Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

Hàng Việt sản xuất tại... Trung Quốc? - VÔ CẢM CÒN LÀ BỞI CHÚNG TA NỮA - Văn hóa ứng xử của người Việt qua vụ bạo loạn tại nhà máy Samsung Thái Nguyên

Hàng Việt sản xuất tại... Trung Quốc?

TT - Ngày 9-1, tiếp tục kiểm đếm hàng hóa thuộc lô hàng 10 container 40 feet nhập khẩu qua cảng Vict vì nghi nhập lậu (Tuổi Trẻ ngày 9-1), nhiều sai phạm của chủ hàng đã được hé lộ thêm như hàng Trung Quốc giả xuất xứ VN, khai sai hàng tỉ đồng trị giá hàng nhập khẩu...
Lượng lớn vải may mặc nhập lậu công khai - Ảnh: Lê Sơn

Từ kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa sơ bộ cũng cho thấy việc lọt lưới một lô hàng nhập lậu cực “khủng” như vậy, cán bộ hải quan có dấu hiệu sai phạm khi không kiểm đúng tỉ lệ hàng hóa cần thiết.
90% hàng hóa không đúng tờ khai
Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) và lực lượng quản lý thị trường TP.HCM cho biết kết quả kiểm tra thêm hai container, thuộc lô 10 container đang bị tạm giữ tại kho của Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM, cho thấy có hơn 90% số lượng, chủng loại hàng hóa trong container không đúng với tờ khai hải quan.
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, số lượng hàng hóa nhập lậu có giá trị hàng tỉ đồng bao gồm các mặt hàng như: máy móc ngành dệt may, thiết bị y tế, máy xay sinh tố, vải may mặc, máy đóng gói bao bì, mỹ phẩm...
Nhập bao bì để làm hàng giả?
Kiểm tra hàng hóa ở kho của quản lý thị trường cho thấy có chứa tới hơn 200kg bao bì của sản phẩm dầu gió xanh hiệu Eagle xuất xứ Singapore. Theo tìm hiểu từ một số người kinh doanh mặt hàng này, dầu gió hiệu Eagle là hàng nhập ngoại. Sản phẩm được nhập nguyên hộp chứ không phải hàng nhập chỉ có chai thủy tinh để trần. Do đó, việc có người nhập tới 200kg bao bì là vỏ hộp loại dầu gió này, nhiều khả năng để làm hàng giả.
“Rất nhiều mặt hàng khi nhập khẩu buộc phải có giấy phép của cơ quan chức năng (Bộ Y tế) như mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc... do ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng nhưng trên tờ khai hải quan đều không ghi nhằm trốn tránh trách nhiệm” - một cán bộ Chi cục QLTT cho biết.
Điều đặc biệt, hàng ngàn sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng trên bao bì ghi sản xuất tại... Long Thành, Đồng Nai. Hàng chục thùng hàng thuốc nhuộm tóc cùng catalogue hàng hóa mang thương hiệu 16 Power Lampredrhy được ghi rõ nơi sản xuất tại 126A ấp 7, An Phước, Long Thành, Đồng Nai.
Thậm chí, trên bao bì sản phẩm được in ấn công phu ghi đầy đủ công dụng, cách dùng cũng như các lưu ý sử dụng bằng tiếng Việt. Tuy nhiên không có thông tin về công ty sản xuất, hạn sử dụng của sản phẩm.
“Quá tinh vi! Rõ ràng người tiêu dùng, thậm chí cơ quan chức năng cũng sẽ bị mắc lừa với chiêu sản xuất hàng đội lốt từ Trung Quốc” - đại diện PC46 nói. Cũng theo vị này, những mặt hàng vi phạm này không thể nào được nhập khẩu trực tiếp.
Nhập hàng là “công ty ma”?
Một cán bộ PC46 nhận định qua lô hàng nhập lậu này thấy được lỗ hổng lớn từ khâu kiểm soát hàng nhập khẩu ở cửa khẩu. Việc kiểm hóa lô hàng đã được thực hiện không tốt, bộc lộ nhiều sai sót.
Container chứa hơn 500 kiện hàng nhưng chỉ có 5-7 kiện hàng được khui ra trong quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa của cán bộ kiểm hóa hải quan. Trong đó, chủng loại hàng hóa cũng không khớp với tờ khai.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, trên tờ khai hải quan số 11153 đăng ký ngày 30-12-2013 qua Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 (phụ trách thông quan hàng hóa qua cảng Vict) của Công ty TNHH Tân Nhật Huy Vĩnh Đạt, lô hàng này gồm một container 40 feet, chứa 521 kiện hàng. Hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử xếp lô này vào luồng đỏ.
Ông Võ Văn Bông, chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3, cho biết tỉ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa với các container hàng thuộc 10 container hàng là 5%.
Như vậy, với container hàng trên, số lượng kiểm tra thực tế phải là 26 kiện. Tuy nhiên, chỉ có 5-7 kiện hàng được khui ra để kiểm tra (tùy container) thì tỉ lệ kiểm tra cao nhất cũng chỉ 1,34%.
Theo PC46 và lực lượng QLTT, đến thời điểm này vẫn chưa “lộ diện” chủ hàng. Sáng 9-1, Tuổi Trẻ có mặt tại số 6-8 đường số 6, cư xá Bình Thới, P.8, Q.11, địa chỉ trên tờ khai của Công ty TNHH Tân Nhật Huy Vĩnh Đạt, một tòa nhà văn phòng được xây dựng khá mới, khang trang nhưng cửa đóng im lìm.
Theo người dân ở khu vực này, công ty đã đóng cửa suốt từ Tết dương lịch đến nay, cũng không thấy ai xuất hiện. Biển ghi tên công ty gắn trước cửa cũng đã được gỡ xuống từ thời điểm đó (ngay sau khi hàng bị bắt vào đêm 30-12-2013). Trước đó công ty hoạt động bình thường.
Theo tìm hiểu, công ty này có đăng ký kinh doanh và ngày được cấp phép là 21-10-2013. Giám đốc công ty tên Hồ Sấm Dũng.
Đặc biệt, một đơn vị nhập hàng khác là Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu Nhất Minh, với địa chỉ ghi là số 231/71/61C Bình Tiên, P.8, Q.6.
Tuy nhiên, thực tế không thể tìm được địa chỉ này. Trong khi đó, hệ thống dữ liệu doanh nghiệp quốc gia cho thấy công ty này đã được Sở Kế hoạch - đầu tư TP.HCM cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vào cuối tháng 8-2013 với chức năng bán buôn đồ dùng gia đình, phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ôtô, xe máy, bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép, vận tải... Giám đốc là Trần Thị Thu Sang. 
LÊ SƠN - BẠCH HOÀN
Hàng luồng đỏ kiểm tra thế nào?
Theo quy định tại nghị định 196/2012, trường hợp hàng hóa nhập khẩu bị xếp vào luồng đỏ (do hệ thống dữ liệu hải quan điện tử xếp tự động), nhà nhập khẩu hàng phải xuất trình, nộp các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử và cơ quan hải quan kiểm tra hàng hóa thực tế trước khi cho phép thông quan.
Việc kiểm tra thực tế hàng hóa do công chức hải quan thực hiện với mức độ có thể kiểm tra một phần hoặc toàn bộ lô hàng. Mức độ và hình thức kiểm tra do chi cục trưởng chi cục hải quan quyết định. Nội dung kiểm tra thực tế hàng hóa gồm: kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ của hàng hóa...; đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan điện tử...

"Vùng nhận dạng phòng không"của Trung Quốc: sai lầm hoặc chiến lược?


PLA-Type-95-SPAAGM-2S

Китайская "опознавательная зона ПВО": ошибка или стратегия?


Vladimir Terekhov

Kichbu theo: ru.journal-neo.org

Vào ngày 23 tháng Mười một năm 2013, Bộ Quốc phòng(BQP) Trung Quốc áp đặt cái gọi là "Vùng nhận dạng phòng không" (Air Defense Identification Zone, ADIZ) ở Biển Hoa Đông (ECM) là một trong những sự kiện chính trị lớn trong những tháng gần đây. Cần nhắc lại rằng việc làm này của Pekin 40 năm sau khi một khu vực tương tự đã được đánh dấu bởi Nhật Bản, tức, bởi một trong những đối thủ lớn trong khu vực của Trung Quốc, trong tương lai có thể trở thành đối thủ chính.

Tầm quan trọng đặc biệt của sự xuất hiện ADIZ của Trung Quốc được xác định rằng bởi điều rằng khu vực này nằm trên một phần của không gian Châu Á-Thái Bình Dương, mà trọng tâm của trò chơi chính trị toàn cầu đã dịch chuyển đến đó. Không gian hàng hải nêu trên, tiếp giáp với bờ biển phía đông của Trung Quốc bán đảo Indostan, là một  "Balkans" chính trị hiện đại, tức là,  vị trí đặc biệt nhạy cảm, nơi đan xen lợi ích của các đối thủ hàng đầu thế giới.

Liên quan đến việc Pekin áp đặt ADIZ của riêng mình, một số chuyên gia trong nước đã có ý kiến về bình diện rằng biện pháp này là một "hành động quấy quá tiếp theo và lộ liễu" của ngoại giao Trung Quốc. Đối với những đánh giá như vậy có những cơ sở nhất định, nếu ngụ ý nói đến những hậu quả của chính sách "quyết đoán" mà ban lãnh đạo Trung Quốc thời trước đã tiến hành từ năm 2009, chủ yếu ở biển Hoa Nam (Biển Đông-Việt Nam - Kichbu).

Đáp lại những yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở biển Hoa Nam đã bắt đầu xuất hiện những lời kêu gọi  giúp đỡ từ một số quốc gia ven biển, trước hếtPhilippines và Việt Nam. Những lời kêu gọi đó đã được lắng nghe tại Washington và các chính khách hàng đầu của Mỹ, bất chấp những phát biểu của Trung Quốc không chấp nhận sự can thiệp của "các thế lực bên ngoài khu vực"  vào cuộc tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với các nước láng giềng đã thường xuyên đến tiểu vùng Đông Nam Á. Mức độ nghiêm túc của các ý đồ của Mỹ được nhấn mạnh bởi "việc khai thác" vùng biển Hoa Nam bởi Hạm đội 7 của Hoa Kỳ.

 Новость на Newsland: США не признали введенную Китаем зону ПВО

Ở Trung Quốc, rõ ràng, đã nhận thức ra rằng bằng những hành động của mình, họ tăng cường vị trí đối thủ địa chính trị chính trong tiểu vùng vô cùng quan trọng. Điều này chế định sự xuất hiện trong những tháng gần đây giọng điệu của ban lãnh đạo Trung Quốc trong quan hệ với các nước láng giềng phía nam.

Tuy nhiên , việc tăng cường sự hiện diện quân sự - chính trị ở biển Hoa Nam đã trở thành một việc đã rồi , và nó được xác nhận tiếp theo trong vụ việc xảy ra gần đây bởi việc di chuyển của tàu tên lửa của Mỹ "Cowpens " gần ở mức nguy hiểm với tàu sân bay "Liêu Ninh" của Trung Quốc  tham gia trong các cuộc diễn tập hủ lậu của Hạm đội Nam Hải của CHND Trung Hoa.

Những cơ sở cho ý kiến ​​rằng bằng việc áp đặt ADIZ, Trung Quốc đã phạm một sai lầm ngoại giao tiếp theo, được tạo ra bởi một số yếu tố. Bởi vì, trước hết, bên trong ADIZ quần đảo ngầm, về thực tế đang nằm dưới sự kiểm soát của Hàn Quốc (nhưng Trung Quốc có yêu sách lãnh thổ), thì điều này làm xấu đi mối quan hệ giữa Pekin và Seoul.

Trong khi đó, việc xác lập lòng tin trong quan hệ song phương trong những năm gần đây là một trong những thành tựu quan trọng của chính sách đối ngoại của CHND Trung Hoa, bởi vì nó ngăn chặn những nỗ lực nhiều năm của Washington để hình thành liên minh quân sự - chính trị ba bên, " Hoa Kỳ - Nhật Bản - Hàn Quốc".

Mặc dù trong những ý kiến ​​chính thức của BQP Trung Quốc cho hiểu rằng việc áp đặt ADIZ nhằm chống lại Nhật Bản (mối quan hệ có vẻ xấu đi một cách phức tạp), chứ không phải chống lại Hàn Quốc, mà ban lãnh đạo của quốc gia này có thể chỉ đơn giản không có lựa chọn nào khác là xích lại gần với Tokyo. Bất chấp tinh thần chống Nhật Bản đang gia tăng trong những người dân Hàn Quốc. Dù sao, đã xất hiện những thông tin về sự phối hợp những nỗ lực của cả hai nước để chống lại hành động quân sự của Trung Quốc có thể trong vùng không gian được đánh dấu bởi ADIZ.

 Новость на Newsland: Из-за чего сцепились Китай и Япония
Thứ hai, Nhật Bản , Hàn Quốc và Đài Loan không thừa nhận tính hợp pháp khu vực này của Trung Quốc, và máy bay của các công ty hàng không vận tải của họ đã phớt lờ những yêu cầu quy định của BQP Trung Quốc khi bay vào không phận ADIZ. Tất cả điều này cũng tạo cơ sở cho việc đánh giá các hoạt động của Trung Quốc là phản tác dụng.

Và, tuy nhiên, mặc cho các phí tổn hiện tại trong thấy của kế hoạch chiến thuật, cơ sở để ra quyết định áp đặt ADIZ, rõ ràng, là một thiết lập mục tiêu chiến lược. Điều này có vẻ như hoàn toàn có khả năng mặc dù rằng sau biểu hiện những hậu quả tiêu cực của quyết định này đối với Trung Quốc đã xuất hiện những thông tin về khả năng Pekin sẽ xác lập ADIZ ở ngay cả vùng biển Hoa Nam.

Đặc biệt, R. Laird (Robbin F. Laird) E. Timperleyk (Edward Timperlake) - chỉ các tác giả - của chuyên khảo mới xuất bản "Tái cơ cấu sức mạnh quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương"1, cũng đã chỉ ra các khía cạnh chiến lược của biện pháp này của Trung Quốc. Nó được xuất bản một tháng trước khi Trung Quốc áp đặt ADIZ và tự nhiên rằng trong một bài báo đặc biệt, các tác giả thấy cần thiết phát biểu về một trong những sự kiện chính trị khu vực đáng chú ý nhất trong thời gian gần đây.

Khi phân tích những động cơ và hậu quả hành động của BQP CHND Trung Hoa được thảo luận tại đây, họ xuất phát từ các khái niệm "Chiến lược tứ giác kéo dài " được giới thiệu trong cuốn sách, được tạo thành bởi bốn đồng minh khu vực quan trọng của Hoa Kỳ, tức là, Nhật Bản, Australia, Singapore và Hàn Quốc. Hiệu quả tam giác quyền lực thực sự của Mỹ  mà nó thành lập các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của Hoa Kỳ ( quần đảo Hawaii, đảo Guam ), cũng như tại Nhật Bản, chỉ có thể được đảm bảo trong điều kiện tự do đi lại trên biển và trong không gian của tứ giác nêu trên.

Như vậy, từ những quan điểm nêu trên, hành động áp đặt ADIZ của Trung Quốc nằm bên trong "tứ giác" đã nêu, có nghĩa là CHND Trung Hoa đang xây dựng cơ sở cho việc quyết định mục tiêu chiến lược quân sự của riệng họ. Nó được chế định bởi sự cần thiết phải phá vỡ trong  "tứ giác" này  tự do đi lại của các đơn vị chiến đấu và các tàu vận chuyển quân sự của các đối thủ trong khu vực. Nếu sự cần thiết này đột nhiên trở nên ấp bách.

 Новость на Newsland: Большие политические манёвры в АТР
Đặc biệt, nó có thể xảy ra nếu khả năng chịu đựng của Pekin để quan sát Đài Loan, thay vì trở lại trong lono của "mẹ-quê hương" hình thức này hoặc khác, ngày càng trở thành một nhà nước độc lập trên thực tế như thế nào, sẽ cạn kiệt. Là điều trực tiếp mâu thuẫn với những mục tiêu cuối cùng của chính sách của CHND Trung Hoa về việc phát triển quan hệ kinh tế và văn hóa với Đài Loan.

Trong trường hợp chuyển sang giải quyết vấn đề "khôi phục sự thống nhất của dân tộc" bằng các biện pháp phi hòa bình, điều đã được tính trước bằng văn kiện pháp lý của Quốc hội Trung Quốc năm 2005, nhiệm vụ ngăn chặn sự can thiệp vào cuộc xung đột của Hoa Kỳ (chắc chắn, cùng với Nhật Bản) sẽ trở nên vô cùng cấp thiết.

Trái ngược với ý kiến phổ biến rằng mục đích chính của việc áp đặt ADIZ của Trung Quốc là các đảo Senkaku/Điếu Ngư, vì giành quyền sở hữu chúng mà Trung Quốc tranh chấp với Nhật Bản, pgiám đốc ấn phẩm của tạp chí điện tử The Diplomat Zachary Keck tin rằng mục tiêu chính chính xác Đài Loan.

 Новость на Newsland: Die Welt. Китай демонстрирует силу
Nếu những suy đoán nói trên của các chuyên gia gần với sự thật, thì điều này có nghĩa là việc thành lập ADIZ của Trung Quốc biển Hoa Đông cho thấy sự lựa chọn chiến lược chính trị của Pekin để chống lại những mưu đồ của các đối thủ trong khu vực nhằm hạn chế tự do hành động riêng của mình trong không gian tiếp giáp với lãnh thổ của CHND Trung Hoa. Đúng hay không, sự phát triển tiếp theo của các sự kiện sẽ chứng minh sự lựa chọn này.

Tuy nhiên, bây giờ không còn nghi ngờ rằng những rủi ro đáng kể sẽ đồng hành với sự lựa chọn chiến lược chính trị quân sự truyền thống điển hình đối với Trung Quốc "giáo mác chọi giáo mác". Ví dụ, một số thành viên của giới tinh hoa chính trị của Đài Loan đã nói về sự cần thiết phải bảo vệ ADIZ của riêng mình, cũng như về sự liên kết với Nhật Bản Hàn Quốc để đối phó với những hành động quân sự có thể của Trung Quốc.

Cuối cùng, không thể không nhận thấy rằng không nên đánh giá thấp khả năng tư duy chiến lược của ban lãnh đạo Trung Quốc - một quốc gia lịch sử kéo dài không phải là một thiên niên kỷ. Trong tình hình khá cùng quẫn hiện nay (một mức độ lớn là hậu quả của cả những sai lầm của riêng họ), CHND Trung Hoa, rõ ràng, không có những chiến lược "tốt" và buộc  phải lựa chọn  giữa "xấu" và "rất xấu".

* Vladimir Terekhov, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Trung tâm Châu Á và Trung Đông của Viện Nghiên cứu chiến lược Nga, dành cho các tạp chí trực tuyến "Novoie Vostochnoe Obozrenie".

Trung Quốc: các quan chức đang cố cất giấu tiền tham nhũng như thế nào

Китай, коррупция, чиновник, управление, Beijing Times, статья, полиция, взятка, доллар, миллион

Ма Tszyunfeya, nguyên phó giám đốc Sở đường sắt Hokh-Khoto ở Nội Mông thường phải vò tai vắt óc xem cất giấu tiền của do nhận hối lộ vào đầu. Photo: weibo.com


Как китайские чиновники пытаются скрыть похищенные средства


Kichbu theo politobzor.net

Đối với Ma Tszyunfeya, nguyên pgiám đốc Sở đường sắt Hokh-Khooto ở Nội Mông, vấn đề không chỉ là nhận hay không nhận hối lộ, mà là ở chỗ giấu tiền nhận hối lộ vào đâu.
Mỗi ngày, Ma nhận được khoảng $ 30 nghìn tiền bẩn. Thực tế này được phanh phiu khi cảnh sát tìm thấy ông ta trên $ 21 triệu tiền mặt. Vào tháng Mười Hai năm ngoái, quan chức 44 tuổi đã bị kết án tử hình với gia hạn hai năm.

Tham nhũng hiện  tràn lan ở Trung Quốc, , tính đến rằng hầu hết các khoản hối lộ được đưa bằng tiền mặt, các quan chức nghĩ ra nhiều cách khác nhau để che giấu thu nhập bất chính của họ.

Như đã nói trong bài báo ngày 4 tháng Một trên Beijing Times của Trung Quốc, để thực hiện điều này sử dụng các lớp lót quần cũng như các tài khoản bí mật ở nước ngoài.

Nếu Ma Tszyunfey thực hiện một số nghiên cứu đơn giản, như Beijing  Times nhận xét một cách châm biếm, thì ông đã có thể  biết được rất nhiều "phương pháp tiên tiến để che giấu tiền" được sử dụng bởi các quan chức tham nhũng khác.
Các quan
chức tham nhũng giấu tiền của họ bất cứ nơi nào: trong gối, dưới giường, trong lớp bí mật của quần áo, hệ thống thông gió, cũng như trong các thùng đựng gạo ở nhà bếp. Họ tìm thấy một số quan chức vàng miếng giấu trong các bức tường của ngôi nhà. Tất nhiên, cách tốt nhất là giấu tiền ở nước ngoài.

Syui Tsiyao, trưởng ban xây dựng tỉnh Giang Tô đã chiếm đoạt $655 nghìn xếp cúng vào các túi polietilen và đem giấu vào các hốc cấyhố phân và ngoài ruộng lúa.
Những h
ành vi tham nhũng của Hô Fanyuya ở tỉnh Quý Châu vị phanh phui khi một chiếc quần của ông bị kẻ cắp cuỗm mất đã được cánh sát địa phương kiểm tra. Sau khi tên trộm lộn trái các túi, nó vất chiếc quần. Học sinh phổ thông đã phát hiện chiếc quần và chuyển cho Sở Công an. Cảnh sát đã phát hiện túi quần hai lớp : bên trong có bốn tờ sec khoảng $7000, có chữ ký của Hô. Các nhà chức trách đẫ tiến hành điều tra đối với ông Hô, và người này  lãnh án 11 năm.
Cũng có cả những trường hợp bất thường khác các quan chức tham nhũng che đậy những khoản tiền của mình như thế nào. Giám đốc công an tỉnh Giang Tây đã giấu tiền trong các đường ống, còn một cựu quận trưởng ở Thiên Tân cất giữ tiền trong dạ dày của .

VÔ CẢM CÒN LÀ BỞI CHÚNG TA NỮA


Ơ thế có chuyện phụ nữ có thể hiếp dâm đàn ông được à, mà hiếp đến ba bốn chục lần một ngày, đến nỗi các anh tài xế tắc xi khỏe mạnh phải lê lết. Thế cái bọn bị hiếp ấy không biết kháng cự à (nếu đúng bị hiếp), không biết gọi điện thoại kêu cứu à, không biết bỏ chạy à, sau đấy không biết tố cáo à?
---------




          Mấy hôm nay chúng ta liên tiếp đọc những cái tin rất kinh hoàng trên báo chí. Trước tiên là tin “Kiều nữ hiếp dâm” ở Hải Dương. Tốc độ lan truyền của cái tin quái gở này nó lan đến chóng mặt. Người đọc bị truyền thông khống chế một thời gian thì mới dần tỉnh lại mà ngơ ngác: Ơ thế có chuyện phụ nữ có thể hiếp dâm đàn ông được à, mà hiếp đến ba bốn chục lần một ngày, đến nỗi các anh tài xế tắc xi khỏe mạnh phải lê lết. Thế cái bọn bị hiếp ấy không biết kháng cự à (nếu đúng bị hiếp), không biết gọi điện thoại kêu cứu à, không biết bỏ chạy à, sau đấy không biết tố cáo à? Rồi ngay tác giả bài báo cũng bảo: tôi cũng là nạn nhân. Chuyện hoang đường thế nhưng vì là báo nhà nước in nên phải tin. Báo chí còn chịu khó đi phỏng vấn mấy ông ở ban lãnh đạo tắc xi Mai Linh Hải Dương, rồi cả mấy ông cán bộ phường xóm nữa. Rồi nữa, chả biết căn cứ vào đâu mà tác giả gọi người phụ nữ này là “kiều nữ” để rồi cái tên “kiều nữ hiếp dâm” trở thành danh từ riêng. Bây giờ thì “kiều nữ” ấy đang làm một việc chị thấy cần làm, phải làm, là kiện tờ báo ấy.
          Sau “Kiều nữ” thì đến cái tin kinh hoàng hơn “con gái cùng cậu ruột cắt chân mẹ trong bệnh viện”. Báo chí đổ xô vào. Sau này có một số báo cải chính: cô gái ngồi cùng cậu nhưng không biết việc cậu làm, không tham gia cắt chân mẹ. Báo thì nói cô ngồi đấy nhưng ngủ gật, báo bảo cô dùng tay đút vào mồm mẹ để mẹ không cắn lưỡi. Vấn đề là, chắc chắn tất cả chỉ nghe hơi đồ chõ, bởi việc cần nhất là lý giải, với con dao gọt trái cây làm sao mà có thể cắt rời chân một người đang sống, dẫu là sống thực vật, mà lại giữa bệnh viện có hàng mấy chục bệnh nhân và người nhà chăm bệnh, có cả y bác sĩ trực. Tất nhiên là đã có chuyện ấy xảy ra, nhưng nếu đưa tin có trách nhiệm thì phải lý giải được những điều sơ đẳng ấy, chứ không cứ đưa tin theo kiểu hỏi dò, phỏng đoán rồi tán thêm kiểu rùng rợn ấy. Một bác sĩ nói với tôi: nếu cắt kiểu cắt… chân gà ấy, chưa nói xương, chỉ cần động mạch nó ào máu ra thì đã lênh láng cả giường rồi. Một đồ tể thì bảo: cắt cũng rời được với điều kiện phải cắt theo khớp, tất nhiên là phải thực sự có nghề và vẫn phải có sự trợ giúp của dao to…
          Cũng hôm nay có mấy tờ báo đã đính chính: cái tin ông Jang Song Theak bị cháu mình xử tử bằng cách lột trần truồng (cùng với 5 người thân cận khác) rồi cho vào chuồng chó đói cho chó ăn thịt và bắt toàn bộ ban lãnh đạo Triều Tiên chứng kiến suốt mấy tiếng đồng hồ là… tin vịt, một số báo chúng ta đã… nuôi vịt giời.
          Và còn nhiều những cái tin dạng như thế nữa.
          Theo tôi đấy chính là những tin bài rất vô trách nhiệm, rất vô cảm với xã hội. Tôi cũng là người chơi blog, có facebook nữa, tức là của cá nhân, chỉ mình mình chịu trách nhiệm, thế mà cũng chưa bao giờ đưa tin hay bình luận kiểu như thế, huống gì đây là một tờ báo, có người viết nhưng còn có cả ban biên tập, có nhiều bộ phận chịu trách nhiệm nữa, thế mà những tin bài như thế vẫn xuất hiện, chứng tỏ chúng ta đang vô cảm tập thể. Điều này rất nguy hại, bởi nó tạo nên một hiệu ứng truyền thông, lấy sự tàn nhẫn giật gân, lấy sự ghê rợn, đau thương của người khác làm mồi câu nhử bạn đọc…
          Sự vô cảm đang đầu độc xã hội, làm cho xã hội lỏng lẻo, rạn nứt, thậm chí có những nguy cơ lớn hơn. Chống lại sự vô cảm, làm ấm lên tình người trong từng con người cụ thể là trách nhiệm chung của mọi tầng lớp xã hội, của các cơ quan có trách nhiệm, của từng chính sách cụ thể (ví dụ hiện nay người làm chứng hay tố cáo tội ác bị làm phiền bởi cơ quan công quyền khiến họ nản), và, có vai trò rất lớn của báo chí. Báo chí phải thổi lên được trong tâm hồn từng người ngọn lửa ấm của tính nhân văn và hướng thiện…
          Nhiều khi chúng ta vô tình (hay cố ý) tiếp tay cho sự vô cảm mà không biết!!!

Văn hóa ứng xử của người Việt qua vụ bạo loạn tại nhà máy Samsung Thái Nguyên (Việt Hoàng)

“…Phương pháp cai trị của chế độ cộng sản đặt trên hai chân chính là “dối trá và bạo lực”, kẻ nào không thể lừa dối được thì chính quyền dùng bạo lực để đối phó. Khuất phục bằng bạo lực thay cho thuyết phục. Xã hội Việt Nam ngày hôm nay đã trở nên dối trá và hung bạo một cách khó tưởng tượng…”
 
Sáng ngày 9/1/2014 tại nhà máy Samsung đóng tại tỉnh Thái Nguyên đã xảy ra một cuộc xung đột nghiêm trọng giữa một nhóm công nhân của nhà máy và tổ bảo vệ. Theo báo chí thì vụ việc bắt đầu từ một lý do rất đơn giản, một công nhân vì không đeo thẻ nên bảo vệ nhà máy không cho vào, lời qua tiếng lại dẫn đến việc công nhân đó bị tổ bảo vệ dùng roi điện đánh ngất xỉu. Sự việc đã gây bức xúc cho nhóm công nhân khiến họ lao vào tấn công lực lượng bảo vệ. Do yếu thế nên nhóm bảo vệ rút vào trong các công-te-nơ cố thủ và nhóm công nhân đã châm lửa và chất các xe máy xung quanh rồi đốt. Lực lượng công an cơ động được điều xuống hiện trường để vãn hồi trật tự đã bị các nhóm công nhân tấn công bằng những cơn mưa gạch đá.
Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên lập tức lên tiếng khẳng định rằng đây chỉ là mâu thuẫn nhất thời giữa nhóm công nhân và bảo vệ nhà máy chứ không liên quan gì đến công ty chủ quản là tập đoàn Samsung của Hàn Quốc. Việc chính quyền nhanh chóng lên tiếng trấn an các nhà đầu tư có lý do của nó. Trong năm 2013 nhiều ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tiếp tục bị phá sản, chỉ duy nhất khối FDI, tức là các nhà đầu tư nước ngoài là ít bị ảnh hưởng nhất vì họ có thị trường quốc tế và là những tập đoàn lớn và dày dạn kinh nghiệm. Tập đoàn Samsung là một trong số đó. Năm 2013 Samsung Việt Nam đã xuất khẩu hơn 23 tỉ đôla, tương đương gần 20% GDP của cả nước Việt Nam. Samsung đang mở rộng nhà máy ở Thái Nguyên với số tiền đầu tư lên đến 2,5 tỉ đôla trong giai đoạn đầu và dự kiến cho giai đoạn hai là 1,2 tỉ đôla, đưa tổ hợp Samsung tại Thái Nguyên trở thành nhà máy lớn nhất của Samsung trên thế giới.
Sự kiện xảy ra hôm 9/1/2014 đã làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam trong con mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Cho dù thực tế các doanh nghiệp FDI có xuất khẩu được nhiều tỉ đô la đi chăng nữa thì số tiền thuế mà họ đóng góp cho Việt Nam cũng không đáng là bao (Samsung xuất khẩu hơn 23 tỉ đô la trong năm 2013 nhưng chỉ đóng thuế 49 triệu đôla). Tuy nhiên mặt tích cực từ các doanh nghiệp FDI là đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân Việt Nam và du nhập tác phong làm việc trong môi trường công nghệ hiện đại, rất cần đến sự nghiêm túc và kỷ luật. Việt Nam chắc chắn còn cần và phụ thuộc vào khối doanh nghiệp FDI trong nhiều năm tới. Đặc biệt cần chú ý đến các nhà đầu tư từ Nhật bản, những người đang tìm kiếm môi trường đầu tư mới sau khi sóng gió giữa Nhật và Trung Quốc ngày càng nổi lên dữ dội và căng thẳng. Việt Nam có là điểm đến của các nhà đầu tư hay không còn phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của chính quyền Việt Nam.
Nguyên nhân nào đã dẫn đến sự cố đáng tiếc như trên? Theo chúng tôi thì chính văn hóa ứng xử của người Việt là nguyên nhân chính gây ra nhiều sự việc tương tự như vậy, trong quá khứ, hiện tại lẫn cả tương lai. Văn hóa đó là cái gì? Đó là thứ “văn hóa dối trá và bạo lực”. Thứ văn hóa này có nguồn gốc từ lịch sử, từ chính cái nôi Khổng Giáo. Con người của nền văn hóa đó bình thường thì rất hèn nhát, nhỏ bé vì “cái tôi” của mỗi người luôn bị xã hội lên án như là “chủ nghĩa cá nhân” ích kỷ, cần phải tiêu diệt… nhưng khi có nơi trú ẩn an toàn (trong đám đông) thì cái tôi, cái bản năng phản kháng (của mỗi người) bị đè nén lâu ngày lại bùng dậy dữ dội, nó trở nên vô cùng dã man và họ sẵn sàng sử dụng bạo lực một cách mù quáng, thậm chí mất đi nhân tính. Việc người dân các thôn làng đánh những kẻ trộm chó dã man cho đến chết là một ví dụ. Trong nền văn hóa Khổng giáo đó con người bắt buộc phải dối trá vì họ không thể sống với con người thật của mình được, họ phải suy nghĩ và nói năng theo lý lẽ của đám đông, của xã hội mà thực chất là họ phải sống và suy nghĩ theo mong muốn và sự áp đặt của chính quyền. Vì phải sống trong sự áp đặt thời gian quá lâu nên sự phản kháng và sự chịu đựng của người dân cũng sẽ bị dồn nén rất căng, khi có cơ hội nó sẽ bật rất mạnh.
Sau khi chế độ phong kiến tại Việt Nam sụp đổ thì chế độ cộng sản kế thừa và chủ nghĩa cộng sản thực chất là một chế độ phong kiến biến thái. Thay vì chấp nhận xã hội dân sự và những phản kháng ôn hòa của người dân để triệt tiêu đi những mầm mống nổi loạn trong mỗi con người (mang nặng văn hóa Khổng giáo) thì chính quyền Việt Nam tiếp tục chọn con đường là trấn áp mọi tiếng nói bất đồng dù ôn hòa nhất. Phương pháp cai trị của chế độ cộng sản đặt trên hai chân chính là “dối trá và bạo lực”, kẻ nào không thể lừa dối được thì chính quyền dùng bạo lực để đối phó. Khuất phục bằng bạo lực thay cho thuyết phục. Xã hội Việt Nam ngày hôm nay, sau 69 năm sống dưới “ánh sáng của đảng” đã trở nên dối trá và hung bạo một cách khó tưởng tượng. Người ta sẵn sàng giết người vì những lý do cực kỳ vớ vẩn như va chạm giao thông hay cãi cọ nhau. Bạo lực luôn được chính quyền sử dụng và khai thác một cách tối đa, nó luôn được chọn trước tiên thay vì phương pháp đối thoại để tìm tiếng nói chung. Cứ nhìn cách chính quyền Việt Nam đối phó với những người bất đồng chính quyền tại Việt Nam là thấy rõ. Nhà giáo Đinh Đăng Định bị ung thư giai đoạn cuối và dù được cộng đồng quốc tế lẫn dư luận tiến bộ Việt Nam yêu cầu nhiều lần nhưng chính quyền vẫn không chịu trả tự do cho ông. Hay mới đây nhất là việc ông Huỳnh Ngọc Tuấn, cựu tù nhân chính trị đến thăm anh Phạm Văn Trội đã bị công an xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Nội đánh gãy xương ức… Việc công an đánh chết dân khi bị mời đi làm việc đã không còn là chuyện hiếm mà đã trở thành chuyện thường ngày ở huyện. Trong khi đó những người bất đồng chính kiến luôn tìm cách đối thoại và cư xử rất ôn hòa đối với chính quyền, ông Huỳnh Ngọc Tuấn dù bị công an đánh gãy xương ngực nhưng thái độ ông vẫn bình tĩnh, không hề kêu gọi báo thù bằng bạo lực. Ngay cả chúng tôi, khi nghe tòa tuyên án ông Dương Chí Dũng tử hình cũng không hề thấy vui, ngược lại còn thấy buồn vì thương cho những đứa trẻ sắp bị mất cha, cho người vợ phải mất chồng. Đó là điều không ai muốn. Dương Chí Dũng cũng chỉ là nạn nhân của chế độ mà thôi. Do chính quyền luôn dùng bạo lực để đối phó với người dân, nên người dân cũng đã phản ứng lại chính quyền bằng… bạo lực. Chuyện người dân tấn công công an hay đập phá các các nhà máy, công ty không còn là chuyện lạ. Nhà dột từ nóc, bạo lực sinh ra bạo lực, chính quyền thế nào thì người dân như thế ấy…
Không có đa đảng, không có tự do báo chí và không có xã hội dân sự, không có đảng đối lập để giám sát chính quyền thì những bất công, tham nhũng, bạo lực và sự dối trá tại Việt Nam sẽ không bao giờ chấm dứt. Một đảng không thể nào tự sửa chữa để hoàn thiện được mình, phải có sự xuất hiện của các đảng phải đối lập, ôn hòa và có trách nhiệm để làm đối trọng. Có thế mới có thể tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đảng chính trị và đảng cầm quyền mới có thể hành xử một cách văn minh, tôn trọng con người và nhất là chấm dứt việc sử dụng bạo lực một cách tràn lan như hiện nay. Đối thoại và minh bạch sẽ thay cho bạo lực và dối trá. Việc góp công sức và sự ủng hộ của người dân Việt Nam, đặc biệt là từ giới trí thức Việt Nam trẻ cho việc hình thành một tổ chức đối lập dân chủ là việc không thể trì hoãn lâu hơn được nữa. Xã hội Việt Nam đã bị dồn nén quá chặt và quá lâu rồi, nếu không có cách tháo van một cách an toàn thì cả xã hội sẽ bùng nổ và đổ vỡ là điều sẽ phải đến, dù không ai muốn.
Việt Hoàng
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét