Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

Thứ Bảy, 11-01-2014 - Đây, chứng tích thảm sát Koh Tang

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Hải chiến Hoàng Sa – 40 năm nhìn lại – Kỳ 6: Không quân Việt Nam Cộng Hòa lên kế hoạch giành lại Hoàng Sa (TN). Xem lại 5 kỳ trước: – Hải chiến Hoàng Sa – 40 năm nhìn lại.Hải chiến Hoàng Sa – 40 năm nhìn lại – Kỳ 2: Hành quân giữ đảo. – Hải chiến Hoàng Sa – 40 năm nhìn lại – Kỳ 3: Tương quan lực lượng. – Hải chiến Hoàng Sa – 40 năm nhìn lại – Kỳ 4: Nổ súng chống giặc. – Hải chiến Hoàng Sa – 40 năm nhìn lại – Kỳ 5: Bỏ mình vì nước.
1- Nguyễn Khắc Mai: Văn tế tưởng niệm 74 chiến sĩ hy sinh bảo vệ quần đảo Hoàng Sa năm 1974 (viet-studies). - Nhân sự kiện 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Lê Đức Dục – Tâm thư gửi các Em Sinh viên và Thanh niên (Dân Luận).
- 40 năm trận chiến Hoàng Sa nhìn lại (VOA).  – Tấm lòng của nghệ sĩ đất liền gửi đảo xa (TT).  – “Lão gàn Giáo sư cá học”… và con cá vàng 20kg! (Infonet).
<- Thời điểm đưa Trung Quốc ra tòa ‘đã chín muồi’ (BBC/DĐXHDS).

- Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ Việt Nam (CAĐN).  – Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ Việt Nam (2).  – Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ Việt Nam (3).  – Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ Việt Nam (4).  – Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ Việt Nam (5).  – Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ Việt Nam (6).  – Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ Việt Nam (7).
- Nga sẽ giao tàu ngầm thứ hai cho VN vào cuối tháng 1/2014 (RFA).
- Carlyle A. Thayer: Trung Quốc: Chính quyền Tỉnh Hải Nam leo thang các tranh chấp về đánh cá (Boxitvn).
- Vụ “cấm” tàu cá ở Biển Đông : Mỹ lên án hành vi khiêu khích và nguy hiểm (RFI). – Biển Đông : Philippines, Việt Nam, Mỹ phản đối quy định mới của Trung Quốc về đánh cá. – VN – Philippines lên án luật mới TQ áp dụng trên biển Đông (RFA).
- Trung Quốc khiêu khích ở biển Đông (NLĐ).  – Trung Quốc và chiến lược thách thức quốc tế (CAĐN).  – Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy những việc làm sai trái (TTXVN).  – Lệnh cấm của TQ ở Biển Đông là vô giá trị (VNN).  – Audio phỏng vấn Phó Chủ tịch thường trực Hội nghề cá Việt Nam: TQ đòi xin phép là ‘phi pháp’ (BBC).  – “Câu giờ” (NLĐ).
- Mỹ chỉ trích TQ về Biển Đông (BBC).  – Hoa Kỳ chỉ trích Trung Quốc ban hành qui định mới ở Biển Đông (VOA).  – Trung Quốc bác bỏ chỉ trích của Mỹ về qui định mới ở Biển Đông.
- “Vùng nhận dạng phòng không”của Trung Quốc: sai lầm hoặc chiến lược? (Neo/ Kichbu).
- Lực đẩy cùng dấu (ĐBND). – Nhật Bản tiến công trên mặt trận ngoại giao (RFI).
- Các nhóm nhân quyền vận động ngoại giao trước thềm điều trần UPR (MLBVN).
- Về blogger Trương Ba Không: Chả nhẽ lại nói: đất nước này “làm chó gì có luật pháp” để mà em trông cậy, hòng đòi lại công bằng cho em? (Phương Bích).
- Video: Ông Trương Minh Hưởng dân Hà Nam bị gây rối trên đường đi khiếu kiện (Long Hoàng).
- Trung Anh Hà – Đáp án khoá mõm bọn phản động (Dân Luận).

- Tâm sự đầu năm Ngọ (FB Huỳnh Minh Tú). “Đất nước Việt Nam này không phải của riêng ai. Ai đó không thể đại diện cho toàn dân Việt mà bán nước, mà đưa nước Việt đến cảnh đói nghèo nhục nhã, luân thường đạo lý đảo điên như hiện tại“. – Việt Nam hôm nay, ngày 10.01.2014 (DCCT).
- Nói với các người làm theo lệnh trên giao (DLB).
- Công an ngăn cản phật tử dự lễ tại Tu viện Long Quang ở Huế (RFA).
- Phải làm sao để nông dân hiểu về dân chủ? (RFA).
- Mập mờ lá bài chính trị Việt Nam (BBC/DĐXHDS). – Giáo sư Tương Lai : Ngọn gió lành đầu năm mang lại hy vọng cho dân chủ ở Việt Nam (RFI).
- Đại Vệ Chí Dị – Mỗi lần ước mất đi một góc (Người Buôn Gió). “Tổ quốc tôi như miếng da lừa/ Mỗi lần ước mất đi một góc/ Ước phồn vinh; rừng mất cây, biển mất cá/ Ước vẹn toàn; mất biển đảo, cao nguyên“.
- “Tín hiệu đáng mừng” hay là phải “Cẩn trọng với những lời khai quá chấn động trước tòa”? (DĐXHDS).
- Nguyễn Ngọc Già: Con ngựa quý của ông thủ tướng (DLB). – Liệu Phạm Quí Ngọ chìm xuồng ! TITANIC Việt Nam chăng??? (QLB).   – Nguyễn Bá Thanh ở ‘hậu trường vụ Án’ (Bùi Văn Bồng). – Mặt thật (DLB).
- Nhất Phương: Diệt mối tận gốc (Boxitvn). – Ðại án Vinalines và đòn thử quyết tâm bài trừ tham nhũng (VOA).  – Đại án Vinalines và quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước (CP).  – Người Việt ‘quen sống cùng tham nhũng’ (BBC).
- Ban Nội chính ‘nắm Ngân hàng Nhà nước’ (BBC).
- Đại biểu QH Lê Như Tiến: ‘Tôi vẫn tin tưởng Bộ Công an’ (BBC).
- VN sẽ lập Ban kiểm tra, truy tố các vụ án tham nhũng (RFA).
- Vụ siêu lừa Huyền Như: Kì lạ kiểu trả lời của đại diện Vietinbank (Soha).  – Xét xử siêu lừa Huyền Như: Đại diện VietinBank nói bừa (NLĐ). – Trách nhiệm của ngân hàng với các khoản tiền gửi (VTV).
- Hoãn xử Bầu Kiên để ‘điều tra bổ sung’ (BBC).
- Công bố Kết luận thanh tra tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (VTV).  – EVN xài vốn quá “thoáng” (NLĐ). – Vốn đầu tư ngoài ngành của EVN vượt xa vốn điều lệ (VnEco).  – Lương lãnh đạo 54 triệu đồng/tháng tại EVN là “đúng luật”.
- Rà đâu, giảm được tiền tỉ đó! (NLĐ).
- Văn hóa ứng xử của người Việt qua vụ bạo loạn tại nhà máy Samsung Thái Nguyên (Việt Hoàng) (Thông Luận). “Phương pháp cai trị của chế độ cộng sản đặt trên hai chân chính là ‘dối trá và bạo lực’, kẻ nào không thể lừa dối được thì chính quyền dùng bạo lực để đối phó. Khuất phục bằng bạo lực thay cho thuyết phục. Xã hội Việt Nam ngày hôm nay, sau 69 năm sống dưới “ánh sáng của đảng” đã trở nên dối trá và hung bạo một cách khó tưởng tượng“.
1- Công an Việt Nam điều tra về vụ xô xát ở nhà máy Samsung Thái Nguyên (RFI). – Khởi tố vụ xô xát ở nhà máy Samsung (BBC).
- Dân khiếu nại, chặn xe bộ trưởng (BBC). =>
- Ép cấp dưới làm trái luật (NLĐ).
- Chi sai tiền chính sách cho người có công (VTV).
- Mệt quá, nhân chứng kỳ án trộm dê nằm ngủ tại tòa (TT).  – Bị cáo kỳ án trộm dê bị bắt tạm giam ngay tại tòa.
- LÁ THƯ KỶ VẬT (Bùi Văn Bồng).
- Vọng mãi niềm đau giữa biển Tây – Kỳ 4: Đây, chứng tích thảm sát Koh Tang (TT).
- Người Việt trong sự thăng tiến của cộng đồng Mỹ gốc Á ở Hoa Kỳ (RFA).

- Một tu viện Tây Tạng nổi tiếng bị hỏa hoạn (RFI).
- Trung Quốc : Kỷ luật trên 182.000 cán bộ tham ô (RFI). – Chủ tịch TQ ra lệnh cho ngành tư pháp tuân thủ pháp luật (VOA).  – TQ trừng phạt hơn 180.000 viên chức tham nhũng trong năm 2013.  – Trung Quốc thông báo hoàn tất điều tra 8 quan chức cấp cao tham nhũng (TN). – Trung Quốc có thể khởi tố con trai cựu ủy viên Bộ Chính trị (VnEco).  – Phó chủ tịch tỉnh bị cách chức vì tham nhũng (TT).
- Triều Tiên lên tiếng tố cáo phía Mỹ đe dọa xâm lược (TTXVN).
- Du khách Việt ngại đến Thái Lan (TBKTSG).
- Hun Sen: nên trấn áp hay nhân nhượng? (BBC). – Đối lập Cam Bốt dọa mở chiến dịch buộc Thủ tướng Hun Sen từ chức (RFI).





- Trung Quốc Gây sự quá sớm (Người Việt).
- Nguyễn Văn Thạnh: NẮM LẤY TÓC NÓ (Huỳnh Ngọc Chênh).

-  Về bài “Hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt” : Sĩ khí rụt rè (Người Việt).

- Sự kiện Trần Quang Tiêu muốn mua New York Time: Có phải là Trung Cộng đang lừa gạt Phương tiện truyền thông New York? (ĐKN).
KINH TẾ
- Phỏng vấn TS Võ Trí Thành: Kinh tế năm 2014: Đòn bẩy từ chính sách – nỗ lực từ DN (DĐDN).
- Làm sao để FDI vẫn là điểm sáng của năm 2014 (RFA). – Bỏ lỡ lợi thế từ vốn FDI (NLĐ).
- Diễn biến giá vàng năm 2013 (VTV).
- Hà Nội tổng kiểm tra đất dự án (VnEco).  – Gói 30.000 tỷ đồng, sửa rồi phải sửa thêm (ĐTCK).  – Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng – cần cách tiếp cận mới (ĐBND).
- Nới “room”: Ngân hàng yếu là miếng mồi (VnEco).
- Giá gạo giảm vì ít hợp đồng ở thị trường tập trung (TBKTSG).
- Việt Nam: ’2014 là năm của xuất khẩu’ (BBC).
1<- Mất mùa mía, méo mặt! (NLĐ). – Giá đường trong nước cao gấp đôi đường nhập lậu (TT).
- Năm 2013, tiêu xe ô tô vượt dự báo (TBKTSG).
- Vụ “Choáng với 10 container hàng lậu qua cảng”: Hàng Việt sản xuất tại… Trung Quốc? (TT).  – VỤ 10 CONTAINER HÀNG LẬU LỌT LƯỚI HẢI QUAN: Chủ hàng chỉ vận chuyển thuê? (NLĐ).
- Bà Yellen tiên đoán kinh tế Mỹ tăng tốc trong năm 2014 (VOA).


VĂN HÓA-THỂ THAO
1- Tìm thấy cổ vật Yoni ở tháp Chăm Ninh Thuận (NLĐ). =>
- Hà Tĩnh: Rập in mộc bản cổ quý hiếm (SGGP).
- Con bò của thằng Thọt (Quê Choa).
- Này thì…thơ, này thì…văn !!! (Nhật Tuấn).
- LÝ TRƯỞNG PHÙNG HUY THỊNH TRONG PHIM “TRẠNG DU XUÂN” (FB Đỗ Minh Tuấn).
- Hoàng Nhất Phương – Điểm sách “Cầu Khỉ” của Lan Cao (Dân Luận).
- VĂN HÓA VÀ TẾT (Văn Công Hùng).
- Lý luận phê bình văn học tác động tích cực đến đời sống văn hóa nghệ thuật  (SGGP).
- Lễ hội Đường sách dành chỗ cho người khiếm thị (TBKTSG).
- Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Nguyễn Đăng Chương: Trích ngân sách nhà nước cấp thẻ hành nghề (SGGP).
- Giờ khắc chuyển giao giữa ngày và đêm (BBC).
- Cuộc đời của Yves Saint Laurent lên màn bạc (RFI).


- Về cuốn sách “Từ điển tục ngữ Việt”: Báng đầu thằng trọc phải nể lòng ông sư (Chu Mộng Long).
- ĐÊM KHÔNG ĐỀ (Nguyễn Trọng Tạo).
- Thảm kịch (Thích Học Toán).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- 4 vấn đề nóng về đổi mới giáo dục – đào tạo (CAĐN).
- Ý kiến về những thay đổi trong thi tốt nghiệp THPT (VTV).
- Việt Nam có 2 viện sĩ toán học mới (TP).
- UBND TPHCM yêu cầu: Phải đảm bảo đủ chỗ học cho con em nhân dân TP (SGGP).
- Bình Phước hỗ trợ hơn 26.000kg gạo cho học sinh nghèo (TTXVN).
- Cửa nhà trường đổ, đè chết học sinh lớp 6 (TP).
- Nhật Bản nghiên cứu cách ứng phó với tại họa hạt nhân (VOA).
- Công ty Không gian Mỹ phóng phi thuyền tiếp liệu lên Trạm Không Gian (VOA).


- 8 Điểm Chung Của Những Người THÀNH CÔNG (Business Insider/ Alan Phan).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Cúm gia cầm tại Tiền Giang (VTV).
- Tràn lan xe dù, bến cóc (NLĐ).  – Tình trạng xe ba bánh giả danh thương binh (VTV).
- Nên cho hai bị can vụ “hôi bia” tại ngoại chờ xét xử (TT).
1<- Chuyện trồng tỏi ở “vương quốc tỏi” (CAĐN).
- Cứu 4 ngư dân Phillipines gặp nạn trên biển (CP).
- Ma túy, mại dâm nảy nở nhiều (NLĐ).  – Cả nước có gần 33.000 gái mại dâm (TT).
- Công viên vẫn teo tóp (NLĐ).
- Utah: Bà ngoại 58 tuổi sắp sinh ‘cháu’ (Người Việt).


Lý và tình (TN).
QUỐC TẾ
1- Chạm súng giữa quân đội Irak và Al Qaeda gần Bagdad (RFI). – Chính phủ Iraq đối mặt với những thách thức nghiêm trọng (VOA).  – Tấn công tự sát tại cơ sở tuyển mộ của quân đội Iraq.  – “Quả bom hẹn giờ” ở I-rắc (QĐND). =>
- Thiếu niên anh hùng Pakistan chết khi ngăn một vụ đánh bom tự sát (VOA).  – Pakistan vinh danh thiếu niên anh hùng (BBC).  – Một cảnh sát nổi tiếng nghiêm khắc của Pakistan bị ám sát (VOA).
- TT Afghanistan sẽ thả 72 tù nhân Mỹ xem là sát nhân (VOA).
- Những di sản của Ariel Sharon đối với Israel (FB Mạnh Kim). – Cựu thủ tướng Israel trong ‘tình trạng nguy kịch’ (VOA).
- TQ và nỗi lo xung đột Nam Sudan (BBC).
- Căng thẳng ngoại giao Mỹ-Ấn tiếp diễn dù lãnh sự Ấn đã được hồi hương (RFI). – Nhà ngoại giao Ấn Độ rời Hoa Kỳ (BBC).  – Nhà ngoại giao Ấn Ðộ rời Hoa Kỳ giữa một vụ tranh cãi (VOA).
- Chính quyền Nga tăng cường kiểm soát blogger (RFI).
- Italy giải mã tài liệu ‘tuyển mộ mafia’ (BBC).
- Pháp : Ranh giới giữa tự do ngôn luận và kích động hận thù (RFI). – Tạp chí nói Tổng thống Pháp đang yêu bí mật (Zing).  – Tổng thống Pháp đáp trả cáo buộc tình ái (BBC).
- Một sĩ quan Đài Loan bị tù chung thân vì làm gián điệp cho Trung Quốc (RFI).
- Một cựu sĩ quan SS của Đức Quốc Xã bị truy tố (VOA).
- Thống đốc Christie xin lỗi về vụ tai tiếng chính trị (VOA). – Thống đốc New Jersey xin lỗi về vụ ùn tắc giao thông.
- Khi luật pháp đi vắng: bạo lực! (TBKTSG).


* Video: + Bản tin video tối 09-01-2014; + Bản tin video sáng 10-01-2014; + Những con số trong tuần 09-01-2014; + Khách hàng của Ngân hàng Nhà nước thành dân oan.

* VTV: + Chào buổi sáng – 10/01/2014;  + Điểm báo – 10/01/2014;  + Cuộc sống thường ngày – 10/01/2014;  + 360 độ Thể thao – 10/01/2014;  + Tài chính tiêu dùng – 10/01/2014;  + Tài chính kinh doanh sáng – 10/01/2014;  + Tài chính kinh doanh trưa – 10/01/2014;  + Tài chính kinh doanh tối – 10/01/2014;  + Thế giới trong ngày – 10/01/2014;  + Thời sự 12h – 10/01/2014;  + Bản tin quốc tế 17h – 10/01/2014;  + Thời sự 19h – 10/01/2014.

Đây, chứng tích thảm sát Koh Tang

10/01/2014 10:35 (GMT + 7)
TT - Trong chuyến đi năm 1982 trên con tàu HQ-1348, tôi đã đến một số hòn đảo thuộc quần đảo Hải Tặc, đã đến An Thới, Phú Quốc nhưng chưa có hòn đảo nào để lại trong tôi suy tưởng và những sâu lắng như ở đây - đảo “Thương Tang”.
Đảo Koh Tang - nơi hơn 500 người dân VN bị giết hại  - Ảnh: Kohtang.com

Hòn đảo này có tên trên bản đồ là Koh Tang (koh tiếng Campuchia nghĩa là đảo). Nhưng các chiến sĩ trên đảo vẫn gọi là đảo “Thương Tang” để khắc sâu một ký ức đau thương. Nơi đây gần 1.000 người dân Việt Nam và người dân Campuchia đã chết dưới bàn tay tội ác của bọn diệt chủng Pol Pot.
Xác người dưới những gốc dừa
Tôi đến hòn đảo này muốn tận mắt chứng kiến nơi mà những người dân vô tội đã bị chết oan uổng giữa bốn bề biển cả. Tôi đến hòn đảo này còn vì một lý do nữa, nơi đây các chiến sĩ hải quân Việt Nam đang làm nhiệm vụ quốc tế cùng quân đội Campuchia anh em.
“Quân đội cách mạng Campuchia mới thành lập. Chúng tôi chưa đủ sức để bảo vệ các hòn đảo tiền tiêu, các bạn Việt Nam giúp đỡ thì chúng tôi vững tin lắm“. Hôm gặp tôi ở cảng Kampong Som, đồng chí Phong Dót, chỉ huy trường quân sự thành phố, đã nói như vậy.
Koh Tang là một hòn đảo đẹp, nằm phía tây bắc đảo Phú Quốc. Đảo dài 7km, nơi rộng nhất 3km, nơi hẹp nhất chỉ có 100m. Đứng ở nơi này thấy hai bên là biển xanh rì rầm sóng vỗ. Xung quanh đảo có đá ngầm, san hô, có nơi vách đá dựng đứng, núi nhoài ra biển.
Có nơi bãi cát trắng mịn màng, bình độ thoai thoải, tàu lớn có thể vào sát chân đảo. Cây cối trên đảo xanh tươi với các loại gỗ quý như lim, sến, táu, những lâm sản quý như trầm hương, tốc hương, sa nhân, đỗ trọng và rất nhiều tắc kè...
Một buổi sáng sau khi lên đảo một ngày, khi tôi đang đứng ngắm những hàng dừa xanh tươi ven bãi cát, đảo trưởng Nguyễn Đức đến bên tôi hỏi:
- Anh nhìn gì mà chăm chú thế?
- Ở đây có những vườn dừa thật đẹp - tôi nói.
Anh Đức lặng im một lúc. Rồi hàng mi anh chớp chớp, giọng trầm xuống như nghẹn lại:
- Xương máu của đồng bào mình và bà con Khmer đấy!
Tôi sửng sốt:
- Anh bảo sao? Xương máu đồng bào mình?
Trước khi ra đảo, tôi nghe nói là quân Pol Pot đã tàn sát dã man đồng bào ta ở đó. Nhưng tôi không ngờ rằng chúng mang xác đồng bào ta để bón cho những gốc dừa. Tôi gặng hỏi, đảo trưởng Đức xúc động kể tiếp:
- Khắp đảo này có tới trên 2.000 hốc dừa mới trồng từ năm 1976, 1977. Vậy mà hầu như gốc dừa nào cũng có xương người. Có chỗ một gốc dừa đến hai, ba xác chết. Cái chỗ anh đang đứng, khi chúng tôi lên đảo thấy có mấy xác người bị chúng trói tay chân và đập vỡ sọ. Chúng chưa kịp vùi xuống cát. Sau đó các chiến sĩ VN đã mai táng cho họ. Những ngôi mộ đó ở đằng kia...
Nhìn xuống đất, tôi sởn gai ốc. Một cảm giác lành lạnh nơi hai bàn chân. Bây giờ có thấy gì nữa đâu, cát trắng mịn và cỏ xanh. Thế mà cách đây mấy năm, những tiếng kêu rên xé lòng. Và cát thấm máu, đất và cây cỏ thấm máu. Nơi đảo xa này không một ai biết được cái chết sớm đến với họ thê thảm như thế nào.
Những năm thảm khốc ấy không có ai ở đây để trực tiếp chứng kiến. Đầu năm 1979, các chiến sĩ hải quân VN cùng các chiến sĩ quân đội cách mạng Campuchia tấn công lên hòn đảo này. Bọn sát nhân đã xuống tàu và chạy trốn, chỉ còn dấu tích là những bằng chứng sống. Hồ sơ, thẻ căn cước, màu áo, vật kỷ niệm...
Từ những hồ sơ dấu tích ấy mà ghép lại, đối chiếu, so sánh, các chiến sĩ đã có thể kết luận những gì đã xảy ra trên hòn đảo này, những gì minh chứng tội ác bọn diệt chủng.
...Tháng 4-1975, quân Pol Pot đổ quân lên đánh chiếm đảo Thổ Chu của VN. Chúng bắt đi hơn 500 dân đang sống yên bình trên hòn đảo VN. Tưởng chúng đưa hơn 500 đồng bào trên vào Kampong Som, Battambang hay Pursat.
Nào ngờ chúng đã dồn họ lên đảo Koh Tang này. Chúng bắt họ lao động khổ sai và giết dần giết mòn cho đến khi không còn một người.
Chúng bắt họ xây lôcốt, hầm ngầm, làm trận địa pháo, đào công sự, trồng cây ăn quả, khai thác hải sản, lâm sản... Khi các chiến sĩ lên đảo còn thấy những vườn rau, ao cá và đàn bò, đàn heo hàng trăm con, gà vịt chạy khắp rừng. Mấy trăm con người làm cật lực, làm cho đến chết chỉ để nuôi một bọn quỷ đảo.
Những tấm căn cước trên đảo Koh Tang
- Anh đi với tôi! - đột nhiên đảo trưởng Đức quay lại và nói, giọng gấp gáp.
- Đi đâu anh?
- Cứ đi. Rồi anh sẽ thấy thêm nhiều chứng tích...
Anh chỉ một ngôi mộ nhỏ:
- Đây là mộ của hai mẹ con xấu số. Khi ra đảo, anh em đào công sự phát hiện ra. Chúng chỉ vùi cát sơ sài. Chúng trói chặt đứa trẻ vào mẹ. Người mẹ và đứa trẻ bị đập vỡ sọ. Có lẽ chúng giết hồi cuối năm 1978 cho nên tháng 1-1979, anh em bới lên thấy xác họ thịt chưa rữa hết. Trong túi áo người mẹ còn tấm thẻ căn cước đề: Nguyễn Thị Tua, 29 tuổi, ở đảo Thổ Chu, do chính quyền Sài Gòn cấp ngày 20-2-1968...
Chúng tôi đi qua khỏi vườn dừa, vòng ra bãi biển. Ven bờ cát có một cây dương cao vút đứng chơ vơ. Xung quanh cỏ cây mọc rậm rạp.
- Anh nhìn lên cây dương, có thấy gì không? - anh Đức hỏi.
- Một đoạn dây!
Rồi tôi thấy gai người, thốt lên:
- Một đoạn dây thòng lọng.
Anh Đức giải thích:
- Đúng vậy. Đây là nơi chúng hành hình đồng bào ta. Khi mới lên đảo, dưới gốc cây nhẵn thín, hàng trăm dấu chân đè lên nhau. Xung quanh gốc cây chúng còn vứt rải rác gậy, dây trói, búa, dao quắm. Khi ấy anh em còn thấy máu đọng khô lại.
Chúng tôi qua bãi lau rậm, đi trên chiếc cầu gỗ bắc qua hồ nước rồi vòng ra chân đồi. Ở đây có những căn nhà lợp ngói. Một kiểu nhà sàn bốn mái, xung quanh lát gỗ, cầu thang bằng ximăng. Kiểu nhà này là nguyên dạng cấu trúc nhà ở mà người ta thường thấy ở Trung Quốc.
- Đây là nhà của các cố vấn Trung Quốc.
- Sao anh biết?
- Biết chứ! Giấy tờ, tư trang và cả thư của họ để lại mà.
Phía trước căn nhà sàn bốn mái ấy là một dãy hầm bêtông nửa mái nổi. Dãy hầm này mới xây xong khoảng năm 1978, rêu phủ một lớp xanh sẫm ở bậc lên xuống.
Chui vào hầm còn thoảng mùi vôi vữa. Dãy hầm có bốn ngăn. Mỗi ngăn chứa gần 10 người. Ngăn nào cũng có lỗ châu mai hướng ra biển.
Trong số giấy căn cước đã nhàu nát, mối xông, thấm nước, vứt rải rác quanh khu nhà bốn mái này, tôi còn đọc được những địa danh, phần lớn là Thổ Chu, những căn cước khác có ghi rõ quê quán nạn nhân ở Chợ Lớn, Biên Hòa, Long Xuyên, Rạch Giá, Trà Vinh...
Khi sáng, ở ven chân đảo phía đông, tôi còn thấy những chiếc tàu đánh cá loại vừa và nhỏ đã bị hỏng. Có con tàu gối lên bờ cát, cái thì nằm chềnh ềnh giữa lối đi, có cái nửa chìm nửa nổi. Một mảnh ván bị sóng đánh tung lên bờ từ khi nào khô cong, mốc thếch, nứt nẻ.
Một chiếc tàu có mấy chữ số kẻ sơn còn đọc được: KG13..., mấy chữ số tiếp theo bị bong hết sơn. À, bọn diệt chủng Pol Pot chẳng những bắt hơn 500 người dân đảo Thổ Chu về đây, mà chúng còn bắt cóc tàu thuyền đánh cá của ngư dân VN đang làm nghề trên biển.
Bao nhiêu người già, đàn bà, trẻ em? Bao nhiêu người bị đánh đập tàn nhẫn rồi bị chết vùi thân dưới những gốc dừa kia? Chẳng ai trả lời được những câu hỏi ấy.
Đại tá, nhà báo BÙI VĂN BỒNG

1 nhận xét: