Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Vụ công an nhục hình: Xót xa bé gái hôn di ảnh cha - Bàn giao đưa vào sử dụng Nghĩa trang "LIỆT SỸ" Trung Quốc tại thị xã Mường Lay

Vụ công an nhục hình: Xót xa bé gái hôn di ảnh cha

 
Phiên tòa xét xử 5 công an dùng nhục hình, khiến anh Ngô Thanh Kiều (32 tuổi, Phú Yên) mất mạng bắt đầu từ sáng sớm ngày 10/3. Vợ nạn nhân không cầm được nước mắt khi con gái nhỏ hôn di ảnh người cha và nói nhớ cha nhiều.

Tuy nhiên, đến hơn 10h hôm nay, 19 trong số 23 nhân chứng được tòa triệu tập vẫn không đến dự phiên xử. HĐXX nhận định việc vắng mặt quá nhiều nhân chứng sẽ bất lợi cho việc xét xử nên quyết định tạm hoãn phiên tòa đến 26/3. 
Clip 5 vụ điều tra viên dùng nhục hình gây rúng động
5 sĩ quan công an bị ra hầu tòa, gồm:
1. Nguyễn Minh Quyền (thiếu tá, Đội phó Đội trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội- PC45, Công an tỉnh Phú Yên)
2. Nguyễn Tấn Quang (thiếu tá, Đội phó Đội điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Tuy Hòa)
3. Phạm Ngọc Mẫn (thượng úy)
4. Nguyễn Thân Thảo Thành (thiếu úy, đều là cán bộ điều tra, trinh sát của Công an TP Tuy Hòa). 
5. Đỗ Như Huy (nguyên trung úy thuộc đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội)
Trước đó, ngày 13/5/2012, trong quá trình xét hỏi, năm công an trên đã dùng nhục hình, đánh chết anh Ngô Thanh Kiều (ngụ thôn Mỹ Thuận Ngoài, xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, Phú Yên), nghi can của một vụ trộm. 
Hình ảnh tại phiên tòa xét xử 5 công an sáng 10/3:
Vụ công an nhục hình: Xót xa bé gái hôn di ảnh cha - Ảnh 1

Lực lượng chức năng có mặt để giữ an ninh cho phiên tòa.

Vụ công an nhục hình: Xót xa bé gái hôn di ảnh cha - Ảnh 2

Năm bị cáo là cán bộ công an trước vành móng ngựa.

Vụ công an nhục hình: Xót xa bé gái hôn di ảnh cha - Ảnh 3

Rất đông người dân quan tâm đến vụ án đã có mặt tại phiên tòa.

Vụ công an nhục hình: Xót xa bé gái hôn di ảnh cha - Ảnh 4

Gia đình người bị hại  và những hình ảnh cuối cùng đầy đau đớn của anh Kiều.

Vụ công an nhục hình: Xót xa bé gái hôn di ảnh cha - Ảnh 5

Hai con anh Kiều còn quá nhỏ để hiểu hết mất mát mà các em phải chịu. 



Vụ công an nhục hình: Xót xa bé gái hôn di ảnh cha - Ảnh 8
Ông Ngô Văn Cộ (cha) và chị ngô Thị Tuyết (chị Kiều) mang theo các chứng cứ ra tòa.
Vụ công an nhục hình: Xót xa bé gái hôn di ảnh cha - Ảnh 9
Chị Tuyết (chị nạn nhân-bên phải) và chị Tâm (vợ nạn nhân) tại tòa. 
Vụ công an nhục hình: Xót xa bé gái hôn di ảnh cha - Ảnh 10

Vợ anh Kiều không cầm được nước mắt khi cháu Oanh hôn di ảnh người cha và nói nhớ cha nhiều.

PV (tổng hợp, Ảnh: PL TP.HCM, Người lao động)

Huyện Thanh Chương (Nghệ An): Hàng chục cán bộ dùng bằng giả để tiến thân

Bằng tốt nghiệp do các đối tượng cung cấp. Ảnh: Việt Thắng
Khóa học bổ túc văn hóa THPT 2006 - 2009 ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) huyện Thanh Chương đã có đến 123/141 học sinh không đậu tốt nghiệp. Trong số đó, có gần 20 người đã và đang đảm nhận các chức vụ phó, trưởng đầu ngành của các xã ở huyện này.

Hỏng thi, nộp tiền... mua bằng

Theo thông tin mà chúng tôi có được, thì 17 cán bộ các xã ở huyện Thanh Chương theo học bổ túc văn hóa tại Trung tâm GDTX Thanh Chương không tốt nghiệp THPT trong kỳ thi ngày 2.6.2009. Hiện, còn cả chục người hỏng thi vẫn đang được đảm nhận các chức vụ trưởng, phó đầu ngành ở một số xã, đặc biệt có người đang theo học các lớp trung cấp, đại học. Bà Đậu Thị Oanh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Đức - cho biết: “Hồi đó, tôi cùng nhiều người khác tham gia đầy đủ 3 năm học cấp 3 tại Trung tâm GDTX huyện, nhưng khi dự thi tốt nghiệp thì không đủ điểm nên không được công nhận tốt nghiệp. Lúc đó, địa phương chỉ yêu cầu giấy chứng nhận học hết chương trình THPT mà thôi”.

Tại xã Hạnh Lâm, cả bà Nguyễn Thị Oanh - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, và ông Ngô Trí Khoa - Phó trưởng CA xã - khi tiếp xúc với phóng viên đều khẳng định họ có bằng tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, cùng học một khóa nhưng hai người này lại trưng ra hai tấm bằng tốt nghiệp THPT có hình thức, màu sắc và nội dung phôi bằng khác nhau... Lật lại bảng kết quả thi tốt nghiệp của Trung tâm GDTX huyện Thanh Chương thì ông Khoa chỉ đạt 11,5 điểm cho 6 môn thi, trong đó môn toán đạt 0 điểm. Còn bà Oanh có kết quả 19 điểm/6 môn. Cả hai người này, ở cột kết quả thi đều được ghi chữ... “H” (hỏng).

Ông Trần Đình Hòa - Phó trưởng CA xã Thanh Đức - ban đầu cũng thề thốt là đã tốt nghiệp THPT năm 1997, tại Trường THPT Thanh Chương 3.

Nhưng khi bảng kết quả thi tốt nghiệp tại Trung tâm GDTX Thanh Chương được mở ra thì ông thừa nhận: “Tôi không đậu tốt nghiệp. Tôi đã mua bằng tốt nghiệp”. Bà Lê Thị Tuyết - Chủ tịch Hội LHPN xã Thanh Mỹ - trần tình: “Hồi đó, anh em đã đóng hơn 1 triệu đồng để nhờ người mua bằng cho”. Ngoài ra, các ông Võ Văn Tịnh - Trưởng CA xã Thanh Mỹ, ông Nguyễn Đình Kỷ - cán bộ khuyến nông xã Thanh Ngọc - đều có tên trong danh sách... hỏng thi.

Lãnh đạo huyện xin cho nợ đầu vào

Theo bà Trần Thị Hương - cán bộ Phòng Đào tạo - Trường Chính trị tỉnh Nghệ An: “Ông Nguyễn Đình Kỷ (Thanh Ngọc - Thanh Chương) là học viên lớp trung cấp chính trị K12, hiện ông Kỷ đang nợ đầu vào các loại bằng cấp chuyên môn và văn hóa. Sở dĩ ông Kỷ được nợ là do đồng chí Lê Quang Đạt - Bí thư Huyện ủy Thanh Chương - và đồng chí Đặng Xuân Huệ - GĐ Trung tâm Chính trị Thanh Chương - xin cho ông Kỷ được nợ bằng”. Trả lời PV Báo Lao Động về thông tin trên, chiều 5.3, ông Kỷ khẳng định: “Tôi được các bác trên huyện tạo điều kiện xin nợ bằng để đi học”.

Phóng viên liên hệ với ông Lê Quang Đạt - Bí thư Huyện ủy Thanh Chương - đề nghị xác nhận thông tin mà Phòng Đào tạo Trường Chính trị tỉnh Nghệ An cung cấp, và đã được giải đáp: “Tôi không nắm chắc, tôi sẽ kiểm tra lại. Nhưng đi học thì phải nộp đủ bằng”. Cũng theo bà Hương, trong hồ sơ lưu của lớp trung cấp K10 tại Trường Chính trị tỉnh thì các bà Đậu Thị Oanh ở xã Hạnh Lâm và Lê Thị Tuyết ở xã Thanh Mỹ (hai người có tên trong danh sách hỏng thi tốt nghiệp THPT) vẫn có bằng tốt nghiệp THPT (hệ bổ túc văn hóa), số hiệu 09.

Chúng tôi đã gửi đến Sở GDĐT hai bản sao bằng tốt nghiệp của bà Nguyễn Thị Oanh và ông Ngô Trí Khoa để xác minh. Tại biên bản số 03/TTr, Thanh tra Sở GDĐT xác nhận: Nguyễn Thị Oanh và Ngô Trí Khoa - học sinh Trung tâm GDTX Thanh Chương - không có tên trong danh sách đậu tốt nghiệp lưu tại Sở GDĐT Nghệ An.
(Lao động)

Hà Tĩnh: Dân nghèo được hỗ trợ 30 triệu, xã “giữ hộ”… 20 triệu

http://dantri.com.vn/su-kien/dan-ngheo-duoc-ho-tro-30-trieu-xa-giu-ho-20-trieu-847934.htm
(Dân trí) – Nhằm giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn gượng dậy sau cơn lũ lịch sử 2010, Nhà nước đã có chương trình hỗ trợ xây dựng nhà cho 8 đối tượng xã Đức Lâm, huyện Đức Thọ. Tuy nhiên, chính quyền xã này đã xà xẻo gần như toàn bộ số tiền.
Mòn mỏi chờ tiền
Năm 2010, xã Đức Lâm, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh có 8 hộ dân bao gồm các gia đình nghèo, gia đình chính sách được hỗ trợ làm nhà ở theo quyết định 176 của CP và thiệt hại sau lũ lụt tháng 10/2010. Đây là chương trình được hỗ trợ từ 3 nguồn: Kinh phí khắc phục lũ lụt năm 2010, kinh phí theo quyết định 167 của CP và kinh phí từ Mặt trận Tổ quốc huyện với tổng số tiền hơn 220 triệu. Theo đó, mỗi hộ dân này sẽ được nhận số tiền là 30 triệu đồng/hộ.
Các hộ dân bức xúc kể lại việc số tiền hỗ trợ nhà ở của mình bị xã xà xẻo.

Các hộ dân bức xúc kể lại việc số tiền hỗ trợ nhà ở của mình bị xã xà xẻo.
Đầu năm 2011, huyện Đức Thọ đã nhanh chóng hoàn tất mọi thủ tục chuyển toàn bộ số tiền trên cho xã Đức Lâm để kịp thời hỗ trợ cho người dân sớm có kinh phí xây nhà.
Tuy nhiên, điều khiến dự luận bức xúc là mặc dù chương trình này có từ năm 2010 nhưng nhiều hộ dân đến 3 năm sau mới biết mình thuộc diện được hỗ trợ. Và đến nay đã 4 năm các hộ dân chỉ mới nhận được 1/3 số tiền trên.
Ông Nguyễn Thiết, thôn 7, xã Đức Lâm bức xúc: “Tôi là một trong 8 hộ được nhận số tiền từ chương trình hỗ trợ làm nhà ở. Tuy nhiên khi xã lập danh sách và được huyện phê duyệt tôi cũng không được thông báo gì cả, cũng không biết là thuộc diện được hỗ trợ. Đến cuối năm 2013, trong kỳ họp hội đồng xã thì sự việc bị bại lộ. Tôi lên huyện, lên xã hỏi mãi thì xã mới chịu trả cho tôi 10 triệu đồng”.
“Sau khi chỉ nhận được 10 triệu, tôi tiếp tục lên xã thắc mắc thì ông Nguyễn Anh Đức, chủ tịch xã cho biết là chỉ có từng đó thôi, chứ số tiền 20 triệu không còn nữa” ông Thiết cho biết thêm.
Quyết định và danh sách các hộ dân được nhận tiền ở xã Đức Lâm

Quyết định và danh sách các hộ dân được nhận tiền ở xã Đức Lâm
Còn trường hợp của bà Phan Thị Ngụ (SN 1939, ở thôn 7, Đức Lâm) là một trong những hộ nghèo nhất của xã. Chồng bà suốt ngày đau ốm, bệnh tật, các con thì không có việc làm. Năm 2010, gia đình bà được bình chọn là một trong 8 hộ được hỗ trợ xây dựng nhà ở của CP. Thế nhưng đến mãi năm 2012 sau nhiều lần lên xã gia đình bà mới được trả 10 triệu đồng.
Bà Ngụ cho biết: “Lúc đó họ nói, tôi cứ xây nhà đi, sau khi xây xong, xã sẽ xuống đưa tiền thanh toán. Tôi cố gắng xoay xở, vay mượn ngân hàng được 50 triệu làm một căn nhà. Sau khi làm xong thì không thấy xã giao tiền. Tôi nhiều lần lên xã hỏi thì họ đưa cho được 10 triệu”.
Theo điều tra của PV, 8 hộ dân này chỉ mới được nhận được số tiền là 102 triệu trong tổng số tiền là hơn 220 triệu, trong đó chỉ có hộ ông Nguyễn Đức Phúc (thôn 5) là nhận đủ sổ tiền 30 triệu.
Trả thiếu để… ổn định tình hình (!?)
Để tìm hiểu tường tận sự việc, PV Dân trí đã có buổi làm việc với lãnh đạo xã Đức Lâm. Ông Nguyễn Anh Đức, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Danh sách các hộ dân này được duyệt từ năm 2010 nhưng đến năm 2011 mới cấp tiền. Còn chuyện trao tiền tới dân từ khi nào thì tôi không biết vì tôi vừa mới kế nhiệm từ tháng 8/2013, lúc ông Thuận (chủ tịch xã trước đây). Tới khi tôi lên làm chủ tịch thì có trả cho ông Nguyễn Thiết số tiền là 10 triệu đồng”.
Ông Đinh Quang Ngọc, Bí thư Đảng ủy xã Đức Lâm
Ông Đinh Quang Ngọc, Bí thư Đảng ủy xã Đức Lâm trả lời việc chỉ trả cho các hộ 10 triệu là để ổn định tình hình
Đáng chú ý, khi được PV hỏi về khoản tiền còn lại (hơn 100 triệu) của chương trình này đã đi đâu thì cả ông Nguyễn Anh Đức, Chủ tịch UBND xã, cũng như kế toán không hề hay biết. “Tới khi tôi về nhận chức chủ tịch xã (8/2013) thì trong kho bạc của xã chỉ còn 10 triệu đồng. Tôi cũng không rõ là hiện số tiền đó đi đâu, đã sử dụng vào việc gì”, ông Đức nói.
Trong khi đó, ông Đinh Quang Ngọc, Bí thư Đảng ủy xã Đức Lâm phân bua, sở dĩ xã Đức Lâm chỉ trả cho mỗi đối tượng 10 triệu là để… ổn định tình hình (!?).
“Mỗi hộ nhận được 10 triệu. Trả như vậy là để ổn định tình hình. Số tiền còn lại (20 triệu-PV) thì tốt nhất là trả lại cho huyện để tạo sự công bằng. Cái này cũng không cần phải viết báo đâu, mất uy tín vì mọi việc đã được giải quyết” – ông Ngọc phân bua.
Trớ trêu là điều mà vị bí thư xã nói là “đã giải quyết ổn thỏa, trả lại cho huyện để tạo sự công bằng”, thì đã 4 năm trôi qua vẫn không được báo cáo lên UBND huyện Đức Thọ; dân vẫn bức xúc đi đòi quyền lợi và băn khoăn về điểm đến của khoản dư hơn 100 triệu đồng.
Xuân Sinh – Văn Dũng

Bàn giao đưa vào sử dụng Nghĩa trang người Trung Quốc tại thị xã Mường Lay

 Dienbientv.vn
Thứ Năm, 25/04/2013, [GMT+7]
Điện Biên TV – Ngày 25/4, Ban quản lý Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tỉnh Điện Biên đã tiến hành bàn giao đưa vào sử dụng công trình Nghĩa trang liệt sỹ người Trung Quốc cho UBND thị xã Mường Lay.
 vc
Công trình Nghĩa trang liệt sỹ người Trung Quốc tại thị xã Mường Lay

Công trình Nghĩa trang liệt sỹ người Trung Quốc được khởi công vào năm 2009 với tổng số vốn đầu tư trên 25 tỷ đồng. Công trình bao gồm: Đài tưởng niệm, khuôn viên cây xanh, bãi đỗ xe và hệ thống tường rào xung quanh do Ban quản lý Dự an di dân tái định cư thủy điện Sơn La làm chủ đầu tư.
Sau khi kiểm tra thực địa tại hiện trường, Đoàn nghiệm thu của UBND thị xã Mường Lay đánh giá cao chất lượng công trình Nghĩa trang người Trung Quốc đã đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn về kỹ thuật, mỹ thuật. Hiện nay, Nghĩa trang người người Trung Quốc tại thị xã Mường Lay là nơi yên nghỉ của 52 liệt sỹ đã hy sinh trong thời kỳ Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng tuyến đường Hữu nghị 12 vào những năm 1967 – 1972.
Tại buổi nghiệm thu, UBND thị xã Mường Lay cũng đã kiến nghị và mong muốn chủ đầu tư cũng như nhà thầu cần sớm lắp đặt hệ thống nước để vừa phục vụ tưới cho cây xanh. Đồng thời, nghiên cứu, lắp đặt hệ thống điện, đảm bảo cho việc phục vụ khách đến thăm viếng và  tiến hành kè thêm bên mái ta luy âm để chống sụt sạt vào mùa mưa./.
Anh Thu – Đức Trung

Sếp Đất Lành: “Đòi lại” 30.000 tỉ đồng là cảnh báo của Quốc hội với Bộ Xây dựng

Theo ông Nguyễn Văn Đực, việc Quốc hội đòi lại gói 30.000 tỉ đồng chính là một lời cảnh cáo cho Bộ Xây dựng.

Liên quan đến việc đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội yêu cầu Bộ Xây dựng trả lại gói 30.000 tỉ đồng vì tốc độ giải ngân quá chậm, Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Đực - Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản (BĐS) TP.HCM về vấn đề này.
 
Sếp Đất Lành: “Đòi lại” 30.000 tỉ đồng là cảnh báo của Quốc hội với Bộ Xây dựng

Trong phiên thẩm tra sơ bộ về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng trả lại gói 30.000 tỉ đồng cho Quốc hội và Chính phủ bố trí làm việc khác. Ông có đánh giá gì về sự kiện này?
 
Lý do gói 30.000 tỉ đồng thất bại là vì không có nhà và bây giờ Quốc hội mới thấy được thì cũng đã là khá chậm. Lỗi này là lỗi của Bộ Xây dựng, vì Bộ Xây dựng chính là người ra đề thi và cũng chính là người đi thi. Nhưng ra đề thi không đúng, không lường được là không có loại căn hộ này và khi về các địa phương thì một số địa phương như TP.HCM tìm cách ngăn chặn việc chuyển đổi căn hộ cho nên suốt 6-7-8 tháng nay không có sản phẩm. Cho nên không có gì quá khi nhận định rằng đây là lỗi của Bộ Xây dựng. 
 
Thế nhưng Bộ Xây dựng lại còn nói rằng, chậm mà chắc. Đáng lý ra, một cơ quan như Bộ Xây dựng phải biết rằng thời gian là rất quan trọng, phải biết thời gian là vàng. Không những đưa ra định hướng đúng mà còn phải làm nhanh thì mới cứu được thị trường BĐS, nhưng đằng này lại nhởn nha chờ thì đã là không hợp lý. Rồi Bộ Xây dựng lại nói rằng chưa xài hết thì vẫn còn đấy! Thế thì soạn ra cái gói 30.000 tỉ đồng để làm gì? Bao nhiêu doanh nghiệp, bao nhiêu người dân chờ đợi vào gói này vậy mà giờ Bộ Xây dựng nói thế thì có chấp nhận được không? 
 
Tất cả những cái vô lý đó gộp lại đã đưa đến việc không có nhà và không tiêu thụ được gói 30.000 tỉ đồng.
 
Theo ông, việc thu hồi lại 30.000 tỉ đồng vào lúc này liệu có hợp lý?
 
Việc mà Bộ Xây dựng không làm được thì Quốc hội thu hồi lại không có gì lạ cả. Tuy nhiên theo đánh giá của tôi, hành động này của Quốc hội là muốn gây sức ép với Bộ Xây dựng và các tỉnh, rằng đây chính là món quà mà Chính phủ, Quốc hội trao cho Bộ Xây dựng. Trong khi các ngành khác như nông nghiệp, lâm nghiệp... cũng đang rất khó khăn, đang cần tiền mà không có, đã ưu tiên cho ngành xây dựng rồi mà ngành xây dựng lại không làm tốt thì tôi thu hồi lại là điều đương nhiên. Đây là một thực tế, là một sức ép bắt buộc Bộ Xây dựng phải cố gắng mà làm. 
 
Theo như phân tích của ông thì đây chỉ là lời dọa, lời cảnh cáo của Quốc hội chứ không phải thật?
 
Đây vừa là thật vừa dọa, vì Quốc hội không thể đùa. Quốc hội có sức mạnh, có tầm ảnh hưởng rộng và đây là thẻ vàng mà Quốc hội dành cho Bộ Xây dựng. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vào đầu năm 2014 đã có một cuộc họp đôn đốc Bộ Xây dựng rồi, bây giờ lại đến Quốc hội. Và nếu Quốc hội ra cái này thì đến lúc nào đó cũng sẽ đến lượt Thủ tướng. 
 
Xin cảm ơn ông!
 
Duyên Duyên
 
(Một Thế Giới)

Trung Quốc: Thiên An Môn bốc khói trong lúc họp Quốc hội

http://nld.vcmedia.vn/2014/1-6c651.jpg
Người dân nhìn thấy khói gần quảng trường Thiên An Môn. Ảnh: Reuters
http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/trung-quoc-thien-an-mon-boc-khoi-trong-luc-hop-quoc-hoi-20140310194025094.htm
(NLĐO) – Cảnh sát Trung Quốc vừa xử lý thành công một “trường hợp khẩn cấp” gần quảng trường Thiên An Môn sau khi có người nhìn thấy khói bốc lên trong khu vực.
Truyền thông nhà nước hôm nay (10-3), đưa tin: Sự cố diễn ra trong phiên họp Quốc hội gần khu vực quảng trường Thiên An Môn vào lúc 10 giờ 45 phút sáng 5-3 (giờ địa phương). Thời điểm đó, tại Đại lễ đường Nhân dân, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đang đọc báo cáo về tình hình hoạt động của chính phủ.
Hai nhân chứng có mặt tại hiện trường kể lại: Họ nhìn thấy khói bốc lên ở mạn Bắc quảng trường và một phụ nữ trung niên đang tìm cách tự thiêu. Hình ảnh đăng tải trên mạng sau đó cho thấy có một cột khói bốc lên nhưng không có lửa.

Cảnh sát Bắc Kinh tuyên bố vừa xử lý một
Người dân nhìn thấy khói gần quảng trường Thiên An Môn. Ảnh: Reuters

Sau khi xảy ra vụ việc, Thứ trưởng Bộ công an Trung Quốc đã tuyên dương 2 nhân viên cảnh sát lập thành tích trong việc xử lý sự cố nhưng không cung cấp thông tin chi tiết. Bắc Kinh cũng từ chối bình luận trước câu hỏi của báo giới trong và ngoài nước.
Là trung tâm biểu tượng của nhà nước Trung Quốc, Thiên An Môn luôn được đặt dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt với lực lượng an ninh đông đảo. Tuy nhiên, hồi tháng 10-2013, một chiếc xe đâm vào nhóm khách du lịch trước quảng trường khiến 5 người thiệt mạng.
Bắc Kinh mô tả vụ tai nạn là một hành động khủng bố liên quan đến những kẻ tình nghi đến từ khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
P.Nghĩa (Theo Straits Times)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét