Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

Lượm lặt - Mập mờ lá bài chính trị Việt Nam - 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, bài học lịch sử

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
40 năm hải chiến Hoàng Sa qua góc nhìn ngoại giao (DT). - Đô đốc Mỹ: Chúng tôi đã ra lệnh tránh xa Hoàng Sa (TN). - Sinh viên Đà Nẵng hướng về Hoàng Sa (PT). - Hơn 200 văn nghệ sĩ tham gia ngày hội “Mùa xuân biển đảo” (PNTP).
Hội nghề cá Việt Nam phản đối quyết định của Trung Quốc ở Biển Đông  -(VOA)   —  TQ bênh vực luật mới về đánh cá trong vùng biển tranh chấp-(VOA)    —   Thách thức cho Việt Nam ở Hoàng Sa   -(RFA)   —    Biển Đông : Bước leo thang mới của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam và Philippines ?  -(RFI)   —  Trung Quốc áp đặt “vùng cấm tầu cá” ở Biển Đông : Hà Nội phản ứng dè dặt  -(RFI)   —  Hoàng Sa: chiến thuật lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc  -(RFI)
http://www.chuacuuthe.com/images2013/140108.jpg
Suy nghĩ về Hoàng Sa và đại cục sau trả lời phỏng vấn của ông Dương Danh Dy  -(DCCT) - Hình trên
Dân oan Lê Thị Ngọc Đa bị bắt giam vô cớ  -(CTM)  -Vào trưa ngày 9/01 dân oan Lê Thị Ngọc Đa đã bị công an Long An bắt tại quê bà, một nơi hẻo lánh của tỉnh Long An giáp ranh biên giới với Campuchia.   >>>    Dân oan Dương Nội tiếp tục đi đòi công lý
Cảng SG: Vạn Thịnh Phát ‘không tham gia’   -(BBC) – Cảng Sài Gòn nói công ty Vạn Thịnh Phát mà ông Dương Chí Dũng đề cập tới ‘không tham gia dự án’.   —  ‘Tôi vẫn tin tưởng Bộ Công an’  -(BBC) -  Đại biểu QH Lê Như Tiến nói ông vẫn tin tưởng Bộ Công an dù ‘dư luận e ngại’.   >>>  Lời khai chạy án   >>>   Dương Chí Dũng có ‘khai man’ ông Ngọ?
Sẽ có ngày ‘tức nước vỡ bờ’   -(CTM) -  Bênh vực kẻ ‘ăn chặn’, xử lý người tố cáo; thăng chức cho ‘con ông cháu cha’; để lọt 600 bánh heroin;…và còn nhiều chuyện tệ hại khác diễn ra ngày càng nhiều, ngày càng trắng trợn dưới chế độ CSVN.  Một mặt kêu gọi mọi người tố cáo, lật mặt bọn tham nhũng, thì chính quyền CSVN lại đang giang tay bao che cho bọn vô lại này. Chúng ‘ăn’ không từ thứ gì, kể cả tiền của trẻ em tàn tật.

40 năm trận Hoàng Sa Oanh Liệt  -(Bùi tín -VOA)  -Năm nay là một thời điểm thuận lợi cho sự nhìn lại lịch sử một cách khách quan, công bằng, minh bạch, trên lập trường dân tộc chống ngoại xâm, đính chính cách nhìn lệch lạc méo mó do lập trường đấu tranh giai cấp của học thuyết Mác xa lạ, còn bị Lênin cực đoan hóa một cách tệ hại.
Nói thật dân nghe, làm thật dân tin  – (Nguyễn xuân Lộc -VOA)   – Và nếu chúng được thực hiện, được tiến hành thì chắc chắn người dân Việt Nam sẽ dành cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói riêng và giới lãnh đạo Việt Nam nói chung sự ủng hộ, tin tưởng.  Trái lại, nếu ông Dũng và giới lãnh đạo Việt Nam chỉ nói mà không làm hay nói một đàng, làm một nẻo thì chắc chắn người dân sẽ mất niềm tin, không còn coi trọng lời nói của họ hay đặt hy vọng gì vào họ.
Thông điệp và Vinalines  -(Lê diễn Đức -RFA)   -Cái thông điệp đầu năm mà ông ta muốn chuyển tới bàn dân thiên hạ như là một người cải cách chỉ là trò mị dân rẻ tiền, giả dối và sẽ chẳng có giá trị gì nữa sau vụ Vinalines.  Rồi quân cờ sẽ được sắp xếp trở lại bình yên. Trong vụ án Năm Cam, Thứ trưởng Bộ Công An Bùi Quốc Huy Trung tướng, Tổng Cục trưởng Tổng Cục An ninh, bị đi tù và được giảm án nhanh chóng để về “vui thú điền viên” trong vòng chưa tới hai năm. Trái đất vẫn quay, sông vẫn hiền hoà đổ nước ra biển cả, người dân vẫn sống trong tình trạng cam chịu. Chuyện triều đình, ai cũng biết, cũng tức, cũng than, nhưng tốt hết an phận.
Những ngày đáng lo ngại năm 2014  -(Nguoibuongio)
Ý đồ xấu của Nguyễn Như Phong -(Đoan Trang)   —  Kính Chiếu Yêu – Ai tiết lộ bí mật điều tra cho Nguyễn Như Phong?  -(DL)
Thư giãn: Chuyện những người sống tử tế vì nhau  -(DL)
LS Công Nhân lại tố cáo »  -    -(ĐCV) -“Tao là Điệp, bố mày đây.” Tôi không nói gì, tên Điệp nói “Mày viết đéo gì mà dài thế!”…
Chiếu phim Hà Nội- Warszawa »  –   -(ĐCV) - Con đường đoàn tụ của Mai Anh giống như hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn người Việt khác. Đó là cuộc vượt rừng đầy gian khổ và nguy hiểm……
No-U Sài Gòn: Chương trình viếng thăm và tặng quà tri ân các tử sỹ VNCH trong trận Hải chiến Hoàng Sa 19.01.1974  -(DLB)
Truyền thông độc lập tại Việt Nam, những khó khăn trên con đường hoạt động  -(DLB)
Hãy Bênh Vực Ông Huỳnh Ngọc Tuấn Bị Công An Đánh Gãy Xương Ức!  -(Defend The Defenders)  >>>  Please Help Defend Writer Huynh Ngoc Tuan Whose Sternum Was Broken by Agents of Vietnam’s Public Security Forces!
Nhân LHQ Kiểm Điểm Về Nhân Quyền, Chiến Dịch “Xoá Bỏ Tra Tấn Ở Việt Nam” Sẽ Được Phát Động  -(DTD)
Còn cái bọn ăn tàn phá hại thì dân còn khổ dài dài  -(DĐCN)   >>>  Sự thật bao giờ cũng là sự thật   >>>  “Vụ Dương Chí Dũng: Chỉ dân ngu cu đen là bất ngờ”   >>>  Làm rõ số tiền 20 tỉ bà Lan Vạn Thịnh Phát đưa cho thứ trưởng Ngọ   >>>  PHẠM QUÍ NGỌ – THƯỢNG TƯỚNG 40 TỶ

TQ cạnh tranh ngôi ‘cường quốc số 1′ với Mỹ?  -(TVN)    —  40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, bài học lịch sử  -(TVN)
Hải chiến Hoàng Sa – 40 năm nhìn lại – Kỳ 6: Không quân Việt Nam Cộng Hòa lên kế hoạch giành lại Hoàng Sa -(TNO) >> Xem Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974   >> Xem Tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa    >> Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam    >> Sống cùng Hoàng Sa, Trường Sa   >> Hải chiến Hoàng Sa – 40 năm nhìn lại   >> Hải chiến Hoàng Sa – 40 năm nhìn lại – Kỳ 2: Hành quân giữ đảo  >> Hải chiến Hoàng Sa – 40 năm nhìn lại – Kỳ 3: Tương quan lực lượng   >> Hải chiến Hoàng Sa – 40 năm nhìn lại – Kỳ 4: Nổ súng chống giặc   >> Một sự thật khác về Hải chiến Hoàng Sa (?)

“Có bao nhiêu, cháy bấy nhiêu!”   – TT – 14g30 chiều nay, ngày hội Mùa xuân biển đảo lần thứ 3 khai mạc tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM. Đây là cơ hội để người dân, đặc biệt là các bạn trẻ, thể hiện tình yêu biển đảo, nhất là trong tình hình biển Đông hiện nay.   Háo hức ngày hội Mùa xuân biển đảo   >>>>  Khởi quay DVD Biển đảo quê hương 3
23g đêm qua, các bạn trẻ vẫn còn khẩn trương thi công một điểm nhấn của ngày hội, đó là bản đồ Việt Nam làm từ 10.000 bông hoaẢnh: T.T.D.===>>>
Tâm thư về sự kiện “TQ cưỡng chiếm Hoàng Sa”  -(Infonet) -   Hôm nay (10.1), trước ngày Trung Quốc tuyên bố gây ra sự kiện Hải chiến Hoàng Sa, Chương trình Minh Triết đã gửi “bức tâm thư gửi các em sinh viên và thanh niên”.   >>>  Trung Quốc: Cấm đánh cá ở Biển Đông là bình thường   >>>   TQ: Cướp tàu, phạt tiền nếu đánh cá ở Trường Sa?
Thách thức cho Việt Nam ở Hoàng Sa  -(RFA)
Ban Nội chính giám sát điều tra vụ tham nhũng phức tạp  -(VNN)   —  Số phận Dương Chí Dũng khiến sếp tập đoàn lo sợ  -(VNN)
Nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ Nguyễn Đình Hương  :   ‘Vụ làm lộ bí mật chắc chắn sẽ được làm triệt để’  -(VNN)   >>>  Cuối năm, nhiều vụ án rung chuyển pháp đình   >>>   Phạm tội, trốn đâu cho khỏi lưới trời
Tăng cường quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia  -(CP)     —   Không ngoại ngữ, cán bộ như ‘vịt nghe sấm’  -(TVN)
Đại biểu Quốc hội “chấm điểm” mình như thế nào?  -(VnEc)
Run rẩy ăn bát đũa Tàu yểm đầy chất độcVì sao Bộ trưởng cũng bị chặn xe, rải đinh?  -(VNN)   >>>  Bộ trưởng Dũng bị chặn xe, Bộ trưởng Thăng lên tiếng    —   Cận cảnh hàng loạt nơi trông trẻ xập xệ Photo  -(VNN)
Run rẩy ăn bát đũa Tàu yểm đầy chất độc  (VEF)====>>>
Sự đoảng hao tốn triệu đô của dân Việt  -(VEF)   – Người Việt Nam đa số vẫn còn nghèo, cuộc sống khó khăn nhưng lại lãng phí đủ mọi thứ: từ đồ dùng cá nhân, đồ gia dụng trong gia đình đến tiêu dùng điện.
Lương công nhân 3 triệu/tháng, làm sao tôi nuôi được 2 đứa con?  -(VNN)
Dân chơi khởi động Hành trình siêu xe xuyên Việt 2014  -(VEF)    —   Giật mình: Nhiều CSGT phải điều trị tâm thần    -(VNN)
Không đủ căn cứ để khởi tố vụ án đưa, nhận hối lộ  -(TT)   —   ‘Vạn Thịnh Phát xin rút, không tham gia dự án Cảng Sài Gòn’  -(VNN)   —-Cảng Sài Gòn ra thông cáo về lời khai của Dương Chí Dũng  -(TT)     —   Cơ quan An ninh sẽ phối hợp điều tra lời khai của Dương Chí Dũng  -(VnEc)
Chuyện lạ: Viện Kiểm sát không thẩm vấn trong xét xử vụ Huyền Như  -(VnEc)   —Sự thật về nữ đại gia xinh đẹp trong ‘đại án’ Huyền Như  -(VNN)    —  “Giao tiền cho ngân hàng không khác nào giao trứng cho ác”!  -(TT)
Đưa thêm nhiều vụ án tham nhũng vào diện theo dõi, đôn đốc  -(TT)
Hàng nghìn người hỗn chiến xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ  -(TT)   >>>  Clip xô xát tại nhà máy Samsung Thái Nguyên, 11 người bị thương video
Tượng thánh cũng không yên  -(TN)  -Gần đây, dư luận TP.Mỹ Tho (Tiền Giang) rất thắc mắc việc tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo nằm trong khuôn viên của Công ty TNHH Chương Dương, đường 30.4, trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Tiền Giang, bỗng dưng bị trùm kín lại và đục để xoay hướng khác.
Giá bồi thường bèo bọt quá!   -(TN)  -Đó là ý kiến chung của lãnh đạo các sở Tài nguyên – Môi trường các tỉnh thành phía nam tại Hội nghị góp ý các dự thảo nghị định hướng dẫn luật Đất đai do Bộ Tài nguyên – Môi trường tổ chức tại TP.HCM ngày 9.1.   —   Bồi thường đất thu hồi theo vị trí  -(NLĐ)   —   Lo “bóng ma” phân lô hộ lẻ  -(NLĐ)
Ai không làm được, thay ngay!  -(NLĐ)  -Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ đối với lãnh đạo ngành giao thông vận tải trong việc chậm trễ thực hiện tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Phải làm sao để nông dân hiểu về dân chủ?  -(RFA)  -Hiện nay người dân chưa hiểu rõ dân chủ là gì, nhất là trong khái niệm này người dân chưa được nếm mùi dân chủ nên họ chưa có khái niệm trọn vẹn về dân chủ.   – Mục sư Nguyễn Trung Tôn

Báo Trung Quốc liên tục xuyên tạc, đe dọa Philippines, Việt Nam  -(GDVN)   —  Đài Loan, Philippines bác yêu cầu xin phép của TQ, sẵn sàng dùng QĐ  -(GDVN)  -Còn CHXHCN VN có “đường dây nóng” với đ/c TQ , khỏi cần “bác”. Có Ki Lô đâu sợ, cứ làm thinh.
Đòi lại Hoàng Sa là trách nhiệm của nhiều thế hệ  -(NĐT)
Thế giới không thừa nhận luật mới của TQ trên Biển Đông  -(ĐV)   >>>  Tàu chiến Mỹ do thám Biển Đông như thế nào?
Trung Quốc sẽ điều hải quân, CSB đi càn trái phép Biển Đông nhiều hơn  -(GDVN)   —  Tập đoàn quân số 13 Trung Quốc tập trận lớn  -(KT)
Trung Quốc thừa nhận sự yếu kém của tàu ‘Made in China’  -(ĐV)
Bộ Quốc phòng hợp tác Bộ Công an giữ vững chủ quyền  -(ĐV)    —  Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ thăm tàu ngầm Hà Nội  -(KT)
“Phải dứt điểm chuyện Dương Chí Dũng tố cáo quan chức ngành Công an”  -(GDVN)   -Ông Vũ Mão: “Theo quan điểm của tôi thì phải làm dứt điểm chuyện này trên tinh thần khẩn trương – thận trọng – nghiêm minh – công bằng – minh bạch”.   >>>  Quy mô dự án Cảng Sài Gòn, nơi Công ty Vạn Thịnh Phát vừa rút lui   >>>  Cận cảnh khối tài sản “khổng lồ” của Công ty Vạn Thịnh Phát   >>>   Cảng SG ra thông cáo vụ nhà vợ Thanh Bùi dính líu đến Dương Chí Dũng
Di dời Chợ Nhà Xanh: Lợi ích thuộc về một số cá nhân?  -(GDVN)
Lợi nhuận EVN bù tiền mua ô tô, vẫn thưởng Tết  -(ĐV)   —–   EVN lấy lợi nhuận bù tiền mua xe sang  -(VnEx) -  Mua ôtô với giá gấp hơn 2 lần mức cho phép song theo Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực – Đinh Quang Tri, EVN sẽ lấy phần lợi nhuận sau thuế để bù vào chênh lệch.   >>>  Giá điện phải ‘cõng’ cả xe sang, biệt thự / EVN cầu viện các tập đoàn đầu tư vào điện
Thủ tướng lại cương quyết thay lãnh đạo không cổ phần hóa  -(ĐV)   >>>   Bộ trưởng bị chặn đường: Loạt bê bối của chủ đầu tư   >>>   Phút bối rối của Bộ trưởng Xây dựng và Giao thông   >>>   ‘Vắng tanh’ trên cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây
Bé sơ sinh bị bắt cóc: Nỗi đau người mẹ hiếm muộn  -(KT)    —  Vụ bắt cóc bé 1 ngày tuổi qua lời kể xe ôm   -(ĐV)  -  >>>  BV yêu cầu người mẹ có con bị bắt cóc xuất viện
Công nhân DN công nghệ cao đối mặt “rác thải cực độc“  -(ĐV)   —  Năm 2014, người lao động sẽ khó khăn trong tìm việc  -(NĐT)
Gần 1.000 công nhân ngưng việc đòi thưởng tết  -(NĐT)  -  Sáng 8-1, gần 1.000 công nhân Công ty TNHH Alta Mode Việt Nam (chuyên may áo khoác xuất khẩu) tại quận 9, TP.HCM tiếp tục ngưng việc để yêu cầu công ty công bố lương, thưởng tết.
TGĐ IAEA: Làm điện hạt nhân, Việt Nam đừng gấp gáp  -(ĐV)   —   Xô xát ở Samsung và sự adua người Việt  -(ĐV)
Thủ tướng phê chuẩn nhân sự một số địa phương  -(TP)   —  Chủ tịch nước quyết định phong, giáng chức quân hàm cấp tướng  -(NĐT)  — Nghị quyết về Chủ tịch nước quyết định phong, giáng chức quân hàm cấp tướng  -(Tamnhin)
“Bồi thường thấp, thu hồi đất quá dễ”  -(NĐT)   — Bức xúc thu hồi đất, Chủ tịch tỉnh vào cuộc  -(Tamnhin)   >>>   Nhà máy hoạt động, suối Khe Chom bốc cháy
Mất chức giám đốc Sở vì làm thiệt hại hơn 2 tỷ đồng  -(Tamnhin)    —    Nguyên phó giám đốc chi nhánh Agribank cá độ tiền tỷ  -(VnEx) -  Khai với cơ quan điều tra, nguyên phó giám đốc Agribank huyện Nam Trà My Nguyễn Hữu Khánh và các thuộc cấp thừa nhận đã tham ô hơn 25 tỷ đồng để cá độ bóng đá.    >>>  Bắt nguyên phó giám đốc chi nhánh Agribank và 2 thuộc cấp
Vụ siêu lừa Huyền Như:   TS Lê Đăng Doanh: Nạn nhân phải kiện Vietinbank  -(MTG)
“EVN lỗ nên buộc các công ty con cũng phải lỗ”  -(MTG)
Ông Lê thanh Phong :  Về sự tự trọng của ông Dương Tự Trọng  -(MTG)  – Sẽ rất nguy hiểm khi ai cũng vì nghĩa tình riêng tư mà đứng trên luật pháp. Anh em, con cháu, họ hàng hay bạn bè thân thiết tham nhũng, thay vì xử lý theo pháp luật thì tìm cách bao che, chạy tội.

Các nhóm nhân quyền vận động ngoại giao trước thềm điều trần UPR  -(DL)
Mẹ của tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh tham gia điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ -(DL)
Giải quyết tình hình tài chính của Vinashin: Việt Nam thử nghiệm mọi giải pháp, trừ tự do báo chí -(DL)
Tư Ngộ – Vụ hối lộ $1 triệu: ‘cốc mò, cò xơi’ hay chuyện Vạn Thịnh Phát và Vincom -(DL)
Thu Hiền – Đọc báo tỉnh táo -(DL)
<p>Nhân dịp kỷ niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa, No-U Sài Gòn rất mong muốn sẽ thực hiện chuyến đi thăm và tặng quà Tết để tỏ lòng tri ân với các gia đình quân nhân Hải quân Việt Nam Cộng Hòa – những chiến sỹ yêu nước đã hy sinh vì tổ quốc khi bảo vệ biển đảo quê hương trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974″ href=”http://danluan.org/tin-tuc/20140110/no-u-sai-gon-chuong-trinh-vieng-tham-va-tang-qua-tri-an-cac-tu-sy-vnch-trong-tran”>No-U Sài Gòn: Chương trình viếng thăm và tặng quà tri ân các tử sỹ VNCH trong trận Hải chiến Hoàng Sa 19.01.1974 -(DL)
Nguyễn Trần Sâm – Một ý tưởng “hư cấu” nhân vụ án Huỳnh Thị Huyền Như-(DL)
Bắc Phong – Nụ cười của một phạm nhân-(DL)   — Nguyễn Văn Thạnh – Đã tìm ra nguyên lý của vấn nạn mãi lộ-(DL)
Lời khai nào của Dương Chí Dũng mới gọi là chấn động   -(Nguoibuongio)
Thư tình Buôn Gió gửi Như Phong. -(Nguoibuongio)   —  Đại Vệ Chí Dị – Mỗi lần ước mất đi một góc. -(Nguoibuongio)
Đã nói, hãy làm  – (Jonathan London)
Kế hoạch xử lý và điều tra Phạm Quý Ngọ (Đề xuất cho Ban chuyên án – phần 1)  -Tư Mã Phong -(XHDS)
Làm rõ tội danh của ông Phạm Qúý Ngọ không khó?  – (Kami -RFA)  – Lâu lắm người dân mới được một phen hả hê trên nỗi đau ê chề của nhà nước.  Những ngày này bất cứ tin tức nào cũng không hấp dẫn bằng tin tức liên quan đến lời khai trước tòa của ông Dương Chí Dũng, về khoản tiền khoản tiền 1,5 triệu USD. Điều mà ông Dương Chí Dũng khẳng định rằng đã đưa cho ông Phạm Qúy Ngọ – Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an với tư cách Trưởng ban Chuyên án Vinalines. Ông Ngọ là người có tên bị Dương Chí Dũng khai đích danh là nhân vật gọi điện thông báo lệnh bắt đối với Dương Chí Dũng đã được phê chuẩn kèm theo lời nhắn nhủ “Chú nên lánh đi”.
Hàng Quốc Cấm  -(Tưởng năng Tiến -RFA)   —   Thông điệp và Vinalines  – (Lê diễn Đức -RFA)

Mỹ chỉ trích luật mới trên biển Đông của TQ -(RFA)    —   TQ bác bỏ chỉ trích của Mỹ về luật mới trên biển Đông -(RFA)   —  Mỹ chỉ trích TQ về Biển Đông  -(BBC)
Biển Đông : Philippines, Việt Nam, Mỹ phản đối quy định mới của Trung Quốc về đánh cá  -(RFI)
TQ đòi xin phép ở Biển Đông là ‘phi pháp’   -(BBC /nghe) – Phó Chủ tịch thường trực Hội nghề cá Việt Nam nói quy định mới nhất của Trung Quốc trong đó buộc ngư dân nước ngoài hoạt động trong phần lớn Biển Đông phải xin phép chính quyền Hải Nam từ 1/1 là điều “hoàn toàn phi pháp”.
Mập mờ lá bài chính trị Việt Nam  – Tiến sỹ Đoàn Xuân Lộc .Gửi cho BBC Việt ngữ từ London
Người Việt ‘quen sống với tham nhũng’  – Văn Toàn  .Gửi cho BBC Tiếng Việt từ Hà Nội
Trao đổi thư tín với thính giả   -(RFA)
Người Việt trong sự thăng tiến của cộng đồng Mỹ gốc Á ở Hoa Kỳ   -(RFA)
Công an Việt Nam điều tra về vụ xô xát ở nhà máy Samsung Thái Nguyên  -(RFI)

KINH TẾ
Làm sao để FDI vẫn là điểm sáng của năm 2014  -(RFA)
Đường dây hacker trộm tiền thẻ tín dụng xuyên Việt  -(VEF)   —  Khách hàng thẻ ATM lo sốt vó vì ‘tiền không cánh mà bay’  -(VNN)
HN: Hoang lạnh các dự án ven đô  -(VL)   —   Trồng dưa gang ra… dưa “lạ”  -(TT)   —  Hàng Việt sản xuất tại… Trung Quốc?  -(TT)
Nước kênh ô nhiễm, lúa chết hàng loạt  -(TT)   —-  Giá vàng SJC bật tăng, USD tự do đứng giá  -(VnEc)   —  Buông lỏng và ưu ái  -(TN)
Hàng lậu cực lớn lọt lưới hải quan  -(NLĐ)  -10 container chứa nhiều chủng loại hàng nhập lậu với số lượng cực lớn vào TP HCM bằng đường chính ngạch l Chủ hàng có dấu hiệu bỏ trốn
Đắc tội với nông dân   -(NLĐ)  -Từ chỗ kỳ vọng sẽ trở thành quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới vào năm 2012 hoặc 2013 do Thái Lan – nước xuất khẩu gạo số 1 toàn cầu – gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực này, Việt Nam không những không đạt mục tiêu mà còn tụt dốc dần.   >>>  Xuất khẩu gạo: Một năm khó khăn
Bitcoin dễ bị lợi dụng cho hoạt động “rửa” tiền  -(GDVN)
Người dân đua nhau sắm ô tô chơi Tết  -(KT) - “ai bảo Dân CHXHCN VN khổ” ? Sai lầm, không sướng, không giàu có thì lấy gì “Ô tô mà đua nhau sắm” – “Ai bảo chăn Trâu là khổ, chăn Trâu sướng lắm chứ….”

VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Nhớ những lớp học tiếng Việt ‘khổng lồ’  -(TVN)   -Những lớp học ở Campuchia khi đó hẳn là những lớp học tiếng Việt,  học ngoại ngữ thuộc loại “khổng lồ” nhất nhì trên thế giới.
Hang Sơn Đoòng ở Việt Nam thuộc hàng kỳ vỹ nhất thế giới  -(VnEc)
“Phần quà Tết là những bó rau, ít măng rừng và một vài cây bánh tét”  -(GDVN)   — “Lòng trung thực sẽ theo suốt cuộc đời người thầy”  -(GDVN)
200 cơ hội 100% học bổng du học Anh, Úc, Mỹ, Singapore  – (GDVN) – Với điều kiện điểm số khiêm tốn, tài chính eo hẹp và tiếng Anh hạn chế, bạn vẫn có cơ hội đi du học tại các nước phát triển.
Hàn Quốc đầu tư 5 triệu USD nâng cấp một trường CĐ tại Đắk Lắk  -(NĐT)   — TP.HCM tuyển hơn 292.000 HS lớp đầu cấp  -(NĐT)

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Đi uống cà phê nghìn đô ở Đà Lạt Photo  -(VNN)—  Bắt khẩn cấp 7 tên cướp gây ra nhiều vụ án  -(TT)    —-   Nghe lén, quay trộm: Đồ nghề ‘tình báo’ bán tràn lan  -(VNN)   —‘Nhét tiền vào tay Phật là phỉ báng, vái như bổ củi là sai’  -(VNN)
Ngày càng nhiều gái bán dâm đăng hình, tìm khách qua facebook  -(Kienthuc.net.vn) – Trường hợp gái mại dâm tự đăng hình ảnh lên mạng xã hội để quảng cáo và tìm khách mua dâm thì lực lượng chức năng khó mà xử lý hình sự.    >>>  Hòn Câu – “hang ổ” của gần 1.000 gái mại dâm   >>>  Tâm sự cô gái nhắm mắt bán dâm, kiếm tiền tới trường
Trộm được tặng giấy khen đóng góp tích cực cho văn hóa  -(ĐV)  -Sau khi lấy trộm 10 chỉ vàng bán được 35 triệu lấy tiền tiêu xài, đối tượng tiếp tục trình diễn ảo thuật và còn được tặng giấy khen về thành tích đóng góp tích cực vào chương trình….

QUỐC TẾ

Chủ tịch TQ ra lệnh cho ngành tư pháp tuân thủ pháp luật  -(VOA)   —Trung Quốc: Ông Abe đưa Nhật Bản vào con đường ‘rất nguy hiểm’-(VOA)   —  Nguy cơ thảm họa cho ngành dầu khí Trung Quốc  -(RFA)   —  Người Trung Quốc chi tiền cho du lịch nhiều nhất thế giới  -(RFA)
Các nhà lập pháp Mỹ cam kết tiếp tục cuộc chiến chống nghèo đói-(VOA)  — Mỹ, EU họp với Iran về việc thi hành thỏa thuận hạt nhân-(VOA)
Dennis Rodman xin lỗi về nhận xét đối với người Mỹ bị giam ở Bắc Triều Tiên-(VOA)   —Bắc Triều Tiên bác đề nghị tái tục các cuộc sum họp gia đình-(VOA)
Chuyện gì đang xảy ra ở Campuchia?-(VOA)   —Thái Lan chuẩn bị đối phó với biểu tình trước bầu cử -(VOA)   — Một cựu sĩ quan SS của Đức Quốc Xã bị truy tố-(VOA)
Malaysia sắp cắt giảm các trợ cấp quan trọng để cân bằng ngân sách-(VOA)   —  Malaysia cấp thẻ i-Kad để quản lý công nhân  -(RFA)
Bom nổ tại trung tâm tuyển mộ binh sĩ Iraq, 12 người thiệt mạng-(VOA)   —  HRW quan ngại tình hình bạo động tại Iraq  -(RFA)
Lãnh đạo khu vực thảo luận về khủng hoảng tại Cộng hòa Trung Phi-(VOA)
Nhật: Nổ nhà máy hóa chất khiến 5 người chết  -(RFA)   —  Nhật sẽ quốc hữu hóa thêm 280 đảo  -(RFA)
Canada có ca tử vong đầu tiên do H5N1  -(RFA)   —  Trương Nghệ Mưu bị phạt nặng vì có nhiều con   -(RFI)
Nghị sĩ Quốc hội Nhật Bản thăm Triều Tiên vào tuần tới  -(Soha)   —  Phó Tổng lãnh sự Ấn Độ tại Mỹ bị trục xuất  -(VNN)
Con trai cả của Chu Vĩnh Khang bị bắt   -(NLĐO)- Con trai cả của cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang vừa chính thức bị bắt để điều tra nghi án hối lộ, theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP).
Pakistan :  Học sinh liều chết ngăn kẻ đánh bom tự sát tại trường  -(NLĐ)   >>>  Làng ma túy số 1 Trung Quốc
Campuchia thành lập thêm tỉnh mới giáp Việt Nam  -(ĐV)
Nhật Bản càng nhịn, Trung Quốc càng làm già  -(ĐV)    —  Lộ ảnh trực thăng Z-19 Trung Quốc trang bị ra đa ‘nhái’  -(ĐV)   >>>  Loạt trực thăng nội địa Trung Quốc mang tiếng ‘nhái’
Mỹ – Ấn Độ đạt thỏa thuận vụ nhân viên ngoại giao bị bắt  -(RFA)   —  Căng thẳng ngoại giao Mỹ-Ấn tiếp diễn dù lãnh sự Ấn đã được hồi hương  -(RFI)
Nhật Bản có thể công khai cuộc đời cố nhật hoàng Hirohito -(RFA)    —  Nhật Bản tiến công trên mặt trận ngoại giao  -(RFI)
Philippines cảnh báo công dân đi Thái Lan không mặc áo đỏ, vàng -(RFA)
Trung Quốc : Kỷ luật trên 182.000 cán bộ tham ô  -(RFI)   —  Hơn 182 ngàn viên chức TQ bị xử phạt vì tham nhũng năm 2013 -(RFA)    —   Truyền thông TQ đến Anh đối thoại  -(BBC)
Một tu viện Tây Tạng nổi tiếng bị hỏa hoạn  -(RFI)   —  Một sĩ quan Đài Loan bị tù chung thân vì làm gián điệp cho Trung Quốc  -(RFI)
Nên trấn áp hay nhân nhượng?  -(BBC)  -  Sự phản kháng từ phe đối lập chính trị và từ các công nhân ngành may đang đẩy chính quyền Hun Sen vào thế khó?    —   Đối lập Cam Bốt dọa mở chiến dịch buộc Thủ tướng Hun Sen từ chức  -(RFI)

40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, bài học lịch sử

Nhìn lại và trân trọng lịch sử cũng là cách để người Việt biết chúng ta đã và đang mất những gì để từng ngày nuôi dưỡng ý chí khôi phục.
>>Vì sao Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974?
>> Sau 40 năm nhìn lại hải chiến Hoàng Sa
Mặc dù bất ngờ và khó tiên đoán, những sự kiện này chắc chắn không phải là những hành xử tùy hứng của Trung Quốc, cường quốc thứ hai của thế giới. Chỉ cần nhìn lại một chút lịch sử, ai cũng có thể thấy rằng các sự kiện đó chỉ tiếp nối một loạt các hành vi được tính toán kỹ lưỡng, thường kèm với sữ dụng vũ lực, được Trung Quốc thực hiện trong nhiều thập kỷ, rất lâu trước sự «trỗi dậy hòa bình» của nước này.
Giống như cố Tổng thống Mỹ Harry Truman đã từng nói "Những điều mà chúng ta cho là mới mẻ, thật ra chỉ là vì chúng ta chưa biết đủ về lịch sử". ("The only thing new in the world is the history you do not know.").
Tháng Giêng năm 2014, bốn mươi năm ngày Trung Quốc xâm lăng Hoàng Sa, nhắc nhở chúng ta bài học lịch sử buồn cho dân tộc Việt và là một minh chứng lời nói bất hủ này.
Tháng Giêng năm 1974, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đổ quân, bắn phá các hòn đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa (nhóm Nguyệt Thiềm) vốn dưới sự quản lý của Việt Nam Cộng Hòa. Mặc dầu sự phản kháng mãnh liệt từ phía Việt Nam Cộng Hòa, Trung Quốc với tiềm lực hải quân và súng đạn cuối cùng cũng đã hoàn toàn chiếm quần đảo chiến lược này và biến nó thành một sự đã rồi cho đến nay.
Chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
Hoàng Sa, 1974, luật quốc tế, tranh chấp hoa đông, sự thật lịch sử, Trung Quốc, Việt Nam
Toàn cảnh cơ sở hành chính trên đảo Hoàng Sa. Ảnh: tư liệu
Theo giáo sư người Pháp Monique Chemillier Gendreau - trong cuốn sách nổi tiếng "Chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" cho đến khi có Hiệp ước bảo hộ của Pháp vào năm 1884 , Việt Nam có chủ quyền liên tục không gián đoạn trong gần 2 thế kỷ đối với quần đảo Hoàng Sa. Sự thiết lập chủ quyền của Việt Nam phù hợp đối với luật pháp quốc tế và không có sự cạnh tranh hay phản kháng từ bất kỳ nước nào khác.
Trong giai đoạn đầu của thời kỳ Pháp thuộc, cho đến cuối những năm 1920, Pháp đã không chính thức khẳng định chủ quyền đối với các đảo và bỏ qua các quyền trước của Việt Nam trên quần đảo này. Tuy nhiên, Pháp không bao giờ công khai thừa nhận bất kỳ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Trong giai đoạn thứ hai của thời kỳ Pháp thuộc, cho đến Thế chiến thứ hai, nước Pháp đã rõ ràng và mạnh mẽ khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
Trong giai đoạn hậu thuộc địa và những năm chiến tranh Việt Nam, từ năm 1956 đến năm 1975, Việt Nam bị chia cắt hai bên vĩ tuyến 17 bởi Hiệp định Genève năm 1954. Quần đảo Hoàng Sa, nằm về phía Nam vĩ tuyến 17, hiển nhiên dưới sự quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa luôn luôn khẳng định và thực thi rõ ràng chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
Chính trong bối cảnh này Trung Quốc đã xâm lăng Hoàng Sa, 40 năm trước, tháng Giêng năm 1974.
Can thiệp quân sự của Trung Quốc vào tháng 1 năm 1974
Quần đảo Hoàng Sa bao gồm hai nhóm chính: nhóm An Vĩnh (ở phía Đông) và các nhóm Nguyệt Thiềm (ở phía Tây), cách nhau khoảng 70 km.
Hoàng Sa, 1974, luật quốc tế, tranh chấp hoa đông, sự thật lịch sử, Trung Quốc, Việt Nam
Tàu chiến của Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa Việt Nam tháng 1/1974. Ảnh: tư liệu
Nên lưu ý rằng đã vào năm 1956, lợi dụng thời gian lực lượng viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, Trung Quốc đã âm thầm đưa quân ra chiếm đóng phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa (nhóm An Vĩnh).
15 tháng 1 năm 1974 , chưa đầy một năm sau khi ký kết Paris hạn chế sự hiện diện của quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam, Bắc Kinh đã đổ quân ở các đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Trong vài ngày sau cho đến ngày 19 tháng 1 năm 1974, hải quân Trung Quốc tấn công và hoàn toàn xâm chiếm các hòn đảo mặc dầu kháng cự quyết liệt của hải quân Việt Nam Cộng Hòa.
Trước sự xâm lăng trắng trợn đó, đại diện của Việt Nam Cộng Hòa tại Liên Hợp Quốc đã yêu cầu đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an. Ngoài ra, trong một công hàm ngoại giao gửi đến tất cả các bên ký kết của hiệp định Paris, chính quyền miền Nam đã yêu cầu một phiên họp đặc biệt của Hội đồng Bảo an. Tuy nhiên, Trung Quốc, với quyền phủ quyết của mình trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đã ngăn chặn tất cả những nỗ lực này của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 02/71974, đại diện của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã đưa tuyên bố tại Hội nghị của Liên hợp quốc về Luật biển để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.
Mặc cho những sự phản đối này, Trung Quốc, vẫn chiếm giữ toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng trên quần đảo cho đến nay. Nước Việt Nam thống nhất sau năm 1975 luôn tuyên bố khẳng định rõ ràng chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
Luật pháp quốc tế?
Sự can thiệp quân sự của Trung Quốc vào năm 1974 trên quần đảo Hoàng Sa rõ ràng đã đi ngược lại luật pháp quốc tế, bao gồm các nguyên tắc của không thể thụ đắc lãnh thổ bằng vũ lực. Điều này được trình bày chi tiết và rõ ràng trong sách đã dẫn của giáo sư Monique Chemillier Gendreau, chúng tôi xin phép được trích lại dưới đây:
"Sau cú sốc của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, Công ước của Liên đoàn các Quốc gia đã ra tuyên bố cấm chiến tranh xâm lược , và vào ngày 26 tháng 8 năm 1928, Hiệp ước Kellogg - Briand đã cố gắng biến chiến tranh thành phạm pháp với sự cam kết tự nguyện của các quốc gia ký kết . Việc cấm sử dụng vũ lực đã trở thành giá trị và nguyên tắc pháp lý áp dụng đối với tất cả các nước tại điều 2 , đoạn 4 của Hiến Chương Liên hợp quốc.
Hoàng Sa, 1974, luật quốc tế, tranh chấp hoa đông, sự thật lịch sử, Trung Quốc, Việt Nam
Mít tinh phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa. Ảnh: tư liệu
Nguyên tắc xây dựng vào năm 1945 đã được phát triển và củng cố trong Nghị quyết 26/25 (1970) . " Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với Hiến chương. Lãnh thổ của một nước không thể được thụ đắc bởi một quốc gia khác từ kết quả của việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Bất cứ sự thụ đắc lãnh thổ nào từ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực đều được coi là phạm pháp. "
Cùng một văn bản cũng nói : "Mỗi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để xâm phạm biên giới đang tồn tại với một quốc gia khác hay để giải quyết cách tranh chấp quốc tế, bao gồm các tranh chấp về lãnh thổ hay liên quan đến biên giới quốc gia.
Như vậy, chính sách ngoại giao pháo hạm không còn bất cứ hiệu lực pháp luật nào . Sử dụng vũ lực không thể là cơ sở của một luật pháp." Hết trích dẫn.
Nhận định này chỉ có thể càng có ý nghĩa nếu được áp dụng cho nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và nước ký kết tất cả những hiến chương và điều lệ trên.
Mặt khác, không phải không tồn tại giải pháp hòa bình nào cho tranh chấp lãnh thổ. Một trong những giải pháp là đưa tranh chấp ra Tòa án Công lý Quốc tế. Tuy nhiên Bắc Kinh đã hoàn toàn làm ngơ trước mọi đề xuất theo hướng này, ít nhất hai lần đối với Pháp vào năm 1937 và năm 1947. Nếu Trung Quốc không ngừng lặp đi lặp lại sức mạnh của bằng chứng về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, tại sao họ lại không đồng ý sự phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế, tổ chức quốc tế thích hợp nhất để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia? Đặc biệt là Trung Quốc có một thẩm phán trong tổ chức này.
Ngoài ra, luật pháp quốc tế đòi hỏi các quốc gia phải đàm phán, như đã nêu trong Điều 33 của Hiến chương Liên hơp quốc: "Các bên trong một tranh chấp có thể ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh quốc tế, có trách nhiệm tìm kiếm giải pháp cho tranh chấp thông qua đàm phán, điều tra, hòa giải, trọng tài, tòa án, hoặc nhờ vào các tổ chức, thỏa thuận khu vực hay bất cứ phương thức hòa bình nào có thể thống nhất được với nhau. Hội đồng Bảo an, nếu thấy cần thiết, kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp như vậy."
Điều nghịch lý là, Trung Quốc không những đã không tạo điều kiện thuận lợi, mà còn liên tục ngăn ngừa bất kỳ ý định nào ​​của Hội đồng bảo an theo hướng này. Minh chứng cụ thể là vào năm 1974, hoặc sau đó vào năm 1988 khi Việt Nam cố gắng đưa vấn đề ra Hội đồng bảo an.
Hoàng Sa, 1974, luật quốc tế, tranh chấp hoa đông, sự thật lịch sử, Trung Quốc, Việt Nam
Trung Quốc đang có những động thái nhằm hợp lý hóa cái gọi là "thành phố Tam Sa" phi pháp, vi phạm chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa.
Việc sử dụng và đe dọa vũ lực, từ chối đàm phán và giải quyết bởi tòa án quốc tế, rõ ràng không phải là những hành động đáng có của một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an.
Những việc này làm mất phẩm giá hình ảnh của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cường quốc kinh tế thứ hai của thế giới, đất nước với khẩu hiệu «trỗi dậy hòa bình» và «giấc mơ Trung Hoa».
Tháng Giêng năm 2014, kỷ niệm bốn mươi năm Trung Quốc xâm lăng quần đảo Hoàng Sa, là lúc nhìn lại lịch sử để hiểu rõ hơn về hành vi hiện tại của Trung Quốc và từ đó để dự đoán tốt hơn trong tương lai.
Mặt khác, nhìn lại và trân trọng lịch sử cũng là cách để người Việt biết chúng ta đã và đang mất những gì để từng ngày nuôi dưỡng ý chí khôi phục.
Lê Trung Tĩnh (theo SGTT)

Tâm thư về sự kiện “TQ cưỡng chiếm Hoàng Sa”

...cc : Có lẽ có “điều gì” sẽ xảy ra trong tương lai gần ở Biển Đông của Việt Nam ta , có thể Trung cộng lợi dụng những dịp lễ …đánh chiếm nốt Trường sa , mà TC mở màng bằng cái “lệnh”  tàu cá NƯỚC NGOÀI phải xin phép khi đánh bắt ở lưỡi bò mà TC tự sướng – Cùng ngay lúc húc tàu cá và ăn cướp của Ngư dân ta ở Hoàng sa của VN – Trung cộng đang bấn loạn về kinh tế, loạn cào cào về xã hội , đói nghèo thất nghiệp gia tăng….và Dân Trung hoa nổi dậy chống Bắc kinh ngày càng gia tăng…nên Bắc kinh phải “di chuyển”  ra bên ngoài  để ” đánh lạc hướng “Dân TH cũng như bắt bớ đám đảng viên CS gộc về những tội tham nhũng….và cố thổi  “tinh thần tự hào bành trướng đại Hán” hòng lên dây cót Người dân TH…. Có lẽ “đánh hơi” được, nên hơn tuần qua những bài viết, bình luận, kêu gọi Thanh niên Sinh viên….về vụ Hoàng sa Trường sa , về “ngụy quyền Miền Nam” hơi bị nhiều…- Điều này tốt thôi – Nhưng mọi Công Dân Yêu Nước VN, quyết bảo vệ Giang sang hãy “coi chừng” cái dzụ “tụ tập đông người” -” 72″ “258″…và nhừng Anh chị em chống Trung cộng hồi 2011 và tiếp sau vẫn còn ở trong tù đấy nhé.
   Với tình hình hiện nay , dù có muộn nhưng vẫn còn có thể ,phải quyết khơi dậy bầu nhiệt huyết của Công Dân VN ,nhất là lớp Trẻ mà là Sinh viên Học sinh, viên chức… công khai, rầm rộ vể  Bảo vệ Tổ quốc , Biển Đảo ….và làm cho rõ là Trung cộng đã đang và sẽ nhất định cướp Tổ quốc ta…- Tại sao Dân VN thường có lời chê Dân Châu Phi , nhưng tại sao họ đã ý thức được tai họa Trung cộng? mà ta thì không? Miến Điện….-Nay mà còn “ý thức hệ”  thì có nước NGỦ thôi.

Infonet.vn

Hôm nay (10.1), trước ngày Trung Quốc tuyên bố gây ra sự kiện Hải chiến Hoàng Sa, Chương trình Minh Triết đã gửi “bức tâm thư gửi các em sinh viên và thanh niên”.
NNC Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu- Ban Dân vận Trung Ương, tôn vinh hành động UBND huyện Hoàng Sa (ảnh Hải Châu)
Bức tâm thư đã chỉ rõ sự kiện lịch sử xung quanh câu chuyện Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa. Theo đó, vào tháng 1/2014 này, chúng ta đứng trước sự kiện 40 năm trước, Trung Quốc thừa cơ Mỹ rút khỏi chiến tranh Việt Nam, hai miền Nam Bắc vẫn chưa có hòa bình, họ đã ngang nhiên tuyên bố Hoàng Sa là của họ, rồi lập tức đem cả hải lục không quân đánh chiếm Hoàng Sa, bấy giờ đang do chính quyền VNCH quản lý. 
Lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã chiến đấu, bắn chìm, bắn hỏng nhiều tàu giặc, nhưng cũng tổn thất nặng nề, 74 binh lính hi sinh. Bốn mươi năm qua, Trung Quốc đã cưỡng chiếm Hoàng Sa, tổ chức nhiều hoạt động phi pháp ở đó.
Năm 1988, Trung Quốc còn đưa quân chiếm giữ nhiều đảo và bãi đá ngầm ở Trường Sa của chúng ta. Họ còn có nhiều hành động cản trở, phá hoại những hoạt động bình thường trên vùng biển của Việt Nam. Đặc biệt là họ đã đối xử vô nhân đạo, theo lối hải tặc đối với ngư dân Việt Nam làm ăn trên vùng biển của mình.
Bức tâm thư gửi gắm đến thế hệ trẻ: “Gửi lá thư này cho các Em, chúng tôi không kêu gọi, không dặn dò, không lên lớp, mà chỉ muốn bàn bạc với các Em như những người bình đẳng, có chung một tư tưởng, một tình cảm, một trách nhiệm với Non Sông, Đất Nước của mình, không phân biệt trẻ hay già”.
Theo, bức tâm thư, chính các Em sẽ là lớp người nắm lấy tương lai, vận mệnh của Đất Nước, chính các Em sẽ là lớp người gánh vác những công việc to lớn, nặng nề, khó khăn, thay thế lớp người cũ, thực hiện những công việc mà cha anh đã chưa làm trọn. Cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, đòi lại những phần đất, biển đảo của Tổ tiên đã bị ngoại bang cưỡng chiếm.
Một lần nữa, Ông Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt chia sẻ qua 2 câu thơ: “Khi đứng trước tình hình Biển Đông ngày càng phức tạp, nóng bỏng, chúng ta nhớ tới lời dự báo chiến lược như sấm truyền của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585): Biển Đông vạn dặm dang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình”.
Từ những lời của người xưa, bức thư cũng chỉ ra những việc cần làm, một chiến lược Biển toàn diện, quyết tâm thực thi cao, công tâm, chí lớn phải đặt ra.Thế hệ mới phải đứng trên vai cha anh, tài trí hơn, giỏi giang hơn, dũng khí hơn, nói được và làm chủ được cả trên bốn lĩnh vực: Bảo vệ chủ quyền. Phát triễn kinh tế Biển. Nâng cao trình độ khoa học Biển. Xây dựng văn hóa Biển. Chính trong tay các Em là những nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng ấy. Điều quan trọng hơn nữa là, “hãy kiếm tìm một nhân cách cá nhân Việt mới. Xin hãy góp sức xây dựng một nhân cách Dân tộc Việt mới. Chưa bao giờ chúng tôi thấy công việc học và hành của các Em lại đầy ý nghĩa như thế”.
Riêng năm 2014 này, bức tâm thư đề ra ý tưởng, hãy đánh dấu sự kiên 40 năm mất Hoàng Sa này bằng một hoạt động. Các Em hãy cùng nhau tổ chức một sinh hoạt vởi chủ đề: Tôi biết Hoàng Sa là của Việt Nam. Nội dung như sau:
Các Em hãy cùng nhau tìm hiểu, thảo luận, nêu chính kiến về 5 vấn đề sau:
- Địa lý, địa mạo…tiềm năng kinh tế và các mặt khác của Hoàng Sa.
- Lịch sử, pháp lý về quyền thụ đắc lãnh thổ của Việt Nam đối với Hoàng Sa.
- Những lập luận phi pháp phi lý của phía Trung Quốc về Hoàng Sa.
- Cuộc chiến bi hùng đã xảy ra và gương anh dũng hy sinh của 74 chiến sĩ đã quyết tử để bảo vệ Hoàng Sa.
- Dư luận quốc tế ủng hộ lập trường của Việt Nam.
Các Em sẽ có cơ hội làm chủ nhân của Đất Nước, học hỏi lấy từ bài học bi hùng của Dân tộc, tự tìm thấy nghĩa vụ của mình, biết đền đáp công ơn của những người đã chiến đấu, bỏ mình vì Đất nước, góp phần mở rộng dư luận trong nước và quốc tế, yểm trợ mạnh mẽ cho Nhân Dân và Chính Phủ trong sự nghiệp lâu dài và gian khó này.
Nhân dịp này, bức tâm thư tha thiết đề nghị các nhà trường, các Thầy, Cô, các Cấp ủy, các cấp Chính quyền, ban Tuyên giáo, Báo chí, các Viện nghiên cứu, các tổ chức Đoàn và Hội SV… hãy cùng các Em SV, TN bằng những hình thức khác nhau, tổ chức sinh hoạt này có kết quả.  Sớm đưa giới trẻ Đại học vào trách nhiệm xã hội là minh triết (khôn ngoan, sáng suốt), cũng chính là trao gởi trách nhiệm và niềm tin của Dân tộc vào tay thế hệ nối tiếp.
Bằng tấm lòng chân thành, thay mặt Chương trình Minh triết Làm chủ Biển Đông, Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai mong báo giới, các trang mạng của cơ quan, đoàn thể; các trang mạng xã hội chuyển tới các Em sinh viên, học sinh cả nước tình cảm và những thông tin về sự kiện “40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa”.
Hồng Chuyên (lược đăng) 

Mập mờ lá bài chính trị Việt Nam

Ông Dương Chí Dũng từng nói ông bị ép cung trong giai đoạn bị bắt giam để điều tra.
Một trong những điểm quan trọng được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu lên trong thông điệp đầu năm của ông là ‘xây dựng một Nhà nước pháp quyền’, trong đó ‘mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch’.
Những chi tiết liên quan đến ‘vụ án’ Dương Chí Dũng mới được tiết lộ trong những ngày qua – như tham ô, hối lộ, mật báo, chạy tội – cho thấy để có thể phát triển, hơn bao giờ hết Việt Nam cần ‘xây dựng một Nhà nước pháp quyền’.
Nhưng chính những lời khai, tiết lộ chấn động ấy cũng minh chứng thêm rằng trong một thể chế coi trọng tình ‘đồng chí’ và nặng tình ‘huynh đệ’ như Việt Nam xây dựng một Nhà nước thực sự thượng tôn pháp luật quả là không dễ – nếu không muốn nói là không thể.
Nặng tình ‘đồng chí’, ‘anh em’
Có một thuật ngữ, dù chỉ mới chỉ xuất hiện trong ‘chính trị’ Việt Nam kể từ hơn một năm nay nhưng lại là một cụm từ rất phổ biến, được viết, được dùng nhiều trong thời gian qua: đó là ‘đồng chí X’. Vừa mới gõ ‘đồng chí X’ vào mục tìm kiếm của Google, chỉ trong vòng 0.25 giây, tác giả bài viết này đã thấy có đúng 37 triệu kết quả liên quan đến thuật ngữ đó.
Thuật ngữ ấy được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dùng để nói về ‘một đồng chí trong Bộ Chính trị’ không bị thi hành kỷ luật tại Hội nghị 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 10 năm 2012.
Trước khi Hội nghị 6 diễn ra, dư luận quốc tế và Việt Nam đồn đoán rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị kỷ luật.
Tòa nêu tên Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ đúng như lời khai bị cáo nhưng nhiều báo tránh gọi tên ông.
Và mấy ngày qua, báo chí và dư luận Việt Nam lại biết đến một thuật ngữ khác được ông Dương Chí Dũng dùng khi khai về người đã báo tin cho mình bỏ trốn là ‘một ông anh’ trong ngành Công an. Danh tính của người ‘ông anh’ được (hay bị) ông Dũng tiết lộ là Phạm Quý Ngọ – Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an, Cựu Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm.
Khi tường thuật về phiên tòa xét xử ông Dương Tự Trọng về tội ‘Tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài, một số báo Việt Nam đăng (rồi gỡ xuống) đã nêu đích danh người mật báo cho ông Dũng là ông Ngọ, trong khi một số báo khác chỉ gọi người báo tin ấy là ‘một ông anh’.
Cũng trong phiên tòa này, ông Dũng còn khai ra một số ‘anh’, ‘chị’ khác biết hay liên quan đến ‘công việc làm ăn’ hoặc chuyện hối lộ của mình như ‘chị Lan’, ‘anh Tiệp’, ‘anh Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an’.
Khác hẳn với mối tương quan nặng tình ‘đồng chí’ giữa ông Trọng, ông Sang và ‘một ủy viên Bộ Chính trị’ không bị thi hành kỷ luật, ‘quan hệ’ giữa ông Dương Chí Dũng với những người được ông tiết lộ lại đậm tình ‘anh, chị, em’ – vừa rất gia đình nhưng nghe cũng có chút gì đó hơi ‘giang hồ’.
Câu chuyện về ‘đồng chí X’ và người ‘ông anh’ trên hé mở nhiều điều đáng bàn, đáng lo về chính trị ở Việt Nam – trong đó có tình trạng không minh bạch, thiếu pháp quyền trong tổ chức, quản lý Nhà nước. Đây vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của những bất cập, bê bối, tệ nạn, nhức nhối khác, như tham nhũng hay những ‘đại án’, như Vinalines – tại Việt Nam.
Quan hệ mờ ám
Trong cuộc nói chuyện với cử tri tại TP Hồ Chí Minh hai ngày sau Hội nghị 6 kết thúc, được Đài Truyền hình Trung ương VTV1 cũng như báo chí Việt Nam tường thuật rộng rãi, ông Trương Tấn Sang giải thích rằng Hội nghị không tiến hành kỷ luật ‘đồng chí X’, không phải vì cá nhân đó ‘không có lỗi’ mà ‘chỉ vì cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại’.
Bộ trưởng Trần Đại Quang được thăng lên hàm Đại tướng.
Khi trả lời những chất vấn, bức xúc của dân trong một lần ông tiếp xúc với cử tri tại Hà Nội vào đầu tháng 12 năm 2012 và cũng được báo chí Việt Nam trích dẫn, tường thuật, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì cho rằng kỷ luật không phải là tốt và đúng vì làm vậy ‘mà không tính kỹ thì lại rối, mai kia là ân oán, thù oán, đối phó, thành phe phái, rối nội bộ’.
Chuyện ông Sang và ông Trọng không dám nêu đích danh ‘một ủy viên trong Bộ Chính trị’ ấy là ai – và đặc biệt cách họ giải thích, biện hộ cho việc không tiến hành kỷ luật nhân vật ấy – cho thấy giới lãnh đạo chóp bu của Việt Nam không chỉ mập mờ, né tránh mà còn cả nệ, lãnh đạo bằng tình cảm hơn là bằng luật pháp và vẫn coi trọng quyền lợi của đảng, của ‘đồng chí’ mình hơn quyền lợi của người dân, đất nước.
Những chuyện như thế chắc chắn không xẩy ra tại một nước dân chủ, đa đảng vì tại những quốc gia đó – dù là quan chức cao hay thấp, thuộc bất cứ đảng phải nào – nếu bị phát hiện làm những điều phi pháp, gây tổn hại cho dân, cho Nhà nước đều bị truy tố, xét xử, trừng phạt.
Chẳng hạn, cách đây hai năm, tại Anh, ông Chris Huhne buộc phải rời bỏ chức dân biểu đảng Dân chủ Tự do và vị trí Bộ trưởng Bộ Năng lượng khi bị cáo buộc đã đổ cho vợ lái xe vượt quá tốc độ cho phép 10 năm về trước. Và trong phiên tòa vào tháng Ba năm 2013, ông buộc phải thừa nhận tội đó và bị kết án tám tháng tù.
Nếu sống trong đất nước pháp luật công minh hay trong một quốc gia thượng tôn pháp luật, ông Trọng chắc chắn không phải sợ chuyện ‘ân oán, thù oán’ vì những chuyện đó thường chỉ diễn ra trong một xã hội không có pháp luật hay ở những chốn giang hồ.
Sự không minh bạch, thiếu thượng tôn pháp luật trong quản lý Nhà nước hay công tư nhập nhằng tại Việt Nam thể hiện khá rõ qua những lời khai gây sốc của ông Dương Chí Dũng.
"Xem ‘vụ án lộ bí mật nhà nước’ được tiến hành như thế nào và những nhân vật ông Dũng khai đã mật báo cho ông bỏ trốn, nhận tiền hối lộ của ông hay biết đến việc làm ăn của ông có bị điều tra trong những ngày tháng tới hay không sẽ biết được quyết tâm cũng như thực lực của họ trong việc chống tham nhũng"
Chưa bàn đến những tiết lộ chấn động của ông Dũng đúng hay không – và nếu đúng, đúng đến mức độ nào. Nhưng cách ông gọi ông Phạm Quý Ngọ và ông Trần Đại Quang, hai vị tướng trong ngành công an – một người mới đây được giao làm Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines là và người kia là một Ủy viên Bộ Chính trị và Bộ trưởng Bộ Công an – bằng ‘anh’ một cách thân thiện trong một phiên tòa đang được công luận quan tâm như thế chứng tỏ rằng họ có liên hệ với nhau và mối quan hệ đó khá mật thiết, rất riêng tư.
Trong thời gian qua dư luận và thậm chí một số lãnh đạo Việt Nam cho rằng ở Việt Nam tham nhũng nhiều vì các ‘nhóm lợi ích’ câu kết với nhau, lũng đoạn và chi phối kinh tế, xã hội Việt Nam.
Những lời khai và cách xưng hô của ông Dũng trong phiên tòa giờ còn cho thấy giữa một số quan chức Việt Nam và một số lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt cách doanh nghiệp, tổng công ty nhà nước, có những mối quan hệ ‘làm ăn’ gần gũi, đặc biệt.
Và phải chăng đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nạn tham nhũng, tham ô hay những vụ như Vinalines?
Dù sao đi nữa những tiết lộ và cách xưng hô của ông đã đặt ra biết bao nhiêu câu hỏi, nghi ngờ về sự minh bạch trong quản lý, tổ chức Nhà nước và chính trị Việt Nam nói riêng và buộc giới lãnh đạo Việt Nam phải trả lời nếu họ thực sự muốn ‘xây dựng một Nhà nước pháp quyền’.
Nói dễ làm rất khó
Nếu theo dõi những phát biểu hay động thái gần đây của một vài lãnh đạo cao cấp của Việt Nam – như ông Nguyễn Phú Trọng hay Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh, người đã đến dự hai phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng và cũng là người đã từng tuyên bố sẽ ‘hốt hết, hốt liền’ những kẻ tham nhũng – xem ra chính quyền Việt Nam (hoặc ít ra một số lãnh đạo) mong muốn và quyết tâm chống tham nhũng.
Ông Nguyễn Phú Trọng là Trưởng Ban Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Có thể nói, trong giới lãnh đạo Việt Nam hiện tại, ông Trọng được coi là người trong sạch hơn hay ít tì vết hơn và ông Thanh là người khá cương quyết, mạnh bạo và được cho là ‘nói ít làm nhiều’.
Nhưng liệu hai ông và những quan chức khác ủng hộ lập trường của họ có thể giải quyết được nạn tham nhũng khi – như ông Trọng thừa nhận trong một lần tiếp xúc với cử tri tại quận Ba Đình vào tháng 9 năm 2013 và được báo giới trích dẫn – ‘có tham nhũng trong lực lượng chống tham nhũng’?
Xem ‘vụ án lộ bí mật nhà nước’ được tiến hành như thế nào và những nhân vật ông Dũng khai đã mật báo cho ông bỏ trốn, nhận tiền hối lộ của ông hay biết đến việc làm ăn của ông có bị điều tra trong những ngày tháng tới hay không sẽ biết được quyết tâm cũng như thực lực của họ trong việc chống tham nhũng.
Tuy vậy, dù kỳ vọng, mong đợi chắc có không ít người cho rằng chúng sẽ khó được tiến hành minh bạch, đến nơi đến chốn vì trong một thể chế chính trị như Việt Nam việc kỷ luật, điều tra hay xét xử một quan chức cao cấp liên quan đến tham ô, tham nhũng hoặc làm những sai trái gây tổn hại lớn cho Nhà nước và Nhân dân là một điều không dễ.
Chỉ khi nào mô hình, cơ cấu chính trị, kinh tế của Việt Nam – từ việc phân bổ quyền hành, chọn nhân sự đến việc lấy quyết sách – có sự minh bạch, cạnh tranh và bình đẳng thì quốc gia này mới hy vọng không còn những vụ án như vụ Vinalines và mới có thể xây dựng được ‘một Nhà nước pháp quyền’ như ông Nguyễn Tấn Dũng nêu trong thông điệp đầu năm của mình.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một nghiên cứu viên tại tổ chức Global Policy Institute tại Anh Quốc.

Người Việt 'quen sống cùng tham nhũng'

Lãnh đạo VN thay nhau nói đến lợi ích nhóm nhưng chưa nói rõ các nhóm lợi ích là nhóm nào.
Trên thế giới có nhiều định nghĩa, nhiều hình thức khác nhau về tham nhũng. Ở Việt nam, khái niệm tham nhũng được chỉ định cụ thể chủ thể là người lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong lĩnh vực công để vụ lợi cá nhân.
Hành vi tham nhũng biểu hiện trên thực tế rất đa dạng và phức tạp, nạn tham nhũng diễn ra trên tất cả các hoạt động đời sống xã hội, gây thiệt hại lớn đến tài sản của cộng đồng hiện tại và tương lai.
Tham nhũng ở Việt Nam xảy ra ở cấp Trung ương, các cấp chính quyền cơ sở, các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, đầu tư, xuất nhập khẩu, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao... Thậm chí cả lĩnh vực phúc lợi xã hội, bảo vệ pháp luật, cứu trợ xã hội, thi đua khen thửởng, chuyển công tác...
Thực thi tham nhũng làm thay đổi, đảo lộn chuẩn mực đạo đức xã hội, tha hoá đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, đã trở thành bình thường trong quan niệm của đại đa số người tham gia điều hành lĩnh vực công hàng ngày.
Điều đáng bàn ở đây là tham nhũng đã và đang hủy hoại một cách lũy tiến đối với nhận thức, hành động của thế hệ tri thức trẻ.
Riêng đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách và các nguồn vốn vay khác do nhà nước quản lý những năm gần đây lên tới vài trăm ngàn tỷ đồng, được thực hiện đa số bởi các doanh nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp khác có vốn nhà nước 100% hoặc vốn nhà nước nắm cổ phần chi phối.
Dự án và 'phần trăm'
"Tham nhũng đã và đang hủy hoại một cách lũy tiến đối với nhận thức, hành động của thế hệ tri thức trẻ"
Việc lobby [vận động hành lang] và chi tiền cho các “chi phí cần thiết khác” từ vài thậm chí đến mười phần trăm trong suốt quá trình thực hiện dự án là điều không tránh khỏi để có công việc, để nhận được dự án, dù dưới nhiều hình thức đấu thầu, chỉ định thầu, hợp tác công tư (PPP).
Giá trị này chưa hẳn đã được bù lại bằng cách rút ruột dự án như báo chí vẫn thường lên án mà bù đắp bằng giá trị vô hình, bằng thuận lợi vật tư, khấu hao xe cộ, máy móc… Và có thể, thay vì nếu không có việc làm, doanh nghiệp sẽ chết hẳn, thì việc hối lộ để giành dự án là phương án giúp doanh nghiệp “chết từ từ”, với hi vọng nằm chờ cơ hội.
Ở các nước phát triển, việc rửa tiền phải từ chủ thể tham nhũng, thì Việt Nam ngược lại.
Nhà hoạt động chống tiêu cực Lê Hiền Đức đã ngoài 80 tuổi nhưng vẫn giúp dân oan khiếu kiện.
Vài chục ngàn tỷ trong một năm tham nhũng từ nguồn vốn nhà nước được rửa bằng sự phạm pháp của lực lượng hùng hậu cán bộ các phòng ban của các doanh nghiệp nhà nước.
Hợp thức hóa chi phí sản xuất bằng cách lập lại chứng từ tài chính, hồ sơ kỹ thuật, mua hóa đơn VAT… sai khác thực tế để bù giá trị tham nhũng và giá trị thuế VAT cho lượng tiền tham nhũng trên. Phát sinh phạm pháp khác bắt nguồn từ một sự phạm pháp.
Từng lớp tri thức trẻ nối tiếp nhau, người người phải hợp thức hóa giá trị tham nhũng một cách vô tư, tự nguyện, hồn nhiên nếu muốn tồn tại trong công việc.
Hệ lụy tham nhũng làm hư hỏng tư tưởng thế hệ trẻ, tự tròng vào cổ mình thòng lọng phạm pháp ngẫu nhiên đang xảy ra hàng ngày là điều quá nghiêm trọng cho xã hội, cần được lên tiếng từ các bậc cha mẹ, người thân và cộng đồng.
Phải chăng chống tham nhũng nên chống từ gốc, một việc làm đem lại hai ý nghĩa thiết thực cho xã hội.
Nếu không có sự tiếp tay, không phạm pháp không tư lợi đánh đổi với công ăn việc làm hiện tại của lực lượng tri thức trẻ, thì chắc rằng chẳng còn cách nào khác để rửa tiền hộ cho các đối tượng tham nhũng áp đặt cuộc chơi chi phí phần trăm và các chi phí khác trong điều phối vốn ngân sách, vốn vay trong xây dựng hạ tầng và các dạng tương tự.
Nên chăng đưa việc nguy hại này thành điều cấm trong hợp đồng lao động đối với các nhân viên khi được ký hợp đồng với doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước chiếm cổ phần chi phối cũng là cách chống tham nhũng thiết thực.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, gửi cho BBC Tiếng Việt từ Hà Nội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét