Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Ngày 08/3/2014 - Thêm một lời hứa của Thủ tướng

  • Blogger Phạm Viết Đào sắp ra tòa (BBC) - Tin cho hay nhà văn, blogger Phạm Viết Đào sẽ ra tòa ngày 19/3 vì 'Tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ' theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự.
  • 'Không công nhận bỏ phiếu' Crimea (BBC) - Chính quyền lâm thời Ukraine nói 'không một nước nào trong thế giới văn minh' công nhận kết quả trưng cầu dân ý của Crimea.
  • Mẹ luôn kiên cường như chính Mẹ nhé! (RFA) - Nhà hoạt động Bùi thị Minh Hằng, và hai người khác vẫn đang bị giam giữ tại Đồng Tháp. Hai người con của bà hiện cũng đang tích cực đi đòi hỏi quyền lợi chính đáng của người mẹ và việc làm của bà được con cái tôn trọng cũng như giúp họ có cái nhìn đúng đắn hơn về tình hình tại VN hiện nay.
  • Liệu Thái Lan sẽ đi về đâu? (BBC) - Tranh chấp trên chính trường Thái Lan có khả năng leo thang thành một cuộc xung đột vũ trang nếu hai bên không sớm đạt được một thỏa thuận?
  • Công an Tiền Giang sách nhiễu giáo viên (RFA) - Hiệu trưởng một ngôi trường tại tỉnh Tiền Giang đã báo công an rằng giáo viên của trường mình có hành vi bất minh, lợi dụng trang mạng xã hội để phát tán thông tin xấu.
  • Tín đồ PGHH phẫn nộ với cách hành xử của công an (RFA) - Tình trạng công an trong nước tiếp tục đàn áp người bất đồng chính kiến cùng tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo diễn ra ở huyện Lấp Vò, Đồng Tháp vừa rồi khiến nhiều cư sĩ PGHH chân chính tại Miền Tây vốn đã phẫn nộ giờ lại càng phẫn nộ.
  • Tạm ngưng xây dựng dự án cảng Kê Gà (RFA) - Dự án cảng biển Kê Gà tổng trị giá trên 20.000 tỷ đồng được ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận chính thức ra quyết định ngừng lại do có nhiều vấn đề không khả thi trong quá trình xây dựng.
  • Chuyện những chiếc cầu xứ Việt (RFA) - ... nếu như trước đây, việc đầu tư làm cầu tre ít tốn kém, và mức thu phí cũng thấp, chỉ lấy 500 đồng đối với người đi bộ và 1 ngàn đồng đối với người đi xe máy thì bây giờ mọi chuyện đã hoàn toàn khác, giá ước đã tăng gấp bốn lần vì nhiều lý do.
  • Ngải Vị Vị đòi chính quyền Trung Quốc trả hộ chiếu (RFI) - Nghệ sĩ Ngải Vị Vị, người bị chính quyền Trung Quốc trấnáp vì các tác phẩm mang tính khiêu khích, cũng như việcông không ngần ngại chỉ trích các chính sách bất hợp lý, trong một thông điệp video hôm nay 07/03/2014 đã lên tiếng đòi phải trả lại hộ chiếu choông. Tạp chí Đức Der Spiegel đã đăng thông điệp này– một tiếng kêu thất vọng hơn là phẫn nộ.
  • Bắc Kinh muốn buộc cán bộ kê khai bất động sản (RFI) - Chính quyền Bắc Kinh đang nghiên cứu biện pháp buộc các cán bộ tại đây phải kê khai các bất động sản sở hữu. Tờ Tân Kinh báo hôm nay 07/03/2014 cho biết như trên, sau khi đã xảy ra nhiều vụ tai tiếng với các quan chức được phát hiện là có số tài sản địa ốc với giá trị khổng lồ.
  • Cuba muốn bình thường hóa quan hệ với châu Âu (RFI) - Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez hôm 06/03/2014 loan báo nước này chấp nhận đề nghị tái thương lượng do Liên hiệp châuÂu đưa ra hồi tháng Hai về việc bình thường hóa quan hệ. 
  • Liên Hiệp Quốc đề nghị dạy về tình dục cho học sinh từ 12 tuổi (RFI) - Theo AFP, hôm nay 07/03/2014, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thuộc Liên Hiệp Quốc, có thông điệp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục về quan hệ tình dục, tại nhà trường, cho học sinh từ 12 tuổi trở lên để các em làm quen với việc sử dụng các phương tiện tránh thai.
  • Pháp : Cựu tổng thống Sarkozy bị nghe lén (RFI) - Theo tờ nhật báo Le Monde, cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã bị ngành tư pháp nghe lén điện thoại kể từ năm 2013, trong cuộc điều tra về cáo buộcông nhận tiền của cố lãnh đạo Libya Kadhafi cho chiến dịch vận động tranh cử năm 2007.
  • Phụ nữ lương cao hơn chồng : Một cái tội ? (RFI) - Ukraina vẫn chiếm nhiều trang báo Pháp hôm nay, 07/03/2014. Thế nhưng nếu Libération chạy tựa trang nhất« Crimée, leo thang», phần lớn các báo trở lại nếp cũ, dành tít mở đầu bản tin cho thời sự Pháp, tập trung trên kinh tế. Lý thú nhất tuy nhiên lại là hồ sơ xã hội Pháp, được Le Figaro nêu bật ở trang trong dưới hàng tựa :« Những người vợ mà thu nhập cao hơn chồng».
  • Điểm du lịch rất được ưa chuộng từ World Cup 2006 (RFI) - Lâu nay được coi là vô địch đi du lịch ra nước ngoài, trong thời gian gần đây người Đức có xu hướng du lịch trong nước nhiều hơn. Đức cũng là một điểm du lịch ngày càng hấp dẫn các du khách trên toàn thế giới, đặc biệt là Berlin. Quốc gia với lịch sử in đậm dấu những thăng trầm của lịch sử nhân loại thế kỷ XX này hiện đứng hàng thứ 7 trong xếp hạng các nước thu hút nhiều du khách.
  • Tây phương phản ứng mạnh, nhưng do dự trừng phạt kinh tế Nga (RFI) - Washington và Bruxelles cùng lúc thông báo một loạt biện pháp trừng phạt Matxcơva trong cuộc đọ sức được xem là gay go nhất từ khi Liên Xô sụp đổ. Hoặc Nga phải đàm phán tìm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng cho Ukraina hoặc sẽ bị từng đợt trừng phạt, mà mỗi lúc mỗi nghiêm trọng hơn. Giới đại gia và quan chức có thế lực sẽ bị tác hại đầu tiên do bị cấm visa, bị phong tỏa tài sản.
  • Can thiệp của Nga vào Ukraina làm Đông Âu nhớ lại thời Liên Xô cũ (RFI) - Cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraina là đề tài trên trang nhất của báo chí ĐôngÂu từ gần ba tuần qua. Ngoài việc đưa tin và cập nhật liên tục các sự kiện xảy ra, truyền thông tại các nước một thời thuộc phe cộng sản ở vùng Đông - TrungÂu còn rất quan tâm đến việc chính quyền từng nước đánh giá, phản ứng và hành xử ra sao trước cuộc khủng hoảng được coi là trầm trọng nhất trong khu vực kể từ một phần tư thế kỷ qua.
  • Nhân vật số 2 Bắc Triều Tiên tái xuất hiện sau khi có tin đồn bị thanh trừng (RFI) - Các phương tiện truyền thông Bắc Triều Tiên, ngày hôm nay, 07/03/2014, đã đăng ảnhông Choe Ryong Hae, người được coi là nhân vật số hai của chế độ Bình Nhưỡng. Bức ảnh được đăng trên tờ Rodong Shinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao Động Triều Tiên, cho thấyông Choe tháp tùng lãnh đạo trẻ Kim Jong Un, trong chuyến đi thị sát một đơn vị quân đội ngày hôm qua, 06/03.
  • Bình Nhưỡng tổ chức bầu cử để củng cố quyền lực (RFI) - Người dân Bắc Triều Tiên vào Chủ nhật tới 09/03/2014 sẽ phải đi bầu. Thông tin trên gây ngạc nhiên vì đất nước này được coi là một trong những chế độ độc tài khủng khiếp nhất trên hành tinh. Kết quả ai cũng có thể đoán được. Việc tổ chức bầu cử được chế độ Kim Jong Un coi là quan trọng, là nhằm củng cố quyền lực và kiểm soát dân chúng chặt chẽ hơn nữa.
  • Olympic người khuyết tật khai mạc trong lúc Crimée căng thẳng (RFI) - Tối nay 07/03/2014 các vận động viên khuyết tật xuất sắc nhất thế giới sẽ có mặt trong lễ khai mạc Paralympiques tại Sotchi, Nga. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Crimée, nhiều nước phương Tây đã loan báo sẽ không gởi đại diện tham dự lễ khai mạc để phản đối việc Nga can thiệp quân sự vào Ukraina.
  • Trao đổi thư tín 08.03.2014 (RFA) - “Lại công khai nhưng tất cả sẽ phải ... đứng ngoài! Thế đó, đất nước chúng tôi là vậy, gian manh và xảo trá khó ai bì kịp. Và chúng tôi gọi đó là …‘Văn Minh’”.
  • Chính phủ Campuchia cáo buộc đảng đối lập phân biệt sắc tộc? (RFA) - Đảng đối lập Campuchia vừa ra thông cáo báo chí ngày 5/3 gọi vụ một người Việt bị giết chết tại Campuchia đã và đang làm ngược vấn đề. Liệu chính phủ Campuchia và VN có cố gắng làm lớn chuyện để tố cáo đối lập kích động kỳ thị người Việt?
  • Chủng vi rút cúm gia cầm mới tại Đồng Nai (RFA) - Đồng Nai cũng là cửa ngõ vận chuyển gia cầm vào thành phố Hồ Chí Minh cũng như những vùng kinh tế trọng điểm quanh đó, vì thế được coi là điểm lây lan cũng như và xuất phát dịch cúm gia cầm vào Sài Gòn và khu vực phụ cận.
  • Trung Quốc - ASEAN sẽ bàn về COC (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Bắc Kinh sẵn sàng cộng tác với ASEAN để xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Tần Cương ngày 7-3 tuyên bố.
  • Ấn Độ lo ngại tranh chấp ở biển Đông (BaoMoi) - Ngày 6-3, Đối thoại Delhi VI (Đối thoại ASEAN - Ấn Độ lần thứ sáu) đã khai mạc tại New Delhi (Ấn Độ) với chủ đề Thực hiện tầm nhìn ASEAN - Ấn Độ vì hợp tác và thịnh vượng.
  • Bắt giữ tàu cá theo lịch hàng tuần!? (BaoMoi) - (Petrotimes) – Bí thư tỉnh ủy Hải Nam (Trung Quốc) La Bảo Minh hôm 6/3 đã ngang nhiên cho biết, để thực thi cái gọi là "quy định đánh bắt cá mới ở Biển Đông" của tỉnh này, phía tuần duyên Trung Quốc đang bắt giữ tàu nước ngoài trên cơ sở hàng tuần.
  • Philippines nâng cấp căn cứ Hải quân trên Biển Đông (BaoMoi) - Hôm 6/3, phát ngôn viên Hải quân Philippines cho biết quân đội nước này sẽ xây khu cảng trị giá 11,2 triệu USD tại vịnh Ulugan, căn cứ quân sự của Manila nằm gần nhất với đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
  • Philippines và Đài Loan đều dè chừng Trung Quốc (BaoMoi) - Theo hãng tin CNA (Đài Loan), ngày 6-3, trả lời trước Ủy ban Ngoại giao và Phòng vệ thuộc cơ quan lập pháp lãnh thổ Đài Loan, người đứng đầu cơ quan phòng vệ Nghiêm Minh nhận định Đài Loan có thể cầm cự ít nhất một tháng nếu bị Trung Quốc tấn công quy mô.

Thêm một lời hứa của Thủ tướng

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại thượng đỉnh ASEAN ở Bandar Seri Begawan, Brunei hôm 25 tháng 4 năm 2013. (ảnh minh họa)AFP PHOTO / ROSLAN Rahman
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hứa hẹn không giới hạn gói hỗ trợ nông nghiệp - nông dân - nông thôn, thậm chí có thể lên tới hàng trăm ngàn tỉ đồng. Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ tổ chức ngày 28/2 tại Hà Nội, Thủ tướng đã tán thành đề xuất chương trình tín dụng tam nông do ông Nguyễn Văn Bình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đưa ra.

Thực hiện không dễ

Nghe tường trình
Có những ý kiến cho là Thủ tướng mạnh dạn hứa hẹn chứ việc thực hiện hoàn toàn không dễ dàng, cho dù ngân hàng thừa tiền và sẵn sàng cho vay. Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 5/3 đưa lên mạng bài viết “Dự án nông nghiệp vay nghìn tỷ: Nhà băng nào dám mở hầu bao?” Tờ báo trích lời Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã nghiên cứu một số mô hình sản xuất quy mô lớn, có tính khả thi cao và có thể nhân rộng như dự án trang trại bò sữa của tập đoàn TH (True Milk), cũng như các nhà máy thủy sản có sự tham gia tái cấu trúc của ngân hàng và mô hình cánh đồng mẫu lớn ở đồng bằng sông Cửu Long.

Theo VnEconomy, cho dù có vốn nhưng bài học nghiệt ngã của thị trường cũng chỉ ra rằng, nếu chưa có quy hoạch tổng thể, dự báo quy mô thị trường tiêu thụ tương ứng với khả năng sản xuất thì điệp khúc “trồng chặt” và “được mùa mất giá, mất mùa được giá, hay xa hơn là sự đổ bể của chương trình “đánh bắt xa bờ” không biết bao giờ mới chấm dứt.




Chúng ta thiếu tiền nhưng cái thiếu hơn là những chiến lược và chính sách đồng bộ phối hợp các ngành, liên ngành, phối hợp các đối tác khác nhau trong cả chuỗi giá trị từ sản xuất đến kinh doanh đến chế biến.

-TS Đặng Kim Sơn
Nhận định về vấn đề vừa nêu, tối 6/3/2014 TS Đặng Kim Sơn viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn từ Hà Nội phát biểu:

“Tôi nghĩ ý kiến của tờ báo đó là chính xác, bây giờ rõ ràng chúng ta thiếu tiền nhưng cái thiếu hơn là những chiến lược và chính sách đồng bộ phối hợp các ngành, liên ngành, phối hợp các đối tác khác nhau trong cả chuỗi giá trị từ sản xuất đến kinh doanh đến chế biến. Rõ ràng việc đầu tiên phải xây dựng được các chương trình hành động một cách phối hợp và có cái nhìn dài hạn một cách tổng thể, thì lúc đó không chỉ tiền tín dụng mà tiền đầu tư rồi các nguồn lực xã hội khác, nguồn lực trong đất nước mới có thể có định hướng cho hiệu quả được.”

Vẫn theo Thời báo Kinh tế Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước sẽ dành ra một khoản tiền nhất định hướng vào các mục tiêu: cho vay ứng dụng công nghệ cao, mô hình sản xuất mới quy mô lớn và phục vụ hoạt động xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp. Thống đốc Bình cho biết, tín dụng với lãi suất phù hợp và thấp hơn mặt bằng chung được mở ra ngay trong quý 1 cho những mô hình sản xuất nông nghiệp có sự liên kết theo chuỗi sản xuất, phân phối, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, có kết hợp yếu tố khoa học.

Thống đốc Bình nhấn mạnh tín dụng tam nông sẽ được thực hiện theo một quy trình cho vay khép kín đối với doanh nghiệp đứng đầu chuỗi, nhằm từng bước thay thế cho kiểu vay rải rác như trước. Quy trình này sẽ giảm thiểu rủi ro vì không còn kiểu ngân hàng này cho vay sản xuất, ngân hàng kia cho vay chế biến, xuất khẩu. Tình trạng mà ông Bình cho là chỉ cần một khoản vay ở khâu này rủi ro là kéo theo rủi ro ở các khoản vay khác.

VnEconomy nhận định là việc thực hiện những đề xuất của Thống đốc Nguyễn Văn Bình là điều không dễ dàng. Bởi vì Ngân hàng Nhà nước có thể tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có được các gói vốn giá rẻ để cho các dự án thí dụ như cánh đồng mẫu lớn vay, nhưng chính các ngân hàng thương mại phải chịu trách nhiệm bảo toàn vốn cho vay tam nông. Nhà báo đặt tiếp câu hỏi, với quy mô lên tới hàng nghìn tỷ đồng cho một dự án, ngân hàng nào dám mở hầu bao, khi mà rủi ro trong sản xuất nông nghiệp được coi là đứng đầu trong các lĩnh vực cho vay?

Phiên họp thường kỳ của Chính phủ tổ chức ngày 28/2 tại Hà Nội. Courtesy chinhphu.vn
Theo TS Đặng Kim Sơn, chương trình tín dụng tam nông được loan báo trong phiên họp của Chính phủ ngày 28/2 sẽ hỗ trợ hai nội dung lớn mà Việt Nam đang tiến hành, một là tái cơ cấu nền nông nghiệp và thứ hai là chương trình phát triển nông thôn. TS Đặng Kim Sơn nhấn mạnh:

“Chương trình này dù là nỗ lực tốt nhưng nó chỉ có thể thành công được nếu phải được gắn liền với hoạch định chiến lược, sự xây dựng kế hoạch chi tiết và kèm theo những chính sách hợp lý. Bởi vì các vấn đề mà ngành nông nghiệp cũng như hệ thống phát triển nông thôn của Việt Nam đang phải đương đầu là những vấn đề quá sức phức tạp. Nó bao gồm phải xử lý những khó khăn trước mắt do cuộc khủng hoảng kinh tế đem lại, lẫn những thách thức về thị trường do cạnh tranh từ bên ngoài đưa vào trong quá trình hội nhập và những rủi ro thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra. Đồng thời phải cùng lúc phải sửa chữa những sai sót vướng mắc, tháo gỡ những tồn tại đã có quá dài trong hệ thống sản xuất như tổ chức sản xuất, như về khoa học công nghệ, như về cơ sở hạ tầng ..v..v.. Vì thế quyết tâm là việc khởi đầu rất tốt nhưng bước tiếp theo rất to lớn nặng nề là phải hình dung ra toàn bộ bức tranh, xác lập những ưu tiên đề ra những biện pháp tích cực để tháo gỡ, làm sao để sử dụng được khoản tiền đó cũng như huy động được tất cả nguồn nội lực khác còn ở trong xã hội và từ các nhà đầu tư bên ngoài.”

Còn nhiều thách thức

Tuổi Trẻ Online đưa tin về phiên họp thường kỳ của Chính phủ trích lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Không cần nói gói hỗ trợ bao nhiêu nhưng hàng trăm ngàn tỉ đồng cũng được, với điều kiện có đối tượng vay, thời hạn cho vay hợp lý, phải đủ độ dài của sản xuất nông nghiệp. Về lãi suất thì mặt bằng phải thấp hơn cho vay thương mại. Như vậy là rất tốt, đó là ủng hộ trực tiếp cho nông dân, cho sản xuất nông nghiệp.”

Tuy Thủ tướng nói như vậy, nhưng người nông dân nghèo chỉ có thể hưởng lợi ích gián tiếp từ các gói tín dụng này, chứ không thể gọi là ủng hộ trực tiếp. Ngoài ra khi Việt Nam có đủ đầu tư để tiến tới các mô hình sản xuất lớn, áp dụng khoa học công nghệ, để cho nông sản rẻ hơn, tốt hơn đủ sức cạnh tranh với thế giới, thì cũng là lúc những nông hộ nhỏ có thể bị xóa sổ và sẽ là thảm họa nếu chính phủ không làm tốt việc đào tạo nghề cho nông dân mất đất và thực hiện thành công việc chuyển dịch lao động.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi, TS Đặng Kim Sơn nhận định:




Khi chúng ta gom đất vào tay những người làm ăn giỏi, có đủ năng lực áp dụng khoa học công nghệ, thì làm thế nào để giải quyết công ăn việc làm cho những người giao đất đi.

-TS Đặng Kim Sơn
“Điều quan trọng khi chúng ta gom đất vào tay những người làm ăn giỏi, có đủ năng lực áp dụng khoa học công nghệ, thì làm thế nào để giải quyết công ăn việc làm cho những người giao đất đi, đấy mới là thách thức lớn nhất. Phải chuyển họ sang các lĩnh vực phi nông nghiệp, phải đào tạo nghề thế nào, cho vay vốn thế nào, tạo ra thị trường lao động mới, thì đấy mới là thách thức to lớn nhất.”

Về gói tín dụng tam nông vừa loan báo, Thống đốc Nguyễn Văn Bình mô tả đề xuất của ông là một chương trình thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn với ba trọng tâm: Thứ nhất là tín dụng phục vụ ứng dụng công nghệ khoa học vào sản xuất nông nghiệp. Thứ hai là tín dụng phục vụ mô hình sản xuất mới trong nông nghiệp và thứ ba là tín dụng phục vụ xuất khẩu nông thủy sản.

Theo ý kiến các chuyên gia mà chúng tôi ghi nhận, Chính phủ Việt Nam qua các đề xuất về tín dụng tam nông của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có vẻ đã bừng tỉnh sau một thời gian dài bỏ quên nông nghiệp và nông dân. Đại đa số nông dân có rất ít đất sản xuất, sống vất vả vì khủng hoảng đầu ra và giá nông thủy sản giảm mạnh, nghề chăn nuôi điêu đứng vì dịch bệnh và giá thành cao, khiến hàng triệu người gặp khó khăn trong cuộc sống. Chính sách xuất khẩu gạo tạo độc quyền cho các Tổng công ty Lương thực Nhà nước làm méo mó thị trường, nông dân bị ảnh hưởng. Thu nhập bình quân đầu người của nông dân trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long chỉ khoảng 530.000đ/tháng, theo các nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn và tổ chức phi chính phủ của nước ngoài công bố hồi gần đây.

TS Nguyễn Quang A, chuyên gia nghiên cứu thuộc nhóm Trị sự Diễn đàn Xã hội Dân sự hiện sống và làm việc ở Hà Nội nói với chúng tôi, việc nhà nước thức tỉnh thì không bao giờ là quá muộn. Ông nói:

“Điều quan trọng là nhà nước phải chấm dứt sự độc quyền, bất kể sự độc quyền nào đều là không tốt. Tạo cơ sở tạo điều kiện cho các tổ chức của bà con nông dân tự vận động lên còn Nhà nước chỉ làm những việc cần phải làm, như hỗ trợ giúp vấn đề vốn, vấn đề mặt bằng hay tín dụng để giải quyết những vấn đề xử lý sau thu hoạch, khuyến nông.”

Trên Thế giới Tiếp Thị trang mạng mới ra đời của các cựu nhân viên báo Saigon Tiếp Thị bị đóng cửa, ngày 2/3/2014 TS Đặng Kim Sơn Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn nhận định là, chính phủ phải gấp rút tái cơ cấu lại lĩnh vực thức ăn gia súc để giải quyết bế tắc cho hai ngành chăn nuôi và thủy sản, đây là hai ngành phụ thuộc nhiều vào thức ăn cho vật nuôi. Theo lời ông, phải xử lý thật nhanh để làm sao hạ giá thành xuống như giảm thuế nhập khẩu đầu vào, giảm thuế VAT đầu ra; cung cấp con giống, kiểm soát tốt dịch bệnh. Riêng với thủy sản TS Đặng Kim Sơn cho rằng phải giải quyết được mối quan hệ giữa người sản xuất và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.

TS Đặng Kim Sơn nói với báo Thế Giới Tiếp Thị rằng, việc Chính phủ đưa ra chương trình cấp bách can thiệp vào ngành nông nghiệp, không những giúp nền kinh tế có cơ phục hồi lại đà tăng trưởng trước đây, mà còn có thể mở ra một triển vọng cho tăng trưởng vững bền và hiệu quả. TS Đặng Kim Sơn nhấn mạnh, nếu Chính phủ có đưa ra các chương trình gì cho nông nghiệp lúc này, thì đó không còn là câu chuyện hạn hẹp ở việc giải cứu, cứu trợ nữa, mà phải xem đó là ngành mũi nhọn để đầu tư, kích thích tái cơ cấu.
Nam Nguyên,
phóng viên RFA

Giấc Mơ Trung Hoa Trở Thành “Ác Mộng” Nhân Quyền tại Trung Quốc

Đaikynguyen

http://vietdaikynguyen.com/v3/wp-content/uploads/2014/03/Activists+at+Xus+trial.jpg
Luật sư nhân quyền Cheng Hai (ngoài cùng bên trái) và những người bảo vệ nhân quyền khác giữ một biểu ngữ yêu cầu các quan chức tiết lộ tài sản của họ, tại phiên tòa xét xử một một nhà hoạt động nhân quyền Xu Zhihong tại Bắc Kinh vào ngày 22 Tháng Một 2014 . (Boxun.com)
Carol Wickenkamp, Epoch Times
Chỉ xét từ năm 2008 trở lại đây, thì năm 2013 là năm tồi tệ nhất đối với quyền con người, theo phúc trình thường niên từ Hiệp Hội Những Người Bảo vệ Nhân quyền Trung Quốc (Chinese Human Rights Defenders-CHRD). Khẩu hiệu “Giấc mơ Trung Hoa” của thế hệ lãnh đạo mới nay đã trở thành một “cơn ác mộng”, họ nói.
“Việc chính phủ Trung Quốc tấn công vào các nhà hoạt động trong năm ngoái chỉ ra rằng chính quyền Tập Cận Bình sẵn sàng ngăn chặn một xã hội dân sự năng động và quyết tâm hơn”, theo lời của Renee Xia, giám đốc quốc tế của CHRD.
Việc định hướng phát triển trong năm 2013, thời điểm mà Tập Cân Bình lên nắm chính quyền, cũng như các quan ngại về nhân quyền hiện thời, CHRD đề cập đến cuộc đàn áp chủ yếu tập trung vào quyền công dân và quyền con người tác động lên tất cả các thành phần trong xã hội.
Cuộc tấn công nhằm vào Phong trào Công Dân Mới và những người ủng hộ việc công khai tài sản biểu tình ôn hòa; những bộ luật mới liên quan đến “tin đồn” nhắm vào các blogger và những phát biểu buộc tội ngày càng tăng trên phương tiện thông tin đại chúng; tình trạng bạo lực hành hung đối với các luật sư nhân quyền bị khước từ tư vấn pháp lý cho những người ủng hộ nhân quyền, bài báo truyền tải.
Hàng chục nhà hoạt động nhân quyền được phỏng vấn cho báo cáo chỉ ra rằng năm 2013 là năm tồi tệ nhất cho nhân quyền kể từ cuộc đàn áp xung quanh Thế vận hội năm 2008. Cụ thể, báo cáo khẳng định:
Số lượng các nhà hoạt động bị bắt giữ năm ngoái nhiều hơn bất kỳ năm nào kể từ vụ đàn áp năm 1999, số vụ bắt giữ tội phạm là người bảo vệ nhân quyền và các “vụ mất tích” do cưỡng chế đều tăng gấp ba lần so với năm 2012; hơn 220 nhà hoạt động đã bị bắt giữ, với hàng chục vụ tống giam và xét xử chính thức hoặc đang chờ xét xử.
Mặc dù việc xóa bỏ các Các trại Lao động cải tạo đã được công bố rộng rãi, nhưng CHRD lưu ý rằng các phương pháp bắt giữ phi pháp khác lại được thay vào, bao gồm việc tăng cường sử dụng “nhà tù đen”.
Và mặc dù Tập Cận Bình, lãnh đạo Đảng, cam kết xóa sạch tham nhũng trong nội bộ Đảng ở tất cả các cấp, nhưng các nhà hoạt động sẽ bị bắt giữ ngay lập tức nếu họ yêu cầu quan chức cấp cao công bố tài sản cá nhân. Các nhà hoạt động trong phòng trào minh bạch tài sản cá nhân bị quy kết tội “tập hợp đám đông để gây rối trật tự nơi công cộng” và các điều khoản khác ngụy trang cho bản chất chính trị của các vụ bắt giữ .
Những người lên tiếng vì nhân quyền trong Phong trào công dân mới, một nhóm người liên kết lỏng lẻo – đang mong mỏi tìm kiếm những cải cách chính trị, pháp lý và xã hội, đã bị bắt giữ, xét xử và phải nhận các bản án hà khắc. Đáng chú ý nhất là giáo sư luật đáng kính Hứa Chí Vĩnh (Xu Zhiyong) bị quy tội và kết án bốn năm tù .
Chính quyền đã làm rõ vấn đề trong ghi nhớ nội bộ năm 2013, văn bản số 9, rằng cuộc thảo luận về “lý tưởng phương Tây”, bao gồm các giá trị toàn cầu, dân chủ, và nhân quyền sẽ không được dung thứ. Một cuộc tấn công đã được châm ngòi nhằm vào các nhà hoạt động ủng hộ các quy định của pháp luật, dân chủ lập hiến và tự do báo chí.
Đàn áp chính trị và bức hại đồng bào dân tộc vùng thiểu số gia tăng tương ứng với tình trạng an ninh khắc nghiệt và bạo lực tăng mạnh ở Vùng Tây Tạng và Tân Cương.
Hiệp hội Những người bảo vệ Nhân quyền Trung Quốc cũng chỉ ra rằng, dù đã hứa hẹn rất nhiều lần, nhưng các nhà lãnh đạo vẫn chưa đạt được phê chuẩn cho các quy ước quốc tế về nhân quyền, trong đó có Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). Hiệp hội kêu gọi chính quyền Trung Quốc tôn trọng cam kết với cộng đồng quốc tế về “thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản.”

Truy Nã Hung Thủ Hành Thích Cựu Tổng Biên Tập trang Minh Báo – Hai Từ của Cảnh Sát Hồng Kông Tiết Lộ Nội Tình Kinh Động

Đaikynguyen

http://vietdaikynguyen.com/v3/wp-content/uploads/2014/03/1403021305492403.jpg
Ngày 28 tháng Hai cảnh sát Hồng Kông có được manh mối mới, thông qua điều tra manh mối qua camera, cảnh sát tin rằng hai kẻ tình nghi trong vụ ám sát Lưu Tiến Đồ, cựu tổng biên tập trang Minh Báo, đã trốn về Đại Lục bằng đường thủy và đường bộ. (Ảnh/ Ảnh trên mạng TVB tin tức buổi tối)==>>

Trương Đốn, Dajiyuan
Ngày 28 tháng Hai cảnh sát Hồng Kông có được manh mối mới, thông qua điều tra manh mối qua camera, tin rằng hai kẻ tình nghi trong vụ ám sát Lưu Tiến Đồ, cựu tổng biên tập trang Minh Báo đã tẩu thoát về Đại Lục bằng đường thủy lẫn đường bộ, hai từ “trốn về” này tương đối hiếm gặp.
Từ khi Lý Đông Sinh tên cầm đầu phòng 610 đàn áp Pháp Luân Công, cũng là tay chân đắc lực của Giang Trạch Dân bị bắt, đã gây khủng hoảng cho bè phái nợ máu chồng chất Giang này; chúng gây ra hàng loạt vụ gây rối. Ngày 7 tháng Một bè phái Giang cử Trần Quang Tiêu đến New York khơi lại vụ án [Tự thiêu Thiên An Môn], sau khi âm mưu vu khống chế nhà cầm quyền đương nhiệm thất bại; ngày 21 tháng Một lại thông qua sự kiện “Rời bến giải câu đố”, chúng dùng cái chết chung để uy hiếp lãnh đạo đương nhiệm tối cao. Nhà cầm quyền đương nhiệm nhanh chóng tuyên bố hai cơ quan quyền lực tối cao là “Ủy ban an ninh quốc gia trung ương” và “Tổ chỉ đạo Trung ương về thúc đẩy cải cách sâu sát toàn diện” đã thu hồi quyền lực vào ngày 22, 24 tháng Một, đồng thời do Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường chia nhau đảm nhiệm vị trí người phụ trách nhất và thứ hai;  tiến thêm một bước nữa nhằm bóp chết bè phái Giang.
Theo báo cáo một viên chức cao cấp của bè phái Giang, Chu Vĩnh Khang, đồng bọn chủ yếu đàn áp Pháp Luân Công và cả gia đình y đã bị bắt; một lượng lớn các quan viên trong hệ thống ủy ban chính trị pháp luật bị bắt; tội lỗi chính của bè phái Giang gồm: đảo chính, mổ cướp nội tạng sống đã bị chính quyền nắm giữ. Bè phái Giang đã đến bước đường cùng nhưng vẫn không chịu khoanh tay chịu chết, không những không ngừng làm loạn trong nước; mà vẫn còn lợi dụng Lương Chấn Anh, đặc vụ ngầm do một tay Trung Cộng tôi luyện, không ngừng làm loạn tại Hồng Kông, nơi được coi là cửa sổ của thế giới, làm xấu mặt chính quyền trước cộng đồng quốc tế.
Cảnh sát Hồng Kông: Hung thủ đã chạy về Đại lục
Ngày 28 tháng Hai, trong bản tin buổi tối của hãng TVB Hồng Kông, tin tức mới nhất của Cảnh sát Hồng Kông tuyên bố, thông qua điều tra bằng camera ghi hình và các manh mối khác, tin rằng Lưu Tiến Đồ (cựu tổng biên tập trang Minh Báo) đã bị kẻ bị tình nghi chém trọng thương và hung thủ đã đi tầu hỏa chạy về Đại lục.
Từ ngày 26 xảy ra vụ án Lưu Tiến Đồ tới nay, tổ trọng án tổng khu Hồng Kông tiến hành tìm kiếm tại ga xe lửa Cửu Long Đường của Hồng Kông và khu vực bến cảng cục thu hút đầu tư thương mại, họ đã lấy đi một lượng lớn các đoạn phim trong camera ghi hình, thậm chí lấy cả ổ cứng ghi hình và đã phát hiện ra vào lúc 10h30 hai tên hung thủ đã bỏ chạy bằng xe điện, 1 tên trong số đó sau khi vứt lại chiếc xe tại số 137  đường Tây Loan Hà, đã chạy theo hướng đông đường Thành An, tên còn lại chạy chốn theo hướng ngược lại, tay xách 1 túi xách du lịch, đầu đội mũ nồi, hắn đã bắt một chiếc xe taxi tại giao lộ giữa đường Tây Loan Hà và đường Thái Ninh, đi về hướng Khang Sơn.
Khi cảnh sát Hồng Kông thông báo về vụ việc này, đã nói rằng “ Hung thủ đã trốn về Đại Lục bằng đường thủy và đường bộ” , hai từ “trốn về” này tương đối hiếm gặp, biểu thị rằng những tên hung thủ này vốn đến từ Trung Quốc Đại Lục, liên quan đến đấu tranh chính trị.
Sáng ngày 26 tháng Một, Lưu Tiến Đồ, cựu tổng biên tập trang Minh Báo, người vừa mới bị phế vị đã bị bọn côn đồ, chém trọng thương 6 nhát dao vào người. Hiện nay tình trạng sức khỏe của Lưu Tiến Đồ đã biến chuyển tốt.
Bè phái Giang làm loạn Hồng Kông đưa ra con át chủ bài với Tập Cận Bình
Sau khi Chính quyền bóp nghẹt những nhân vật kỳ cựu trong bè phái Giang như Chu Vĩnh Khang, bắt giữ toàn bộ gia đình Chu Vĩnh Khang, bốn thư ký của Chu Vĩnh Khang bị bắt, 2 quan chức cấp cao trong hệ thống chính trị pháp luật của tỉnh Liêu Ninh bị giáng chức, bị tình nghi đã giúp Chu Vĩnh Khang nghe lén quan chức cao cấp Trung cộng, Lương Khắc, cục trưởng cục an ninh quốc gia tại thành phố Bắc Kinh, kẻ đã tham dự đảo chính và nắm giữ lượng lớn nội tạng từ việc mổ cắp nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công cũng bị cách chức. Trước tình hình tội ác mổ cắp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công và đảo chính của bè phái Giang ,chính quyền đã nắm rõ, khiến người ta hoài nghi 2 tên hung thủ này do bè phái Giang phái đi nhằm phá rối chính quyền Tập Cận Bình, làm xấu mặt chính quyền Bắc Kinh.
Đồng thời mọi người không khó để phát hiện ra rằng, thủ đoạn tấn công bạo lực vào Lưu Tiến Đồ không khác gì so với thủ đoạn mà đám tay chân bè phái Giang mưu sát Lý Vượng Dương trong cùng năm.
Thạch Tạng Sơn, một chuyên gia các vấn đề về Trung Quốc, ở tại Washington cho rằng, việc cựu biên tập viên trang Minh Báo đã bị đâm có quan hệ mật thiết tới cuộc tranh đua quyết liệt tại Trung Nam Hải hiện nay, bè phái Giang Trạch Dân đã quen với việc dùng thủ pháp xã hội đen làm loạn Hồng Kông, mục đích là tạo thành khủng bố trắng.
Ba mục đích chính khiến bè phái Giang Trạch Dân của ĐCSTQ phá rối Hồng Kông
Theo sự hiểu biết của một nhân sỹ trong cuộc đấu tranh nội bộ Trung Nam Hải, vụ việc hôm nay không phải do các băng đảng xã hội đen tại Hồng Kông đấu đá và giết người trả thù, bởi vì sự kiện này liên quan chặt chẽ tới chính quyền cấp cao tại Bắc Kinh, đương sự trước đó không hề có bất kỳ một dấu hiệu bị đe dọa nào, từ cách tiến hành vụ việc, có thể thấy rõ ràng là có liên quan đến chính sách đằng sau Tăng Khánh Hồng, đại tổng quản của tập đoàn Giang Trạch Dân, chủ yếu có ba mục đích chính:
  • Một là: thông qua địa vị của Hồng Kông, là cửa sổ quốc tế, ra giá với lãnh đạo Tập Cận Bình, khiến quốc tế lên án phê bình Tập Cận Bình, Tập như ngậm bồ hòn làm ngọt, có nỗi khổ riêng không thể nói. Tập đoàn Giang Trạch Dân luôn yêu cầu Tập Cận Bình phải liên minh, dừng việc thanh toán tập đoàn Giang Trạch Dân, tới Chu Vĩnh Khang là phải dừng lại, giống như làm với vụ án Bạc Hy Lai là không được động chạm tới tội ác tày trời là mổ cắp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công, nếu không chúng sẽ tiếp tục dùng bạo lực xã hội đen đối với Hồng Kông coi như đấu tranh tại Trung Nam Hải, có phá hủy Hồng Kông chúng cũng không hối tiếc.
  • Thứ hai, lợi dụng trang Minh Báo cũ và Lưu Tiến Đồ theo chỉ thị bè phái Giang tham gia và phát hành cái gọi là “Tài liệu tham nhũng” mà Tập Cận Bình cùng với Đảng Thái Từ và Ôn Gia Bảo người ủng hộ Tập, mật lệnh cho các phương tiện truyền thông phối hợp làm mưa làm gió, tạo dựng việc Lưu bị tấn công do vậy, nhằm đẩy trách nhiệm cho kẻ thù chính trị là Tập Cận Bình, Ôn Gia Bảo và tiến hành khống chế chính trị. Lưu trong cuộc sóng gió đổi tổng biên tập trang “Minh Báo” trước kia cũng mang màu sắc bi thảm, càng dễ để gây nhầm lẫn cho độc giả.
  • Thứ ba, thời báo “Đại Kỷ Nguyên” Hồng Kông gần đây không ngừng báo cáo độc quyền về tình hình chính trị đang diễn ra tại Hồng Kông, Trung Quốc và ngày càng có ảnh hưởng lớn tới xã hội, giới chủ lưu thi nhau truyền đọc, đặc biệt là vừa mới kết thúc cuộc diễu hành “chống tước đoạt tự do ngôn luận”, càng thể hiện rõ báo “Đại Kỷ Nguyên” chính là hãng truyền thông bị Đảng cộng sản Trung Quốc đàn áp nghiêm trọng nhất. “Đại Kỷ Nguyên” luôn chống lại đàn áp của ĐCSTQ và bảo vệ Hồng Kông. Điều này khiến Tăng Khánh Hồng cùng thế lực bè phái của Giang nhiều năm nắm giữ các sự vụ của Hồng Kông như ngồi trên đống lửa, mưu đồ mượn cuộc tấn công Lưu nhằm chuyển sự chú ý tới Lưu và trang “Minh Báo”, mượn cớ này để hậu thuẫn cho tập đoàn “Minh Báo” bị bè phái của Giang Trạch Dân kiểm soát bí mật. Trương Hiểu Khanh, một doanh nhân người Malaysia thu mua tờ “Minh Báo” thường xuyên liên hệ bí mật với tập đoàn Giang, trên mạng luôn có tin tức nói rằng Trương Hiểu Khanh là thay Tăng Khánh Hồng ra mặt thu mua lại tập đoàn “Minh Báo”.
Điểm cốt lõi của cuộc tranh đấu giữa Tập và Giang là vấn đề Pháp Luân Công, bè lũ nợ máu Giang Trạch Dân khiếp sợ bị thanh trừ.
Kể từ năm 1999, khi tên trùm sỏ Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc phát động cuộc đàn áp hàng triệu học viên Pháp Luân Công cho tới nay, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của La Cán, Chu Vĩnh Khang, hai kẻ lần lượt đảm nhận chức vụ bí thư Ủy ban chính trị pháp luật, đã bức hại đến chết hàng triệu học viên Pháp Luân Công, mấy chục ngàn nội tạng của học viên Pháp Luân Công bị mổ cắp khi vẫn còn sống. Tội ác của tập đoàn Giang Trạch Dân đã bị phơi bày giữa thanh thiên bạch nhật dưới sự nỗ lực giảng chân tướng không ngừng nghỉ của các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới gần 15 năm qua; đồng thời bè phái nợ máu họ Giang đã bị truy tố tại hơn 30 quốc gia trên thế giới, một số nước đã ban hành lệnh bắt giữ những nhân vật cốt cán của bè phái Giang như Giang Trạch Dân, Chu Vĩnh Khang, La Cán.
Bè lũ nợ máu Giang Trạch Dân vì để được miễn xử tội, đã đưa tay chân thân cân nhồi nhét vào Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 16, lần thứ 17, khống chế chính quyền Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo; bè phái Giang cũng đã ba lần mưu sát Hồ Cẩm Đào mà không thành.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18, Chu Vĩnh Khang, người phát ngôn cao nhất của tập đoàn Giang, tên đao phủ kẻ bức hại Pháp Luân Công đã thoái xuất khỏi Ủy ban thường vụ ĐCSTQ; Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai đã từng mưu đồ bí mật, cho Bạc Hy Lai gia nhập nhằm tiếp quản vị trí của Chu Vĩnh Khang; đợi khi thời cơ chín muồi, Bạc Hy Lai thông qua Ủy ban chính trị pháp luật khống chế công an, cảnh sát vũ trang, liên hệ với lực lượng quân đội trên mọi phương diện cướp quyền lực tối cao của ĐCSTQ từ tay Tập Cận Bình.
Tuy nhiên, khi kế hoạch mới chỉ tiến hành được một nửa, sự kiện Trùng Khánh bùng phát, âm mưu đảo chính ngấm ngầm bị đưa ra ánh sáng, gây bùng nổ sự chia tách và đấu tranh quyền lực công khai tầng lớp lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Liên minh Hồ Tập nhanh chóng hình thành, đẩy nhanh việc thanh trừ lực lượng bè phái Giang.
Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18, Bạc Hy Lai bị tuyên án tù chung thân vì tội tham nhũng, tuy nhiên, các nhà chức trách vẫn che đậy tội ác mổ cắp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công, tội ác buôn bán thi thể của Bạc Hy Lai, cũng che đậy trọng tội gồm âm mưu đảo chính và “đấu tranh ngầm” của Bạc Hy Lai.
Trong hành động “đả hổ”, bốn nền móng quyền lực trong cuộc đảo chính mà nhân vật chính là Chu Vĩnh Khang gồm: Bè lũ Tứ Xuyên (chủ yếu là tội phạm tham nhũng, quan hệ với xã hội đen); Bè lũ dầu mỏ (chủ yếu là tội phạm tham nhũng, đảo chính, Tưởng Khiết Mẫn được dự tính làm một phó thủ tướng sau cuộc đảo chính), hệ thống chính trị, pháp luật (hành vi phạm tội chủ yếu là mổ cắp nội tạng, đảo chính); Bè lũ bí thư hầu như toàn bộ dính líu tới (nắm giữ tất cả các bằng chứng phạm tội của Chu Vĩnh Khang); bản thân Chu Vĩnh Khang và gia đình y đã bị bắt giữ .
Đồng thời, những vụ bê bối như Lý Kiến Nghiệp, đại quản gia Dương Châu của Giang Trạch Dân, đại ca bè phái họ Giang bị thất thế; “Vụ án truyền thông di động Trung Quốc” do gia tộc Giang Trạch Dân thao túng truyền thông di động, “Vụ án dầu mỏ Trung Quốc” do Tăng Khánh Hồng, Chu Vĩnh Khang nắm giữ, vụ bê bối gia tộc Tăng Khánh Hồng tham nhũng số tiền khổng lồ… không ngừng bị vạch trần; “đả hổ” đã chỉ thẳng mặt đại ca bè phái Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng.
( Phụ trách biên tập: Lâm Nhuệ )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét