Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Thứ Ba, 11-03-2014 - Đập lăng, hạ tượng nên hay không?

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1- Lá thư gửi Liên Hợp Quốc đã được nhận (Quỹ NCBĐ).
- Trang Hạnh: VĂN TẾ CHIẾN SĨ GẠC MA (Phong Điệp). – Thư của Bộ Tư lệnh Hải quân gửi các gia đình quân nhân còn đang bị mất tích – ngày 28-3-1988 (FB Pham Vu Nguyen). =>
- Chuyện Thủ tướng với Hội Khoa học lịch sử trong bảo vệ chủ quyền: Có (sự) thực mới vực được đạo (Chép sử Việt).
- TQ lợi dụng máy bay mất tích cho mưu đồ Biển Đông? (ĐV). – VN cũng lợi dụng chuyện máy bay mất tích để cứu các ‘đồng chí’ của mình: “Cứu hộ” hay “cứu giá”? (Đinh Tấn Lực). – Tàu lạ, máy bay quen (Trần Kinh Nghị). Nhưng cách hành xử của các quan chức chính phủ VN không hề lạ: “Trong khi mọi sự ‘ưu ái’ dồn cho vụ máy bay mất tích với hàng trăm chuyến xuất kích của máy bay và tàu thủy (chắc chắn là rất tốn kém) được điều đi phục vụ việc tìm kiếm cứu hộ đối với chiếc máy bay của Malaysia thì chỉ một vài tờ báo mạng đưa tin chung chung về ‘tàu lạ’ khống chế tàu cá của Nha Trang, tuyệt nhiên không thấy phương tiện, lực lượng nào tham gia ứng cứu“.
- Tìm máy bay Malaysia mất tích: Trung Quốc có kế hoạch riêng (NĐT). “Hai tàu chiến này là tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn và tàu chiến Miên Dương, trước đó đã được Việt Nam cho phép tiến vào vùng Biển Đông, phối hợp cùng các nước tìm kiếm, cứu hộ máy bay mất tích.” – Trung Quốc muốn Malaysia làm chủ cuộc tìm kiếm (NLĐ).
- Tuấn Khanh – Chiến Tranh là gì? (DĐTK). “Quả thật bi đát nếu có một cuộc xâm lược như vậy từ Trung Quốc, một quốc gia cộng sản từ phía Bắc. Nhưng còn bi đát hơn nữa nếu như có những tên phản bội đang nằm sâu trong lòng dân tộc Việt Nam và giang tay đón kẻ cộng sản xâm lược, không khác gì câu chuyện ở Ukraine“.
- Mở cửa cho rộng vào! (Blog RFA). “Thử đặt lại câu hỏi: Người Trung Quốc có mặt tại Việt Nam có lợi hay có hại? Câu trả lời xác tín rằng hoàn toàn không có lợi và có hại mọi mặt cho dù họ chỉ là dân lành, không có tấc sắt trên tay. Có hai vấn đề nguy hại cho Việt Nam: Tính dân tộc cực đoan và; sự mất phương hướng về văn hóa“.
- Thư kêu cứu của con trai bà Bùi Hằng gửi các tổ chức Quốc tế (Xuân VN).
- Phản hồi của blogger trong nước trước bản án của Trương Duy Nhất (VOA).
- Nhà thơ Thạch Quỳ: Vài mẩu tin về nhà văn Phạm Viết Đào (Quê Choa).
- Nguyễn Trung Tôn: Vài kinh nghiệm khi làm việc với an ninh (Phần 2) (DLB). – Chuyện không của riêng ai (Phương Bích).
- Quyền con người (DLB). “Nhiều lần tôi viết đơn lên Chủ tịch nước xin chuyển từ ‘án treo’ sang án tử hình. Cả gia đình tôi bị dồn vào góc chết của cuộc sống. Công an và Tòa án đã xử oan sai vụ án dân sự của tôi, gây thiệt hại cho gia đình tôi hàng tỷ đồng. Tôi kháng án đến khuynh gia bại sản vẫn chưa đòi được… Sự thật cay đắng của gia đình tôi được trình bày rất trung thực trong tập sách ‘Sự thật về Quyền con người ở Việt Nam’.”
- Thảo Trường – Những Ðứa Trẻ Ðầu Thai Giữa Hàng Rào (DĐTK).
- Xích Tử – Lại chuẩn bị cách mạng văn hóa (Dân Luận).
- Phan Châu Thành: 10 điều giống nhau kỳ lạ giữa Hồ Chí Minh và đồng chí Lai Teck (DLB). – Audio mới nhất về ‘đồng chí’ Lai Teck của Institute of Historical Research: Summary of a Liar’s Ideology: Lai Teck’s Communism (SchAdvStudy).
- Chao ôi! Bốc phét đến cở này mà cả nước đều tin thì nước ta trường tồn dưới thời nhà Sản 60 năm qua vẫn còn là quá ít (Trần Hoàng).
- VỀ CUỘC SE DUYÊN NGUYỄN TẤN DŨNG -TRƯƠNG TẤN SANG (FB Đỗ Minh Tuấn).
- NGUYỄN THIÊN THỤ: CỘNG GIA VÀ CỘNG SẢN (Sơn Trung).
- Phạm Chí Dũng: Việt Nam năm 2014: Dự báo những diễn biến chủ lưu (Boxitvn).
- “Những trang web giả mạo” và “trò chơi quyền lực” (4) (Chép sử Việt). Xem Phần 1, Phần 2, Phần 3.
Báo Nhân dân lại “đánh” tiếp PGS Hà Đình Đức, GS Phan Huy Lê, GS Tương Lai, Nhà văn Nguyên Ngọc, PGS Phạm Vĩnh Cư và … (ND/Chép sử Việt).
- Báo đảng “Nhân dân” vẫn diễn trò “bài Mỹ” theo lối rẻ tiền cổ lỗ (Chép sử Việt).
- Tạm dừng cấp phép thành lập các cơ quan báo chí (Infonet). – Sẽ rà soát, tạm dừng cấp phép báo chí (VnEco).
- CÓ MỘT SỰ SO SÁNH KHÔNG HỀ NHẸ (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Nguyễn Hữu Quý: Việt Nam nên dừng đầu tư các công trình trọng điểm trong giai đoạn hiện nay (Boxitvn).
- Chuyện những chiếc cầu chưa gãy (Blog RFA). – Tự nhủ: NẾU MUỐN AN TOÀN (Lê Khả Sỹ).
- Thương trẻ mầm non học trong khô thuốc trừ sâu (DLB).
- Văn tế Thứ trưởng côn an Phạm Quý Ngọ (DLB).
- Việt Nam và TPP cùng vượt qua thử thách (Asia Briefing/ TCPT).
- Kiểm tra vụ “chống tiêu cực xong bị mất chức” (KP).
- Hoãn xử vụ công an dùng nhục hình dẫn đến chết người (NLĐ).
- Làm sai lại không trả tiền (NLĐ).
- Trần Đăng Khoa: Sập cầu Chu Va, những câu hỏi còn treo đấy (VOV). – Công bố công khai nguyên nhân sập cầu treo Chu Va 6 (VOV).
- Kiểm lâm tiếp tay lâm tặc? (NLĐ).
- Doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư 68 triệu USD vào Nam Định (TTXVN).
- Ba năm sau thảm họa hạt nhân, vùng đông bắc Nhật vẫn tê liệt (RFI). – Kẻ thù vô hình của trẻ em Fukushima (NLĐ).
- EUROMAIDAN – CÂU CHUYỆN THỨ 9 (FB Tran Mai Lan/ Thùy Linh).
- Biểu tình đòi lương cơ bản cho Osin tại Đài Loan (RFA).

Cảnh sát Nêpal bắt giữ 9 người Tây Tạng biểu tình chống Trung Quốc (RFI).
2<- Trung Quốc: Thiên An Môn bốc khói trong lúc họp Quốc hội (NLĐ).
- Em gái Kim Jong-un xuất hiện (BBC). – Ông Kim Jong Un được bầu làm đại biểu Quốc hội (VOA). – Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un được bầu làm đại biểu Quốc hội với 100% phiếu thuận (RFI).

Trung Quốc đầu tư nghìn tỷ vào Nam Định, thêm lo? (ĐV). “”Lần này tôi cảm thấy rủi ro hơn rất nhiều khi ở Hà Tĩnh thời gian vừa qua, mức độ có mặt của người Trung Quốc nhiều đến mức có thể cắt Việt Nam làm đôi thì những thách thức không chỉ vấn đề kinh tế, xã hội”, bà Lan nói.”
- Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Thiếu minh bạch sinh hoài nghi (PT).
- VỤ SAI PHẠM TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HÒA THÀNH, TÂY NINH: Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu kiểm tra, làm rõ (PLTP).
- Hậu quả của việc giao đất trái thẩm quyền ở xã Cổ Đô (huyện Ba Vì): 63 hộ “mất” ruộng canh tác (HNM).

Xây đền tưởng niệm 64 Anh hùng Gạc Ma (TT). “* Vừa qua có một số ý kiến đề xuất nên có hình thức nào đó để ghi nhận những sĩ quan, thủy thủ người VN đã ngã xuống trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Ông nghĩ sao? - Như tôi đã nói ở trên, mục đích kêu gọi ủng hộ chương trình “nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” là để thông qua sự đóng góp tự nguyện của nhân dân, trước mắt có kinh phí xây dựng đền tưởng niệm 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân VN anh dũng hi sinh ở Gạc Ma.”Phần II: Trung Quốc chủ động tấn công chiếm Gạc Ma và Len Đao (PT).
- Vẫn vạch ranh với người hy sinh bảo vệ Hoàng Sa – Trường Sa (Người Việt). “Tuy tiến bộ hơn trước, công khai thừa nhận sự hy sinh của 74 tử sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa là để ‘bảo vệ tổ quốc’, kêu gọi ủng hộ để hỗ trợ thân nhân của họ nhưng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn cố tình phân tuyến khi xác định đối tượng tưởng niệm.  ‘Đền tưởng niệm’ sẽ chỉ dành cho 64 sĩ quan, binh sĩ Quân đội CSVN đã tử trận khi bảo vệ đảo Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa. Không có chỗ cho 74 tử sĩ Việt Nam Cộng hòa“.
- Nhắc các anh em-đang thi hành công vụ (FB Nguyễn Thanh). “Mình không phải công cụ./  Bởi mình có cái đầu./ Biết suy nghĩ trước, sau./ Hiểu ra điều sai-đúng./ Người thừa hành pháp luật/  Phải hiểu luật trước tiên./ Quyền lực thuộc nhân dân./ trao các anh lắm giữ./ Đừng nên lạm dụng nó/  cho toan tính cá nhân“.   – NHẮC ĐOẢNG-ĐÃ SAI THÌ PHẢI SỬA
- Ủy ban TVQH họp về “tạm dừng lấy phiếu tín nhiệm”: hết hở lại tới kín, tại sao? (Chép sử Việt). “Có thông tin ngoài lề là nhiều ủy viên Ủy ban TVQH rất phẫn nộ với cái “Thông báo” của BCT “bắt” ngừng lấy phiếu tín nhiệm này, nên đã “khều” báo chí vào để loan tin nhằm “phản pháo” BCT.”Hôm nay, họp riêng về việc lấy phiếu tín nhiệm (VnEco).
KINH TẾ
- Các “đại gia” dồn dập thay “tướng” đầu năm (NB&CL).
- Ngân hàng phát triển Việt Nam không thiệt hại đến 1000 tỷ đồng (Tin tức).
- Giá vàng xuống mức thấp nhất 3 tuần qua (LĐ). – Vàng “đánh võng” ngưỡng 1.330 USD/ounce (ĐTCK).
- Cổ phiếu cần quan tâm ngày 11/3 (ĐTCK).
- Phát triển đa dạng, hài hòa các loại hình nhà ở (Tin tức). – “Tránh hình thành khu vực chỉ người nước ngoài sinh sống” (VnEco). – Hà Nội xử lý nghiêm vi phạm đất đai ở Từ Liêm, Mê Linh (TTXVN). – Luật Nhà ở không chỉ nói chuyện nhà để ở (XD). – Nới lỏng kinh doanh nhà đất (NLĐ). – HUD bị “tuýt còi” do sai phạm đất đai tại khu Mỹ Đình II (VnM). – Chưa cho phép người nước ngoài mua nhà để bán (TBKTSG).
3
- Doanh nghiệp cần tỉnh táo! (NLĐ). =>
- Nghĩ thêm về giá sữa (ND). – “Giấc mơ” áp trần giá sữa (SM).
- Hướng tới “Kinh doanh xanh” (Tin tức).
- Hàng không Malaysia đối mặt áp lực tài chính (VTV).
- Ai đang nợ nhau 100.000 tỷ USD? (ĐTCK).

- Chậm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Thủ đô: “Thua trên sân nhà”: Bài cuối: “Xây” song hành với “giữ” (HNM).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Đề xuất chùa Hương, chùa Thầy là Di tích quốc gia đặc biệt (ND).
4<- Ai là “cha đẻ” của bức “quái thú” ngô nghê trước lăng Ngô Quyền? (ĐS&PL).
- Festival Huế 2014 đã sẵn sàng (NLĐ).
- “Giếng tiên” và chuyện rắn thần (NLĐ).
- Đặc sắc lễ hội Lồng tồng ở Bắc Kạn (QĐND).
- Thể thao dân tộc (Chép sử Việt). – “ Hỡi anh đi đường cái quan”. – Cái mới cũ của một bản Mường.
- Nguyễn Hoàng Đức: Thơ thả bong bóng làm mọi người rơi xuống những mẹt hàng xén đáy phẳng (Bà Đầm Xòe).
- Nhà văn Nhật Tiến : Sự thực không thể bị chôn vùi ( kỳ 19) (Nhật Tuấn).
- Hai cách nghĩ, hai cách hành xử trước thực tế mới – trường hợp Nguyễn Trường Tộ và Fukuzawa Yukichi (Nguyễn Đức Mậu).
- Văn Linh từ” Mùa hoa dẻ” đến “Sông Gianh” (Trần Nhương).
- Chùm truyện chớp Tru Sa (Da Màu).
- Nguyễn Xuân Hoàng – Đêm Cali trên một ngọn đồi cao… (DĐTK). – Võ Phiến – Xem sách
- Ðoàn Thanh Liêm dịch – Đại sứ Jeane Kirkpatrick (1926 – 2006): Người được báo chí Pháp gọi là “Femme de Fer” (DĐTK).
- Thơ Nguyễn Như Thảo (Hợp Lưu). – Thơ Hạ Long Bụt Sĩ (DĐTK).
- Phong cách (Nguyễn Đình Đăng).
- Xung quanh Salammbô (Nhị Linh).
- Nguyễn Anh Tuấn: Đơn kiến nghị về việc quản lý chùa Ông (Quảng Ngãi) (DLB).
- Ghur Ram: các hình ảnh tham khảo (Inrasara).
- HUẾ: TRIỂN LÃM ẢNH NGHỆ THUẬT “VỀ” CỦA MPK (Võ Quê).
- Sống trong ảo tưởng (NLĐ).
- Mâu Thanh Thủy bị giật túi xách gây chấn thương nghiêm trọng (ĐS&PL).
- Hoa hậu Diễm Hương: Im lặng là…cứng họng (GD&TĐ).
- HLV Hoàng Văn Phúc xin từ chức (DT).


- Vụ quán quân Next Top Model bị cướp, chấn thương đầu: Bác sĩ đang nỗ lực để không phải mở hộp sọ của Thanh Thủy (MTG).  - Quán quân Vietnam Next Top Model chưa qua cơn nguy kịch (DT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
5- Học tập kinh nghiệm quốc tế, áp dụng phù hợp với Việt Nam (GD&TĐ). =>
- Treo thưởng 30 triệu cho thí sinh thi “đầu vào” đạt 30 điểm (GD&TĐ).
- Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh theo năng lực (VnM).
- Thay đổi mẫu hồ sơ đăng kí dự thi đại học (KP).
- Mở khóa đào tạo đầu tiên về kiểm định chất lượng giáo dục (ND).
- Kon Tum: Hiện có 19 HS dân tộc Rơ Mâm đang học THPT và trung học chuyên nghiệp (CAND).
- Italy: Cứ 4 cử nhân thì 1 người không tìm được việc làm (TTXVN).


Đi chợ giáo dục (ĐĐK).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Bao giờ có vắc-xin? (NLĐ).
- Ngăn chặn nạn phá rừng Vườn quốc gia Mũi Cà Mau (ND).
6- Phát hiện thức ăn có dòi chỉ là tin đồn (NLĐ).
<- Lối ra nào cho xe buýt? (NLĐ).
- Cúm gia cầm H7N9: 72 nạn nhân tử vong tại Trung Quốc từ đầu năm (RFI).
- Máy bay Malaysia mất tích: “Một bí ẩn hàng không chưa từng có” (TT). – Những lời nguyện cầu đẫm lệ cho máy bay Malaysia (TTXVN). – Những giây phút cuối cùng của máy bay Malaysia mất tích (TT). – Năm người gửi hành lý nhưng không lên máy bay mất tích (TT). – Vụ máy bay Malaysia mất tích: Hai kẻ dùng hộ chiếu giả không giống người châu Á (TN). – Tìm kiếm máy bay mất tích: Khó như “tìm kim đáy bể”? (VOV). – Họp báo vụ tìm kiếm máy bay Malaysia bị tai nạn (SGGP). – Máy bay Malaysia mất tích: Mất bò mới lo làm chuồng (PT). – Chỉ có 2 khách trên máy bay mất tích dùng hộ chiếu giả (TTXVN). – Máy bay mất tích: 2 kẻ dùng hộ chiếu ăn cắp là người Trung Đông? (Soha). – Vết dầu ngoài khơi Việt Nam không phải của máy bay Malaysia (KT).
- Nguy cơ Châu Á Thái Bình Dương thiếu lương thực (RFI).

Hé lộ điều tra vụ máy bay Malaysia mất tích: Máy bay không lắp hệ thống liên lạc tự động (TN). - Xác định danh tính hai hành khách dùng hộ chiếu ăn cắp (PLTP). - Năm giả thuyết máy bay mất tích (PLTP). - Chưa có gì chứng minh máy bay Malaysia bị rơi! (VNN). - 2 người dùng hộ chiếu giả lên máy bay Malaysia đến từ Iran? (KT). - VN dẫn đường rà soát biển Đông tìm máy bay mất tích (ĐV). - Mảnh vỡ hay vết dầu loang đều không phải của MH370 (MTG). - Vụ mất tích máy bay Malaysia Airlines: Lỗ hổng chết người từ việc không kiểm tra hộ chiếu (TTVH). - Những kẻ dùng hộ chiếu giả trông giống Mario Balotelli (TTVH). - MH 370 please come back (Hãy quay trở lại)  (DT).

Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu: Còn rất ít hi vọng… (TT). - Vụ máy bay mất tích: Chuẩn bị hết tốc lực cho tình huống xấu nhất (NLĐ). - Phó tổng Tham mưu trưởng: “Việt Nam đang tìm kiếm cả trên đất liền” (Infonet). - Thành lập 2 Sở chỉ huy tiền phương cứu nạn máy bay Malaysia (VOV). - Tìm máy bay mất tích trên đất liền từ Cà Mau đến TP HCM (NLĐ). - Thiết lập 2 số điện thoại nóng tại Phú Quốc (Tin tức). - Có thể tình huống xấu nhất đã xảy ra với máy bay Malaysia (TP). - Tướng Võ Văn Tuấn: Chỉ có 1 cái thuyền VN vẫn tìm máy bay Boeing (Soha). - Máy bay mất tích và bài học cảnh báo ngành hàng không Việt Nam (GDVN). - “Mắt thần biển Đông” tham gia tìm kiếm lợi hại như thế nào? (Soha).
Máy bay Malaysia mất tích: Một người Iran mua vé bằng 2 hộ chiếu ăn cắp (TN). - Lộ diện người mua vé hộ 2 kẻ dùng hộ chiếu giả (Infonet). - Chùm ca khúc cầu nguyện cho MH370 (SM). - Phi công Mỹ phân tích vụ máy bay MH 370 Malaysia mất tích (Infonet). - Bức tranh số phận của hành khách MH370 (VNN). - New Zealand đề nghị hỗ trợ máy bay tuần tra cho Malaysia (TTXVN). - Quyết định đổi hướng tìm kiếm máy bay mất tích (VOV). - Malaysia Airlineshỗ trợ 31.000 nhân dân tệ cho gia đình hành khách trên chuyến bay mất tích (LĐ). - Thủ tướng Malaysia: Còn quá sớm để đưa ra kết luận máy bay mất tích bị khủng bố (LĐ). - Thắp nến cầu nguyện cho các hành khách trên chuyến bay mất tích (GDVN).
QUỐC TẾ
- Phe nổi dậy Syria phóng thích các nữ tu (VOA).
- Đại diện Ngoại giao châu Âu thận trọng về thỏa thuật hạt nhân với Iran (RFI).
7- Afghanistan: Taliban đe dọa dìm cuộc bầu cử Tổng thống trong biển máu (RFI). =>
- Mỹ: Dầu hỏa ở cảng Libya bị đánh cắp, cảnh báo trừng phạt (VOA). – Mỹ: Dầu hỏa ở cảng Libya bị đánh cắp, cảnh báo trừng phạt (VOA).
- Hoa Kỳ lên án bạo động do dân quân Darfur gây ra (VOA).
- Khủng hoảng trong ngành ngoại giao Hoa Kỳ (RFI).
- Đức Giáo Hoàng Phanxico thăm Hàn Quốc vào tháng 8 (RFI).
- Trùm ma túy khét tiếng ở Mexico bị hạ sát (VOA).
- Đài Loan muốn xúc tiến dự án xây nhà máy điện hạt nhân (VOA).
- Nga và Italia hoàn thiện tàu ngầm S-1000 để xuất khẩu (QĐND).
- Bác sĩ Hàn Quốc đình công phản đối chính sách y tế mới (VOV).


* Video: + Việt Nam quê hương tôi (Phần 39) (RFA); + 7 sự kiện đáng chú ý trong tuần 08.03.2014; + Lòng đố kỵ của người Việt; + Tình hình rối loạn ở Venezuela tiếp tục leo thang (VOA).

* VTV: + Chào buổi sáng – 10/03/2014; + Tài chính kinh doanh sáng – 10/03/2014; + Điểm báo – 10/03/2014; + Thời sự 12h – 10/03/2014; + Tài chính kinh doanh trưa – 10/03/2014; + Tài chính tiêu dùng – 10/03/2014; + Thời sự 19h – 10/03/2014; + Tài chính kinh doanh tối – 10/03/2014; + Thế giới trong ngày – 10/03/2014

Đập lăng, hạ tượng nên hay không?

Người biểu tình kéo xập bức tượng của Lenin tại một đài tưởng niệm trong một cuộc biểu tình tại Quảng trường Độc lập ở Kiev ngày 08 Tháng mười hai 2013.
Quật mộ, tru di tam tộc là hình thức trả thù cá nhân của xã hội phong kiến. Ngày nay chúng ta sống trong một thời đại đã có tiến bộ về tư tưởng rất nhiều. Vậy đập lăng, phá hủy các tượng đài, đài kỷ niệm là việc nên làm hay không?

Nghe tường trình
Các tượng đài, đài kỷ niệm hay lăng mộ là các công trình mang tính mỹ thuật hoặc lịch sử không chỉ tô điểm cho một không gian văn hóa, mà còn có tác dụng giúp mọi người ghi nhớ những sự kiện lịch sử, hay các danh nhân của một giai đoạn lịch sử.
Lịch sử là lịch sử không ai có thể xóa được
Từ xưa đến nay trên thế giới, hiện tượng đập lăng, quật mộ hay dỡ bỏ các tượng đài kỷ niệm chủ yếu vì các lý do khác biệt về quan điểm chính trị. Người ta muốn dùng các hành động đó, để xóa mất đi một phần quá khứ mà họ không muốn nó được tồn tại cùng lịch sử.
Nhìn chung đó chỉ là các hành động nhằm mục đích trả thù của người chiến thắng đối với kẻ chiến bại. Mà ít người biết rằng, lịch sử là lịch sử, không nhắc lại thì nó vẫn tồn tại, không bao giờ và không ai có thể xóa được.
TS. Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện có nhận xét rằng trong mọi nền văn hóa, các công trình lăng tẩm là những địa điểm linh thiêng cần phải được gìn giữ và coi việc xúc phạm tới mồ mả là vi phạm pháp luật. Lăng tẩm, mồ mả đối với người Việt nam nói riêng hay người phương Đông nói chung rất quan trọng. Vì nó không chỉ liên quan đến người chết mà còn liên quan đến người đang sống, không chỉ liên quan đến hiện tại mà liên quan đến hậu vận và tương lai. Từ Hà nội, TS. Nguyễn Xuân Diện nhận xét:




(Hiện tượng đập lăng, quật mộ hay dỡ bỏ các tượng đài kỷ niệm) chỉ là các hành động nhằm mục đích trả thù của người chiến thắng đối với kẻ chiến bại. Mà ít người biết rằng, lịch sử là lịch sử, không nhắc lại thì nó vẫn tồn tại, không bao giờ và không ai có thể xóa được
“Việc quật mồ quật mả lên hay là cho dày xéo mồ mả, rồi làm biến dạng hay hủy hoại mồ mả lên là không nên. Những người, những thế lực đã làm những việc đó đã bị sử sách nêu ra đã trở thành một tiếng xấu, mà chúng ta đã biết trong lịch sử.”
Đập tượng Lênin đúng hay sai?
Nhân sự việc người biểu tình Ukraine giật đổ và đập phá tượng Lenin ở thủ đô Kiev, TS. Vũ Minh Giang thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, đánh giá rằng hành động này là thiếu văn hóa và không tôn trọng lịch sử.

Vào ngày 14 Tháng Mười năm 2012 dân chúng tụ tập để xem công nhân hạ bức tượng đồng cuối cùng của Vladimir Lenin xuống tại Ulan-Bator, thủ đô của Mông Cổ. AFP
Theo TS. Vũ Minh Giang thì hành động này nếu xét từ góc độ văn hóa và ứng xử của người trí thức thì đó là điều không nên làm, và theo ông cần hiểu tất cả đều là một phần của lịch sử. Ông thấy rằng đánh giá lịch sử cần cái nhìn bình tĩnh, tôn trọng khách quan, và gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Bất cứ hành động gì manh động kèm theo thái độ hận thù thì là đáng lên án. Nhận xét về việc người biểu tình Ukraine giật đổ và đập phá tượng Lenin, từ Hà nội TS. Vũ Minh Giang chia sẻ:
“Chuyện kéo đổ tượng Lênin sau đó đập chân, đập tay lấy đi bán hay làm cái việc gì đó thì tôi không biết họ thuộc tầng lớp nào. Nhưng tôi cho rằng hành động đó xét dưới góc độ văn hóa, và ứng xử của người trí thức mà tôi nghĩ nhẹ thì là manh động, nặng thì là thiếu văn hóa.”




Chuyện kéo đổ tượng Lênin sau đó đập chân, đập tay lấy đi bán hay làm cái việc gì đó thì tôi không biết họ thuộc tầng lớp nào. Nhưng tôi cho rằng hành động đó xét dưới góc độ văn hóa, và ứng xử của người trí thức mà tôi nghĩ nhẹ thì là manh động, nặng thì là thiếu văn hóa

TS. Vũ Minh Giang
TS. Giáo dục Vũ Thị Phương Anh thấy rằng hành động đập lăng hay tru di tam tộc là hành động trả thù man rợ đáng bị lên án. Cách làm này không phù hợp với thời đại ngày nay, khi mà đối thoại là cách giải quyết tốt nhất cho các vấn đề bất đồng. Trong lịch sử, việc đập hay dỡ bỏ các tượng đài khác với việc phá lăng hay đập mộ, vì việc phá lăng hay đập mộ là hành động trả thù của kẻ chiến thắng đối với kẻ thua trận và đối với người quá cố là điều không nên làm.
Phản ứng trước ý kiến cho rằng việc đập tượng Lênin ở Ukraine là một hành động manh động và thiếu văn hóa, TS. Vũ Thị Phương Anh cho rằng nên hiểu việc đó là việc đập bỏ các tượng đài mang tính chất chính trị, tượng Lênin là biểu tượng cho một chế độ chính trị, chứ nó không phải là biểu tượng cho tư tưởng Cộng sản như tượng của Karl Marx, cái mà hầu như người dân không có nhu cầu đập bỏ. Đồng thời đó là hành động mang tính chính trị phát sinh từ khát vọng tự do, chống chế độ độc tài và chỉ là hành bộc phát của người dân. Do đó theo bà, không nên xét tới góc độ văn hóa trong trường hợp này.
Từ Sài gòn TS. Vũ Thị Phương Anh cho biết:
“Cách nhìn này là phiến diện, theo tôi không nên nhìn nó nặng về góc độ văn hóa, mà nó phải xét dưới góc độ chính trị. Nó là một biểu tượng chính trị và đại diện cho một chế độ mà người dân thấy mình là nạn nhân cho nên muốn đập bỏ nó đi. Đây là hành động mang tính biểu tượng, thể hiện mong muốn cho mình một chế độ dân chủ hơn”




Nó là một biểu tượng chính trị và đại diện cho một chế độ mà người dân thấy mình là nạn nhân cho nên muốn đập bỏ nó đi. Đây là hành động mang tính biểu tượng, thể hiện mong muốn cho mình một chế độ dân chủ hơn

TS. Vũ Thị Phương Anh
Nói về hiện tượng ở một số quốc gia xảy ra việc hạ tượng Lênin, cụ thể là ở Ukraina gần đây, TS Nguyễn Xuân Diện cho rằng có lẽ lý do chính là do người dân đã nhìn nhận những tượng đài đó mang tính chính trị, là biểu tưởng của một thời đại, một triều đại cụ thể. Còn nếu nó là các tượng đài mang tính lịch sử vĩnh hằng thì ông tin rằng chắc chắn người dân sẽ không phá hủy trong một tinh thần quá khích như vậy.
Trao đổi với chúng tôi, TS. Nguyễn Xuân Diện cho biết:
“Xem các video, những hình ảnh của những bức tượng cho dù là người nào, tượng ai, ở đâu bị giật đổ trong một tinh thần quá khích như vậy theo tôi là không nên lắm.”
Khi được hỏi về việc đập hay dỡ bỏ các tượng đài mang ý nghĩa chính trị có ảnh hưởng đến việc bảo tồn các công trình mang ý nghĩa ghi nhận một giai đoạn lịch sử sau này hay không? TS. Vũ Thị Phương Anh cho rằng hiện tượng này ở Việt nam cũng có xảy ra trong thời chống Pháp và chống Mỹ. Vì vậy đòi hỏi các công trình đó phải thực sự có ý nghĩa lịch sử, chính trị văn hóa một cách rõ nét. Theo bà, những công trình như tượng đài Lê nin hiện tại chưa là lịch sử, mà cái đó nó đang là biểu tượng của một chế độ chính trị và nó không phải là những công trình hiếm, mà nó có mặt hầu như mọi nơi ở các quốc gia cộng sản cũ ở Liên xô và Đông Âu. Và nếu người ta không đập ở chỗ này thì họ sẽ dỡ bỏ nó ở chỗ khác.
Trao đổi với chúng tôi, TS. Vũ Thị Phương Anh nói:
“Trong trường hợp của Ukraina rất khó thuyết phục mọi người rằng đây chỉ là lịch sử, vì thực ra nó không phải là lịch sử mà nó đang là cái hiện tại với những người Ukraina. Vì nó đang mang tính biểu trưng cho việc phá bỏ cái cũ để xây dựng cái mới, thì không thể nói như thế được”.
Tượng đài, đài kỷ niệm hay kể cả các lăng mộ muốn tồn tại lâu bền để trở thành một phần của lịch sử thì bản thân nó phải chứa đựng tư tưởng triết học nhiều hơn là gánh vác vai trò chính trị. Vì nếu chỉ gánh vác vai trò chính trị thì tuổi thọ của tượng đài, đài kỉ niệm sẽ rất ngắn và mau chóng rơi vào quên lãng. Khi ấy không cần phải dỡ bỏ, thì nó cũng không tồn tại trong tâm thức của con người.
Anh Vũ,
thông tín viên RFA, Bangkok

Chuyện...hồn ma bán bánh giò ở công viên Lê Thị Riêng

Ít ai biết, ngay giữa Sài Gòn hoa lệ - thành phố hiện đại bậc nhất Việt Nam lại tồn tại những công trình ẩn chứa nhiều huyền tích về hồn ma bóng quế, thuật trấn yểm cổ quái…
Công viên Lê Thị Riêng (đường Cách Mạng Tháng 8, quận 10, TP.HCM) với tiền thân là nghĩa địa Đô Thành từ lâu đã nổi tiếng với những lời đồn đại đầy ám ảnh…
Hố chôn tập thể giữa lòng thành phố
Với hàng cây xanh mướt mắt, hồ câu cá, khu trò chơi thiếu nhi, … công viên Lê Thị Riêng vốn là trung tâm vui chơi, giải trí quen thuộc của người dân thành phố Hồ Chí Minh.
Dân vùng này vẫn hay truyền miệng những câu chuyện huyền bí về những âm hồn lính chết trận, bị chôn tập thể nên chẳng siêu sinh, thường xuyên hiện về lởn vởn khóc than.
Nhưng có lẽ ít ai biết, công viên này xưa kia chính là nghĩa trang Đô Thành, sau đổi tên thành nghĩa trang Chí Hòa - nơi an giấc ngàn thu của những người có chức vụ cao trong quân đội chế độ cũ.
Nghĩa trang Đô Thành rộng 25 hec ta, cổng chính hướng ra đường Lê Văn Duyệt (nay là đường Cách mạng tháng 8) thuộc khu Chí Hòa – Hòa Hưng của Sài Gòn – Gia Định.
Theo các cao niên cư trú tại đây nhiều năm, thì xưa kia, nghĩa trang Đô Thành vốn là vùng đất linh thiêng bậc nhất. Đặc biệt là trong thời kỳ chiến tranh, hàng loạt nấm mồ không tên mọc lên tại đây, mà đa phần là của lính chết trận không người thân nhận xác.
Ông Phan Thành Tài, 62 tuổi, ngụ Cư xá Bắc Hải gần công viên Lê Thị Riêng kể lại: “Nghĩa địa mà bị đồn là có ma là chuyện thường, không có ma mới là chuyện lạ. Huống hồ chi trước giải phóng, nghĩa trang Đô Thành còn có cái hố chôn tập thể vô cùng lớn”.
Theo ông Thành Tài, thì sau trận chiến Tết Mậu Thân lịch sử, xác lính chết trận la liệt mà hầu như không có ai đến nhận về. Chính quyền chế độ cũ không biết xử lý làm sao với hàng ngàn xác người đang đến hồi hoại tử, liền cho đào một hố to trong nghĩa địa Đô Thành đổ xác người xuống rồi chôn tập thể.
Dù hố đào rất sâu, nhưng do vận chuyển một số lượng xác khá lớn, nên mùi hôi thối vẫn bốc lên cả mấy ngày liền. Người dân xứ Bắc Hải thuở ấy phải khóa kín cửa nhà, hoặc lánh đi đâu đó chờ mùi tử khí tan bớt đi mới dám trở về.
Chính vì thế, nên dân vùng này vẫn hay truyền miệng những câu chuyện huyền bí về những âm hồn lính chết trận, bị chôn tập thể nên chẳng siêu sinh, thường xuyên hiện về lởn vởn khóc than.
Các cao niên còn kể lại, nổi tiếng nhất vẫn là chuyện ban đêm, oan hồn hiện hình thành những người bưng thúng bánh chưng, bánh giò đứng trên đường Lê Văn Duyệt. Người âm cứ đứng đó chờ có người mua rồi “dẫn” họ vào trong mộ ngủ qua đêm.
Bức tượng Địa tạng vương đen
Từ đó, dân Sài Gòn, Chợ Lớn rất sợ mỗi khi phải đi qua nghĩa trang Đô Thành xưa. Sau, phần vì lời đồn các oan hồn oán khóc mỗi đêm ngày càng rầm rộ, phần vì người dân khu Bắc Hải – Hòa Hưng ngày ấy luôn luôn trong tâm trạng bất an nên chính quyền chế độ cũ quyết định đưa một bức tượng Địa tạng vương về đây dựng đài thờ.
Nghĩa trang Đô Thành được giải tỏa để xây dựng công viên, lấy tên người chiến sĩ cách mạng Lê Thị Riêng vì thi hài bà cũng được an táng tại nơi đây.
Lạ một điều, bức tượng Địa tạng vương được sơn đen từ đầu đến chân, khiến cho khung cảnh nghĩa trang Đô Thành càng thêm mấy phần huyền bí.
Sau 30.4.1975, cư dân thành phố Hồ Chí Minh dần trở nên đông đúc hơn, việc tồn tại một nghĩa trang giữa lòng thành phố quả là bất hợp lý.
Vả lại, cũng cần phải giải tỏa các nghĩa trang gần khu dân cư để lấy đất xây dựng các công trình phúc lợi và góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường sống cho người dân. Nghĩa trang Đô Thành được giải tỏa để xây dựng công viên, lấy tên người chiến sĩ cách mạng Lê Thị Riêng vì thi hài bà cũng được an táng tại nơi đây.
Nhưng lạ một điều là sau khi đã hốt cốt và san bằng toàn bộ khu nghĩa trang mà bức tượng Địa tạng vương màu đen tuyền kia vẫn nằm trơ trọi giữa mảnh đất chơ vơ.
Điều này lại khiến cho người dân tiếp tục đồn thổi về sự linh thiêng của bức tượng kia.
Cụ Nguyễn Vinh Thân 71 tuổi, ngụ đường Phạm Văn Hai, quận 10, kể lại: “Nghe nói, mới đầu người ta mang đục đến đục bức tượng mang đi, nhưng không hiểu sao đục hoài vẫn không bể được chân đứng. Nên có người bảo dùng xe ủi ủi bể bức tượng. Người ta đồn, sau khi đưa ra ý kiến đó thì ông này bị bệnh luôn. Bởi vậy không ai dám đụng đến bức tượng Địa tạng vương đen nữa”.
Sau này, bức tượng Địa tạng vương màu đen được đem về thờ tại chùa Quan Âm Tu Viện ở quận Phú Nhuận, TP.HCM.
Bức tượng Địa tạng vương đen trong nghĩa trang Đô Thành xưa đã được đem về thờ tại Quan Âm Tu Viện
Án mạng kéo theo lời đồn ma ám
Nghĩa trang Đô Thành ngày nay đã trở thành công viên Lê Thị Riêng (thuộc phường 15, quận 10) cây xanh mướt mắt, người đến vui chơi giải trí, tập thể dục thể thao tấp nập từ sáng đến đêm.
Nhưng từ lâu, những tin đồn “ma ám” vẫn khiến người dân có phần e dè với khu công viên rộng lớn này. Bên cạnh đó, từ trước đến nay đã có không ít vụ việc nhìn thấy xác chết trôi trong hồ câu cá tại công viên Lê Thị Riêng.
Một số câu lạc bộ khiêu vũ, trượt pa  tin, …  đã “đóng đô” tại công viên Lê Thị Riêng từ lâu, khiến ban đêm khu vực này như môt hội chợ xuân rực rỡ ánh đèn, tưng bừng tiếng nhạc, không hề còn dấu tích của một nghĩa trang thâm u rùng rợn, ngày nào.
Gần đây nhất là vào khoảng tháng 2/2013, những người đi tập thể dục sớm đã nhìn thấy một xác chết nổi trên hồ câu cá. Nạn nhân là một người phụ nữ 40 tuổi, không hề có giấy tờ tùy thân. Từ đó, tin đồn về những hồn ma không thể siêu sinh ngày ngày vất vưởng, lẩn khuất ở công viên Lê Thị Riêng ngày càng nhiều hơn.
Bên cạnh đó, cách đây không lâu, khu vui chơi trẻ em sầm uất trong công viên Lê Thị Riêng cũng là một bãi đất um tùm cây bạch đàn. Nơi này không có các tiểu cảnh, ghế ngồi, phía dưới lại là đất thịt, mỗi khi mưa xuống đất trở nên nhầy nhụa khiến không ai lui tới khu vực này.
Đây là điều kiện thuận lợi để cho các thanh niên hút chích rúc vào đây để phê ma túy. Và để đảm bảo bí mật “sào huyệt” của mình, những con nghiện này đã không ít lần giả ma, giả quỷ nhát người dân.
Cách đây 1 năm, cơ quan chức năng quận 10 đã có đợt truy quét lớn nhằm ngăn chạn tệ nạn buôn bán và hút chích ma túy tại hẻm 601 đường Cách mạng tháng 8 và khu vực xung quanh công viên Lê Thị Riêng. Hơn 41 đối tượng mua bán và sử dụng trái phép chất ma túy đã bị bắt, cũng từ đó, tin đồn ma ám ở khu vực vườn cây bạch đàn bên hông công viên Lê Thị Riêng cũng không còn nữa.
Hơn nữa, trái với lời đồn đại, càng đến đêm công viên Lê Thị Riêng lại càng nhộn nhịp đông đúc hơn. Vườn cây bạch đàn bị đồn có ma đã trở thành khu vui chơi thiếu nhi, cửa hàng ăn uống, lúc nào cũng rộn rã tiếng trẻ thơ.
Một số câu lạc bộ khiêu vũ, trượt pa  tin, …  đã “đóng đô” tại công viên Lê Thị Riêng từ lâu, khiến ban đêm khu vực này như môt hội chợ xuân rực rỡ ánh đèn, tưng bừng tiếng nhạc, không hề còn dấu tích của một nghĩa trang thâm u rùng rợn, ngày nào.
Khu vườn cây bạch đàn với nhiều lời đồn ma ám giờ đã trở thành khu vui chơi thiếu nhi đầy màu sắc
Hồ Bá Nguyễn
(Một thế giới) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét