Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

Ngày 11/1/2014 - Ban Nội chính 'nắm Ngân hàng Nhà nước' - Thời điểm đưa Trung Quốc ra tòa 'đã chín muồi' - Mỗi lần ước mất đi một góc

  • Tổng tham mưu trưởng quân đội thăm Kilo Hà Nội ở Cam Ranh (BaoMoi) - Sáng 10/1, tại TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đoàn công tác Bộ Tổng tham mưu đến thăm, kiểm tra các đơn vị Hải quân tại căn cứ Cam Ranh.
  • Sinh viên Đà Nẵng hướng về Hoàng Sa (BaoMoi) - (PetroTimes) - Sinh viên Đại học Đà Nẵng đã được xem lại những bức ảnh về quần đảo Hoàng Sa thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, trước và sau khi bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép.
  • Amanoi Resort khu nghỉ dưỡng cao cấp mới nhất tại Việt Nam (BaoMoi) - Nép mình duyên dáng bên bờ đại dương, nhìn xuống làn nước biếc xanh của Biển Đông, Amanoi là khu nghỉ dưỡng cao cấp và mới nhất tại Việt Nam vừa được Tập đoàn khách sạn nghỉ dưỡng Aman đưa vào khai thác. Amanoi resort tọa lạc trên một bãi biển cát trắng hoang sơ tuyệt đẹp nhìn ra Vịnh Vĩnh Hy thuộc tỉnh Ninh Thuận.
  • Trung Quốc và chiến lược thách thức quốc tế (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Trong khi tình hình biển Đông đang có phần lắng dịu giữa lúc các nước tranh chấp đang thương thuyết để đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) với Trung Quốc, Bắc Kinh lại dội gáo nước lạnh vào mọi nỗ lực này.
  • Nhật tìm sự ủng hộ của Pháp về Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - TTO - Pháp và Nhật Bản hôm 9-1 cam kết tăng cường các mối quan hệ quân sự trong bối cảnh Tokyo đang tranh thủ sự ủng hộ của Paris trong cuộc chiến tranh chấp trên biển Hoa Đông với Trung Quốc, vốn đang xuất hiện những căng thẳng mới.
  • Tổng thống Pháp đòi kiện báo Closer vì tiết lộ người tình bí mật (RFI) - Tổng thống Pháp François Hollande hôm nay 10/01/2014 cho biết dự định khởi kiện tuần báo Closer vì xâm phạm cuộc sống riêng tư, sau khi tuần báo này đăng phóng sự dài 7 trang cùng với nhiều hình ảnh, nêu ra mối quan hệ của ông với nữ diễn viên Julie Gayet trong số báo phát hành ngày hôm nay. Tiết lộ này mở ra một mặt trận mới đối với ông Hollande, trong khi ông đang phải đối đầu với nhiều khó khăn chính trị.
  • Khó khăn và hy vọng cho kinh tế VN (BBC) - Ngân hàng HSBC kỳ vọng khu vực xuất khẩu sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay, dù cho rằng nhu cầu nội địa vẫn còn yếu kém.
  • Các phe ở Nam Sudan ‘sắp đàm phán’ (BBC) - Hàng nghìn người đang bỏ chạy khỏi thành phố Bentiu, Nam Sudan, trước lo ngại chính phủ sẽ mở một cuộc tấn công để giành lại khu vực giàu dầu mỏ từ phiến quân.
  • Thăm ngôi làng ủng hộ Thaksin (BBC) - Cơ quan chống tham nhũng của Thái Lan cho hay sẽ truy tố 308 dân biểu, đa số thuộc đảng cầm quyền, về tội tìm cách sửa đổi Hiến pháp.
  • Trung Quốc đang gây leo thang căng thẳng (BaoMoi) - Ngày 10-1, Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố bác bỏ quy định mới phi lý của tỉnh Hải Nam (áp dụng từ ngày 1-1) yêu cầu tàu cá nước ngoài phải xin phép Trung Quốc (TQ) nếu muốn đánh bắt hay khảo sát trong vùng biển mà tỉnh này tùy tiện cho rằng tỉnh đang quản lý (2/3 biển Đông).
  • Phản đối quy định mới của Trung Quốc về đánh bắt cá ở Biển Đông (BaoMoi) - Gần đây, Ủy ban Thường vụ Nhân dân tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã thông qua "Dự thảo sửa đổi Biện pháp thực hiện Luật Ngư nghiệp nước CHND Trung Hoa của tỉnh Hải Nam" và có hiệu lực từ ngày 1-1-2014. Theo đó, người nước ngoài và tàu cá nước ngoài "tự ý" đi vào vùng nước tỉnh Hải Nam quản lý để thực hiện sản xuất ngư nghiệp và các hoạt động điều tra tài nguyên nghề cá sẽ bị xua đuổi, có thể bị tịch thu tài sản, xử phạt hành chính. Ngày 24-12-2013, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã ra thông báo về thời gian nghỉ đánh bắt cá bằng lưới tại một số khu vực thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Phía Trung Quốc mới đây cũng cho ra mắt trang mạng và tờ báo in đầu tiên của cái gọi là "Thành phố Tam Sa"; nâng cấp cải tạo trạm khí tượng tự động ở một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa...
  • Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ đời sống xã hội (BaoMoi) - Những năm gần đây, ngành công nghệ thông tin (CNTT) không dừng lại ở các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản hoặc quan tâm đào tạo nguồn nhân lực. Nắm bắt nhu cầu ngày càng lớn của các ngành và địa phương, đội ngũ những người làm công nghệ thông tin không ngừng phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực này nhằm phục vụ tốt hơn đời sống xã hội.
  • Áp đặt của Trung Quốc tại biển Đông: Bất hợp pháp và vô giá trị (BaoMoi) - Ủy ban Thường vụ Nhân dân tỉnh Hải Nam, Trung Quốc vừa qua đã thông qua “Dự thảo sửa đổi Biện pháp thực hiện Luật Ngư nghiệp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của tỉnh Hải Nam”, có hiệu lực từ 1-1-2014. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định yêu sách và việc làm đơn phương mà Trung Quốc áp đặt tại biển Đông là bất hợp pháp và vô giá trị.
  • “Câu giờ” (BaoMoi) - “Từ ngày 1-1-2014, tàu cá nước ngoài đi vào vùng biển do tỉnh Hải Nam quản lý để đánh bắt cá hoặc thực hiện các hoạt động điều tra tài nguyên ngư nghiệp tại đây phải được sự cho phép của cơ quan quản lý có liên quan thuộc chính phủ Trung Quốc”.
  • Trung Quốc khiêu khích ở biển Đông (BaoMoi) - Trong thời gian ngắn hoặc trung hạn, Trung Quốc không thể duy trì liên tục việc kiểm soát đánh bắt trên một vùng biển rộng lớn như biển Đông
  • Những thách thức hàng hải mới đối với châu Á-TBD (BaoMoi) - Ngày 10/1, tại khách sạn “Le Meridan” ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ đã diễn ra cuộc hội thảo bàn tròn với chủ đề “Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc và những thách thức hàng hải mới đối với châu Á-Thái Bình Dương và cấu trúc an ninh biển Đông” (Chinese ADIZ and New Maritime Challenges to Asia-Pacific & SCS Security Architecture).
  • Nhật Bản muốn giải quyết bất đồng ở biển Hoa Đông (BaoMoi) - Trả lời phỏng vấn hãng tin PTI nhân kết thúc chuyến thăm Ấn Độ, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản I-chư-nô-ri Ô-nô-đê-ra nhấn mạnh, đối thoại là cách duy nhất để giải quyết bất đồng sau khi Trung Quốc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) gây tranh cãi trên biển Hoa Đông. Những tranh chấp lãnh hải gần đây trong khu vực này phải được giải quyết thông qua đối thoại và luật pháp quốc tế.
  • Biển Đông ‘dậy sóng’ ngay đầu năm 2014 (BaoMoi) - Theo Đài tiếng nói nước Nga ngày 10/1, việc Trung Quốc áp đặt quy định mới về đánh bắt cá trên Biển Đông đã nhân được phản ứng gay gắt từ Philippines và Mỹ. Đài này nhận định hành động của Bắc Kinh sẽ làm tăng xác suất xảy ra sự cố tại Biển Đông trong thời gian tới.
  • Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy những việc làm sai trái (BaoMoi) - Gần đây, Ủy ban Thường vụ Nhân dân tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã thông qua “Dự thảo sửa đổi Biện pháp thực hiện Luật Ngư nghiệp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của tỉnh Hải Nam” và có hiệu lực từ 1/1/2014.
  • Khẩn trương ứng phó với thời tiết nguy hiểm trên biển (BaoMoi) - (VOH) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của không khí lạnh nên vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực phía Bắc Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8; biển động.
  • Philippines lên án quy định mới về đánh cá của Trung Quốc (BaoMoi) - Ngày 10/1, Philippines đã lên án việc Trung Quốc áp đặt quy định mới về đánh bắt cá ở Biển Đông, theo đó buộc các tàu cá nước ngoài phải xin phép nhà chức trách Trung Quốc trước khi thực hiện các hoạt động đánh bắt cá trong một khu vực rộng lớn ở Biển Đông.
  • Philippines lên án lệnh cấm đánh bắt ở biển Đông của Trung Quốc (BaoMoi) - (TNO) Ngày 10.1, Philippines lên án lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông của Trung Quốc. Lệnh này buộc các tàu cá nước ngoài phải xin phép chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) nếu muốn hoạt động nghề cá tại khu vực mà Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền, vốn bao phủ gần trọn biển Đông.

Đài Loan, Philippines bác yêu cầu xin phép của TQ, sẵn sàng dùng QĐ

http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Dai-Loan-Philippines-bac-yeu-cau-xin-phep-cua-TQ-san-sang-dung-QD-post137031.gd
Hồng Thủy 10/01/14 07:00
(GDVN) – Đài Loan cho biết hòn đảo này không công nhận quy định của Bắc Kinh yêu cầu tàu cá nước ngoài phải “xin phép” (?!) họ khi đánh bắt ở Biển Đông.

Philippines biểu tình chống Trung Quốc leo thang bành trướng ở Biển Đông mà Manila gọi là biển Tây Philippines.
Kyodo News ngày 9/1 đưa tin, Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết hòn đảo này không công nhận quy định của Bắc Kinh yêu cầu tàu cá nước ngoài phải “xin phép” (?!) họ khi đánh bắt ở Biển Đông.
Cơ quan lập pháp tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã ban hành cái gọi là quy định trong đó ra lệnh cho các tàu cá, tàu khảo sát các nước khác phải được sự “chấp thuận” của “cơ quan chức năng sở tại” khi hoạt động trong phạm vi đường lưỡi bò, khoảng 85% diện tích Biển Đông, một động thái leo thang phi lý, phi pháp và kệch cỡm.
Trong đó giới chức Hải Nam đe dọa, những ai không theo “quy định” do họ áp đặt sẽ phải đối mặt với hình phạt nặng, bao gồm bắt giữ và tịch thu tàu thuyền, ngư cụ, trang thiết bị và thủy hải sản, thậm chí là “truy tố” theo luật pháp Trung Quốc.
Tuy nhiên Đài Loan cũng tham vọng ngông cuồng không khác gì Bắc Kinh khi đòi yêu sách “chủ quyền” với 85% diện tích Biển Đông, trong đó bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, thậm chí là vùng kinh tế đặc quyền và thềm lục địa các nước ven Biển Đông.
Xung quanh hành vi này của Trung Quốc, từ Manila, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Peter Galvez khẳng định, Philippines đã sẵn sàng bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế kéo dài 200 hải lý từ bờ biển nước này mà họ đã tuyên bố (trong đó có chồng lấn một phần khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam).
“Tất cả các nước được tự do thực thi các quy định về đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của mình (được xác định theo UNCLOS và các quy định, thông lệ của luật pháp quốc tế). Bộ Quốc phòng Philippines sẵn sàng hỗ trợ việc thực thi các quy tắc hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế của mình”, Galvez cho biết.
“Chúng tôi sẽ thực thi việc bảo vệ các nguồn tài nguyên của chúng tôi”, Galvez nói thêm.
“Philippines đang tiếp tục chương trình hiện đại hóa của mình. Chúng tôi đang mua trang thiết bị để cải thiện năng lực tuần tra, bảo vệ lãnh thổ quốc gia. Chúng tôi đang tăng cường máy bay và tàu để có thể xử lý tình huống đặc biệt này”, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết.

Thời điểm đưa Trung Quốc ra tòa 'đã chín muồi'

Thời điểm để Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế nhằm đòi chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa ở Biển Đông đã chín muồi, theo quan điểm của một luật gia và cựu quan chức Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam.

Người dân xuống đường ở Hà Nội phản đối động thái của Trung Quốc trên Biển Đông.

Hà Nội đã có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử về chủ quyền biển đảo đối với các vùng lãnh thổ nói trên ở Biển Đông và chỉ cần khẳng định bản lĩnh để đưa Bắc Kinh ra tài phán quốc tế, theo PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, nguyên Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ.

Hành động pháp lý này vẫn cần được tiến hành sớm nhất ngay cả khi Trung Quốc được dự báo sẽ có động thái đáp lại là bác bỏ, lẩn tránh tranh tụng tại các phiên tòa quốc tế và gây các áp lực chính trị với Việt Nam, ông Giao nói thêm.

Vẫn theo quan chức này, Trung Quốc đang có những hành vi mang tính chất 'bành trướng và đế quốc mới', muốn 'lập lại trật tự khu vực' khi mới đây tuyên bố bắt buộc các tàu bè vào khu vực rộng hơn 2/3 Biển Đông phải xin phép, sau khi đã tuyên bố vùng cấm bay ở Biển Hoa Đông và chưa thu hồi bản đồ 'đường lưỡi bò' dù đã bị quốc tế, khu vực chỉ trích.

Về thời điểm của hành động pháp lý đòi chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa mà năm nay sẽ đánh dâu tròn 40 năm sự kiện của cuộc cưỡng chiếm, một chuyên gia từng nghiên cứu về pháp lý chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông từ Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng Việt Nam nên đưa hồ sơ đòi chủ quyền ra quốc tế 'càng sớm càng tốt.'




Thời điểm này là thời điểm đã cần thiết phải đứng ra rồi. Cần thiết phải có những động thái về mặt chính trị, pháp lý mạnh mẽ hơn nữa trong quan hệ quốc tế đối với Trung Quốc"

PGS. TS Hoàng Ngọc Giao
Giáo sư Nguyễn Đăng Dung nói Việt Nam đã 'quá chậm' khi chưa trình hồ sơ lên Tòa án Quốc tế và cho rằng điều này là bất lợi cho Việt Nam, trong khi có lợi cho phía 'người chiếm hữu' vì theo ông càng "để lâu cứt trâu hóa bùn'".

'Nay là thời điểm'

Trước hết, hôm 10/1/2014, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao nói với BBC nay là thời điểm Việt Nam phải 'mạnh mẽ' hơn trong hành động pháp lý đòi chủ quyền.

Ông nói: "Chính quyền Việt Nam hiện nay, với nguyện vọng của dân tộc, nhân dân Việt Nam hiện nay, mạnh mẽ hơn nữa, tôi nghĩ thời điểm này, đã đến lúc cần phải mạnh mẽ hơn và cần phải khẳng định cái bản lĩnh của dân tộc Việt Nam đứng trước một nguy cơ xâm phạm bờ cõi Tổ tiên để lại,

"Thời điểm này là thời điểm đã cần thiết phải đứng ra rồi. Cần thiết phải có những động thái về mặt chính trị, pháp lý mạnh mẽ hơn nữa trong quan hệ quốc tế đối với Trung Quốc."

'Đã đủ chứng cứ pháp lý đưa TQ ra tòa'
Ông Giao cho rằng về mặt các căn cứ để đòi chủ quyền, Việt Nam hoàn toàn có thể 'yên tâm'.

Ông nói: "Cụ thể hồ sơ về Hoàng Sa, Trường Sa, các nhà nghiên cứu lịch sử, cũng như các chuyên gia pháp luật đều có những nghiên cứu và đều có đánh giá chung rằng về căn cứ pháp lý về chủ quyền lãnh thổ, Việt Nam hoàn toàn đầy đủ căn cứ pháp lý,

"Về mặt lịch sử, về mặt pháp lý, cũng như về mặt chiếm hữu thực sự hữu hiệu, dưới góc độ công pháp quốc tế là hoàn toàn Việt Nam có đủ căn cứ và Việt Nam có thể hoàn toàn yên tâm."

PGS. TS. Hoàng Ngoc Giao nói VN nên theo Philippines sử dụng Tòa án Luật Biển Quốc tế để đấu tranh
Theo nhà luật học, để đương đầu với khả năng Trung Quốc bác bỏ đàm phán, từ chối hợp tác trong tranh tụng và né tránh xuất hiện trước Tòa án Công lý Quốc tế, Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm của Philippines trong xử lý tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.

Ông nói: "Việt Nam cũng có thể có những động thái về mặt pháp lý tương tự như Philippines, để đưa ra Tòa án về Luật Biển Quốc tế theo cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển Quốc tế 1982."

Tòa án này, theo ông Giao, đã tiếp nhận hồ sơ thưa kiện của Philippines theo một cơ chế 'hòa giải bắt buộc' vốn chấp nhận một trong các bên có tranh chấp, khiếu nại về chủ quyền biển đảo được đệ trình đơn và hồ sơ khiếu nại của mình, mà không đòi hỏi phía bị thưa kiện cũng phải đồng thuận hay không, như theo một nguyên tắc và cơ chế xử lý của Tòa án Công lý Quốc tế mà Trung Quốc vẫn dựa vào đó để né tránh ra tòa.

'Cứt trâu hóa bùn'

Về khả năng và căn cứ pháp lý đòi lại chủ quyền của Việt Nam riêng với Hoàng Sa, sau 40 năm Trung Quốc tấn chiếm quần đảo này từ tay Việt Nam Cộng Hòa, Giáo sư Nguyễn Đăng Dung từ Đại học Quốc gia nói:




Việt Nam có dám đưa hay không, đấy là vấn đề. Về thời điểm, tôi nghĩ càng đưa sớm càng tốt, càng để chậm thì sự cưỡng chiếm của người ta càng có hiệu lực hơn. Tôi nghĩ bây giờ đưa ra cũng đã là chậm rồi. Việt Nam có câu càng để lầu 'cửt trâu hóa bùn'"

GS. TS. Nguyễn Đăng Dung
"Các chứng cứ pháp lý về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa chắc chắn hơn những nơi khác, bởi vì cứ liệu theo tôi nghiên cứu Việt Nam có thủ đắc lãnh thổ về chủ quyền với Hoàng Sa sớm hơn tất cả các nước khác, kể cả Trung Quốc, kể cả bằng chứng lịch sử nhiều hơn về thủ đắc lãnh thổ thực thụ."

Chuyên gia từng tham gia nghiên cứu các chủ đề về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông từ 20 năm về trước cho rằng Việt Nam đã 'hơi muộn' nếu ngay bây giờ bắt đầu đệ trình các hồ sơ đòi chủ quyền lên các tòa án quốc tế.

Ông nói: "Quan điểm của tôi là đưa càng sớm càng tốt, chiếm cứ lãnh thổ càng để lâu thì sẽ càng tốt cho người cưỡng chiếm, theo tôi nghĩ, cứ liệu của Việt Nam với Hoàng Sa là chắc chắn,

"Việt Nam có dám đưa hay không, đấy là vấn đề. Về thời điểm, tôi nghĩ càng đưa sớm càng tốt, Việt Nam càng để chậm thì sự cưỡng chiếm của người ta càng có hiệu lực hơn. Tôi nghĩ bây giờ đưa ra cũng đã là chậm rồi. Việt Nam có câu càng để lầu 'cửt trâu hóa bùn'.

Trong một trao đổi với BBC từ trước về công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 14/9/1958 liên quan một tuyên bố về hải phận của Trung Quốc, Giáo sư Monique Chemillier Gendreau từ Pháp cho rằng Việt Nam đã có đủ căn cứ pháp lý, lịch sử về chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa.

GS Nguyễn Đăng Dung cho rằng VN đã để quá muộn khi vẫn chưa đưa vụ Hoàng Sa ra tòa quốc tế
Theo chuyên gia về công pháp quốc tế này, Việt Nam cần có những bước đi thích hợp, tận dụng sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và có những hành động không chậm trễ vì "Trung Quốc trong nhiều năm đã có sự chuẩn bị ráo riết về dự luận quốc tế, trong khi không ngừng tranh thủ, lobby ở nhiều diễn đàn quốc tế và khu vực."

Hôm thứ Sáu, PGS. TS Hoàng Ngọc Giao nói với BBC về các động thái, chiến thuật của Trung Quốc ở các vùng biển khu vực, trong đó có Biển Đông và đưa ra khuyến nghị với Việt Nam.

Ông nói: "Hành vi của Trung Quốc trong những năm gần đây là họ đang dùng sức mạnh nước lớn và họ đang muốn thay đổi trật tự quan hệ quốc tế trong khu vực, do đó không chỉ đối với Việt Nam, mà đối với Nhật Bản và các nước khác trong khu vực,

"Họ cũng có những động thái xé rào, phá bỏ những luật lệ, các nguyên tắc quan hệ đã được thiết lập từ thế kỷ trước đến nay, thậm chí họ không tôn trọng Công ước Luật Biển 1982, mặc dù họ đã ký, cam kết, nhưng việc họ đưa ra 'đường lưỡi bò' không có một căn cứ nào phù hợp với luật quốc tế, trật tự quốc tế, trật tự pháp lý quốc tế hiện nay."

'Không phải đơn độc'




Trong năm 2013, một mặt chúng ta đấu tranh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời đấu tranh chống lại các biện pháp ngăn cản ngư dân của chúng ta trên các vùng biển của Việt Nam..."

Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng VN Phạm Bình Minh
Theo nhà luật học, Trung Quốc đã có những 'bước đi' mà theo ông đã thể hiện 'tham vọng đế quốc và bá quyền', 'muốn lập lại trật tự trong khu vực' khi tuyên bố 'vùng thông báo bay hay kiểm soát bay' ở Biển Hoa Đông và gần đây quy định tàu đánh cá nước ngoài đi vào một khu vực hơn 2/3 Biển Đông cũng phải 'xin phép thì mới được đánh cá."

"Xử lý các vấn đề này Việt Nam theo tôi không đơn độc, Việt Nam có các nước Asean, Việt Nam có luật pháp quốc tế, Việt Nam có những mối quan hệ đang ngày càng phát triển với Nhật Bản, với Hoa Kỳ, Việt Nam cần tăng cường hơn nữa quan hệ quốc tế đa phương và phải có bản lĩnh, quan trọng là phải có bản lĩnh.

Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nói VN đấu tranh chống 'ngăn cản' cư dân trên chính vùng biển của mình
"Dù mối quan hệ chính trị hiện nay giữa Việt Nam và Bắc Kinh như thế nào, nhưng đất đai của tổ tiên, bờ cõi của tổ tiên, cần phải được gìn giữ như ông cha ta đã làm."

Thứ Sáu tuần trước, hôm 3/1/2013, trong cuộc trao đổi với Đài Tiếng Nói Việt Nam, nhìn lại công tác đối ngoại trong năm 2013 và bình luận 'trọng tâm công tác đối ngoại' của Việt Nam trong năm mới, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam ông Phạm Bình Minh không nhắc tới vấn đề đòi chủ quyền với Hoàng Sa và các nơi khác trên Biển Đông.

Ông nói: "Về vấn đề Biển Đông, trong năm 2013, chúng ta tiếp tục duy trì được môi trường ổn định ở Biển Đông. Trong năm 2013, một mặt chúng ta đấu tranh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời đấu tranh chống lại các biện pháp ngăn cản ngư dân của chúng ta trên các vùng biển của Việt Nam...

"Hiện nay trong ASEAN xu hướng chung là đều muốn xây dựng được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc. Vai trò của Việt Nam trong COC rất quan trọng. Năm 2012, khi là điều phối viên của ASEAN – Trung Quốc, Việt Nam đã cùng các nước xây dựng được các thành tố cơ bản về COC. Trên cơ sở những thành tố đó thì ASEAN và Trung Quốc sẽ tiếp tục thảo luận về Bộ quy tắc này," Ngoại trưởng Phạm Bình Minh được trích thuật nói.
Quốc Phương
(BBC)

Đại Vệ Chí Dị – Mỗi lần ước mất đi một góc.

Nguoibuongio

Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 69.
Quan chữa thuyền người miền biển họ Dương tên Bạo, xứ An Biên, trấn Hải Tần vướng tội tham nhũng. Bị phát giác, nhưng nhờ có quan trên báo tin cho biết. Dương Bạo chạy về nhà gói đồ, rồi phi ngựa qua phủ hình báo tin cho em trai là phó phủ tên là Dương Kính biết. Kính bèn gọi thủ hạ và đám lưu manh cấp tốc đưa anh trai mình đi trốn sang tận nước Miên.
Loanh quanh ở Miên vài bữa, Dương Bạo leo lên phi cơ rông sang nước Cờ Hoa. Nước ấy không cho vào, Dương Bạo quay về Miên thì bị phủ Vương cho người sang Miên bắt về trị tội.
Năm nhà sản thứ 69, triều đình mở tòa đại hình, kết tội Dương Bạo xử chém vì tội tham nhũng. Xử Dương Kính 18 năm tù vì tội đưa anh bỏ trốn.
Dương Bạo muốn hưởng lượng khoan hồng, giữa phiên đại hình tố giác tướng  Báu Mã, phó thượng thư bộ Hình là người báo tin cho mình. Tin ấy khiến cả nước rung động.
Báu Mã người trấn Sơn Nam Hải,làm quan nhỏ ở bộ hình, trước có công dẹp loạn đất Thiên Trường, dập tắt cuộc nổi dây của nông dân. Theo công ấy mà chả mấy chốc được phong đến chức phó thượng thư bộ hình.
Nghe đồn Báu Mã là tay chân thân tín của Phủ Chúa. Khi tin cáo giác của Dương Bạo lan ra, tòa đại hình quyết khởi tố vụ án làm lộ tin tức. Lập tức cuồng phong nổi lên, bộ Hình, tướng bộ Hình là Hoàng Tư Tứ khẳng định Báu Mã vô tội, lời khai của Dương Bạo là vu oan trung thần. Quân bản bộ của bộ Hình  nằm ở ngoại vi là Nguyễn phụ trách tờ Nhiên Liệu Mới cũng lên tiếng át hết mọi lời dị nghị.
Xưa nay Nguyễn dựa thế bộ hình, tung hoành trên dư luận, ai cũng phải e dè khiếp sợ.  Người ta cũng biết Nguyễn là người phủ Chúa nữa, nên càng sợ hãi lời của Nguyễn hơn. Bởi thế Nguyễn tung ra vài câu hăm dọa, người thiên hạ cũng phải e dè sợ hãi.
Bấy giờ bên Phủ Chúa, cơn giận dâng tràn. Thủ hạ của phủ cứ lần lượt vào vòng lao lý, ác cái mỗi lúc lại lên cấp cao hơn. Cứ đà này chả mấy chốc nước dâng đến ngai Chúa. Nhưng giờ bên kia, đại tướng của Vương Phủ là Trăm Xanh dẫn quân tung hoành. Trăm Xanh đánh trận mở đầu trảm được Dương anh, bắt sống Dương em. Khí thế ngút trời, thừa thắng định dẫn quân xông vào bộ Hình bắt sống nốt Báu Mã tướng quân.  Báu Mã tướng quân lo sợ, cáo bệnh, đóng doanh trại, không dám ra ngoài thành nghênh chiến. Trăm Xanh cho quân bủa vây, tình trạng Báu Mã nguy cấp vô cùng.  Nhưng giờ còn chưa biết Vương Phủ có mưu kế gì mà Trăm Xanh dũng mãnh đến vậy. Phủ Chúa lo lắm nhưng vẫn phải dò xét thêm.
Phía ngoài phủ phó thượng thư bộ Hình Báu Mã,  đại tướngTrăm Xanh hiên ngang cưỡi ngựa ô, truyền cho chưởng tòa hình mang chiến thư dán trước phủ. Thông báo ngày một hay hai sẽ phá thành bắt tướng. Một mặt truyền tin về Vương Phủ, báo tin trận đầu thắng lợi.
Bỗng nhiên bên ngoài bể khơi, quân Tề lăm le tung hoành. Tin ấy mới đáng sợ. Xưa kia năm Ất Mão, người Vệ nam bắc tương tàn, quân Tề nhân lúc đó thôn tính gọn đảo Cát Vàng và một phần đảo Cát Dài. Giờ lại lăm le thôn tính hết biển Đông. Đúng lúc phủ Chúa bị nguy khó bởi vòng vây Vương Phủ, Tề cất quân định lấy nốt biển Đông khi chính sự Vệ đang rối ren.
Ít nhiều Chúa có tham tàn thì cũng dăm lần bảy lượt dóng dả đầy cương quyết chuyện chủ quyền, khiến Tề giận. Không như Vương Phủ cứ mỗi lần Tề lăm le lại ca bài hợp tác, bàn bạc trên tinh thần anh em hiểu nhau.
Nước Vệ triều nhà Sản cứ trớ trêu thế. Cứ tưởng mỗi lần có biến động gì có thể đổi mới vận nước, thì lại bẽ bàng khi thấy vận nước lại kém đi. Một văn gia nước Vệ hiện đang trọng bệnh trong lao tù từng phải thốt lên.
Tổ quốc tôi như miếng da lừa
Mỗi lần ước mất đi một góc
Ước phồn vinh ; rừng mất cây, biển mất cá
Ước vẹn toàn ; mất biển đảo, cao nguyên.
Lẽ nào giờ ước hết tham nhũng, hết lợi ích nhóm thì nước Vệ mất nốt biển Đông. Than ôi. Nước Vệ Triều nhà Sản. Thương lắm thay.

Ban Nội chính 'nắm Ngân hàng Nhà nước'

Ban chỉ đạo chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo sẽ giám sát Ngân hàng Nhà nước nhằm ngăn ngừa tiêu cực tại một số ngân hàng trong năm 2014.

Thống đốc Bình (bên trái) từng nói chênh lệch giá vàng (VN-thế giới) là 'có lợi cho dân'.
Đây là một trong các nội dung đáng chú ý trong Thông báo của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, được ông Nguyễn Bá Thanh ký ban hành hôm 8/1 trong cương vị Phó trưởng ban.

Thông báo này tóm tắt các kết luận mang tính chỉ đạo của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam và cũng đứng đầu Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, Nguyễn Phú Trọng.

Tình hình ngân hàng là một trong tám nhiệm vụ “trọng tâm” của cơ quan này trong năm 2014.

Theo thông báo, ông Nguyễn Phú Trọng “đồng ý về nguyên tắc giao Ban Nội chính trung ương…chủ trì, phối hợp với ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước rà soát, nắm tình hình hoạt động tín dụng nhằm phòng ngừa và hạn chế phát sinh tiêu cực, tham nhũng tại một số ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần”.

Trong khoảng tháng 7, tháng 8, cũng sẽ diễn ra các cuộc kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng tại một số ngành, địa phương.

Ông Dương Chí Dũng từng nói ông bị ép cung trong quá trình điều tra.
Vị Tổng Bí thư cũng yêu cầu “đẩy nhanh tiến độ, xử lý nghiêm minh” các vụ án tham nhũng “nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo”.

Nhìn lại năm 2013, ông Nguyễn Phú Trọng đề cao hai công việc mà cơ quan của ông đã làm.

“Đó là việc thành lập 07 Đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng và đặc biệt việc lựa chọn 02 vụ việc, 08 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp,” thông báo viết.

Đến nay, đã có ba vụ trong số này được đưa ra xử: Vụ án xảy ra tại Cty cho thuê tài chính II; vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm; vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh khi tiếp xúc cử tri ở Đà Nẵng trong tư cách đại biểu Quốc hội vào hôm 2/12/2013 nói sẽ đưa ra xét xử vụ án ông trùm ngân hàng Nguyễn Đức Kiên, còn gọi là Bầu Kiên, trước Tết.

Ngày 09/01/2014, truyền thông tại Việt Nam đưa tin Tòa tại Hà Nội trả hồ sơ vụ án kinh tế tại Ngân hàng ACB và yêu cầu bổ sung thêm chứng cứ, tài liệu, tình tiết chưa được sáng tỏ.

Lời khai ‘chấn động’

Ông Phạm Quý Ngọ vừa được thăng hàm thượng tướng hồi tháng Bảy năm ngoái
Báo chí và dư luận trong và ngoài nước chú ý nhiều tới lời cáo buộc hôm 7/1 của ông Dương Chí Dũng trước tòa rằng một thứ trưởng công an, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, báo cho ông đi trốn và còn nhận khoản tiền lớn đã gây chấn động cho dư luận.

Khi kết thúc phiên tòa xét xử ông Dương Tự Trọng và đồng phạm về tội tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài, tòa cũng khởi tố vụ án mới với Tướng Ngọ về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước.

Giới luật sư bình luận rằng đây là lần rất hiếm tại Việt Nam khi tòa án dùng đến quyền khởi tố của mình.

Chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Trương Việt Toàn, nói: “Quyết định khởi tố vụ án sẽ được gửi tới VKSND TP Hà Nội.”

Ngoài ra Hội đồng xét xử còn đề nghị VKSND TP Hà Nội có yêu cầu đề nghị đối với VKSND Tối cao điều tra hành vi nhận 500.000 USD và 20 tỉ đồng của Tướng Ngọ.

Ông Ngọ bị ông Dương Chí Dũng cáo buộc nhận 20 tỉ đồng liên quan dự án chuyển đổi công năng của Cảng Sài Gòn của Công ty Vạn Thịnh Phát (TPHCM).

Về phần mình, trưa thứ Ba 7/1, ông Phạm Quý Ngọ đã phủ nhận liên quan đến việc ông Dương Chí Dũng bỏ trốn với báo điện tử VnExpress.

Báo này dẫn lời ông Ngọ nói: "Tôi không liên quan đến việc bỏ trốn của Dương Chí Dũng. Dũng khai là chuyện của anh ta, trách nhiệm của cơ quan điều tra là phải làm rõ việc này".

Ông Ngọ cũng được ông Nguyễn Như Phong, Tổng Biên tập báo Petrotimes, dần lời trong một cuộc nói chuyện qua điện thoại với ông Phong bác bỏ cáo buộc nhận hối lộ.

Trong Bấm bài báo đằng ngày 09/01/2014, ông Phong mô tả ông "gọi điện cho ông Phạm Quý Ngọ hỏi về khả năng Dương Chí Dũng sẽ khai ra tình tiết 500.000 đô la trước Tòa.

"Ông bình thản nói rằng: "Kệ nó. Nó muốn khai gì thì khai. Sẽ có nơi điều tra làm rõ"", nhà báo Phong mô tả.
(BBC)
  • Sailing into the future China-style (Washington Post) - "Yachts are becoming the most popular 'toy' among the Chinese super-rich. And I believe China's yacht industry is on the eve of a great boom," said Zhao.
  • China vehicle sales race ahead (Washington Post) - After virtual stagnation for two years, passenger vehicle sales in China surged 17 percent in 2013, which beat industry expectations of a single-digit rise.
  • Greenland inks London deal (Washington Post) - Chinese state-owned developer Greenland Holding Group announced its 1.2 billion pound ($1.97 billion) investment in two overseas development projects in London on Tuesday.
  • Solar firms face 'total eclipse' in the US (Washington Post) - Chinese solar companies will be "entirely blocked" from the United States market if that nation's government imposes new duties on solar cell products made in the Chinese mainland and Taiwan, experts have warned.
  • Second chance (Washington Post) - For students who don't shine in their university entrance examinations, vocational schools offer alternative paths to success. Sun Yuanqing visits one institution in Guizhou.
  • Going up (Washington Post) - Hot air ballooning is a new pastime for Chinese, but it's catching on fast. Deng Zhangyu takes to the air with some brave spirits in Changzhou, Jiangsu.
  • Technology helps Chinese designers make good progress (Washington Post) - The new wave of high-end technology is having a significant impact on people's lives, and is providing new opportunities to Chinese designers, according to experts at the recent 2013 China Red Star design award.
  • Threads of a wizard (Washington Post) - Fashion designer Shangguan Zhe sits in the Centro Bar of Kerry Center Hotel in Beijing's CBD. The 29-year-old man seems not to fit in this serious environment - he looks like an ancient sorcerer in a room full of modern businessmen.
  • Courts test new ground in year of change (Washington Post) - With "tigers" in the dock and reform in the headlines, 2013 may prove to have been a springboard for major change in the justice system, especially in transparency, legal experts say.
  • Top court seeks judicial transparency (Washington Post) - The top court is to publish an annual work report in English to give the world a better understanding of China's judicial system.
  • Tokyo urged to end militarism (Washington Post) - Japan has to rid itself of the "demon" of militarism to regain trust from the international community, the Chinese Foreign Ministry said on Tuesday, after the war of words between the neighbors escalated, even embroiling a fictional Harry Potter villain.
  • Chinese suspect held for consulate arson attack (Washington Post) - A 39-year-old Chinese national, suspected of an arson attack on the Chinese consulate in San Francisco on New Year's Day, surrendered to local police by calling 911 two days after the blaze, the FBI said on Monday.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét