- Hải chiến Hoàng Sa và Trung Quốc năm 1974 (Lê Mai). “Trong khi TQ dàn trận khiêu khích hải quân VNCH tại khu vực Hoàng Sa, Chu lập tức bàn bạc đối sách với Diệp Kiếm Anh, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương; báo cáo sau khi được Mao phê chuẩn, Diệp liền nhanh chóng triệu tập Đặng Tiểu Bình, người vừa mới được khôi phục công tác, bắt tay vào việc bố trí hành động quân sự đánh chiếm Hoàng Sa“.
- Các văn kiện của Chương trình Minh triết làm chủ Biển Đông nhân 40 năm sự kiện Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đoạt (DĐXHDS). – Cuộc họp mặt Chương trình Minh Triết làm chủ Biển Đông (Nguyễn Tường Thụy). – Thương nhớ Hoàng Sa (DLB). – Hải chiến Hoàng Sa nhìn từ góc độ nhân đạo (Châu Văn Thi). =>
- Quỹ Nghiên cứu Biển Đông và Nhóm Biển Đông tại Pháp gửi thư cho Liên hiệp quốc nhân 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa (DĐXHDS). Một độc giả của Diễn đàn XHDS bình luận: ““Vì sao bản tiếng Việt ghi là Việt Nam Cộng hòa, nhưng bản tiếng Anh thì ghi là Republic of South Vietnam (6 lần), nghĩa là Cộng hòa miền Nam Việt Nam?
Trong quỹ nghiên cứu Biển Đông có nhiều người sống ở nước ngoài, và đã từng viết về công hàm Phạm Văn Đồng, thật khó có thể tin rằng đây là một sự nhầm lẫn.
Trước đây, họ cũng đã từng gây ngộ nhận trong dư luận khi công bố bản đồ biên giới Việt Trung so sánh với bản đồ CIA mà không có lời giải thích thỏa đáng. Người dân bình thường và những người chỉ đọc lướt, nhìn vào sẽ dễ tưởng rằng Việt Nam được thêm đất (so với bản đồ CIA) chứ không mất đất. Sau khi ông Trương Nhân Tuấn phát hiện ra và phản đối, họ mới giải thích.
Lần này, phải chăng họ sẽ nói là có sự nhầm lẫn?”
Mời bà con vào đây để Ký tên vào Thư gởi Liên Hợp Quốc nhân 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa
- TS Nguyễn Nhã : Không thể trông chờ ngoại quốc giúp lấy lại Hoàng Sa (RFI).
- Hoàng Sa có vai trò thế nào với an ninh Việt Nam và khu vực? (VOA/DĐXHDS). – Tưởng niệm 40 năm sự kiện Hoàng Sa (TN). – Hội thảo về chủ quyền Hoàng Sa tại ĐH Harvard.
- Phỏng vấn GS Ngô Vĩnh Long: Việt Nam, Philippines, Đài Loan bác bỏ quy định đánh cá mới của TQ (VOA). – Mỹ, các nước Á châu chỉ trích TQ về qui định mới ở Biển Đông. – Quốc hội Philippines chuẩn bị phản đối Trung Quốc (PLTP). – Chiếm Hoàng Sa, Trung Quốc bị chỉ trích (NLĐ).
- Trung Quốc khẳng định sự kiểm soát vùng biển rộng lớn, chọc giận Mỹ và các nước láng giềng: China asserts control over vast sea area, angering neighbors, U.S. (LA Times). – Việc thực thi các quy định đánh bắt cá ở Biển Đông bị đưa vào tình trạng nghi ngờ: Enforcement of fishing rules in South China Sea thrown in doubt (SCMP). – Luật lệ mới trên biển của Trung Quốc gia tăng căng thẳng với Việt Nam: China Sea Rules to Raise Tensions With Vietnam (WSJ). – Beijing Moves to Bolster Claim in South China Sea
- Bắc Kinh hèn, đểu và mất dạy (FB Mạnh Kim). “Bắc Kinh hèn. Hèn vì không dám ra mặt trực tiếp! Bắc Kinh đểu. Đểu vì lấy Hải Nam làm bung xung. Mọi chuyện trót lọt thì thôi, còn như gặp phản ứng quá thì Hải Nam chứ không phải Bắc Kinh sẽ rút lại lệnh. Hải Nam mất mặt, Bắc Kinh thì không! Bắc Kinh mất dạy. Rõ ràng là Bắc Kinh rất mất dạy trong ứng xử đối ngoại với các nước khu vực. Chỉ những kẻ mất dạy mới dùng đến giải pháp côn đồ trong tranh chấp!” – TIẾNG TRU CỦA BẦY CHÓ DẠI… “Bởi tên đại tá Đái Húc của chúng gọi Việt Nam của tôi là chó nên tôi chẳng ngại miệng gọi chúng là chó!”
- Phỏng vấn ông Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập tờ Hoàn cầu Thời báo: ‘Không có tiếng súng ở Biển Đông’ (BBC).
- Audio phỏng vấn PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao: ‘Đã đủ chứng cứ pháp lý đưa TQ ra tòa’ (BBC).
- Mang Tết sớm ra đảo (ND).
- Những dự báo cho Châu Á trong năm 2014 (BusinessWeek/ Lê Anh Hùng).
- Đại sứ Nhật – Trung khẩu chiến trên đất Mỹ (NLĐ). – Nhật ra tay bóp nghẹt sản xuất vũ khí công nghệ cao Trung Quốc (ANTĐ). – Doanh nhân Nhật ngày càng chuộng phương án “Trung Quốc + 1” (Bizlive).
- Khúc tiễn biệt anh hùng phi công Bùi Đăng Thủy (DLB). “Người bạn gửi tôi bài thơ với lời nhắn: ‘Viết cho chú Bùi Đăng Thủy. Chú mất trong tù CS, không thân nhân bên cạnh, không tang lễ, tìm trên các trang mạng không có được hình ảnh nào của chú. Mình cảm thấy đau lòng, không cam tâm với số phận người anh hùng ra đi quá thầm lặng như vậy. N. phổ nhạc bài thơ để vinh danh, tưởng niệm chú nhé’.” – KHÚC TIỄN BIỆT – Sáng tác Trần Bảo Như, thực hiện Nhóm Hướng Việt (Baonhu Tran).
- Các nhóm nhân quyền ở Việt Nam vận động sứ quán phương Tây (RFI). – Các nhà tranh đấu gặp gỡ đại diện 7 đại sứ quán ở Hà Nội (RFA).
- Thông báo số 4 của Ban vận động thành lập “Hiệp hội Dân oan Việt Nam” (BS). – Ban vận động thành lập Hội dân oan tỉnh Hà Nam bị đe doa khủng bố (DĐXHDS).
- THÔNG BÁO CỦA HỘI NGƯỜI VIỆT NHÂN ÁI (FB Nhất Nam).
- Trước hết là một thái độ (Nguyễn Gia Kiểng) (Thông Luận). “Dân chủ không phải là một khuynh hướng chính trị mà là một quyền. Và đã là quyền thì chỉ có đòi hỏi chứ không thể thảo luận và nhân nhượng… Chúng ta có quyền và họ chỉ có lỗi. Đừng đảo lộn vị thế. Chúng ta không có bổn phận phải khiêm tốn, chính họ phải khiêm tốn…”
- Buồn cho Đức Thánh Trần! (DLB).
- Nguyễn Trọng Vĩnh: ĐỌC THÔNG ĐIỆP CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG (BS). – Thể chế là gì? (Nguyễn Vạn Phú). “Thể chế có thể là tốt mà cũng có thể là xấu, gây cản trở cho bước đường phát triển. Thể chế có thể là luật lệ viết ra thành văn bản mà cũng có thể là những quy luật bất thành văn nhưng chi phối mọi mặt của hoạt động kinh doanh“.
- Chú Ba Dũng, một người cha tuyệt vời (FB Đoan Trang). “Mai sau này, nhỡ có lúc nào chẳng may chú bị sa cơ lỡ vận, thằng khốn nào chỉ điểm đẩy chú ra tòa, chắc là ai cũng thương chú. Lúc ấy thể nào báo chí cũng viết về nụ cười của chú, về cái bắt tay ấm áp của chú, về chiếc cravat đỏ tuyệt đẹp của chú“. Còn đây là chuyện của chú Sáu: Đọc truyện đêm khuya: “Ô dù” và chủ nghĩa de Gaulle (Bill Hayton/ Đoan Trang). Bill Hayton viết cuốn sách này (Vietnam – Rising Dragon) nên đã bị cấm không cho vào Việt Nam hồi đầu năm ngoái, cho dù chỉ vào tham dự hội thảo về biển Đông.
- Con cháu các cụ (4C) ở Việt Nam (ĐHSPSG).
- JB Nguyễn Hữu Vinh: Điềm xấu cho ông Phạm Quý Ngọ (Blog RFA). “Có
thể cái dớp nó bắt nguồn từ việc Nguyễn Như Phong chỉ biết bênh vực cái
ác, cái bất lương, đi ngược lại đường ngay lẽ chính nên đã thành thói
quen khó bỏ. Và hậu quả khốc liệt là hiển nhiên. Cũng có thể vận xấu,
điểm gở được thể hiện bằng bài viết của Nguyễn Như Phong, chỉ vì ông ta
như một bác sĩ lĩnh lương và thành tích được tính sổ bởi Diêm Vương“. – Người lãnh án tử khai ra quan chức cấp cao của Việt Nam trước toà (Time/ DTD).
- Khai Phong – Tham nhũng Việt Nam từ chuẩn triệu đô (Dân Luận).
- “Phát hoảng” vì số sim rác của Dương Chí Dũng (Bùi Văn Bồng).
- Các diễn biến chính: Khởi tố vụ án lộ bí mật nhà nước (BBC). – Nhiều lợn cợn trong việc khởi tố tại tòa (PLTP).
- ‘Phát hiện 45 vụ tham nhũng năm 2013′ (BBC). – Trời còn có mắt (PNTP). – Quảng Trị: Khởi tố vụ án và 9 bị can tham nhũng tiền bồi thường giải phóng mặt bằng (ND).- “Đại án” Huyền Như: Xuất hiện “Người đàn ông lạ” đá xoáy các…luật sư! (NB&CL/ Tân Châu).
- Chủ tịch nước thăm, kiểm tra tuyến biên giới Cao Bằng (TTXVN).
- “Tái lập Ban Kinh tế Trung ương là chủ trương đúng đắn” (TTXVN).
- Bộ trưởng bị chặn đường tại cao tốc Nội Bài – Lào Cai: Chỉ phạt người chặn đường, liệu có đủ? (PL&XH).
- Những hình ảnh khắc khoải ở kì án trộm dê (MTG).
- Nhà văn Nguyễn Hiếu: Một năm bất an đã qua, mong một năm bình yên đến (Trần Nhương).
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chuẩn bị đi thăm Campuchia (VOA).
- Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam: Điện nguyên tử, điện hạt nhân: Cái chết đang lặng lẽ đến nhưng nhiều người Việt vẫn không hay biết (DĐXHDS). – IAEA: cần công khai thông tin nhà máy điện hạt nhân cho người dân (RFA).
- Hàn Đông Phương : Công nhân Trung Quốc không còn sợ đấu tranh (RFI). – Truyền thông TQ đến Anh đối thoại (BBC).
<- Nổ súng ở Bangkok làm 7 người bị thương (BBC). – Các tay súng bắn bị thương 7 người biểu tình ở Thái Lan (VOA). – Súng nổ trước ngày “đóng cửa Bangkok” (NLĐ). – Bangkok trước viễn cảnh bị tê liệt (RFI). – Nổ súng vào đoàn biểu tình : 7 người bị thương.
- Các công ty quần áo quốc tế muốn thương lượng tranh chấp với công nhân Campuchia (VOA).
- Biểu tình Ukraina: Một lãnh tụ đối lập bị đánh trọng thương (RFI). - Lãnh tụ đối lập Ukraina bị thương trong vụ xô xát với cảnh sát (VOA).
- Từ bài học Hoàng Sa 1974 (TN). - Những côt mốc tâm linh (TN). - Ra sách Hoàng Sa, Trường Sa – Khát vọng hòa bình (PLTP). - Đi tìm dấu tích Đội hùng binh Hoàng Sa (Phần 1) (PT). - “Sóng gầm lên dựng cột mốc chủ quyền” (DT). - Bí mật quân lương và thiết kế khinh thuyền của Hải đội Hoàng Sa (MTG). - Học sử qua truyện tranh (TTVH).
- Lệnh cấm mơ hồ và phi lý trên biển Đông (TN). - Làm càn (TN). - Quân đội Trung Quốc đang “thu nhỏ để đánh lớn” (PT). - Trái luật pháp quốc tế (SGGP).
- Khám phá dàn tàu ngầm của Triều Tiên (TVN).
- Khắc phục bệnh “xa dân” (HNM).
- Mong điều tra tới cùng vụ làm lộ bí mật (VNN). - Bằng chứng nào lôi “ông anh” mật báo Dương Chí Dũng ra ánh sáng? (KT). - Anh em Dương Chí Dũng – 2 tính cách đối lập (ĐS&PL). - “Ông anh” là ông anh nào ? (DV).
- Buôn chuyện “đại án” ngày tàn đông (DV). - Vụ Huyền Như: Đại diện Vietinbank ra tòa với tư cách… cá nhân (DV).
- Lãng phí… công cộng! (ANTĐ).
- Họ trở nên hung bạo từ khi nào? (TVN).
- Chuyên gia Mỹ gọi Triều Tiên là 1 trong 9 nhà nước vũ khí hạt nhân (GDVN). - Mỹ điều thêm 12 chiếc F-16 đến Hàn Quốc đối phó với Triều Tiên (GDVN).
- Nổ súng vào người biểu tình chống chính phủ Thái Lan (GDVN). - Tổng tư lệnh quân đội Thái Lan yêu cầu ngừng suy đoán về đảo chính (GDVN).
KINH TẾ- Tái cơ cấu DNNN ‘quá chậm’ (BBC).
- 2014: Đừng quên dòng chảy hội nhập! (TBKTSG).
- Châu Á – Bệ đỡ của giá vàng? (VTV).
- Việt Nam tiếp tục xuất siêu (VnM).
- Giới trẻ Việt Nam thích làm việc ở doanh nghiệp nước ngoài (TBKTSG).
- Cổ phần hóa để chống độc quyền dịch vụ công ích (TBKTSG).
- Năm 2013, tiêu thụ xe ô tô vượt dự báo (TBKTSG).
- Bitcoin và rủi ro chực chờ người hám lợi (PLTP). – Dễ trắng tay vì chơi bitcoin.
- Trung Quốc ‘soán ngôi’ Mỹ về thương mại (BBC).
- Mỹ: Tỷ lệ thất nghiệp xuống tới mức thấp nhất trong 5 năm (VOA).
- Buôn ‘nhà nát’ cuối năm, ăn tiền tỷ (Vef). - Nóng trong tuần: Nhà ở xã hội được hưởng hàng loạt ưu đãi (Vland). - Lại cho phân lô bán nền: hậu quả nhãn tiền (MTG).
- Miếng ngon mời đại gia ngoại (Vef).
- Tăng giá điện đến khi… trả hết nợ? (ANTĐ).
- Thị trường điện máy “tê liệt” mùa Tết (Infonet).
- Sức mua bắt đầu tăng (TN). - Doanh nghiệp bình ổn thị trường – Tăng nguồn cung hàng tết gấp 3 lần (SGGP).
- Dịch vụ mai táng ở Trung Quốc hốt bạc tỷ (ANTĐ).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Điêu khắc Việt Nam: 10 năm vẫn… nhạt (SGGP).
- Nói chuyện với tác giả “Bãi vàng, đá quý, trầm hương” (RFA). - Nhà văn Nguyễn Việt Hà: Đã là văn chương thì không có biên giới! (SGGP). – Trách nhiệm của nhà xuất bản (ND).
- Ăn cơm hội cải lương (RFA). =>
- BAC BA PHI ĐI THĂM MỸ ( KỲ 86) (Nhật Tuấn).
- Truyện cực ngắn. Hạt bụi (Nguyễn Hoa Lư).
- Chuyện lạ về những gương mặt quen (Trần Nhương).
- Phỏng vấn bài Không-Thơ (Da Màu).
- Nghệ sĩ không phải mất tiền để được cấp thẻ hành nghề (TQ).
- Sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch: Đơn điệu và trùng lặp (ĐBND).
- Hiện tượng Phương Mỹ Chi (NLĐ).
- 2014 : Các dự án âm nhạc quốc tế hoành tráng (RFI).
- Sách về Sài Gòn xưa (TN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Dư luận đồng tình phương án Thi tốt nghiệp THPT 4 môn (VOV).
- Sống cân bằng khi du học (NLĐ).
- Học trò yêu bạo (NLĐ).
- Trò nghịch ngợm chết người của sinh viên Pháp (PLTP).
- Vụ PGS Lương bị tố: Sao 20 năm sau mới phê phán? (Infonet).
- Những nỗi buồn sau điểm thi học kỳ (VNN).
- Học trò lớp 5 đã… yêu thầy! (Infonet).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- “Nhịn” chữa bệnh chờ BHYT (NLĐ). – An ninh bệnh viện lỏng lẻo.
- Bán rượu Beluga “ngâm Sóc” lấy tiền làm từ thiện (Hiệu Minh).
- Tràn lan xe dù, bến cóc (NLĐ).
- Xe chở bia bốc cháy, bà con phụ cứu cả trăm thùng bia (TT). – Cả ngàn chai rượu vang đổ xuống đường, không có “hôi của” (TTXVN).
- 15.000 hộp bánh quy Tết làm bằng… bìa bị bắt giữ (Afamily).
- Ngán… Tết (NLĐ).
- Nổ phòng trọ, 4 sinh viên thiệt mạng (VNN). – Vụ nổ lớn làm 4 người chết: Tiếng nổ làm rung chuyển cả khu phố (TN). – Hiện trường vụ nổ làm 5 nam sinh viên tử vong (CATP). – 4 sinh viên chết cháy trong phòng trọ có thể do chế tạo pháo (VOV). – Cháy lớn tại Tu viện Già Lam, kinh sách bị thiêu rụi (TTXVN).
- TP.HCM: “Chợ trời” mọc giữa chợ Tân Bình (PNTP).
- “Thủy thần sông Lam” vắng bóng (NLĐ).
<- ĐTM, ĐCM… vuốt đuôi dự án (NLĐ).
- Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ rò rỉ hóa chất (VOA). – Mỹ: Bang Tây Virginia… không dám tắm (NLĐ).
- Hỏa hoạn thiêu đốt thị trấn cổ Tây Tạng (BBC). – Hỏa hoạn phá hủy thành phố cổ của người Tây Tạng (VOA). – Làng Tây Tạng nghìn năm tuổi bị thiêu rụi (RFI).
- Hy vọng những đốm lửa nhỏ, cần mẫn (TBKTSG/TVN).
- Bệnh viện quá bất an (TN).
- Đau lòng cảnh tận diệt chim trời (VNN).
QUỐC TẾ- Giao tranh ác liệt ở Syria, gần 500 người thiệt mạng (VOA). – Cuộc chiến bị đánh cắp (NLĐ). – Syria tìm cách tăng cường vị thế trước thềm Geneva 2 (Tin tức). =>
- Đàm phán hạt nhân Iran kết thúc có ‘giải pháp’ (VOA). – Iran gửi lời mời đại diện Nhóm P5+1 thăm chính thức (TTXVN).
- Cựu Thủ tướng Israel Ariel Sharon qua đời (BBC). – Cựu Thủ tướng Ariel Sharon của Israel vừa từ trần (VOA). – Cựu thủ tướng Israel Ariel Sharon qua đời sau 8 năm hôn mê (RFI).
- Đại sứ Iraq: Iraq sẽ quay sang tìm sự giúp đỡ của Nga (VOA).
- Tổng thống Afghanistan thả thêm tù nhân để ‘trêu ngươi’ Mỹ? (VOV).
- Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách hạn chế quyền lực ngành tư pháp (VOA).
- Liên hiệp quốc kêu gọi ngưng bắn ở Nam Sudan (VOA).
- Người nước ngoài mắc kẹt ở CH Trung Phi được di tản bằng máy bay (VOA). – Tổng thống Trung Phi từ chức (RFI).
- Hoa Kỳ phái cố vấn quân sự đến Somalia (VOA). – Lần đầu tiên từ 20 năm qua cố vấn quân sự Mỹ đến Somalia (RFI).
- Nhật, TQ chỉ trích lẫn nhau về châu Phi (BBC). – Thủ tướng Nhật công du châu Phi (PLTP). -Nhật Bản tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc tại Châu Phi (RFI).
- Những người bại trận (ĐBND).
- Hoa Kỳ rút nhân viên ngoại giao sau khi Ấn Độ đòi trục xuất (VOA). – Ấn Độ khẳng định không có bế tắc trong quan hệ với Mỹ (TTXVN).
- Tổng thống Obama: Năm 2014 là năm của hành động (VOA). – 50% nghị sĩ Mỹ là triệu phú (RFI).
- Vụ “người tình bí mật” – Áp lực dồn lên Tổng thống Hollande (VOV).
- Dầu Iraq “tặng” Al-Assad (DV). - Hội nghị hòa bình Syria gặp khó (SGGP).
- Tổng tư lệnh Ai Cập sẵn sàng tranh cử tổng thống (Infonet). - Tư lệnh quân đội Ai Cập Sisi có thể tranh cử tổng thống (TTXVN).
- Mỹ cảnh báo về khả năng khủng bố ở Nga (Infonet). - Vì sao Nga là mục tiêu của những vụ tấn công khủng bố? (LĐ).
- Tiêm kích tàng hình Nhật cất cánh năm 2015 (Infonet).
* Video: + Bản tin video tối 10-01-2014; + Bản tin video sáng 11-01-2014; + Việt Nam quê hương tôi (Phần 31); + 7 sự kiện đáng chú ý trong tuần 11.01.2014; + Vấn đề Hoàng Sa hiện nay có vai trò thế nào đối với an ninh của Việt Nam?; + Việt Nam, Philippines, Đài Loan lên án quy định đánh cá mới của TQ; + TQ phản bác chỉ trích của Mỹ về quy định hạn chế đánh cá mới;
* VTV: + Chào buổi sáng – 11/01/2014; + Cuộc sống thường ngày – 11/01/2014; + Talk Việt Nam – 10/11/2014; + Tài chính tiêu dùng – 11/01/2014; + Tạp chí kinh tế cuối tuần – 11/01/2014; + Thế giới trong ngày – 11/01/2014; + Sự kiện và bình luận – 11/01/2014; + Thời sự 12h – 11/01/2014; + Thời sự 19h – 11/01/2014.
2213. VỀ ADIZ CỦA TRUNG QUỐC VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI KHU VỰC
Thứ Hai, 06/01/2014
TTXVN (Singapore 3/1)
Theo nhà nghiên cứu Dylan Loh Ming Hui thuộc Khoa Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), Đại học Công nghệ Nanyang, quyết định của Trung Quốc thiết lập một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các cường quốc trong khu vực, tuy nhiên phản ứng của ASEAN về vấn đề này cho đến nay tương đối kín tiếng. Vậy tác động của ADIZ đến ASEAN là gì?
Ông Loh Ming Hui cho rằng tuyên bố ADIZ đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông đã làm chấn động Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Australia. Tất cả đều chỉ trích hoặc thể hiện sự không hài lòng với động thái được nhìn nhận rộng rãi là “đổ dầu vào lửa” ở một khu vực Đông Á vốn đầy rẫy bất ổn. Cách thức Bắc Kinh tuyên bố ADIZ đã khiến nhiều nước trong khu vực trở nên khó chịu với Trung Quốc, khi Bắc Kinh không hề tham vấn bất kì quốc gia láng giềng nào hay Mỹ. Điều này xác nhận năng lực và sự sẵn sàng hành động độc lập và đơn phương của Trung Quốc để thúc đẩy lợi ích riêng, đặc biệt ở sân trước của mình.
Tuyên bố đáng ngại từ Trung Quốc?
Nhiều nhà phân tích Đông Nam Á đang muốn biết liệu Trung Quốc có thiết lập các ADIZ tương tự ở Biển Đông hay không. Liên quan đến câu hỏi này, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cho biết “Trung Quốc sẽ thiết lập các ADIZ khác ở thời điểm thích hợp sau khi các biện pháp chuẩn bị cần thiết hoàn tất”. Ba ngày sau tuyên bố về ADIZ, Trung Quốc điều tàu sân bay Liêu Ninh đến Biển Đông trong một nhiệm vụ huấn luyện. Bắc Kinh cũng không loại trừ một ADIZ ở Biển Đông khi giải quyết xong tranh chấp biên giới Ấn-Trung. Tất cả những điều này dường như cho thấy Trung Quốc hiện đang trong quá trình hướng đến việc thiết lập một ADIZ ở Biển Đông.
Bất chấp những tín hiệu này, các nước ASEAN tỏ ra bình thản một cách đáng ngạc nhiên. Phản ứng duy nhất từ khu vực sau tuyên bố ADIZ là các hãng hàng không Singapore Airlines, Qantas Airways và Thai Airways cho hay sẽ tuân thủ các hướng dẫn của Trung Quốc. Năm ngày sau tuyên bố ADIZ của Trung Quốc, Ngoại trưởng Philippines Alberto del Rosario cảnh báo Trung Quốc sẽ tìm cách kiểm soát không phận ở Biển Đông.
Rốt cuộc, tại lễ kỉ niệm lần thứ 40 quan hệ đối tác ASEAN-Nhật Bản, một tuyên bố chung được đưa chỉ nhắc gián tiếp tới hành động của Trung Quốc mà không đề cập đến vấn đề ADIZ. Tuyên bố chung khẳng định ASEAN và Nhật Bản “nhất trí thúc đẩy hợp tác trong việc đảm bảo tự do bay và an toàn hàng không dân sự, tuân thủ các quy định luật pháp quốc tế đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận”.
Nhũng tác động tiềm tàng đến Đông Nam Á
Tại sao các nước ASEAN lại phản ứng chậm chạp như vậy? Trước tiên, dường như các nước ASEAN đang theo đuổi cách tiếp cận “chờ đợi và quan sát” để đánh giá liệu ADIZ có được thực thi và liệu nó có được chấp thuận hợp pháp hay không. Lôgích trong các nước ASEAN dường như là: Tại sao lại mạo hiểm hứng chịu sự giận giữ của Trung Quốc và bị cuốn vào một cuộc tranh chấp không cần thiết khi mà ngày càng nhiều quốc gia lớn hơn và thế lực hơn sẵn sàng “nhận đòn” và phản kích? Thứ hai là một số quốc gia ASEAN có thể cho rằng tác động của ADIZ đến ASEAN là tối thiểu, và vì thế, không cần quan ngại, do động lực trong tranh chấp ở biển Hoa Đông là hoàn toàn khác so với Biển Đông. Thứ ba, cấu trúc của ASEAN, đặc biệt là việc đưa ra quyết định thông qua tham vấn và đồng thuận theo “cách ASEAN”, không khuyến khích việc đưa ra những phản ứng nhanh chóng và mang tính phối hợp. Vì thế, bất kì phản ứng tập thể nào cũng là khó khăn xét trên quan điểm bất đồng về Trung Quốc trong các nước ASEAN.
Tuy nhiên, phản ứng chậm chạp của ASEAN có thể được Trung Quốc diễn giải như là một dấu hiệu mặc nhận mà có thể khuyến khích Bắc Kinh nhiều hơn nữa. Chắc chắn là nếu Trung Quốc có thể kiểm soát thành công bầu trời thông qua ADIZ ở biển Hoa Đông, nơi căng thẳng gia tăng và quan hệ giữa các nước không mấy êm đẹp, vậy thì sẽ chẳng có rào cản thực sự nào trong việc áp đặt một ADIZ tại khu vực Biển Đông tương đối yên bình hơn? Ngoài ra, bất chấp sự khác biệt trong tranh chấp ở biển Hoa Đông và Biển Đông, sự song hành trong hành động chắc chắn có thể được thực hiện. Chẳng hạn, các vụ xâm nhập trên không và trên biển vào khu vực tranh chấp trên Biển Đông khá tương đồng với các vụ việc xảy ra ở biển Hoa Đông.
Phản ứng yếu ớt của ASEAN cũng cho thấy sự thiếu vắng một cơ chế phản ứng mở rộng và gắn kết trong việc đối phó và giải quyết những sự cố bên ngoài có thể gây tác động bất ổn trong ASEAN trong bối cảnh họ vẫn chưa có năng lực văn hóa, ngoại giao và thể chế cần thiết để cùng nhau xử lí vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, có thể sẽ chỉ là vấn đề thời gian trước khi Trung Quốc để mắt đến bầu trời Biển Đông.
ASEAN có thể làm gì?
Sẽ là hữu ích nếu các nước ASEAN có thể nói lên quan ngại của mình, với ngôn từ rõ ràng, về ADIZ và tìm cách cùng nhau làm rõ về ý định của Trung Quốc đối với Biển Đông. Điều này sẽ cho phép ASEAN nắm quyền chủ động và có thể có được câu trả lời từ Trung Quốc. Nếu phản hồi từ Bắc Kinh là mập mờ hoặc không tích cực, ít nhất sẽ giúp ASEAN bớt chậm trễ trong việc lên kế hoạch đối phó với một sự kiện bất ngờ như vậy. Nó sẽ đáp ứng lợi ích của ASEAN trong việc phát đi tín hiệu rằng một ADIZ ở Biển Đông sẽ không được hoan nghênh và rằng sẽ có vấn đề nảy sinh, không chỉ với các nước có tranh chấp mà còn với cả khối ASEAN.
Tiếp đó, một khuôn khổ ứng phó cũng nên được đề xuất để đối phó cụ thể với những sự kiện bên ngoài mà có thể tạo ra mối đe dọa cho sự ổn định của khu vực. Dù Nhóm đánh giá nhanh khẩn cấp (ERAT) đang tồn tại trong ASEAN, song mục tiêu chủ yếu của nó là dành cho các hoạt động cứu trợ thảm họa và khẩn cấp ở các nước ASEAN, và vì thế những sự kiện không mang tính thảm họa tự nhiên sẽ không nằm trong phạm vi của nhóm. Khuôn khổ đối phó này nên được trao một số quyền lực hạn chế nhất định, như năng lực đưa ra phản ứng thay mặt ASEAN, để có thể hành động trong một số sự kiện có tác động đến ASEAN. Khuôn khổ hay cơ chế đối phó này, ít nhất sẽ cho phép ASEAN phản ứng nhanh chóng trước những sự kiện bất ngờ và quan trọng bên ngoài khu vực mà không bị hạn chế bởi quá trình tham vấn.
Để thực hiện điều này, ASEAN sẽ cần phải gác lại các khác biệt của mình và thể hiện ý chí chính trị thực sự để thống nhất lập trường liên quan đến Biển Đông. Điều này nói dễ hơn làm, song đây thực sự là vấn đề ASEAN cần phải đối mặt trước các hành động gây hấn càng ngày gia tăng của Trung Quốc. Mặc dù các cơ chế giải quyết tranh chấp đã tồn tại bên trong ASEAN như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác năm 1976 mà các cường quốc ngoài khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ đã đồng ý, đây vẫn chỉ là những ý tưởng ban đầu được các nước thành viên tạo ra và chưa bao giờ được bất kì bên nào sử dụng. Ngoài ra, dù Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) đã được đưa ra vào năm 2002, nó không có hiệu quả trong việc giảm bớt căng thẳng hay khiến Trung Quốc hành động hòa ải hơn ở Biển Đông.
Cho đến khi ASEAN có thể bắt đầu hành động mang tính tập thể, nhanh nhạy hơn và thể hiện sự nhất trí hơn, sẽ rất ít khả năng ASEAN có thể răn đe một Trung Quốc đang tìm cách khống chế vùng trời ở Biển Đông và hơn thế nữa.
TTXVN (Hong Kong 3/1)
Nhật Bản và Mỹ đã cùng có những tuyên bố và hành động phản ứng gay gắt đối với việc Trung Quốc tuyên bố thiết lập một vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông, thể hiện quan hệ đồng minh và hợp tác chặt chẽ giữa hai nước này. Tuy nhiên, Thời báo châu Á trực tuyến vừa đăng bài viết của nhà báo Peter Mattis, Tổng Biên tập Tạp chí China Brief của Quỹ James Town, trong đó cho rằng Trung Quốc đã lợi dụng việc tuyên bố thiết lập ADIZ để gây chia rẽ quan hệ giữa Mỹ và đồng minh Nhật Bản. Dưới đây là nội dung bài viết:
Ngày 23/11/2013, Bắc Kinh đã tuyên bố rằng một ADIZ mới sẽ có hiệu lực trên vùng biển Hoa Đông, chồng lấn với ADIZ hiện tại của Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời yêu cầu tất cả các máy bay bay qua vùng này phải khai báo thông tin chuyến bay mà không quan tâm đến điểm đến của các máy bay đó. Bất chấp việc gây ra những phản ứng mạnh mẽ từ Tokyo và Washington cũng như là những phản ứng kiềm chế nhưng tiêu cực từ Seoul, Đài Bắc và Canberra, Trung Quốc vẫn tuyên bố ADIZ là một biện pháp thông thường nhằm nâng cao sự nhận thức về không phận của nước này và bảo vệ an ninh quốc gia của họ mà không có bất kỳ động cơ bí mật nào.
Việc duy trì một ADIZ là một thực tế khá thông thường, nhưng lời biện minh của Bắc Kinh về Vùng nhận dạng phòng không mới rõ ràng dựa trên cơ sở tuyên bố tranh chấp của nước này đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Ngay từ đầu, Bắc Kinh tỏ ra sẵn sàng giải quyết các mối quan ngại cụ thể của nước ngoài, đối phó với phản ứng ngoại giao dữ dội và kết hợp với việc thành lập và công bố các hoạt động tuần tra trên không. Điều này cho thấy một hành động cố tình, cho dù tới bây giờ những lý do của hành động này vẫn còn là bí ẩn. Những cách thức mà Bắc Kinh mô tả việc thiết lập ADIZ cho thấy Trung Quốc đã lợi dụng cơ hội này không chỉ để củng cố tuyên bố chủ quyền của họ đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku mà còn nhằm gây chia rẽ trong quan hệ giữa Nhật Bản và Mỹ.
Thực hiện các chính sách chứ không phải gây ra khủng hoảng
Một trong những điểm đáng chú ý nhất của việc Trung Quốc đưa ra ADIZ và chính sách của họ là sự thiếu vắng ngôn ngữ khủng hoảng. Như Paul Godwin và Alice Miller đã ghi lại, Bắc Kinh đều đặn đưa ra các tuyên bố leo thang trước khi sử dụng sức mạnh quân sự – một nét đặc trưng đã được lưu ý trong các cuộc chiến tranh của Trung Quốc kể từ năm 1949. Những tiếng nói nguyên tắc của đảng Cộng sản Trung Quốc (các báo đảng), trong khi bác bỏ sự phản đối của Nhật Bản và Mỹ, vẫn tương đối “thuần” trong ngôn ngữ của họ.
Chỉ có duy nhất một tuyên bố trong một bài báo có tính chất tổ chức, không được ký tên trên báo của quân đội Trung Quốc đã nhắc lại kiểu cảnh báo này: “Chúng tôi đặc biệt hy vọng rằng một số quốc gia đơn lẻ sẽ từ bỏ niềm tự hào và thành kiến của họ. Họ không nên để cho sự ích kỷ của mình che mắt mà đánh giá thấp người Trung Quốc và quyết tâm kiên định của quân đội Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia cũng như hòa bình và ổn định khu vực”.
Ngoài sự vắng mặt của ngôn ngữ khủng hoảng từ các cơ quan báo chí chính thức, câu chuyện về ADIZ ban đầu không được nêu bật trên các cổng thông tin điện tử truyền thông ở Trung Quốc và không được quan tâm tìm kiếm trên các trang thông tin quốc phòng. Điều này càng thể hiện nỗ lực của Trung Quốc nhằm giới thiệu về sự thiết lập ADIZ theo một cách thức không quá nổi bật.
Thật vậy, toàn bộ sự trình bày về ADIZ của Bắc Kinh tập trung nhấn mạnh hành động thiết lập khu vực này của Bắc Kinh là điều thông thường và hợp pháp, cũng như thể hiện sự quan tâm tới hòa bình của Trung Quốc. Những bình luận về thể chế và về mặt chuyên môn trong nhiều ngày sau tuyên bố thiết lập ADIZ đã được lấp đầy với các chú thích như “không có ý định tạo ra những căng thẳng”, “một động thái của công lý để bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực” và sự khẳng định ADIZ “không thể được mô tả như một mối đe dọa đối với quốc gia khác”.
Chuyên gia bình luận quốc phòng theo đường lối diều hâu La Viện và Giáo sư Mạnh Tường Thanh thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc thậm chí còn cho rằng (theo đúng ngôn từ của ông Mạnh Tường Thanh) ADIZ “trên thực tế sẽ mang lại sự an toàn hơn cho các máy bay bay qua biển Hoa Đông. Vùng phòng không này sẽ giúp giảm thiểu những đánh giá quân sự sai lầm”.
Bốn chỉ dấu mạnh mẽ cho thấy tuyên bố của Trung Quốc về việc thiết lập ADIZ là một hành động chính sách được lập kế hoạch kỹ lưỡng và có sự phối hợp với chính phủ, hoặc ít nhất là với các nhà hoạch định chính sách cấp cao của nước này. Mặc dù Trung Quốc có thể đang thực hiện tốt hơn việc kiểm soát khủng hoảng và đưa ra thông điệp của mình,
nhưng những chỉ dấu này củng cố giả thuyết rằng ADIZ là chính sách có chủ ý và đã được cân nhắc:
- Tân Hoa Xã đã công bố ADIZ là một “Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, điều tương đối hiếm và cho thấy một chính sách phối hợp ở các cấp cao nhất – Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc và có thể là cả Quân ủy Trung ương (CMC) Trung Quốc.
- Các nhà ngoại giao Trung Quốc tại ít nhất 3 quốc gia – Mỹ, Nhật Bản và Australia – đã chuẩn bị những điểm cần nói nhằm giảm nhẹ những tác động của ADIZ cũng như bất cứ gợi ý nào nói rằng nó gây ảnh hưởng đến tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông.
- Rất nhiều chuyên gia quân sự và pháp luật của Trung Quốc ở khắp những thể chế khác nhau của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã được chuẩn bị để thảo luận về ADIZ, ý nghĩa cũng như tính nhất quán của nó với các cam kết pháp luật và hiệp ước trong nước và quốc tế. Ngoài các phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Bắc Kinh đã đưa ra những ý kiến bình luận của các nhân vật thuộc lực lượng Không quân, Hải quân PLA, Đại học Quốc phòng cũng như các cơ sở giáo dục trực thuộc của họ.
- Một thời gian ngắn sau tuyên bố về ADIZ, Bắc Kinh đã triển khai và công khai hoạt động tuần tra trên không đầu tiên ở vùng phòng không mới được thiết lập.
Điều chỉnh Tokyo vì lợi ích của Washington
Sự kiểm soát kỹ lưỡng về việc giới thiệu ADIZ cho thấy rằng câu chuyện của Trung Quốc mang một thông điệp đã được tính toán dành cho đối tượng khán giả đã được nhắm tới. Mặc dù Bắc Kinh đang một lần nữa chứng minh rằng quần đảo Điếu Ngư trên thực tế là quần đảo bị tranh chấp, nhưng thông điệp chính có vẻ như nhằm vào Washington và cam kết của Mỹ đối với Nhật Bản. Trên nhiều phương diện, liên minh Mỹ-Nhật và việc đóng quân của các lực lượng quân sự Mỹ là một trong những chìa khóa đối với các phương hướng quân sự của Washington trong việc “tái cân bằng sang châu Á” – một đặc trưng đã được các chuyên gia phân tích Trung Quốc công nhận.
Sự trình bày mang tính tuyên truyền của Trung Quốc chứa đựng ba chủ đề có liên quan đến Mỹ và nhằm mục đích chia rẽ Mỹ và Nhật Bản. Mặc dù không có chủ đề nào trong ba chủ đề này là mới mẻ, nhưng tuyên bố về ADIZ đã tạo ra một cơ hội để sử dụng chúng trong bối cảnh của một cuộc khủng hoảng mới xuất hiện:
- Nhật Bản, chứ không phải Trung Quốc, là mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định khu vực.
- Washington không tuân thủ những cam kết của họ trong thế giới hậu Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
- Tokyo đang lôi kéo Mỹ vào xung đột.
Nhật Bản, chứ không phải Trung Quốc, là mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định khu vực
Giống với các cuộc xung đột trong quá khứ của mình, Trung Quốc đã tô vẽ các hành động của họ là phòng thủ và được quốc tế công nhận, phản ứng hợp lý với sự khiêu khích từ các hoạt động quân sự của Nhật Bản ở vùng ngoại vi của Trung Quốc. Tokyo chứ không phải Bắc Kinh, đặc biệt là vì việc Chính phủ Nhật Bản mua lại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku hồi năm ngoái, được miêu tả là mối đe dọa thực sự đối với hiện trạng và sự ổn định khu vực.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc (MND), ông Dương Vũ Quân tuyên bố: “Thực tế đã chứng minh rằng Nhật Bản chính là nước đã và đang gây ra những tình huống căng thẳng”, hay như một bài báo không ký tên cho rằng “Washington nên đổ lỗi cho kẻ phạm tội thực sự trong việc thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông và làm xói mòn hòa bình cũng như sự ổn định trong khu vực”.
Trong câu chuyện của Bắc Kinh, tình hình chỉ càng trở nên tồi tệ hơn do sự trở lại của Thủ tướng Shinzo Abe báo trước một chính sách cứng rắn hơn của Nhật Bản – một quá trình đã được bắt đầu. Một trong những bài xã luận có tính tổ chức, khẳng định sự vô tội của Trung Quốc, nhấn mạnh rằng: “Ông Abe đã thực hiện một loạt những hành động đáng lo ngại, bao gồm việc tăng ngân sách quân sự của Nhật Bản lần đầu tiên trong vòng 11 nằm, tiến hành các cuộc tập trận quân sự nhiều hơn và thậm chí công khai tuyên bố ý định sửa đối Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản”.
Washington không tuân thủ các cam kết
Trung Quốc đã cố gắng dàn xếp việc kiểm soát Nhật Bản (và kiềm chế chủ nghĩa quân phiệt của nước này) như một phần trong hệ thống quốc tế của Mỹ hậu Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Một bài báo không ký tên của hãng tin Tân Hoa Xã đã tuyên bố Tokyo “cũng đã bác bỏ và thách thức các kết quả của thắng lợi trong cuộc chiến tranh thế giới chống phát xít”. Phát ngôn viên Dương Vũ Quân của MND nói thêm: “Nhật Bản cũng đã tăng cường khả năng quân sự của mình theo nhiều cách khác nhau, đồng thời cố gắng thay đổi trật tự quốc tế sau chiến tranh Thế giới thứ Hai”.
Một bài viết đăng trên cổng thông tin điện tử của Trường Đảng Trung ương Trung Quốc trước khi Bắc Kinh đưa ra tuyên bố thiết lập ADIZ thậm chí còn đánh đồng sự khoan dung của Washington trước chủ nghĩa quân phiệt đang trỗi dậy ở Nhật Bản với việc nhượng bộ Đức trước khi bùng nổ Chiến tranh Thế giới thứ Hai – một điều gì đó tạm thời làm giảm những điều bất lợi cho sự ổn định lâu dài.
Ngoài những vấn đề về chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, dịp kỷ niệm lần thứ 70 của Tuyên bố Cairo trong tháng 12/2013 đã tạo ra cơ hội kêu gọi các nước đồng minh cam kết khôi phục lại vùng lãnh thổ của Trung Quốc đã bị mất vào tay Nhật Bản. Tuyên bố này nêu rõ “tất cả các vùng lãnh thổ mà Nhật Bản đã cướp từ Trung Quốc, như Mãn Châu, Formosa (Đài Loan), và Bành Hồ”, điều sau đó đã được tái khẳng định trong Tuyên bố Potsdam năm 1945. Sự diễn giải hiện nay của Trung Quốc là tuyên bố này bao gồm cả đảo Điếu Ngư, vì “trong luật pháp quốc tế, đảo Điếu Ngư và các đảo nhỏ của nó đáng lẽ phải được trả lại cho Trung Quốc kể từ đó”.
Thất bại khác, phổ biến hơn, của Mỹ có liên quan đến đánh giá của Trung Quốc rằng Washington đã có hành động lừa gạt xung quanh cam kết không thể hiện lập trường của nước này về chủ quyền của quần đảo Điếu Ngư. Các tuyên bố chính thức phản ứng lại ADIZ đã được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel truyền đi cùng với các máy bay B-52 cho thấy (ít nhất là đối với các chuyên gia phân tích Trung Quốc) rằng Washington đã đưa ra một quan điểm phản đối rõ ràng với Trung Quốc.
Như Tô Hiểu Huệ, một chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã viết rằng “Mỹ thậm chí vờ như đã quên tuyên bố nhất quán của họ trong việc không can thiệp vào vấn đề quần đảo Điếu Ngư trong khi lại nhấn mạnh nghĩa vụ đối với quốc gia đồng minh của họ” (ám chỉ Nhật Bản) và tái khẳng định cam kết theo hiệp ước của Mỹ nhằm giúp Nhật Bản bảo vệ quần đảo tranh chấp này.
Tokyo lôi kéo Mỹ vào xung đột
Báo chí chính thống Trung Quốc đã chỉ trích những phản ứng của Washington đối với việc thiết lập ADIZ của Bắc Kinh, cho thấy rằng Mỹ đang khuyến khích Nhật Bản gia tăng động thái quân sự và đẩy Bắc Kinh cũng như Washington tới gần cuộc xung đột hơn.
Hãng tin Tân Hoa Xã tuyên bố rằng “phản ứng thái quá của Mỹ đã ủng hộ Nhật Bản một cách cố tình hoặc vô ý”, cho phép Tokyo gây ảnh hưởng xấu tới quan hệ Mỹ-Trung. Theo một bài báo bằng tiếng Anh, “thông điệp” của Washington sẽ chỉ đổ thêm dầu vào ngọn lửa hiếu chiến nguy hiểm của Tokyo và tiếp tục xóa bỏ không gian của các hoạt động ngoại giao. Quan trọng hơn, nó có thể đẩy Trung Quốc và Mỹ vào một cuộc xung đột”. Mặt khác, Tân Hoa Xã đã cảnh báo Mỹ rằng “việc làm ngơ với xu hướng nguy hiểm này ở Nhật Bản có thể tạo ra nguy cơ và thậm chí có thể gây nguy hiểm cho lợi ích quốc gia của Mỹ”.
Đề tài này làm dấy lên hy vọng rằng nếu Washington không ủng hộ Nhật Bản thì sự cạnh tranh và/hoặc cuộc xung đột Trung-Mỹ có thể được ngăn chặn. Một bài xã luận bằng tiếng Anh trên tờ Trung Quốc Nhật báo đã trực tiếp giải đáp điều này: “Tầm nhìn ‘tương lai hợp tác nhiều hơn và ít đối đầu hơn ở khu vực Thái Bình Dương’ của ông Kerry phụ thuộc nhiều hơn vào sự phán đoán nhạy bén và thái độ hòa bình của Nhật Bản”. Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, một nước Nhật Bản không tin tưởng vào sự ủng hộ của Mỹ sẽ ít thiên về chủ nghĩa quân phiệt hơn và nhiều khả năng sẽ cư xử công bằng với Trung Quốc về tương lai của quần đảo Điếu Ngư.
Kết luận
Những ngày đầu tháng 12/2013, dường như có một số kết luận rõ ràng về ý định của Bắc Kinh trong việc tuyên bố ADIZ. Trước tiên, dường như có rất ít nghi ngờ rằng đây là một chính sách có sự phối hợp đã được thực hiện vào một thời điểm mà Bắc Kinh lựa chọn. Nó không phải là một chính sách tự do ai muốn tham gia cũng được, mà thay vào đó là một bước đi khác đã được tính toán nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và không thể dễ dàng bị lật lại, giống như khuyến cáo của Nhà Trắng đối với các hãng hàng không thương mại của Mỹ về việc nên tuân thủ các quy định ADIZ mà Trung Quốc đưa ra.
Thứ hai, cách thức mà Trung Quốc đưa ra vấn đề cho thấy một nỗ lực cố ý để thuyết phục Mỹ rằng lợi ích của Mỹ không gắn với Nhật Bản. Liên minh Mỹ-Nhật là chìa khóa cho sự tái cân bằng của Mỹ sang châu Á, và nhiều chuyên gia phân tích Trung Quốc từ lâu ít nhiều đã xem chính sách này là một sự kiềm chế ban đầu, hoặc là một tiền đề cho sự ngăn chặn, hoặc ít nhất là gây bất ổn định ở khu vực Đông Á.
Những lập luận của Bắc Kinh dựa vào đặc quyền của Washington trong quan hệ hợp tác Trung-Mỹ về hàng loạt các vấn đề toàn cầu dựa trên các cam kết khác. Như đã nói, Nhật Bản dường như tham gia một loạt các vấn đề – gồm cả Đài Loan và những sự kiểm soát xuất khẩu – điều mà Bắc Kinh tuyên bố rằng đó là việc gây trở ngại cho sự tiến triển trong mối quan hệ Trung-Mỹ.
Khuôn khổ mà Bắc Kinh đã thúc đẩy trong các vấn đề hòa giải quan hệ Mỹ-Trung – “kiểu quan hệ các cường quốc mới” hay “mô hình quan hệ mới giữa các nước lớn” – củng cố kiểu tư duy này, bởi vì nó nói lên hy vọng lâu nay về một mối quan hệ đối tác và tránh sự tái diễn bi quan về một cuộc xung đột quyền lực lớn.
Tuy nhiên, cách hành xử của Bắc Kinh ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và biển Hoa Đông cho thấy hy vọng này sẽ khiến Trung Quốc phải trả giá cho việc gây sức ép lên hệ thống quốc tế. Vì vậy, sự lựa chọn không phải là giữa các mối quan hệ của Mỹ với Trung Quốc hay các nước thuộc khu vực ngoại vi của quốc gia Đông Á này, mà là giữa một mối quan hệ đối tác với Trung Quốc và việc bảo vệ hệ thống quốc tế do Washington tạo ra./.
2214. Thông báo số 4 của Ban vận động thành lập “Hiệp hội Dân oan Việt Nam”
Việt Nam, ngày 11/01/2013
Ngày 11/01/2014, Bà Lê Hiền Đức – Chủ tịch Ban vận động thành lập
“Hiệp hội Dân oan Việt Nam” đã gửi thư đến các ông: Nguyễn Phú Trọng –
Tổng Bí thư Đảng, Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước, Nguyễn Sinh Hùng –
Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng Chính phủ, Nguyễn Thiện
Nhân – Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ
Công an, Nguyễn Bá Thanh – Trưởng Ban Nội chính TW, Huỳnh Phong Tranh –
Tổng Thanh tra Chính phủ. Bà Lê Hiền Đức đề nghị các ông này tiếp các
thành viên tham gia Ban vận động thành lập “Hiệp hội Dân oan Việt Nam”
trong các ngày 21, 22/01/2014 tại Hà Nội. Chúng tôi hy vọng các vị này
sẽ sớm trả lời cho bà Lê Hiền Đức và sớm bố trí lịch để tiếp chúng tôi,
không chỉ với tư cách lãnh đạo Đảng và Nhà nước, mà với tư cách Đại biểu
Quốc hội có trách nhiệm tiếp cử tri.Thay mặt Ban vận động thành lập “Hiệp hội Dân oan Việt Nam”
Nguyễn Xuân Ngữ
(Kèm theo thông báo này là thư của bà Lê Hiền Đức gửi ông Nguyễn Phú Trọng)
—
2215. ĐỌC THÔNG ĐIỆP CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG
11-01-2014
Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là bài viết hay, toàn diện, nội dung có nhiều điểm tiến bộ, nhất là nhắc nhiều lần nội dung “phát huy quyền dân chủ, quyền làm chủ thực sự của người dân”, và “bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân”…
Có thể nói bản thông điệp này quay 180o so với tình trạng trước đây.
Những người không có điều kiện tiếp cận tình hình thực tế vài thập kỷ lại đây, hẳn là rất vui, phấn khởi. Nhưng không biết đây là thực tâm hay chỉ là cái bánh vẽ mị dân và để rửa mặt?
Nếu thông điệp là thực tâm thì hãy rút bỏ những điều cấm trước đây: cấm biểu tình yêu nước, cấm tụ tập đông người, cấm trí thức phản biện, cấm dân oan khiếu kiện tập thể, cấm báo tư nhân, cấm một số trang mạng…; hãy cấm công an bắt người, giam người tùy tiện trái pháp luật, đánh chết người ở trụ sở công an.
Nếu thật tâm “phát huy dân chủ” thì hãy xóa án cho sinh viên Phương Uyên, trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ, cho những blogers và những người đấu tranh cho dân chủ, dân quyền, cho tam quyền phân lập một cách hòa bình mà còn bị giam giữ.
Thông điệp ghi “Mở rộng dân chủ trực tiếp và hoàn thiện cơ chế bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp”. Vậy tới đây những công dân và Đảng viên đủ 21 tuổi trở lên, người cao tuổi mà còn khỏe mạnh minh mẫn có được tự do ứng cử Quốc hội không? Công dân ngoài Đảng có bị hạn chế số lượng chỉ được 15 – 20% trúng cử không? Có còn dùng cơ chế “hiệp thương” qua Trung ương Mặt trận tổ quốc để loại những ứng cử viên mà lãnh đạo “không hoan nghênh” không? Nếu cứ như quy định và cung cách bầu cử trước đây 85% là Đảng viên trong đó có hầu hết thành viên chính phủ thì là “Đảng hội”, Quốc hội của Đảng chứ không phải là Quốc hội của dân.
Đã nói “Bảo đảm phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân”, vậy trước mắt có giảm bớt những thứ đã tăng như: tăng giá điện, nước, xăng dầu, tăng học phí, viện phí, giá thuốc cho đến giá lương thực, thực phẩm là những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của dân để dân đỡ khổ không?
Cuối cùng là có giảm bớt lệ thuộc vào Trung Quốc, khi họ đương thực hiện và đề xuất những việc lợi cho họ, hại cho ta không?
Nói và làm, chúng ta hãy chờ xem!
Hải chiến Hoàng Sa và Trung Quốc năm 1974
Lê Mai
CHỈ HƠN một tuần sau trận hải chiến Hoàng
Sa kết thúc, Giang Thanh gửi thư cho Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều,
Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình, Trần Tích Liên…đồng thời yêu cầu họ
chuyển lời đến Hứa Thế Hữu, Triệu Tử Dương, trong thư nhấn mạnh:
“Hãy thay mặt tôi gửi lời chúc mừng
năm mới của giai cấp vô sản cách mạng tới toàn thể quân dân khu quân sự
Quảng Châu, đảo Hải Nam, quần đảo Tây Sa. Tôi tuy thân ở Bắc Kinh, nhưng
lòng ở Nam Hải, tuy không ở bên cạnh cùng các đồng chí chuẩn bị chiến
đấu, nhưng về tư tưởng và chính trị thì tôi đang tiến hành cuộc đại đấu
tranh này”.
Giang Thanh là ai, lấy tư cách gì mà gửi
thư dạy dỗ quân đội, ngay khi Mao đang còn đó? Lại còn ví von “thân ở
Bắc Kinh, lòng ở Nam Hải”, ngang ngược coi quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa)
vừa mới cướp được là lãnh thổ TQ, đòi “đại đấu tranh”? Chẳng qua Giang
Thanh là vợ Mao Trạch Đông và những lời bà ta phát ra là của Mao đó
thôi. “Tôi chỉ là con chó của Mao Chủ tịch. Chủ tịch bảo cắn ai thì tôi
cắn người đó” – Giang nói.
Cho nên, điều rất rõ ràng, Mao là người quyết định cuộc xâm chiếm Hoàng Sa.
Năm 1974 – cách đây đúng 40 năm, là một
năm rất đặc biệt đối với TQ. Cuộc cách mạng văn hóa do Mao phát động đã
được 8 năm mà hậu quả đã làm đất cho nước TQ tiêu điều, kiệt quệ. Mao
thấy cần đưa ra chiêu bài “ổn định, đoàn kết”. Đây là một thuận lợi cho
phái “nguyên lão” trong cuộc đấu tranh giành quyền lực hết sức quyết
liệt với phái “văn cách” nổi lên trong cách mạng văn hóa. Mao là ông
hoàng, lãnh tụ tối cao, lợi dụng cả hai phái. Cả hai phái đều thống nhất
với nhau một điểm xuyên suốt, đó là tư tưởng bành trướng đại Hán tộc –
một tư tưởng phong kiến đã tồn tại hàng ngàn năm ở TQ. Và TQ cũng rất
thành thạo trong việc lấy sự kiện bên ngoài để giải quyết mâu thuẫn bên
trong. Chính trong bối cảnh đó, ngay từ đầu năm 1974, TQ đột ngột tung
ra cuộc tấn công, tiến chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của VN – bấy giờ
đang do chính quyền VNCH quản lý.
Ba nhân vật chóp bu của phái “nguyên lão”
là Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình trực tiếp bố trí hành
động quân sự đánh chiếm Hoàng Sa.
Mặc dù là Thủ tướng, song Chu Ân Lai là
người am hiểu quân sự, được các tướng lĩnh TQ nể trọng, ông ta từng là
Trưởng ban quân sự của Đảng trước khi Mao giành được quyền lãnh đạo. Chu
chính là người vạch ra nguyên tắc tác chiến cho quân đội TQ tại chiến
trường Triều Tiên: “Tập trung ưu thế tuyệt đối về binh lực và hỏa lực,
bao vậy tiêu diệt một thiểu số quân địch đã bị chia cắt, từng bước làm
suy yếu quân địch để có lợi cho tác chiến lâu dài”, được Mao và Quân ủy
Trung ương phê chuẩn. Xét cho cùng, nguyên tắc tác chiến đó là nguyên
tắc tác chiến “biển người”. Nguyên tắc tác chiến đó lại tiếp tục thể
hiện trong trận hải chiến Hoàng Sa và cuộc chiến biên giới Trung – Việt
năm 1979. Chu giám sát toàn bộ phương án tác chiến Hoàng Sa và là người
trực tiếp báo cáo tình hình với Mao, đồng thời đích thân xử lý các vấn
đề về đối ngoại.
Trong khi TQ dàn trận khiêu khích hải
quân VNCH tại khu vực Hoàng Sa, Chu lập tức bàn bạc đối sách với Diệp
Kiếm Anh, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương; báo cáo sau khi được Mao phê
chuẩn, Diệp liền nhanh chóng triệu tập Đặng Tiểu Bình, người vừa mới
được khôi phục công tác, bắt tay vào việc bố trí hành động quân sự đánh
chiếm Hoàng Sa.
Sau trận hải chiến Hoàng Sa, Giang Thanh
muốn nhảy vào quân đội. Bà ta liên tục gửi thư cho quân đội huấn thị. Bà
ta nói với Chu Ân Lai, Thủ tướng có nhớ không, thời kỳ chiến sự ác liệt
ở vùng Đông Bắc, tôi ở bên cạnh Mao chủ tịch giúp người chỉ huy mấy
chiến dịch lớn đấy chứ? Bà ta lại nói, có người cho rằng tôi chỉ làm văn
nghệ, thực ra tôi là nhà chính trị. Thời gian tôi làm văn nghệ chẳng
qua chỉ dăm ba năm, còn thời gian làm công tác chính trị, quân sự cùng
Mao chủ tịch dài gấp mấy lần. Anh bảo tôi không làm nổi việc lãnh đạo
quân đội hay sao?
Chu đáp: Chị muốn đảm nhiệm chức vụ gì
tôi cũng đồng ý, song cái đó còn tùy quyết định của Mao chủ tịch. Bất kỳ
người ra quyết định nào, tôi cũng kiên quyết chấp hành. Sao, chị có cần
tôi báo cáo ý kiến của chị lên Mao chủ tịch?
Chu khéo léo nói chuyện với Mao, đồng chí
Giang Thanh trong cách mạng văn hóa có công lao mang tính quyết định.
Tôi tính vào thời điểm thích hợp sẽ để đồng chí Giang Thanh làm Phó Chủ
tịch Đảng hoặc Thường vụ Bộ chính trị một cách danh chính ngôn thuận.
Đồng chí Giang Thanh cũng khỏi cần đi sắp đặt chỗ này chỗ nọ.
Mao ngạc nhiên: “Sắp đặt cái gì, sao tôi không biết nhỉ?”
Chu thẳng thắn: “Có người nói thẳng rằng
đồng chí Giang Thanh đang muốn trở thành Võ Tắc Thiên đương đại. Công
lao của đồng chí Giang Thanh há thua gì Lã Hậu?”
Mao thấp giọng: “Chỉ cần tôi còn một hơi thở, Giang Thanh cũng quyết không trở thành Võ Tắc Thiên”.
Thế nhưng, trò đánh lừa của Mao, rút cuộc đã bị lịch sử vượt qua.
Kinh nghiệm và nghệ thuật đấu tranh chính trị của Giang Thanh không thể so sánh với Chu Ân Lai.
Một lần, Chu trao đổi với Đặng: “Nếu Gia
Cát Lượng sử dụng cái kế “bỏ trống thành” lần thứ hai, chắc chắn ông ta
sẽ bị bắt. Dĩ nhiên, ông ta sẽ không làm như vậy. Song, tôi phát hiện,
Giang Thanh cứ lặp đi lặp lại mãi cùng một sách lược, điều này đối với
bà ta chẳng có gì là hay ho”.
Đặng nói: “Thưa Thủ tướng, Giang Thanh
thuộc quyền quản lý của đồng chí, lại không chịu nghe lời của đồng chí.
Mao chủ tịch còn sống thì chẳng ai làm gì được mụ ta, nhưng khi Mao chủ
tịch trăm tuổi, thì sao đây?”.
“Giang Thanh sẽ làm Chủ tịch Đảng cũng nên” – Chu Ân Lai gần như buột miệng.
“Thật ư” – Đặng ngớ người, choáng váng.
“Chẳng lẽ anh không hy vọng ở TQ sẽ xuất hiện một Võ Tắc Thiên hay sao? Ít ra đó cũng là một kỳ tích của TQ”.
“Thế thì hỏng. Tôi dù bị đánh đổ một lần
nữa, cũng sẽ không phục vụ một chính quyền như vậy. Thưa Thủ tướng, có
phải Mao chủ tịch bắn tin cho đồng chí hay không?”.
“Là tôi đoán vậy thôi. Giang Thanh không
có cái tài của Võ Tắc Thiên. Trong hoàn cảnh lịch sử này của TQ, nếu Mao
chủ tịch để cho Giang Thanh đảm nhiệm chức vụ của người thì sẽ làm trò
cười cho thiên hạ”.
Đặng tiếp tục hỏi Chu về sức khỏe của
Mao, Chu trả lời là không được rõ. Mao dấu rất kỹ bệnh tình của mình,
không cho các bác sỹ khám toàn diện nên mỗi người chỉ biết một chút. Từ
đầu năm 1974, mắt của Mao đã mờ, chỉ nhìn thấy một màng trắng nhờ nhờ.
Đó là sự thoái hóa hoàn toàn do tuổi già, song không đều ở hai mắt.
Giang dặn: “Phải tuyệt đối giữ bí mật, ai tiết lộ sẽ nghiêm trị”. Tuy
vậy, Mao vẫn tiếp tục ngồi trong lều liệu việc ngoài ngàn dặm.
Trong khi đó, Giang Thanh hoạt động rất
mạnh, tìm cách bố trí nội các. Bà ta muốn Vương Hồng Văn làm Chủ tịch
Quốc hội, Trương Xuân Kiều làm Tổng tham mưu trưởng hoặc Phó Thủ tướng
thứ nhất. Dĩ nhiên, bà ta dành cho mình chức Chủ tịch Đảng.
Diệp Kiếm Anh nói với Chu Ân Lai, mụ
Giang Thanh này to gan lắm, cứ như một bà hoàng, chỗ nào cũng phân phát
tài liệu. Nghe đồn Mao chủ tịch thường ca ngợi Võ Tắc Thiên, rằng hy
vọng thời đại xã hội chủ nghĩa chúng ta xuất hiện nhân vật như Võ Tắc
Thiên, vấn đề thiếu hụt cán bộ nữ sẽ được giải quyết trong vài năm. Xem
chừng, Mao chủ tịch định giao phó chính quyền vào tay Giang Thanh rồi
đó?
Nhằm tranh thủ Mao, Chu Ân Lai lúc này
đành ôm bệnh đi Trường Sa báo cáo với Mao dự định sắp xếp nhân sự, phá
tan kế hoạch nội các của Giang Thanh. Đặng được Mao trọng dụng: Phó Thủ
tướng thứ nhất kiêm Tổng tham mưu trưởng. Diệp phụ trách quân ủy. Chu
vẫn là Thủ tướng.
Năm 1974, quan hệ Trung – Mỹ tiếp tục có
những bước tiến quan trọng. Hoa Kỳ và TQ trao đổi rất nhiều thông tin
tình báo. Đặng đi thăm Mỹ, dự phiên họp của Đại hội đồng Liên hiệp quốc.
Đây là lần đầu tiên ông ta xuất hiện ở Mỹ. Ngày 10.4.1974, trong một
buổi diễn thuyết gay gắt, Đặng trình bày thuyết “ba thế giới” của Mao.
Ông ta lên án Liên Xô là “điển hình của hung ác”, kêu gọi chống bá quyền
và đấu tranh giải phóng. Kissiger có cuộc gặp gỡ không chính thức với
Đặng. Kissiger cho rằng “Đặng không am hiểu lịch sử bằng Chu,, thiếu kỹ
năng thuần thục trong các cuộc diễn thuyết ngoại giao. Nhưng Đặng có
phong cách cá nhân của một tiền vệ pha chút chua ngoa”.
Đặng Tiểu Bình là con người rất khinh
người và đầy cuồng vọng. Các cuộc đấu đá nội bộ TQ năm 1974 có vẻ
nghiêng về phe “nguyên lão”. Nhưng, năm 1974 và lịch sử cho thấy các
cuộc đấu đá nội bộ ở TQ sẽ không bao giờ chấm dứt.
…Bốn thập kỷ đã trôi qua. Thời gian càng
lùi xa, trận hải chiến Hoàng Sa càng trở thành một biểu tượng. Chừng nào
còn nhắc đến Hoàng Sa, chừng đó Hoàng Sa vẫn thuộc về chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét