Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

QUÂN ĐỘI BẢO VỆ DÂN, TRUNG THÀNH VỚI TỔ QUỐC HAY VỚI ĐẢNG - Lời chào chính luận

QUÂN ĐỘI BẢO VỆ DÂN, TRUNG THÀNH VỚI TỔ QUỐC HAY VỚI ĐẢNG

Danquyen

Thanh Gia
(Ý kiến phản biện tác giả HỒNG HẢI – Báo QĐND)
Thưa ông Hồng Hải.
Tôi chỉ là một người dân, không tham gia một tổ chức chính trị nào và cũng không có ý tưởng sẽ tham gia chính trị. Đọc bài viết  “Không mơ hồ trước kiến nghị “quân đội chỉ bảo vệ Tổ quốc” đăng trên báo Quân đội nhân dân (QĐND) ngày 03/02/2014. Xin mạn phép bày tỏ vài ý kiến sau:
Thứ nhất: Tôi có nhận xét bài viết của ông khá dài. Nhưng về văn phạm không xứng là một bài văn chứ chưa nói là một bài lý luận! Vì nó không đảm bảo tối thiểu cấu trúc Mở đầu – Thân bài – Kết luận.

Thứ hai: Những lý luận, dẫn chứng của ông cho thấy một nhận thức hạn hẹp, xưa cũ và mâu thuẫn.
Ông nhắc người đọc rằng : “Hiến pháp 2013 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2014, trong đó, Điều 65 ghi rõ: “Lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước..”. Nhưng ông quên rằng bản Hiến pháp sửa đổi bị rất nhiều trí thức, nhóm xã hội dân sự và người dân phản đối mà bằng chứng là hàng chục ngàn chữ ký trên Bản kiến nghị của Nhóm 72  nhân sĩ trí thức khởi xướng  là một bằng chứng! Nếu bản Hiến pháp đó được trưng cầu dân ý một cách nghiêm túc thì tôi không tin nó thể hiện ý nguyện của đa số nhân dân Việt Nam đâu ông ạ!
Bản thân tôi và có lẽ hầu hết những người từng lên tiếng phản đối bản Hiến pháp sửa đổi đều không muốn nhắc lại những bất công, bất hợp lý của Bản Hiến pháp này vì chúng tôi hiểu rõ: Dù sao thì nó cũng đã được Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đạo diễn và áp đặt trong thực tế. Phản biện chỉ là hi vọng ĐCSVN từng bước xem xét và qua đó nhìn nhận, tôn trọng các giá trị dân quyền, dân chủ trong việc quản lý, lãnh đạo đất nước.
Về vai trò và tính trung lập chính trị của Quân đội trong cấu trúc bảo vệ an ninh tổ quốc. Ông nhầm lẫn hay không biết trong chế độ hiện nay của VN và của tất cả các quốc gia trên thế giới đều có phân biệt chức năng rất rõ ràng nhiệm vụ “bảo vệ an ninh xã hội” và nhiệm vụ “chiến đấu bảo bệ đất nước”? Việc sử dụng lực lượng quân đội vào mục đích “bảo vệ an ninh xã hội; bảo vệ đảng phái chính trị..” chỉ có ở các quốc gia độc Đảng, độc tài, toàn trị.. Nó là mô hình lãnh đạo áp đặt, duy trì quyền lực bằng sức mạnh. Một mô hình của chế độ phong kiến cổ hũ cách đây hàng thế kỷ rồi !
Điều này phù hợp và lý giải cho việc ông dẫn chứng lý luận của Carl von Clausewilz – Một nhà lý luận quân sự Phổ cách đây gần 200 năm (sinh 1780. mất 1831). Có điều, cả ông và ông Bùi Phan Ký cũng nhầm lẫn, thậm chí hiểu ngược lại  khi dẫn giải “chiến tranh là kế tục của chính trị” là tư tưởng của của Clausewilz (!). Vấn đề này tôi nghĩ là ông nên tìm hiểu và đọc lại xem tôi nói đúng hay sai.
Về nội dung phân tích vai trò của quân đội ở các nước đa đảng. Ông tiếp tục nhầm lẫn hay cố tình kiểu “ lập lờ  đánh lận con đen” khi nói rằng: “Các đảng phái muốn LLVT đứng ngoài các cuộc đấu tranh giành quyền lực” rồi lại nói “khi một đảng giành được quyền lực (thông qua bầu cử) thì đương nhiên đảng đó cũng lãnh đạo LLVT..” ?
Vì rõ ràng: Việc đấu tranh giành quyền lực lãnh đạo là hoạt động chính trị, giải quyết mâu thuẫn trong đường lối lãnh đạo (chính trị), mang tính dân sự chứ không phải là quân sự. Việc quân đội đứng ngoài chính trị trong đấu tranh giành quyền lực nội bộ quốc gia là để phòng ngừa thế lực bên ngoài lợi dụng xâm lược, điều đó là đương nhiên. Khi vấn đề quyền lực chính trị đã được giải quyết, một đảng giành được quyền lực thông qua bầu cử, tức là được đa số người dân ủng hộ thì việc đảng đó nắm quyền lãnh đạo (theo ý dân) đối với LLVT để thống nhất định hướng phục vụ và bảo vệ quyền lợi đa số người dân là logic hợp lý. Nó thể hiện rõ ràng vai trò của quân đội là bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc chứ hoàn toàn không phải vì vậy mà ông nói là bảo vệ đảng!
Đến đây, tôi xin bày tỏ thêm quan điểm và nhận định của tôi về việc: Tại sao ông viết như vậy, nghĩ như vậy và nhằm mục đích gì?..
Theo tôi, cá nhân ông và cả ĐCSVN đều có chung mong muốn và tìm mọi cách để đạt mục đích trói buộc quân đội vào nhiệm vụ phải “trung thành với đảng”. Đơn giản vì ĐCSVN không dám thực thi một xã hội dân chủ, trong đó xã hội tôn trong nguyên tắc đa số. ĐCSVN giữ chặt lực lượng quân đội trong tay để từ đó dùng sức mạnh áp đặt quyền lãnh đạo lên nhân dân. Bất chấp có được đa số người dân đồng ý hay không! Đó là kiểu lãnh đạo bằng cường quyền của chế độ bạo chúa phong kiến xa xưa. Tư duy ấy đã quá lỗi thời, lạc hậu..
Hiện nay, có một biến cố lớn tại Ucraina mà tôi nghĩ rằng nó là một trong những ám chỉ của ông về vấn đề “bất ổn, phức tạp..” đúng không? Ông (và ĐCSVN nữa) lo ngại một kịch bản tương tự ở VN nên mới đem những lý luận lủng củng như vậy để lấp liếm việc nắm giữ sức mạnh?
Vậy thì thưa ông! Tôi cũng muốn qua đó  để  nói thẳng với ông rằng: Tôi, chỉ là một người dân bình thường nhưng còn hiểu được rằng: Không chỉ các ông sợ mất quyền lực mà các ông còn có những âm mưu lớn hơn như thế rất nhiều!
Ucraina chắc chắn sẽ mất Crimea vào tay Nga vì yếu tố quyền lợi và địa chính trị. Quân đội Ucraina đứng ngoài tranh chấp nhưng bị vô hiệu bởi âm mưu từ cả hai phía mới không kịp phản ứng ở Crimea.
“Bất ổn, phức tạp” ở Việt Nam nếu có thì cũng có ở chỗ tương đồng thay vì Crimea giáp Nga còn Bắc Việt Nam giáp Trung Quốc. Nếu xảy ra tranh chấp quyền lãnh đạo bằng đấu tranh dân chủ tương tự Ucraina thì khó loại trừ khả năng Trung Quốc lợi dụng đánh chiếm miền Bắc. Nếu Quân đội nhân dân Việt Nam đứng ngoài tranh chấp chính trị thì khó mà đánh vào miền Bắc Việt Nam chứ chưa nói gì miền Nam, đúng không ông?
Để thay cho lời kết. Tôi xin nhắc ông rằng: Việt Nam không phải là Ucraina! Nếu có một kịch bản Crimea ở Việt Nam thì trừ phi đủ sức tận diệt người Việt Nam chứ sẽ không có bất kỳ sức mạnh nào ngăn được người dân Việt Nam thống nhất và độc lập! Lịch sử ngàn xưa đã vậy và mãi mãi vẫn sẽ như vậy!
Tôi biết rằng không thể trao đổi cùng ông trên các báo chính thống nên bày tỏ trên hệ thống “lề trái”. Nếu có thể được ông chiếu cố mà góp ý thì tôi lấy làm vinh hạnh nhiều lăm!
Có thể tự bịt mắt mình vì sợ hãi nhưng không thể bịt mắt người khác khi xung quanh là một xã hội. Nhân đây, tôi xin chép lại một triết lý của Carl von Clausewilz:
Một cảm xúc mạnh mẽ phải kích thích tài năng của chỉ huy quân sự, có thể là tham vọng như đối với vua Caesar, hoặc là hận thù như đối với tướng Hannibal, hoặc là sự kiêu hãnh đánh một trận huy hoàng như đối với vua Friedrich II Đại Đế. Hãy mở tấm lòng đến với những cảm xúc tương tự, hãy cương quyết tìm một sự kết thúc vinh quang, thì số phận sẽ mang vinh quang đến cho mình!

(*) Xem lại: Không mơ hồ trước kiến nghị “quân đội chỉ bảo vệ Tổ quốc”.

Không mơ hồ trước kiến nghị “quân đội chỉ bảo vệ Tổ quốc”

QĐND - Trong khi quân đội một số nước ra tuyên bố “trung lập về chính trị” trước thực trạng bất ổn chính trị của đất nước họ, một số đối tượng đã phát tán các bài viết trên mạng xã hội đòi “trả quân đội về phục vụ nhân dân, không chính trị hóa quân đội”, “quân đội chỉ bảo vệ Tổ quốc, không phải phục tùng và bảo vệ đảng cầm quyền”… Vậy thực chất của những “lời kêu gọi” trên là gì?
PGS, TS Phan Trọng Hào, Thư ký chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định: Những đòi hỏi “quân đội chỉ bảo vệ Tổ quốc, không phải phục tùng và bảo vệ đảng cầm quyền”, “trả quân đội về phục vụ nhân dân”… thực chất vẫn là để thực hiện ý đồ “phi chính trị hóa quân đội”. Hiến pháp 2013 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2014, trong đó, Điều 65 ghi rõ: “Lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”.
Ảnh minh hoạ.

Theo PGS, TS Phan Trọng Hào, hiện nay trên thế giới có nhiều nước khẳng định tính trung lập về chính trị của LLVT. Tuy nhiên, chúng ta cần nhận rõ, trong cấu trúc đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập của các nước nói trên thì việc quy định LLVT trung lập về chính trị là giải pháp bắt buộc với các nước đó. Bởi vì, ở các nước có chế độ đa đảng đối lập, cuộc đấu đá, tranh giành quyền kiểm soát cơ quan quyền lực nhà nước giữa các đảng phái chính trị diễn ra hết sức quyết liệt, phức tạp. Quan điểm “LLVT phải trung lập, đứng ngoài chính trị” được các đảng phái chính trị ra sức tán dương, cổ súy. Thực chất các đảng phái muốn LLVT đứng ngoài cuộc đấu tranh tranh giành quyền kiểm soát quyền lực nhà nước. Còn trong thực tế, ở các nước thực hiện chế độ đa đảng, LLVT chỉ “trung lập chính trị” với các đảng, giữ một khoảng cách với các đảng, không nghiêng về một đảng nào. Tuy vậy, bản thân các đảng chính trị đều ra sức vận động, “mua chuộc”, tìm sự hậu thuẫn từ LLVT. Và khi một đảng giành được quyền lãnh đạo chính quyền nhà nước (thông qua bầu cử) thì đương nhiên đảng đó cũng lãnh đạo LLVT, thậm chí LLVT nhiều nước còn phải làm lễ tuyên thệ trung thành với tổng thống, thủ tướng, vốn cũng là người đứng đầu, hoặc có thực quyền chi phối đảng cầm quyền.
Ở các nước có chế độ đa đảng, lời tuyên bố LLVT chỉ trung thành với nhà nước, về thực chất cũng là trung thành với đảng cầm quyền, khi đảng đó đã chiến thắng qua bầu cử. Hơn nữa, những đảng đối lập trong các nước có chế độ đa đảng này thực chất chỉ là đối lập về hình thức bề ngoài. Bởi vì, về căn bản các đảng này vẫn chung nền tảng ý thức hệ, đa đảng đối lập, nhưng nguyên tắc cơ bản của tổ chức đảng, mục đích hoạt động, và về bản chất vẫn là các đảng của giai cấp tư sản. Các đảng này chỉ khác nhau ở những điểm chi tiết, không cơ bản về những mục tiêu cụ thể, phương cách cụ thể để đạt mục đích chung. Do đó, dù hiến định hay không hiến định vấn đề LLVT trong Hiến pháp ở các nước, thì cũng không có nghĩa LLVT của các nước đó trung lập, đứng ngoài chính trị như các đảng phái chính trị thường tuyên truyền. Thiếu tướng, GS Bùi Phan Kỳ, chuyên viên cao cấp Viện Chiến lược (Bộ Quốc phòng), trong các công trình nghiên cứu của mình đã nhấn mạnh: Nguyên lý “chiến tranh là kế tục của chính trị” không phải do những người cộng sản đặt ra, mà do nhà lý luận quân sự người Phổ Clausewitz khái quát thành quy luật. Vì vậy, thực tiễn lịch sử thế giới chưa từng ghi nhận một quân đội nào đứng ngoài chính trị.
Tại cuộc tọa đàm “Đấu tranh bảo vệ, phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay” do Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị) tổ chức ngày 26-2-2014, nhiều nhà khoa học trong quân đội đã tham luận làm rõ về lời kêu gọi “quân đội chỉ bảo vệ Tổ quốc”. Các ý kiến chỉ rõ, thực chất của những kêu gọi trên vẫn là âm mưu diễn biến hòa bình, hòng thực hiện “phi chính trị hóa LLVT”, mục đích làm thay đổi bản chất, chức năng, nhiệm vụ của LLVT. Đây chính là âm mưu phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với LLVT, từng bước vô hiệu hóa LLVT, tiến tới thúc đẩy đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập tại Việt Nam, tạo cơ hội để các thế lực thù địch lật đổ thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Âm mưu, thủ đoạn này nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội.
 Các thế lực thù địch ra sức truyền bá quan điểm “quân đội trung lập”, nhằm lôi kéo quân đội xa rời hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tách LLVT ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; làm cho LLVT bị tha hóa, biến chất về chính trị và bị vô hiệu hóa; làm cho Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân mất chỗ dựa vững chắc để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Lời kêu gọi “quân đội chỉ bảo vệ Tổ quốc” đưa ra không chỉ do phương pháp nhận thức mang tính tư biện, suy diễn một cách chủ quan, phiến diện, mà còn xuất phát từ những toan tính cơ hội, thực dụng, ngộ nhận mình là “người có tài, am hiểu thời thế”. Sự kiện Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua Hiến pháp 2013 với tỷ lệ gần như tuyệt đối, khẳng định nhân dân ta không chấp nhận quan điểm lập lờ, mị dân đó, bởi đó sẽ là nguyên nhân làm suy yếu sức mạnh bảo vệ Tổ quốc của LLVT, dẫn đến mất ổn định chính trị - xã hội.
Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhiều lần nhận được câu hỏi của các tướng lĩnh và giới nghiên cứu quân sự thế giới: “Vì sao Quân đội nhân dân Việt Nam, từ không một tấc sắt trong tay lại đánh thắng hai đế quốc to trong những cuộc chiến tranh không cân sức?”. Đại tướng đã khẳng định: “Sẽ không tìm được câu trả lời cho câu hỏi này nếu không nhìn vào chiều dày lịch sử dân tộc và đường lối cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Quân đội ta do Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, giáo dục, rèn luyện; quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của Quân đội ta luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng. Mục tiêu chiến đấu của Quân đội ta là nhằm thực hiện thắng lợi mục đích của Đảng nêu ra trong Điều lệ Đảng: “Xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Bản chất cách mạng luôn thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhiệm vụ bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam là tất yếu, bắt nguồn từ nhu cầu tự thân của Quân đội và nguyện vọng chính đáng trên nền tảng nhận thức khoa học đã được thực tiễn lịch sử kiểm nghiệm của nhân dân Việt Nam.
HỒNG HẢI

Văn Bút Quốc Tế thúc giục nhà cầm quyền Cộng sản trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho nhà giáo Đinh Đăng Định, linh mục Nguyễn Văn Lý và nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu


Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Trong một Kháng Nghị thư phổ biến toàn cầu sáng ngày 7 tháng 3 năm 2014, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù (International PEN CODEP/WIPC) đã bày tỏ mối quan ngại sâu xa về tình trạng sức khỏe quá đổi suy kiệt của nhà giáo Đinh Đăng Định, linh mục Nguyễn Văn Lý và nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu. Văn Bút Quốc Tế đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho ba tù nhân ngôn luận và lương tâm này. Văn Bút Quốc Tế không chỉ nêu lên lý do nhân đạo. Thực vậy, sự an toàn nhân cách và thân thể của ba tù nhân đang bị đe dọa nghiêm trọng. Họ có thể chết trong trại tù nếu họ phải thi hành bản án cho đến hết hạn tù giam. Hơn nữa, họ lại không được khẩn cấp trị bệnh và tự do tiếp nhận sự chăm sóc y tế cần thiết. Văn Bút Quốc Tế còn nhấn mạnh rằng nhà giáo Đinh Đăng Định, linh mục Nguyễn Văn Lý và nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu bị bắt giữ và phạt tù nặng nề, thật bất công và vô nhân đạo, chỉ vì đã dám sử dụng quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm vốn được bảo đảm bởi Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị.
Chúng tôi được biết Văn Bút Quốc Tế đã gởi Kháng Nghị thư đến nhà cầm quyền Hà Nội gồm có chủ tịch nhà nước, thủ tướng và bộ trưởng Ngoại giao. Văn Bút Quốc Tế cũng yêu cầu các Trung tâm Văn Bút hội viên sớm gởi Kháng Nghị thư tương tự để
* bày tỏ mối quan ngại sâu xa về tình trạng sức khỏe của nhà giáo Đinh Đăng Định, linh mục Nguyễn Văn Lý và nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu. Đồng thời đòi cho ba tù nhân này được tiếp nhận tất cả những sự trị liệu, chăm sóc y tế cần thiết, coi như là một vấn đề vô cùng khẩn thiết;
* thúc giục nhà cầm quyền cộng sản phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho nhà giáo Đinh Đăng Định, linh mục Nguyễn Văn Lý và nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu, viện dẫn Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà nhà nước cộng sản Việt Nam đã ký kết.
____________________________________
Tóm lược tiểu sử, thân thế và hoạt động cá nhân
- Ông Đinh Đăng Định, sinh năm 1963, nhà giáo, nhà hoạt động vì Nhân Quyền và nhà bảo vệ môi trường. Ông là tác giả của nhiều bài viết cổ xúy dân chủ và tố cáo tham nhũng. Nhứt là ông còn vận động đồng bào tỉnh Đắk Nông tham gia cuộc phản đối dự án khai thác mỏ bauxite do ông khởi xướng. Bị bắt vào tháng 10 năm 2011, ông bị tòa sơ thẩm CS xét xử kín ngày 8 tháng 9 năm 2012 và bị kết án 6 năm tù giam theo điều 88 của Hình luật CS. Ngày 21 tháng 11 năm 2012, tòa phúc thẩm CS đã giữ nguyên bản án tù bất công. Không bao giờ ông nhận tội. Tình trạng sức khỏe của ông ngày càng suy yếu. Đến tháng 9 năm 2013, sau khi được đưa khẩn cấp vào bệnh viện, ông trải qua một cuộc giải phẩu mới biết ông bị ung thư dạ dày rất nặng, đến giai đoạn cuối. Mãi đến ngày 15 tháng 2 năm 2014, do cuộc tranh đấu của gia đình, áp lực của công luận trong và ngoài nước, CS mới cho ông được tạm hoãn thi hành án tù giam 12 tháng vì lý do sức khỏe. Hiện ông đang nằm tại bệnh viện Ung Bướu.
Ghi chú: Nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đã khẩn báo và đặc biệt lưu ý các văn hữu thành viên Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù rằng : Quyết định của CS cho nhà giáo Đinh Đăng Định tạm hoãn thi hành án tù giam 12 tháng cần phải nhắc chúng ta nhớ đến trường hợp Linh mục Nguyễn Văn Lý (vẫn còn tiếp tục bị đày đọa trong trại giam) hay là trường hợp tù nhân thế kỷ Trương Văn Sương (đã chết non một tháng sau khi bị đưa trở lại trại giam), cả Linh mục Nguyễn Văn Lý và chiến sĩ Trương Văn Sương đều ‘’được tạm hoãn thi hành án tù giam để trị bệnh’’. Nói đến tù nhân thế kỷ Trương Văn Sương thì chúng ta không thể nào quên được tù nhân chung thân Nguyễn Hữu Cầu.
- Linh mục Nguyễn Văn Lý, sinh năm 1946, từng là biên tập viên của tạp chí Tự do Ngôn luận (bất hợp pháp đối với cộng sản). Năm 2007, linh mục bị kết án 8 năm tù giam và 5 năm tù quản chế. Linh mục không nhận tội. Nhắc lại, linh mục từng bị tù giam 15 năm trong thời gian 1977 – 2005. Tháng 11 năm 2009, linh mục bị tai biến mạch não gây liệt nửa người phải. Tháng 3 năm 2010, sợ linh mục Nguyễn Văn Lý sẽ chết nếu bị tai biến mạch não một lần nữa, Cộng sản quản thúc vị tù nhân giữa thành phố Huế, có công an kiểm soát. Cuối tháng 7 năm 2011, xe công an áp tải linh mục trở về trại tù. Linh mục vẫn bị liệt một phần cơ thể và chân phải.
- Ông Nguyễn Hữu Cầu, sinh năm 1945, nhà thơ, nhà soạn nhạc và viết lời ca tiếng hát, và nhà hoạt động chống tham nhũng. Ông bị bắt hồi tháng 10 năm 1982 và bị kết án tử hình năm 1983 vì là tác giả của những bài hát và bài ​​thơ bị coi là ”phạm tội”. Ông đã viết những lời tố cáo hai viên chức cấp cao cộng sản hãm hiếp và tham nhũng. Hành vi đó khiến cho ông bị buộc tội ‘’phá hoại’’, gây tổn thương cho hình ảnh của chế độ. Ông không nhận tội. Án tử hình được đổi thành án tù chung thân năm 1985. Kể từ đó ông bị biệt giam trong một trại tù ở sâu trong rừng. Ông bị mù mắt trái hoàn toàn. Thị giác mắt phải của ông ngày càng trở nên mờ đục. Ông gần như điếc. Ông bị suy tim nặng, bệnh tình càng bi đát hơn vì thiếu chăm sóc y tế thích đáng và các điều kiện giam cầm thật tồi tệ.
Nguồn tin và tài liệu:
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ và Nguyên Hoàng Bảo Việt, phó chủ tịch Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại (đặc trách Ủy ban Bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù), hội viên Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong, Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc – Genève, Hội Nhà Văn và Nhà Phiên Dịch Vùng Á châu – Thái Bình dương.
Genève ngày 7 tháng 3 năm 2014
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse .Vietnamese League for Human Rights in Switzerland.
Ghi chú thêm: Thông cáo/Kháng nghị thư của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù còn được phổ biến trên hệ thống IFEX Action Alert Network (International Freedom of Expression Exchange/Trao Đổi Quốc Tế Quyền Tự Do Phát Biểu).
____________________________________
 PEN International – Writers in Prison Committee
7 March 2014 RAN 06/14
VIETNAM: Mounting concerns for the health of writers and activists Dinh Dang Dinh, Nguyen Van Ly and Nguyen Huu Cau
PEN International is gravely concerned for the health of blogger Dinh Dang Dinh, who is suffering from end-stage stomach cancer and was transferred to hospital on 15 February 2014. PEN is also seriously concerned for the health of poet, essayist and, scholar and Catholic Priest Father Nguyen Van Ly, and writer and activist Nguyen Huu Cau. Both are serving lengthy prison sentences in Vietnam imposed for their peaceful exercise of their right to freedom of expression, and are seriously ill. PEN International is calling for their immediate and unconditional release in accordance with Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR), to which Vietnam is a state party and on humanitarian grounds.
Please send appeals:
 Expressing serious concern for the health of writers and activists Dinh Dang Dinh, Nguyen Van Ly and Nguyen Huu Cau and urging that they are given full access to all necessary medical care as a matter of urgency;
 Calling for their immediate and unconditional release in accordance with Article 19 of the ICCPR to which Vietnam is state party, and on humanitarian grounds.
Appeals to:
- President of the Socialist Republic of Viet Nam
- Prime Minister
- Minister of Foreign Affairs
Ha Noi – Viet Nam
Background
On 9 August 2012, Dinh Dang Dinh, 51, (pen name: Van Nguyen) was sentenced by the Dak Nong province’s People Court to six years in prison under Article 88-1 (c) of the Criminal Code for “conducting propaganda against the Socialist Republic of Viet Nam.” Defending himself at the half-day closed trial, he pleaded not guilty. His sentence was upheld on appeal at a 45-minute hearing on 21 November 2012. The charges were brought against him after he published articles tackling corruption and environmental issues, deemed as anti-government on his blog. Dinh is reported to have undergone an operation for liver and stomach cancer in November 2013. His health is said to have declined rapidly while in detention owing in part to poor detention conditions.
Until recently, Dinh Dang Dinh was detained in the Public Security Police Cong An detention camp, Dak Nong province. On 15 February 2014, he was granted a one-year “temporary suspension” of his prison sentence, owing to the rapid decline of his health. He is currently being held at Ho Chi Minh’s Oncology Hospital for medical treatment, where his wife reports that he is kept under close guard and 24-hour surveillance. While his family has been permitted to visit him in hospital, his friends have not. His wife, Dang Thi Dinh, has called on the international community to urge the Vietnamese government to release him back to his family before he dies. She believes that his life can now be counted in “days and hours.” According to PEN’s information, Dinh Dang Dinh has not eaten for over a month.
Father Nguyen Van Ly, 68, a Catholic priest and co-editor of the underground online magazine Tu do Ngôn luan (Free Speech), was arrested on 19 February 2007 and sentenced to eight years in prison on 30 March 2007 for ‘Conducting propaganda against the State’. Nguyen Van Ly is a leading member of the pro-democracy movement “Bloc 8406″. He was previously detained from 1977-1978, and again from 1983-1992 for his activism in support of freedom of expression and religion. He was sentenced again in October 2001 to 15 years in prison for his online publication of an essay on human rights violations in Vietnam, before being released under amnesty in February 2005. On 30 March 2007, a People’s Court in Hue sentenced him to “conducting propaganda against the Socialist Republic of Viet Nam” under Article 88-1 (c) of the Criminal Code. On 14 November 2009, he reportedly suffered a stroke in prison. Nguyen Van Ly was granted provisional release so that he could seek medical treatment unavailable in prison on 15 March 2010, but was returned to a labour camp in Ha Nam province on 25 July 2011. In September 2010 the United Nations Working Group on Arbitrary Detention called for his immediate and unconditional release.
According to PEN’s information, Nguyen Huu Cau, 69, is a poet, songwriter, human rights defender and anti-corruption activist. He was arrested at his residence by public security police of Kien Giang province on 9 October 1982 for authoring an “incriminating’’ manuscript of songs and poems that implicated members of the ruling Communist Party in corruption. In his original book, Nguyen Huu Cau noted on the back of the pages allegations of rape and bribery committed by two high level officers. The original manuscript was not used as evidence in the trial, in order to protect the two officers concerned. On 23 May 1983, he was sentenced to death for “sabotage”, which after an appeal, was commuted to life imprisonment.
Nguyen Huu Cau suffers from a heart condition, which is worsening because of the lack of adequate medical attention and the deplorable prison conditions. Nguyen has been placed in harsh solitary confinement on various occasions. He has lost most of his vision and is almost completely deaf. He is currently being held at forced labour camp K2 Z30A Xuan Loc, Dong Nai province, Vietnam. Nguyen Huu Cau was the subject of a 2013 RAN action, see RAN 14/13.
International PEN Writers in Prison Committee, Brownlow House, 50/51 High Holborn, London WC1V 6ER, UK.

'Chưa thể khởi tố vụ sập cầu Lai Châu'

Giám đốc công an tỉnh Lai Châu, nói "một sự việc xảy ra là do rất nhiều nguyên nhân", và "khởi tố hay không khởi tố [vụ sập cầu Chu Va 6] thì phải có căn cứ pháp luật, phải có Viện Khoa học Hình sự giám định là đã [có việc] làm sai".
"Nhưng mình phải thấy rõ là cái cầu đó chỉ có trọng tải 1,5 tấn, nhưng bà con đi 50 người. Bình quân mỗi người 50kg đã là 2,5 tấn, với chiếc quan tài khoảng tạ rưỡi nữa. Trọng lượng như vậy đã là gần gấp đôi mức cho phép," Thiếu tướng Trần Duân nói với BBC Tiếng Việt hôm 07/03.
Cầu Chu Va 6 bị lật, khiến ít nhất 9 người chết và hàng chục người bị thương hôm 24/2
Tướng Duân cho biết trong thời gian chờ kết quả giám định, công an tỉnh Lai Châu sẽ "phải mở hồ sơ, xem lại toàn bộ thiết kế, quy trình quy phạm v.v... cùng các cơ quan khác".
Tuy nhiên, khi được hỏi về kết luận của tổ điều tra độc lập thuộc Bộ Giao thông Vận tải, theo đó loại trừ nguyên nhân cầu Chu Va 6 bị sập do quá tải và cộng hưởng, tướng Duân nói đó là việc của bên Bộ Giao thông Vận tải bởi "Tôi chỉ biết làm ở bên công an."
Trước đó, được biết sáng hôm 6/3, tổ điều tra của Bộ Giao thông Vận tải đã kết luận ắc neo tăng đơ (tức ốc neo cáp) của cầu Chu Va 6 đã được làm sai thiết kế, và người đứng đầu bộ này nói cần gửi văn bản đề nghị cơ quan công an khởi tố vụ án sập cầu, truy tố các bên liên quan.
Bộ trưởng Đinh La Thăng nói bên cạnh việc kiểm tra các bộ phận khác của cầu nhằm xác định rõ trách nhiệm của từng bên liên quan, tổ điều tra của bộ cần phối hợp với cơ quan công an để giám định ắc neo bằng cách mang máy giám định lên hoặc mượn về để giám định, trang tin Bấm giaothongvantai.com.vn tường thuật.
Ông Thăng muốn "Chậm nhất trong vòng 10 ngày phải có kết luận bằng văn bản và công khai trên báo chí," trang tin Bấm vnexpress dẫn lời ông Bộ trưởng.
Về tiến trình điều tra nguyên nhân tai nạn, Tướng Trần Duân cho BBC Tiếng Việt biết: "Chúng tôi đang gửi đi giám định khoa học kỹ thuật hình sự về chất lượng đường cáp, chỗ cáp đứt."
Tuy nhiên, ông không biết khi nào sẽ nhận được kết quả, bởi "được đưa ra vào lúc nào là do Viện Khoa học Hình sự".
Ông cũng cho biết cho tới nay, ông chưa nhận được văn bản nào từ Bộ Giao thông Vận tải, nhưng: "Muốn yêu cầu phải có căn cứ, không phải cứ khởi tố bắt người, muốn bắt ai thì bắt."
Hôm 24/2, cầu treo ở bản Chu Va 6, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã bất ngờ đứt dây văng một bên, lật nghiêng khiến đoàn người đưa tang đang đi trên cầu bị hất xuống lòng suối cạn. Ít nhất chín người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong vụ tai nạn này.
Cây cầu bị sập có chiều dài 54 mét, chiều cao 9 mét, là cầu dân sinh, được thực hiện nhờ nguồn vốn Đan Mạch cấp, chính thức đưa vào sử dụng hồi 12/2012 và vừa hết thời hạn bảo hành.
(BBC)

Dân tố đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Thu Hằng

Bà Đỗ Thị Thu Hằng là Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Sonadezi và cũng là đại biểu Quốc hội, nhưng sau khi để công ty gây ra ô nhiễm môi trường nhiều năm liền, đến nay vẫn chưa hề gặp hay có một lời xin lỗi bà con. Một người dân bị thiệt hại do ô nhiễm nghiêm trọng của Sonadezi Long Thành bức xúc nói như trên.

Người dân cũng đã gửi đơn tố cáo lần hai đối với bà Đỗ Thị Thu Hằng.
Phủ nhận khiếu nại của dân
Tại buổi tiếp xúc với đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai vào hôm nay 7.3.2014, nhiều người dân xã Tam An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai - bị thiệt hại do ô nhiễm nghiêm trọng của Sonadezi Long Thành, nhưng không được công nhận nằm trong vùng ô nhiễm, bức xúc nói: “Nếu hôm nay chúng tôi không gặp được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thì với cách trả lời của UBND tỉnh như thế này, chắc chắn vấn đề dân khiếu nại Sonadezi Long Thành phải bồi thường đúng sẽ bị cho chìm xuồng luôn”.
Tại buổi tiếp xúc, trả lời thắc mắc của dân “dân gửi đơn khiếu nại Sonadezi Long Thành tới UBND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã 5 tháng rồi, mà tại sao vẫn chưa thấy trả lời?”, ông Phạm Nguyễn Hoài Phương, trưởng phòng công tác đại biểu Quốc hội tỉnh, cho biết: thực ra Đoàn đại biểu Quốc hội đã gửi văn bản kiến nghị UBND tỉnh giải quyết, và UBND tỉnh đã trả lời vào ngày 28.10.2013.
Theo UBND tỉnh, những tính toán thiệt hại của Viện Môi trường và tài nguyên (do Sở Tài nguyên môi trường tỉnh thuê) là phù hợp với thực tế; ban chỉ đạo bồi thường cần tiếp tục phối hợp các đơn vị liên quan giải thích do dân hiểu.
Tuy nhiên, cách trả lời này của ông Phương khiến nhiều người dân càng thêm bức xúc.
Theo diễn tiến vụ việc, sau khi nhận văn bản kiến nghị của Ban chỉ đạo điều tra, xác minh thiệt hại vụ Sonadezi vào tháng 4.2013 về những khiếu nại của người dân, đến tháng 7.2013, UBND tỉnh Đồng Nai có công văn trả lời: đối với những hộ dân ngoài vùng ô nhiễm, Sở Tài nguyên môi trường phối hợp với Viện Môi trường tài nguyên tuyên truyền, giải thích kết quả xác định phạm vi, mức độ thiệt hại là phù hợp thực tế, nhằm tranh thủ sự đồng tình của người dân.
Theo đó, ngày 3.10.2013, các đơn vị trên đã có buổi tiếp xúc giải thích với người dân. Tuy nhiên, trước phản biện của nhiều bà con, Viện Môi trường tài nguyên đã phải thừa nhận “tính toán còn sai sót so với phạm vi và mức độ thiệt hại thực tế”. Đại diện viện và đại diện UBND huyện Long Thành tại buổi này cũng hứa “tiếp tục kiến nghị lên UBND tỉnh xem xét lại việc đánh giá thiệt hại do ô nhiễm”.
Đến ngày 10.10.2013, hơn 100 hộ dân bị loại ra khỏi vùng ô nhiễm cũng làm đơn khiếu nại Sonadezi Long Thành gửi UBND tỉnh, đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh, chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh, đề nghị xem xét lại vụ việc. Nhưng ngày 28.10.2013, UBND tỉnh đã trả lời đơn chuyển của đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với nội dung tương tự hồi tháng 7.2013: tính toán của Viện Môi trường là phù hợp thực tế.
“Ngày 28.10.2013 UBND tỉnh trả lời đại biểu Quốc hội là không giải quyết nữa, tức là ngay sau thời gian Viện môi trường vừa thừa nhận có tính toán sai sót với dân, vậy thì khác gì UBND tỉnh phủ nhận khiếu nại của bà con. Báo cáo của UBND tỉnh kiểu này không ổn, là xem thường dân! Nếu hôm nay chúng tôi không lên đây thì khác gì khiếu kiện của chúng tôi sẽ bị cho chìm xuồng luôn!”, Ông Nguyễn Văn Trai, một trong những hộ dân bị thiệt hại, bức xúc.
Người dân cho hay, đến nay bà Hằng vẫn chưa hề gặp hay có một lời xin lỗi bà con
“Đề nghị bà Đỗ Thị Thu Hằng gặp dân”
Trao đổi với bà con bị thiệt hại, ông Hoài Phương cho biết: xin tiếp nhận tất cả những khiếu nại của bà con, và sẽ nhanh chóng kiến nghị tiếp lên UBND tỉnh giải quyết vụ việc.

Đồng thời, theo đề nghị của người dân, ông Phương khẳng định: sẽ đề nghị bà Đỗ Thị Thu Hằng, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Sonadezi, đại biểu Quốc hội, thu xếp một buổi tiếp xúc với người dân bị thiệt hại tại xã Tam An.

“Chúng tôi rất chờ đợi điều này. Bà Hằng cũng là đại biểu Quốc hội, nhưng sau khi để công ty gây ra ô nhiễm môi trường nhiều năm liền, đến nay bà vẫn chưa hề gặp hay có một lời xin lỗi bà con”, ông Bùi Văn Em, một người dân bị thiệt hại nói.

Tại buổi tiếp xúc này, ông Hoài Phương cũng đã nhận đơn tố cáo lần hai của bà con bị thiệt hại xã Tam An với bà Đỗ Thị Thu Hằng, và Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc Sonadezi Long Thành, vì gian dối xả thải bẩn, gây ô nhiễm môi trường, thiệt hại nặng nề cây trồng, vật nuôi của người dân.
Lê Quỳnh
(Báo mới)

Phạm Chí Dũng - Lời chào chính luận

Vào ngày này cách đây đúng một năm, Cơ quan an ninh điều tra thuộc Công an TP.HCM đã kết thúc công đoạn cuối cùng của quá trình điều tra, và tôi chính thức được tự do. Kể từ đó, tôi viết lại cho báo đài phương Tây. Nhưng cũng kể từ đó, tôi đã bớt cô đơn hơn nhiều so với quá khứ ghìm mình trong kỷ luật nội bộ, dù rằng thông thường để sáng tác một tác phẩm tốt, tác giả phải tự cô lập mình.
Bớt cô đơn không phải bởi xã hội đã đỡ bất công hơn. Không phải các “công bộc” đã ngộ ra thân phận “đày tớ” của họ. Không phải bầy sói hung tàn đã lãng quên bản năng thèm khát quyền lực, tiền bạc và cả máu người. Ngược lại, thân thể và cả tâm hồn người dân ngày càng bị bức siết thê thiết và dã man hơn bởi các tập đoàn lợi ích và nhóm thân hữu quan chức. Trong tình cảnh chưa phải tận cùng ấy, người ta chỉ có thể cảm thấy bớt cô độc nếu nhận được sự chia sẻ của một phần cộng đồng xung quanh họ.

Trang Facebook này là để dành cho ngày hôm nay, vào lúc tôi cảm nhận một cách ý nghĩa về sự sẻ chia ấy, về lòng cảm thông của các thế hệ, các thành phần và của cả một số người còn tại vị trong đảng cầm quyền đối với tôi. Chính bởi thế, sẽ là hẹp hòi nếu cho rằng đây là trang Facebook chỉ của cá nhân tôi.
Cá nhân không làm nên nhân loại. Facebook là cả một thế giới, và trang của tôi cũng là trang của tất cả những người muốn dụng tâm chia sẻ để đấu tranh với bất công xã hội và hướng đến một niềm tin tương lai cho đồng bào mình.
Không chỉ là những bài chính luận của tôi, mà của cả các bạn, đặc biệt là những người trẻ tuổi đang tìm kiếm con đường hành động và niềm tin dấn thân.
Chính luận không bị hạn hẹp bởi nội dung các bài viết thuần chính trị hay về chính giới. Chính luận còn được hiểu là tất cả hoạt động phản biện về nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo…, về nhiều chủ đề về dân sinh, dân quyền, dân trí, đi từ hạ tầng cơ sở lên thượng tầng kiến trúc, bằng nhiều thể tài sinh động và truyền cảm chứ không phải những dòng xã luận khô khan. Chính luận, hiểu theo nghĩa rộng nhất, là hành động viết bài một cách nhân văn và vì nhân tâm con người.
Năm 2014, thế giới đang đổi thay, khởi nguồn từ cuộc cách mạng ở đất nước Ukraine xa xôi. Nhưng gần gũi hơn nhiều, một Việt Nam đương đại của những người còn lương tri cũng đang chuyển mình thầm kín và không thiếu đau đớn. Dù rằng tất cả vẫn chưa đến đáy và giai đoạn tồi tệ nhất của dân tộc vẫn chưa xảy đến, chúng ta vẫn có quyền hy vọng rằng những rường mối đầu tiên cho ngôi nhà xã hội dân sự ở Việt Nam đang phát lộ và kết nối với nhau, để buộc tương lai của bất kỳ chính thể nào cũng phải đối thoại với nó và với quyền lợi chính đáng của dân chúng.
Viết là một trong những phương cách để kiến tạo nên ngôi nhà mơ ước đó. Hãy viết, viết và viết. Viết để khơi dậy nguồn sống đang có nguy cơ bị tận diệt và vì một xã hội dân sự công bằng, bền vững và vì mọi người.
Trang Facebook này luôn hy vọng sẽ là nơi chia sẻ những bài viết hay nhất, cảm động và có chất người nhất của các bạn và của tôi.
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến nhóm bạn hữu hồn hậu đã giúp tôi hình thành trang Facebook dành cho cộng đồng này, cũng như đến tất cả ban biên tập những trang mạng trong nước, hải ngoại và quốc tế đang ngày đêm đấu tranh cho tương lai công bằng của dân tộc Việt.
Những ngày đầu năm 2014 đang chuyển mình và hứa hẹn sẽ rùng mình dữ dội, xin gửi đến các bạn Lời chào chính luận của tôi.

8/3/2014
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng
(FB. Pham Chi Dung)

Trần Trung Đạo: Trung Cộng, cường quốc trị giá 100 ngàn đô la

Trần trung Đạo

Bangladesh là quốc gia có dân số 147 triệu ở vùng Nam Á. Sau cuộc chiến tạm gọi là nội chiến Pakistan dài phát xuất từ các lý do văn hóa, tôn giáo, địa lý, quốc gia Bangladesh được thành lập vào năm 1971. Về kinh tế, Bangladesh được xếp vào hạng thứ 151 trên thế giới, nghĩa là rất nghèo. Nhiều triệu trẻ em Bangladesh vẫn còn thiếu dinh dưỡng. Chẳng những thế, các nước chung quanh cũng là những nước nghèo không thua kém nên các quan hệ kinh tế thương mại trong khu vực chẳng phát triển gì nhiều.
Nhưng khi trận bão lụt Katrina xảy ra ở New Orleans, Mỹ, tháng 8 2005, Bangladesh là một trong những quốc gia đầu tiên đáp ứng về cả nhân lực lẫn tài chánh. Chính phủ Bangladesh đã tặng nạn nhân Katrina 1 triệu đô la và sẵn sàng đưa chuyên viên sang giúp xây dựng các đê điều ở New Orleans mà họ vốn có nhiều kinh nghiệm.
Có người cho rằng việc Bangladesh tặng một triệu đô la cho Mỹ chẳng khác gì “gánh củi về rừng” và cũng có người cho rằng đó là một cách đầu tư lòng nhân đạo. Một nước nghèo như Bangladesh, số tiền một triệu đó sớm muộn cũng được Mỹ viện trợ trở lại, có thể với cả vốn lẫn lời.
Nhưng đại đa số các nhà bình luận đều đồng ý, trên tất cả những khía cạnh chính trị, kinh tế, nghĩa cử của chính phủ Bangladesh đã nói lên tấm lòng nhân ái của những người cùng cảnh ngộ. Năm 1974, Bangladesh vừa mới thành lập đã phải chịu một trong những cơn lụt lớn nhất trong lịch sử nhân loại với gần 30 ngàn người chết. Những cơn mưa mùa kéo dài suốt tháng đã làm xứ sở này sống với lũ lụt thường xuyên như chúng ta thấy trên các phóng sự truyền hình. Không ai hiểu được nỗi lòng của người chịu đựng lũ lụt hơn những người phải than thở “trời hành cơn lụt mỗi năm” như người dân Bangladesh.
Ngày 4 tháng 11, bão Haiyan hay Yolanda theo cách gọi của Philippines được cảnh báo và ngày 7 tháng 11, Tổng thống Phi Benigno Aquino III kêu gọi dân chúng trong vùng bão sẽ đi qua di tản tức khắc. Nhưng nhiều khu vực không biết tin tức và dù có nhận được lịnh cũng không biết đi đâu. Và vài giờ sau, lúc 6 giờ sáng cơn bão với sức gió 275 kilomet giờ vào đất liền.
Theo ước lượng của các cơ quan thiện nguyện quốc tế nhiều chục ngàn người dân Phi tại các đảo miền trung Philippines đã chết do cơn bão Haiyan gây ra. Chỉ riêng đảo Leyte Island đã có 10 ngàn người chết. Theo ước lượng của cơ quan National Disaster Risk Reduction and Management Council (NDRRMC) thuộc chính phủ Phi, khoảng 9.5 triệu người bị ảnh hưởng và hiện có 630 ngàn người đang lâm cảnh màn trời chiếu đất. Theo phóng viên CNN có mặt tại chỗ trong những ngày đầu, nhiều làng đã trở thành ngôi mộ tập thể và nạn nhân sống sót phải uống nước dừa để sống. Với sức gió 275 kilomet một giờ số thiệt hại nhân mạng và tài sản cuối cùng sẽ còn cao hơn ước tính rất nhiều.
Trong điêu tàn đổ nát do siêu bão Haiyan gây ra những hạt giống tình thương đang được gieo trồng. Hàng trăm quốc gia, hàng ngàn tổ chức từ thiện khắp thế giới đang đổ về Philippines không chỉ với thuốc men, áo quần, thực phẩm mà cả nhân lực để góp phần hàn gắn vết thương. Chính phủ Mỹ chỉ vài giờ sau cơn bão đã thông báo viện trợ khẩn cấp 20 triệu đô la, Anh tặng 16 triệu đô la, Nhật Bản tặng 10 triệu đô la. Đó chỉ là tiên mặt, ngoài ra, các hàng không mẫu hạm HMS Illustrious của Anh, USS George Washington của Mỹ chuyên chở thuốc men và vật dụng cần thiết đến Phi.
Và Trung Cộng, quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới đã viện trợ 100 ngàn đô la.
Đừng nói gì các công ty như IKEA cam kết 2.7 triệu đô la, Coco-Cola cam kết 2.5 triệu, số tiền viện trợ của cường quốc thứ hai trên thế giới có thể còn thấp hơn số tiền do các cựu thuyền nhân và đồng hương Việt Nam tại hải ngoại đóng góp. Báo Times bình luận 100 ngàn đô la là một sỉ nhục đối với Philippines. Trước phản ứng của dư luận thế giới mới đây Trung Cộng đã gia tăng viện trợ lên đến 1.64 triệu đô la nhưng không phải tiền mặt mà là mùng mền, chăn chiếu. Những món “Made in China” này nghe qua là đã sợ.
Nhiều nhà bình luận dù phê bình Trung Cộng đã yểm trợ chỉ bằng 6 phần trăm số tiền New Zealand đã hứa nhưng không ai hiểu tại sao các lãnh đạo Trung Cộng lại có thể làm như thế, chẳng lẽ chúng không biết thế nào là xấu hổ hay sao. Ngay cả tờ Global Times có khuynh hướng dân tộc cực đoan cũng viết trong phần bình luận ngày 12 tháng 11, 2013 “Trung Quốc như một cường quốc có trách nhiệm nên tham gia vào các hoạt động cứu trợ để giúp đở nạn nhân của quốc gia láng giềng. Nếu Trung Quốc làm nhục Philippines lần này, Trung Quốc sẽ chịu tổn thất lớn lao.”
Lãnh đạo Trung Cộng không phải là không nhận ra điều đó nhưng Trung Cộng ngày nay không phải là một Trung Cộng mà Chu Ân Lai từng thề nguyền sát cánh cùng các nước nghèo, bị trị láng giềng tại hội nghị Bandung ở Nam Dương 1955. Trung Cộng ngày nay cũng không phải là một Trung Cộng mà Đặng Tiểu Bình đã hứa chia ngọt sẻ bùi với các quốc gia Đông Nam Á bằng những lời đường mật trong chuyến viếng thăm của y năm 1978. Cơn bỉ cực đã qua, thời thái lai đang tới, lãnh đạo Trung Cộng ngày nay là một đám kiêu căng đang giương cao ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc Đại Hán và chủ nghĩa này sẽ là chảo dầu của chiến tranh thế giới lần thứ ba phát xuất tại Á Châu.
Hơn ai hết, lãnh đạo Trung Cộng biết 3 trong số 20 cơn lụt lớn nhất nhân loại đều xảy ra tại Trung Hoa với khoảng 3 triệu người chết trong cơn lụt 1931, hai triệu người chết trong cơn lụt 1887 và khoảng bảy trăm ngàn người chết trong cơn lụt 1938, nhưng bản chất ti tiện, kiêu căng của giới lãnh đạo CS đã giết chết đặc tính “nhân chi sơ tính bổn thiện” của con người, che khuất tình “đồng cảnh tương thân”, bôi một lớp tro đen lên trên mấy ngàn năm văn hóa Trung Hoa và hủy hoại thể diện một của một quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
Trung Cộng là một trong những nước có nguồn dự trữ vàng lớn nhất thế giới, là nước chủ nợ lớn nhất thế giới và GDP có khả năng sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2020 với ước lượng khoảng 24 ngàn tỉ đô la. Trung Cộng có rất nhiều cái nhất nhưng những điều đó không làm nên giá trị của một quốc gia, không làm cho nhân loại kính trọng Trung Cộng hơn Bangladesh, bởi vì giá trị của một quốc gia không phải được xác định bằng của cải mà bằng các tiêu chuẩn đạo đức, dân chủ, văn minh và văn hóa.
Khi bàn về những phẩm chất để làm một quốc gia trở nên vĩ đại và được kính trọng, nhà văn Thomas Fann, trong một tiểu luận xuất sắc đã nêu ra 10 yếu tô gồm tự do, công lý, danh dự, đạo đức, lòng thương cảm, thành thật, giá trị cuộc sống, sáng tạo, vượt trội, bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai. Thomas Fann nhấn mạnh đến việc nghĩ đến các thế hệ tương lại khi nhắc câu chuyện Disney Land. Ông Walt Disney chết năm năm trước ngày Disney World ở Florida, Mỹ, khai mạc. Trong lễ khai mạc, có người than phải chi ông còn sống để thấy những khu chơi dành cho cho thiếu nhi huy hoàng tráng lệ như ngày nay. Thật ra, với tầm nhìn xa và tư duy khai phóng, ông Walt Disney đã thấy những nụ cười rạng rở, những ánh mắt vui tươi của trẻ em từ lâu trước ngày khai mạc Disney Land.
Trung Cộng không đạt bất cứ một phẩm chất nào trong mười phẩm chất nêu trên. Nhưng nếu phải xếp hạng, có lẽ nên được xếp Trung Cộng cùng thời đại với các nhóm dân bộ lạc bán khai ăn thịt người còn sống tản mát trong các khu rừng ở Congo, vùng West Indies và khu vực Amazon hoang dã.
Tại sao?
Cách đây không lâu Trung Cộng là một trong số ít quốc gia mà cha mẹ đã làm thịt con đẻ của mình để sống qua ngày. Cách đây không lâu đã có hơn ba chục triệu người dân Trung Cộng phải chết đói, ăn thịt nhau một cách công khai trong thời kỳ Bước tiến nhảy vọt và Công xã nhân dân, tức giai đoạn người dân phải đem nồi niêu xoong chảo ra các “nhà luyện kim sau vườn” để “đúc thép” theo chủ trương của Mao Trạch Đông. Và không chỉ trong 40 năm trước, mà ngay cả ngày nay cũng thế, trong lúc đại đa số nhân loại đã qua khỏi thời kỳ dã man cả ngàn năm nhưng tại Trung Cộng việc ăn thịt người là một thức ăn sang trọng. Tờ Next Magazine phát hành tại Hong Kong cho rằng tại Trung Cộng, thai nhi là thức ăn phổ biến.
Tháng Năm, 2012, trên tờ Washington Times, nhà văn và nhà nghiên cứu Youngbee Dale cho biết sở quan thuế Nam Hàn đã tịch thu 17 ngàn viên thuốc chế bằng thai nhi sản xuất tại Trung Cộng. Chính sách một con đã buộc các cặp vợ chồng chọn phá thai dù ở giai đoạn nào khi biết đứa bé sắp chào đời là con gái. Đài truyền hình Nam Hàn chiếu một phóng sự kinh hoàng, trong đó, các bác sĩ người Hoa thực hiện các ca phá thai và ăn bào thai ngay tại chỗ. Một bác sĩ người Hoa khác để dành bào thai trong tủ lạnh như để dành tôm cá. Việc ăn thịt người xảy ra nhiều nơi ở các bộ lạc bán khai Phi Châu, Nam Mỹ nhưng ăn thịt người được nhà nước cho phép chỉ xảy ra tại quê hương của Tập Cận Bình.
Trung Cộng như một cường quốc kinh tế và theo thông lệ chính trị quốc tế, phải hành xử đúng tư cách của một cường quốc dù đối với bạn hay thù. Nhưng không, lãnh đạo Trung Cộng không có trái tim và lòng nhân đạo và cũng không quan tâm đến sĩ diện của quốc gia. Đối với chúng tiền bạc là vũ khí, là cây gậy. Philippines là quốc gia tranh chấp với Trung Cộng về chủ quyền biển Đông nên những đứa bé Philippines đang hấp hối ở Tacloban phải chết thay cho chính phủ của các em.
Lãnh đạo Trung Cộng là những kẻ nói như Bá Dương nhận xét về nước của ông ta “Người Tây phương có thể đánh nhau vỡ đầu rồi vẫn lại bắt tay nhau, nhưng người Trung Quốc đã đánh nhau rồi thì cừu hận một đời, thậm chí có khi báo thù đến ba đời cũng chưa hết.”
Tại sao người Nhật không ghét Mỹ dù Mỹ đã ném hai trái bom nguyên tử giết 240 ngàn người Nhật tại hai đảo Hiroshima và Nagasaki? Bởi vì đó là lịch sử. Con người cũng như quốc gia, không ai có thể quay ngược lại bánh xe thời gian và chỉ có thể vượt qua nỗi đau quá khứ bằng cách xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho các thế hệ mai sau. Trung Cộng thì khác. Mối nhục một trăm năm được ghi đậm ngay trong phần mở đầu của hiến pháp và lòng thù hận nước ngoài đã được đảng CS khai thác tận tình.
Từ cơn bão lụt Katrina đến nay, mỗi khi cần phải tìm một ví dụ để nhắc đến tình người, để biểu dương tinh thần “đồng cảnh tương thân”, Bangladesh lại được ca ngợi trong hầu hết bài viết, bài diễn văn, từ tổng thống Mỹ cho đến một học sinh trung học và xem đó như “tấm gương Bangladesh”. Từ cơn bão Haiyan về sau, Trung Cộng cũng sẽ được nhắc nhở nhưng hoàn toàn phản nghĩa với Bangladesh. Trung Cộng sẽ đồng nghĩa với bản chất ti tiện, dã man, kiêu căng, thù vặt và thù dai. Bản chất đó là “sự kết hợp hài hòa và nhuần nhuyễn” của dòng máu bành trướng Đại Hán và đặc tính Cộng Sản độc tài.
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, Trung Cộng là quốc gia có tổng sản lượng nội địa năm 2012 hơn bảy ngàn tỉ đô la nhưng trong mắt của phần lớn nhân loại hôm nay, trị giá của cường quốc này chỉ đáng 100 ngàn.
Trần Trung Đạo

Trần Trung Đạo: Người nông dân xứ Sierra Leone và trí thức nước CHXHCN Việt Nam

Trần trung Đạo


STG0383Đầu tuần này, ngày 5 tháng 3, 2014, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon thăm viếng Cộng Hòa Sierra Leone nhân dịp các lực lượng Liên Hiệp Quốc làm lễ chính thức chấm dứt các hoạt động bảo vệ hòa bình ở quốc gia này.
Phát biểu tại buổi lễ, TTK LHQ Ban Ki-moon cho rằng “Sierra Leone đại diện một trong những trường hợp phục hồi sau chiến tranh thành công nhất trong thế giới về bảo vệ và kiến tạo hòa bình”. Ông cũng ca ngợi nhân dân Sierra Leone đã can đảm vươn lên từ điêu tàn đổ nát để có một quốc gia ổn định như hôm nay và nhắc nhở các quốc gia đã từng bị chiến tranh tàn phá nên học bài học Sierra Leone.
Lời phát biểu của TTK Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon làm sáng lên trong ký ức tôi hình ảnh anh nông dân Ismail Darramy, nụ cười chiến thắng của anh và thiên anh hùng ca dân chủ anh viết lên bằng đôi tay đẫm máu của mình.

Nhớ lại mười hai năm trước, khi đọc xong bản tin về ngày bầu cử tự do đầu tiên sau cuộc chiến tranh dài tại Cộng hòa Sierra Leone trong đó có nhắc đến trường hợp của anh nông dân Ismail Darramy, tôi vội vã vào Internet tìm tấm hình của anh, tải xuống máy, cất giữ kỹ lưỡng và thỉnh thoảng lại lấy ra xem. Tấm hình anh dùng chân phải để kẹp lá phiếu bỏ vào thùng trong buổi sáng đẹp trời ngày 14 tháng 2 năm 2002 trên quê hương Sierra Leone chưa phai mùi súng đạn của anh sẽ không bao giờ phai đi trong ý thức tôi. Tôi đã viết một bài ngắn về anh vào năm 2006 và hôm nay tôi lại muốn viết thêm.
Anh không phải là Albert Lutuli, Nelson Mandela, Desmond Tutu hay Kofi Annan tên tuổi của Châu Phi. Anh Ismail Darramy chỉ là một nông dân bình thường và trước tháng 2, 2002, có lẽ ngoài gia đình anh, không ai biết đến anh. Nhưng nụ cười của anh, hai cánh tay cụt của anh, bàn chân trái kẹp lá phiếu của anh xuất hiện trên mặt báo đã trở thành biểu tượng cho khát vọng tự do dân chủ của những ai đang tranh đấu cho một trong những quyền căn bản của con người: quyền bầu cử tự do.
Anh Ismail Darramy tươi cười là phải. Hôm đó là ngày anh đi bỏ phiếu để bầu nên một chính phủ dân chủ đầu tiên cho quê hương anh sau một cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài suốt 11 năm. Nụ cười của anh đúng nghĩa là nụ cười chiến thắng. Vâng, anh Darramy cuối cùng đã chiến thắng trước súng đạn của quân phản loạn được mệnh danh là Mặt trận Đoàn kết Cách mạng Sierra Leone (RUF). Không có chiến thắng nào mà không phải hy sinh. Anh Ismail Darramy đã hy sinh cả hai bàn tay, không phải ngoài mặt trận mà trong phòng bỏ phiếu. Trong cuộc bầu phiếu cưỡng bách và gian lận lần trước, anh đã nhất định không bỏ phiếu cho quân phiến loạn RUF. Chúng đã trả thù bằng cách chặt đứt cả hai bàn tay của anh. Vì không có hai tay, anh đã phải dùng chân để bỏ phiếu.
Anh chịu đựng đớn đau, vợ con anh đói khổ khi anh không còn tay để canh tác cũng chỉ vì một lá phiếu. Thế nhưng, xin đừng hỏi anh Ismail Darramy định nghĩa dân chủ là gì, đa nguyên là gì, thế nào là các nguyên tắc phân quyền trong một xã hội pháp trị. Anh Ismail chắc sẽ vô cùng lúng túng. Dân chủ đối với anh Ismail Darramy là quyền tự nhiên mà bất cứ một con người cũng phải có, như con nai được uống nước bên bờ suối, con cá được lội tung tăng dưới sông, con sâu đo mình trên cọng lá xanh, con chim hót trên cành. Bình thường và đơn giản như thế đó.
Thế kỷ hai mươi là thế kỷ của nhiều thảm họa nhân loại nhưng đồng thời cũng là thế kỷ đánh dấu khả năng của con người có thể vượt qua thảm họa bằng con đường dân chủ. Năm 1974, chỉ có 41 nước trong số 150 quốc gia trên thế giới theo chế độ dân chủ, phần lớn là các quốc gia kỹ nghệ tân tiến Châu Âu. Năm 1990, ba phần năm tổng số quốc gia trên thế giới theo chế độ dân chủ. Từ anh chăn cừu trên thảo nguyên Mông Cổ cho đến người thợ mỏ da đen ở Nam Phi đều đã có quyền chọn lựa người lãnh đạo của mình. Và ngày nay, dân chủ đã trở thành một hiện tượng toàn cầu (a global phenomenon) như Giáo sư Larry Diamond của viện Hoover nhấn mạnh.
Đọc bảng liệt kê thể chế chính trị của các quốc gia trên thế giới tôi cảm thấy vui buồn lần lộn. Thật vui mừng khi biết trong danh sách các quốc gia theo thể chế dân chủ phân quyền có những nước cách đây không lâu còn rên siết dưới gót độc tài như Congo, Botswana, Nigeria, Zambia, Ethiopia, Nicaragua, Guinea và Serria Leone, quê hương của anh Ismail Darramy, nhưng cũng buồn thay, trong bản liệt kê, một góc nhỏ như tách rời khỏi cộng đồng nhân loại, ghi tên những quốc gia đang bị cai trị bởi một đảng độc tài, trong đó có Việt Nam.
Sierra Leone giống Việt Nam vì đều chịu đựng một trăm năm dưới ách thực dân và nhiều năm trong chiến tranh tàn phá.
Cho đến đầu thế kỷ 17, Sierra Leone, quốc gia Tây Phi, chỉ là trạm dừng chân của những tay buôn nô lệ. Thủ đô Freetown là nơi những người nô lệ được trả tự do từ châu Âu và châu Mỹ chọn làm quê hương. Vừa bước qua khỏi chế độ nô lệ, dân Sierra Leone lại phải chịu đựng hơn 100 năm dưới ách thực dân Anh cho đến khi được trao trả độc lập vào năm 1961. Được độc lập không bao lâu, quốc gia lạc hậu về mọi mặt này lại lâm vào nội chiến dài 11 năm với hàng trăm ngàn người bị chết.
Năm 1999, lịch sử Sierra Leone bước vào một bước ngoặt quan trọng. Với sự can thiệp mạnh mẽ của Liên Hiệp Quốc, nền hòa bình được tái lập và một chính phủ dân sự được bầu lên. Từ một nước bị xem như chậm tiến nhất thế giới, từ năm 2002, Sierra Leone đã chập chững bước đi trên con đường dân chủ hóa và đã đạt được những bước đầy khích lệ không ngờ.
Việt Nam cũng chịu đựng không kém gì Sierra Leone. Trong gần 100 năm dưới ách thực dân, hàng ngàn người Việt Nam không phải chỉ bị mất hai tay nhưng còn bị mất cả đầu chỉ vì dám nói lên tiếng nói thật của lương tâm họ. Nhưng cho đến nay, sau nhiều thế kỷ đấu tranh bằng xương máu, người dân Việt vẫn chưa có cái quyền tối thiểu mà anh Ismail Darramy và phần lớn nhân loại đang có. Ước mơ độc lập tự do của bao thế hệ Việt Nam vẫn còn là mơ ước.
Sierra Leone khác Việt Nam vì Sierra Leone đang cố gắng xây dựng căn nhà dân chủ và Việt Nam còn chìm đắm trong chế đọc độc tài.
Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, ngoài một số các hiện tượng tiêu cực còn tồn đọng, về nhân quyền, chính phủ Sierra Leone không hề vi phạm một hành động giết người, bắt cóc hay mất tích vì các lý do chính trị. Về tự do báo chí, chính phủ tôn trọng quyền tự do ngôn luận, không có nạn sửa đổi nội dung tác phẩm, bỏ tù tác giả, kiểm duyệt sách báo, ngoại trừ các báo tự kiểm duyệt để phù hợp với luật pháp hay quan điểm riêng của họ. Các bài bình luận chính trị trên các báo đều do chủ bút hay các cây bút bình luận chủ lực đích thân viết chứ không nhận bản sao từ ban tư tưởng trung ương.
Mặc dù kỹ thuật, kinh nghiệm nghề nghiệp và tinh thần báo chí của các nhà báo còn thấp, tại thủ đô Freetown cũng đã có 36 tờ báo, phần lớn là báo độc lập, tư doanh hay cơ quan ngôn luận của các đảng phái chính trị. Báo chí có khuynh hướng phê bình các chính sách của nhà nước nhưng không có báo nào bị đóng cửa vì lý do chống đối nhà nước. Vì trình độ đọc chữ còn thấp nên các đài phát thanh vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong truyền thông đại chúng nhưng là những tiếng nói tự do, độc lập chứ không phải chỉ là cái loa của đảng cầm quyền. Luật pháp Sierra Leone tôn trọng quyền tự do hội họp và trong tổng quát, nhà nước tôn trọng quyền đó của người dân. Các cuộc biểu tình do các đảng phái đối lập tổ chức để phản đối một số chính sách của chính phủ thỉnh thoảng vẫn xảy ra nhưng không phải vì thế mà chính phủ lại mang đại pháo xe tăng ra ngăn chặn. Suốt năm 2005 có 11 người biểu tình bị bắt nhưng không phải vì chính kiến bất đồng mà vì cản trở lưu thông công cộng. Khoảng 60% dân Sierra Leone theo đạo Hồi nhưng các tôn giáo khác như Tin Lành, Anh Giáo v.v… có ảnh hưởng quan trọng trong 40% còn lại.
Cũng theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, chính phủ Sierra Leone nói chung tôn trọng quyền tự do tôn giáo và tự do hành đạo. Các xung đột tôn giáo trong một nước mà nhiều nơi còn sinh hoạt theo tập quán riêng của từng bộ lạc, hẳn nhiên khó mà tránh khỏi nhưng phần lớn các xung đột tôn giáo đều được giải quyết bởi một hội đồng liên tôn gồm đại diện các tôn giáo tại địa phương chứ không có bàn tay nhà nước dính vào. Người dân Sierra Leone đi lại trong nước không cần giấy phép, trình báo hay kê khai hộ khẩu khi ở lại đêm. Những người dân Sierra Leone lưu lạc khắp năm châu trong thời chiến được quyền tự do hồi hương và chọn lựa nơi cư trú chứ không bị chỉ định cư trú và không phải đút lót cho các viên chức nhà nước khi mua nhà cửa. Cuộc bầu cử tự do lần đầu tiên năm 2002 dưới sự giám sát quốc tế được xem như công bằng và trong sạch. Vào năm 2004, các chức vụ cấp địa phương cũng đã được bầu bán một cách tự do chứ không còn do nhà nước trung ương chỉ định như trước nữa.
Sierra Leone còn rất lâu để trở thành một nước cường thịnh hay xây dựng cho họ một căn nhà dân chủ ổn định nhưng ít nhất họ đã đặt được những viên đá cần thiết làm nền móng cho một cơ chế chính trị nơi đó quyền của con người được luật pháp bảo vệ, một nền kinh tế có khả năng kích thích sản xuất, nâng cao đời sống, và một xã hội nơi các thế hệ măng mon của Sierra Leon sẽ trưởng thành trong hy vọng. Họ có được điều đó nhờ sự giúp đỡ tận tình của các nước dân chủ qua trung gian của Liên Hiệp Quốc về kinh tế cũng như về quân sự nhưng chắc chắn phần chính vẫn nhờ vào những người như anh Ismail Darramy.
Sierra Leone không có bốn ngàn năm văn hiến, không có những thời đại hiển hách Lý Trần, phá Tống bình Chiêm, Rạch Gầm Xoài Mút. Người dân xứ Sierra Leone không có nhiều quá khứ. Lịch sử của đất nước họ là một chuỗi ngày buồn. Tổ tiên họ là những nô lệ được trả tự do nhưng không có một nơi để trở về. Thậm chí, trong số 400 người đầu tiên đến Sierra Leone vào năm 1787, có 70 người là gái bán dâm lưu lạc. Theo tài liệu của Ngân hàng Thế giới, trong số 6 triệu người dân Sierra Leone chỉ có 29% dân số trên 15 tuổi là biết đọc biết viết và chỉ có 44% trẻ em trong tuổi đi học đã có cơ hội đến trường.
Thế nhưng tại sao Sierra Leone có dân chủ mà Việt Nam thì chưa?
Nhiều lý do nhưng tôi nghĩ một trong những lý do Việt Nam chưa có dân chủ, không phải vì tỉ lệ người dân biết đọc và viết tại Việt Nam thấp hơn con số 29% hay số học sinh ghi danh đi học ít hơn con số 44% của Sierra Leone, mà trái lại vì thành phần trí thức, định nghĩa một cách tổng quát là thành phần khoa bảng, có trình độ học vấn cao, ưu tú về các lãnh vực thuộc khoa học nhân văn, trong xã hội Việt Nam quá đông. Việt Nam ngày nay không còn là đất nước ra ngõ gặp anh hùng mà bước ra ngõ nếu không chạm mặt tiến sĩ thì cũng đụng đầu thạc sĩ.
Trước khi viết về thành phần trí thức này tôi xin dừng lại ở đây để xin lỗi và cám ơn những trí thức, những văn nghệ sĩ Việt Nam chân chính, bằng trí tuệ của mình đang công khai hay âm thầm truyền bá các giá trị tốt đẹp của tự do, dân chủ, nhân bản và văn minh nhân loại trong điều kiện và hoàn cảnh riêng của họ. Trong giờ phút này, tôi thật sự tin, ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, trái tim của những trí thức, những nhà văn, nhà thơ, nhà báo chân chính đó vẫn nhịp chung nhau một nhịp khát khao, vẫn nghĩ đến nhau dù đang đi trên nhiều ngả đường khác nhau và tuy không nói ra, trong tâm thức, họ vẫn hẹn nhau chung một nẻo về cũng như cùng hướng đến một bình minh dân tộc.
Tuy nhiên, thành thật mà nói lực lượng trí thức và văn nghệ sĩ Việt Nam chân chính còn quá ít để kéo nổi con tàu cách mạng với những toa sét rỉ và chất đầy quá khứ. Trong khi đó, đại đa số trí thức Việt Nam vẫn còn cong lưng phục vụ cho giới lãnh đạo đảng CS, vẫn còn nặng ơn mưa móc của Đảng mà thờ ơ trước những chịu đựng của đất nước. Thành phần này, chẳng những không đóng góp được gì vào việc làm thăng tiến xã hội, thúc đẩy nhanh hơn cuộc cách mạng tự do và nhân bản, giúp đưa dân tộc chúng ta vượt qua những bế tắc tư tưởng và chính trị để hội nhập vào dòng thác tiến bộ của nhân loại, mà với khả năng bồi bút họ đã trở thành bức tường chắn ngang tiến hình đó.
Đọc bài báo tố tham nhũng nhưng chính là để nịnh Đảng một cách vụng về của bà Tôn Nữ Thị Ninh viết vài năm trước: “Cần có một cơ chế “đối trọng” (phương Tây gọi cơ chế này là checks and balances). Đối trọng của ta là trong phạm vi chế độ, là sự kiểm tra giám sát của các đoàn thể quần chúng, chứ không phải là đối trọng về chính trị. Quốc hội có vai trò, tư pháp cũng phải độc lập, đoàn thể phải vào cuộc, nếu không hệ thống chính trị của ta sẽ không có cơ chế tự điều tiết.”
Hẳn nhiên, tiếp cận nhiều với sinh hoạt chính trị dân chủ Âu Châu trước đây, bà Ninh biết rõ khái niệm kiểm soát và cân bằng (checks and balances) để chỉ sự kiểm soát lẫn nhau và giữ sự cân bằng giữa các ngành trong các chế độ dân chủ pháp trị. Nguyên tắc này ra đời nhằm giới hạn quyền hành của ngành hành pháp thường rất dễ bị lạm dụng. Sự đối trọng giữa các ngành trong cơ chế chính trị chỉ hữu hiệu khi các ngành đó có được sự độc lập về quyền hạn và trách nhiệm. Xin hỏi bà, tại Việt Nam, làm thế nào để có sự đối trọng khi toàn bộ sinh hoạt không chỉ trong kinh tế, chính trị mà cả văn hóa, tư tưởng, giáo dục, xã hội chỉ đạo bởi một đảng duy nhất là đảng Cộng sản?
Mới đây, giống bà Ninh năm nọ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc lại một lần nữa phát biểu tại phiên họp Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Geneva: “Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy tất cả các quyền và tự do cơ bản của con người, coi đó là nguyên tắc cơ bản của các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.”
Là một quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc và là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, lãnh đạo CSVN không thể không công nhận công ước quốc tế quan trọng hàng đầu và có tính cách chủ đạo về quyền cơ bản của con người là Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (Universal Declaration Of Human Rights) được công bố vào năm 1948 cùng với hai công ước liên hệ là Công ước Quốc tế về Những quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant On Civil And Political Rights, International Covenant On Economic, Social And Cultural Rights) được công bố năm 1966 và Công ước Quốc tế về Những quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (International Covenant On Economic, Social And Cultural Rights).
CSVN ký kết hầu hết các công ước quốc tế nhưng thưa ông Hà Kim Ngọc, đã thực hiện được một điều nào trong các công ước quốc tế nhân quyền gồm quyền tự do bầu cử, ứng cử, phát biểu, hội họp, đi lại, tín ngưỡng, bình đẳng trước pháp luật, thành lập công đoàn chưa?
Trên rất nhiều bài viết, các dư luận viên cao cấp của chế độ suốt ngày ra rả “Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi việc thực hiện tự do tôn giáo là một biểu hiện cụ thể của vấn đề nhân quyền.”
Nhưng tự do tôn giáo là gì?
Điều 18 của Tuyên ngôn Toàn thế giới về Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc (The universal Declaration of Human Rights) quy định rằng “Mọi người đều có quyền tự do suy nghĩ, ý thức và tôn giáo, kể cả tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, và tự do thể hiện tôn giáo hoặc tín ngưỡng dưới hình thức truyền bá, thực hành, thờ phụng hoặc lễ tiết, với tư cách cá nhân hay tập thể, công khai hay riêng tư.” (Everyone has the right to freedom of thought, conscience and religion; this right includes freedom to change his religion or belief, and freedom, either alone or in community with others and in public or private, to manifest his religion or belief in teaching, practice, worship and observance.)
Tự do tôn giáo trong tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc là một trong những quyền căn bản không chỉ xác định trong niềm tin riêng tư thầm kín mà còn bằng hành vi công cộng. Quyền đó không chỉ giới hạn trong mỗi cá nhân mà thể hiện cả bên ngoài cộng đồng xã hội. Một tín đồ có quyền tham gia bất cứ một tông phái hay giáo hội nào, đi lễ tại bất cứ nhà thờ nào, chùa nào, thăm viếng hay đảnh lễ bất cứ lãnh đạo tôn giáo nào theo sự chọn lựa tự do của tín đồ đó.
Pháp lệnh về tín ngưỡng tôn giáo nói riêng hay các luật pháp tại Việt Nam đều do lãnh đạo đảng CS viết ra. Những luật pháp này thực chất chỉ là một công cụ để cai trị nhân dân chứ không phải là những quy định do chính người dân chấp nhận và tuân hành.
Điều 88 trong bộ luật Hình sự của CSVN ngày nay là di sản của điều 58 thuộc bộ luật Hình sự Liên Xô (RSFSR Penal Code). Khi công bố luật Hình sự Liên Xô lần đầu vào năm 1927, điều 58 chỉ nhắm vào thành phần “phản cách mạng”, tuy nhiên trong giai đoạn “Thanh trừng Vĩ đại” (Great Purge) từ 1934 đến 1939, Stalin đã thêm vào khoản quy định các tội “phản quốc” và “âm mưu phản nghịch” vì tên đồ tể này cần lý do để xử bắn Karl Radek, Yuri Piatakov, Grigory Sokolnikov và nhiều đồng chí khác của y.
Thật buồn khi giới trí thức Việt Nam như Tôn Nữ Thị Ninh, Hà Kim Ngọc và nhiều “tiến sĩ”, “thạc sĩ” khác, thích nói những về những điều lẽ ra họ không nên nói nhưng lại im lặng trước những sự kiện đáng nói.
Trong suốt dòng lịch sử, trí thức luôn đóng một vai trò quan trọng đối với sự thịnh suy của dân tộc. Câu “sĩ, nông, công, thương” trong đó sĩ đứng hàng đầu không phải tự nhiên mà có. Sự kính trọng đó bắt nguồn từ những gắn bó của giới trí thức với đại đa số quần chúng và những giá trị mà họ đã dùng để dẫn dắt quần chúng.
Trong thời kỳ Pháp thuộc dù máy chém đang đợi, Côn Đảo đang chờ nhiều trí thức Việt Nam bằng trí tuệ và lòng yêu nước đã dấy lên Phong trào Duy Tân lịch sử. Miền Trung, năm 1905, Phó bảng Phan Châu Trinh đã cùng với hai tân tiến sĩ khoa 1904, Tiến sĩ Trần Quý Cáp và Tiến sĩ Huỳnh Thúc Kháng, khăn gói lên đường đi khắp nước để vừa tìm bạn cùng chí hướng và vừa phổ biến tinh thần “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Miền Nam có Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất, Ngô Văn Nhượng hưởng ứng và lập ra các cơ sở Liên Thành. Miền Bắc có Lương Văn Can, Nguyễn Văn Vĩnh, Dương Bá Trạc đồng lòng và cùng dấy lên phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Những trí thức đó, phần lớn chỉ mới ngoài 30 tuổi, đã sống và đã chết một cách tuyệt vời như ngọn lúa Việt Nam.
Tiếc thay, đa phần trong giới trí thức ngày nay bị cuốn hút quá sâu vào bộ máy công danh và quyền lực để làm mất đi tác phong tư cách của một người trí thức, lẽ ra phải có tinh thần phê phán, khao khát mở mang trí tuệ, biết vui niềm vui của dân tộc và cũng biết đau cái đau, biết nhục cái nhục của dân tộc mình. Không ít trí thức trẻ có cơ hội học tập ở nước ngoài, được làm quen với môi trường dân chủ, được sinh hoạt trong không khí tự trị đại học, nhưng khi về nước họ lại giống như những con ngựa chở rau ra tỉnh, chấp nhận bị bịt tai, che mắt để phục vụ cho tầng lớp lãnh đạo độc tài vừa thối nát mà cũng vừa dốt nát.
Với một đội ngũ trí thức đông gấp 5 lần Thái Lan, 6 lần Mã Lai mà đất nước vẫn chìm đắm trong độc tài đảng trị thì đội ngũ đó không phải là niềm hãnh diện mà là một nỗi bất hạnh cho đất nước Việt Nam.
Trần Trung Đạo

Trung Quốc bất ngờ thâm hụt thương mại gần 23 tỉ đô la trong tháng Hai

Tàu chở container ở thành phố cảng Thanh Đảo. Ảnh chụp ngày 07/03/2014. Xuất khẩu Trung Quốc giảm trong tháng 2/2014....cc : Vậy là sẽ Banh ta lông dù rằng so với Trung cộng “đứng thứ 2″ chỉ một tháng thâm thủng mậu dịch gần 23 tỉ USD nhằm nhò gì ,chỉ dấu “mài bụng trên phi đạo” và số liệu này chưa chắc đáng tin, có thể cao hơn , mấy tay CS nói 1 phải nhân 10 hay 100.
Tàu chở container ở thành phố cảng Thanh Đảo. Ảnh chụp ngày 07/03/2014. Xuất khẩu Trung Quốc giảm trong tháng 2/2014. – Reuters

Thụy My -RFI

Theo số liệu hải quan công bố hôm nay 08/03/2014, Trung Quốc đã bất ngờ bị thâm hụt thương mại 22,98 tỉ đô la trong tháng Hai. Cơ quan chức năng nhấn mạnh đến tác động của kỳ nghỉ Tết âm lịch.
Xuất khẩu của Trung Quốc tháng vừa qua không ngời đã bị sụt giảm đến 18,1% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 114,10 tỉ đô la – một con số rất thấp so với dự kiến. Trước đó 13 nhà kinh tế được Dow Jones Newswires hỏi đã dự đoán sẽ thặng dư thương mại khoảng 11,9 tỉ đô la. Họ cho rằng xuất khẩu tăng 5% vào tháng Hai, như vậy là đã giảm tốc độ so với mức tăng 10,6% cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó nhập khẩu của Trung Quốc tăng 10,1% so với tháng 2/2013, với kim ngạch 137,08 tỉ đô la, tương đương mức tăng của tháng trước. Thông báo của hải quan nhận định:l “Hậu quả của Tết âm lịch đã gây biến động mạnh lên tỉ lệ tăng trưởng trao đổi thương mại hàng tháng, và làm xuất hiện thâm hụt”.
Trong kỳ nghỉ Tết kéo dài, nhiều người lao động nhập cư trở về quê, đại đa số nhà máy và cửa hàng đóng cửa. Ngoài ra các doanh nghiệp Trung Quốc còn có thói quen xuất khẩu ồ ạt trước kỳ nghỉ để hạn chế lưu kho, và tập trung nhập khẩu khi mở cửa trở lại sau Tết.
Trong hai tháng đầu năm 2014, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu tăng đến 10%. Thặng dư thương mại trong hai tháng này sụt 80% so với năm ngoái, còn 8,89 tỉ đô la.
Nền kinh tế thứ nhì thế giới trong năm 2013 có tỉ lệ tăng trưởng 7,7% tương đương với năm 2012, là năm thấp nhất từ 13 năm qua, và hoạt động sản xuất đã chậm lại hẳn trong những tháng gần đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét