CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Tuyên bố Tưởng niệm các Chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, Tự do cho người dân (DLB).
- Cuộc xâm lược không tiếng súng của tàu+ vào đất Việt (NLG).
– Phải xác định lại tên gọi các cuộc chiến với Trung Quốc (RFA)
- CLB BÓNG ĐÁ NO-U FC RA SÂN LẦN THỨ 97 – 09/03/2014 (Thành).
- Vụ tàu cá bị tàu “lạ” tấn công: 8 ngư dân bị cướp tài sản như thế nào? (DT).
- Nhật – Việt bàn thảo an ninh (BBC).
- “Lãnh đạo Lữ đoàn liệt sĩ Trung Quốc” (“中国烈士旅领导人”) tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ máy bay Malaysia Airlines mất tích (FB Nguyen Trung Thuan). – Cảnh sát biển VN không có ồng nhòm? (Hiệu Minh). – Máy bay Malaysia rơi: Khu trục hạm Mỹ đến Việt Nam tham gia tìm kiếm (RFI).
- Philippines cũng có quyền bảo vệ lãnh thổ như Trung Quốc (RFI).
- Chiến đấu cơ Nhật Bản chặn máy bay quân sự Trung Quốc (RFI). – Nhật điều máy bay đối phó Trung Quốc (NLĐ).
- Trương Minh Đức: Công An Đồng Tháp dùng “thông báo” gởi cho LS Trần Thu Nam để làm cản trở? (DLB).
- Nguyễn Trung Tôn: Vài kinh nghiệm khi làm việc với an ninh (DLB). – Tinh thần võ học trong tranh đấu dân chủ (3) (Nguyễn Văn Thạnh).
- Thăm bà con Dương Nội đầu xuân (Nguyễn Tường Thụy). – Video: Phụ nữ dân oan kỷ niệm ngày 8 – 3 tại Sài Gòn (DLB). – Bánh Mì và Hoa Hồng trong ước mơ của Mẹ (DLB).
- Trái thơm trăm mắt (Người Việt). “‘Trái thơm trăm mắt’ là hình ảnh mà cán bộ cộng sản Việt Nam thường đem ra để hăm dọa răn đe những người tù trong trại tập trung, với cả dân chúng, đồng bào, vì họ cho rằng, không có gì che giấu hay thoát khỏi những con mắt nhòm ngó, rình mò của người khác, những người chỉ điểm, lập công mà họ gọi là nhân dân: ‘Nhân dân như trái thơm trăm mắt, không có gì qua khỏi con mắt nhân dân’.”
- 30 năm vẫn chạy tốt (DLB).
- Phát ngôn bừa bãi: Cầu sập do người đi nhanh! (DLB).
- Tích cực triển khai Hiến pháp 2013 vào cuộc sống (Tin tức). – Bộ trưởng Tư pháp nói về Hiến pháp mới (VOV).
- Chiếc ghế thần kỳ (DT).
- Cha Lê Bá Mai kêu oan cho con (NLĐ).
<- Vụ bị [công an] đánh vì nghi trộm 2,5 triệu đồng: Sẽ tố cáo lên Công an TP HCM (NLĐ).
- Vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm: Còn nhiều lời khai mâu thuẫn cần làm rõ (LĐ). – Không có tham nhũng “khủng” nhưng làm giảm uy tín cán bộ y tế (SK&ĐS).
- Khuất tất trong kê khai trợ giá thiệt hại vật nuôi sau lũ (PNTP).
- Đập thủy điện Sông Tranh 2: Trang bị hệ thống con lắc quan trắc (NLĐ). – Nứt cầu Vĩnh Tuy nay hay Nhà máy điện hạt nhân tương lai – chuyện nhỏ như con thỏ với giải pháp … xịt keo (Chép sử Việt). “Biết đâu trong tương lai, từ kinh nghiệm tuyệt vời đó, đảng nhà nước sẽ tiến tới áp dụng xịt keo để hàn gắn cả những rạn nứt … nội bộ, và … chế độ, để tránh khỏi sụp đổ?”
- Sau 5 năm phí tiền của, nay chính thức: đình chỉ khai thác Bô Xít ở Tây Nguyên và ngưng đầu tư xây dựng cảng Kê Gà – Bình Thuận (Trần Hoàng).
- Biểu tình chống hạt nhân ở Tokyo (VOA).
- Cam Bốt : Các đập thủy điện Trung Quốc xóa dần làng nổi trên biển Hồ (RFI).
- Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp: Quyền lực mềm của Trung Quốc (Phan Ba).
- Thông Tin Tuyên Truyền của Trung Cộng Được Chào Đón ở Đại Học Stanford (ĐKN).
- Thượng Nghị Viện Italy Thông Qua Nghị Quyết Chống Nạn Mổ Cướp Nội Tạng tại Trung Quốc (ĐKN).
- Trung Quốc: Phó chủ tịch tỉnh Vân Nam bị điều tra (RFI).
- Bắc Triều Tiên tiến hành bầu cử Quốc hội (VOA). – Người dân Bắc Hàn đi bầu Quốc hội (BBC). – Bầu cử Bắc Triều Tiên: Lựa chọn trong ứng cử viên độc nhất (RFI). – CHDCND Triều Tiên bầu Quốc hội mới (ND).
- Euromaidan (cuộc biểu tình hướng về châu Âu) (Boxitvn).
- Nước Nga và cuộc khủng hoảng tại Ukraine (Boxitvn). – So sánh cái gì giữa Việt Nam và Ukraine ? (Trương Nhân Tuấn). – CÓ BÀI HỌC NÀO CHO NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM? (Quỳnh Trâm). – Á à! Hóa ra tây nó cũng học gia đình thủ tưởng 3D (DLB).
- Tướng Mỹ: Quân đội Hoa Kỳ đã sẵn sàng hỗ trợ Ucraina (TopWar/ Kichbu). – Nguyễn Vũ Anh – Ukraine sẽ đi về đâu? (Dân Luận).
- Mỹ cảnh cáo Nga không sáp nhập Crimea (BBC). – Thủ tướng Ukraina thề ‘không để mất một tất đất nào’ (VOA). – Giới trẻ Ukraina bác bỏ tuyên bố về chia rẽ sắc tộc (VOA). – Giúp bạn hiểu về xung đột Nga-Ukraine (Boxitvn).
- 10.000 người diễu hành ủng hộ Crimea sát nhập vào Nga (TN). – Ukraine chưa có kế hoạch điều quân vào bán đảo Crimea (TTXVN). – Ukraine chặn toàn bộ hệ thống Kho bạc của Crimea (TTXVN). – Ukraine chuẩn bị tập trận (NLĐ). – Ukraine phong tỏa tài khoản của Crimea (NLĐ). – Crimea công bố lá phiếu trưng cầu dân ý (VTV).
- TT Obama điện đàm với nguyên thủ châu Âu về tình hình Ukraina (VOA). – Tây phương chuẩn bị gia tăng trừng phạt Matxcơva (RFI).
- Nga sẵn sàng đối thoại giải quyết căng thẳng ở U-crai-na (ND). – Ông Putin điện đàm với 2 thủ tướng Anh và Đức về Crimea (TTXVN). – Tổng thống Putin: Quốc hội Krym hành động theo luật quốc tế (TTXVN/Tin tức). – Quan điểm của Nga về khủng hoảng Ukraine (VTV). – Anh bóng gió khả năng châu Âu tẩy chay khí đốt của Nga (TTXVN).
- Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la lên án các hoạt động phá hoại đất nước (ND).
- Lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy (Infonet). – Lập Sở chỉ huy tiền phương tại Phú Quốc (TN).
- Hà Nội: Bài 6: Cần xem xét khởi tố ngay vụ đền bù 78 tỷ “nhầm” đối tượng (DT).
- Vụ việc nhỏ nhưng hậu quả lớn (ANTĐ).
- Biểu tình rầm rộ tại Ukraine (TN). – Ukraine đua với thời gian để ký thỏa thuận liên kết với EU (TTXVN).
- Crimea không đàm phán với Kiev (PLTP). – Robert Gates: Kiev và phương Tây đã thua, Crimea đã về tay Nga (GDVN). – “EU sai lầm khi đẩy Ukraine vào tình thế phải lựa chọn” (TTXVN). – Học giả Mỹ: “Nếu Nga thôn tính Ukraine, hệ thống châu Âu sẽ sụp đổ” (GDVN).
- Tọa đàm về các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới (TT). – Cuộc chiến đấu bảo vệ Trường Sa 1988 (Phần I) (PT).
- RẤT BĂN KHOĂN VỀ LỜI KÊU GỌI VÀ NGÔI ĐỀN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LĐVN (Tễu). – Lời kêu gọi ủng hộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” (LĐ).
- Bùi Bảo Trúc: Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam, Đéo Phải Của Tầu (TGBT). “Có
điều là nhà cầm quyền không bắt… bức tường đem nhốt như đã nhốt ông
Điếu Cầy chỉ vì ông đã khẳng định bằng một câu tương tự về Hoàng Sa và
Trường Sa. Có giỏi thì lôi bức tường ra tòa coi nào“.
- Phải triển khai mọi lực lượng và phương tiện, biện pháp tìm kiếm… ai? (Đinh Tấn Lực). – Phải chi khi ngư dân VN mất tích ở biển Đông, thủ tướng và ngoại trưởng cũng sốt sắng thế này: Tàu Việt Nam sẽ tìm kiếm máy bay Malaysia suốt đêm nay (VOV). – Việt Nam cấp phép cho 2 tàu Trung Quốc và 1 tàu Mỹ vào biển Đông (DT). – Trung Quốc điều 2 tàu chiến xuống Biển Đông tham gia tìm kiếm (SM).
- TS Trần Công Trục giải đáp về Luật Biển: Thế nào gọi là Quần đảo và Quốc gia quần đảo? (Infonet).
- Dân được quyền giám sát lực lượng CAND làm việc như thế nào? (Phương Bích). – Nhà nước văn minh-nhà nước côn đồ (Nguyễn Văn Thạnh).
- Tổ Quốc bao giờ… (FB Tất Thành Phan). “Khi
cưỡng chế tràn lan trên đồng ruộng/ Khi giặc thù lộ nguyên hình thèm
muốn/ Đất nước, non sông, biển đảo của ta./ Khi nghênh ngang trên mọi
nẻo quê nhà/ Là lũ giặc được mời đến đất này làm ông chủ./ Khi các cán
bộ cấp cao đã quên thời lam lũ/ Bỗng tài sản lộ ra lệch đất nghiêng đời“. – Mời xem lại: Dương Hoài Linh – Tổ quốc bao giờ “nhục” thế này chăng? (Dân Luận).
- CHUYỆN LÀNG TIÊN KIỀU QUÊ TÔI (FB Bang Tran). “Nhưng
cũng vì đảng cướp liềm đông quá, nên lịch cướp dầy hơn, cướp mãi của
nhà giầu, nên tài sản nhà giàu cũng vãn, thế là đảng cướp liềm quay ra
cướp cả của người nghèo. Đảng cướp liềm đông đến mức, đầu đảng không chỉ
huy nổi, nên chia thành bè nhóm, và chúng chia thành khu vực để mỗi
nhóm cướp một vùng, dân trong vùng kiệt quệ, trong đó có làng Tiên Kiều,
và họ bắt đầu chán Đảng cướp liềm này“. – CHUYỆN LÀNG TIÊN KIỀU QUÊ TÔI – Phần 2 — MONG MỘT NGÀY (FB ).
- Nguyễn Trần Sâm: Giá mà Đảng “ta” dám nghe ý kiến trái chiều (Quê Choa).
- Trực tiếp phiên xử 5 công an dùng nhục hình, đánh chết người (Soha). – Phiên tòa xử 5 công an dùng nhục hình, đánh chết người phải tạm hoãn (PLTP). – Xử 5 công án đánh chết người: Thay đổi cáo trạng bất thường để giảm khung hình phạt (PLTP).
- Bệnh viện đa khoa Ninh Thuận: Thu tiền đi thang máy, không trừ bệnh nhân (FB Người Xứ Bố Sơn).
- Một thành công mang lại nhiều lợi ích (Tia Sáng).
- Nhãn hiệu cầu chứng tại tàu… mại dzô! (Đinh Tấn Lực).
- Euromaidan- Những mẫu chuyện của Trần Mai Lan (Hiệu Minh).
- Người dân Triều Tiên bầu cử Quốc hội (LĐ). – Em gái Kim Jong-un chiếm vị trí quyền lực sau Choe Ryong-hae (GDVN).
- “Lực lượng tự vệ” Crimea bắn máy bay tuần tra Ukraina (LĐ). – Thủ tướng lâm thời Ukraine quyết tâm bảo vệ lãnh thổ (VOV). – Nga-Ukraine ‘nóng rực’ trước ngày Crimea trưng cầu dân ý (TP). – Ukraine có thể ký thỏa thuận với EU trong tháng này (VOV). – Vũ khí hạng nặng Ukraine đang đổ về Crimea? (Soha).
- Thủ tướng Đức phản đối ông Putin về việc Crimea đòi sáp nhập vào Nga (TN). – Tổng thống Nga Putin làm gì khi “bị phương Tây lừa gạt”? (ANTĐ). – “Nga nên tái vũ trang trước mối đe dọa từ Mỹ và NATO” (TTXVN). – TT Putin khẳng định việc sáp nhập của Crimea hợp pháp (KT).
- Mỹ điều 12 máy bay F-16 tới Ba Lan đáp trả Nga (Infonet).
- Sẽ có thêm 6 tàu Trung Quốc đến Biển Đông tìm máy bay Malaysia (Infonet). – Người Trung Quốc nổi giận trong cuộc họp về máy bay mất tích (Infonet).
- Tạm dừng cấp phép thành lập các cơ quan báo chí (Infonet).
- Bất thường kỳ án 2 con nhím (GDVN).
- Trung Quốc: Lại xảy ra “tình huống khẩn cấp” tại Thiên An Môn (GDVN). – “Lữ đoàn tử vì đạo TQ” nhận khủng bố máy bay Malaysia (KT). – Lá thư ghê rợn từ TQ: Máy bay mất tích đền mạng người Duy Ngô Nhĩ (Soha). – Vụ máy bay Malaysia mất tích: Hành động trả thù cho người Duy Ngô Nhĩ? (PT).
- Lãnh đạo Triều Tiên trúng cử quốc hội với 100% phiếu thuận (DT). – Ông Kim Jong-un đạt 100% phiếu bầu cử Quốc hội (VOV).
- Crimea tiết lộ thông tin về cuộc trưng cầu dân ý sắp tới (VOV). – Các binh sĩ Ukraine muốn đầu hàng bị đe dọa (GDVN). – Crimea: Đã đủ tiền chi phí cho cuộc trưng cầu dân ý (DV). – Ucraine đã phải dùng đến máy bay trình diễn để chuẩn bị chiến đấu? (GDVN).
- Sau S-400, Nga di chuyển tên lửa chống hạm tới Biển Đen? (TP). – Đòn trừng phạt của phương Tây chẳng thể “răn đe” ông Putin (LĐ). – Thảm cảnh của Ucraine xuất phát từ đâu? Nga sẽ chiếm hay dùng Crimea? (GDVN).
- Cựu BTQP Mỹ Robert Gates: Vấn đề Crimea đã an bài (Tin tức).
- “NATO muốn đá hải quân Nga ra khỏi Sevastopol” (TTXVN). – Chủ tịch Trung Quốc phản đối Mỹ trừng phạt Nga (VOV). – Truyền thông quốc tế bình luận về Ukraine (Tin tức).
KINH TẾ- “Các ngân hàng đã chủ động xử lý nợ xấu” (HQ).
- Quỹ ETF sẽ bán ròng bao nhiêu? (CafeF). – Thị trường chứng khoán vẫn còn năng lượng tăng điểm (ĐT). – Cổ phiếu cần quan tâm ngày 10/3 (ĐTCK). – Chứng khoán tuần mới: Phân hóa mạnh theo ETFs (ĐTCK).
- Hà Nội “bật đèn xanh” băm nát… “đất vàng”? (XD).
- Những lắt léo trong sử dụng, mua bán nhà tái định cư tại KĐT Nam Trung Yên: Bài 1: “Cò” thao túng quỹ nhà tái định cư? (XD). – Bài 2: Lơ mơ trách nhiệm, mập mờ chức năng (XD).
- Lúng túng xử lý doanh nghiệp vắng chủ (NLĐ). =>
- Chạy đua làm nhãn hàng riêng (NLĐ).
- Mạng di động “chơi khăm” khách hàng (MTG).
- Có thể áp trần giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi (SK&ĐS).
- Tập đoàn Đại Dương bị truy thu hơn 7 tỷ đồng thuế TNDN (HQ).
- Cho tư nhân thuê cảng Thị Vải thời hạn 30 năm (ĐT).
- Liên tục xuất siêu vào Nhật Bản (HQ).
- Nông dân càng vay nhiều càng… lo! (VnEco).
- Bất động sản hút vốn (TN). – Bất động sản đang có dấu hiệu phục hồi (VnM). – Dân giàu sống khôn, rủ nhau bỏ Trung Hòa – Nhân Chính (VNN).
- Định hướng độc quyền thì không chống được ‘làm giá’ (ĐV). – Nói và Làm Áp giá trần cho sữa: Cũng chỉ để dọa? (Vef).
- Nhiều loại cây trồng chịu sức ép từ TPP (PLTP).
- Xuất ngoại thu gom phế liệu (DT).
- Vàng đồng loạt giảm phiên đầu tuần (Tin tức). – Giá vàng giảm về sát 36 triệu đồng/lượng (VOV). – Giá vàng khó lường, không nên lướt sóng vàng (TC).
- “Nên cấm kinh doanh địa ốc tại khu vực nhạy cảm” (VnEco). – FDI vào BĐS: Thâm niên lấn tới, lính mới mon men (ĐT). – Sẽ thu 1.500 tỷ đồng tiền đấu giá đất (VnM).
- Bỏ triệu USD nhập bò về thịt (NDH).
- TPP cơ hội để Việt Nam cải cách (HQ).
- Mức độ của các khoản chuyển giao tài chính (VietFin).
- Từ Adam Smith tới Marx: Sự thăng trầm của kinh tế học cổ điển (NCQT). – Mối tương tác giữa chính phủ liên bang với các chính quyền bang và địa phương (VietFin).
- Trung Quốc khuyến khích tư nhân đầu tư vào hàng không (TTXVN). – Trung Quốc: CPI tháng 2 tăng thấp nhất trong vòng một năm (TTXVN).
- Hệ thống thừa tiền, NHNN phải trả lãi hơn 770 tỷ đồng cho tín phiếu phát hành trong 1 tháng (CafeF).
- Sacombank đặt kế hoạch lãi trước thuế 2014 đạt 3,000 tỷ đồng (Vietstock).
- ‘Cú đêm’ trên thị trường Forex (TN/TP). – Cổ phiếu ITA “nổ” nhờ Nhiệt điện Kiên Lương (ĐT). – VN-Index vượt mốc 580 điểm (TN). – Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 11/3 (ĐTCK). – Thị trường tài chính 24h: Dự báo lạc quan, tiền lại chảy vào cổ phiếu (ĐTCK). – Chứng khoán ngày 11/3/2014 qua ‘lăng kính’ kỹ thuật (NDH). – Blog chứng khoán: Cao trào đầu cơ (VnEco). – Nhận định thị trường ngày 11/3: “Thị trường đang ở giai đoạn cuối của sự tích lũy” (NDH).
- Không phải công trình nào cũng phạt cho tồn tại! (XD). – Sếp Đất Lành: “Đòi lại” 30.000 tỉ đồng là cảnh báo của Quốc hội với Bộ Xây dựng (MTG). – Đề xuất kinh doanh bất động sản không qua sàn giao dịch (VOV). – Giá bất động sản khó giảm vì chi phí “bôi trơn”(PT).
VĂN HÓA-THỂ THAO- Về bức bình phong “quái thú” chắn lăng vua Ngô Quyền ở Đường Lâm (PT).
<- Những địa danh huyền bí: Rặng duối ngàn năm tuổi (NLĐ).
- Khánh thành ngôi chùa đạt kỷ lục Guinness Việt Nam tại Quảng Ninh (DV).
- Quảng Ninh kết nối các di sản văn hóa (VTV).
- Ngôi làng ‘thần chết’ cũng phải khiếp sợ (NĐT).
- Trần Mạnh Hảo: BONG BÓNG THƠ HAY NHỮNG CÂU THƠ CHƯA THỂ BAY LÊN TRỜI VÌ CHƯA MỌC CÁNH? (Nguyễn Tường Thụy).
- THƠ NGUYỄN ĐĂNG KHOA (Hợp Lưu).
- Trần Mộng Tú – Trăng Đất Khách (DĐTK). – Võ Phiến – Cái Còn Lại (DĐTK). – Thảo Trường – Trong Hẻm
- Cần có đề án đổi mới căn bản toàn diện về phương pháp dạy học (Trần Đình Sử).
- Nhà văn : TRẦN NGỌC TUẤN : Làm phim đi anh ! (Nhật Tuấn).
- Nguyễn Trần Sâm: Ba lần thấy hiện tượng ma (Đào Hiếu).
- HOÀN NGUYỄN: TỤC NƯỚNG ĐẤT ĐỂ ĂN Ở VĨNH PHÚC (Sơn Trung).
- Hoa hậu lấy chồng nói dối hay sự tệ hại các hoa hậu nói chung! (DT).
- Phim Noah bị cấm chiếu ở nhiều nước Hồi giáo (NLĐ).
- Cầu an quá có thể đánh mất mình (TVN).
- Hoa Hậu Diễm Hương phản ứng tiêu cực sau lệnh cấm diễn (Soha). – Diễm Hương sẽ bị tước vương miện? (GTVT).
- GS.TS Trần Văn Khê lo ngại những biến chất của đờn ca tài tử: “Nén bạc” đâm toạc cung đờn (Giadinh.net).
- Món thương, món nhớ (PNTP).
- PHỤ NỮ (1) — PHỤ NỮ (2) – ĐẠI GIA ĐÌNH NỮ GIỚI — PHỤ NỮ (3) – ĐÀN ÔNG CÓ DỄ HIỂU? (FB Ha Hong Le). – Em đừng tự làm khổ mình hơn nữa (THĐP). – Đừng xây dựng “hình tượng” về người khác
- Chinh phục đỉnh cao đang “nhào” xuống… “đỉnh thấp”? (PT). – Chinh phục đỉnh cao: Sản sinh một thứ opera ‘quái thai’? (GDVN).
- Hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 03-10.03.2014: “High Society” của René Magritte (1898–1967) (Da Màu). – Bí ẩn quanh các bức Hoa Diên Vĩ (Irises) lẫy lừng của Van Gogh
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Câu chuyện giáo dục: 10 năm là quá dài (NLĐ). – Chuẩn bị tám năm, chỉ dùng cho năm, sáu năm? (ND).
- Dồn sức cho nguyện vọng 1 (NLĐ).
- Xếp loại yếu sáng kiến kinh nghiệm sao chép (GD&TĐ). =>
- Dùng nước tăng lực, học sinh dễ tìm đến chất kích thích (NLĐ).
- Ô Nhiễm Không Khí có Liên Quan đến Đường Huyết Cao ở Sản Phụ (ĐKN).
- Hà Tường Cát – Câu chuyện về “Tiền Ảo” – Bitcoin (DĐTK).
- Ba thay đổi trong tuyển sinh ĐH, CĐ 2014 (PLTP). – Cần sớm “chốt” việc đổi mới thi tốt nghiệp ().SGGP
- “Không cần đến 150 phút để làm bài thi” (ANTĐ).
- Đổi mới chương trình, sách giáo khoa: Nghèo mà hoang (TP). – Rối bời đổi mới chương trình, sách giáo khoa (ANTĐ). – Cần tổ chức “trại viết sách giáo khoa” (DV). – SGK mới sẽ được triển khai từ năm 2016 theo hình thức cuốn chiếu (CAND).
- Dũng cảm nhìn vào sự thật (Tia Sáng).
- Nhiều đề án tự tuyển sinh đại học được áp dụng ngay từ 2014 (TTXVN). – Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014: Ngó lơ khối C và ngành Sử (Giadinh.net). – “Cần xé đề cương môn sử và hãy cho học sinh khám phá lịch sử” (GDVN).
- “Nóng” chỗ học cho trẻ mầm non dưới 3 tuổi (Giadinh.net).
- Bùng nổ trào lưu học trực tuyến (TP).
- Kiến nghị lập “trại viết sách giáo khoa” (TQ). – Đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông sau 2015: Nên mở “Trại viết SGK” (ĐĐK).
- Tương lai nào cho Sử, Địa? (DNSG).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Chưa nhận được tiền, bọn bắt cóc thủ tiêu con tin? (NLĐ). – Nghi án bắt cóc, thủ tiêu nam sinh (NLĐ).
<- Mía phơi đầy đường vì xe chuyên chở bị chặn (NLĐ).
- Trung Quốc siết chặt luật chống ô nhiễm (VOA).
- Máy bay Malaysia mất tích (BBC). – Điều tra nguyên nhân MH370 mất tích (BBC). – Vụ máy bay Malaysia mất tích : Cảnh sát Thái điều tra đường dây mua bán hộ chiếu (RFI). – Máy bay mất tích : Malaysia nghi ngờ khủng bố (RFI).
- “Dữ liệu của Lầu Năm Góc cho thấy máy bay Malaysia không bị nổ” (TTXVN). – Interpol: Không có ai kiểm về 2 cuốn hộ chiếu mất cắp (TTXVN). – Một phi công nghe được tín hiệu từ máy bay Malaysia mất tích (TT). – Vụ máy bay chở 239 người mất tích: Điều tra nghi vấn khủng bố (NLĐ).
- Interpol xác nhận vụ hộ chiếu mất cắp (VNN). – Indonesia, Australia điều tàu hải quân, máy bay tìm kiếm máy bay Malaysia (Tin tức). – Máy bay Malaysia mất tích: Ngày càng nhiều giả thiết (ĐS&PL). – Cảnh sát biển tìm vật thể nghi của máy bay mất tích (VOV). – Không thể không ngạc nhiên vì máy bay Malaysia mất tích (LĐ). – Malaysia điều tra khả năng sai sót an ninh ở sân bay (ND).
- Các nguyên nhân có thể khiến máy bay Malaysia mất tích (VOV). – Không có vệt dầu loang nghi của máy bay mất tích (TTXVN). – Máy bay Vietnam Airlines nhận được tín hiệu SOS (VOV). – Trung Quốc: Tăng cường kiểm tra an ninh sau vụ máy bay của Malaysia mất tích (VTV). – Công tác tìm kiếm cứu nạn máy bay Malaysia cần triển khai liên tục 24/24h (Tin tức).
- Việt Nam mở rộng vùng tìm kiếm máy bay Malaysia gặp nạn (GDVN). – Vụ máy bay Malaysia mất tích: Nếu máy bay gặp nạn trên biển, các nạn nhân sẽ bị khuếch tán trên phạm vi rất rộng (LĐ). – Việt Nam lên kế hoạch trục vớt máy bay mất tích (MTG). – Malaysia: “Không loại trừ” phiến quân Duy Ngô Nhĩ có liên quan đến máy bay mất tích (MTG). – Phản ứng nhanh (NLĐ).
- Cúm gia cầm: Tăng kiểm soát, giảm âu lo (CT). – Xác gia cầm vứt bừa bãi trên sông (DV). – Đắk Lắk: Nguy cơ dịch bệnh từ gia cầm chết trôi sông (SGGP).
- Phơi bã sắn ở… sân bay (DV).
- Còi, đèn ưu tiên mất thiêng? (TP).
- 1.001 chiêu “chặt chém”, chèn ép khách (ANTĐ).
- Malaysia điều tra nghi vấn khủng bố (TN). – Việt Nam điều 4 máy bay tìm vật thể lạ nghi mảnh vỡ máy bay (DT). – Nhận diện thủ phạm vụ máy bay boeing 777 mất tích (GTVT). – ĐSQ Trung Quốc cấp visa cho 2 hộ chiếu giả lên máy bay mất tích? (GDVN). – Vụ máy bay Malaysia mất tích: Điều tra khả năng bị khủng bố (Infonet). – Interpol điều tra thêm hộ chiếu khả nghi trong vụ máy bay mất tích (VTV). – Điện thoại hành khách máy bay Malaysia vẫn có tín hiệu (KT). – Ông Đinh Đức Tuấn – Thanh tra đường bay của Cục Hàng không Việt Nam: Khả năng tổ lái hoặc ai đó cố tình tắt toàn bộ hệ thống liên lạc của máy bay (DV). – Vẫn chưa thấy vật lạ nghi của máy bay Malaysia ở Thổ Chu (KT). – Máy bay Malaysia có thể đã vỡ tan ở độ cao trên 10.000m? (VOV). – Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam: Có cơ sở kết luận máy bay quay đầu (DV).
- Lào Cai: Xuất hiện tình trạng tự chế súng nguy hiểm (Giadinh.net).
- Trò chuyện cùng Robert Nguyễn, thợ nail thuộc ‘thế hệ thứ hai’ (Người Việt).
- Thật, giả mật ong rừng ở Sapa (Người Việt).
- Một nhóm khủng bố nhận trách nhiệm vụ máy bay Malaysia Airlines? (Viet One Radio). – Máy bay mất tích: Điện thoại hành khách vẫn reo chuông (ĐKN). – Tìm thấy vết dầu loang trong khu vực máy bay Malaysia Airlines mất tích
- 9 nước tham gia tìm kiếm và cứu hộ máy bay Malaysia mất tích (VOV). – Vụ máy bay Malaysia mất tích: Phóng viên quốc tế đổ về Phú Quốc (TN). – Máy bay mất tích:2 người dùng hộ chiếu giả không định trở về (VOV). – Một chiếc Boeing 777 có thể biến mất như thế nào? (VnEco). – Máy bay Malaysia mất tích: Nghi do khủng bố, FBI vào cuộc (TT). – Diễn đàn mạng Trung Quốc: Vụ máy bay mất tích là ‘hành động trả thù’ (TN). – Máy bay mất tích của Malaysia nổ ở độ cao hơn 10km? (TT). – Vụ máy bay Malaysia mất tích: Bí ẩn ĐTDĐ vẫn đổ chuông (NLĐ). – Những mốc thời gian chính của vụ mất tích của máy bay MH 370 (Infonet). – Malaysia điều tra sĩ quan để lọt hộ chiếu giả (KP).
- Kịch bản thứ 2 của MH 370: Mục tiêu là tháp đôi nổi tiếng Petronas? (PT). – Để lọt hộ chiếu giả vì an ninh không rà soát cơ sở dữ liệu của Interpol (MTG). – Người nhà hành khách máy bay Malaysia giận dữ với chính phủ Trung Quốc (Infonet). – Interpol phát hiện thêm một số hộ chiếu khả nghi trên máy bay mất tích (Tin tức). – Dự đoán nguyên nhân máy bay Malaysia mất tích (KT). – Australia cử 2 máy bay giúp Malaysia tìm máy bay mất tích (VOV). – Thái điều tra hộ chiếu mất cắp, Malaysia điều tra khủng bố (TT). – Phú Quốc chuẩn bị đón thân nhân hành khách Malaysia mất tích? (KT). – Máy bay mất tích: Thông tin họp báo mới nhất tại Kuala Lumpur (VTC).
- Mi 171-02 từ Cà Mau tăng cường ra đảo Phú Quốc kiểm tra nơi phát hiện vật thể lạ (LĐ). – Vụ máy bay Malaysia Airlines mất tích: Yêu cầu nhanh chóng vớt vật thể lạ (LĐ). – Chưa vớt được vật thể lạ, thay đổi phương án tìm máy bay mất tích (Soha). – Tàu nước ngoài vào lãnh hải VN cứu hộ cần điều kiện gì? (VTC). – Hai tàu Trung Quốc đang tiến về khu vực tìm kiếm máy bay mất tích (DV). – Máy bay Malaysia mất tích: Lập Sở chỉ huy không quân tiền phương tại Cà Mau (TN). – Malaysia điều tra nghi vấn khủng bố, Thái Lan ‘sờ gáy’ đường dây hộ chiếu từ Pattaya (SM). – Bất thường trong việc máy bay Malaysia “im bặt” trước khi mất tích (DT).
- Máy bay Malaysia mất tích: Hành khách Việt Nam có thể bị thẩm vấn (GDVN). – Malaysia: Dự kiến chiều nay có kết quả phân tích vết dầu loang (GDVN).
- Vùng tìm kiếm máy bay mất tích mở rộng ra hướng tây và đông (TN). – AP: Tám kịch bản đáng sợ cho chuyến bay MH370 mất tích (TT). – Vụ máy bay mất tích: Tìm được phao cứu sinh? (VnEco). – Ba giả thuyết thường thấy trong các vụ rơi máy bay (VnEco). – Hành khách sử dụng hộ chiếu giả trên máy bay mất tích không đến từ Tân Cương (MTG). – 34 máy bay và 40 tàu cứu hộ cùng tìm kiếm máy bay mất tích (VOV). – Thân nhân hành khách trên chuyến bay MH370 đang chờ đợi câu trả lời “đau đớn nhất” từ Malaysia Airlines (LĐ). – Chân dung những hành khách trên máy bay Malaysia mất tích (Soha). – Phóng viên Trung Quốc: Đây là lần tác nghiệp khiến tôi đau lòng nhất! (Infonet). – Vớt được xuồng cứu sinh khi tìm kiếm máy bay Malaysia MH370 (Infonet). – Một người Malaysia thấy máy bay rơi? (PLTP).
- Máy bay nước ngoài phát hiện nhiều mảnh vỡ lớn ngoài khơi Vũng Tàu (CATP). – Vụ máy bay Malaysia mất tích: Vạ vật chờ tin (LĐ). – Buồng lái máy bay Boeing-777 bị đánh bom? (PT). – Chuyên gia Trung Quốc phân tích vụ máy bay Malaysia mất tích (Infonet).
QUỐC TẾ- Mỹ cảnh báo Syria không được trễ nãi trong việc tiêu hủy vũ khí hóa học (VOA).
- Đánh bom tự sát giết chết 12 người tại Iraq (VOA). =>
- EU thúc đẩy thỏa thuận toàn diện cho vấn đề hạt nhân I-ran (ND).
- Israel: Sẽ từ bỏ một số khu định cư trong hòa ước với Palestine (VOA). – Israel lục soát tàu bị nghi chở vũ khí của Iran cho Hamas (RFI).
- Ðệ nhất phó Tổng thống Afghanistan qua đời (VOA).
- Colombia bầu cử quốc hội (VOA).
- 4 nước châu Âu yêu cầu được nhập khẩu khí đốt của Mỹ (VOA).
- Khai mạc Hội nghị ngoại trưởng các nước Arab (TTXVN).
- Số người nước ngoài ở Đức tăng cao nhất kể từ 1967 (TTXVN).
- Libya dọa đánh bom tàu chở dầu mang cờ Bắc Triều Tiên (VOA). – Lybia đe dọa oanh kích tàu dầu Bắc Triều Tiên (RFI).
- Mỹ thử nghiệm siêu tàu sân bay mới (Tin tức).
2073. TIỀN LỆ NGUY HIỂM CỦA NGA Ở UKRAINE
Thứ Năm, ngày 06/03/2014
(Đài BBC 3/3)
Theo ý kiến một số nhà bình luận từ Việt Nam, hành động can thiệp quân sự vào Ukraine của Nga là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và đặt ra một tiền lệ “xấu và nguy hiểm”. Theo Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, nguyên Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ, nếu lập luận việc Nga đưa quân đội vào Krym để bảo vệ dân Nga được chấp nhận, sẽ rất khó bác bỏ khi một cường quốc khác, như Trung Quốc, sử dụng chiêu thức tương tự để can thiệp ra nước ngoài nhằm “bảo vệ lợi ích” của Trung Quốc và “bảo vệ an ninh” cho cư dân Trung Quốc ở nước ngoài. Ngày 3/3, chuyên gia luật quốc tế này nói với BBC từ Hà Nội: “Trước hết phải nói rằng hành vi của nước Nga, mà cụ thể là của Tổng thống Putin, theo tôi là một hành vi mang tính chất vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là vi phạm nguyên tắc về tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.
Thứ hai là vi phạm một nguyên tắc rất quan trọng của luật quốc tế, đó là không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Trên thực tế, nước Nga đang sử dụng vũ lực để chống lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine… Các quy tắc ứng xử hiện nay đã được nêu rõ trong luật pháp quôc tế, đặc biệt là Hiến chương Liêp hợp quốc nên không thể nào vin vào cớ bảo vệ kiều dân để đưa quân vào, nếu các nhà cầm quyền nào cũng ứng xử như ông Putin hiện nay thì thế giới sẽ loạn. Bởi như vậy thì Trung Quốc cũng có thể lợi dụng chuyện người dân của họ ở Việt Nam một khi xảy ra chuyện để lấy cớ và đưa quân vào Việt Nam, cho nên lý lẽ đó theo tôi hoàn toàn không có căn cứ pháp luật và hoàn toàn không thuyết phục đối với nhân dân thế giới, mà chỉ là một cái cớ thôi”.
Cảnh giác trên Biển Đông
Ngày 2/3, Tiến sỹ Lương Văn Kế, Chủ nhiệm Bộ môn Quốc tế học – Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định với BBC rằng, hành động quân sự của Nga ở Ukraine có thể là một “tiền lệ xấu, cực kỳ nguy hiểm” và dẫn chứng khả năng tiền lệ trên bị một cường quốc khác như Trung Quốc sao chép và tranh thủ áp dụng, ví dụ như trên khu vực Biển Đông với nhiều tranh chấp. Nhà nghiên cứu châu Âu và khu vực nói: “Đấy là một tiền lệ cực kỳ nguy hiểm, khi mà các cường quốc có sức mạnh cứng, vượt trội, sống ở bên cạnh các nước láng giềng nhỏ yếu hơn, lại có kiều dân được coi là bị đe dọa. Rất có thể tiền lệ này sẽ làm cho Trung Quốc bắt chước, đặc biệt với số lượng người Hoa mà Chính phủ Trung Quốc ở Bắc Kinh đã từng coi là đội quân thứ 5. Chuyện nhân danh bảo vệ kiều dân của mình để can thiệp quân sự là một tiền lệ rất nguy hiểm. Người Nga hiện nay rất có thể tạo ra một tiền tệ nào đó và tôi nghĩ người Trung Quốc sẽ không bỏ qua động thái này. Chúng ta (Việt Nam) cần phải cảnh giác, vì hiện nay vấn đề tranh chấp ở Biển Đông cũng như các vấn đề khác ở Đông Nam Á, dưới tác động của Trung Quốc, có rất nhiều kịch tính và đầy nguy hiểm”,
Ông Kế cho rằng không nên loại trừ khả năng Trung Quốc tận dụng tình hình dư luận quốc tế đang bị thu hút mạnh vào tình hình xung đột và khủng hoảng chính trị ở Ukraine, tiến hành một hành động nào đó phục vụ ý đồ từ lâu của Bắc Kinh. Nhà nghiên cứu nói: “Tôi nghĩ là trong lúc nước Nga, láng giềng khổng lồ của Trung Quốc ở phía Bắc, phương Tây và Mỹ đang can dự vào cuộc tranh chấp ở Ukraine, thì rất có thể người ta không chú tâm đến xung đột Biển Đông, và ngay trong thời gian trước mắt, Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á xung quanh Biển Đông phải cảnh giác, khi mà nước Mỹ một lần nữa đang chú tâm vào Đông Âu. Tôi nghĩ đây là thời cơ cực kỳ thuận lợi để Trung Quốc có thể sử dụng những con bài tương tự và cả những hành động can thiệp quân sự một cách chớp nhoáng.
Lo ngại an ninh, quốc phòng
Ngày 3/3, ông Hoàng Ngọc Giao, hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển, nói với BBC rằng Chính phủ Việt Nam cần có những động thái rõ ràng xem xét lại cơ chế, chính sách nhập cư và di dân đối với nước ngoài, trong đó có công dân Trung Quốc vào Việt Nam. Trước hết, ông bày tỏ quan ngại về một số diễn biến ông cho là bất thường khi theo dõi quá trình nhập cư, di dân và xuất khẩu lao động, dự án kinh tế của nước ngoài, trong đó có Trung Quốc vào các địa phương tại Việt Nam. Nhà nghiên cứu luật học nói: “Theo tôi về mặt luật pháp và chính sách, rõ ràng chúng ta khó tìm thấy những điểm gọi là khiếm khuyết trong việc chúng ta bỏ ngỏ chính sách cho người nước ngoài, đặc biệt là tình trạng Trung Quốc lũng đoạn kinh tế và xã hội Việt Nam, nhưng trên thực tế, rõ ràng chúng ta thấy Trung Quốc đang lũng đoạn kinh tế Việt Nam, và cả xã hội. Ví dụ như trường hợp thương lái Trung Quốc thường xuyên đưa ra những chiêu như mua móng trâu, móng bò và gần đây là mầm hạt giống của cây thảo mộc, rồi một loạt những hành vi có tính chất phá hoại nền kinh tế mà báo chí vẫn đưa từ nhiều năm nay, nhưng rõ ràng là không có ai xử lý được tình trạng này cả. Rồi dưới danh nghĩa các dự án, họ vào Vũng Áng, mua lại những dự án lớn, hoặc là ở Hà Tĩnh, Bình Dương v.v, họ lập thành những vùng dự án và xây dựng cả những khu gần như người Việt không được vào”.
Theo ông Giao, không thể nói rằng Chính phủ Việt Nam không biết được điều đó, nhưng lại không có các động thái xử lý. ông đặt vấn đề: “Hiện nay, các thương lái châu Âu và Mỹ đến Việt Nam, chỉ cần xuất hiện ở một địa phương nào đó thôi là đã bị phát hiện và nếu không có giấy phép thì lập tức bị hỏi han ngay. Trong khi đó người Trung Quốc dường như là rất thoải mái khi vào Việt Nam và có thể lũng đoạn về mọi mặt. Không chỉ riêng tôi mà rất nhiều người Việt Nam đang rất lo lắng cho tình hình an ninh của Việt Nam trước dòng người Trung Quốc di cư, định cư ở những vùng miền ở Việt Nam, đặc biệt những vùng có tính chất chiến lược về an ninh quốc phòng như ở Tây Nguyên, Hà Tĩnh, Đà Nẵng”.
Biện pháp ứng phó
Nhà nghiên cứu luật học đề xuất hai nhóm giải pháp lớn để rà soát lại chính sách với cư dân nước ngoài nhập cư và làm ăn ở Việt Nam. Ông Giao nói: “Theo tôi cứ làm nghiêm những quy định hiện nay, ví dụ vấn đề dự án. về việc đầu tư vào dự án và đưa người lao động vào làm việc trong các dự án, chỉ được phép đưa các chuyên gia kỹ thuật mà Việt Nam không có, không được đưa lao động phổ thông vào. Riêng việc này thôi chúng ta thấy rõ là ở các dự án của Trung Quốc quy định đã bị vi phạm nghiêm trọng, tại sao không kiểm soát được? Và điểm nữa là khi quy hoạch những vùng về an ninh quốc phòng, những vùng nào nhạy cảm về an ninh quốc phòng thì không chấp nhận cho các dự án nước ngoài, nếu như không đáp ứng những tiêu chí về an ninh quốc phòng”.
Nhà nghiên cứu khẳng định rằng xử lý những vấn đề trên “hoàn toàn” nằm trong tầm tay của Chính phủ Việt Nam. Ông Hoàng Ngọc Giao nói với BBC: “(Việt Nam) hoàn toàn có thể xử lý được, không có gì là không làm được cả, nhưng hiện nay, cái chính là có làm hay không mà thôi”./.
2074. “BỆNH” CỦA KIEV CẦN ĐƯỢC TRUNG QUỐC “TRUYỀN MÁU”
Thứ Năm, ngày 06/03/2014
Đây là tiêu đề bài viết của nhà nghiên cứu Tôn Tráng Chí thuộc Trung tâm nghiên cứu Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đăng trên tờ International Herald Leader (Tân Hoa Xã) số ra tuần 28/2-6/3.
Chỉ trong thời gian ngắn, tình hình ở Ukraine đã thay đổi hoàn toàn, con đường phía trước khó đoán định. Các bên hữu quan sẽ tiếp tục có những động thái như thế nào? Trước đó, cùng với sự ra đời của chính phủ lâm thời Ukraine và thời gian bầu cử tổng thống được xác định, tình hình căng thẳng ở đất nước này tưởng như đã có dấu hiệu lắng xuống, “chiến trường” chính trị chuyển dần từ đường phố sang cuộc bầu cử sắp diễn ra. Tuy nhiên, vết thương do nguy cơ chính trị gây ra đã kéo dài gần 100 ngày, khiến gần 1000 người bị thương và cần phải một thời gian khá dài nữa mới có thể chữa lành, những ảnh hưởng tiêu cực của nó sẽ không thể mất đi trong thời gian ngắn.
Với Trung Quốc, Ukraine nằm ở khu vực Đông Âu xa xôi, những điểm mấu chốt trong quan hệ song phương cấp quốc gia không nhiều, về quan hệ chính trị, kinh tế cũng không thể nói là rất mật thiết. Mặc dù vào năm 2011, Trung Quốc và Ukraine đã tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, nhưng tại khu vực SNG, Ukraine chỉ là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc, các sản phẩm của Ukraine xuất sang Trung Quốc không phải là không thể nhập từ quốc gia khác. Tình hình Ukraine tới đây sẽ diễn biến ra sao gần như không có ảnh hưởng trực tiếp nào đến Trung Quốc hiện nay cũng như lợi ích chiến lược sau này. Còn Ukraine tan hoang tiêu điều có lẽ cần được Trung Quốc hỗ trợ về kinh tế hơn, hợp tác kinh tế thương mại song phương không có chuyện dừng bước.
Đầu tư Trung Quốc-Ukraine khó đạt 8 tỉ USD
Nhìn chung, chính biến tại Ukraine cũng chỉ có khả năng gây ảnh hưởng lớn nhất tới lợi ích kinh tế của Trung Quốc. Theo thống kê của Trung Quốc, tại Ukraine có vài chục doanh nghiệp và tổ chức có vốn đầu tư của Trung Quốc, tuy nhiên hiện nay kim ngạch thương mại hai chiều chỉ đạt khoảng hơn 10 tỉ USD, đầu tư không bao gồm lĩnh vực tiền tệ cũng chỉ có 30 triệu USD.
Mặc dù mức đầu tư và kim ngạch thương mại đều không cao, lao động xuất khẩu không nhiều, không gặp vấn đề phải đưa một lượng lớn lao động về nước như ở Libya và Kyrgyzstan, nhưng các dự án góp vốn hoặc trúng thầu xây dựng sẽ gặp bất lợi; Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2014-2018 được ký kết tháng 12/2013 và mục tiêu phấn đấu mức đầu tư đạt 8 tỉ USD được hai bên nhất trí sẽ khó thành hiện thực, ngoài ra, hợp tác song phương trên các lĩnh vực như nông nghiệp, khai thác quặng khoáng sản, than, viễn thông, công nghiệp hóa chất… đều sẽ chịu ảnh hưởng.
về lâu dài, nếu quản hệ thương mại Trung Quốc-Ukraine không tăng trưởng thì sẽ gây ảnh hưởng nhiều hơn đến sự phát triển kinh tế của Ukraine. Vì vậy, biến động ở Ukraine không mấy ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế Trung Quốc. Hợp tác công nghiệp quốc phòng và kỹ thuật quân sự giữa hai nước được phương Tây thổi phồng chỉ mang tính giai đoạn, không phải lâu dài. Quan trọng nhất là, khi tình hình chính trị nội bộ có chuyển biến mới, vấn đề kinh tế càng đáng quan tâm, Ukraine đứng trước nguy cơ vỡ nợ sẽ càng mong muốn doanh nghiệp Trung Quốc giúp đỡ xây đựng cơ sở hạ tầng và các dự án đầu tư khác có thể tiếp tục được thực hiện.
Ảnh hưởng gián tiếp đến an ninh Trung Quốc
về phương diện an ninh, những biến động xảy ra tại Ukraine có ảnh hưởng gián tiếp đến Trung Quốc. Chính biến ở Ukraine phá vỡ thế cân bằng địa chính trị ở Đông Âu và thậm chí là ở khu vực trung tâm giữa châu Âu và châu Á, không gian chiến lược của Nga một lần nữa đứng trước nguy cơ bị phương Tây lấy mất. Là đối tác hợp tác chiến lược của Nga, Trung Quốc và Nga có nhiều lợi ích chung trên lĩnh vực an ninh, lập trường và quan điểm của hai nước về các vấn đề quốc tế rất giống nhau. Nếu kết cục chính biến ở Ukraine có tác động lớn đến Nga, thì cũng sẽ phần nào ảnh hưởng đến Trung Quốc.
Ngoài ra, các nước phương Tây vờ mượn cớ “dân chủ” thúc đẩy đấu tranh đường phố leo thang, thay đổi phương thức nắm chính quyền hợp pháp của nước yếu, đây là điều mà bao lâu nay Trung Quốc và Nga không thể chấp nhận và kịch liệt phản đối. Nguy cơ của Ukraine có thể giống như “cách mạng sắc màu” xảy ra ở các nước SNG cách đây 10 năm, một lần nữa lan đến Nga, Belarus, Nam Caucasus, thậm chí là cả các quốc gia Trung Á là láng giềng của Trung Quốc, và cũng ảnh hưởng đến an ninh chủ quyền Trung Quốc.
Trung Quốc có thể phát huy vai trò hòa giải đặc biệt
Trung Quốc còn cần quan tâm đến một số thách thức khác như Ukraine không ổn định trong một thời gian dài, nguy cơ chính trị mang tính chu kỳ bắt đầu từ năm 2004 không những khiến nền kinh tế tụt dốc, mâu thuẫn nội bộ không ngừng gia tăng, mà còn ảnh hưởng đến hợp tác khu vực Âu-Á. Ukraine vẫn luôn bị giằng xé giữa hai trục quyền lực phương Đông và phương Tây, ngoài việc làm cho Tổng thống Nga Putin không thể giải bài toán thực hiện chiến lược xây dựng cộng đồng hậu Liên Xô, cũng không có lợi đối với việc xây dựng quan hệ hợp tác khu vực ổn định giữa Trung Quốc và các quốc gia Âu-Á. Tháng 9/2013, lãnh đạo Trung Quốc đề xuất xây dựng “vành đai kinh tế con đường tơ lụa”, đi qua Trung Á, Nga, cũng có thể đi qua Ukraine để sang Đông Âu, đây là tầm nhìn chiến lược vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy hợp tác cùng thắng của các quốc gia ở khu vực này. Nếu quan hệ chính trị giữa Trung Quốc và Ukraine tụt dốc do chính biến ở Kiev, phe đối lập lên nắm chính quyền và nghiêng hẳn về phương Tây, thì khó có thể tránh khỏi việc sẽ gây ảnh hưởng đến lợi ích chiến lược lâu dài của Trung Quốc.
Trong bối cảnh như vậy, sự lựa chọn của Trung Quốc trước hết là ủng hộ ổn định nội bộ Ukraine, tán thành một chính quyền mà các bên đều có thể chấp nhận sớm ra mắt, khôi phục ổn định trật tự xã hội, cải thiện môi trường đầu tư trong nước. Tiếp đến, Trung Quốc và Nga có mối quan hệ đặc thù, với Liên minh châu Âu cũng thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, Trung Quốc có thể trao đổi với Nga và thậm chí với Liên minh châu Âu, nhằm phát huy vai trò hòa giải đặc biệt.
Một mặt, Trung Quốc tuân thủ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, mặt khác có thể tích cực thúc đẩy phát triển quan hệ lành mạnh giữa Nga và Liên minh châu Âu. Cùng là nước lớn nên cần xóa bỏ tư duy Chiến tranh Lạnh, hiểu và thông cảm lẫn nhau, xây dựng lòng tin an ninh. Điều này chính là điều kiện cần để hòa giải toàn diện tình hình nội bộ Ukraine.
Theo tạp chí “The National Interest”(Mỹ), Trung Quốc dường như vẫn im lặng trước sự can thiệp quân sự của Nga vào Ukraine. Bắc Kinh không lên tiếng ủng hộ Nga cũng như kêu gọi nước này kiềm chế. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Trung Quốc “hờ hững” trước vấn đề Ukraine, mà ngược lại họ có lợi ích trong mối quan hệ song phương với Nga, và quan trọng hơn đó là theo dõi các diễn biến tiếp theo về tình hình Ukraine. Washington cần khuyến khích Trung Quốc đóng vai trò tích cực hơn trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình tại Ukraine.
Phát ngôn chính thức duy nhất của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tái khẳng định sự tôn trọng độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, và kêu gọi tìm kiếm một giải pháp hòa bình mà trong đó, tất cả các bên đều “tôn trọng luật pháp quốc tế”. Không có bình luận nào về Nga cũng như sự hiện diện quân sự của nước này tại Ukraine được đưa ra.
Dường như Trung Quốc đang tính toán đến 3 nhóm lợi ích của mình trong vấn đề Ukraine:
Thứ nhất, Bắc Kinh không muốn làm căng thẳng mối quan hệ với Moskva. Nga là một đối tác quan trọng của Trung Quốc trong khu vực, với các lĩnh vực hợp tác từ năng lượng đến quốc phòng, cùng với nó là sự chia sẻ lập trường trong các vấn đề khu vực như Iran, Syria, Triều Tiên. Nga và Trung Quốc cũng hợp tác với nhau nhằm chống lại sự bá chủ của Mỹ trên toàn cầu. Tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự lễ khai mạc Olympics Sochi, tạo ra những động lực tích cực trong mối quan hệ Nga-Trung, và Trung Quốc không muốn làm mất đi những động lực đó. Ông Wang Haiyun, một cố vấn cấp cao trong quân đội Trung Quốc cho rằng Ukraine là lợi ích “sống còn” của Nga, và Trung Quốc nên tăng cường tham vấn với Nga về vấn đề này.
Thứ hai, Trung Quốc có lợi ích trong sự ổn định lâu dài tại Ukraine. Tình hình bất ổn tại đây có thể làm xói mòn mối quan hệ thương mại và chiến lược giữa Bắc Kinh và Kiev. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Ukraine (chỉ xếp sau Nga), với tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2013 đạt 7,3 tỷ USD. Trung Quốc cũng là một đối tác quan trọng của ngành nông nghiệp Ukraine. Tháng 9/2013, một công ty nhà nước của Trung Quốc đã được phép thuê một diện tích đất canh tác khá lớn của Ukraine. Sau đó, vào tháng 12/2013, Trung Quốc và Ukraine đã kí Hiệp định đối tác chiến lược, trong đó bao gồm một kế hoạch đầu tư của Trung Quốc trị giá 30 tỷ USD vào các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, hàng không vũ trụ, năng lượng, nông nghiệp và tài chính. Đổi lại Trung Quốc sẽ tăng cường bảo đảm an ninh cho Ukraine. Mặc dù Tổng thống Yanukovych đã phải ra đi, nhưng trong tuyên bố gần đây, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định Hiệp định trên vẫn có hiệu lực.
Thứ ba, vì lợi ích của mình, Trung Quốc cần giữ vững quan điểm không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. Mặc dù Trung Quốc đã tỏ ra linh hoạt hơn khi áp dụng nguyên tắc này trong những năm gần đây, nhưng dường như Bắc Kinh vẫn miễn cưỡng khi “làm ngơ” trước sự can thiệp quân sự của nước ngoài vào Ukraine mà chưa có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, bởi Bắc Kinh lo ngại việc không tuân thủ nguyên tắc này sẽ tạo tiền lệ cho sự can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề của Trung Quốc, chẳng hạn như vấn đề Đài Loan và Tây Tạng.
Dường như Trung Quốc không có ý định phản đối mạnh mẽ sự can thiệp quân sự của Nga. Sự lo ngại của Trung Quốc chỉ được thể hiện một cách hạn chế trong bài báo được đăng trên tờ Global Times, một tạp chí theo chủ nghĩa dân tộc. Bài báo cho rằng rất có thể Moskva sẽ tạo ra những vấn đề mới cho cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine. Trong khi đó, giới truyền thông Trung Quốc lại tập trung nhiều hơn vào sự phá hoại của phương Tây tại Ukraine. Tờ Nhân dân Nhật báo cho rằng, phương Tây cần từ bỏ “tâm lý Chiến tranh Lạnh” trong vấn đề Ukraine, trong khi một số tờ báo khác lại cảnh báo về khả năng Ukraine rơi vào “cái bẫy dân chủ của phương Tây”. Yin Zhuo, một nhà bình luận nổi tiếng của Trung Quốc phát biểu trên Đài Truyền hình Trung ương, cho rằng những “hành động phi pháp” của phương Tây tại Ukraine đã làm tình hình càng thêm bất ổn. Những lo ngại này hoàn toàn trùng hợp với quan điểm của Trung Quốc về sự can thiệp của phương Tây vào các cuộc cách mạng sắc màu, phong trào Mùa xuân Arập và một số trường hợp khác.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục tránh né phần nào việc ủng hộ quan điểm của Nga, vì những lí do sau đây:
- Trước đây, vào năm 2008, Trung Quốc đã không tán thành sự xâm nhập của Nga vào Gruzia. Khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên kiềm chế và ngừng bắn. Tuyên bố mới đây của Trung Quốc ủng hộ sự độc lập của Ukraine phản ánh sự không đồng tình với những can thiệp từ bên ngoài. Cả hai tuyên bố trên đều thể hiện quan điểm lâu dài của Trung Quốc, đó là không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
- Trung Quốc không cần thiết phải ủng hộ quan điểm của Nga, bởi Nga cũng đã không ủng hộ Trung Quốc trong các vấn đề tranh chấp lãnh hải tại biển Hoa Đông và biển Đông. Trên thực tế, Trung Quốc còn tỏ ra lo ngại trước các động thái tăng cường hợp tác giữa Nga với Việt Nam và Nhật Bản, những nước đang có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.
- Nga và Trung Quốc có những ưu tiên khác nhau trong vấn đề Ukraine, Trong khi Moskva quan tâm đến việc bảo vệ vòng cung ảnh hưởng của mình, thì Trung Quốc lại tập trung vào mối quan hệ kinh tế và chiến lược với Kiev.
Vì những lí do trên, Washington ít nhất có thể mong đợi Trung Quốc có lập trường trung lập đối với cuộc xung đột tại Ukraine. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng không nên đứng ngoài cuộc trong việc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Ukraine. Là một nước có nhiều lợi ích trong việc ổn định tình hình tại đây, Trung Quốc nên đóng vai trò lớn hơn nữa, bằng việc thúc đẩy hòa giải chính trị hay tham gia đóng góp tài chính cho chính quyền mới tại Kiev. Trung Quốc cũng có thể tiêp tục lên tiếng ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine tại HĐBA LHQ.
Trung Quốc có lợi ích cũng như tiềm năng để đóng góp vào việc tìm ra một giải pháp hòa bình cho các cuộc khủng hoảng trên thế giới, và cuộc khủng hoảng hiện nay tại Ukraine chính là cơ hội tuyệt vời để Trung Quốc thể hiện mình./.
2075. BỐN KỊCH BẢN CHO TƯƠNG LAI CỦA UKRAINE
Thứ Năm, ngày 06/03/2014
Một tổng thống được bầu lên bằng con đường dân chủ năm 2010 rồi bị đánh bật khỏi thủ đô bởi người biểu tình tại quảng trường Maidan, trong đó có một số nhóm dân tộc cực đoan có vũ trang và mang phù hiệu phátxít không muốn chấp nhận châu Âu và cả những người thuộc tầng lớp trung lun (giáo viên, sinh viên, lãnh đạo doanh nghiệp vừa và nhỏ) muốn xích lại gần Liên minh châu Âu (EU). Một số thủ lĩnh chính trị ở miền Đông đòi chia cắt đất nước, một bán đảo Krym có hạm đội biển Đen của Nga đóng căn cứ và gần như nồi dậy chống chính quyền trung ương ở Kiev.
Theo tướng Pháp Jean-Bernard Pinatel, khi khủng hoảng nổ ra và biến thành đối đầu bạo lực làm nhiều người chết và bị thương, điều chủ chốt là bình tĩnh phân tích những yếu tố gây ra tình trạng bạo hành đó và nhất thiết không nên để tình cảm lấn át, cũng không nên nghe theo những lời kêu gọi cách mạng lãng mạn. Phân tích trên tạp chí “Địa chính trị ” nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine và tương lai của nước này sau khi Nga đưa quân vào bán đảo Krym, tướng Jean-Bernard Pinatel khẳng định những gì đang diễn ra ở Ukraine có cội rễ sâu xa mà chỉ có thể thấy được nếu phân tích lịch sử của nước này và xác định lại ván cờ chiến lược mà nước này tạo ra cho Mỹ, Nga và châu Âu.
Lịch sử cho thấy rõ rằng Nhà nước và tình cảm dân tộc Ukraine mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Quả thực là Ukraine, lãnh thổ và dân chúng nước này bị chia rẽ giữa các Đe chế Áo và Nga cho đến cuộc Cách mạng Nga tháng 2/1917. Trong cơn cuồng phong của cuộc nội chiến Nga và cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ Nhất, phong trào dân tộc Ukraine (ra đời vào đầu thế kỷ 19) lợi dụng việc chế độ Sa hoàng sụp đổ (năm 1917) để lập ra một cơ cấu chính phủ – Hội đồng trung ương Ukraine – và để tuyên bố độc lập cho nước này. Nhưng thể chế đó không tồn tại được bao lâu. Lãnh thổ Ukraine là nơi diễn ra trận chiến quyết liệt giữa các lực lượng chính trị và các nhánh quân sự của các lực lượng này: lực lượng theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa, Hồng quân, các đội quân Bạch vệ chống Bolsevich và đội quân nước ngoài. Thời kỳ độc lập đầu tiên này không may lại tồi tệ hơn do các vụ tàn sát người hàng loạt. Trên thực tế, các vụ tàn sát này bắt đầu xảy ra vào năm 1881 tại các thành phố của Ukraine thuộc Đe chế Nga, nơi có nhiều người Do Thái sinh sống, nhưng dữ dội nhất là trong thời kỳ tồn tại ngắn ngủi của nước cộng hòa nhân dân Ukraine (1917- 1921), thời kỳ của các vụ ám sát hàng loạt người Do Thái, vốn là dấu ấn ban đầu của phong trào dân tộc chủ nghĩa Ukraine.
Năm 1920, Ukraine lại bị chia cắt thành bốn. Phái Bolsevich rốt cuộc đánh bại các bên tham chiến khác và phần Ukraine trước đây thuộc Nga, với Kiev là thủ đô, được sáp nhập vào Liên Xô trong khi phần trước đây của Áo, với Lvov là thành phố chính, được gắn vào Ba Lan. Nước Ukraine nhỏ bé “xuyên dãy Carpat” bỏ phiếu thông qua việc sáp nhập lãnh thổ mình vào Tiệp Khắc, còn đối với Bucovine, thiểu số sắc tộc Ukraine ở đây đành chấp nhận đi với Romania. Tuy nhiên, tiến trình Xô viết hóa chỉ là thời kỳ tiêu cực đối với Ukraine. Trên thực tế, năm 1928, Joseph Staline cho thực hiện kế hoạch năm năm đầu tiên để công nghiệp hóa khu vực này với việc xây dựng nhà máy thủy điện lớn nhất châu Âu trên sông Dniepr cho phép điện khí hóa nước Cộng hòa và phát triển một khu công nghiệp luyện kim là Donbass. Nhưng việc tập thể hóa đất nông nghiệp năm 1933 gây ra nạn đói kinh hoàng mà người Ukraine gọi là Holomodor (làm 8 triệu người chết ở Ukraine và một số khu vực khác của Liên Xô). Đó là nạn đói lớn cuối cùng ở châu Âu. Cũng như ở Nga, chế độ Stalin tiến hành hàng triệu vụ bắt bớ và ám sát, đặc biệt là đối với số trí thức Ukraine trong chiến dịch Đại thanh trùng trong hai năm 1937 và 1938.
Khi Ukraine bị quân đội của nước Đức phátxít xâm lược vào mùa Hè năm 1941, người Đức được một bộ phân dân chúng Ukraine đón tiếp như những người đến giải phóng họ. Trái lại, ở miền Đông Ukraine, người Đức vấp phải sự chống trả quyết liệt của dân chúng địa phương cho đến tận năm 1944. Để trả thù, người Đức truy lùng số du kích và đốt cháy hàng trăm làng mạc. Một vết nhơ khác trong lịch sử của Ukraine là vào tháng 4/1943, một sư đoàn SS Galicie được thành lập với thành phần là lính tình nguyện Ukraine. Sư đoàn này được Đức tung vào Slovakia để đàn áp phong trào dân tộc ở đây. Nhưng vào thời kỳ cuối cuộc chiến, phái thân phương Tây ở Ukraine và Mỹ đã làm tất cả đế che đậy những tội ác khủng khiếp do sư đoàn này gây ra và chỉ giữ lại những gì liên quan đến cuộc chiến chống Liên Xô. Các nhà sử học cho rằng hơn 200.000 người Ukraine tham gia quân đội Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai để chiến đấu chống lại chế độ Xôviết.
Năm 1944, Hồng quân chiếm một phần lớn lãnh thổ Ukraine. Vào thời kỳ cuối cuộc chiến tranh, thiệt hại của Ukraine lên tới 8 triệu người chết trong đó 1,377 triệu là binh lính có quốc tịch Ukraine. Còn phái đòi độc lập (chủ yếu có mặt tại các khu vực ở miền Tây) vẫn tiếp tục cuộc kháng chiến vũ trang chống Liên Xô cho đến năm 1954. Chỉ đến năm 1989, khi đất nước được giải phóng, người Ukraine mới tự tổ chức nhau lại để bảo vệ quyền của mình. Nền độc lập được tuyên bố ngày 24/8/1991 và được khẳng định bằng cuộc trưng cầu dần ý vào ngày 1/12/1991, với 90,5% cử tri bỏ phiếu ủng hộ độc lập.
Mỹ muốn vĩnh viễn tách Ukraine khỏi Nga và đưa nước này gia nhập Liên minh châu Âu và NATO. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, Mỹ có một nỗi lo sợ duy nhất: sự ra đời của một khu vực châu Âu rộng lớn bao gồm cả Nga, nước sau đó có thế sẽ cạnh tranh vị trí dẫn đầu thế giới của mình.
George Bush tuy trước đó đã hứa hẹn với Mikhail Gorbachov sẽ giải thể NATO nếu Gorbachov cũng xóa bỏ tổ chức Hiệp ước Vacsava, nhưng rồi không giữ lời hứa. Sau khi khối Vacsava bị giải tán, Mỹ vẫn duy trì NATO và từ đó đến nay, không ngừng hành động để làm sao Liên minh châu Âu và NATO tuy hai mà là một. Đại sứ Mỹ tại Bratislava từng phân phát những món tiền lớn cho phe chống đối Thủ tướng Vladimir Méciạr, người muốn Ukraine trở thành thành viên EU, nhưng không gia nhập NATO.
Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Zbigniew Brzezinski, năm 1997 cho xuất bản một cuốn sách nhan đề “Bàn cờ lớn” trong đó ông tiếp nhận hai khái niệm của Mackinder là khu vực “Á-Âu” (châu Âu + Nga bao gồm cả khu vực Siberi + Trung Á) và khu vực “Hartland” (Trung Âu). Brzezinski cũng lấy lại phương châm nổi tiếng của Mackinder, theo đó “ai làm chủ được châu Âu sẽ thống trị được Trung Âu; ai làm chủ được Trung Âu sẽ thống trị được Thế giới thu nhỏ; ai làm chủ được Thế giới thu nhỏ sẽ thống trị được Thế giới”. Từ đó, Brzezinski suy ra rằng “đối với Mỹ, ván cờ địa chính trị chính là khu vực Á-Âu”. Trong một cuốn sách khác, ông bộc lộ suy nghĩ của mình như sau: “Nếu Ukraine sụp đổ có thể sẽ làm giảm đáng kể các phương án địa chính trị của Nga. Kể cả khi không có các Nhà nước khu vực Bantích và Ba Lan, nước Nga nếu có thể kiểm soát được Ukraine vẫn có thể bảo đảm làm chủ được một đế chế Á-Âu. Nhưng nếu không có Ukraine với 52 triệu người anh em dòng Slave, mọi ý đồ tái lập đế chế Á-Âu của Moskva có nguy cơ đây Nga vào các cuộc xung đột kéo dài với các dân tộc không những không phải dòng Sỉave mà còn có động cơ dân tộc chủ nghĩa và tôn giáo “.
Tháng 1/2003, cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine, Carlos Pascual, trình bày tại Trung tâm nghiên cứu quổc tế và chiến lược ở Washington về mối quan hệ giữa Mỹ và Ukraine, ông đặt câu hỏi: “Ukraine liệu có thuộc về cộng đồng châu Âu và NATO không?” và không ngần ngại trả lời là “có”. John Herbst, người thay Carlos Pascual làm Đại sứ vào tháng 9/2004, cũng nhấn mạnh điều tương tự trước ủy ban Thượng viện trong buổi nghe điều trần trước khi bổ nhiệm ông. Lúc đó John Herbst gọi bảo đám đưa Ukraine gia nhập cộng đồng châu Âu-NATO” là mục đích chính trong chính sách đối ngoại. Ông nói: “Nếu được bổ nhiệm làm Đại sứ, tôi sẽ làm tất cả những gì có thể được để bảo đảm rằng Chính phủ Ukraine tạo cơ hội ngang bằng nhau cho các ứng cử viên tổng thống và để việc chuẩn bị bầu cử cũng như chính cuộc bỏ phiếu diễn ra trong công bằng và tự do. Một tiến trình bầu cử phù hợp với chuẩn mực của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) và một kết quả phản ánh ý nguyện của nhân dân, có tính quyết định để Ukraine thỏa mãn được nguyện vọng của mình muốn trở thành thành viên NATO và xích lại gần với EU.”
Từ năm 2002 đến năm 2004, Mỹ đã chi hàng tỷ USD để giúp phe đối lập Ukraine lên nắm quyền. Hàng triệu USD được phân phát bởi các tổ chức tư nhân, như Quỳ Soros và chính phủ các nước châu Âu. Số tiền đó không được phát trực tiếp cho các chính đảng, nhưng được sử dụng để “mở rộng dân chủ” như Chính phủ Mỹ từng tuyên bố. Tiền được chuyển qua các quỹ và tổ chức phi chính phủ và các tổ chức này tư vấn cho phe đối lặp, cho phép phe đối lập mua sắm trang thiết bị kỹ thuật và tiếp nhận kỹ thuật quảng cáo hiện đại nhất. Một bức điện ngày 5/1/2010 được VVikileaks tiết lộ cho thấy mức độ can dự của Ba Lan vào tiến trình chuyển tiếp và nỗ lực dân chủ của các nước thuộc khối Đông Âu. Vai trò của các tổ chức phi chính phủ được nói đến trong bức điện này. Gác bức điện được Wikileaks tiết lộ cho thấy nỗ lực bền bỉ và ý muốn không thay đổi của Mỹ mở rộng khu vực ảnh hưởng sang Đông Âu, như ở Ukraine, trong những năm gần đây. Trong trường họp này, Ba Lan là một công cụ phục vụ Mỹ trong tiến trình cải cách dân chủ tại các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
Nhưng nền dân chủ đó bị ảnh hưởng bởi quá khứ. Lịch sử đó, bị giằng xé giữa Nga và châu Âu, tái xuất hiện trong các phong trào chính trị đối đầu nhau ở Ukraine hiện nay. Mọi kết quả bầu cử đều bị những người thua cuộc phản kháng với lý do gian lận phiếu bầu và nạn tham nhũng hoành hành trong các phe. Cuộc bầu cử Quốc hội năm 2007 cho ra đời một thể chế không thể điều hành được. Một bên là đảng thân phương Tây của Yulia Tymoshenko và phái dân tộc chủ nghĩa thuộc “Ukraine của chúng ta” tìm cách viết lại lịch sử giúp đỡ chế độ Hitler ; và bên kia là Đảng cộng sản và Đảng các khu vực thân Nga.
Năm 2010, người Ukraine lại đi bỏ phiếu để bầu tổng thống mới. Viktor Yanukovych, ứng cư viên chính thức của Đảng các khu vực, cựu Thủ tướng, được đa số người dân Ukraine bầu làm tổng thống, trong nỗi thất vọng của Yulia Tymoshenko và niềm hy vọng bị thui chột của cuộc Cách mạng Cam năm 2004. Đen năm 2012, cuộc tổng tuyển cử mới giúp Đảng các khu vực có được lợi thế rõ rệt, Liên minh toàn Ukraine, người thừa kế của khối Yulia Tymoshenko, bị thua đau và mất 44 ghế trong Quốc hội so với năm 2007. Theo OSCE, cuộc bỏ phiếu diễn ra bình thường tại 96% số phòng bỏ phiếu.
Tương lai Ukraine sẽ ra sao? Tướng Jean-Bernard Pinatel cho rằng bốn kịch bản có thề xảy ra đối với tương lai của Ukraine: gia nhập EU, bị chia cắt, tự trị với quyền hạn bị không chế và gạch nối với khu vực Á-Âu.
Thứ nhất: Ukraine gia nhập EU và NATO. Hiện nay, có ít nước châu Âu muốn mở rộng thêm tổ chức này. Dẫu sao, kể cả về trung hạn, châu Âu trong bất luận trường hợp nào cũng không thể chấp nhận một nước Ukraine, trong một tương lai có thể thấy được, không đáp ứng được bất kỳ một tiêu chuẩn nào cho phép mở rộng, về chuẩn mực chính trị, đó là Nhà nước pháp quyền, hệ thống dân chủ ổn định và bảo vệ các thiểu số sắc tộc. Về chuẩn mực kinh tế, đó là nền kinh tế thị trường đáng tin cậy và có khả năng đối mặt với cạnh tranh ngay trong Liên minh. Thêm vào đó là khi gia nhập phải có trách nhiệm tuân thủ các mục tiêu của liên minh chính trị, kinh tế và tiền tệ, tái chấp nhận thành quả cộng đồng (nghĩa là chấp nhận và đưa vào luật pháp nước mình toàn bộ luật pháp có hiệu lực của châu Âu). Trong khi đó, nạn tham nhũng tràn lan ở Ukraine và sự có mặt của một đảng dân tộc chủ nghĩa cực đoan hùng mạnh, gần gũi với các đảng cực tả châu Âu, khiến các nhà lãnh đạo châu Âu cảm thấy không yên tâm.
Châu Âu liệu có giúp Ukraine về phương diện kinh tế không? Châu Âu vẫn còn nhiều việc phải làm để bảo đảm vực các nước thành viên dậy nên không thể mở rộng hơn, hơn nữa vì không ai lúc này có thẻ bảo đảm đồng tiền cho Ukraine vay được sử dụng đúng mục đích do nạn tham nhũng tràn lan. Mỹ, với hoạt động ngoại giao và hoạt động của CIA diễn ra ở Ukraine từ 15 năm nay, chắc chắn sẵn sàng giúp chính phủ mới, nhưng chỉ ở mức độ hạn chế vì Tổng thống Obama còn có các ưu tiên khác. Tổng thống Mỹ chọn cách hỗ trợ Ukraine một cách gián tiếp, thông qua Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), thể chế mà Mỹ tài trợ tới 42% nguồn tài chính. Muốn vậy, Ukraine phải có nỗ lực lớn, nhưng chính quyền mới ở nước này sẽ gặp rất nhiều khó khăn để buộc dân chúng làm theo hướng đó. Theo một cán bộ Viện tài chính quốc tế, một tổ chức đại diện cho 450 ngân hàng trên toàn thế giới, để tránh bị sụp đổ hoàn toàn không phải trong những tháng tới mà trong những tuần lễ tới, lúc này Ukraine cần có tiền. Trong khi đó, Lubomir Mitov, chuyên gia kinh tế trưởng của Viện tài chính quốc tế (IIF) cho các nước mới nối ở châu Âu, cho biết két bạc Nhà nước Ukraine hiện đang trống rỗng và những thách thức kinh tế ở trong nước là “vô cùng lớn”. Sau nhiều tháng khủng hoảng chính trị và sau khi Viktor Yanukovych bị phế truất, chính quyền lâm thời Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ 35 tỷ USD viện trợ trong hai năm để tránh bị vỡ nợ. Nhưng như lịch sử gần đây đã cho thấy, chỉ có Nga là nước sẵn sàng hỗ trợ tài chính trên quy mô lớn.
Thứ hai: Ukraine bị chia cắt. Phương án này bị bác bỏ ở ngay trong Ukraine cũng như những “chủ thể chính tác động từ bên ngoài”. Trường hợp bán đảo Krym chắc chắn sẽ nằm trong các cuộc thảo luận Tây-Đông vì khu vực này về lịch sử không thuộc Ukraine. Bán đảo này là của Nga từ thế kỷ thứ 8. Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Krym được hưởng quy chế cộng hòa tự trị trong nước Ukraine mới. Lực lượng Hải quân trước đó của Liên Xô được chia thành hai, những đại bộ phận hạm đội vẫn thuộc về Nga (17% của Hải quân Ukraine , 83% của Hải quân Nga). Việc duy trì hạm đội Nga ở Sebastopol trong 20 năm được xác định bằng một thỏa thuận ký năm 1997. Hiệp định này được gia hạn vào năm 2010, giữa Medvedev và Yanukovych, và bảo đảm cho Hải quân Nga được thuê đến năm 2042 (sau đó có thể gia hạn thêm 5 năm nữa) để đổi lấy giá khí đốt hạ và tài trợ một phần cho món nợ của Ukraine, về phần mình, Mỹ, EU và Nga hiện không muốn chia cắt Ukraine, nhưng phương án này không bị loại trừ vĩnh viễn nếu chính quyền mới ở Ukraine không tìm được thế cân bằng mới giữa các lực lượng muốn ly khai đang diễn ra ở trong và ngoài Ukraine.
Thứ ba: Ukraine có thể vẫn là một Nhà nước độc lập với một nền độc lập ít nhiều quan trọng, tùy theo nỗ lực mà người Ukraine và các tác nhân bên ngoài mong muốn. Giả thiết có khả năng nhất là một nước Ukraine tự trị nhưng với quyền hạn bị hạn chế. Kịch bản này có tính tới tính chất pha tạp trong phái liên minh lên cầm quyền ở Kiev, bao gồm phái thân châu Âu và phái dân tộc cực đoan, nạn tham nhũng tràn lan, ảnh hưởng của thiểu số người nói tiếng Nga hùng mạnh ở miền Đông Ukraine. Tất cả những yếu tố nội tại đó khiến người ta nghĩ rằng chính quyền mới sẽ không có khả năng thực hiện các cuộc cải cách cần thiết để vực dậy đất nước, vốn là điều kiện đầu tiên để có được độc lập. Các yếu tố bên ngoài cũng vậy: các nước châu Âu rất không muốn bỏ tiền ra, cộng với những con bài chủ yếu mà Tổng thống Nga, Vladimir Putin, có trong tay để đối phó với Ukraine (gần gũi về mặt địa lý, hỗ trợ của dân chúng Nga, giá khí đốt ưu đãi) cũng như đối với Mỹ (thảo luận về vũ khí chiến lược, Afghanistan, Iran, Syria…).
Thứ tư: một nước Ukraine với tư cách là chất xúc tác và cầu nối với khu vực Á-Âu. Giải pháp này có vẻ hợp lý hơn cả, nhưng chỉ có thể thực hiện được nếu các nhà lãnh đạo châu Âu ý thức được rằng việc các nước châu Âu phục vụ yêu cầu của Mỹ sẽ đi ngược lại lợi ích sống còn của chính châu Âu và người dân châu lục. Với vị trí địa lý và dân số bao gồm một thiểu số đông đảo người Nga và nhiều sắc tộc thiểu số khác xuất thân và gần gũi với Ba Lan, Romania ngả sang Đức, Ukraine vừa quay sang Tây, vừa hướng về Đông. Đối với người Ukraine, đối với châu Âu và đối với Nga, cuộc khủng hoảng này là một cơ hội cần nắm bắt để xử lý vấn đề Ukraine giữa các nước Á-Âu với nhau và đặc biệt không đưa Mỹ vào cuộc vì nước này không hề muốn Ukraine trở thành cửa ngõ ở phía Đông của châu Âu và là cầu nối với Nga./.
2076. Điểm nóng Ukraine – Crimea: Góc nhìn địa-chiến lược, địa-văn hóa
Thứ Bảy, ngày 8/3/2014 – 23:33
Nếu kết hợp giữa địa dư và văn hóa, có thể xem Ukraine và Crimea là một đấu trường giữa Đông và Tây.
Cho đến thời điểm này thì dù có nhiều giải thích về khủng hoảng Ukraine, đặc biệt là những gì xảy ra Crimea nhưng chưa có một nhận định được đồng thuận.
Bi kịch nước nhỏ nằm bên nước lớn
Napoleon Bonaparte đã nói: “Chính trị của một quốc gia nằm ở trong địa lý của nó”. Hay tác giả Saul Bernard Cohen cho rằng hai yếu tố đặc điểm địa lý và quá trình chính trị vận động và tác động lẫn nhau. Nhìn chung, nhân tố địa lý mang tính quyết định đối với việc hoạch định chính sách đối ngoại của các quốc gia. Điều này lý giải tại sao mặc dù nằm giữa các nước lớn, Thụy Sĩ vẫn có thể thi hành chính sách trung lập nhờ địa hình đồi núi hiểm trở bao quanh. Ngược lại, Việt Nam luôn bị nhòm ngó bởi nhiều nước lớn do sở hữu một đường bờ biển dài có vai trò như cửa ngõ tiến vào bán đảo Đông Dương.
Vấn đề địa lý thực sự trở nên nhức nhối khi một nước nhỏ hơn phải sống cạnh một nước lớn hơn. Theo Freidrich Ratzel trong cuốn Địa lý chính trị (Politisch Geopraphie,1987), chính trị quốc tế cũng là một cuộc đấu tranh giành không gian sống, trong đó các nước lớn luôn có lợi thế hơn các nước nhỏ. Thực tế có rất nhiều quốc gia trong tình trạng như vậy như Việt Nam đối với Trung Quốc; Belarus, Phần Lan đối với Nga hay Cuba đối với Mỹ.
Sở hữu vị trí chiến lược là lá chắn lớn nhất giữa các nước EU và người khổng lồ Liên Bang Nga, Ukraine cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. Sở hữu một vị trí nhạy cảm như vậy làm thế nào để thực hiện một chính sách khôn khéo, cân bằng cả hai phía, giữ vững tự chủ là điều không hề dễ dàng cho đất nước Ukraine. Những diễn biến gần đây tại Ukraine đã cho thấy đặc điểm địa lý đã ảnh hưởng đáng kể đến tình hình chính trị tại quốc gia này.
Không ngoa khi nói đất nước này phải chịu đựng một “lời nguyền địa lý” dai dẳng. Bản thân tên gọi Ukraine đã phần nào thể hiện được bi kịch địa lý của nước này do về mặt ngữ nghĩa, “Ukraine” được hiểu là “vùng đất bên lề”. Trong lịch sử, vùng đất này đã nhiều lần ở trong tình trạng đất nước bị chia cắt, xâm chiếm bởi nước này hay nước khác.
Tranh: CHAPPATTE (Thụy Sĩ)
Còn kể từ kết thúc chiến tranh lạnh đến nay, nước nhỏ Ukraine là mục tiêu tranh giành ảnh hưởng giữa hai kẻ mạnh là EU và Nga
trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế và năng lượng. Điển hình nhất,
EU muốn lôi kéo Ukraine hướng Tây, gia nhập vào mô hình siêu quốc gia
của tổ chức này. Trong khi đó, Nga vẫn muốn giữ Ukraine trong tầm ảnh
hưởng của không gian hậu Xô viết và mời gọi nước này tham gia vào Liên
minh thuế quan Nga – Belarus – Kazakhstan.Sau khi chính quyền của Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ, Crimea trở thành điểm nóng của châu Âu, không chỉ bởi sự can thiệp của phương Tây và Nga mà còn là những mâu thuẫn âm ỉ trong lòng vùng tự trị này – mâu thuẫn về lợi ích giữa các nhóm sắc tộc. Và Crimea là bằng chứng sống động nhất.
Từ những vấn đề lịch sử
Đầu thế kỷ 20, người Nga và người Tatars đều là những nhóm sắc tộc chiếm ưu thế ở Crimea, sau đó đến người Ukraine, người Do Thái và những nhóm thiểu số khác. Trong Thế chiến II, khoảng 20.000 người Tatar đã liên kết với Đức Quốc xã trong khi nhiều người khác chiến đấu cho quân đội Liên Xô. Viện dẫn lý do người Tatars bắt tay với Đức Quốc xã, lãnh đạo Xô viết đã ra lệnh trục xuất cả nhóm sắc tộc này đến Trung Á. Nhiều người trong số này đã thiệt mạng vì đói khát. Chính sự kiện này đã hình thành nỗi căm phẫn chính quyền Liên Xô trong tộc người Tatars. Sau khi Liên Xô tan rã, người Tatars lại quay về Crimea và đối mặt với tình trạng thất nghiệp cùng điều kiện sống vô cùng nghèo khổ.
Sau khi Ukraine độc lập, một số quan chức trong cộng đồng người Nga ở Crimea đã tìm cách khẳng định chủ quyền và tăng cường hợp tác với Nga. Tuy nhiên, năm 1996, hiến pháp Ukraine quy định Crimea có chế độ cộng hòa tự trị nhưng khẳng định rằng luật pháp ở đây phải tuân theo hiến pháp Ukraine. Crimea có quốc hội và chính quyền riêng với quyền hạn về các lĩnh vực nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và du lịch.
Người Tatars cũng có quốc hội không chính thức của riêng họ, gọi là Mejlis, với mục đích hoạt động là tăng cường quyền và lợi ích của sắc tộc này. Hiện nay phần lớn cư dân đang sinh sống ở Crimea là người Nga, chiếm hơn 58% tổng số dân cư, theo điều tra dân số quốc gia được thực hiện vào năm 2001. Tại thủ phủ Simferofol, khoảng 70% dân số là người Nga. Do đó, hầu hết dân cư trên bán đảo đều sử dụng tiếng Nga làm ngôn ngữ chính của họ. Ngoài ra Crimea còn có khoảng 24% người Ukraine và 12% thuộc nhóm Hồi giáo Tatars.
Bên cạnh những lý do về lịch sử thì sự ủng hộ đối với chính quyền Ukraine của các nhóm sắc tộc cũng khác nhau. Trong khi người Nga ở đây ủng hộ chính quyền của Tổng thống Viktor Yanukovych, ngược lại người Ukraine và Tatars lại ủng hộ chính quyền trung ương hiện tại. Ba nhóm sắc tộc chính được chia làm hai phe rõ ràng tại một khu trong những khu vực có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới, chắc chắn sẽ khiến tình hình thêm phức tạp nếu các nhóm sắc tộc có bất kỳ hành động quá khích nào.
Đi tìm những con ngựa thành Troia
Theo điển tích, con ngựa thành Troia là con ngựa gỗ mà quân Hy Lạp đã sử dụng để chiến thắng quân Troia trong cuộc chiến thành Troia. Tình hình ở Crimea cũng khá giống với điển tích con ngựa thành Troia, những người gốc Nga chiếm đa số (58%) ở đây.
Trong quá khứ mối quan hệ giữa Nga – Ukraine khá thuận lợi cho việc gìn giữ hòa bình. Không bên nào có lý do vững chắc để cho rằng “bản sắc nhóm” của bên này, đe dọa lợi ích của bên kia. Biểu hiện là việc các đảng phái của Ukraine đều cố gắng giúp đỡ các nhóm khác ở trong nước, không có ghi nhận nào về việc người Nga ngược đãi người Ukraine, Tatars, hay các băng đảng Ukraine tấn công người Nga. Tuy nhiên, hiện tại mọi thứ đã thay đổi khi các đảng phái Ukraine không còn được “đồng lòng” như trước khi chính quyền thân Nga của Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ. Sau sự kiện trên, hạm đội Biển Đen của Nga đã được tăng cường để bảo vệ người gốc Nga ở đây.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc những nhóm sắc tộc còn lại là Ukraine, Tatars có thể nghĩ rằng họ đang bị cô lập và buộc phải có những hành động tự bảo vệ, thậm chí những phần tử cực đoan có thể tấn công những người gốc Nga ở Crimea. Trong trường hợp này, nếu Ukraine ra mặt thực hiện những chính sách ưu tiên nhằm bảo vệ các nhóm sắc tộc này, chắc chắn Nga sẽ viện cớ cho rằng chính quyền Ukraine đang thực hiện “thanh trừng sắc tộc”, từ đó Nga có thể danh chính ngôn thuận thiết lập chính sách “trách nhiệm bảo vệ” của họ.
Trách nhiệm bảo vệ của Nga ở Crimea bị chỉ trích bởi các học giả phương Tây như một hành động quân sự. Bởi hiện nay biện pháp hòa bình, thương lượng dường như rất khó đạt được khi chính quyền của ông Putin vẫn đang rất cứng rắn, bởi xét cho cùng Nga có lợi ích chiến lược tại Crimea khi tại đây Nga có thể tạo ảnh hưởng đến khu vực Trung Đông và Balkans. Ngoài ra, Nga còn có một điểm tựa vững chắc đó là Luật Quốc phòng của nước này cho phép can thiệp quân sự để “bảo vệ công dân Nga”.
Còn về phía Ukraine, những ngày sắp tới sẽ chứng kiến một tâm lý phù Nga “xuất hiện trong các giới chức và tầng lớp tinh hoa, cũng đang bị giằng xé giữa hai yếu tố địa dư và văn hóa cùng một lúc. Như mới đây Tư lệnh Hải quân Ukraine Denis Berezovsky tuyên bố trung thành với giới lãnh đạo thân Nga ở Crimea. Chính quyền Crimea cũng đã gửi thư cho Tổng thống Putin đề nghị chính phủ Nga xem xét sáp nhập vào Nga với dự kiến tổ chức trưng cầu dân ý về vấn đề này vào ngày 16-3 tới. Kết quả sẽ quyết định tương lai của Crimea nhưng quan trọng hơn cả là vận mệnh chính trị của chính phủ mới đang thành lập tại Kiev.
HÀ LONG – THÙY ANH
2077. KHI KINH TẾ TRUNG QUỐC “HẠ CÁNH” CỨNG
Thứ Năm, ngày 06/03/2014
(Đài RFA 19/2)
Những dấu hiệu khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc ngày càng rõ rệt hơn. Nhưng khi nền kinh tế đứng thứ hai thế giới mà bị suy thoái, hoặc thậm chí hạ cánh nặng nề thì kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Diễn đàn Kinh tế nêu câu hỏi với chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa về kịch bản này.
- Thưa ông, từ lâu trên diễn đàn này, ông nói đến nhiều dự báo không lạc quan về tình hình kinh tế Trung Quốc và nhắc tới những thử thách hay cơ hội cho các nền kinh tế khác. Vừa qua, tập đoàn ngân hàng Société Générale của Pháp lại có một báo cáo về kịch bản hạ cánh nặng nề của Trung Quốc với hậu quả bất lợi cho kinh tế toàn cầu, thí dụ, nếu đà tăng trưởng kinh tế nước này từ hơn 10% giảm xuống mức 2% thì tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới sẽ mất 1,5 điểm phần trăm. Vì sao lại như vậy?
+ Tôi nghĩ điều đầu tiên, chúng ta có thể thấy khi mường tượng ra về Trung Quốc là nhiều mâu thuẫn quan trọng. Trước hết, đó là một quốc gia lớn nhưng lại rất nghèo. Thứ hai, sau hơn 30 năm tăng trưởng khá ngoạn mục, nước này đang phải đổi hướng vì những bất toàn trong mô hình phát triển của họ. Thứ ba, vì hệ thống chính trị bên trong, nước này khó có thể chuyển hướng êm thấm, mà có thể sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí rủi ro khủng hoảng và trong giả thuyết ấy, thế giới sẽ lại bị hiệu ứng, cũng đáng ngại như vụ khủng hoảng tại Mỹ năm 2008 hay của khối đồng tiền chung châu Âu năm 2010. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về những mâu thuẫn này.
- Tại sao Trung Quốc có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới về sản lượng mà lại là một nước cực nghèo?
+ Trung Quốc là một nước lớn, có lãnh thổ bằng diện tích của Mỹ nhưng là một lãnh thổ thiếu hai phương tiện sinh sống căn bản cho con người là đất và nước. Diện tích có thể canh tác nông nghiệp của họ chỉ bằng một phần ba trung bình toàn cầu. Nếu tính theo đầu người của nước này thì lượng nước ngọt, từ sông hồ đến giếng sâu và nước mưa thuộc loại thấp nhất châu Á, và châu Á thiếu nước nhất trong các lục địa của thế giới. Về địa lý thì lãnh thổ nước này có một bao lơn hiểm trở khắc nghiệt vây quanh và nhìn xuống vùng đất tương đối phì nhiêu hơn ở vùng duyên hải. Xưa nay, biển người từ bao lơn 3 phía đổ xuống vùng Trung Nguyên đã làm nên lịch sử hợp tan của Trung Quốc.
Với thực tế ấy, lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc có hơn 30 năm tăng trưởng từ 1979-2009, trung bình tăng 10%/năm. Từ một nước có một tỷ 1,35 tỷ triệu người, đà gia tăng ấy quả là đáng kể khiến nước này có sản lượng kinh tế thứ hai thế giới sau Mỹ và trên Nhật Bản kể từ năm 2010. Nhưng sự thật thì Trung Quốc vẫn là một nước cực nghèo. Theo thống kê của Bắc Kinh thì chỉ có 60 triệu dân kiếm ra được hơn 20.000 USD/năm; 60 triệu người thì nhiều thật, nhưng vẫn chỉ là thiểu số (hơn 4%) trong 1,35 tỷ người. Trong khi ấy, có khoảng 600 triệu người không kiếm nổi 2 USD/ngày để sống và có 400 triệu người giàu gấp đôi vì kiếm được 2-4 USD/ngày. Vậy là, có một tỷ người Trung Quốc chưa đạt mức thu nhập 4USD/ngày! Thế giới chỉ nói đến một số đại gia tỷ phú ở chung quanh đảng mà bỏ quên cả tỷ người bần cùng ấy của Trung Quốc.
- Mâu thuẫn thứ hai mà ông nhắc tới là những bất toàn trong mô hình phát triển của Trung Quốc. Thưa ông, đấy là gì?
+ Trung Quốc đã có 30 năm tăng trưởng ngoạn mục, chủ yếu là nhờ sức đầu tư rất cao, có lúc lên lới 50% GDP bình thường thường xuyên cao hơn 40%. Với sức đẩy lớn lao này thì quả nhiên là Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng hơn 10%. Nhưng nếu xét về phẩm chất hay bản chất của tài nguyên được đưa vào sản xuất, thì phải nói đến hiện tượng gọi là “sản nhập” vì đầu vào có giá trị cao hơn đầu ra, Lý do của nghịch lý ấy là người ta đếm sản lượng ở đầu ra theo trị giá hay giá cả mà cái giá ấy không phản ánh đúng giá trị thực tế của đầu vào. Đây là một khái niệm khá rắc rối về kế toán mà những người làm công tác tuyên truyền hay quảng cáo thường bỏ qua một bên.
- Cũng vì khái niệm kế toán rắc rối ấy, xin ông nhắc lại hoặc đơn cử một thí dụ?
+ Trước tiên tôi xin nhắc lại vài phạm trù kế toán để những ai đã có kiến thức về kế toán tài chính nắm vững được vấn đề, Sau đó là thí dụ.
Thế giới bên ngoài Trung Quốc chỉ đếm phương tiện đưa vào sản xuất theo mệnh giá. Người ta đã lầm giá cả với giá trị của đầu vào, do đó kiểm kê đầu ra để gọi đó là sản lượng mà không khấu trừ nhiều phí tổn của đầu vào này. Trong đó có những phí tổn ngầm mà ta phải gọi là “ẩn phí”, như phí tốn về môi sinh bị hủy hoại, hoặc phí tổn về thời cơ của tư bản vì dùng tiền vào chỗ này thì không có cơ hội dùng vào chỗ khác có giá trị hơn.
Thí dụ dễ hiểu ở đây là nhà nước huy động sức tiết kiệm rất cao của dân chúng và trả tiền lãi tiết kiệm rất thấp, gần như số âm nếu kể thêm mức lạm phát. Đấy là một hình thái trưng thu hay bóc lột tận gốc. Nguồn tiết kiệm rẻ này lại được hệ thống ngân hàng nhà nước đưa vào khu vực doanh nghiệp nhà nước hay công ty đầu tư nhà nước ở cấp địa phương, để thực hiện các dự án sau này được liệt vào sản lượng kinh tế. Một cây câu hay một nhà máy thép hình thành như vậy và được tính là sản lượng dù có giá trị kinh tế rất thấp, cầu hỏng thì phải sửa lại và thép ế mà nằm chất đống thì vẫn cứ được coi là sản xuất. Không ai tính ra cái mất mát của hiện tượng này.
- Chuyển sang mâu thuẫn thứ ba, vì sao Trung Quốc khó chuyển hướng một cách êm thấm mà lại bị rủi ro hạ cánh nặng nề?
+ Từ 10 năm nay, giới lãnh đạo Trung Quốc đã nhận thấy vấn đề này, cụ thể nhất là thấy mức đầu tư quá cao so với sức tiêu thụ quá thấp của nền kinh tể, vì vậy, họ đã muốn sửa đổi. Thí dụ như trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 11, từ 2006-2011, lãnh đạo đảng đã đề ra yêu cầu nâng cao sức tiêu thụ nội địa, vậy mà kết quả lại trái ngược. Năm 2000, tiêu dùng tư nhân Trung Quốc ở mức 46% GDP, dù có thấp so với các nước cùng trình độ phát triển thì cũng chưa đến nỗi nào. Nhưng kết quả thì năm 2012, tiêu dùng tư nhân lại sụt xuống 36% GDP. Sau Đại hội 18 vào cuối năm 2012, việc chuyển hướng lại được Hội nghị TW3 nêu ra vào cuối năm ngoái mà chưa biết là có thực hiện được hay không?
- Thưa ông, đâu là những lý do cản trở việc cải cách này?
+ Tôi xin lấy một thí dụ khác liên quan đến chuyện tiêu thụ lẫn hậu quả cho quốc tế là tỷ giá đồng nhân dân tệ.
Trung Quốc đầu tư mạnh, sản xuất nhiều và phải xuất khẩu sản phẩm đó cho thế giới. Chế độ duy trì hệ thống ngoại hối có kiểm soát là ghìm giá đồng tiền thật thấp so với các ngoại tệ mạnh của thế giới như đồng USD hay đồng euro. Họ muốn nhờ tỷ giá thấp mà hàng hóa có giá trị rẻ và do đó dễ bán hơn. Khi bán hàng được rồi thì nhà nước thu về ngoại tệ, thí dụ như đồng USD, và lập được một kho dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, hiện nay lên tới con số tương đương là 3.800 tỷ USD. Bối cảnh ấy che giấu sự thật là đồng nhân dân tệ được định giá thấp hơn thực tế, hãy tạm lấy một mức thấp là bằng 10%. Nếu muốn chuyển hướng thì một trong các biện pháp họ nên áp dụng chính là nâng tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ thêm 10% so với đồng USD chẳng hạn. Hậu quả sẽ ra sao?
Công nhân và doanh nghiệp mà góp phần xuất khẩu được 1 USD thì sẽ có lợi tức gia tăng được 10% và nhờ đó nâng cao được sức tiêu thụ. Đấy là cái “được” của thành phần sản xuất và sẽ tiếp tay điều chỉnh cơ chế kinh tế lệch lạc hiện nay. Nhưng cái “mất” của biện pháp này là nhà nước bị mất 10% nguồn thu từ ngoại tệ đem về. Thí dụ, mất 10% của khối dự trữ ngoại tệ 3.800 tỷ USD, tức là mất 380 tỷ USD. Sự thật thì khi duy trì tỷ giá thấp, Trung Quốc đã mất hàng ngày vì những chênh lệch tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu mà chưa bút toán được khoản thất thoát đó. Bây giờ, với biện pháp điều chỉnh tỷ giá thì người dân được 10%, và nhà nước hợp thức hoá được khoản mất đó. Dù thế giới đã khuyến cáo, lãnh đạo Bắc Kinh vẫn không muốn như vậy nên người dân không được khoản 10% này và việc điều chỉnh vẫn chưa được tiến hành. Lý do ở đây là nhà nước sợ mất tiền bạc và thế lực của mình, dù rằng cái mất đó lại là cái được của người dân.
- Đây mới chỉ là một thí dụ cụ thể về lý do cản trở việc chuyển hướng, hẳn là ông còn thấy nhiều lý do khác nữa chứ?
+ Một thí dụ khác là Hội nghị TW3 vào tháng 11/2013 có đề ra việc chuyển 20% dân số từ thôn quê ra các tỉnh thành trong kế hoạch đô thị hóa. Sự chuyển dịch ấy có nghĩa là lương và phúc lợi của người dân từ quê ra tỉnh sẽ được cải thiện và lợi tức gia tăng sẽ nâng mức tiêu thụ của tư nhân trong thị trường nội địa. Nhưng chính quyền tại các thành phố ở địa phương lại không muốn gánh lấy khoản phí tổn ấy, mà còn lo gia tăng nguồn thu từ thuế nên dồn phương tiện cho các dự án đầu cơ địa ốc. Họ vừa lấy đất của dân vừa lập công ty đầu tư tài chính để vay tiền làm ăn. Khi bị hạn chế và kiểm soát thì họ vay ngoại ngạch, ngoài ngân hàng, trong hệ thống tài chính đen có mức rủi ro rất cao.
- Như vậy, vì rất nhiều nguyên do phức tạp trong nội bộ, Trung Quốc sẽ khó có thể chuyển hướng và nguy cơ hạ cánh nặng nề mới khiến thế giới quan tâm. Khi đó, ta mới tìm hiểu về hiệu ứng Trung Quốc khi nền kinh tế này bị suy thoái trong những năm tới?
+ Trung Quốc là một thị trường nhập khẩu lớn của thế giới, trị giá lên đến 30% Tổng sản lượng với rất nhiều nguyên nhiên vật liệu nuôi sống các nước xuất khẩu. Khi kinh tế nước này bị trì trệ, với tốc độ tăng trưởng dưới 7%, hoặc suy thoái, thì lượng hàng nhập khẩu sẽ giảm mạnh và gây thiệt hại cho các nước bán thương phẩm, từ Australia đến Indonesia hay Malaysia và các nước Trung Đông bán dầu khí. Đấy là một lý do. Nhưng giá thương phẩm giảm sút lại là điều có lợi cho nước khác vì sẽ giảm chi phí sản xuất.
Song song với đó, có một khía cạnh còn đáng ngại hơn vậy là Trung Quốc đang có một núi nợ rất lớn và dễ sụp đổ sau khi đã ào ạt bơm tín dụng để kích thích kinh tế. Núi nợ lên tới mười mấy nghìn tỷ USD, trong đó có nhiều khoản khó đòi và sẽ mất khi sản xuất bị đình trệ. Nếu núi nợ này sụp đổ thì nhiều ngân hàng sẽ vỡ nợ dây chuyền và hậu quả toàn cầu sẽ còn kinh hoàng hơn những gì đã thấy sau vụ khủng hoảng tại Mỹ năm 2008 hay tại châu Âu năm 2010. Người ta nói rằng đây là “đợt sóng thần thứ ba” có thể xảy ra trong những năm tới./.
2078. BẢO VỆ BIỂN ĐÔNG: TỪ LỜI NÓI, SUY NGHĨ ĐẾN HÀNH ĐỘNG THỰC TẾ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
28-08-2012
Biển Đông Biển Đông, cái tên thân thương với người Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, cái tên đã đi vào cả câu tục ngữ dân gian:
“Thuận vợ thuận chồng, Biển Đông tát cạn; thuận bè thuận bạn, tát cạn Biển Đông”
“Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, đã không biết bao nhiêu lần người Việt Nam chúng ta được nghe những lời lẽ đanh thép ấy từ Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam – tiếng nói chính thức của nhà nước Việt Nam, và cũng từng bấy nhiêu lần từng con dân nước Việt lại tự nhủ, lại thề nguyền sẽ quyết giữ lấy Hoàng Sa và Trường Sa cùng những vùng biển và hòn đảo nằm trong Biển Đông thuộc lãnh thổ của mình. Biết bao nhiêu phong trào thể hiện tình yêu Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông của chúng ta đã được phát động.
Chỉ có điều, không hiểu bên cạnh lời tuyên bố chính thức cùng việc hô hào những phong trào rầm rộ ấy, nhà nước ta đã làm được những gì để góp sức bảo vệ Biển Đông, cũng như bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa. Xuất phát từ suy nghĩ ấy, tôi đã thử tìm hiểu xem nhà nước mình đã tạo dựng được vốn liếng về vấn đề Biển Đông ra sao.
Thì đây: Sau khi tra đi rà lại mãi trên mạng, chỉ tìm được “nhõn” có một trang mạng chính thức hiếm hoi, ấy là cái trang “Nghiên cứu Biển Đông” có đường link http://nghiencuubiendong.vn/ của Học viện quan hệ quốc tế (?!).
Vô vô cùng hy vọng là tôi đã lầm!
Rồi lại với ý thức “xem người để ngẫm lại ta”, tôi đã thử tìm hiểu xem nhà nước Trung Quốc, đối tác tranh chấp chính của chúng ta, đã tạo dựng được những vốn liếng gì về vấn đề Nam Hải (tức Biển Đông), và rồi đã không khỏi giật mình vì cách triển khai đầy bài bản và vững chãi của họ.
Dưới đây, xin được điểm qua một lượt những thông tin mà tôi đã nắm được (Rất mong đây sẽ là một trong những căn cứ tham khảo để đối chiếu với nước mình) :
1) Viện nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc (National Institute for South China Sea Studies,NISCS).
Cơ quan nghiên cứu trực thuộc chính quyền tỉnh Hải Nam lấy nghiên cứu Nam Hải làm đối tượng, đồng thời tiến hành các giao lưu học thuật có liên quan, được sự chỉ đạo từ Bộ ngoại giao và Cục biển quốc gia về mặt chính sách và nghiệp vụ. Tiền thân của Viện nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc là “Trung tâm nghiên cứu Nam Hải Hải Nam” thành lập năm 1996, khi ấy chỉ là một cơ quan nghiên cứu đặt trong Phòng thông tin Văn phòng ngoại sự tỉnh Hải Nam .
Là cơ sở nghiên cứu vấn đề Nam Hải của Trung Quốc do Bộ ngoại giao ấn định. Tháng 7.2004, Quốc vụ viện chính thức phê chuẩn việc đổi tên Trung tâm nghiên cứu Nam Hải Hải Nam thành Viện nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc. Tháng 10.2006, việc xây dựng Viện nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc đã nằm trong dự án của quốc gia.
Ngày 24.9.2011, lễ khánh thành trụ sở Viện nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc đã được báo Hoàn cầu đưa tin với dòng tít: “Kho tri thức vấn đề Nam Hải cấp quốc gia của ta: Viện nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc đã hoàn thành”.
Các lĩnh vực và nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của Viện:
– Lịch sử Nam Hải và chủ quyền các đảo Nam Hải;
– Địa-chính trị của Nam Hải và chính sách Nam Hải của các nước xung quanh;
– Luật biển trong các nghiên cứu phù hợp về khu vực Nam Hải;
– Nghiên cứu mang tính đối sách việc giải quyết hòa bình tranh chấp Nam Sa[i]
– Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường… Nam Hải;
– Đào tạo và dự trữ các nhân tài chuyên trách giải quyết vấn đề Nam Hải và làm công tác nghiên cứu khoa học biển.
Bộ máy:
Ban nghiên cứu 1 (Viện nghiên cứu luật pháp và chính sách biển). Nghiên cứu lịch sử và pháp lý Nam Hải; địa hình khu vực Nam Hải; chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, nhân văn, lịch sử… các nước xung quanh Nam Hải.
Ban nghiên cứu 2 (Viện nghiên cứu kinh tế biển). Nghiên cứu địa lý, địa chất, hàng hải, khí hậu và thảm họa Nam Hải; môi trường, tài nguyên của Nam Hải sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế và xã hội tiếp theo…
2) Trang mạng Lý luận cầu thị http://www.qstheory.cn/ của Tạp chí “Cầu thị” Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc mở cổng riêng “Phối cảnh vấn đề Nam Hải” (http://www.qstheory.cn/special/5625/) rất bề thế, hoành tráng.
3) Cổng Kho lưu trữ (wenku.baidu.com) của trang baidu.com có chuyên đề “Nghiên cứu vấn đề Nam Hải Trung Quốc” lưu trữ và cung cấp tham khảo miễn phí hầu hết đầy đủ mọi nghiên cứu về vấn đề Nam Hải, dưới dạng ảnh có nội dung đi kèm.
4) Công trình nghiên cứu (luận văn): “Tổng thuật các nghiên cứu về vấn đề Nam Hải trong nước từ thập kỷ 90 thế kỉ 20 đến nay”.
5) Đội nghiên cứu khoa học nghiên cứu vấn đề Nam Hải thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế, chủ yếu nghiên cứu khoa học và thu thập các thông tin khoa học có liên quan đến Nam Hải, trong đó chú trọng công tác thu thập tin tình báo về động thái và tin tức nghiên cứu khoa học về Nam Hải trong ngoài nước. Mỗi năm ra một “Báo cáo nghiên cứu hàng năm về mối quan tâm đến Nam Hải”.
6) Trang mạng “Quan hệ quốc tế miền Nam online”, thuộc Trung tâm nghiên cứu ngoại giao mạng Trung Quốc, chính thức khởi động cổng thông tin của “Viện nghiên cứu vấn đề Nam Hải” vào ngày 25.4.2012.
7) Đài truyền hình Trung Quốc ngày 1.6.2012 đưa tin: 24 môn học về nghiên cứu vấn đề Nam Hải Hải Nam được nhận tài trợ của Quỹ khoa học xã hội quốc gia.
8) Một cổng riêng thuộc trang mạng news.shangdu.com được khởi động với chủ đề “Những tin tức mới nhất về tình hình Nam Hải”, cập nhật hàng ngày hàng giờ mọi động tĩnh có liên quan đến Nam Hải.
9) Trang “Mạng chia sẻ tư liệu học tập Chuyên gia tìm kiếm kho lưu trữ” 87994.com có chuyên mục “Giáo dục chủ nghĩa yêu nước: Các bài giảng về vấn đề Nam Hải”.
10) Ngày 10.8.2012, khu Giang Hán mời giáo sư Thiệu Vĩnh Linh thuộc Học viện chỉ huy pháo binh 2 họp báo cáo giáo dục quốc phòng với chủ đề “Tranh chấp Nam Hải: Bế tắc và lối thoát của Trung Quốc”.
11) Trang mạng chính thức của Bộ quốc phòng Trung Quốc đưa tin Ban tuyển sinh đào tạo Trường đại học giao thông Hoa Đông tích cực hướng dẫn học sinh quốc phòng nhận thức vấn đề Nam Hải về lý tính.
12) “Diễn đàn mạng giáo dục tiếp tục cho giáo viên trung tiểu học toàn quốc” mở chủ đề “Vấn đề Nam Hải”để trưng cầu ý kiến.
13) Trang mạng “Ngũ hỉ tạp chí” mở một chuyên mục “Giây lát giáo dục ý thức biển – Vấn đề Nam Hải”.
14) Đưa vấn đề Nam Hải vào chương trình giảng dạy của nhà trường phổ thông[ii].
15) Trong bài viết “Vấn đề Nam Hải với việc giáo dục chỉ dẫn” ngày 8.7.2012 ở trang blog.zzedu.net.cn có đưa một thông tin đáng chú ý: “Đề nghe ghi học kỳ cuối bậc tiểu học 4 năm của Trung Quốc năm nay là một tài liệu về vấn đề tranh chấp Nam Hải, đây là một loại giáo dục chỉ dẫn”.
–
Các trang mạng tham khảo:
1. http://nghiencuubiendong.vn/
2. http://www.qstheory.cn/special/5625/
3. http://www.hudong.com/wiki/中国南海研究院
4. http://mil.huanqiu.com/china/2011-04/1662257.html
5. http://wenku.baidu.com/view/a726995abe23482fb4da4cfb.html
6. http://www.lw23.com/paper_25667281/
7. http://www3.gdufs.edu.cn/ideacms/About/indexlist.asp?SortID=22
8. http://www.sciso.org/Article/History/201204/4056.html
9. http://tv.people.com.cn/GB/150716/18068879.html
10. http://news.shangdu.com/guanzhu/nanhai/
11. http://www.87994.com/read/a72e2900a276d2028767af69.html
12. http://www.whxc.org.cn/shownewsdt.asp?news_id=4264
13. http://www.mod.gov.cn/cadets/2012-05/18/content_4368577.htm
14. http://club.feixueli.teacher.com.cn/topic.aspx?topicid=605677
15. http://wuxizazhi.cnki.net/Search/HLSY2009S1031.html
16. http://blog.zzedu.net.cn/user1/nbcqzhihong/archives/2012/473651.html
[i] Tức Trường Sa.
[ii] Về phần này tôi mới chỉ được đọc trên báo chí chứ chưa có được tư liệu trong tay.
Bổ sung, 31/8/2012: một độc giả phản hồi: “Trong vài năm qua, Trung Quốc có tới 36 luận án tiến sĩ về biển Đông, Việt Nam chưa có”: Chuyện biển Đông vẫn còn “nhạy cảm”
"Dữ liệu của Lầu Năm Góc cho thấy máy bay Malaysia không bị nổ"
Vị trí chuyến bay MH370 trên radar trước khi mất liên lạc (Nguồn: FlightRadar)
Tờ New York Times cho biết "các dữ liệu tình báo sơ bộ" của Lầu Năm
Góc cho thấy chiếc máy bay bị mất tích của hãng hàng không Malaysia
Airlines không hề bị nổ ở Biển Đông.Báo này dẫn lời một quan chức chính phủ Mỹ giấu tên nói rằng "một hệ thống đặc chủng phát hiện mọi đốm sáng trên toàn thế giới" không hề phát hiện dấu hiệu nào của một vụ nổ.
Trong số 239 người trên chiếc máy bay Boeing 777-200ER có 2 người sử dụng hộ chiếu bị mất cắp.
Các quan chức Mỹ cho biết họ đang điều tra những mối quan ngại về khủng bố.
Các phi công và các chuyên gia hàng không thì cho rằng có vẻ một vụ nổ trên máy bay là nguyên nhân của thảm họa. Chiếc máy bay khi đó đang ở độ cao phù hợp, là giai đoạn an toàn nhất của chuyến hành trình và có khả năng đang để ở chế độ lái tự động.
"Đó không phải là một vụ nổ, không phải bị sét đánh hay một vụ giảm áp suất nghiêm trọng nào," một cựu phi công của Malaysia Airlines nói với Reuters. "Chiếc 777 có thể bay cả khi có sét hay thậm chí một vụ giảm áp suất nghiêm trọng. Nhưng nếu xảy ra một vụ nổ thì không có cơ hội nào. Thế là hết."
John Goglia, một cựu ủy viên của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, cho rằng việc không hề có một cuộc gọi cấp cứu nào chứng tỏ có thể máy bay bị nổ do áp suất hoặc bị phá hủy do một thiết bị nổ.
"Chắc là nó xảy ra rất nhanh vì không hề có liên lạc nào," Goglia nói./.
Thắt chặt an ninh tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất
Sau công điện yêu cầu thắt chặt an ninh tại các sân bay, cảng vụ của Bộ
trưởng GTVT ngày 8.3, hôm qua an ninh tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn
Nhất đã được siết chặt.
An ninh được thắt chặt tại sân bay Tân Sơn Nhất (ảnh chụp ngày 9.3) - Ảnh: Duy Thăng
|
Tại sân bay Tân Sơn Nhất, Cảng vụ Hàng không miền Nam đã triển khai
ngay các biện pháp tăng cường công tác an ninh ở cấp độ 1. Việc tăng
cường kiểm tra an ninh được thực hiện ở tất cả các mặt, từ cổng gác, kho
hàng đến soi chiếu an ninh và kiểm tra trực quan đối với hành khách
lên máy bay. Hành khách có thể được yêu cầu cởi cả giày ra để kiểm tra,
tăng cường công tác kiểm tra ngẫu nhiên đối với hành khách, kể cả
những hành khách không có nghi vấn. Các thiết bị kiểm tra chất nổ, chất
cháy cũng được tăng cường. Thời gian kiểm tra an ninh đối với hành
khách kéo dài hơn, tuy nhiên không ảnh hưởng đến hoạt động bay.
Đại diện Trung tâm an ninh hàng không tại sân bay Nội Bài cũng cho biết công tác an ninh đã được tăng cường ở cấp độ 1. Lực lượng an ninh đã được tăng cường tại sân bay, thời gian qua kiểm soát an ninh cũng tăng lên theo yêu cầu của công điện.
Mai Hà - Mai Vọng
Đại diện Trung tâm an ninh hàng không tại sân bay Nội Bài cũng cho biết công tác an ninh đã được tăng cường ở cấp độ 1. Lực lượng an ninh đã được tăng cường tại sân bay, thời gian qua kiểm soát an ninh cũng tăng lên theo yêu cầu của công điện.
Mai Hà - Mai Vọng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét