Việt Nam và chiến lược quốc tế hóa Biển Đông
Bên cạnh Ấn Độ, Việt Nam đang nhắm mục tiêu đưa Nga vào đầu tư tại lô dầu có tranh chấp với Trung Quốc. Trong thời gian qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có những cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội vào ngày 12 tháng Mười một năm 2013. Putin nói rằng Việt Nam và Nga sẽ cùng nhau hợp tác thăm dò các lô dầu khí ngoài khơi, đồng thời làm sâu sắc thêm mối quan hệ quân sự giữa hai nước trong tương lai.
Ngoài ra, chính phủ Ấn Độ đã có những khoản đầu tư khá lớn trong các dự án khai thác năng lượng ở Biển Đông. Qua thông tin và quá trình đầu tư quốc tế, Ấn Độ trước đó đã có ba khối đầu tư trong khu vực biển Việt Nam có tổng giá trị khoảng 360 triệu USD và được tiến hành bởi các công ty thuộc ONGC Videsh Ltd (OVL).
Mặc dù có những vấn đề khó khăn phát sinh nhưng Ấn Độ đã quyết định không rút khỏi khối 128 vì lí do địa chiến lược, trong đó bao gồm phía Việt Nam yêu cầu Ấn Độ ở lại thêm hai năm. Trong khi đó, hoạt động nén khí tự nhiên trong khối 6.1 từ năm 2003 của Ấn Độ vẫn được tiếp diễn, khu vực 6.1 hiện không nằm trong vùng biển có tranh chấp. Ấn Độ đã tiếp tục khai thác khu vực có khoảng 2 tỷ mét khối khí đốt trong năm 2011–2012, tính đến thời điểm hiện tại thì Ấn Độ đã đạt khoảng 45% sự tham gia trong hoạt động khai thác này.
Trong khi Trung Quốc không phản đối việc Việt Nam và Ấn Độ khai thác khối sinh lợi 6.1 thì Bắc Kinh lại phản đối việc Ấn Độ tham gia thăm dò khối 127 và 128. Bắc Kinh đã có những áp lực lên công ty trong nước nhằm không bán thiết bị cho Ấn Độ và có những quấy rối được cáo buộc bởi tàu chiến Ấn Độ, INS Airavat, vốn đã quá cảnh trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông.
Sau cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Manmohan Singh và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm cấp cao tới Ấn Độ, tám thỏa thuận giữa hai bên đã được kí kết. Trong Biên bản Ghi nhớ có nhắc đến 7 khối dầu trong Biển Đông luôn chào đón Ấn Độ vào thăm dò – bao gồm ba khối thuộc chủ quyền Việt Nam – và Hà Nội cũng chào đón các nước Trung Á khác mà cả Hà Nội lẫn New Dehli đều có mối quan hệ chính trị khá tốt.
Trong các khối được cung cấp để chào đón đầu tư, OVL của Ấn Độ sẽ không phải trải qua các vòng đấu thầu để đạt được quyền thăm dò tại các khối có giá trị cao nhất. Thay vào đó, sẽ có lời đề nghị trực tiếp để chia sẻ quyền sản xuất được đàm phán theo luật dầu khí Việt Nam. Bên cạnh Ấn Độ, Hà Nội cũng sẽ nhắm đến Nga và Nhật Bản để góp phần chống lại áp lực từ Trung Quốc.
Những động thái của Hà Nội trong thời gian qua đã gây ra khá nhiều cản trở cho các chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Những thay đổi trong thời gian vừa qua đã nói lên một đảm bảo rằng, ‘chiến lược 24 chữ’ của Đặng Tiểu Bình – chiến lược đã áp dụng trong tất cả các mặt như chính sách đối ngoại và an ninh – đã phát triển thành một sự thôi thúc cả trong việc tuyên bố chủ quyền.
Lãnh đạo mới của Trung Quốc – Tập Cận Bình – có những tham vọng lớn trong việc thiết lập quyền lực liên quan đến chính trị quốc gia, và xem những hành động kiên quyết liên quan tới Biển Đông sẽ ảnh hưởng và mang lại khá nhiều “lợi ích cốt lõi” cho Trung Quốc.
Chính vì thế, không thể khó tưởng tượng nếu chiến lược quốc tế hóa Biển Đông của Việt Nam đã làm Trung Quốc không thoải mái với tình hình hiện nay. Trung Quốc sẽ thực sự gây khó dễ cho bất kì “quyền lực bên ngoài” nào có tham vọng tham gia vào Biển Đông, mặc dù lực lượng chính của Bắc Kinh đang hoạt động tại Ấn Độ Dương. Trong khi đó, Việt Nam càng ngày nhận rõ ý nghĩa chiến lược của việc quốc tế hóa sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới cục diện Biển Đông trong tương lai.
Các quốc gia được xem có khả năng kìm lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc đang được Hà Nội chú ý và có những hoạt động ngoại giao khá ý nghĩa. Họ có thể trở thành những bức tường thành chống đỡ cho Việt Nam trong việc chống lại thái độ ngày càng bá quyền của Trung Quốc. Hoa Kỳ, Nga và Ấn Độ là những nước phù hợp nhất để tham gia vào kế hoạch trò chơi của Việt Nam.
P. K. Ghosh, Observer Research Foundation/EAF
Bảo Anh chuyển ngữ, CTV Phía Trước
________
Tiến sĩ P.K. Ghosh là thành viên cao cấp tại Quỹ Nghiên cứu Observer có trụ sở tại New Delhi và là cựu đồng chủ tịch Tập đoàn Nghiên cứu Quốc Tế CSCAP chuyên về An ninh Hàng hải.
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
Luận cứ của Việt Nam Cộng Hòa được trích từ tập san HOÀNG SA – LÃNH THỔ VIỆT NAM CỘNG HÒA do Bộ DV&CH, VNCH xuất bản tháng 3/1974. Xin chân thành cám ơn anh Đinh Thanh Nguyện đã gởi tặng tài liệu quý báu này.
***
Hoàng Sa là lãnh thổ Việt Nam đã được xác nhận bằng những yếu tố lịch sử, pháp lý và thực tế đúng với những nguyên tắc quốc tế.
-Trên phương diện lịch sử người Việt Nam đã khám phá và khai thác những đảo này trước nhất.
-Trên phương diện pháp lý, sự khám phá phải kèm theo một ý chí muốn xác định quyền sở hữu của quốc gia trên hải đảo. Điều này đã được xác nhận bằng sự kiện Việt Nam là quốc gia đầu tiên và duy nhất thiết lập cơ sở cai trị trên đảo.
-Tiếp theo đó trên thực tế việc chiếm hữu của Việt Nam được minh định bằng sự hiện diện và hành xử liên tục chủ quyền quốc gia tại quần đảo.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
________
Tiến sĩ P.K. Ghosh là thành viên cao cấp tại Quỹ Nghiên cứu Observer có trụ sở tại New Delhi và là cựu đồng chủ tịch Tập đoàn Nghiên cứu Quốc Tế CSCAP chuyên về An ninh Hàng hải.
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
Luận cứ của Việt Nam Cộng Hòa
Phay Van blog
***
Hoàng Sa là lãnh thổ Việt Nam đã được xác nhận bằng những yếu tố lịch sử, pháp lý và thực tế đúng với những nguyên tắc quốc tế.
-Trên phương diện lịch sử người Việt Nam đã khám phá và khai thác những đảo này trước nhất.
-Trên phương diện pháp lý, sự khám phá phải kèm theo một ý chí muốn xác định quyền sở hữu của quốc gia trên hải đảo. Điều này đã được xác nhận bằng sự kiện Việt Nam là quốc gia đầu tiên và duy nhất thiết lập cơ sở cai trị trên đảo.
-Tiếp theo đó trên thực tế việc chiếm hữu của Việt Nam được minh định bằng sự hiện diện và hành xử liên tục chủ quyền quốc gia tại quần đảo.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét