Việt nam: Sự đan xen xoắn xuýt giữa Đảng và các doanh nghiệp sân sau
Đây là phần tiếp theo trong
cuốn sách “Vietnam – Rising Dragon” (Việt Nam – con rồng trỗi dậy) của
Bill Hayton, nguyên phóng viên BBC tại Hà Nội. Tiêu đề của phần này do
người dịch đặt. Quan điểm của người dịch không nhất thiết trùng quan
điểm của tác giả. Người dịch không chịu trách nhiệm về việc kiểm chứng
thông tin trong bài viết.
Lấy ví dụ ông T. (*) Điểm xuất phát của ông T. trước khi vươn lên vị trí quyền lực là chính quyền tỉnh Bình Dương, một tỉnh ngay sát TP.HCM. Ông đã góp phần biến tỉnh này thành một nhà máy năng lượng kinh tế, thu hút những luồng vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ, tạo ra hàng trăm nghìn công ăn việc làm và đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Ông đã làm được việc ấy bằng cách bẻ cong luật – xé rào – để làm vừa lòng giới đầu tư. Ông lách qua các quy định về quy hoạch để có được những khu công nghiệp, ông tiến hành những thỏa thuận về thuế để thu hút công ty nước ngoài và giúp doanh nghiệp một tay nếu họ cần. Phần thưởng cho thành công của ông là sự thăng tiến trong Đảng, đầu tiên lên vị trí lãnh đạo TP.HCM và sau đó làm nguyên thủ quốc gia. Nhưng căn cứ địa của ông vẫn ở Bình Dương và bây giờ nơi ấy là thái ấp của gia đình ông. Cháu trai của ông đã tiếp quản cương vị lãnh đạo tỉnh, gia đình ông kiểm soát nhiều cơ cấu hành chính trong tỉnh. Người Việt Nam hay nói chuyện ai đó “có ô dù”. Cái “ô” của ông T. đã che chở gia đình và mạng lưới vây cánh của ông ở Bình Dương, cũng như “ô” của những đồng sự của ông đã che chở gia đình, vây cánh của họ ở các địa phương khác. Sự che chở của họ cho phép các tỉnh, DNNN, và ngày càng nhiều cá nhân đứng đầu DNNN, quyền tự do bẻ cong và phá luật, vì biết là mình được “bảo vệ” trước pháp luật. Tuy nhiên cũng có giới hạn cho việc một lãnh đạo cấp nhà nước có thể thúc đẩy lợi ích của vây cánh địa phương mình tới đâu. Cuối cùng thì lợi ích quốc gia vẫn tồn tại đó. Chính sách phải là kết quả của sự đồng thuận: lợi ích của quốc gia, phe phái và địa phương đều phải được thỏa mãn. Nhưng để đạt tới đồng thuận thường đòi hỏi các bên phải đánh nhau rất dữ.
Đầu năm 2008, chính phủ nhận thấy rằng bong bóng bất động sản và chứng khoán đã phình quá to. Tác động của thời kỳ hoang dã này đối với thị trường chứng khoán tràn cả ra bên ngoài. Năm 2006, chỉ số chứng khoán quan trọng nhất, VNI trên Sở Giao dịch TP.HCM, đã tăng 145%. Trong hai tháng rưỡi đầu năm 2007, nó tăng thêm 50% nữa. Sàn giao dịch của các công ty môi giới lớn trong thành phố đầy chật người tham gia. Một số dốc hết tiết kiệm vào ván bạc trên thị trường. Niềm lạc quan không bị kiềm chế chút nào. Ngày 12 tháng 3 năm 2007 VNI lên mức kỷ lục 1.170 điểm. Nó sẽ không bao giờ đạt tới điểm đó lần nữa. Nó nhảy qua lại một tí, và vào cuối năm vẫn tăng khoảng 20%. Nhưng sau đó, sang năm 2008, nó sụp đổ. Chỉ số này rơi một mạch 70%, quét sạch khỏi thị trường rất nhiều nhà kinh doanh chứng khoán thời ấy cùng những gia đình đã đánh bạc bằng cả khoản tiết kiệm của họ. Lạm phát tăng 30%, các hộ dân ở thành phố không đủ sống, công nhân nhà máy đình công và bất mãn ngày càng tăng. Tình hình bắt đầu giống như sự khởi đầu của một mối đe dọa đối với quyền lãnh đạo của Đảng. Đã đến lúc các nhà lãnh đạo phải phản công.
Tháng tư năm 2008, Thủ tướng Dũng công khai đề nghị các DNNN hạn chế những ngành kinh doanh không phải lĩnh vực chính của họ ở mức 30% tổng vốn. Việc chính phủ phải xuống nước “kêu gọi” DNNN tuân thủ luật pháp đã bộc lộ những vấn đề mà chính phủ đang phải đối diện trong nỗ lực duy trì quyền kiểm soát. Các DNNN chẳng nghe; đánh nhau nội bộ sau hậu trường càng tăng lên. Chính phủ buộc phải thử một con đường khác. Ngân hàng trung ương – đơn vị đã và đang cho các tổng công ty vay rất dễ dàng với lãi suất thấp và lượng cung tiền hào phóng – nhận lệnh vào cuộc. Lãi suất được nâng lên và dòng tiền cho vay bị giảm xuống. Những cái ô bảo trợ được cất đi; lãnh đạo bắt buộc phải hành động vì lợi ích quốc gia. Có kết quả: nền kinh tế hạ nhiệt và khủng hoảng giảm bớt.
Ban đầu các tổng công ty vận hành theo mô hình chaebol của Hàn Quốc. Các chaebol có rất nhiều nhược điểm, nhưng một số, chẳng hạn Hyundai và Samsung, quả thật đã trở thành các nhà xuất khẩu lớn. Các tổng công ty của Việt Nam kém thành công hơn thế nhiều: VinaShin giành được đơn đặt hàng là nhờ ra giá thấp dưới mức chi phí, còn các hợp đồng bán dầu của PetroVietnam ở Cuba và Venezuela thì là kết quả của chính sách ngoại giao của nhà nước hơn là năng lực kinh doanh. Nhiều công ty dệt may quốc doanh bị thua lỗ và ngành thép thì cũng lạc hậu. Nhưng khu vực quốc doanh vẫn cứ là trụ cột cho sự kiểm soát của Đảng – vừa là công cụ để thực thi chính sách kinh tế vừa là biện pháp làm hài lòng vây cánh ở địa phương, công đoàn và những nhóm lợi ích khác. Mặc dù nhiều DNNN đang bị bán đi, Đảng vẫn nêu rõ quyết tâm giữ lấy 50-100 DNNN quan trọng nhất. Chúng tiếp tục hưởng lợi từ sự hào phóng của nhà nước. Mặc dù cái thời kỳ ngân hàng quốc doanh cho vay dễ dàng nhìn chung đã thuộc về quá khứ rồi, nhưng vẫn còn vô số cách để bơm tiền cho DNNN. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (ngân hàng quốc doanh, được thành lập từ tiền viện trợ của các chính phủ nước ngoài) và Quỹ Bảo hiểm Xã hội của nó (được kỳ vọng trở thành nhà đầu tư đơn lẻ lớn nhất trong nước vào năm 2015) dường như đang vận hành giống như những “quỹ đen” không minh bạch, phục vụ lợi ích của khu vực nhà nước. Rõ ràng DNNN có một tương lai quan trọng, không nhất thiết tươi sáng, ở phía trước.
* * *
Sự đan xen xoắn xuýt giữa Đảng và doanh nghiệp không chỉ giới hạn trong khu vực nhà nước mà còn lấn át cả ở khu vực tư nhân. Nhiều công ty “tư nhân” đều từng là DNNN hoặc vẫn còn có phần sở hữu của nhà nước, hoặc đang do đảng viên cai quản. Thậm chí các công ty thật sự là tư nhân cũng gần như không thể có được giấy phép, giấy đăng ký, giấy tờ thủ tục hải quan hoặc nhiều loại giấy tờ quan trọng sống còn khác, nếu không có quan hệ tốt. Công ty nào không tham gia cuộc chơi thì sẽ mau chóng gặp rắc rối. Khảo sát cho thấy ngay cả ngân hàng tư nhân cũng thích cho những người “có quan hệ” vay tiền hơn. Hầu hết những người kiểm soát các đỉnh cao chỉ huy của khu vực tư nhân đều hoặc là do Đảng chỉ định, hoặc người thân, bạn bè của người được chỉ định đó. Tầng lớp tinh hoa của Đảng Cộng sản đang biến chủ nghĩa tư bản Việt Nam thành kiểu công ty gia đình. Tầng lớp tinh hoa mới trong giới thương nhân thì không tách khỏi Đảng Cộng sản mà lại là thành viên của Đảng, hoặc có liên quan tới Đảng...
Trên thực tế là quá nhiều, đến mức người Việt Nam bây giờ có một “thành ngữ” đặc biệt để định danh những trường hợp như thế: “COCC”, hay “5C”. COCC là lớp người ít thâm niên hơn trong tầng lớp elite cộng sản-doanh nhân mới – lãnh đạo các địa phương, quan chức chính quyền và quan chức Đảng nhưng ở cấp thấp hơn. COCC là bốn chữ cái đầu của Con Ông Cháu Cha – nghĩa đen là “con của bố, cháu của ông”, nhưng ý nghĩa của câu này rất rõ ràng với bất kỳ ai đã quen với truyền thống của các gia đình Việt Nam – con trẻ trung hiếu với cao niên, bậc cao niên bảo vệ con trẻ. Những người ở dưới cái ô của COCC có thể thoát khỏi gần như mọi rắc rối, vì các bậc bảo trợ cho họ ở cấp cao hơn cả công an và tòa án. Tầng lớp elite thật sự được gọi là 5C: họ có thể thoát khỏi tất cả các rắc rối. Thậm chí người ta còn bảo rằng một cậu con trai 5C đã từng giết người, nhưng mọi chuyện đều được giữ kín. 5C là viết tắt của Con Cháu Các Cụ Cả - nghĩa đen là “tất cả con và cháu của cụ”. Cụ là địa vị cao nhất trong gia đình Việt Nam, và mọi vị Chủ tịch, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản về cuối đời đều được gọi bằng đại từ này. Cái ô của 5C tỏa rộng – vươn cả ra khỏi những con cháu trực hệ để ít nhiều che luôn cho cả đại gia đình.
Ở Việt Nam, những mối quan hệ như thế đều có giá trị quy ra tiền cả. Các công ty – kể cả trong nước lẫn nước ngoài – đều sẵn sàng trả những khoản tiền lớn để được giới thiệu và tiếp xúc với giới hoạch định chính sách. Những người đã có cửa tiếp cận rồi – thông qua quan hệ thân thuộc trong gia đình – có lợi thế cực lớn. Được giới thiệu một cách tích cực đến một quan chức chủ chốt nào đó có thể tốn tới 100.000 USD. Tiền thường không rót trực tiếp vào túi chính trị gia, mà đến tay người hỗ trợ cho chính trị gia ấy – thường là họ hàng. Đôi khi không phải là tiền mà là quà, thậm chí một căn hộ cho không, đấy là lý do tại sao các nhân viên nhà nước với mức lương danh nghĩa 100 USD/tháng lại có thể hưởng thụ mức sống ngang với một giám đốc kinh doanh thành đạt. Người Việt Nam hay nói về chế độ “chân trong chân ngoài”. Một thành viên trong gia đình làm một công việc được trả lương rất thấp ở đâu đó trong hệ thống hành chính, đó là cách hữu hiệu để duy trì quan hệ, trong khi vợ con, anh em, cháu anh ta có thể tìm kiếm công việc làm ăn ở bên ngoài. Biên chế chính thức bây giờ cũng có giá trị. Lãnh đạo các cơ quan ban ngành có thể giã tới vài nghìn đôla cho một vị trí cấp thấp nhưng có nhiều cơ hội và mối quan hệ.
Nhưng giới thiệu, tiến cử chỉ là một cách để kiếm tiền. Thân nhân của các quan chức cấp cao tìm ra chỗ màu mỡ trong khắp thế giới kinh doanh. Kể từ khi cuộc cải cách kinh tế chớm bắt đầu, tầng lớp elite của Đảng đã gửi con cái ra nước ngoài du học và để cho chúng lên cao dần, có lợi thế kinh doanh. Con cái họ trở về nước, có học hơn và sẵn sàng tiếp nhận công việc ở những cơ sở có đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân mới…
* * *
(*) Người dịch viết tắt tên của nhân vật. Độc giả quan tâm có thể tìm hiểu trong chương I cuốn “Vietnam - Rising Dragon” của nhà báo Bill Hayton. Mong được lượng thứ.
Đoan Trang biên dịch
(Blog Đoan Trang)
'Phát hiện 45 vụ tham nhũng năm 2013'
Thanh tra chính phủ Việt Nam cho biết đã phát hiện 45 vụ có hành vi tham nhũng trong năm 2013.
Báo cáo được công bố tại hội nghị
tổng kết hôm 8/1 ở Hà Nội cũng cho biết có 99 đối tượng có hành vi liên
quan tham nhũng bị phát hiện, với tổng số tiền 354 tỷ đồng.
"Thanh tra chính phủ đã kiến nghị thu hồi 354 tỷ đồng, đã thu hồi 299,6 tỷ đồng, kiến nghị xử lý hành chính đối với 10 tập thể, 104 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 26 vụ, 39 đối tượng", số liệu đượcBấm đăng tải trên trang web của cơ quan này cho biết.
Tuy nhiên, báo cáo cũng nhận định tình hình tham nhũng vẫn đang "tiếp tục diễn biến phức tạp" ở "nhiều cấp, nhiều ngành" và thừa nhận vấn đề này đang "gây bức xúc, bất bình trong xã hội".
Trong năm 2013, thanh tra chính phủ cũng đã phát hiện các trường hợp vi phạm hành chính với tổng số tiền 326.552 tỷ đồng, 4.520 ha đất, theo số liệu vừa được đưa ra.
Các vụ 'đại án'
"Thanh tra chính phủ đã kiến nghị thu hồi 354 tỷ đồng, đã thu hồi 299,6 tỷ đồng, kiến nghị xử lý hành chính đối với 10 tập thể, 104 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 26 vụ, 39 đối tượng", số liệu đượcBấm đăng tải trên trang web của cơ quan này cho biết.
Tuy nhiên, báo cáo cũng nhận định tình hình tham nhũng vẫn đang "tiếp tục diễn biến phức tạp" ở "nhiều cấp, nhiều ngành" và thừa nhận vấn đề này đang "gây bức xúc, bất bình trong xã hội".
Trong năm 2013, thanh tra chính phủ cũng đã phát hiện các trường hợp vi phạm hành chính với tổng số tiền 326.552 tỷ đồng, 4.520 ha đất, theo số liệu vừa được đưa ra.
- Vụ án tham nhũng tại Vinalines
- Vụ án kinh tế tại ngân hàng ACB
- Vụ án lợi dụng chức quyền tại Vietinbank
- Vụ án tham nhũng tại Công ty Cho thuê tài chính 2 (thuộc Agribank)
- Vụ án kinh tế tại Công ty dệt kim Phương Đông và một chi nhánh Agribank ở TP.HCM
- Vụ án kinh tế tại sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ thuộc Agribank
- Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam
- Vụ án tham nhũng tại ngân hàng VDB chi nhánh Đắk Nông
- Vụ cố ý làm trái tại một chi nhánh của Agribank
- Vụ án tham nhũng tại Vinashin
Hai vụ 'đại án tham nhũng' được đưa ra xét xử gần đây đã có tổng cộng 4 bản án tử hình.
Trong phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án tham nhũng tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) hôm 16/12, hai cựu lãnh đạo của cơ quan này là ông Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc đã bị tuyên án tử hình về tội tham ô tài sản.
Ông Dũng cũng bị tuyên án 28 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, trong khi ông Phúc bị tuyên 18 năm.
Cả hai bị cáo này đều đã kháng cáo.
Trước vụ án Vinalines một tháng, vào ngày 15/11 năm ngoái, cũng có hai bị cáo bị tuyên án tử hình trong phiên tòa xét xử vụ án tham ô tài sản tại Công ty cho thuê tài chính II - ALC II, thuộc ngân hàng Agribank.
Hai bị cáo này là ông Vũ Quốc Hảo, nguyên tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính II - ALC II và Đặng Văn Hai, cựu Chủ tịch HĐTV công ty TNHH Xây dựng và thương mại Quang Vinh.
'Trả lại hồ sơ'
Ngày 6/1, Tòa án Nhân dân TP.HCM cũng đã bắt đầu
xét xử 20 bị cáo với các tội danh lạm quyền và thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ án 'lừa đảo lớn nhất từ
trước tới nay' của Việt Nam tại ngân hàng Vietinbank.
Bà Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên Phó phòng quản lý rủi ro Vietinbank chi nhánh TP. HCM, bị cáo buộc lừa đảo hơn 200 triệu đô la (4.000 tỷ đồng) bằng hình thức huy động vốn tại hai chi nhánh Nhà Bè và TP. HCM của Vietinbank.
Theo kế hoạch, phiên xử sẽ kéo dài cho tới ngày 25/1.
Đối với vụ án kinh tế tại Ngân hàng ACB, hôm 9/1, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ vụ án và yêu cầu bổ sung thêm một số chứng cứ, tài liệu, tình tiết chưa được sáng tỏ.
Bảy người thuộc dàn lãnh đạo của ACB đã bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố và tổng số tiền thiệt hại do 7 bị can gây ra trong vụ án này được nói là hơn 1.695 tỷ đồng (khoảng 80 triệu USD).
Ông Nguyễn Đức Kiên, còn được gọi là "Bầu Kiên", bị truy tố về 4 tội danh: "Kinh doanh trái phép, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế”.
Cựu Bộ trưởng Bộ kế hoạch Đầu tư, Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, cũng bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bà Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên Phó phòng quản lý rủi ro Vietinbank chi nhánh TP. HCM, bị cáo buộc lừa đảo hơn 200 triệu đô la (4.000 tỷ đồng) bằng hình thức huy động vốn tại hai chi nhánh Nhà Bè và TP. HCM của Vietinbank.
Theo kế hoạch, phiên xử sẽ kéo dài cho tới ngày 25/1.
Đối với vụ án kinh tế tại Ngân hàng ACB, hôm 9/1, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ vụ án và yêu cầu bổ sung thêm một số chứng cứ, tài liệu, tình tiết chưa được sáng tỏ.
Bảy người thuộc dàn lãnh đạo của ACB đã bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố và tổng số tiền thiệt hại do 7 bị can gây ra trong vụ án này được nói là hơn 1.695 tỷ đồng (khoảng 80 triệu USD).
Ông Nguyễn Đức Kiên, còn được gọi là "Bầu Kiên", bị truy tố về 4 tội danh: "Kinh doanh trái phép, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế”.
Cựu Bộ trưởng Bộ kế hoạch Đầu tư, Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, cũng bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
(BBC)
20 tỷ tiền giấy Việt Nam hiện nay nặng bao nhiêu?
Cháu nào chưa có gia đình thì được một tờ 50 đô la Mỹ ăn Tết, còn đứa nào có gia đình thì tôi biếu tờ 100 đô la. Sau khi đưa xong phong bì, cả nhà ăn uống vui vẻ và chia tay. Trước khi tôi ra lên xe đò về lại Sài Gòn, thằng con út của anh tôi vù xe Honda đến bến xe và bảo tôi là phong bì của tôi biếu nó bên trong không có tiền. Tôi vô cùng ngạc nhiên nhưng tôi cũng vội vàng tự cho là không lẽ cháu mình lại nói dối lừa ông chú lớn tuổi và tự nghĩ là có thể tôi đã quên bỏ tiền vào phong bì thật vì tuổi đã lớn mà đi đường xá xa xôi mệt mỏi, tâm trí mình có thể lúc đó bất an và mình đã quên bỏ tiền vào phong bì. Tôi vội chìa ra một tờ 50 đô la khác và vui vẻ xin lỗi nó vì chú già nên đầu óc không còn minh mẫn. Nó ôm tôi hôn rồi phóng xe đi.
Mười năm sau, tức là năm 2000, tôi lại được sở cho đi công tác nhưng lần này là ở Nam Hàn. Tôi cũng đã “tranh thủ” lấy một tuần lễ nghỉ để về thăm gia đình anh chị tôi. Gia đình anh chị bây giờ đã dọn về gần Sài Gòn và cả nhà đã ăn nên làm ra, khá giả hơn trước gấp bội. Căn nhà hai anh chị xây ở Phú Nhuận có 4 tầng, toàn bằng gạch và bên trong sàn nhà lót đá gạch Bát Tràng rất là khang trang. Và lần này thì tôi không phải ngủ khách sạn, tôi được anh chị “bố ráp” cho một tầng riêng biệt ở thượng tầng căn hộ. Và cũng như lần trước, sau khi ăn uống đoàn tụ cả nhà vui vẻ, lại đến màn lì xì của ông chú từ xa về thăm. Bốn cháu tôi giờ đã lớn, có công ăn việc làm và đều có gia đình cả. Và dĩ nhiên số tiền lì xì của tôi cũng phải lớn hơn xưa. Tôi cho mỗi đứa $250 đô la Mỹ. Nhưng lần này tôi khôn hơn lần trước sau kinh nghiệm quên tiền. Tôi cho chúng nó toàn tiền giấy Việt Nam đựng trong các phong bì dầy cộm và tôi dặn rất kỹ từng đứa phải đếm cho kỹ trước khi chia tay vì chú nay càng lớn tuổi có thể đếm nhầm. Bọn nó cũng rất tế nhị và không muốn làm buồn lòng ông chú, không đứa nào đem tiền ra đếm trước mặt tôi và đứa lớn nhất đã nhanh nhẩu nói “chúng cháu không dám ạ, chú cho bao nhiêu thì chúng cháu được hưởng bấy nhiêu và chúng cháu cám ơn chú muôn vàn”. Sau đó chúng tôi chia tay. Và từ đó mỗi lần có các bạn tôi về thăm Việt Nam và hỏi tôi cách nào hay nhất để biếu tiền cho người nhà, tôi luôn khuyên là nên đổi ra tiền Việt Nam vì như vậy cả người cho lẫn người nhận biết chắc chắn là có một phong bì dầy cộm và nhỡ mình có đếm nhầm, số tiền nhầm cũng bé hơn là nếu mình đếm nhầm tờ 50 hay 100 đô la Mỹ.
Bây giờ mỗi khi nghĩ lại đống bạc giấy nặng chình chịch ấy, tôi lại mỉm cười. Gần đây các bạn tôi từ Việt Nam về cho tôi biết là bây giờ nước ta văn minh lắm, tiền giấy không làm bằng cotton (bông vải) nữa mà toàn bằng polymer. Tiền giấy polymer mỏng, đẹp và nhẹ hơn tiền giấy cotton nhiều.
Vừa qua có vụ xử án tham nhũng lớn ở Việt Nam. Trong một phiên tòa ở
thành phố Hà Nội, nhân chứng Dương Chí Dũng, trong vụ xử án em mình là
ông Dương Tự Trọng, đã bất thần khai trước tòa là ông đã đem một số tiền
500 ngàn đô la Mỹ và một số tiền 20 tỉ đồng Việt Nam đến giao cho ông
Phạm Quý Ngọ (Thượng Tướng CA, hiện là thứ trưởng Bộ Công An Việt Nam và
đã từng là trưởng Ban Chuyên Án điều tra vụ Vinalines của ông
Dương Chí Dũng). Theo lời khai của ông Dũng, số tiền “quà cho ông anh” được đem đến giao cho ông anh trong một túi đựng phong bì.
Khi đọc đến đây, với kinh nghiệm bản thân đã từng cho phong bì tiền cho các cháu tôi, tôi tò mò muốn biết cái túi đó nó nặng dường nào. Tôi bèn lên mạng tìm kiếm và tôi tìm được phần lớn mỗi tờ giấy tiền polymer cũng chỉ nặng xấp xỉ một gram thôi (cân của tờ giấy tùy vào số tiền trên mặt giấy, nhưng hầu hết đều thay đổi xung quanh 1 gram). Và tôi làm thử vài con tính đơn giản sau đây để định lượng cân của cả số tiền mà ông Dũng đem đến chỗ gặp ông Ngọ.
Trước tiên tôi bắt đầu với số tiền 500 nghìn đô la Mỹ. Tỉ dụ ông Dũng dùng toàn những tờ giấy polymer 100 đô la, sẽ phải cần đến 5 nghìn tờ. Như vậy 5 nghìn tờ cân nặng xấp xỉ 5000 grams hay 5 kí lô. Năm kí lô thì cũng chỉ xấp xỉ nặng cỡ quyển từ điển Pháp Việt bìa cứng của ông Đào Duy Anh dày khoảng 1960 trang. Đem số tiền nặng vài ký này chắc cũng phải bỏ vào một hộp giấy bìa cứng, hoặc nếu dùng phong bì tốt giấy dầy thì ít nhất cũng phải từ 5 đến 10 phong bì cỡ bự. Nếu ông Dũng dùng số tiền 1000 đô la thay vì 100 đô la, chúng ta chỉ việc chia 5000 grams cho 10 và tìm ra ngay là số cân tổng cộng sẽ nhẹ hẳn đi và lúc đó có thể chỉ cần một phong bì thôi, vừa nhẹ dễ mang lại vừa kín đáo.
Riêng số tiền 20 tỉ VNĐ thì tôi nghĩ sẽ nặng hơn nhiều. Tôi xin tính nhanh theo bảng phân loại dưới đây tính từ số tiền 20 tỉ VNĐ:
Khi đọc đến đây, với kinh nghiệm bản thân đã từng cho phong bì tiền cho các cháu tôi, tôi tò mò muốn biết cái túi đó nó nặng dường nào. Tôi bèn lên mạng tìm kiếm và tôi tìm được phần lớn mỗi tờ giấy tiền polymer cũng chỉ nặng xấp xỉ một gram thôi (cân của tờ giấy tùy vào số tiền trên mặt giấy, nhưng hầu hết đều thay đổi xung quanh 1 gram). Và tôi làm thử vài con tính đơn giản sau đây để định lượng cân của cả số tiền mà ông Dũng đem đến chỗ gặp ông Ngọ.
Trước tiên tôi bắt đầu với số tiền 500 nghìn đô la Mỹ. Tỉ dụ ông Dũng dùng toàn những tờ giấy polymer 100 đô la, sẽ phải cần đến 5 nghìn tờ. Như vậy 5 nghìn tờ cân nặng xấp xỉ 5000 grams hay 5 kí lô. Năm kí lô thì cũng chỉ xấp xỉ nặng cỡ quyển từ điển Pháp Việt bìa cứng của ông Đào Duy Anh dày khoảng 1960 trang. Đem số tiền nặng vài ký này chắc cũng phải bỏ vào một hộp giấy bìa cứng, hoặc nếu dùng phong bì tốt giấy dầy thì ít nhất cũng phải từ 5 đến 10 phong bì cỡ bự. Nếu ông Dũng dùng số tiền 1000 đô la thay vì 100 đô la, chúng ta chỉ việc chia 5000 grams cho 10 và tìm ra ngay là số cân tổng cộng sẽ nhẹ hẳn đi và lúc đó có thể chỉ cần một phong bì thôi, vừa nhẹ dễ mang lại vừa kín đáo.
Riêng số tiền 20 tỉ VNĐ thì tôi nghĩ sẽ nặng hơn nhiều. Tôi xin tính nhanh theo bảng phân loại dưới đây tính từ số tiền 20 tỉ VNĐ:
Đơn vị tiền giấy | Số tờ giấy | Cân nặng (kí lô) |
100 nghìn | 200 nghìn | 200 |
200 nghìn | 100 nghìn | 100 |
500 nghìn | 40 nghìn | 40 |
Cho là ông Dũng khôn ngoan đổi toàn tiền lớn cho nhẹ, nhẹ nhất trong
trường hợp này là ít nhất 40 kí lô. Cộng thêm vài kí lô tiền USD trong
phong bì, số cân cuối cùng của túi bạc ông Dũng mang phải nặng tối thiểu
40 kí lô.
Khi tôi lấy máy bay đi du lịch giữa các nước hiện nay, tôi có quyền đem một va li hành lý nặng 23 kí lô. Chỉ một hành lý không xách tay 23 kí lô mà tôi đã thấy kéo (hành lý có 2 bánh xe), hoặc nhấc lên bậc thang, hoặc khuân để lên cóp xe rất vất vả. Ông Dũng với 40 kí lô chắc phải bỏ vào một túi da chắc chắn và chắc không thể vác lên vai dễ dàng và tôi nghĩ chắc ông phải có cách đặc biệt di chuyển túi tiền nặng chình chịch này mà ông chưa tiện nói ra. Tôi nghĩ nếu quan tòa hỏi vặn tới thì thế nào ông cũng phải trả lời nhưng không hiểu sao không thấy các thẩm phán của tòa án đặt những câu hỏi này.
Với một cái túi nặng 40 kí lô tối thiểu, cả người cho lẫn người nhận không thể nói là mình không biết đến sức nặng của nó khi khênh nó lên. Các cháu tôi lần thứ nhì đã không có đứa nào rượt xe Honda đến tận bến xe lần thứ nhì nói là tôi đã quên không bỏ tiền vào phong bì vì đã có cả nhà làm bằng chứng và ai cũng nhìn thấy tận mắt những phong bì dầy cộm tôi trao.
Trong trường hợp ông Dũng, tôi nghĩ không thể nào với một cái túi tiền nặng và to như vậy, việc kéo hoặc bê khệ nệ túi này từ nhà ông Dũng ra xe rồi từ xe ông Dũng vào nơi chỗ ông Ngọ ở lúc đó mà không có một người khác thấy hoặc biết đến thì quả thật là tài tình. Mặc dù không tin là không có người thứ ba nhìn thấy cái túi to này, tôi rất thán phục cách giao tiền thật “kín đáo và tuyệt chiêu” của ông Dương Chí Dũng.
Nguyễn Duy Vinh (Giáo Sư Vật Lý Học về hưu)
Khi tôi lấy máy bay đi du lịch giữa các nước hiện nay, tôi có quyền đem một va li hành lý nặng 23 kí lô. Chỉ một hành lý không xách tay 23 kí lô mà tôi đã thấy kéo (hành lý có 2 bánh xe), hoặc nhấc lên bậc thang, hoặc khuân để lên cóp xe rất vất vả. Ông Dũng với 40 kí lô chắc phải bỏ vào một túi da chắc chắn và chắc không thể vác lên vai dễ dàng và tôi nghĩ chắc ông phải có cách đặc biệt di chuyển túi tiền nặng chình chịch này mà ông chưa tiện nói ra. Tôi nghĩ nếu quan tòa hỏi vặn tới thì thế nào ông cũng phải trả lời nhưng không hiểu sao không thấy các thẩm phán của tòa án đặt những câu hỏi này.
Với một cái túi nặng 40 kí lô tối thiểu, cả người cho lẫn người nhận không thể nói là mình không biết đến sức nặng của nó khi khênh nó lên. Các cháu tôi lần thứ nhì đã không có đứa nào rượt xe Honda đến tận bến xe lần thứ nhì nói là tôi đã quên không bỏ tiền vào phong bì vì đã có cả nhà làm bằng chứng và ai cũng nhìn thấy tận mắt những phong bì dầy cộm tôi trao.
Trong trường hợp ông Dũng, tôi nghĩ không thể nào với một cái túi tiền nặng và to như vậy, việc kéo hoặc bê khệ nệ túi này từ nhà ông Dũng ra xe rồi từ xe ông Dũng vào nơi chỗ ông Ngọ ở lúc đó mà không có một người khác thấy hoặc biết đến thì quả thật là tài tình. Mặc dù không tin là không có người thứ ba nhìn thấy cái túi to này, tôi rất thán phục cách giao tiền thật “kín đáo và tuyệt chiêu” của ông Dương Chí Dũng.
Nguyễn Duy Vinh (Giáo Sư Vật Lý Học về hưu)
(Dân luận)
Nguyễn Trọng Vĩnh - Đọc Thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là bài viết hay, toàn diện, nội dung có nhiều điểm tiến bộ, nhất là nhắc nhiều lần nội dung “phát huy quyền dân chủ, quyền làm chủ thực sự của người dân”, và “bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân”…
Có thể nói bản thông điệp này quay 180o so với tình trạng trước đây.
Những người không có điều kiện tiếp cận tình hình thực tế vài thập kỷ lại đây, hẳn là rất vui, rất phấn khởi. Nhưng không biết đây là thực tâm hay chỉ là cái bánh vẽ mị dân và để rửa mặt?
Nếu thông điệp là thực tâm thì hãy rút bỏ những điều cấm trước đây: cấm biểu tình yêu nước, cấm tụ tập đông người, cấm trí thức phản biện, cấm dân oan khiếu kiện tập thể, cấm báo tư nhân, cấm một số trang mạng…; hãy cấm công an bắt người, giam người tùy tiện trái pháp luật, đánh chết người ở trụ sở công an.
Nếu thật tâm “phát huy dân chủ” thì hãy xóa án cho sinh viên Phương Uyên, trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ, cho những blogger và những người đấu tranh cho dân chủ, dân quyền, cho tam quyền phân lập một cách hòa bình mà còn bị giam giữ.
Thông điệp ghi “Mở rộng dân chủ trực tiếp và hoàn thiện cơ chế bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp”. Vậy tới đây những công dân và đảng viên đủ 21 tuổi trở lên, người cao tuổi mà còn khỏe mạnh minh mẫn có được tự do ứng cử Quốc hội không? Công dân ngoài đảng có bị hạn chế số lượng chỉ được 15 – 20% trúng cử không? Có còn dùng cơ chế “hiệp thương” qua Trung ương Mặt trận tổ quốc để loại những ứng cử viên mà lãnh đạo “không hoan nghênh” không? Nếu cứ như quy định và cung cách bầu cử trước đây 85% là đảng viên trong đó có hầu hết thành viên chính phủ thì là “Đảng hội”, Quốc hội của Đảng chứ không phải là Quốc hội của dân.
Đã nói “Bảo đảm phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân”, vậy trước mắt có giảm bớt những thứ đã tăng như: tăng giá điện, nước, xăng dầu, tăng học phí, viện phí, giá thuốc cho đến giá lương thực, thực phẩm là những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của dân để dân đỡ khổ không?
Cuối cùng là có giảm bớt lệ thuộc vào Trung Quốc – một chính quyền đương thực hiện và đề xuất những việc lợi cho họ, hại cho ta – hay không?
Nói và làm, chúng ta hay chờ xem!
Nguyễn Trọng Vĩnh
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Có thể nói bản thông điệp này quay 180o so với tình trạng trước đây.
Những người không có điều kiện tiếp cận tình hình thực tế vài thập kỷ lại đây, hẳn là rất vui, rất phấn khởi. Nhưng không biết đây là thực tâm hay chỉ là cái bánh vẽ mị dân và để rửa mặt?
Nếu thông điệp là thực tâm thì hãy rút bỏ những điều cấm trước đây: cấm biểu tình yêu nước, cấm tụ tập đông người, cấm trí thức phản biện, cấm dân oan khiếu kiện tập thể, cấm báo tư nhân, cấm một số trang mạng…; hãy cấm công an bắt người, giam người tùy tiện trái pháp luật, đánh chết người ở trụ sở công an.
Nếu thật tâm “phát huy dân chủ” thì hãy xóa án cho sinh viên Phương Uyên, trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ, cho những blogger và những người đấu tranh cho dân chủ, dân quyền, cho tam quyền phân lập một cách hòa bình mà còn bị giam giữ.
Thông điệp ghi “Mở rộng dân chủ trực tiếp và hoàn thiện cơ chế bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp”. Vậy tới đây những công dân và đảng viên đủ 21 tuổi trở lên, người cao tuổi mà còn khỏe mạnh minh mẫn có được tự do ứng cử Quốc hội không? Công dân ngoài đảng có bị hạn chế số lượng chỉ được 15 – 20% trúng cử không? Có còn dùng cơ chế “hiệp thương” qua Trung ương Mặt trận tổ quốc để loại những ứng cử viên mà lãnh đạo “không hoan nghênh” không? Nếu cứ như quy định và cung cách bầu cử trước đây 85% là đảng viên trong đó có hầu hết thành viên chính phủ thì là “Đảng hội”, Quốc hội của Đảng chứ không phải là Quốc hội của dân.
Đã nói “Bảo đảm phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân”, vậy trước mắt có giảm bớt những thứ đã tăng như: tăng giá điện, nước, xăng dầu, tăng học phí, viện phí, giá thuốc cho đến giá lương thực, thực phẩm là những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của dân để dân đỡ khổ không?
Cuối cùng là có giảm bớt lệ thuộc vào Trung Quốc – một chính quyền đương thực hiện và đề xuất những việc lợi cho họ, hại cho ta – hay không?
Nói và làm, chúng ta hay chờ xem!
Nguyễn Trọng Vĩnh
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét