Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Lượm lặt - LẬP ỦY BAN QUỐC GIA ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

https://www.youtube.com/watch?v=XGhCM7dSMHk&list=PL0Xd6_vQV82LCudJK71X7MHMDWYDAxgBN&feature=share
https://youtu.be/pBmSixL9ugQ
https://youtu.be/xcQRFFi5zik
https://youtu.be/eps7XUqsN64

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Việt Nam cấp phép cho máy bay Trung Quốc vào tìm kiếm (NLĐ). “Ngày 11-3, Việt Nam đã chấp thuận cho 1 máy bay Trung Quốc vào tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích, sau khi đã cấp phép cho 3 tàu chiến Trung Quốc vào tìm kiếm, trong đó có tàu đổ bộ lớn nhất của hải quân nước này.”2 máy bay quân sự Trung Quốc được phép vào vùng biển Việt Nam (DT).
Giáo xứ Cồn Dầu sắp bị xóa sổ  -(RFA)   —  Vẫn vạch ranh với người hy sinh bảo vệ Hoàng Sa – Trường Sa  -(NV)
Ngày 8 tháng 3 với phụ nữ miền Tây  -(RFA)   —    Đập lăng, hạ tượng nên hay không?  -(RFA)   –  Kinh nghiệm cho VN từ Ukaraina -(RFA)
Tài nguyên rừng bị tận diệt -(RFA)
Việt Nam, các nước nỗ lực tìm kiếm máy bay Malaysia bị mất tích  -(VOA)   >>>   Máy bay Malaysia mất tích gây tranh luận về an toàn hàng không Châu Á   >>>   TQ hối thúc Malaysia đẩy mạnh việc tìm kiếm máy bay mất tích   >>>   Đài Loan nhận cảnh báo khủng bố trước vụ máy bay Malaysia mất tích   —-   Săn lùng người Iran bí ẩn dính tới máy bay mất tích  -(VNN)   >>>   Điều kỳ lạ về cơ trưởng máy bay mất tích  
Kiều bào được sở hữu nhà không giới hạn số lượng?  -(VNN)   —   Mở rộng đối tượng kinh doanh BĐS: Không để Việt kiều “tay không bắt giặc“ -(Baomoi.com)  —   Dụ Việt kiều mua nhà, nhưng lại sợ ‘tay không bắt giặc’  -(NV)  >>>   Nghệ An: Hàng chục cán bộ huyện xài bằng giả  >>>  Hơn 90% xí nghiệp ở Việt Nam thuê “xã hội đen” đòi nợ   >>>   Nghệ An: Hàng chục cán bộ huyện xài bằng giả


Mở cửa cho rộng vào!  – (Viettusaigon – RFA)
Chuyện những chiếc cầu chưa gãy.  -(Canhco -RFA)
Báo Nhân dân lại “đánh” tiếp PGS Hà Đình Đức, GS Phan Huy Lê, GS Tương Lai, Nhà văn Nguyên Ngọc, PGS Phạm Vĩnh Cư và …  -(Chepsuviet)    >>>  Bình luận – Phê phán  :  -“Xét lại lịch sử” như vậy để làm gì? -(Nhandan)
Báo đảng “Nhân dân” vẫn diễn trò “bài Mỹ” theo lối rẻ tiền cổ lỗ  – (Chepsuviet)   >>>>  Lỗi thời  -(Nhandan)  -..Nhà cầm quyền Oa-sinh-tơn quá “sốt sắng” với diễn biến tình hình ở U-crai-na, song những chính sách can thiệp của Mỹ và đồng minh ở các “điểm nóng” trước đây đã khiến phương Tây không thể “mạnh mồm”. Trong bối cảnh hiện cả Nga và một số nước EU nhất trí tìm một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng tại U-crai-na, những biện pháp mang tính đe dọa của Mỹ xem ra đã lỗi thời và càng “lòi đuôi” can thiệp.
Mỹ nó “lỗi thời” “lòi đuôi can thiệp” … là những cái xấu của Mỹ, thế mà xứ ta bọn chó nào cho con cái qua Mỹ để học cái xấu của nó hay làm gì??? cái gì cũng chạy qua Mỹ ( hay chí ít là đồng minh của Mỹ) và ngay cả chạy qua Mỹ mua nhà cữa… Sao ngu thế nhỉ, qua Trung cộng Cu ba Bắc Hàn chớ.- Quốc nội thì thấy đồ Mỹ là sáng con mắt ra chớp liền , lạ thiệt, không hiểu nổi đến giờ này !?
Chuyện Thủ tướng với Hội Khoa học lịch sử trong bảo vệ chủ quyền: Có (sự) thực mới vực được đạo  -(Chepsuviet)
Một ngày ở tù cũng là quá nhiều  –   (Bùi Tín -VOA)   —    Nhã Ca và Cổng trường vôi tím  -(Liễu Trương – VOA)
Mũi dùi Putin Và phòng tuyến Âu-Mỹ  -(Nguyễn xuân Nghĩa -NV)
Việt Nam nên dừng đầu tư các công trình trọng điểm trong giai đoạn hiện nay  – Nguyễn Hữu Quý – (Boxitvn)
Việt Nam năm 2014: Dự báo những diễn biến chủ lưu  – Nhà báo, TS. Phạm Chí Dũng  – (Boxitvn)

Ghi chép chi tiết cuộc tọa đàm do Hội Khoa học lịch sử tổ chức 9.3.2014  – (Boxitvn)
Euromaidan- Những mẩu chuyện của Trần Mai Lan  – (Boxitvn)
Tàu lạ, máy bay quen  -(Trần kinh Nghị)
Vài mẩu tin về nhà văn Phạm Viết Đào   -(Quechoa)
Chuyện không của riêng ai   – (Phương Bích)
Chao ôi! Bốc phét đến cở này mà cả nước đều tin thì nước ta trường tồn dưới thời nhà Sản 60 năm qua vẫn còn là quá ít.  -(Trần Hoàng)
  -(Trần Hoàng)
   -(Trần Hoàng)
CÓ MỘT SỰ SO SÁNH KHÔNG HỀ NHẸ  - (Huỳnh Ngọc Chênh)
VỀ CUỘC SE DUYÊN NGUYỄN TẤN DŨNG -TRƯƠNG TẤN SANG  - ( Đỗ Minh Tuấn  FB)
NGUYỄN THIÊN THỤ: CỘNG GIA VÀ CỘNG SẢN   -(Sơn Trung)
Nhà văn Nhật Tiến : Sự thực không thể bị chôn vùi ( kỳ 19)   -(Nhật Tuấn)
______________________________________________________________________________________________
Đến lượt Nội Bài siết chặt an ninh hàng không  -(VNN)   >>>   Giao thông Đà Nẵng: Bức xúc và lãng phí   —    Dân không đồng ý, khó mà xử phạt!  -(VEF)   >>>   Đề phòng ‘chạy’ để được luân chuyển
Dỡ gỗ sưa đình làng và ‘đại bác’ tương lai  -(TVN)   —   TVQH họp kín về đánh giá lấy phiếu tín nhiệm  -(VNN)   —   Quảng Nam thi tuyển lãnh đạo  -(VNN)    —    Nứt trụ cầu Vĩnh Tuy: Dỡ giàn giáo, khoan bêtông…  -(ĐV)
Máy bay mất tích và bài học cảnh báo ngành hàng không Việt Nam   -(GDVN)   >>>   Máy bay Malaysia mất tích: Trách nhiệm của Việt Nam đến đâu?  —    Máy bay mất tích: Sự thật việc người TQ nói “không tin người VN”  -(Soha)   >>>  Một cựu giám đốc IBM có mặt trên máy bay Malaysia mất tích
Kiểm tra vụ “chống tiêu cực xong bị mất chức”  -(KP)
Doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư 68 triệu USD vào Nam Định   -(TTXVN)
Phó TT Vũ Đức Đam kêu gọi giúp bà con ngư dân bám biển   – (Infonet)   >>>   Chủ tịch QH: “Có nhà nào mà không phải nhà ở xã hội?”
Hậu quả của việc giao đất trái thẩm quyền ở xã Cổ Đô (huyện Ba Vì): 63 hộ “mất” ruộng canh tác   -(HNM)
Vận động xây đền tưởng niệm 64 chiến sĩ hy sinh ở Gạc Ma  -(PLTP)   >>>   Thay thế 2/3 ĐBQH sau mỗi nhiệm kỳ là lãng phí chất xám    >>>  VỤ SAI PHẠM TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HÒA THÀNH, TÂY NINH: Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu kiểm tra, làm rõ   >>>   Dành 3.000 tỉ đồng đào tạo cán bộ điện hạt nhân
Sai phạm trong cấp GPXD ở “thành phố mới” Bình Dương: UBND tỉnh ra văn bản trái luật   -(LĐ)
Lập 2 quận mới của Hà Nội: Bận rộn đến mức phải né tránh? (DV)

Tuyên bố Tưởng niệm các Chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, Tự do cho người dân  – Cập nhật danh sách đợt 2  - (DLB)
Thư cầu xin cho ông nội cháu được tha tù- (DLB)   — Lạc loài, vong bản và tráo trở- (DLB)
Câu chuyện Văn hóa… Kiều Trinh (Tập 3)- (DLB)
10 điều giống nhau kỳ lạ giữa Hồ Chí Minh và đồng chí Lai Teck   -   Phan Châu Thành (Danlambao) – Với những người ít quan tâm, không biết đồng chí Lai Teck là ai, tôi xin thưa, đó là cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Malaysia từ 1938 đến 1947
Bệnh viện đa khoa Ninh Thuận: Thu tiền đi thang máy, không trừ bệnh nhân- (DLB)   –Tư bản bán, và đảng cs bán- (DLB)
Đảng ta lại đòi “Hiếp Pháp”- (DLB)   –  Thương trẻ mầm non học trong kho thuốc trừ sâu- (DLB)
http://ttxcc6.files.wordpress.com/2014/03/e22ed-hieppha-tieptuc-danlambao.jpg
Vài kinh nghiệm khi làm việc với an ninh (Phần 2)- (DLB)

KINH TẾ
Ai đang nợ nhau 100.000 tỷ USD?   -(ĐTCK)   -Báo cáo mới đây của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho thấy, tổng số nợ toàn cầu đã tăng vọt hơn 40% lên 100.000 tỷ USD trong khoảng thời gian từ giữa năm 2007 đến giữa năm 2013. Vậy những quốc gia, khu vực nào đã tham gia tích cực nhất vào thị trường vay nợ này?

VĂN HÓA-THỂ THAO

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
“Cần xé đề cương môn sử và hãy cho học sinh khám phá lịch sử”  -(GDVN)  -Học sinh bày tỏ, không phải các em không lựa chọn sử là môn thi tốt nghiệp là không thích học sử, mà do cách dạy sử không muốn học.   -  Mời xem bài liên quan : “Đế quốc Mỹ xâm lược ? ”  -(Nam Việt FB / ttxcc)

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- TRỰC TIẾP: Dò được tín hiệu MH370 cách Việt Nam hàng nghìn km? (TP).- Malaysia công bố hình 2 người mang hộ chiếu giả (TT). – Người dùng hộ chiếu ăn cắp không dính đến khủng bố (TTXVN). – Vụ máy bay Malaysia mất tích: Áo phao trôi ở eo Malacca (ĐV). – Truyền thông, Internet hỗn loạn vì tin đồn về vụ mất tích máy bay (Infonet). – Malaysia: Khách dùng hộ chiếu giả người Iran, không phải khủng bố (Infonet). – Vụ Boeing777-200 mất tích: Sử dụng hộ chiếu đánh cắp chưa bao giờ dễ dàng như vậy (TTVH). – Lại xuất hiện thêm nhân chứng nhìn thấy máy bay mất tích rơi (SKĐS). – Truyền thông quốc tế sôi sục trong “điểm nóng” Phú Quốc (NLĐ). – Mở rộng phạm vi tìm kiếm máy bay mất tích tại Cà Mau (VTV). – Dẫu chỉ có một phần ngàn tia hy vọng… (DT). – Lộ chân dung một người Iran mang hộ chiếu giả trên máy bay Malaysia (GDVN). – Vụ máy bay mất tích: Cú điện thoại “ma” bí hiểm chưa từng thấy (NLĐ). – Vật thể lạ do vệ tinh Mỹ cung cấp không phải của máy bay Malaysia (NLĐ).

QUỐC TẾ
Biểu tình đòi lương cơ bản cho Osin tại Đài Loan  -(RFA)   —  Nepal: 9 người Tây Tạng biểu tình bị bắt -(RFA)  –   TQ: Những kẻ khủng bố tại trạm xe lửa sẽ bị trừng trị -(RFA)
Nepal ngăn người Tây Tạng biểu tình kỷ niệm cuộc khởi nghĩa  -(VOA)   —   Cảnh sát Nêpal bắt giữ 9 người Tây Tạng biểu tình chống Trung Quốc -(RFI)
Lãnh tụ Kim Jong-un đắc cử đại biểu quốc hội với 100% phiếu -(RFA)  – Thằng Ủn xứ cọng sản này mà không chăm phần chăm nó xử giảo hết cả Quốc gia.
Nga chiếm thêm các căn cứ ở Crimea  -(VOA)   >>>   Khủng hoảng Ukraina và tranh luận về chính sách ngoại giao của TT Obama   >>>  FBI giúp Ukraina lấy lại hàng tỷ đôla chế độ cũ lấy cắp   —     Trưng cầu dân ý sáp nhập Crimée vào Nga : Merkel phản đối Putin -(RFI)  —   Chiến tranh kinh tế Nga-Phương Tây : Cả hai bên đều sứt đầu mẻ trán -(RFI)  —   Ukraina : Trận chiến phương Đông -(RFI)  –   Khủng hoảng trong ngành ngoại giao Hoa Kỳ -(RFI)
Nguy cơ Châu Á Thái Bình Dương thiếu lương thực  -(RFI)   —   Ba năm sau thảm họa Fukushima, vùng đông bắc Nhật vẫn tê liệt -(RFI)
Afghanistan: Taliban đe dọa dìm cuộc bầu cử Tổng thống trong biển máu -(RFI)   —  Đức Giáo Hoàng Phanxico thăm Hàn Quốc vào tháng 8 -(RFI)   —   Đại diện Ngoại giao Châu Âu thận trọng về thỏa thuận hạt nhân với Iran -(RFI)
Cúm gia cầm H7N9: 72 nạn nhân tử vong tại Trung Quốc từ đầu năm -(RFI)
Người Mỹ chuyển sang giao thông công cộng  – (NV) -Người Mỹ sử dụng hệ thống chuyển vận công cộng như xe buýt, tàu lửa và tàu điện ngầm tăng cao hơn bất kỳ lúc nào, kể từ khi các vùng ngoại ô bắt đầu tăng dân số.  — Người không bảo hiểm y tế giảm từ khi có Obamacare  -(NV)
Ukraina – Ngoại giao bế tắc, đối đầu căng thẳng  -(VNN)   —   Nga đang kiểm soát toàn bộ đường biển tại Crimea  -(ĐV)
Cựu Thống đốc khu vực Kharkov bị bắt vì “kích động chia rẽ Ukraine”  -(GDVN)   >>>  Ukrane bắt đầu tập trận, Nga xiết chặt vòng vây Crimea
Biên phòng Ucraine công bố video lính Nga bắn laze vào máy bay đi tuần  -(GDVN)   >>>   Thảm cảnh của Ucraine xuất phát từ đâu? Nga sẽ chiếm hay dùng Crimea?   >>>   Ucraine đã phải dùng đến máy bay trình diễn để chuẩn bị chiến đấu?   >>>   Quân Nga tiếp tục dồn về Crimea, đã xuất hiện nhiều tên lửa Grad
“Lính đánh thuê Mỹ tới Ukraine” là một màn kịch của Nga?  – (Soha.vn)   >>>   Bị nợ lương, lính Ukraine ở Crimea đào ngũ ngày càng nhiều   >>>   Thổ Nhĩ Kỳ – Nhân tố quyết định cuộc đấu Nga-Mỹ ở Biển Đen   >>>  Nga bố trí nhiều bãi mìn chống tăng tại biên giới Crimea-Ukraine?

2082. LẬP ỦY BAN QUỐC GIA ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

Lê Khánh Luận
Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2011-2015 trong phiên họp (25/2/2014) đã xem xét 2 đề án liên quan đến công cuộc đổi mới giáo dục, trong đó có đề án thành lập Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục đào tạo do Thủ tướng đứng đầu.
UBQGĐM/GD-ĐT: sẽ giữ vai trò tổ chức phối hợp liên ngành.
- Giúp Thủ tướng nghiên cứu chỉ đạo những công việc quan trọng đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
 - Giúp Chính phủ,Thủ tướng nghiên cứu, đề xuất phương hướng, giải pháp thực hiện điều phối cac chủ trương , chiến lược, đề án quốc gia về GD-ĐT, dạy nghề và phát triển nguồn nhân lực.
- Đề án “ Xây dựng sách giáo khoa phổ thông sau 2015” sẽ thực hiện trong 2 giai đoạn:
 * 2014-2015 hoàn thành cơ bản một số nhiệm vụ chính  như:  Cơ sở khoa học về đổi mới chương trình sách giáo khoa, chuẩn bị các nguồn lực để xây dụng, biên soạn và thẩm định. Xây dựng tổng thể, chương trình môn học và biên soạn sách giáo khoa thử nghiệm các lớp 1,6 và 10.
* 2016-2020 hoàn thành việc thử nghiệm và ban hành chương trình SGK mới. Biên soạn SGK thử nghiệm các môn học các lớp còn lại. Hoàn thành việc chỉnh sửa, ban hành chương trình SGK, danh mục thiết bị dạy học tối thiểu và tài liệu hướng dẫn thực hiện.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói rằng, việc thay đổi chương trình và SGK hiện vẫn phải “Vừa chạy vừa xếp hàng”. Ông nói cần có một hệ thống chuẩn mới  về GD. Từ đó, thay đổi chương trình theo khung chuẩn này rồi mới thay đổi SGK, thi cử. “Cái quan trọng nhất hiện nay là Bộ GD-ĐT phải sớm ban hành được hệ thống chuẩn về GD mới”
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu:
“- Nghiên cứu cải cách nền GD quốc dân theo hướng mở của nền kinh tế thị trường.
- Bây giờ cứ triển khai hệ thống SGK phục vụ cho nền GD quốc dân hiện tại theo hướng hoàn thiện hơn.
 - Sau đó khởi động lập đề án, nhân lực , có bộ phận chuyên trách trên cơ sở hệ thống hiện nay, kế thừa cái hiện tại, tiếp thu xu thế phát triển của thế giới theo hướng mở, học tập suốt đời.”
 Thủ tướng  đồng ý lập Ủy ban Quốc gia đổi mới GD-ĐT nhưng nhắc nhở đơn vị chủ trì  cần giảm bớt số thành viên, tinh giản bộ máy hoạt động hiệu quả.
Về tổ chức bộ máy:
   * Chủ tịch ủy ban: Thủ tướng.
   * Hai phó chủ tịch:Trưởng ban Tuyên giáoT.Ư, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.
   * Hai ủy viên thường trực: Bộ trưởng GD-ĐT và Bộ trưởng LĐ-TB-XH.
 Kính Thủ tướng,
Chúng tôi những nhà nghiên cứu cải cách giáo dục Nhóm Cánh Diều rất cảm kích về việc Thủ tướng phải ra tay lập Ủy ban Quốc gia đổi mới GD-ĐT mà trong đó về tổ chức bộ máy như đã nói ở trên.Chúng tôi là những nhà giáo cũng rất quan tâm đến nền giáo dục nước nhà.
Trong khi đó Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, còn cho biết việc thay đổi chương trình và SGK hiện vẫn phải “Vừa chạy vừa xếp hàng”. Ông nói cần có một hệ thống chuẩn mới  về GD, rồi từ đó thay đổi chương trình theo khung chuẩn, và rồi mới thay đổi SGK, thi cử. “Cái quan trọng nhất hiện nay là Bộ GD-ĐT phải sớm ban hành được hệ thống chuẩn về GD mới”
- Hệ thống chuẩn về GD mới: như vậy cho đến giờ phút này Bộ GD-ĐT vẫn chưa đưa ra được hệ thống chuẩn về GD mới.
- Việc thay đổi chương trình và SGK:  hiện vẫn phải “Vừa chạy vừa xếp hàng”
+ Nhưng mà vẫn chưa xác định được chạy đi đâu, đổi mới theo kiểu nào?
+ Như vậy công việc mới bắt đầu mò mẫm, và công việc mới sẽ như thế nào?
Vì lo lắng đến sự đổi mới nền giáo dục nước nhà mà nguyên chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã kêu gọi toàn thể các Bộ, các ngành tập trung hỗ trợ cho Bộ GD-ĐT.
Cũng như theo giáo sư Ngô Bảo Châu, “Trong giáo dục nhà nước không thể làm hết mọi việc. Có rất nhiều việc mà sáng kiến ban đầu xuất phát từ xã hội dân sự, từ những người thực sự quan tâm đến giáo dục chứ không phải làm việc theo sự chỉ đạo của nhà nước. Điều quan trọng là họ hành động và chúng ta có thể nhìn thấy kết quả công việc của họ. Những hoạt động đó xuất phát từ thiện tâm, muốn  nền giáo dục nước nhà tốt hơn, hiệu quả hơn.
 Sự xuất hiện những nhóm xã hội dân sự trong lĩnh vực giáo dục là những dấu hiệu tích cực. Tự thân cuộc sống đưa ra những yêu cầu, và xã hội vận động theo những yêu cầu đó chứ không vận động theo chủ trương, chính sách. Và hiện tại đã có nhiều nhóm đầu tư nghiên cứu về “Cải cách giáo dục”, với mỗi nhóm đã đưa ra phương hướng rõ ràng và biện pháp cụ thể. Hiện nay đã có những nhóm đã có công trình cụ thể, gồm có:
    – Nhóm Cánh Buồm của Giáo sư Phạm Toàn ở Hà Nội.
   – Nhóm Học Thế Nào của Ngô Bảo Châu.
   – Nhóm Giáp Văn Dương ở Hà Nội.
   – Nhóm Cánh Diều ở TP. HCM.
Chỉ cần Tổ chức Hội Thảo để các công trình mà các nhóm đã nghiên cứu được trình bày trước công luận. Từ đó các nhà giáo dục, các nhà khoa học, và nhất là các phụ huynh  có trình độ và am hiểu về giáo dục cho ý kiến phản biện để chọn lựa.
Sau khi đã chọn lựa, ta tiến hành thực hiện. Rồi từ thực tiễn chúng ta chỉnh sửa, hoàn thiện. Đây là những công trình có tầm ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của nước nhà nên việc phản biện phải giao cho các trường Đại học lớn của nhà nước: Đó là 2 trường ĐHSP của Hà-Nội và TP.HCM, cùng 2 trường ĐH KHTN  của Hà-Nội và TP. HCM là hội đồng phản biện, duyệt đề án để tránh những tiêu cực xảy ra.
Chúng tôi thành khẩn đề nghị Ủy ban Quốc gia đổi mới GD-ĐT nên nhường chỗ lại cho Bộ GD-ĐT. Vì những lý do sau:
- Giáo dục là một lĩnh vực chuyên sâu, và công việc ấy trách nhiệm chính thuộc về Bộ trưởng liên quan, là người có đủ trình độ và năng lực để làm công việc này. Thủ tướng bận trăm công ngàn việc, hơn nữa không nên ôm đồm nhất là về lĩnh vực giáo dục.
- Trưởng ban Tuyên giáoT.Ư có thể là người giỏi về tuyên truyền đường lối, chính sách chứ không am tường về giáo dục.
Chúng tôi đề nghị Đảng và Nhà nước nên tôn trọng ý kiến cũng như sáng kiến của các nhà chuyên môn chứ không nên áp đặt, chỉ đạo.
 Cụ thể chúng tôi đề nghị Bộ trưởng GD-ĐT là người chịu trách nhiệm chính trong việc Đổi Mới nền GD-VN, bằng cách:
+ Cho các nhóm nghiên cứu báo cáo về đề tài của mình. Gồm : thời gian hoàn thành và kinh phí cần thiết.
+ Sau khi được công luận cho ý kiến và được hội đồng xét duyệt dựa trên công luận mà chọn lựa.
Theo chúng tôi nghĩ, chúng ta cần nên làm rõ những hạn mục và kinh phí.
Mọi việc nên đề ra cụ thể rõ ràng để mọi người có thể kiểm tra tính khả thi, nêu những thắc mắc chất vấn về những khó khăn trở ngại (liệu chăng những nhóm ấy có trả lời được không), cũng như theo dõi tính hiệu quả của nó.
+ Nhận kinh phí thực hiện theo từng giai đoạn và phải báo cáo rộng rãi, công khai.
+ Phải bảo đảm được thời gian nhanh nhất và ít tốn kém nhất.
***
- Riêng Nhóm Cánh Diều, chúng tôi bảo đảm:
 + Cải cách GD bậc tiểu học trong vòng 1 năm: Các mũi nhọn mà chúng ta quan tâm là Tiếng Việt, Tiếng Anh, Toán , Tin học , còn các môn khác cho con em học nhẹ nhàng thôi. Có thể một giáo viên nên phụ trách một lớp trọn vẹn với sự trợ giúp của thiết bị sẽ đạt hiệu quả cao.
+Trong thời gian cải cách ta vẫn trưng dụng sách cũ đã in. Khi hoàn chỉnh ta in luôn một lần, sử dụng lâu dài tránh lãng phí.
+ Trong quá trình thực hiện và chỉnh sửa, ta có thể dùng Latop để truyền tải thông tin vừa nhanh, gọn nhẹ và dễ góp ý điều chỉnh.
Chúng tôi cũng xin nói rõ hơn về lịch trình và kế hoạch cải cách Lớp1:
Như đã nói, thời gian thực hiện cải cách bậc tiểu học là 1 năm, được chia ra như sau:
 + Lớp 1 Nhóm Cánh Diều chúng tôi sẽ thực hiện trong 6 tháng: 3 tháng để chúng tôi hoàn thành nội dung; 3 tháng để chúng tôi thực hiện phim ảnh, hỗ trợ cho nội dung giảng dạy.
+ Sau khi hoàn thành cải cách lớp 1 bậc tiểu học, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm và có kế hoạch mẫu mực để thực hiện các lớp 2,3,4,5 còn lại.
+ Như vậy là sau một năm chúng tôi đã hoàn thành cải cách GD bậc tiểu học.
Từ thành tựu đó chúng ta đánh giá kết quả đạt được. Rồi từ kết quả đó, chúng ta xây dựng những kiến thức tiếp theo cho những cấp tiếp theo.
 Việc cải cách nội dung: ta phải biết kế thừa những gì tốt đã có, tinh giản những điều gì không cần thiết, bổ sung những kiến thức mới thấy cần.
+ Cần phải kết hợp với nhận xét góp ý của các thầy cô giáo về giáo trình họ đang giảng dạy, vì họ là những người trải nghiệm sâu sát nhất hiểu kỹ hơn chúng ta (còn việc nhìn xa, trông rộng là những nhà nghiên cứu CC-GD chúng tôi, cộng với sự góp ý của các nhà khoa học trong và ngoài nước).
 + Cần lắng nghe ý kiến đóng góp  của các phụ huynh có con em đang học cấp1,  cấp 2 tại các thành phố lớn (vì số đông những người ấy có trình độ đại học) những người này họ đang theo dõi việc học tập con em của họ, nên khi có cơ hội góp ý thì họ sẽ tham gia tích cực.
+ Từ những góp ý của thầy cô giáo và phụ huynh học sinh, người làm CC-GD đã nắm sát được ta cần thay đổi những gi? Và cũng nhờ họ quan sát giúp đỡ chúng ta phát hiện những chỗ chưa liền lặn, để chỉnh sửa.
Về phương pháp, biện pháp:
 + Thiết bị dạy học của chúng tôi là màn hình, Latop, bảng, phấn. Không cần thêm những thiết bị nào khác (vì mọi thí nghiệm đã được chiếu lên màn hình).
+ Bằng phương pháp truyền tải Latop và màn hình, sự học tập sẽ rất sinh động.
+ Đặc biệt môn học ngoại ngữ rất thuận lợi, bằng hình ảnh con em sẽ học trực tiếp người bản xứ. Và sẽ phát âm theo một phản xạ tự nhiên, và chuẩn. Không bị phát âm sai do ảnh hưởng bởi phát âm của các thầy cô giáo.
Qua đó năng lực chuyên môn của thầy cô giáo cũng được nâng lên, cải thiện rất nhiều.
Với phương án mà Nhóm Cánh Diều đưa ra, chúng tôi cũng cần nêu những thuận lợi và khó khăn, để công luận thấy và cùng nhau luận bàn về vấn đề chung của đất nước.
Thuận lợi:
 + Sử dụng phương pháp Latop và màn hình vào dạy học là phương pháp hiện đại nhất. (Sử dụng sản phẩm của Vietnam, nếu chưa có sẵn ta phải đầu tư ngay. )
+ Một cơ hội đầu tư để phát triển ngành tin học nước nhà: về sản xuất phần cứng, cũng như phát triển phần mềm.(Có tiêu thụ được sản phẩm rộng rãi, thì chúng ta mới đầu tư phát triển được)
+ Giảng dạy theo phương pháp trên, việc truyền đạt sinh động, nhanh nhạy giúp cho sự làm việc của thầy cô giáo và học sinh tiết kiệm được sức khỏe.
+ Khi có trình độ tin học cao, người học sinh dễ có cơ hội để tự học suốt đời.
Khó khăn:
+ Việc đầu tư mua máy chiếu, màn hình cho lớp: máy chiếu khá đắt tiền và việc bảo quản. (Giải quyết: mua một TV lớn treo tường, dễ bảo quản và rẽ hơn ?)
+ Tiền mua Latop cho con em ở nông thôn cũng như con em hộ nghèo ở thành phố.
+ Một khi chương trình đã được giảm nhẹ, không còn dạy thêm nữa đời sống thầy cô giáo cấp 1 sẽ gặp khó khăn. Nhà nước cần có những chính sách để giải quyết những khó khăn này.
Với những phát triển của Internet ngày nay, việc đầu tư cho phương tiện Latop để đạt được một nền giáo dục có chất lượng và đồng đều trên cả nước vẫn là rẻ hơn rất nhiều.     
Một đề nghị chúng tôi xin được đưa ra: Về khoảng lợi mà Nhóm Cánh Diều thực hiện được, sẽ không trả lại ngân sách cho nhà nước mà dùng để hỗ trợ nâng lương cho toàn thể thầy cô giáo bậc tiểu học. Giúp thầy cô giáo an tâm với đời sống, tập trung dạy dỗ con trẻ tốt hơn. Vì đây là cấp học quan trọng nhất.
                                                                  TP.HCM ngày 10/03/2014
                                                             Kính chào đoàn kết và xây dựng
                                                                     TM. Nhóm Cánh Diều
TS. Lê Khánh Luận
   


                       
               LẬP ỦY BAN QUỐC GIA ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2011-2015 trong phiên họp (25/2/2014) đã xem xét 2 đề án liên quan đến công cuộc đổi mới giáo dục, trong đó có đề án thành lập Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục đào tạo do Thủ tướng đứng đầu.
UBQGĐM/GD-ĐT: sẽ giữ vai trò tổ chức phối hợp liên ngành.
- Giúp Thủ tướng nghiên cứu chỉ đạo những công việc quan trọng đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
- Giúp Chính phủ,Thủ tướng nghiên cứu, đề xuất phương hướng, giải pháp thực hiện điều phối cac chủ trương , chiến lược, đề án quốc gia về GD-ĐT, dạy nghề và phát triển nguồn nhân lực.
- Đề án “ Xây dựng sách giáo khoa phổ thông sau 2015” sẽ thực hiện trong 2 giai đoạn:
* 2014-2015 hoàn thành cơ bản một số nhiệm vụ chính  như:  Cơ sở khoa học về đổi mới chương trình sách giáo khoa, chuẩn bị các nguồn lực để xây dụng, biên soạn và thẩm định. Xây dựng tổng thể, chương trình môn học và biên soạn sách giáo khoa thử nghiệm các lớp 1,6 và 10.
* 2016-2020 hoàn thành việc thử nghiệm và ban hành chương trình SGK mới. Biên soạn SGK thử nghiệm các môn học các lớp còn lại. Hoàn thành việc chỉnh sửa, ban hành chương trình SGK, danh mục thiết bị dạy học tối thiểu và tài liệu hướng dẫn thực hiện.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói rằng, việc thay đổi chương trình và SGK hiện vẫn phải “Vừa chạy vừa xếp hàng”. Ông nói cần có một hệ thống chuẩn mới  về GD. Từ đó, thay đổi chương trình theo khung chuẩn này rồi mới thay đổi SGK, thi cử. “Cái quan trọng nhất hiện nay là Bộ GD-ĐT phải sớm ban hành được hệ thống chuẩn về GD mới”

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu:
“- Nghiên cứu cải cách nền GD quốc dân theo hướng mở của nền kinh tế thị trường.
- Bây giờ cứ triển khai hệ thống SGK phục vụ cho nền GD quốc dân hiện tại theo hướng hoàn thiện hơn.
- Sau đó khởi động lập đề án, nhân lực , có bộ phận chuyên trách trên cơ sở hệ thống hiện nay, kế thừa cái hiện tại, tiếp thu xu thế phát triển của thế giới theo hướng mở, học tập suốt đời.”
Thủ tướng  đồng ý lập Ủy ban Quốc gia đổi mới GD-ĐT nhưng nhắc nhở đơn vị chủ trì  cần giảm bớt số thành viên, tinh giản bộ máy hoạt động hiệu quả.
Về tổ chức bộ máy:
  * Chủ tịch ủy ban: Thủ tướng.
  * Hai phó chủ tịch:Trưởng ban Tuyên giáoT.Ư, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.
  * Hai ủy viên thường trực: Bộ trưởng GD-ĐT và Bộ trưởng LĐ-TB-XH.




Kính Thủ tướng,
Chúng tôi những nhà nghiên cứu cải cách giáo dục Nhóm Cánh Diều rất cảm kích về việc Thủ tướng phải ra tay lập Ủy ban Quốc gia đổi mới GD-ĐT mà trong đó về tổ chức bộ máy như đã nói ở trên.Chúng tôi là những nhà giáo cũng rất quan tâm đến nền giáo dục nước nhà.
 
Trong khi đó Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, còn cho biết việc thay đổi chương trình và SGK hiện vẫn phải “Vừa chạy vừa xếp hàng”. Ông nói cần có một hệ thống chuẩn mới  về GD, rồi từ đó thay đổi chương trình theo khung chuẩn, và rồi mới thay đổi SGK, thi cử. “Cái quan trọng nhất hiện nay là Bộ GD-ĐT phải sớm ban hành được hệ thống chuẩn về GD mới”
- Hệ thống chuẩn về GD mới: như vậy cho đến giờ phút này Bộ GD-ĐT vẫn chưa đưa ra được hệ thống chuẩn về GD mới.
- Việc thay đổi chương trình và SGK:  hiện vẫn phải “Vừa chạy vừa xếp hàng”
+ Nhưng mà vẫn chưa xác định được chạy đi đâu, đổi mới theo kiểu nào?
+ Như vậy công việc mới bắt đầu mò mẫm, và công việc mới sẽ như thế nào?

Vì lo lắng đến sự đổi mới nền giáo dục nước nhà mà nguyên chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã kêu gọi toàn thể các Bộ, các ngành tập trung hỗ trợ cho Bộ GD-ĐT.
Cũng như theo giáo sư Ngô Bảo Châu, “Trong giáo dục nhà nước không thể làm hết mọi việc. Có rất nhiều việc mà sáng kiến ban đầu xuất phát từ xã hội dân sự, từ những người thực sự quan tâm đến giáo dục chứ không phải làm việc theo sự chỉ đạo của nhà nước. Điều quan trọng là họ hành động và chúng ta có thể nhìn thấy kết quả công việc của họ. Những hoạt động đó xuất phát từ thiện tâm, muốn  nền giáo dục nước nhà tốt hơn, hiệu quả hơn.
Sự xuất hiện những nhóm xã hội dân sự trong lĩnh vực giáo dục là những dấu hiệu tích cực. Tự thân cuộc sống đưa ra những yêu cầu, và xã hội vận động theo những yêu cầu đó chứ không vận động theo chủ trương, chính sách. Và hiện tại đã có nhiều nhóm đầu tư nghiên cứu về “Cải cách giáo dục”, với mỗi nhóm đã đưa ra phương hướng rõ ràngbiện pháp cụ thể. Hiện nay đã có những nhóm đã có công trình cụ thể, gồm có:
   - Nhóm Cánh Buồm của Giáo sư Phạm Toàn ở Hà Nội.
   - Nhóm Học Thế Nào của Ngô Bảo Châu.
   - Nhóm Giáp Văn Dương ở Hà Nội.
   - Nhóm Cánh Diều ở TP. HCM.
Chỉ cần Tổ chức Hội Thảo để các công trình mà các nhóm đã nghiên cứu được trình bày trước công luận. Từ đó các nhà giáo dục, các nhà khoa học, và nhất là các phụ huynh  có trình độ và am hiểu về giáo dục cho ý kiến phản biện để chọn lựa.
Sau khi đã chọn lựa, ta tiến hành thực hiện. Rồi từ thực tiễn chúng ta chỉnh sửa, hoàn thiện. Đây là những công trình có tầm ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của nước nhà nên việc phản biện phải giao cho các trường Đại học lớn của nhà nước: Đó là 2 trường ĐHSP của Hà-Nội và TP.HCM, cùng 2 trường ĐH KHTN  của Hà-Nội và TP. HCM là hội đồng phản biện, duyệt đề án để tránh những tiêu cực xảy ra.


Chúng tôi thành khẩn đề nghị Ủy ban Quốc gia đổi mới GD-ĐT nên nhường
chỗ lại cho Bộ GD-ĐT. Vì những lý do sau:
- Giáo dục là một lĩnh vực chuyên sâu, và công việc ấy trách nhiệm chính thuộc về Bộ trưởng liên quan, là người có đủ trình độ và năng lực để làm công việc này. Thủ tướng bận trăm công ngàn việc, hơn nữa không nên ôm đồm nhất là về lĩnh vực giáo dục.
- Trưởng ban Tuyên giáoT.Ư có thể là người giỏi về tuyên truyền đường lối, chính sách chứ không am tường về giáo dục.

Chúng tôi đề nghị Đảng và Nhà nước nên tôn trọng ý kiến cũng như sáng kiến của các nhà chuyên môn chứ không nên áp đặt, chỉ đạo.

Cụ thể chúng tôi đề nghị Bộ trưởng GD-ĐT là người chịu trách nhiệm chính trong việc Đổi Mới nền GD-VN, bằng cách:
+ Cho các nhóm nghiên cứu báo cáo về đề tài của mình. Gồm : thời gian hoàn thành và kinh phí cần thiết.
+ Sau khi được công luận cho ý kiến và được hội đồng xét duyệt dựa trên công luận mà chọn lựa.

Theo chúng tôi nghĩ, chúng ta cần nên làm rõ những hạn mục và kinh phí. Mọi việc nên đề ra cụ thể rõ ràng để mọi người có thể kiểm tra tính khả thi, nêu những thắc mắc chất vấn về những khó khăn trở ngại (liệu chăng những nhóm ấy có trả lời được không), cũng như theo dõi tính hiệu quả của nó.
+ Nhận kinh phí thực hiện theo từng giai đoạn và phải báo cáo rộng rãi, công khai.
+ Phải bảo đảm được thời gian nhanh nhất và ít tốn kém nhất.

                                             *      *     *
- Riêng Nhóm Cánh Diều, chúng tôi bảo đảm:
+ Cải cách GD bậc tiểu học trong vòng 1 năm: Các mũi nhọn mà chúng ta quan tâm là Tiếng Việt, Tiếng Anh, Toán , Tin học , còn các môn khác cho con em học nhẹ nhàng thôi. Có thể một giáo viên nên phụ trách một lớp trọn vẹn với sự trợ giúp của thiết bị sẽ đạt hiệu quả cao.
+Trong thời gian cải cách ta vẫn trưng dụng sách cũ đã in. Khi hoàn chỉnh ta in luôn một lần, sử dụng lâu dài tránh lãng phí.
+ Trong quá trình thực hiện và chỉnh sửa, ta có thể dùng Latop để truyền tải thông tin vừa nhanh, gọn nhẹ và dễ góp ý điều chỉnh.

Chúng tôi cũng xin nói rõ hơn về lịch trình và kế hoạch cải cách Lớp1:
Như đã nói, thời gian thực hiện cải cách bậc tiểu học là 1 năm, được chia ra như sau:
+ Lớp 1 Nhóm Cánh Diều chúng tôi sẽ thực hiện trong 6 tháng: 3 tháng để chúng tôi hoàn thành nội dung; 3 tháng để chúng tôi thực hiện phim ảnh, hỗ trợ cho nội dung giảng dạy.
+ Sau khi hoàn thành cải cách lớp 1 bậc tiểu học, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm


và có kế hoạch mẫu mực để thực hiện các lớp 2,3,4,5 còn lại.
+ Như vậy là sau một năm chúng tôi đã hoàn thành cải cách GD bậc tiểu học.

Từ thành tựu đó chúng ta đánh giá kết quả đạt được. Rồi từ kết quả đó, chúng ta xây dựng những kiến thức tiếp theo cho những cấp tiếp theo.

Việc cải cách nội dung: ta phải biết kế thừa những gì tốt đã có, tinh giản những điều gì không cần thiết, bổ sung những kiến thức mới thấy cần.
+ Cần phải kết hợp với nhận xét góp ý của các thầy cô giáo về giáo trình họ đang giảng dạy, vì họ là những người trải nghiệm sâu sát nhất hiểu kỹ hơn chúng ta (còn việc nhìn xa, trông rộng là những nhà nghiên cứu CC-GD chúng tôi, cộng với sự góp ý của các nhà khoa học trong và ngoài nước).
+ Cần lắng nghe ý kiến đóng góp  của các phụ huynh có con em đang học cấp1,  cấp 2 tại các thành phố lớn (vì số đông những người ấy có trình độ đại học) những người này họ đang theo dõi việc học tập con em của họ, nên khi có cơ hội góp ý thì họ sẽ tham gia tích cực.
+ Từ những góp ý của thầy cô giáo và phụ huynh học sinh, người làm CC-GD đã nắm sát được ta cần thay đổi những gi? Và cũng nhờ họ quan sát giúp đỡ chúng ta phát hiện những chỗ chưa liền lặn, để chỉnh sửa.
Về phương pháp, biện pháp:
+ Thiết bị dạy học của chúng tôi là màn hình, Latop, bảng, phấn. Không cần thêm những thiết bị nào khác (vì mọi thí nghiệm đã được chiếu lên màn hình).
+ Bằng phương pháp truyền tải Latop và màn hình, sự học tập sẽ rất sinh động.
+ Đặc biệt môn học ngoại ngữ rất thuận lợi, bằng hình ảnh con em sẽ học trực tiếp người bản xứ. Và sẽ phát âm theo một phản xạ tự nhiên, và chuẩn. Không bị phát âm sai do ảnh hưởng bởi phát âm của các thầy cô giáo.
Qua đó năng lực chuyên môn của thầy cô giáo cũng được nâng lên, cải thiện rất nhiều.
Với phương án mà Nhóm Cánh Diều đưa ra, chúng tôi cũng cần nêu những thuận lợi và khó khăn, để công luận thấy và cùng nhau luận bàn về vấn đề chung của đất nước.
Thuận lợi:
+ Sử dụng phương pháp Latop và màn hình vào dạy học là phương pháp hiện đại nhất. (Sử dụng sản phẩm của Vietnam, nếu chưa có sẵn ta phải đầu tư ngay. )
+ Một cơ hội đầu tư để phát triển ngành tin học nước nhà: về sản xuất phần cứng, cũng như phát triển phần mềm.(Có tiêu thụ được sản phẩm rộng rãi, thì chúng ta mới đầu tư phát triển được)
+ Giảng dạy theo phương pháp trên, việc truyền đạt sinh động, nhanh nhạy giúp cho sự làm việc của thầy cô giáo và học sinh tiết kiệm được sức khỏe.
+ Khi có trình độ tin học cao, người học sinh dễ có cơ hội để tự học suốt đời.
Khó khăn:
+ Việc đầu tư mua máy chiếu, màn hình cho lớp: máy chiếu khá đắt tiền và việc bảo quản.( Giải quyết: mua một TV lớn treo tường, dễ bảo quản và rẽ hơn ?)
+ Tiền mua Latop cho con em ở nông thôn cũng như con em hộ nghèo ở thành phố.

 + Một khi chương trình đã được giảm nhẹ, không còn dạy thêm nữa đời sống thầy cô giáo cấp 1 sẽ gặp khó khăn. Nhà nước cần có những chính sách để giải quyết những khó khăn này.

Với những phát triển của Internet ngày nay, việc đầu tư cho phương tiện Latop để đạt được một nền giáo dục có chất lượng và đồng đều trên cả nước vẫn là rẻ hơn rất nhiều.
     
Một đề nghị chúng tôi xin được đưa ra: Về khoản lợi mà Nhóm Cánh Diều thực hiện được, sẽ không trả lại ngân sách cho nhà nước mà dùng để hỗ trợ nâng lương cho toàn thể thầy cô giáo bậc tiểu học. Giúp thầy cô giáo an tâm với đời sống, tập trung dạy dỗ con trẻ tốt hơn. Vì đây là cấp học quan trọng nhất.


                                                                  TP.HCM ngày 10/03/2014
                                                             Kính chào đoàn kết và xây dựng
                                                                     TM. Nhóm Cánh Diều




                                                                       TS. Lê Khánh Luận           

2084. BRUNEI TÁCH KHỎI ASEAN TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 07/03/2014
Truyền thông tại Mỹ ngày 3/3 đăng lại tin của trang mạng “InterAksyon.com của kênh truyền thanh-truyền hình TV5 của Philippines cho biết Brunei đã và đang có xu hướng tách ra khỏi lập trường của ASEAN trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông với Trung Quốc.

Theo InterAksyon.com, bốn thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông đã không tìm kiếm được một quan điểm thống nhất về các hành động ngày càng quyết đoán và hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông sau khi Brunei không tham dự cuộc họp gần đây về cuộc tranh chấp này tại Manila, Philippines.
Các nguồn tin ngoại giao gần gũi với cuộc gặp cho biết Brunei đã không tham dự cuộc họp đầu tiên của Nhóm công tác các nước ASEAN có yêu sách ở Biển Đông diễn ra tại khách sạn Pan Pacific Hotel ở Manila ngày 18/2 vừa qua và nhiều khả năng nước này cũng sẽ không tham gia cuộc họp lần thứ hai của nhóm này vào ngày 25/3 tới. Tuy nhiên, cuộc họp vừa qua đã chứng kiến sự can dự hăng hái hơn của Malaysia vào vấn đề này. Malaysia giờ đây dường như đã từ bỏ thái độ thụ động xưa nay đối với các hoạt động quân sự của Trung Quốc trong vùng biển này. Các quan sát viên cho rằng sở dĩ Malaysia có sự thay đổi trong thái độ là do các cuộc diễn tập quân sự gần đây của Trung Quốc ngoài khơi bãi cạn James mà Malaysia tuyên bố chủ quyền, cách bờ biển nước này khoảng 80 km. Đây là phần xa nhất của bản đồ đường đút khúc 9 đoạn của Trung Quốc. Hai cuộc tập trận trong vòng chưa đầy một năm của Trung Quốc gần bãi cạn James đã gây sốc và buộc Malaysia phải điều chỉnh chính sách trong vấn đề Biển Đông. Sau cuộc tập trận hồi tháng Một vừa qua của 3 tàu chiến, một máy bay trực thăng và hàng trăm lính Hải quân Trung Quốc gần bãi James, Malaysia đã lặng lẽ gia tăng sự hợp tác với Việt Nam và Phillippines, hai quốc gia cũng có tranh chấp với Trung Quốc ở vùng biển này, nhằm đẩy nhanh việc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử (COC) nhằm rằng buộc Bắc Kinh về mặt pháp lý. Các hành động ngày càng quyết đoán hơn của Trung Quốc có thể cũng sẽ buộc Malaysia phải gần gũi hơn với Mỹ. Từ xưa tới nay, Malaysia thường giảm nhẹ mối quan ngại về an ninh để theo đuổi các mối quan hệ kinh tế nhiều lợi lộc với Trung Quốc, bạn hàng buôn bán lớn nhất của nước này. Thế nhưng, sau cuộc diễn tập lần thứ hai của Trung Quốc gần bãi cạn James, cuối tháng 1/2014 Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman đã bay sang Manila và Brunei để khẳng định sẽ tham dự cuộc họp đầu tiên ngày 18/2 tại Manila của Nhóm công tác các nước ASEAN có yêu sách ở Biển Đông. Tổng thống Philippines Benigno S. Aquino cũng đã sang Kuala Lumpur để thảo luận về quần đảo Trường Sa và các vấn đề khác liên quan tới hai nước.
Trong 6 bên có yêu sách ở Biển Đông, chỉ có Brunei là nước không chiếm giữ một đảo nào ở Trường Sa. Philippines hiện duy trì binh lính trên 8 đảo và một bãi cạn; Malaysia chiếm giữ 4 đảo; Việt Nam 22 đảo; Trung Quốc 8 đảo và Đài Loan chiếm giữ đảo nước lớn nhất Itu Aba (Ba Bình) và có một căn cứ quân sự trên đảo này. Cuộc họp vừa qua ở Manila không phải là lần đầu tiên Brunei né tránh các cuộc họp của ASEAN về Biển Đông. Tại cuộc gặp cấp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ngày 16-17/1 vừa qua tại khu nghỉ mát Bagan của Myanmar, Brunei cũng không tharn dự cùng với Bộ trưởng Ngoại giao của Malaysia, Việt Nam và Philipines. Thay vào đó, Ngoại trưởng Brunei Mohamed Bolkiah lại chọn cách gặp
riêng Ngoại trưởng Việt Nam ngày 16/1. Một nguồn tin ngoại giao cho rằng Brunei không thoải mái ngồi trong một cuộc họp ở cấp Bộ trưởng để thảo luận về vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Với cuộc họp ngày 18/2 vừa qua ở Manila, Brunei thông báo với nước chủ nhà Philippines, thông qua Đại sứ quán của mình ở Manila, rằng họ sẽ cử một đại diện từ Bộ Ngoại giao đến dự. Tuy nhiên, các phái đoàn của Philippines, Malaysia và Việt Nam phải ngồi chờ 30 phút mới bắt đầu được cuộc họp mà vẫn không có bất kỳ quan chức nào của Đại sứ quán Brunei tại Manila đến dự, do vậy chiếc bàn và lá cờ của Brunei đã phải tháo bỏ khỏi phòng họp. Kết thúc cuộc họp ngày 18/2, ba phái đoàn của Phillipines, Việt Nam và Malaysia vẫn nhất trí cùng thuyết phục Brunei tham dự các cuộc họp của 4 nước ASEAN có yêu sách ở Biển Đông, một diễn đàn mà cuối cùng có thể mở cửa cho cả Trung Quốc. Tại cuộc họp vừa qua, cả Malaysia, Philippines và Việt Nam, mạnh nhất là Malaysia, đều bày tỏ quan ngại về các hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông. Ba nước nhất trí sẽ cùng bác bỏ bản đồ đường 9 đoạn của Trung Quốc mà Phillipines đã kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về luật biển.
Đơn kiện của Philippines không được đưa ra thảo luận tại cuộc họp hôm 18/2 vừa qua. Tuy nhiên, ngày 27/2 Philippines kêu gọi Hà Nội và các nước khác cùng Manila tham gia vụ kiện chống lại việc Trung Quốc nhận chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông. Trưởng đoàn luật sư Philippines Francis Jardeleza đã kêu gọi Việt Nam và Malaysia hoặc cùng tham gia với Manila hoặc nộp đơn kiện riêng chống lại Trung Quốc. Theo ông Jardeleza, các nước nhỏ chỉ có một cơ hội về mặt pháp lý để bảo vệ lãnh thổ của mình một cách hòa bình trước siêu cường của châu Á. Vị luật sư này nói rằng Philippines muốn dùng pháp luật để chứng minh rằng mọi hành động và tuyên bố nhận chủ quyền của Trung Quốc là vô giá trị./.

2085. VENEZUELA: VÌ SAO PHE ĐỐI LẬP CHƯA THỂ THÀNH CÔNG?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 07/03/2014
Theo đánh giá của nhật báo E1 Nuevo Herald (Mỹ), mặc dù đã tổ chức được hàng loạt cuộc biểu tình lớn trong suốt một tháng qua, song dường như rất khó để phe đối lập ở Venezuela tạo ra được một cuộc cách mạng như ở Ukraine do vẫn chưa gây dựng được một nền tảng ủng hộ rộng rãi trong dân chúng, cũng như không có được sự đồng thuận cần thiết trên cơ sở một chiến lược chung nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro.

Tình hình có thể sẽ thay đổi nếu các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra song điều quan trọng là hai thủ lĩnh hàng đầu của phe đối lập là Henrique Capriles và Leopoldo Lopez vẫn được phần lớn người dân Venezuela nhìn nhận như là một thành phần của giới tư sản trong xã hội, không thực sự hiểu rõ những vấn đề của tầng lớp lao động. Hơn nữa, đối thủ của họ, Tổng thống Nicolas Maduro, hiện nắm trong tay quyền kiểm soát gần như toàn bộ lực lượng vũ trang, các phương tiện truyền thông, các thể chế nhà nước, từ Quốc hội cho đến Tòa án.
Gần một năm nay, phe đối lập vẫn liên tục tố cáo chính phủ hiện nay không hợp pháp nhưng lại không tạo được sự liên kết giữa các thành phần xã hội, khiến cho dân chúng nhìn nhận rằng phe đối lập vẫn chưa có gì thay đổi kể từ sau cuộc đảo chính bất thành nhằm vào cố Tổng thống Hugo Chavez hồi năm 2002. Chuyên gia của tổ chức Washington Office on Latin America, David Smilde, nhận xét: “Phe đối lập luôn chắc chắn rằng họ chiếm đa số và chính phủ chiến thắng trong cuộc bầu cử bằng sự gian lận, song đó là một chính phủ có nhiều sự ủng hộ”. Có thể một bộ phận dân chúng đang phải chịu hậu quả của những khó khăn về kinh tế, song chính phủ vẫn dành những nguồn quỹ công cho các chương trình xã hội và vì vậy họ không có lý do gì để tham gia những cuộc biểu tình bạo lực, chặn đường phố chống lại chính phủ.
Trong khi đó, các thủ lĩnh phe đối lập vẫn không thể tìm ra được tiếng nói chung trên con đường đấu tranh của mình. Có lẽ Henrique Capriles là người đã tiến gần nhất trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của mình khi từng cam kết sẽ không chạm tới những lợi ích mà chương trình xã hội của cách mạng Bolivar đem lại. Tuy nhiên, những tuyên bố đó cũng không thể đem lại chiến thắng cho thống đốc bang Miranda trong cuộc bầu cử hồi tháng 4/2013. Một thủ lĩnh khác của phe đối lập, Leopoldo Lopez, lại có những hành động cực đoan hơn khi nhận thấy rằng họ hầu như không có cơ hội trong các cuộc bầu cử dân chủ và đó chính là lý do mà ông ta đã đứng ra kêu gọi người dân xuống đường để tìm cách lật đổ Tổng thống Maduro. Capriles cho rằng chiến thuật này sẽ không thể đem lại hiệu quả và thậm chí có thể sẽ giúp chính phủ củng cố vị thế trong ngắn hạn khi hướng dư luận ra ngoài vấn đề kinh tế, một trong những ưu tiên đấu tranh của phe ủng hộ thống đốc bang Miranda.
Báo ElNuevo Herald kết luận, tình trạng thiếu thốn hàng hóa, mất an ninh và lạm phát không chỉ ảnh hưởng tới những tầng lớp người nghèo, trung lưu mà đã lan sang cả giới thượng lưu trong xã hội Venezuela. Có thể nhiều người cũng mong muốn có sự thay đổi thực sự sau 15 năm sống dưới chính phủ theo chủ nghĩa Chavez, song rõ ràng là phe đối lập vẫn chưa thể thuyết phục được tầng lớp người nghèo, chiếm đa số trong xã hội, rằng họ có thể bảo vệ được những lợi ích của nhóm này. Chính vì vậy họ sẽ không thể ra đường tham gia các cuộc biểu tình với phe đối lập nếu như họ không cảm thấy đó là một sự lựa chọn tốt đẹp hơn./.

2086. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XUNG QUANH KỲ HỌP LƯỠNG HỘI TRUNG QUỐC

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 07/03/2014
Theo báo mạng Asia Sentinel, ngày 3/3, Trung Quốc bắt đầu tiến hành kỳ họp Lưỡng hội thường niên kéo dài hai tuần, với 3.000 đại biểu tập trung ở Bắc Kinh để tham dự một hội nghị được coi là quan trọng nhất trong số những sự kiện như vậy những năm gần đây.

Sự trùng khớp về thời gian của kỳ họp Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân Đại – tức Quốc hội Trung Quốc) và Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân (Chính Hiệp – một cơ quan tư vấn chính trị tương đương Mặt trận Tổ quốc), diễn ra vào một thời điểm ngày càng có nhiều quan ngại về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, khi những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi phương hướng từ một nền kinh tế dựa vào 3 trụ cột chính là xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng làm động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước, sang một nền kinh tế chủ yếu dựa vào tiêu dùng trong nước, trong khi vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cả năm ở mức ít nhất là 7,2%.
Mặc dù các cơ quan này trên thực tế không tranh luận công khai bất kỳ điều gì và sự bất đồng của họ cũng không được nghe nói đến, nhưng những sự kiện nói trên là các cuộc họp quan trọng của các quan chức diễn ra tại một nơi và vào cùng một thời điểm. Hai cơ quan này sẽ đưa ra những tuyên bố chính thức đã được quyết định, nhưng thế giới bên ngoài sẽ háo hức chờ đợi “lệnh xuất phát” được truyền xuống các bộ máy cơ quan nhà nước.
Thế giới đã ngày càng quen thuộc với một lực lượng khủng khiếp người Trung Quốc được dẫn đầu bởi các nhà lãnh đạo, những người dường như có thể thực hiện các chương trình bằng việc vung một “cây quyền trượng” – trong trường hợp này là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, kiến trúc sư của sự chuyển đổi kinh tế, đối mặt với những “cơn gió ngược” đáng kể về tình trạng tăng trưởng tín dụng chậm chạp trong khi phải tìm cách siết chặt chi tiêu của các chính quyền địa phương và “dọn dẹp” những khoản nợ của họ, được đánh giá ở mức khủng khiếp là 19 nghìn tỷ nhân dân tệ (3.100 tỷ USD), đồng thời nỗ lực giảm tình trạng sản xuất dư thừa của lĩnh vực sản xuất thuộc sở hữu nhà nước như sắt thép và than đá, với những ông chủ doanh nghiệp trong quá khứ đã coi sự mở rộng bất tận là yếu tố chủ chốt để thăng quan tiến chức. Đất nước Trung Quốc cũng đối mặt với tình trạng ô nhiễm khủng khiếp nghiêm trọng đến mức đang làm chậm quá trình quang hợp của cây cối và khiến một số lượng lớn người bị mắc bệnh ung thư phổi.
Trung Quốc cũng là một đất nước đang chứa đựng đầy rẫy những căng thẳng cùng tồn tại với niềm tự hào về tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của họ. Học viện Hành chính Quốc gia Trung Quốc năm 2012 cho biết rằng đã có 180.000 “vụ việc lớn” được báo cáo, chủ yếu liên quan các vấn đề như tham nhũng của giới quan chức, các vụ người dân bị chính quyền tước đoạt đất đai, khu tự trị Tây Tạng và các vấn đề về môi trường. Kỳ họp Chính Hiệp khai mạc trong bối cảnh vừa xảy ra một vụ tấn công hôm 1/3 nhằm vào nhà ga Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, được cho là do những phần tử ly khai người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ gây ra, làm ít nhất 29 người chết và hơn 140 người bị thương.
C. H. Kwan, một chuyên gia nghiên cứu cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu Nomura về các thị trường vốn, đã cảnh báo gần đây rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể đang phải đối mặt với những dấu hiệu phát triển quá nóng bất chấp một sự sụt giảm mạnh trong tăng trưởng kinh tế – tình trạng lạm phát.
Với việc cả nền kinh tế Mỹ và các nền kinh tế thuộc Liên minh châu Âu (EU) lâm vào tình trạng tăng trưởng trì trệ, Trung Quốc sẽ không thể dựa vào xuất khẩu trừ khi họ phá giá mạnh đồng nhân dân tệ, điều mà Thủ tướng Lý Khắc Cường đã cam kết không thực hiện.
Việc đô thị hóa – sự chuyển đổi một số lượng lớn người dân nông thôn thành những người dân thành phố – đã trở thành “câu thần chú” mang thương hiệu của Thủ tướng Lý Khắc Cường về hiện đại hóa và kích thích tiêu dùng trong nước, mặc dù hiện nay nó vẫn là một khái niệm chứ không phải là một chương trình cụ thể. Thủ tướng Lý Khắc Cường dự kiến bắt đầu thực hiện chương trình này bằng việc công bố các sắc lệnh hành động rõ ràng đối với một đất nước đang ngày càng lo ngại về vấn đề trong tương lai họ sẽ như thế nào.
Các hệ thống an sinh xã hội và y tế tồn tại hiện nay đang được mở rộng tới những người dân nông thôn mặc dù những hệ thống này đòi hỏi việc sửa lại những quy định hoặc sự phân bổ hiệu quả các quỹ tài chính mới và do đó cần được Quốc hội Trung Quốc thông qua.
Tuy nhiên, để thực hiện một nhiệm vụ liên quan đến khoảng 260 triệu người trong các chương trình nhà ở, việc làm và xã hội mới sẽ ngốn những khoản tiền lớn, làm căng thẳng những ngân sách địa phương và khu vực vốn đã eo hẹp. Theo Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, chương trình này sẽ tiêu tốn khoảng 131.000 nhân dân tệ cho việc đem lại tư cách công dân thành thị cho mỗi người di cư trong toàn bộ quá trình di cư. Tổng số chi phí dự kiến vào khoảng 34 nghìn tỷ nhân dân tệ (5.590 tỷ USD), hay tương đương với 65,5% GDP của Trung Quốc trong năm 2012.
Ngoài ra, việc đưa ra những mệnh lệnh từ Bắc Kinh, đặc biệt là đối với tốc độ xây dựng nguy hiểm dễ gây tai nạn như đã được Chính phủ Trung Quốc lường trước, có nhiều sự khác biệt so với ở những thành phố cách xa thủ đô Bắc Kinh hàng nghìn km. vẫn có một “văn hóa hối lộ” để cạnh tranh với đối thủ.
Ni lỏng kinh doanh
Thủ tướng Lý Khắc Cường nổi tiếng với chủ trương ủng hộ “chính phủ nhỏ gọn, thị trường lớn”. Trong năm cầm quyền đầu tiên của mình, ông Lý Khắc Cường đã nới lỏng mạnh mẽ những sự hạn chế đối với việc đăng ký kinh doanh, giúp cho việc thành lập một doanh nghiệp và đưa doanh nghiệp đó vào hoạt động được dễ dàng hơn.
Tại cuộc họp Quốc Vụ viện (Chính phủ Trung Quốc) vào ngày 11/2 vừa qua, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã nói rõ rằng các doanh nghiệp “có thể làm bất cứ điều gì không bị luật pháp cấm đoán” và các cơ quan chính phủ “bị cấm làm bất cứ điều gì mà họ không được luật pháp cho phép”. Thực hiện được điều đó là việc tương đối khó khăn, nhất là trong một chính phủ mà các cán bộ từ lâu đã tích lũy thu nhập của họ nhờ vào những khoản nhận hối lộ thông qua việc cấp giấy phép, giấy đăng ký, giấy chứng nhận và những tài liệu khác cho phép bất kỳ ai làm bất kỳ công việc nào liên quan đến công việc kinh doanh hoặc công việc xã hội.
Tuy nhiên, nếu như Chính phủ Trung Quốc có thể thực hiện sự cai trị của pháp luật trong các hoạt động thị trường, có thể dự đoán rằng nền kinh tế Trung Quốc thậm chí sẽ còn mở cửa hơn nữa, thúc đẩy tiêu dùng trong nước và sự tăng trưởng của nước này. Tác động của nó sẽ giúp ngăn chặn nạn tham nhũng của các quan chức, xóa bỏ những lý do bào chữa cho việc hàng nghìn quan chức “nhúng tay” vào mỗi bước trong toàn bộ quá trình. Theo một bài báo điều tra gần đây, “sự cai trị” trong việc cấp phép theo kiểu phi chính thức này đã giúp cho các quan chức lấy được khoảng 1.000 tỷ USD tiền bất hợp pháp ra khỏi đất nước Trung Quốc kể từ năm 2002 và những khoản tiền đó được đổ vào các tài khoản ở Quần đảo Virgin thuộc Anh, bất động sản ở các nơi từ Vancouver đến New York, London và Florida.
Ông Vương Kỳ Sơn, một người được cựu Thủ tướng trong sạch Chu Dung Cơ bảo trợ, đã được giao phụ trách ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn đến hàng loạt vụ bắt giữ và kết án nhiều quan chức cấp cao của đảng này, mặc dù những người có quan điểm chỉ trích cho rằng nhiều vụ bắt giữ được tiến hành là do những nhân tố chống Tập Cận Bình. Chu Vĩnh Khang, ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quôc đã về hưu và là nhân vật thân cận của cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, từ lâu đã bị đồn đoán là đang bị điều tra. Con trai của Chu Vĩnh Khang là Chu Bân, cùng nhiều cựu trợ thủ và các nhân vật thân cận của ông này đã bị nêu tên trên truyền thông Trung Quốc do nhận được những sự ưu đãi đặc biệt trong việc thực hiện các chương trình truyền hình của các kênh truyền hình thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc.
Gia tăng thu nhập bình quân đầu người
Thách thức đầu tiên của Trung Quốc là đến năm 2020 phải tăng gấp đôi mức thu nhập bình quân đầu người của nước này từ mức 6.000 USD hiện nay. Tuy nhiên, các biện pháp chi tiết vẫn chưa được công bố. Thủ tướng Lý Khắc Cường dự kiến sẽ thực hiện các cuộc cải cách tái phân phối của cải vốn được chờ đợi từ lâu, nhưng nhà lãnh đạo này sẽ lại phải đối phó với một tầng lớp đang giàu lên rất nhanh và không muốn thấy việc tái phân phối của cải theo hướng tài sản của họ bị giảm xuống. Hệ số Gini – thước đo sự mất cân bằng thu nhập – của Trung Quốc hiện nằm ở một trong những mức thuộc loại cao nhất thế giới. Tháng 1 vừa qua, hãng tin Reuters dẫn lời người đứng đầu Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, vào thời điểm hiện nay, có một khoảng cách chênh lệch thu nhập gồm 3 yếu tố giữa các khu vực nông thôn với thành thị, và một khoảng cách chênh lệch thu nhập gồm 4 yếu tố giữa những người làm trong hầu hết các ngành mang lại nhiều lợi nhuận với những người làm trong các ngành ít sinh lời.
Kinh nghiệm 2 con
Trong số những cuộc cải cách được Hội nghị Trung ương 3 đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 vào năm ngoái nêu ra có cả cải cách chính sách sinh một con để cho phép các cặp vợ chồng được sinh hai con nếu cả hai người đều là con một. Trong số toàn bộ 31 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương ở Trung Quốc Đại lục, đến nay đã có ít nhất là Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, An Huy, Giang Tây, Chiết Giang, Vân Nam và Quảng Tây… bắt đầu thực hiện chính sách này, trong khi các nơi còn lại, ngoại trừ Tây Tạng và Hà Nam, đã đặt ra thời gian biểu cho việc thực hiện.
Việc cải cách chính sách một con được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tiêu thụ những mặt hàng liên quan đến trẻ em, đồ chơi và giáo dục. Bộ Giáo dục Trung Quốc đã bắt đầu vạch ra các kế hoạch nhằm mở rộng năng lực của các nhà trẻ và các trường mẫu giáo. Tuy nhiên, như báo mạng Asia Sentinel đã đưa tin hôm 18/2, chính sách này chưa chắc sẽ có nhiều tác động đến tỷ lệ sinh đẻ tổng thể. Tỷ lệ sinh phụ thuộc vào thu nhập, việc giáo dục ở nhà trường, cho dù người mẹ có phải đi làm hay không, cùng nhiều vấn đề khác. Ở nhiều thành phố lớn của Trung Quốc hiện nay, tỷ lệ sinh đẻ đã giảm mạnh, không chỉ bởi vì chính sách của chính phủ, mà còn bởi vì các vấn đề xã hội.
Hội nghị Trung ương 3 cũng đã mở cửa lĩnh vực nhà nước cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia nắm giữ cổ phần trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Tập đoàn Công nghiệp Hóa dầu Trung Quốc (SINOPEC) đã bắt đầu tái cơ cấu lĩnh vực kinh doanh bán lẻ của họ cho các nhà đầu tư tư nhân. Ngay sau đó, Gree Electric Appliances, một nhà sản xuất máy điều hòa lớn, đã nói rằng họ sẽ bán tới 49% cổ phần của mình cho các nhà đầu tư quan tâm. Ngoài ra, mặc dù Bắc Kinh vẫn có cách tiếp cận thận trọng, nhưng 3 giấy phép mở ngân hàng chắc chắn sẽ được cấp và Internet đang đóng một vai trò mới, một vai trò hết sức quan trọng.
* * *
Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân toàn quốc (Chính hiệp) Trung Quốc lần thứ hai khóa 12 ngày 3/3 đã chính thức khai mạc tại Bắc Kinh. Tiếp sau đó, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc khóa 12 cũng diễn ra vào ngày 5/3. Một trong những nội dung trọng điểm của kỳ họp “Lưỡng hội” lần này vẫn là đẩy mạnh công cuộc cải cách sâu sắc toàn diện đã được thiết lập từ Hội nghị Trung ương 3 khóa 18 diễn ra hồi tháng 11 năm ngoái.
Theo báo “Tân Kinh”, 2014 là năm đầu tiên của đợt cải cách mới ở Trung Quốc. Trong năm nay, Trung Quốc sẽ dốc sức thực hiện toàn diện tinh thần Hội nghị trung ương 3 khóa 18, đồng thời giải quyết những vấn đề khó khăn nhất trong việc hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ 12. Được biết, Trung Quốc đang hành động nhằm đảm bảo một sự khởi đầu tốt đẹp.
Báo trên đưa tin Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức hôm 30/12/2013 đã quyết định thành lập Tiểu ban chỉ đạo công cuộc cải cách sâu sắc toàn diện cấp Trung ương do Tổng Bí thư Tập Cận Bình làm Trưởng Tiểu ban. Ngay sau đó Tiểu ban chỉ đạo công cuộc cải cách sâu sắc toàn diện cấp địa phương cũng lần lượt ra đời. Đó chính là nền tảng để thúc đẩy ổn định công cuộc cải cách ở tất cả các lĩnh vực. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ thời điểm bế mạc Hội nghị trung ương 3 khóa 18 đến ngày 21/2 đã có 28 tỉnh (khu tự trị, thành phố) như Nội Mông, Cát Lâm, Thiên Tân, Giang Tô, Sơn Đông, Hồ Bắc… thành lập Tiểu ban chỉ đạo công cuộc cải cách sâu sắc toàn diện. Chức trách chủ yếu của các tiểu ban này là thống nhất bố trí, sắp xếp, đôn đốc kiểm tra, thúc đẩy thực hiện toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ cải cách.
Việc thành lập các tiểu ban chỉ đạo cải cách ở cấp địa phương góp phần thúc đẩy cải cách một cách cụ thể, hiệu quả. Từ đầu năm đến nay, chính sách kế hoạch hóa gia đình mới “cho phép sinh con thứ hai đối với những cặp vợ chồng đều là con một” lần lượt được thực thi tại các địa phương, chế độ kép gồm dưỡng lão, bảo hiểm sắp trở thành lịch sử, các chính sách như quy định chi tiết về cải cách chế độ phân phối thu nhập, quy hoạch đô thị hóa mô hình mới cấp quốc gia, chế độ đăng kí bất động sản thống nhất… đang trong giai đoạn chuẩn bị.
về cơ cấu Tiểu ban chỉ đạo cải cách cấp địa phương: Trưởng Tiểu ban do Bí thư tỉnh ủy hoặc thành ủy đảm nhiệm, Tỉnh trưởng (Chủ tịch tỉnh) giữ chức Phó Trưởng Tiểu ban. Cơ cấu tổ chức của Tiểu ban gồm bộ phận Văn phòng và một số bộ phận cải cách chuyên trách, bao gồm cải cách thể chế kinh tế và thể chế văn minh sinh thái, cải cách pháp chế dân chủ, cải cách thể chế văn hóa, cải cách thể chế xã hội, cải cách chế độ xây dựng Đảng, cải cách thể chế kiểm tra kỷ luật…
Các địa phương vẫn chưa xác định địa điểm cụ thể đặt Văn phòng Tiểu ban chỉ đạo. Tuy nhiên, Văn phòng của Tiểu ban cải cách Thiểm Tây được đặt tại Phòng nghiên cứu chính sách Tỉnh ủy, trở thành cơ quan thường trực phụ trách công việc hàng ngày của Tiểu ban. Các bộ phận chuyên trách của tiểu ban do các đơn vị hữu quan trực thuộc tỉnh đứng đầu thành lập. Tỉnh Hồ Nam cũng đặt Văn phòng Tiểu ban cải cách tại Phòng nghiên cứu chính sách Tỉnh ủy, gọi tắt là Văn phòng cải cách Tỉnh ủy, “một cơ quan, hai bảng hiệu”.
về ý nghĩa của cơ cấu tổ chức Tiểu ban chỉ đạo cải cách, Giáo sư Trúc Lập Gia thuộc Học viện Hành chính Quốc gia cho biết cơ cấu tổ chức của tiểu ban cải cách cấp địa phương và trung ương có sự đồng nhất cao. Cải cách cần sự lãnh đạo có hiệu quả, việc hai lãnh đạo đứng đầu đảng và chính quyền đảm nhiệm chức Trưởng và Phó trưởng Tiểu ban có lợi cho việc đưa ra quy định cải cách chi tiết và khiến cho những biện pháp cải cách này được quán triệt thực hiện đầy đủ, mà không phải lý luận suông.
Đến nay, có ít nhất 19 tỉnh, thành đã tổ chức hội nghị nghiên cứu quy định công tác của tiểu ban chỉ đạo cải cách. Trong đó, nội dung chính tại Hội nghị lần thứ nhất của Tiểu ban chỉ đạo cải cách sâu sắc toàn diện các tỉnh Vân Nam, Sơn Đông, Giang Tô, Quảng Đông… là xây dựng quy định công tác, tổ chức cũng như nội dung cải cách. Điều này đã đánh dấu mốc cho việc vận hành chính thức của cơ cấu tổ chức Tiểu ban chỉ đạo cải cách.
Một số chuyên gia cho biết sau kì họp Lưỡng hội, các biện pháp cải cách hứa hẹn được thúc đẩy toàn diện và chính thức bước vào giai đoạn thực hiện. Cho dù đã có cơ cấu tổ chức, song bước tiếp theo là làm thế nào để thúc đẩy tiến trình cụ thể hóa công cuộc cải cách.
Ông Trúc Lập Gia cho biết sau khi Hội nghị trung ương 3 khóa 18 đưa ra 60 nhiệm vụ cải cách, các tỉnh, thành kết hợp với tình hình thực tế địa phương để vận dụng phù hợp và đưa ra biện pháp cải cách cụ thể. Song, cải cách là một quá trình thống nhất nhiều nhận thức chung, do vậy, tại kì họp Lưỡng hội năm nay vấn đề cải cách sẽ được tiến hành hiệp thương thảo luận một cách đầy đủ. Sau kì họp, các biện pháp cải cách hứa hẹn được thúc đẩy toàn diện, chính thức bước vào giai đoạn thực hiện. Năm 2014 sẽ là một quan trọng của công cuộc cải cách ở Trung Quốc.
Về vấn đề công cuộc cải cách liệu có tồn tại khó khăn, ông Trúc Lập Gia cho rằng nói một cách tổng thể, công cuộc cải cách hiện nay của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn khó khăn. Đồng thời, cải cách là quá trình “một phần lên kế hoạch, 9 phần thực hiện”, cải cách liệu có thể đạt được hiệu quả thực tế, không phải là xem xét việc có phương châm, chính sách hay không, mà là xem xét việc liệu có thực hiện được không. Do vậy, chính quyền các địa phương căn cứ tình hình phát triển kinh tế cũng như những vấn đề cấp bách phải đối mặt để đưa ra biện pháp. Các bộ ngành trung ương cũng cần nhanh chóng thúc đẩy một số biện pháp như thực hiện chế độ đăng kí bất động sản, cải cách chế độ phân phối thu nhập…/.

Hoàng Đức Doanh - Đối thoại với nhà văn


Đối thoại với nhà văn

Anh bảo, anh cầm bút
Viết lách, trò mua vui.
Tôi hỏi , anh có biết
Dân oan - anh mỉm cười.

Anh bảo, sống trên đời
Hãy quên đi cho khỏe
Tôi nói, anh biết nhé,
Anh không nhớ đến ai ?

Anh bảo mỗi sớm mai
Khi mặt trời đánh thức,
Hãy quên đi buồn bực,
Thả hồn vào ước mơ .

Tôi hỏi anh, bây giờ
Bao người dân khốn khổ ?
Anh nói, mặc kệ nó
Mọi sự có đảng lo ...

Anh bảo, xin ai cho ?
Viết làm chi thêm mệt,
Trừ những gì cấp thiết
Ví như cướp nhà mình !

Muôn sự thật rối tinh,
Phải ai người ấy chết !
An toàn là trên hết,
Chỉ biết trò mua vui !

Ngày 11/3/2014
Hoàng Đức Doanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét