Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

“Văn đoàn độc lập Việt Nam” là cái gì vậy? - Sau môn sử sẽ là môn gì?

Sếp Đất Lành đề nghị cách chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng

theo Một thế giới | 10/03/2014 14:15

Theo ông Nguyễn Văn Đực, việc Quốc hội đòi lại gói 30.000 tỉ chính là một lời cảnh cáo cho Bộ Xây dựng.

Liên quan đến việc đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội yêu cầu Bộ Xây dựng trả lại gói 30.000 tỉ vì tốc độ giải ngân quá chậm, PV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Đực - Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản (BĐS) TP. HCM về vấn đề này.
Trong phiên thẩm tra sơ bộ về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng trả lại gói 30.000 tỉ cho Quốc hội và Chính phủ bố trí làm việc khác. Ông có đánh giá gì về sự kiện này?
Lý do gói 30.000 tỉ thất bại là vì không có nhà và bây giờ Quốc hội mới thấy được thì cũng đã là khá chậm. Lỗi này là lỗi của Bộ Xây dựng, vì Bộ Xây dựng chính là người ra đề thi và cũng chính là người đi thi. Nhưng ra đề thi không đúng, không lường được là không có loại căn hộ này và khi về các địa phương thì một số địa phương như TP.HCM tìm cách ngăn chặn việc chuyển đổi căn hộ cho nên suốt 6 -7- 8 tháng nay không có sản phẩm. Cho nên không có gì quá khi nhận định rằng đây là lỗi của Bộ Xây dựng.
Thế nhưng Bộ Xây dựng lại còn nói rằng, chậm mà chắc. Đáng lý ra, một cơ quan như Bộ Xây dựng phải biết rằng thời gian là rất quan trọng, phải biết thời gian là vàng. Không những đưa ra định hướng đúng mà còn phải làm nhanh thì mới cứu được thị trường BĐS, nhưng đằng này lại nhởn nha chờ thì đã là không hợp lý. Rồi Bộ Xây dựng lại nói rằng chưa xài hết thì vẫn còn đấy! Thế thì soạn ra cái gói 30.000 tỉ để làm gì? Bao nhiêu doanh nghiệp, bao nhiêu người dân chờ đợi vào gói này vậy mà giờ Bộ Xây dựng nói thế thì có chấp nhận được không?
Tất cả những cái vô lý đó gộp lại đã đưa đến việc không có nhà và không tiêu thụ được gói 30.000 tỉ.
Sếp Đất Lành đề nghị cách chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Theo ông, việc thu hồi lại 30.000 tỉ vào lúc này liệu có hợp lý?
Việc mà Bộ Xây dựng không làm được thì Quốc hội thu hồi lại không có gì lạ cả. Tuy nhiên theo đánh giá của tôi, hành động này của Quốc hội là muốn gây sức ép với Bộ Xây dựng và các tỉnh, rằng đây chính là món quà mà Chính phủ, Quốc hội trao cho Bộ Xây dựng. Trong khi các ngành khác như nông nghiệp, lâm nghiệp... cũng đang rất khó khăn, đang cần tiền mà không có, đã ưu tiên cho ngành xây dựng rồi mà ngành xây dựng lại không làm tốt thì tôi thu hồi lại là điều đương nhiên. Đây là một thực tế, là một sức ép bắt buộc Bộ Xây dựng phải cố gắng mà làm.
Theo như phân tích của ông thì đây chỉ là lời dọa, lời cảnh cáo của Quốc hội chứ không phải thật?
Đây vừa là thật vừa dọa, vì Quốc hội không thể đùa. Quốc hội có sức mạnh, có tầm ảnh hưởng rộng và đây là thẻ vàng mà Quốc hội dành cho Bộ Xây dựng. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vào đầu năm 2014 đã có một cuộc họp đôn đốc Bộ Xây dựng rồi, bây giờ lại đến Quốc hội. Và nếu Quốc hội ra cái này thì đến lúc nào đó cũng sẽ đến lượt Thủ tướng.
Giống như việc Thủ tướng chỉ đạo sẽ cách chức ông đứng đầu nếu cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty chậm thì tôi tiên đoán rằng sẽ có lúc Thủ tướng ra lệnh nếu Bộ Xây dựng không làm được, Chủ tịch các tỉnh không làm được sẽ cách chức ông đứng đầu. Tôi đánh giá đây sẽ là việc làm vô cùng đúng đắn. Phải cách chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng nếu không tiêu thụ tốt gói 30.000 tỉ này.
Xin cảm ơn ông!

“Văn đoàn độc lập Việt Nam” là cái gì vậy?

(hài vãi, hỏi xong rồi đã tự trả lời trong bài rồi ;))

Hôm 3/3/14 nhà văn Nguyên Ngọc đã thay mặt cho 61 cây bút trong và ngoài nước tuyên bố kêu gọi thành lập “Văn đoàn độc lập Việt Nam” trên mạng internet. Cùng với tuyên bố kêu gọi là sự ra mắt của trang web cùng tên. Ngay lập tức, các trang có xu hướng chống chính quyền Việt Nam ra sức tâng bốc như một sự kiện chính trị động trời.

Phóng viên Kính Hòa có ngay bài trên RFA với tựa đề “một bước tiến của xã hội dân sự“. Tuy nhiên, ngoài việc đăng bố cáo trên của nhà văn Nguyên Ngọc, trang Ba Sàm lại không mấy tỏ ra mặn mà với thông tin này. Giới quan sát cho đó là hành động thận trọng của Ba Sàm vì ông Vinh quá hiểu tính khí cũng như thực lực của các nhà văn có tên trong danh sách.
Vậy “Văn đoàn độc lập Việt Nam” là cái gì? Xin được bàn luận về một số điểm sau:

Thứ nhất: Ngay trong cách đặt vấn đề là “Tuyên Bố Vận Động” cũng đã cho thấy tính thiếu chính danh của “Hội” này. Nó cho thấy sự láu cá luồn lách với mục đích thăm dò dư luận, đặc biệt là phản ứng của chính quyền. Điều này chứng tỏ, các nhà văn chưa hiểu kỹ luật pháp, chưa nắm chắc phản ứng của chính quyền và chưa thật sẵn sàng cho ra đời cái hội như thế này. Một “Hội” đường đường chính chính sẽ không bao giờ làm cái công việc nửa nạc nửa mỡ như vậy.

Đọc kĩ tuyên bố vận động của Nguyên Ngọc, thông qua những gì bản tuyên bố liệt kê và phát biểu của ông Phạm Xuân Nguyên, người ta dễ dàng hiểu ra mục đích chính của nó là để đối lập với Hội nhà văn Việt Nam, và dĩ nhiên nó không muốn chịu sự quản lý của chính quyền. Cái từ “Độc lập” có ý muốn tách ra khỏi sự quản lý của nhà nước và nó chỉ ra mục đích đen tối của những người đứng ra vận động thành lập “Văn đoàn độc lập Việt Nam”.

Thứ hai, về thành phần của “Văn đoàn độc lập Việt Nam”.

Thành phần của “Văn đoàn”, gồm nhà văn Nguyên Ngọc, cùng nhiều cây bút khác là thành viên Ban vận động như Bùi Chát, Bùi Minh Quốc, Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường, Đặng Tiến, Đỗ Lai Thúy, Đỗ Trung Quân, Giáng Vân, Hoàng Hưng, Nguyễn Duy, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang Lập, Phạm Đình Trọng, Phạm Xuân Nguyên, Lưu Trọng Văn, Võ Thị Hảo, Vũ Thư Hiên.v.v.. Với thành phần này, Văn đoàn không chỉ là tập hợp các nhà văn Việt Nam ở trong nước mà còn có có sự tham gia của các nhà văn ở hải ngoại, trong đó có cả nhà văn Vũ Thư Hiên, được coi là kẻ đào tẩu muộn màng.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong thành phần ô hợp ấy có những cái tên mà dư luận xã hội thường lên án vì chuyên vu cáo xuyên tạc hoặc đả kích chế độ như: Hà Sĩ Phu Nguyễn Quang Lập, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Huệ Chi…Việc để những nhân vật tai tiếng trong “Văn đoàn” này là một trò câu viu, liên kết trong ngoài hoặc quảng bá thương hiệu với giới zân chủ hải ngoại, mặt khác là để tạo hiệu ứng ủng hộ trong xã hội.
Nhà văn Nguyên Ngọc

Riêng nhà văn Nguyên Ngọc, tôi dành cho ông một sự kính trọng bởi những tác phẩm văn học để đời ông viết thời kháng chiến, thời bao cấp. Không ai có thể tưởng tượng được một cây bút thuộc hạng lão làng như ông lại có thể trở thành một thành viên của cái gọi là “Văn đoàn độc lập Việt Nam”, và không những thế, ông còn đóng vai trò cốt cán thay mặt ban vận động… Thật tiếc cho một tên tuổi lớn!

Bất luận như thế nào, thành phần kiểu “Mặt trận” như thế này sẽ đặt dấu hỏi nghi ngờ về động cơ và mục đích của “Văn đoàn độc lập Việt Nam” cho những cây bút chân chính.

Thứ ba, về lý do thành lập “Văn đoàn độc lập Việt Nam”

Theo như bản tuyên bố kêu gọi, các nhà văn cho rằng: Sau năm 1975, kết thúc một thời kỳ lịch sử kéo dài hơn trăm năm, đất nước cần một cuộc phục hưng dân tộc căn bản, mà nền tảng là phục hưng văn hóa. Tiếc thay công cuộc cần thiết và nghiêm trang ấy đã không diễn ra như mong đợi. Trái lại văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc. Những người viết văn tiếng Việt không thể nói rằng mình hoàn toàn không có phần trách nhiệm về thực trạng đó. Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội. Trong bước ngoặt lớn này của lịch sử, văn học Việt Nam đã không làm đúng được vai trò của mình.

Thật nực cười, khi chính các nhà văn ăn cơm nhà nước, ở nhà của nhà nước và làm việc cho nhà nước lại có thể phủ nhận sạch trơn những gì ông cha ta và ngay chính họ đã làm cho nền văn hóa của dân tộc. Tại sao họ lại nhố nhăng tới mức quay lưng lại với lịch sử, và phủ nhận sạch trơn thành quả lao động nghệ thuật của biết bao thế hệ trước đó?

Còn nữa, các các nhà văn phán bừa vô căn cứ rằng, “văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến sự tồn vong của dân tộc”? Không phủ nhận rằng trong vài năm qua, nền văn học nước nhà không có lấy một tác phẩm nào cho ra hồn, nhưng tôi nghĩ, ở đâu và lúc nào đi chăng nữa, dù không có các nhà văn như các vị thì bản sắc văn hóa Việt Nam vẫn luôn được trân trọng giữ gìn và ngày càng được phát huy. Tôi không thể đồng ý với các vị rằng, văn hóa Việt Nam đang suy thoái nghiêm trọng, và tôi cũng tin rằng, văn hóa Việt Nam chưa bao giờ đánh mất giá trị nhân bản căn cốt nhất.

Khi lý giải nguyên nhân dẫn đến văn chương Việt Nam yếu kém, tôi đồng ý với các vị rằng, “Văn chương Việt Nam yếu kém có nguyên nhân chủ quan trước tiên thuộc chính người cầm bút là sự thờ ơ đối với trách nhiệm xã hội, vô cảm trước thời cuộc, quan trọng hơn nữa là thiếu độc lập tư duy, từ đó mà tự hạn chế năng lực sáng tạo”. Các vị có lý, và nhân dân cũng nhận thấy điều này. Chính các vị thờ ơ và thiếu trách nhiệm với cộng đồng, các vị vô cảm với thân phận của con người, và chính các vị quen sống dựa dẫm vào nồi cơm của người khác, quen đi trên đôi chân người khác dẫn đến thiếu sáng tạo, và thui chột khả năng lao động nghệ thuật.

Nhưng chính kết luận này của các vị lại vô tình bóc mẽ cái tâm địa đen tối của các vị khi các vị đổ lỗi cho nguyên nhân khác quan. Thực ra, các vị là những kẻ thiếu đàng hoàng. Điều này làm nhớ đến câu nói của đạo diễn Lê Hoàng khi nói về khả năng sáng tạo của nghệ sĩ, rằng: “tè dầm, đừng đổ tại chim“.

Các vị thanh minh thanh nga với nhau rằng không có được một nền văn học đàng hoàng vì: “một xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đương nhiên đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng“. Hóa ra, tài năng các vị không có hoặc có nhưng nó tắt lụi đi vì quyền con người bị xâm hại? Xin hỏi các vị, tác phẩm “người cùng khổ” ra đời trong hoàn cảnh nào? Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố ra đời trong một xã hội mà quyền con người có được tôn trọng hay không? Cũng hỏi luôn các vị rằng, “Đất nước đứng lên” của chính Nguyên Ngọc ra đời trong điều kiện nào? và còn bao nhiêu tác phẩm “bom tấn” để đời khác chưa cần nhắc đến. Trong thâm tâm, tôi hiểu rằng các vị đang muốn được nổi tiếng sau khi tàn lụi tài năng bằng chiêu bài dân chủ nhân quyền.

Tiếp nữa, các vị còn cho rằng, quyền tự do sáng tác và công bố tác phẩm đang là đòi hỏi sống còn của từng nhà văn và của cả nền văn học. Không có các quyền tự do tối thiểu đó thì không thể có nền văn học đàng hoàng. Ô hay, ở Việt Nam có ai cấm các vị sáng tác đâu, miễn là các tác phẩm đó thực hiện đúng “chức năng quan trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội” như các vị tuyên bố.

Và đây nữa, các nhà văn lại một lần nữa đổ lỗi cho “Một thể chế tổ chức đời sống văn học mang nặng tính quan liêu và bao cấp càng làm nặng nề thêm tình hình, đồng thời không tạo được mối liên kết lành mạnh giữa những người viết văn để nâng đỡ và thúc đẩy lẫn nhau trong công việc và hỗ trợ nhau trong khó khăn“. Xin thưa các vị, Hội nhà văn Việt Nam hoạt động theo quyết định 325 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ từ năm 1957, và đã qua gần 30 năm đổi mới, Hội đã có rất nhiều cống hiến cho nền văn học nước nhà, góp phần vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước cũng như giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đã có hàng ngàn tác phẩm để đời trên các lĩnh vực văn học nghệ thuật, từ sách báo, điện ảnh, hội họa và âm nhạc.

Vậy các vị có hỏi tại sao, hoạt động trong trong cơ chế đó họ vẫn có những tác phẩm đi vào cuộc sống và đến tận bây giờ người ta còn nhắc đến? Các vị đã bao giờ tự hỏi rằng chính các vị được sống trong thời bình, được hưởng bổng lộc của nhà nước, được sự chăm lo của nhân dân, được đi đây đi đó, năm nào cũng trại hè, trại sáng tác dài ngày mà không làm ra nổi một tác phẩm gọi là “bom bi” chứ đừng nói đến “bom tấn”? Có bao giờ các vị tự thấy xấu hổ chưa? hay các vị chỉ tìm cách đục khoét của dân? Vậy nên, đừng đổ hết lỗi cho cơ chế, bởi mỗi một cơ chế có những ưu điểm và hạn chế của mình, điều quan trọng là nhà văn chân chính phải biết bổn phận của mình chứ không chỉ rong chơi nhảy múa, hò hét rượu chè và phét lác.

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều khi trả lời phỏng vấn phóng viên Nguyễn Hiền về sự quan tâm của nhà nước đối với nhà văn, nhà thơ đã trả lời thế này:

Xét về mặt đầu tư cho nhà văn thì trên thế giới tôi đi: Anh, Nga, Nhật, Úc, Na Uy, Tây Ban Nha thì chưa ở đâu nhà nước tài trợ cho các nhà văn sáng tác như ở Việt Nam. Các nước trên hầu như họ tự túc hết. Có thể cá nhân họ nhận được trợ giúp từ các quỹ văn học, văn hoá chứ không phải của nhà nước. Vậy mà chúng ta lại không có tác phẩm hay bằng các nước đó. Có lẽ nên hiểu việc nhà nước trợ giúp, đầu tư cho các nhà văn hiện nay là bày tỏ sự tôn trọng và quan tâm đến phát triển văn học nghệ thuật trong nước. Chứ còn số phận mỗi tác phẩm phải do nhà văn quyết định lấy.

Xin hỏi các nhà văn tham gia “Văn đoàn độc lập Việt Nam”, các vị có thấy được các nhà văn nước ngoài khổ sở thế nào khi không nhận được sự quan tâm của nhà nước không?

Thứ tư, nhiệm vụ của “Văn đoàn độc lập Việt Nam”

Xin trích nguyên văn:
  • Đoàn kết tương trợ giữa những người viết văn tiếng Việt trong và ngoài nước.
  • Tạo điều kiện nâng cao về nghề nghiệp, thúc đẩy sáng tạo cá nhân, khuyến khích đổi mới trong sáng tác và nghiên cứu phê bình văn học và ngôn ngữ.
  • Bảo vệ mọi quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng, hợp pháp của hội viên, đặc biệt là quyền tự do sáng tác và công bố tác phẩm, cũng như quyền tự do tiếp cận tác phẩm văn học của mọi người.
Vâng, nhiệm vụ như thế thật cao cả, đẹp đẽ và long lanh. Nhưng tôi nghĩ chả có gì mới mẻ. Vì những thứ đó đã được xác định trong Điều lệ hội Nhà Văn Việt Nam theo Quyết định số 69, ngày 14/7/1005. Thậm chí, Điều lệ Hội nhà văn Việt Nam còn cụ thể hơn tuyên bố của “Văn đoàn”. Nguyên văn Điều 7. Những nhiệm vụ cơ bản của Hội Nhà văn Việt Nam:

1. Bảo vệ quyền lợi xã hội, nghề nghiệp và quyền tác giả được quy định trong pháp luật nhằm phát huy tự do sáng tạo với tinh thần trách nhiệm cao của mỗi nhà văn trước sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và quyền lợi của nhân dân.

2. Tạo điều kiện tinh thần và vật chất để hỗ trợ công việc sáng tác, giúp các nhà văn gắn bó chặt chẽ với sinh hoạt chính trị xã hội của đất nước, với đời sống của nhân dân.

3. Chú trọng, phát hiện và giúp đỡ các tài năng văn học trẻ và văn học các dân tộc thiểu số.

4. Tổ chức tương trợ trong hoạt động, trong sinh hoạt của hội viên. Quan tâm đến đời sống các nhà văn cao tuổi, đau yếu gặp khó khăn và có biện pháp giúp đỡ thích hợp.

5. Đề xuất với các cơ quan Đảng, Nhà nước những chủ trương, phương hướng phát triển sự nghiệp văn học và các chế độ, chính sách đối với nhà văn.

6. Mở rộng quan hệ hợp tác, tiến hành trao đổi thông tin, kinh nghiệm nghề nghiệp với các tổ chức văn học và các nhà văn nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Vậy nên, người ta mới đặt câu hỏi, các vị này lập “Văn đoàn độc lập Việt Nam” để làm gì? Câu trả lời không khó: Đó là làm chính trị và đối lập với Hội nhà văn Việt Nam. Điều này được minh chứng rõ ràng khi nhà Phê bình Phạm Xuân Nguyên trả lời Kính Hòa của RFA: “Sự cạnh tranh đó sẽ trên hoạt động, mà trên hoạt động rồi thì sẽ thấy cái chuyện cạnh tranh hay không”.

Bạn Tuấn Nguyễn rất có lý khi bóc trần mục đích của cái gọi là “Văn đoàn độc lập Việt Nam”: “Thoạt nghe có vẻ cũng rất văn minh và tiến bộ. Song đó là những tấm vải thưa che mắt, là sự ngụy trang cho những âm mưu thâm độc: Mục tiêu 1, đó là xu hướng câu kết để dễ bề hoạt động và xây dựng thực lực mạnh hơn. Mục tiêu 2, “Đổi mới” của chúng là vượt ra ngoài giá trị định hướng của văn học nước nhà, tức là theo những cái khác có hại cho dân tộc, nhưng là hay đối với chúng. Mục tiêu 3, hòng thoát khỏi sự kiểm soát của các cơ quan quản lý Nhà nước. Đó là một nhận xét xác đáng về bản chất của “Văn đoàn độc lập Việt Nam”.

Thứ năm, về tính pháp lý của “Văn đoàn độc lập Việt Nam”

Tuyên bố vận động của nhà văn Nguyên Ngọc thực tế như đã nói ở phần đầu chưa phải là tuyên bố thành lập một hội, mà mới chỉ là vận động thành lập hội vì thế nó chưa được ra đời. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng, nó đã ra đời dạng “nửa dơi nửa chuột” để thăm dò dư luận và phản ứng của nhà nước, và cũng vì thế tính pháp lý của nó vô cùng mong manh. Blogger Mõ Làng có nhận định trong bài “lời khuyên cho nhà văn làm chính trị” như sau:

Nay xuất hiện cuộc vận động thành lập hội mới nhưng hầu hết thành viên trong danh sách ban đầu đều là hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Vậy hội này là tổ chức trực thuộc Hội nhà văn VN hay là hội độc lập. Có lẽ là hội độc lập vì thấy trong đó có nhiều vị không phải là hội viên Hội nhà văn VN. Để tham gia hội này, liệu họ có phải xin ra khỏi Hội nhà văn VN đã không? Vì rằng chính họ đã biểu quyết cho những quy định trong điều lệ Hội. Và, đã là hội độc lập thì phải tuân thủ luật pháp về thành lập hội, có nghĩa là phải xin phép.

Như vậy, để tránh cái kết cục đẻ non hoặc chết yểu, “Văn đoàn độc lập Việt Nam” nên tỏ ra thông minh bằng cách xin phép thành lập hội của mình với đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định.

Tôi tin rằng, với thành phần ô hợp đó, với những lý do và mục đích đã tuyên thì “Văn đoàn độc lập Việt Nam” sẽ không có chỗ đứng trên văn đàn đất Việt. Nếu nó có tồn tại, thì cũng chỉ như một cái quái thai ngoài hôn thú vất vưởng ngoài lề xã hội.
(nguyentandung.org)

Chuyện gì đang xảy ra với cầu Rồng ở Đà Nẵng?

(VTC News) - “Cầu mới đưa vào sử dụng đã xuất hiện vết nứt, chưa được bao lâu thì xuất hiện công nhân khoan đục, lắp  thiết bị "lạ" trên các ụ vòm cầu, rất đáng ngờ”,  một người dân phản ánh.


Những thiết bị “lạ” trên ụ vòm cầu Rồng
Liên tiếp trong thời gian qua, nhiều người dân thường xuyên qua lại cầu Rồng (Đà Nẵng) tỏ ra quan ngại khi phát hiện những vết nứt lạ trên ụ chân vòm cầu. 
Đến nay, nhiều người càng thêm lo lắng khi trên cầu xuất hiện nhiều công nhân tập trung khoan đục, lắp dày đặc các đầu bơm vữa tại các vết nứt trên ụ vòm cây cầu này khi cây cầu vừa mới được đưa vào sử dụng gần 1 năm nay. 
Đà Nẵng, cầu Rồng, kỷ lục, vết nứt, xử lý,
Hàng trăm xilanh bơm keo trám vết nứt gắn trên ụ vòm cầu Rồng khiến người dân quan ngại

“Tôi thường xuyên đi lại qua cầu Rồng và thường xuyên nhìn thấy những vết nứt trên các ụ vòm cầu này nên rất lo lắng. Trong khi không biết các vết nứt này có ảnh hưởng gì đến độ bền vững và tuổi thọ của cầu hay không thì cách đây mấy hôm, tôi thấy rất nhiều công nhân dùng khoan, búa… đục vào các ụ vòm này. 
Đục xong, họ gắn một loạt các thiết bị trông rất lạ tại các vết nứt này. Tôi có xem trên ti vi, họ lắp các nút như đối với sự cố cầu Vĩnh Tuy nhưng nhỏ hơn và màu trắng nên rất lo”, ông Hoành (trú Phước Mỹ, Sơn Trà, Đà Nẵng) lo lắng.
Để tìm hiểu sự việc, chúng tôi đã có mặt tại hiện trường và ghi nhận toàn cảnh công nhân đang tiến hành khoan, lắp đặt các đầu xilanh vào thân các ụ vòm cầu Rồng. 
“Khoan và lắp các đầu nút thế này để bơm keo, vữa chèn lấp các khe nứt. Công việc được làm mấy ngày nay rồi. Chúng em chỉ là công nhân, cần thông tin gì các anh cứ hỏi bên Ban quản lý là rõ”, một công nhân cho biết.
Đà Nẵng, cầu Rồng, kỷ lục, vết nứt, xử lý,
Sự xuất hiện của công nhân trám vữa, chèn khe nứt thu hút sự chú ý, quan tâm của người dân

Tại hiện trường, công nhân tiến hành khoan, lắp đặt hàng trăm các đầu bơm, cùng xilanh chạy dọc theo các vết nứt xuất hiện trên các ụ vòm cầu Rồng khiến không ít người dân quan tâm. 
“Cầu có vấn đề gì không chú, mới xây mà đã phải khoan đục là sao? Công nhân làm gì mà gắn dày đặc các đầu nút thấy kỳ quái quá”, một du khách tỏ ra quan ngại.
Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư công trình GTCC Đà Nẵng, cầu Rồng làm việc theo đúng thiết kế, không phát hiện các biểu hiện bất thường của kết cấu. 
Đối với các vết nứt xuất hiện trong thời gian qua đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, đơn vị kiểm định lưu ý tiếp tục theo dõi quan trắc đối với một số vết nứt bê tông và mối liên kết giữa các kết cấu dầm thép-dầm bê tông cốt thép, giữa dầm-vòm bê tông cốt thép để có biện pháp xử lý hợp lý, kịp thời.
Không ảnh hưởng đến khả năng làm việc !
Ông Bùi Hồng Trung, Trưởng Phòng Giám đinh-Chất lượng công trình GTVT, Sở GTVT Đà Nẵng cho biết: 
“Những vết nứt này đã xuất hiện từ khi cầu chưa đưa vào khai thác. Sau thời gian theo dõi, đến nay các vết nứt đã ổn định và nhà thầu tiến hành bảo trì định kỳ theo đúng sổ tay vận hành cầu. Toàn bộ chi phí do liên danh nhà thầu Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) thực hiện theo điều kiện bảo hành công trình”.
Đà Nẵng, cầu Rồng, kỷ lục, vết nứt, xử lý,
Các vết nứt trên ụ vòm cầu Rồng được xử lý bằng việc bơm keo Epoxy Sikadur cường độ cao

“Nếu nói đây là sự cố thì không chính xác và người dân cũng không nên lo lắng về những vết nứt này vì chúng tôi đang xử lý bằng việc bơm keo Epoxy Sikadur 752 cường độ cao và trám bằng vữa Epoxy Sikadur 731 đối với những vết rạn chân chim. Song song đó sẽ xử lý đọng nước và hoàn thiện bề mặt nhằm đảm bảo mỹ quan và tuổi thọ cho công trình.", ông Trung khẳng định.

Về vết nứt, qua theo dõi và quan trắc, có 2 loại vết nứt là: do co ngót từ biến trong quá trình làm việc của bê tông với kết cấu thép, nứt do mạch dừng giữa 2 lớp bê tông đổ trước và đổ sau; loại nữa là do dao động cơ học trong quá trình làm việc giữa kết cấu vòm thép và kết cấu dầm treo với kết cấu bê tông ụ chân vòm đã gây ra nứt. 
"Sau thời gian theo dõi, các vết nứt dần ổn định, không xuất hiện mới cũng như phát triển thêm nên chúng tôi cho triển khai bảo trì theo đúng quy định nhằm đảm bảo thẩm mỹ và bảo vệ kết cấu thép bên trong tránh xâm thực từ môi trường bên ngoài”, ông Trung cho biết.
Đà Nẵng, cầu Rồng, kỷ lục, vết nứt, xử lý,
Các xilanh dùng để bơm vữa sẽ được gắn chặt vào các vết nứt trên ụ vòm

“Tôi khẳng định lại là, vết nứt không ảnh hưởng đến khả năng làm việc, độ ổn định của công trình. Các vết nứt nằm trong giới hạn cho phép và sau khi xử lý, các vết nứt từ biến sẽ không xuất hiện nữa. Nhưng nếu không xử lý, sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của cầu trước sự xâm thực từ bên ngoài của môi trường tự nhiên. Riêng các vết nứt do dao động giữa 2 kết cấu dầm thép treo và kết cấu trụ bê tông sẽ được chúng tôi tiếp tục theo dõi”, ông Trung khẳng định.
Trước đó, như VTC News đã đưa tin, cuối tháng 10/2013, sau hơn 7 tháng đưa vào sử dụng, cầu Rồng - cây cầu kỷ lục Việt Nam tại Đà Nẵng đã xuất hiện hàng loạt các vết nứt chằng chịt trên các kết cấu ụ vòm cầu và mố phía Đông khiến người dân và du khách rất lo lắng. Kèm theo đó là tình trạng rỉ nước từ bên trong các ụ này ra bên ngoài gây phản cảm và quan ngại về mỹ quan và tuổi thọ của cây cầu. 
Đà Nẵng, cầu Rồng, kỷ lục, vết nứt, xử lý
Theo Sở GTVT Đà Nẵng, các vết nứt không ảnh hưởng đến khả năng làm việc, độ ổn định của cầu Rồng

Tại buổi làm việc ngày 31/10/2013, ông Nguyễn Hà Nam, Phó Giám đốc Ban QLDA Cầu Rồng cho rằng: Đây là các vết nứt cấu tạo đã xuất hiện sau khi cầu được đưa vào sử dụng. Nguyên nhân là trong quá trình làm việc, vật liệu bê tông bị co ngót do nhiệt độ. Và không phải nứt kết cấu nên không ảnh hưởng đến kết cấu và khả năng làm việc bền vững của công trình. 

Tuy nhiên, quan điểm của Ban quản lý đã nhận được sự phản biện của các chuyên gia về cách xử lý đối với các vết nứt này. Tiếp đó, Bộ GTVT đã có văn bản gửi Sở GTVT Đà Nẵng yêu cầu thường xuyên theo dõi diễn biến các vết nứt xuất hiện tại cầu Rồng và có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo không ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng cây cầu.

Được biết, cầu Rồng được khởi công từ tháng 7/2009 và được đưa vào sử dụng đưa vào sử dụng từ ngày 29/3/2013 với tổng mức đầu tư gần 1.739 tỷ đồng. 

Cầu Rồng có kết cấu khá đặc biệt, là cây cầu bê tông cốt thép và dầm thép liên hợp bản bê tông cốt thép độc đáo và lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay với tổng chiều dài cầu là 666m, bề rộng mặt cầu 36-37,5m và kết cấu vòm đơn gồm 5 ống thép với hình dáng là con rồng đang vươn mình ra phía biển. 

Ngay sau khi đưa vào sử dụng, cầu Rồng đã trở thành điểm nhấn du lịch của thành phố Đà Nẵng với hệ thống ánh sáng hiện đại cùng hình ảnh rồng thay đổi màu sắc, phun nước và phun lửa về đêm.
Bửu Lân

Sau môn sử sẽ là môn gì?

Thiên hạ đang phát sốt với mối lo con em không chịu học sử, thi sử. Không chịu học thì nói chi đến chuyện mê. Bằng chứng là không có học sinh nào của Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh ngay tại thủ đô chịu đăng ký thi môn sử. Thầy Hiệu trưởng Văn Như Cương bảo rằng tỷ lệ là không phần trăm (0%).
Nghe thầy nói thẳng ra điều đó mà ái ngại. Mà đâu phải chỉ trường thầy Cương, nhiều trường THPT khác ở Hà Nội và trên cả nước cũng trong tình trạng ấy.

Lâu nay có những điều khó xác định được thực chất bởi nó cứ lem nhem thật giả, ví dụ vị trí, giá trị của một số môn học trong nhà trường. Nhưng giờ thì tương đối rõ. Chả là Bộ GD-ĐT vừa có động thái cải tiến thi cử, giảm gánh nặng cho học sinh. Các em chỉ còn phải thi 4 môn, bắt buộc 2 môn toán và văn, tự chọn một số môn còn lại. Thế là phát lộ tự nhiên, chẳng ai uốn nắn, ép buộc. Các môn khoa học xã hội, hay còn gọi là khối C, rơi vào bi kịch. Nhiều trường dở khóc dở cười. Thà như Trường Lương Thế Vinh tiệt không em nào đăng ký thi sử hoặc địa thì còn dễ xử lý, đằng này có không ít trường chỉ một hoặc vài ba em thi địa, thi sử. Thế mới khổ. Môn sinh khấm khá hơn một chút, nhưng cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các thầy các cô dạy mấy môn đó chả biết nên buồn hay vui. Có lẽ là buồn. May mà môn văn là môn bắt buộc chứ nếu thẳng băng lựa chọn như mấy môn kia, chưa chắc đã hơn gì.
Vì đâu sự học nên nỗi tang thương vậy? Tại trò không hiếu học, tại thầy dạy không hay, tại sách giáo khoa dở, tại chủ trương đường lối giáo dục chưa đúng đắn, tại tính thực dụng trong xã hội ngày càng đậm đặc, tại… Giống như ngày xưa nhà thơ Tố Hữu viết Ôi kể làm sao hết được, anh/Buồn vui muôn nỗi của quê mình.
Có những sự đi xuống mang tính quy luật, nhưng cũng có nhiều sự xuống dốc thảm hại do thái độ của con người, nhất là người trong cuộc. Lại nhớ hồi nào, sử là môn học vô cùng hấp dẫn, mỗi tiết sử của những thầy giỏi chứa đầy sự cuốn hút. Sách sử mà hay như Sử ký Tư Mã Thiên hoặc Đại Việt sử ký toàn thư thì ai mà chả đọc. Cũng cái thời ấy, thi đậu được vào khoa văn, khoa sử các trường đại học Tổng hợp hoặc Sư phạm là cả kỳ công vượt vũ môn, oai lắm, hãnh diện lắm. Cầm cái bằng tốt nghiệp văn hoặc sử đi đến đâu cũng có nơi đón nhận, việc làm luôn trong tầm tay. Thời đó, văn sử địa không phải là môn học thuộc, khô khốc như bây giờ. Chúng cân bằng được với toán lý hóa bởi ngoài trí tuệ, tư duy khoa học thì con người cũng rất cần mở mang, bồi bổ tâm hồn, tình cảm, hiểu biết quá khứ hiện tại tương lai.
Học sinh thờ ơ với môn sử, và chắc không dừng lại ở chừng đó. Nếu không có sự thay đổi tích cực thực trạng học hành, thi cử, xin việc như hiện nay, chả bao lâu nữa các em sẽ quay lưng cả với địa, với văn, với sinh, với hóa… Các em sẽ chỉ học những môn tạo chiếc cần câu thực dụng vác vào đời, số môn còn lại đều không có nghĩa gì cả. Sự méo mó, thiếu hụt, dị dạng của con người những thế hệ kế tiếp, ta có thể hình dung được. Nhưng đó đâu phải lỗi của riêng các em.
Nguyễn Thông
(Thanh niên) 
chép về đây:
Cái học ngày nay hỏng lâu rồi
Mười em đi học chín muốn thôi
Dù cho đổ đạt đi xin việc.
Không bạc chẳng tiền giỏi cũng toi.
Đời nay lắm kẻ đâu cần học.
Có Chú có Cha có chổ ngồi.
Giáo Dục Công Dân? là chi nhỉ.
Đạo Đức làm gì, dối trá thôi.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét