Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Ngày 11/3/2014 - Ukraina bởi vì... và tại sao? - Giáo xứ Cồn Dầu sắp bị xóa sổ

  • Nga và Ukraine chỉ trích nhau (BBC) - Moscow và Kiev lời qua tiếng lại quanh cáo buộc về tình trạng 'vô luật pháp' ở miền đông Ukraine.
  • Giáo xứ Cồn Dầu sắp bị xóa sổ (RFA) - Giáo xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng, hiện chỉ còn lại khỏang 100 hộ, xem chừng như sắp sửa bị “xóa sổ” theo biên bản của một phiên họp hồi tuần rồi giữa quan chức Đà Nẵng và đại diện của dân oan Cồn Dầu.
  • Đập lăng, hạ tượng nên hay không? (RFA) - Quật mộ, tru di tam tộc là hình thức trả thù cá nhân của xã hội phong kiến. Ngày nay chúng ta sống trong một thời đại đã có tiến bộ về tư tưởng rất nhiều. Vậy đập lăng, phá hủy các tượng đài, đài kỷ niệm là việc
  • Kinh nghiệm cho VN từ Ukaraina (RFA) - Hãy nhìn và hãy chiêm nghiệm số phận của Yanukovych: nếu sắp tới, ông ta không thể có chỗ trú thân ở bất cứ nơi nào trên lục địa châu Âu, kể cả Moscow, làm sao những quan chức có bề dày thành tích ngược chiều với các quyền con người ở Việt Nam lại có thể đào thoát khỏi khu vực Đông Dương?...
  • Tài nguyên rừng bị tận diệt (RFA) - Rừng Việt Nam chứa đựng nhiều loại cây thuốc nam có tác dụng trị bệnh, thế nhưng nạn phá rừng và tình trạng thu mua cây thuốc nam của thương lái Trung Quốc đang khiến cho nguồn vốn quí đó tại Việt Nam bị tận diệt.
  • Bất ổn chính trị do đâu? (VOA) - Trong những năm ông Yanukovych cầm quyền, ước tính công quỹ của Ukraine bị thất thoát đến 37 tỷ đôla
  • Ngày 8 tháng 3 với phụ nữ miền Tây (RFA) - Các chương trình văn nghệ “mừng đảng, mừng ngày quốc tế phụ nữ” thì diễn ra khắp các hang cùng ngõ hẻm. Nội dung chương trình sẽ xoay quanh vấn đề người phụ nữ xã hội chủ nghĩa dưới ngọn đuốc thiên tài của đảng.
  • Quốc hội: Kim Jong Un được 100% phiếu bầu (RFI) - Một tỷ lệ phiếu thuận chỉ có thể tồn tại trong một chế độ độc tài, độc đảng lãnh đạo và Quốc hội là bù nhìn. Tại Bắc Triều Tiên, mọi công dân đến tuổi đi bầu cử phải đăng ký và phải đi bỏ phiếu.
  • Em gái Kim Jong-un xuất hiện (BBC) - Em gái của lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un lần đầu xuất hiện trên truyền thông trong tư cách một quan chức chính phủ.
  • Khủng hoảng trong ngành ngoại giao Hoa Kỳ (RFI) - Từ nhiều tháng nay, khoảng 30 cơ quan đại diện của Mỹ ở nước ngoài không có đại sứ, trong số này có Ả Rập XêÚt, Canada hay Maroc. Cuộc khủng hoảng trong ngành ngoại giao Hoa Kỳ là một trong những hội chứng của tình trạng bế tắc do các cuộc đấu đá giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng hòa tại Nghị viện, ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
  • Đức Giáo Hoàng Phanxico thăm Hàn Quốc vào tháng 8 (RFI) - Theo thông báo của Tòa thánh Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ thực hiện chuyến tông du đầu tiên tại ChâuÁ vào tháng 8. Lãnh đạo Giáo Hội Hoàn Vũ sẽ đến Hàn Quốc từ ngày 14 đến 18/08/2014. Thông báo không đề cập đến một chặng nào khác trong chuyến đi này. Chương trình thăm viếng Philippines có thể sẽ được thực hiện vào năm sau 2015.
  • Cảnh sát Nêpal bắt giữ 9 người Tây Tạng biểu tình chống Trung Quốc (RFI) - Khoảng 30 nhân viên cảnh sát của Nêpal bao vây một toán biểu tình người Tây Tạng đang tập hợp trên đường phố Kathmandu, gần tòa lãnh sự Trung Quốc. Nhân kỷ niệm cuộc nổi dậy của người dân Tây Tạng năm 1959 chống Trung Quốc, đoàn người biểu tìnhôn hòa hô to khẩu hiệu đòi tự do cho Tây Tạng.
  • Ukraina : Trận chiến phương Đông (RFI) - Ukraina vẫn nằm trong thế bị giằng xé giữa hai bên thân Nga và thân châuÂu. Dù không phải là tiêu đề chính trên các trang nhất, nhưng cuộc biểu tình tại Donetsk diễn ra ngày hôm qua và tương lai của Ukraina vẫn nhận được sự quan tâm của tất cả các báo Pháp số ra hôm nay.
  • Trưng cầu dân ý sáp nhập Crimée vào Nga : Merkel phản đối Putin (RFI) - Đường dây điện thoại đã được sử dụng giữa Matxcơva, Berlin và Luân Đôn. Trong hai cuộc điện đàm, Tổng thống Nga vừa biện hộ cho đề xuất trưng cầu dâný tại Crimée ngày 16/03 vừa khẳng định muốn“giải pháp ngoại giao”. Nhưng Putin đụng phải phản ứng cứng cỏi của Thủ tướng Đức Angela Merkel.
  • Đại diện Ngoại giao Châu Âu thận trọng về thỏa thuận hạt nhân với Iran (RFI) - Kết thúc chuyến công du Iran trong ba ngày, lãnh đạo ngành ngoại giao ChâuÂu Catherine Ashton thận trọng đánh giá  còn quá sớm để cho rằng quốc tế sẽ đạt được thỏa thuận về hạt nhân với Iran. Bên cạnh các cuộc tiếp xúc với giới lãnh đạo Téhéran, bà Ashton còn gặp riêng các nhà bảo vệ nhân quyền Iran. Báo chí Iran chỉ trích hành động này của bà Ashton.
  • Crimea chuẩn bị trưng cầu dâný (VOA) - Người đứng đầu Ủy ban Bầu cử Crimea Myhkailo Malyshev nói sẽ xúc tiến công tác chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý vào Chủ nhật tới về việc thống nhất với Nga
  • Chiến tranh kinh tế Nga-Phương Tây : Cả hai bên đều sứt đầu mẻ trán (RFI) - Trong cuộc khủng hoảng Ukraina hiện nay, nhằm gây sứcép với Nga, các nước phương Tây đe dọa trừng phạt Matxcơva về kinh tế. Giới chuyên gia nhấn mạnh là nếu phương Tây và Nga cùng đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế lẫn nhau, thì cả hai bên sẽ bị tổn hại và dường như Nga sẽ phải hứng chịu hậu quả nặng nề hơn.
  • Nguy cơ Châu Á Thái Bình Dương thiếu lương thực (RFI) - Sản xuất lương thực trên thế giới cần tăng 60 % từ nay đến năm 2050 để bảo đảm nhu cầu tiêu thụ cho nhân loại. Ngày 10/03/2014, Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) đưa ra nhận xét trên đây nhân hội nghị về an toàn lương thực tổ chức tại Oulan Bator– Mông Cổ.
  • Trên máy bay mất tích có 2 người dùng hộ chiếu giả? (RFA) - Trong cuộc họp báo ông Azharuddin đã từ chối trả lời câu hỏi liên quan đến 2 hành khách dụng hộ chiếu bị đánh cắp, cho biết ông không thể tiết lộ tin tức trong lúc cuộc điều tra đang được tiến hành.
  • Máy bay Malaysia vẫn bặt vô âm tín (RFA) - Vẫn chưa tìm thấy tông tích chiếc phi cơ của hãng hàng không Malaysian Airlines mất tích từ hôm thứ Bảy đến giờ, khiến ngay chính các viên chức hàng không Malaysia cũng phải lên tiếng nói rằng đây là một chuyện thật bí ẩn, chưa từng xảy ra trong lịch sử hàng không thế giới.
  • Ba năm sau thảm họa Fukushima, vùng đông bắc Nhật vẫn tê liệt (RFI) - Cách nay ba năm, ngày 11/03/2011, ba tỉnh miền đông bắc Nhật Bản gồm Fukushima, Migayi và Iwate bị một trận sóng thần dẫn đến tai họa hạt nhân. 18 ngàn người chết, hàng trăm ngàn nhà cửa bị nước đánh sập để lại một cảnh hoang tàn. Ba năm sau, với nỗ lực vượt bực, hơn 95% rác rưởi đã được dọn sạch. Nhưngô nhiễm hạt nhân không cho phép phục hồi sinh hoạt địa phương và tiếp tục tác động đến kinh tế quần đảo. 
  • Vẫn chưa tìm thấy vết tích máy bay Malaysia (RFI) - Sau ba ngày tìm kiếm, nỗ lực của các nhóm cứu hộ, điều tra vẫn chưa đem lại kết quả mong muốn. Malaysia Airlines họp báo nhưng vẫn không có thêm thông tin về vụ chiếc Boeing 777 mất tích hôm 08/03/2014. Trung Quốc kêu gọi Malaysia gia tăng nỗ lực trong công tác tìm kiếm.
  • Chuẩn bị cho cuộc tìm kiếm dài ngày trên biển Đông (BaoMoi) - (PLO) - Tối và đêm nay máy bay và tàu của VN sẽ chuyển hướng, tìm kiếm ở hướng phía Đông (hiện lực lượng tìm kiếm của VN đang tìm kiếm hướng phía Tây). Cụ thể, tập trung vào khu vực từ phía tây của đảo Côn Sơn cho đến phía đông khu vực ta đang tìm kiếm hiện nay.
  • Khắc khoải chờ tin người thân (BaoMoi) - PNO - Chiếc máy bay Boeing 777-200 của Hàng không Malaysia (Malaysia Airlines - MAS) mang số hiệu MH370 bay chặng Kuala Lumpur-Bắc Kinh đã mất tín hiệu tại biển Đông vào lúc 2g40 sáng 8/3. Chiếc máy bay gặp nạn cất cánh trước đó khoảng hai giờ - với 239 hành khách và phi hành đoàn, dự kiến đến Bắc Kinh lúc 6g30 sáng giờ địa phương.
  • 8 quốc gia cùng tìm kiếm máy bay mất tích (BaoMoi) - (PetroTimes) - Hoạt động tìm kiếm cứu nạn chiếc máy bay Boeing 777-200ER bị mất liên lạc trên đường từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh hơn 48 giờ trước đang được lực lượng không quân và hải quân của 8 quốc gia phối hợp tiến hành, với sự tham gia của ít nhất 34 máy bay và 46 tàu biển. Gia quyến của 239 người có mặt trên chuyến bay mang số hiệu MH370 đã được thông báo để chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất.
  • Philippines phản pháo tuyên bố “nước nhỏ” của Ngoại trưởng Trung Quốc (BaoMoi) - (PetroTimes) - Sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát đi một thông điệp cứng rắn về chủ quyền lãnh thổ từ Bắc Kinh, phát ngôn viên của Tổng thống Benigno Aquino, ông Herminio Coloma cũng tuyên bố một cảnh báo tương tự: Philippines cũng có quyền bảo vệ từng tấc lãnh thổ của mình.
  • Pháp muốn giúp Malaysia tìm máy bay mất tích (BaoMoi) - Dựa vào kinh nghiệm trong vụ điều tra máy bay của Air France mất tích trên Đại Tây Dương năm 2009, Ủy ban Tai nạn hàng không Pháp đã đề nghị giúp đỡ Malaysia và Việt Nam tìm kiếm chiếc Boeing 777 trên Biển Đông.

Ukraina bởi vì... và tại sao?

Cách đây gần 11 năm ( từ cuối tháng 11.2004 đến tháng 01.2005 ) , liên minh V. Yushenko – Yu. Tymoshenko đã tổ chức cuộc “cách mạng” Cam thành công tại Ucraina . 
  Ngày 21.11.2004  Ủy ban bầu cử công bố kết quả kiểm phiếu và tuyên bố ứng cử viên V.Yanukovich ( khi đó đang là Thủ tướng Ucraina ) trở thành vị Tổng thống thứ 3 của Ucraina ( kể từ thời điểm Liên xô tan rã ) với thắng lợi sát sao , hơn đối thủ là ứng cử viên V.
 Yushenko với 3% số phiếu nhiều hơn . Không đồng ý với kết quả vì cho rằng có gian lận , Yushenko liên minh  với Tymoshenko – người đàn bà giàu có và thế lực nhất Ucraina , tổ chức biểu tình rầm rộ tại Quảng trường Độc lập ( tiếng Ucraina là Maidan ) ở thủ đô Kiev để phản đối và yêu cầu tổ chức bầu cử lại . Ngày 26.12.2004 kết quả cuộc bầu cử lần 2 được công bố và lần này  thắng lợi thuộc về Yushenko với 8% số phiếu nhiều hơn .  Thực ra khi tiến hành chiến dịch tranh cử , mùa hè năm 2004 Yushenko đã cam kết nếu trở thành Tổng thống thì sẽ bổ nhiệm Tymoshenko làm Thủ tướng Ucraina . 
   Trước khi cuộc “cách mạng” Cam năm 2004 nổ ra , nền kinh tế Ucraina thời Yanukovich làm Thủ tướng ( 2002-2004 ) tăng trưởng khá  ngoạn mục 7-7,5%/năm ( cao nhất trong số các nước SNG ) , lạm phát ở mức thấp . Dù có nền tảng kinh tế tạo đà tốt , nhưng vì không có mục tiêu chiến lược chung và không thể dung hòa được quyền lợi giữa hai chính Đảng ( Bloc Tymoshenko và Nước Ucraina của chúng ta ) , giữa Tổng thống Yushenko và Thủ tướng Timoshenko ngày càng xa dời nhau , tiếng nói chung ngày càng ít dần . Tham vọng đưa Ucraina xích lại gần EU đã gặp phải sự phản đối của 1 bộ phận rất lớn ở trong nước  và sự lạnh nhạt của nước Nga láng giềng . Kinh tế Ucraina dần đi vào suy thoái , trì trệ . Những liên minh lỏng lẻo nhất thời giữa các chính đảng cũng chỉ đem đến kết quả trong ngắn hạn . Những kỳ vọng vào cuộc “cách mạng” Cam dần lụi tàn . Bất ổn , đấu đá lại bùng phát 
    Nhờ biết “đâm bị thóc , chọc bị gạo” , vào những thời điểm ganh đua quyết định , Đảng Các khu vực của Yanukovich đã lôi kéo được các Đảng phái khác ngả về phe mình để lấy phiếu bầu và cuối cùng V. Yanukovich cũng  đắc cử Tổng thống ( lần này thì Yanukovich lại hơn đối thủ đứng thứ 2 – Tymoshenko  3,48 % phiếu bầu ) và chính thức nhậm chức từ ngày 25.02.2010. Nga, Mỹ, Đức , Pháp , Ba lan , Gruzia , các nước Baltic và Tổng thư ký NATO là những người đầu tiên nhất thừa nhận và chúc mừng Yanukovich .

   Mặc dù  được  Nga hậu thuẫn khá nhiều  trong suốt những năm tại vị , nhưng dường như con người này vừa thiếu cả tâm lẫn tầm nên đất nước Ucraina lại rơi vào vòng luẩn quẩn như 3 đời Tổng thống trước đó . Và bất ổn , sự sụp đổ của chính quyền lại đè nặng lên số phận của mỗi người dân Ucraina . 
  Tại cuộc họp báo ngày hôm 04.03 , Tổng thống Nga – V.Putin đã nêu câu hỏi : “ Qua 4 đời Tổng thống , đầu tiên là L.Kravchuk ,  tiếp theo là L.Kuchma , rồi V.Yushenko và cuối cùng là V. Yanukovich tại sao 1 người dân bình thường Ucraina suốt 22 năm qua luôn phải chứng kiến sự hỗn loạn và hứng chịu sự bất ổn như đã và đang xảy ra ở đất nước này ? Hàng chục năm qua mỗi khi bất ổn xảy ra các phe nhóm biểu tình , phản đối luôn đều có chung 1 đòi hỏi là phải thay đổi căn bản . Thay đổi căn bản thì không thấy , chỉ thấy kẻ bịp bợm cũ ra đi để thay vào đó bằng 1 kẻ bịp bợm mới !” . 
  Câu trả lời ngắn , gọn và không gì chính xác hơn là nhận định của cựu Đại sứ Mỹ tại Liên xô từ năm 1987-1991 – Jack Matlock  : “… suốt 22 năm , kể từ khi Ucraina tuyên bố độc lập đến nay , đất nước này chưa thể tìm ra được 1 thủ lĩnh đích thực cho mình . Người có đủ khả năng quy tụ mỗi công dân của đất nước để tạo nên 1 dân tộc thống nhất . Cho đến thời điểm này Ucraina mới là 1 Quốc gia chứ chưa phải là 1 dân tộc !   .
    Tại sao lại như vậy ? Liệu có phải số phận của đất nước này luôn hẩm hiu ?
  Lần lại lịch sử của đất nước này, càng thấy phải có những nghiên cứu để từ đó đưa ra những nhận định hợp lý xung quanh những xung đột thường xuyên xảy ra trong suốt 22 năm gần đây tại quốc gia này .
   Nhà nước Nga cổ đã tồn tại với cái tên Kievxkaya Rus từ thế kỷ thứ IX . Phần lớn diện tích của Ucraina hiện nay nằm trong lãnh thổ này với Kinh đô là Kiev. Ngay cả cái tên Ucraina cũng chỉ xuất hiện vào năm 1187 trong biên niên sử Ypatyevxki của Nga , với nghĩa của từ này là 1 vùng đất ( khu vực ) nằm ở rìa biên giới . Qua những biến thiên của lịch sử , tùy từng thời kỳ mà lãnh thổ ngày nay của Ucraina bị chia cắt và chiếm lĩnh , cát cứ của các quốc gia mà chủ yếu là  Nga , Ba lan và Latvia . Mặc dù sự tranh giành đã tạo ra những thay đổi ở những thời điểm lịch sử nhất định , nhưng  cả ngàn năm qua ( cho đến trước khi Liên xô ra đời ) phần lớn lãnh thổ của Ucraina hiện nay đều thuộc quyền kiểm soát của đế quốc Nga.
Ngay cả phần lớn lãnh thổ của Belorussia hiện nay từ xa xưa cũng thuộc về Nga . Theo giải thích , sở dĩ vùng đất này có tên là Bạch Nga vì đó là vùng đất của Nga chưa bị quân Nguyên Mông vấy bẩn ( chưa đặt chân tới ).
  Cuộc chiến tranh Nga – Thổ nhĩ kỳ bắt đầu từ 1768 và kết thúc năm 1774  được ghi nhận bằng sự ra đời của nhà nước Crym độc lập . Tuy nhiên sau 9 năm tồn tại , năm 1783 vùng Crym lại thuộc về đế quốc Nga dưới sự trị vì của Nữ hoàng Ekaterina II . Cũng bắt đầu từ đây , vùng đất phía đông và nam của Ucraina  ( trong đó có cả khu vực thủ đô Kiev ) vốn là vùng đất nông nghiệp đã phát triển và thành vùng sản xuất công nghiệp của Nga .
  Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX , cái tên Ucraina đã bắt đầu được định hình gắn với phần lớn lãnh thổ của Ucraina hiện nay. Cách mạng vô sản nổ ra , những người Bolsevich Ucraina tập hợp thành 1 lực lượng và tổ chức ra bộ máy lập pháp cũng với tên gọi Rada . Tuy nhiên lúc đó phần đất phía Tây của Ucraina ngày nay vẫn bị quân Hung-Áo và cả Đức , Rumania chiếm đóng . Năm 1920 quân Ba lan tràn vào xâm chiếm vùng phụ cận với nước này . Phải nhờ liên minh với những người Bolsevich Nga , quân Ba lan mới bị đẩy lui . 
   Ngày 30.12.1922 cùng với Nga , Belorussia và nước cộng hòa ngoại Kavkaz , Ucraina đồng ý gia nhập và xây dựng  nhà nước Liên xô chung .
  Chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra , phát xít Đức tấn công Liên xô . Cùng với Belorussia , Ucraina là điểm nóng và khốc liệt nhất trong cuộc chiến chống trả quân xâm lược . Ucraina là lá chắn và làm hao mòn sức lực quân đội Đức trước khi chúng tiến về Matxcơva .
  Năm 1954 , trong 1 lần về thăm Crym , Tổng bí thư Đảng CS Liên xô - N.Khrushyev không hiểu do hứng chí hay do nặng nghĩa với quê nhà ( Khrushyev sinh ra ở Nga nhưng từ bé đến lúc trưởng thành đều ở Ucraina ) đã đề xuất trao vùng tự trị Crym ( trong đó có cả Sevastopol ) cho Ucraina . Chỉ trong vòng chục ngày việc này đã được  tiến hành rất nhanh , ngày 25.01.1954 dự thảo quyết định mới được thông qua thì đến ngày 05.02.1954 quyết định chuyển giao Crym từ Nga sang cho Ucraina đã được Chủ tịch Xô viết tối cao Khrushyev ký . Cả 1 vùng rộng lớn với đa số là người dân tộc Nga từng ở đây cả trăm năm mà nay đã bị Matxcơva quyết định số phận 1 cách chóng vánh . Việc trưng cầu dân ý cho việc này không hề được đếm xỉa và đả động gì .Và trên thực tế , từ thời điểm chuyển giao cho Ucraina đến khi Liên xô tan rã , mọi vấn đề về Crym đều do Matxcơva quyết định
   Trước những bất ổn cả về kinh tế , lẫn chính trị và xã hội , ngày 17.03.1991 Liên xô đã tổ chức trưng cầu dân ý toàn Liên bang . Kết quả có 70,2% người dân của Liên bang Xô viêt đồng ý duy trì sự tồn tại của Liên xô  và 80,2% dân Ucraina đồng ý với đề xuất chung và thừa nhận Ucraina là 1 nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viêt.
  Tháng 8.1991 xảy ra chính biến tại Matxcơva . Ngày 24.08.1991 Rada của Ucraina quyết định tổ chức trưng cầu dân ý . Gần 32 triệu người tham gia . Có 90,32% đồng ý với đề xuất tuyên bố thành lập nhà nước Ucraina độc lập . Ngày 08.12.1991 L.Kravchuk ( Ucraina ) B.Elxin ( Nga ) và S.Shushkevich ( Belorussia ) ký hiệp ước Belovezhxkoye tuyên bố chấm dứt sự tồn tại của Liên xô và lập nên Cộng đồng các quốc gia độc lập ( SNG ).
 
   Từ những cứ liệu lịch sử đã nêu ở trên , có thể thấy trải qua cả ngàn năm dân tộc Ucraina hình thành và phát triển luôn có sự giao thoa với cộng đồng các dân tộc láng giềng , nhất là với cộng đồng dân tộc Nga cổ Xlavơ . Ngay cả hiện nay , khi mà Liên xô đã sụp đổ từ lâu , khi mà 1 bộ phận không nhỏ người dân Ucraina đang quay lưng lại với quá khứ và kỳ thị với những người nói tiếng Nga thì họ cũng khó mà chứng minh được rành rẽ rằng trong huyết quản của họ hoàn toàn không có 1 phần hơi ấm của dòng máu Nga ! 
 Từ khi Ucraina tuyên bố độc lập ( năm 1991 ) đến nay , tại đất nước này ( và thậm chí cả ở ngay trong nước Nga ) đôi khi , đôi lúc xuất hiện trào lưu dị ứng với quá khứ . Có không ít người cho rằng chính vì sự tồn tại của Liên xô mà tiếng Ucraina không được sử dụng và bị quên lãng . Tuy nhiên năm 2011 ,  các chuyên gia từ Gallup, Inc. ( Hoa kỳ ) tiến hành khảo sát điều tra , khi được hỏi thì có đến 83% người dân Ucraina trả lời bằng tiếng Nga ( chứ không phải là tiếng Ucraina hay ngôn ngữ khác ) . Điều đó có nghĩa ( theo các chuyên gia ) 83% dân Ucraina vẫn thường tư duy bằng tiếng Nga . Ngay cả Taras Shevchenko – người vẫn được coi là nhà văn , nhà thơ và họa sỹ của Ucraina ,  khi làm thơ ông chủ yếu viết bằng tiếng Ucraina còn khi viết văn thì lại bằng tiếng Nga. Khó mà biết khi tư duy , T.Shevchenko suy nghĩ bằng ngôn ngữ nào ? Còn theo số liệu thống kê chính thức , hiện nay giao tiếp trong các gia đình ở Ucraina có khoảng 43-45% sử dụng tiếng Nga . 
   Vậy tại sao vài chục  năm gần đây Ucraina luôn có xu hướng dị ứng và muốn quay lưng lại với nước Nga ?
   Về khách quan có thể lý giải như sau :  
   Từ sau khi Liên xô tan rã , mọi “tội vạ” thời kỳ Xô viêt để lại dường như đổ hết lên đầu nước Nga , những hậu quả do khiếm khuyết của hệ thống chính trị gây nên lại bị quy kết đó là do bản tính người Nga hoặc của lãnh đạo Nga là vậy!  Hơn nữa những hơi hướng của chủ nghĩa sô vanh vẫn còn đọng lại trong tư duy của giới chức Nga . Họ vẫn còn quen với nếp nghĩ của người anh Cả thời còn phe XHCN . Thêm vào đó , nước Nga quả thực vẫn đang và sẽ còn là “cái mỏ” để dân mấy nước nghèo hơn ( nhất là những nước trong khối SNG ) đến “đào”.
   Nước Nga có quá nhiều thứ để mà có thể “kiêu” với láng giềng và thế giới . LB Nga là 1 cường quốc . Đó là sự thật . Nhất là trong lĩnh vực quân sự , có thể sánh ngang ngửa với Hoa kỳ .
    Các cường quốc luôn muốn thể hiện vị thế của mình trên “võ đài” quốc tế . Sự phân chia và tranh giành ảnh hưởng các khu vực trên thế giới dù khi âm thầm , lúc công khai thì vẫn luôn diễn ra .  
  Cha đẻ của EU với đồng tiền chung € hiện nay - chính trị gia người Pháp  Jacques Delors ( ông được coi là lãnh đạo thành công nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng châu Âu ) khi được hỏi căn cứ vào đâu mà ông đưa ra ý tưởng xây dựng Liên minh châu Âu ? J.Delors nói ông copy theo mô hình của Liên bang Xô viêt , nơi mà ở đó có 1 nhà nước chung , đồng tiền chung và sức lao động tự do di chuyển . Quả thực sau bao nhiêu nỗ lực , hỗ trợ nhưng Liên minh châu Âu dường như vẫn còn lỏng lẻo hơn mô hình Liên xô trước kia rất nhiều .
  Sự tồn tại và vững mạnh của Liên xô luôn là “cái gai” trong nhãn quan của 1 số nước ( trong đó có Hoa kỳ ) . Và dĩ nhiên sự sụp đổ của Liên bang Xô viêt cũng làm cho 1 số người nuối tiếc và hoài niệm .
   Những chuẩn mực của xã hội dân sự ở Hoa kỳ và các nước phương Tây là những chuẩn mực của thế giới văn minh . Điều đó không có gì phải bàn cãi và ngụy biện . 
  Khi Hoa kỳ muốn đặt chân và kiểm soát 1 vùng lãnh thổ nào đó trên thế giới , lý do được đưa ra bao giờ cũng là đem lại tự do , dân chủ cho dân chúng ở khu vực đó . Trên thực tế không hẳn như họ vẫn rêu rao . Chính trị là những thủ đoạn để giành và đạt được quyền lực cho mình . Iraq với Saddam Hussein là 1 minh chứng . Lấy lý do loại trừ vũ khí giết người hàng loạt mà Saddam Husein đang có , Mỹ chủ xướng và lôi kéo các đồng minh vào cuộc tấn công Iraq . Ngay cả sau khi Saddam đã bị treo cổ , vũ khí giết người hàng loạt ở Iraq vẫn không được Mỹ công bố vì không tìm thấy !
  Việc cơ quan an ninh Hoa kỳ nghe lén điện thoại của nguyên thủ các nước đồng minh thực chất cũng chính là vì quyền lợi của nước Mỹ .
  Không và sẽ không bao giờ có thế giới đại đồng - mọi người đều bình đẳng và quyền lợi dân tộc bị triệt tiêu , như những người cộng sản luôn mơ tưởng và khẳng định . Con người là 1 thực thể của 2 mặt tốt xấu đúng như thuyết Âm – Dương .
   Mỹ và các đồng minh NATO đang nỗ lực triển khai lực lượng với mục tiêu bao vây và làm suy yếu Nga . Đó là 1 thực tế.
  Nguyên nhân nội tại trong lòng quốc gia Ucraina là :
   Lịch sử , sự pha trộn đã tạo nên tính cách hơi khó lý giải về dân tộc và con người Ucraina . Trải qua 4 đời Tổng thống : Kravchuk , Kuchma , Yushenko rồi Yanukovich , không ai để lại dấu ấn nào xứng với cái danh mà mình đã mang . Dấu ấn chung trong 22 năm qua của 4 nhiệm kỳ Tổng thống đó là sự chia rẽ và tranh giành quyền lực . Đúng như J.Matlock đã nhận định : Ucraina chưa có 1 dân tộc đúng nghĩa .
   Trên thế giới chắc không có mối quan hệ nào tương tự như của Nga với Ucraina và Belorussia . Các cơ quan điều tra và thống kê chắc cũng khó có thể có con số chính xác về mối quan hệ gia đình , huyết thống đan chéo trong 3 quốc gia này . Trong lúc ở Ucraina xảy ra những biến cố , rất nhiều người ở Nga và Belorussia nín thở và mất ăn mất ngủ lo cho số phận người thân của mình , những người đang định cư tại đó. 
  Thật trớ trêu , tại Ucraina lại đang tồn tại và lan tràn làn sóng bài Nga , bài ngôn ngữ Nga . Ngay sau khi “cướp” được chính quyền , nhóm Maidan đã chủ trương đề cao ngôn ngữ Ucraina và loại bỏ tính chính danh của tiếng Nga . Chỉ khi vấp phải làn sóng chỉ trích ngay cả từ phương Tây , Tổng thống tạm quyền kiêm Chủ tịch Rada – Turchinov mới rút lại chủ trương này . Cùng với đó nhóm quá khích dân tộc chủ nghĩa mà tiên phong trong việc này là phong trào “Pravyi Sektor” ( tạm dịch là Cánh tả ) trực tiếp tiến hành gây hấn với những ai nói tiếng Nga . Hai trong số các nhân vật quan trọng nhất của  “Pravyi Sektor” là Dmitri Yarosh và Alexandr Muzychko đều đang bị cơ quan điều tra LB Nga phát lệnh truy nã toàn cầu . Yarosh ( thủ lĩnh của “ Pravyi Sektor” ) mới đây viết lên trang cá nhân Vkontakte kêu gọi trùm khủng bố người Chechnya – Doka Umarov giúp đỡ để chống lại nước Nga , còn chính A.Muzychko thì năm 1994 trực tiếp tham gia trong đội quân của nhóm khủng bố Chechnia do S.Bashaev cầm đầu . Yarosh tuyên bố sẽ tham gia ứng cử   Tổng thống Ucraina trong năm nay . Đã có các chứng cứ cho thấy sự hiện diện của các chuyên gia quân sự của các công ty tổ chức đánh thuê ( Mỹ ) sang huấn luyện quân sự cho các binh sỹ  “ Pravyi Sektor” . Người ta đang nghi vấn có sự tiếp tay và tài trợ của 1 số tài phiệt Ucraina . Điển hình là tỷ phú , ông chủ đội bóng đá Sakhtyor – Sergey Taruta , ngay sau khi “cướp” được chính quyền , từ Kiev đã chỉ định Taruta làm tỉnh trưởng Donetsk mặc dù phần lớn dân địa phương ( là người gốc Nga ) phản đối quyết liệt . 
   Khi cần đạt được mục đích của mình , các phe phái chính trị ở Ucraina chấp nhận liên kết với nhau để chống lại Nga và lật đổ Yanukovich . Mỹ và phương Tây cũng vậy . Trong thời gian diễn ra biểu tình ở Maidan , các đại diện của Hoa kỳ và EU thường xuyên xuất hiện và sự có mặt của họ không hề làm hạ nhiệt căng thẳng mà ngược lại. Sự rò rỉ cuộc nói chuyện qua điện thoại của ngoại trưởng Estonia - Urmas Paet và đại diện đối ngoại của EU - Catherine Ashton đã minh chứng cho điều đó . Tính chính danh của các phe phái tham gia biểu tình cũng có những nghi vấn . Nhất là các phần tử quá khích của “ Pravyi Sektor” , nếu đàng hoàng tại sao lại phải bịt kín mặt như những phần tử khủng bố và nếu thực sự vì dân chủ thì tại sao lại phải đeo dải băng có hình quốc xã ở tay ?
 Thời gian cuối , trước khi bị lật đổ , Yanukovich dường như đã bất lực . Mặc dù diễn biến ở Ucraina được so sánh với Mùa xuân Ả rập , nhưng theo các chuyên gia có điểm khác căn bản , đó là tại Ai cập quân đội vẫn thể hiện được sức mạnh và gây được sức ép còn ở Ucraina các lực lượng vũ trang đều đã “buông súng” 
   Matxcơva và V.Putin lo lắng cho sự an toàn của những người gốc Nga ở Ucraina nói chung và ở Crym là hoàn toàn có cơ sở . Các phần tử quá khích tấn công người Nga đang sinh sống ở Ucraina ngày càng phổ biến . Khi được BBC phỏng vấn , đại diện của nhóm dân tộc chủ nghĩa đã công khai bày tỏ quan điểm rằng đất nước Ucraina là của người Ucraina . Nếu Nga không sớm ra tay để giữ và làm chủ Crym thì không biết sự thể sẽ bi đát đến nhường nào ? Và liệu dân Nga có để cho Putin yên ? 
  Không phải vì Putin độc tài đến mức lôi kéo được gần như 100% các đảng phái trong Duma quốc gia ủng hộ quyết định kéo quân vào Crym . Đơn giản là bởi sự rối ren mất kiểm soát ở Ucraina và sự tiếp tay quá lộ liễu của phương Tây đã làm cho cả dân tộc Nga tự ái . Lịch sử đã từng chứng kiến những lần như vậy không chỉ với đất nước Nga mà cả các dân tộc khác trong đó có Việt nam ( chứ không phải bởi tài lãnh đạo như Đảng CS vẫn rêu rao ) , khi lòng tự tôn dân tộc bị động chạm thì sức dân lúc đó sẽ trào dâng hơn nước vỡ bờ ! . Tối 07.03 tại Quảng trường Đỏ , buổi ca nhạc ủng hộ Crym với 65 ngàn người tự nguyện tham gia là 1 thí dụ cụ thể cho nhận định này.
   Mỹ kết tội Matxcơva lấy lý do bảo vệ người Nga là ngụy biện và tự tạo ra lý do không có thật . Nhưng sau khi Yanukovich ký thỏa ước với các phe phái đối lập với sự chứng kiến của ngoại trưởng Pháp , Đức , Ba lan và đại diện về nhân quyền của Nga , chấp nhận “đầu hàng” đồng ý tổ chức bầu cử Tổng thống và quốc hội trong năm nay ( trước thời hạn ) và sửa đổi Hiến pháp . Yanukovich vừa dời Kiev đi Kharkov thì các lực lượng đối lập đã tổ chức “cướp” chính quyền . Và Mỹ dựa vào đó để biện minh rằng vì Yanukovich đã bỏ trốn nên các lực lượng đối lập mới nắm quyền. Vậy liệu đó có phải cũng là sự tưởng tượng của Mỹ và đồng minh ? Và vì vậy Matxcơva cho rằng đã bị phương Tây ( chứ không phải là Ucraina ) lừa ?
   Bài học nào được rút ra từ cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Ucraina ?
    Trong lúc người dân ở Ucraina đang gần như mất phương hướng , ngân khố Ucraina trống rỗng , hơn 13 triệu hưu trí chưa nhận được lương hưu ... thì các phương tiện thông tin chính thống cũng như không chính thống hầu hết chỉ tập trung vào phân tích và bình luận về quan hệ giữa Nga và phương Tây  . Điều đó cho thấy các siêu cường sẽ luôn và mãi chỉ vì lợi ích của chính họ . Và Ucraina cũng chỉ là con bài để họ sử dụng . Chỉ vì cái bắt tay giữa Nixon và Mao Trạch Đông năm 1972 mà Việt nam phải gánh chịu hậu quả nặng nề là 1 ví dụ để đời . Chúng ta , những người đến từ xứ xở “thấp cổ bé họng” , thay vì hào hứng “nghiêng ngả” dự đoán kết quả THẮNG-THUA giữa Nga và phương Tây nên chăng hãy lo cho số phận của mỗi người dân Ucraina để từ đó rút ra kinh nghiệm và tìm ra định hướng khả dĩ cho chính mính ?
  Ucraina mặc dù có diện tích lãnh thổ lớn thứ 2 ở châu Âu ( chỉ sau Nga ) , nhưng vẫn còn nghèo và lại là hàng xóm với nước Nga “giàu ngầm” đôi khi như kẻ say rượu “biêng biêng” , lại ít nhiều có những mối quan hệ “cận huyết” ( ngoài ngôn ngữ như đã nêu ở trên , tôn giáo Xlavơ chính thống cũng gần như ngự trị ở Ucraina ) . Vì thế cùng với sự nỗ lực vực dậy nền kinh tế để cải thiện đời sống cho mỗi người dân thì sự ổn định về chính trị cũng tối quan trọng . Và trong quan hệ quốc tế , các thế hệ lãnh đạo của Ucraina nên và rất cần biết câu ngạn ngữ của Việt nam - “bán anh em xa , mua láng giềng gần” . Bài học của Gruzia là 1 dẫn chứng sinh động . Gruzia là 1 nước nhỏ hơn Ucraina nhiều . Cũng là hàng xóm với Nga , nhưng ít có những nét đặc thù hơn so với Ucraina . Mặc dù có nhiều lợi thế hơn hẳn Ucraina , Tổng thống Sakashvili lại được phương Tây “chống lưng” gần như vô điều kiện . Vậy mà sau gần 10 năm tại vị , cũng phải ra đi trong thất vọng . Nội các mới của Gruzia đang chủ trương sưởi ấm lại quan hệ với nước Nga .
  Đó là những gì có liên quan đến đối ngoại . Còn về đối nội , chừng nào Ucraina chưa thiết lập được thể chế mà ở đó mọi chính Đảng phải đặt lợi ích của đất nước lên thành lợi ích tối thượng thì khi đó sự đấu đá tranh giành sẽ vẫn còn diễn ra như hiện nay. Đúng như J.Matlock đã viết – đất nước Ucraina đang rất cần 1 thủ lĩnh thực sự . Và cũng theo J.Matlock , Ucraina có thể xích lại  với phương Tây để hợp tác làm ăn , thúc đẩy kinh tế phát triển nhưng  phải gửi tới Matxcơva thông điệp rằng Kiev không có ý định mở đường cho NATO đến Ucraina . Dùng NATO để “thọc sườn” nước Nga thì chính Ucraina sẽ luôn bất ổn . 
   Tốt nghiệp khoa Luật trường Đại học tổng hợp Sankt Peterburg , từ 1 sỹ quan tình báo KGB thạo tiếng Đức , làm trợ lý đối ngoại cho thị trưởng S Peterburg , V.Putin được A.Chubai tiến cử vào nội các của Chính phủ Nga thời B.Eltsin làm Tổng thống . Người ta vẫn nói , công lao đáng kể nhất mà Eltsin đã đóng góp cho nước Nga là nhìn thấy và tiến cử Putin là người kế vị . Điều đó là chính xác . Bởi vì , thời Eltsin làm Tổng thống , tình hình nước Nga cực kỳ rối ren , bất ổn . Các chủ trương , chính sách khi đưa ra quốc hội thảo luận rất khó tìm được sự đồng thuận . Nhất là vùng Kavkaz và đặc biệt là tại Chechnia mâu thuẫn sắc tộc , những thù hằn do lịch sử để lại luôn bùng phát . Khủng bố xảy ra liên miên . Từ khi lên nhậm chức đến nay , dù vẫn còn rất nhiều tệ nạn , nhiều vấn đề cần phải giải quyết nhưng Putin đã làm được 2 việc lớn rất căn bản . Đó là có 1 chính Đảng ( nước Nga thống nhất ) có đủ tiếng nói đa số trong quốc hội và dùng người Chechnia bản xứ để điều hành nước cộng hòa Chechnia . Vì vậy nước Nga thời Putin khác hẳn nước Nga thời Eltsin . Riêng về các chính sách đối ngoại của Putin , hầu hết đều đề cao được vị thế siêu cường của nước Nga . Rất nhiều người Nga , qua sự kiện Crym đều nói , may mà có Putin mà người gốc Nga và nói tiếng Nga đang sinh sống ở Ucraina mới được bảo vệ . Và có lẽ cũng chính vì thế mà khi quân đội Nga tràn vào Crym lại được người dân trên khắp nước Nga ủng hộ mạnh mẽ đến thế ?
  Putin là để cho nước Nga . Những việc Putin đã làm thể hiện tính cách của con người này . Putin cũng rất thực dụng . Nếu vị thế và quyền lợi nước Nga bị đụng chạm , chắc chắn Putin sẽ hành động . Lãnh đạo Việt nam không nên ảo tưởng vì quá khứ hão huyền khi nghĩ rằng nước Nga là người anh em truyền thống và gần gũi . 
  Mỗi quốc gia , nhất là các cường quốc nếu muốn duy trì được vị thế của mình thì tất yếu phải có những thủ lĩnh tương xứng . Họ có thể bị các nước khác chê trách , thậm chí chửi rủa nhưng tại quê hương mình họ được dân chúng ngợi ca . Ví dụ như Đặng Tiểu Bình , nhân dân Việt nam sẽ còn muôn đời chửi rủa vì sự xâm lăng của Trung quốc nhưng lịch sử Trung hoa lại ghi nhận Đặng là 1 trong những vĩ nhân của đất nước này .
  Nhóm lãnh đạo Maidan của Ucraina nếu quay lưng với Nga để theo hẳn phương Tây thì buộc phải chấp nhận luật chơi của họ và đây sẽ là cái giá rất đắt . Các tỉnh phía Đông của Ucraina với đa số dân là người gốc Nga . Đây lại là các tỉnh giàu hơn các khu vực khác . Liệu thời gian tới phương Tây có giúp được Ucraina bình yên ? Dường như điều này là không thể vì quá sức đối với Mỹ và phương Tây !
   Các nước nghèo như Việt nam nếu không nhanh chóng bứt phá để tạo cho mình vị thế trên trường quốc tế thì rất dễ bị các đối thủ lớn “buôn” tính mạng mình trên lưng mình , kiểu như Nga và Mỹ cùng các nước phương Tây đang đem tính mạng của đất nước Ucraina ra để mặc cả với nhau .
           “Cách mạng” Cam không được coi là 1 cuộc cách mạng đúng nghĩa bởi vì mặc dù nó tạo ra sự thay đổi nhưng không làm cho đất nước Ucraina tốt hơn lên
Phạm Huy Hoàng 
  (Quê Choa)

Giáo xứ Cồn Dầu sắp bị xóa sổ

Người dân trong một lần tập trung khiếu kiện về đất đai.
Giáo xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng, hiện chỉ còn lại khỏang 100 hộ, xem chừng như sắp sửa bị “xóa sổ” theo biên bản của một phiên họp hồi tuần rồi giữa quan chức Đà Nẵng và đại diện của dân oan Cồn Dầu.
Hôm mùng 7 tháng Ba vừa rồi, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến chủ trì buổi họp bao gồm 16 quan chức hàng đầu các ban ngành địa phương và 12 đại diện cho khỏang 100 hộ giáo dân còn ở lại Giáo Xứ Cồn Dầu.
Đúc kết phiên họp, phía quan chức khẳng định, đại ý, rằng việc thu hồi đất của các hộ còn lại này để gọi là triển khai dự án khu đô thị sinh thái Hòa Xuân được thực hiện theo “đúng quy hoạch”, “đúng quy định của pháp luật”; cho rằng yêu cầu của giáo dân được tái định cư tại nơi giải tỏa là “không có cơ sở giải quyết”; và đề nghị “các hộ phải bàn giao mặt bằng trước ngày 15 tháng Tư năm 2014” này.
Nhưng hầu như tất cả đại diện phía giáo dân vừa nói “không đồng ý với sự giải quyết”, “không đồng ý buổi họp”, hay “chưa thỏa đáng”.




Tôi bức xúc lắm. Bởi vì gia đình tôi hiện có mẹ già, 3 con thì còn quá nhỏ. Cho nên tôi không biết gia đình sẽ ở đâu!

- Anh Trần Nhất Huy
Theo kế họach của giới cầm quyền thì trước mắt, họ cưỡng chế  3 gia đình vào thứ Ba ngày 11 tháng này. Gia đình giáo dân Trần Nhất Huy thuộc trong 3 hộ ấy. Anh Huy lên tiếng:
Tôi bức xúc lắm. Bởi vì gia đình tôi hiện có mẹ già, 3 con thì còn quá nhỏ. Cho nên tôi không biết gia đình sẽ ở đâu! Tôi nói thiệt chớ gia đình rất bức xúc trong tình cảnh một mẹ già và 3 đứa con thơ !
Giáo dân Ngô Thị Liên, từng là nạn nhân của hai lần bị cưỡng chế, cho biết:
Giáo dân hiện rất lo sợ. Còn khỏang 100 hộ ở lại Giáo xứ Cồn Dầu. Nhưng giờ chính quyền quyết liệt bắt đầu lại cưỡng chế, mà trước mắt là 3 gia đình, vào thứ Ba 11 tháng Ba này. Nhưng mình chẳng làm chi được. Mọi việc đều do bên chính quyền hết trơn. Giáo dân đi tới TP thì chính quyền cũng không giải quyết. Rồi bây giờ TP Đà nẵng lại ra quyết định cưỡng chế toàn bộ giáo dân vốn đang bám trụ ở Giáo xứ Cồn Dầu. Bây giờ giáo dân đang hoang mang, không biết sẽ đi đâu !
Khi đề cập tới hành động tiếp tục cưỡng chế của giới cầm quyền, một giáo dân khác lưu ý:
Giáo dân chấp nhận bị cưỡng chế chứ họ không chịu đi. Trước đây, cấp phường với quận cưỡng chế, còn bây giờ có thêm TP nhúng tay vào cuộc cưỡng chế này.
Nguyện vọng của giáo dân
Nói chung, số giáo dân hiện còn lại ở Giáo Xứ Cồn Dầu mơ ước chính quyền giải quyết cho họ được ở lại gần Nhà Thờ. Họ cho biết là “bức xúc lắm”, bởi vì nếu như đi thì giáo dân đã đi rồi. Cho đến bây giờ, giáo dân nghĩ rằng đất của tổ tiên, ông bà để lại cho họ lâu nay rồi, nên họ mong được tiếp tục ở lại trên đất của cha, ông. Nhưng nhà nước không chấp nhận và “lúc nào cũng cưỡng chế”. Giáo dân Ngô Thị Liên bày tỏ nỗi niềm này:
Nguyện vọng giáo dân chúng tôi muốn được tiếp tục ở bên cạnh Nhà Thờ, ở trên mảnh đất của mình do ông bà để lại. Đất của mình mà họ kêu bán cho người khác, để người khác được ở mà giáo dân thì không được ở. Giáo dân muốn ở lại quê hương, trên đất của mình, bên cạnh Nhà Thờ để sớm hôm đi lễ, nguyện cầu. Nguyện vọng chừng đó thôi mà cũng không được. Chính quyền đang ra sức cưỡng chế, mà trước mặt là 3 gia đình. Và trong tháng Tư này, họ nói số còn lại phải “trả mặt bằng”, phải giao mặt bằng cho họ, nếu không, họ sẽ cưỡng chế tòan bộ.
Chị Ngô Thị Liên vừa tâm sự đó có lẽ là một trong số giáo dân lâm cảnh oan khuất nhất vì gia đình chị bị cưỡng chế tới hai lần trong khi người chồng thương yêu cũng vừa qua đời. Chị Liên than rằng




Giáo dân chấp nhận bị cưỡng chế chứ họ không chịu đi. Trước đây, cấp phường với quận cưỡng chế, còn bây giờ có thêm TP nhúng tay vào cuộc cưỡng chế này.

- Một giáo dân"
Chính gia đình tôi, chồng tôi vừa mới qua đời mấy ngày. Tôi rất bức xúc. Ảnh cứ lo âu là không có nhà có cửa. Rồi gia đình chúng tôi, sau khi nhà bị cưỡng chế, đang thuê được nhà trong xóm thì họ vô cưỡng chế tiếp. Mình con cái rồi không nhà không cửa. Chồng tôi lo nghĩ quá rồi bị lên máu, bị xuất huyết não. Chứ ảnh thì không có bệnh họan chi hết. Tôi rất là bức xúc, chẳng biết nói làm sao hết. Hiện mẹ con tôi đang bơ vơ đây ! Lỡ mà mai mốt họ lại cưỡng chế nữa thì tôi không còn đường nào mà chạy nữa (khóc) !
Phản ứng trước cảnh nhiễu nhương như vậy, một giáo dân Cồn Dầu không dằn được cơn tức giận:
Hành động này là quá gian ác, tàn bạo. Không phải chỉ chính quyền Đà Nẵng, mà hầu như toàn thể bộ máy chính quyền độc đảng VN quyết làm việc gì là họ không còn nghĩ đến lương tâm nữa. Muốn làm việc gì thì họ làm cho bằng được, bằng mọi giá. Họ muốn nói thế nào là họ nói. Bây giờ TQ đã chiếm Hòang Sa, nhưng mình lên tiếng thì họ bắt nhốt. Bởi vì, mình nghĩ, chính quyền này quá tàn bạo…
Từ cuối năm 2013, dân oan Cồn Dầu đã 3 lần ra Hà Nội để khiếu kiện, mỗi lần đều được chính quyền trung ương cấp giấy đề nghị chính quyền địa phương “giải quyết thỏa đáng” cho yêu cầu tái định cư của giáo dân. Nhưng các quan chức địa phương cố tình “đổ qua đổ lại”, “đùn đẩy cho nhau” để rồi không bao giờ giải quyết cho nguyện vọng chính đáng của dân oan. Và cho đến hôm nay, giới cầm quyền Đà Nẵng mới chính thức tuyên bố không giải quyết theo yêu cầu của giáo dân Cồn Dầu.
Từ North Carolina, Hoa Kỳ, ông Trần Thanh Tùng, đại diện Giáo dân Côn Dầu Hải ngọai, cho biết vào đầu tuần tới, dân oan Cồn Dầu sẽ ra Hà Nội để khiếu kiện và cung cấp những giấy tờ văn bản rõ ràng của chính quyền Đà Nẵng, qua đó cho thấy giấy tờ dự án khu sinh thái Hòa Xuân trình lên chính quyền trung ương chỉ có 110 hecta, vậy 300 hecta còn lại là dự án 'chui' để các quan chức địa phương “chia chác nhau”.
Thanh Quang,
phóng viên RFA

Vài mẩu tin về nhà văn Phạm Viết Đào

Chiều nay (10/3), tôi có gọi điện cho cháu Yến, vợ nhà văn Phạm Viết Đào.
- Cháu đã nhận được những giấy tờ gì từ tòa án hay từ các cơ quan chức năng, như giấy mời hay giấy triệu tập gì đó để đến tòa dự phiên xử án chưa?
- Dạ, thưa chú, cháu chưa nhận được giấy tờ gì cả. Nhưng chú ạ, cháu đã gửi đơn đến tòa án để xin cho người nhà và bạn bè anh Đào được đến dự phiên tòa.
- Ai bảo cháu phải viết đơn xin?
- Là cháu tự nghĩ ra như thế! Cháu cũng biết là tòa xử công khai nhưng mình cứ xin, may ra họ cho một số người thân được vào dự!

- Nếu được tòa cho vào thì người nhà mình những ai sẽ đến dự?
- Chú ạ, hiện tại thì cháu nghĩ là cũng chỉ có 3 mẹ con cháu thôi!
Tôi cũng nghĩ,hoàn cảnh Đào, bố mẹ già trên 80 tuổi, còn đâu sức lực để ra tận Hà Nội mà chứng kiến việc người ta xử án con mình ! Đào có 2 người em trai, một đứa đã tử trận trong “chiến tranh bài học” ở biên giới phía bắc. Cái chết của cậu con trai này đã vắt kiệt sức khỏe của 2 ông bà già và cũng là nỗi đau không thể nguôi quên trong gia đình nên các bài viết của Đào thường xoay quanh câu chuyện biên giới phía bắc khi câu chuyện này đang bị người đời dần dà lãng quên theo năm tháng. Có lúc tôi tự hỏi, những bài viết bị ám ảnh từ nỗi đau của sự lãng quên đó đã làm nên tội trạng của Phạm Viết Đào chăng?
Đào còn một người em nữa tên là Phạm Viết Hóa. Hiện tại cậu Hóa đang làm chủ tịch UBNN huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Cậu Hóa là một chủ tịch huyện trẻ, rất năng động, rất được lãnh đạo và nhân dân tin cậy. Gia đình nhà Đào là gia đình rất được Cách mạng ưu ái như người ta thường nói. Em ruột Đào làm chủ tịch huyện, bản thân Đào được cử đi học đại học ở nước ngoài từ thuở việc đề bạt vả xét người qua lý lịch còn rất thịnh vượng ở giải đất này. Tôi bảo cháu Yến :
- Nếu Hóa do bận việc không ra Hà Nội được, cháu hãy thông cảm nhé! Chú không nói Đào có tội nhưng chú mong nhà nước Việt Nam làm được như nói là ai có tội thì người ấy chịu, không “dầu loang” lấm dính sang người khác!
- Dạ, cháu hiểu.
- Trong trường hợp có giấy mời người nhà của tòa án, nếu cháu bằng lòng, thì gọi điện cho chú, chú sẽ đến tham dự phiên tòa này.
- Cháu cám ơn chú và nếu có giấy thì mẹ con cháu rất mong chú đến
- Cháu cũng chưa nghe nói gì đến bản cáo trạng về án của Đào à?
- Dạ không ạ!
- Cháu có nhờ luật sư bào chữa cho Đào trong vụ án này không?
- Cháu có nhờ một người luật sư. Nhưng khi luật sư vào gặp anh Đào thì anh Đào cám ơn luật sư và nói rằng anh sẽ tự bào chữa cho mình ở cấp sơ thẩm. Nếu ở cấp sơ thẩm anh phải nhận bản án bất công thì anh sẽ nhờ luật sư bào chữa cho mình ở cấp phúc thẩm.
- Sức khỏe Đào thế nào? Đào có nói gì với người luật sư về bản án sắp xử không?
- Sức khỏe anh Đào cũng không sa sút lắm chú ạ! Cháu không nghe người luật sư nói gì về việc chú hỏi. Nhưng trước đây, hồi mồng 2/9, cháu có nghe tin là người ta sẽ thả anh Đào. Nhưng sau đó cháu lại nghe nói là trong cấp cao có người không nhất trí việc tha bổng anh Đào. Tin đó cũng có vẻ đáng tin cậy đấy chú ạ!
- Cháu ạ, chú nghĩ là tòa án khó lòng mà tuyên Đào vô tội nhưng ở thời điểm này, chú cho rằng, xử án Đào quá nặng thì chẳng ích lợi gì cả trong việc đối nội lẫn đối ngoại. Tội của Đào liên quan đến các bài viết về chiến tranh nhạy cảm, nhưng cái nhạy cảm đó cũng không vượt ra ngoài ý kiến chỉ đạo rất nhạy cảm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu vừa rồi, và hơn nữa, các bài viết của Đào cũng chỉ gói gọn trong các vấn để mà Hội nghiên cứu lịch sử vừa mới đăt ra trong hội thảo hôm qua. Cháu hãy yên tâm, chú nghĩ là không có án nặng cho Đào đâu!
- Dạ!
Sau cuộc điện thoại, tôi có chút lo lắng.
Vợ Đào không có lương nhà nước, các con của Đào đang học đại học. Cả nhà trông cậy vào tiền lương của Đào…
Tự nhiên tôi nghĩ, Bộ LĐTBXH tất cả các nước trên thế giới rất nên có chính sách bất khả xâm phạm đối với tiền lương của ngưởi về hưu, vì lương hưu là đồng tiền trích lại từ tiền lương hàng tháng của người lao động. Nghĩ vậy đúng chăng?
Vinh 10/3/2014
Nhà thơ Thạch Quỳ
(Quê choa)

Việt Nam năm 2014: Dự báo những diễn biến chủ lưu


Những động thái nội bộ

Ngược lại năm 2013, Việt Nam năm 2014 sẽ mang đặc trưng biểu hiện đối nội nổi bật hơn so với hoạt động đối ngoại. Hoạt động đối nội như vậy có thể khá đặc sắc và có tính tranh đấu. Nếu vào năm 2013, hoạt động đối ngoại diễn ra rộng khắp với Trung Quốc, Nga, Pháp và Mỹ, thì năm 2014 có thể được xem là năm khởi động cho “chiến dịch hai năm” sắp xếp các vị trí của đại hội đảng lần thứ 12 vào năm 2016. Tuy nhiên, thời gian chuẩn bị nhân sự không còn nhiều, có thể đến giữa năm 2015 phải cơ bản hoàn thành phương án bố trí các chức vụ chủ chốt trong Bộ Chính trị. Do vậy có thể xem đây là cuộc chạy đua mang tính nước rút. Một trong những tín hiệu rõ rệt cho cuộc vận động này là thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với hàm ý “đổi mới thể chế”. Một tín hiệu khác còn rõ rệt hơn về không khí tranh đấu nội tình sẽ khá đậm đặc trong năm 2014 là lời khai đặc biệt “bất ngờ” của cựu quan chức Vinalines Dương Chí Dũng về một thứ trưởng Bộ Công an đã “làm lộ bí mật công tác”. Và hai tín hiệu này chỉ cách nhau đúng một tuần.

Những nhân sự cao cấp trong Bộ Chính trị trong đại hội 12 sẽ phụ thuộc cơ bản vào ba tiêu chí: mức độ ảnh hưởng mà họ tạo ra trong nội bộ đảng, ảnh hưởng của họ đối với khối trí thức và dân chúng, và cuối cùng là dấn ấn của họ trong quan hệ đối ngoại. Trong đó, ảnh hưởng trong nội bộ đảng là yếu tố quyết định, kế đến là ảnh hưởng trong dân chúng.

Một đặc thù khác ngày càng lộ diện rõ hơn và đáng được quan tâm là sẽ gia tăng khuynh hướng tản quyền và tự trị tại một số chính quyền địa phương, đồng thời “tự chuyển hóa” hơn nữa bằng quá trình tiết giảm vai trò lãnh đạo và chỉ đạo của đảng. Khuynh hướng này sẽ càng rõ nét theo quy luật ly tâm chính trị vào những năm tới, khi bối cảnh và tình thế chính trường trở nên phức tạp hơn hẳn hiện thời.

Năm 2014 cũng sẽ xác nhận những tác động theo chiều sâu của vấn đề Campuchia đối với chính trường và xã hội Việt Nam. Sau sự kiện năm 1979, có thể xem đây là lần thứ hai mối nguy cơ Campuchia phát lộ, do khả năng đất nước này có thể rơi vào tình trạng hỗn loạn về chính trị và xã hội bởi cuộc tranh giành được đẩy lên thế tương đối cân bằng và khó dung hòa giữa đảng cầm quyền của Thủ tướng Hun Sen với đảng đối lập của ông Sam Rainsy. Tình hình này có thể dẫn tới khả năng đảng cầm quyền không còn trụ vững và có thể bị thay đổi hoặc bị thay thế vai trò trong 3-4 năm tới, thậm chí sớm hơn, dẫn đến khả năng sức ép chính trị và cả quân sự sẽ gia tăng lên khu vực biên giới Tây Nam của Việt Nam, đồng thời gây nên hiệu ứng phân hóa hơn nữa đối với nền chính trị Việt Nam.

Những đối sách về nhân quyền

Liên quan đến việc tạo dựng hình ảnh đối với dân chúng, những câu chuyện bề nổi mà giới lãnh đạo nhắm tới vẫn chủ yếu là những nội dung then chốt thuộc điều 69 của Hiến pháp năm 1992 hay điều 25 của Hiến pháp năm 2013 về các quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do biểu tình và có thể cả quyền được trưng cầu dân ý.

Vì thế trong năm 2014, có khả năng Quốc hội sẽ được tác động ở mức độ nhất định để ban hành Luật Tiếp cận thông tin, Luật Lập hội và có thể cả Luật Biểu tình. Cả ba đạo luật này đều mặc nhiên xuất phát từ nhu cầu và cũng là xu thế đương nhiên của xã hội công dân, đồng thời là một trong những điều kiện của khối phương Tây trong mối quan hệ thương mại đa phương với Việt Nam. Một chi tiết đáng chú ý là thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập “người dân có quyền làm những gì mà pháp luật không cấm”.

Cũng nhằm thỏa mãn nhiều hơn yêu cầu của người dân và đòi hỏi của cộng đồng quốc tế, giới chính khách trong nước nhiều khả năng sẽ thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia trong năm 2014. Cơ quan này có thể tồn tại dưới hình thức Hội đồng Nhân quyền quốc gia hoặc như một ủy ban nhân quyền quốc gia trực thuộc chính phủ, thay thế cho ban chỉ đạo nhân quyền quốc gia trước đây. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều dấu hiệu hứa hẹn cho việc cơ quan nhân quyền quốc gia này sẽ nhận thức và hành động cân bằng giữa nhiệm vụ “phòng, chống các thế lực lợi dụng nhân quyền” với việc quan tâm thực chất đến quyền con người của dân chúng.

Một thỏa hiệp khác của Nhà nước Việt Nam với phương Tây là sẽ dần thừa nhận vai trò và dần chấp nhận sự tồn tại và vận động của xã hội dân sự ở Việt Nam, và thái độ này sẽ thể hiện rõ nét hơn trong năm 2014. Tình hình này dẫn đến việc năm 2014 sẽ xuất hiện nhiều tổ chức dân sự hơn năm 2013. Nếu chỉ xét đến các tổ chức dân sự theo đường hướng xã hội - chính trị, số tổ chức hình thành trong năm 2014 có thể gấp đôi năm 2013. Tuy nhiên, điều đáng quan ngại là một số trong đó hoạt động thiếu tính thực chất.

Trong bối cảnh xã hội dân sự bắt đầu được thừa nhận, hoạt động truyền thông xã hội (còn gọi là “lề trái”) sẽ được “hợp thức hóa” và sẽ gia tăng về số lượng, trong khi cơ chế cản trở bằng bức tường lửa trên mạng Internet sẽ giảm bớt.

Năm 2014 cũng có thể chứng kiến một số biểu hiện giao lưu, kết nối kín đáo giữa báo chí “lề phải” với truyền thông “lề trái” về quan điểm và mối tương tác trong một số vụ việc nhạy cảm của xã hội, kinh tế. Theo đó, hiện tượng nhà báo, phóng viên “lề phải” trực tiếp hoặc gián tiếp gia nhập hoạt động truyền thông “lề trái” sẽ gia tăng về số lượng, cung cấp thêm cho “lề trái” một lực lượng nhỏ cây viết chuyên nghiệp. Hiện tượng này sẽ diễn ra bất chấp sự ngăn cản và cấm đoán của hệ thống tuyên giáo.

Trong xu thế hé dần cửa đối ngoại, chủ đề hòa hợp hòa giải dân tộc sẽ một lần nữa được nêu lại, sau hai lần chỉ mang tính hình thức sau Hiệp định song phương Việt - Mỹ (2001) - thể hiện bằng nghị quyết 36 của Bộ Chính trị, và sau thời điểm năm 2006 khi Việt Nam được chấp nhận tham gia vào WTO. Năm 2014 có thể là giai đoạn khởi đầu cho việc Nhà nước Việt Nam xem xét lại chế độ xuất cảnh đối với một số nhân vật bất đồng chính kiến theo đường lối ôn hòa, cũng như cơ chế nhập cảnh cho một số nhân vật người Việt hải ngoại không đến mức bị coi là “chống phá nhà nước”.

Cùng với khả năng tăng tiến lộ trình tham gia vào TPP, chính quyền có thể tiến hành trả tự do có điều kiện cho một ít nhân vật bất đồng chính kiến, trong đó có Lê Quốc Quân, Phạm Viết Đào.

Tình hình trên cũng có thể dẫn đến chủ trương chính quyền tạm thời không thi hành biện pháp bắt bớ giới bất đồng chính kiến, nhưng thay vào đó sẽ tiếp tục tăng cường hành động gây khó khăn cản trở, sách nhiễu đối với giới này. Đặc biệt tại một số địa phương, những nhóm dân chủ hoạt động công khai ngoài đường phố sẽ có thể hứng chịu hình ảnh “đấm đá nhân quyền” hoặc những hành vi dưới tầm mức văn hóa của nhân viên công lực.

Xu thế chính trị đối ngoại lẫn đối nội cũng tạo điều kiện cho sự xuất hiện đảng chính trị độc lập và còn có thể xuất hiện đảng chính trị đối lập trong dân chúng, tuy chỉ với quy mô nhỏ.

Đồng thời, hiện tượng thoái - bỏ đảng sẽ lan tỏa rộng hơn và công khai hơn, đặc biệt vào quý cuối của năm 2014 khi nền kinh tế tiếp tục xuống dốc. Cùng với sự xuất hiện của ngày càng nhiều tổ chức hội đoàn độc lập với nhà nước, hiện tượng thoái - bỏ đảng sẽ chính thức trở thành một trào lưu mang tính xu thế vào cuối năm 2014, làm đề dẫn cho một xu thế mạnh mẽ hơn vào những năm sau đó.

Ứng với bối cảnh như thế, Dự luật Nhân quyền Việt Nam (HR 1897) và Dự luật Chế tài nhân quyền Việt Nam nhiều khả năng vẫn chưa được thông qua tại Thượng viện Hoa Kỳ, sau khi HR 1897 đã được thông qua tại Hạ viện vào tháng 8/2013 với số phiếu thuận gần như tuyệt đối.

Động thái ngả về phương tây

Xu hướng và xu thế thoái - bỏ đảng đương nhiên sẽ tạo thêm một tác động không nhỏ đối với nhận thức, hành vi ứng xử cách biệt và phân hóa trong nội bộ đảng. Với những dấu hiệu manh nha từ năm 2013, xu hướng nhóm chính khách mang quan điểm gần gũi hơn với phương Tây sẽ nổi lên rõ hơn vào năm 2014, dần trở nên cân bằng và có thể còn có phần lấn ảnh hưởng của nhóm chính khách “thân Trung Quốc” ở Hà Nội và tại một số tỉnh thành. Biểu hiện sớm nhất và rõ nhất của sự đối chọi giữa hai xu hướng này là mối giao kết về hợp tác hải quân Việt - Mỹ sẽ gia tăng, trong khi Trung Quốc sẽ lại xúc tiến gây hấn tại biển Đông vào một số thời điểm, trùng với thời gian mà mối quan hệ Việt Nam - phương Tây trở nên “nồng ấm” hơn.

Xu hướng ly khai dần khỏi tâm điểm Bắc Kinh cũng liên quan mật thiết đến chính sách nhập khẩu nguyên, phụ liệu của Việt Nam từ Trung Quốc. Để có thể tham gia đầy đủ vào TPP và được miễn thuế xuất khẩu hàng hóa, Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu là hàng hóa đó phải có xuất xứ từ các nước nội khối TPP, trong khi Trung quốc vẫn chưa phải là thành viên TPP. Do đó, Chính phủ Việt Nam có thể phải tìm nhiều cách để giảm bớt cơ cấu nhập khẩu nguyên, phụ liệu từ Trung Quốc và chuyển đổi vùng nhập khẩu sang các quốc gia khác. Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ đầy thách thức vì trước đó có đến 80-90% nguyên phụ liệu phụ thuộc vào Trung Quốc, và bởi sức ép về chính trị và kinh tế của Trung Quốc đối với Việt Nam là liên tục và sẵn sàng căng thẳng.

Tuy nhiên, với “quyết tâm” tìm phao cứu sinh từ ngoại viện phương Tây, Việt Nam sẽ được chấp thuận tham gia vào TPP trong năm 2014, thậm chí khả năng này có thể xảy ra ngay trong nửa đầu năm 2014. Tuy nhiên, tính hiệu quả của TPP là không thể tức thời, khi thời hiệu áp dụng sớm nhất của hiệp định này là giữa năm 2015 hoặc đầu năm 2016.

Để được chính thức chấp thuận tham gia vào TPP, Nhà nước Việt Nam sẽ chấp nhận một số điều kiện của phương Tây về cho phép hình thành nghiệp đoàn lao động, lập hội và cải cách doanh nghiệp nhà nước (liên quan đến cơ chế giảm dần và tiến đến xóa độc quyền của một số doanh nghiệp như điện lực, xăng dầu…).

Cuối 2014: khởi đầu khủng hoảng kinh tế

Một sự thật không thể chối bỏ là cho dù được chấp thuận bởi TPP, nền kinh tế Việt Nam vẫn quá khó trong năm 2014. Rất nhiều khả năng nền kinh tế này sẽ vận động ngang trong năm 2014 chứ không thể tăng tốc được, và cũng chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy sẽ “thoát đáy”.

Gần như toàn bộ mấu chốt của nan giải kinh tế Việt Nam nằm ở nợ xấu, trong đó ít nhất 70% thuộc về nợ xấu bất động sản. Với những dấu hiệu rõ ràng của nửa cuối năm 2013, gói kích thích 30.000 tỷ đồng dành cho bất động sản coi như đã hoàn thành vai trò lịch sử đậm nghĩa thất bại của nó. Những chính sách hỗ trợ khác như chính sách cho người nước ngoài mua nhà và cho phân lô bán nền cũng sẽ chỉ có tác dụng rất nhỏ. Hệ số tiêu thụ của phân khúc căn hộ cao cấp rất thấp. Hệ số tiêu thụ của căn hộ trung cấp nhỉnh hơn nhưng cũng không hề khả quan. Tồn kho bất động sản, đặc biệt là bất động sản cao cấp sẽ giữ gần như nguyên trạng, trong khi số căn hộ cao cấp và trung cấp cung ứng cho thị trường sẽ càng tăng, tạo nên hiện tượng bội cung ngày càng lớn. Trong khi đó, các thị trường đầu cơ như vàng, chứng khoán đều rất thiếu triển vọng.

Nhìn chung, Ngân hàng nhà nước và các ngành liên quan sẽ không thể xử lý được nợ xấu nói chung và nợ xấu bất động sản nói riêng. Vào giữa năm 2014, công cuộc xử lý này nhiều khả năng sẽ bế tắc hoàn toàn.

Với những dấu hiệu khá rõ ràng về nợ xấu, thực trạng khan hiếm tiền mặt, tình trạng bi đát của hệ thống ngân hàng thương mại vào cuối năm 2013, nhiều khả năng hệ thống ngân hàng bắt đầu bước chân vào giai đoạn đổ vỡ vào nửa cuối năm 2014. Khi đó nền kinh tế cũng bắt đầu thời kỳ đầu tiên lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, khi trước đó đã có 7 năm suy thoái.

Trong bối cảnh đó, lưu thông tiền tệ càng suy thoái, một số kênh kinh doanh trở nên bất động. Tâm lý người dân găm giữ tiền và vàng mà không đưa vào lưu thông trở nên rất phổ biến.

Vào năm 2014, Nhà nước sẽ phải tìm mọi cách huy động vàng trong dân để cứu nguy nền kinh tế, nhưng sứ mệnh này sẽ thất bại do niềm tin tiêu dùng và cả niềm tin chính thể của người dân xuống đến mức thấp chưa từng có. Ngân hàng nhà nước có khả năng sẽ phải bán ngoại tệ dự trữ để thu tiền mặt phục vụ cho ngân sách chi tiêu, nhưng hệ quả không tránh khỏi của sứ mệnh này lại càng làm tăng lạm phát. Theo đó, chỉ số lạm phát năm 2014 có thể “ngoài dự kiến”.

Để giải quyết vấn nạn thiếu tiền mặt, nhiều ngân hàng thương mại sẽ đẩy cao lãi suất tiền gửi như tình trạng tương tự vào nửa cuối năm 2011. Chính sách cho vay giá rẻ cũng vì thế sẽ hầu như phá sản. Một phần lớn doanh nghiệp thiếu vốn sẽ càng khó khăn và tỷ lệ doanh nghiệp phá sản sẽ càng tăng. Trong đó, “cái chết” của doanh nghiệp bất động sản là một hệ quả đặc trưng nhất.

Không thể giải quyết cơ bản hàng tồn kho và cũng không thể thanh toán được nợ vay, năm 2014 sẽ chứng kiến khoảng 30% doanh nghiệp bất động sản phải phá sản. Những năm sau đó sẽ có khoảng 30-40% doanh nghiệp bất động sản tiếp tục phá sản, khiến cho toàn bộ hoạt động kinh doanh nhà đất ở Việt Nam tê liệt và chính thức rơi vào “thập kỷ mất mát”.

Bất ổn và phản kháng: giai đoạn đầu của khủng hoảng xã hội

Kinh tế tiếp tục suy thoái và bắt đầu bước chân vào khủng hoảng là mảnh đất phì nhiêu cho các mầm mống bất ổn xã hội. Nếu trong năm 2013, bất ổn đã sinh ra từ nhiều phản ứng và phản kháng của dân chúng đối với chính quyền, thì đến năm 2014, số lượng và quy mô phản kháng chắc chắn sẽ tăng cao hơn.

Bản hiến pháp năm 2013 được thông qua với nhiều nội dung không được cải cách cũng là nguồn gốc dẫn đến tâm thế trục lợi không thay đổi và bất chấp dân sinh của các nhóm lợi ích và nhóm thân hữu, đặc biệt là những nhóm lợi ích về chính sách và đất đai.

Hơn ai hết, các nhóm lợi ích là người điều khiển thị trường và hiểu rằng nền kinh tế đang đi đến hồi kết bi kịch. Do vậy, những năm tới sẽ là giai đoạn trục lợi và vơ vét cuối cùng trước khi nền kinh tế sụp đổ hoàn toàn. Đó là lý do khiến mức độ và tính chất vơ vét sẽ tăng tốc, tàn nhẫn và hung bạo hơn, dẫn đến thái độ và hành vi khản kháng của dân chúng càng phẫn uất và quyết liệt không kém.

Phản kháng dân chúng sẽ tập trung vào lĩnh vực đất đai, môi trường, điều kiện lao động, giá cả. Số cuộc và số người dân tuần hành, biểu tình sẽ gia tăng so với năm 2013.

Hiện tượng chống nhân viên công lực và hiện tượng “tự xử” của người dân cũng sẽ gia tăng nhanh chóng tại nhiều địa phương và ngay tại Hà Nội. Hầu hết hiện tượng như vậy đều diễn biến theo chiều hướng tự phát và thiếu kiểm soát. Trong một số trường hợp gặp phải tác động tiêu cực từ phía cơ quan công quyền, phản ứng tự phát của người dân có thể biến thành bạo động cục bộ và quy mô nhỏ.

Vào cuối năm 2014, trong khung cảnh có thể khởi đầu khủng hoảng kinh tế, quỹ bảo hiểm xã hội và quỹ lương hưu cũng có thể bắt đầu lâm vào tình trạng nguy hiểm. Cùng với làn sóng thoái - bỏ đảng phát sinh vào thời điểm này, có thể phát sinh những phản ứng mạnh mẽ đầu tiên của tầng lớp hưu trí, làm tiền đề cho xu thế bỏ đảng trong giới hưu trí và cả một bộ phận thuộc giới đảng viên đương chức trong những năm sau.

Trước sự bất ổn của tình hình xã hội và chính trị, xu hướng di cư và chuyển tài sản ra nước ngoài sẽ gia tăng, không chỉ tập trung vào tầng lớp nhóm lợi ích và một bộ phận quan chức đặc quyền đặc lợi mà với cả tầng lớp trung lưu.

Trước áp lực và các mâu thuẫn xã hội tăng vọt, bị ràng buộc bởi quyền lợi và mối quan hệ với các nhóm lợi ích, chương trình chống tham nhũng của Đảng và Chính phủ sẽ chỉ còn tính tượng trưng và càng làm cho niềm tin chế độ của người dân bị “suy thoái” hơn bao giờ hết.

Kết

Dự báo tổng quan, năm 2014 sẽ chứng kiến 5 diễn biến chủ lưu ở Việt Nam:

(1) 2014 là năm đầu tiên của một chu kỳ khủng hoảng ngân hàng, bắt đầu từ sự đổ vỡ của vài ngân hàng hạng trung và có thể dẫn đến sụp đổ dây chuyền trong ít nhất 50% số ngân hàng hiện hữu, dẫn đến khủng hoảng gần như toàn bộ nền kinh tế. Chu kỳ khủng hoảng kinh tế có thể lên đến cao điểm vào năm 2016-2017 và trở thành sóng nhấn cuối cùng đối với con thuyền chính trị. Đây là diễn biến quan yếu nhất.

(2) Bất ổn xã hội và phản kháng dân chúng sẽ tăng cao về số lượng, quy mô, tạo nên áp lực lớn đối với chính thể và nằm trong giai đoạn đầu của một cuộc khủng hoảng xã hội trong những năm sau. Xu hướng này sẽ mau chóng biến thành xu thế ở rất nhiều địa phương, liên quan đến đất đai, môi trường, quan hệ giữa người dân và nhân viên công lực, nạn tham nhũng… Sẽ xuất hiện nhiều hội nhóm độc lập của người dân như những tiền đề của xã hội dân sự.

(3) Bước khởi động cho cuộc tranh đua chính trị chuẩn bị cho đại hội đảng thứ 12, đặc biệt là vị trí tổng bí thư đảng và vai trò thủ tướng, kể cả vấn đề “hậu chuyển tiếp” cho một mô hình chính trị mới.

(4) Xu hướng và lực lượng gần gũi với phương Tây sẽ rõ nét và chiếm ưu thế hơn trong nội bộ đảng. Nếu thành công trong hai năm 2014 - 2015, xu hướng này sẽ chuyển thành xu thế vào các năm 2016 – 2017 và có thể tạo nên một sự thay đổi lớn về bản chất chế độ chính trị.

(5) Hoạt động dân chủ gia tăng đáng kể về số lượng hội nhóm, nhưng bị hạn chế về nguồn nhân lực và thiếu tính trực tiếp với nhu cầu dân sinh nên không thu hút được số đông quần chúng. Chỉ một bộ phận nhỏ trong số các nhóm dân chủ hoạt động có tính thực chất và đạt được thành công ở mức độ khiêm tốn.

TS. Phạm Chí Dũng
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét