Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Ngày 10/3/2014 - Chúng tôi không là Việt Kiều - “Thế lực doanh nghiệp nhà nước là kinh khủng”

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Chúng tôi không là Việt Kiều

Năm ngoái, một cô du sinh Việt Nam theo học chương trình tiến sĩ ở Hoa Kỳ phỏng vấn tôi cho luận án của cô ấy với đề tài: Cách nào để chính quyền Việt Nam đến với Việt kiều ở Mỹ.

“Trước hết hãy ngưng gọi chúng tôi là Việt kiều,” tôi trả lời.

Thấy cô ấy lúng túng, tôi giải thích: “Chúng tôi là công dân Mỹ gốc Việt, không phải công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”

Chính quyền Việt Nam muốn xem người Việt ở hải ngoại là công dân Việt mang “hộ chiếu” nước ngoài.

Cứ xem thái độ của Ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang của họ thì rõ. Khi gặp Tổng Thống Mỹ Barack Obama ở Toà Bạch Ốc hồi tháng 7 năm ngoái, Ông Sang cảm ơn chính phủ Mỹ đã chăm lo cho các người Việt ở Hoa Kỳ. Đây là lời cám ơn không đúng cương vị. Chính phủ Mỹ lo cho dân Mỹ là việc đương nhiên; hà cớ gì Ông Sang cảm ơn nếu không là muốn nhận vơ chúng tôi là dân của ông ấy?

Nhận vơ như vậy không ổn, vì nhiều lý do.
Những người không còn hộ chiếu VN liệu có hải là Việt Kiều?
Những người không còn, hoặc chưa bao giờ mang hộ chiếu CHXHCN VN liệu có hải là Việt Kiều?

Trước hết, rất nhiều người chưa hề một ngày là công dân của nhà nước cộng sản Việt Nam: những người ngoài Bắc di cư vào Nam trước khi đảng cộng sản lập ra Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, và những người trong Nam bỏ nước ra đi trước khi đảng cộng sản ấy xâm chiếm miền Nam.

Kế đến là những người bỏ nước đi tị nạn. Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, tị nạn có nghĩa từ bỏ sự bảo vệ của chế độ cầm quyền ở quốc gia nguyên quán. Theo nguyên tắc này, khi chúng ta đang xin hay còn mang quy chế tị nạn mà đặt chân về Việt Nam, dù chỉ để thăm gia đình, thì xem như tự đặt mình trở lại dưới sự bảo vệ của chế độ cầm quyền và sẽ tự động mất tư cách tị nạn. Pháp áp dụng đúng nguyên tắc này trong khi một số quốc gia khác thì nhân nhượng hơn.

Dù không thuộc các thành phần trên, một khi giơ tay tuyên thệ nhập quốc tịch Hoa Kỳ, mỗi người trong chúng tôi đã chính thức từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Trước luật pháp Hoa Kỳ, chúng tôi là công dân Mỹ chứ không là công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Cô sinh viên tiến sĩ xem chừng hiểu ra câu trả lời: “Chúng tôi không là Việt kiều. Chúng tôi là người Mỹ gốc Việt,.”

Tôi giải thích thêm: “Cái gốc Việt ấy cho phép chúng tôi lên tiếng về các vi phạm nhân quyền và một số vấn đế khác nữa ở Việt Nam. Chúng tôi có thân nhân bị đàn áp. Chúng tôi có tài sản bị cưỡng chiếm. Đó là những vấn đề quyền lợi của công dân Mỹ, khi bị xâm phạm thì chính quyền Mỹ có nhiệm vụ can thiệp. Hơn nữa, chúng tôi có sự hiểu biết sâu sắc về hiện tình xã hội Việt Nam để giúp cho sự can thiệp ấy đạt hiệu quả.”

Nói đi thì cũng phải nói lại. Khi nhà nước cộng sản Việt Nam nhận vơ thì lỗi của họ chỉ có phân nửa. Phân nửa còn lại là lỗi của chúng ta.

Gần đây, cộng đồng Việt ở vùng Hoa Thịnh Đốn xôn xao về cuộc phỏng vấn video của một người Việt bị chặn ở phi trường, không được nhập cảnh, khi về thăm nhà ở Việt Nam. Cuộc tranh luận đã bỏ sót một yếu tố quan trọng: Cả hai phía của cuộc tranh luận đứng trên cương vị Việt kiều hay trên cương vị công dân Mỹ?

Khi công dân Mỹ bị gây khó dễ ở phi trường, thì người ấy dứt khoát đòi liên lạc với toà lãnh sự Mỹ ở Việt Nam; nếu bị công an câu lưu “làm việc” thì người ấy tuyệt nhiên không hợp tác cho đến khi đã nói chuyện được với toà lãnh sự Mỹ; nếu bị tống tiền, chèn ép bởi giới chức chính quyền Việt Nam thì cũng báo ngay cho toà lãnh sự Mỹ. Khi về lại Hoa Kỳ thì nạn nhân phải báo động ngay với Bộ Ngoại Giao.

Chính quyền Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ công dân Mỹ. Khi nhận được nhiều báo cáo từ các công dân Mỹ bị sách nhiễu, thì chính quyền Mỹ sẽ phải đặt vấn đề với phía Việt Nam.

Nhà nước Việt Nam có dám đối xử tệ với những công dân Mỹ khác đâu, mà chỉ sách nhiễu người Mỹ gốc Việt. Chẳng qua chúng ta cho phép họ làm vậy. Lỗi ấy là của chúng ta.

Thành ra, muốn khẳng định “chúng tôi không là Việt kiều” với nhà nước Việt Nam thì trước hết chúng ta phải tự nhủ và nhắc nhở lẫn nhau: “Chúng ta không là Việt kiều”. Khi người người trong chúng ta ý thức điều này và hành xử đúng cương vị thìnhà nước Việt Nam sẽ phải thay đổi theo. Tôi tin là vậy.
Nguyễn Đình Thắng

“Thế lực doanh nghiệp nhà nước là kinh khủng”

 
nganhangnhanuoc
Ngày 6/3, Chính phủ ban hành nghị quyết về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, với nhiều quy định dự tính trước lối ra cho các khó khăn mà quá trình này có thể gặp phải.

Cũng trong ngày 6/3, tại hội thảo “Cải cách thể chế: Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhấn mạnh, doanh nghiệp nhà nước là một nút thắt dứt khoát phải làm khi cải cách thể chế kinh tế.
Bởi, không thể để khối doanh nghiệp này tiếp tục bành trướng, hay cứ nói cổ phần hóa, nhưng thực chất một số doanh nghiệp chỉ cổ phần có 5%.
Hội thảo hôm đó có mặt nhiều chuyên gia quốc tế và trong nước. Và không ít người trong số họ cùng có chung sự sốt ruột với Bộ trưởng Bùi Quang Vinh.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhìn nhận, cải cách doanh nghiệp nhà nước là một trong những chuyện đã bàn nát nước ở thời kỳ đầu của đổi mới, bây giờ lại quay trở lại. Nhưng, sự trở lại này, theo bà Lan thì khó hơn rất nhiều. Bởi “thế lực doanh nghiệp nhà nước là kinh khủng”, và “nếu nói nhóm lợi ích của Việt Nam thì đây là số một, và là lực cản rất trực tiếp đối với cải cách thể chế”.
Lực cản rất lớn của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế chính là sự bùng lên của các nhóm lợi ích cũng là điều đã được bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức một năm trước.
Khi đó, bà Lan đã tha thiết mong Quốc hội chủ động tối đa trong việc cải cách thể chế. Đồng thời, Quốc hội nên đề nghị Chính phủ có chương trình hành động cụ thể, chọn một số nội dung quan trọng yêu cầu Chính phủ phải làm cho bằng được.
Phải làm cho bằng được, theo ý kiến của cả nhà quản lý và chuyên gia, đó chính là gỡ nút thắt mang tên doanh nghiệp nhà nước.
Chắc hẳn không phải ngẫu nhiên mà trong bản báo cáo tại phiên họp Chính phủ tháng 2 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đặt thể chế tái cấu trúc doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước lên vị trí hàng đầu trong những nhiệm vụ hoàn thiện thể chế “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” cần tập trung thực hiện trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế.
10 giải pháp để hoàn thiện thể chế này cũng lần lượt được điểm tên, từ triển khai nghị quyết, văn bản đến đẩy mạnh cổ phần hóa, tăng cường năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động, cải thiện quản trị, thu hẹp phạm vi và tỷ trọng nguồn lực phân bổ… cho tới ban hành tài liệu hướng dẫn chung nguyên tắc và cách thức thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tất cả các giải pháp gần như không có gì mới mẻ, nếu không muốn nói là có những điều rất cũ, đã trở thành điệp khúc ở không ít diễn đàn, văn bản.
Chẳng hạn, giải pháp thứ năm: cần ban hành một dự luật về đầu tư nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước đã từng là đề nghị của nhiều đại biểu khi Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước từ cuối năm 2009. Và sau đó đã được chính thức đưa vào nghị quyết của Quốc hội. Song đến nay thì dự thảo luật này vẫn còn đang ở giai đoạn chuẩn bị.
Hay, giải pháp thứ chín nêu: đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác, loại bỏ các hình thức ưu đãi và bao cấp đối với doanh nghiệp nhà nước còn tồn tại trên thực tế. Điều này đã liên tục nằm trong các khuyến nghị của các chuyên gia trong và ngoài nước hàng chục năm nay.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa 12, ngay kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa 13 vào tháng 7/2011 cũng đã gửi đến 10 kiến nghị để ổn định kinh tế vĩ mô. Trong đó, kiến nghị thứ bảy nêu rõ: “tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước để bảo đảm nhiệm vụ cơ bản là khắc phục những khiếm khuyết của thị trường và cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng thay vì đóng vai trò “chủ đạo” bằng cách đầu tư dàn trải và kém hiệu quả như hiện nay”.
Nhưng, cũng giống như nhiều yêu cầu khác của cải cách thể chế kinh tế, “nút thắt” khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn mãi ở trạng thái im lìm suốt nhiều năm qua.
Trong sự sốt ruột cao độ, nhiều chuyên gia kinh tế cùng chung quan điểm với Bộ trưởng Bùi Quang Vinh rằng, giờ không còn là lúc thích hợp để nói mãi về những yếu kém của các ông “con cưng” mà như đúc kết của quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung là “lời ăn lỗ dân chịu” nữa.
Mà hãy bắt tay hành động để gỡ “nút thắt”, cụ thể là “bắt” doanh nghiệp nhà nước phải tuân thủ quy luật thị trường, cạnh tranh bình đẳng, theo lời Bộ trưởng Vinh.
Bởi thế, cũng có thể chia sẻ với mục tiêu chuyển toàn bộ tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần trong 3 – 4 năm tới được Bộ Kế hoạch và đầu tư nêu ra tại báo cáo nói trên. Nhất là khi khá nhiều lối ra đã được nêu tại nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trong đó bao gồm cả việc xem xét, xử lý trách nhiệm cá nhân các trường hợp không thực hiện được tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Những đề xuất cụ thể để cải cách doanh nghiệp nhà nước, rộng hơn là cải cách thể chế kinh tế, theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, đang được tính từng ngày. Bởi thế, một số vị chuyên gia kinh tế được Bộ trưởng Vinh tham vấn, dù còn rất lo lắng với không ít lực cản từ chính tư duy, quan điểm phát triển vẫn thể hiện quyết tâm chung tay gỡ “nút thắt” doanh nghiệp nhà nước, góp phần cải cách thể chế kinh tế vốn đã nói quá nhiều, nhưng làm chưa được bao nhiêu.
Và như thế, có thể thêm một lần hy vọng vào sự chuyển biến thực sự của tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước.
Theo VNEconomy

Sáp nhập Southern Bank – Sacombank trong bài toán “lợi – hại”

Thương vụ sáp nhập Southern Bank vào Sacombank dường như đã sáng tỏ khi phía Sacombank lên tiếng, đề áp sáp nhập đang trong quá trình triển khai và sẽ trình ĐHCĐ những nội dung chi tiết.

Thương vụ sáp nhập Southern Bank vào Sacombank dường như đã sáng tỏ khi phía Sacombank lên tiếng, đề áp sáp nhập đang trong quá trình triển khai và sẽ trình ĐHCĐ những nội dung chi tiết. Vấn đề còn lại được dư luận quan tâm là tỉ lệ chuyển đổi cổ phần giữa hai ngân hàng là bao nhiêu và ai sẽ được lợi nhiều nhất trong thương vụ này?
Trước tiên là xóa được cái “tiếng” sở hữu chéo
Mặc dù phương án sáp nhập Southern Bank vào Sacombank vẫn chưa được công khai và lợi ích cổ đông đang được hai bên cân nhắc trước khi trình ĐHCĐ trong kỳ họp tới, nhưng cái được đầu tiên đối với riêng ông Trầm Bê cùng với các thành viên trong gia đình ông, theo nhiều người đánh giá, là sẽ xóa được dấu tích về việc sở hữu chéo giữa hai ngân hàng Southern Bank và Sacombank.
Ông Trầm Bê từng là Phó chủ tịch HĐQT Southern Bank và hiện dù đã thôi chức này, ông vẫn là cổ đông lớn với tỷ lệ cổ phần nắm giữ 8,36%, chiểu theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng thì ông Trầm Bê đã vi phạm: vượt trần sở hữu cho phép 5% đối với một cá nhân tại một tổ chức tín dụng. Đồng thời, nếu cộng tổng tỷ lệ sở hữu của gia đình ông tại Southern Bank thì cũng vượt tỷ lệ 20% cho phép. Hiện con trai ông Trầm Bê là ông Trầm Trọng Ngân nắm giữ 4,42% cổ phần Southern Bank; con gái Trầm Thuyết Kiều nắm 7,36% và con rể Lê Trọng Trí (chồng bà Trầm Thuyết Kiều) nắm 0,67%.
Trong khi đó, tại Sacombank, ông Trầm Bê, hiện là Phó chủ tịch HĐQT, cùng gia đình đang sở hữu tổng cộng 84,2 triệu cổ phần, chiếm 6,78% vốn điều lệ. Con trai thứ của ông Trầm Bê là Trầm Khải Hòa cũng là một thành viên của HĐQT Sacombank với tỉ lệ sở hữu 1,93%. Ngoài ra, Trầm Trọng Ngân và Trầm Thuyết Kiều Sở hữu lần lượt 4,4% và 0,3% vốn của Sacombank.
Với việc nắm giữ cổ phần và chiếm những vị trí lãnh đạo quan trọng bởi ông Trầm Bê và gia đình tại hai ngân hàng như kể trên, việc sáp nhập Southern Bank vào Sacombank được cho là chỉ còn vấn đề thời gian. Việc sáp nhập sẽ cho phép các cổ đông lớn của Southern Bank, cụ thể là gia đình ông Trầm Bê, xóa được cái “tiếng” sở hữu chéo giữa 2 ngân hàng.
Kế đến là cơ hội phát triển lâu dài
CTCK Bản Việt cho rằng thương vụ sáp nhập SouthernBank vào Sacombank có thể gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của Sacombank trong ngắn hạn. Nhưng đổi lại, nó sẽ giúp Sacombank nhanh chóng mở rộng hệ thống, từ 416 điểm giao dịch (lớn thứ 3 toàn ngành ngân hàng) lên 558 điểm giao dịch (so với con số 688 của BIDV và 391 của VCB); đồng thời, giúp tăng 46% tổng tài sản của Sacombank và cải thiện tính minh bạch thông qua giảm tình trạng sở hữu chéo và giao dịch của các bên có liên quan. Đây sẽ là nền tảng cho tăng trưởng và vị thế lâu dài của Ngân hàng trên thị trường.
Về những bất lợi trước mắt, thương vụ M&A này sẽ chất gánh nặng nợ xấu và hiệu quả thấp của SouthernBank lên vai Sacombank. Trong vài năm gần đây, biên lãi ròng (NIM) và lợi nhuận ròng từ lãi (NII) của Southern Bank liên tục giảm mạnh. NIM giảm dần từ 2,04% trong năm 2009 xuống 0,83% năm 2010; 0,35% năm 2011; âm 0,59% trong năm 2012 (lỗ 285 tỷ đồng) và 0,51% trong 9 tháng đầu năm 2013. NII từ chỗ tăng 87% trong năm 2009 chuyển sang giảm 24% trong năm 2010, giảm 46% trong năm 2011 và về dưới 0 (lỗ) trong năm 2012. Mặt khác, nợ xấu Southern Bank liên tục tăng và thực tế có thể cao hơn báo cáo. CTCK Bản Việt đánh giá con số NIM và NII có thể chưa phản ánh đầy đủ tình hình vì một khoản lớn dưới hình thức các khoản phải thu có thể được phân loại thành tín dụng. Vì vậy, nợ xấu, chi phí dự phòng, theo báo cáo Southern Bank, có thể thấp hơn thực tế.
Southern Bank vẫn chưa công bố kế quả hoạt động của năm 2013, nhưng theo báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm qua, lợi nhuận chưa đạt 50% kế hoạch cả năm là 650 tỉ đồng trước thuế. Trong khi đó, nợ xấu có dấu hiệu tăng lên gần 4%, với nợ có khả năng mất vốn chiếm phần lớn.
Thế nhưng, phía Sacombank cho rằng, đó không phải là vấn đề đáng lo ngại. Nói như vậy, Ngân hàng dự kiến nhận sáp nhập này cho thấy mình có đủ sức để gánh vác Southern Bank. Bước đi trước mắt về hiệu quả sẽ chậm lại, nhưng với đột phá về quy mô, triển vọng dài hạn là rất lớn, phía Sacombank cho biết.
CTCK Bản Việt đánh giá trong dài hạn, Sacombank sẽ xử lý được vấn đề nợ xấu tại ngân hàng sáp nhập và sau đó tận dụng được mạng lưới của ngân hàng này cho chiến lược bán lẻ của Ngân hàng.
Một lãnh đạo cấp cao trong ngành ngân hàng nhận định, việc sáp nhập Southern Bank vào Sacombank chỉ còn là vấn đề thời gian. Trong xu hướng hiện nay, sáp nhập là tất yếu và không chỉ giữa các ngân hàng nhỏ, ngân hàng nhỏ vào ngân hàng lớn, mà cả giữa các ngân hàng lớn với nhau. Vị lãnh đao này cũng nhìn nhận cái được trước tiên của thương vụ M&A Southern Bank – Sacombank là giảm được tình trạng sở hữu chéo.
Thực tế, tình trạng sở hữu chéo không hiếm có trong lĩnh vực ngân hàng. Các nhà đầu tư trong nước nhìn chung đã quen với điều này. Nhưng đó sẽ là rào cản với ngân hàng nào muốn kêu gọi đầu tư nước ngoài, bởi nó được coi là một vấn đề về sự minh bạch. Đây cũng là lý do vì sao kế hoạch bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của Sacombank lâu nay chưa hoàn tất. Được biết, đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài “nhòm ngó” Sacombank, nhưng vẫn chưa ai dám bước vào, do không rõ… chủ nhà gồm những ai.
Theo SaiGonTimes

Cam Bốt : Các đập thủy điện Trung Quốc xóa dần làng nổi trên biển Hồ

Làng nổi trên Biển Hồ Tonle Sap - Cam Bốt
Làng nổi trên Biển Hồ Tonle Sap – Cam Bốt -Đức Tâm/RFI

Phạm Phan  -RFI

Biết bao thế hệ người dân Cam Bốt truyền từ đời này qua đời khác đã tạo lập cuộc sống khá sung túc trong các khu làng nổi trên vùng Biển Hồ rộng lớn nhờ vào nguồn cá dồi dào mà dòng sông Mêkông đem đến. Giờ đây các đập thuỷ điện của Trung Quốc trên thượng nguồn đang làm đảo lộn hệ sinh thái của dòng sông khiến nguồn cá cạn kiệt dần, hệ quả là cuộc sống của hàng ngàn người dân làng nổi trên vùng Biển Hồ đang bị đe doạ.
Thông tín viên RFI, Phạm Phan, tại Cam Bốt:
Khúc sông rộng lớn trước cổng Hoàng Cung Phnom Penh thường được gọi là sông Bốn Mặt. Do vì có 4 giòng chảy hội tụ tại đây. Một dòng chảy từ hướng Bắc đổ xuống là dòng chính của sông Mekong. Dòng chảy thứ nhì được gọi là sông Bassac chảy ngược vào Biển Hồ lúc mùa mưa. Hai dòng chảy còn lại thì chảy về Việt Nam theo hướng đông nam tạo thành hai con sông Tiền và Hậu.
Trên dòng sông Bassac và kéo dài đến tận Biển Hồ ở hướng tây bắc Cam Bốt là quê hương của hơn chục ngàn cư dân đã định cư lâu đời ở xóm làng nổi trên mặt nước. Nhà của họ là những chiếc xuồng, chiếc ghe, cái bè tre đóng trên nước. Họ sống quay quần thành từng xóm chài. Trên xóm nổi có cả những dịch vụ giống như ở đất liền như tiệm hớt tóc, quán karaoke, quán nhậu, trường học, và những tiệm tạp hóa bán bánh, trái cây, rau di chuyển qua lại bằng những chiếc ghe nhỏ.
Nguồn sống chính yếu của cư dân làng nổi là đánh bắt cá, nuôi cá bè, làm cá khô. Họ lấy cá bắt được dưới sông hồ rồi mang ra chợ bán để mua gạo và các thực phẩm cần thiết cho sinh hoạt gia đình. Họ hầu như không còn biết rõ kỹ thuật trồng cấy lúa hay trồng bắp đậu… như nông dân trên đất liền.
Theo số liệu của Ủy Ban Sông Mê Kông vào năm 2006 thì ngư dân trong Biển Hồ đánh bắt được hàng năm khoảng từ 200.000 đến 218.000 tấn cá, chiếm đến phân nửa số lượng cá mà các ngư dân trên đất liền trong toàn lãnh thổ Cam Bốt kiếm được. Trích dẫn số liệu này để thấy rằng đời sống truyền thống của dân Biển Hồ có cả một quá khứ sung túc so với sự thay đổi đi xuống như hiện nay.
Tiêu biểu cho sự thay đổi lớn này là cuộc sống trong cộng đồng ngư dân làng nổi tại Chhnork Trou nằm trên đầu nguồn Biển Hồ. Theo lời anh Yorng Sarath, 25 tuổi, chủ nhân một gia đình gồm 4 miệng ăn thì lượng đánh bắt cá của nhà anh đã giảm thấy rõ, trước đây trung bình anh kiếm được 5 ký cá một ngày, nay thì chỉ kiếm được khoảng một ký, không thể sống được.
Khu vực làng nổi Chhnork Trou có khoảng 2 ngàn gia đình, nhưng vài năm gần đây đã có khoảng 400 gia đình rời làng nổi để vào đất liền lập cuộc sống mới. Nguyên nhân của sự giảm sút một cách báo động về lượng cá ở Biển Hồ theo sự khảo sát của các chuyên gia môi trường Mekong là do vì ảnh hưởng của các đập thủy điện trên thượng nguồn, dân số vùng Biển Hồ gia tăng nhanh, và sự phá hủy môi trường sống.
Bên cạnh đó, cuộc sống trên đất liền có nhiều sức hút giới trẻ hơn như các trường học mới, trò chơi game, cà phê internet, cuộc sống đa dạng không đơn điệu như trên sông nước, và nhu cầu kiếm thêm công ăn việc làm….khiến cho dân số làng nổi sụt giảm dần.
Dù hiện nay đời sống đổi thay cũng như mức sống người dân Cam Bốt qua số thống kê mới đây của Ngân Hàng Thế Giới cho biết thì tỷ lệ nghèo đói giảm từ 52,2% xuống còn 20,5% trong vòng 7 năm qua.
Tuy nhiên cũng theo kết luận của Ngân Hàng Thế Giới thì số người nghèo đói vẫn còn nhiều, hố sâu ngăn cách giữa người nghèo và giàu ngày càng mở rộng. Vì theo định chế tài chính này, khi cần đất để xây dựng các khu đô thị mới thì lại có nhiều người bị cưỡng bức di dời, nên mất đất mất nhà, khiến họ rơi vào cảnh nghèo khổ hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét