Tướng Trung Quốc mượn cớ đòi xây cảng ở Trường Sa
Lợi dụng vụ máy bay Boeing 777-200 của Malaysia mất tích bí
ẩn, Đô đốc hải quân Trung Quốc Doãn Trác ngang nhiên tuyên bố Bắc Kinh
cần xây thêm cảng tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam để
phục vụ cái gọi là “chiến dịch cứu hộ”.
Trang tin China.org.cn dẫn lời ông Doãn biện hộ rằng hiện nay hải
quân Trung Quốc không có cơ sở cứu hộ tại các quần đảo do họ chiếm đóng ở
biển Đông nên khó triển khai tàu cứu hộ khi cần. Chưa hết, ông này còn
đề xuất xây dựng một sân bay ở Trường Sa và biến quần đảo Hoàng Sa, cũng
thuộc chủ quyền Việt Nam, thành trung tâm liên lạc biển trong khu vực.
Theo giới quan sát, đề xuất của ông Doãn không chỉ đơn thuần nhằm phục
vụ công tác cứu hộ mà để củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung
Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Cũng trong ngày 10.3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tân
Cương ngang nhiên tuyên bố tàu công vụ nước này vừa đuổi 2 tàu
Philippines khỏi bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tân
Hoa xã dẫn lời ông Tần nói rõ trong lúc tuần tra bãi Cỏ Mây vào ngày
9.3, tàu Trung Quốc phát hiện 2 tàu mang cờ Philippines chở vật liệu xây
dựng đang tiến đến đó và đã ra cảnh báo yêu cầu họ rời khỏi.
Philippines chưa có phản ứng về vụ việc này.
Trong một diễn biến khác, Cơ quan an ninh Đài Loan thông báo giới
chức vùng lãnh thổ này đã nhận được cảnh báo về nguy cơ đe dọa tấn công
khủng bố nhằm vào các mục tiêu ở Trung Quốc đại lục hồi đầu tháng này.
Các mục tiêu tấn công có thể là sân bay quốc tế Bắc Kinh và hệ thống xe
điện ngầm. Theo CNA, cảnh báo trên đang được giới chức Bắc Kinh xem xét
nghiêm túc. Tuy nhiên, Đài Loan cũng cho rằng nó không liên quan đến vụ
máy bay mất tích.
THEO THANH NIÊN
Bắc Kinh: “Chúng tôi không tin tưởng vào người Việt Nam”
“Chúng tôi không tin tưởng vào người Việt Nam"
Cho đến giờ, số phận của chiếc máy bay Boeing 777 trên chuyến
bay MH-370 vẫn chưa được kết luận rõ ràng và sự tức giận đã gia tăng
đối với thân nhân của những hành khách, đang mong ngóng tại Trung Quốc.
Bắc Kinh, nơi chuyến bay đáng lẽ đã phải hạ cánh xuống theo lịch
trình, những người có thân nhân trên chuyến bay này cáo buộc hãng hàng
không và nhà chức trách vẫn dấu kín bí mật trong bóng tối.
Họ được đưa tới một khách sạn gần sân bay để theo dõi xem có tin tức gì mới từ các hãng hàng không.
Nhưng rất ít và hầu như không có gì mới cả, một số giận dữ, xông ra làm loạn và nói rằng họ đã bị lừa.
Một người phụ nữ có mẹ ở trên chiếc máy bay nói rằng: “Chúng tôi hy
vọng chính phủ Trung Quốc gửi lực lượng tìm kiếm càng sớm càng tốt . ”
“Chúng tôi không tin tưởng vào người Việt Nam . “
Cô nói thêm rằng: “Không ai liên hệ với chúng tôi nữa. Không ai nói
chuyện với chúng tôi nữa, ngoại trừ những tình nguyện viên và nhân viên
khách sạn. ”
Một viên chức từ Malaysia Airlines đã nói với các phóng viên rằng họ
đang làm việc với các cơ quan hữu trách đã triển khai đội tìm kiếm cứu
nạn .
Ông còn nhấn mạnh thêm rằng họ (hãng hàng không) cùng đồng cảm với
những thân nhân của hành khách trên chuyến bay và cùng cầu nguyện cho họ
Những thông tin mới sẽ được cập nhật trên trang web của Malaysia Airlines
Nguồn:
Euronews.com
BẢN TIẾNG VIỆT @TTXVA
Tài sản lớn của cán bộ: Im lặng không phải là vàng
TS Hoàng Ngọc Giao – viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách
pháp luật và phát triển – nói như vậy khi đề cập việc báo chí thông tin
về tài sản lớn liên quan đến những cán bộ có chức quyền. Ông Giao nói:
- Với người dân, việc có tài sản lớn là bình thường, trừ khi có
dấu hiệu bất chính. Nhưng đối với những người giữ chức vụ, việc kê khai
tài sản ở VN là yêu cầu bắt buộc. Vậy mà khi dư luận “kê” rõ tài sản của
quan chức với băn khoăn lớn thì thông tin phản hồi từ các cơ quan chức
năng như vừa qua, theo tôi là chậm, nhất là trong thời điểm đang khẳng
định quyết tâm chống tham nhũng.
* Thực tế cho thấy “im lặng là vàng” vẫn là phương châm thường được áp dụng khi có vấn đề được coi là nhạy cảm hoặc khó nói…
- Theo tôi, báo chí và phương tiện truyền thông ở VN khi đã lên
tiếng thì đó không phải là thông tin của riêng tờ báo nữa, mà là công
luận xã hội. Vì thế, các cơ quan công quyền cần có phản ứng cụ thể,
không nên lờ đi. Đây là trách nhiệm giải trình của Nhà nước. Như dư luận
về tài sản liên quan đến ông Trần Văn Truyền, nguyên tổng Thanh tra
Chính phủ, trước tiên là Thanh tra Chính phủ cần có ý kiến, rồi xác minh
lại tài sản của ông Truyền để trả lời cho công luận. Đây là phản ứng
cần có của một nhà nước pháp quyền, tức là những vấn đề người dân bức
xúc thì Nhà nước phải phúc đáp.
Chúng ta đang nêu quyết tâm chống tham nhũng, nếu không giải thích cụ
thể vụ việc, sẽ có thể ảnh hưởng tới uy tín của Nhà nước. Việc phúc đáp
băn khoăn của dân, theo tôi không khó. Phản ứng trước dư luận có thể có
nhiều mức độ khác nhau. Ít nhất anh cũng nên nói chúng tôi ghi nhận sự
việc, chúng tôi sẽ xác minh. Xác minh xong thì đưa kết luận. Trong vụ
việc liên quan đến tài sản của ông Truyền hoặc ông Ngô Văn Khánh (phó
tổng Thanh tra Chính phủ), nên có phản ứng ngay sau khi dư luận lên
tiếng. Điều này tốt cho cơ quan công quyền, tốt cho những người đang giữ
chức vụ quyền hạn. Nó cũng tránh băn khoăn tiêu cực từ phía dân. Dân
rất ngại “hiện tượng chìm xuồng”, cứ để lâu lâu, để người dân quên đi,
rồi cũng sẽ qua.
* Chúng ta đặt ra cơ chế kê khai tài sản như là một biện pháp
phòng chống tham nhũng. Nhưng hiện nay người ta cũng dễ dàng giải thích
về nguồn gốc tài sản mà không phải kiểm chứng. Ví dụ nhà to bảo ông chú
cho tiền là xong, tài sản lớn nhưng con đứng tên cũng chịu…
- Đúng là như trước đây từng có vụ việc xôn xao về tòa nhà của bí
thư Hải Dương. Nhưng theo tôi, nếu thật sự muốn làm vẫn có cách truy ra
được. Tiền không từ trên trời rơi xuống. Nếu nói nhà của con trai hay
của ông chú cho, cơ quan có thẩm quyền không nên dừng ở đó rồi cho qua
chuyện. Đồng ý anh con trai hay ông chú đó có thể có tiền, nhưng từ đâu
ra? Anh cần chứng minh cho tôi anh lấy đâu ra số tiền như vậy. Nếu ông
chú không thể có số tiền đó thì làm sao cho được. Hay ông con làm cán bộ
nhà nước, tiền ở đâu ra? Nếu anh kê ra hàng loạt việc kinh doanh hay
thu nhập khác, tất nhiên phải xem anh có vi phạm, có trốn thuế không.
Quy trình nghiệp vụ thanh tra và xác minh việc này hoàn toàn có thể làm
được.
* Chúng ta có nên tự hào khi có những cán bộ như phó tổng
Thanh tra Chính phủ mà có tài sản cỡ triệu USD? Bận thế mà vẫn có trí,
lực kinh doanh hiệu quả thì đáng để học hỏi…
- Tôi cũng là người dân, trước thông tin một cán bộ nhà nước có
tài sản như thế, tôi cũng rất băn khoăn, tự hỏi liệu có tham nhũng
không, làm sao có được khối tài sản ấy? Nhưng là một chuyên gia pháp lý,
theo tôi, bên cạnh việc xác minh những cổ phiếu mà Phó tổng thanh tra
Ngô Văn Khánh đang sở hữu thì cần xem những cổ phiếu đó có phải từ doanh
nghiệp thuộc lĩnh vực ông ấy phụ trách không? Rồi ông ấy có trực tiếp
liên quan đến những cuộc thanh tra ở đó không, hay gián tiếp phụ trách,
hay không liên quan gì? Ông ấy mua được trong thời điểm nào, có điều
kiện ưu đãi không?… Cần làm rõ để tránh hiểu không đúng cho cán bộ.
* Bây giờ chứng minh tham nhũng rất khó. Người ta đem phong
bì, thậm chí vali đến nhà, bảo đó là món quà tình cảm, cảm ơn… thì đâu
phải tham nhũng?
- Dù là cảm ơn, nhưng phải thấy bình thường chẳng bao giờ một
người đem tiền đi cho người khác như thế. Ở các nước, họ trù liệu và có
quy định rõ ràng, như cấm giao dịch giữa các đối tượng cụ thể, nếu tiếp
xúc là dấu hiệu vi phạm. Các nước cũng có quy định về quà biếu rất rõ
ràng, trường hợp nào phải sung quỹ, trường hợp nào được nhận.
Luật pháp về chống tham nhũng ở VN vẫn tiếp tục phải làm đồng bộ,
quyết liệt. Nhưng chống không nên chỉ ở Luật phòng chống tham nhũng, mà
cần có cả ở Luật công vụ, quy định về doanh nghiệp nhà nước, cơ chế xin
cho, các quy định khác về công khai minh bạch, rồi phát huy vai trò báo
chí, tinh giản biên chế, thay đổi cơ chế tiền lương… Sẽ còn rất nhiều
khó khăn, nhưng nếu làm từ hôm nay thì ngày mai nó sẽ tốt hơn.
* Làm gì để kiểm soát được thu nhập của quan chức?
- Những người có chức quyền dễ có hành vi tham nhũng nhất. Nhưng
chỉ kê khai tài sản, theo tôi, chưa giải quyết được tận gốc vấn đề. Việc
kiểm soát cả nguồn thu nhập của quan chức là rất quan trọng. Bên cạnh
yêu cầu kê khai, ta phải kiểm soát được thu nhập quan chức. Chứ tôi có
bao nhiêu cứ kê khai, rồi có người đi xác minh kê khai là đúng. Nhưng
vấn đề là tài sản đó từ đâu ra, hợp pháp không?
Lâu dài, để kiểm soát, chống tham nhũng, việc kê khai tài sản cần
phải được chia sẻ, đưa về một mối tại một cơ quan độc lập để lưu giữ và
theo dõi. Phải có cơ quan chịu trách nhiệm nhận kê khai, kiểm soát tài
sản của quan chức. Khi đó, sẽ có người chịu trách nhiệm đối với việc kê
khai không đúng.
THEO TUỔI TRẺ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét