- TS Nguyễn Nhã : Không thể trông chờ ngoại quốc giúp lấy lại Hoàng Sa (RFI) - Ngày 19/01 tới đây là đúng kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa 1974. Điểm đáng chú ý là trong năm nay, trên báo chí chính thức đã có nhiều bài báo nêu bật quyết tâm và sự chiến đấu anh dũng của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, cũng như những hành động ngoại giao kiên quyết của chính quyền VNCH sau khi Trung Quốc đã cưỡng chiếm Hoàng Sa.
- Giáo sư Tương Lai : Ngọn gió lành đầu năm mang lại hy vọng cho dân chủ ở Việt Nam (RFI) - Năm mới 2014 bắt đầu với nhiều sự kiện dồn dập, từ thông điệp đầu năm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng được đón nhận với nhiều ý kiến khác nhau, cho đến vụ án Dương Chí Dũng, và việc rục rịch kỷ niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa. Những dấu hiệu này nói lên điều gì ? RFI Việt ngữ đã trao đổi với giáo sư Tương Lai ở Thành phố Hồ Chí Minh về những vấn đề trên.
- Các nhóm nhân quyền ở Việt Nam vận động sứ quán phương Tây (RFI) - Hôm qua, 10/01/2014, đại diện một số nhóm hoạt động nhân quyền ở Việt Nam đã tiếp xúc với đại diện các đại sứ quán Đức, Thụy Điển, Úc, Hà Lan, Na Uy, Bỉ và Liên hiệp châu Âu ở Hà Nội để thảo luận về báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ Quát (UPR) của Việt Nam vào ngày 5/2 tới tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
- Hoàng Sa trong những đổi chác của Kissinger (BaoMoi) - TTCT - Việc thất thủ Hoàng Sa là hậu quả của những đổi chác giữa Mỹ và Trung Quốc, mà chủ súy chính là cố vấn Henry Kissinger.
- Chiếm Hoàng Sa, Trung Quốc bị chỉ trích (BaoMoi) - Quy định bắt tàu cá nước ngoài hoạt động trên phần lớn biển Đông phải xin phép mà Trung Quốc mới ban hành tiếp tục bị phản ứng
- Tưởng niệm 40 năm sự kiện Hoàng Sa (BaoMoi) - (TNO) Hôm nay 11.1, tại Hà Nội, Trung tâm Minh Triết (thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) tổ chức buổi gặp mặt tưởng niệm 40 năm sự kiện Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm.
- Bangkok trước viễn cảnh bị tê liệt (RFI) - Những ngày đầu năm 2014 báo hiệu cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan không chỉ đi vào bế tắc mà càng trở nên rối ren khi mà phe đối lập đang tỏ ra quyết tâm thực hiện lời hứa << đóng cửa và làm tê liệt >> thủ đô Bangkok vào đầu tuần tới. Mục tiêu là dồn chính phủ của Thủ tướng Yingluck vào chân tường buộc phải giải tán hoặc để làm tiền đề cho một cuộc đảo chính quân sự.
- Hàn Đông Phương : Công nhân Trung Quốc không còn sợ đấu tranh (RFI) - Trả lời hãng tin AFP nhân dịp đến thăm Paris, nhà hoạt động công đoàn và bất đồng chính kiến Hàn Đông Phương hôm nay cho rằng Trung Quốc đang ở một bước ngoặt quan trọng, nhờ vào sự trỗi dậy của một thế hệ công nhân không ngại đấu tranh cho quyền của họ.
- Làng Tây Tạng nghìn năm tuổi bị thiêu rụi (RFI) - Tân Hoa Xã loan báo, một ngôi làng Tây Tạng cổ xưa hàng ngàn năm tại huyện Hương Các Lý Lạp (Shangri-La), tỉnh Vân Nam hôm nay 11/01/2014 đã làm mồi cho một trận hỏa hoạn khổng lồ đã thiêu hủy hàng trăm ngôi nhà.
- Hollande : Tình nhân bí mật, nhiệm kỳ rủi ro (RFI) - Việc tiết lộ mối quan hệ tình cảm giữa Tổng thống Pháp François Hollande và một nữ diễn viên điện ảnh - mà ông không hề cải chính, xảy ra vào thời điểm tệ hại nhất cho người đứng đầu nước Pháp. Cuộc họp báo vào thứ Ba 14/01 tới, một thời điểm quan trọng trong nhiệm kỳ Tổng thống, sẽ gây cho ông nhiều lúng túng.
- Pháp : Đời tư tổng thống không còn là vùng cấm (RFI) - Sau tiết lộ của một tờ báo lá cải về mối quan hệ giữa tổng thống Pháp với nữ diễn viên Julie Gayet, đời sống riêng tư của ông François Hollande là trọng tâm của tất cả các tờ báo trong ngày.
- Cựu thủ tướng Israel Ariel Sharon qua đời sau 8 năm hôn mê (RFI) - Báo chí Israel hôm nay, 11/01/2014 loan tin là cựu Thủ tướng Ariel Sharon vừa qua đời sau 8 năm hôn mê suốt từ khi bị đột quỵ ngày 04/01/2006.
- Lần đầu tiên từ 20 năm qua cố vấn quân sự Mỹ đến Somalia (RFI) - Quân đội Mỹ hôm qua 10/01/2014 thông báo, Hoa Kỳ đã triển khai một nhóm cố vấn quân sự tại Somalia trong những tháng gần đây để hỗ trợ cho lực lượng Liên hiệp châu Phi tại nước này. Đây là lần đầu tiên quân đội Mỹ quay lại quốc gia vùng Sừng châu Phi này, từ sau vụ hai chiếc trực thăng Blackhawk bị bắn hạ làm 18 lính Mỹ thiệt mạng vào năm 1993.
- Biểu tình Ukraina: Một lãnh tụ đối lập bị đánh trọng thương (RFI) - Ông Iouri Lutsenko, cựu Bộ trưởng Nội vụ hiện là lãnh tụ đối lập hôm nay 11/01/2014 đã được đưa vào khoa hồi sức một bệnh viện ở Kiev sau khi bị lãnh nhiều cú dùi cui vào đầu, trong một vụ đụng độ giữa người biểu tình thân châu Âu và cảnh sát.
- Tổng thống Trung Phi từ chức (RFI) - Bị quốc tế chỉ trích là thụ động trước những vụ bạo động tôn giáo ở Trung Phi, tổng thống Michel Djotodia hôm qua 10/01/2014 đã từ chức dưới áp lực của các lãnh đạo Cộng đồng kinh tế các quốc gia Trung Phi. Thủ tướng của ông Djotodia là Nicolas Tiangaye cũng đã từ chức trong cùng ngày.
- 50% nghị sĩ Mỹ là triệu phú (RFI) - Tại Hoa Kỳ, Center for Responsive Politics, một hiệp hội nghiên cứu ảnh hưởng của tiền bạc trong chính trị vừa công bố một báo cáo cho thấy các nghị sĩ Quốc hội Mỹ có tài sản cao gấp hàng chục lần so với mức của người Mỹ trung bình.
- Nổ súng vào đoàn biểu tình : 7 người bị thương (RFI) - Căng thẳng lại tăng thêm một nấc tại thủ đô Bangkok khi sáng nay 11/1/2014, đã xẩy ra hai vụ nổ súng vào đoàn người biểu tình chống chính phủ, làm ít nhất 7 người bị thương.
- Nhật Bản tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc tại Châu Phi (RFI) - Hôm qua, 10/01/2014, tại Abidjan, thủ đô Côte d'Ivoire, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bắt đầu chuyến công du châu Phi, đúng vào lúc Ngoại trưởng Trung Quốc đang ve vản các nước tại lục địa này.
- Cựu Tổng thống Cộng hòa Trung Phi xin tị nạn chính trị tại Benin (VOA) - Ông Djotodia đến Cotonou ngày thứ Bảy, một ngày sau khi khối vùng châu Phi ECCAS loan báo việc ông từ chức và Thủ tướng Nicolas Tiengaye ra đi
- Các nhà lãnh đạo thế giới ghi nhận ngày ông Sharon qua đời (VOA) - Nhiều nhà lãnh đạo thế giới tưởng nhớ đến vai trò quan trọng của ông Ariel Sharon trong lịch sử Israel và những người chỉ trích ông cũng lên tiếng
- Liên hiệp quốc kêu gọi ngưng bắn ở Nam Sudan (VOA) - Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thúc giục Tổng thống Salva Kiir trả tự do cho tù nhân chính trị và kêu gọi cả đôi bên chấm dứt ngay các hành động thù địch
- Người nước ngoài mắc kẹt ở CH Trung Phi được di tản bằng máy bay (VOA) - Tổ chức Di dân Quốc tế sẽ đưa khoảng 800 người Chad ở Bangu về nước trong số khoảng 2.500 người Chad đang tạm trú tại một trại quá cảnh gần phi trường Bangui
- Tổng thống Obama: Năm 2014 là năm của hành động (VOA) - Ông Obama nói rằng hành động nên được bắt đầu với việc Quốc hội triển hạn chương trình bảo hiểm thất nghiệp cho hơn 1 triệu người Mỹ mất việc trong cuộc suy thoái kinh tế
- Hoa Kỳ rút nhân viên ngoại giao sau khi Ấn Độ đòi trục xuất (VOA) - Ông Wayne May, nắm vai trò then chốt trong việc chống lại một nhà ngoại giao Ấn Độ, được xác định là nhà ngoại giao sắp sửa rời sứ quán Mỹ ở New Dehli
- Lệnh cấm mơ hồ và phi lý trên biển Đông (BaoMoi) - Cũng như bản đồ 'đường lưỡi bò', lệnh cấm đánh bắt phi lý của Trung Quốc ngang nhiên áp đặt trên biển Đông rất mơ hồ về pháp lý.
- Làm càn (BaoMoi) - Trung Quốc lại chủ động leo thang căng thẳng trong tranh chấp ở biển Đông bằng quy định hạn chế đánh cá tại đây. Động thái này vô lý và ác ý đến mức Mỹ vốn không liên quan trực tiếp đến tranh chấp cũng phải nhanh chóng lên tiếng coi hành động của Trung Quốc là khiêu khích và tiềm ẩn nguy hiểm.
- Quốc hội Philippines chuẩn bị phản đối Trung Quốc (BaoMoi) - Dự thảo sửa đổi Biện pháp thực hiện Luật Ngư nghiệp của tỉnh Hải Nam mới được tỉnh Hải Nam thông qua (có hiệu lực từ ngày 1-1-2014) tiếp tục gây phẫn nộ ở Philippines.
- Bắc Bộ duy trì rét đậm, biển Đông gió giật cấp 9 (BaoMoi) - Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, hiện nay, ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, trong ngày hôm nay (12-1), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh vùng núi phía Bắc và khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ.
- Trung Quốc: Trẻ chết oan vì bệnh viện từ chối điều xe cấp cứu (BaoMoi) - Bé trai một tuổi ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) đã bị chết sau khi một bệnh viện từ chối chuyển bệnh nhân bằng xe cứu thương lên bệnh viện tuyến trên nếu không được thanh toán tiền trước.
- Những con tàu đắm và vấn đề chủ quyền Biển Đông (BaoMoi) - Biển Đông gần đây lại nóng lên vì những tranh chấp quyền trục vớt các con tàu đắm liên quan đến chủ quyền lãnh hải. Đáng chú ý là những tuyên bố bất chấp thực trạng chủ quyền của các quốc gia trong khu vực cũng như không tôn trọng mọi công ước quốc tế của phía Trung Quốc, rằng các con tàu đắm cổ của thương nhân Trung Quốc, chở hàng trên hải phận quốc tế là chứng cứ cho chủ quyền lãnh hải của họ. Báo Lao Động xin giới thiệu bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Việt - Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á.
- Mỹ: Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc “khiêu khích và nguy hiểm” (BaoMoi) - Hai tàu hải giám Trung Quốc chạy giữa một tàu chiến Philippines và tám tàu cá Trung Quốc để ngăn việc bắt giữ ngư dân ở Bãi cạn Scarborough
- Trung Quốc xua tàu khuấy đảo Biển Đông (BaoMoi) - (Hình ảnh)- Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc vừa biên chế thêm 1 tàu tuần tra đa năng mới cho đội tàu của lực lượng cảnh sát biển nước này.
- Trung Quốc bắn đạn thật sau khi khiêu khích láng giềng (BaoMoi) - Cuộc tập trận bắn đạn thật của Tập đoàn quân số 13 Trung Quốc được cho là diễn ra vào những ngày đầu năm 2014, tuy nhiên không có thông tin về địa điểm và thành phần tham dự.
- Biển Đông: TQ trang bị tàu tuần tra 4.000 tấn cho cảnh sát biển (BaoMoi) - (Soha.vn) - Hôm qua (10/1), TQ đã chính thức biên chế tàu tuần tra thế hệ mới nhất mang số hiệu 3401 cho lực lượng cảnh sát biển của nước này đang đặc trách khu vực Biển Đông.
- Chủ tịch UBND Huyện đảo Hoàng Sa: Hoàng Sa phải trở về với đất mẹ (BaoMoi) - "Tôi nghĩ việc đấu tranh giành lại những gì là của mình là trách nhiệm chung của cộng đồng, của chúng tôi và của các bạn trẻ. Không chỉ thế hệ này mà còn cả thế hệ kế tiếp, chúng ta phải đòi cho được Hoàng Sa bằng công lý, bằng luật pháp quốc tế..."
- Hô hào biểu tình, lãnh đạo đối lập Campuchia trắng trợn vu cáo VN (BaoMoi) - (Soha.vn) - Chủ tịch Đảng đối lập Campuchia đã tuyên bố đảng mình đứng về phía Trung Quốc trong các tranh chấp trên biển Đông với các quốc gia láng giềng, trong đó có Việt Nam.
- Lệnh cấm của Trung Quốc: Âm mưu chiếm trọn Biển Đông (BaoMoi) - “Động thái này là một âm mưu thâm độc để chiếm trọn Biển Đông”, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy nhận định khi trao đổi với NTNN ngày 10.1.
- Thăm tặng quà “mắt thần biển Đông” (BaoMoi) - (NLĐO) - Sáng 11-1, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân đã thăm, tặng quà, chúc Tết các cán bộ, chiến sĩ ở trạm radar Hòn Tre ở TP Nha Trang, Khánh Hòa. Theo lịch trình, ngoài đảo Hòn Tre, đoàn sẽ thăm các đảo Bình Ba (Khánh Hòa) và Phú Quý (Bình Thuận).
- Trung Quốc tăng cường tàu tuần tra biển Đông (BaoMoi) - (TNO) Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc (SOA) ngày 10.1 thông báo, một tàu tuần tra đa năng mới vừa được biên chế cho đội tàu của lực lượng cảnh sát biển nước này hoạt động ở biển Đông.
- Biển của ta... (BaoMoi) - Tuyên bố tàu đánh cá nước ngoài không được đánh bắt trong 2/3 diện tích Biển Đông của chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc), có hiệu lực từ ngày 1-1-2014 ngay lập tức đã bị sự phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Đây được coi là hành động nằm trong ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, bất chấp sự thật lịch sử cũng như thực tiễn, kể cả luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại cho rằng, đây là hành động của chính quyền tỉnh Hải Nam chứ không phải là của Trung ương. Không phải một lần phía Trung Quốc nói như vậy với những hành động "lỡ làng”. Đó là cách "đổ” cho cấp dưới không ai còn lạ.
- TQ tuyên bố kiểm soát vùng biển lớn, Mỹ và các láng giềng "nóng mặt" (BaoMoi) - Trung Quốc hôm thứ 6 biện hộ rằng luật cấm đánh bắt cá trong vùng biển tranh chấp ở biển Đông là để chống lại những chỉ trích từ Mỹ, cho rằng những luật này tuân theo các quy ước quốc tế.
- Ngư dân miền Trung vẫn kiên cường ra khơi (BaoMoi) - VOV.VN -Ngư dân Miền Trung đã lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý này, bà con vẫn ra khơi bám biển.
- Nhật - Trung chỉ trích nhau ở cả châu Phi (BaoMoi) - Bên cạnh những căng thẳng về tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkuku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, Trung Quốc và Nhật Bản còn chỉ trích các chính sách của nhau ở châu Phi.
- Trung Quốc biện minh cho quy định đánh cá Biển Đông (BaoMoi) - Tiếp sau loạt phản đối của các nước, bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua biện minh cho quy định hạn chế đánh cá trên Biển Đông, nơi đang có tranh chấp gay gắt về chủ quyền.
- Diễn giả quốc tế chỉ trích Trung Quốc chiếm Hoàng Sa (BaoMoi) - Cuộc hội thảo do Viện nghiên cứu Stratcore Group của Ấn Độ tổ chức, với sự tham dự của nhiều học giả, chuyên gia nghiên cứu chiến lược, chuyên gia nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ, các quan chức ngoại giao đoàn và báo chí tại New Delhi.
- Làm rõ thông tin về lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông của Trung Quốc (BaoMoi) - Ngày 10/1, khu vực châu Á lại nóng trước thông tin mà báo chí phương Tây đăng tải cho hay, theo lệnh ngư nghiệp Trung Quốc được chính quyền tỉnh Hải Nam ban hành ngày 29/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, tàu cá nước ngoài phải xin phép trước khi đánh bắt hay dò tìm trong khu vực rộng tới 2 triệu cây số vuông, chiếm 2/3 diện tích Biển Đông. Chính phủ Philippines đã nhanh chóng tuyên bố sẽ làm rõ thông tin này còn Mỹ thì lên án và khẳng định đây là hành động khiêu khích, gây nguy hiểm tiềm tàng.
- Miền Bắc giá lạnh, miền Nam hanh khô (BaoMoi) - Sau vài ngày được hưởng nắng ấm thì trong mấy ngày gần đây, nhiệt độ lại giảm xuống khiến khí hậu miền Bắc lại bị bao trùm bởi không khí lạnh. Tình trạng này có khả năng sẽ kéo dài đến đầu tuần tới khi một đợt lạnh khác lại sắp tràn xuống phủ tiếp miền Bắc trong âm u, lạnh giá. Trong khi miền Bắc đang có thời tiết những ngày giáp Tết lạnh lẽo, mưa nhỏ thì tại Nam Bộ lại rơi vào cảnh khô hanh, độ ẩm thấp trên diện rộng.
- Trung Quốc “phật ý” với phản hồi của Mỹ về vấn đề biển Đông (BaoMoi) - BizLIVE - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh nói "Chúng tôi bày tỏ sự không hài lòng và phản đối những nhận xét của phía Hoa Kỳ."
- Phản đối Trung Quốc gây cản trở ngư dân Việt Nam (BaoMoi) - (HQ Online)- Ngày 9-1, Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS) có văn bản 08/HNC gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Ban đối ngoại Trung ương phản đối Trung Quốc gây cản trở ngư dân và vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
- Trung Quốc phản pháo Mỹ về luật biển (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Bắc Kinh lên án chỉ trích của Washington về quy định nghề cá mới trên Biển Đông của họ; đồng thời cáo buộc Tokyo là mối đe dọa với cả Trung Quốc lẫn châu Á.
- Đông Nam Á: 10 xu hướng cần theo dõi trong năm 2014 (BaoMoi) - Khi bước vào năm 2014, sẽ rất có ích khi chúng ta đưa ra những nhận định về xu hướng phát triển tiếp theo tại khu vực Đông Nam Á trong năm 2014 dựa trên những sự việc đã xảy ra vào năm 2013.
Những con tàu đắm và vấn đề chủ quyền Biển Đông
Biển Đông gần đây lại nóng lên vì những tranh chấp quyền trục vớt các
con tàu đắm liên quan đến chủ quyền lãnh hải. Đáng chú ý là những tuyên
bố bất chấp thực trạng chủ quyền của các quốc gia trong khu vực cũng như
không tôn trọng mọi công ước quốc tế của phía Trung Quốc, rằng các con
tàu đắm cổ của thương nhân Trung Quốc, chở hàng trên hải phận quốc tế là
chứng cứ cho chủ quyền lãnh hải của họ. Báo Lao Động xin giới thiệu bài
viết của Tiến sĩ Nguyễn Việt - Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á.
Năm 2008 nhân một hội nghị quốc tế họp ở
Quảng Châu tôi có quen biết với một giáo sư khảo cổ học Trung Quốc trẻ
tuổi, được đào tạo ở Âu Mỹ về, hiện đang công tác ở Cục Di sản Văn hóa
biển của Chính phủ Trung Hoa. Trong lần gặp gỡ thứ hai cũng tại một hội nghị quốc tế ở Hà Nam (Trung Quốc) vào năm 2010, vị giáo sư này đã hé mở rằng chính phủ Trung Quốc đã cho thành lập một cơ quan nghiên cứu và quản lý các loại hình di sản văn hóa biển, trong đó tàu đắm và hàng hóa trong đó được coi như trọng tâm hàng đầu.
Bản đồ Việt Nam. |
Theo đó, chính phủ Trung Quốc muốn phối hợp với các nước trong khu vực tìm kiếm những con tàu đắm và hàng hóa đi kèm theo các con tàu đó. Ông ta đề nghị tôi cộng tác hoặc giới thiệu cho một cộng tác viên Việt Nam khác - một nhà khảo cổ học có thể thông thạo Anh ngữ hoặc Hoa ngữ, quan tâm đến vấn đề tàu đắm.
Trung Quốc muốn tìm thêm chứng cứ?
Thực ra, từ mấy thập kỷ nay rồi, các nhà
khoa học Trung Quốc cũng như nhiều nước trên thế giới đã quan tâm
nghiên cứu và trục vớt, khai thác các con tàu đắm. Tuy nhiên, đa số tàu
đắm được khai quật ở Trung Quốc cho đến nay chủ yếu là tàu sông hoặc tàu
cận duyên. Rất hiếm khi khảo cổ học Trung Quốc phát hiện được những con
tàu đắm vượt biển như con tàu đời Tống mang ký hiệu Hải Nam 1 vừa mới
được trục vớt nghiên cứu ở đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Việc hợp tác điều tra, khai quật và
nghiên cứu di sản văn hóa biển nói chung giữa các nhà khoa học trên thế
giới vốn dĩ là chuyện rất phổ biến và bình thường.
Nhưng điều mà Liu Shuquang, lãnh đạo
Trung tâm Quốc gia về di sản văn hóa dưới nước tuyên bố khi nói về các
con tàu đắm ở biển Đông: “Chúng tôi muốn tìm thêm những chứng cứ có thể
xác nhận việc người Trung Hoa đã từng đi đến đó và sinh sống ở đó, như
là chứng cứ lịch sử giúp công nhận Trung Quốc là chủ nhân đã từng chiếm
hữu biển nam Trung Hoa” (dẫn theo tờ Wall Street Journal của Mỹ ngày
2.12.1013: “We want to find more evidence that can prove Chinese people
went there and lived there, historical evidence that can help prove
China is the sovereign owner of the South China Sea”) thì quả là quá chủ
quan và thiếu khoa học.
Hóa ra vấn đề điều tra, nghiên cứu tàu
đắm trên biển đối với các nhà khảo cổ học Trung Quốc không thuần túy là
vấn đề học thuật mà nhằm phụ họa cho những đòi hỏi vô lý về cái gọi là
chủ quyền “đường lưỡi bò” (hay “đường 9 đoạn”) trên biển Đông.
Điều này đã từng được thứ trưởng Bộ Văn
hóa Trung Quốc Li Xiaojie phát biểu vào tháng 9 năm 2012 nhân dịp thăm
trưng bày những hiện vật gốm sứ lấy từ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam:
“Khảo cổ học biển có nhiệm vụ minh chứng cho chủ quyền quốc gia”.
Theo logic của những người đại diện cho
chính phủ Trung Quốc trong lĩnh vực di sản văn hóa biển thì cứ ở đâu có
tàu đắm và hàng hóa Trung Hoa thì nơi đó thuộc chủ quyền của Trung Hoa!
Đây là một luận điểm rất vô lý và nước
lớn. Lịch sử hàng hải quốc tế còn ghi nhận sự kiện mấy con tàu của Hà
Lan trong thế kỷ 17 bị mắc cạn tại vùng quần đảo Hoàng Sa.
Để cứu vớt thủy thủ đoàn và hàng hóa
trên tàu, người Hà Lan đã đến trình với chúa Nguyễn ở Đàng Trong với tư
cách là người đang nắm chủ quyền sở hữu và khai thác vùng biển Hoàng Sa
đó. Người Hà Lan khi đó đã chiếm giữ cả Indonesia, một phần Đài Loan vẫn
tôn trọng chủ quyền của Việt Nam chứ không vô lý đến mức giở thói kẻ
mạnh đòi rằng: “Tàu và hàng của tôi ở đó thì đó là đất của tôi”.
Người Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa
thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa vào năm 1974 là vì một mục tiêu mà
giờ đây đã rõ với chủ trương tuyên bố chủ quyền đường lưỡi bò trên khắp
biển Đông, chứ không phải vì ở đó có mấy đồng tiền đồng và gốm sứ Trung
Hoa.
Giờ đây họ đã ngang nhiên tổ chức khai
quật những con tàu đắm chở hàng gốm sứ Trung Hoa ở vùng biển Hoàng Sa
của Việt Nam rồi tổ chức trưng bày, lớn tiếng tuyên bố như những bằng
chứng khẳng định chủ quyền của họ về vùng biển này. Rõ ràng chủ quyền
lãnh thổ, lãnh hải và giao lưu thương mại là hai vấn đề hoàn toàn khác
biệt.
Lại nhớ rằng, tại sao vào cuối thế kỷ
10, sau những trận giành đất trên bộ, Lê Hoàn - vị Hoàng đế của Đại Việt
bấy giờ - đã chính thức tuyên bố với Hoàng đế nhà Tống rằng sứ giả nhà
Tống từ nay phải dừng chân ở cửa Thái Bình (Liêm Châu thuộc đất Quảng
Đông, Trung Quốc hiện nay) để thuyền Đại Việt đón đưa vào lãnh hải Đại
Việt.
Cũng tương tự như vậy, thuyền buôn từ
đất Tống cũng phải cập bến Vân Đồn trước khi được cấp phép vào sâu trong
cõi châu Giao (Đại Việt).
Tháng 6 năm 2013, tôi tham gia khai quật
con tàu đắm thế kỷ 13 - 14 ở Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi. Tàu có lẽ
được đóng ở vùng ven vịnh Bắc Bộ (bao gồm biển miền bắc Việt Nam và
biển Quảng Đông, Quảng Tây, Trung Quốc) chở nhiều hàng gốm sứ sản xuất
trên đất Tống - Nguyên thuộc lãnh thổ Trung Hoa ngày nay. Tôi cũng dự
định sẽ mời các đồng nghiệp Trung Quốc cùng phối hợp nghiên cứu.
Tất nhiên, khoa học phải luôn tôn trọng
sự thực. Không thể dễ dãi nói rằng con tàu đó là tàu thuyền của người
Nguyên, cho dù trên thuyền có cả một quả cân đồng ghi nhãn hiệu Nguyên
Mông. Lại càng vô lý khi nghĩ rằng người Nguyên đã từng đến biển Quảng
Ngãi và sinh sống ở đây để rồi theo đó cho mình cái quyền coi đó thuộc
lãnh hải Trung Hoa.
Thực ra, vào khoảng 1282 - 1285 đã từng
có hạm đội nhà Nguyên do Toa Đô chỉ huy đến vùng biển này với mưu đồ uy
hiếp và xâm lược Chiêm Thành để đánh từ phía nam lên Đại Việt. Quân dân
Chiêm Thành đã chặn đứng cuộc viễn chinh đó, buộc Toa Đô phải đưa hạm
thuyền lên phối hợp với Thoát Hoan và Ô Mã Nhi đánh Đại Việt năm 1285 để
rồi bỏ xác ở cửa quan Hàm Tử.
Khi thảo luận về chuyện hàng, thuyền
liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, một người bạn quê vùng Diễn
Châu (Nghệ An) kể tôi nghe rằng thuyền buôn Hoan, Diễn (vùng Nghệ An, Hà
Tĩnh) đến giờ vẫn buôn hàng từ Trung Quốc về, đêm đêm cặp đày các bến
chợ trong vùng. Nói dại, nếu chẳng may một con tàu trong số đó bị đắm,
chỉ dựa vào hàng trên tàu, nhiều người dễ dãi, phiến diện có thể quả
quyết rằng đó là tàu Trung Hoa(?!)
Một ví dụ khác điển hình hơn, đó là con
tàu đắm ở biển Quảng Ngãi của thương nhân Ả Rập thế kỷ 8-9. Con tàu đắm
này chỉ cách con tàu đắm thế kỷ 13-14 vừa khai quật tháng 6.2013 ở Bình
Châu chừng 2km về phía bắc, chở nhiều gốm sứ đời nhà Đường làm ở Trường
Sa (Hồ Bắc) và Quảng Đông (Trung Quốc). Nhưng đó là một con thuyền của
thương lái người Ả Rập được đóng theo kỹ thuật đóng thuyền buộc dây phổ
biến ở vùng ven biển Ô Man (vùng vịnh Ba Tư xưa).
Một con tàu Ả Rập tương tự, cùng thời
cũng bị đắm ở vùng biển Beilitung (Indonesia). Người Ả Rập hẳn là sẽ
không vin vào cớ thuyền của họ đến biển Việt Nam, Indonesia hay Trung
Hoa buôn bán để đòi quyền chủ nhân ở những nơi đó. Cũng như vậy, liệu
chăng những người lãnh đạo Trung tâm Di sản Văn hóa biển của Trung Quốc
có đòi chủ quyền ở cả vùng biển Madagasca (biển Đông Phi), khi mà Trịnh
Hòa đời nhà Minh đã đem thương thuyền tới đó buôn bán(?!)
Theo thông báo của Trung tâm Di sản Văn
hóa dưới nước của Trung Quốc thì trong kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 nhiệm
vụ trọng tâm trước mắt của họ nhắm vào “con đường tơ lụa trên biển” mà
Trịnh Hòa đã thực hiện nhiều lần trong thế kỷ 16, trong đó trước hết
nhắm vào phát hiện tàu đắm trên vùng biển “Nam Trung Hoa” (tức biển Đông
nước ta) nhằm hỗ trợ bằng chứng khảo cổ cho công cuộc mở rộng vùng lãnh
hải theo công thức “đường lưỡi bò” - một việc mà vốn lâu nay dân tộc
Trung Hoa chỉ quen chú tâm vào đường sá, xe ngựa trên bộ mà đã quên lãng
chưa bao giờ hoạch định lãnh hải của mình đến đó.
Những nghiên cứu và phát hiện gần đây
nhất đã khẳng định rằng cho đến khi xây dựng bản đồ quốc gia chính thức
vào đầu thế kỷ 20, các đời chính quyền Trung Hoa vẫn tự giới hạn vùng
lãnh hải của mình đến bờ phía nam của đảo Hải Nam mà thôi. Chưa bao giờ
Hoàng Sa (hay Tây Sa theo cách gọi hiện nay của Trung Quốc) và Trường Sa
được ghi nhận trong ý thức chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của họ cả.
Cuộc đụng độ lãnh hải tàu đắm đầu tiên
diễn ra gần đây, vào năm 2012, giữa Trung Hoa và Philippines trên vùng
lãnh hải vốn được xem như là của Philippines, gần đây trở nên vùng tranh
chấp với Trung Hoa. Đó là vùng đảo Scarborough Shoal. Khi các nhà khảo
cổ học dưới nước Pháp và Philippines khai quật một con tàu đắm ở vùng
biển này, chính phủ Trung Quốc đã cho tàu hải giám uy hiếp và tuyên bố
rằng đó là cuộc khai quật bất hợp pháp, dự kiến sẽ cho tàu chiến ngăn
cản nếu tiếp tục khai quật.
Theo lời giải thích của giám đốc Trung
tâm Di sản Văn hóa biển Trung Quốc là Liu Shuquang thì đây là con tàu
của Trung Hoa thế kỷ 12-13 đã giúp khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở
quần đảo này.
Lập luận ngang ngược
Lập luận rằng đâu có hàng Trung Hoa và
tàu thuyền Trung Hoa thì đó là lãnh hải Trung Hoa thật ngang ngược, bất
chấp mọi luật pháp trên thế giới. Ví dụ như trường hợp hai con tàu Ả Rập
thế kỷ 8-9 chở đồ gốm sứ mua tại các lò gốm Hồ Nam và Quảng Đông đời
nhà Đường bị đắm ở Beilitung (Indonesia) và Quảng Ngãi (Việt Nam), chủ
thuyền người Ả Rập chắc chắn đã phải trao đổi hàng hoặc trả bằng tiền,
vàng bạc cho các thương lái gốm sứ Trung Hoa để chính thức trở thành chủ
nhân hợp pháp của những đồ gốm sứ đó.
Đích đến của họ là các cảng biển ở vùng
Nam Ấn hoặc xa hơn nữa ở vùng biển Ả Rập, Phi Châu gần Địa Trung Hải. Vì
thế, thật vô lý khi khẳng định nguồn gốc hàng hóa trên tàu ở đâu thì đó
là chủ quyền lãnh hải của nước đó. Trong thực tế, thương lái Nhật Bản,
Triều Tiên, Đại Việt, Chà Và (Java thuộc Indonesia hiện nay), La Hộc
(thuộc Thái Lan hiện nay) đã từng mang hàng của họ đến buôn bán ở Trung
Hoa và cất hàng từ Trung Hoa về. Biển Đông trở thành tuyến vận tải chung
cho cả khu vực.
Con tàu đắm Cù Lao Chàm đã được khảo cổ
học Việt Nam khai quật ghi nhận thủy thủ đoàn mang dấu ấn văn hóa La Hộc
(Thái Lan) chở đồ gốm sứ Chu Đậu (Hải Dương, Việt Nam) đến buôn bán cho
các vùng khác ở Đông Nam Á, thậm chí xa hơn đến tận các cảng biển Ả
Rập.
Cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo giờ
đây đã lan sang cả lĩnh vực tranh chấp chủ quyền những con tàu đắm, một
tài sản đáng kể lên tới hàng chục triệu USD cho mỗi con tàu chở gốm sứ
cổ. Đối với những người làm công tác khoa học như chúng tôi, những tuyên
bố như đã nêu của những người có trách nhiệm trong lĩnh vực Di sản Văn
hóa Biển Trung Quốc đe dọa sự hợp tác nghiên cứu khoa học lành mạnh, có
thể dẫn đến đối đầu, đối kháng vì những mục tiêu chính trị phi khoa học.
Từ khi vấn đề khai thác tàu đắm trên
biển trở nên nóng bỏng trên thế giới, năm 2001, UNESCO đã đề xuất Công
ước quốc tế về vấn đề Di sản Văn hóa biển. Theo đó các nước tôn trọng
chủ quyền biển đảo, lãnh hải có tính pháp lý quốc tế của các quốc gia.
Trên những vùng hải phận chung, các di
sản văn hóa được coi như di sản chung của nhân loại. Việc nghiên cứu,
khai thác các con tàu đắm ở vùng hải phận quốc tế phải dựa trên nguyên
tắc hợp tác cùng có lợi giữa các quốc gia liên quan. Tuyệt đối không
dùng vũ lực nhằm độc chiếm hoặc tranh giành.
Tuyên bố cũng như chiến lược đào tạo
hàng trăm nhà khảo cổ học dưới nước và cho đóng gần 200 tàu chuyên dụng
phục vụ cho điều tra, khai quật tàu đắm, nhằm vươn ra ngoài vùng đã được
công nhận là hải phận quốc tế đã khiến cho nhiều nước trong khu vực lo
ngại.
Nhất là khi đội ngũ “khoa học” này được
sử dụng như những người lính tiên phong trong việc xác lập chủ quyền
biển ở những vùng rất xa hải phận cũ của Trung Quốc, chỉ dựa vào các con
tàu đắm mang hàng hóa Trung Hoa.
Mặc dầu Chính phủ Trung Quốc luôn hô hào
liên kết, hợp tác nghiên cứu khoa học cả trên lĩnh vực di sản văn hóa
biển, nhưng như nhận định của Jeffrey L. Adams, một nhà nhân học Mỹ ở
đại học Minnesota thì các chương trình nghiên cứu liên quan đến di sản
văn hóa biển hô hào hợp tác quốc tế của Trung Quốc đều mang nặng dấu ấn
của chủ nghĩa quốc gia. Chính vì vậy nhiều nhà khoa học trên thế giới
cho rằng thật khó có thể đi đến những thỏa thuận hợp tác điều tra nghiên
cứu và khai quật bình đẳng và tôn trọng luật pháp quốc tế với Trung
Quốc.
Có lẽ đã đến lúc các nhà khoa học Trung
Quốc chân chính cần phải lên tiếng để cho sự nghiệp khoa học nói chung
không đi đến hồi bế tắc bởi những luận điểm chính trị cưỡng bức, bẻ cong
chân lý khoa học. Dân tộc Trung Hoa và lịch sử của họ, cả trong lĩnh
vực thương mại biển quả là rất đáng trân trọng.
Nhưng các nhà khoa học Trung Quốc cũng
như trên toàn thế giới đều biết rằng những thương nhân các nước đã đến
Trung Quốc mua bán hàng hóa cũng như thương nhân Trung Quốc mang hàng
đến buôn bán ở các nước khác qua các đời không mang trong họ ý đồ mở
rộng lãnh thổ như ý tưởng của những người lãnh đạo công tác di sản văn
hóa biển hiện nay ở Trung Quốc.
Họ rắp tâm lợi dụng lịch sử để phục vụ
và kích động ý đồ bành trướng, xâm lược. Hàng trăm, ngàn con tàu đắm của
nhiều quốc gia còn nằm lại trên hải phận quốc tế ở biển Đông không thể
biến thành công cụ minh chứng cho chủ quyền lãnh hải của bất kỳ quốc gia
nào. Cần phải tôn trọng Công ước quốc tế, rằng đó là vùng biển chung và
các con tàu đắm là tài sản chung của nhân loại.
Phản đối Trung Quốc cản trở ngư dân Việt NamGần đây, Ủy ban Thường vụ Nhân dân tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) đã thông qua “Dự thảo sửa đổi Biện pháp thực hiện Luật Ngư nghiệp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của tỉnh Hải Nam” và có hiệu lực từ 1.1.2014. Theo đó, người nước ngoài và tàu cá nước ngoài tự ý đi vào vùng nước tỉnh Hải Nam quản lý, để thực hiện sản xuất ngư nghiệp và các hoạt động điều tra tài nguyên nghề cá sẽ bị xua đuổi, có thể bị tịch thu tài sản, xử phạt hành chính…
Ngày 24.12.2013, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã ra thông báo về thời gian nghỉ đánh bắt cá bằng lưới tại một số khu vực thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Phía Trung Quốc mới đây cũng đã cho ra mắt trang mạng và tờ báo giấy đầu tiên của cái gọi là “Thành phố Tam Sa”; nâng cấp cải tạo trạm khí tượng tự động ở một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa…
Ngày 10.1.2014, trả lời câu hỏi của nhiều phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước những hoạt động trên của phía Trung Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Những hoạt động nêu trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp và vô giá trị, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), không phù hợp với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc, làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những việc làm sai trái nói trên, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực”.
Hội Nghề cá Việt Nam cũng vừa có văn bản phản đối việc phía Trung Quốc gây cản trở ngư dân và vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam; theo đó yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không tái diễn hành động trên. Chủ tịch Trung ương hội Hội nghề cá Việt Nam Nguyễn Việt Thắng cho biết, việc Trung Quốc cản trở hoạt động sản xuất của ngư dân Việt Nam trên biển thuộc chủ quyền Việt Nam đã tái diễn nhiều lần và từ rất lâu, trực tiếp ảnh hưởng đến sản xuất, gây tâm lý lo lắng cho ngư dân khi đi khai thác trên biển. Điều này vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), vi phạm luật biển Việt Nam và chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Hội Nghề cá cho biết, theo chức năng nhiệm vụ của mình, hội sẽ phối hợp chặt chẽ cùng các cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền, động viên ngư dân yên tâm bám biển sản xuất, thực hiện đúng luật pháp về quốc tế biển, xây dựng tổ đội hợp tác khi đi khai thác biển, hỗ trợ nhau trong sản xuất để đạt hiệu quả cao. Ngọc Vân
Philippines lên án việc Trung Quốc áp đặt hạn chế đánh bắt cá ở Biển Đông
Ngày 10.1, Philippines đã lên án việc Trung Quốc áp đặt quy định mới về đánh bắt cá ở Biển Đông, theo đó buộc các tàu cá nước ngoài phải xin phép nhà chức trách Trung Quốc trước khi thực hiện các hoạt động đánh bắt cá trong một khu vực rộng lớn ở Biển Đông.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, bộ này đã yêu cầu Trung Quốc “làm rõ ngay lập tức” quy định mới về đánh bắt cá do Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Nam của Trung Quốc thông qua hồi tháng 11.2013 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.1.2014. Tuyên bố nêu rõ quy định mới của Trung Quốc “vi phạm nghiêm trọng quyền tự do hàng hải và đánh bắt cá của tất cả các quốc gia tại vùng biển quốc tế” được ghi trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Bộ Ngoại giao Philippines nhấn mạnh, động thái này của Trung Quốc “làm leo thang căng thẳng và gây phức tạp tình hình ở Biển Đông một cách không cần thiết, đồng thời đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Đại tá Nguyễn Thành Trung - Không quân Việt Nam Cộng Hòa lên kế hoạch giành lại Hoàng Sa
“Mấy ông cấp tá, mấy ông lãnh đạo, chỉ huy phát biểu trong cuộc họp rằng: Đánh với Việt Cộng là chỉ đánh chơi thôi, không có sướng. Đánh với Trung Cộng mới là đánh cho nên tôi nói thật với các ông, đánh trận này, tụi tôi đi đánh trước. Cấp đại tá, trung tá, thiếu tá đánh trước, đánh cho họ biết người Việt Nam là như thế nào, đánh một trận cho họ từ bỏ ý định, bớt hung hăng, sau khi chúng tôi chết hết rồi mới đến cấp úy các ông đi đánh”.
Đại tá Nguyễn Thành Trung
Trận hải chiến kết thúc vào trưa 19.1.1974. Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc. Việt Nam Cộng Hòa lập tức lên kế hoạch sử dụng máy bay để tái chiếm quần đảo thuộc chủ quyền của mình.
|
Trong căn nhà yên tĩnh ở quận Gò Vấp, TP.HCM, phi công huyền thoại Nguyễn Thành Trung kể lại cho chúng tôi câu chuyện mà ông giấu kín suốt 40 năm qua, từ sau trận Hải chiến Hoàng Sa bi tráng.
Sẵn sàng không kích
Với
phi công phe XHCN thời đó, bay biển là một vấn đề, nên tôi đánh giá phi
công Trung Quốc năm 1974 không có gì, không thể bay ra biển, không dám
chiến đấu trên biển, trong khi ở miền Nam, chúng tôi bay trong đất liền,
bay ra biển giống nhau, bay ra Hoàng Sa, Trường Sa là bình thường |
Sau khi bị mất đảo, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phản ứng như thế nào? Theo ông Nguyễn Thành Trung, Mỹ chỉ nói kiểu hàng hai, vì lúc đó Mỹ và Trung Quốc đã thông đồng rồi. “Còn ông Thiệu thì tức và quyết tâm làm một cái gì đấy để lấy tiếng vang. Lúc bấy giờ, theo tôi làm thế là hoàn toàn đúng. Mày cướp nước tao thì tao phải đánh mày một trận, còn giữ được hay không tính sau. Tao phải đánh mày một trận để cho mày bỏ tính hung hăng đi”, phi công Nguyễn Thành Trung diễn giải.
Phi công Nguyễn Thành Trung giới thiệu về hệ thống vũ khí của chiến đấu cơ F-5 - Ảnh: Tấn Tú |
Vào thời điểm xảy ra Hải chiến Hoàng Sa, ông Trung là phi công của Không đoàn 63 chiến thuật đóng ở Biên Hòa. Có 5 phi đoàn F-5 ở Biên Hòa, 1 phi đoàn F-5 ở Đà Nẵng. Tổng thống Thiệu liền ra lệnh điều 4 phi đoàn F-5 từ Biên Hòa ra Đà Nẵng, chỉ giữ lại 1 phi đoàn ở Biên Hòa. Theo biên chế thời đó, mỗi phi đoàn 24 chiếc; 5 phi đoàn có khoảng 120 chiếc và 150 phi công.
Cất
cánh từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa, tụi tôi thừa sức đánh với họ trong 20
phút, thừa dầu bay về Đà Nẵng. Cự ly từ Hải Nam ra Hoàng Sa xa hơn Đà
Nẵng ra Hoàng Sa chút xíu, nhưng không quân Trung Quốc chỉ có MiG-21, ra
tới Hoàng Sa thì không còn dầu để quay về. Thế nên, về không quân thì
tụi tôi chiếm ưu thế, Trung Quốc không có gì |
Theo phương án họp bàn ở Đà Nẵng, trước hết máy bay sẽ tấn công tàu Trung Quốc vì “họ đi ra Hoàng Sa của mình là bằng tàu thôi, mình mà diệt hạm đội này là họ cụt ngòi”. Máy bay sử dụng cho chiến dịch là loại F-5 và F-5E, loại có bình xăng phụ.
“Cất cánh từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa, tụi tôi thừa sức đánh với họ trong 20 phút, thừa dầu bay về Đà Nẵng. Cự ly từ Hải Nam ra Hoàng Sa xa hơn Đà Nẵng ra Hoàng Sa chút xíu, nhưng không quân Trung Quốc chỉ có MiG-21, ra tới Hoàng Sa thì không còn dầu để quay về. Thế nên, về không quân thì tụi tôi chiếm ưu thế, Trung Quốc không có gì. MiG-21 không dám bén mảng ra Hoàng Sa, mà ra đến đấy tụi tôi đánh cũng rớt, hoặc không có dầu về. F-5 vừa mang bom, tên lửa, vừa có súng, hai bên 2 cây 20 li, mỗi bên cánh 2 quả bom và chùm 3 quả ở giữa, hai bên đầu cánh là 2 tên lửa đối không Sidewinder. Hỏa lực của F-5 hồi đấy là quá mạnh. Về tương quan lực lượng là chúng tôi chiếm ưu thế, nếu đánh Hoàng Sa thì tôi xem như một cuộc dạo chơi, không có gì phải lo cả”, đại tá Nguyễn Thành Trung kể.
Sau khi các phi đội từ Biên Hòa bay tới Đà Nẵng, máy bay do thám RF-5A được điều ra Hoàng Sa để chụp ảnh. Đây là loại máy bay có thời gian hoạt động trên không rất lâu. RF-5A chụp ảnh chi tiết hết địa hình các đảo, mặt biển trong bán kính 100 km, ghi lại hình ảnh các chiến hạm Trung Quốc. Hình ảnh thu được cho thấy Trung Quốc tập trung tàu quanh Hoàng Sa khá nhiều. “Chúng tôi cho phóng to hình ảnh ra và được chỉ huy đơn vị tập trung hết 120 phi công lại nghe thuyết trình. Chúng tôi đếm từng chiếc tàu một, thậm chí số hiệu tàu chúng tôi cũng đọc được. Không có tàu lớn, tàu trung bình thôi, tàu nhỏ thì nhiều”.
“Nhấn hết xuống biển”
Các phi đoàn phải làm sạch, nhấn hết xuống biển và tôi đảm bảo là 100% sau một ngày tất cả 40 chiếc tàu đó không còn chiếc nào sống sót. Máy bay mà đánh tàu thì quá dễ, tàu nó chạy chậm, tốc độ khoảng 20 hải lý/giờ thì không có cách nào trốn được. Nói thiệt là xe tăng còn chạy không được huống gì tàu, xe tăng mà chạy là tụi tôi đánh lật ngửa hết |
“Ví như ô của tôi có 15 chiếc, ô của anh có 20 chiếc thì nhiệm vụ của anh và của tôi là trong một ngày phải cho những chiếc tàu đó chìm hết xuống biển, không có chiếc nào nổi được nữa”, ông Trung giải thích. “Các phi đoàn phải làm sạch, nhấn hết xuống biển và tôi đảm bảo là 100% sau một ngày tất cả 40 chiếc tàu đó không còn chiếc nào sống sót. Máy bay mà đánh tàu thì quá dễ, tàu nó chạy chậm, tốc độ khoảng 20 hải lý/giờ thì không có cách nào trốn được. Nói thiệt là xe tăng còn chạy không được huống gì tàu, xe tăng mà chạy là tụi tôi đánh lật ngửa hết, cho nên tàu trên biển mà đánh là trong tầm tay”.
Theo trí nhớ của ông Trung, các phi công lúc bấy giờ cho rằng nhiệm vụ khá dễ, chỉ trong vòng 12 giờ là tàu Trung Quốc sẽ chìm hết. “Mà việc đó là chắc chắn đến 100%, không có trận nào mà chắc chắn như thế”, người phi công kỳ cựu lặp lại.
Lúc bấy giờ, quyết tâm của Không quân Việt Nam Cộng Hòa, từ lãnh đạo đến chỉ huy, phi công là rất cao. “Khí thế dữ lắm, các anh có sống ở thời điểm đó mới biết người Việt Nam chúng ta yêu nước như thế nào”.
Lúc bấy giờ, ông Trung là một sĩ quan cấp úy. “Mấy ông cấp tá, mấy ông lãnh đạo, chỉ huy phát biểu trong cuộc họp rằng: Đánh với Việt Cộng là chỉ đánh chơi thôi, không có sướng. Đánh với Trung Cộng mới là đánh cho nên tôi nói thật với các ông, đánh trận này, tụi tôi đi đánh trước. Cấp đại tá, trung tá, thiếu tá đánh trước, đánh cho họ biết người Việt Nam là như thế nào, đánh một trận cho họ từ bỏ ý định, bớt hung hăng, sau khi chúng tôi chết hết rồi mới đến cấp úy các ông đi đánh”, ông kể lại và nói thêm: “Nói thế để biết người Việt Nam yêu nước như thế nào, vì đánh với Trung Quốc mới là đánh giặc xâm lăng, cho nên mấy ổng bảo chừng nào tụi tôi chết hết mới đến các anh”.
Chiến đấu cơ F-5 của Không quân Việt Nam Cộng Hòa - Ảnh: Tư liệu |
“Mấy ông cấp tá, mấy ông lãnh đạo, chỉ huy phát biểu trong cuộc họp rằng: Đánh với Việt Cộng là chỉ đánh chơi thôi, không có sướng. Đánh với Trung Cộng mới là đánh cho nên tôi nói thật với các ông, đánh trận này, tụi tôi đi đánh trước. Cấp đại tá, trung tá, thiếu tá đánh trước, đánh cho họ biết người Việt Nam là như thế nào, đánh một trận cho họ từ bỏ ý định, bớt hung hăng, sau khi chúng tôi chết hết rồi mới đến cấp úy các ông đi đánh”. |
Kế hoạch không kích, theo lời ông Trung, là tuyệt mật, chỉ có những người tham gia mới biết. Chỉ huy cấp cao trong quân đội, nếu không có nhiệm vụ liên quan trực tiếp tới việc triển khai chiến dịch, đều không biết được.
Một kế hoạch phản công được chuẩn bị công phu với “khả năng chiến thắng là 100%”, nhưng rốt cuộc đã không thể diễn ra do Mỹ cảnh báo Tổng thống Thiệu không được hành động. Lúc bấy giờ, Mỹ đã làm lành với Trung Quốc và chấp nhận làm ngơ để Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa.
Đối với những người như đại tá Nguyễn Thành Trung, 40 năm đã trôi qua nhưng những kỷ niệm ngày ấy vẫn còn mới nguyên, và trong lòng mỗi một cựu phi công F-5 thuở nào luôn canh cánh một nỗi niềm, rằng đã không được chiến đấu và được chết trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa thân yêu.
“Nếu ngày đó chiến dịch diễn ra đúng kế hoạch thì bây giờ và các thế hệ con cháu đỡ biết bao nhiêu. Bây giờ Trung Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp ở Hoàng Sa rồi, cái di sản, cái gánh nặng để lại cho các thế hệ con cháu Việt Nam thật là quá nặng nề”, ông Trung nói.
Đỗ Hùng - Tấn Tú
Theo Thanh Niên Online
Thư gởi Liên Hợp Quốc nhân 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa
Người dân Việt Nam và công dân từ khắp nơi trên thế giớiDanh sách người ký
Kính thưa Quý Bà, Quý Ông,
19 tháng 01 năm 2014 đánh dấu 40 năm ngày nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa sử dụng sức mạnh quân sự để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của
Việt Nam.
Trong bối cảnh tình hình căng thẳng và phức tạp ở Biển Đông và ở Biển Hoa Đông, đặc biệt sau khi Trung Quốc đơn phương thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông chúng tôi mong muốn nhắc lại với các Quý Vị về sự kiện xảy ra 40 năm trước đây. Hy vọng rằng sự kiện lịch sử bi thương này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hiện tại và từ đó dự báo về một tương lai tốt hơn, nhằm xây dựng một thế giới hòa bình và công bằng hơn. Tiếp đó, chúng tôi cũng muốn khẳng định tầm quan trọng của việc thượng tôn luật pháp quốc tế – nền tảng của hòa bình và phát triển thịnh vượng. Thúc đẩy pháp quyền ở cấp độ quốc tế là sứ mệnh trọng tâm của Liên Hợp Quốc. Là những công dân của thế giới, chúng tôi nhận thức được cần phải chia sẻ một phần trách nhiệm vô cùng lớn lao và quan trọng này.
Theo nhiều bằng chứng lịch sử, trước thời kỳ thực dân Pháp vào năm 1884, Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, mà không có bất kỳ sự phản đối nào từ bất kỳ quốc gia nào trong suốt hai thế kỷ. Trong thời kỳ thực dân Pháp, nước Pháp đã thực thi rõ ràng và mạnh mẽ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.
Trong thời kỳ hậu thực dân và những năm Chiến tranh Việt Nam, từ 1956 đến 1975, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền ở hai bên vĩ tuyến 17 theo các Hiệp định Giơ-ne-vơ. Quần đảo Hoàng Sa, nằm ở phía Nam vĩ tuyến 17, đương nhiên thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa. Chính phủ của Việt Nam Cộng hòa luôn luôn biểu hiện rõ ràng và cụ thể các hoạt động và hành vi nhằm duy trì chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này và đã đóng quân tại đây ngay sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương.
Vào ngày 15 tháng 01 năm 1974, chỉ chưa đầy một năm sau khi ký kết Hiệp định hoà bình Paris hạn chế sự hiện diện của Quân đội Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam, Trung Quốc đã đổ quân xuống các đảo phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa (nhóm Trăng Khuyết) và trong vài ngày sau đó tăng cường triển khải lực lượng Hải quân.
Vào ngày 19 và 20 tháng 01 năm 1974, Trung Quốc đã tấn công và chiếm đóng toàn bộ quần đảo sau trận chiến ác liệt với Hải quân Việt Nam Cộng hòa.
Trước hành vi sử dụng vũ lực một cách trắng trợn này, Quan sát viên của Việt Nam Cộng hoà tại Liên Hợp Quốc đã yêu cầu đưa vụ việc này ra Hội đồng Bảo an. Trong một công hàm ngoại giao gởi đến các bên ký kết Hiệp định hoà bình Paris, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã yêu cầu Hội đồng Bảo an triệu tập một phiên họp đặc biệt để xem xét vụ việc này. Tuy nhiên, Trung Quốc, với quyền phủ quyết của mình, đã ngăn chặn tất cả những nỗ lực nhằm mở một cuộc thảo luận về vụ việc này tại Hội đồng Bảo an.
Nước Việt Nam thống nhất sau 1975, luôn liên tục khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa. Bất chấp những phản đối của Việt Nam, Trung Quốc vẫn tiếp tục chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và xây dựng trên đó nhiều cơ sở hạ tầng đáng kể.
Hành động quân sự của Trung Quốc năm 1974 xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa rõ ràng đã vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng những biện pháp hòa bình. Nguyên tắc này, được quy định lần đầu tiên vào năm 1928 trong Hiệp ước Briand-Kellogg, sau đó đã được long trọng tái khẳng định nhiều lần trong các văn kiện pháp lý nền tảng của Liên Hợp Quốc. Tuyên bố năm 1970 về các Nguyên tắc của luật pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia đã khẳng định một cách rõ rằng “[m]ỗi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để xâm phạm sự tồn tại của một quốc gia khác hoặc để giải quyết tranh chấp quốc tế về các đường biên giới quốc tế, bao gồm các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề liên quan đến đường biên giới của các quốc gia.”
Tuy nhiên chúng ta không thiếu các biện pháp có thể đưa đến một giải pháp hoà bình cho tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, một trong những biện pháp hòa bình đó là đưa tranh chấp này ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế. Thế nhưng Trung Quốc đã hoàn toàn làm ngơ trước mọi đề xuất theo hướng này. Nếu như Trung Quốc không ngừng khẳng định họ có bằng chứng rất mạnh về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, tại sao họ lại không đồng ý đưa tranh chấp này ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế, tổ chức quốc tế thích hợp nhất để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia?
Đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, mà chức năng chính liên quan đến tranh chấp này được quy định tại Điều 33 (và rộng hơn là trong Chương VI) của Hiến chương, cũng có thể là một biện pháp để đưa đến một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp.
Nhưng một lần nữa, Trung Quốc đã ngăn ngừa bất kỳ ý định nào đưa vấn đề này ra thảo luận tại Hội đồng Bảo an, cụ thể là năm 1974, hoặc sau đó là năm 1988 khi Việt Nam có cố gắng tương tự đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an.
Sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, từ chối đàm phán hoặc phân xử bởi một cơ quan tài phán quốc tế, rõ ràng không phải là những hành vi và cách hành xử có lợi cho một thế giới hòa bình và ổn định.
Do đó, chúng tôi kiên quyết kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và chấp nhận đưa tranh chấp đối với quần đảo Hoàng Sa ra phân xử tại Tòa án Công lý Quốc tế.
Thế giới đã chứng kiến những đau khổ khủng khiếp trong quá khứ khi các quốc gia, vì lợi ích riêng của họ, không tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Không ai muốn điều đó tái diễn.
Ngày 19 tháng 01 năm 2014 đánh dấu 40 năm việc Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa. Đây cũng là dịp để cả thế giới nhìn lại sự kiện này và cũng là dịp để Trung Quốc có thể sửa chữa sai lầm của mình trong quá khứ.
Hãy cùng chúng tôi làm tất cả cho một thế giới hòa bình, ổn định và công bằng, và chúng ta chỉ có thể xây dựng một thế giới như vậy khi mỗi quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế.
Trân trọng,
Người dân Việt Nam và công dân từ khắp nơi trên thế giới
Danh sách người ký
_____________________________________________________
Letter sent to the United Nations on the 40th anniversary of Chinese military intervention on the Paracel archipelago
Vietnamese and people from all over the world
Signatory list
United Nations General Secretary
United Nations Rule of Law Unit
United Nations First Committee (Disarmament and International Security)
International Court of Justice
19th January 2014
Madam, Sir,
The 19th of January this year marks the fortieth anniversary of the Chinese military intervention on the Paracel archipelago.
In the context of recent tensions, notably in the East China Sea following the establishment by China of an “Air Defense Identification Zone”, we would like firstly to draw your attention on this anniversary with the hope that history will help us understand the present and thereby better predict the future for the sake of a peaceful world. Secondly, we would like on this occasion to remind the importance of respect for international law, as a cornerstone of world peace and stability. Promoting the rule of law at the international level is at the heart of the United Nations’ mission. As world citizens, we feel compelled to share part of this responsibility.
According to numerous historical documents, before the French colonization in 1884, Vietnam enjoyed undisputed sovereignty on the Paracel archipelago, without any rivalry, for nearly two centuries. During the period of French colonization in Vietnam, France clearly and strongly asserted sovereignty over the archipelago.
During the post-colonial period and the years of the Vietnam War, from 1956 to 1975, Vietnam was divided in two parts on either side of the 17th parallel by the 1954 Geneva Accords. The Paracel archipelago, lying south of this line, naturally came under the sovereignty of the Republic of South Vietnam. The Government of the Republic of South Vietnam never departed from a clear and well stated intention to maintain its sovereignty over the archipelago. It maintained military contingents there ever since French troops withdrew from Indochina.
On January 15, 1974, barely a year after the signing of the Paris Accords limiting the presence of U.S. troops in South Vietnam, Beijing landed troops in the western islands of the Paracel archipelago (Crescent Group) and in the following days reinforced its operation by a strong maritime deployment.
On January 19 and 20, 1974, China attacked and completely took over the islands after fierce fighting against the forces of the Republic of South Vietnam.
After these acts of extreme violence, the observer of the Republic of South Vietnam at the United Nations requested the review of the matter by the Security Council of the United Nations. In a diplomatic note sent to all signatories of the Paris Accords, the administration of the Republic of South Vietnam requested a special session of the Security Council. Yet China, due to its veto in the Security Council, blocked all efforts to open a debate on the issue.
Ever since, Vietnam, reunited after 1975, continued to clearly assert its sovereignty over the Paracel archipelago. Despite all these challenges, China continues occupying the whole archipelago and develops there considerable infrastructures.
The Chinese military intervention in 1974 on the Paracel archipelago constitutes an obvious breach of international law, including the principle according to which all international disputes must be settled exclusively by pacific means. This principle, originally enshrined in the 1928 Briand-Kellogg Pact has been solemnly reaffirmed on number of occasions since then in the framework of the United Nations. Hence, the 1970 Declaration on Principles of International Law Concerning Friendly Relations and Co-operation among States unambiguously states that “[e]very State has the duty to refrain from the threat or use of force to violate the existence of another State or as a means of settling international disputes on international borders, including territorial disputes and problems concerning the borders of States.”
There is nevertheless no lack of means to find a solution to the dispute over the Paracel archipelago, one of them being the submission of the dispute to the International Court of Justice. However, Beijing has turned a deaf ear to all proposals in this direction. If China continuously asserts the strength of evidence of its sovereignty over the archipelago, why does it not agree to submit the case to the most appropriate organization for resolving such disputes between States?
Reference to the United Nations Security Council, whose competences in that respect flow from Article 33 (and more generally Chapter VI) of the Charter could be another mean to move towards a peaceful settlement of that dispute.
But here too, China prevented any initiative of the Security Council, in particular in 1974, or after in 1988, when Vietnam attempted to make a similar call to the Council.
The use of force, the threat to use force, and the refusal to negotiate or to submit the dispute to settlement by an international court are obviously not actions and behaviors in favor of a peaceful and stable world.
We therefore firmly urge China to comply with international law and to accept the submission of the Paracel archipelago dispute to the arbitration of the International Court of Justice.
The world witnessed in the past terrible sufferings as nations for the sake of their own benefit did not respect the basic principles of international law. No one wishes such situations to recur.
January 19, 2014, the 40th anniversary of the military intervention of China on the Paracel archipelago, is an occasion for the whole world to look back and for the parties to correct mistakes made in the past. Let us do all for a world of peace, stability and justice, where each nation respects international rules.
Sincerely,
Vietnamese and people from all over the world
Signatory list
________________________________________________
Thông cáo báo chí về việc gửi thư cho Liên Hợp Quốc
Trong bối cảnh tình hình căng thẳng và phức tạp ở Biển Đông và ở Biển Hoa Đông, đặc biệt sau khi Trung Quốc đơn phương thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông chúng tôi mong muốn nhắc lại với các Quý Vị về sự kiện xảy ra 40 năm trước đây. Hy vọng rằng sự kiện lịch sử bi thương này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hiện tại và từ đó dự báo về một tương lai tốt hơn, nhằm xây dựng một thế giới hòa bình và công bằng hơn. Tiếp đó, chúng tôi cũng muốn khẳng định tầm quan trọng của việc thượng tôn luật pháp quốc tế – nền tảng của hòa bình và phát triển thịnh vượng. Thúc đẩy pháp quyền ở cấp độ quốc tế là sứ mệnh trọng tâm của Liên Hợp Quốc. Là những công dân của thế giới, chúng tôi nhận thức được cần phải chia sẻ một phần trách nhiệm vô cùng lớn lao và quan trọng này.
Theo nhiều bằng chứng lịch sử, trước thời kỳ thực dân Pháp vào năm 1884, Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, mà không có bất kỳ sự phản đối nào từ bất kỳ quốc gia nào trong suốt hai thế kỷ. Trong thời kỳ thực dân Pháp, nước Pháp đã thực thi rõ ràng và mạnh mẽ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.
Trong thời kỳ hậu thực dân và những năm Chiến tranh Việt Nam, từ 1956 đến 1975, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền ở hai bên vĩ tuyến 17 theo các Hiệp định Giơ-ne-vơ. Quần đảo Hoàng Sa, nằm ở phía Nam vĩ tuyến 17, đương nhiên thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa. Chính phủ của Việt Nam Cộng hòa luôn luôn biểu hiện rõ ràng và cụ thể các hoạt động và hành vi nhằm duy trì chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này và đã đóng quân tại đây ngay sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương.
Vào ngày 15 tháng 01 năm 1974, chỉ chưa đầy một năm sau khi ký kết Hiệp định hoà bình Paris hạn chế sự hiện diện của Quân đội Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam, Trung Quốc đã đổ quân xuống các đảo phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa (nhóm Trăng Khuyết) và trong vài ngày sau đó tăng cường triển khải lực lượng Hải quân.
Vào ngày 19 và 20 tháng 01 năm 1974, Trung Quốc đã tấn công và chiếm đóng toàn bộ quần đảo sau trận chiến ác liệt với Hải quân Việt Nam Cộng hòa.
Trước hành vi sử dụng vũ lực một cách trắng trợn này, Quan sát viên của Việt Nam Cộng hoà tại Liên Hợp Quốc đã yêu cầu đưa vụ việc này ra Hội đồng Bảo an. Trong một công hàm ngoại giao gởi đến các bên ký kết Hiệp định hoà bình Paris, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã yêu cầu Hội đồng Bảo an triệu tập một phiên họp đặc biệt để xem xét vụ việc này. Tuy nhiên, Trung Quốc, với quyền phủ quyết của mình, đã ngăn chặn tất cả những nỗ lực nhằm mở một cuộc thảo luận về vụ việc này tại Hội đồng Bảo an.
Nước Việt Nam thống nhất sau 1975, luôn liên tục khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa. Bất chấp những phản đối của Việt Nam, Trung Quốc vẫn tiếp tục chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và xây dựng trên đó nhiều cơ sở hạ tầng đáng kể.
Hành động quân sự của Trung Quốc năm 1974 xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa rõ ràng đã vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng những biện pháp hòa bình. Nguyên tắc này, được quy định lần đầu tiên vào năm 1928 trong Hiệp ước Briand-Kellogg, sau đó đã được long trọng tái khẳng định nhiều lần trong các văn kiện pháp lý nền tảng của Liên Hợp Quốc. Tuyên bố năm 1970 về các Nguyên tắc của luật pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia đã khẳng định một cách rõ rằng “[m]ỗi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để xâm phạm sự tồn tại của một quốc gia khác hoặc để giải quyết tranh chấp quốc tế về các đường biên giới quốc tế, bao gồm các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề liên quan đến đường biên giới của các quốc gia.”
Tuy nhiên chúng ta không thiếu các biện pháp có thể đưa đến một giải pháp hoà bình cho tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, một trong những biện pháp hòa bình đó là đưa tranh chấp này ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế. Thế nhưng Trung Quốc đã hoàn toàn làm ngơ trước mọi đề xuất theo hướng này. Nếu như Trung Quốc không ngừng khẳng định họ có bằng chứng rất mạnh về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, tại sao họ lại không đồng ý đưa tranh chấp này ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế, tổ chức quốc tế thích hợp nhất để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia?
Đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, mà chức năng chính liên quan đến tranh chấp này được quy định tại Điều 33 (và rộng hơn là trong Chương VI) của Hiến chương, cũng có thể là một biện pháp để đưa đến một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp.
Nhưng một lần nữa, Trung Quốc đã ngăn ngừa bất kỳ ý định nào đưa vấn đề này ra thảo luận tại Hội đồng Bảo an, cụ thể là năm 1974, hoặc sau đó là năm 1988 khi Việt Nam có cố gắng tương tự đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an.
Sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, từ chối đàm phán hoặc phân xử bởi một cơ quan tài phán quốc tế, rõ ràng không phải là những hành vi và cách hành xử có lợi cho một thế giới hòa bình và ổn định.
Do đó, chúng tôi kiên quyết kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và chấp nhận đưa tranh chấp đối với quần đảo Hoàng Sa ra phân xử tại Tòa án Công lý Quốc tế.
Thế giới đã chứng kiến những đau khổ khủng khiếp trong quá khứ khi các quốc gia, vì lợi ích riêng của họ, không tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Không ai muốn điều đó tái diễn.
Ngày 19 tháng 01 năm 2014 đánh dấu 40 năm việc Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa. Đây cũng là dịp để cả thế giới nhìn lại sự kiện này và cũng là dịp để Trung Quốc có thể sửa chữa sai lầm của mình trong quá khứ.
Hãy cùng chúng tôi làm tất cả cho một thế giới hòa bình, ổn định và công bằng, và chúng ta chỉ có thể xây dựng một thế giới như vậy khi mỗi quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế.
Trân trọng,
Người dân Việt Nam và công dân từ khắp nơi trên thế giới
Danh sách người ký
_____________________________________________________
Letter sent to the United Nations on the 40th anniversary of Chinese military intervention on the Paracel archipelago
Vietnamese and people from all over the world
Signatory list
United Nations General Secretary
United Nations Rule of Law Unit
United Nations First Committee (Disarmament and International Security)
International Court of Justice
19th January 2014
Madam, Sir,
The 19th of January this year marks the fortieth anniversary of the Chinese military intervention on the Paracel archipelago.
In the context of recent tensions, notably in the East China Sea following the establishment by China of an “Air Defense Identification Zone”, we would like firstly to draw your attention on this anniversary with the hope that history will help us understand the present and thereby better predict the future for the sake of a peaceful world. Secondly, we would like on this occasion to remind the importance of respect for international law, as a cornerstone of world peace and stability. Promoting the rule of law at the international level is at the heart of the United Nations’ mission. As world citizens, we feel compelled to share part of this responsibility.
According to numerous historical documents, before the French colonization in 1884, Vietnam enjoyed undisputed sovereignty on the Paracel archipelago, without any rivalry, for nearly two centuries. During the period of French colonization in Vietnam, France clearly and strongly asserted sovereignty over the archipelago.
During the post-colonial period and the years of the Vietnam War, from 1956 to 1975, Vietnam was divided in two parts on either side of the 17th parallel by the 1954 Geneva Accords. The Paracel archipelago, lying south of this line, naturally came under the sovereignty of the Republic of South Vietnam. The Government of the Republic of South Vietnam never departed from a clear and well stated intention to maintain its sovereignty over the archipelago. It maintained military contingents there ever since French troops withdrew from Indochina.
On January 15, 1974, barely a year after the signing of the Paris Accords limiting the presence of U.S. troops in South Vietnam, Beijing landed troops in the western islands of the Paracel archipelago (Crescent Group) and in the following days reinforced its operation by a strong maritime deployment.
On January 19 and 20, 1974, China attacked and completely took over the islands after fierce fighting against the forces of the Republic of South Vietnam.
After these acts of extreme violence, the observer of the Republic of South Vietnam at the United Nations requested the review of the matter by the Security Council of the United Nations. In a diplomatic note sent to all signatories of the Paris Accords, the administration of the Republic of South Vietnam requested a special session of the Security Council. Yet China, due to its veto in the Security Council, blocked all efforts to open a debate on the issue.
Ever since, Vietnam, reunited after 1975, continued to clearly assert its sovereignty over the Paracel archipelago. Despite all these challenges, China continues occupying the whole archipelago and develops there considerable infrastructures.
The Chinese military intervention in 1974 on the Paracel archipelago constitutes an obvious breach of international law, including the principle according to which all international disputes must be settled exclusively by pacific means. This principle, originally enshrined in the 1928 Briand-Kellogg Pact has been solemnly reaffirmed on number of occasions since then in the framework of the United Nations. Hence, the 1970 Declaration on Principles of International Law Concerning Friendly Relations and Co-operation among States unambiguously states that “[e]very State has the duty to refrain from the threat or use of force to violate the existence of another State or as a means of settling international disputes on international borders, including territorial disputes and problems concerning the borders of States.”
There is nevertheless no lack of means to find a solution to the dispute over the Paracel archipelago, one of them being the submission of the dispute to the International Court of Justice. However, Beijing has turned a deaf ear to all proposals in this direction. If China continuously asserts the strength of evidence of its sovereignty over the archipelago, why does it not agree to submit the case to the most appropriate organization for resolving such disputes between States?
Reference to the United Nations Security Council, whose competences in that respect flow from Article 33 (and more generally Chapter VI) of the Charter could be another mean to move towards a peaceful settlement of that dispute.
But here too, China prevented any initiative of the Security Council, in particular in 1974, or after in 1988, when Vietnam attempted to make a similar call to the Council.
The use of force, the threat to use force, and the refusal to negotiate or to submit the dispute to settlement by an international court are obviously not actions and behaviors in favor of a peaceful and stable world.
We therefore firmly urge China to comply with international law and to accept the submission of the Paracel archipelago dispute to the arbitration of the International Court of Justice.
The world witnessed in the past terrible sufferings as nations for the sake of their own benefit did not respect the basic principles of international law. No one wishes such situations to recur.
January 19, 2014, the 40th anniversary of the military intervention of China on the Paracel archipelago, is an occasion for the whole world to look back and for the parties to correct mistakes made in the past. Let us do all for a world of peace, stability and justice, where each nation respects international rules.
Sincerely,
Vietnamese and people from all over the world
Signatory list
________________________________________________
Thông cáo báo chí về việc gửi thư cho Liên Hợp Quốc nhân 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa
Ngày 19/01/2014 đánh dấu 40 năm Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Từ 40 năm, Việt Nam bị cướp một phần lãnh thổ, Việt Nam đổ một phần máu thịt.
Tuy nhiên, theo luật quốc tế, chủ quyền Hoàng Sa vẫn thuộc Việt Nam. Hiến chương Liên Hợp Quốc không cho phép thụ đắc lãnh thổ bằng bạo lực. Với điều kiện người Việt Nam phải luôn nhắc với thế giới hành vi cưỡng đoạt của Trung Quốc, luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Và tìm mọi cách yêu cầu Trung Quốc đưa tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế, tổ chức thích hợp nhất giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia.
Đó chính là nội dung của lá thư chúng tôi gửi cho Liên Hợp Quốc, với niềm tin mãnh liệt rằng một thế giới hòa bình và công bằng chỉ tồn tại khi mỗi quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế.
Lá thư được viết bởi hai tổ chức dân sự hoạt động vì Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông của Việt Nam: Quỹ Nghiên cứu Biển Đông và Nhóm Biển Đông tại Pháp.
Lá thư được góp ý bởi các chuyên gia hàng đầu thế giới về công pháp quốc tế trong tranh chấp lãnh thổ, bởi các nhà hoạt động dân sự kinh nghiệm, với sự nghiêm túc và cẩn trọng cao nhất.
Vì chúng tôi mong muốn thông điệp của người Việt Nam và những người yêu chuộng công lý đến với các cơ quan pháp quyền cao nhất và có thẩm quyền nhất của thế giới, đó là:
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc
Ban Pháp quyền Liên Hợp Quốc
Uỷ ban Giải trừ quân bị và An ninh Quốc tế
Tòa án Công lý Quốc tế
Hãy cùng chúng tôi nhắc nhở thế giới sự vi phạm trắng trợn pháp luật quốc tế của Trung Quốc khi xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974. Hãy cùng chúng tôi đề nghị Trung Quốc chấp nhận đưa tranh chấp ra Tòa án Công lý Quốc tế.
Hãy cùng chúng tôi ký tên vào lá thư này:
https://docs.google.com/forms/d/12LCwqTdqX_vOdpM5BR80hmXN1Xjnm2D6ivRTAYZFsrs/viewform
Một tiếng nói có thể nhỏ, nhưng một triệu âm thanh sẽ làm thay đổi thế giới.
Lê Trung Tĩnh
***
Press Release: Letter sent to the United Nations on the 40th anniversary of Chinese military intervention on the Paracel archipelago
The 19th of January this year marks the fortieth anniversary of the Chinese military intervention on the Paracel archipelago. Since 40 years, China occupied the whole archipelago.
However, following international law, Paracel archipelago is always under the sovereignty of Viet Nam. The Charter of the United Nations prohibits the acquisition of territory by force.
Viet Nam must always remind the world of this obvious breach of international law of China, always affirms its sovereignty on the archipelago, and urges China to accept the submission of the Paracel archipelago dispute to the arbitration of the International Court of Justice, the most appropriate organization to resolve territorial disputes between States.
That is the content of the letter we send to the United Nations, with the strong belief that a world of peace and justice exists only when each country respects international law.
The letter is written by two civil society activists striving for the justice for Viet Nam and other small countries in the disputes on the South China Sea: Southeast-Asia Sea Research Foundation and the Bien Dong tai Phap Group.
The letter is reviewed by world’s leading experts on international law, by senior civil activists, with all the seriousness and the highest caution.
Because we would like to bring the voices of Vietnamese and people loving justice around the world to the highest and most competent legal authorities of the world:
United Nations General Secretary
United Nations Rule of Law Unit
United Nations First Committee (Disarmament and International Security)
International Court of Justice
Let’s remind the world the flagrant violation of international law when China invaded the Paracel archipelago in 1974. Let’s urge China to submit the dispute to the International Court of Justice.
Please join us in signing this letter:
https://docs.google.com/forms/d/12LCwqTdqX_vOdpM5BR80hmXN1Xjnm2D6ivRTAYZFsrs/viewform
One voice may be small, but a million will change the world.
Le Trung Tinh
- Fosun buys Portuguese insurer for $1.4b (Washington Post) - Fosun International Ltd, China's biggest private conglomerate, has bought a controlling stake in Portugal's largest insurance group for 1 billioneuros ($1.36 billion), in a bid to build an investment group focused on the insurance sector.
- New-energy vehicles 'turning the corner' (Washington Post) - The domestic alternative-fuel vehicle industry has reached a turning point and is on track for rapid development in the next two or three years, said experts.
- Lenovo challenges Apple, Samsung (Washington Post) - After taking the top position in the global personal computer industry, the Chinese PC giant can't wait to challenge other big players in the industry.
- Economists upbeat on inflation outlook (Washington Post) - Economists expect pressure from inflation to cause no problems this year, following the release of key figures on Thursday.
- Sailing into the future China-style (Washington Post) - "Yachts are becoming the most popular 'toy' among the Chinese super-rich. And I believe China's yacht industry is on the eve of a great boom," said Zhao.
- China vehicle sales race ahead (Washington Post) - After virtual stagnation for two years, passenger vehicle sales in China surged 17 percent in 2013, which beat industry expectations of a single-digit rise.
- Greenland inks London deal (Washington Post) - Chinese state-owned developer Greenland Holding Group announced its 1.2 billion pound ($1.97 billion) investment in two overseas development projects in London on Tuesday.
- Solar firms face 'total eclipse' in the US (Washington Post) - Chinese solar companies will be "entirely blocked" from the United States market if that nation's government imposes new duties on solar cell products made in the Chinese mainland and Taiwan, experts have warned.
- Second chance (Washington Post) - For students who don't shine in their university entrance examinations, vocational schools offer alternative paths to success. Sun Yuanqing visits one institution in Guizhou.
- Tilling a field of dreams (Washington Post) - Xing Jianxin worked as a full-time photographer in Qiqihar, Heilongjiang province, and he often accompanied journalists when they covered agriculture-related issues.
- More people cast their eyes toward the skies (Washington Post) - For hot air balloonists, the joy of a one-hour flight sometimes is diluted by a long wait for approvals from authorities.
- The tickle of Tango (Washington Post) - The "queen of tango" lifts a leg and slowly rubs down the leg of her male partner, a signature move that's guaranteed to quicken heartbeats in the audience. Then the clicking couple will show off their rapport as they swirl and sway across the stage. The dazzling footwork makes the black-haired woman in a sparkling sequined dress shine like a diamond. Mora Godoy, a contemporary star of Argentine tango, is proof of the dance's growing popularity in China. Her company's just-ending tour to nine cities here aims to present the authentic, sexy partner dance and stimulate the sprouting tango culture in China.
- Instead of making planes, he creates indie music (Washington Post) - Cui Renyu studied aircraft manufacturing at Northwestern Polytechnic University in Xi'an, Shaanxi province-but instead of constructing planes, he started creating indie music after graduation.
- Going up (Washington Post) - Hot air ballooning is a new pastime for Chinese, but it's catching on fast. Deng Zhangyu takes to the air with some brave spirits in Changzhou, Jiangsu.
- Technology helps Chinese designers make good progress (Washington Post) - The new wave of high-end technology is having a significant impact on people's lives, and is providing new opportunities to Chinese designers, according to experts at the recent 2013 China Red Star design award.
- Threads of a wizard (Washington Post) - Fashion designer Shangguan Zhe sits in the Centro Bar of Kerry Center Hotel in Beijing's CBD. The 29-year-old man seems not to fit in this serious environment - he looks like an ancient sorcerer in a room full of modern businessmen.
- Japan's hysteric desire for global sympathy (Washington Post) - Just because both invoked the fictional evil wizard of the Harry Potter series, Lord Voldemort, the bickering between Chinese ambassador to the United Kingdom Liu Xiaoming and his Japanese counterpart Keiichi Hayashi in the Daily Telegraph has been a huge media sensation.
- Auditors tighten grip on govt spending (Washington Post) - From July to the end of October, auditors saved nearly 40 billion yuan ($6.6 billion) in public funds that were prone to waste or embezzlement, the National Audit Office said on Friday.
- Fishing rules are 'normal practice' (Washington Post) - Hainan province's demand that foreign fishing vessels entering its waters seek China's approval is a normal practice, the Foreign Ministry said.
- China probes space deals (Washington Post) - New chief says the sky is now the limit
- Courts test new ground in year of change (Washington Post) - With "tigers" in the dock and reform in the headlines, 2013 may prove to have been a springboard for major change in the justice system, especially in transparency, legal experts say.
- Top court seeks judicial transparency (Washington Post) - The top court is to publish an annual work report in English to give the world a better understanding of China's judicial system.
- Tokyo urged to end militarism (Washington Post) - Japan has to rid itself of the "demon" of militarism to regain trust from the international community, the Chinese Foreign Ministry said on Tuesday, after the war of words between the neighbors escalated, even embroiling a fictional Harry Potter villain.
- Chinese suspect held for consulate arson attack (Washington Post) - A 39-year-old Chinese national, suspected of an arson attack on the Chinese consulate in San Francisco on New Year's Day, surrendered to local police by calling 911 two days after the blaze, the FBI said on Monday.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét