hại... là thế nào? Nếu nói sai thì đã có điều 139 về tội vu khống, mà người ta nói đúng thì làm sao lại bảo là xâm hại. Từ ngữ trong luật là phải cụ thể rõ ràng, thế nào là gây hoang mang trong nhân dân ( điều 88). Một tai nạn, một rủi ro kinh hoàng như vụ lũ lụt miền trung năm 2013 vì xả lũ các nhà máy thủy điện, đương nhiên là nhân dân hoang mang sao lại buộc tội người đưa tin, người luận bàn về việc xả lũ ?

Chữ nghĩa trong điều luật mơ hồ tạo điều kiện cho quan tòa, cho phía công quyền càng lũng loạn công lý. Các vị cầm cán cân trong các phiên tòa xử tù nhân lương tâm rất ngại và sợ nhân dân nghe và chứng kiến cho nên nói là xét xử công khai mà không cho dân vào, người thân của phạm nhân cũng bị cấm đoán, duy chỉ có Luật sư được tham dự theo luật định thì Tòa cũng coi như không có, cấm đoán Luật sư, không dám tranh tụng .

Công luận đang phê phán 3 điều luật mơ hồ gây nên những sự oan khuất của tù nhân lương tâm được trải dài từ khâu bắt người để điều tra xét hỏi, đến hoàn tất hồ sơ, đến cáo trạng, đến xét xử, cho đến phân biệt đối xử trong trai giam Sự mơ hồ cứ thế mà tăng lên theo ý công quyền và nguy hại hơn là làm theo ý kiến chỉ đạo của người ở phía sau công quyền không lộ mặt.

Kính thưa quý vị. Các vị đang ngồi ở chiếc ghế cao nhất để quan sát guồng máy pháp luật Việt Nam, nó có nhiều khâu, nhiều công đoạn, chỉ cần một khâu nào đó ví dụ như ép cung, dùng đòn tra tấn để ép cung như nhiều vụ đã được công khai, dùng trò cạm bẫy để buộc tội như vụ Cù Huy Hà Vũ, và nay đang thực hiện vụ Bùi thị Minh Hằng. Hay là Đánh tráo tên gọi như vụ Lê Quốc Quân, chưa bắt thì sợ uy tín của ông ta ảnh hưởng đến vấn đề Nhân quyền Dân chủ, mà bắt thì phải xét xử, qua 2 phiên tòa với số lượng hàng nghìn người tham gia thì rõ ràng là vụ án chính trị được gắn tên Trốn thuế, cứ tưởng dùng bài đánh tráo quen thuộc hòng lừa gạt được nhân dân. Đôi lần tôi được nghe Bộ ngoại giao phản đối nhiều nước văn minh quan tâm đến các tù nhân lương tâm, nghe mà phát bực, nghe mà thấy nhục, những sai trái, bất công rành rành mà vẫn không chịu thừa nhận....

Kính thưa quý vị. Nếu ai đó hỏi tôi có giải pháp nào để chấm dứt những điều bất công đó. Tôi nói có đấy! Nhưng viết ra đây thì sẽ là thừa, nhân dân còn biết nó là bất công, vô lý thì làm sao mà che được mắt quý vị, chỉ cỏ điều nên đặt câu hỏi : Tại sao các vị làm ngơ ? Công lý đang bao trùm lên Dân tộc này đã công bằng, công minh hay chưa ? Mỗi năm có bao người chết trong đồn công an và trong Trại tù ? Điều cuối cùng tôi muốn nói. Các vị nên giải quyết vấn đề tù nhân lương tâm là lấy lại danh dự quốc gia, nếu làm tốt thì sẽ có uy tín quốc tế. Các vị đồng ý với tôi điều này thì đó là hạnh phúc của tôi. Sau đó từng bước khắc phục những gì là mơ hồ, là bất minh, là vô pháp trong quá trình từ bắt người đến tuyên Án .

Kính chúc quý vị mạnh khỏe.
Hà Nam 08/03/2014
Hoàng Đức Doanh

Tôn Vinh Chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Trận Gạc Ma 14-3-1988

Bức tranh miêu tả cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma của Hải quân Việt Nam ngày 14-3-1988 được treo tại Phòng Truyền thống của Vùng 4 Hải quân.
I.- Ngày 14 tháng 3 năm 1988 đã diễn ra cuộc chiến bi hùng giữa một lực lượng nhỏ, chỉ có ba tàu vận tải với chủ yếu là công binh để bảo vệ đảo Gạc Ma,bãi đá Cô lin và bài đá Len đao đối địch với hơn 40 tàu chiến,trang bị cả tên lữa và pháo lớn hàng 100mm của quân xâm lược Trung quốc.
Quân ta đã anh dũng chiến đấu,cũng đã gây cho phía Trung quốc thiệt hại và thương vong.Vì lực mỏng,tàu không phải chiến hạm,vũ khí chỉ là thứ cầm tay.Nhưng tinh thần quyết tử của chiến sĩ ta thật oai hùng.
Những gương hy sinh cao cả của thuyền trưởng Vũ Phi Từ, Lữ phó Trần Đức Thông, của Thiếu úy Trần văn Phương,trước khi ngã xuống còn hô vang”Thà hy sinh không chịu mất đảo,hãy để máu mình tô thắm truyền thống Hải quân Việt Nam”…và của 61 liệt sĩ Hải quân Việt Nam anh hùng trong trận Gạc Ma,cũng như hành động dũng cảm chiến đấu,mưu trí chống lại quân Trung quốc xâm lược của các chiến sĩ bảo vệ Gac Ma, Cô lin. Len Đao thuở ấy đã để lại mãi mãi trong lòng các thế hệ người Việt lòng nhớ thương,kính phục và biết ơn.
Gương hy sinh của Họ, hành động mưu trí, dũng cảm của họ,tinh thần căm thù kẻ xâm lược của Họ, đời đời sẽ là những giá trị tinh thần để nuôi dưỡng tâm hồn Việt Nam yêu nước,không hèn hạ khiếp sợ trước quân thù,luôn biết thức tĩnh, cảnh giác trước mọi mưu mô và hành vi thâm độc của quân bành trướng đai Hán,cũng như với mọi thế lực cường quyền gian ác khác.
Tri ân và ghi nhớ những người con đã bỏ mình, đã chiến đấu để bảo vệ non sông Đất nước,chính là để nuôi dưỡng tâm hồn và văn hóa của người Việt.Vì thế bất cứ ai,do một lý lẽ nào, mà vô cảm quay lưng lại với lịch sử, với tiền nhân đều có tội, đáng lên án và phỉ nhỗ.


II.-Sự kiện Gạc Ma và những bài học không bao giờ được quên.
1.Âm mưu và thủ đoạn nham hiểm của Trung quốc.
Trung quốc là nước lớn,đang hưng phát,dù họ tuyên bố đường lối phát triển hòa bình,họ nói láng giềng tốt,bạn tốt, đối tác tốt…chớ cả tin.Họ đang khát không gian sinh tồn,và với bản chất bành trướng đại Hán,họ sẵn sàng theo đuổi những phương thức của chủ nghĩa đế quốc dẫu đã lỗi thời.Rõ ràng Việt Nam đã không rút ra được bài học từ Hòang sa năm 1974,nên đã không sẵn sàng đối phó được với mưu đồ của Trung quốc chiếm Gạc Ma và trước đó đối với cả chục bãi đá trong quần đảo Trường sa của Việt Nam.Đối với Trung quốc thì mềm nắn, rắn buông.Rõ ràng một tháng sau khi Gạc Ma đã bị chiếm,ta đã bí mật cho công binh ra xây nhà đánh dấu chủ quyền trên bãi Len đao,Trung quốc đem 7 chiến hạm đến vây Len đao, nhưng không quân VN đã cho 7 máy bay ra chi viện,và chiến hạm của Trung quốc phải rút chạy khỏi Len đao.
2.- Thế trận bảo vệ biển đảo của Việt Nam.
Cha ông ta đã để lại những tư tưởng chiến lược thiên tài.Thế kỹ 16 Nguyễn Bỉnh Khiêm nói ;
Biển Đông vạn dặm dang tay giữ,
Đất Việt muôn năm vững trị bình.
Giữ cho được chủ quyền Biển Đảo, và khai thác được lợi thế của một quốc gia biển đảo là chiến lược sinh tử của Việt Nam.Phải tăng cường sức mạnh quân sự để bảo vệ chủ quyền Biển Đảo. Đúng.Phải khai thác lợi thế biển để xây dựng một nền kinh tế biển khá hoàn chỉnh và tầm cỡ.Đúng.Phải phát triển khoa học biển, văn hóa biển.Đúng.Nhưng còn phải coi trọng thế trận lòng dân.Không biết giáo dục tinh thần và ý chí vì chủ quyền biển đảo sẽ là sai lầm nghiêm trọng.Chỉ trên cơ sở một sức mạnh nội lực của Dân tộc về cả tinh thần và vật chất,với một nhân cách mới của người Viêt nam, một nhân cách mới của Dân tộc,thật sự văn minh, dân chủ, giàu mạnh,mới có tự cường để làm chủ vận mệnh của mình trên biển cả cũng như trên đất liền.Việt Nam thường nói đến phương châm kết hợp sức mạnh của dân tộc và của thời đại.Sức mạnh thời đại chính là sự liên minh, liên kết với những quốc gia, dân tộc văn minh tiến bộ,chứ không thể khư khư cúi mình phục vụ cho một thế lực cường quyền.Đối phó với hiệu ứng “bóng đè” của Trung quốc trên biển đông không thể không coi đoàn kết, hô ứng lẫn nhau trong ASEAN là quan trọng.
3.-Coi trọng nghiền ngẫm những bài học lịch sử,cả thành công và thất bại.Vấn đề ở đây không chỉ là kể công hay luận tội,mà phải là trao lại cho thế hệ mới một năng lực nhận thức mới,những kinh nghiệm thực tiễn,những giá trị tinh thần về làm chủ, về trách nhiệm, về lòng dũng cảm,tinh thần sẵn sàng hy sinh…về cả kinh nghiệm đối phó với những tình huống chính trị phức tạp. Cho nên cách hành xử ngăn cấm tưởng niêm,nghiên cứu,bình luận,rút tỉa những bài học từ chúng ta, từ đối phương…đều là thiển cận,nếu không nói là vô trách nhiệm với Dân với Nước.
Phải làm cho thế hệ trẻ biết trân trọng những giá trị,kể cả bài học sai lầm và thất bại đó sẽ là sự khôn ngoan có văn hóa và đạo đức.Cũng là sự thể hiện một phép thử về máu anh có bao nhiêu nước lã và bao nhiêu là tình dân, nghĩa nước.
Dạy cho con em biết trân quý những con người cao quý, đã hy sinh chiến đấu vì Dân vì Nước,đó cũng là nuôi dưỡng một năng lượng mới, một chất lương mới của nhân cách Việt Nam.Vấn đề không hề nhỏ tí nào.Nhân dân có lý lẽ đẻ chê trách cũng như đòi hỏi một tầm nhìn cao cả hơn đối với những người đang có trọng trách với Nhân dân và Đất Nước.Ví như Đà nẵng thì chủ trương cho 1974 thanh niên cầm nến tưởng niệm sự kiện Hoàng Sa.Còn Hà nội lại tổ chức nhảy nhót với điệu nhạc tàu vào đúng ngày phải nhớ nghĩ đến 6 vạn đồng bào và chiến sĩ hy sinh để đánh đuổi quân cướp nước! Một cái Tâm đẹp. một cái tầm cao trí tuệ mới là đòi hỏi về cái đức cầm cân nảy mực mới của đất nước.
III.-Kính lạy trước anh linh 64 liệt sĩ Gạc Ma.Kính chào các chiến sĩ anh dũng chiến đấu ở Gạc Ma.
Không giống như nhiều năm trước. Năm nay cuộc tưởng niêm trận chiến Gạc Ma đã được Vùng Hải quân III tổ chức trang nghiêm,xúc động.Nhiều bài báo đề cập đến sự kiện bi hùng này.Tình cờ tôi gặp một chuẫn đô đốc Hải quân.Anh ấy nói,chúng cháu vẫn có nền nếp hễ đi qua vùng biển Gạc Ma là thực hiện điều lệnh Hải quân,thả hoa hướng về Gạc Ma tưởng niệm đồng đội đã hy sinh anh dũng.Chúng cháu vẫn đều đặn tổ chức thăm hỏi gia đình các liệt sĩ.Tôi nói nên quan tâm nhiều hơn đến các chiến sĩ đã chiến đấu anh dũng và trở về từ Gạc Ma.Vẫn còn những người bao năm nay vẫn chưa được xác nhân công tích,vẫn còn thất nghiệp.
Chương Trình Minh Triết Làm Chủ Biển Đông,nhân dịp này xin gởi đến các bạn bè gần xa, các bạn sinh viên, thanh niên,cac bậc cha chú, các anh chị em có tấm lòng kính cẩn tri ân đối với những người con của Tổ quốc đã bỏ mình để bảo vệ Gạc Ma,cùng những chiến sĩ đã trở về từ Gạc Ma,lời kêu gọi nghĩa tình. Hãy cùng nhau tổ chức những cuộc thăm hỏi tới các gia đình liệt sĩ và chiến sĩ Gạc Ma.Chúng tôi xin công bố danh tính theo từng tỉnh thành để bà con tiện thực hiên.Xin nhờ các báo đài tiếp tay truyền thông giúp.Lời kêu gọi này cùng danh sách liệt sĩ cũng sẽ được gởi đên các tổ chức hội đoàn ở TƯ và các địa phương có liệt sĩ.Thành kính mong có được sự hưởng ứng tốt đẹp.
Hà nội ngày 5 tháng 3 năm 2014.
  • GĐ Trung Tâm Minh Triết.Thường trực Ban Điều hành Chương Trình Minh Triết Làm Chủ Biển Đông.


Phương Danh 64 Liệt sĩ Gạc Ma 14-3-1988 

(Xếp theo Tỉnh-Thành)
I.- Quãng Bình: 14 Liết sĩ.
1.Trần văn Quyết. Xã Quãng Thủy. H. Quãng Trạch.
2.Trương Minh Phương. X.Quãng Sơn.H Quãng Trạch.
3.Hoàng văn Tùy. X. Hải Ninh.H.Lệ Ninh.
4.Võ Văn Đức. X.Liên Thủy.H. Lệ Ninh.
5.Võ Văn Từ.X. Trường Sơn.H.Lệ Ninh.
6.Trương Văn Hướng. X.Hải Ninh, H Lệ Ninh.
7.Nguyễn Tiến Doãn. X.Nghi Thủy. H. Lệ Ninh.
8.Phạm Hữu Tý. X.Phong Thủy. H. Lệ Ninh.
9.Phạm Văn Thiêng. XĐông Trạch.H Bố Trạch.
10.Trần Dức Hóa. X. Trường Sơn. H Lệ Ninh.
11.Trần Quốc Trị. X.Đông Trạch.H. Bố Trạch.
12.Trần Văn Phương.XQuãng Phúc. H Quãng Trạch.
13.Nguyễn Mậu Phong. X.Duy Ninh. H Lệ Ninh.
14. Phạm Văn Lợi. XQuãng Thủy.H.Quãng Trạch.
** Lệ Ninh,nay đã tách trở lại là Lệ Thủy và Quãng Ninh.Xin tìm chính xác cho. __________________________
II.Thái Bình: 9 Liệt Sĩ.
1.Nguyễ Minh Tâm.X Dân Chủ H Hưng Hà.
2.Mai Văn Tuyến. X.Tây An. H Tiền Hải.
3.Trần Văn Phong.X.Minh Tâm.H.Kiến Xương.
4.Trần Đức Thông.X. Minh Hóa. Hưng Hà.
5.Nguyễn Văn Phương. X.Mê Linh. H Đông Hưng.
6.Bùi Duy Hiển. X. Điêm Điền. Thái Thụy.
7. Phạm Hữu Đoan. X. Thái Phúc.H.Thái Thụy.
8.Nguyễ Văn Thắng. Xthasi Hưng.h. Thái Thụy.
9.Trần văn Chức.X. Canh Tân H. Hưng Hà.
_________________________
III.Nghệ An. 9 Liệt Sĩ.
1.Trần Văn Minh. Đại Tân. X Quỳnh Long. H Quỳnh Lưu.
2.Nguyễn Tấn Nam.X. Thường Sơn.H. Đô Lương.
3.Đậu Xuân Tư. X Nghi Yên. H Nghi Lộc.
4.Nguyễn Văn Thành. X. Hương Điền. Hương Khê.
5.Phạm Huy Sơn. X. Diễn Nguyên. H. Diễn Châu.
6.Lê Bá Giang. X. Hưng Dũng. TP Vinh.
7.Phạm Văn Dương.X. Nam Kim. H Nam Đàn.
8.Hồ Văn Nuôi. X Nghi Tiên. H Nghi Lộc.
9.Vũ Đình Lương. X.Trung Thành.H Yên Thành.
________________________________
IV.Đà Nẵng: 7 Liệt Sĩ.
1.Trần Tài. Tổ 12.X Hòa Cường.
2.Phạm Văn Sửu. Tổ 7.Hòa Cường.
3.Nguyễn Phú Doãn. Tổ 47. X Hòa Cường.
4.Trương Quốc Hùng. Tổ 5. X Hòa Cường.
5.Nguyễn Hữu Lộc. Tổ 22. X Hòa Cường.
6.Trần Mạnh Viết. Tổ 36.X Bình Hiên.
7.Lê Thế. Tổ 29.X An Trung Tây.
________________________________
V.Thanh Hóa. 6 Liệt Sĩ.
1.Hồ Công Đệ.X Hải Thượng. H Tĩnh Gia.
2.Đỗ Viết Thắng.X Thiệu Tân. H Đông Sơn.
3.Lê Đình Thơ. X Hoàng Minh. H Hoàng Hóa.
4.Vũ phi Trừ. X Quãng Khê. H. Quãng Xương.
5.Cao Xuân Minh. X Hoàng Quang. H Hoàng Hóa.
6.Lê Đức Hoàng. Nam Yên. X Hải Yến.H.Tĩnh Gia.
____________________________________
VI. Hà Nam, 3 Liệt sĩ.
1.Phạm Gia Thiều. Hưng Đạo. X.Trung Đồng.H. Nam Ninh.
2.Trần Đức Bảy. Phương Phượng. X Lệ Hòa.H.Kim Bảng.
3.Nguyễn Văn Thủy. Phú Linh. X Phương Đình H.Nam Ninh.
__________________________________
VII.Hải Phòng, 3 Liệt sĩ.
1.Bùi Bá Kiên. X Vân Phong. H Cát Hải.
2.Đoàn Đắc Hoạch. 163.Tràn Nguyên Hãn.Q. Lê Chân.
3.Nguyễn Văn Hải. X Chính Mỹ. H Thủy Nguyên.
_____________________________________
VIII. Quãng Trị, 2 Liệt Sĩ.
1.Tống Sĩ Bái. Phường 1.TP Đông Hà.
2.Hoàng Anh Đông. Phường 2 TP Đông Hà.
___________________________________
IX.Nam Định. 2 Liệt Sĩ.
1.Nguyễn Trung Kiên.X Nam Tiến. H. Nam Ninh.
2.Trần Văn Phong. X Hải Tây. H Hải Hậu.
_________________________________
X.Phú Yên, 2 Liệt Sĩ.
1.Trương Văn Thinh. X Bình Kiên. TP Tuy Hòa.
2.Phan Tấn Dư. X Hòa Phong. TP Tuy Hòa.
_______________________________
XI. Hà Tĩnh. 2 Liệt Sĩ.
1.Đào Kim Cương. X Vương Lộc. H Can Lộc.
2.Nguyễn Thắng Hai. X Sơn Kim. H Hương Sơn.
_________________________________
XII.Hà Nội,1 Liệt Sĩ.
1.Kiều Văn Lập. Phú Long. X Long Xuyên. H Phúc Thọ.
_______________________________
XIII.Ninh Bình.1 Liệt Sĩ.H.
1.Đinh Ngọc Doanh. X Ninh Khang. H Hoa Lư.
________________________________
XIV.Quãng Nam,1 Liệt Sĩ.
1.Nguyễn Bá Cường. X Thanh Quýt. H Điện Bàn.
_________________________________
XV.Phú Thọ.1 Liệt Sĩ.
1.Hàn Văn Khoa. X Văn Lương. H. Tam Thanh.
__________________________________
XVI. Khánh Hòa.1 Liệt sĩ.
1.Võ Đình Tuấn. X Ninh Ích.H Ninh Hòa.

Nguyễn Khắc Mai
Theo Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự

Venezuela: Một trăm ngày đơn độc

SANTIAGO – Khi bạo lực bùng phát ở Kiev và những người biểu tình bắt đầu bị chết dưới bàn tay của chính phủ thì Liên minh châu Âu lập tức đe dọa trừng phạt các quan chức của Ukraina về “trách nhiệm sử dụng bạo lực quá mức”.

Trong khi đó, Tổng thống Viktor Yanukovych bỏ chạy khỏi thủ đô Kiev, để lại đằng sau một dinh cơ vĩ đại – và các bộ trưởng ngoại giao của Đức, Pháp, và Ba Lan đã bay sang Ukraina với nỗ lực đàm phán nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực tại nước này.

Nhưng khi bạo lực cùng lúc bùng lên ở Venezuela và người biểu tình bắt đầu bị chết dưới bàn tay của chính phủ Maduro thì Tổ chức các nước châu Mỹ (Organization of American States – OAS) lên tiếng thông báo rằng … họ sẽ không lên tiếng. OAS nêu rằng tình hình tại Venezuela sẽ tự nước này dàn xếp và quyết định. Thủ đô Caracas cũng không thấy bóng dáng các bộ trưởng ngoại giao nào từ các nước Mỹ Latinh lân cận – và chắc chắn rằng những nhân vật này cũng không lên tiếng tố cáo các vụ đàn áp và yêu cầu chính phủ Venezuela chấm dứt tình trạng bạo lực đang ngày trở nên trầm trọng. Trong khi đó, số lượng nạn nhân thiệt mạng đang ngày càng tiếp tục gia tăng.

Sự tương phản này làm nổi bật những gì mọi người đã biết: các tổ chức tại khu vực Mỹ Latinh hiện rất yếu – thậm chí còn yếu hơn cả các nước ở châu Âu. Nhưng việc này cũng cho thấy một sự thật khác: một lô-gic quanh co về mặt đạo đức trong việc lên án các chính phủ cũng như các nhà lãnh đạo tiếp tục giữ im lặng khi đối mặt với sự xâm lược, đàn áp, và thậm chí sự sống còn của người dân tại đây; bởi bất kỳ sự lên tiếng nào cũng đều bị chính phủ Caracas gán là “can thiệp” vào công việc nội bộ của nước khác.

Lâu nay tình hình tại đây không phải như vậy. Cách đây không lâu ở châu Mỹ Latinh, cuộc sống và các quyền tự do được coi là quyền phổ quát và được các nước trong khu vực bảo vệ tối đa.

Cha tôi là một luật sư người Chile và là nhà hoạt động nhân quyền. Nhà lãnh đạo độc tài Augusto Pinochet đã đuổi cha và gia đình chúng tôi ra nước ngoài. Tôi buộc phải dành thời niên thiếu và tuổi trưởng thành lưu vong ở nước ngoài, chia sẻ những hy vọng và nỗi sợ hãi cùng với người nước ngoài khác đến từ Chile, Argentina, Brazil, và Uruguay. Không ai trong chúng tôi – và không còn ai trên đất Mỹ Latin – có thể nghi ngờ rằng bảo vệ nhân quyền là trách nhiệm của tất cả mọi người, và rằng cộng đồng quốc tế nên lên tiếng mạnh mẽ đối với các chính phủ đàn áp và giết người dân của họ.

Ở các nước độc tài Chile thời Pinochet hay Argentina thời Jorge Rafael Videla, bất cứ ai lên tiếng chỉ trích chính phủ đều bị cáo buộc là thành viên của phong trào cộng sản quốc tế. Ngày nay ở Venezuela dưới thời Tổng thống Nicolás Maduro, bất cứ ai than phiền về bạo lực ở nước này đều bị gán là phát xít hay tay sai của đế quốc Mỹ. Tất cả mọi thứ đã thay đổi nhưng cùng lúc tất cả mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn.

Một số ý kiến cho rằng tình hình ở Venezuela phải để người dân Venezuela tự lo lấy. Vấn đề là một số người Venezuela không thể tự diễu hành một cách ôn hòa trên các đường phố mà không bị bắn hoặc đe dọa tính mạng. Một số người dân Venezuela không thể nói chuyện một cách tự do với những công dân của họ bởi vì các đài truyền hình đều bị [chính quyền] bịt miệng hoặc phá sóng.

Và một số người dân Venezuela cũng không thể chắc chắn rằng các quyền lợi của họ sẽ được tôn trọng đứng mức. Các chức vụ như trưởng công tố viên, các thành viên thuộc ủy ban bầu cử quốc gia và các thẩm phán tòa án tối cao đều đã mãn nhiệm kỳ nhưng cho tới nay vẫn chưa có người thừa kế, bởi vì Tổng thống Maduro không sẵn sàng đàm phán với phe đối lập và Quốc hội thì lại không đủ hai phần ba đại biểu để bầu những nhân vật mà Maduro đề cử.

Người dân Venezuela không muốn gì hơn ngoại trừ quyền tự quyết định vận mệnh của chính mình nhưng các phương tiện dân chủ để làm như vậy cũng đều bị ngăn cản. Thậm chí, một trong những nhà lãnh đạo đối lập chính hiện nay, ông Leopoldo Lopez, đã bị chính quyền Maduro bắt với cáo buộc tội “kích động tội phạm”.

Cho đến nay, nhiều ý kiến cho rằng những người biểu tình Ukraina khó có thể tồn tại khi đối mặt với cơn bão bạo động từ phía chính phủ nếu như không có sự đoàn kết và hỗ trợ từ phía bên ngoài. Trường hợp này cũng tương tự như hoàn cảnh ở Venezuela. Trong những trường hợp này, nguyên tắc tự quyết – điều mà nhiều vị bộ trưởng đã lên tiếng – bỗng dưng trở thành một khẩu hiệu sáo rỗng.

Có lẽ một trong điều buồn nhất là phản ứng đến từ liên đoàn sinh viên tại Đại học Chile. Họ sử dụng ngôn ngữ mà đã làm nhiều người nhớ lại thời Stalin vào thập niên 1950, liên đoàn – gồm những người đã lãnh đạo sinh viên biểu tình phản đối đòi hỏi nâng cao chất lượng giáo dục ở Chile – lên án đối tác của họ ở Venezuela đã cố gắng “bảo vệ lề lối trật tự cũ” và “làm chệnh hướng mà người dân đã chọn”.

Vấn đề chính của lập luận này là “nhân dân” không tự nhiên đại diện cùng với một giọng nói và lời nói của họ cũng không phải từ trên trời rơi xuống. Để tìm ra thực sự người dân muốn gì và để đáp ứng cho phù hợp thì các nền dân chủ đều có các thủ tục cần thiết, các quyền đó được bảo đảm trong hiến pháp cũng như các quyền cá nhân được tôn trọng. Nhưng khi các điều kiện này không còn được chính quyền tôn trọng – như trường hợp đang xảy ra ở Venezuela hiện nay – thì mọi người có thể không có tiếng nói tự do và cũng không thể chọn hướng đi cho đất nước mình.

Việc này chẳng khác gì tranh luận rằng các hành động của Tổng thống Maduro là hợp pháp vì ông lên nắm quyền thông qua một cuộc bầu cử tự do. Một nhà lãnh đạo được bầu lên một cách dân chủ chỉ có thể duy trì tính chính danh nếu người đó cư xử một cách dân chủ sau khi lên nắm quyền.

Như giáo sư Georgetown Hector Schamis gần đây nhớ lại, António de Oliveira Salazar ở Bồ Đào Nha, Alfredo Stroessner ở Paraguay, và Suharto ở Indonesia lên nắm quyền thông qua các cuộc bầu cử nhưng không có cuốn sách sử nào trên thế giới công nhận họ là các lãnh đạo dân chủ cả. Thậm chí, cả ông Yanukovych cũng đã giành được chiến thắng thông qua bầu cử nhưng ông sẽ được mọi người trên thế giới nhớ đến bởi những hành động đổ máu mà ông ấy gây ra ở Kiev, tiếp theo một nền kinh tế Ukraina bên bờ vực phá sản, và tất nhiên, lòng tham mà ông vơ vét được qua hình ảnh vườn thú tư nhân và gara đầy xe Ferrari.

Người dân Venezuela, cũng như người dân Ukraina, nên biết rằng họ không đơn độc. Cuộc đấu tranh dân chủ của họ là cuộc đấu tranh của tất cả mọi người. Nhân dân ở Mỹ Latinh biết như vậy, ngay cả khi các lãnh đạo của họ không sẵn sàng nói ra những điều này.

Thanh Ngân chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Andrés Velasco, Project Syndicate

Andrés Velasco từng là ứng cử viên tổng thống và Bộ trưởng Tài chính của Chile, hiện là giáo sư ngành phát triển quốc tế tại Trường Quốc tế và Thông tin thuộc Đại học Columbia. Ông đã từng giảng dạy tại Đại học Harvard và Đại học New York, và là tác giả của nhiều chương trình nghiên cứu về kinh tế và phát triển quốc tế.

© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Cầu treo, biệt thự và… “treo” danh dự

Cơ chế tù mù cũng lắc đầu quầy quậy: Không phải tôi. Minh bạch công khai hay tù mù là do con người hết. Tôi cũng chỉ là “nạn nhân” của con người mà thôi!

I- Tuần qua, chỉ có một chữ “treo” mà làm nghiêng ngả cả xã hội.

Đó là vụ tai nạn thương tâm xảy ra tại chiếc cầu treo Chu Va 6 (xã Sơn Bình, huyện Tam Đường- Lai Châu), khi người dân đưa đám tang một cán bộ xã vừa bị tai nạn giao thông, phải đi qua chiếc cầu mới sử dụng đúng hơn 01 năm.

Không giống như câu chuyện phim ảnh kinh điển “Bốn đám cưới và một đám ma” của đạo diễn người Anh Mike Newell nổi tiếng, đem lại tiếng cười sảng khoái cho người xem, hiện trường “một đám ma và tám cái chết, gần 40 người bị thương” xảy ra hệt kỹ xảo điện ảnh, khiến người dân cả xã Sơn Bình rơi nước mắt, xã hội đau xót bàn luận trước những cái chết oan uổng và thương tật của gần 50 người dân vô tội.


Đạo diễn của chiếc “cầu treo tử thần” này là một lô một lốc đơn vị: Chủ đầu tư- UBND huyện Tam Đường; Công ty TNHH tư vấn công nghiệp Lào Cai (tư vấn thiết kế); doanh nghiệp tư nhân xây dựng Ký Hoa (nhà thầu thi công); Ban QLDA huyện Tam Đường (tư vấn giám sát); và chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về GTVT trên địa bàn là Sở GTVT tỉnh Lai Châu. Đây là công trình do Đan Mạch đầu tư và cấp vốn xây dựng, với số tiền 1 tỷ 247 triệu đồng, trọng tải 1,5 tấn.

Tai nạn giao thông, cầu đường ở xã hội ta giờ như cơm bữa. Nhưng vụ tai nạn thương tâm ở cầu treo Chu Va 6 làm chấn động dư luận xã hội bởi nó dấy lên những nghi vấn nhức nhối về chất lượng công trình, khi mà cây cầu được sử dụng hơn một năm, còn rất mới, và mới vừa hết thời hạn bảo hành.

“Giải mã” trước tiên tại người đi đông, gây cộng hưởng và quá tải dẫn đến sập cầu, rất nhanh chóng bị các chuyên gia cầu đường phủ nhận, thậm chí cho là “phản cảm” khi đổ lỗi cho dân. Trong khi người dân, như nhiều vụ việc xảy ra trong xã hội, thường là đối tượng phải gánh chịu hậu quả.

Bởi theo ông Tuấn Anh, kỹ sư cầu đường một công ty thuộc Bộ Xây dựng, cây cầu chịu được tải trọng 1,5 tấn, trên cầu có khoảng 50 người, tức là lúc đó cầu hứng tải hơn 02 tấn. Về nguyên tắc khi thiết kế, để đảm bảo an toàn, bao giờ cầu cũng chịu tải được gấp 03 lần. Trường hợp cầu treo Chu Va được ghi có tải trọng 1,5 tấn thì thực chất có thể chịu tải khoảng 04- 05 tấn. Rõ ràng là do thi công không tốt, nhập nguyên liệu không bảo đảm chất lượng, mới để xảy ra trường hợp đáng tiếc như vậy.

Còn ông Trần Xuân Sanh, Cục trưởng Quản lý xây dựng (Bộ GTVT) cho biết, dây cáp cầu treo Chu Va là loại chịu được trọng tải tới 79 tấn, nhưng kết cấu neo không đồng bộ với cáp.Với loại cáp này, phải sử dụng bu-lông cường độ cao mới đảm bảo chất lượng. Thực tế không được như vậy, tai nạn xảy ra là do đứt ốc neo – vị trí chịu tải yếu nhất…(VnExpress, ngày 26/02).

Và sự hé lộ của con “ốc neo” bí ẩn bước đầu bị lôi ra ánh sáng, khẳng định nghi ngờ của các chuyên gia có cơ sở. Khi ngày 25/2, một tổ điều tra gồm các cán bộ của Bộ GTVT và UBND tỉnh Lai Châu được thành lập. Cuộc điều tra xem xét tại hiện trường cho thấy, đầu dây cáp gắn với hố neo, chiếc tăng đơ (ốc neo) bằng sắt, to bằng cổ chân người lớn đứt đôi như gạch vỡ. Chính từ điểm đứt gãy này, cáp bị lôi đi làm nghiêng mặt cầu, hất văng toàn bộ người trong đám tang xuống cầu.

“Thảm họa chỉ từ một con ốc” là tên bài báo Tiền phong (ngày 26/02), hay thảm họa từ chính con người?

Thảm họa đó chưa dừng lại? Mới đây, xã hội lại chấn động vì một phát hiện mới nhất- nhiều khả năng trụ cầu Chu Va 6 được xây bằng gạch ống nung thay vì đổ bê tông như thiết kế ban đầu. Kết quả kiểm tra của ngành GTVT Lai Châu tại hiện trường sơ bộ cho thấy, cầu Chu Va 6 vẫn đổ trụ bê tông cốt thép theo đúng thiết kế. Tuy nhiên, do trụ bê tông không bằng phẳng nên Ban QLDA huyện Tam Đường ‘đã yêu cầu nhà thầu ốp thêm một lớp gạch ống bên ngoài cho bằng phẳng, rộng hơn trụ thiết kế’.

Trước đó, ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng GTVT đã có một phát ngôn khá “thẩm mỹ” khi cho rằng: Có thể, người ta đúc lõi bằng bê tông, nhưng xây gạch bao bên ngoài để … trang trí cho đẹp (?). Liệu đó có thể là những cái đẹp… giết người không, thì còn chờ cơ quan chức năng điều tra, kết luận, so sánh với bản vẽ thiết kế, và hồ sơ xây dựng cây cầu.

Thì mới đây, các chuyên gia tư vấn xây dựng của JICA Nhật Bản lập tức phủ nhận ý kiến của lãnh đạo tỉnh Lai Châu, cho rằng cách giải thích đó quá vô lý. Họ cho biết, trong thiết kế xây dựng cầu đường bộ, đặc biệt cầu treo khu vực miền núi, sử dụng gạch để tạo mỹ quan cho cầu là tối kỵ, bởi điều này ảnh hưởng đến kết cấu, đe dọa an toàn giao thông qua lại. Đáng nói, trong các văn bản của Bộ GTVT, không có quy định nào cho phép đơn vị thi công sử dụng gạch làm trụ cầu, hoặc “tạo mỹ thuật” cho trụ cầu treo (kienthuc.net.vn, ngày 05/03).

“Tạo mỹ thuật” cho cầu treo, hay để che đi cái xấu xa dụng ý của con người? Câu hỏi này cũng cần sòng phẳng. Và lúc này đây, cây cầu treo Chu Va 6 đang bị giải phẫu (dỡ), để tìm căn bệnh trọng ở… con người.

Còn GS Nguyễn Đình Cống (cựu giảng viên ĐH Xây dựng) nói thẳng, chất lượng kém trong thi công bắt nguồn từ tệ nạn tham nhũng đang tràn lan, nạn bớt xén tiền trong xây dựng dẫn đến chất lượng vật liệu và thi công đều không bảo đảm. Bởi thông thường những chiếc cầu dây treo dạng này có tuổi đời thiết kế 50-100 năm. Giả dụ, cầu treo Chu Va 6 thuộc dạng cầu tạm thì tuổi đời ít nhất cũng phải được 20 năm, chứ không thể mới “tạm” 01 năm đã “ngã bệnh”.

Vụ việc cầu treo Chu Va 6 chỉ như thêm một minh chứng sinh động và đắt giá về một thảm họa khác- thảm họa lương tâm con người- luôn “treo” lơ lửng trên sinh mạng, sự sống đồng loại.

Bởi xã hội chưa quên tháng 11/2012, vụ việc vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3 (Kon Tum), để lộ ra bê tông chỉ gồm… đất trộn cát sỏi, vụ vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2 ở tỉnh Gia Lai. Cả hai vụ cuối cùng đều được các tỉnh kết luận nhẹ như lông hồng: Chủ đầu tư đã thi công đập sai so với hồ sơ thiết kế cơ sở. Rồi chủ đầu tư thiếu hiểu biết, cố tình làm sai.

Nay mai, liệu có đến lượt cầu treo Chu Va 6 cũng sẽ nhận được những kết luận nhẹ hều như thế: Thi công sai so với hồ sơ thiết kế?

Chỉ tính riêng Lai Châu, còn hơn 100 cây cầu treo, và cả nước, số cây cầu treo là bao nhiêu? Bao nhiêu cây cầu treo có con “ốc neo” há miệng, bao nhiêu “Thần Chết” đang ẩn nấp, bởi được các “đạo diễn” tài ba rút ruột che chắn? Cho dù trước bi kịch cầu treo Chu Va 6, Bộ GTVT có văn bản chỉ đạo các địa phương gấp rút kiểm tra. Còn Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã kiến nghị khởi tố vụ án.

Điều đau xót, tự bao giờ cái sự ăn cắp, tham lam, tham nhũng trong xã hội nó lại hoành hành tàn bạo đến vậy. Tạp chí Văn hóa Nghệ An từng có bài viết tôn vinh lên thành “văn hóa tham nhũng”, một khái niệm cay đắng, nhưng cũng bộc lộ sự bất lực đau đớn của nhân dân, trong đó có những người cầm bút- trước giặc nội xâm.

Một khi tham nhũng trở thành nét “văn hóa bản sắc”, liệu thế hệ hậu bối chúng ta hôm nay có dám ngẩng mặt để nhìn các bậc tiền nhân nước Việt?

**********

II- Và chữ “treo” đó những ngày này, cũng đang lơ lửng trên… danh dự của một vị cựu quan chức.

Đó là vụ biệt thự khủng của ông Trần Văn Truyền, cựu Thanh tra Chính phủ mà xã hội đang ồn ào. Người mà cách đây đúng 03 năm, tháng 2/2011, có bài phỏng vấn cảm động lòng người đăng trên VnExpress, về thái độ của ông trước sự quyến rũ của… nàng Tiền.


Ngôi biệt thự của ông tại ấp 3 xã Sơn Đông, TP Bến Tre, có diện tích 16.000 m2 đất. Một biệt thự vô cùng hoành tráng. Theo người dân địa phương, chỉ riêng mảnh đất đã có giá 24 tỷ (1,5 triệu/m2).Tiền xây ngôi biệt thự chính cỡ hơn chục tỷ. Chưa kể ngoài ngôi biệt thự chính, quanh nó còn 04 ngôi nhà làm bằng loại gỗ cực quý, phục vụ cho những việc như uống trà, tiếp khách, và nội thất bên trong…(VTC News, ngày 03/03)

Thật ra, nhiều công dân giàu có là một trong những niềm tự hào, đáng hãnh diện của một quốc gia. Nó cho thấy tài năng trí tuệ, và môi trường cơ chế văn minh của quốc gia đó, giúp cho sự giàu có vật chất, sự hạnh phúc con người biến thành hiện thực, với điều kiện sự giàu có đó là chân chính, chính đáng, và không có sự khuất tất mờ ám.

Có điều ở một quốc gia còn nghèo, đang phát triển như VN, thu nhập bình quân của người dân còn vào loại khiêm tốn so với khu vực, mà Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam từng nhìn nhận: Lương Bộ trưởng 40 năm mới mua được nhà thu nhập thấp (VnExpress, ngày 18/8/2011), thì hiện tượng một biệt thự hoành tráng của quan chức sau nghỉ hưu giữa cộng đồng dân cư còn nghèo khó, thì cũng khá phản cảm. Đương nhiên khó tránh khỏi đàm tiếu, nghi ngờ.

Nhất là xã hội ta đang phải đối đầu với quốc nạn tham nhũng, và công cuộc chống giặc nội xâm còn nhiều phần yếu thế. Hiện tượng biệt thự khủng kiểu này lại nằm trong chuỗi hiện tượng những biệt thự khủng khác ở của một số quan chức ở Hà Giang, Hải Dương, Bình Dương…thì sự ồn ào khó tránh khỏi. Đó nên coi là tâm lý thường tình.

Người viết không bàn về những “thanh minh thanh nga” của ông, hay của con gái ông về một cô em kết nghĩa nào đó đã giúp ông xây biệt thự khủng, khiến LS Trần Quốc Thuận đặt câu hỏi: Một cô em của ông Truyền là ai mà cho nhiều thế? Bởi chỉ có lương tâm ông hiểu rõ nhất, đó là đồng tiền sạch hay bẩn.

Không bàn về những khẳng định của TBT báo Người Cao tuổi khi dám chắc như đinh đóng cột: Thông tin về ông Truyền, ông Khánh không liều được! (ông Ngô Văn Khánh, Phó Tổng TTCP).
Không bàn về thông tin ông ký “cấp tập” trong thời gian ngắn bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp vụ (và tương đương) tại cơ quan TTCP chỉ trong thời gian ngắn trước khi nghỉ hưu, trong cái thời “mua quan bán tước”, đi đêm tràn lan ở các cơ quan công quyền. Bởi ông cho biết, ông đã làm đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Cái chữ ký đầy uy quyền đó của ông rồi đây, là chữ ký trung thành hay “phản chủ”? Chưa biết. Vì tất cả các vấn đề lùm xùm xung quanh tài sản khủng, bổ nhiệm cán bộ bất thường của ông sẽ do các cơ quan chức năng có thẩm quyền điều tra, kết luận. Và dư luận xã hội đang chờ đợi làm rõ, với yêu cầu minh bạch, công bằng và khách quan

Bởi nếu ông không sai phạm, ông cũng cần được trả lại cái chữ “trong sạch” còn … treo lơ lửng đâu đó trên tên tuổi ông hiện nay. Cũng là trả lời cho người dân mà cái chữ “nghi vấn” cũng đang treo lơ lửng trên… niềm tin chính họ.

Người viết chỉ xin bàn, vì sao những xì xào, định kiến trong xã hội với các quan chức nước Việt, giờ đây như nấm sau mưa?

Những ngày này, chữ “treo” đang lơ lửng trên danh dự một số vị. Ảnh minh họa: tinmoi.vn
Bởi một điều, việc công khai, minh bạch trong xã hội ta, nhất là công khai minh bạch lương, thu nhập, tài sản quan chức lãnh đạo các cấp vẫn đang là của quý và hiếm, hệt hàng mẫu “đề nghị quý khách không đụng vào”. Dù trong nhiều văn bản, trong nhiều phát ngôn của các vị quan chức có trách nhiệm, luôn xuất hiện cụm từ công khai và minh bạch. Nói như LS Trần Quốc Thuận, không chỉ riêng mình ông này, trong phạm vi cả nước còn có nhiều người thuộc diện đáng phải xem xét. Đó là dấu hiệu không bình thường, đã được nêu rõ trong Nghị quyết TƯ 4.
 
Nó hiếm đến nỗi, thực chất hiện nay, sự kiểm soát tài sản các quan chức là qua bản… tự khai, trong khi kiểm soát thu nhập thì rất rộng, nhiều vấn đề mà việc trả lương qua tài khoản chỉ là một nội dung, như câu trả lời của ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Cục IV- TTCP), trả lời báo Lao động ngày 04/03.

Thế nên, sự công khai minh bạch cũng mới là qua… văn bản.

Cũng xin lưu ý một đặc điểm thực tế rất căn bản giữa quan chức các quốc gia văn minh và quan chức nước Việt. Ở các quốc gia văn minh, nhiều vị trước khi trở thành các quan chức cao cấp, đều đã là những doanh nhân, đại gia giàu có, có đầu óc hơn người. Còn ở xã hội ta, nhiều vị quan chức chỉ trở nên giàu có hơn người sau khi có cái ghế. Thế nên mới có khái niệm đặc quyền, đặc lợi là vậy.

Và vì công khai, minh bạch còn là của quý và hiếm, nên những vụ biệt thự, dinh thự khủng của các quan chức cứ nổi lên giữa cơn bão dư luận, để rồi ít lâu, lại từ từ… chìm xuồng kiểu: Chỉ có Tiền mới hiểu/ Anh mênh mông nhường nào. Chỉ có anh mới hiểu/ Tiền đi đâu về đâu… (xin mượn ý thơ của Xuân Quỳnh)

*********

III- Thế cho nên, trong đời sống này, đừng ai quá tự tin về sự liêm chính của mình, cũng đừng coi thường những cái gọi là nhỏ. Chỉ một “con ốc” nhỏ, cũng có thể gây họa lớn. 

Nghe vậy, con ốc nhỏ vội nhỏ nhẻ: Không phải tôi. Tôi chỉ là nạn nhân của con người thôi!

Cũng đừng coi thường những đồng tiền nhỏ. Học thuyết của “Thuyết buôn vua” trong vụ án Năm Cam năm nào đã chỉ rõ: Tiền có thể không mua được, nhưng rất nhiều tiền sẽ mua được!”. 
 
Đồng tiền vội cãi: Không phải tôi. Tôi chỉ là nạn nhân của cơ chế tù mù mà thôi!
Cơ chế tù mù lắc đầu quầy quậy: Không phải tôi. Minh bạch công khai hay tù mù là do con người. Tôi cũng chỉ là nạn nhân của con người mà thôi!

Hóa ra, cuối cùng, trách nhiệm công khai minh bạch lại “treo” lơ lửng trên đầu những con người… có trách nhiệm!
Kỳ Duyên
Theo blog Kim Dung

Khi miếng bánh đã hết ngọt

Vận chuyển gạo ở nhà máy xay xát lúa gạo tại Vĩnh Long, ảnh minh họa chụp năm 2013.
Chính phủ quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ đông xuân ở đồng bằng sông Cửu Long, trước dự báo u ám về đầu ra xuất khẩu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và tình trạng được mùa mất giá.

Không còn hiệu quả?

Nghe tường trình
Ngày 5/3 Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết Chính phủ đã đồng ý chủ trương mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ đông xuân. Tuy vậy cùng ngày 5/3, trên Thời báo Kinh tế Saigon ông Trương Thanh Phong chủ tịch VFA nói rằng chương trình mua tạm trữ lúa gạo những năm về trước đã phát huy tác dụng, giúp nông dân có lãi nhưng kể từ năm 2012 chương trình này không còn hiệu quả.

Đây là lần đầu tiên Chủ tịch VFA nhìn nhận chính sách tạm trữ lúa gạo đã không còn phù hợp và tỏ ra không mặn mà với việc mua tạm trữ theo cách thức trước kia. Theo đó doanh nghiệp do VFA phân bổ được Nhà nước cho vay vốn lãi suất 0% trong thời gian ba tháng, để mua tạm trữ gạo theo mức giá ấn định và chờ xuất khẩu. Nay VFA quan ngại Thái Lan xả kho gạo hàng chục triệu tấn chào giá thấp hơn gạo Việt Nam. Gạo cấp thấp của Việt Nam cũng đang mất dần thị trường Châu phi, Trung đông trong khi các nước Đông Nam Á giảm mua các hợp đồng tập trung cấp chính phủ.




Mấy ‘ổng’ chỉ tung cái tin trấn an lòng dân, tạm trữ chỉ là cái chiêu của mấy ‘ổng’ thôi. Tạm trữ kiểu gì đợi cho lúa rớt giá thảm thiết rồi mua nhóng lên một trăm đồng bạc.

-Nông dân ĐBSCL
Trong thời gian dài, đại biểu quốc hội và các chuyên gia cho rằng, kế hoạch mua tạm trữ với vốn vay không lãi suất chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp không thực tế hỗ trợ nông dân. Cách mua tạm trữ tạo cho doanh nghiệp cơ hội nhanh chóng ký hợp đồng xuất khẩu giá thấp miễn là có lời. Giờ đây thì chính VFA lại không phấn khởi vay vốn để mua tạm trữ vì sợ không có đầu ra xuất khẩu, miếng bánh trước kia doanh nghiệp tranh nhau được phân bổ chỉ tiêu nay Chủ tịch VFA tỏ vẻ không đoái hoài.

Một nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long mới thu hoạch lúa Jasmine 85 cho biết giá xuống rất nhanh, phải vội vã bán dù lời rất ít. Ông tỏ vẻ ngán ngẩm với thông tin chính phủ sẽ giao VFA thực hiện mua tạm trữ gạo vụ đông xuân vào thời điểm thu hoạch rộ.

“Theo tôi nghĩ mấy ‘ổng’ chỉ tung cái tin trấn an lòng dân, tạm trữ chỉ là cái chiêu của mấy ‘ổng’ thôi. Tạm trữ kiểu gì đợi cho lúa rớt giá thảm thiết rồi mua nhóng lên một trăm đồng bạc thật quá dễ. Hiện nay giá 5.000đ mấy ‘ổng’ có giỏi mua tạm trữ đi, đâu có dám! Đợi nó xuống 4.100đ-4.200đ mua nhóng lên một chút rồi nói nhà nước lo cho dân… Chỉ cần mấy ‘ổng’ không xuất khẩu vài hợp đồng thì tất nhiên gạo phải dội giá… cái tạm trữ này đối với nông dân không có hưởng lợi ích gì hết.”

Trữ gạo lâu sợ xuống cấp?

Nông dân phơi lúa trên một cánh đồng ở huyện Phú Nhuận, tỉnh Tiền Giang, ảnh chụp trước đây.
Phải đến cuối tháng 3 dương lịch mới là thời điểm thu hoạch rộ vụ lúa đông xuân ở đồng bằng sông Cửu Long. Thế nhưng giá lúa và gạo nguyên liệu cùng giảm tới 600đ/kg trong vòng 1 tháng từ ngày 5/2 tới ngày 5/3. Việc lúa gạo giảm giá rất nhanh làm cho thương lái bỏ tiền cọc không mua lúa của nông dân vì sợ lỗ nặng.

Trao đổi cùng chúng tôi, ông Đoàn Ngọc Phả phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn An Giang cho biết giá lúa hiện nay nông dân có thể có lời từ 1.000đ trở lại tương đương 25% giá thành, nhưng vào vụ thu hoạch rộ giá còn giảm nữa và những nông dân phải thuê ruộng để canh tác thì chắc chắn bị lỗ vốn. Về vấn đề tạm trữ, ông Đoàn Ngọc Phả cho rằng nó có tác động giảm áp lực nguồn cung, nhưng nên có nhiều dạng tạm trữ không chỉ một mình doanh nghiệp. Theo ông doanh nghiệp trữ gạo đặc biệt các Tổng công ty lương thực Nhà nước không còn mặn mà kế hoạch tạm trữ vì lúc trước dễ xuất khẩu, nhưng từ năm ngoái thị trường bế tắc, họ không thể trữ gạo lâu sợ xuống cấp phải bán dù giá thấp. Ông nói:

“Tăng khả năng tạm trữ của Cục Dự trữ Nhà nước cũng rất là cần thiết, cái đó không phải thương mại nhưng nó cũng góp phần trong giai đoạn lúa thu hoạch rộ. Các doanh nghiệp nhà nước như Vinafood II không có kho chứa lúa mà chỉ có kho chứa gạo trong khi các doanh nghiệp cánh đồng lớn thì ở ngay vùng nguyên liệu họ có cụm kho sấy xay xát, kho chứa lúa vì họ mua lúa tươi, sấy rồi để đó khi có nhu cầu mới xay xát và chế biến thành gạo xuất khẩu.




ăng khả năng tạm trữ của Cục Dự trữ Nhà nước cũng rất là cần thiết, cái đó không phải thương mại nhưng nó cũng góp phần trong giai đoạn lúa thu hoạch rộ.

-Ô. Đoàn Ngọc Phả
Thành ra các doanh nghiệp này như Cty Bảo vệ Thực vật An Giang rất mong muốn được hỗ trợ để tạm trữ, vì đàng nào họ cũng phải mua vì đã ký hợp đồng với nông dân, mua theo giá thị trường nhưng tất nhiên có nhiều người mua thì nhu cầu tăng lên đỡ rớt giá. Nói chung tạm trữ tại doanh nghiệp thì hiện nay các doanh nghiệp có vùng nguyên liệu có kho chứa lúa có lò sấy thì họ hưởng ứng mạnh hơn. Còn doanh nghiệp gạo mấy năm trước qua tháng ba tháng tư thì giá gạo lên họ tạm trữ có lời hoặc không lỗ. Nhưng năm rồi do tình hình xuất khẩu thế giới họ bị lỗ.”

TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn trụ sở ở Hà Nội, nhận định về điệp khúc được mùa mất giá và mua tạm trữ ở đồng bằng sông Cửu Long:

“Cấp thời thì như mọi năm Nhà nước vẫn có giải pháp thu mua tạm trữ để mà nâng giá trên thị trường lên, đảm bảo một mức lợi ích nhất định cho người nông dân. Năm nay việc mua tạm trữ sẽ được làm nhưng không chỉ có sự tham gia của các doanh nghiệp xuất khẩu mà còn có các doanh nghiệp trực tiếp hỗ trợ đầu tư cho nông dân ở các cánh đồng mẫu lớn. Các doanh nghiệp đó làm thì sẽ tốt hơn. Thế nhưng theo tôi, vấn đề cơ bản, giải quyết tận gốc của vấn đề không phải là những giải pháp mang tính ngắn hạn như thế. Về căn bản sẽ phải tổ chức lại toàn bộ chuỗi giá trị lúa gạo của Việt Nam, để mà tất cả các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị đó nhất là vai trò của người nông dân rất nhỏ, rồi đến các doanh nghiệp chế biến, các doanh nghiệp đã đầu tư đầu vào hỗ trợ cho người nông dân sản xuất, cho đến các doanh nghiệp được quyền xuất khẩu, tất cả mọi tác nhân đó đều phải có tiếng nói cho việc quản lý thị trường, mọi quyết định xuất khẩu trong chuyện điều hành quá trình phát triển của ngành hàng.”

Việc sản xuất và tiêu thụ lúa gạo của Việt Nam rõ ràng sẽ phải được tổ chức lại, đây cũng là sức ép chung cho tất cả các ngành hàng nông nghiệp khác. Nhưng quan trọng nhất vẫn là phải có chiến lược về thị trường tiêu thụ, rồi mới phát triển sản xuất. Câu chuyện gia tăng trồng lúa xuất khẩu gạo đứng thứ nhì thế giới, nhưng thu nhập của nông dân thì ngày một mỏng dần chính là bài học kinh nghiệm đắt giá.
Nam Nguyên,
phóng viên RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét