Việt Nam nên dừng đầu tư các công trình trọng điểm trong giai đoạn hiện nay
Boxitvn
Nguyễn Hữu Quý
“Công trình trọng điểm quốc gia” là các công trình
đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng, là hạt nhân tạo tiền đề để đột phá…
được ưu tiên ở mức (tầm) quốc gia.
Các công trình trọng điểm quốc gia mặc dù rất quan
trọng đối với sự phát triển của đất nước, nhưng vẫn phải đặt vấn đề nên
tạm dừng đầu tư là bởi vì:
1. Sự thất thoát trong lĩnh vực đầu tư xây
dựng cơ bản ở Việt Nam là quá lớn, thường là từ 15-40% (tùy theo ngành,
lĩnh vực). Mức sống và thu nhập của Việt Nam là rất thấp so với Mỹ (chỉ
bằng một phần năm, đến một phần mười), nhưng giá thành công trình ở Việt
Nam nhiều khi lại lớn hơn ở Mỹ, đó là điều cực kỳ phi lý. Chỉ có tham nhũng lớn mới để xảy ra như vậy. Câu nói của bà Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước: “người ta “ăn” của dân không từ một cái gì”
(1) đã trở thành nổi tiếng, phản ánh thực trạng cho một giai đoạn lịch
sử Việt Nam hiện đại đầu thế kỷ 21. Ta dễ dàng nhận thấy, từ bộ ngành
Trung ương đến các địa phương (tỉnh, sở, huyện), một người sau khi
“chạy” được chức, thì nắm (phụ trách) ngay lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ
bản (đầu tư xây dựng công trình, đầu tư trang thiết bị cho ngành, lĩnh
vực; thậm chí kể cả lĩnh vực đầu tư cho nghiên cứu khoa học…). Bởi vì,
đó là những vị trí sẽ mang lại biệt thự, xe hơi, tiền gửi ở nước ngoài…
2. Không chỉ thiệt hại về kinh tế, để lại khoản nợ
cho con cháu mai sau (hiện nay nghe đâu, nợ nước ngoài của Việt Nam cỡ
khoảng 100-120 tỷ đô la, gần bằng GDP, và vẫn đang là bí mật?!), sự thất
thoát đó làm cho chất lượng công trình không đảm bảo, tuổi thọ công
trình ngắn; thay vì sử dụng 100 năm, hay vĩnh cửu, thì có khi chỉ dùng
được 15-30 năm (vô hình trung đắt gấp 3-5 lần so với bình thường). Chất
lượng công trình thấp còn gây thiệt hại về người, về môi trường… khi có
sự cố xảy ra (sự cố sập cầu treo Chu Va ở Lai Châu mới đây là ví dụ, mặc
dù đây là công trình nhỏ, vốn đầu tư chỉ vài ba tỷ đồng). Các nhà khoa
học Việt Nam phản đối đầu tư nhà máy điện nguyên tử Ninh Thuận, có lẽ
chủ yếu từ lo lắng cho vấn đề này, hơn là về kỹ thuật và nguồn vốn.
Dễ dàng tìm kiếm những thông tin qua mạng Internet về những công trình có chất lượng thấp. Sau đây là vài ví dụ điển hình:
Những vết nứt trụ cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội) đang khiến
dư luận quan tâm về chất lượng xây dựng các công trình giao thông, đặc
biệt sau sự cố sập cầu treo Chu Va ở Lai Châu. Nguồn ảnh: http://laodong.com.vn/xa-hoi/tinh-trang-nut-tru-cau-vinh-tuy-pgsts-nguyen-van-hung-khong-loai-tru-kha-nang-cot-thep-bi-an-mon-184233.bld
Vết lún, nứt rộng khoảng 5-6 cm và sâu 20 cm tại
km9 +780, đại lộ Thăng Long, công trình được xem là dài và hiện đại nhất
Việt Nam, là công trình được đầu tư nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long –
Hà Nội. Nguồn ảnh: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/xuat-hien-lun-nut-tren-dai-lo-dai-nhat-viet-nam-2191274.html
3. Việt Nam hiện nay, đang trong giai đoạn có thể gọi
là “vô chính phủ”; tình trạng “trên bảo dưới không nghe”, lợi ích phe
nhóm cục bộ; tranh thủ, cơ hội bất chấp pháp luật… đang rất phổ biến.
Rất dễ núp bóng công trình trọng điểm, nhưng thực tế chỉ là lợi ích phe
nhóm… Sự kiện ông Trần Văn Truyền bổ nhiệm 60 cán bộ ở “phút 89” là ví
dụ (2); Việc đầu tư công trình mang tính trọng điểm, đôi khi chỉ là việc
“chạy dự án” để ăn chia bất chấp hiệu quả của ngành, địa phương. Đầu tư
khai thác bôxít tại Tây Nguyên, việc chọn sai vị trí đối với Khu lọc
dầu Dung Quất là các ví dụ điển hình. Sự mất mát, thất thoát chưa đo đếm
được.
Đến bây giờ, cũng chưa thấy có một ngành nào thử điều
tra xem, có công trình trọng điểm nào mà lãng phí, không hiệu quả hay
chưa? (Khu công nghệ cao Hòa Lạc và tuyến Đại lộ Thăng Long hay đường
cao tốc Láng-Hòa Lạc, có khi lại nằm trong số này?).
4. Không hiểu với lý do nào, đã hơn chục năm nay, hầu
hết các công trình trọng điểm quốc gia của Việt Nam đều do Trung Quốc
trúng thầu. Hậu quả của nó thì ai cũng đã nhận ra; sau đây là dẫn chứng
báo động cho trình trạng này từ mấy năm nay (3):
“Tại hội thảo người Việt Nam ưu tiên dùng hàng
Việt Nam diễn ra ngày 6/8 (2010), bà Phạm Thị Loan, Ủy viên Ủy ban tài
chính và ngân sách Quốc hội đưa ra con số khiến nhiều người giật mình.
Theo bà Loan, hiện có tới 90% các dự án tổng thầu EPC (tư vấn, thiết
kế-cung cấp thiết bị-xây lắp, vận hành; hay nói cách khác là thực hiện
dự án theo phương thức chìa khoá trao tay) của Việt Nam do nhà thầu
Trung Quốc đảm nhiệm, trong đó chủ yếu là dầu khí, hóa chất, điện, dệt
kim.
Có tới 30 doanh nghiệp Trung Quốc đang thực hiện
các dự án trọng điểm quốc gia. Xét riêng về điện, đã có nhiều dự án tỷ
USD rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Tiêu biểu phải kể đến dự án điện
Quảng Ninh 1, 2 với giá trị 400 triệu USD, điện Mỹ Tân 2 với số vốn 1,3
tỷ USD, điện Duyên Hải 1 là 4,4 tỷ USD…”.
Với những bất cập như trên, lại đang “đã đến mức phải
vay để chi tiêu, vay để trả nợ” (4), thì việc tạm dừng, không triển
khai tất cả các công trình trọng điểm quốc gia là cần thiết.
N. H. Q.
Bài tham khảo:
(1) Phó Chủ tịch nước: “Người ta “ăn” của dân không từ cái gì”
(2) Ông Truyền bổ nhiệm 60 cán bộ ở ‘phút 89′: ĐBQH nói gì?
(3) Người Trung Quốc nắm nhiều dự án trọng điểm của VN
(4) Đã đến mức phải vay để chi tiêu, vay để trả nợ
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Trung Quốc đầu tư nghìn tỷ vào Nam Định, thêm lo?
...cc : Tại sao đất đai Trung cộng mênh mông không xây dựng cơ xưởng??? Tại sao với đội quân lao động kinh khủng của Trung cộng ,họ lại không sản xuất bên ấy để Dân họ có công ăn việc làm??? và chính như dệt may có qua đây cũng phải nhập nguyên liệu từ Trung cộng – Tại sao???- Ai cấp phép cho các doanh nhân TC. vào làm mà giờ kêu “thêm lo”???- Đồng bào ta cấp chắc.-
(Doanh nghiệp)
– Trung Quốc đầu tư 1.400 tỷ đồng xây dựng nhà máy sản xuất sợi,
dệt tại Nam Định và không ngừng đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế khác.
TTXVN đưa tin, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định vừa cấp
giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Tập đoàn Dệt may YULUN Giang Tô
(Trung Quốc) xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm với tổng vốn đầu
tư 68 triệu USD (tương đương hơn 1.400 tỷ đồng) tại khu công nghiệp Bảo
Minh (huyện Vụ Bản).
Ông Nguyễn Việt Thắng, Trưởng Phòng Quản lý Đầu tư Quy
hoạch – Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định cho biết, theo
giấy chứng nhận đầu tư, Công ty TNHH Tập đoàn Dệt may YULUN Giang Tô (có
trụ sở tại thành phố Tĩnh Giang, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) sẽ triển
khai xây dựng nhà máy trên diện tích 80.000m2 tại khu công nghiệp Bảo
Minh, với công suất sản xuất sợi 9.816 tấn/năm; dệt 21,6 triệu mét/năm;
nhuộm 24 triệu mét/năm.
Dự án có tiến độ thực hiện từ nay đến tháng 6/2016, thời hạn sử dụng đất 46 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Doanh nghiệp dệt may Trung Quốc sẽ gia tăng đầu tư vào Việt Nam. |
Cũng theo ông Thắng, một nhà đầu tư của Hong Kong
(Trung Quốc) cũng đang quan tâm dự án xây dựng một khu công nghiệp dệt
may với quy mô khoảng 1.000 ha tại huyện Nghĩa Hưng. Ủy ban Nhân dân
tỉnh Nam Định hiện đang xem xét và sẽ trình Chính phủ về dự án này.
Trước đó nhiều chuyên gia đã đưa ra dự báo về việc doanh nghiệp dệt may Trung Quốc sẽ gia tăng đầu tư vào Việt Nam.
Cụ thể, trên TBKTSG vị đại diện Vinatex cho biết lý do
là doanh nghiệp Trung Quốc rất nhanh nhạy trong việc tìm kiếm cơ hội
đầu tư, đặc biệt khi thuế suất xuất khẩu may mặc của Việt Nam được đưa
xuống 0% khi vào Mỹ – thị trường lớn nhất của Việt Nam trong các nước
tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương
(TPP).
Ông này dự đoán, làn sóng đầu tư từ Trung Quốc sẽ tập
trung chủ yếu vào ngành may mặc, ngành dệt nhuộm cũng sẽ có nhưng sẽ
không nhiều. Vì vậy việc này sẽ khiến doanh nghiệp Việt Nam khó khăn hơn
trong cạnh tranh khi có hiệp định TPP.
Trong khi đó, hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp may
mặc Việt Nam rất yếu, vì chủ yếu vẫn là gia công và phụ thuộc vào
nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trung Quốc đầu tư mạnh, lộ ý đồ kiểm soát thị trường?
Trước thực tế, Trung Quốc đang mở rộng đầu tư vào Việt
Nam, không chỉ lĩnh vực may mặc, TS Alan Phan từng lý giải điều này là
do Trung Quốc đang tìm con đường để đầu tư do kinh tế Trung Quốc được dự
báo là không có gì khả quan so với năm ngoái.
“Họ có sẵn tiền để đầu tư ra nước ngoài và Việt Nam là
nước láng giềng kế bên cũng giống như Việt Nam khi có sẵn tiền sẽ mang
sang các nước như Lào, Campuchia, Myanmar để đầu tư. Tức là đầu tư ở
nước gần trước”, TS Alan Phan nói.
TS Lê Đăng Doanh cũng giải thích lý do việc doanh
nghiệp Trung Quốc tham gia mua cổ phần của các doanh nghiệp trong nước
ngày càng nhiều vì nhiều doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng khó khăn
về mặt tài chính, để cải thiện tình hình đó một số doanh nghiệp tìm cách
đa dạng hóa sở hữu, bán một phần vốn cho doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên, TS Lê Đăng Doanh lo ngại, sau một thời gian
công ty sẽ biến thành công ty Trung Quốc, không còn là công ty Việt Nam
nếu như họ mua được nhiều cổ phần và chiếm đa số ghế trong hội đồng
quản trị.
“Đây là điều đáng chú ý vì chúng ta là nước láng giềng
với Trung Quốc nếu để công ty Trung Quốc thao túng rất có thể thành
công cụ cho một chính sách để gây ảnh hưởng hoặc kiểm soát thị trường ở
nước ta”, TS Lê Đăng Doanh nói.
Không chỉ sự xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp
Trung Quốc tham gia vào nền kinh tế Việt Nam, hiện các doanh nghiệp nước
ngoài khác cũng tham gia ngày càng sâu vào nền kinh tế.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phát biểu tại hội thảo
“Triển vọng kinh tế và tầm nhìn chính sách năm 2014″ mới đây, cũng đặt
vấn đề về hoạt động của doanh nghiệp FDI có thể có lợi trước mắt nhưng
về lâu dài Việt Nam lại đang đẩy kinh tế vào tay các nhà đầu tư nước
ngoài.
Bà Phạm Chi Lan phân tích, nếu lĩnh vực bất động sản
cũng mong người nước ngoài được tự do mua bán bất động sản Việt Nam thì
có lẽ 5-10 năm tới Việt Nam sẽ là nước sẽ là của những họ Kim, họ Lee
của Hàn Quốc, họ Tập, họ Đặng của Trung Quốc chứ không phải của người
Việt Nam và chúng ta sẽ lại là những người làm thuê, làm thuê ở dạng gia
công. Thậm chí thay vì mua nhà bằng gói 30.000 tỷ không được thì lại đi
thuê nhà của nhà đầu tư nước ngoài.
“Lần này tôi cảm thấy rủi ro hơn rất nhiều khi ở Hà
Tĩnh thời gian vừa qua, mức độ có mặt của người Trung Quốc nhiều đến mức
có thể cắt Việt Nam làm đôi thì những thách thức không chỉ vấn đề kinh
tế, xã hội”, bà Lan nói.
Thu PhươngMột cuộc chiến tranh lạ lùng nhưng nghiêm trọng
Những cảnh tượng đang xảy ra tại Ukraine, đặc biệt tại bán đảo tự trị
Crimea có cái gì thật lạ lùng. Giới truyền thông quốc tế đồng loạt gọi
đó là một cuộc xâm lược thô bạo của Nga nhưng lại không, hoặc chưa, gọi
đó là một cuộc chiến tranh. Cho đến nay, đó là cuộc xâm lược chưa có
tiếng súng, hoặc nếu có, toàn là những phát súng chỉ thiên, không nhắm
vào ai và cũng chưa làm ai đổ máu cả.
Lạ lùng: Bỗng dưng một ngày có những người lính vũ trang hiện đại tràn ngập trên đất Crimea, chiếm Quốc Hội, các cơ quan chính phủ và các phi trường, tuần hành trên các đường phố. Ai cũng biết đó là lính Nga, nhưng chính phủ Nga vẫn phủ nhận. Sau đó mấy ngày, xuất hiện các xe tăng cực kỳ tối tân mang bảng số của Nga, nhưng chính phủ Nga vẫn phủ nhận. Trên các công thự, cờ Nga được treo lên và tung bay phấp phới, Nga vẫn phủ nhận. Lính Nga ra tối hậu thư cho lính Ukraine đang đóng trên đất và trên cảng Crimea hoặc đầu hàng hoặc buông súng về nhà, nhưng chính phủ Nga vẫn tiếp tục phủ nhận.
Lạ lùng hơn nữa: Những người lính Ukraine đóng ở Crimea hoàn toàn không kháng cự. Họ không đầu hàng và cũng không buông súng nhưng không kháng cự. Không những không kháng cự, có lúc họ còn có vẻ nhởn nhơ đá bóng hoặc hát hò trước mặt đám lính Nga đang hầm hầm cầm súng.
Không có tiếng súng nổ, nhưng ai cũng biết các xung đột tại Crimea cực kỳ căng thẳng và có ảnh hưởng nghiêm trọng, trước hết, đến vận mệnh của cả nước Ukraine: Nga mới tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16 tháng 3 để sáp nhập Crimea vào Nga, trở thành một tỉnh của Nga thay vì một phần của Ukraine như hiện nay. Nếu cuộc trưng cầu dân ý này xảy ra, chắc chắn Nga sẽ thành công: Gần 60% dân số tại Crimea là người gốc Nga, nói tiếng Nga và lúc nào cũng tự xem mình là người Nga. Nhưng chưa hết. Chiêu bài để xâm lược Crimea của Nga là nhằm bảo vệ những người Nga đang sống trên lãnh thổ Ukraine. Nhưng người Nga không phải chỉ sống ở Crimea. Theo cuộc điều tra dân số năm 2001, ở Ukraine, người gốc Nga gồm trên 8 triệu, chiếm đến trên 17%. Ngoài Crimea, người Nga còn tập trung rất đông ở các thành phố phía đông (tỉ lệ xê xích từ 20 đến 40% dân số).
Ở đây nảy sinh ra ba vấn đề: Một, liệu Nga có tiếp tục xua quân đến các địa phương ấy để “giải phóng” người Nga hay không? Hai, liệu chính phủ Ukraine có, một lúc nào đó, mất kiềm chế, để đối đầu với Nga và biến cuộc xâm lược không tiếng súng hiện nay thành một cuộc chiến tranh vệ quốc thực sự? Và ba, liệu những người gốc Ukraine (chiếm 25%) và đặc biệt những người gốc Tatars (chiếm trên 12%) tại Crimea có chấp nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý để biến thành công dân Nga?
Xin lưu ý: Phần lớn người Tatars theo Hồi giáo từng bị Nga đàn áp nên mang tinh thần phản Nga và bài Nga rất mạnh mẽ. Chắc chắn họ sẽ không dễ dàng chấp nhận ách đô hộ của Nga. Một cuộc chiến tranh du kích hoặc ít nhất, khủng bố, chống lại Nga do họ khởi xướng có lẽ không phải là tưởng tượng.
Bất kể tình hình chính trị tại Ukraine biến thái như thế nào trong những ngày sắp tới, phần lớn giới bình luận chính trị Tây phương đều nhìn nhận một trong những đặc điểm nổi bật nhất của các tranh chấp tại Ukraine hiện nay: Đây là một cuộc đối đầu mang tầm vóc thế giới đầu tiên kể từ ngày Chiến tranh lạnh chấm dứt với sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
Sau năm 1990, trên thế giới đã có nhiều cuộc chiến tranh, trong đó, có những cuộc chiến tranh lớn như ở Iraq và Afghanistan. Nhưng dù vậy, đó cũng chỉ là những xung đột có tính địa phương. Đối thủ của Mỹ và các đồng minh của Mỹ quá nhỏ và quá yếu để có thể gây nên những tác động có tầm vóc thế giới.
Với những xung đột tại Ukraine hiện nay, người ta nhận thấy sự căng thẳng lan rộng ở hầu hết các nước lớn, đặc biệt tại Mỹ và châu Âu. Người ta bàn bạc với nhau, tranh cãi với nhau để ngăn chận tham vọng bành trướng của Nga. Chưa có ai, về phía Tây phương, nghĩ đến khả năng can thiệp bằng quân sự. Tất cả những gì họ nói và định làm chỉ giới hạn trong phạm vi ngoại giao và kinh tế. Nhưng cũng giống mọi cuộc xung đột khác trong lịch sử, khi đã đối đầu nhau, không ai có thể bảo đảm mọi tình huống sẽ theo đúng ý định ban đầu của mình cả.
Nhiều người cũng nhận ra điều đó. Người ta cho việc chiếm đóng Crimea và sau đó, có thể toàn bộ lãnh thổ Ukraine của Nga nằm trong một kế hoạch đế quốc to lớn nhằm đối đầu với Tây phương. Đó là cuộc cưỡng chiếm lãnh thổ đầu tiên ở châu Âu kể từ thập niên 1930. Nếu mọi người ngoảnh mặt để Nga thực hiện tham vọng này, nó sẽ trở thành một tiền lệ: các nước lớn tha hồ chiếm các nước nhỏ và sáp nhập toàn bộ hoặc một phần lãnh thổ của các nước nhỏ ấy vào nước mình. Chính vì thế, nhiều người, trong đó có Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, so sánh chiêu bài cứu người Nga ở Ukraine khi xâm lăng Crimea của Putin với các luận điệu và hành động của phát xít Đức trong thập niên 1930, hàm ý so sánh Putin với Hitler.
Điều đó cũng có nghĩa bà xem các xung đột tại Ukraine hiện nay có cái gì giống với những cuộc xâm lược mở màn của phát xít Đức thời đệ nhị thế giới. Thượng nghị sĩ John McCain cũng có quan niệm tương tự: ông ví Putin với Hitler và Stalin thời chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Có thể nói, một cách tóm tắt, sự xung đột tại Crimea hiện nay không phải là xung đột giữa Nga và Ukraine mà còn là, chủ yếu còn là, sự xung đột giữa Nga và Tây phương, đứng đầu là Mỹ.
Chưa biết cuộc xung đột này kết thúc như thế nào, nhưng người ta biết rõ ba điểm:Một, nó sẽ kéo dài và thay thế cuộc chiến tranh chống khủng bố kéo dài từ năm 2001 đến nay.
Hai, nó có thể sẽ dẫn đến việc thay đổi bàn cờ chính trị thế giới. Nga có thắng ở Crimea hoặc ngay cả trên toàn bộ lãnh thổ Ukraine thì họ vẫn thua trên mặt trận quốc tế: Họ hiện nguyên hình như một kẻ hiếu chiến đầy tham vọng, đầy dã tâm và tuyệt đối không thể tin cậy được. Khi hình ảnh ấy càng đậm nét, nỗi sợ hãi của các quốc gia nhỏ chung quanh Nga càng lớn dần; nỗi sợ hãi ấy càng lớn càng thúc đẩy các nước ấy ngả theo Tây phương, mong muốn Tây phương sẽ giúp đỡ và bảo vệ họ trước tham vọng bá quyền của Nga. Peter Beinart, trong một bài báo đăng trên The Atlantic, còn mở rộng sự liên hệ đến Trung Quốc: Trung Quốc càng muốn biểu dương sức mạnh và quấy nhiễu các nước láng giềng càng đẩy họ ngả theo Mỹ, và đó, càng tự cô lập chính mình.
Ba, cũng theo Beinart, nó cũng có thể thay đổi ngôi thứ của các siêu cường quốc. Ở Tây phương, sau các cuộc chiến tranh của Napoleon trong mấy năm đầu thế kỷ 19, thế giới nổi lên năm siêu cường: Anh, Nga, Pháp, Áo và Phổ (Prussia, sau này là Đức); sau đệ nhất thế chiến, ba trong năm siêu cường trên bị mất thanh thế: Nga, Đức và Áo-Hung. Rồi đệ nhị thế chiến bùng nổ và khi kết thúc, vai trò siêu cường của Đức bị mất, của Anh và Pháp cũng giảm sút rất đáng kể. Thế giới chỉ còn hai siêu cường đứng đầu hai phe: Nga và Mỹ. Khi hệ thống cộng sản sụp đổ vào năm 1990, vai trò siêu cường của Nga cũng mất; thế giới chỉ còn một siêu cường: Mỹ.
Tuy nhiên, do quan hệ kinh tế và địa chính trị càng lúc càng chằng chịt, mặc dù Mỹ vẫn mạnh, cực kỳ mạnh, thế giới vẫn có khuynh hướng càng ngày càng đa cực hóa. Chính nước Mỹ cũng trở thành bơ vơ và hoang mang trước thế giới đa cực ấy. Chính những thái độ hung hãn của Nga và của Trung Quốc đã kéo Mỹ trở về với thực tế: Họ vẫn còn đối thủ và vẫn đối diện với rất nhiều nguy cơ.
Cả ba điểm nêu trên đều chỉ là những tiềm năng. Chưa ai biết trong tương lai chúng sẽ phát huy ảnh hưởng như thế nào và đến mức độ nào. Tuy nhiên, dù vậy, chúng cũng cho thấy tính chất nghiêm trọng của sự kiện Crimea và Ukraine. Điều đó giải thích tại sao giới lãnh đạo các nước trên thế giới lo lắng và tập trung nhiều thì giờ để giải quyết như vậy.
Để biết câu kết luận, chúng ta chỉ có một cách: chờ.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ
Lạ lùng: Bỗng dưng một ngày có những người lính vũ trang hiện đại tràn ngập trên đất Crimea, chiếm Quốc Hội, các cơ quan chính phủ và các phi trường, tuần hành trên các đường phố. Ai cũng biết đó là lính Nga, nhưng chính phủ Nga vẫn phủ nhận. Sau đó mấy ngày, xuất hiện các xe tăng cực kỳ tối tân mang bảng số của Nga, nhưng chính phủ Nga vẫn phủ nhận. Trên các công thự, cờ Nga được treo lên và tung bay phấp phới, Nga vẫn phủ nhận. Lính Nga ra tối hậu thư cho lính Ukraine đang đóng trên đất và trên cảng Crimea hoặc đầu hàng hoặc buông súng về nhà, nhưng chính phủ Nga vẫn tiếp tục phủ nhận.
Lạ lùng hơn nữa: Những người lính Ukraine đóng ở Crimea hoàn toàn không kháng cự. Họ không đầu hàng và cũng không buông súng nhưng không kháng cự. Không những không kháng cự, có lúc họ còn có vẻ nhởn nhơ đá bóng hoặc hát hò trước mặt đám lính Nga đang hầm hầm cầm súng.
Không có tiếng súng nổ, nhưng ai cũng biết các xung đột tại Crimea cực kỳ căng thẳng và có ảnh hưởng nghiêm trọng, trước hết, đến vận mệnh của cả nước Ukraine: Nga mới tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16 tháng 3 để sáp nhập Crimea vào Nga, trở thành một tỉnh của Nga thay vì một phần của Ukraine như hiện nay. Nếu cuộc trưng cầu dân ý này xảy ra, chắc chắn Nga sẽ thành công: Gần 60% dân số tại Crimea là người gốc Nga, nói tiếng Nga và lúc nào cũng tự xem mình là người Nga. Nhưng chưa hết. Chiêu bài để xâm lược Crimea của Nga là nhằm bảo vệ những người Nga đang sống trên lãnh thổ Ukraine. Nhưng người Nga không phải chỉ sống ở Crimea. Theo cuộc điều tra dân số năm 2001, ở Ukraine, người gốc Nga gồm trên 8 triệu, chiếm đến trên 17%. Ngoài Crimea, người Nga còn tập trung rất đông ở các thành phố phía đông (tỉ lệ xê xích từ 20 đến 40% dân số).
Ở đây nảy sinh ra ba vấn đề: Một, liệu Nga có tiếp tục xua quân đến các địa phương ấy để “giải phóng” người Nga hay không? Hai, liệu chính phủ Ukraine có, một lúc nào đó, mất kiềm chế, để đối đầu với Nga và biến cuộc xâm lược không tiếng súng hiện nay thành một cuộc chiến tranh vệ quốc thực sự? Và ba, liệu những người gốc Ukraine (chiếm 25%) và đặc biệt những người gốc Tatars (chiếm trên 12%) tại Crimea có chấp nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý để biến thành công dân Nga?
Xin lưu ý: Phần lớn người Tatars theo Hồi giáo từng bị Nga đàn áp nên mang tinh thần phản Nga và bài Nga rất mạnh mẽ. Chắc chắn họ sẽ không dễ dàng chấp nhận ách đô hộ của Nga. Một cuộc chiến tranh du kích hoặc ít nhất, khủng bố, chống lại Nga do họ khởi xướng có lẽ không phải là tưởng tượng.
Bất kể tình hình chính trị tại Ukraine biến thái như thế nào trong những ngày sắp tới, phần lớn giới bình luận chính trị Tây phương đều nhìn nhận một trong những đặc điểm nổi bật nhất của các tranh chấp tại Ukraine hiện nay: Đây là một cuộc đối đầu mang tầm vóc thế giới đầu tiên kể từ ngày Chiến tranh lạnh chấm dứt với sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
Sau năm 1990, trên thế giới đã có nhiều cuộc chiến tranh, trong đó, có những cuộc chiến tranh lớn như ở Iraq và Afghanistan. Nhưng dù vậy, đó cũng chỉ là những xung đột có tính địa phương. Đối thủ của Mỹ và các đồng minh của Mỹ quá nhỏ và quá yếu để có thể gây nên những tác động có tầm vóc thế giới.
Với những xung đột tại Ukraine hiện nay, người ta nhận thấy sự căng thẳng lan rộng ở hầu hết các nước lớn, đặc biệt tại Mỹ và châu Âu. Người ta bàn bạc với nhau, tranh cãi với nhau để ngăn chận tham vọng bành trướng của Nga. Chưa có ai, về phía Tây phương, nghĩ đến khả năng can thiệp bằng quân sự. Tất cả những gì họ nói và định làm chỉ giới hạn trong phạm vi ngoại giao và kinh tế. Nhưng cũng giống mọi cuộc xung đột khác trong lịch sử, khi đã đối đầu nhau, không ai có thể bảo đảm mọi tình huống sẽ theo đúng ý định ban đầu của mình cả.
Nhiều người cũng nhận ra điều đó. Người ta cho việc chiếm đóng Crimea và sau đó, có thể toàn bộ lãnh thổ Ukraine của Nga nằm trong một kế hoạch đế quốc to lớn nhằm đối đầu với Tây phương. Đó là cuộc cưỡng chiếm lãnh thổ đầu tiên ở châu Âu kể từ thập niên 1930. Nếu mọi người ngoảnh mặt để Nga thực hiện tham vọng này, nó sẽ trở thành một tiền lệ: các nước lớn tha hồ chiếm các nước nhỏ và sáp nhập toàn bộ hoặc một phần lãnh thổ của các nước nhỏ ấy vào nước mình. Chính vì thế, nhiều người, trong đó có Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, so sánh chiêu bài cứu người Nga ở Ukraine khi xâm lăng Crimea của Putin với các luận điệu và hành động của phát xít Đức trong thập niên 1930, hàm ý so sánh Putin với Hitler.
Điều đó cũng có nghĩa bà xem các xung đột tại Ukraine hiện nay có cái gì giống với những cuộc xâm lược mở màn của phát xít Đức thời đệ nhị thế giới. Thượng nghị sĩ John McCain cũng có quan niệm tương tự: ông ví Putin với Hitler và Stalin thời chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Có thể nói, một cách tóm tắt, sự xung đột tại Crimea hiện nay không phải là xung đột giữa Nga và Ukraine mà còn là, chủ yếu còn là, sự xung đột giữa Nga và Tây phương, đứng đầu là Mỹ.
Chưa biết cuộc xung đột này kết thúc như thế nào, nhưng người ta biết rõ ba điểm:Một, nó sẽ kéo dài và thay thế cuộc chiến tranh chống khủng bố kéo dài từ năm 2001 đến nay.
Hai, nó có thể sẽ dẫn đến việc thay đổi bàn cờ chính trị thế giới. Nga có thắng ở Crimea hoặc ngay cả trên toàn bộ lãnh thổ Ukraine thì họ vẫn thua trên mặt trận quốc tế: Họ hiện nguyên hình như một kẻ hiếu chiến đầy tham vọng, đầy dã tâm và tuyệt đối không thể tin cậy được. Khi hình ảnh ấy càng đậm nét, nỗi sợ hãi của các quốc gia nhỏ chung quanh Nga càng lớn dần; nỗi sợ hãi ấy càng lớn càng thúc đẩy các nước ấy ngả theo Tây phương, mong muốn Tây phương sẽ giúp đỡ và bảo vệ họ trước tham vọng bá quyền của Nga. Peter Beinart, trong một bài báo đăng trên The Atlantic, còn mở rộng sự liên hệ đến Trung Quốc: Trung Quốc càng muốn biểu dương sức mạnh và quấy nhiễu các nước láng giềng càng đẩy họ ngả theo Mỹ, và đó, càng tự cô lập chính mình.
Ba, cũng theo Beinart, nó cũng có thể thay đổi ngôi thứ của các siêu cường quốc. Ở Tây phương, sau các cuộc chiến tranh của Napoleon trong mấy năm đầu thế kỷ 19, thế giới nổi lên năm siêu cường: Anh, Nga, Pháp, Áo và Phổ (Prussia, sau này là Đức); sau đệ nhất thế chiến, ba trong năm siêu cường trên bị mất thanh thế: Nga, Đức và Áo-Hung. Rồi đệ nhị thế chiến bùng nổ và khi kết thúc, vai trò siêu cường của Đức bị mất, của Anh và Pháp cũng giảm sút rất đáng kể. Thế giới chỉ còn hai siêu cường đứng đầu hai phe: Nga và Mỹ. Khi hệ thống cộng sản sụp đổ vào năm 1990, vai trò siêu cường của Nga cũng mất; thế giới chỉ còn một siêu cường: Mỹ.
Tuy nhiên, do quan hệ kinh tế và địa chính trị càng lúc càng chằng chịt, mặc dù Mỹ vẫn mạnh, cực kỳ mạnh, thế giới vẫn có khuynh hướng càng ngày càng đa cực hóa. Chính nước Mỹ cũng trở thành bơ vơ và hoang mang trước thế giới đa cực ấy. Chính những thái độ hung hãn của Nga và của Trung Quốc đã kéo Mỹ trở về với thực tế: Họ vẫn còn đối thủ và vẫn đối diện với rất nhiều nguy cơ.
Cả ba điểm nêu trên đều chỉ là những tiềm năng. Chưa ai biết trong tương lai chúng sẽ phát huy ảnh hưởng như thế nào và đến mức độ nào. Tuy nhiên, dù vậy, chúng cũng cho thấy tính chất nghiêm trọng của sự kiện Crimea và Ukraine. Điều đó giải thích tại sao giới lãnh đạo các nước trên thế giới lo lắng và tập trung nhiều thì giờ để giải quyết như vậy.
Để biết câu kết luận, chúng ta chỉ có một cách: chờ.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét