Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Phải xác định lại tên gọi các cuộc chiến với Trung Quốc - Chiến tranh kinh tế Nga-Phương Tây : Cả hai bên đều sứt đầu mẻ trán

Phải xác định lại tên gọi các cuộc chiến với Trung Quốc

Mặc Lâm- RFA


Cuộc tọa đàm có tên “Bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử của các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, hải đảo và chủ quyền quốc gia thời hiện đại” diễn ra với sự tham dự đông đảo của giới sử học, các nhân sĩ, trí thức và hiếm hoi lắm người ta thấy có sự có mặt của hai tờ báo chính thống Nhân Dân và Lao động tham dự trong một chủ đề vốn vẫn còn được xem là nhạy cảm khi có yếu tố Trung Quốc.
Buổi tọa đàm kéo dài chỉ trong một buổi sáng và với thời gian ít ỏi ấy cử tọa không hy vọng nghe hết các bài tham luận của tất cả các diễn giả, tuy nhiên vẫn có những bài nói chuyện được xem là hiếm thấy trong giới sử học trước vấn đề gay cấn với câu hỏi: tại sao phải đặt tên lại cho đúng bản chất của các cuộc chiến tranh với Trung Quốc trên biên giới, hải đảo.
Một trong những diễn giả là Giáo Sư Vũ Dương Ninh, ông  chia sẻ việc mà ông gọi là tế nhị khi nói tới vẩn đề đặt tên cho cuộc chiến, ông nói:
-Có một cái sự tế nhị vô hình nào đó luôn ngăn cản việc này. Chúng tôi cho là đơn giản, lịch sử là lịch sử ta cứ đưa vào, nhưng không đơn giản như vậy. Cuối cùng thì thôi ta phải đưa vào nhưng có lẻ mức độ thôi. Mức độ là thế nào? Lúc đầu viết 3 trang 4 trang sau coi đi coi lại mãi cuối cùng được 12 dòng! Khi trả lời nhà báo tôi nói đây là sự cố gắng rất lớn nhưng có lẻ họ không thể hiểu được cố gắng ấy như thế nào.
Với bài phát biểu đi vào trọng tâm vấn đề cả nước quan tâm nhất hiện nay về tên gọi “cuộc chiến bảo vệ biên giới” trong sách giáo khoa có phù hợp với lịch sử hay không. GS Vũ Dương Ninh nhấn mạnh tới tính chất trung thực của lịch sử ông nói:
-Cho đến bây giờ cái được gọi là tế nhị đó cũng chưa kết thúc đâu. Đất nước chưa hình dung được là tất cả các vị đều cho là phải đưa vào sách giáo khoa nhưng đưa như thế nào lại là vần đề đấy chứ không phải dễ dàng đâu.

Tôi có ba đề nghị một là tên gọi như hiện nay gọi là “cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới”. Đây là cách gọi rất là tế nhị. Cuộc chiến tranh chống mỹ xâm lược, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. “Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới” người ta không nói chống ai cả người ta chỉ nói cuộc chiến bảo vệ biên giới. Tất nhiên biên giới ở đây gồm cả đất liền hải đảo và chúng ta có ba cuộc chiến tranh, một là Tây Nam hai là phía Bắc và ba là hải đảo ta chỉ gọi ngắn là cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới. Nhưng cái điều quan trọng là nội dung. Tại sao lại bảo vệ biên giới, ai là kẻ xâm lược và ai xâm lược ai? Mức độ xâm lược là gì? GS
Chứ nếu nói bảo vệ thì bảo vệ ai, ai làm gì mình mà phải bảo vệ? Thành ra tôi đề nghị là “khẳng định bản chất là cuộc chiến tranh xâm lược” và nhân dân Việt Nam đã đấu tranh chống xâm lược để đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi.
Bên cạnh hai tờ báo Nhân Dân và Lao Động, cuộc tọa đàm ngày hôm nay sẽ được thu hình và công bố trên các trang mạng xã hội cũng như tại địa chỉ nổi tiếng Basam.com, nơi luôn ưu tiên đưa tin tức có liên quan đến vần đề Trung Quốc.
Nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh, người từng điều hành trang tin Ba Sàm có mặt tại buổi tọa đàm cho biết nhận xét:
-Tôi thấy rất là tốt. Tôi chỉ e là báo chí sẽ rất dè sẻn đưa tin thôi. Về phía ban tổ chức là Hội Sử học tôi thấy rất tốt nhất là GS Phan Huy Lê cuối cùng kết luận rất quý về lịch sử liên quan đến Trung Quốc vào năm 79 rồi Gạc Ma, Hoàng Sa phải được đối xử như là các cuộc chiến tranh khác như là chống Mỹ (trước 75) hay cuộc chiến tranh chống Pháp thì phải có sự đối xử bình đẳng. Tôi thấy là tất cả các ý kiến của các người tham gia trong đó có Viện trướng Viện lịch sử Đảng cũng rất tốt, rồi anh hùng Lê Mã Lương nguyên là Giám đốc Viện bảo tàng quân sự cũng có ý kiến rất tốt.
Chỉ có hai vấn đề lo thôi, ngay trước mắt là báo chí. Tôi hỏi một cô nhà báo rằng báo của cô có đưa tin không thì cô ấy gọi về (hình như tòa soạn) nói chuyện với lãnh đạo hay sao đó, rồi cô ấy trả lời là “không”.
Không biết báo chí sẽ được đưa đến đâu. Báo chí tham dự ít lắm, chính thức thì anh Dương Trung Quốc có nói là báo Nhân Dân nhưng theo tôi biết thì có thêm một tờ báo nữa nhưng không biết báo chí đưa tin được bao nhiêu. Thứ hai nữa ý kiến của các nhà sử học hay Viện xã hội…nhưng mà tới đây được thực hiện, triển khai như thế nào về vấn đề bảo tồn, bảo tàng hay đưa vào sách giáo khoa thì tôi chưa hiểu tiến trình sẽ làm như thế nào.
Ông Nguyễn Khắc Mai Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Minh Triết cũng có mặt tại buổi tọa đàm cho chúng tôi biết nhận định của ông:
-Vấn đề hiện nay thì như thế này: phải phân biệt hai loại hoạt động, một cái gọi là nhà hoạt động chính trị nó thỏa mãn những tình cảm những lợi ích trước mắt rất cần. Những vấn đề biển đảo, biên giới….đặc biệt là vấn đề đối sách với Trung Quốc thì phải nghiên cứu đến nơi đến chốn, chu đáo, bài bản và hệ thống chứ còn làm hời hợt một vài cuộc như thế thì nó chưa được. Nhưng là vì các học giả họ đang nói nên tôi cũng không muốn nói cái ý này. Đúng ra phải làm một cái đề án nghiên cứu và khẳng định một vần đề lớn của tình hình hiện nay.
Chúng tôi sẽ bàn cách nào đó thưa gửi lại với chỗ anh Lê, anh Trung Quốc để mình có thể huy động cái Hội sử học làm một cách nghiêm túc hơn còn cuộc tọa đàm này chỉ là đối phó trước mắ. Chả lẻ giới sử học lại không làm gì cho nên họ chọn đề tài là bảo tồn và phát huy giá trị bảo vệ biên giới, hải đảo chủ quyền đất nước. Nó tách ra thành bảo tồn những giá trị thì nó hơi hẹp chưa thật xứng tầm với cái mà tôi hy vọng hoạt động của giới sử học đàng hoàng, nghiêm túc, tài trí và độc lập.
Đại biểu quốc hội, Sử gia Dương Trung Quốc trách nhiệm tổ chức buổi tọa đàm chia sẻ:
-Việc này chúng tôi cũng từng có ý kiến trước Quốc hội và đề nghị của hội Sử học rồi và khi gặp Thủ tướng chúng tôi cũng đã nêu lên giờ dây chúng tôi cũng chỉ muốn nêu ra cái ý kiến nghề nghiệp của mình việc bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử của những cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, đất liền, hải đảo và nhìn lại những vấn đề hiện nay liên quan đến những cái đó như thế nào. Trên cớ sở đó có một kiến nghị với nhà nước để có một chính sách lâu dài chứ tôi không nói trước mắt. Vừa bảo đảm được môi trường hòa bình nhưng đồng thời không thể quên được những vấn đề của lịch sử nhất là trong giáo dục lịch sử nó rất cần thiết. Khi mà 35 năm sau vẫn còn có những nhân chứng, những di tích lịch sử thì việc bảo tồn rất là quan trọng.
Từ việc bảo tồn những giá trị chân thực của lịch sử đến việc phải đáp ứng với những gì với yêu cầu công tác ngoại giao hiện nay thì lại là vần đề khác. Thái độ ý kiến ngày hôm nay của các đối tượng nói chung đều rất đa dạng và nhất trí với nhau đó là lịch sử phải bảo tồn và phát huy còn phát huy như thế nào thì đó chính là sự khôn ngoan của nhà nước mà đây chính là truyển thống của người Việt Nam. Người Việt không chỉ có đánh ngoại xâm mà có rất nhiều lần giữ được sự hòa hiếu nhưng vẫn bảo đảm được chủ quyền và sự phát triển của dân tộc. Đây là bài học rất lớn không phải chỉ ở quá khứ mà chính là hôm nay.
Ông Dương Trung Quốc cũng cho biết việc kế tiếp của Hội Khoa học Lịch sử sau buổi tọa đàm này:
-Từ cuộc hội thảo này chúng tôi sẽ thành một văn bản để gửi tới những cơ quan trách nhiệm thì chắc chúng tôi cần phải có thời gian nữa.
Tuy nhiên đối với nhà báo Nguyễn Hữu Vinh thì lại có nỗi lo khác, ông chia sẻ:
-Thấy rất lo là khi ông Dương Trung Quốc cuối cùng nói mấy câu thì nói là mọi người thông cảm, chúng tôi tổ chức tọa đàm này chẳng có đồng ngân sách nào. Đúng là thế thật, thường thì các cuộc hội thảo hay tọa đàm thì ai đến dự cũng được một phong bì trong đó có hai trăm ngàn…cái hội thảo này thì mọi người chỉ được uống nước với ăn quả cam thôi, đấy là cái đáng lo nhất.
Mọi người đều nói là Trung Quốc họ làm rất là bài bản va họ tổ chức rất ghê. Vừa rồi hôm 30-31 tháng 12 Thủ tướng có đồng ý thành lập cái trung tâm dữ liệu thế nhưng rồi liệu có thực hiện được không? Liệu có ý kiến nào đàng sau rồi ở đâu đó yêu cầu phải ngừng này khác cái đó là điều tôi rất lo.
Buổi tọa đàm tuy đã chấm dứt nhưng vẫn đọng lại ưu tư của những người tham dự. Mặc dù vấn đề đã được đặt ra nhưng làm cho vấn đề ấy trở thành hiện thực thì không biết còn bao gian truân nữa.

Cánh cổng mở của nhà ông Nguyễn Bá Thanh

Ở Đà Nẵng không ai không biết ngôi nhà của Bí thư Thành ủy. Đó cũng là một biệt thự khang trang mặt phố, nhưng cánh cổng ấy luôn mở rộng để người dân muốn khiếu nại, muốn đề xuất ý kiến có thể bước vào.
Tuần qua, bản tin thú vị nhất mà cộng đồng chia sẻ là công chức Hội An thực hiện đi làm bằng xe đạp.
Các công sở ở Hội An tràn ngập xe đạp, tạo ra hình ảnh thân thiện và giản dị về người thi hành công vụ với chính người dân. Và khi biết tin di sản văn hóa thế giới có giới lãnh đạo địa phương sử dụng xe đạp trong công vụ, chắc chắn du khách nước ngoài sẽ thấy họ đang đến một nơi mà con người hành động nhất quán, văn minh với môi trường sống, với di sản văn hóa cổ.
Ý tưởng đi xe đạp trong phố cổ được ông Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự kiên trì thực hiện trong 2 năm, và nay trở thành bắt buộc đối với các công chức địa phương. Một lối sống văn minh, nhưng đồng thời nó cũng là hình ảnh giản dị mà người dân và du khách tin cậy khi nhìn vào người lãnh đạo.
Trong lúc ấy, dư luận cũng sôi động vì cái tin quan chức lộ biệt thự "khủng". Lâu nay, các quan chức trả lời về số tài sản nhà đất, xe cộ khổng lồ của mình đều bảo rằng tài sản đó là của con cháu, hoặc "ông anh", "cô em" kết nghĩa cho, thay vì thỏa mãn công luận bằng việc chứng minh nguồn tài sản sạch, như yêu cầu sơ đẳng của nền pháp trị.
Dư luận bất bình việc quan chức sống xa xỉ, cũng bởi lãnh đạo Đảng thừa nhận một bộ phận không nhỏ quan chức dính dáng đến tham nhũng. Dư luận bất bình cũng do Bộ Chính trị đã có chỉ đạo hai việc song song, một là học tập đạo đức và tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, hai là công khai tài sản của công chức cấp cao, nhưng có lẽ vì thực hiện cả hai nhiệm vụ này ở các bộ ngành, các địa phương vẫn không có kết quả, nên các quan chức vẫn công khai xây biệt thự hàng triệu đô la, vẫn để người thân đi xe trị giá vài tỷ đồng.
Có một điều gì đó thật trớ trêu giữa ông Bí thư Thành ủy Hội An ở nhà cấp 4, đi xe đạp và những ngôi biệt thự "khủng" của các quan chức đương chức hoặc đã về hưu.
Biệt thự của một quan chức về hưu gây xôn xao thời gian qua. Ảnh:
Biệt thự của một quan chức về hưu gây xôn xao thời gian qua. Ảnh: Dân trí
Bỗng nhiên nghĩ đến nhiều chính khách cao cấp cỡ bộ trưởng, đại sứ, thống đốc bang, sau khi giải nghiệp chính trị, họ vẫn thoải mái làm những việc ưa thích như đóng phim, dạy đại học, giải quyết quãng thời gian quý giá còn lại bằng những việc hữu ích chứ không đơn thuần thụ hưởng vinh hoa phú quý.
Còn chúng ta, nói rất nhiều về đạo đức công chức, về sự cống hiến, hy sinh của Đảng viên, nhưng rút cục những điều đó phần lớn chỉ là chuyện của các cuộc họp. Sự lệch pha giữa hành động của người lãnh đạo phải chăng xuất phát từ lệch pha của đạo đức và văn hóa.
Lòng người dân chỉ mong muốn nhìn thấy lãnh đạo nổi tiếng tài giỏi, có đạo đức và người lãnh đạo ấy đủ khả năng để có một cuộc sống sung túc hợp pháp. Những người lãnh đạo giỏi nên được phép sống sung túc bằng một định mức thu nhập khá, và họ phải có khả năng góp sức thay đổi một địa phương, một ngành.
Soi chiếu với một lãnh đạo khác, ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Ở Đà Nẵng không ai không biết ngôi nhà của Bí thư Thành ủy. Đó cũng là một biệt thự khang trang mặt phố, nhưng cánh cổng ấy luôn mở rộng để người dân muốn khiếu nại, muốn đề xuất ý kiến có thể bước vào.
Thậm chí, thời điểm dân khiếu kiện đất đai đông, người nhà ông Bí thư còn chuẩn bị hàng trăm tô bún mắm để người dân ăn tạm chờ đến lượt được tiếp. Là gì nếu không phải đạo đức và văn hóa thúc đẩy ông Nguyễn Bá Thanh ngồi suốt đêm xem ê kíp ở Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Thành phố làm việc, giải quyết những vướng mắc y tế cho ngành.
Ông thường đột ngột có mặt ở các điểm nóng giáo dục, các khu dân cư ô nhiễm môi trường, phòng tiếp dân cấp phường... Những việc làm để cải thiện bộ máy công chức và đời sống người dân rất nhiều, không kể xiết, và đó cũng là lý do để người dân thấy ngôi biệt thự của ông Bí thư không phải là hình ảnh phản cảm.
Người dân bực mình khi họ thấy quan chức xuất hiện tần suất dày đặc ở lễ khởi công, khánh thành công trình này nọ, mà không thấy họ xông pha ở những vụ việc nóng khó khăn, trong khi ngành nào cũng tồn đọng các điểm nóng.
Với thảm họa đứt cầu treo ở Lai Châu mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có mặt ở hiện trường rất sớm, bằng năng lực và quyền hạn giải quyết thấu đáo những rối ren ở hiện trường tai nạn, quyết định kiểm tra toàn bộ các cầu treo ở địa phương là một hành động cần thiết và hiệu quả.
Hành động đó xuất phát từ trách nhiệm, nhưng trong bối cảnh ở nước ta, nó là sự cố gắng cầu toàn về đạo đức và văn hóa mà các chính khách nên học tập và thực hiện!
Bích Hồng (theo DNSG)
Tiêu đề do Tuần Việt Nam đặt lại

Đài Loan nhận cảnh báo khủng bố trước vụ máy bay Malaysia mất tích

Bà Suharni, người Indonesia, cầm chân dung con trai và vợ, cả hai đều có mặt trên chuyến bay Malaysia bị mất tích, ngày 10/3/2014.
Người đứng đầu cơ quan tình báo Đài Loan tiết lộ giới chức an ninh Đài Loan hồi tuần trước nhận được cảnh báo rằng có thể có các cuộc tấn công khủng bố tại Trung Quốc.

Trưởng Cục An ninh Quốc gia, ông Thái Đức Thắng, ngày 10/3 cho biết cơ quan này đã chuyển tới giới hữu trách Trung Quốc lời cảnh báo về các cuộc tấn công được hoạch định nhắm vào phi trường Bắc Kinh và hệ thống xe điện ngầm tại đây sau khi nhận được cảnh báo này hôm 4/3.

Ông Thái không cho hay cơ quan ông nhận được cảnh báo bằng cách nào nhưng lời đe dọa này xuất hiện chỉ 3 ngày sau vụ tấn công bằng dao tại nhà ga Côn Minh (Trung Quốc) khiến 29 thường dân thiệt mạng.

Tuy nhiên, người ta tin rằng giới chức an ninh Đài Loan đã nhận tin báo từ hãng hàng không China Airlines một ngày sau khi hãng này nhận được cú điện thoại của một người đàn ông nói tiếng Pháp cảnh báo về khả năng có hoạt động khủng bố.

Hãng hàng không China Airlines hôm nay xác nhận có nhận được một cuộc điện thoại hôm 4/3 và đã chuyển thông tin cho Cảnh sát Hàng không và Cơ quan Quản lý Hàng không Dân dụng Đài Loan.

Thông cáo của hãng ghi rằng China Airlines ngày 4/3 nhận được cú điện thoại cung cấp thông tin tình báo về các tổ chức khủng bố có liên quan tới Trung Hoa lục địa, rằng sân bay Bắc Kinh sẽ xảy ra tấn công khủng bố.

Chưa rõ liệu cảnh báo này có liên quan đến vụ máy bay của hãng hàng không Malaysia MH370 bị mất tích từ sáng sớm ngày 8/3 hay không.

Nguồn: WSJ, South China Morning Post, CNA
http://www.voatiengviet.com/media/photogallery/may-bay-malaysia-mat-tich/1867329.html
(VOA

Việt Nam nói 'chưa tìm thấy mảnh vỡ' từ máy bay Malaysia lâm nạn

Tàu tìm kiếm và cứu hộ của Cảnh sát biển Việt Nam.
Lực lượng tìm kiếm cứu hộ của Việt Nam đang dồn mọi nỗ lực, nhưng chưa tìm ra bất kỳ vật thể nào liên quan đến chiếc phi cơ Malaysia bị mất tích sau khi loan tin đã phát hiện các vật thể nghi là cánh máy bay và xuồng phao cứu sinh của chiếc máy bay MH370 lâm nạn.

Nghe tường trình
Trước đó, báo Thanh Niên dẫn lời Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, nói các toán tìm kiếm nhìn thấy một vật lạ dường như là một trong những cánh thoát hiểm của máy bay trong vùng biển cách đảo Thổ Chu khoảng 90 kilomét về hướng nam.

Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ tối ngày 10/3, một giới chức không muốn nêu tên, lãnh đạo trực ban của Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải Khu vực III (MRCC) xác nhận các thông tin về những mảnh vỡ nghi là của máy bay Malaysia chỉ là những suy đoán ban đầu, cho tới giờ vẫn chưa tìm thấy dấu tích gì của chiếc Boeing 777 bị mất tích từ sáng sớm 8/3 khi đang trên đường từ Kuala Lumpur (Malaysia) tới Trung Quốc. Chiếc máy bay với 12 thành viên phi hành đoàn chở theo 227 hành khách, đa số là người Trung Quốc. Phi cơ của hãng hàng không Malaysia Airlines bị mất liên lạc với trạm kiểm soát tại khu vực nằm giữa Malaysia và Việt Nam.

VOA: Tin nói đã phát hiện những mảnh vỡ nghi là của cánh máy bay, nhưng cho tới nay vẫn chưa tìm thấy các mảnh vỡ đó?

Giới chức MRCC: Dạ đúng rồi, chỉ là nghi ngờ thôi, nhưng thực tế không phải.

VOA: Cho tới giờ phút này vẫn chưa tìm được gì?

Giới chức MRCC: Dạ chưa, chưa có gì. Cho tới giờ phút này vẫn chưa biết được là nó có rơi hay không rơi nữa cơ.

VOA: Phối hợp với phía Malaysia và Trung Quốc có ghi nhận được những thông tin nào cập nhật mới hơn không ạ?

Giới chức MRCC: Dạ không ạ.

Ðịa điểm chuyến bay Malaysia MH370 báo cáo lần cuối trước khi bị mất liên lạc, ngày 7/3/2014.
VOA: Trong công tác tìm kiếm cứu hộ, phía Việt Nam phối hợp như thế nào với Malaysia và Trung Quốc?

Giới chức MRCC: Cái này thì, chúng tôi chỉ là một Trung tâm khu vực, chị muốn biết hơn nữa thì phải điện ra ngoài Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn. Đó là tổng chỉ huy.

VOA: Ngay Trung tâm Khu vực III này, sự phối hợp trong công tác tìm kiếm như thế nào, anh có thể cho biết?

Giới chức MRCC: Chúng tôi phối hợp với các lực lượng được cho phép trong khu vực thôi, theo chỉ đạo của cấp trên.

VOA: Trước đây, Việt Nam loan tin có tìm thấy vật nổi màu vàng, nhưng không phải phao xuồng cứu sinh từ máy bay mất tích như nghi ngờ ban đầu?

Giới chức MRCC: Dạ đúng ạ. Vật thể màu vàng (tìm thấy) là một cái nắp của cuộn cáp, kiểu như rác ngoài biển đấy chị. Và một vật nữa (tìm thấy) là một cái thùng xốp của những người đi biển người ta vất.

VOA: Thế không có gì có thể liên hệ tới chiếc máy bay này?

Giới chức MRCC: Không không ạ, không liên quan gì.

VOA: Những nơi khoanh vùng tìm kiếm tập trung ở khu vực nào?

Giới chức MRCC: Tại khu vực theo như thông báo ban đầu khả nghi máy bay rơi hay mất liên lạc. Về địa lý, nó chưa tới vùng không lưu của Việt Nam, còn ở trong vùng không lưu của Malaysia.

VOA: Vụ việc này cho tới nay đã 3 ngày, có những thông tin hay yếu tố nghi ngờ về khả năng nguyên nhân thế nào chăng?

Giới chức MRCC: Cái này không rõ đâu chị ơi. Chị hỏi cái đấy thì bọn tôi không rõ được.

VOA: Từ lúc phát hiện các mảnh vỡ nghi là cánh máy bay cho đến lúc đưa lực lượng tới tìm kiếm cách khoảng bao lâu mà không tìm thấy, thưa anh?

Nhân viên quân sự Việt Nam tìm kiếm chiếc máy bay chở khách Malaysia bị mất tích ngoài khơi đảo Thổ Chu, ngày 10/3/2014.
 Giới chức MRCC: Phát hiện chiều hôm qua, chủ nhật (9/3), nghi đó nhưng thực tế thì không có gì.  Thật sự mà nói, khi ở trên máy bay nhìn xuống nó khác và khi thực tế nó khác chị ạ. Cũng như vật thể màu vàng giống phao bè thì đâu phải, đấy chỉ là nghi ngờ là giống thôi. Thế nhưng, chưa gì đã nói nó là thế này nó là thế khác là không nên. Theo tôi là vậy. Cái đấy coi như là chúng tôi cũng ra, đưa phương tiện ra, nhưng thực tế là không có vật gì cả. Nếu mà bảo là cánh máy bay thì bây giờ tính tỉ trọng của cánh máy bay nó lớn hơn tỉ trọng của nước nhiều mà, làm sao nó nổi được. Cái đấy thì theo đánh giá của mỗi người chị ạ.

VOA: Trước khi tìm ra chính xác được một vật thể, đã có những loan báo phát hiện vật thể nghi là cánh máy bay, nghi là xuồng cứu sinh. Những loan báo này từ phía Việt Nam có quá vội vàng không?

Giới chức MRCC: Cái này thì thôi, thật sự chúng tôi không được phép trả lời cái đấy chị ạ. Chị thông cảm. Chúng tôi chỉ nắm được cái gì thì trả lời cái đấy thôi.

VOA: Trong vụ việc này, thân nhân các hành khách Trung Quốc có người nói rằng họ ‘không tin tưởng phía Việt Nam vì Việt Nam không có khả năng’. Anh nhận định về lời phát biểu này thế nào?

Giới chức MRCC: Theo tôi, ai tức giận thì cũng nói linh tinh cả. Cái đấy thì đặt địa vị mình cũng vậy thôi. Người thân mất tích thì lúc đấy thần kinh không bình thường nữa, sẽ nói những câu không hay.

VOA: Giữa lúc Việt Nam đang nỗ lực tích cực giúp tìm kiếm, những phát biểu như thế liệu có làm ảnh hưởng đến hoạt động tìm kiếm và thiện chí từ phía Việt Nam?

Giới chức MRCC: Không, cái này là vì trách nhiệm. Nhiệm vụ chúng tôi là tìm kiếm cứu nạn thì chúng tôi làm hết trách nhiệm của mình. Cho dù bất kỳ áp lực nào thì chúng tôi cũng phải làm tròn trách nhiệm thôi. Không vì bất cứ một cái gì ảnh hưởng đến công việc, nhất là về quốc tế nữa thì mình càng phải hết sức mình.
Trà Mi
(VOA)

Chiến tranh kinh tế Nga-Phương Tây : Cả hai bên đều sứt đầu mẻ trán

Trụ sở tập đoàn  Gazprom, ở Matxcơva.
Le siège de Gazprom, à Moscou. Le temps joue pour le géant gazier russe, en raison du froid sévère qui sévit en Europe.   AFP/Yuri Kadobnov  – Trụ sở tập đoàn Gazprom, ở Matxcơva

Đức Tâm  -RFI

Trong cuộc khủng hoảng Ukraina hiện nay, nhằm gây sức ép với Nga, các nước phương Tây đe dọa trừng phạt Matxcơva về kinh tế. Giới chuyên gia nhấn mạnh là nếu phương Tây và Nga cùng đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế lẫn nhau, thì cả hai bên sẽ bị tổn hại và dường như Nga sẽ phải hứng chịu hậu quả nặng nề hơn.
Theo ông Arnaud Dubien, Chủ tịch Đài Quan sát Pháp-Nga, một tổ chức nghiên cứu độc lập trực thuộc Phòng Thương mại Pháp-Nga, được AFP trích dẫn, « sẽ chỉ có các bên thua » nếu Nga và phương Tây đưa ra các biện pháp trả đũa nhau về mặt kinh tế và ông « không tin » là điều này sẽ xẩy ra.
Hôm thứ Sáu, 08/03, hiệp hội các doanh nghiệp Châu Âu hoạt động tại Nga – AEB, đã ra thông cáo kêu gọi các bên tiến hành một « cuộc đối thoại mang tính xây dựng », do quan hệ kinh tế song phương tùy thuộc nhau rất lớn.
Chuyên gia Christian Schulz, thuộc ngân hàng Đức Berenberg, đánh giá là các trừng phạt kinh tế sẽ gây thiệt hại cho phương Tây ít hơn, trong khi đó, chính Nga sẽ tự gây khó khăn cho mình, vào lúc tăng trưởng của nước này rất thấp, chỉ là 1,3% trong năm 2013 và các nguồn vốn tư nhân giảm mạnh, khoảng 17 tỷ đô la, chỉ tính từ đầu năm đến nay.
Viện nghiên cứu Oxford Economics đã tính toán các hậu quả trong giả định xung đột leo thang tại Ukraina, Nga đưa thêm quân vào nước này, dẫn đến việc Nga ngừng cung ứng khí đốt cho Châu Âu qua hệ thống ống dẫn đặt trên lãnh thổ Ukraina, còn phương Tây thì áp dụng một vài biện pháp trả đũa về tài chính nhắm vào Matxcơva.
Theo kết luận của viện nghiên cứu này, giá khí đốt trên thị trường Châu Âu sẽ tăng khoảng 15%, dầu lửa tăng 10%, từ nay đến 2015, tổng sản phẩm quốc nội – PIB – của các nước trong khu vực đồng Euro giảm 1,5% so với kịch bản không có leo thang xung đột quân sự. Tăng trưởng của một số nước Đông Âu sẽ giảm tới 3%. Hoa Kỳ và Châu Á ít bị tác động hơn.
Tuy nhiên, viện Oxford Economics cho rằng, « bên bị thua thiệt nhiều sẽ là Nga » : Đồng Rouble bị mất giá mạnh, lạm phát tăng cao và PIB giảm 2% trong năm 2014, 4,5% trong năm 2015. Còn Ukraina thì sẽ bị phá sản.
Thứ Hai, 03/03, chỉ trong một ngày, Ngân hàng Trung ương Nga đã phải tung ra 11 tỷ đô la để cứu đồng Rouble, tức là gấp 5 lần so với mức can thiệp cao nhất trên thị trường mà định chế này đã từng phải ra tay trong quá khứ.
Nếu 80% lượng dầu khí xuất khẩu của Nga bị cấm vận, theo các chuyên gia của Oxford Economics, PIB của Nga, từ nay đến 2015, sẽ bị thụt lùi tới 10%, so với kịch bản không có leo thang xung đột.
Hiện nay, Nga cung cấp tới một phần ba tổng nhu cầu khí đốt của Châu Âu, nhưng theo chuyên gia Christian Schulz, trong bối cảnh Châu Âu đang phục hồi kinh tế, mùa xuân đang tới, Nga cần tiền bán nhiên liệu hơn là Châu Âu cần khí đốt của Nga. Mặt khác, quan hệ thương mại Châu Âu- Nga rất mất cân đối : Xuất khẩu của Châu Âu sang Nga chỉ chiếm 1% PIB của Châu Âu trong năm 2012, nhưng xuất khẩu của Nga sang Liên Hiệp Châu Âu lại chiếm tới 15% PIB của Nga.
Một hậu quả khác là Nga sẽ phải đối mặt với tình trạng giảm đầu tư ngoại quốc mà nước này đang rất cần để hiện đại hóa và các quốc gia đang trỗi dậy sẽ được hưởng lợi, như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ.
Ông Arnaud Dubien, Chủ tịch Đài Quan sát Pháp-Nga, không chia sẻ hoàn toàn nhận định của viện Oxford Economics và lưu ý là trong cuộc chiến tranh kinh tế với Nga, các nước Châu Âu, đặc biệt là Pháp cũng sẽ bị thiệt hại không nhỏ. Nga là thị trường xuất khẩu đứng hàng thứ ba của Pháp, ngoài Châu Âu. Trong quan hệ thương mại song phương, Pháp phải nhập siêu. Mặt khác, Nga vẫn còn tiềm lực to lớn để bảo vệ đồng Rouble. Tính đến cuối tháng Hai vừa qua, dự trữ ngoại tệ của Nga lên tới 493,4 tỷ đô la.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét