Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

’Thắng TQ’ trong tranh chấp Biển Đông?

’Thắng TQ’ trong tranh chấp Biển Đông?

Thái Văn Cầu


Đã xảy ra một số cuộc biểu tình chống Trung Quốc vì biển đảo ở Việt Nam
Năm 2014 đánh dấu hai sự kiện lớn trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc: Kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, khiến 74 chiến sĩ Quân đội Việt Nam Cộng hòa hy sinh, và kỷ niệm 35 năm ngày Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược chống Việt Nam.
Ngày 14 tháng 3 năm nay cũng đánh dấu 26 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa, khiến 64 chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam hy sinh.
Qua nguồn tư liệu do nhà nước Việt Nam phổ biến công khai sau cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc và qua đối chiếu với nguồn tư liệu độc lập để kiểm chứng, ba điểm mốc thời gian của năm 1974, 1979, và 1988 phản ánh các mắt xích trong một chiến lược lâu dài, nhất quán, của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam: Bắt đầu từ thập niên 1950 cho đến ngày nay, bằng những mưu đồ, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt khác nhau, thay đổi tùy tình huống, Trung Quốc luôn luôn muốn kiềm chế Việt Nam, giữ Việt Nam ở vị thế nước yếu kém, lệ thuộc vào Trung Quốc.
Mặc dù vào năm 1979, Trung Quốc thất bại thảm hại trong việc sử dụng hàng trăm ngàn quân tinh nhuệ và hoả lực hùng hậu để “dạy” cho Việt Nam một bài học, kể từ sau Hội nghị Thành Đô năm 1990, Trung Quốc thành công đáng kể trong nỗ lực kiềm chế Việt Nam, đặc biệt là trong vấn đề Biển Đông.

Kiện toàn hồ sơ

Do Việt Nam có chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa rõ ràng, vững chắc, và do hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc trên Biển Đông, nhiều năm trước, người viết đề nghị Việt Nam kiện toàn hồ sơ chủ quyền, tham vấn chuyên gia người nước ngoài, tranh thủ ủng hộ của khu vực và thế giới trong việc sử dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc.
Thực tế cho thấy, trong gần 20 năm, lãnh đạo Việt Nam chủ trương giải quyết tranh chấp “thông qua đàm phán hòa bình”, trên tinh thần “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, và trên cơ sở “16 chữ vàng, 4 tốt”. Việt Nam hoàn toàn bị động, tiêu cực, không có một phương án nào khác biệt với lập trường của Trung Quốc cho Biển Đông.
Trong cùng thời gian, Trung Quốc tích cực xây dựng sức mạnh trong cả hai lãnh vực quyền lực mềm và quyền lực cứng về Biển Đông: Ban hành “Luật Lãnh hải và vùng tiếp giáp” bao gồm quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa năm 1992 (20 năm trước khi Luật Biển Việt Nam được ban hành).

Việt Nam và Trung Quốc thắt chặt quan hệ nhưng còn mâu thuẫn vì biển đảo
Kể từ giữa thập niên 1990, họ đầu tư vào các học viện, trung tâm nghiên cứu chiến lược, quy mô lớn, thu hút sự tham gia của giới nghiên cứu, chuyên gia người nước ngoài. Họ vận động để có quan toà Trung Quốc trong hai cơ chế luật pháp quốc tế: Toà án Quốc tế (ICJ) và Toà án Luật Biển (ITLOS).
Kể từ năm 1999, Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh cá ba tháng mỗi năm, bao gồm vùng biển của Việt Nam; hiện đại hoá lực lượng hải quân để gia tăng sự hiện diện của Trung Quốc trên toàn bộ Biển Đông; lôi kéo đồng minh trong khối ASEAN; nâng cấp đơn vị hành chính quản lý các đảo chiếm đóng bất hợp pháp thuộc Hoàng Sa-Trường Sa, v.v.
Mãi cho đến đầu năm 2013, lãnh đạo Việt Nam mới đề cập đến sử dụng công cụ luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Vài diễn biến đáng ghi nhận trong ba tháng đầu năm 2014 là việc nhà nước cho kỷ niệm một cách giới hạn 40 năm trận đánh Hoàng Sa giữa hải quân Việt Nam Cộng hoà và hải quân Trung Quốc, cho thành lập Quỹ hỗ trợ nghiên cứu biển Đông để thúc đẩy việc nghiên cứu, và trong một cuộc gặp chính thức, Đại sứ Việt Nam tại Philippines thông báo cho phó Tổng thống nước bạn biết là Việt Nam ủng hộ Philippines trong cuộc tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.
Các bước đi này, dù muộn màng nhưng đúng hướng, cần thiết phải có cho quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa và bảo vệ quyền lợi đất nước trên Biển Đông.
Những bước đi khác mà Việt Nam nên khẩn trương thực hiện song song là:
- hoàn chỉnh một cách khoa học, nghiêm túc, hồ sơ bằng chứng chủ quyền Hoàng Sa-Trương Sa qua đóng góp của giới nghiên cứu (độc lập cũng như trực thuộc bộ máy chính quyền) và qua tham vấn chuyên gia luật pháp quốc tế người nước ngoài
- trong khi hiện đại hóa quốc phòng là điều không thể thiếu trước tham vọng bành trướng của Trung Quốc, là nước yêu chuộng hoà bình, Việt Nam tiếp tục phát huy mặt thuận lợi trong quan hệ ngoại giao với các nước, trong và ngoài khu vực
- do điều kiện đảo, đá, do nhu cầu giảm thiểu mức độ xung đột, tranh thủ ủng hộ của quốc tế, và do khả năng vô hiệu hoá đòi hỏi đường lưỡi bò của Trung Quốc, Việt Nam chủ trương quy định ngay cả đảo lớn nhất thuộc Hoàng Sa và Trường Sa có lãnh hải 12 hải lý và không có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa
Việt Nam nên năng động, tích cực trình bày cho thế giới thấy rõ rằng, do vị thế chiến lược của các đảo này, Hoàng Sa-Trường Sa đóng vai trò then chốt trong đòi hỏi đường lưỡi bò của Trung Quốc.

Mang lại ổn định

Quyết tâm của Việt Nam nhằm thúc đẩy sử dụng luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc không chỉ để giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh hải giữa những bên liên hệ mà còn để mang lại ổn định cho tất cả các nước có giao thông hàng hải đi ngang qua một khu vực quan trọng hàng đầu thế giới và có diện tích rộng bằng một phần ba diện tích nước Mỹ.
Việt Nam đang thật sự đối diện với một trách nhiệm to lớn mà lịch sử giao phó: sử dụng công cụ luật pháp quốc tế để duy trì an ninh và trật tự trong một khu vực trọng yếu của thế giới.
Nhân chuyến viếng thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào giữa tháng 2 năm 2014, Trung Quốc tuyên bố tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết thông qua đàm phán song phương, trên cơ sở chứng cứ lịch sử và luật pháp quốc tế.
Để tạo đột phá trong bế tắc hiện nay và để tranh thủ thuận lợi hiện có, xét từ góc độ luật pháp quốc tế và tình hình khu vực, Việt Nam nên hoặc tự mình, trong trường hợp Hoàng Sa, hoặc cùng Philippines, Malaysia, trong trường hợp Trường Sa, hoặc một kết hợp khéo léo của cả hai phương án, công khai kêu gọi Trung Quốc đồng ý để cơ chế luật pháp quốc tế giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Trung Quốc có quan tòa đại diện trong Toà án Quốc tế và Tòa án Luật Biển; Trung Quốc cũng luôn luôn khẳng định trước dư luận thế giới là họ có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý hậu thuẫn cho đòi hỏi đường lưỡi bò nói chung và quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa nói riêng.
Nếu khẳng định chủ quyền của Trung Quốc là dựa trên cơ sở sự thật, khó có bất kỳ lý do chính đáng nào cho Trung Quốc viện dẫn để từ chối vai trò giải quyết tranh chấp giữa các nước mà Tòa án Quốc tế đã và đang hành xử hữu hiệu trong hơn 60 năm nay.
Việt Nam đang thật sự đối diện với một trách nhiệm to lớn mà lịch sử giao phó: sử dụng công cụ luật pháp quốc tế để duy trì an ninh và trật tự trong một khu vực trọng yếu của thế giới.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một chuyên gia khoa học không gian hiện sinh sống ở Hoa Kỳ.

Định hướng và định kiến

Sáng nay đọc một bài trên tờ báo Lao Động mang tên “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm sức mạnh quốc gia tăng lên rõ rệt.” Tên của bài thực ra là một câu trích dẫn của chính Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, và là một trong số những người có thể trở thành Thủ tướng vào năm 2016.

Tuyên bố của ông Phúc đã được nghe ở “một hội thảo khoa học” về “Một số vấn đề lý luận – thực tiễn cốt yếu về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Trong bài báo đã nêu rõ, “Tham dự và chủ trì hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc – Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lê Thanh Hải – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Vương Đình Huệ – Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Xuân Thắng – Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam” — Tức là những nhân vật “cỡ bự” trong giới lý luận chính trị của Việt Nam. Mục đích của hội thảo là để thực hiện Kết luận số 66 của Bộ Chính trị về tổng kết một số vấn đề về lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016).

Theo phát biểu đề dẫn tại hội thảo, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh:

“Sau gần 30 năm đổi mới, các yếu tố cấu thành cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã được tạo lập và đi vào hoạt động, từng bước hoàn thiện. Những thành tựu đổi mới về kinh tế cùng với đổi mới về chính trị đã tạo nên bầu không khí dân chủ mới trong xã hội;…tạo nên động lực mới, đưa đất nước không chỉ thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội mà còn vươn lên nhóm nước có mức thu nhập trung bình, làm thay đổi căn bản diện mạo kinh tế – xã hội của đất nước. Chúng ta đã đạt được những thành tựu nổi bật về xoá đói giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia tăng lên rõ rệt so với thời kỳ trước đổi mới”.

Cũng theo bài:

“Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, những hạn chế, thiếu sót, bất cập và những vấn đề đặt ra đòi hỏi chúng ta phải tập trung cao độ trí tuệ để làm rõ những căn cứ lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam và phù hợp với nguyên tắc chung của kinh tế thị trường trên thế giới ngày nay”. Và “Phương hướng cơ bản là phải dựa trên cơ sở nền tảng khoa học và bắt kịp những xu thế phát triển khách quan của thời đại ngày nay để giải quyết những bức xúc trước mắt cũng như định ra đường hướng phát triển kinh tế dài hạn cho đất nước.”

Và cuối cùng:

“Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các đại biểu tham dự hội thảo tập trung thảo luận, làm rõ những nội dung chính như: Mô hình tổng quát phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay củaViệt Nam cần phải làm sâu sắc và mới ở những luận điểm nào, dựa trên cơ sở luận cứ và luận chứng nào, nhất là khi chúng ta sẽ hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thị trường toàn cầu vào năm 2018?; Thế giới hiện nay có nhiều mô hình kinh tế thị trường với nhiều đặc điểm đa dạng khác nhau, Việt Nam đã có thể học được gì ở những mô hình này và sẽ vận dụng được gì cho tương lai phát triển của đất nước?”

Vâng, xin cảm ơn Ông Nguyễn Xuân Phúc và tờ báo Lao Động đã chia sẻ những nhận xét v/v “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm sức mạnh quốc gia tăng lên rõ rệt” cũng như lời nói “phải dựa trên cơ sở nền tảng khoa học”

Tôi e ngại những điều kiện xã hội ở Việt Nam hiện nay thực sự chưa cho phép chúng ta đề cập bất cứ vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị nào từ một góc nhìn khoa học theo định nghĩa quốc tế của nó. Để phân tích bất cứ vấn đề nào từ một góc nhìn khoa học chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận khả năng những giả định của chúng ta cũng có thể sai. Trong khi đó, chúng ta phải sẵn sàng nghe những quan điểm khoa học khác nhau và đánh giá mọi sản phẩm khoa học một cách khách quan, ngoài mọi khuôn khổ chính trị nào.

Xin cho biết, năm ngoái tôi đã mất rất nhiều công sức để nghiên cứu và viết một bài có tên: “Mang lại ý nghĩa thực sự cho khoa học xã hội ở Việt Nam.” (“Making Social Science Matter in Vietnam”). Bài này dài 30 trang, có nhiều số liệu hay mà tôi đã thu tập qua nhiều phương diện khác nhâu. Trong bài tôi lý luận rằng muốn có nghiên cứu khoa học xã hội có giá trị phải mở rộng sự độc lập và sự tự chủ của những nhà nghiên cứu. Nếu mất sự độc lập và sự tự chủ thì mất tính khoa học chứ.

Rất tiếc, khi tôi từ Hà Nội lên ĐH Thái Nguyên để trình bày bài này, BTC của ĐH cho biết, “Xin lỗi, vì vấn đề kỹ thuật Ông không đươc tham gia hội thảo, không được trình bày”. Sáng sớm hôm sau, tại nhà hàng của khách sạn, tôi thấy hơn 40 người dự hội thảo có cũng mặt, vì vậy, tôi đã nhờ một nhân viên trẻ cho tôi cái mic và tôi đã trình bày bài phát biểu của tôi ngay lúc đó, một cách du kích! Chưa nhận thấy “bầu không khí dân chủ mới” tại đó.

Trên trang này, có nhiều người luôn luôn khuyên tôi phải có một tinh thần xây dựng, phải khách quan..v.v… Vâng. Được thôi. Mời cách bạn, đồng chí thâm khảo một bài nghiên cứu tôi và một cộng sự đã cùng viết về kinh tế chính trị của sự phát triển tại Trung Quốc và Việt Nam.

Xin trân trọng đề nghị: Thay vì tuyên bố “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm sức mạnh quốc gia tăng lên rõ rệt” thì thực tế, hãy lấy nó làm một giả tuyết và mời nhiều người cùng phân tích những vấn đề cụ thể một cách thực sự khoa học. Tôi sẵn sàng nghe mọi quan điểm, mọi phân tích. Hy vọng các bạn đồng chí cũng thế!
Jonathan London
Theo blog Xin Lỗi Ông

Khởi tố vụ 'lọt' 600 bánh heroin sang Đài Loan

TP - Ngày 10/3, liên quan đến vụ vận chuyển 600 bánh heroin từ Việt Nam sang Đài Loan xảy ra vào cuối năm 2013, Cơ quan CSĐT Bộ Công an Việt Nam đã ra quyết định khởi tố vụ án vận chuyển trái phép chất ma tuý để điều tra.
Rạng sáng 17/11/2013, tại sân bay Đào Viên (Đài Loan), lực lượng chức năng của Đài Loan phát hiện, thu giữ 600 bánh heroin với tổng trọng lượng 229 kg, ước tính trị giá khoảng 300 triệu USD. Số ma túy này cất giấu trong 12 loa thùng, được vận chuyển trên chuyến bay China Airlines Cl 5886 ngày 16/11/2013 cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) đi Đài Loan.
Qua điều tra, cơ quan chức năng Đài Loan đã bắt giữ 8 nghi phạm liên quan đến vụ vận chuyển số “hàng” trên, đồng thời xác định được nghi phạm chủ mưu. Đối tượng này đã chỉ đạo từ xa cho đồng bọn nhét ma túy vào loa thùng, đóng vào container, rồi gửi qua đường hàng không.
Lô hàng 600 bánh heroin được hải quan xếp vào luồng xanh và được miễn kiểm tra

Ngay sau thời điểm phát hiện vụ việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ, ngành chức năng điều tra, làm rõ nguồn gốc số heroin trên. Mặt khác làm rõ trách nhiệm vụ việc, đồng thời tăng cường biện pháp nghiệp vụ để ngăn chặn có hiệu quả việc thẩm lậu ma túy vào Việt Nam và từ Việt Nam đi các nước khác qua đường hàng không.
(Tiền phong)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét