Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

QUỐC GIA VÀ CỘNG SẢN - Thấy gì trong hoạt động cứu hộ máy bay Mã Lai của Viet Nam!

Thấy gì trong hoạt động cứu hộ máy bay Mã Lai của Viet Nam!

Thấy gì trong hoạt động cứu hộ máy bay Mã Lai của Việt Nam!

Thấy nhức óc, đinh tai, bội thực và ngu dốt !

Cứu hộ cứu nạn ở những vùng biển là một hành động quân sự, hầu như các cuộc tập trận của Mỹ đều có điều đó

Biểu diễn là chính, lại có cả quan chức cấp cao là thứ trưởng bộ GTVT đi theo không biết để làm gì. Thứ trưởng của VN rãnh quá không có việc gì làm sao? (chú thích HNC)

Bỏ qua cái tình cảm cho những người xấu số trên máy bay có thể coi như mất, thì đợt cứu hộ này là cơ hội để Hải quân, không quân, cảnh sát biển chúng ta thể hiện năng lực với các nước. Thiết tưởng mọi người đều ủng hộ điều này này và càng mong muốn làm quyết liệt hơn nữa.

Với chúng ta, điều này không nhiều kinh nghiệm về nghiệp vụ. Nhưng chúng ta thừa kinh nghiệm về sự cẩn trọng các nguồn tin quân sự, cũng như việc cung cấp thông tin cho báo chí.

Vậy mà, nhìn cuộc cứu hộ này chúng ta làm như một cái chợ vỡ. Các báo cứ nhao nhao đăng bài, tường thuật lung tung, để rồi ta liên tục bị muối mặt.

Nổi nhục lớn nhất là khi máy bay lộn bãi cạn với dấu dầu tràn. Cả một đội bay của chúng ta mà không biết một bãi cạn, hay dòng cát chảy trong lãnh hải đã là một điều thậm tệ. Nhưng thông tin đó vẫn được truyền về, qua bao nhiêu cơ quan ban ngành cấp trên vẫn không phát hiện để lên mặt báo.

- Hải quân của chúng ta quản lý vùng biển như vậy chăng ?

- Bộ đội biên phòng chúng ta quản lý vùng biển như vậy chăng ?

- Không quân chúng ta quản lý vùng biển như vậy chăng ?

- Cảnh sát biển chúng ta quản lý vùng biển như vậy chăng ?


Nhìn bằng mắt thường bởi sao không trông gà hóa cuốc
FB Nguyễn Tấn Thành

Nguyễn Hữu Thao

LÚC NÀY THỨ TRƯỞNG LÊN ĐÓ LÀM GÌ?

Dantri đưa tin, sáng này một trực thăng không quân đang đưa ông thứ trưởng BGTVT Phạm Quý Tiêu đi khảo sát khu vực nghi máy bay Malaysia rơi ngoài biển! Theo mình, cần gì ông thứ trưởng phải mò lên đó vào thời điểm này. Có thể khi nào xác định được nơi máy bay rơi, khi công tác cứu đang diễn ra, ông và Bộ trưởng Thăng bay ra đó làm pô ảnh, OK. Còn bây giờ ông ra đó chỉ "vướng chân", bởi vì:

Thứ nhất là ông ta chắc cũng có tuổi, ngồi trực thăng quần đảo trên biển có khi lên đó chỉ để nôn.

Thứ hai, chỗ mà ông ấy choán trên trức thăng nên để cho những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong cứu hộ, bay trên biển...

Thứ ba, giả dụ như trình độ tiếng Anh của ông ta ngắn, thì lại phải có một phiên dịch đi theo để có gì còn trao đổi với các đoàn tìm kiếm của các nước khác.

Thứ tư, nếu cần quảng cáo cho cộng đồng QT rằng lãnh đạo của CPVN quan tâm như thế, thì sao lại không để Thủ tướng lên trực thăng làm mấy vòng hay hơn, ý nghĩa hơn.

CHỈ CÓ, nếu ngài thứ trưởng làm vài vòng trên các tàu chiến của TQ và trực tiếp ra lệnh cho chúng, xong cứu nạn là nhớ cuốn xéo hết về nhà, đừng lảng vảng ở vùng biển đảo của VN, rồi đừng có trách!

Theo blog Huỳnh ngọc Chênh

Mở cửa cho rộng vào!

 
Có người đưa ra quan điểm: “Người Tàu, nếu là dân thường thì họ có mặt ở Việt Nam cũng rất tốt và chẳng làm phương hại đến Việt Nam, vì họ vô tội…”. Và đây cũng là thứ quan điểm mà nhà cầm quyền Việt Nam lấp liếm mỗi khi nói về sự có mặt dày đặc của người dân Trung Quốc khắp mọi miền Việt Nam.
Mới nghe, có vẻ hợp nhĩ, thì dân thường họ đi du lịch, đi kinh doanh làm ăn, có gì đâu mà phải căng thẳng. Nhưng ngẫm cho kĩ, thứ quan điểm vừa nêu trên đích thị là quan điểm bán nước, một loại nếp nghĩ vong nô, hoặc ngu ngốc mà không ý thức được mình đang vong nô.
Thử đặt lại câu hỏi: Người Trung Quốc có mặt tại Việt Nam có lợi hay có hại? Câu trả lời xác tín rằng hoàn toàn không có lợi và có hại mọi mặt cho dù họ chỉ là dân lành, không có tấc sắt trên tay. Có hai vấn đề nguy hại cho Việt Nam: Tính dân tộc cực đoan và; sự mất phương hướng về văn hóa.
Ở tính dân tộc cực đoan, chắc không cần bàn cãi gì nhiều cũng đủ sức nhận ra rằng người Trung Quốc họ có niềm tự hào dân tộc một cách mãnh liệt và cực đoan, ngay từ thời thủy tổ của họ, với cái tên Trung Hoa (hàm chỉ cái rốn của vũ trụ) cũng đủ cho thấy họ đặt dân tộc của họ lên trên đầu thế giới. Và khi đi ra nước ngoài, ở bất kì khu vực nào người Hoa sinh sống, họ cũng thiết lập nên hội, đoàn. Và hội, đoàn của họ rất mạnh. Đây là điểm quí, đáng trân trọng về tinh thần đoàn kết của họ nhưng lại là điểm rất dở mỗi khi có sự cố nào đó xảy ra.
Ví dụ như trong hội, đoàn của họ có người đánh nhau với người bản xứ, việc đầu tiên của họ là kéo nhau đến hỏi tội mà không cần biết người của mình đúng sai ra sao. Cứ kéo nhau ầm ầm đến dương oai giễu võ cho người khác thấy người Trung Quốc là kiêng nể, không dám đụng đến. Và ngay cả người Hoa ở Việt Nam cũng không ngoại lệ về tật chứng này. Tinh thần tự tôn dân tộc của họ quá cao đã làm cho họ trở nên ngạo mạn và khó hòa nhập với bất kì nền văn hóa nào khác nếu không muốn nói là họ còn cố tình phổ biến, áp đặt thứ văn hóa của họ lên người dân bản xứ.
Về vấn đề mất phương hướng văn hóa, đây là hệ quả của một vùng cư dân sống trong bối cảnh giao thoa văn hóa giữa bản xứ và nhóm cư dân mới nhưng lại bị nhóm cư dân mới áp đặt văn hóa bằng sức mạnh kinh tế cũng như sức mạnh bạo lực cùng hàng loạt hành tung có tính cưỡng chế của nó. Và, phần đông người Việt Nam bị áp đặt văn hóa Tàu, thụ động đón nhận và thẩm thấu văn hóa Tàu bằng con đường kinh tế, văn hóa xũng như giao lưu thông qua du lịch, di dân kinh tế không phải là ít.
Đến đây, trở lại vấn đề những người dân Trung Quốc có mặt ở Việt Nam tớt hay xấu? Câu trả lời một lần nữa phải khằng định là rất xấu. Nhất là trong bối cảnh tranh chấp và xâm lấn của nhà nước Trung Quốc đối với dân tộc Việt Nam hiện tại. Một mặt, nhà nước Trung Quốc dần biến nhà nước Cộng sản Việt Nam thành thứ con đợ chui luồn và nhược tiểu, chỉ biết vâng vâng dạ dạ trước họ, mặt khác, họ ngấm ngầm đưa người dân của họ Nam tiến, xâm thực Việt Nam trên mọi góc độ, mọi lĩnh vực và biến Việt Nam thành một thuộc địa thời hiện đại của họ.
Những công trình khai thác tài nguyên, những mật khu họ đang xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam mà quan chức cấp tỉnh cũng không được bước vào đó cũng như hàng triệu người Tàu có mặt khắp ba miền Việt Nam và chọn những mảnh đất vàng, những vùng trọng yếu về mặt quân sự để khai thác, xây dựng cũng đủ cho thấy dã tâm của nhà nước Trung Quốc cũng như sự bạc nhược của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.
Và, với đà thao túng, lấn chiếm như hiện tại, sẽ chẳng bao lâu nữa, quân đội Trung Quốc sẽ dễ dàng tiến công toàn cõi Việt Nam nếu như họ phát động chiến tranh, bởi hầu như mọi bí mật quốc gia, mọi yếu điểm quân sự đều nằm trọn trong tay họ. Và lúc này, người dân Việt Nam sẽ chính thức rơi vào ách nô lệ dưới bóng đêm đô hộ giặc Tàu một lần nữa, người Tàu lại khởi sự sống bằng chính con người thực của họ với bộ mặt xâm lược, đô hộ.
Thử hỏi, có người Trung Quốc nào dám nói rằng mình không phải là người Tàu và chống đối lại chính quyền khi thấy chính quyền, quân binh hà hiếp dân lành Việt Nam? Đó là chưa muốn nói đến sự hà hiếp đối với dân Việt và sự vong thân của dân Việt lúc này hoàn toàn có lợi cho người Tàu nếu như họ xâm chiếm Việt Nam bởi vì dân số của Trung Quốc quá đông đúc nhưng nền kinh tế của họ đã tàn phá quá nhiều tài nguyên môi trường, tài nguyên của họ hầu như cạn kiệt?!
Và thử hỏi, nếu như hoàn toàn thiện chí đi nữa, liệu khi có chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc xảy ra, người Tàu sẽ chọn ai? Và khi đã họ đã và đang sống tại Việt Nam, thì họ có phải là nội gián nếu cuộc chiến cần đến họ? Liệu, với chừng đó mối nguy, cách lý luận rằng người dân thường Trung Quốc vô hại đối với Việt Nam có còn chỗ đứng đối với người chính trực, yêu nước?

CÓ MỘT SỰ SO SÁNH KHÔNG HỀ NHẸ

Trên mạng đang tràn ngập hai bức hình sau đây với những lời bình vừa xót xa vừa phẫn nộ
Xin ghi lại lời chú thích của Blogger Nguyễn Lân Thắng:
Phiên tòa xử Công An đánh chết dân ở Tuy Hòa, Phú Yên ngày 10/3/2014.
Ảnh trái:   Cháu bé hôn lấy di ảnh người cha đã chết trước khi cháu ra đời.
Ảnh phải:  Nụ cười của kẻ sát nhân.

Báo Nhân dân lại “đánh” tiếp PGS Hà Đình Đức, GS Phan Huy Lê, GS Tương Lai, Nhà văn Nguyên Ngọc, PGS Phạm Vĩnh Cư và …

Hơi mất thì giờ và mệt vì phải đọc và bình phẩm về thứ ngôn ngữ kỳ quái trên những bài thuộc chuyên mục “Bình luận – Phê phán” của tờ báo đầu đảng gọi là “Nhân dân”, nên chỉ xin ghi chú, trích dẫn (*) bài viết dưới đây, giúp độc giả dễ nhận ra các bài cùng những người được “đánh”, mà không đi vào bình về cách “tham lam” trong bài, khi tác giả xông vào phê phán, chỉ trích bừa bãi hàng loạt bài viết, trả lời phỏng vấn của những nhà văn, trí thức có tiếng.

Có điều buồn cười nho nhỏ là một tác giả có thể tạm gọi là “vô danh tiểu tốt” vì dùng “bí danh”, “ẩn danh” đúng kiểu báo đảng (chứ chẳng phải bút danh của một cây viết tiếng tăm nào cả), thế mà dám lớn giọng bàn chuyện học thuật rất ghê, chê trách, chụp mũ “lập trường quan điểm” của những “cây đa cây đề” trong làng văn hóa. Có lẽ không dám để tên thật, mặc dù có đảng và lực lượng “còn đảng còn mình” đầy quyền sinh sát chở che, chính là sợ thiên hạ chê cười cái lối “táo gan” (vì nhờ nấp đóng … đảng) kiểu này.
Và xin nhắc lại một nghi vấn mà ở bài trước - Báo Nhân dân “đánh” các nhà văn Võ Thị Hảo và Nguyễn Bình Phương đã nêu, là “Phải chăng đây sẽ là một khởi đầu cho chiến dịch tấn công những nhà văn đã và có thể sẽ tham gia vào Văn đoàn độc lập Việt Nam, mà mới cách đây ít ngày đã ra đời Ban vận động thành lập, do Nhà văn Nguyên Ngọc đứng đầu?” Bởi vì trong số các nhân vật được “đánh” lần này, cũng có tên 2 vị trong danh sách vận động “Văn đoàn độc lập VN”.
.
Báo Nhân dân
Thứ hai, 10/03/2014 – 10:32 PM (GMT+7)

“Xét lại lịch sử” như vậy để làm gì?

Xét lại lịch sử để rút ra bài học cho hiện tại, đó là một trong những biểu hiện của sự trưởng thành của ý thức dân tộc trong khi tự đánh giá về mình, để qua đó phát huy các giá trị tích cực, khắc phục các hạn chế.
Nhưng xét lại lịch sử để đề cao một số nhân vật, triều đại vốn không được khẳng định với ý nghĩa tích cực, thậm chí khơi dậy một số xu hướng tinh thần trong quá khứ để phủ nhận hiện tại là hiện tượng cần phải xem xét, bởi nếu không sẽ đưa tới sự ngộ nhận…
Hơn 60 năm về trước, trên khu đất cạnh đền Bà Kiệu (Hà Nội) có đặt tấm bia liên quan tới A. de Rhodes (Ðắc Lộ) – nhà truyền giáo người Pháp, đã được một số người xác định là “có công chế tác chữ Quốc ngữ”. Về sau, tấm bia không còn và cũng không thấy ai nhắc tới. Vậy mà năm trước, tấm bia cùng “công ơn” của A. de Rhodes đã trở lại. Có người còn yêu cầu phải tạc tượng, đặt tên đường mang tên A. de Rhodes. Thậm chí có người coi tấm bia thất lạc là “do tư tưởng hẹp hòi không phù hợp với đạo đức của dân ta”, và “vào thập niên 80 trên vị trí này đã dựng tượng đài Cảm tử cho Tổ Quốc quyết sinh và người ta cũng quên luôn nhà bia đó”!
PGS Hà Đình Đức
PGS Hà Đình Đức
(1) Một số tác giả đã cố chứng minh, khẳng định “công lao” A. de Rhodes, nhưng hầu như không ai nhắc tới vai trò của những người đi trước ông này. Thí dụ, dù là tham khảo thì vẫn nên lưu ý mục từ A. de Rhodes trên Wikipedia cho biết vào năm 1961, trên nguyệt san MISSI của các linh mục dòng Tên người Pháp từng viết: “Dĩ nhiên, không phải chỉ riêng mình cha Ðắc Lộ khởi xướng ra chữ Quốc ngữ. Trước đó, các cha thừa sai dòng Tên người Bồ Ðào Nha ở Ma Cao đã nghĩ ra một số phát âm tiếng Việt, viết bằng các mẫu tự la-tinh rồi”, và A. de Rhodes cũng đã thừa nhận: “Khi tôi vừa đến Nam Kỳ và nghe người dân bản xứ nói, đặc biệt là phụ nữ, tôi có cảm tưởng mình đang nghe chim hót líu lo, và tôi đâm ra ngã lòng, vì nghĩ rằng, có lẽ không bao giờ mình học nói được một ngôn ngữ như thế… Chỉ có cha Francois Pina là hiểu và nói được tiếng Việt, nên các bài giảng của cha Pina thường đem lại nhiều lợi ích hơn là của hai cha Fernandez và Buzomi”. Nghĩa là trước A. de Rhodes đã có người phương Tây hiểu và nói được tiếng Việt.
Các nhà nghiên cứu có thể còn bàn thảo về việc chữ Quốc ngữ hình thành thế nào, phát triển ra sao,… nhưng dù vậy khó có thể bác bỏ điều nhà báo Phan Quang đã viết trong bài Quá trình hình thành chữ quốc ngữ: “Tuyệt đại bộ phận các nhà nghiên cứu phương Tây cũng như Việt Nam từ trước tới nay không ai quy công đầu cho một tác giả đơn nhất mà đều khẳng định chữ quốc ngữ là sáng tạo tập thể, mỗi người góp phần một ít; những vị đi trước mở đường, những người kế tiếp hoàn thiện, nâng cao. Hình thành chữ quốc ngữ là một quá trình. Hoàn thiện nó cũng là một quá trình chỉ có thể tạm ngừng chứ không kết thúc, vì nó là một cơ thể sống đang phát triển”.
Thời gian gần đây việc “đánh giá lại” một số người vốn không được đề cao trong lịch
GS Phan Huy Lê
GS Phan Huy Lê
sử đang được một số tác giả quan tâm như kết quả của “nhận thức mới”!? Ðề cập việc đánh giá một triều đại chỉ trong hơn thế kỷ từng xảy ra hàng trăm cuộc khởi nghĩa nông dân, một nhà sử học đã cho rằng “chưa thỏa đáng, chưa khách quan” vì đó là “thời kỳ mà nền sử học Mác-xít đang hình thành nên sự ấu trĩ, giáo điều, công thức buổi đầu là không tránh khỏi” (2). Ðánh giá như thế, phải chăng ông đã quên các câu nói lưu truyền hằng trăm năm nay về việc “mãi quốc, khi dân”, “Vạn niên là Vạn niên nào”,… mà các câu nói đó đâu phải là kết quả nghiên cứu của nền sử học “đang hình thành nên sự ấu trĩ, giáo điều, công thức”? Hơn nữa nói như vậy, chẳng lẽ mấy năm
GS Tương Lai
GS Tương Lai
trước, một số nhà nghiên cứu chỉ dựa vào một cuốn sách không có tác giả, không rõ niên đại để khẳng định lai lịch một ngôi đền ở Hà Nội, hay một nhà sử học lên vô tuyến truyền hình nói như đinh đóng cột rằng: “Trần Hưng Ðạo là một trong tứ bất tử của văn hóa truyền thống Việt Nam”(!) (3) cũng là kết quả nghiên cứu của nền sử học “đang hình thành”? Nhưng có lẽ nổi trội trong xu hướng “xét lại lịch sử” là việc một vài người sử dụng thủ pháp hiện đại hóa quá khứ để làm sống lại vấn đề “khai dân trí, trấn dân khí, hậu dân sinh”, rồi khẳng định “vấn đề lãnh thổ, khôi phục lãnh thổ quốc gia, tức vấn đề độc lập, được coi như là một bộ phận cần thiết nhưng
Nhà văn Nguyên Ngọc
Nhà văn Nguyên Ngọc
không phải là cứu cánh của chương trình dài hạn rộng lớn, cơ bản hơn nhiều” (4) ! Và lập tức có tác giả hùa theo, như năm 2010, PGS, TS PVC (5) nói: “Tôi từng phát biểu ngay trong lễ trao giải Phan Chu Trinh: “Khẩu hiệu của chúng ta là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”; phương châm ấy thua xa các cụ ngày xưa đã chủ trương là “khai dân trí, trấn dân khí, hậu dân sinh”. Dân sinh là vấn đề cuối cùng, tuy rất quan trọng nhưng vẫn phải đặt khai dân trí, trấn dân khí lên hàng đầu, rồi hậu dân sinh sẽ đến như hệ quả tự nhiên. Còn dân giàu đâu phải là giá trị tự thân, nước mạnh cũng không phải là giá trị tự thân. Nếu lấy tiêu chí đó làm đầu thì ta suốt đời thua thiệt, chạy đuổi nước khác cũng không lại. Mà mạnh thì mạnh đến đâu, phải
Nhà nghiên cứu Phạm Vĩnh Cư tại lễ trao giải Phan Châu Trinh (Ảnh: TVN)
Nhà nghiên cứu Phạm Vĩnh Cư tại lễ trao giải Phan Châu Trinh (Ảnh: TVN)
bằng Mỹ, Nhật, Pháp hay Trung Quốc? Mà mạnh làm gì? Không những thế, ta lại đặt những ba tiêu chí: công bằng, dân chủ, văn minh trên một mặt bằng xã hội là bất khả thi. Chúng ta cần phải tìm những giá trị cao nhất, nhưng giá trị ấy là gì, ở đâu?… Ðã đến lúc cần sắp xếp lại hệ giá trị, dân giàu nước mạnh là những phương tiện, nhưng không phải là mục đích”!
Ý kiến trên đây không phải là kết quả của suy nghĩ chín chắn, thấu đáo. “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là hệ thống yếu tố được xác định là mục tiêu mà nước Việt Nam hiện tại cần vươn tới, còn “khai dân trí, trấn dân khí, hậu dân sinh” là các biện pháp Phan Châu Trinh đề ra ở đầu thế kỷ 20 với hy vọng qua đó có thể chấn hưng dân tộc. Với phương pháp khoa học và nhãn quan tỉnh táo, không ai so sánh mục tiêu cụ thể mà một xã hội xác định cần phấn đấu đạt tới với các biện pháp có tính cách là giả định của một xu hướng tinh thần. Là hệ thống yếu tố nên mục tiêu có tính đồng bộ, toàn diện, không xác định mục tiêu nào phải đạt trước, mục tiêu nào sẽ đạt sau. Còn biện pháp của Phan Châu Trinh, vì chữ “hậu” của nó, mới đặt vấn đề việc gì làm trước, việc gì làm sau. Không phân biệt sự khác nhau nên vị PGS, TS đã đi xa hơn người khởi xướng, từ đó phủ nhận các mục tiêu mà cả dân tộc Việt Nam đang phấn đấu vươn tới. Nên PGS, TS mới không muốn “nước mạnh, dân giàu”, vì theo ông “mạnh làm gì?”, và ông coi “dân sinh là vấn đề cuối cùng… sẽ đến như hệ quả tự nhiên” của “dân trí, dân khí”! Nói cách khác, ông không quan tâm tới việc đồng bào có cơm ăn, áo mặc, được học hành hay không, ông coi có “dân trí, dân khí” là sẽ có tất cả! Thử hỏi với tinh thần duy thức luận duy tâm chủ quan như vậy, ông PGS, TS muốn đưa đất nước này đi đến đâu. Phải chăng theo ông Nhà nước không cần phải triển khai các chương trình xóa đói, giảm nghèo, không cần phải hỗ trợ kinh tế cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn,… chỉ cần “khai dân trí, trấn dân khí” là có cuộc sống ấm no?! Lịch sử nhân loại cho thấy từ xưa đến nay chưa có một đất nước, dân tộc nào bị cướp đoạt chủ quyền, bị nước ngoài đô hộ, lại có thể tự phát triển, giành lại độc lập qua việc “khai dân trí, trấn dân khí”. Các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân đô hộ chỉ có thể phát triển sau khi tự mình đấu tranh giành độc lập hay được trao trả độc lập vào lúc chủ nghĩa thực dân đã không thể đương đầu với phong trào giải phóng dân tộc. Từ lịch sử của đất nước có thể nói “dân trí, dân khí” có vai trò rất quan trọng, và ngày nay, trước rất nhiều thách thức, trước sự tha hóa một số giá trị văn hóa, cần phải tiếp tục nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, nhưng không thể vì thế mà xao nhãng chăm lo phát triển đời sống mọi mặt của toàn xã hội. Mặt khác, trong một thế giới đã có rất nhiều thay đổi, việc Nhà nước chủ động kết hợp đồng bộ những biện pháp cụ thể để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, hợp tác với các quốc gia, dân tộc khác cùng phát triển,… không chỉ là kết quả của quá trình tự ý thức, mà còn là một biểu thị cụ thể cho tư cách làm chủ một đất nước độc lập, có chủ quyền.
Xem xét lại quá khứ, đánh giá lại quá khứ là nhu cầu chính đáng của mỗi con người, mỗi cộng đồng dân tộc, vì đó là một trong các yếu tố giúp con người và cộng đồng có suy nghĩ, hành động đúng đắn hơn trong hiện tại, tương lai. Tuy nhiên, việc một số người nhân danh “nhận thức mới” nhưng bỏ qua quan điểm lịch sử – cụ thể để đánh giá một số cá nhân và triều đại đã đưa tới sự hồ nghi về động cơ, mục đích thật sự của sự xem xét? Bởi không ngẫu nhiên gần đây, một blogger đã công bố entry Khi nghề xuyên tạc lịch sử lên ngôi để cảnh báo. Ðánh giá nghiêm túc về hiện tượng này là thái độ đối với quá khứ – thái độ khách quan, khoa học và công bằng.
 CẨM KHÊ

* Mời xem:
1- PGS Hà Đình Đức: Nên dựng lại nhà bia Alexandre de Rhodes trên vị trí cũ bên Hồ Gươm (Hà Nội mới, 9/5/2004). “Không biết ai đã phá bỏ nhà bia này? Tấm bia đã từng làm đe ghè của mấy anh thợ khoá rồi làm bàn của bà bán nước chè chén, rồi lang thang phiêu bạt ra tận bờ sông Hồng. Vào thập niên 80 trên vị trí này đã dựng tượng đài: “Cảm tử cho Tổ Quốc quyết sinh” và người ta cũng quên luôn nhà bia đó.”
2- Giáo sư Tương Lai : Lựa chọn văn hóa, giải quyết “bi kịch” sử (Tuần VN/THVL, 19/6/2008). “Nguyên nhân của bi kịch ấy có nhiều, song đúng như phân tích của GS Phan Huy Lê “về sử học thuần túy, đó là thời kỳ mà nền sử học Mác-xít đang hình thành, nên sự ấu trĩ, giáo điều, công thức buổi đầu là không tránh khỏi”.Bàn thêm về tính trung thực của lịch sử  (Báo điện tử ĐCSVN, 13/11/2008).
3- Nhà phê bình Nguyễn Hòa: Văn hóa học góp phần phát triển xã hội, con người (Nhân dân, 19/8/2013). “… biên tập viên một đài truyền hình ở Trung ương thản nhiên khẳng định trên màn hình: Trần Hưng Ðạo là một trong “tứ bất tử” của văn hóa truyền thống Việt Nam!”  - Nhà phê bình Nguyễn Hòa: Cẩn trọng trong việc truyền bá tri thức  (Nhân dân, 21/10/2013). “Cách đây không lâu, người xem truyền hình đã rất ngạc nhiên khi thấy biên tập viên một đài truyền hình nói rằng, Trần Hưng Ðạo là một trong “tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian (!) “
4- Nguyên Ngọc: Xây dựng con người tự chủ, để dân tộc tự chủ, chương trình vĩ đại bị dở dang của Phan Châu Trinh (BauxiteVN, 27/3/2011). “Và như vậy, vấn đề lãnh thổ, khôi phục lãnh thổ quốc gia, tức vấn đề độc lập, được coi như là một bộ phận cần thiết nhưng không phải là cứu cánh của chương trình dài hạn rộng lớn, cơ bản hơn nhiều, mà ông biết và chủ trương phải tiến hành từng bước.”
5- Phỏng vấn PGS-TS Phạm Vĩnh Cư: “Còn giá trị nào cao hơn độc lập dân tộc?” (Tuần Việt Nam, 11/8/2011). “Tôi rất tâm đắc khẩu hiệu mà các cụ ngày xưa đã chủ trương là ‘khai dân trí, trấn dân khí, hậu dân sinh’. Dân sinh là vấn đề cuối cùng, tuy rất quan trọng nhưng vẫn phải đặt khai dân trí, chấn dân khí lên hàng đầu, rồi hậu dân sinh sẽ đến như hệ quả tự nhiên.
Còn như mục tiêu của chúng ta hiện nay: dân giàu đâu phải là giá trị tự thân, nước mạnh cũng không phải là giá trị tự thân. Nếu lấy tiêu chí đó làm đầu thì ta suốt đời thua thiệt, chạy đuổi nước khác cũng không lại. Mà mạnh thì mạnh đến đâu? phải bằng Mỹ, Nhật, Pháp hay Trung Quốc? Mà mạnh làm gì?”

NGUYỄN THIÊN THỤ * QUỐC GIA VÀ CỘNG SẢN

                      


                QUỐC GIA VÀ CỘNG SẢN
                    NGUYỄN THIÊN THỤ


So sánh hai chế độ quốc gia và cộng sản thì đòi hỏi phải ra công nghiên cứu  nhiều, và cũng mất nhiều giấy bút. Ở đây, chúng tôi chỉ trình bày sơ lược để đôc giả có thể thấy sự dị biệt của hai chế độ sau khi đã phân tích sự dị biệt giữa lý thuyết và thực hành của chế độ cộng sản.Chúng tôi sẽ điểm qua các khía cạnh giáo dục, y tế, xã hội, chính trị,văn hóa

I. GIÁO DỤC

Thời Pháp thuộc, nước ta có ba bậc giáo dục: tiểu học, trung học và đại học nhưng ban đầu chưa phổ biến. Tại Hà nội có trường Đại học và Cao đẳng, các tỉnh lớn có trường trung học, các thành phố đều có trường tiểu học . Các vị trưởng sở các cơ sở giáo dục, các giáo sư, giáo viên đều do triều đình và chính quyền Pháp bổ nhiệm. Học trò không phải đóng học phí. 

Thời Viêt Nam cộng hòa, sau hiệp định Geneve, các trường trung, tiểu học mở khắp nước. Các trường đại học công và tư mở khắp Saigon, Huế, Tây Ninh, Cần Thơ, Đà Lạt, Long Xuyên.  Tại Đại Học, sinh viên đóng học phí tượng trưng. Các giáo sư có tự do giảng dạy. Học sinh đỗ bằng tú tài toàn phần đều có thể ghi danh bất cứ đại học nào, Chỉ có hai trường đại học thi tuyển là đại học Sư Phạm và Đại Học Quốc gia hành chánh để chọn sinh viên ưu tú. Học sinh trung học, tiểu học trường công không phải đóng học phí. Học sinh nhập học trường công lập phải qua kỳ thi tuyển.
Tại Việt Nam khu vực cộng sản, người ta tuyển chọn giáo viên là những kẻ cô thân và kém cỏi:"Nhất Y, nhì Dược, 
Sư Phạm bỏ qua,
Bách Khoa tạm được."
Giáo viên không được tôn trọng, thường bị cán bộ địa phương bắt nạt vì truyền thống cộng sản khinh trí thức, trọng công nông. Sau 1955, Cải Cách Ruộng Đất, con nhà tư sản, địa chủ, phú nông không được đi học. Sau 1975, cộng sản ưu tiên cho con em cán bộ. Con em nhà cộng sản 5- 6 điểm là có thể vào đại học, con nhà thường dân và "nguỵ quân, ngụy quyền" phải 17-19 điểm mới được vào đại học. Tốt nghiệp đại học, hạng này cũng khó có việc làm. Chương trình giáo dục có tính ngu dân và nhồi sọ, lấy việc học chính trị làm đầu. Vì theo đường lối tuyên truyền cho cộng sản nên nội dung là ca tụng cộng sản, xuyên tạc sự thật.  Khoảng năm 2000, cộng sản chủ trương bán bằng cấp, họ đặt chỉ tiêu mấy chục ngàn tiến sĩ, thạc sĩ một năm cho nên có nhiều tiêu cực trong việc này.
Theo Báo Mới, (HQ Online)- Theo kế hoạch mà Bộ GD-ĐT công bố tại Hội nghị Kế hoạch ngân sách năm 2014, trong năm 2014, tỷ lệ đào tạo tiến sỹ sẽ tăng khoảng 7% và chỉ tiêu thạc sỹ tăng 5% so với chỉ tiêu năm 2013 để phục vụ cho mục tiêu mà Bộ GD-ĐT đưa ra là đào tạo 20.000 tiến sỹ năm 2020.http://www.baomoi.com/Bo-GDDT-chay-dua-de-dat-muc-tieu-20000-tien-si/108/12773942.epi

Giáo viên bị học sinh làm mật thám theo dõi và báo cáo với nhà trường. Cuộc sống khó khăn, cô giáo phải bán kẹo trong lớp hoặc mở lớp kèm tại nhà, còn nam giáo viên phải đạp xich lô để sống.
Tạp chí "Người Lao Động" cho biết:
Một công trình nghiên cứu, khảo sát lương giáo viên vừa công bố cho thấy: Thu nhập bình quân của giáo viên từ 3-3,5  triệu đồng/tháng. Lương mới ra trường ở cả 3 cấp trên dưới 2 triệu đồng/tháng; lương trung bình giáo viên sau 13 năm từ 3-3,5 triệu đồng/tháng; sau 25 năm từ 4,1 - 4,7 triệu đồng/tháng. Từ đó, nhóm nghiên cứu kết luận: Thu nhập và phụ cấp lương của giáo viên không bảo đảm  nhu cầu đời sống của họ. Trên 40% giáo viên khảo sát muốn bỏ nghề sư phạm.

http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/hay-tra-luong-dung-cho-nguoi-thay-201210071135676.htm
Học sinh các cấp phải đóng học phí cao, và phải đóng nhiều thứ khác. Một giáo sư trung học lương 3-5 triệu, nhưng mỗi đưá con học trung học phải trả học phí từ 500 ngàn đến một triệu mỗi tháng nếu học ở các trường danh tiếng. 
 Tạp chí Thanh Niên Online cho biết như sau:

Mức thu học phí các trường mầm non, phổ thông và GDTX được quy định như sau:

Cấp học
Năm học 2013 – 2014
Đơn vị tính : đồng/học sinh/tháng
Năm học 2014 – 2015
Đơn vị tính : đồng/học sinh/tháng
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhà trẻ
150.000
90.000
200.000
140.000
Mẫu giáo
120.000
60.000
160.000
100.000
Tiểu học
Không thu
Không thu
Trung học cơ sở
75.000
60.000
100.000
85.000
Bổ túc trung học cơ sở
112.000
90.000
150.000
130.000
Trung học phổ thông
90.000
75.000
120.000
100.000
Bổ túc trung học phổ thông
135.000
112.000
180.000
150.000
Trong đó: Nhóm 1 là học sinh học tại các trường ở các quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức và quận Bình Tân; Nhóm 2 là học sinh học tại các trường ở các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ và Nhà Bè.
Học sinh hệ chuyên trong các trường THPT chuyên và trường THPT công lập có lớp chuyên không thu học phí (theo quy định của Bộ GD-ĐT).
Các trường THPT Lê Quý Đôn, THPT Nguyễn Hiền, THPT Nguyễn Du thực hiện cơ chế thu học phí theo “mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập” với mức thu hiện hành như sau (cho đến khi Đề án của các trường được duyệt sẽ áp dụng mức thu mới): Lớp 10: 890.000 đồng/học sinh/tháng; Lớp 11: 850.000 đồng/học sinh/tháng; Lớp 12: 900.000 đồng/học sinh/tháng.
Đối với trường Mầm non Nam Sài Gòn và THPT Nam Sài gòn: thu theo mức thu hiện hành. Cụ thể: Nhà trẻ: 400.000 đồng/học sinh/tháng; Mẫu giáo: 400.000 đồng/học sinh/tháng; Tiểu học: 400.000 đồng/học sinh/tháng; THCS: 600.000 đồng/học sinh/tháng; THPT: 600.000 đồng/học sinh/tháng.

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130905/muc-hoc-phi-moi-va-cac-khoan-thu-tu-nam-2013-2015.aspx

II.Y TẾ
Tại các thành phố, người Pháp đã lập nhà thương, mọi người đều có thể vào bệnh viện mà không phải trả viện phí. Tại Việt Nam có hai loại nhà thương, nhà thương công và nhà thương tư. Nói chung, dân nghèo được chữa bệnh miễn phí.
Trong chế độ cộng sản, các thôn xã có trạm y tế nhưng chỉ là hình thức vì thiếu thuốc men, dụng cụ y tế, và thiếu bác sĩ, y tá giỏi. Các y tá lâu năm có thể được thăng làm bác sĩ. Sau 1985, cộng sản bỏ bao cấp, nhân dân phải trả viện phí và các khoản hối lộ cho bác sĩ, y tá, y công và các loại dịch vụ khác. Cộng sản thu nhiều tiền bạc nhưng không mở thêm bệnh viện khiến cho bệnh viện bị tràn ngập. Các bệnh nhân phải nằm chung sáu, bảy người một giường. Họ phải nằm ngoài hành lang, dưới gậm giường. 

III. XÃ HỘI

Xã hội Việt Nam là một xã hội nông nghiệp, trước 1945 là một xã hội an bình mặc dầu thực dân Pháp cai trị, đàn áp và bóc lột nước ta. Sau 1945, Cộng sản cướp chính quyền, sát hại các chiến sĩ quốc gia, và tạo ra một không khí khủng bố. Cộng sản chiếm núi rừng, lấy núi rừng uy hiếp nông thôn, lấy nông thôn bao vây thành thị, phá hoại nhà cửa, cầu đường, ám sát, bắn sẻ gây ra cuộc  chiến tranh đẫm máu giữa anh em đồng bào. Những ai không theo cộng sản thì bị giết hại. Những ai theo cộng sản thì trở thành giai cấp thống trị, còn nhân dân bị coi là phản động, cộng sản có quyền bắn giết và gán cho họ là Việt gian, phản động.

Đảng Cộng sản Việt Nam là phân bộ của đệ tam quốc tế, là tay sai Nga Tàu. Hồ Chí Minh lãnh chỉ thị của Stalin và Mao Trạch Đông tiến hành cuộc chiến tại Việt Nam để mở rộng biên cương quốc tế cộng sản. Sau 1954, Cộng sản chiếm nửa nước, đảng cộng sản công khai hoạt động.Trong CCRD, cộng sản đã giết hại, tù đày hàng trăm ngàn nông dân trong đó có nông dân nghèo và dán cho họ nhãn hiệu tư sản, địa chủ. Ngoài ra các cán bộ thuộc diện phong kiến, tư sản và có liên hệ với thực dân.
Tại miền Nam, tuy bị cộng sản đánh phá, chính phủ quốc gia đã bảo vệ được an ninh cho nhân dân. Dân chúng được tự do sinh sống. Một phần nông dân đã dùng cày máy, phân hóa học, thuốc trừ sâu trong  nông nghiệp. Việc chăn nuôi tuy không theo quy mô lớn như Âu Mỹ mà theo phương pháp tư nhân tự túc. Heo được nuôi bằng cám, gạo, được tắm rửa sạch sẽ.
Tại miền Bắc, cộng sản dùng chiêu bài chia  ruộng cho nông dân nhưng sau CCRD, mỗi nông dân chỉ được vài thước đất "con chó nằm ló đuôi ra ngoài". Được khoảng một năm, khoảng 1967-1968, cộng sản thu hồi ruộng đất, lập các HTX nông nghiệp, bắt dân làm nô lệ trong các nông trại tập thể. Cộng sản tố cáo tư sản bóc lột, địa chủ tàn ác nhưng cộng sản càng bóc lột tàn tệ trăm ngàn lần tư bản và địa chủ. Thời trước, nông dân làm rẽ, phải trả hoa màu cho địa chủ, nhưng mỗi nơi mỗi khác, thường thì nông dân tại miền Trung được hưởng một nửa hoặc 2/3 lợi tức.Sau 1955, chính phủ Ngô Đình ban hành luật thu tô. Nội dung cải cách điền địa của Ngô Đình Diệm chủ yếu trong bốn đạo dụ:
Dụ số 2 (8/1/1955) quy định mức thu tô (giá thuê đất) tối đa và lãi suất mà điền chủ được áp dụng.Mức tô tối đa từ 10 đến 15% trên số lúa thu hoạch cho ruộng làm 1 mùa / năm.Mức tô tối đa từ 15 đến 25% cho mùa gặt chính của ruộng 2 mùa / năm (Cải cách điền địa .Wikipedia).
 Dẫu sao, nông dân cũng hưởng được 75%-50% hoa màu, trong khi tại các HTX, cộng sản chiếm 90% lợi tức. Những nông dân lao động hạng nhất mỗi ngày được một ký lúa tức hơn nửa ký gạo. Nủa ký gạo tức hai lon sữa bò. Một nông dân ăn mỗi bữa hơn một lon gạo, không đủ cho ngày ba bữa. Ngoài ra không có tiền mắm muối,quần áo. Những một ký lúa này chỉ được trả vào cuối vụ mùa. Tại miền Bắc, sau khi lập HTX, cộng sản đưa máy cày về biểu diễn, được it lâu thì thu hồi. Dân chúng phải bón phân người trong canh tác nhưng dân Trung Kỳ cũng như Nam Kỳ không dám làm việc này. Nói chung, đời sống dân chúng rất khổ. Trong công trường, nông trường, công nông phải làm việc ngày đêm không nghỉ:
Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm ngày nghỉ".
Chế độ cộng sản bất công. Trong khi giai cấp công nông lao động cực nhọc thì đói khổ, còn bọn nịnh hót, gian dối thì sung sướng:
Thằng làm thì đói,
Thằng nói thì no,
Thằng bò thì sướng"

Kinh tế HTX không có hiệu quả, vì mọi người làm chiếu lệ "Mười người khiêng một cộng rơm".Nông dân không tích cực vì đói, và vì thấy sức lao động của họ bị cộng sản chiếm đoạt:
Một người làm việc bằng hai,
Để cho cán bộ mua đài sửa sân"
Một người làm việc bằng ba,
Để cho cán bộ xây nhà sắm xe."
Một người làm việc bằng năm,
Để cho cán bộ vửa nằm vừa ăn."

Sau 1986, Việt cộng theo Trung Quốc, quay trở lại tư bản chủ nghĩa, kêu gọi tư bản đầu tư, bãi bỏ kinh tế chỉ huy thì giai cấp tư sản đỏ phát triển mạnh. Họ cướp tài sản công, cướp ruộng đất, nhà cửa của các giáo hội và nhân dân đem bán lấy tiền bỏ túi, khiến cho nhân dân mất nhà cửa trở thành dân oan. Họ và các nhà tranh đấu dân chủ bị cộng sản đánh đập tàn nhẫn, có người bị chết, một số phải ngồi tù. Công cuộc tranh đấu cho độc lập, tự do, dân chủ đang phát triển mạnh tại Việt Nam.


 IV.VĂN HÓA
Thời Pháp đô hộ, nước ta bắt đầu có báo chí. Ban đầu là báo chí của Pháp nhằm mục đích thông tin và truyền bá quốc ngữ cùng văn học, nghệ thuật của Pháp. Sau tư nhân Việt Nam cũng được ra báo, có loại văn học nghệ thuật, có loại tranh đấu chính trị.Thời VNCH, tại miền Nam có báo chí và nhà xuất bản tư nhân. Ai muốn viết gì thì viết miễn là đừng làm tay sai cho cộng sản. Cộng sản lợi dụng sự dễ dãi của chính quyền đã dùng báo chí để tuyên truyền phá hoại. Khi chưa cầm quyền, cộng sản đòi hỏi quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội đoàn nhưng khi đã nắm quyền, cộng sản độc quyền báo chí và xuất bản.
 Năm 1956, vừa tiếp thu Hà Nội, cộng sản còn để lại một vài tờ báo tư nhân và cho tư nhân ra báo. Nhân Văn, Giai Phẩm ra đời lúc này và bị đánh phá dã man. Những nhà văn trong phong trào này và những người liên hệ đều bị trả thù một cách dã man.Những văn thi sĩ có tinh thần dân chủ thì bị bỏ tù. Những tác phẩm văn học nghệ thuật thì bị chỉ trich gắt gao bởi những công an văn nghệ. Những tác phẩm nào không theo đường lối" hiện thực xã hội chủ nghĩa" nghĩa là nói láo, là tuyên truyền cho cộng sản đều bị chụp mũ " phản động, lãng mạn, đồi trụy."

Miền Bắc phải theo khuôn mẫu "Thép đã Tôi Thế Đấy "," Ruồi Trâu" của quốc tế cộng sản. Những tác phẩm của  Hồ Chí Minh, Tố Hữu,Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan ... đã trở thành sách giáo khoa trong nhà trường XHCN. Ca nhạc cũng phải theo đường lối tuyeên truyền.Tân nhạc với nhiệm vụ cổ vũ chiến đấu, đây là đề tài chính của nhiều bài hát: Anh vẫn hành quân (Huy Du), Chào anh giải phóng quân (Hoàng Vân), Lời anh vọng mãi ngàn năm (Vũ Thành), Bài ca năm tấn (Nguyễn Văn Tý), Lá thư hậu phương (Phạm Tuyên), Trai anh hùng, gái đảm đang (Ðỗ Nhuận), Bài ca may áo (Xuân Hồng), Hành khúc giải phóng (Lưu Nguyễn Long Hưng, tức Lưu Hữu Phước), Giải phóng miền Nam (Huỳnh Minh Siêng, tức Lưu Hữu Phước)... trong đó bài Giải phóng miền Nam được dùng làm bài hát chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam từ năm 1960 tới năm 1975.

Nhân dân miền Nam thích văn nghệ. Các văn nghệ sĩ tự do  sáng tác và biểu diễn.Đa số thích tân nhạc. Đài phát thanh và truyền hình được nhân dân ưa thích vì có tính nghệ thuật cao với các ca sĩ Thái Thanh,  Thanh Lan, Hoàng Oanh, Thái Châu, Hùng Cường, Mai Lệ Huyền, Duy Trác, Duy Khánh, Thanh Thúy Thanh Tuyền. Miền Nam cũng yêu nhạc tiền chiến và các nhạc sĩ Phạm Duy, Văn Cao, Văn Phụng.
 Nhân dân miền Nam rất thích Cải lương nhưng sau 1975, đa số nhân dân bị thất nghiệp và ngồi tù, không có tiền đi xem cải lương cho nên bộ môn này bị đào thải. Sau 1975, Cộng sản mở các trung tâm ca nhạc với các ca sĩ miền Bắc như Tô Long Phương với các bản Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây,Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Những cô gái đồng bằng sông Cửu LongCô gái Sài Gòn đi tải đạn thì chẳng ai đi nghe. Sau cộng sản bỏ nhạc cộng sản, hát nhạc vàng, nhạc Âu Mỹ thì dân chúng nhiệt liệt ủng hộ. Từ đây, nhạc tình cảm chiếm ngôi vị cao quý. Sau 1975, dân Bắc Kỳ đổ xô vào Nam mua sách báo, tiểu thuyết , kinh Phật. Về quân sự, miền Nam tạm thời thoái lui, nhưng văn hóa miền Nam đã ngự trị miền Bắc.

TỔNG QUÁT


So với cộng sản, quân chủ và thực dân dễ sống hơn.Thi sĩ  Hữu Loan viết :
Một loạt các quyền tự do đã tồn tại ngay cả dưới chế độ thuộc địa. Hãy để tôi liệt kê một số điểm đáng nhớ trong Pháp chiếm Việt Nam vẫn còn trong bộ nhớ của nô lệ này: Đầu tiên, tự do bầu cử. Hầu hết các cơ quan hành chính là đối tượng phổ thông đầu phiếu. Các quan chức Pháp tỉnh chỉ đơn giản là đóng vai trọng tài.  Khác thấp hơn [Việt Nam] các quan chức không dám nhận hối lộ.Mọi người có thể kiện và thậm chí còn buộc tội các quan chức từ các vị trí của họ. Quan chức tham nhũng đã khinh miệt bởi tất cả mọi người. Tham nhũng dẫn đến thiệt hại cho đời sống, thậm chí còn tồi tệ hơn. Một viên quan ở một huyện ở Huế tham nhũng thì cả nước đều biết.
Điều thứ hai là có tự do báo chí, và quyền phát biểu tư tưởng
 Các cá nhân được phép thành lập báo chí riêng của họ. Họ từ chối chấp nhận trợ cấp của chính phủ. Trong số các tạp chí nổi tiếng nổi tiếng là tờ Nam Phong ( Gió Nam) Tạp chí, Phụ Nữ) Tạp chí, Phụ Nữ Thời Đàm, Tạp chí, Tiếng Dân , Phong Hóa Ngày Nay  vv. Trong số những nhà văn có uy tín và các phóng viên là Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi, Thụy An, Huỳnh Thúc Kháng, etc.
 Các thí sinh bất kỳ vị trí nào phải tham gia kỳ thi vòng loại. Những người có tài năng sẽ vượt qua. Lương của người lao động đã đủ để trả tiền cho sinh sống và một số tiền tiết kiệm của họ. Một giáo viên của hai lớp sơ đẳng và dự bị, thu được 12 piasters một tháng, tương đương với 2 "chỉ " của vàng ngày hôm nay.
Sinh viên không phải nộp học phí. Chỉ có giáo dục đại học phải nộp một đồng một tháng. Học sinh giỏi đã được trao học bổng, thậm chí học bổng du học ở  bên Pháp. Bệnh nhân được cho thuốc tại trạm xá huyện. Bệnh viện tỉnh đã dành khu vực cho bệnh nhân nghèo đã được điều trị và ăn uống miễn phí. Những bệnh viện này đã được biết đến như bệnh viện từ thiện.
Ngày nay, y đức từ lâu đã biến mất. Các bệnh viện ở khắp mọi nơi lấy tiền của bệnh nhân nhưng chắc không có hiệu quả điều trị. Chế độ thực dân Pháp thực sự là khủng khiếp, nhưng nó vẫn là một giấc mơ xa cho người dân dưới các chế độ vỗ ngực khoe khoang của họ về độc lập và quay lại đàn áp người dân của họ
.
( TÁC PHẨM HỮU LOAN).

Nguyễn Chí Thiện  wrote:

Ôi thằng Tây mà trước khi người dân không tiếc máu xương đánh đuổi.

Nay họ xót xa luyến tiếc vô chừng.

Nhờ vuốt nanh của lũ thú rừng.

Mà bàn tay tên cai trị thực dân hóa ra êm ả [1]



Trần Độ so sánh lực lượng an ninh xã thôn  ngày xưa và bộ máy công an cộng sản ngày nay:

 Ngày xưa còn bé, ở nhà quê, tôi chỉ thấy làng xã tôi có một trương tuần và 4 anh tuần phiên. Ngày nay tôi thấy ở phường có công an phường có trụ sở, có mấy chục người và chỉ huy là một cấp tá; bây giờ mình nhiều sĩ quan thật!.....Lực lượng Công an nhân dân hiện nay được giới thiệu như một lực lượng của nhân dân, trong nhân dân và vì nhân dân. Nhưng sao mà trong thực tế nó lại hay giống nhưng cái ngày xưa ở ta, và giống các nước tư bản quá. Nhiều người nhìn vào nó, thấy rõ nó tiêu biểu cho một lực lượng đàn áp và khủng bố. Dân sợ nó nhiều hơn và cho đó là một nghề "thất đức" và quả nhiên nó làm cho nhiều người sợ thật:

Nó có một lực lượng cảnh sát chiến đấu trang bị rất sắc bén và hùng hậu. Nó được trang bị tất cả những công cụ khủng bố hiện đại và phong phú hơn cả các lực lượng bảo vệ chế độ cũ (phong kiến và thực dân) như dùi cui, súng, vòi rồng phun nước, hơi cay, khiên và côn, xe phân khối lớn, chó nghiệp vụ v.v...Nó có một hệ thống trụ sở, đồn, nhà giam và nhà tù và đều là những chỗ đáng sợ, ít ai vui vẻ muốn tới đó. Trình độ nghiệp vụ của nó rất cao: thẩm vấn, hỏi cung, theo dõi, điều tra, phong tỏa thư tín, nghe trộm điện thoại v.v... yêu cầu dân và tìm người đưa tin chỉ điểm. Hỏi cung thì mớm cung, gài bẫy, tạo chứng cớ, bắt nọn và hành hạ người bị hỏi cung rất kịch liệt và dài ngày. Tất cả những điều nói trên đều là những điều mà khi ta chưa có chính quyền thì ta nguyền rủa, chống đối, khinh bỉ. Lúc đó những chữ mật thám, tay sai, chỉ điểm được nhắc đến như những gì xấu xa và lý tưởng của ta là quét sạch nó như quét sạch những rác rưởi ở chợ. Mà ngày nay ta lại sử dụng nó tích cực và ca ngợi, bênh vực nó ghê gớm



Trong Đêm Giữa Ban Ngày, Vũ Thư Hiên  ghi lại lời mẹ ông, bà Vũ Đình Huỳnh, người đã có kinh nghiệm với mật thám Pháp đã đưa ra một nhận định để đời:  Chúng nó đến, con có tưởng tượng được không, còn tệ hơn cả mật thám Pháp nữa kia!  ....Thời Pháp thuộc, mẹ còn chống chọi được, bọn thực dân tiếng thế chứ không đến nỗi ác như bọn này. Bây giờ khó lắm, mọi sự làm ăn đều khó, chúng nó bít kín mọi đường, bắt mọi người muốn sống phải phụ thuộc chúng nó .[2]


Trần Độ  kể li lời ch họ của ông:" Tôi có một bà chị có chồng là tù nhân trong thời đế quốc phong kiến, nay có con rể là tù cách mạng. Chị có kể chuyện về hai cuộc đi thăm tù : trước đi thăm chồng, nay (sau năm 1975) đi thăm con rể. Chị có một ấn tượng rất nặng nề khi phải so sánh hai cuộc đi thăm ấy : tù nhân thời nay cực hơn thời đế quốc (BÚT kÝ * MỘT CÁI NHÌN TRỞ LẠI I, 4)



Trần Độ viết ":Cuộc cách mạng ở Việt Nam đã đập tan và xoá bỏ được một chính quyền thực dân phong kiến, một xã hội nô lệ, mất nước, đói nghèo, nhục nhã. Nhưng lại xây dựng nên một xã hội chưa tốt đẹp, còn nhiều bất công, nhiều tệ nạn, một chính quyền phản dân chủ, chuyên chế, của một chế độ độc đảng và toàn trị, nhiều thói xấu giống như và tệ hơn là trong chế độ cũ (TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN II, 3)
 

Sau đây là những đoạn văn so sánh tù thực dân và tù cộng sản.Trước tiên là việc Trần Văn Giàu ngồi tù thời thực dân: 
 Phải thừa nhận rằng, ở “biệt thự S”, suất ăn của chúng tôi thịt cá nhiều hơn bình thường, mỗi bữa ăn đều có miếng cơm cháy vàng tươi, dòn rụm, chỉ những ai đã lãnh án tử hình mới được ăn (trang12)



Ở căng Tà Lài cuộc sống không đến nỗi cực khổ quá, có thể nói thảnh thơi là khác, được như vậy không phải do chế độ của trại giam mà do tổ chức tù nhân của chúng tôi; công việc khoán phần lớn ở trong rừng, chỉ có mã tà đi theo cốt để giữ không cho chúng tôi trốn hơn là để thúc bách tù làm.. .

 .Ăn, thì gạo thừa, cá khô đủ; chúng tôi còn đánh cá trên sông, mua thịt rừng, rượu cần ở đồng bào thiểu số. Rau thì thiếu gì trong rừng. Thuốc men không biết đâu là đủ, nhưng sốt rét thì có ký ninh, uống nước thì có nước sông lọc bằng thuốc tím. Ở, thì nhà tranh vách nứa, tự làm, nhưng được phát mùng, phát chiếu. Tây nó cốt được yên bằng việc tách tụi tôi khỏi nhân dân, không cốt được kết quả lao động khổ sai.( TRẦN VĂN GIÀU * HỒI KÝ I  ,42) 


  Qua vài trang nhật ký của Trần Văn Giàu, ta thấy tù nhân ăn uống thuốc men đầy đủ, không bị tra tấn đánh đập dã man. Có thể nói ở tù mà như đi dạo chơi. Còn trong trại tủ cộng sản, họ dùng cái đói, cái rét để hành hạ và kiềm chế tù nhân.Đa số tù nhân người quốc gia đều viết về cái đói trong trại tù cộng sản. Phan Lạc Phúc trong tác phẩm Bè Bạn Gần Xa viết như sau:


 Lũ tù cải tạo chúng tôi ra Bắc nếm mùi xã hội chủ nghĩa, đói quanh năm suốt tháng, đói triền miên, đói dài dài, miếng sắn, miếng khoai là ước mơ to lớn nhất. Từ sự kiện này, tôi mới nhận ra rằng cái nghệ thuật cao tay của người Bôn sê  vich trong việc quản trị là nghệ thuật nắm cái dạ dày. Ngày ấy, ngoài Băc chế độ tem, phiếu còn đang thịnh hành, lương thực còn do tay nhà nước quản lý. Anh em tù lên huyện Phù Yên lĩnh gạo về cho hay rằng nhân dân không ai có quyền được có quá 5 ký gạo trong nhà  [3] 

Hà Thúc Sinh viết:

" Khoai mì này là loại khoai già, được xắt cả vỏ và phơi khô lâu ngày. Vì để cả vỏ, và lại được phơi khô, do đó khi nấu lên khoai mì mang một màu tím than quắt queo như đống cứt chó bị dầm mưa dãi nắng nhiều ngày với một mùi vị vừa hôi mốc vừa nhầm nhậm đắng như có lộn một hai vị thuốc bắc. Được phát kèm với bát khoai mì ân huệ của bác và đảng là ít cộng rau muống, hoặc một tí bí ngô, hoặc tí củ cải kho nước muối  [3] 


 Cái tàn ác thứ hai là bắt lao động quá sức trong khi thực dân không bắt tù nhân lao động. Hà Thúc Sinh kể cho ta nghe một cảnh đốn cây và kéo cây về trại:

Đội 17 hiện có công tác phụ trách kéo những thân cây lớn đã được anh em đốn ngã. Những thân cây này nhiều khi có đường kính hơn nửa thước tây và dài cả 20 thước phải kéo qua địa thế gồ ghề những gò mối, bụi rậm và ao tù làm cực khổ vô cùng. Những thân cây này được kéo thẳng về khối mộc nằm gần bệnh xá cho khối mộc khai thác. Nhà 2 đội 17 và nhiều nhà khác có cùng công tác, chỉ việc kéo với chỉ tiêu 8 cây mỗi ngày, kéo một đoạn đường rừng dài 500 thước và kéo dọc con đường chính của căn cứ vào tới trại mộc quãng một cây số [4]


Cái tàn ác thứ ba là  cộng sản còn đánh người và dùng cực hình tra tấn. Hà Thúc Sinh kể chuyện một công an trẻ dùng báng súng đánh các bác sĩ già nua, trong đó có bác sĩ Triển và Lý Trung Dung:
Mày! Thằng già này! Từ lâu tao đã chú ý đến cái lông mày rậm rạp của mày.Nội cái lông mày thôi trông cũng đủ muốn đánh rồi!.  .  .  Không hiểu ông trả lời ra sao mà thình lình thằng vệ binh xốc lại đập luôn một báng súng vào mặt ông [4]


Và sau đây là môn "tuốt nứa" của trại Đầm Đùn do Trần Văn Thái thuật lại:

 Đầu Trâu nhấc cây nứa đã lựa rồi bảo thợ rèn:Bổ làm tư.Thợ rèn ngồi xuống lúi húi sửa soạn.. .. Tù thợ rèn thận trọng nhấc một trong bốn mảnh nứa, vòng ra sau lưng 983, lom khom cúi xuống, lựa khe hở giữa hai bắp đùi, đút đầu nứa cho lọt qua chừng gang tay. Y ngắm nghía sửa lại cho hai mép nứa ngậm đều vào bắp đùi nạn nhân. Mặc dầu 983 gầy gò nhưng vì hai đầu gối bi cột khít  với nhau nên hai cạnh của mảnh nứa úp chặt vào thớ thịt, chỉ khẽ cử động là tinh nứa cắt đứt bắp đùi liền. Mãy người tù trong phòng tra tấn lấm lét nhìn nhau rợn người. Họ thừa biết tinh nứa sắc là đường nào. Hai cẳng chân Toàn run lẩy bẩy, đứng không vững. Trong mảnh nứa sắc sắp cắt lem lém da thit người đồng cảnh, anh rợn khắp chân thân liên tiếp. . 
   .   Một tiếng rú rùng rợn nổi lên, xiên vào óc mọi người..  .  .Y đảy ngược mảnh nứa để ấy đà tay rồi giật xuôi mạnh một cái. Tức thì 983 thét lên một tiếng rùng rợn.Giám thị lại lùi theo một tốc độ đồng đều, đến đoạn chót của mảnh nứa dài thì vừa vặn ngưng như đã có cỡ tay. .(5)

 Qua những so sánh trên, ta thấy cộng sản dã man nhất, tàn bạo nhất. Thực dân, đế quốc tuy ác nhưng vẫn có it nhiều tính nhân bản. Nói tóm lại, lý thuyết của Marx sai lầm, dối trá, đảng cộng sản từ đầu cũng đã sai lầm dối trá. Từ trước cho đến nay, thế giới đã hiểu rõ chủ nghĩa Marx gian xảo, những lãnh đạo cộng sản như Lenin, Stalin, Mao, Hồ, Pol Pot là những con thú mang lốt người, và đảng cộng sản là một đảng cướp.

Trong lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, có những trang đen tối là lịch sử thời cộng sản. Đó là những trang sử chứa đầy máu và nước mắt của một nửa thế giới bất hạnh, trong đó có Việt Nam chúng ta. Cộng sản Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ, còn lại Trung Quốc, Việt Nam, Cambodia, Lào, Tây Tạng, Bắc Hàn. Chúng ta phải đoàn kết với nhân dân thế giới đang tranh đấu chống Trung Cộng xâm lược. Chúng ta phải quyết tâm tranh đấu để giải phóng chúng ta và giải phóng nhân loại khỏi gông cùm và tai họa cộng sản.

Trần Độ là một vị tướng của cộng sản nhưng ông là người cộng sản giác ngộ
Cũng như Nguyễn Chí Thiện, Hữu Loan, bài thơ ngắn của ông là một lời phê phán ngay thẳng vào chế độ cộng sản:
Những mơ xoá ác ở trên đời
Ta phó thân ta với đất trời
Ngỡ ác xóa rồi thay cực thiện
Ai hay, biến đổi, ác luân hồi.

TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN I

Trên đây là những so sánh giữa hai phe cộng sản và quốc gia Việt Nam. Nhìn xa hơn, chúng ta sẽ thấy cộng sản gây tai họa cho hơn nửa thế giới. Các nhà văn, nhà chính trị đã nhận định và so sánh hai phe cộng sản và tư bản như sau:


Triệu Tử Dương (1919-2005) là một người cộng sản giác ngộ. Ông khác hẳn những cộng sản giáo điều.Trong Đại hội Đảng năm 1987 Triệu Tử Dương tuyên bố Trung Quốc đang ở trong "một giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội" có thể kéo dài 100 năm. Theo tiền đề này, Trung Quốc cần thử nghiệm nhiều hệ thống kinh tế nhằm kích thích sản xuất. Triệu Tử Dương đã đề xuất tách biệt các vai trò của Đảng và Nhà nước, một đề xuất từ đó đã trở thành chủ đề cấm kỵ. Theo các nhà quan sát phương Tây, 2 năm làm Tổng bí thư của Triệu Tử Dương là thời gian mở cửa nhất trong lịch sử Trung Quốc hiện đại—nhiều hạn chế về tự do ngôn luận và tự do báo chí đã được nới lỏng, cho phép giới trí thức tự do đề xuất các cải thiện cho đất nước.(Wikipedia, Triệu Tử Dương)

Trần Độ nhận định rằng đảng cộng sản là tai họa, làm chậm bước tiến của dân tộc: 
Trên thế giới có đến hơn 100 nước không cần chủ nghĩa Mác- Lênin và chủ nghĩa xã hội, không cần có Đảng cộng sản “tài tình” và “sáng suốt” mà cứ phát triển đến trình độ giàu có, văn minh cao. (TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN I ,1) Nguyễn Kiến Giang vẽ lên toàn bộ cảnh vật bi thảm của Việt Nam sau ngày hòa bình:

Khủng hoảng trong lĩnh vực kinh tế biểu hiện chủ yếu ở tình trạng lạc hậu kinh tế và kỹ thuật của đất nước. Trong khi nhiều nước trên thế giới đang bước qua giai đoạn văn minh hậu công nghiệp (điện tử - tin học), thì nước ta vẫn chưa ra khỏi giai đoạn văn minh tiền công nghiệp (văn minh nông nghiệp); sản xuất không đủ ăn (1.932 kilôcalo mỗi người mỗi ngày so với yêu cầu 2.300 kilocalo); không tạo được nguồn tích luỹ bên trong đáng kể, chưa đủ bảo đảm tái sản xuất giản đơn, chưa nói tới tái sản xuất mở rộng, trong khi sức ép dân số và thoái hóa môi trường sinh thái ngày càng tăng; lạm phát vẫn ở mức nghiêm trọng; mức tăng giá cả khá cao; tài sản quốc gia ngày càng giảm sút, không ít xí nghiệp đứng trước nguy cả bị mất dần tài sản, kể cả tài sản cố định; ngân sách thiếu hụt nghiêm trọng, dù mức chi ngân sách cho các hoạt động kinh tế và văn hóa rất thấp; nạn buôn lậu hoành hành, thị trường hỗn loạn...SUY TƯ 2 * KHỦNG HOẢNG & LỐI RA
   Những tính toán gần đây cho biết các doanh nghiệp nhà nước phần lớn đều thua lỗ, chỉ có 21% có lãi, [..]. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhà nước đang mắc nợ tới khoảng 200 ngàn tỉ đồng, xấp xỉ 1/2 tống sản phẩm quốc dân (SUY TƯ 4 , 3).

Richard Pipes nhận định về hai nước Triều Tiên như sau:
Ở nước Bắc Triều Tiên cộng sản, trong những năm 1990 phần lớn trẻ em bị mắc các căn bệnh do đói ăn mà ra; theo các số liệu hiện có, trong nửa sau của thập kỉ 1990 gần hai triệu người Bắc Hàn đã bị chết vì đói. Tại nước này tỉ lệ tử vong ở trẻ em sơ sinh là 88 trên 1000, trong khi ở Hàn Quốc là 8 trên 1000; tuổi thọ của đàn ông Bắc Hàn là 48,9 trong khi ở Nam Hàn là 70,4. Tính the GDP mỗi người  Bắc Hàn  $900  còn Nam Hàn $ 13.000 (Pipes, 152)
Milovan Djilas viết:"  Ta biết rằng năng suất là thấp và các nhà kinh tế Nam Tư tính ra rằng (dĩ nhiên là trong giai đoạn mâu thuẫn với Liên Xô) ngay trên những cánh đồng màu mỡ của Ukraine năng suất cũng không được 1 tấn một hecta. Số lượng gia súc và gia cầm trong giai đoạn hợp tác hoá cũng giảm hơn 50%, và cho đến nay vẫn chưa đạt mức như thời nước Nga Sa Hoàng lạc hâu. (GIAI CẤP MỚI 4 ,1, 58)

 Barry Loberfeld viết về kinh tế Liên Xô :" Trong khoảng 1861, nông dân là nông nô, nhưng có cây trồng và gia súc. Nhưng sau đó, khoảng 1935,  canh tác tập thể, một nông trường xuống cấp, nông dân vẫn là nông nô, một hộ gia đình nông dân thu được  từ 247 rúp một năm, chỉ đủ để mua một đôi giày  [6].

 KẾT LUẬN

Chủ nghĩa Marx được xây dựng trên triết thuyết của Marx. Triết thuyết của Marx lại được Lenin phù trợ nhưng tập thể nào cũng đưa đến dị biệt và mâu thuẫn, nhất là chủ nghĩa Marx. Dị biệt và mâu thuẫn là do lý luận của Marx, Lenin tự thân mang nhiều hủy thể. Mầm hủy thể đó là sự kết hợp của ước mơ, tưởng tượng và dối trá, là sự mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực hành, mâu thuẫn giữa thiện và ác. Hủy thể đó là tham, sân, si. Tự thân có hủy thể, bên ngoài cũng đầy những yếu tố hủy thể xâm nhập. Có áp bức là có tranh đấu, tranh đấu gắn liền với áp bức và tiêu diệt áp bức.Andre Malraux  nói:"Cộng sản phá hủy dân chủ, Dân chủ cũng phá hủy cộng sản. [7]

  Chính lực lượng dân chủ sẽ tiêu diệt cộng sản để xây dựng thế giới hòa bình và thịnh vượng.

__

CHÚ THICH

[1].Nguyễn Chí Thiện (1939-2012). Hoa Dia Nguc II, ấn bằng hai sinh ngữ, then complete in Vietnamese in 2006.
[2]. Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày. Văn Nghê. California. 1997, tr.28, 139.
[3].Phan Lạc Phúc . Bè Bạn Gần Xa. (bút ký, Văn Nghệ Hoa Kỳ, 2000. 2nd ed. Australia 2001,78.
[4].Hà Thúc Sinh .Đại Học Máu, ký, Nhân Văn USA, 1985. 2ed.USA, 1985.tr. 463., 637,721
[5].Trần Văn Thái. Trại Đầm Đùn" .Nxb Nguyễn Trãi, 1969, Sài-gòn, Việt-nam
[6]. Barry Loberfeld FrontPageMagazine.com | June 12, 2006
[7]. Communism destroys democracy. Democracy can also destroy Communism.http://www.brainyquote.com/quotes/authors/a/andre_malraux.html 

Chuyện cô nữ giảng viên trường Đại học Sư phạm Thái Bình


Ngày 9.1.2007, trong mục “Ai là triệu phú” trên đài Truyền hình VTV3, do MC kỳ cựu Lại Văn Sâm điều khiển, người được mời lên chiếc “ghế nóng” tham dự chương trình là cô Nguyễn Thị Tâm, 27 tuổi, giảng viên trường Đại học Sư phạm thành phố Thái Bình (Thái Bình nay là thành phố, không còn thị xã nữa).

MC đặt câu hỏi nguyên văn như sau: “Trong tứ trụ của Tự Lực Văn Đoàn: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng; ai là người không phải anh em ruột với ba người kia?”.

Cô nữ giảng viên Đại học Sư Phạm suy nghĩ một lát rồi nói:

- Tự Lực Văn Đoàn… Hừ, Tự Lực Văn Đoàn, tôi chưa nghe nói đến bao giờ cả. Hình như đó là một gánh cải lương. Còn Nhất Linh chắc chắn là một nghệ sĩ cải lương. Riêng Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng… tôi không biết ba ông này có phải nghệ sĩ cải lương như Nhất Linh không…

- Vậy chị kết luận ai không phải anh em ruột với ba người kia?

- Tôi đề nghị cho tôi được hưởng quyền trợ giúp, gọi điện thoại cho người thân.

- Chị muốn gọi cho ai?

- Cho anh Nam, một bạn đồng nghiệp cũng dạy trong trường. Anh Nam là người đọc rất nhiều sách, kiến thức rất rộng, chắc chắn anh ấy biết.

MC cho phòng máy liên lạc với người tên Nam đang chờ sẵn ở nhà để trợ giúp, “cứu bồ” cho cô Tâm.

- A lô, anh Nam phải không ạ ? Tôi là Lại Văn Sâm đang ngồi với chị Nguyễn Thị Tâm trong chương trình “Ai là triệu phú”. Anh có sẵn lòng trợ giúp chị Tâm một câu hỏi không ạ?

- Vâng, xin chào anh Lại Văn Sâm. Tôi rất sẵn lòng.

- Nếu vậy anh và chị Tâm có ba muơi giây để vừa hỏi vừa trả lời. Ba mươi giây của anh và chị bắt đầu…

Cô Tâm lập lại câu hỏi như chương trình đã hỏi: “Trong tứ trụ của Tự Lực Văn Đoàn…”, “Anh cho em biết Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng, ai không phải là anh em ruột với ba người kia…” Đầu dây có tiếng trả lời rất lớn và dứt khoát, nghe rõ mồn một:

- Hoàng Đạo, Hoàng Đạo không phải là anh em ruột với Nhất Linh, Thạch Lam và Khái Hưng.
- Chắc chắn không anh?

- Chắc trăm phần trăm.

- Ba mươi giây của chị đã hết. Xin chị cho biết câu trả lời.

- Tôi tin vào kiến thức của người bạn đồng nghiệp của tôi. Tôi trả lời, Hoàng Đạo không phải anh em ruột với ba người kia.

- Chị quyết định như thế?

- Vâng, câu trả lời của tôi là phương án B, Hoàng Đạo.

- Sai. Đáp án của chúng tôi là phương án D, Khái Hưng. Khái Hưng không phải anh em ruột với Nhất Linh, Hoàng Đạo và Thạch Lam. Hoàng Đạo tên thật là Nguyễn Tường Long, sinh năm 1906, em ruột nhà văn Nhất linh, anh ruột nhà văn Thạch Lam. Như vậy phần thưởng của chị từ năm triệu đồng còn lại một triệu đồng. Nhưng không sao, chúng ta lấy vui làm chính. Xin cám ơn chị đã tham gia chương trình.

Ứng viên Nguyễn Thị Tâm bị loại khỏi cuộc chơi, nhường chỗ cho người khác.

Thưa quý bạn, một giảng viên đại học mà không biết Tự Lực Văn Đoàn hoặc Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam là ai là một điều quá đỗi bất thường, điều đó không chỉ làm chúng ta ngạc nhiên mà vô cùng thất vọng! Trong bốn tiếng “Tự Lực Văn Đoàn” đã có hai tiếng “Văn Đoàn” thì đó không thể là một gánh cải lương và Nhất Linh không thể là một kép hát cải lương được. Nếu không biết chính xác thì ít ra cô giáo ấy phải biết suy luận chứ. Đem cái kiến thức như vậy ra giảng dạy cho sinh viên rồi sau này sinh viên (ĐHSP) ra trường, lại đi giảng dạy cho học sinh thì nguy hiểm quá!

Một chương trình phát sóng ra toàn thế giới, có nhiều người Việt đã ra khỏi nước mấy mươi năm mà xem chương trình này, đều hỡi ơi về kiến thức của một Giảng Viên Đại Học.

Một nền giáo dục với những giảng viên có kiến thức như vậy tôi e rằng không phải là một nền giáo dục tốt.

Tương tự như vậy, trong trò chơi “Rung Chuông Vàng”, được hỏi Hùng Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ là ai? Một số thí sinh (là sinh viên) cũng… không biết. Có quá ngạc nhiên không?

Dù sao tôi cũng rất cảm ơn VTV3 đã mạnh dạn phát những chương trình như thế, bởi đó không chỉ “vui là chính” mà còn là cách để dân ta biết được “mặt bằng kiến thức” của người tham gia các chương trình – khi biết mình yếu, sẽ phải tìm cách để… vươn lên.

Ông Lý Quang Diệu, cựu thủ tướng Singapore năm nay đã 82 tuổi, mới sang thăm Việt Nam, đã nói: “Ngay cả về mặt kinh tế, nếu muốn thành công thì trước hết phải có sự đầu tư vào giáo dục tốt”.
Đoàn Dự

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét