Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Ngày 12/3/2014 - Người Việt bị ngộ độc Toán và Thơ? - Cập nhật: Những bê bối chưa từng được tiết lộ của báo Tuổi Trẻ (Kỳ 3)

  • VN tạm dừng cấp phép báo chí (BBC) - Việt Nam tạm dừng việc cấp phép thành lập các cơ quan báo chí và sẽ giảm bớt báo 'hoạt động không đúng tôn chỉ mục đích'.
  • John Kerry từ chối gặp Putin (BBC) - Ngoại trưởng Hoa Kỳ từ chối đề nghị đàm phán với Tổng thống Putin cho tới khi Nga đồng ý với các giải pháp của Mỹ về Ukraine.
  • 'MH370 đã đổi hướng bay' (BBC) - Radar quân sự cho thấy chiếc máy bay đã rẽ sang phía tây, ra khỏi đường đi dự kiến trước khi mất tích, không quân Malaysia nói.
  • Mỹ có thể nới tiếp các trừng phạt với Cuba (RFI) - Đối mặt với một chính quyền Cuba đang trong giai đoạn« chuyển tiếp», trong bối cảnh dư luận Mỹ ngày càngít bảo thủ hơn và trước viễn cảnh thượng đỉnh toàn Châu Mỹ năm 2015, Tổng thống Hoa Kỳ có thể nới lỏng các biện pháp trừng phạt chống La Habana đượcáp đặt từ hàng chục năm nay. Đây làý kiến của nhiều chuyên gia Mỹ và Cuba được đưa ra trong thời gian gần đây.
  • Bắc Triều Tiên dùng thủ đoạn tinh vi để né tránh cấm vận (RFI) - Trong một bản phúc trình công bố ngày 11/03/2014, một nhóm điều tra của Liên Hiệp Quốc tố cáo Bắc Triều Tiên đã vận dụng các biện pháp tinh vi để phá vỡ lệnh trừng phạt của quốc tế. Bình Nhưỡng còn bị tình nghi là đã sử dụng các đại sứ quán Bắc Triều Tiên làm nơi buôn lậu vũ khí
  • Tàu cá Việt Nam lại bị tấn công ở Hoàng Sa (RFA) - Những ngư dân trên chiếc tàu cá mang biển số KH90746-TS ở Ninh Hòa, Khánh Hòa mà đài ACTD tiếp xúc đều quả quyết chính quyền VN phải bồi thường thiệt hại cho họ vì họ chỉ đi đánh bắt trong khu vực mà Nhà nước tuyên bố thuộc chủ quyền của VN.
  • Ký ức Gạc Ma (BaoMoi) - Khi đó ta đã có sự chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc hải chiến nếu tình hình tiếp tục bị đẩy lên cao; và cũng sẵn sàng cho các tình huống xung đột nếu Trung Quốc quay lại chiếm đảo.
  • Chuyện những chiếc cầu chưa gãy (RFA) - Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng sau khi mất có lẻ bài hát nổi tiếng nhất của ông sẽ khó làm người ta quên, với cái tựa cực “hot”, dù đi đâu ở đâu mỗi lần nhớ tới Huế thì nhớ tới ca khúc này: Chuyện một chiếc cầu đã gãy.
  • Thái Lan, ngã tư của các đường dây tội phạm (RFI) - Vụ máy bay dân dụng Malaysia bị mất tích ở biển Đông mà trên đó có hai hành khách sử dụng hộ chiếu tây phương bị đánh cắp ở Phukhet làm dấy lên nghi ngờ do khủng bố. Thái Lan, thiên đường du lịch ở Đông namÁ, bị xem là địa bàn hoạt động của nhiều nhóm khủng bố và tội phạm.
  • Nghị viện Crimée tuyên bố độc lập (RFI) - Ngày 11/03/2014, nghị viện vùng Crimée chủ trương ly khai với chính quyền Kiev đã có thêm một bước nữa hướng về Nga, tăng khả năng chia cắt vùng Crimée ra khỏi lãnh thổ Ukraina. Cựu Tổng thống Ianoukovitch tuyên bố sẽ trở về Ukraina ngay khi có cơ hội.
  • Kịch bản của Vladimir Putin đối với Ukraina (RFI) - Kịch bản chia cắt đất nước Ukraina đang ngày càng trở nên rõ nét với sự hỗ trợ của một bộ phận người Ukraina thân Nga, những người đang muốn quay lại núp bóng Matxcơva. Kịch bản trên đang được cụ thể hoá ở Crimée và sẽ được sáng rõ hơn sau cuộc trung cầu dâný tại nước Cộng hoà tự trị Crimée vào ngày 16/03/2014.Ý đồ ly khai của Crimée đã được Matxcơva cũng như cá nhân Tổng thống Vladimir Putin đón nhận hồ hởi trước sự bất lực của Kiev cũng như phương Tây.
  • Ukraina : Pháp-Anh đe dọa thêm các trừng phạt mới với Nga (RFI) - Ngày 11/03/2014, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius nêu khả năng sẽ có thêm các trừng phạt mới đối với Nga, có thể« ngay trong tuần này», nếu như Matxcơva không« xuống thang» trong vấn đề Ukraina, theo các đề nghị của phương Tây. Cho đến nay Nga và phương Tây vẫn tiếp tục các đối thoại, nhưng không ai chịu nghe ai.
  • Vì sao trang phục ban nhạc ABBA lại kỳ quặc đến như vậy ? (RFI) - Nếu ABBA là một ban nhạc huyền thoại đi vào lịch sửâm nhạc, với những bài hát lừng danh thế giới, như Mamma Mia, Dancing Queen, Waerloo…thì trang phục trên sân khấu của nhóm này, theo giới chuyên gia thời trang, cũng nổi tiếng không kém vì quá lòe loẹt, phô trương, chẳng giống ai.
  • Ân xá Quốc tế lên án Damas dùng việc bỏ đói làm vũ khí (RFI) - Trong báo cáo được công bố ngày 10/03/2014, tổ chứcÂn xá Quốc tế Amnesty International tố cáo quân đội chính phủ Syria là đã dùng việc cúp lương thực và thuốc men làm vũ khí chống quân nổi dậy.Ân xá Quốc tế nêu lên trường hợp cụ thể tại trại tỵ nạn Yarmouk của người Palestine ở vùng Damas, nơi đang bị quân chính phủ bao vây.
  • Máy bay Malaysia mất tích : Interpol dè dặt với giả thuyết khủng bố (RFI) - Cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol tỏ ra dè dặt vơí giả thuyết khủng bố liên quan đến vụ chiếc máy bay của Malaysia Airlines mất tích. Interpol cũng cho biết là hai hành khách dùng hộ chiếu bị mất cắp trong chuyến bay này đã từng sử dụng hộ chiếu Iran trên một chuyến bay khác.
  • Máy bay Malaysia mất tích: Thêm nhiều phương tiện tìm kiếm (RFI) - Vẫn chưa có dấu vết của chuyến bay MH370 thuộc Malaysia Airlines, từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh, đột ngột mất tích ngày 08/03/2014. Nhiều phương tiện tìm kiếm và cứu nạn tiếp tục được huy động, khu vực tìm kiếm được mở rộng. Có tin cảnh sát Malaysia đã xác định được danh tính của một trong hai hành khách sử dụng hộ chiếu giả để lên máy bay.
  • Trung Quốc lợi dụng vụ máy bay Malaysia mất tích để ra oai với các láng giềng (RFI) - Trung Quốc đã cho tái bố trí 10 vệ tinh để tìm kiếm dấu vết chiếc phi cơ Malaysia bị mất tích. Quyết định này, cũng như việc cử các phương tiện hải quân hùng hậu xuống Biển Đông cùng tham gia cứu nạn, đã được hệ thống tuyên truyền của Bắc Kinh loan báo rầm rộ trong ngày 11/03/2014.
    Theo giới quan sát, động thái này không ngoài mục đích ra oai với các nước trong khu vực, vốn đang kháng lại các đòi hỏi chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên gần như toàn bộ Biển Đông.
  • Nhật Bản tưởng niệm ba năm thảm họa sóng thần và hạt nhân Fukushima (RFI) - Vào lúc 14 giờ 46 phút giờ địa phương, toàn thể nước Nhật ngừng sinh hoạt, dành một phút mặc niệm. Vào giờ này ngày 11/03/2011, một trận động đất đã xảy ra kéo theo là sóng thần và thảm nạn hạt nhân Fukushima với hơn 20.000 người chết và mất tích. Toàn thể khu vực đông bắc bị tàn phá.
  • Hồi giáo khủng bố đe dọa nước Pháp và Tổng thống Hollande (RFI) - Al Minbar Jihadi Media Network, một trang mạng internet có tiếng của Hồi giáo cực đoan, kêu gọi tấn công vào quyền lợi của nước Pháp vàám sát Tổng thống François Hollande. Hành động này nhằm trả đũa Paris đã can thiệp quân sự vào Mali và Trung Phi.
  • Nóng trong ngày (BaoMoi) - Các quan chức cho biết Hải quân Mỹ đã điều tàu chiến thứ hai, USS Kidd, đến biển Đông để giúp tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của Malaysia.
  • Máy bay Malaysia “đi vào eo biển Malacca” (BaoMoi) - (CAO) Giới chức quân đội Malaysia tin rằng chiếc máy bay chở khách mất tích gần bốn ngày nay đã vòng trở lại và bay vê phía tây vài trăm km sau khi nó liên lạc lần cuối với trạm kiểm soát không lưu ngoài khơi bờ biển đông nước này.
  • Video mở rộng phạm vi tìm kiếm máy bay mất tích (BaoMoi) - Cuộc tìm kiếm sẽ bao gồm một khu vực rộng lớn hơn tại Vịnh Thái Lan và Biển Đông, trong khi bờ biển phía tây của Malaysia và tất cả vùng đất nằm giữa hai khu vực cũng đang được rà soát.
  • Định vị được máy bay Malaysia mất tích tại eo biển Malacca? (BaoMoi) - Chiếc máy bay mất tích của Malaysia Airlines đã đổi hướng bay và mất tích khi đang trên eo biển Malacca – eo biển nằm giữa bán đảo Malaysia và đảo Sumatra Indonesia, nối Biển Đông và Ấn Độ Dương - theo báo cáo của Quân đội Malaysia.
  • Cận cảnh công việc trên “mắt thần biển Đông” CASA 212 (BaoMoi) - Lúc 14h10 hôm nay, máy bay CASA 212 tuần thám hiện đại nhất của Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện phi vụ đầu tiên trong vụ tìm kiếm cứu nạn máy bay Malaysia mất tích đã hạ cánh xuống sân bay quân sự Tân Sơn Nhất TP HCM.
  • Khi cả thế giới đoàn kết xích lại gần nhau (BaoMoi) - (Toquoc)- Hơn 10 quốc gia với hàng chục máy bay, tàu thủy và các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại nhất cùng hàng nghìn người vẫn đang miệt mài tìm kiếm chiếc máy bay của Malaysia bị mất tích bí ẩn. Cùng lúc đó, cả thế giới dõi theo và cầu nguyện cho kỳ tích xảy ra.
  • Philippines phản đối Trung Quốc ngăn cản tiếp tế binh sĩ ở Biển Đông (BaoMoi) - Philippines ngày 11/3 đã phản đối hành động của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc ngăn cản nước này vận chuyển quân nhu cho một nhóm nhỏ binh sĩ Philippines đang làm nhiệm vụ bảo vệ Bãi Second Thomas (Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây, Bắc Kinh gọi là Bãi Nhân Ái và Manila gọi Bãi Ayungin) tại một khu vực tranh chấp trên Biển Đông.
  • Ít có khả năng máy bay Malaysia bị tấn công (BaoMoi) - Giới điều tra Malaysia, Mỹ và châu Âu nghi ngờ khả năng chuyến bay MH370 chuyên chở 239 hành khách đã trở thành mục tiêu của một vụ tấn công và biến mất bí ẩn trên Biển Đông khi đang trên hành trình tới Bắc Kinh hôm 8/3.
  • "Mắt thần biển Đông" tham gia tìm kiếm lợi hại như thế nào? (BaoMoi) - (Soha.vn) - Lúc 9h30 sáng nay, hai chiếc máy bay cảnh sát biển Việt Nam đã cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất lên đường tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích. (MK, thế mà lúc ngư dân bị cướp bóc trên vùng biển chủ quyền thì mắt mù nên chả biết tầu cướp là tàu nào, đành nói là tàu lạ nhể)

Cập nhật: Những bê bối chưa từng được tiết lộ của báo Tuổi Trẻ (Kỳ 3) 

(thông tin không có điều kiện kiểm chứng, độc giả đọc với sự thận trọng về các thông tin này)

Những bê bối chưa từng được tiết lộ của báo Tuổi Trẻ (Kỳ 3): Vụ tống tiền ngành giáo dục của báo Tuổi Trẻ

Sự tha hóa trong nghề báo vốn là những điều rất không mới, việc lợi dụng chức danh, nhiệm vụ của nghiệp vụ phóng viên, được quyền tiếp cận với những nguồn tin không chính thức càng là miếng mồi ngon để cho các phóng viên “đen” có cơ hội kiếm tiền, bỏ túi riêng… tại báo Tuổi Trẻ việc tống tiền doanh nghiệp, thậm chí là tống tiền chính quyền (chính trị gia) thì lại càng là chuyện “hết sức bình thường” một khi các nạn nhân đã bị họ “nắm thóp”. Kỳ này chúng tôi muốn nói đến sự thật đằng sau loạt bài “Học sinh không biết chữ vẫn lên lớp 4” do Vũ Xuân Toàn (bút danh Vũ Toàn), Trưởng văn phòng Nghệ An làm “đạo diễn”.

Vũ Xuân Toàn sinh năm 1955, xuất thân từ Báo Nông nghiệp Việt Nam, chi nhánh Nghệ An, năm 2002 đầu quân cho báo Tuổi Trẻ, rồi trở thành đại diện văn phòng tờ báo này ở Nghệ An
Bạn đọc dễ dàng kiểm chứng thông tin, ngày 10/2/2014, báo Tuổi Trẻ giật tít rất “kêu”: “Không biết chữ vẫn lên lớp 4”, liên tiếp 2 ngày 17/2-18/2, báo tuổi trẻ tiếp tục giật tít rung rinh ngành giáo dục xứ Nghệ: “Kiểm điểm vụ để HS không biết chữ vẫn lên lớp 4” với nội dung gần giống nhau về việc ông Thái Huy Vinh, phó GĐ Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết sở đã có quyết định kiểm điểm lãnh đạo, giáo viên Trường tiểu học Thanh Văn. Dân tình hoang mang, chính quyền và ngành giáo dục Nghệ an hoảng loạn phải “cầu cứu” các nơi, và sự thật là ngày 27/2/2014, báo Nghệ An, báo Người Lao Động đã đi loạt bài cải chính “Sự thật về học sinh ‘Không biết chữ vẫn lên lớp 4’” với cả video clip minh họa sự thật là em Nguyễn Thị Lê (Trường Tiểu học Thanh Văn, Thanh Chương, Nghệ An) có khả năng đọc, viết bình thường, đồng thời lên án "một số phương tiện truyền thông" (không dám nói thẳng tên báo tuổi trẻ, sợ trả thù chăng?) đưa tin tiêu cực không chính xác sẽ khiến nhiều người hoang mang, tác động xấu đến xã hội. Sự thật đằng sau câu chuyện này là gì?

Trường Tiểu học Thanh Văn, em em Lê đang theo học
Chuyện là, sau khi tiếp nhận thông tin từ ông Nguyễn Hữu Sơn phản ánh về việc trường Tiểu học Thanh Văn dạy con mình là em Nguyễn Thị Lê không đúng cách, khiến em bị lưu ban, không được lên lớp 4. Ngay lập tức, kế hoạch trong đầu đầy sạn của phóng viên báo tuổi trẻ Vũ Xuân Toàn đã nghĩ ngay đến việc kiếm ăn, tống tiền. Nghĩ là làm, ngay lập tức Vũ Toàn thủ máy ghi âm đến văn phòng trường tiểu học Thanh Văn, dí thẻ nhà báo tuổi trẻ vào mặt thầy Võ Bá Phượng, Hiệu trưởng nhà trường, Vũ Toàn nói thẳng: "Hiện ông Sơn (bố em Nguyễn Thị Lê) đang làm đơn kiện nhà trường lên Sở Giáo dục, việc ni mà lôi thôi thì ảnh hưởng lớn đến uy tín nhà trường, thầy phải đưa tui 100 triệu để tôi tính cho!". Thầy Võ Bá Phượng rùng mình, lương giáo viên 3 cọc 3 đồng, dân đây ai cũng nghèo cả, trường lại không có quỹ đen quỹ đỏ gì, lấy đâu ra mà chi cho phóng viên tuổi trẻ?! Mà chuyện em Lê lưu ban vì học kém cũng không thể đổ hết trách nhiệm cho nhà trường, cô Ngoạt (chủ nhiệm lớp em Lê) đã nhiều lần đến nhà tìm hiểu về có phản ảnh cho tôi biết cha mẹ em Lê cũng không quan tâm đến việc học hành của con cái, họp phụ huynh nhiều lần cũng nhờ người này người nọ đi họp thay. Thấy thầy hiệu trưởng nói cứng, Trưởng đại diện báo tuổi trẻ gãi đi gãi lại cái đầu hói: "Thôi thì 50 triệu cũng được, tui có quan hệ với các anh trên Sở, phần còn lại để tui giúp thầy cho ổn thỏa việc ni, chứ để to chuyện không khéo ban giám hiệu nhà trường bị kỷ luật chứ nỏ phải chuyện chơi mô". Thầy Võ Bá Phượng vẫn không thể có 50 triệu đưa cho, Toàn tiếp tục “hạ giá” xuống 20 triệu, thầy cũng nhẹ nhàng nhưng kiên quyết từ chối. Không kiếm ăn được từ thầy Phượng mà cũng chẳng ghi âm được vì thầy Phượng nói chuyện rất nhỏ nhẹ, đàng hoàng, không hề có sơ sẩy gì. Tức tối, Toàn hậm hực bỏ về kèm theo bì thư 500 nghìn đồng bồi dưỡng của thầy Phượng.

Cay cú vì không đạt được mục đích, trưởng văn phòng báo Tuổi trẻ tìm đến tận nhà ông Nguyễn Hữu Sơn ở xóm 6, Thanh Văn, Thanh Chương, phát hiện hoàn cảnh gia đình khá bần hàn, tài sản chỉ là cái bàn vừa là bàn bàn tiếp khách vừa là bàn học cho 2 chị em cô bé, vài cái ghế nhựa, cái tủ chè cũ xập xệ,… Vũ Toàn kéo riêng vợ chồng ông Sơn ra góc nhà, móc túi đếm xoàn xoạt 10 tờ mệnh giá 500 nghìn, nói “giờ vợ chồng anh chị phải nghe lời tui, có ít tiền lo cho các cháu, xong việc tui sẽ đưa thêm”. Là một nông dân chân chất, một nắng hai sương, không hề biết ý đồ của Toàn, từ nhỏ đến lớn chưa ai hào phóng với mình như vậy, nên ông Sơn rất vui: “xin cảm ơn nhà báo, báo tuổi trẻ muốn gì tui cũng làm”. Ngay liền sau đó, Toàn “hướng dẫn” ông Sơn làm đơn cho con “xin học lại lớp 1” (trong khi bé Lê chỉ bị lưu ban lớp 3, chưa được lên lớp 4), nhà trường Thanh Văn không giải quyết, ông Sơn cho con nghỉ học ở nhà phụ làm ruộng. Có trong tay đơn xin học lớp 1 của ông Sơn, Toàn thấy vẫn chưa đủ, Vũ Toàn còn tiếp tục “hướng dẫn”, “phỏng vấn” gia đình ông Sơn (theo kiểu mớm cung, theo đúng kịch bản của Toàn) để ghi âm, biên tập lại theo kịch bản và dựng clip. Đã thu thập đủ “chứng cứ”, Vũ Toàn vừa đe dọa, vừa dụ dỗ cho thêm tiền và lại “hướng dẫn” gia đình ông Sơn cách trả lời phỏng vấn, cách tiếp khách khi có cơ quan chức năng, phóng viên báo khác đến thu thập tư liệu…

Ngày 10/2/2014, vừa ăn tết xong, Vũ Xuân Toàn lập tức đưa bài “Không biết chữ vẫn lên lớp 4” lên “sóng” báo Tuổi Trẻ, ngay tập tức cơn bão dư luận đã xảy ra, ngoài báo giấy, lượng truy cập báo Tuổi Trẻ Online cũng tăng đột biến, Toàn còn dặn mắm thêm muối để gửi báo Lao Động Nghệ An (nơi Vũ Toàn thường xuyên "thâm canh" để kiếm chác thêm) để tạo hiệu ứng cục bộ, triệt hạ uy tín ban giám hiệu trường tiểu học Thanh Văn. Nhiều báo khác không biết sự việc, tin tưởng uy tín “dẫn đầu làng báo” của Tuổi Trẻ, cũng ăn theo nói leo, đưa sự kiện lên tới đỉnh điểm, ngành giáo dục Việt Nam đã từng có tiếng bê bối nay lại lãnh thêm một hậu quả “thảm khốc” chỉ vì sự cay cú của một con sâu đen trong làng báo.

Báo tuổi trẻ lợi dụng cả gia đình người nông dân chân chất, một nắng hai sương Nguyễn Hữu Sơn, để làm vật tế thần, làm công cụ cho đòn thù hèn hạ, tiểu nhân (Ảnh do đồng nghiệp của chúng tôi tại báo Lao động Nghệ An cung cấp, báo LĐNA cũng là nơi Xuân Toàn thường xuyên qua mặt báo tuổi trẻ để kiếm ăn thêm)
Chuyện vẫn chưa dừng ở đó, Vũ Xuân Toàn tiếp tục đi thêm bước thứ 2 là đọc để ông Sơn ghi lại bản tường trình, tố cáo ban giám hiệu trường Tiểu học Thanh Văn, mang lên Sở Giáo dục tỉnh Nghệ An “nộp”, sau đó một tuần, báo Tuổi Trẻ đưa tin liên tiếp trong 02 ngày 17,18/2/2014 với nội dung na ná nhau về việc “Quyết định kiểm điểm lãnh đạo, giáo viên Trường Tiểu học Thanh Văn” do ông Thái Huy Vinh, Phó Giám đốc sở ký.

Mọi việc bịa đặt của báo tuổi trẻ chỉ bị đổ bể khi báo Nghệ An “tháp tùng” đoàn kiểm tra của Sở Giáo dục tỉnh Nghệ An về tận trường để xác minh, làm rõ, tiếp đó, cách đây vài ngày, báo điện tử Tầm Nhìn cũng vào cuộc khiến dư luận ngã ngửa, thêm một phen “hố” nặng vì báo Tuổi Trẻ. Sự thật là em Lê dù học kém hơn các bạn cùng tuổi, nhưng riêng chuyện đọc, viết, làm toán thì hoàn toàn bình thường so với lứa tuổi của em. Thậm chí khi phóng viên báo Tầm Nhìn đã đưa trang 113, sách Tiếng Việt lớp 3, là bài em chưa học (bài “Người đi săn và con vượn”) em Lê cũng đọc rất lưu loát.

Em Lê đọc vanh vách bài học
Để có được thông tin trên, chúng tôi đã gọi điện trực tiếp đến thầy hiệu trưởng Võ Bá Phượng để xác minh sự việc, thầy cung cấp một số thông tin về việc phóng viên Vũ Toàn tìm cách làm tiền nhà trường, chúng tôi có hỏi thầy có ghi âm lại không, ông cười lớn bảo “Các anh hỏi lạ, làm răng tui đủ ‘tư cách’ để biết trò nớ của nhà báo Tuổi Trẻ? Mà nếu tui biết thì dễ chi qua mặt được sự ‘dày dạn’ của ông nớ!”.


Video clip chứng minh em Lê có khả năng đọc, viết, làm toán hoàn toàn bình thường

Tẽn tò, BBT báo Tuổi Trẻ làm “động tác giả” (BBT báo tuổi trẻ thường xuyên sử dụng “chiêu” này để bảo vệ mình, còn phóng viên thì bỏ mặc, sống chết mặc bay) là yêu cầu Vũ Xuân Toàn viết tường trình để BBT “chạy tội” và nếu có bị Ban tuyên giáo TW gõ đầu thì BBT có “chứng cứ” để chứng minh đây chỉ là sai sót của một cá nhân và vụ việc đã được BBT "xử lý", trong khi đó đây là một sai lầm có hệ thống, mang tính bản chất của báo tuổi trẻ. Trong trường hợp có bị Ban Tuyên giáo TW làm căng quá thì đã có đồng chí Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nham hiểm và đồng chí Phó Thủ tướng “thứ nhất” Nguyễn Xuân Phúc lừa thầy phản bạn đỡ lưng cho như bao lần khác.

Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ đề cập đến một trong những trò bẩn của báo Tuổi Trẻ đã bị phanh phui trước công luận, còn nhiều hành vi bỉ ổi khác của “sâu đen” báo Tuổi Trẻ Vũ Xuân Toàn và “nghi phạm” Thái Huy Vinh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Nghệ An cùng “hiệp đồng tác chiến” với báo Tuổi trẻ sau hậu trường để hạ bệ Giám đốc sở Lê Văn Ngọ để chiếm ghế giám đốc sẽ được chúng tôi phanh phui trong bài viết tới.

Giới báo chí, trí thức Nghệ An khi nói đến Vũ Toàn, nói đến báo tuổi trẻ tại Nghệ An ai cũng lắc đầu, nhổ nước bọt, những chiêu trò bẩn thỉu của đàn sâu báo Tuổi Trẻ khiến làng báo Việt Nam ngày càng ô uế, bốc mùi…

Người Trong Cuộc
Những bê bối chưa từng được tiết lộ của báo Tuổi Trẻ (Kỳ 2): Vụ quấy rối tình dục tại văn phòng báo Tuổi Trẻ - Tiền Giang

Tăng Hữu Phong cùng bộ sậu báo Tuổi Trẻ đang tìm mọi cách bưng bít chuyện đang xảy ra ở Văn phòng Tuổi trẻ Sông Tiền (744C Lý Thường Kiệt, Mỹ Tho, Tiền Giang) có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tờ báo đang trong thời kỳ mạt vận và “khủng hoảng niềm tin” này.

Chân dung “dzê cụ” Nguyễn Hoài Phong (tự “Vân Trường”)

Trước hết phải kể đôi nét về Trưởng Văn phòng Sông Tiền Nguyễn Hoài Phong, nguyên là Phóng viên Đài Phát thanh Truyền hình Tiền Giang, năm 2004 bị bảo vệ bắt quả tang khi Phong lén đặt camera trong nhà vệ sinh nữ, ngày ấy dư luận không được như bây giờ, vì lý do “bảo vệ uy tín cơ quan” nên Nguyễn Hoài Phong chỉ bị kỷ luật “nội bộ” và “tự giác” nộp đơn thôi việc. Tháng 9/2004, nhờ không bị ghi thành tích bất hảo vào lý lịch nên Nguyễn Hoài Phong được anh Lê Hoàng nhận về báo Tuổi Trẻ, trở thành phóng viên thường trú Văn phòng Cần Thơ. Năm 2008, Nguyễn Hoài Phong được “lọt mắt xanh” vị tân Phó Tổng biên tập Tăng Hữu Phong khi dẫn Phong “lợn” thưởng thức những em gái miệt vườn xứ “gạo trắng nước trong”, cũng nhờ thế, Nguyễn Hoài Phong đã được “đàn anh” đưa về Tiền Giang làm phóng viên thường trú rồi yên vị ghế Trưởng Văn phòng Sông Tiền ngay sau đó.

Cô phóng viên trẻ Trần Thị Hiền, tốt nghiệp Cao đẳng Phát thanh Truyền hình 2, được nhận làm cộng tác viên báo Tuổi Trẻ và được đáp ứng nguyện vọng về công tác gần gia đình. Tại văn phòng Sông Tiền, dù vừa lập gia đình nhưng cô vẫn lọt vào “mắt xanh” của Trưởng Văn phòng báo tuổi trẻ Nguyễn Hoài Phong. Mới vào nghề, Hiền luôn xông xáo đi thu tin, nắm tình hình trên địa bàn, chiều về lại phải trụ lại văn phòng thực hiện các bài viết, phóng sự để văn phòng gửi về tòa soạn. Với khuôn mặt khả ái, tính tình hoạt bát, cô đã không thoát khỏi nanh vuốt của tên “dê cụ báo tuổi trẻ” Nguyễn Hoài Phong! Đau đớn là chuyện xảy ra vào một buổi chiều đầu xuân Quý Tỵ, ngay tại Phòng Cộng tác viên của trụ sở văn phòng, vì sợ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, “uy tín” của báo tuổi trẻ nên cô phải nhấn nhịn chịu đựng và chỉ tâm sự với vài người trong Văn phòng Sông Tiền, trong đó có phóng viên Đặng Sơn Bình, cộng tác viên Nguyễn Ngọc Tài.

Trần Thị Hiền, cộng tác viên báo Tuổi Trẻ, Văn phòng Sông Tiền, nạn nhân quấy rối tình dục của Trưởng Văn phòng Nguyễn Hoài Phong (Vân Trường)

Ngay khi biết sự việc, cuối tháng 3/2013, phóng viên thường trú Đặng Sơn Bình đã báo cáo sự việc lên Phó Tổng biên tập Tăng Hữu Phong, nhưng không rõ vì lý do gì?! sau khi điều tra, Phong “lợn” đã nhắn nhủ Sơn Bình: “Hãy cố làm tốt công việc của mình và giữ hòa khí trong cơ quan!”?!. Tiếp đó, Sơn Bình nhận đủ mọi thứ cạnh khóe, trù úm của Vân Trường, bản thân là một phóng viên giỏi, được BBT đánh giá cao, lại đang mang bệnh trong người phải xuống tận Tiền Giang làm phóng viên thường trú, Sơn Bình luôn làm tốt phận sự của mình, thế nhưng sau khi báo cáo cho Phong “lợn” thì tình hình đã trở lên tồi tệ: Bị cấm trực văn phòng, bị đòi tiền tạm ứng chi phí khi xuống Tiền Giang công tác, bị “đề xuất” chuyển đi địa bàn Bến Tre, Trà Vinh, thậm chí ngay cả công tắc bật máy lạnh trong phòng cũng bị “cấm sử dụng”…

Sự kiện quấy rối tình dục tại báo tuổi trẻ lên đến đỉnh điểm khi cộng tác viên Nguyễn Ngọc Tài đã giải quyết sự việc bằng cách gặp trực tiếp vợ “dê cụ” Vân Trường để nói rõ việc vị Trưởng Văn phòng có hành vi dụ dỗ, quấy rối tình dục mấy em cộng tác viên (Nguyễn Thị Bích Tuyền, Lê Thúy Hằng, Ngô Thị Hằng), mà nặng nhất phải kể đến là em Trần Thị Hiền. Kết quả là Ngọc Tài đã nhận hàng loạt tin nhắn đe dọa cho xã hội đen “xử đẹp”, đi đâu Ngọc Tài cũng phải thủ sẵn một khúc gậy phòng thân…

Các cộng tác viên báo Tuổi Trẻ có chút nhan sắc khi về đây đều trở thành nạn nhân của Nguyễn Hoài Phong

Trước tết Giáp Ngọ, các phóng viên Đặng Sơn Bình, Nguyễn Ngọc Tài, Trần Thị Hiền đều đã có đơn xin chuyển công tác gửi cho Phó Tổng biên tập Tăng Hữu Phong. Trong lá đơn, nhóm phóm viên nêu rõ sẽ tố cáo cả Phó tổng biên tập Tăng Hữu Phong vì cố tình bao che cho hành vi suy đồi đạo đức của Nguyễn Hoài Phong tại Hội nghị Cán bộ Công chức diễn ra vào đầu tháng 3/2014. Trước tình hình đó, cách đây 1 tuần, ngày 28/2/2014, Tăng Hữu Phong (Phong lợn) sau khi “thỏa thuận” đành ra quyết định điều động Phong “dzê” về làm công tác khác đồng thời bổ nhiệm Nguyễn Đức Tuyên (Ban Chính trị Xã hội) về làm Trưởng Văn phòng Sông Tiền.

Không còn cách nào bao che, Phong “lợn” đành triệu hồi Phong “dzê” về phòng riêng tại trụ sở 60A nhận quyết định “luân chuyển cán bộ”
Báo Tuổi Trẻ rồi sẽ đi về đâu khi sản phẩm hàng ngày chỉ là những bài báo ẩn chứa nội dung thum thủm, nặng mùi du côn, đánh đấm cho “phe” của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nham hiểm và lại vừa cõng thêm trên mình Phó Thủ tướng “thứ nhất” Nguyễn Xuân Phúc lừa thầy phản bạn. Còn nhân sự? Những bộ mặt Hải “nham”, Phong “lợn”, Trung “Bàng Quyên” dần dần lộ rõ. Thường nói, “thượng bất minh, hạ tắc loạn”, không ngạc nhiên khi nội bộ tờ báo tuổi trẻ ngày một nhiều những lợn, dê suy đồi đạo đức, mất hết nhân phẩm mà chúng tôi sẽ dần dần đưa ra trước công luận.

Người trong cuộc với những tràng thở dài ngao ngán, một thời tuổi trẻ nay còn đâu ...>

Người Trong Cuộc
Những bê bối chưa từng được tiết lộ của báo Tuổi Trẻ (Kỳ 1): Tổng thư ký Lê Xuân Trung và vợ đã làm gì ở báo Tuổi Trẻ?

Trong vô số các vụ bê bối từ tập thể lãnh đạo đến các phóng viên của báo Tuổi Trẻ, bỏ qua các vụ việc mà giới nhà báo “đen” xem là bình thường như các việc “xin đểu”, không xin được thì dùng truyền thông đâm chọt nhằm hạ uy tín, gây điêu đứng doanh nghiệp. Chúng tôi muốn nhắc đến vài sự việc bê bối chưa từng được tiết lộ của tờ báo vốn nổi tiếng và nhiều tai tiếng này.

Hàng loạt câu chuyện nhơ bẩn của báo Tuổi Trẻ bị phanh phui trong một đơn tố cáo của phóng viên Đặng Trung Cường, Ban Thanh Niên của chính tờ báo này, mà mọi chuyện đều “vây” xung quanh Lê Xuân Trung, Tổng thư ký tòa soạn.

Đặng Trung Cường, Phóng viên Ban Thanh niên, báo Tuổi Trẻ, người đã dũng cảm tố cáo những mảng tối của báo Tuổi Trẻ

Đầu tiên là việc phóng viên Đặng Trung Cường có bài viết, đưa tin về hội nghị về triển khai việc kê khai tài sản của cán bộ Nhà nước. Trong đó thể hiện quyết tâm của Thanh tra Chính phủ trong công cuộc chống tham nhũng theo tinh thần nghị quyết TW4 của Đảng. Nhưng bài này đã bị Xuân Trung gạt ngay vì theo anh ta “bài này không mang tính đối kháng!”, vâng, Trung Cường quá ngây thơ khi tin vào sự “khách quan” mà ai cũng biết của tòa soạn báo Tuổi Trẻ. Còn rất nhiều bài khác ca ngợi các thành tựu kinh tế khởi sắc, ổn định an ninh quốc phòng, vững chắc trong đối ngoại của đất nước trong thời gian qua khi các phóng viên gửi lên đều bị Xuân Trung, Đức Hải gạt bỏ, và tất nhiên, báo giấy không đăng thì Tăng Hữu Phong lại càng không cho đăng báo online. Ngay cả sự kiện đau buồn của đất nước trong năm qua là việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Đức Hải, Xuân Trung cũng chỉ cho Tuổi Trẻ đưa tin hời hợt cho có lệ.

Theo báo cáo thành tích, Lê Xuân Trung nhấn mạnh thành tựu lớn nhất của mình là mang về cho báo Tuổi Trẻ mô hình “Tòa soạn Hội Tụ” (???), biến các tòa soạn riêng lẻ (báo ngày, cuối tuần, điện tử, cười,…) thành một thể thống nhất, qua đó Xuân Trung có thể “một tay che trời”, chiếm toàn quyền kiểm soát báo Tuổi Trẻ. Tuy nhiên, theo đánh giá của các phóng viên, sản phẩm “hội tụ” này hoàn toàn không mang lại hiệu quả, thường xuyên bị “cắt” bài nên hầu hết các phóng viên hiện nay đều gửi bài trực tiếp đến các tòa soạn riêng lẻ chứ không thông qua sản phẩm “hội tụ” của Xuân Trung.

Trong đơn tố cáo Đặng Trung Cường cũng đã yêu cầu lãnh đạo báo Tuổi Trẻ làm rõ việc Lê Xuân Trung đã ăn chặn hàng chục tỷ đồng trong chiến dịch “Góp đá xây Trường Sa”, trên thực tế chiến dịch đã vận động bạn đọc và các doanh nghiệp cả nước quyên góp trên 50 tỷ đồng, nhưng số tiền thật sự báo cáo lên trên chỉ có 40 tỷ, chưa kể số tiền mà Xuân Trung đã chuyển thành “hiện vật” là các sản phẩm của báo. Nhờ đó, Xuân Trung đã trả hết nợ cho căn hộ cao cấp số 605, Lô B, Cao ốc PNTechcons tọa lạc tại 48 Hoa Sứ, Phú Nhuận và vẫn còn dư nhiều tỷ đồng. Việc này có thể dễ dàng kiểm chứng qua tài khoản Lê Xuân Trung tại ngân hàng Eximbank. Ngoài ra, Lê Xuân Trung còn phối hợp với vợ là Trần Thị Bích Hường (Phòng Quảng cáo), ăn chặn không ít từ nguồn tiền quảng cáo khổng lồ của báo Tuổi Trẻ.

Vợ chồng Lê Xuân Trung, Trần Thị Bích Hường đã ăn chặn bao nhiêu tiền từ chiến dịch “Góp đá Xây Trường Sa” và hệ thống quảng cáo của báo Tuổi Trẻ?

Ấy thế mà, trong bản kiểm điểm đảng viên theo nghị quyết TW4, Xuân Trung “can đảm” tự nhận xét về mình, nào là “Sống giản dị, tiết kiệm, trong sáng và trong sạch” (như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng rất giản dị tiết kiệm, trong sạch, ở nhà 51m2 nhưng sự thật đã bị phanh phui tới 4 căn nhà có tổng diện tích lên tới 546m2) rồi thì “Phát huy dân chủ và sáng kiến của tập thể tòa soạn”, sự trơ trẽn của người luôn tự xưng “đứng đầu tòa soạn” lên đến đỉnh điểm.

Và kết quả của phóng viên Trung Cường như thế nào thì độc giả cũng dễ dàng đoán được, anh tâm sự với bạn bè: “Việc của em để em xử lý, thanh lý môn hộ. Tuần này em nghỉ để tập trung làm đơn khiếu nại và chém gió cho tụi nó nhục mặt rồi em nghỉ”.

Uất ức của phóng viên Trung Cường về Lê Xuân Trung đã vượt khỏi biên giới tòa soạn

Thế nhưng Đặng Trung Cường chưa kịp làm đơn xin nghỉ việc thì ngày 17/1/2014 anh đã chính thức nhận quyết định sa thải...

Phải chăng báo Tuổi Trẻ đã đến hồi mạt vận? xem ra định hướng năm 2014: “Trụ hạng báo ngày, tăng hạng báo mạng” khó có thể thành công...
Người Trong Cuộc

Người Việt bị ngộ độc Toán và Thơ?

Một bài viết dài, có rất nhiều dẫn chứng đáng lưu tâm về Toán và Thơ của Phan Châu Thanh đã khiến cho cộng đồng mạng phải chú ý.

Đặt vấn đề: 
Cả dân tộc đã bị ngộ độc Toán và Thơ? Với bài này, tôi muốn đặt một câu hỏi cho cả nền giáo dục văn hóa Việt Nam hiện đại vốn rất/quá chú trọng, thậm chí tôn thờ, hai điều: khả năng làm toán và làm thơ (chứ không phải viết văn và nghiên cứu khoa học hay kinh doanh). Có thể nói, cả dân tộc đã bị ngộ độc Toán và Thơ? Ngộ độc, là bởi vì mê và “giỏi” toán và thơ (tự phong) thế mà vẫn là dân tộc nghèo hèn…
Thơ …thẩn
Thơ thì, có lẽ không dân tộc nào “yêu thơ”, có nhiều “nhà thơ” có thẻ và không có thể hội viên, có nhiều câu lạc bộ thơ, nhiều “tác phẩm thơ” viết ra và in ra… (tính trên đầu người ) như dân Việt ta hiện nay. Trong tủ sách con con của tôi đã có ít nhất hơn chục tập thơ mà các tác giả “nhà thơ” tự in rồi tự tặng tôi (bắt tôi phải “tự” khen họ) gồm: nhạc phụ tôi, ba bậc đàn anh đã về hưu, một bà chị bạn, một cô bạn và một ông em họ xa, và bốn năm ông bạn quen sơ qua người khác trong công việc… Thú thực là có cuốn tôi chưa dám đọc bài nào! Giá mà thu nhập PPP của người Việt được tỷ tệ thuận với sản lượng thơ - ”Thơ Việt PP” (per person – trên đầu người) thì chắc dân ta giầu nhất thế giới?!
Toán…như khùng
Toán thì, không ai ngây ngất lên đồng tập thể với cái giải Fields cỏn con trị giá 10.000 USD của “thần đồng”, “thần tượng”, “thần-thánh toán” Ngô Bảo Châu như dân Việt ta gần đây thôi, làm tôi…ngán ngẩm. Rồi vì có giải Fields mà ông thủ ta bỏ ra trên 400 tỷ đồng mở Viện toán cao cấp nữa chứ (ông này nhất định rất kém toán)! Miếng mồi 10k USD NBC đã câu được con cá sộp (những 20 triệu USD thật) là Viện Toán “Cao cấp”, mà cả “cá” và “mồi” đều làm dân ta ngất ngây như bị tâm thần… Tình yêu toán đã bị ai đó lợi dụng phản lại các “nhà toán học” rồi, Việt Nam ơi!
Người Việt bị ngộ độc Toán và Thơ?
Câu hỏi của tôi là: phải chăng Thơ và Toán (sự mê Thơ và sự mê Toán một cách ấu trĩ đến tâm thần và như bị thần kinh toàn xã hội) đã góp phần làm chúng ta (cả xã hội XHCN của ta) đã bị lên đồng tập thể liên miên mấy thế hệ nay, là những công cụ tự sướng, tạo nên những con người yếu đuối, xa thực tế, mơ hồ trên mây, bất thực tài và vô dụng? Bởi vì, cả toán và thơ, suy cho cùng, tuy không thể thiếu, đều rất ít tác dụng trong cuộc sống của dân ta hôm nay, chỉ làm dân tộc ta, đất nước ta khó có thể, thậm chí không thể thành công, vì đã mất quá nhiều thời gian và nhiệt huyết vào hai thứ đó?
Phải chăng mê thơ và toán quá đã là đặc điểm của các nước nghèo, các dân tộc không thành công? Ở ta hiện nay, Toán và Thơ sau nửa thế kỷ 20 được đam mê như khùng điên, đã phản tác dụng? Xã hội ta đang bị ngộ độc toán và thơ?
Tôi nhắc lại: tôi không đặt câu hỏi như thế với với văn và viết văn. Văn học, theo tôi, chúng ta lại quá kém và không đủ kiên trì, nghiêm túc, đam mê, chúng ta quá hời hợt (nói chung), chúng ta chỉ lợi dụng và lạm dụng văn cho chính trị, nên chúng ta lại càng … tắc, và văn học thì chết yểu.
Tại sao tôi nhận ra việc chú trọng Thơ và Toán quá là có vấn đề trầm trọng. Mở rộng ra, tại sao nước ta lại mê thơ và toán quá đà thế này? Làm sao để thoát mà không bỏ “nàng” Thơ và “chàng” Toán, để thành công, để thịnh vượng đây? Hay là dân tộc ta thà nghèo và thất bại nhưng cứ chỉ học giỏi toán và có nhiều nhà thơ nhất thế giới là hạnh phúc nhất thế giới rồi?
Cả nền giáo dục và toàn xã hội chỉ chú trọng mỗi Toán và Thơ 
Từ 1945 đến nay dân Việt Nam ta đã phải sống trong chế độ chiến tranh và “đấu tranh cách mạng” nội bộ liên miên làm cuộc sống luôn vô cùng nghèo đói, thiếu thốn khó khăn, có khi như quay trở lại thời ăn hang ở hốc. Nhưng “mặt trận” chiến tranh và đấu tranh cách mạng được chú trọng bậc nhất là tẩy não nhân dân bằng tuyên truyền và giáo dục. Và một công cụ phổ biến hiệu quả được sử dụng là thơ. Bắt đầu từ các bài thơ chả ra thơ của lãnh đạo, rồi đến các bài thơ của các nhà tuyên truyền từ Tố Hữu trở xuống… Thơ tuyên truyền giáo dục không cần hay, chỉ cần tải được “tinh thần và nhiệm vụ cách mạng” thật nhiều là sẽ được tâng lên mây xanh và các nhà “thơ” thì được trọng vọng… Thế là cả xã hội bị ép và rồi thi nhau làm thơ, đọc thơ, chép thơ, truyền thơ…, âu cũng là một cách để quên cái thực tại vô cùng khốn khó và che đậy sự khốn nạn của xã hội, của con người với nhau… Thơ “lên ngôi” – tức là bị chính trị hóa và trở thành công cụ chính trị, cho đến tận hôm nay vẫn thế. Văn và các môn xã hội bị đè bẹp, bóp méo (chính trị hóa).
Đồng thời với việc thơ lên ngôi là văn bị đè bẹp và bị bóp méo – bị chính trị hóa - hoàn toàn. Tại sao thế, vì văn chính là tinh hoa của các môn khoa học xã hội. Biết viết văn là người ta biết suy luận, biết lập luận và có tư duy logic, độc lập, sáng tạo, có quan điểm riêng. Điều này vô cùng nguy hiểm cho chế độ nghĩ thay, tư duy thay, sáng tạo thay tất cả mọi người rồi. Cá nhân chỉ có việc ca ngợi (bằng thơ văn), nghe theo và làm theo, không cần suy nghĩ, không được phép suy nghĩ.
Còn toán thì tại sao được “lên ngôi”? Là vì nền giáo dục trong khó nghèo và đói ăn nên chỉ có thể dạy và học “khan” thôi. Tức là chả có tài liệu, dụng cụ, và các điều kiện sơ đẳng để dạy và học các môn khoa học tự nhiên nào khác cho gần đúng yêu cầu, ngoài môn toán. Và cũng phải có môn nào đó để dân ngu học và nghiên cứu thực sự chứ, vì khoa học tự nhiên thì không có điều kiện và thầy bà, khoa học xã hội thì đảng bị “nhạy cảm” run… Thế là hô hào và đun đẩy cho cả xã hội lao đầu vào học toán. Nào là thi học sinh giỏi, nào là các lớp chuyên, nào là thi toán quốc tế… dù đói rách thể nào cũng vẫn tổ chức, vẫn cho tham gia. Lợi cả đôi đường: mấy thằng giỏi (dạy và học) toán thì như trên mây nhưng lại rất dễ bảo, cả xã hội để sức vào toán sẽ không có thời gian và đầu óc cho những tư duy độc lập về các lĩnh vực khác, nhất là các vấn đề xã hội.
Người Việt bị ngộ độc Toán và Thơ?
Nói tóm lại, khuyến khích cả xã hội dù đói nghèo vẫn chú trọng vào làm thơ và học toán có vẻ như là đã làm cho xã hội XHCN “trong sáng và cao đẹp hơn hẳn” (tôi cũng đã từng tin thế), thực chất chỉ là một chính sách ngu dân để dễ trị. Thực tế đó vô cùng nguy hiểm, vì không ai gọi tên nó ra.
Tôi cũng từng vô cùng yêu toán và thơ
Là một sản phẩm “khá hoàn hảo” của chế độ, tôi cũng từng rất chú trọng và rất khá cả hai trò làm toán và làm thơ. Sau này các con tôi hỏi: “Hồi còn nhỏ bố học thế nào?”, tôi bao giờ cũng nói: “Bố học giỏi toán và làm thơ hay, nhưng bố chỉ nhớ hai cảm giác: sợ và đói... Sợ bị phê bình, bị kỷ luật, và đói vì luôn …đói”. “Sợ và đói thế thì làm sao bố học được?” - các con tôi thường tra vấn tiếp. “Bố học được và còn học giỏi, là nhờ bố trốn cái đói và nỗi sợ bằng cách vùi đầu vào toán và thơ. Hồi nhỏ, bố thường có thể ngồi làm toán và ngâm thơ cả buổi, một mình…”
Tôi đồ rằng, suốt mấy thế hệ qua, đa số những người yêu toán và yêu thơ, đã đến với toán và thơ là do hoàn cảnh cả xã hội dồn đến thế - “thời thế thế thế thì phải thế”, không phải do có những tài năng bẩm sinh hay có chọn lựa theo đam mê cá nhân - cũng như tôi, chẳng có lựa chọn khác… Chỉ vì toán và thơ là hai cái có thể học tốn ít đầu tư vật chất nhất, dành cho người nghèo khó, và giúp quên cái nghèo khó, chiến tranh, quên sự đời… đó là tất cả những gì đảng cần từ những công dân XHCN. Toán và thơ đã trở thành một loại ma túy ru ngủ các con chiên ngoan đạo của mình, mà không ai biết.
Ai cũng sống trong nỗi sợ và phải vượt qua những nỗi sợ đó, nên đa số đều phải dùng ma túy toán và/hoặc thơ. Vì thế cả xã hội rất mê thơ và trọng toán, coi việc giỏi hai môn đó là căn bản nhất. Nhưng chúng ta lại gọi người giỏi toán hay thơ là những chàng ngố, chàng khờ mà không tin đúng là như vậy.
Tại sao tôi nhận ra mình bị ngộ độc?
Thời sinh viên du học, những năm đầu tôi học rất chủ quan vì mình khá giỏi toán. Chỉ từ năm thứ ba tôi mới nhận ra mình thua cả các sinh viên tây bình thường khác vì họ có một nền tảng kiến thức xã hội và khoa học kỹ thuật hơn hẳn mình. Tôi như một thằng lùn tưởng mình cao… Cây cà kheo toán và thơ của tôi bắt đầu gẫy.
Đến khi đi làm thì tôi mới nhận ra khả năng viết, nói, thể hiện, tranh luận, bảo vệ quan điểm thực sự của mình quá tệ - không hề giỏi như điểm văn của mình ngày xưa, còn khả năng làm thơ thì …hoàn toàn không dùng được, chỉ làm hỏng thêm khả năng viết và nói (lập luận) mà thôi. Là nhà quản lý, tôi đã tuyển dụng hàng trăm kỹ sư, cử nhân mới ra trường XHCN, và điểm kém nhất của họ luôn là: viết, lập luận, thể hiện và bảo vệ quan điểm riêng…
Tôi cũng quan sát các xã hội khác ngoài Việt Nam (mà tôi có khá nhiều điều kiện trong suốt nhiều năm qua), không ở đâu tôi thấy có sự “đam mê” toán và thơ kiểu người Việt, và đồng thời họ không đói nghèo và thiếu văn hóa như người Việt. Đến nỗi, tôi đã phải nảy ra câu tự hỏi, có sự liên hệ nhân quả nào giữa sự đam mê toán và thơ với sự nghèo đói của người Việt hôm nay?
Vai trò của Toán và Thơ 
Điều gì làm nên đẳng cấp văn hóa và khoa học của một con người có học? Đó là khả năng tư duy độc lập và thể hiện, phát triển, bảo vệ quan điểm của mình. Giỏi toán và hay thơ không cho chúng ta khả năng đó – trừ khi chúng ta đi chuyên sâu về toán và làm thơ – số lượng mà xã hội cần rất rất ít.
Toán và thơ chỉ một phần giúp tôi, giúp dân ta vượt qua cuộc sống khốn khó thôi, nó không đủ để giúp người ta giỏi, càng không đủ để giúp ta thành công. Đó chỉ là “hét lên cho khỏi sợ ma” mà thôi.
Người Việt bị ngộ độc Toán và Thơ?
Làm thơ để giúp ta nhắm mắt lại tưởng tượng và không nhìn thấy thực tại nữa, và vì thế nó giúp ta “chịu được” thực tại, vượt qua thực tại tàn khốc. Làm toán (bậc phổ thông) khiến trí óc ta bận rộn và quên đi cái đói, cái khổ…
Toán và Thơ, như ma túy, có thể giúp con người thoát thực tại, dù khốn khó thế nào, để thăng hoa trong giây lát, để có cảm giác thăng hoa, để biết mình còn sống, để kiểm tra và biết mình còn là người, thế thôi. Nhưng quá đề cao hay lạm dụng Toán và Thơ trên cấp độ quốc gia, dân tộc, thì như nhà nghèo chơi ma túy vậy - ma túy cao cấp thanh nhã nhất, và quốc gia ấy, dân tộc ấy sẽ chỉ sạt nghiệp mà thôi. Trên thế giới này có quốc gia hay dân tộc nào Thịnh vượng nhờ mọi người đều làm Toán và làm Thơ đâu?
Quan sát những người giỏi toán và giỏi thơ của ta - mà chúng ta đã có từ mấy thế hệ chỉ tập trung đào tạo làm toán và làm thơ, nhất là thế hệ 5x-6x chúng tôi, tôi thấy không ai sống được bằng toán và thơ cả. Một số bạn tôi từng đoạt huy chương Olympics Toán đó, bây giờ chỉ là những nhà giáo, công chức nghèo. Ngay cả Ngô Bảo Châu nếu ở VN thì cũng không thể nói là đủ sống bằng toán! Thế hệ tôi còn có nhà thơ hàng đầu – “Thần đồng thơ” Trần Đăng Khoa - liệu gã này có đủ sống bằng thơ? Chắc chắn là không. Tôi đồ rằng các nhà thơ chỉ kiếm danh từ thơ, còn kiếm sống là từ văn (nếu giỏi thật) hay từ nghề tuyên truyền văn hóa (bồi bút, loa thợ…).
Thế hệ tôi cũng có “nhà thơ” Dương Chí Dũng, với bài thơ “để đời” đọc trước tòa khi nhận án tử hình. Thơ ca thời này đã bị méo mó và bốc mùi đến như vậy đấy! Họ chỉ sỉ nhục thơ. Ngay nay, sống thành công hạnh phúc không phải sống bằng cách quên đi hay chạy trốn thực tại, tự lừa dối mình, như trong thời chiến tranh và nghèo đói nữa, mà là sống thành công hạnh phúc trong thực tại. Vậy vai trò của Toán và Thơ “đại trà” ở đâu trong đó nếu không phải tiếp tục là phương tiện ngu dân mị dân?
Chắc chắn, nó không phải như bức tranh chúng ta đang nhìn thấy trong xã hội này về Toán và Thơ, về quan niệm của chúng ta về toán và thơ – như những gì xung quanh Ngô Báo Châu và các hội thơ, CLB thơ, các tác phẩm thơ tự in ngập tràn xã hội “văn hóa chất lượng cao” của chúng ta hôm nay.
Nói gì với thế hệ sau về Toán và Thơ? 
Nhìn nhận vai trò của toán và thơ như trên, tôi đã kiên quyết không khuyến khích các con cháu mình và các bạn trẻ nói chung dành quá nhiều ưu tiên, thời gian, công sức cho cả toán và thơ. Tôi không khuyến khích các cháu làm thơ nữa, sợ chúng sẽ mê thơ rồi lạc đường như cha ông. Tôi cũng không ép chúng phải rèn luyện để giỏi toán nữa, vì tôi không muốn chúng …nghèo (cái đích mà hầu như chắc chắn những kẻ giỏi toán, giỏi thơ sẽ đến!). Nhưng tôi rất khuyến khích chúng làm văn, viết luận văn về những vấn đề cụ thể và với/bằng quan điểm riêng cụ thể của chúng… Những gì chúng ta nói ra đẹp nhất, và được nhớ mãi, đó là thơ.
Bản thân, tôi không đọc nhiều thơ nữa, rất ghét các “hội thơ”. Và tôi càng không quan tâm đến các vấn đề của toán học nữa. Tôi chẳng biết mấy bổ đề NBC giải được nó hay nó đẹp thế nào. Nếu là ngày xưa, chắc tôi sẽ phải mầy mò “cho biết” về các bổ đề Landan gì đó nhiều lắm…
Đó là những gì tôi có thể làm và đã làm, với toán và thơ, trong khoảng 20 năm nay. Không bị áp lực hay ảnh hưởng từ bố mẹ, các con tôi đều học giỏi theo cách mà chúng hạnh phúc thoải mái nhất.
Nếu các con tôi lại hỏi về Toán và Thơ, tôi sẽ vẫn nói lại: chúng rất quan trọng, không thể thiếu, hãy nắm vững chúng (hãy học giỏi), nhưng đừng quá đề cao chúng, càng không nên tôn thờ chúng, chúng chỉ là công cụ, không nên là mục đích (trừ khi con là NBC hay TĐK).
Còn rất nhiều việc khác và tuyệt vời hơn là làm Toán và Thơ
Quá yêu toán và thơ như rất nhiều người Việt hiện nay (như một quán tính vô thức từ quá khứ), là như chúng ta đang xài thuốc phiện hay ma túy để tự sướng vậy, điều đó sẽ chỉ làm bạn đói và lơ mơ trong cuộc sống mà thôi! Tất nhiên điều đó là rất không có lợi gì cho bạn. Nhưng điều đó phải có lợi cho ai đó thì nó – phong trào yêu toán và thơ điên cuồng ấy – mới “ngày càng phát triển” chứ? Ai có lợi khi cả dân tộc cứ mãi “tự phê”, “tự sướng” bằng toán và thơ, tức là bằng ma túy trong đầu, bằng không khí? Hỏi đã là trả lời rồi. Hãy tư duy, có quan điểm của mình, thể hiện ra, và bảo vệ nó, cho đến khi bạn thuyết phục được người khác hay bị người khác thuyết phục! Đó chính là điều tuyệt vời hơn “mê làm Toán và Thơ” kiểu đa số người Việt hôm nay, vì như thế là chúng ta luôn cùng phát triển.
Theo: Phan Châu Thành

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét