Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Những bê bối chưa từng được tiết lộ của báo Tuổi Trẻ (Kỳ 2) - Viết về phụ nữ Việt Nam

Mẹ luôn kiên cường như chính Mẹ nhé!

Bà Bùi Thị Minh Hằng cùng đoàn biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hồi tháng 8, 2011.
Tình hình sức khỏe của nhà hoạt động cho dân chủ - nhân quyền tại Việt Nam, bà Bùi thị Minh Hằng, và hai người khác đang bị giam giữ tại trại giam Công an huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp hiện đang được nhiều người quan tâm.

Nghe tường trình
Hai người con của bà hiện cũng đang tích cực đi đòi hỏi quyền lợi chính đáng của người mẹ. Và việc làm của bà được con cái tôn trọng cũng như giúp họ có cái nhìn đúng đắn hơn về tình hình tại Việt Nam hiện nay.
Tình mẫu tử
Trong quá trình hoạt động chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, hay sau đó tự lên tiếng chống lại những hành xử sai luật của chính quyền cũng như hỗ trợ những người đấu tranh khác và tham gia tuyên truyền về quyền con người, bà Bùi thị Minh Hằng có đôi lần nói đến chuyện gia đình.
Trong một lá thư viết cho các con khi đang bị giam giữ tại Trại Giáo dục Thanh Hà vào dịp tết Nhâm Thìn, 2012 bà viết như sau:




Bộ mặt xấu xa,những góc tối của chế độ này từ rất lâu tôi đã thấy từ lâu rồi, nhưng từ sau khi mẹ tôi dấn thân vào con đường này càng ngày tôi càng nhận ra được bản chất quá thối nát.

-Bùi Trung
“…Mẹ sinh được ba chị em các con, đứa nào cũng là máu thịt của mẹ, cho dù nhiều khi mẹ rất đau buồn khi có đứa không nghe lời mẹ, hay có đứa không biết phân biệt đúng sai. Song giờ đây, các con đều đã lớn, đã đủ tuổi chịu trách nhiệm trước cuộc đời nên mẹ sẽ tôn trọng những lựa chọn, suy nghĩ của các con.”

Khi đọc những dòng chữ đó người ta liên tưởng đến những bài viết trên báo chí Hà Nội và các đoạn phóng sự trên Truyền hình Nhà nước vào dịp bà bị bắt giam ở Trại Thanh Hà sau những lần tích cực tham gia biểu tình chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam. Nội dung những bài viết đó có phần đưa ra những chuyện mà họ cho là ‘mâu thuẫn lớn’ trong gia đình của Bà Bùi thị Minh Hằng, giữa mẹ con… Chị Đặng thị Quỳnh Anh, con gái lớn của bà Bùi Thị Minh Hằng khi được hỏi đến vấn đề đó đã cho biết:

“Từ trước đến giờ trong gia đình mẹ con tôi không hề mâu thuẫn, chỉ có tính cách hai mẹ con không hợp nhau nên cũng ít khi tôi và mẹ ngồi lại nói chuyện với nhau nhiều; thế nhưng còn đưa đến những mâu thuẫn thì chưa bao giờ có.”
Chị này cũng cho biết luôn tôn trọng những việc mà mẹ của chị làm lâu nay:
“Thực ra mỗi con người ai cũng thế thôi, mẹ tôi có lý tưởng riêng và theo đuổi thì chúng tôi hoàn toàn tôn trọng. Mặc dù chúng tôi không giúp được gì cho mẹ, nhưng đó là lý tưởng sống của mẹ tôi. Tất cả chị em trong nhà đều thể hiện tôn trọng lý tưởng sống của mẹ. Và chúng tôi nghĩ việc làm của mẹ chúng tôi không có gì sai trái.”
Hồi ngày 5 tháng 3 vừa rồi, chị Đặng thị Quỳnh Anh đưa lên mạng bức tâm thư do chị viết gửi đến tất cả đồng bào trong và ngoài nước. Bức tâm thư trình bày lại sự việc mẹ chị là bà Bùi thị Minh Hằng bị công an huyện Lấp Vò Đồng Tháp bắt giữ trong lần mới nhất. Chị cũng trình bày quá trình đấu tranh đòi quyền lợi cho người khác của mẹ chị. Và chị cũng lên tiếng xin được giúp đỡ vật chất từ mọi người để có thể trang trải các khoản chi phí cho quá trình đòi hỏi lại quyền lợi chính đáng của bà mẹ đang bị giam giữ.
Cảm hóa từ mẹ
Ngoài người chị là Đặng thi Quỳnh Anh, một người con khác của bà Bùi thị Minh Hằng là anh Trần Bùi Trung trong những ngày sau khi mẹ bị bắt giam cũng đã lặn lội xuống Đồng Tháp cũng như ra Hà Nội để tìm công lý cho bà trong vụ việc này.




Mẹ cũng hãy yên tâm, hằng ngày con ham chơi nhưng trong giờ phút này, con tuyệt đối không làm gì để mẹ phải thất vọng đâu! Và mẹ luôn kiên cường như chính Mẹ nhé!

-Bùi Trung
Hôm 26 tháng 2, anh Trần Bùi Trung, 24 tuổi, viết trên facebook một bài với tựa ‘Mẹ là tất cả’. Trong đó, anh Trần Bùi Trung thú nhận “Mẹ à! Con nhớ Mẹ lắm! Những việc mẹ làm, con đã từng không thích vì nó nguy hiểm và con cho đó là vô ích. Những gì mẹ muốn con làm con đều không thích. Có thể con và mẹ luôn không hợp nhau, nhưng con vẫn yêu thương mẹ. Bởi vì đơn giản, ‘Con là con trai Mẹ, và Mẹ là Mẹ của con’!!!”
Trong quá trình đi đòi hỏi quyền lợi hợp pháp cho bà mẹ, anh vỡ ra được nhiều điều và chia sẽ như sau:

“Bộ mặt xấu xa,những góc tối của chế độ này từ rất lâu tôi đã thấy từ lâu rồi, nhưng từ sau khi mẹ tôi dấn thân vào con đường này càng ngày tôi càng nhận ra được bản chất quá (không biết phải dùng từ gì cho đúng) thối nát đi rồi của chế độ!

Tôi thấy những hành động của mẹ tôi không có gì quá đáng ví dụ mẹ tôi không bạo động. Mẹ tôi chỉ đi biểu tình thôi mà họ có những hành động như vậy; đến hôm nay theo nhận định của tôi việc bắt mẹ ở huyện Đồng Tháp này là có sự chỉ đạo, nhúng tay vào của cấp cao hơn Công an tỉnh Đồng Tháp. Giống như họ đã giăng bẫy mẹ tôi để khép vào một tội không hề có thực, để hợp thức hóa việc bắt giữ; sau đó giữ mẹ tôi như bao nhiêu nhà đấu tranh dân chủ khác.”
Trong bài viết trên facebook, anh Trần Bùi Trung viết rõ: “Mẹ cũng hãy yên tâm, hằng ngày con ham chơi nhưng trong giờ phút này, con tuyệt đối không làm gì để mẹ phải thất vọng đâu! Và mẹ luôn kiên cường như chính Mẹ nhé! Ý chí của mẹ sẽ không lụi tàn bởi song sắt nhà tù hay sự bào tàn đâu. Lý tưởng và con đường của mẹ, con sẽ thay mẹ tiếp bước.”
Gia Minh,
biên tập viên RFA

Viết về phụ nữ Việt Nam

Phụ nữ Việt Nam trong trang phục truyền thống
Những lời ca trong Gửi Những Người Phụ Nữ Tôi Yêu của Nguyễn Văn Chung vừa mở đầu cho chương trình âm nhạc tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam nhân ngày 8/3 năm nay.

Nghe tường trình
Ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ đã trở thành một nét văn hoá không của riêng một quốc gia hay sắc tộc nào và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Một nửa nhân loại được nhắc đến với 2 từ Đẹp và Yếu, có thể trên thực tế, đa phần người phụ nữ yếu hơn đàn ông, nhưng họ - những người phụ nữ đã biết dùng lợi thế là vẻ đẹp của tâm hồn và vẻ đẹp của ngoại hình để biến thành sức mạnh, để biến thế giới này đẹp hơn gấp bội phần khi vẻ đẹp của họ tỏa sáng.
Trong 365 ngày, người phụ nữ vẫn luôn được trân quý, thế nhưng dường như vẫn chưa đủ để tỏ bày hết lòng biết ơn với tình thương yêu, sự cưu mang của những người bà, người mẹ, người chị, người em cả đời đã hi sinh cho chúng ta… Có lẽ sẽ chẳng bao giờ đong đếm hết được công lao trời bể của đấng sinh thành, của những người vẫn ngày đêm lo lắng, dõi theo từng bước ta đi trên đường đời bề bộn.
Quý vị đang cùng nghe lại nhạc phẩm Bà Tôi của Phương Uyên qua chính tiếng hát của cô.
Bà thường hay giúp tôi tránh xa trận đòn của bố

Thức đêm khi tôi nóng đầu

Lệ rơi khi thấy tôi đau

Lưng bà cong, thật là thương

Bao khổ đau giờ còn vương

Một đời vì con vì cháu, là bà của tôi...
Có lẽ chỉ có những người bà Việt Nam mới như vậy, đã dành cả cuộc đời chăm lo cho con cái, đến khi về già lại vất vả với cháu con… và thật thấm thía, cảm động khi nghe “chỉ cần niềm vui của bà là cháu,” người phụ nữ Việt Nam là vậy đó, hi sinh cả cuộc đời chỉ để đánh đổi lấy hạnh phúc của thế hệ cháu con.

Mẹ, con cùng thả cá chép trong ngày đưa Ông Táo về trời 23 tháng chạp 2013. AFP photo
Những bài hát về bà, về mẹ, về chị… về những người phụ nữ mà chúng ta quý trọng bao giờ cũng tình cảm, ngọt ngào, gần gũi, thân thương… Trong ký ức, người bà thường gắn liền với hình ảnh của một bà tiên hiền hậu, đưa cháu con bước vào thế giới của những câu chuyện cổ tích, của những lời hát ru ầu ơ ngọt ngào tràn ngập yêu thương. Quãng thời gian ngắn ngủi, tuổi ấu thơ quý báu được ở bên bà, được bà săn sóc, quan tâm là những khoảnh khắc thiêng liêng ghi sâu trong tâm trí và cuộc đời của những đứa cháu.
Quý vị đang cùng nghe nhạc phẩm Mẹ Ơi Con Yêu Mẹ qua tiếng hát của Nguyễn Phú Luân cùng nhóm nhạc SMS.
Với công ơn của người mẹ dành cho con cái hẳn chẳng có giấy bút nào ghi cho đủ bởi tình yêu mẹ của mẹ là vô điều kiện, sự chở che của mẹ là bao la và sự hi sinh của mẹ là bất tử.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
Mẹ có nhiều con, nhưng con chỉ có một mình mẹ, mẹ chịu hết những nhọc nhằn, gian khó mang lại cho con cuộc sống ấm êm, thanh thản. Vậy nên, dù có Ngày lễ của mẹ, ngày lễ Vu Lan, ngày 8/3, ngày 20/10… thì cũng chẳng bao giờ đong đếm cho hết tình mẫu tử mẹ dành cho con. Tạ ơn cuộc đời đã cho con được làm con của mẹ, tạ ơn mẹ đã dành cả đời này cho con. Nếu được hỏi mẹ thường nói câu gì nhất với con, thì tôi dám chắc mẹ thường nói: Mẹ sao cũng được nhưng không thể để con thiếu thốn, người mẹ Việt Nam là thế, cứ yêu thương, cứ gánh chịu, cứ lặng lẽ chẳng bao giờ trách than… Chẳng bà mẹ nào mong sự đền ơn đáp trả bởi với Người chỉ cần thấy con cái hạnh phúc là Người đã mãn nguyện lắm rồi.
Sẽ thật thiếu sót nếu cánh mày râu không nhắc đến những người vợ, những người bạn gái… những người luôn sát cánh bên ta. Đó là những người gần gũi, chia sẻ tình nghĩa vợ chồng, những người có thể cho ta biết tận cùng của sự khổ đau, nhưng cũng mang đến những năm tháng thăng hoa của hạnh phúc vẹn tròn. Nhờ có họ mà cuộc sống này thêm ý nghĩa, nhờ có họ mà ta biết ta được yêu. Và hôm nay, ngày 8/3 lại một lần nữa, một nửa của thế giới, những người đã từng là vợ, đang là vợ và sẽ là vợ được chúc tụng, được ngợi ca, được cám ơn, được trân quí và sẽ không gì hơn bằng lời hát qua bài Cám Ơn Vẻ Đẹp Em
Ngày 8/3 không chỉ là ngày dành cho những người phụ nữ thân yêu nhất của mỗi chúng ta…mà đó còn là ngày dành cho những người bạn, người đồng nghiệp, người hàng xóm… những người mà nhờ có họ chúng ta biết rằng cuộc đời này mới thật tươi đẹp, có ý nghĩa và đáng sống biết chừng nào.
Trước khi khép lại chương trình âm nhạc hôm nay, xin được thay mặt các anh em, Vũ Hoàng mong được gửi lời chúc tốt đẹp nhất nhân ngày 8/3 tới các bà, các mẹ, các chị, các em… những người phụ nữ đáng yêu, đáng trân trọng và đáng kính của mỗi chúng ta.
Vũ Hoàng,phóng viên RFA

Chiến dịch viết thư cho tù nhân lương tâm

Anh Trương Quốc Huy với những lá thư từ khắp nơi gởi cho anh khi còn trong tù. Hình do anh Trương Quốc Huy gửi RFA
Tổ chức Ân Xá Quốc Tế hàng năm, khoảng tháng 12, lại nhắc nhở mọi người trên thế giới viết thư cho các tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Năm nay, ngoài những tù nhân lương tâm được nhiều người biết đến như Nguyễn Tiến Trung hay linh mục Nguyễn Văn Lý, tên nhà tranh đấu lao động trẻ tuổi Đỗ Thị Minh Hạnh cũng được nói đến.

Nghe tường trình
Chiến dịch vận động mọi người viết thư cho tù nhân lương tâm ở Việt Nam, mà Ân Xá Quốc Tế đặt tên là The Letter Writing Marathon, là một trong những công việc hàng năm của tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế này ở Anh Quốc.

Việc làm hữu ích

Từ London, trưởng phòng thông tin của Amnesty International chuyên trách Châu Á Thái Bình Dương, ông Olof Blomqvist, cho biết đây là chiến dịch vận động để những người quan tâm trên thế giới nhớ lại và viết thư cho chính quyền cũng như cho những tù nhân lương tâm mà chính quyền đó đang giam giữ trong tù:

Mỗi năm đến tháng 12 Ân Xá Quốc Tế lại tổ chức chiến dịch có tên The Letter Writing Marathon, động viên hàng triệu người ủng hộ là hãy gởi thiệp, gõ điện thư, thông tin qua mạng hoặc viết một lá thư đến những tù nhân lương tâm ở Việt Nam đang rất cần sự quan tâm chú ý của quốc tế như nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Tiến Trung, linh mục Nguyễn Văn Lý và nhiều người khác nữa.

Chiến dịch vận động viết thư cho tù nhân lương tâm năm nay đã kết thúc tháng Giêng vừa qua, chúng tôi đã nhận trên 2 triệu 300 ngàn thư từ đủ loại gởi về từ khắp nơi, trong đó rất nhiều thư thăm hỏi Đỗ Thị Minh Hạnh, người tranh đấu cho quyền lao động ở Việt Nam hiện đang bị giam giữ, cùng nhiều thư yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm trẻ tuổi này.





Những lá thư này đến với những tù nhân lương tâm, đang chịu nhục hình đang đau khổ trong nhà tù, là một nguồn động viên lớn lao, là món ăn tinh thần rất lớn, giúp họ phấn khởi, tự tin và ấm áp họ không cảm thấy cô đơn trong nhà tù.

- Bà Trần Thị Ngọc Minh
Đây là một trong những trường hợp tù tội, mà Ân Xá Quốc Tế cùng nhiều người cộng tác khắp nơi, đã liên tục làm việc trong mấy tháng qua nhằm đòi hỏi tự do cho cô, bên cạnh những tù nhân được chú ý khác.

Được hỏi cảm tưởng về chiến dịch vận động viết thư cho tù nhân lương tâm do Ân Xá Quốc Tế phát động, mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh, bà Trần Thị Ngọc Minh, bày tỏ:

Tôi rất hạnh phúc, gia đình cảm thấy ấm áp vì ngày 13 tháng Ba này là đúng ngày sinh nhật của Đỗ Thị Minh Hạnh. Nếu được nhận những lá thư đấy là niềm hạnh phúc rất lớn lao đối với Đỗ Thị Minh Hạnh ở trong tù. Mà ví dụ như nhà cầm quyền Việt Nam không cho Minh Hạnh nhận, hoặc là chưa nhận được, thì ba của Minh Hạnh sẽ vào thăm ngày 13 tháng Ba sẽ thông tin cho Minh Hạnh biết. Minh Hạnh sẽ cảm thấy hạnh phúc, tự tin, phấn khởi cũng như lên tinh thần tranh đấu dù ở trong nhà tù.

Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến toàn thể quí vị đã gởi thư cho Đỗ Thị Minh Hạnh. Việc làm của Ân Xá Quốc Tế về vấn đề gởi thư cho tù nhân lương tâm là việc làm hữu ích. Những lá thư này đến với những tù nhân lương tâm, đang chịu nhục hình đang đau khổ trong nhà tù, là một nguồn động viên lớn lao, là món ăn tinh thần rất lớn, giúp họ phấn khởi, tự tin và ấm áp họ không cảm thấy cô đơn trong nhà tù.


Không phải ai cũng nhận được

Những lá thư anh Trương Quốc Huy nhận được khi còn trong tù. Hình do anh Huy gửi RFA
Linh mục Nguyễn Vũ Việt, từng phải ngồi tù ở Việt Nam trước đây vì là cháu của linh mục Nguyễn Văn Lý, tù nhân lương tâm mà Ân Xá Quốc Tế cho là đáng được quan tâm hơn hết do tình trạng sức khỏe suy yếu cùng những áp lực nặng nề phải chịu đựng trong tù, nói rằng chiến dịch viết thư được Ân Xá Quốc Tế lập lại hàng năm có ảnh hưởng nhất định của nó:

Tôi thấy việc này cũng chính đáng, thứ nhất là nâng đỡ tinh thần cho cha Tađêo Nguyễn Văn Lý là một điều rất cần thiết bởi vì ở trong tù thì chắc cũng không có được những mối liên lạc. Bản thân tôi lúc ở tù lúc trước thì tổ chức Ân Xá Quốc Tế cũng có can thiệp và cũng có lên tiếng. Thời gian sau này họ cũng thỉnh thoảng liên lạc với tôi, tôi biết họ vẫn theo dõi tình hình của linh mục Lý cũng như các tù nhân lương tâm khác, đặc biệt những chuyện gần đây tại Việt Nam.


Những lá thư thăm hỏi, động viên, đòi trả tự do cho tù nhân lương tâm mà mọi người viết theo chiến dịch vận động của Ân Xá Quốc Tế, thực sự có đến tay các tù nhân lương tâm trong nước hay không. Đây là câu hỏi mà ai cũng muốn đặt ra.

Thắc mắc này có thể được giải đáp phần nào qua Trương Quốc Huy, từng bị bắt giam năm 2005 theo điều 258 Bộ Luật Hình Sự, sau đó trốn sang Thái Lan xin tị nạn, được Hoa Kỳ chấp nhận cho định cư theo diện tị nạn chính trị tháng Mười Hai năm 2013:

Năm 2005 tôi bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bắt và khởi tố tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước. Từ 2006 tôi bị giam ở trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai. Suốt thời gian trong trại thì đến 2010 tôi có nhận được một số thư và thiệp từ bên phía ngoài gởi về trong chiến dịch vận động của Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế gởi thiệp và gởi thư để động viên những tù nhân lương tâm.




Rất là xúc động vì mình biết được rằng bên ngoài không những người Việt Nam mà tất cả người những nước như Pháp, Mỹ, thậm chí là Na Uy và những nơi xa xôi khác họ có quan tâm đến mình, cảm thấy được động viên và lên tinh thần rất nhiều.

- Anh Trương Quốc Huy
Nhưng các thư này không dễ mà đến tay Trương Quốc Huy nếu:

Ban đầu Huy cũng không biết đâu, trong một lần gia đình thăm gặp thì mình được biết tin là ở bên ngoài có gởi thư về cho tù nhân lương tâm Việt Nam. Lúc đó Huy có vô gặp người công an phụ trách cái mảng kiểm duyệt thư, gọi là giáo dục đó, thì cũng hỏi họ theo một cách hên xui thôi, tức là nói tại sao mấy cái thư ở ngoài bạn bè gởi cho tôi mà ông không đưa. Khoảng chừng một tuần sau thì người đó đem xuống đưa cho Huy. Nhìn cái thư là đã cách trên hai tháng rồi.

Nội dung những thiệp đó là người ta chúc Tết và năm mới, họ kêu mình bình tâm và giữ gìn sức khỏe. Nhưng mà về phía chính quyền thì hầu như họ kiểm duyệt hết rồi, họ chỉ cho mình những thư có nội dung thăm hỏi ngắn gọn thôi. Rất là xúc động vì mình biết được rằng bên ngoài không những người Việt Nam mà tất cả người những nước như Pháp, Mỹ, thậm chí là Na Uy và những nơi xa xôi khác họ có quan tâm đến mình, cảm thấy được động viên và lên tinh thần rất nhiều.


Vẫn theo lời Trương Quốc Huy, tuy bị giam giữ chung với những tù nhân lương tâm khác nhưng chỉ mình anh được thư của Ân Xá Quốc Tế là vì chỉ mình anh biết và hỏi thẳng cán bộ trại giam, còn những người khác vì không biết thì không hề được nhận được lá thư nào.
Thanh Trúc,
phóng viên RFA

Biển Đông, nhìn từ hai phía

Hải quân Trung Quốc trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Trong bài này, viết về sự tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải), tôi không chú ý đến các khía cạnh lịch sử, pháp lý, quân sự, kinh tế và ngoại giao vốn đã được nhiều người đề cập mà chỉ tập trung vào một khía cạnh nhỏ: thái độ giữa hai nước; trong cái gọi là thái độ ấy, tôi chỉ giới hạn trong phạm vi học thuật.
Đề tài này được gợi ý từ một bài viết của Shannon Tiezzi mới đăng trên tờ The Diplomat gần đây: “Trận chiến học thuật về Nam Hải của Trung Quốc” (China’s Academic Battle for the South China Sea”. Trong đó, Tiezzi nhấn mạnh: trong cuộc giành giật lãnh hải với các nước Đông Nam Á, trong đó phần lớn thuộc về Việt Nam, Trung Quốc không những chỉ chú trọng đến việc tăng cường quân sự - đặc biệt là hải quân - cũng như các hoạt động giám sát trên biển. Tất cả những điều đó đã được nhiều người đề cập và phân tích. Có một khía cạnh khác, quan trọng không kém, nhưng lại rất ít được chú ý: Đó là Trung Quốc còn huy động cả cộng đồng học giả Trung Quốc vào cuộc chiến nhằm tìm kiếm tài liệu, phân tích dữ kiện, tranh thủ sự đồng tình của thế giới và góp phần trong việc hoạch định các chính sách quốc gia liên quan đến Biển Đông.
Tiezzi nhắc đến hai học viện chính:
Thứ nhất, Trung tâm sáng kiến hợp tác về Biển Đông học (Collaborative Innovation Centre for South China Sea Studies), thuộc đại học Nanjing, được thành lập vào năm 2012 như một trong 14 dự án nghiên cứu tầm vóc quốc gia được ưu tiên hàng đầu tại Trung Quốc. Nhiệm vụ chính của Trung tâm là nghiên cứu tất cả các khía cạnh quan trọng liên quan đến Biển Đông, qua đó, tuyên truyền với nhân dân Trung Quốc cũng như mọi người trên thế giới về chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông cũng như cố vấn cho chính phủ Trung Quốc về những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn liên quan đến các cuộc tranh chấp trong khu vực. Để thực hiện điều đó, Trung tâm đã sưu tầm và bảo quản trên 30.000 tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, liên kết với nhiều đại học và học viện trên khắp thế giới, đặc biệt tại Đài Loan và Mỹ để nghiên cứu chung về Biển Đông; hơn nữa, họ còn nhắm đến việc đào tạo khoảng 100 tiến sĩ và 300 thạc sĩ về đề tài Biển Đông trong vòng bốn năm.
Thứ hai là Viện Biển Đông học quốc gia (National Institute for South China Sea studies), đặt tại tỉnh Hainan, được thành lập từ năm 1996, dưới sự tài trợ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Nhìn trên trang web của Viện, tôi thấy cơ sở của Viện rất đồ sộ, được chia thành nhiều bộ phận khác nhau, ngoài bộ phận hành chính, còn có các bộ phận liên lạc, bộ phận nghiên cứu về khoa học hàng hải, về kinh tế biển, về luật và chính sách liên quan đến lãnh hải. Số lượng các công trình đã xuất bản của họ cũng rất phong phú và đa dạng, nhưng chủ yếu tập trung vào việc khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông từ các khía cạnh lịch sử và địa lý, việc phân tích các yếu tố địa chính trị (geopolitics) và quan hệ giữa Trung Quốc và các nước khác, đặc biệt là Mỹ, trong các chính sách liên quan đến Biển Đông.

Ngoài hai trung tâm và học viện vừa kể, chính phủ Trung Quốc còn khuyến khích các học giả trong cả nước tập trung nghiên cứu về Biển Đông dưới sự tài trợ của nhiều tổ chức khác nhau. Ví dụ, nhiều học viện về quan hệ quốc tế, về khoa học xã hội, về kinh tế, về luật học hay về hàng hải cũng tham gia vào đề tài Biển Đông từ góc độ chuyên ngành của mình.
Nói chung, nhà cầm quyền Trung Quốc chuẩn bị cho trận chiến trên Biển Đông rất kỹ lưỡng và chu đáo. Họ không những tập trung các học giả về Biển Đông mà còn đào tạo các thế hệ trẻ về đề tài ấy. Họ không những thu thập các tài liệu có sẵn trong nước mà còn liên kết với nhiều quốc gia khác trên thế giới để cùng nghiên cứu về đề tài Biển Đông một cách có lợi nhất cho họ. Họ không những tuyên tuyền với  nhân dân của họ mà còn nhắm đến việc thuyết phục cộng đồng quốc tế về chủ quyền của họ trên Biển Đông. Họ không những khuyến khích việc xuất bản thật nhiều tài liệu liên quan đến Biển Đông mà còn sử dụng các chuyên gia như một thứ tư bản trí thức nhằm xây dựng các chính sách về Biển Đông.
Shannon Tiezzi nhận định việc phát triển của các học viện và trung tâm nghiên cứu về Biển Đông cho thấy chính phủ Trung Quốc rất nghiêm túc trong việc xây dựng các chiến lược dài hạn của họ trong khu vực. Họ không những tập trung vào việc củng cố các quyền lực cứng liên quan đến vũ khí trên biển mà còn mở rộng các loại quyền lực mềm liên quan đến trí thức và học thuật. Trong lãnh vực quyền lực mềm này, giới nghiên cứu Trung Quốc cũng được huy động, từ đó, hình thành một thứ mặt trận riêng.
Ở trên là các hoạt động của Trung Quốc liên quan đến Biển Đông.
Còn Việt Nam thì sao?
Tất cả những gì chúng ta thấy chỉ là một con số Không to tướng.
Không có trung tâm nghiên cứu. Đã đành. Chính phủ cũng không hề khuyến khích việc nghiên cứu hay thảo luận về Biển Đông. Nhớ, nhiều cuộc hội thảo về Biển Đông đã bị ngăn chận hoặc phá đám bằng những biện pháp rất hèn hạ (như cắt điện); nhiều blog về Biển Đông đã bị đám tin tặc của nhà nước đánh phá.
Giải thích những việc ấy như thế nào nhỉ?
Nguyễn Hưng Quốc
VOA blog

Không thể im lặng: Báo Tuổi Trẻ là của ai?

(LB: đây chỉ là thông tin trên mạng, không có điều kiện để kiểm chứng, bà con đọc với sự thận trọng cao với các thông tin này!)

Phải kể đến giai đoạn ông Trương Tấn Sang làm mưa làm gió ở TP HCM trong những năm 1996 đến khi vụ trùm xã hội đen Năm Cam (Trương Văn Cam) bị đổ bể, bị phơi bày ra ánh sáng. Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã xác định Bí thư Thành ủy Trương Tấn Sang khi ấy có hành vi nhận hối lộ, bao che cho Năm Cam và đồng bọn, báo cáo đã được gửi về Trung ương Đảng và Bộ Chính trị, thế nên mới có chuyện năm 2000 ông bị rút về làm Trưởng ban kinh tế TW sau đó (khi chuyên án Năm Cam kết thúc). Với quyết định kỷ luật về vụ Năm Cam, đúng ra thì sự nghiệp chính trị của Trương Tấn Sang đã kết thúc, nhưng nhờ núi tiền của Tân Tạo, và nhờ Tâm (Yến) Tân Tạo có quan hệ ân tình với Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nên Trương Tấn Sang tiếp tục vững vàng ở ngôi vị Thường trực Ban Bí thư, tiếp đó là đỉnh cao danh vọng với ngai vị Chủ tịch nước.
Thời Trương Tấn Sang ngoài sáng, Năm Cam trong tối hoành hành bá đạo trên đất Sài thành, báo Tuổi Trẻ khi ấy đang nổi như cồn sau khi liên thủ cùng Năm Cam tiêu diệt Ba Tung trong vụ Đường Sơn Quán giữa thập niên 80, trong đó phải kể đến vai trò của các phóng viên Huy Đức, Hoàng Linh. Với “uy tín” này, báo Tuổi Trẻ đã trở thành sự lựa chọn truyền thông không thể thiếu của 2 thế lực “quyền-tiền” Trương Tấn Sang - Năm Cam. Cũng chính Huy Đức và Hoàng Linh đã được cử trực tiếp tham gia nhiều phi vụ “đen” cho liên minh ma quỷ này. Một mặt theo đóm ăn tàn, một mặt Huy Đức, Hoàng Linh âm thầm thu thập tài liệu, chứng cứ làm “bùa hộ mạng”.

Hai “đồng chí” họ Trương: Trương Tấn Sang – Trương Văn Cam

Khi vụ Năm Cam bị đổ bể, Trương Tấn Sang bị rút về trung ương nhận kỷ luật, trước đó, Huy Đức đã khôn ngoan “phản kèo” nên thoát nạn, chỉ phải rời khỏi tòa soạn, phóng viên báo Tuổi Trẻ còn lại là Hoàng Linh thì bị kết án 12 năm tù vì hành động mà giới nhà báo “đen” xem là bình thường, cũng là “lẽ sống”, đó là việc Hoàng Linh đã dùng những tài liệu mình có được để đe dọa ngược, tống tiền Năm Cam, Liên Khui Thìn hơn 200 triệu đồng.
Những tưởng báo Tuổi Trẻ được trong sạch hóa sau vụ việc, nhưng không, sau khi nhận vị trí thứ 2 trong Đảng, ông Trương Tấn Sang âm thầm quay lại khống chế các “nhân sỹ chí thức”, đặc biệt là thao túng “quyền lực thứ 4”. Ngoài báo Thanh Niên đã có Nguyễn Công Khế “cầm trịch”, năm 2009 ông đã ép Thành ủy, Thành đoàn đưa Phạm Đức Hải, người mà ông “nắm” khi đưa lên Phó bí thư Thành đoàn Thành phố, lúc này đang được ông “định vị” chức danh Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy về “tiếp quản” báo Tuổi Trẻ (sau đợt thanh trừng Lê Hoàng, chức danh Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ vẫn còn để trống). Vậy là, cùng với báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ của Phạm Đức Hải đã tiếp tục bám víu, phò trợ cho các trò bẩn “đánh dưới thắt lưng” của Thường trực Ban Bí Thư và sau này là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhắm vào các cơ quan hành pháp, mà cụ thể là Chính phủ và các cơ quan chuyên chính của Đảng.

Phạm Đức Hải phối hợp cùng Nguyễn Công Khế (Báo Thanh Niên) nhận lệnh rỉ tai và “a lô” thường xuyên của Trương Tấn Sang, dùng truyền thông phục vụ các mưu đồ chính trị nham hiểm

Hàng loạt chiêu trò được Tuổi Trẻ dưới sự “bảo trợ” của Trương Tấn Sang từ các sự kiện “Bauxite”, “Vinashin”, “Văn Giang”, “Hội nghị Trung ương 6”, “Tín nhiệm Quốc hội”… khiến uy tín của Đảng, Chính phủ bị sụt giảm thê thảm, tưởng chừng phải giải tán Chính phủ sau HNTW6. Dù nhận rất nhiều chỉ đạo, nhắc nhở của Ban Tuyên giáo TW nhưng với những lý do rất “hợp lý” mà Tuổi Trẻ thường xuyên đưa ra là “Ban Tuyên giáo TW đã nhắc nhở quá muộn”, “Sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm”,... kèm theo động thái “âm thầm” rút bài (sau khi bắn tin cho “báo mạng” trong liên minh ma quỷ để tiếp tục nhân danh dư luận). Mặc dù bị nhắc nhở liên tục nhưng không xử lý được do có sự can thiệp quyết liệt của “ông chủ” Trương Tấn Sang nên báo Tuổi Trẻ vẫn tự do tự tại với những ngòi bút hung hăng và góc nhìn méo mó của mình nhắm thẳng vào các cơ quan hành pháp. Thậm chí, khi Ban Tuyên giáo TW chất vấn “Tại sao Thành ủy không chỉ đạo được báo Tuổi Trẻ dù có một thành ủy viên, nguyên phó ban tuyên giáo thành ủy ngồi chễm chệ ở đấy?”, một lãnh đạo Thành ủy đã phải cay đắng trả lời “Thành ủy bất lực, tờ báo này giờ nhận lệnh từ cấp cao hơn…”.
Báo Tuổi Trẻ 5 năm trở lại đây đã biến chất, bốc mùi nặng, không còn mang bất kỳ hơi hướm nào của “báo chí cách mạng Việt Nam”, ngoài những bài “đánh đấm” phục vụ mưu đồ chính trị cho các phe phái, cá nhân, loạt bài có lượng người đọc cao nhất cũng chỉ là cướp của, giết người, hiếp dâm, tai nạn, đĩ điếm … như bao tờ lá cải khác, thậm chí hơn nhiều tờ lá cải vì phóng viên “có nghề”.
Trên danh nghĩa báo Tuổi Trẻ là của Thành đoàn TPHCM nhưng Thành đoàn không có bất kỳ quyền hành gì cả ngoài chuyện ký tá bổ nhiệm nhân sự “theo chỉ đạo”. Thực chất báo Tuổi Trẻ không phải của Thành đoàn, không phải của Thành ủy, cũng không phải của Ban Tuyên giáo Trung ương mà càng không phải là báo chí Cách mạng Việt nam, không phải báo của Đảng Cộng Sản Việt Nam mà hiện nay nó là của Chủ tịch nước hay nói cho đúng là của cá nhân Trương Tấn Sang (Trương Tấn Sang đã thật sự lũng đoạn được tờ báo này trong 5 năm Phạm Đức Hải cầm quyền).
Gần đây, "nhân tố miền trung” Nguyễn Xuân Phúc sau khi bị dư luận gọi là thằng “Phản Phúc” đã mất rất nhiều sự ủng hộ của các đồng chí trong TW cũng như các cơ quan, đoàn thể địa phương. Theo gương Trương Tấn Sang, Nguyễn Xuân Phúc đã tìm đến sự ủng hộ của “quyền lực thứ 4” và Phúc cũng chọn báo Tuổi Trẻ làm chỗ dựa, tuy nhiên, Đức Hải đang là con cờ trong tay Trương Tấn Sang nên Phúc đã chọn Tăng Hữu Phong (đồng hương miền trung, bên ngoại), với vai trò cầm đầu Tuổi Trẻ Online, vai trò của Tăng Hữu Phong nhiều lúc còn lấn lướt cả Phạm Đức Hải vì như lời của Phúc nói với Phong: “Giờ là thời của mi, thời của internet, báo giấy sẽ chết, chỉ còn Tuổi Trẻ Online của mi thôi, chịu khó nhịn nhục, Đức Hải xuống mi sẽ lên, còn nếu không tau sẽ đưa mi ra TW, giờ mi cứ làm cho tốt, có công sẽ có thưởng!”, từ đó Phong đã trở thành "người" của Nguyễn Xuân Phúc (chiến công đầu tiên của Tăng Hữu Phong là vụ đưa clip Dương Chí Dũng lên TTO, Phúc rất hài lòng và đã đích thân gọi điện “chúc mừng”). Trước đó, Phong đã trực tiếp chỉ đạo Dương Đức Đà Trang, Văn phòng Hà Nội tiếp cận, chăm sóc “dư luận”, pi-a cho ngài Phó Thủ tướng “thứ nhất”. Chính Tăng Hữu Phong là người giới thiệu Võ Văn Thành (Phóng viên báo Tuổi Trẻ - Văn phòng Hà Nội, sinh năm 1979, gốc Nghệ An) với Nguyễn Xuân Phúc và “bảo lãnh sự trung thành” của Thành nên Nguyễn Xuân Phúc đã chọn Thành là người duy nhất trong báo Tuổi Trẻ làm “trợ lý truyền thông” tháp tùng trong các chuyến vận động, đánh bóng tên tuổi cá nhân từ Bắc vào Nam. Để Thành yên tâm “công tác”, Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo cấp cho Thành căn hộ tại khu tập thể Bộ Thủy sản, ngõ 409, Kim Mã, Hà Nội.

Từ ngày trở thành “trợ lý truyền thông” cho Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thành đã thực sự thay da đổi thịt, tiếp cận với nhiều nguồn tin “độc quyền” cung cấp cho TTO phục vụ âm mưu của ngài Phó Thủ tướng "thứ nhất"

Một tác phẩm “media” của Võ Văn Thành
Như vậy, ngoài Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, báo Tuổi Trẻ chính thức đã tìm thêm được Ủy viên BCT, Phó thủ tướng thứ nhất Nguyễn Xuân Phúc để “backup” cho mình.
Báo Tuổi Trẻ lại tiếp tục các phi vụ “đâm thuê chém mướn”, phục vụ thêm một “ông chủ” mới…
Người Trong Cuộc

Những bê bối chưa từng được tiết lộ của báo Tuổi Trẻ (Kỳ 2): Vụ quấy rối tình dục tại văn phòng báo Tuổi Trẻ - Tiền Giang

Tăng Hữu Phong cùng bộ sậu báo Tuổi Trẻ đang tìm mọi cách bưng bít chuyện đang xảy ra ở Văn phòng Tuổi trẻ Sông Tiền (744C Lý Thường Kiệt, Mỹ Tho, Tiền Giang) có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tờ báo đang trong thời kỳ mạt vận và “khủng hoảng niềm tin” này.
Chân dung “dzê cụ” Nguyễn Hoài Phong (tự “Vân Trường”)
Trước hết phải kể đôi nét về Trưởng Văn phòng Sông Tiền Nguyễn Hoài Phong, nguyên là Phóng viên Đài Phát thanh Truyền hình Tiền Giang, năm 2004 bị bảo vệ bắt quả tang khi Phong lén đặt camera trong nhà vệ sinh nữ, ngày ấy dư luận không được như bây giờ, vì lý do “bảo vệ uy tín cơ quan” nên Nguyễn Hoài Phong chỉ bị kỷ luật “nội bộ” và “tự giác” nộp đơn thôi việc. Tháng 9/2004, nhờ không bị ghi thành tích bất hảo vào lý lịch nên Nguyễn Hoài Phong được anh Lê Hoàng nhận về báo Tuổi Trẻ, trở thành phóng viên thường trú Văn phòng Cần Thơ. Năm 2008, Nguyễn Hoài Phong được “lọt mắt xanh” vị tân Phó Tổng biên tập Tăng Hữu Phong khi dẫn Phong “lợn” thưởng thức những em gái miệt vườn xứ “gạo trắng nước trong”, cũng nhờ thế, Nguyễn Hoài Phong đã được “đàn anh” đưa về Tiền Giang làm phóng viên thường trú rồi yên vị ghế Trưởng Văn phòng Sông Tiền ngay sau đó.

Cô phóng viên trẻ Trần Thị Hiền, tốt nghiệp Cao đẳng Phát thanh Truyền hình 2, được nhận làm cộng tác viên báo Tuổi Trẻ và được đáp ứng nguyện vọng về công tác gần gia đình. Tại văn phòng Sông Tiền, dù vừa lập gia đình nhưng cô vẫn lọt vào “mắt xanh” của Trưởng Văn phòng báo tuổi trẻ Nguyễn Hoài Phong. Mới vào nghề, Hiền luôn xông xáo đi thu tin, nắm tình hình trên địa bàn, chiều về lại phải trụ lại văn phòng thực hiện các bài viết, phóng sự để văn phòng gửi về tòa soạn. Với khuôn mặt khả ái, tính tình hoạt bát, cô đã không thoát khỏi nanh vuốt của tên “dê cụ báo tuổi trẻ” Nguyễn Hoài Phong! Đau đớn là chuyện xảy ra vào một buổi chiều đầu xuân Quý Tỵ, ngay tại Phòng Cộng tác viên của trụ sở văn phòng, vì sợ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, “uy tín” của báo tuổi trẻ nên cô phải nhấn nhịn chịu đựng và chỉ tâm sự với vài người trong Văn phòng Sông Tiền, trong đó có phóng viên Đặng Sơn Bình, cộng tác viên Nguyễn Ngọc Tài.

Trần Thị Hiền, cộng tác viên báo Tuổi Trẻ, Văn phòng Sông Tiền, nạn nhân quấy rối tình dục của Trưởng Văn phòng Nguyễn Hoài Phong (Vân Trường)
Ngay khi biết sự việc, cuối tháng 3/2013, phóng viên thường trú Đặng Sơn Bình đã báo cáo sự việc lên Phó Tổng biên tập Tăng Hữu Phong, nhưng không rõ vì lý do gì?! sau khi điều tra, Phong “lợn” đã nhắn nhủ Sơn Bình: “Hãy cố làm tốt công việc của mình và giữ hòa khí trong cơ quan!”?!. Tiếp đó, Sơn Bình nhận đủ mọi thứ cạnh khóe, trù úm của Vân Trường, bản thân là một phóng viên giỏi, được BBT đánh giá cao, lại đang mang bệnh trong người phải xuống tận Tiền Giang làm phóng viên thường trú, Sơn Bình luôn làm tốt phận sự của mình, thế nhưng sau khi báo cáo cho Phong “lợn” thì tình hình đã trở lên tồi tệ: Bị cấm trực văn phòng, bị đòi tiền tạm ứng chi phí khi xuống Tiền Giang công tác, bị “đề xuất” chuyển đi địa bàn Bến Tre, Trà Vinh, thậm chí ngay cả công tắc bật máy lạnh trong phòng cũng bị “cấm sử dụng”…
Sự kiện quấy rối tình dục tại báo tuổi trẻ lên đến đỉnh điểm khi cộng tác viên Nguyễn Ngọc Tài đã giải quyết sự việc bằng cách gặp trực tiếp vợ “dê cụ” Vân Trường để nói rõ việc vị Trưởng Văn phòng có hành vi dụ dỗ, quấy rối tình dục mấy em cộng tác viên (Nguyễn Thị Bích Tuyền, Lê Thúy Hằng, Ngô Thị Hằng), mà nặng nhất phải kể đến là em Trần Thị Hiền. Kết quả là Ngọc Tài đã nhận hàng loạt tin nhắn đe dọa cho xã hội đen “xử đẹp”, đi đâu Ngọc Tài cũng phải thủ sẵn một khúc gậy phòng thân…
Các cộng tác viên báo Tuổi Trẻ có chút nhan sắc khi về đây đều trở thành nạn nhân của Nguyễn Hoài Phong
Trước tết Giáp Ngọ, các phóng viên Đặng Sơn Bình, Nguyễn Ngọc Tài, Trần Thị Hiền đều đã có đơn xin chuyển công tác gửi cho Phó Tổng biên tập Tăng Hữu Phong. Trong lá đơn, nhóm phóm viên nêu rõ sẽ tố cáo cả Phó tổng biên tập Tăng Hữu Phong vì cố tình bao che cho hành vi suy đồi đạo đức của Nguyễn Hoài Phong tại Hội nghị Cán bộ Công chức diễn ra vào đầu tháng 3/2014. Trước tình hình đó, cách đây 1 tuần, ngày 28/2/2014, Tăng Hữu Phong (Phong lợn) sau khi “thỏa thuận” đành ra quyết định điều động Phong “dzê” về làm công tác khác đồng thời bổ nhiệm Nguyễn Đức Tuyên (Ban Chính trị Xã hội) về làm Trưởng Văn phòng Sông Tiền.
Không còn cách nào bao che, Phong “lợn” đành triệu hồi Phong “dzê” về phòng riêng tại trụ sở 60A nhận quyết định “luân chuyển cán bộ”
Báo Tuổi Trẻ rồi sẽ đi về đâu khi sản phẩm hàng ngày chỉ là những bài báo ẩn chứa nội dung thum thủm, nặng mùi du côn, đánh đấm cho “phe” của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nham hiểm và lại vừa cõng thêm trên mình Phó Thủ tướng “thứ nhất” Nguyễn Xuân Phúc lừa thầy phản bạn. Còn nhân sự? Những bộ mặt Hải “nham”, Phong “lợn”, Trung “Bàng Quyên” dần dần lộ rõ. Thường nói, “thượng bất minh, hạ tắc loạn”, không ngạc nhiên khi nội bộ tờ báo tuổi trẻ ngày một nhiều những lợn, dê suy đồi đạo đức, mất hết nhân phẩm mà chúng tôi sẽ dần dần đưa ra trước công luận. 
Người trong cuộc với những tràng thở dài ngao ngán, một thời tuổi trẻ nay còn đâu ... 
Người Trong Cuộc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét