Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Sự Thật Lịch Sử và Quyền Lợi Dân Tộc- Phải xác định lại tên gọi các cuộc chiến với Trung Quốc - “Đế quốc Mỹ xâm lược ? ”

Phải xác định lại tên gọi các cuộc chiến với Trung Quốc

Bộ đội Việt Nam thay quân lên chốt ở Cao Bẳng, trận chiến biên giới với Trung Quốc 1979
Cuộc tọa đàm có tên "Bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử của các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, hải đảo và chủ quyền quốc gia thời hiện đại" diễn ra với sự tham dự đông đảo của giới sử học, các nhân sĩ, trí thức và hiếm hoi lắm người ta thấy có sự có mặt của hai tờ báo chính thống Nhân Dân và Lao động tham dự trong một chủ đề vốn vẫn còn được xem là nhạy cảm khi có yếu tố Trung Quốc.

Nghe tường trình
Buổi tọa đàm kéo dài chỉ trong một buổi sáng và với thời gian ít ỏi ấy cử tọa không hy vọng nghe hết các bài tham luận của tất cả các diễn giả, tuy nhiên vẫn có những bài nói chuyện được xem là hiếm thấy trong giới sử học trước vấn đề gay cấn với câu hỏi: tại sao phải đặt tên lại cho đúng bản chất của các cuộc chiến tranh với Trung Quốc trên biên giới, hải đảo.

Một trong những diễn giả là Giáo Sư Vũ Dương Ninh, ông chia sẻ việc mà ông gọi là tế nhị khi nói tới vẩn đề đặt tên cho cuộc chiến, ông nói:

-Có một cái sự tế nhị vô hình nào đó luôn ngăn cản việc này. Chúng tôi cho là đơn giản, lịch sử là lịch sử ta cứ đưa vào, nhưng không đơn giản như vậy. Cuối cùng thì thôi ta phải đưa vào nhưng có lẻ mức độ thôi. Mức độ là thế nào? Lúc đầu viết 3 trang 4 trang sau coi đi coi lại mãi cuối cùng được 12 dòng! Khi trả lời nhà báo tôi nói đây là sự cố gắng rất lớn nhưng có lẻ họ không thể hiểu được cố gắng ấy như thế nào.

Với bài phát biểu đi vào trọng tâm vấn đề cả nước quan tâm nhất hiện nay về tên gọi “cuộc chiến bảo vệ biên giới” trong sách giáo khoa có phù hợp với lịch sử hay không. GS Vũ Dương Ninh nhấn mạnh tới tính chất trung thực của lịch sử ông nói:

-Cho đến bây giờ cái được gọi là tế nhị đó cũng chưa kết thúc đâu. Đất nước chưa hình dung được là tất cả các vị đều cho là phải đưa vào sách giáo khoa nhưng đưa như thế nào lại là vần đề đấy chứ không phải dễ dàng đâu. 

Tôi có ba đề nghị một là tên gọi như hiện nay gọi là “cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới”. Đây là cách gọi rất là tế nhị. Cuộc chiến tranh chống mỹ xâm lược, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. “Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới” người ta không nói chống ai cả người ta chỉ nói cuộc chiến bảo vệ biên giới. Tất nhiên biên giới ở đây gồm cả đất liền hải đảo và chúng ta có ba cuộc chiến tranh, một là Tây Nam hai là phía Bắc và ba là hải đảo ta chỉ gọi ngắn là cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới. Nhưng cái điều quan trọng là nội dung. Tại sao lại bảo vệ biên giới, ai là kẻ xâm lược và ai xâm lược ai? Mức độ xâm lược là gì? GS

Chứ nếu nói bảo vệ thì bảo vệ ai, ai làm gì mình mà phải bảo vệ? Thành ra tôi đề nghị là “khẳng định bản chất là cuộc chiến tranh xâm lược” và nhân dân Việt Nam đã đấu tranh chống xâm lược để đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi.

Bên cạnh hai tờ báo Nhân Dân và Lao Động, cuộc tọa đàm ngày hôm nay sẽ được thu hình và công bố trên các trang mạng xã hội cũng như tại địa chỉ nổi tiếng Basam.com, nơi luôn ưu tiên đưa tin tức có liên quan đến vần đề Trung Quốc.

Nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh, người từng điều hành trang tin Ba Sàm có mặt tại buổi tọa đàm cho biết nhận xét:

-Tôi thấy rất là tốt. Tôi chỉ e là báo chí sẽ rất dè sẻn đưa tin thôi. Về phía ban tổ chức là Hội Sử học tôi thấy rất tốt nhất là GS Phan Huy Lê cuối cùng kết luận rất quý về lịch sử liên quan đến Trung Quốc vào năm 79 rồi Gạc Ma, Hoàng Sa phải được đối xử như là các cuộc chiến tranh khác như là chống Mỹ (trước 75) hay cuộc chiến tranh chống Pháp thì phải có sự đối xử bình đẳng. Tôi thấy là tất cả các ý kiến của các người tham gia trong đó có Viện trướng Viện lịch sử Đảng cũng rất tốt, rồi anh hùng Lê Mã Lương nguyên là Giám đốc Viện bảo tàng quân sự cũng có ý kiến rất tốt.

Chỉ có hai vấn đề lo thôi, ngay trước mắt là báo chí. Tôi hỏi một cô nhà báo rằng báo của cô có đưa tin không thì cô ấy gọi về (hình như tòa soạn) nói chuyện với lãnh đạo hay sao đó, rồi cô ấy trả lời là “không”.

Không biết báo chí sẽ được đưa đến đâu. Báo chí tham dự ít lắm, chính thức thì anh Dương Trung Quốc có nói là báo Nhân Dân nhưng theo tôi biết thì có thêm một tờ báo nữa nhưng không biết báo chí đưa tin được bao nhiêu. Thứ hai nữa ý kiến của các nhà sử học hay Viện xã hội…nhưng mà tới đây được thực hiện, triển khai như thế nào về vấn đề bảo tồn, bảo tàng hay đưa vào sách giáo khoa thì tôi chưa hiểu tiến trình sẽ làm như thế nào.

Ông Nguyễn Khắc Mai Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Minh Triết cũng có mặt tại buổi tọa đàm cho chúng tôi biết nhận định của ông:

-Vấn đề hiện nay thì như thế này: phải phân biệt hai loại hoạt động, một cái gọi là nhà hoạt động chính trị nó thỏa mãn những tình cảm những lợi ích trước mắt rất cần. Những vấn đề biển đảo, biên giới….đặc biệt là vấn đề đối sách với Trung Quốc thì phải nghiên cứu đến nơi đến chốn, chu đáo, bài bản và hệ thống chứ còn làm hời hợt một vài cuộc như thế thì nó chưa được. Nhưng là vì các học giả họ đang nói nên tôi cũng không muốn nói cái ý này. Đúng ra phải làm một cái đề án nghiên cứu và khẳng định một vần đề lớn của tình hình hiện nay.

Chúng tôi sẽ bàn cách nào đó thưa gửi lại với chỗ anh Lê, anh Trung Quốc để mình có thể huy động cái Hội sử học làm một cách nghiêm túc hơn còn cuộc tọa đàm này chỉ là đối phó trước mắ. Chả lẻ giới sử học lại không làm gì cho nên họ chọn đề tài là bảo tồn và phát huy giá trị bảo vệ biên giới, hải đảo chủ quyền đất nước. Nó tách ra thành bảo tồn những giá trị thì nó hơi hẹp chưa thật xứng tầm với cái mà tôi hy vọng hoạt động của giới sử học đàng hoàng, nghiêm túc, tài trí và độc lập.

Đại biểu quốc hội, Sử gia Dương Trung Quốc trách nhiệm tổ chức buổi tọa đàm chia sẻ:

-Việc này chúng tôi cũng từng có ý kiến trước Quốc hội và đề nghị của hội Sử học rồi và khi gặp Thủ tướng chúng tôi cũng đã nêu lên giờ dây chúng tôi cũng chỉ muốn nêu ra cái ý kiến nghề nghiệp của mình việc bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử của những cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, đất liền, hải đảo và nhìn lại những vấn đề hiện nay liên quan đến những cái đó như thế nào. Trên cớ sở đó có một kiến nghị với nhà nước để có một chính sách lâu dài chứ tôi không nói trước mắt. Vừa bảo đảm được môi trường hòa bình nhưng đồng thời không thể quên được những vấn đề của lịch sử nhất là trong giáo dục lịch sử nó rất cần thiết. Khi mà 35 năm sau vẫn còn có những nhân chứng, những di tích lịch sử thì việc bảo tồn rất là quan trọng.

Từ việc bảo tồn những giá trị chân thực của lịch sử đến việc phải đáp ứng với những gì với yêu cầu công tác ngoại giao hiện nay thì lại là vần đề khác. Thái độ ý kiến ngày hôm nay của các đối tượng nói chung đều rất đa dạng và nhất trí với nhau đó là lịch sử phải bảo tồn và phát huy còn phát huy như thế nào thì đó chính là sự khôn ngoan của nhà nước mà đây chính là truyển thống của người Việt Nam. Người Việt không chỉ có đánh ngoại xâm mà có rất nhiều lần giữ được sự hòa hiếu nhưng vẫn bảo đảm được chủ quyền và sự phát triển của dân tộc. Đây là bài học rất lớn không phải chỉ ở quá khứ mà chính là hôm nay.

Ông Dương Trung Quốc cũng cho biết việc kế tiếp của Hội Khoa học Lịch sử sau buổi tọa đàm này:

-Từ cuộc hội thảo này chúng tôi sẽ thành một văn bản để gửi tới những cơ quan trách nhiệm thì chắc chúng tôi cần phải có thời gian nữa.

Tuy nhiên đối với nhà báo Nguyễn Hữu Vinh thì lại có nỗi lo khác, ông chia sẻ:

-Thấy rất lo là khi ông Dương Trung Quốc cuối cùng nói mấy câu thì nói là mọi người thông cảm, chúng tôi tổ chức tọa đàm này chẳng có đồng ngân sách nào. Đúng là thế thật, thường thì các cuộc hội thảo hay tọa đàm thì ai đến dự cũng được một phong bì trong đó có hai trăm ngàn…cái hội thảo này thì mọi người chỉ được uống nước với ăn quả cam thôi, đấy là cái đáng lo nhất.
Mọi người đều nói là Trung Quốc họ làm rất là bài bản va họ tổ chức rất ghê. Vừa rồi hôm 30-31 tháng 12 Thủ tướng có đồng ý thành lập cái trung tâm dữ liệu thế nhưng rồi liệu có thực hiện được không? Liệu có ý kiến nào đàng sau rồi ở đâu đó yêu cầu phải ngừng này khác cái đó là điều tôi rất lo.

Buổi tọa đàm tuy đã chấm dứt nhưng vẫn đọng lại ưu tư của những người tham dự. Mặc dù vấn đề đã được đặt ra nhưng làm cho vấn đề ấy trở thành hiện thực thì không biết còn bao gian truân nữa.
Mặc Lâm
Theo RFA

Sự Thật Lịch Sử và Quyền Lợi Dân Tộc

Năm 2007, trong khi tình hình quan hệ Việt-Trung vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, được biết có một quyển sách do NXB Lao Động vừa ấn hành xong thì có lệnh thu hồi. Sách này tập hợp những bài viết của một tác giả chuyên khảo về sử địa-văn hóa Việt Nam và khu vực Đông Á-Đông Nam Á, không có một lời nào chỉ trích Trung Quốc, nhưng chỉ vì có một bài viết liên quan đến cuộc đăng quang năm 2000 của tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Trần Thủy Biển vốn bị Trung Quốc công kích kịch liệt vì chủ trương “Đài Loan độc lập” của ông này. Việc thu hồi quyển sách như vậy đã được thực hiện vội vã bởi một lý do khá mong manh, có lẽ xuất phát từ những chuyện nhạy cảm về ngoại giao giữa hai bên tranh chấp.

Trước đó một năm, khi chủ biên-hiệu đính quyển Từ điển Lịch sử Trung Hoa (NXB Thanh Niên, 2006) vốn được biên soạn căn cứ chủ yếu vào một sách chữ Hán có đề tài tương tự do Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã ấn hành năm 1996, đến mục từ “Cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979”, chúng tôi đã tự động bỏ bớt trước khi qua khâu biên tập chính thức của NXB, vì biết đây thuộc vấn đề nhạy cảm, nội dung lại nói đại khái Việt Nam gây hấn và Trung Quốc cần phải “dạy cho chúng bài học”… Tuy có thể viết lại mục từ này theo một cách trình bày khác, trung thực hơn, nhưng suy đi nghĩ lại, đã quyết định bỏ đi để khỏi sinh phiền. Thật ra, chúng tôi đơn giản chỉ biên dịch thôi chứ chưa hẳn viết sử, nhưng trong một quyển lịch sử Trung Quốc mà bỏ qua giai đoạn chiến tranh biên giới Việt-Trung (các năm 1979, 1988…) thì rõ ràng là thiếu, và những người biên soạn như vậy coi như cũng không làm tròn trách nhiệm đối với độc giả.
Nhắc lại vài câu chuyện nho nhỏ trên đây để bây giờ chúng ta cũng có phần nào thông cảm với những người biên soạn sách giáo khoa về môn Lịch sử, khi họ, vì những lý do tế nhị tương tự, cũng đã bỏ qua một nội dung quan trọng khiến cho thế hệ trẻ ngày nay, hầu như không ai biết gì về cuộc chiến tranh đó cả, hoặc chỉ biết một cách rất lờ mờ khi có ai tò mò tìm đọc những bài viết không chính thức trên mạng Internet.
Nói “thông cảm” vì thật ra những người có trách nhiệm viết sử giáo khoa chẳng phải hèn nhát gì mà không dám viết ra sự thật, nhưng có thể do không được phép, hoặc do ảnh hưởng, cách suy diễn từ những chỉ thị, hướng dẫn gì đó của cơ quan ban ngành cấp trên được phát ra theo một quan điểm hay cách nhận thức nhất định nào đó của một số quan chức có trách nhiệm hữu quan.
Thời gian mấy tháng gần đây, do tình hình diễn biến ngày một khác đi trong mối bang giao Trung-Việt, sau một thời gian dài phía Việt Nam gần như giấu giếm, cuộc chiến tranh Việt-Trung khởi từ tháng 2. 1979 mới được khơi lại một cách công khai trên một số phương tiện truyền thông, đi cùng với việc một số bậc thức giả đặt vấn đề cần phải đưa đầy đủ vào sử sách những nội dung liên quan đến cuộc chiến đấu dũng cảm bảo vệ biên giới năm 1979 của nhân dân Việt Nam.
Cho tới nay, sách giáo khoa môn Lịch sử của Việt Nam chỉ có không đến 10 dòng viết về cuộc chiến tranh biên giới, mà theo GS Vũ Dương Ninh (người tham gia biên soạn bộ sách giáo khoa lịch sử hiện hành) thì cách nay 7-8 năm, “đưa được chừng ấy dòng vào sách giáo khoa cũng là một sự quyết tâm của các tác giả” (xem Tuổi Trẻ, 20.2.2013).
Ở đây có một vấn đề chung hết sức phức tạp đối với mọi người làm sử trong bối cảnh lịch sử cụ thể hiện tại, đó là mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và quyền lợi dân tộc. Nếu việc nói lên sự thật như một đòi hỏi tất yếu của khoa học lịch sử mà có phương hại cụ thể đến quyền lợi quốc gia, trong điều kiện mối quan hệ đặc thù giữa hai nước như trong trường hợp Trung Quốc với Việt Nam thì người viết sử có thể làm được những gì?
Nói chung, về cơ bản cũng phải tôn trọng sự thật lịch sử.
Các sử gia Trung Quốc, vì những lý do thuộc về chính trị, có lẽ họ cũng vấp phải những trục trặc ngoài ý muốn khi bắt buộc phải xuyên tạc lịch sử theo ý đồ chính trị của nhà cầm quyền. Vài quyển lịch sử Việt Nam do người Trung Quốc gần đây viết bằng chữ Hán, như Việt Nam thông sử của Quách Chấn Đạc-Trương Tiếu Mai xuất bản năm 2001 đã cố ý giải thích sai một số sự kiện lịch sử, như cho Việt Nam đã trở thành đất đai của các vương triều Trung Quốc dưới thời Bắc thuộc, nên những cuộc nổi dậy của Trưng Trắc, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ… đều bất hợp pháp, là hành động phản loạn nhằm thiết lập chính quyền phong kiến cát cứ, tách khỏi đại gia đình đa dân tộc thống nhất Hoa Hạ (xem bài viết của Trần Nghĩa, Tạp chí Hán Nôm, 2(63), 2004, tr. 64). Riêng trong cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung, sự xuyên tạc còn trắng trợn hơn khi các sách giáo khoa môn Sử cũng như các phương tiện thông tin tuyên truyền khác đều dạy cho học sinh và mọi người Trung Quốc rằng “đường lưỡi bò” chín đoạn trên biển Đông thuộc chủ quyền Trung Quốc, còn Việt Nam là nước chủ động xâm lăng Trung Quốc nên Trung Quốc cần phải tự vệ và “dạy cho chúng bài học”…
Ở đây, rõ ràng, vì quyền lợi dân tộc hẹp hòi mà đã cố ý bóp méo sự thật lịch sử, bất chấp việc làm như thế chỉ có lợi cho ý đồ xâm lược (chưa chắc thành công) mà không thấy cái hại lâu dài là sự giả dối vì lợi ích chính trị nhất thời sẽ dần dần làm biến dạng những đức tính tốt đẹp cố hữu của nhân dân Trung Quốc, thứ vốn xã hội cần thiết để dân tộc Trung Quốc có thể xây dựng tương lai cho mình một cách bền vững mà vẫn không cần xâm hại đến những dân tộc khác.
Sự bất ổn còn thể hiện ở chỗ có sự nhập nhằng giữa cái chính trị nhất thời với những giá trị nhân bản lâu dài mà một quốc gia cần phải tạo được cho công dân của mình thông qua các hoạt động văn hóa-giáo dục.
Cách làm sai lệch kiểu như trên, có thể nói, không đâu rõ rệt bằng ở nhà cầm quyền Trung Quốc, chính vì thế Việt Nam nên rút bài học từ những kinh nghiệm sai lầm này, trên cơ sở nhận thức rằng văn hóa-giáo dục bao gồm những giá trị lâu dài gắn liền với sự thật chứ không phải với những điều giả dối. Do vậy, khi tính chuyện đưa nội dung cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung vào sách giáo khoa như nhiều người đang đề nghị thì chúng ta cứ mạnh dạn làm sớm, nhưng tuyệt đối không làm theo cách tuyên truyền giả dối kiểu Trung Quốc, nghĩa là chỉ cần viết trung thực, sao cho học sinh nhận biết được sự thật lịch sử khách quan, để từ đó tự tìm ra được nhận thức, thái độ ứng phó thích hợp.
Phải thành thật nhận rằng, trong quá khứ, khi hai nước còn thân thiện với nhau, đường lối chính trị hóa triệt để học đường theo kiểu Trung Quốc cũng có ảnh hưởng nhất định tới cách hành xử của Việt Nam trong một số vấn đề thuộc phạm vi giáo dục. Nhớ lại hồi năm 1979, sau cuộc đụng độ ở biên giới Việt-Trung, Bộ Giáo dục Việt Nam đã có văn bản chỉ thị xóa bỏ trong sách giáo khoa văn học tất cả những bài học liên quan đến văn học, văn hóa, đời sống Trung Quốc, như bài “Vịt Bắc Kinh” ở bậc tiểu học, các bài về kinh Thi, Tây du ký… ở bậc trung học. Đến sau, khi hòa hoãn trở lại, những bài học này mới được phục hồi. Việc làm có vẻ ấu trĩ của một thời người ta hầu như không phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa văn hóa-giáo dục với chính trị, và giữa những giá trị phổ biến nhân loại với những lợi ích dân tộc nhất thời.
Trong khá nhiều trường hợp, sự chi phối của những quyền lợi chính trị nhất thời đôi khi bất lợi khi đặt toàn bộ vấn đề lợi ích ở mức độ dân tộc hay nhân loại trên một bình diện rộng lớn hơn, và công việc nghiên cứu lịch sử vì vậy trước sau vẫn đòi hỏi tính trung thực, để giáo dục công dân trong nước trước hết sự lương thiện rồi mới đến những phẩm chất khác như yêu nước, yêu lao động…. Trong chiều hướng đúng đắn này, với tầm nhìn xa về lợi ích lâu dài, ngay cả khi cần viện dẫn đến quyền lợi dân tộc, chỉ trong trường hợp quyền lợi đó không chính đáng, phi chính nghĩa, xâm hại đến quyền lợi các dân tộc khác, người ta mới cần đến việc bóp méo sự thật lịch sử như Trung Quốc vẫn thường làm. Còn như đường đường chính chính, không việc gì phải khổ sở uốn cong ngòi bút!
Cách viết sử trung thực-khoa học nói chung chỉ cần trình bày đúng các sự kiện như chúng đã diễn ra trong quá khứ rồi kết nối lại thành một trình tự dễ theo dõi mà không nhất thiết phải chêm thêm vào những lời bình luận chủ quan theo hướng tuyên truyền.
Nhân nhắc đến những mâu thuẫn giữa Trung Quốc-Việt Nam trong vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, có liên quan đến cuộc hải chiến anh dũng của quân đội chế độ cũ năm 1974 chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa, nhiều người khen ngợi tập hồi ký Can trường trong chiến bại của Hồ Văn Kỳ Thoại là viết khá tốt (tái bản lần thứ nhất ở Hoa Kỳ, năm 2007). Tôi không đủ khả năng thẩm tra độ trung thực tất cả các sự kiện được kể ra trong cuốn sách đó, nhưng phải thành thật nhận rằng, với tư cách là một đô đốc hải quân chỉ huy cuộc hải chiến lúc bấy giờ, tác giả đã trình bày diễn biến cuộc đụng độ Việt-Trung khá đầy đủ chi tiết, xứng đáng được dùng làm sử liệu tham khảo. Còn ở những chuyện khác (ngoài cuộc hải chiến), tác giả cũng chỉ tuần tự kể việc theo ký ức và theo một số tài liệu tham khảo dẫn ở cuối sách, đặc biệt mặc dù thuộc “bên thua cuộc”, ông không hề có một lời lẽ khiếm nhã nào đối với bên thắng cuộc, không vị nể ai mà cũng không có ác ý với ai.
Năm ngoái, Hội Sử học Việt Nam có đặt vấn đề lập kế hoạch biên soạn lại một bộ thông sử Việt Nam theo hướng trung thực hơn, vượt ra ngoài những giới hạn của vấn đề ý thức hệ. Thiết tưởng đây là chiều hướng tích cực đáng được thúc đẩy, và có thể nhân cơ hội soạn lại này, chỉnh sửa ngay một số những sự kiện lịch sử sai lạc (như nói Mai Thúc Loan khởi nghĩa năm 722 vì uất ức trong chuyện phải tham gia đoàn người gánh trái vải nộp cống cho nhà Đường…, nói trong Lịch sử lớp 6, tr. 64; hay một số nhận định chưa chính xác về triều Nguyễn, về Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký, Phạm Quỳnh…), đồng thời đưa thêm những nội dung mới lâu nay kiêng kỵ vì những lý do chính trị này khác, như cuộc hải chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974, cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung những năm 1979, 1988…
Nếu đã có chính nghĩa đàng hoàng, thì sự thật lịch sử và quyền lợi dân tộc, xét theo hướng lợi ích lâu dài, chẳng những không hề trái nghịch mà còn thống nhất, dung hợp được với nhau một cách hài hòa, biện chứng.
Trần Văn Chánh
24.6.2013
(Theo tạp chí Xưa & Nay, số 434, tháng 8.2013)
Tác giả gởi cho viet-studies ngày 1-3-14

“Đế quốc Mỹ xâm lược ? ”

Trích : -Thưa Cô! Không phải vui đùa đâu ạ, mà em nói thật lòng: “Chiến tranh với Mỹ là có thật, nhưng nếu nói đó là chống xâm lược để cứu nước – thì… không phải vậy…” Xin phép cô, cho em giữ nguyên nhận định này của mình dù em biết có những di luỵ nhất định không mong đợi… Bởi vì có rất nhiều dẫn chứng để “ai đó có thể lừa dối một số người trong một lúc, và lừa dối hết mọi người trong vài lúc, nhưng không thể mãi mãi lừa dối được tất cả mọi người.” (Abraham Lincoln)

Nam Việt FB

Xin mời các bạn đọc bài này của một Sinh Viên, mà tôi nghĩ rất trung thực, sâu sắc và rất thực tế không thiên vị qua sự nhận định của Anh.
(Tại sao? VN sau 38 năm VC “đánh Mỹ cút Ngụy nhào” giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước mà vẫn còn bất công lạc hậu và nghèo đói ??? so với các nước trong khu vực)

“Đế quốc Mỹ xâm lược ? ”

Sinh viên phản ứng về bài giảng lịch sử: “Đế quốc Mỹ xâm lược” Thư gửi cô giáo của một sinh viên năm thứ 2 Khoa học, Xã hội, Nhân Văn Sài Gòn.
Kính thưa Cô,
Đến tận bây giờ, gõ những dòng E-mail trần tình này gửi đến Cô, em vẫn còn trách ông trời, phải chi cuối tiết “Lịch Sử” hôm ấy trời đừng mưa to thì giảng đường Đại Học không ai còn ngồi lại và Cô cũng đâu có thời gian trò chuyện khuyến khích sinh viên mình… Và, hôm nay, em cũng không phải gõ email này gửi Cô mà em biết khi đọc Cô sẽ không vui…
Em còn nhớ hôm ấy lời Cô nói: “Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ, được tái hiện lại, trong hôm nay và ngày mai, phải trung thực, chân thật nhằm cho người sau biết và lấy đó làm kinh nghiệm, xấu xa sai trái thì tránh nếu tốt đẹp có ích thì tự hào để nhân bản thêm lên, vì vậy đề tài bài tham luận: ’37 mùa xuân Đại Thắng’ nói về ‘chiến công thần thánh’ của quân dân ta chống ‘đế quốc Mỹ xâm lược, cứu nước’ của mỗi bạn, cần phải gọt giũa đánh giá cho xứng tầm vĩ đại của dân tộc, trong khi chờ mưa tạnh, chúng ta cùng nói chuyện bên lề ngoài tiết học, các bạn còn điều gì lấn cấn chưa rỏ ở chiều sâu và rộng của bài tham luận mà mỗi bạn sẽ phải hoàn thành, thì cứ hỏi Cô, xem như bạn bè thoải mái bày tỏ quan điểm khách quan và thắc mắc của mình để chúng ta rộng đường suy luận mà viết bài cho sắc sảo có tính thuyết phục cao, ở đây có nhiều bạn theo khoa ‘báo chí’ mà! Nào mời các Phóng Viên tương lai nói chuyện chuyên đề, chờ mưa tạnh…”
Và Cô cười, nụ cười giao lưu rất thoải mái.
Em cũng nhớ, mình là người thứ tư, sau các bạn, vô tư ngập ngừng cười, nói với Cô: “Chiến tranh với Mỹ là có thật, nhưng nếu nói đó là chống xâm lược để cứu nước – thì không phải – thưa Cô! Em nghĩ như vậy…”
Sau lời nói, thoáng nhiên giảng đường im phăng phắc làm em chột dạ bối rối thấy mình tự nhiên như đông cứng lại tại chỗ ngồi… Em nhớ, nghe xong lời em Cô quay nhanh bước ra gần cửa sổ ngóng màn mưa ngoài trời một thoáng rồi trở lại. Cô nhìn em trong ánh mắt tuồng như rất giống ánh mắt mẹ em khi đi chợ nhìn người bán hàng trước khi trả giá mua. Cô nói với riêng em một câu ngắn gọn nhỏ thôi đủ cho em nghe: “Hình như bạn đùa không phải lúc…” rồi bình thản cô quay lên bục giảng lấy áo mưa, chần chừ chờ giảng đường thưa người, Cô ra về sau cùng. Không mang theo áo mưa nên em ngồi nán lại. Đi ngang qua, Cô dừng chân, như thầy giáo nhắc bài học trò, cô nói với em: “Bạn cần phải lên thư viện nhiều hơn, tìm trong sách, ở đó có nhiều câu trả lời cho vấn đề của bạn vừa nêu ra, tôi nghĩ, không khéo danh hiệu Đoàn viên Thanh niên CS/HCM ưu tú, xuất sắc, đối tượng của đảng nơi bạn sẽ lung lay…”
Thưa Cô,
Email này của em chắc chắn không phải là chất liệu để em trông đợi giữ cho chặt lại cái danh hiệu “ưu tú-xuất sắc” ấy, mà đơn giản em muốn chứng minh thông điệp – lời cô nói – lịch sử rất cần sự “trung thực, chân thật”.
Thưa Cô! Không phải vui đùa đâu ạ, mà em nói thật lòng: “Chiến tranh với Mỹ là có thật, nhưng nếu nói đó là chống xâm lược để cứu nước – thì… không phải vậy…” Xin phép cô, cho em giữ nguyên nhận định này của mình dù em biết có những di luỵ nhất định không mong đợi… Bởi vì có rất nhiều dẫn chứng để “ai đó có thể lừa dối một số người trong một lúc, và lừa dối hết mọi người trong vài lúc, nhưng không thể mãi mãi lừa dối được tất cả mọi người.” (Abraham Lincoln). Nói lên điều này em biết Cô sẽ phiền lòng. Nhưng… Thưa Cô! Em tìm thấy trong tác phẩm dịch từ nguyên tác Nhật Bản “12 người làm nên nước Nhật” của Giáo sư Tiến sĩ Đặng Lương Mô (có thể Cô cũng biết!) Viện sĩ Hàn Lâm Viện Khoa học New York, năm 1992. Uỷ Ban Nhân Dân TP. HCM khen thưởng kiều bào có công với đất nước, năm 2003.
Trong danh sách “12 nhân vật mà người dân Nhật Bản tôn vinh” – 12 người đã lập nên một nước Nhật hùng mạnh ngày nay, chúng ta lưu ý đến người mang số 10 không phải là người Nhật:
(1) Thái tử: Shotoku,
(2) Chính khách: Hikaru Genji,
(3) Lý Thuyết Gia: Minamoto Yoritomo,
(4) Anh Hùng: Oda Nobunaga,
(5) Kỹ sư: Ishida Mitsunari,
(6) Nhà cải cách: Tokugawa Yeyasu,
(7) Triết Gia: Ishida Baigan,
(8) Chính Khách: Okubo Toshimichi,
(9) Nhà tư bản học: Shibusawa Ei-ichi,
(10) Thống Tướng Hoa kỳ: Douglas MacArthur,
(11) Giáo Sư lý thuyết gia: Ikeda Hayato,
(12) Doanh Nhân: Matsushita Konosuke.
Ông ta, chính xác là Thống Tướng quân đội Mỹ. Thật không hề dễ dàng chút nào cho gần hai trăm triệu con cháu “Thái Dương thần nữ” phải nhìn nhận một Tướng Lãnh khét tiếng của Mỹ, kẻ thù không đội chung trời của họ trong Đệ II Thế chiến trên Thái Bình Dương và khắp các mặt trận Châu Á, là Tư lệnh quân đội Mỹ chuẩn thuận văn bản đầu hàng của chính phủ Nhật Bản sau đó đại diện cho LHQ và chính phủ Mỹ chiếm đóng Nhật Bản… trở thành một Anh Hùng, ân nhân của Nhật Bản sau 2 quả bom nguyên tử của Mỹ cũng rơi trên lãnh thổ nước này gây nên nhiều tang thương.
Phải là người có nhiều công trạng thực tiễn mang lại một thành quả lớn lao mà giá trị của nó bao hàm đặc tính rõ rệt của chân, thiện, mỹ trong một nhân cách mà người Nhật ví như Anh Hùng (Anh hùng là bậc Chính Nhân Quân Tử) để nhân dân Nhật công nhận, tri ân sánh ngang hàng với Thái Tử và 11 người con cháu ưu tú của “Thần Nữ Thái Dương”.
“Nhân vô thập toàn” Thưa Cô! Tướng Mỹ Douglas MacArthur và quân đội của họ không phải là không có nhược điểm, nhưng bù lại họ tạo ra rất nhiều ưu điểm đôi khi vượt lên trên tập quán thông thường mà nhân danh những người chiến thắng đã xử sự với kẻ chiến bại, khiến những nhược hay điểm yếu không còn là đáng kể.
Cuối Đệ II Thế chiến, ở Đông Nam Châu Á, đạo quân Mỹ hùng mạnh do Tướng MacArthur chỉ huy đã đánh bại và quét sạch quân phiệt Nhật khỏi Indonesia, giải phóng Philippines, hỗ trợ bảo vệ cho Trung Hoa Dân Quốc tại đảo Đài Loan, rồi thay mặt LHQ giải giới vũ khí chiếm đóng Nhật Bản, Sau đó từ Nhật lại tiến qua giải phóng Cao Ly cứu Nam Hàn sắp bị Cộng Sản Bắc Hàn nuốt chửng. Nhưng thưa Cô! Quân Mỹ đổ máu xương giải phóng (đúng nghĩa giải phóng) các quốc gia này nhưng hoàn toàn không có tham vọng 1 cm2 đất đai nào từ các lãnh thổ ấy.
Vì sao vậy? Còn bên kia bán cầu, cũng đạo quân Mỹ (xâm lược?) phối hợp với 2 (cựu đế quốc thực dân) Pháp và Anh chiếm đóng, giải giới, quân phát xít Đức, toàn quyền định đoạt số phận một nửa quốc gia Đức, nhưng sao họ không cùng nhau chia phần xâu xé Tây Đức, mà ngược lại, bảo trợ toàn diện (kẻ thù của họ ở đầu hôm) phát triển vững mạnh trên cái nền tự do dân chủ đến nỗi cảm hoá được phần phía Đông, giả từ CNXH thống nhất quốc gia trong yên bình êm ái?
Tại Nhật Bản, Tướng MacArthur và quân đội Mỹ đã áp dụng một chính sách chưa có tiền lệ trong lịch sử thế giới với Nhật Bản “quốc gia tù binh” của họ. Ông tôn trọng Thiên Hoàng Nhật Bản, không ép buộc thoái vị (dù LHQ và chính phủ Hoa Kỳ không cấm ông truất phế).
Chưa được Quốc Hội Mỹ chính thức phê chuẩn, nhưng trên cái nền Kế hoạch Marshall (Marshall Plan tên của Ngoại trưởng Mỹ George Marshall người đã khởi xướng) nhằm viện trợ tái thiết một nền móng kinh tế chính trị vững chắc hơn cho các quốc gia Tây Âu nâng cao mức sống và kiến thức của người dân để đẩy lui chủ nghĩa cộng sản sau Thế chiến II. Trong vòng 2 thập kỷ, nhiều quốc gia ở Tây Âu đạt được mức tăng trưởng và phồn vinh chưa từng có nhờ kế hoạch Marshall này.
Chính phủ Mỹ thông qua tướng MacArthur cũng có chủ trương tương tự với Nhật Bản, bên cạnh còn cải tổ hệ thống chính quyền, lãnh đạo, từ chính trị, kinh tế, tới sửa đổi hiến pháp, nghi lễ của hoàng gia, nhất thiết mỗi việc đều do một tay MacArthur quyết đoán, ông chỉ ra những khiếm khuyết trong thời chiến tranh mà giới lãnh đạo Nhật Bản đã có những sai lầm, ông đoan chắc cùng nhân dân Nhật khi Nhật Bản trở thành một nước dân chủ, quản lý một nền công nghiệp chiến tranh chuyển đổi qua thời bình một cách khoa học thì sẽ sớm giàu mạnh, không thua gì nước Mỹ, ông không ngần ngại nói với người dân Nhật rằng, Nhật Bản đã thua Mỹ vì kém về mặt vật chất kinh tế tài chính chứ không phải là tinh thần vì họ đã chiến đấu rất dũng cảm mà vẫn thua, nên đa số dân Nhật thuyết phục bởi sự cải tổ ấy. Ông chủ trương phá bỏ chủ nghĩa quốc gia dân tộc và chế độ phụ thuộc quá nhiều vào ảnh hưởng của Hoàng Gia, để Nhật Hoàng chỉ còn là biểu tượng. Nhật Bản cũng có một nền văn hoá tự do coi trọng sự lựa chọn của cá nhân như nước Mỹ, Thủ tướng và nghị viện do người dân trực tiếp chọn lựa qua lá phiếu của mình. Một vài chính khách Nhật còn hoài cổ nặng chủ nghĩa cực đoan dân tộc cho rằng Tướng MacArthur là một chính trị gia độc tài áp đặt, nhưng đại đa số người Nhật cho là sự độc tài ấy để cho một nước Nhật hùng mạnh chứ không là nước Mỹ. Rất ngẫu nhiên cái cách mà người Mỹ, tướng MacArthur đã thể hiện trong cuộc chấn hưng nước Nhật sau chiến tranh nó rất gần với tính cách tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật (nhân ái, bao dung thay thù hận) nên mang lại ảnh hưởng mãnh liệt trong xã hội Nhật Bản ngày nay. Ở Châu Âu người ta ví von nước Mỹ có công khi biến Nhật Bản thành một Thuỵ Sĩ Viễn Đông! Vì vậy, Douglas MacArthur đã được mọi thành phần, khuynh hướng, chính đảng, từ Hoàng Gia đến thứ dân đều chọn làm người thứ mười trong “12 người lập ra nước Nhật” hùng mạnh từ trong điêu tàn đổ nát chiến tranh. Đây là người ngoại quốc duy nhất được chọn trong lịch sử nước Nhật.
Thưa cô!
Lại càng không thể nào đó là bản chất của đế quốc xâm lược thực dân (dù kiểu cũ hay mới) chỉ 6 năm (2/9/1945 – 28/4/1952) sau khi chiếm đóng, nước Mỹ đã trả lại sự độc lập hoàn toàn cho Nhật Bản sớm hơn thời gian trù bị, ngoài sự kỳ vọng của toàn dân Nhật và không hợp logic chút nào khi hiện nay, 2012, chính phủ và người dân Nhật vẫn còn đài thọ mọi chi phí cho gần 40.000 binh sĩ Mỹ hiện diện trên đất nước mình vì sự an toàn cho nền an ninh quốc gia, không ai vui vẻ trả tiền cho một đạo quân có bản chất “xâm lược” ăn ngủ hơn 2/3 thế kỷ trên đất nước mình! Và đạo quân “xâm lược” này chỉ đặt chân lên miền Nam VN, sau 20 năm có mặt tại Hàn và Nhật Bản, hai quốc gia nhờ họ mà “màu mỡ” về kinh tế hơn hẳn VN nhiều lần. Nhưng điều đáng để người VN suy ngẫm là quân Mỹ có mặt nơi đó mà không màng đến “xâm lược” thì họ xâm lăng một VN nghèo khó sau Pháp thuộc để làm gì, ngoài ý định cũng thông qua kế hoạch Marshall giúp VN, cụ thể là miền Nam VN phát triển giàu mạnh ổn định như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan?
Thưa Cô!
Làm sao biện minh? 45.000 quân “xâm lược” Mỹ vẫn hiện diện trên đất Hàn Quốc, một quốc gia khủng hoảng lương thực trầm trọng không đủ cơm gạo cho dân sau chiến tranh Nam Bắc nhưng hôm nay thì: nhiều báo chí ở Việt Nam nói về đất nước này hay thường gọi là Kỳ tích sông Hàn hay Huyền thoại sông Hàn.
Hàn Quốc từ đống tro tàn của cuộc nội chiến Bắc Nam đã vươn lên thành một quốc gia phát triển hùng mạnh thịnh vượng hơn hẳn nửa kia ở phía Bắc nghèo nàn lạc hậu. GDP cán mốc 1.000 tỷ USD/năm cũng như nhiều tập đoàn lớn nổi tiếng như SamSung, LG, Hyundai, Kia, Daewoo… Nhưng, thành tựu đó họ có được là do đâu? Ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của các nguyên thủ Hàn Quốc, thì sự hỗ trợ nhiệt tình như là một đồng minh của Mỹ trên tinh thần kế hoạch Marshall là yếu tố quyết định.
Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006. Kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới (hạ tầng cơ sở, thiên nhiên, thổ nhưỡng kém xa Việt Nam) trở thành một trong những nước giàu nhất. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. GDP (PPP) bình quân đầu người của đất nước đã nhảy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỷ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn Quốc như là “Huyền thoại sông Hàn” đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục.
Với Đài Loan và Phillipines: năm 1950,
Không Đoàn 13 của Không quân Mỹ đã từng đóng tại Đài Loan. Tháng 12-1954, Mỹ và Đài Loan ký “Hiệp ước phòng thủ chung”, đặt Đài Loan vào sự bảo hộ của Mỹ. Cũng nằm trong quỹ đạo của kế hoạch Marshall, Đài Loan được hưởng nhiều quy chế ưu đãi thương mại từ nước Mỹ trong một thời gian dài, đưa nền kinh tế nhanh chóng phát triển ngoạn mục thành một con “Rồng” Châu Á mà ngay chính Trung Quốc cũng phải kiêng dè. Tại Phillipines, quân đội Mỹ cũng từng hiện diện trong một thời gian dài. Hạm Đội 7 Thái Bình Dương chọn vịnh Subíc là nơi đóng quân, và trước đó, năm 1935, Douglas MacArthur, được Tổng thống Phillipines Manuel L.Quezon yêu cầu giám sát việc thành lập quân đội Philippines. Ông được phong hàm Thống tướng trong Quân đội Philippines (Field Marshal of the Philippine Army). Ông là sĩ quan cao cấp có tên trên danh sách của Quân đội Philippines ngày nay. Ông cũng là sĩ quan quân sự Mỹ duy nhất giữ cấp bậc thống tướng trong quân đội Philippines. Sau đó, tôn trọng quyết định của nhân dân Phillipines vì sự độc lập toàn vẹn lãnh thổ, quân đội Mỹ đã rút khỏi vịnh SuBíc. Nhưng ngày nay (2012), vì an ninh lãnh thổ đe doạ, Phillipines yêu cầu, quân đội Mỹ vẫn quay lại thể hiện sự trách nhiệm trong hiệp ước hỗ tương…
Thưa Cô!
Với những gì thuộc thế giới quan mà kiến thức em tích luỹ được, thì dù rất muốn hãnh diện về “chiến công thần thánh” của quân dân ta chống “đế quốc Mỹ xâm lược cứu nước” nhưng: Lịch sử rất cần sự “trung thực” đến “chân thật” (lời Cô nói). Nên: Em cũng muốn tin – nhưng không thể, thưa Cô!
Em cám ơn Cô đọc email trần tình này và mong có lời chỉ giáo thêm của Cô.
Em kính chào Cô.

Đàn bà mới!

Nguyễn đình Bốn FB
https://scontent-b-sjc.xx.fbcdn.net/hphotos-prn2/t31/q83/s720x720/1899514_638499172871071_1995924534_o.jpg
Đây là tờ tuần báo “Đàn Bà Mới” ra số đầu tiên tại Sài Gòn vào năm 1934. Ngay từ thời đó, họ đã mạnh dạn dùng những từ của người Việt làm tiêu đề là Đàn Bà Mới và là một trong những tờ báo quyết liệt nhất lên tiếng bảo vệ người phụ nữ trong gia đình. Báo này luôn có những diễn đàn tự do, ví dụ như đưa ra trường hợp một người phụ nữ đã có ba con nhưng chồng hắt hủi, muốn cưới thêm vợ hai, tờ báo đã trưng cầu ý kiến bạn đọc, hỏi có nên giải phóng cho người đàn bà đó không. Trong 14 câu trả lời 10 ý kiến cho rằng cần giải phóng, 3 ý kiến chống lại, 1 ý kiến không rõ ràng. Có hai nữ độc giả còn gợi ý cho nạn nhân kiện người chồng ra tòa, đòi được nuôi con và gửi tiền trợ cấp sau khi ly hôn. Một nữ độc giả còn nói “đời là cuộc đấu tranh” và không còn sự lựa chọn nào khác, chỉ có “chiến thắng hay là chết”!!!
Đặc biệt không chỉ bó hẹp phạm vi gia đình, đáng ngạc nhiên thời đó báo này đã đăng bài kêu gọi chị em đòi quyền bỏ thăm (bầu cử) và còn tranh luận về chủ đề “Dân chủ? Độc tài? Quân chủ lập hiến? trong ba chánh thể ấy nên chọn chánh thể nào? (ĐBM-12.8.1935), và phần đông ý kiến chọn “dân chủ”!
Tìm kiếm trên internet về nữ quyền xưa kia cảm thấy giật mình. Cả 1 thế kỷ dài sắp trôi qua từ cái ngày tờ báo đầu tiên cho nữ giới Việt Nam là tờ “Nữ Giới chung (1918)” ra mắt, ngày hôm nay, các tờ báo Phụ Nữ liệu có làm điều gì tốt hơn hay chỉ là chuyện nữ công gia chánh, giận hờn, ghen tức, thời trang, sao siếc…!
Đã bước sang thế kỷ 21. Ai đã quàng cái ách hy sinh, thầm lặng, cao cả, thiên chức… cho phụ nữ Việt Nam? Và ai, nếu không phải chính họ phải gỡ khỏi vai mình cái sức nặng này?

“Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm sức mạnh quốc gia tăng lên rõ rệt”

...cc : Mai mốt qua Tây , qua Mỹ , Nhật , Úc, Sing, Đại Hàn… nhớ nói nguyên văn như vậy nhé , đừng có “dấu đuôi” nó lòi, quê lắm. Mấy lần trước thấy nói “Kinh tế thị trường” không hà, rớt mẹ nó cái đuôi đâu mất . Thì làm sao sức mạnh Quốc gia tăng lên, sao mạnh dữ vậy mà mấy ngày nay câm như hến trong khi Ngư dân ta đang đánh bắt trong nhà của ta thì tàu “Lạ” nó cướp sạch sành sanh ???
http://laodong.com.vn/chinh-tri/kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-lam-suc-manh-quoc-gia-tang-len-ro-ret-184752.bld
Trường Sơn
Đó là nhận định của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận – thực tiễn cốt yếu về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, được tổ chức vào sáng ngày 8.3 tại TPHCM, do Ban Chỉ đạo trung ương tổng kết 30 năm đổi mới và Thành ủy TPHCM phối hợp tổ chức.
Tham dự và chủ trì hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc – Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lê Thanh Hải – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Vương Đình Huệ – Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Xuân Thắng – Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Sau gần 30 năm đổi mới, các yếu tố cấu thành cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã được tạo lập và đi vào hoạt động, từng bước hoàn thiện.
Những thành tựu đổi mới về kinh tế cùng với đổi mới về chính trị đã tạo nên bầu không khí dân chủ mới trong xã hội; tạo nên động lực mới, đưa đất nước không chỉ thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội mà còn vươn lên nhóm nước có mức thu nhập trung bình, làm thay đổi căn bản diện mạo kinh tế – xã hội của đất nước.
Chúng ta đã đạt được những thành tựu nổi bật về xoá đói giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia tăng lên rõ rệt so với thời kỳ trước đổi mới.
Trên thế giới, kinh tế thị trường đã có lịch sử mấy trăm năm, nhưng ở Việt Nam, kinh tế thị trường là mô hình kinh tế hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử và thời gian phát triển chưa đầy 30 năm (được khởi xướng, thực hiện từ Đại hội VI – năm 1986). Vì vậy, trong quá trình phát triển, Việt Nam gặp không ít trở ngại, khó khăn và cả thiếu sót. Quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường của Việt Nam chưa hoàn tất, những thách thức, rào cản còn rất lớn trong cả tư tưởng, nhận thức, cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện”.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, những hạn chế, thiếu sót, bất cập và những vấn đề đặt ra đòi hỏi chúng ta phải tập trung cao độ trí tuệ để làm rõ những căn cứ lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam và phù hợp với nguyên tắc chung của kinh tế thị trường trên thế giới ngày nay.
Phương hướng cơ bản là phải dựa trên cơ sở nền tảng khoa học và bắt kịp những xu thế phát triển khách quan của thời đại ngày nay để giải quyết những bức xúc trước mắt cũng như định ra đường hướng phát triển kinh tế dài hạn cho đất nước.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các đại biểu tham dự hội thảo tập trung thảo luận, làm rõ những nội dung chính như: Mô hình tổng quát phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay của Việt Nam cần phải làm sâu sắc và mới ở những luận điểm nào, dựa trên cơ sở luận cứ và luận chứng nào, nhất là khi chúng ta sẽ hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thị trường toàn cầu vào năm 2018?;
Thế giới hiện nay có nhiều mô hình kinh tế thị trường với nhiều đặc điểm đa dạng khác nhau, Việt Nam đã có thể học được gì ở những mô hình này và sẽ vận dụng được gì cho tương lai phát triển của đất nước?
Theo chương trình, hội thảo diễn ra trong 1 ngày với hơn 70 đại biểu, diễn giả đến từ các địa phương có nền kinh tế phát triển như TP.Hà Nội, TPHCM, TP.Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ninh… và các chuyên gia kinh tế hàng đầu trong nước.

Lữ đoàn liệt sĩ Trung Quốc nhận trách nhiệm về vụ máy bay Malaysia Airlines mất tích

Cách đây nửa giờ, nhà truyền thông trang mạng nổi tiếng Bắc Phong vừa nhận được một bức thư ngỏ, người gửi nói nhận trách nhiệm về vụ máy bay Malaysia Airlines mất tích.

Nội dung thư:

NÓI RÕ VÀ GIẢI THÍCH VỀ VỤ MH370 CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG MALAYSIA

Hãng hàng không Malaysia Airlines
Chính phủ Malaysia
Chính phủ Trung Quốc

Chúng tôi hiện đang chuyển cho các người tin tức quan trọng về vụ MH370 của Malaysia Airlines mất tích ngày 8.3.2014. Các người có thể nghi ngờ: Vì sao chiếc máy bay chở khách lại đột nhiên mất liên lạc, hơn nữa sau đó lại không thể tìm thấy dấu vết? Hiện nay tất cả mọi phương diện hẳn đều đang nỗ lực tìm kiếm người và máy bay bị rơi, song tôi trịnh trọng nói với các người, tất cả những điều đó đều vô ích! Tất cả những người trên máy bay hiện giờ đang quì gối sám hối trước Thánh Allah rồi, không một ai thoát! Nếu các người muốn đi tìm bọn họ, thì chỉ có một phương cách duy nhất là các người cũng đi gặp Thánh Allah! Vì vậy, tôi khuyên các người hãy lập tức dừng tìm kiếm, khỏi cần làm điều vô nghĩa.

Đây là một sự kiện chính trị! Có 2 nguyên nhân dẫn đến Vụ MH370. Trước tiên, đó là để trả thù nhà cầm quyền Malaysia. Nguyên do là Malaysia từng bức hại tàn khốc chúng tôi (cụ thể trước đây Malaysia đã làm những gì, xin mời các bên liên quan tự răn). Vụ Malaysia Airlines xảy ra chính là sự báo thù Malaysia. Thứ đến, trên máy bay có rất đông hành khách Trung Quốc, lựa chọn vụ mất tích máy bay lần này, chính là đáp trả lại sự trấn áp và bức hại người Duy Ngô Nhĩ (Uigur) tàn khốc của chính quyền Trung Quốc. Ngày 1.3, tại Côn Minh Trung Quốc đã xảy ra phong trào chống khủng bố của các chiến sĩ Duy Ngô Nhĩ. Nguyên do xảy ra vụ này là một loạt hành động trấn áp người Duy Ngô Nhĩ tàn bạo của chính quyền Trung Quốc, khuếch trương kì thị dân tộc. Song nhà cầm quyền Trung Quốc đã bắn chết họ một cách không thương tiếc! Thậm chí ngay cả phụ nữ cũng không buông tha, cho đến giờ vẫn còn giày vò một cô gái trẻ bị bắt sống vì bị thương trong vụ này. Vụ Malaysia Airlines xảy ra ngày 8.3 chính là hậu quả của vụ đổ máu tại Trung Quốc mấy ngày trước! Đây là một đòn đau dành cho chính quyền Trung Quốc. Chúng tôi bảo cho các người biết: Các người giết một người dân tộc chúng tôi, chúng tôi sẽ giết cả trăm các người để đền mạng!

Cả 2 nguyên nhân trên đây cho thấy, Vụ Malaysia Airlines MH370 thuần túy là một vụ chính trị, điều tôi cần nói rõ ở đây là, Hãng hàng không Malaysia Airlines không có trách nhiệm gì trong vụ này. Bản thân chiếc máy bay không có bất cứ sự cố kĩ thuật nào, phi công cũng không có bất cứ sơ xuất thao tác nào. Vụ này chỉ có thể qui trách nhiệm cho chính phủ Trung Quốc và chính phủ Malaysia. Trong đó, chính phủ Trung Quốc chịu trách nhiệm 60%, chính phủ Malaysia chịu trách nhiệm 40%.

Với hành khách các nước khác (chỉ các nước ngoài Trung Quốc và Malaysia) gặp nạn trong Vụ MH370, tôi chỉ có thể nói lời xin lỗi và cảm thấy ân hận, chúng tôi cũng hi vọng 100% hành khách là người Trung Quốc, song các người biết đấy, điều này là không thể xảy ra. Hành khác các nước khác thể nào cũng có, song rút cuộc với một số ít người như vậy, sẽ không gây ảnh hưởng lớn lắm đến nước họ. Chúng tôi nhằm chủ yếu đến chính phủ Trung Quốc và Malaysia.

Cuối cùng xin nói về vấn đề bồi thường, bởi vụ máy bay lần này chịu trách nhiệm phần lớn là phía Trung Quốc, nên đề nghị chính phủ Malaysia bồi thường cho 40% gia đình người bị nạn, 60% còn lại sẽ do chính phủ Trung Quốc bồi thường cho người bị nạn. Ngoài ra, nhà cầm quyền Malaysia cũng có thể yêu cầu nhà cầm quyền Trung Quốc bồi thường thỏa đáng cho phía Malaysia, bởi chủ yếu là do chính phủ Trung Quốc chuốc họa.

Tóm lại, chính phủ Trung Quốc phải suy ngẫm lại chính sách dân tộc và vấn đề nhân quyền của mình, phía Trung Quốc phải lập tức dừng bức hại những người dị tộc, lập tức thả chiến sĩ Duy Ngô Nhĩ đang bị biệt giam trong vụ 1.3 ở Côn Minh! Nếu không, những vụ việc tương tự nhằm vào người Trung Quốc sẽ còn bất tận! Còn về phía Malaysia, tôi chỉ có thể nói, vấn đề sẽ không chỉ dừng ở đó! Không phải lần này Malaysia bồi thường 1 chiếc máy bay cùng vài tính mạng là đã có thể chấm dứt được mọi ân oán trước đó, đây không phải là lời khủng bố đe dọa, mà là sự mô tả về tương lai, tôi chỉ có thể nói, Malaysia nay mai vẫn phải đối mặt với các vụ việc, đương nhiên, không nhất thiết chỉ là chuyện máy bay mất tích. Với những người dân thường Trung Quốc, tôi đề nghị các người hãy đứng lên chống lại chính phủ Trung Quốc, không được làm hung thủ cho chính phủ Trung Quốc! Nếu không, sau này các người sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều nỗi bất hạnh, sẽ ngày càng có nhiều dân thường vô tội phải hi sinh một cách oan uổng.

Ngày 9.3.2014
Lãnh đạo Lữ đoàn liệt sĩ Trung Quốc
中国烈士旅领导人



Nguồn: “中国烈士旅领导人”发信称对马航客机失事负责 - http://boxun.com/news/gb/intl/2014/03/201403091656.shtml#.UxxAXs6fUqs

“中国烈士旅领导人”发信称对马航客机失事负责
(博讯北京时间2014年3月09日 首发 - 支持此文作者/记者)
著名网络媒体人北风在半小时前收到一封公开信,发信者称对马航客机失事负责。博讯收到北风转来的信件,择录大部分公布如下:


(温云超, Yunchao Wen) ‏@wenyunchao :我几分钟前收到一封邮件,附件是一个PDF文件,声称对马航 #MH370 事件负责,署名是“中国烈士旅领导人”。我不准备公开发布,以免在未辩真伪的情况下客观上帮助其传播。有兴趣且知道我邮箱的媒体朋友可来信索取。

Zhangga ‏@Zhangga3:博讯新闻,所谓中国烈士旅是比较可疑的,据我所知,在所有新疆发生的恐怖袭击中,从未有过以中国XXX落款的,基本格式是东突厥斯坦XXX, 伊斯兰XXX等

博讯编者分析:
1、此信发自隐私领先的hushmail,并注明“此邮箱只作中转之用途,不会阅读任何回邮以及意见。请勿回复此邮箱。” 说明发信者费了心机,有一定的背景。
2、此信对“东突”或者“维族暴力”在大众中的形象非常不利,一方面有抹黑之嫌,但另一方面,文中为维族鸣不平和对政府的谴责,使得此信出自政府之手的可能微小。
3、公开信未提让飞机出事的手段,使得发信人为MH370负责的可信度有所降低。 

Một trang web đưa tin thất thiệt về máy bay Malaysia mất tích

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140309/mot-trang-web-dua-tin-that-thiet-ve-may-bay-malaysia-mat-tich.aspx
(TNO) Trên một trang web về bán hàng trên mạng dẫn nguồn từ AFP cho hay chiều tối 8.3, lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố của Trung Quốc đã tấn công giải cứu thành công chiếc máy bay mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines.

Hình gốc là hình diễn tập chống không tặc thường niên tại sân bay quốc tế Macau vào ngày 24.7.2013. Trang web Cajon đã cố tình chỉnh sửa chữ “Air Macau” thành “Malaysia” và cố tình mạo danh hãng tin AFP và BBC News - Ảnh chụp màn hình từ trang web của Cơ quan Hàng không Dân dụng Macau
Trang web của cơ sở có tên là Trung tâm sản xuất & cung cấp trống Cajon Vietnam có địa chỉ tại thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam, dẫn thông tin từ AFP cho hay vụ khủng bố do hai nghi phạm quốc tịch Afghanistan và Yemen. Hai đối tượng này đều nằm trong sách đen của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ NSA. ttxcc tô Đỏ
Điều đáng nói dù đây là thông tin bịa đặt nhằm câu khách của trang web trên, nhưng nhiều thành viên trên các trang mạng xã hội lại rầm rộ chia sẻ, tạo ra hiệu ứng không tốt, đánh lừa bạn đọc.
Đến thời điểm này, sau khi tiến hành xác minh kỹ lưỡng, Thanh Niên Online khẳng định thông tin giải cứu máy bay thoát khủng bố là bịa đặt, hoàn toàn không đúng sự thực.
Một điều cần lưu ý với bạn đọc, đó là trang web của Cajon Vietnam cũng bị tính năng bảo mật trực tuyến Web of Trust (WOT) liệt vào mức “Không phù hợp”, tức là có thể chứa mã độc hại hoặc không có độ tin cậy về nội dung.
Đình Quân – Hoàng Uy
 

Tấm hình về việc máy bay Mã lai rơi : “South China Sea”

...cc : Thế này là thế nào???

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/03/140308_malaysian_plane_missing.shtml

Chiến đấu cơ Nhật Bản chặn máy bay quân sự Trung Quốc

Máy bay Lực lượng Phòng thủ Nhật Bản tuần tra không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, biển Hoa Đông, 13/10/2011
Máy bay Lực lượng Phòng thủ Nhật Bản tuần tra không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, biển Hoa Đông, 13/10/2011  – REUTERS

Tú Anh – RFI

Theo bộ Quốc phòng Nhật Bản, vào ngày chủ nhật hôm nay, một máy bay trinh sát và hai oanh tạc cơ Trung Quốc đã bay gần không phận quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Chiến đấu cơ Nhật bản cất cánh ngăn chận nhưng không xảy ra đụng độ.
Hãng AFP trích dẫn phát ngôn viên bộ quốc phòng Nhật cho biết vào ngày hôm nay 09/03/2014, hai oanh tạc cơ Trung Quốc loại H-6 và một chiếc máy bay do thám Y-8 đã bay vào không phận quốc tế ở phía nam biển Hoa Đông gần không phận quần đảo Senkaku. Lập tức, Tokyo điều các chiến đấu cơ lên ngăn chặn. Các máy bay quân sự Trung Quốc bay thẳng ra Thái Bình Dương và quay về Hoa lục cùng lộ trình nhưng không xâm phạm không phận Nhật Bản và cũng không xảy ra xung đột.
Rất có thể đây là một hình thức trắc nghiệm phản ứng của Nhật Bản. Hôm thứ Bảy, qua tuyên bố của Ngoại trưởng Vương Nghị, Bắc Kinh nói là không bao giờ chịu nhường Tokyo « một tấc đất ».
Không phải chỉ bị áp lực của Trung Quốc ở phía tây, Nhật Bản còn phải kiên nhẫn đòi Nga trả lại quần đảo Kuril ở phía bắc. Tình hình căng thẳng ở Crimée với nguy cơ một vùng lãnh thổ của Ukraina sẽ bị Nga sáp nhập làm không ít người Nhật nhớ đến hoàn cảnh của họ 70 năm trước đây.
Từ Tokyo, thông tín viên Đỗ Thông Minh lược thuật :
“Chuyện quân Nga với khoảng trên dưới 10 ngàn quân, không đeo phù hiệu, đội nón sắt và bịt mặt nạ và lại có đủ xe tăng hạng nặng thì đã chi phối Crimée, nước Cộng hoà tự trị như chúng ta biết là có trên 60% là người gốc Nga hoặc nói tiếng Nga… thành ra chuyện này làm cho người Nhật liên tưởng đến thời Thế chiến thứ 2. Ngày 14/8/1945 Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng và 15/8 chính thức chấm dứt chiến tranh thì sau đó quân Nga tiến vào chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Kuril.
Bốn đảo này, theo Hệp ước năm 1855 là thuộc của Nhật Bản. Thời Thế chiến quân Nga có tiến vào Berlin, nhưng mà đây là sau khi Nhật đã đầu hàng rồi, buông súng tất cả rồi thì từ ngày 18/8 đến ngày 3/9 mới chiếm 4 đảo này. Khi đó trên đảo có khoảng 14 nghìn người Nhật và những người này đã bị trục xuất về nước Nhật. Một số khác bị bắt đi làm trong các khu lao động khổ sai ở vùng Siberia. Hầu hết những người này đã không bao giờ được trở về cố hương của họ nữa, tức là 4 đảo này.”
TTV.Đỗ Thông Minh -Tokyo
09/03/2014


Philippines cũng có quyền bảo vệ lãnh thổ như Trung Quốc

Người dân Philippines biểu tình chống yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông trong « Ngày hành động toàn cầu » ở Manila 24/07/2013.
Người dân Philippines biểu tình chống yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông trong « Ngày hành động toàn cầu » ở Manila 24/07/2013.  -REUTERS/Romeo Ranoco

Thanh Hà -RFI

“Mỗi quốc gia đều có quyền bảo vệ lãnh thổ (…) và Philippines cũng có quyền đó như Trung Quốc”. Phát ngôn viên phủ tổng thống Aquino, Herminio Coloma tuyên bố như trên trong cuộc họp báo ngày 09/03/2014.
Manila có quyền bảo vệ từng tấc đất. Trên đây là tuyên bố của phát ngôn viên phủ tổng thống Philippines sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị, vào hôm qua 08/03/2014 đã khẳng định, Bắc Kinh cương quyết bảo vệ lãnh thổ trước « những đòi hỏi phi lý của các nước nhỏ » về chủ quyền.
Giới quan sát ghi nhận, tuyên bố của Ngoại trưởng Trung Quốc chủ yếu nhắm vào Nhật Bản. Bắc Kinh và Tokyo đang tranh chấp chủ quyền biển đảo đối với quần đảo Sankaku/ Điếu Ngư. Tuy nhiên thái độ của Bắc Kinh cũng có hàm ý nhắm vào một số các quốc gia Đông Nam Á, đang có tranh chấp với Trung Quốc tại vùng Biển Đông.
Philippines là quốc gia mạnh dạn nhất trong việc chống đối Trung Quốc cho dù vấn đề Biển Đông có liên quan đến nhiều quốc gia khác trong vùng, như Brunei, Việt Nam hay Malaysia.
Trong cuộc họp báo hôm nay ông Coloma gián tiếp trả lời Trung Quốc rằng « Tất cả mọi quốc gia đều có quyền bảo vệ lãnh thổ (…) và Philippines sẽ noi theo nguyên tắc đó ». Phát ngôn viên của tổng thống Aquino nói thêm : Đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của Manila căn cứ trên luật pháp quốc tế, đó là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Chính quyền Philippines đã yêu cầu Tòa án trọng tài của Liên Hiệp Quốc xét xử về tính chính đáng của đường « lưỡi bò » trên Biển Đông mà Trung Quốc đã đơn phương vẽ ra để đòi chủ quyền hầu như toàn bộ khu vực Biển Đông. Về phần mình, Trung Quốc dứt khoát từ chối đưa tranh chấp điển đảo giữa Manila với Bắc Kinh ra trước một tòa án quốc tế.
Cuối tháng 2/2014 Philippines đã bác bỏ đề nghị của Bắc Kinh rút tàu Trung Quốc và Philippines ra khỏi khu vực bão đá ngầm Scarborough đồng thời thuyết phục Manila hoãn nộp hồ sơ kiện lên Tòa án Quốc tế Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Philippines đã bác bỏ các đề nghị nói trên của Trung Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét