Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Lượm lặt - QUYỀN CON NGƯỜI? Cuộc xâm lược không tiếng súng của tàu+ vào đất Việt

Chính trị – Xã hội

Phải xác định lại tên gọi các cuộc chiến với Trung Quốc.  -(RFA) – GS. Vũ Dương Ninh: “.. Đây là cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược Việt Nam và nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược, câu đó phải là như vậy.”
Philippines đối ứng tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền  -(RFA)   —  Philippines cũng có quyền bảo vệ lãnh thổ như Trung Quốc   -(RFI)   —  Cam Bốt : Các đập thủy điện Trung Quốc xóa dần làng nổi trên biển Hồ   -(RFI)
 Vụ tàu cá bị tàu “lạ” tấn công: 8 ngư dân bị cướp tài sản như thế nào?  -(DT)
Nhật – Việt bàn thảo an ninh  -(BBC)   —   Văn bút Quốc tế quan ngại sức khỏe tù nhân lương tâm VN -(RFA)
Phó Tổng thanh tra CP nói về tài sản   -(BBC)   —  Trao đổi thư tín với Thính giả   -(RFA)
Bộ trưởng Tư pháp nói về Hiến pháp mới  – (VOV)   –  Tích cực triển khai Hiến pháp 2013 vào cuộc sống  -(Tintuc)
Đập thủy điện Sông Tranh 2: Trang bị hệ thống con lắc quan trắc   – (NLĐ)

Cuộc xâm lược không tiếng súng của tàu vào đất Việt  – (Nguoilotgach)

Cảnh sát biển VN không có ống nhòm?  -(Hiệu Minh)

“Lãnh đạo Lữ đoàn liệt sĩ Trung Quốc” (“中国烈士旅领导人”) tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ máy bay Malaysia Airlines mất tích  – ( Nguyen Trung Thuan  FB)
Tinh thần võ học trong tranh đấu dân chủ (3).  -(Nguyễn văn Thạnh)   >>>  Tinh thần võ học trong tranh đấu dân chủ (2)   >>>   Tinh thần võ học trong tranh đấu dân chủ (1).
Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp: Có một mô hình Trung Quốc không?  -(Phan Ba)  >>> Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp: Quyền lực mềm của Trung Quốc
CÓ BÀI HỌC NÀO CHO NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM?  – (Quỳnh Trâm)
Tuyên bố Tưởng niệm các Chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, Tự do cho người dân  -(DLB)
 Bong bóng thơ hay những câu thơ chưa thể bay lên trời vì chưa mọc cánh   -(DLB)
Công An Đồng Tháp dùng “thông báo” gởi cho LS Trần Thu Nam để làm cản trở?  -(DLB)
Bánh Mì và Hoa Hồng trong ước mơ của Mẹ  -(DLB)   —   Phát ngôn bừa bãi: Cầu sập do người đi nhanh!  -(DLB)
Video: Phụ nữ dân oan kỷ niệm ngày 8 – 3 tại Sài Gòn  -(DLB)
Á à! Hóa ra tây nó cũng học gia đình thủ tưởng 3D  -(DLB)    — Váy đụp tả tơi và nền kinh tế XHCN   -(DLB)

Việt Nam phát hiện mảnh vỡ có thể từ phi cơ của Malaysia bị nạn  -(VOA)
Tàu VN tiếp cận hiện trường nghi có vật thể lạ  -(VNN)   >>>  8 kịch bản mất tích của máy bay Malaysia  >>>  TQ đề nghị đưa lực lượng cứu hộ vào VN   >>>   ‘Nhanh chóng trục vớt vật thể lạ nghi mảnh vỡ Boeing’   >>>   Có người can thiệp vụ máy bay Malaysia mất tích
Máy bay mất tích của Malaysia nổ ở độ cao hơn 10km?  -(TT)    >>>   Máy bay mất tích: Báo Mirror hỏi 10 câu chưa ai trả lời    –   [NÓNG] Vụ máy bay Malaysia mất tích: Mở rộng khu vực tìm kiếm sang hướng Đông Bắc   -(TN)   —   Vụ máy bay Malaysia mất tích: Phóng viên quốc tế đổ về Phú Quốc  – (TNO)   —  Diễn đàn mạng Trung Quốc: Vụ máy bay mất tích là ‘hành động trả thù’  (TNO) (nó cứ hô vu vơ thế này, mấy bữa nữa nó lại bắt chước trò ông Putin đang diễn ở Ukraine thì vui lắm đó)   >>>   Trước khi máy bay Malaysia mất tích: Đài Loan nhận cảnh báo sẽ có khủng bố ở Trung Quốc    >>>   Thứ trưởng Bộ GTVT tiếp cận vùng nghi máy bay Malaysia mất tích
Lá thư ghê rợn từ TQ: Máy bay mất tích đền mạng người Duy Ngô Nhĩ  -(Soha)   >>>   VN ưu tiên PV Trung Quốc, Malaysia, Singapore đi theo đoàn cứu hộ
Mất ghế vì thiếu minh bạch tài sản  -(TVN)  >>>  Chuyện gì cũng ‘chạy’ được?  >>>   Miếng ăn là miếng tồi tàn   - Nhưng ăn không được  nó lộn gan lên đầu , nên chúng chém giết nhau chỉ tử.
Tài sản lớn của cán bộ: Im lặng không phải là vàng  -(TT)
Chuyện những chiếc cầu xứ Việt  -(RFA)   —  Đi bộ 2 ngày về HN tìm sự thật cái chết của con  -(VNN)   —  Tai nạn giao thông chết người sao không khởi tố?   -(TT)
Những cách kiếm tiền bằng mọi giá của một số người Việt  -(VNN)   –   Một mặt trái trong tính cách người Việt  -(TVN)
Dân giàu sống khôn, rủ nhau bỏ Trung Hòa – Nhân Chính   -(VNN)   —   10 triệu người Việt tăng huyết áp  -(TT)

Vụ rơi máy bay: Nhận diện hành khách dùng hộ chiếu giả  -(NLĐO)   —  Phát hiện nhiều mảnh vỡ trên biển cách Vũng Tàu 60 km – (NLĐO)   >>>   Việt Nam cấp phép 3 tàu Trung Quốc, 1 tàu Mỹ vào tìm máy bay mất tích   >>>   Miễn thị thực cho người nước ngoài đến Phú Quốc   >>>   —Trung Quốc “bị dọa khủng bố” trước khi máy bay mất tích   >>>   Vụ máy bay mất tích: “Đòn trả thù” của “nhóm cảm tử Trung Quốc”   >>>  Thân nhân đòi biết sự thật về chiếc máy bay mất tích    –    Gần 1.800 tàu cá Malaysia hỗ trợ tìm máy bay  -(VnEx)    >>>   Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu: Máy bay mất tích khó đến Vũng Tàu   >>>    5 khách ký gửi hành lý nhưng không lên máy bay mất tích
Lại phát hiện thêm vết dầu dài nhiều cây số  -(MTG)   >>>  Người châu Á sử dụng hộ chiếu châu Âu vẫn qua được an ninh Malaysia   >>>  Hành khách sử dụng hộ chiếu giả trên máy bay mất tích không đến từ Tân Cương    —   Một công ty Mỹ méo mặt vì có 20 nhân viên trên máy bay mất tích  -(DT)
Tàu Trung Quốc tìm kiếm máy bay theo sự hướng dẫn của Việt Nam   -(Dân trí) - Còn tàu Mỹ, tàu Sing, tàu Mã?
Nếu tìm thấy mảnh vỡ ở Vũng tàu cho tới Phan thiết mới là hợp lý những dữ kiện theo tin tức có được từ hôm máy bay rớt- Nhìn trên bản đô thì máy bay cất cánh ở phía Tây Mã lai , sau gần 2 giờ đồng hồ thì biến mất , đường bay qua không phận Việt nam- 777 nó bay  là 800 Km/ giờ , đường bay dài 5.000 Km thì cứ cho là 2 giờ  được 1.500 Km thì phải tới vùng biển Vũng tàu trở về phía Bắc chớ làm gì ở phía Phú quốc. Tính toán để tìm kiếm không biết tính kiểu gì.
Tạm dừng cấp phép thành lập cơ quan báo chí  -(VnEx)    >>>   Hàng nghìn người Sài Gòn xem đua xích lô
Viết tiếp về vụ trù dập nghiên cứu sinh tại Viện ngân hàng – Tài chính: Rất nhiều người lên án hành vi của ông Đặng Ngọc Đức  -(NCT)
Vụ công an nhục hình: Xót xa bé gái hôn di ảnh cha  -(NĐT)
Dân nghèo được hỗ trợ 30 triệu, xã “giữ hộ”… 20 triệu  -(DT)
“Tôi đau đớn trước nỗi đau và mất mát người dân làng Vân Lôi phải gánh chịu”   -  (Dân trí) – Trong số gần 1000 comment bạn đọc Dân trí phẫn nỗ với vụ cưỡng chế chấn động ngay sát Tết, phá nát ngôi làng cổ Vân Lôi – Bình Yên – Thạch Thất (Hà Nội), có nhiều giọt nước mắt đau đớn, xót xa. Dân trí xin đăng tải chia sẻ của bạn đọc johnsmith@yahoo.com.vn.  >>    Làng cổ Vân Lôi tan nát sau vụ cưỡng chế: Lại một chuyện tai tiếng xẩy ra ở Hà Nội    >>    Hà Nội: Chấn động vụ cưỡng chế ngay sát Tết, tan nát cả một làng cổ
Phẫn nộ cũng chỉ là phẫn nộ!!! Phá đình chùa đem , phá làng cổ…. làm gì chúng?? Dân oan cả nước còn thua!!! – Bản chất như thế, làm sao? – Làm quan nó có quyền…phá đấy.
Học bơi để sống chứ không phải để chết đuối   – (Dân trí)

http://lh3.ggpht.com/-KCy2VfVcKao/UxzPwhLU9-I/AAAAAAAArtQ/DUZyk_SyhB4/s1600/clip_image002%25255B3%25255D.jpg
Giúp bạn hiểu về xung đột Nga-Ukraine  -  Sarah Dougherty  -(Boxitvn)


Euromaidan (cuộc biểu tình hướng về châu Âu)  – Trần Mai Lan-(Boxitvn)

Nguyên khí” và thân phận kẻ sĩ mọi thời  – Đặng Văn Sinh -(Boxitvn)

Kinh tế

Tập đoàn Đại Dương bị truy thu hơn 7 tỷ đồng thuế TNDN  -(HQ)   –   Cho tư nhân thuê cảng Thị Vải thời hạn 30 năm   -(ĐT)
Lúng túng xử lý doanh nghiệp vắng chủ -(NLĐ)   —   Quỹ ETF sẽ bán ròng bao nhiêu?  – (CafeF)   –Hà Nội “bật đèn xanh” băm nát… “đất vàng”?  -(XD)
Chủ đầu tư ăn gian thuế GTGT, làm sao đòi?  -(VL)   —   Các khu kinh tế cửa khẩu: “Ôm” rượu bia ngoại chờ giải cứu  -(TT)
Nguy cơ lỗ nặng do trồng sương sáo  -(TN)   >>>    Trên 140.000 ha cà phê cần ‘trẻ hóa’   >>>    Khởi công Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4   >>>>    Hỗ trợ 500 triệu đồng sản xuất sản phẩm mới
VN-Index vượt 580 điểm, ITA giao dịch “khủng”  -(NLĐ)   >>>  OceanBank cho vay ưu đãi hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ   >>>   Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng cao trong những năm tới
Sáp nhập Southern Bank – Sacombank trong bài toán “lợi – hại”  -(NLĐ)
Giá như có gói cứu trợ 30.000 tỷ cho nông dân mất giá lúa    -(VnEx)
Sếp Đất Lành: “Đòi lại” 30.000 tỉ đồng là cảnh báo của Quốc hội với Bộ Xây dựng  -(MTG)   >>>   Mở rộng đối tượng kinh doanh BĐS: Không để Việt kiều “tay không bắt giặc“

Thế giới

Máy bay mất tích : Malaysia nghi ngờ khủng bố   -(RFI)   —   Việt Nam nói ‘nhìn thấy mảnh vỡ’  -(BBC)  >>>  ‘Loại trừ nguyên nhân thời tiết xấu’   >>>Điều tra nguyên nhân MH370 mất tích  >>>  Chuyến bay MH370  —   Vụ máy bay Malaysia mất tích : Cảnh sát Thái điều tra đường dây mua bán hộ chiếu   -(RFI)   —  Interpol: hai hộ chiếu mất cắp có được ghi trong kho dữ liệu  -(RFA)   —  Malaysia ráo riết điều tra  -(RFA)
‘Nổ bất ngờ có thể làm phi cơ mất tích’  -(BBC / nghe)   –  ‘Khả năng máy bay Malaysia rơi rất cao’  -(BBC /nghe)   –  Thân nhân hành khách TQ tức giận   -(BBC / nghe xem)  –   FBI lập tức vào cuộc  -(RFA)   –  Malaysia điều tra danh tánh 4 hành khách trên máy bay mất tích  -(VOA)
Chiến đấu cơ Nhật Bản chặn máy bay quân sự Trung Quốc   -(RFI)   —  Trung Quốc: Phó chủ tịch tỉnh Vân Nam bị điều tra   -(RFI)  —   Cam Bốt : Các đập thủy điện Trung Quốc xóa dần làng nổi trên biển Hồ   -(RFI)   –  Trung Quốc siết chặt luật chống ô nhiễm  -(VOA)
Thông Tin Tuyên Truyền của Trung Cộng Được Chào Đón ở Đại Học Stanford  – (ĐKN)  —   Thượng Nghị Viện Italy Thông Qua Nghị Quyết Chống Nạn Mổ Cướp Nội Tạng tại Trung Quốc  -(ĐKN)
Ukraina cũng là bài học kinh nghiệm cho đối sách với Trung Quốc tại châu Á  -(RFI)   — Mỹ cảnh cáo Nga không sáp nhập Crimea   -(BBC)   –  Tổng thống Nga: Crimea muốn sáp nhập là đúng luật quốc tế  -(RFA)   —  Thủ tướng lâm thời: không nhượng 1 tấc đất  -(RFA)   — Thủ tướng Ukraina thề ‘không để mất một tất đất nào’  -(VOA)   —  TT Obama điện đàm với nguyên thủ châu Âu về tình hình Ukraina  -(VOA)
Bầu cử Bắc Triều Tiên: Lựa chọn trong ứng cử viên độc nhất  -(RFI)   —   Người dân Bắc Hàn đi bầu Quốc hội  -(BBC)  –  Bắc Triều Tiên tiến hành bầu cử Quốc hội  -(VOA)
Lybia đe dọa oanh kích tàu dầu Bắc Triều Tiên   -(RFI)   —  Libya dọa đánh bom tàu chở dầu mang cờ Bắc Triều Tiên  -(VOA)
Tây phương chuẩn bị gia tăng trừng phạt Matxcơva  -(RFI)   —  Israel lục soát tàu bị nghi chở vũ khí của Iran cho Hamas   -(RFI)
Bom xe tải giết 34 người ở Iraq  -(RFA)   –  Đánh bom tự sát giết chết 12 người tại Iraq    -(VOA)    –  Biểu tình chống hạt nhân ở Tokyo   -(VOA)   —  Colombia bầu cử quốc hội   -(VOA)

Lực lượng Nga siết chặt kiểm soát Crimea  -(VOA)
Libya dọa đánh bom tàu chở dầu mang cờ Bắc Triều Tiên  -(VOA)  —  EU: ‘Không bảo đảm đạt được thỏa thuận toàn diện với Iran’  -(VOA)
Phe nổi dậy Syria phóng thích các nữ tu   -(VOA)   —  Người lãnh đạo công ty xe hơi Ford từ trần  -(VOA)
Kim Jong-un nhận 100% phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội  – (NLĐO)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học - Xã hội - Môi trường

‘Vẫn chưa hiểu giáo dục đại học định đi đâu’  -(VNN)
Dấu son Thanh Minh – Thanh Nga: Cơ đồ trong tay nữ tướng  -(TN)
TS Lương Hoài Nam: Đề xuất Việt Nam chọn mô hình giáo dục Anh  -(VTC)

Vụ bị [công an] đánh vì nghi trộm 2,5 triệu đồng: Sẽ tố cáo lên Công an TP HCM  -(NLĐ)    —    Không có tham nhũng “khủng” nhưng làm giảm uy tín cán bộ y tế   -(SK&ĐS)   —   Khuất tất trong kê khai trợ giá thiệt hại vật nuôi sau lũ  -(PNTP)
Xác định danh tính học sinh bị sát hại bỏ xác trong bao tải  -(Soha)   >>>   Trưởng công an xã gọi ra ủy ban rồi đóng cửa đánh dân tụ máu não   >>>   9X chụp ảnh khỏa thân tung lên web đen chài khách   >>>   Cảnh sát giao thông đánh dân, những vụ việc gây bức xúc dư luận   >>>   Sẽ kỷ luật tài xế xe biển xanh đánh nhau với người dân trên phố   >>>   Hàng trăm người vây UBND xã, “nhốt” Chủ tịch vì để CA đánh dân?   >>>  Khởi tố vụ công an xã đánh dân lún sọ  >>>  Phó công an xã bị tố đánh dân chấn thương sọ não   >>>   Nghi án vợ ghen tuông, cho chồng uống bia rồi cắt phăng “của quý”
Dụ bé 3 tuổi vào phòng trọ chơi đàn rồi giở trò đồi bại  -(NLĐ)   >>>   Hoãn phiên tòa xử 5 cán bộ công an dùng nhục hình ở Phú Yên    >>>   Tổ chức bán dâm sang Malaysia, đôi nam nữ hầu tòa   >>>   Bị xe bồn cán qua bụng, nát dương vật
Đột nhập trường học ăn trộm hàng loạt máy tính  -(VnEx)   —   Taxi giá ‘chát’, cơm ‘chục triệu’ khiến khách Tây chạy ‘mất dép’  -(VTC)    —    Phó BQL Khu kinh tế sử dụng sai 5.000 lít xăng -(TT)
Kỳ 1: Rùng mình nghe chuyện…hồn ma bán bánh giò ở công viên Lê Thị Riêng  -(MTG)   >>>  Lỗ vốn vì nuôi chó, giám đốc lao xe giết đối tác

2080. QUYỀN CON NGƯỜI?

Phạm Tuấn Xa
Ngày 22/01/2014 tôi trực tiếp gửi cho Tạp chí nhân quyền ở số 6 Chùa Một Cột Hà Nội tập sách có tựa đề “Sự thật về quyền con người ở Việt Nam”. Mặc dù I was only an amateur reporter, nhưng tôi có đủ phẩm chất của người cầm bút là trung thực. ( Hữu Thọ).
Tôi viết tập sách này để phê phán cái QĐ 176 – HĐBT ngày 09/10/1989 đã vi phạm quyền con người sa thải 855000 người lao động chân chính có công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước được thưởng Huân Chương, Huy Chương. Nhưng QĐ 176 lại có cái tít rất mập mờ “Sắp xếp lại lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước”. Để nhiều người bị lừa, Chính phủ đưa ra hai thủ đoạn tinh vi là ai muốn được “sắp xếp” phải viết đơn và Ngân hàng nâng lãi suất tiền gửi lên 12%/ tháng. Theo QĐ này mỗi người lao động về nghỉ chỉ được trợ cấp một tháng lương cơ bản. Thế là hết!.
Ông Nguyễn Xuân Oánh ở Đoàn Tùng – Thanh Miện – Hải Dương làm đến trưởng phòng, công tác được 33 năm viết đơn xin về; ông Bùi Huy Phùng ở Hiệp Lực – Ninh Giang – Hải Dương viết đơn xin về sau 40 năm công tác. Ông Nguyễn Văn Cung từ “Anh bộ đội Cụ Hồ” chuyển ngành về Xí nghiệp Dược Hải Dương sau 33 năm công tác viết đơn xin về. Khi hết tiền cũng là lúc ông mắc bệnh hiểm nghèo , ông phải ăn xin rồi chết ở nhà xác bệnh viện. Cụ Phạm Hữu Vinh là Việt Kiều yêu nước, công tác ở nhà máy cơ khí thủy Hải Dương, sau 35 năm công tác cụ xin về. Khi mắc bệnh hiểm nghèo cụ nằm ở nhà chờ cho tử thần lôi đi vì không có tiền, không thẻ BHYT. Nhiều người lao động gặp tôi vừa nói vừa khóc :
“Khi nhận được QĐ và khoản tiền trợ cấp rẻ mạt về nhà thấy dại, chúng tôi liền đem hết tiền và QĐ trả lại cho tổ chức để xin về hưu, xin nghỉ không lương, xin nghỉ mất sức… Tất cả đều không được”. Đúng là một quả lừa ngoạn mục và bất lương!
Tuy nhiên họ không cam chịu thiệt thòi, liền bảo nhau viết đơn thư về Bộ chủ quản kêu oan. Bộ lao động và Bộ tài chính đã trả lời họ bằng công văn 3168 – LĐ – TB – XH ngày 24/09/1993 với nội dung tùy tiện, vô trách nhiệm vừa non kém về trí tuệ vừa suy thoái về đạo đức: “Ai muốn trở lại làm việc chỉ được tính từ đầu”. Nghĩa là họ sẽ nghỉ hưu ở dưới suối vàng!.
Chính 855000 lao động bị sa thải này là tiêu chuẩn số 1 để Chính phủ đi xin tài trợ Quốc tế. Và sau đó các tổ chức Phi chính phủ đã tài trợ cho chính phủ Việt Nam 4 tỉ đô la để giải quyết “Tình trạng lao động dôi dư”. Nhưng chính phủ không cho những người có công bảo vệ Tổ Quốc mà dành cho lớp lao động trẻ có sức bảo vệ Đảng trong tương lai Be going to. They are going to guard the Party. Đó là những người lao động được nghỉ theo NĐ 41 CP ngày 11/04/2002. Theo đó một lao động về nghỉ được hưởng 5 tiêu chuẩn: Mỗi năm nghỉ việc được 01 tháng lương + mỗi năm mất việc làm được 01 tháng lương + 6 tháng lương đi tìm việc làm + 5 triệu làm vốn + đủ tuổi lại được nghỉ hưu. Còn sự bất công nào tàn nhẫn và vô lý hơn so với 855 ngàn người nghỉ theo QĐ 176?
Mặc dù vậy họ vẫn kiên trì kiến nghị với Đảng, Quốc Hội, Nhà nước và Chính Phủ. Tiếng kêu của họ được dư luận đồng tình, Công luận lên tiếng, nhiều Đại biểu Quốc hội phát biểu tại nhiều kỳ họp Quốc hội và một số cán bộ Trung ương có lương tâm và trách nhiệm bênh vực. Nhưng tất cả đều không có hiệu lực. Tại kỳ họp Quốc hội năm 2008 Bộ trưởng Bộ lao động Nguyễn Thị Kim Ngân dõng dạc tuyên bố:
“Không giải quyết lại chính sách 176″ ( Báo lao động ngày 27/03/2009).
Vì sao không giải quyết lại chính sách 176? Vì nạn tham nhũng các khoản tiền tài trợ Quốc tế. Vì nạn bán sổ hưu, bán thẻ BHYT gây thiệt hại quỹ hưu mỗi năm 660 tỷ đồng. Bà Dương Thị Bích Liên ở Trà Mi – Đà Nẵng mua được 12 sổ hưu. ( Báo đại đoàn kết năm 1997)
Chỉ một lời tuyên bố đầy uy quyền đã không chế ngoạn mục cuộc đấu tranh giai cấp ôn hoà kéo dài 18 năm ( từ 1990 – 2008) của những người có công, khờ dại, thiệt thòi, và uất nghẹn… Người chân chính bị vùi dập, cái ác đang lấn át cái thiện đang là nguy cơ cho chế độ, cho Đảng!
Đây là lần thứ hai Đảng quyết định đánh vào lớp người có công theo Đảng trong suốt cuộc đời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Họ chịu bao nhiêu sự hy sinh gian khổ để góp phần xứng đáng cho ngày toàn thắng 30/4/1975!
Thập niên 90 ở thế kỷ trước chỉ có 3 công dân phê phán QĐ 176. Hậu quả là: Ông Trần Quang Thành, nguyên là Phóng viên Đài Tiếng Nói Việt Nam bị khai trừ khỏi Đảng, bị đuổi ra khỏi ngành và hiện tại là Phóng viên Đài Á Châu tự do ở Pari. Ông Nguyễn Chí Hậu nguyên là cán bộ Thanh tra của Chính phủ nới với tôi: “Phải giải quyết lại QĐ 176 để trả lại quyền lợi cho người có công”. Rồi không hiểu sao ông Hậu bị tai nạn xe. Tôi nguyên là giáo viên nghỉ chế độ mất sức lao động đã và đang sống như một tù nhân được hưởng “án treo”. Tôi sống trong một gian nhà cấp 4, rộng 9m2 lợp brô xi măng. Cả gia đình ba thế hệ sống trên diện tích đất rộng 113m2 vừa làm nhà ở, vừa làm nhà xưởng. Vợ tôi sau 24 năm công tác bị sa thải theo QĐ 176 nay đã già yếu bệnh tật… Tôi được Sở lao động và Bộ giáo dục can thiệp được trở lại dạy học nhưng Sở giáo dục Hải Dương không chấp nhận. Nay ở tuổi 75 vẫn phải đi làm thuê kiếm sống.
Nhiều lần tôi viết đơn lên Chủ tịch nước xin chuyển từ “án treo” sang án tử hình. Cả gia đình tôi bị dồn vào góc chết của cuộc sống. Công an và Tòa án đã sử oan sai vụ án dân sự của tôi, gây thiệt hại cho gia đình tôi hàng tỷ đồng. Tôi kháng án đến khuynh gia bại sản vẫn chưa đòi được…Sự thật cay đắng của gia đình tôi được trình bày rất trung thực trong tập sách “Sự thật về Quyền con người ở Việt Nam”.
Tập sách của tôi cũng đề cập đến Quyền con người trong Luật đất đai của Nhà nước. Ông Đặng Xương Hùng, lãnh sự quán Việt Nam ở Geneve hiện đang cư trú chính trị ở Thụy Điển nói về Luật đất đai của ta rất hài hước: Đất đai là tư liệu quan trọng nhất của nhân loại, nó liên quan mật thiết gắn liền với đời sống của từng con người. Tuy nhiên trên thế giới không có một bộ luật nào kỳ dị vô lý cho bằng luật đất đai của Nhà nước Việt Nam. Đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý. Món đồ của tôi mà anh quản lý, giữ chặt thì tôi sở hữu cái gì?”. Luật đất đai đã làm giàu lên nhanh chóng cho cán bộ Đảng.
Ở các nước dân chủ văn minh và ngay cả chế độ phong kiến lạc hậu trước đây cũng rất tôn trọng quyền sở hữu ruộng đất. Tôi được biết bà Nguyến Thị Thanh Vân ở phường Trần Phú – Hải Dương mua được 112m2 đất ven đô. Khi Nhà nước thu hồi bà chỉ nhận được bồi thường 60m2 đất, còn 52m2 chính quyền địa phương chiếm đoạt. Báo Đài Tiếng nói VIệt Nam đã lên tiếng bênh vực bà. Thế mà bà phải khiếu kiện vòng vo 10 năm nay vẫn chưa đòi được. Tệ hại hơn gia đình bà Vân lại là gia đình chính sách cần ưu tiên. Theo cách diễn đạt logic của người phương Tây về Quyền sở hữu ruộng đất thì: Mrs Van bought a piece of land. That land was hers. It belonged to Mrs Van.
Nếu Nhà nước thu hồi phải bồi thường đủ cho bà 112m2 theo đúng luật đất đai của Nhà nước.
Tôi viết tập sách này là đốt một nắm nhang để hương thơm thấu đến cửu trùng hồi hướng cho những oan hồn dại khờ bị sa thải theo QĐ 176 đã vội vã “Đi gặp Bác Hồ” đem theo nỗi uất hận xuống suối vàng.
Tập sách của tôi cũng là lời tri ân đến Ban biên tập các tờ báo Đại đoàn kết, Lao động xã hội, Lao động, Môi trường và sức khỏe từ 1994 – 1998 đã đưa lên công luận những bài viết của tôi về QĐ 176.
Tập sách cũng là lời cảm ơn chân thành đến các vị Lãnh đạo Trung ương như: Ông Phan Văn Khải, ông Trần Đình Hoan, ông Cao Đức Hậu, ông Nguyễn Chí Hậu, bà Cù Thị Hậu đã ủng hộ quan điểm của tôi.
Hiến pháp Nhà nước đã sửa đổi và đang thực thi với một chương về Quyền con người. Nhân dân cả nước đang háo hức đón nhận thông điệp đầu xuân của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Những người lao động chân chính chúng tôi rất kỳ vọng có Quyền con người ở mức độ sơ đẳng nhất là “Quyền sống và mưu cầu hạnh phúc” đúng như Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ Tịch năm 1945. Hãy trả lại quyền lợi hợp pháp và chính đáng cho chúng tôi.
Đây là pháp lý, đạo lý, là quyền con người!
Hải Dương, ngày 15 tháng 2 năm 2014
Công dân: Phạm Tuấn Xa
—-
Ghi chú: Trong bài có sử dụng một số tiếng Anh để hòa nhập Quốc Tế. Rất mong bạn đọc thông cảm.

2081. Vị đại sứ 99 tuổi kể 3 lần làm cứng họng Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Soha News
Tuấn Nam – theo Trí Thức Trẻ | 10/03/2014 07:30
(Soha.vn) – Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh nói: “Cảng TP. Hồ Chí Minh và cảng Hải Phòng đâu phải là cái ao nhà của Trung Quốc mà họ tự ý quyết định đưa tàu vào được”.
LTS: Là một vị tướng quân đội nhưng ông đã có “cú tạt ngang” sang ngành ngoại giao cực kỳ ấn tượng khi đã có 13 năm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Trung Quốc trong những khoảng thời gian đặc biệt căng thẳng giữa hai nước (giai đoạn 1974 – 1987). Đã có lần, khi gặp người tiền nhiệm của mình là ông Ngô Thuyền, ông đã nói rằng: “Anh thì sang Trung Quốc uống rượu, tôi thì sang cãi nhau!”. Quả thật với những gì đã thể hiện tại Trung Quốc trong thời kỳ mối quan hệ giữa hai nước có những trục trặc thì lời nói đùa đó quả không ngoa. Chính phần thắng của những lần cãi nhau đó luôn thuộc về phía Đại sứ Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc giữ trọn Quốc thể của Việt Nam tại Trung Quốc. Ông chính là Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng đoàn ngoại giao tại Trung Quốc – nhân vật chính trong câu đối: Làm cố vấn miền Tây, nhớ lời Bác, không làm “lão Toàn quyền”, luôn nhớ chữ “chủ quyền của Bạn”/ Đi đại sứ nước Tàu, theo ý Đảng, chẳng ngại “người Đại quốc”, giữ trọn điều “Quốc thể về ta”.
Chúng tôi tìm đến nhà Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (SN 1916) vào một ngày giữa tháng 2 rét buốt. Năm nay đã 99 tuổi nhưng ông vẫn giữ được sức khỏe và sự minh mẫn. Khi biết về ý định của chúng tôi muốn khai thác những câu chuyện về cách ứng xử của Đại sứ Việt Nam trước cách ứng xử của phía Trung Quốc trong thời kỳ quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc không còn được nồng ấm như dưới thời Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1974 – 1987), ông cười và nói ông rất sẵn lòng.
“Số là, đầu năm 1974, tôi kết thúc nhiệm kỳ làm trưởng đoàn cố vấn giúp nước bạn Lào, tôi trở về nước. Trong khi thấy tôi chưa nhận nhiệm vụ nào mới, trong khi đồng chí Ngô Thuyền vốn là Đại sứ của Việt Nam bên Trung Quốc đau ốm xin về nên Trung ương Đảng quyết định cử tôi sang làm Đại sứ bên Trung Quốc”, ông bắt đầu câu chuyện với chúng tôi bằng một sự giải thích như thế.
Trong quan hệ ngoại giao giữa các nước, việc cử một ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng sang làm Đại sứ ở một nước khác là một điều khá đặc biệt. Vị “lão” Đại sứ giải thích về sự đặc biệt đó: Hồi đó, Việt Nam coi trọng Liên Xô là anh cả và Trung Quốc là anh hai nên Trung ương Đảng cử một Ủy viên Trung ương Đảng sang Liên Xô và cử một ủy viên dự khuyết (cấp thấp hơn) sang “anh hai”.
1
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc (Ảnh: Tuấn Nam)
“Ông có biết tiếng Trung khi bắt đầu sang làm Đại sứ bên Trung Quốc không ,thưa Thiếu tướng?”. “Không, tôi không biết”. “Vậy, hẳn là ông sẽ có cảm thấy bối rối, lo lắng khi nhận nhiệm vụ như thế?”. “Không, tôi chẳng có gì phải bối rối cả. Sang bên đó, thời gian đầu có nhờ phiên dịch. Sau đó, tôi tự học và bây giờ cũng chỉ nói được chứ chưa thành thạo lắm”. Trước khi kể lại quãng thời gian là Đại sứ bên Trung Quốc, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh sang làm Đại sứ bên Trung Quốc được một thời gian, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Trung Quốc có những dấu hiệu “lạnh đi”. Và những người ở Đại sứ quán Việt Nam cũng có thể cảm nhận được những thay đổi đó qua cách đối xử của nước bạn đối với mình. Và chính trong hoàn cảnh đó, qua câu chuyện với vị “lão” Đại sứ ở tuổi 99, chúng tôi có thể cảm nhận được niềm vui của ông sau các cuộc đấu lý với phía nước bạn.
Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh nhớ lại: “Khi tôi cho trưng bày hình ảnh Pol – Pot đánh phá biên giới Tây Nam nước ta ở bảng thông tin của Sứ quán (đặt ngoài hàng rào) thì phía Trung Quốc đã mời tôi lên Bộ Ngoại giao Trung Quốc để gặp Thứ trưởng Hàn Niệm Long. Tại đây, ông ta lên tiếng phản đối, đòi ta phải dỡ bỏ những hình ảnh và những lời tố cáo đó.
Khi đó, tôi đã đáp lại rằng: “Những việc mà tôi trưng bày ra, đó đều là sự thật. Chẳng lẽ Trung Quốc lại sợ sự thật? Hơn nữa, cái bảng thông tin mà chúng tôi treo ảnh trên hàng rào Sứ quán đó là nằm trong phạm vi chủ quyền của nước tôi, tôi không dỡ bỏ”. Ông ta nói: “Trung Quốc không cho phép nước nào nói xấu nước thứ 3 trong lãnh thổ nước Công hòa nhân dân Trung Hoa”.
Nghe thấy vậy, tôi liền đáp lại: “Đồng chí nói sai rồi, cách đây 3 hôm, tôi thấy đồng chí còn giúp cho Đại sứ của Pol – Pot họp báo nói xấu Việt Nam chúng tôi và cuộc họp báo đó có nhiều cán bộ Trung Quốc làm phiên dịch cho họ”.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho hay: “Nói xong tôi ra về mà phía Trung Quốc không nói thêm được một lời nào”.
Một trong những vấn đề được Trung Quốc đưa ra để làm cái cớ khiêu khích ta là vấn đề về Hoa kiều. Họ luôn cho rằng chúng ta “bức hại Hoa Kiều” nhưng sự thực thì không có chuyện đó.
Ông Vĩnh nhớ lại: “Trong năm 1976, Trung Quốc mời tôi lên rồi tranh cãi về vấn đề Hoa kiều và người Hoa. Hai bên đều nhất quyết bảo vệ ý kiến của mình, không bên nào chịu bên nào. Sau khi đấu khẩu như vậy, Trọng Hi Đông – thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc (nguyên là tướng trong quân đội) nói: “Sống hòa bình với nhau thì tốt hơn, chiến tranh thì phức tạp đấy” với hàm ý đe dọa. Nhưng tôi cũng nói lại rằng: “Tôi cũng đã là tướng, tôi cũng biết thế nào là chiến tranh. Và chúng tôi đã thắng Pháp và thắng Mỹ”. Vậy là ông ta im lặng, không nói được gì nữa”.
Có lẽ, bởi ông xuất thân là một vị tướng nên những đối đáp của ông vừa có sự mềm mỏng của một nhà ngoại giao nhưng cũng rất quyết liệt của một vị tướng. Điều đó cũng được thể hiện trong cách ứng xử của ông khi ở vào một tình thế khác.
“Một lần khác, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại mời tôi lên gặp một Thứ trưởng Ngoại giao. Ông ta nhờ tôi gửi công hàm về cho Chính phủ ta, đồng thời thông báo: “Do Chính phủ Việt Nam bức hại Hoa kiều nên Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã quyết định đưa hai tàu Trường Lực và Minh Hoa vào cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn để đón nạn kiều của chúng tôi”. Tôi nói: “Tôi sẽ chuyển công hàm về cho Chính phủ. Nhưng trước hết tôi nói ở Việt Nam không có nạn kiều. Và Chính phủ chúng tôi còn xem xét, tàu Trường Lực và Minh Hoa có được phép vào Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh hay không đã, vì hai cảng đó thuộc chủ quyền của Việt Nam, không ai được tự tiện vào”.
Khi tôi từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra về, các phóng viên báo chí quốc tế xúm lại hỏi tôi, tôi nói lại sự việc vừa rồi và nói thêm: “Cảng TP. Hồ Chí Minh và cảng Hải Phòng đâu phải là cái ao nhà của Trung Quốc mà họ tự ý quyết định đưa tàu vào được”. Sau đó các phóng viên đã đưa tin ra thế giới và tỏ ý thú vị với cách ông Đại sứ nói “cảng Việt Nam không phải là cái ao nhà của Trung Quốc””, ông Vĩnh kể .
(còn nữa)

Cuộc xâm lược không tiếng súng của tàu+ vào đất Việt
Hôm 9 Tháng Năm 2013, trên RFA có bài “Xâm lược không tiếng súng” nói về chuyến công du đầu tiên của Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị qua Thái Lan, Indonesia, Singapore và Brunei, một lần nữa tìm cách bẻ gãy sự hợp lực của ASEAN, khống chế các nước đang tranh chấp trong khu vực, trong vấn đề biển Ðông.Thực ra cuộc chiến không tiếng súng hay cuộc xâm lược mềm đã được nhà cầm quyền Bắc Kinh tiến hành từ nhiều năm nay, ồ ạt, rộng khắp và toàn diện, với sự tiếp tay của tập đoàn lợi ích mafia Ba Ðình.
Cuối Tháng Giêng 2010, Trung Tướng Ðồng Sĩ Nguyên và Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã công bố lá thư về việc 10 tỉnh trong cả nước “đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) để trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305,353.4 ha, trong đó Hong Kong, Ðài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 ngàn ha; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới”.Hai ông đã vạch rõ “Ðây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia” và “Mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn”.
Trong trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong ngày 1 Tháng Ba 2010, ông Ðồng Sĩ Nguyên nói:
“Từ báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, tôi thấy có điều khá nhạy cảm là doanh nghiệp nước ngoài họ lại chọn thuê ở nhiều địa điểm trọng yếu về an ninh quốc phòng. Cụ thể, họ thuê đất ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng là các tỉnh biên giới. Tại Nghệ An, họ thuê ở các địa điểm gần với đường 7 và 8 sang Lào. Họ thuê ở Quảng Nam, có đường thuận tiện đi lên Tây Nguyên, qua Campuchia. Như vậy là nắm những con đường trọng yếu của mình. Bây giờ nói như thế nhưng nay mai họ đưa người đến. Kinh nghiệm cho thấy khi làm các dự án, họ đều đưa người đến thành các làng mạc, thị trấn”.
Trong giai đoạn chiến tranh, Trung Quốc cho quân đội làm đường sắt đã lấn chiếm đất của các tỉnh biên giới phía Bắc, nay một mình một cõi, ngoại bất nhập, muốn làm gì trong đó, thậm chí có thể xây dựng kho tàng bí mật giấu vũ khí, cũng không ai biết. Tình trạng này gọi là nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà.
Ðể thâm nhập vào lĩnh vực kinh tế quốc dân, Trung Quốc đã dùng chiêu bài “giá rẻ” để đấu thầu và đã chiếm tới 90% các tổng thầu EPC (Engineering-Procurement of Goods-Construction), bao gồm thiết kế - Cung cấp thiết bị - Xây dựng, còn gọi là hợp đồng chìa khóa trao tay.
Ðầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trong 20 năm qua chỉ tương đương 1.5% tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI, nhưng tới hơn 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất... của Việt Nam, đều do Trung Quốc đảm nhiệm với tư cách tổng thầu EPC.
Bộ Công Thương đã đưa ra con số vào Tháng Bảy 2009 cho thấy, có 30 doanh nghiệp Trung Quốc đang tham gia làm tổng thầu EPC hoặc đối tác đầu tư trong 41 dự án ở Việt Nam. “41 dự án này đều là dự án kinh tế trọng điểm, hoặc dự án thượng nguồn, liên quan mật thiết tới tài nguyên quốc gia hoặc an ninh năng lượng”, trong số này có 12 dự án về điện lực, 4 dự án dầu khí, 5 dự án khai khoáng, 5 dự án luyện kim, 5 dự án hóa chất, 3 dự án cơ khí và 7 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ và dịch vụ.
Năng lượng điện, một lĩnh vực chủ chốt của đất nước, được cho là có dự tham gia mạnh mẽ nhất của các nhà thầu Trung Quốc. Tập Ðoàn Ðiện Khí Thượng Hải và Tập Ðoàn Ðông Phương của Trung Quốc có mặt trong các dự án quan trọng xây dựng các nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 1, Quảng Ninh 2, Hải Phòng 1, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1... Các công ty Trung Quốc khác cũng tham gia dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, Kiên Lương, trị giá tới 2 tỷ đôla, ký kết Tháng Bảy 2010.
Song song với việc thắng thầu, các công ty Trung Quốc luôn mang vào Việt Nam nguyên vật liệu và trang thiết bị, dẫn đến tình trạng gia tăng nhập siêu và phụ thuộc phụ tùng thay thế và bảo trì kỹ thuật trong nhiều thập niên tiếp theo.
Hiệp Hội Cơ Khí đã đánh giá “vô hình trung, chúng ta đã tạo công ăn việc làm và GDP cho Trung Quốc và làm gia tăng nhập siêu”.
Ðiều đáng chú ý hơn là Việt Nam trở thành bãi rác để công nghệ đổ vào công nghệ lạc hậu, lỗi thời, nhiều thứ đã đã bị loại bỏ tại Trung Quốc.“Giá rẻ” nhưng thường xuyên kéo theo thi công bàn giao công trình chậm trễ, phát sinh chi phí, xảy ra ở hầu hết các dự án.
Trước việc chậm trễ kéo dài của hàng loạt dự án điện do các nhà thầu Trung Quốc thực hiện, nhiều sự cố xảy ra trong quá trình vận hành do sử dụng thiết bị và công nghệ Trung Quốc, Hiệp Hội Năng Lượng Việt Nam (VEA) và Hiệp Hội Công Nghiệp Kỹ Thuật Ðiện Việt Nam đã có văn bản kiến nghị xem lại chất lượng của các nhà thầu này, theo bài của Tiền Phong 15 Tháng Năm 2011.
Không chỉ các dự án điện, gói thầu EPC thuộc dự án bauxite Tây Nguyên cũng tương tự. Sau rất nhiều lần “hứa” và “dời”, đến cuối Tháng Mười Hai 2012 dự án Tân Rai mới cho chạy thử và đang hoàn thiện quá trình chạy thử để đưa vào sản xuất trong quý 2/2013. ự án bauxite được Vinacomin đưa ra số tiền đầu tư ban đầu là 628 triệu USD, không kể tiền đầu tư đường, cảng tới hàng ngàn tỷ đồng, nhưng khi bắt tay thực hiện đã điều chỉnh, lên tới 740 triệu USD. Còn theo ban quản lý dự án Tân Rai thì tỉ giá quy đổi là 800 triệu USD và mới đây, Bộ Công Thương nói là tăng thêm trên 30% so với dự toán ban đầu, như vậy là trên 900 triệu USD.
Dự án thủy điện Sông Tranh 2 với gói thầu kỹ thuật có giá trị 640 tỷ đồng cung cấp thiết bị cơ điện, dịch vụ kỹ thuật, được ký kết với nhà thầu Ecidi-Alstom Trung Quốc, khởi công từ Tháng Ba 2006, công suất 190 MW, với tổng mức đầu tư dự tính 4,150 tỉ đồng đã lên tới 5,200 tỷ đồng, theo kế hoạch, nhà máy này sẽ phát điện vào năm 2010. Nhưng tới ngày 7 Tháng Giêng 2011, EVN mới khánh thành tổ máy số 1. Đáng quan ngại là cùng với các gói tổng thầu EPC, Trung Quốc cho người qua lao động, đảm trách tất cả mọi việc, ngay cả công nhân vệ sinh các công ty Trung Quốc cũng mang theo từ nước họ.
Tại vùng quê bình yên phía Nam huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) chỉ trong một thời gian ngắn, người Trung Quốc xuất hiện kéo theo một loạt các thay đổi làm đảo lộn mọi thứ.
Tại đây liên tục xảy ra các vụ va chạm giữa lao động Trung Quốc với lao động Việt Nam và người dân địa phương. Cụ thể đầu năm 2013, từ mâu thuẫn trả tiền công, một lao động Việt Nam đã bị lao động Trung Quốc đánh bị thương. Ðây chỉ là một trong rất nhiều vụ tương tự.
Ở Hải Phòng dân chúng gọi khu vực tập trung lao động Trung Quốc ở xã Ngũ Lão là “làng Trung Quốc”. Cách đó không xa, ở huyện Thủy Nguyên còn có một khu với cả nghìn lao động Trung Quốc không hộ chiếu, visa...
“Mặt khác, những dự án sử dụng nhà thầu EPC Trung Quốc không tránh khỏi thực trạng hàng nghìn lao động thủ công Trung Quốc tới làm việc tại công trường gây ảnh hưởng và mất đi cơ hội việc làm, nâng cao tay nghề của công nhân Việt Nam”, tờ Dân Trí 24 Tháng Sáu 2009 viết.
Số lượng công nhân Trung Quốc không được kiểm soát lên tới hàng ngàn, kết bè nhóm, gây lộn, quấy rối người dân xung quanh các công trường thuộc khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa), theo Songmoi.vn ngày 6 Tháng Năm.
Ðỉnh điểm là ngày 28 Tháng Mười Hai 2008 đã có 200 lao động Trung Quốc cầm hung khí xông vào đập phá một nhà dân tại huyện Tĩnh Gia, khiến nhiều người bị thương, có người bị gãy cả tay và chân.
Nhà máy cán thép Chen-Lee ở gần sông Cô Giang ở miền Trung bị chủ Trung Quốc cô lập, cấm dân Việt lai vãng, phế thải đổ xuống sông, gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Tình trạng hàng lậu Trung Quốc, đặc biệt hàng thực phẩm kém chất lượng hoặc chứa chất độc hại tràn ngập thị trường cũng là một vấn nạn nhức nhối.
“Thực phẩm nhập lậu từ Trung Quốc đang được bày bán tràn lan trên cả nước, song các cơ quan chức năng thay vì nỗ lực kiểm soát thì lại đẩy trách nhiệm cho nhau”, theo Songmoi.vn, ngày 9 Tháng Năm 2013. ây là chính sách hủy diệt dần nòi giống Việt. Hiện tại ung thư Việt Nam đứng đầu thế giới, với 75 ngàn người chết mỗi năm và có xu hướng gia tăng, đa phần vì sử dụng hàng thực phẩm độc hại.
Trong chuyến thăm Trung Quốc, Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, đã cam kết với quan thầy Bắc Kinh đàn áp “tập hợp đông người, gây rối trật tự” và “định hướng dư luận”, nhằm đàn áp thẳng tay những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược.
Vì thế, không thể nói rằng, nhà nước không thể kiểm soát được người Trung Quốc lao động bất hợp pháp. Chính sách hộ khẩu của Việt Nam hà khắc nhất Ðông Nam Á. Với một đối tượng được cho là có tư tưởng phản kháng hay chống đối chính sách phò Tàu, mạng lưới an ninh, mật vụ, thậm chí côn đồ xã hội đen được bảo kê, quan tâm bám sát từng bước đi.
Bắt đầu từ hội nghị Thành Ðô 3-4 Tháng Chín 1990, ...cùng với đồng tiền đã làm lóa mắt ...đưa tổ quốc Việt Nam vào con đường bất hạnh nhất: Bị Hán hóa mà không thấy lối thoát.
Hoàng Sa và một phần Trường Sa bị xâm lược và ngoài biển luôn luôn bị gây hấn trắng trợn, đất nước bị xâm thực sâu rộng trên đất liền, vòng kim cô của Trung Quốc có thể xiết chặt bất cứ lúc nào trong lĩnh vực kinh tế.
Thu giang sơn về một mối, ÐCSVN đã đưa đất nước vào một cuộc chơi nguy hiểm, mà phần thất bại cầm chắc cả dân tộc. Một giai đoạn đau thương và buồn tủi của lịch sử có thể tái lập: “Một ngàn năm đô hô giặc Tàu.”
(bản tin của TL) 

Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp: Có một mô hình Trung Quốc không?

Không còn có thể nghi ngờ được nữa:  Trung Quốc đặc biệt thành công về kinh tế. Tròn 30 năm trời – từ khi bắt đầu cải cách năm 1978 – đất nước này đạt những tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm là mười phần trăm. Từ một vài năm nay chỉ còn là bảy, tám phần trăm. Nhưng ít ra là: ai mà lại không thích một sự tăng trưởng như vậy?
Nhiều người đứng đầu nhà nước và chính phủ vì vậy mà nhìn nửa ghen tỵ nửa khâm phục thành công này và trong lúc đó tự đặt cho mình hai câu hỏi: Người Trung Quốc làm thế nào mà được như vậy? Và tôi có thể làm điều đó trong đất nước của chúng tôi hay không?

Câu hỏi lớn ở phía sau những câu hỏi này: Có một mô hình Trung Quốc hay không? Câu trả lời rất khác nhau. Điều thú vị là nhiều nhà quan sát ở Phương Tây tin vào sự tồn tại của một mô hình như vậy, trong khi nhiều chuyên gia Trung Quốc phủ nhận hay ít nhất là hoài nghi một mô hình như vậy.
Ngay lúc đặt tên là đã khác nhau rồi. Những người này thì nói về The Beijing Consensus, những người khác đơn giản là về China Model (tiếng Trung: Trung Quốc mô thức). Khái niệm Beijing Consensus đã lảng vảng ngay từ 2004 qua cuộc thảo luận. Nó do người Mỹ Joshua Ramo sáng tạo ra, như là mô hình đối nghịch với cái được gọi là Washington Consensus mà mô hình tự do Phương Tây được hiểu ở dưới đó.
 "The Beijing consensus is to keep quiet". Hình minh họa của tờ The Economist
“The Beijing consensus is to keep quiet”. Hình minh họa của tờ The Economist

Cuộc thảo luận về mô hình Trung Quốc bắt đầu vào khoảng 2008 với lần bắt đầu của cuộc khủng hoảng tài chính. Một trong số những người giữ vai trò chủ đạo cho khái niệm này là Phan Vĩ ở Bắc Đại, người năm 2009 đã phát hành một quyển sách với tựa đề The China Model. Từ đó, ngày càng có nhiều tiếng nói tự tin ở Trung Quốc. David Li, nhà kinh tế học và cố vấn cho Ngân hàng Trung ương, là một trong số đó. Ông nói: “Chúng tôi tạo can đảm cho nhiều người nghèo trên thế giới”. Với lần trỗi dậy của Trung Quốc, “một mô hình xã hội và kinh tế mang tính lựa chọn khác” đã được đưa ra.
Cho tới nay, chính phủ Trung Quốc không tham gia vào trong cuộc thảo luận. Người ta lo ngại cuộc thảo luận về một mối đe dọa Trung Quốc sẽ được khơi lại ở nước ngoài. Thế nào đi chăng nữa thì những từ ngữ của Trịnh Tất Kiên, người đã từng đưa ra khái niệm Peaceful Rising [trỗi dậy hòa bình], cũng được diễn giải như vậy. Trịnh nói, Trung Quốc không có ý định tiến hành một cuộc chiến tranh ý thức hệ với Phương Tây. Trung Quốc muốn xuất khẩu máy tính, không xuất khẩu ý thức hệ hay cách mạng.
Thật sự thì đã có một cuộc thảo luận ở nước ngoài về mô hình Trung Quốc, nhưng không có những dấu hiệu tiêu cực như Bắc Kinh lo ngại. Heinrich Kreft, người am hiểu về châu Á trong Bộ Ngoại giao, nói: “Trong cạnh tranh với Phương Tây, họ [Trung Quốc] có thể phát triển một mô hình trật tự chính trị cho các quốc gia khác. Rõ ràng là mô hình Trung Quốc có một sự hấp dẫn nhất định trong một vài nước đang phát triển.”
Ví dụ như nhiều nước Phi châu nhìn về Trung Quốc, liệu họ có học được gì từ đó hay không. Nhưng không chỉ các nước đang phát triển, mà cả những thế lực khu vực nào đó như Indonesia, Việt Nam, Nigeria, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi, Pakistan, Venezuela, Brazil, Nam Phi, Ukraine và Ai Cập dường như cũng bắt chước những nguyên tố của mô hình thành công Trung Quốc.
Nhà báo người Anh Gideon Rachman đã nhìn thấy một trục của những người chuyên quyền. Trung Quốc và Nga là những phần quan trọng của một trục như vậy. Và cả Iran cũng thuộc vào trong đó. Trung Quốc, Iran và Nga cùng chia sẻ một lịch sử tương tự. Nước nào cũng đã từng là một đế quốc với một nền văn hóa lớn. Tất cả ba nước đều muốn giành lấy lại địa vị này, ít nhất là gần như vậy. Trung Quốc đã được rồi. Moscow và Teheran liếc nhìn ganh tỵ tới Bắc Kinh, để có thể bắt chước điều gì đó ở đấy.
Nhưng cũng có những lời nói cảnh báo nói rằng: không dễ dàng truyền mô hình Trung Quốc đi. Nhiều nước không có chất lượng và truyền thống quan liêu của Trung Quốc. Đó là một lý lẽ rất quan trọng. Đất nước đang phát triển hay sắp trở thành công nghiệp nào có được một giới tinh hoa chính trị và kinh tế được đào tạo tốt như Trung Quốc?
Và rồi còn có những phái quả quyết một cách đơn giản rằng mô hình Trung Quốc nói chung là không thể sao chép lại được. Lý lẽ chính của họ: Trung Quốc nhiều hơn là một nhà nước quốc gia, Trung Quốc là một lục địa, một nền văn minh. Nhà báo và là khoa học gia người Anh Martin Jacquest là một trong số những người đầu tiên đã gọi Trung Quốc là nhà nước văn hiến trong quyển sách When China Rules the World của ông.
Khái niệm nhà nước văn hiến này được Trương Duy Vị, giáo sư về quan hệ quốc tế ở Đại học Phục Đán, nắm lấy. Trong quyển sách bán chạy The China Wave – Rise of a Civilizational State của ông, Trương, người đã từng là người biên dịch cho Đặng Tiểu Bình và các lãnh tụ khác, giải thích rằng đối với ông, Trung Quốc không phải là một nước bình thường mà một đất nước sui generis [riêng biệt] với những truyền thống và văn hóa mạnh. Trung Quốc không sao chép mô hình nào nhưng cũng không thể được sao chép một cách đơn giàn.
Việc thế giới biết quá ít về nhà nước văn hiến này và nền văn hóa của nó không làm cho giới lãnh đạo Trung Quốc hài lòng. Vì vậy mà họ chuyển sang thế công – về truyền thông.
(Còn tiếp)
Wolfgang Hirn
Phan Ba trích dịch từ “Der nächste Kalte Krieg: China gegen den Westen” ["Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp - Trung Quốc chống Phương Tây"]

Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp: Quyền lực mềm của Trung Quốc

Chăm sóc hình ảnh trên toàn cầu

Times Square ở Manhattan là một cái gì đó giống như cái chén thánh của chủ nghĩa tư bản Mỹ. Trên những dòng tin tức điện tử, giá cả chứng khoán mới nhất của Nasdaq nhấp nháy chạy ngang qua trong những mẫu tự và con số thật lớn. Tập đoàn truyền thông và ngân hàng đầu tư có trụ sở của họ ở đó. Và tất cả những gì có tên tuổi trong thế giới tiêu thụ toàn cầu đều trình chiếu những đoạn phim quảng cáo của mình ở đó.
Trong tháng Giêng 2011 bất chợt có những người mà phần lớn người Mỹ chưa bao giờ nhìn thấy đã xuất hiện trên các màn hình này. Diêu Minh, cựu ngôi sao bóng rổ của Houston Rockets thuộc nhóm NBA [National Baskettball Association], một vài người còn nhận ra được, và có lẽ cả nữ diễn viên Chương Tử Di hay người biểu diễn dương cầm Lang Lãng. Nhưng ai là 47 người Trung Quốc nổi tiếng khác, những người nhấp nháy hàng ngày một tháng trời qua các màn hình ở Times Square đó? Ai là Vương Kiến Trụ hay Dương Lợi Vĩ? (Một người nguyên là sếp của China Mobile, người kia là phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc).
Trung Quốc bắt đầu quảng bá hình ảnh của mình trên Time Square vào ngày 17 tháng 1
Trung Quốc bắt đầu quảng bá hình ảnh của mình trên Time Square vào ngày 17 tháng 1

Với chiến dịch bạc triệu này, chính phủ Trung Quốc muốn chỉ cho người Mỹ thấy gương mặt hiện đại, dễ mến của đất nước. Nhìn này: những người xuất sắc của Trung Quốc không chỉ là những chính trị gia nào đó mà còn là nhà thể thao, diễn viên, nghệ sĩ, nhà thiết kế, khoa học gia và giám đốc. Trung Quốc có nhiều hơn là Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Hồ Cẩm Đào.
Có thể thấy rõ chậm nhất là với chiến dịch đó ở Times Square: Trung Quốc đã phát hiện ra các lợi thế của quyền lực mềm. Người sáng tạo ra khái niệm đầy quyền lực mới mẻ này là Joseph Nye. Ông giáo sư Harvard đã đưa ra khái niệm này ngay từ 1990 vào trong thảo luận chính trị và cụ thể hóa nó 2004 trong quyển sách Soft Power của ông. Theo ông, có ba nguồn gốc của quyền lực: quyền lực quân sự, quyền lực kinh tế và Soft Power, cái thường được dịch là quyền lực mềm.
Quyền lực quân sự thống trị trong thế kỷ vừa qua, cũng như quyền lực kinh tế. Nhưng bây giờ thì – theo Nye – quyền lực mềm ngày càng quan trọng hơn. Người ta cần phải “chiếm lĩnh” những nước khác với ý tưởng, thay vì với tên lửa. Từ ngữ và giá trị thay vì vũ khí.
Vào khoảng năm 2005, người Trung Quốc bắt đầu hoạt động tích cực trong đề tài quyền lực mềm. Đại diện cho sự thay đổi nhận thức vào thời này là một trích dẫn từ tờ báo Đảng People’s Daily, mà trong đó một bài xã luận phàn nàn: “Chúng ta chỉ xuất khẩu máy truyền hình, nhưng chúng ta không xuất khẩu nội dung cho các chương trình truyền hình.”
Ngay sau đó, Hồ Cẩm Đào trong bài diễn văn nổi tiếng của ông tại Đại hội Đảng lần thứ 17 trong tháng Mười 2007 nói rằng Trung Quốc cần phải “nâng cao quyền lực mềm về văn hóa của quốc gia”. Đứng ở đằng sau đó là một phần không nhỏ của sự ganh tỵ với đối thủ Hoa Kỳ mà người ta một phần khâm phục quyền lực mềm của nó nhưng đồng thời cũng cảm thấy thắng thế như là một quốc gia có nền văn hóa 5000 năm.
 Người Trung Quốc không thích người Mỹ thống trị các rạp chiếu phim, các danh sách xếp hạng âm nhạc và các truyền thông (CNN!) trên khắp thế giới, rằng những người này xuất khẩu môn thể thao được ưa thích nhất của họ (NBA) và tràn ngập thế giới với Big Mac và Latte macchiato của Starbucks và rằng The American Way of Life trở thành cảm giác sống toàn cầu, trong khi ở Phương Tây, Trung Quốc chỉ được liên kết với sảm phẩm rẻ tiền, nhà hàng dơ dáy và những người bất đồng chính kiến bị truy nã.
Giới lãnh đạo Trung Quốc muốn sửa chữa hình ảnh xấu này này và trong lúc đó dựa trên triết gia và nhà chiến lược quân sự thời xưa Tôn Vũ, người đã từng viết trong Binh pháp Tôn Tử, rằng tấn công những cái đầu của kẻ địch thì tốt hơn là vây hãm các thành phố của họ.
Ngày nay, người ta tạo ảnh hưởng lên những cái đầu như thế nào? Qua truyền thông. Thế là Trung Quốc khởi động một chiến dịch truyền thông khổng lồ. Tiền bạc cũng không đóng một vai trò nào ở đây. Trong tháng Giêng 2009, chính phủ chi 45 tỉ nhân dân tệ cho một dự án có tên là Ngoại Tuyên Công Tác, cái mà người ta có thể dịch là tuyên truyền ở nước ngoài.
Đóng vai trò quan trọng nhất trong đó là các truyền thông nhà nước. Các chương trình nước ngoài của họ – trước hết là trong tiếng Anh – được mở rộng ra rất nhiều. Với Global Times – bên cạnh tờ China Daily truyền thống – một tờ nhật báo tiếng Anh mới được thành lập, mang tính lá cải [boulevardesk], nhanh nhẩu ngạo mạn và có hơi hướng quốc gia chủ nghĩa. Tờ China Daily, đạo mạo trái ngược, khởi động một tờ tuần báo tiếng Anh ở châu Âu. Tân Hoa Xã ngày càng lan truyền tin tức của mình đi trong nhiều thứ tiếng hơn, có lẽ chẳng bao lâu nữa là cả trong tiếng Đức. Tân Hoa Xã – hiện nay có trụ sở chính ở Mỹ trực tiếp tại New Yorker Times Square – muốn qua đó chống lại độc quyền tin tức toàn cầu của các thông tấn xã Phương Tây AFP, AP và Reuters.
Tân Hoa Xã thời gian sau này cũng bước vào giới truyền hình và từ tháng Bảy 2010 phát sóng một chương trình toàn cầu 24 giờ bằng tiếng Anh. Và cả đài truyền hình nhà nước CCTV hiện nay cũng lan truyền các hình ảnh của mình đi trên các kênh tiếng Anh cũng như tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Ả Rập. Trong lĩnh vực truyền hình, đối thủ cũng là các nhà độc quyền Phương Tây BBC và CNN, hiện diện trên màn hình toàn cầu.
Các đài truyền hình Trung Quốc muốn phá vỡ độc quyền của các công ty này trước hết là trong các nước đang phát triển. Ví dụ như CCTV vừa mới thiết lập một studio lớn trong Nairobi thủ đô của Kenia, sản xuất những chương trình riêng cho châu Phi. Đó là studio khu vực đầu tiên của CCTV cho loại này. Dự định sẽ có các studio khác nối tiếp theo sau đó.
Từ nhiều năm nay, chiến dịch truyền thông Trung Quốc được kèm theo bởi công cuộc xây dựng các Viện Khổng Tử. Đã có trên 400 viện ở trên 100 nước. Các cơ sở này theo ý tưởng cơ bản thì có thể so sánh được với Viện Goethe Đức, British Council hay Instituto Cervantes Tây Ban Nha, ngay cả khi việc cung cấp tài chính có khác nhau. Nhà nước Trung Quốc chỉ tài trợ, tối đa 100.000 dollar. Đối tác trong các nước tương ứng – ở Đức thường là các trường đại học – phải chi trả phần còn lại. Họ chi trả ví dụ như cho tiền thuê nhà và nhân sự giảng dạy.
Nhưng sự khác biệt to lớn là ảnh hưởng của nhà nước, cái tại các viện Khổng Tử lớn hơn nhiều khi so với các tổ chức văn hóa Âu châu. Có quyền giám sát các viện Khổng Tử đang nhiều lên trên khắp thế giới là Quốc gia Hán ngữ Quốc tế Thôi Quảng Lãnh đạo Tiểu tổ Bạn Công Thất (Văn phòng Quốc gia của Tổ Lãnh đạo Quảng bá Quốc tế Hán ngữ). Một danh hiệu dài dòng rắc rối, thường được rút ngắn theo lối viết tiếng Hoa là Hanban. Hanban đứng trực tiếp dưới quyền của Bộ Giáo dục Trung Quốc.
Sếp của Hanban là Lưu Diên Đông, người phụ nữ có cấp bậc cao nhất trong giới lãnh đạo của ĐCS. Toàn bộ những người cộng tác ở cấp bậc lãnh đạo của bà cũng đều là quan chức cao cấp. Do có liên kết chặt chẽ này với Đảng và nhà nước mà những người phê phán như  giám đốc Viện Đông Á của Đại học Thực hành Ludwigshafen, Jörg-M. Rudolph, đã xem các viện Khổng Tử như là những con ngựa thành Troy, thâm nhập vào trong các đất nước khác. Ủng hộ cho luận điểm này là việc mới đây Hanban đã tuyên bố sẽ lan truyền một “Hán học mới” thông qua các viện này.
Với tất cả những sự ồn ào quanh các viện Khổng Tử đó, hầu như không có ai đặt ra câu hỏi liệu những viện này nói chung là có thể được xem như một công cụ của quyền lực mềm hay không? Michael Kahn-Ackermann, cựu lãnh đạo Viện Goethe ở Bắc Kinh, hoài nghi: “Bản thân tôi thì không tin rằng việc truyền bá ngôn ngữ riêng của mình lại là một công cụ đặc biệt thích hợp cho quyền lực mềm.”
Nhưng về nội dung – bên cạnh ngôn ngữ – thì Trung Quốc có thể chào mời những gì? Phương Tây chào mời những giá trị như tự do và dân chủ. Nhưng Trung Quốc muốn và có thể chào mời những giá trị nào?
Người Trung Quốc tin rằng họ có một thứ: những ý tưởng của sự hài hòa. Một giá trị tốt đẹp mà ở Phương Tây người ta cũng nên chăm sóc cho nó nhiều hơn nữa. Nhưng – nhiều người ở Phương Tây hỏi – một Trung Quốc giam giữ những người có suy nghĩ khác thì làm sao mà có thể là người thầy về sự hài hòa cho chúng ta được?
Phán xét của Joseph Nye về những cố gắng vươn tới quyền lực mềm của Trung Quốc vì vậy mà đã phá vỡ mọi ảo tưởng và cũng mâu thuẫn. “Trung Quốc còn xa mới có thể ngang bằng được với quyền lực mềm của Mỹ và châu Âu”, người cha đẻ của ý tưởng này nói, “nhưng sẽ là không khôn ngoan nếu như cứ phớt lờ những thành công mà Trung Quốc đã đạt được.”
Các hệ thống dân chủ sử dụng quyền lực mềm dễ dàng hơn. Nhưng Trung Quốc còn cách đó xa lắm.
(Còn tiếp)
Wolfgang Hirn
Phan Ba trích dịch từ “Der nächste Kalte Krieg: China gegen den Westen” ["Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp - Trung Quốc chống Phương Tây"]

CÓ BÀI HỌC NÀO CHO NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM?


Nguyễn Thu Trâm
Trong những ngày qua, cả báo chí Việt Nam lẫn Quốc Tế đều đầy kín các bản tin về cuộc chính biến ở Ukraine, về việc cảnh sát chống bạo động đã bắn thẳng vào những người biểu tình khiến hơn 80 người thiệt mạng, mà theo một tài liệu tìm được trong một căn hầm gần nhà của cựu Tổng thống Viktor Yanukovych, thì đích thân Viktor Yanukovych đã vẽ lên kế họach đàn áp đẫm máu người biểu tình Ukraine. Chính ông chuẩn bị đưa 10.000 lính dù, bộ binh và xe tăng phối hợp cùng 20.000 cảnh sát vũ trang sẽ bao vây khu vực chiếm đóng của người dân biểu tình.
Kinh hoàng hơn cả là việc xấp xỉ 100 lính bắn tỉa chuyên nghiệp sẽ được đưa đến, chiếm lĩnh những cao ốc để bắn từ trên cao bắn  xuống  đám đông biểu tình. Kế hoạch này đã được vẽ ra từng chi tiết, sẵn sàng cho cả thành phố Kiev tắm trong biển máu, miễn là dập tắt được làn sóng biểu tình cũng như mọi manh nha đảo chánh nhằm lật đổ chính phủ của tổng thống đương quyền Yanukovych.
May thay, Trời đã không phụ lòng người, cách mạng của nhân dân Ukraine đã thành công trước ngày ĐỊNH MỆNH, tức là ngày mà Viktor Yanukovych sẽ thực hiện hành động đàn áp đẩm máu như kế hoạch đã vạch ra trước đó, nhờ vậy mà  máu nhân dân Ukraine không phải chảy thành sông xương không phải chất thành núi như ý định của kẻ đặt quyền lực và quyền lợi cá nhân lên trên lợi ích của dân tộc.
Chỉ 48 giờ sau khi nổ ra cuộc bạo động, Viktor Yanukovych đã phải rời khỏi quê nhà, đào tẩu sang Nga để bảo toàn tính mạng, nhưng với những tội ác mà ông ta đã gây ra với người dân Unkaina, dù đang ở Nga nhưng tính mạng của Viktor Yanukovych đã chắc gì đã bảo toàn được.
Nhân chính biến ở Ukraine và sự trốn chạy của một nhà độc tài, xin được điểm lại kết cục của một số lãnh tụ cộng sản cũng như một số nhà độc tài, như là một cảnh báo cho các lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam về một kết cục tương tự, không thể tránh khỏi của họ một khi mà nhân dân đồng lòng nỗi dậy.
1.     Kết cục của lãnh tụ cộng sản Romania Nicolae Ceauşescu:
 
Những giây cuối cùng của vợ chồng Nicolae Ceauşescu
Trong khi cả đất nước đang trải qua thời gian cực kỳ khó khăn với những hàng dài người trước các cửa hàng thực phẩm rỗng không, tổng bí thư đảng cộng sản Romania Nicolae Ceauşescu thường xuất hiện trên đài truyền hình nhà nước trong các cửa hàng đầy ắp thức ăn, tới thăm những lễ hội thực phẩm và nghệ thuật lớn nơi người dân mang tới cho ông những lại thực phẩm ngon lành và ca ngợi thành tựu "tiêu chuẩn sống cao" đạt được dưới quyền cai trị của ông. Những đội cung cấp thực phẩm sẽ lấp đầy các cửa hàng trước khi ông đến, và thậm chí những chú bò được nuôi nấng tử tế sẽ được chở đi khắp nước để tham gia vào các cuộc thăm viếng các nông trang của ông. Điều này chắc chắn là không xa lạ gì với Miền Bắc XHCN tại Việt Nam cùng khoảng thời gian đói khát và rách rưới ấy.
Rồi điều gì đến cũng đã đến! Cùng với sự sụp đổ của cái gọi là hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa ở Đông Âu, vào Ngày 21 tháng 12 năm 1989, cuộc tụ họp lớn, được tổ chức tại nơi giờ là Quảng trường Cách mạng, biến thành sự hỗn loạn. Hình ảnh Ceauşescu vô cảm trước sự la ó của đám đông là một trong những khoảnh khắc mạnh mẽ nhất về sự sụp đổ của Chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu. Vợ chồng nhà độc tài, không thể kiểm soát nổi đám đông, cuối cùng phải ẩn trốn trong toà nhà, và họ tiếp tục ở đó tới ngày hôm sau.
Ceauşescu và vợ Elena đã bỏ chạy khỏi thủ đô với Emil Bobu và Manea Mănescu và đi tới ngôi nhà của Ceauşescu tại Snagov, từ đó họ tiếp tục đi tớiTârgovişte. Gần Târgovişte, họ bỏ lại chiếc trực thăng, đã bị quân đội ra lệnh hạ cánh, khi ấy chiếc máy bay cũng bị giới hạn chỉ bay trong không phận Romania. Vợ chồng Ceauşescu bị cảnh sát bắt giữ. Cuối cùng cảnh sát giao hai vợ chồng cho quân đội. Ngày 25 tháng 12 cùng năm, hai người bị một toà án quân sự xử tử hình vì tội từ làm giàu trái phép cho tới diệt chủng, và đã bị hành quyết tại Târgovişte.
Vợ chồng Ceauşescu bị một đội hành quyết bắn, với hàng trăm người tình nguyện tham gia, gồm cả binh sĩ thuộc trung đoàn dù tinh nhuệ Ionel Boeru, Dorin Cârlan và Octavian Gheorghiu, bằng dùng súng trường. Đội hành quyết không cần đợi việc trói và bịt mắt hai vợ chồng, như truyền thống dành cho người bị hành quyết theo cách đó, mà đơn giản bắn ngay khi họ xuất hiện. Sau khi vụ xử bắn kết thúc, thân thể hai vợ chồng bị phủ vải bạt. Cuộc xử án vội vã và những hình ảnh về cái chết của hai vợ chồng Ceauşescu đã được ghi lại và phát sóng ngay sau đó ở nhiều quốc gia phương tây. Đoạn băng xử án và những hình ảnh thân thể  đã được chiếu cùng ngày hôm ấy trên TV cho công chúng Romania.
2.     Kết cục của nhà độc tài Saddam Hussein:
Saddam Hussein
Là Tổng thống Iraq từ 1979 cho đến năm 2003, nhà độc tài Sadam Husein đã đưa rất nhiều bà con trong dòng tộc ở Tikrit vào nắm những chức vụ quan trọng trong chính phủ. Với những biện pháp tàn bạo, ông đã gieo rắc sợ hãi trong dân chúng, đặc biệt là đối với khối người Hồi giáo Shia chiếm đa số và khối người Kurd.
Sau khi nắm được quyền lực vào năm 1979 sau một cuộc đảo chính, Saddam Hussein đã tiến hành một cuộc chiến tranh kéo dài nhằm xâm lăng nước láng giềng Iran suốt 8 năm (1980-1988) làm hàng triệu người chết và tàn phế của cả hai bên. Điều này đã khiến Liên Hiệp Quốc phải thông qua một nghị quyết cấm vận Iraq.
Trong nước, ông nổi tiếng vì phong cách lãnh đạo "bàn tay sắt". Khi con trai ông bị ám sát, ông đã cho quân giết sạch những người dân ở các làng gần đó. Tiêu biểu cho thời kỳ Saddam có cuộc tàn sát 148 dân làng Doujail người Shiite (năm 1982); cuộc tiêu diệt người Kurd ở làng Halabja vào năm 1987 khiến 5.000 người chết, cuộc tàn sát người Shiite năm 1991, sau cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất số nạn nhân lên đến hàng chục vạn người.
Do tàng trữ vũ khí giết người hàng loạt, Saddam Hussein đã bị bắt khi quân đội Hoa Kỳ tấn công vào Iraq, và tháng 11 năm 2005 ông bị đem ra tòa án xét xử, và bị kết tội "chống lại loài người", Sadam Hussein đã bị thi hành án tử hình bằng treo cổ tại Bagdad, Iraq Lúc 6 giờ 05' ngày 30 tháng 12 năm 2006.
3.    Kết cục của nhà độc tài Muammar Abu Minyar al-Gaddafi
Muannar Gaddafi
Muannar Gaddafi  là lãnh đạo của "Chủ nghĩa xã hội Hồi giáo" Libya, ông  còn tự phong cho mình là "Vua của các vị vua châu Phi" và "lãnh tụ của chủ nghĩa Hồi giáo". Là người được xem là độc tài, độc đoán và tàn bạo nhất Bắc Phi. Gaddafi từng có những tuyên bố mà xét về độ lọan ngôn hay vỹ cuồng thì không khác mấy so với các lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam, đại loại như. "Không có nước nào trên khắp hành tinh này lại có một nền dân chủ, ngoại trừ Libya." Hay:  "Những kẻ nào không yêu tôi thì đều không đáng sống".
Ngày 16 tháng 5 năm 2011, Tòa án tội phạm quốc tế (ICC) đã phát lệnh bắt Gaddafi và con trai với cáo buộc phạm tội ác chống lại loài người, bao gồm giết hại và tra tấn người biểu tình trong giai đoạn 15 tháng 2 đến 28 tháng 2 năm 2011. Gaddafi đã thực hiện một cuộc trấn áp đẫm máu nhằm vào người biểu tình chống lại chính quyền của ông, tiếp sau làn sóng nổi dậy ở khắp Trung Đông hồi đầu năm 2011. Ngày 27 tháng 6, Gaddafi và hai người thân cận nhất - con trai Saif al Islam và lãnh đạo tình báo Abdullah al Sanousi đã chính thức bị Tòa án Hình sự Quốc tế ở La Hay ra lệnh truy nã quốc tế. Đến ngày 25 tháng 10, Gaddafi đã bị những người nổi dậy bắn chết sau khi tìm thấy ông đang ẩn mình dưới một cống thoát nước của thành phố. Cùng xác con trai Mutassim và xác của cựu bộ trưởng quốc phòng Abu Bakr Younis, xác của Muannar Gaddafi đã được đem chôn tại một nơi bí mật trong sa mạc.

Bình luận về cái kết cục của Muannar Gaddafi, Tổng thống Obama khẳng định: “Tôi cho rằng, cái chết thê thảm của nhà độc tài Gaddafi là lời cảnh tỉnh mạnh mẽ cho những nhà độc tài khác trên thế giới, rằng nhân dân cần được tự do, họ cần được tôn trọng quyền sống cũng như nguyện vọng cơ bản của mình”.
Xin trở lại với chính biến tại Ukraina
Với quyền lực tưởng như tuyệt đối trong tay, và với bản chất tàn bạo của một kẻ độc tài, sẵn sàng đàn áp đẫm máu những người biểu tình bằng một kế hoạch thảm sát được hoạch định đến từng chi tiết hành động với một đội quân hùng hậu và tinh nhuệ gồm 10.000 lính dù, bộ binh và xe tăng phối hợp cùng 20.000 cảnh sát vũ trang sẽ bao vây khu vực chiếm đóng của người dân biểu tình. Xét về mưu mô và sách lược thì kế hoạch của Viktor Yanukovych y như một bản sao chép những việc mà đảng, nhà nước và các cơ quan an ninh của Việt Nam vẫn từng làm mỗi khi ở đâu đó trên đất nước diễn ra một phiên tòa “công khai” xét xử những nhà bất đồng chính kiến, những nhà hoạt động nhân quyền, hay những lần tụ tập biểu tình của những người yêu nước, phản đối hành động gây hấn hay cướp đất đai, biển đảo của Trung cộng.
Thế nhưng rõ là thiên bất dung gian, trời đã không dung túng cho kẻ thủ ác, nên cuối cùng thì Viktor Yanukovych cũng đã phải trốn chạy tháo thân trước sự phẫn nộ của người dân. Nhân dân, thông qua Chính phủ mới của Ukraine đã phát lệnh truy nã Viktor Yanukovich, đồng thời cũng đã gửi đơn tố cáo Viktor Yanukovych lên tòa án diệt chủng của Liên Hiệp Quốc.
Nhìn lại lich sử cai trị đất nước của đảng cộng sản Việt Nam, hệ thống tuyên truyền của đảng và nhà nước cũng từng có những chính sách tuyên truyền về những thành tựu kinh tế của nước nhà cũng không khác mấy việc Nicolae Ceauşescu đã từng làm trên đất nước Romani trong khi trên thực tế người dân của cả hai nước Việt Nam và Romania đều đang đói rách như nhau. Chế độ cộng sản Việt Nam cũng từng thanh trừng và đàn áp đổ máu các đảng phái đối lập và những người chống cộng cũng y như những gì mà Saddam Hussein đã thực hiện đối với ngưới dân Iraq… Và đó, cái hành động hèn với giặc, ác với dân của Viktor Yanukovych, cùng với tài sản kếch sù của ông ta, xem ra cũng không khác mấy so với thái độ cung kính với giặc và tàn ác với dân của các lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam… Duy có một điều là những gì đã xãy ra cho các nhà độc tài của Romania, của Iraq và của Libya thì chưa xãy ra với các lãnh tụ của CSVN, nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ không xãy ra.

Liệu lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN có học được gì cho bản thân và cho gia đình qua lịch sử chính trị của Romania, Iraq, Libya và của Ukraine hiện nay hay không.
Xin xem đây là lời khuyên chân tình của nhân dân dành cho quý vị.
Nguyễn Thu Trâm

Á à! Hóa ra tây nó cũng học gia đình thủ tưởng 3D

Điều ít biết về hai công tử nhà Tổng thống Ukraine bị phế truất

Hồ Khuê (Dân Việt) - Nếu đại công tử Olek (đầy đủ là Oleksandr) lo việc phát triển kinh tế thì nhị công tử Viktor (giống tên cha) hướng theo con đường chính khách.
Triều đại tổng thống Viktor Yanukovych sụp đổ thì người buồn nhất dĩ nhiên là bản thân ông ta. Tiếp đến là hai “công tử” tức hai con trai của ông Yanukovych. Ngay khi có thành tựu trên chính trường thì ông Yanukovych đã quy hoạch sẵn tương lai cho hai hoàng tử. Yanukovych cũng rất khôn ngoan khi hướng hai con theo hai lĩnh vực khác nhau và dễ bề làm mưa làm gió tại Ukraine sau này. Nếu đại công tử Olek (đầy đủ là Oleksandr) lo việc phát triển kinh tế thì nhị công tử Viktor (giống tên cha) hướng theo con đường chính khách.
Olek sinh năm 1973, tính tình thông minh cẩn thận. Chính vì vậy, Olek theo học nghề nha sĩ nhưng khi Yanukovych thành danh trên chính trường thì ông cho con trai bỏ quách cái nghề đè cổ thiên hạ ra nhổ răng.
 Gia đình Yanukovych.

Đại công tử giàu nứt đố đổ vách

Dù Olek có nhổ răng khéo đến mấy và dù tất cả người sâu răng tại Ukraine có tìm đến chàng ta thì số tiền kiếm được cũng không thể bằng đi buôn. Năm 2006, Olek mới bắt đầu tham gia hoạt động kinh doanh theo kiểu chơi lớn và đến năm ngoái, tạp chí Forbes ước tính tài sản của đại công tử nhà Yanukovych khoảng trên 600 triệu USD. Tại thành phố quê nhà Donetsk, Olek xếp hạng hai tức là chỉ kém mỗi lão làng Rinat Akhmetov. Nếu như người cha đáng quý còn tại vị thì anh có thể vượt lên số 1 Ukraine trong vài năm tới và trong tương lai sẽ thành người giàu nhất Ukraine chứ không biết chừng.
Máy in tiền quan trọng cho Olek là ngân hàng phát triển Ukraine Ukrainian Bank of Development (UBD). Ngân hàng UBD thành lập tháng 4.2009 chỉ với số vốn 80 triệu UAH (đơn vị tiền tệ của Ukraine). Cuối năm 2010, vốn điều lệ tăng 111,7 triệu UAH đã khiến dư luận Ukraine xôn xao vì nó phát triển nhanh quá. 
Nhưng đến đầu năm 2011, khi Olek mua lại toàn bộ ngân hàng này thì nó phát triển thật sự chóng mặt. Ngân hàng quốc gia Ukraine cho UBD bán trái phiếu thả phanh và số vốn của nó tăng còn nhanh hơn tàu tên lửa. Báo cáo cho thấy tháng 12. 2011 - vốn với tổng giá trị 332,2 triệu UAH; tháng 12.2012 - vốn với tổng giá trị 409,3 triệu UAH Tháng 9.2013 - vốn với tổng giá trị 799.032 triệu UAH. Nghĩa là trong hơn 4 năm hình thành và phát triển thì UBD có vốn tăng gấp 10 lần.
Một điều hay nữa là trong ban lãnh đạo của UBD có bà Valentyna Arbuzova, mẹ của thống đốc ngân hàng Arbuzov. Thống đốc ngân hàng Arbuzov là bạn thân của đại công tử Olek và cũng là đệ thân tín trung thành của tổng thống Yanukovych. Vì vậy, chẳng trách khi thống đốc cho ngân hàng của “bạn thân” mà thực ra là con sếp tha hồ bán trái phiếu để tăng vốn. Còn theo báo chí Kiev thì đó là một cách rửa tiền hợp pháp của Olek nên tài sản của đại công tử nhà Yanukovych tăng chóng mặt. 
Báo chí có thể đặt vấn đề với tổng thống về chuyện này và ông Yanukovych luôn có một câu trả lời được phát ra như một chiếc máy chạy băng: “Tôi không dùng ảnh hưởng của mình trong việc hoạt động kinh doanh của Olek. Nếu tìm được bằng chứng mờ ám của nó thì hãy giao ngay cho cơ quan điều tra”. Cơ quan điều tra dưới quyền của Yanukovych nên thách kẹo cũng chẳng ông nào dám chõ mũi vào việc làm ăn của đại công tử.
Ngoài ngân hàng thì mỏ tiền quan trọng thứ hai của đại công tử Olek là tập đoàn Mako Holding. Tập đoàn này thành lập năm 2011, tức là sau khi ông Yanukovych lên làm tổng thống nhưng phát triển rất nhanh. Chỉ trong năm đầu tiên đã có 11 công ty con và tham gia rất xông xáo lĩnh vực liên quan đến xuất nhập khẩu. Rất nhiều công ty nước ngoài liên kết hùn vốn làm ăn với các công ty của Mako Holding mà thật sự là do đại công tử Olek điều hành. Bí quyết nào giúp các công ty của Mako Holding nhận được sự tín nhiệm cao như thế? Đơn giản là vì Olek là con của tổng thống nên làm ăn thì sẽ không lo bị hải quan, thuế vụ, quản lý thị trường hạch sách nhũng nhiễu. Bù lại cần phải biết ăn chia sao cho đẹp lòng đại công tử thì việc làm ăn mới bền được.
Bên cạnh ngân hàng và xuất nhập khẩu, đại công tử Olek còn có công ty Comsomolska gồm 3 công ty con liên quan đến việc sản xuất trực tiếp bao gồm: 1 công ty khai thác than, 1 công ty kinh doanh vận tải và 1 công ty xây dựng. Không biết Yanukovych chỉ bảo con trai thế nào mà những công ty này luôn thắng thầu những vụ rất ngon và đã làm là không bao giờ lỗ. Chẳng hạn công ty khai thác than thường hay được giấy phép ở các mỏ mà trước đó các công ty khác không thể chen chân được vì vấn đề “môi trường”, công ty kinh doanh bất động sản thường vớ được những khu đất mà trước đó người ta không cho phép xây vì lý do “an ninh quốc phòng” còn các chuyến vận tải thì không mấy khi bị nhũng nhiễu cả. Đó quả là những công ty làm ăn uy tín, địa chỉ tin cậy cho các đối tác muốn gửi gắm.
Chưa hết, Olek còn có một người vợ hiền là chị Olena. Con dâu trưởng của tổng thống cũng nắm luôn một công ty “nhỏ” là Le Maree với chuỗi cửa hàng ở Donestk, vừa làm vừa chơi mà mỗi năm cũng sinh lời vài triệu USD. Có tiền thì hai vợ chồng này không chịu ngồi yên mà rất tích cực với thú vui sắm lâu đài và bất động sản. Báo chí Kiev thống kê hầu hết những lâu đài khó mua cổ kính tại Ukraine đều đang trong tay của Olek. Nhưng giờ không có sự chống lưng từ ông Yanukovych thì người ta không biết các tập đoàn, công ty, cơ sở làm ăn của đại công tử sẽ ra sao?


Nhị công tử tuổi trẻ tài cao

Nếu đại công tử được ông Yanukovych hướng nghiệp trở thành một doanh nhân thành đạt, làm đâu thắng đấy thì nhị công tử Viktor lại được hướng làm một chính khách với dụng ý sau này thay cha quản lý quốc gia ven bờ Biển đen. Viktor có tên giống cha (Viktor có nghĩa là chiến thắng) và những tính cách giống cha nên rất được ông Yanukovych yêu quý, tin tưởng, thậm chí còn hơn cả đại công tử. Người ta kể rằng khi chụp ảnh gia đình thì ông Yanukovych luôn đứng cạnh nhị công tử hơn còn để bà vợ Lyudmyla đứng cạnh con trai cả được mô tả là giống mẹ hơn cha.
Nhị công tử Viktor.
Ngay tử nhỏ, nhị công tử Viktor đã tỏ ra là một người rất thông minh và quan tâm các vấn đề xã hội. 15 tuổi, Viktor đã làm ông Yanukovych phải tự hào khi có thể phân tích các vấn đề chính trị xã hội và kinh tế tầm vĩ mô khá thấu đáo. Chính vì vậy, ông Yanukovych đã hướng con sang học lĩnh vực kinh tế. Ban đầu, người ta tưởng rằng Viktor được học để ra làm kinh doanh nhưng hóa ra là được học để làm quản lý.
Năm Viktor 21 tuổi đã ra tranh cử tại địa phương. Ông Yanukovich khi đó còn là thị trưởng của Donetsk và không biết ông có phù phép gì không mà một thanh niên vừa rời ghế nhà trường đã được làm phó quận trưởng ở một vùng màu mỡ ở Donetsk. Thật ra, đó mới chỉ là tập sự cho Viktor để nhị công tử quen dần với việc ra làm quan sau này mà thôi. Vài năm sau, ông Yanukovych đưa con trai thứ hai gia nhập Đảng Khu vực mà ông là thủ lĩnh. Người ta coi Viktor con là thái tử đảng ngay từ khi đó vì ông được bầu luôn làm lãnh đạo thanh niên của Đảng Khu vực. Sau khi Yanukovych đắc cử thì vị trí của Viktor trong quốc hội Ukraine được đảm bảo. Viktor có nhiều chương trình hành động được dư luận chú ý đặc biệt trong các chính sách thân Nga, đúng theo con đường của người cha tổng thống lựa chọn. 
Báo chí Kiev phân tích sau này khi Yanukovich rút lui về hưởng thú điền viên tại dinh cơ tráng lệ của ông thì Viktor đã trưởng thành, đủ lông đủ cánh tại chính trường. 

Váy đụp tả tơi và nền kinh tế XHCN

Đi Tới (Danlambao) - Nhân ngày Phụ Nữ Quốc Tế, tác giả Nguyễn Mạnh Hảo có bài “Mừng ngày 8-3 bằng “Bài thơ trên váy”, dựa trên ý thơ Hồ Xuân Hương, cũng vui đáo để. Sau khi dẫn chứng các câu ca dao liên quan đến “lịch sử” cái váy, ông Hảo kể rằng: “Hồi ba tuổi, thằng con trai tôi cứ thấy mẹ mặc váy là nghịch ngợm chui vào váy mẹ hô: múa lân, múa lân. Thiết tưởng những người đàn ông Việt hôm nay cũng nên giữ lấy tinh thần thích múa lân như chú bé mê váy kia để mừng bà xã mình, nghe ra còn có ý nghĩa hơn là tặng hoa chăng? Khi nghe chuyện này, ông bạn nhậu của tôi, sau khi nhấp chút Cognac, xin nhắn với ông Hảo rằng:

“Thôi thôi ông cứ việc mừng
Chui vào cái váy xin đừng gọi tôi”
Tôi chắc rằng ông bạn nhậu này nói thật tình vì ông ở tuổi không còn “múa lân” được nữa: bút đã hết mực. Tôi nghĩ ông Hảo chỉ viêt phiếm cho bài viết đó không khô khan thôi. Trong tình hình nguy ngập của VN hiện nay, một số thanh niên đã tìm quên trong men rượu. Nếu họ lại “chui vào váy múa lân” nữa thì giặc Tầu sẽ tràn vào sớm hơn.
Có lẽ nhiều người chỉ biết các chiếc váy Âu Mỹ và rất xa lạ với váy Việt Nam vì trong một thời gian dài không còn thịnh hành nữa. Bởi vậy, độc giả Cô Tư Lụa đã nêu thắc mắc: “Váy đụp là váy kiểu gì?” Độc giả Haidechai giải thích: “Váy đụp còn gọi là váy đùm vì nó được buộc túm cạp lại, dành cho các cô gái quê nhà nghèo, tiện trong làm việc đồng áng.” Đọc phần giải thích, độc giả Lê Như phát biểu: “Nhờ bác Hai giải thích LN cũng hiểu thêm chút ít.” “Hiểu thêm chút ít là đúng rồi” vì “một bức ảnh giá trị bằng cả ngàn tiếng nói”. Để “hiểu nhiều”, quý đôc giả vào Google Search đánh chữ “váy đụp” (1) sẽ thấy rất nhiều hình váy đụp mặc chung với yếm đào, khăn xếp. Yếm chỉ che chính ở phần trước, để hở lưng, trông “ngọt ngào” và gởi cảm như con tôm bóc nõn (bóc hết vỏ) làm tăng thêm vẻ đẹp của váy đụp.
Nhưng tại sao người ta lại ví nền kinh tế VN hiện nay như cái váy đụp tả tơi. Số là sau khi cưỡng chiếm miền Nam bằng vũ khí Nga Tầu, đảng CS huyênh hoang tự đắc, tự cho là “đỉnh cao trí tuệ của loài người”, “Chủ nghĩa CS bách chiến bách thắng” và “kiên trì chủ nghĩa xã hội”. Chỉ sau vài năm, kinh tế CS phá sản, cả nước phải ăn bo bo thay gạo, hàng triệu người bỏ nước ra đi khiến CS phải đổi mới, nếu không thì chết. Nhưng họ chỉ đổi mới nửa vời. Đổi mới kính tế nhưng không đổi mới chính trị: vẫn tiếp tục độc tài toàn trị, bóp nghẹt mọi quyền tự do để kìm kẹp, bóc lột nhân dân. Đổi mới kinh tế nửa vời với quái thai “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” lấy doanh nghiệp quốc doanh làm chủ đạo. Hậu quả là bao nhiêu vốn nhà nước--tiền đóng thuế của nhân dân--đổ vào doanh nghiệp quốc doanh đều bị bọn quan tham CS xà xẻo, rút ruột tan tành như vụ PM18, Vinashin, Vinaline... làm ngân khố trống trơn, nợ ngoại quốc ngập đầu mà nhân dân VN sẽ phải oằn vai trả trong nhiều thế hệ. Phá sản rồi, CS lại bầy trò “tái cấu trúc kinh tế”, rồi lại tham nhũng và sẽ lại phá sản. Như vậy, nền kinh tế VN với định hướng xã hội chủ nghĩa còn tệ hơn cái “váy đụp tả tơi” vì không có thuốc chữa.
Những người yêu nước rất ưu tư về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng đất liền còn quan trọng hơn. Với tình trạng lệ thuộc Tầu cả về kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa, đảng CS hèn nhát và lệ thuộc giặc Tầu nặng nề đến nỗi họ không dám lên tiếng khi ngư dân VN bị Tầu bắn giết, không dám tổ chức kỷ niệm và truy điệu các chiến sĩ hải quân VNCH anh dũng chống giặc Tầu tại Hoàng Sa năm 1974, cho bọn mất dậy nhảy múa phá rối buổi tưởng niệm 38 năm chiến tranh biên giới phía bắc. Hèn hạ như vậy, liệu khi giặc Tầu tràn sang, đảng CS có dám ra lệnh khai hỏa không. Khi đất liền đã thuộc về Tầu thì 2 quần đảo kia cũng trôi theo nó thôi.
Hiện nay, người Tầu đã chiếm hầu hết các cao điểm quốc phòng như Tây Nguyên, rừng đầu nguồn, cửa biển, trúng 90% các lô thầu, lập khu phố Tầu khắp đất nước, số lính Tầu giả dạng công nhân đủ sức khống chế lực lượng bộ đội, công an VN. Tướng CS Phạm Văn Di (2) xác nhận: “Hiên nay nguy cơ mất nước, cái nguy cơ bị làm nô lệ là có thật và đang tồn tại... Chúng ta có thể bị mất nước. Chúng ta có thể bị làm nô lệ ngay khi mà người lính chưa kịp xung trận, ngay khi mà người lính chưa kịp nổ súng.”
Các nước trong Liên Bang Xô Viết cũ từ bỏ CS theo con đường dân chủ đều có tự do, giầu có và lợi tức đầu người lớn hơn Nga như Ba Lan 21 118 USD/người, Tiệp Khắc 20 444/n, Slovac Republic 16 726/n, Nga mới đạt được 15 777/n. Con đường tự do dân chủ ưu việt hơn hẳn quái thai cộng sản hiện nay. Chỉ có đoàn kết, can đảm đứng lên tranh đấu cho một xã hội tự do, dân chủ mới có thể quăng cái nền kinh tế quái thai và đảng CS tả tơi như cái váy đụp vào sọt rác. Có như vậy, đất nước VN mới phú cường và nhân dân VN mới thoát được vòng nô lệ giặc Tầu.
__________________________________
Chú thích:
(1). Hình váy đụp với các giai nhân
(2). Tướng CS Phạm Văn Di xác nhận nguy cơ mất nước

Giúp bạn hiểu về xung đột Nga-Ukraine

Sarah Dougherty
Tình hình xung đột Nga-Ukraine và cuộc khủng hoảng chính trị ở Crimea đang diễn tiến rất nhanh. Dường như nhiều người Việt Nam đã bắt đầu lo sợ về một kịch bản tương tự giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trong khi đó, chúng ta lại chưa có nhiều hiểu biết về câu chuyện Nga-Ukraine, chưa nói đến chuyện rút ra ''bài học kinh nghiệm'' và chuẩn bị cho Việt Nam khỏi rơi vào tình cảnh Ukraine lúc này.
Bài viết dưới đây trên trang Global Post (Mỹ) của tác giả Sarah Dougherty, ngày 3/3/2014, là nhằm giúp bạn đọc nhanh chóng có được một số kiến thức căn bản về bối cảnh địa chính trị, lịch sử... của Crimea. globalpost.comhttp://www.globalpost.com/dispatch/news/regions/europe/140303/starter-kit-guide-explainer-understand-crimea-ukraine-russia
clip_image002

TÀI LIỆU VỠ LÒNG ĐỂ BẠN HIỂU VỀ KHỦNG HOẢNG CRIMEA
- Sarah Dougherty -
Các sự việc ở Crimea đang xảy ra rất nhanh, đến nỗi thật khó mà bắt kịp tình hình. Đài Al Jazeera đã nói: ''Bán đảo tự trị của Ukraine đã trở thành trung tâm chú ý trong cuộc xung đột địa chính trị toàn cầu mới''. Chỉ trong vài ngày qua:
- Quân du kích thân Nga đã chiếm được cơ sở hạ tầng chủ chốt;
- Matxcơva đã ra lệnh can thiệp quân sự;
- Kyiv đã huy động quân đội phòng vệ;
- Các nhà lãnh đạo trên thế giới đã bắt đầu bàn về hậu quả.
Đã có nhiều phân tích xuất sắc về những gì đã và đang xảy ra kể từ khi phong trào biểu tình Euromaidan đem đến một chính thể mới ở Kyiv. (…) Nhưng ngay kể cả khi có những bài phân tích ấy, bạn có thể vẫn thấy lúng túng vì một số khái niệm. Do đó, sau đây sẽ là một từ điển tra cứu nhanh để bạn có được một số thông tin nền tảng.
Crimea
Crimea là một bán đảo thuộc Ukraine, nằm ở Biển Đen và có những mối liên hệ về địa lý, lịch sử, chính trị với nước Nga. Nó cũng là điểm nóng xung đột giữa Ukraine và Nga. Khu vực này là nơi sinh sống của khoảng 2 triệu dân: người Nga ở miền nam (chiếm 58%), người Ukraine ở miền bắc (24%), và người Hồi giáo Tatar (Tác-ta) ở miền trung (12%).
''Nga vốn là thế lực thống trị ở Crimea trong suốt phần lớn quãng thời gian 200 năm qua, kể từ khi họ thôn tính khu vực vào năm 1783'' – BBC cho biết. Vào năm 1954, Crimea được chuyển giao lại cho Ukraine – khi đó là một phần của Liên Xô. Việc này bị một số người thuộc sắc dân Nga xem như là ''một sai lầm lịch sử''.
Năm 2010 bầu cử tổng thống, dân chúng trong khu vực bỏ phiếu ủng hộ nhiệt tình Viktor Yanukovych, và nhiều người tin tưởng rằng vị tổng thống vừa bị phế truất này là nạn nhân của một cuộc đảo chính bất hợp pháp. Trong những ngày gần đây, phe biểu tình ủng hộ Matxcơva đã tuần hành ở vài thành phố, kêu gọi Crimea tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga. Matxcơva có khoảng 6.000 quân đội đóng tại địa bàn, và theo báo cáo thì họ đã ''kiểm soát hoàn toàn các hoạt động'' trên bán đảo.
Địa vị pháp lý của Crimea
Về mặt pháp lý, Crimea là một phần của Ukraine, nhưng hưởng quy chế bán tự trị, nghĩa là họ có thể bầu quốc hội riêng và chỉ định thủ tướng riêng, đóng tại thủ phủ Simferopol. Do vậy, tên chính thức của họ là Cộng hòa Tự trị Crimea. Vào ngày 27/2 vừa qua, trong một phiên họp diễn ra khi tòa nhà trụ sở đang bị các tay súng đeo mặt nạ chiếm đóng, Quốc hội Crimea đã chỉ định một nhà lãnh đạo không chính thức, thân Nga, là ông Sergei Aksenov.
Crimea không có quyền tiến hành chính sách đối ngoại riêng, nhưng Aksenov tự xưng là ''tổng tư lệnh của toàn bộ lực lượng vũ trang và cảnh sát'' ở Crimea, và yêu cầu Nga giúp vãn hồi trật tự trong khu vực. Ngày 1/3, Quốc hội Nga ra lệnh can thiệp quân sự vào Ukraine để bảo vệ các lợi ích của Nga và những người nói tiếng Nga.
Ly khai
Kể từ khi khủng hoảng chính trị Euromaidan nổ ra, ngày càng có nhiều yêu cầu đòi Crimea phải tách khỏi Ukraine, đặc biệt trong cộng đồng sắc dân Nga, là những người phản đối lãnh đạo mới của Kyiv. Có vài điều khiến cho kịch bản ly khai này khả thi: sự hiện diện của quân đội và các lực lượng bán vũ trang của Nga, những tuyên bố công khai của chính quyền địa phương, và sự ủng hộ rộng lớn của dư luận làm cơ sở hậu thuẫn. Nhưng ngay cả đối với những người dân Crimea muốn ly khai (và nhiều người không muốn), việc Crimea ly khai khỏi Ukraine, trong khi củng cố các lực lượng chống Nga trên phần còn lại của Ukraine, có thể làm khu vực bị cô lập thêm trên phương diện kinh tế.
Michael Hikari Cecire viết cho Eurasianet: ''Nhìn vào bức tranh tổng thể, vở kịch địa chính trị ưa thích của Nga không phải là gặm dần Crimea; mà là tái sáp nhập cả nước Ukraine vào hệ thống Á-Âu của điện Kremlin''.
Người Tatar ở Crimea
Cộng đồng người Tatar Hồi giáo nói tiếng Turk ở Crimea – những người dân bản địa đầu tiên trên bán đảo – cấu thành khoảng 12% dân số. Họ ủng hộ lãnh đạo mới ở Kyiv, và họ vẫn còn nhớ một lịch sử dài bị Nga áp bức và dập tắt một cách đẫm máu mọi đề nghị ly khai. Vào năm 1944, lãnh tụ Xô Viết Josef Stalin trục xuất toàn bộ 200.000 người Tatar ở Crimea đến Trung Á, cho là họ đã hợp tác với Đức quốc xã; và tái định cư người Nga vào những ngôi nhà của người Tarta. Gần nửa số dân Tatar đã chết trong năm đầu tiên bị ép lưu vong.
Khi Liên Xô sụp đổ, hầu hết người dân Tatar trở về Crimea và do là một sắc dân, họ giúp Crimea giành được quyền tự trị lớn hơn ở Ukraine. Mặc dù cộng đồng Tatar bị kẹt ở giữa trong xung đột quyền lực giữa Matxcơva và Kyiv, nhưng không bên nào thừa nhận tình hình này cũng như quyền của người Tatar.
Thủ phủ Simferopol
Simferopol, thủ đô hành chính của Crimea, là trung tâm của các cuộc đối kháng giữa người ủng hộ Kyiv và người ủng hộ Matxcơva. Tuần trước, mọi sự leo thang nhanh chóng khi những người vũ trang nói tiếng Nga kiểm soát Quốc hội và tổ hợp cơ quan hành chính của Crimea, sân bay, đồng thời phong tỏa mọi con đường nối với thủ phủ Simferopol. Ngày 2/3, người ta thấy hàng trăm lính Nga được triển khai từ Sevastopol, thẳng tiến đến Simferopol. Tờ Guardian đưa tin: ''Quân đội Nga đã bao vây ít nhất hai căn cứ quân sự ở Crimea và đang kéo đến những căn cứ khác để tiếp cận hoặc chiếm vũ khí'', trong đó có cả căn cứ Perevalnoe, nằm cách Simferopol 20 km.
Thành phố Sevastopol
Sevastopol, thành phố cảng ở Crimea, có một căn cứ hải quân lớn của Nga, nơi Hạm đội Biển Đen của Nga đóng quân và do Nga thuê từ Ukraine. Nó giúp Nga phát huy ảnh hưởng trên Biển Đen, phần phía đông Địa Trung Hải, các khu vực Balkan và Trung Đông. Trong vài năm gần đây, Nga đã sử dụng căn cứ này để tiến hành các chiến dịch ở Gruzia, Lybia, Syria và Ấn Độ Dương.
Sevastopol cũng là nơi đồn trú của Lực lượng Hải quân Ukraine, một hạm đội 10 chiến hạm. Chỉ huy hải quân Ukraine, Denys Berezovsky, người mới được chỉ định gần đây, đang đối mặt với nguy cơ bị buộc tội phản quốc do đã giao nộp trụ sở cho các lực lượng thân Nga. Có khoảng 380.000 cư dân ở Sevastopol, bao gồm cả 15.000 công chức Nga và binh sĩ nghỉ hưu. Mới đây, hội đồng thành phố đã lập ra một thị trưởng mới là công dân Nga Aleksei Chaliy, còn cảnh sát trưởng của thành phố thì tuyên bố rằng các nhân viên cảnh sát sẽ không thực hiện ''mệnh lệnh tội ác'' nào từ Kyiv.
Hạm đội Biển Đen
Hạm đội Biển Đen của Nga đóng trụ sở tại căn cứ hải quân Sevastopol, cùng với 15.000 lính hải quân Nga. Hạm đội có vài chục chiến hạm, trong số đó nhiều chiến hạm được đóng từ thời Xô Viết. Mark Galeotti đánh giá về hạm đội này trên tờ Washington Post: ''Một tàu tuần dương tên lửa dẫn đường, tên là Matxcơva, đã rất cũ kỹ; một tuần dương hạm chiến đấu chống tàu ngầm – cực kỳ lạc hậu; một tàu khu trục lớn và hai tàu khu trục nhỏ, có vẻ linh hoạt hơn; tàu đổ bộ; và một tàu ngầm tấn công chạy bằng diesel''. Theo các điều khoản của hợp đồng cho Nga thuê địa điểm, mọi hoạt động quân sự bên ngoài căn cứ đều phải được sự cho phép của Ukraine. Tuy nhiên, mặc dù Matxcơva khẳng định rằng Hạm đội Biển Đen tuân thủ hoàn toàn thỏa thuận đó, nhưng theo tờ Guardian, hai chiến hạm Nga chống tàu ngầm đã từng xuất hiện trên vịnh Sevastopol.
Hiệp ước Kharkiv 2010
Hiệp ước Kharkiv 2010 gia hạn cho Nga thuê căn cứ đến năm 2042. Hiệp ước do vị tổng thống mà hiện giờ đã bị phế truất của Ukraine – ông Viktor Yanukovych – ký kết để đổi lấy khí đốt giá rẻ từ Nga. Tờ Thời báo Kinh doanh Quốc tế cho biết: ''Hiệp ước Kharkiv đã bị những người Ukraine thân châu Âu phê phán nặng nề. Phe đối lập hiện nay đã đe dọa hủy bỏ Hiệp ước Kharkiv và trục xuất Hạm đội Biển Đen vào năm 2017''.
Bản ghi nhớ Budapest 1994
''Bản ghi nhớ Budapest về Bảo đảm An ninh'' là một thỏa thuận ngoại giao, được ký kết giữa Ukraine, Nga, Mỹ và Anh vào năm 1994. Theo bản ghi nhớ này, Ukraine đồng ý từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của họ – và đó là một phần trong tiến trình dỡ bỏ vũ khí hạt nhân ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Đổi lại, ba quốc gia kia cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Theo Forbes, với hành vi xâm lược Crimea, ''Putin đang phát tín hiệu cho thấy rằng mọi thỏa ước ký kết trong giai đoạn Nga còn đang yếu, vào những năm 1990, là vô giá trị và vô hiệu lực''.
Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
NATO – một liên minh chính trị và quân sự gồm 28 nước thành viên – đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán khẩn cấp, kéo dài, ở cấp cao, và đã đưa ra những phát biểu mạnh mẽ về ''tình hình nghiêm trọng ở Ukraine''. Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen lên án Nga đe dọa hòa bình và an ninh ở châu Âu và vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc, đồng thời kêu gọi Nga ''không leo thang nữa''.
Do Ukraine không phải thành viên NATO, cho nên Mỹ và châu Âu không có nghĩa vụ và cũng không chắc sẽ can thiệp quân sự. Thay vì thế, NATO nhấn mạnh vào một giải pháp chính trị: ''Chúng tôi kêu gọi cả hai bên ngay lập tức tìm ra một giải pháp hòa bình, thông qua đối thoại, thông qua việc điều động các nhà quan sát quốc tế dưới sự bảo trợ của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hoặc OSCE (Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu)''.
G7 và G8
G7 bao gồm bộ trưởng tài chính của 7 quốc gia công nghiệp hàng đầu: Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Đức, Italy, Anh và Canada. G8 là diễn đàn của chính phủ bảy nước G7, cộng thêm Nga.
Các nước đối tác của Nga trong G8 đã đình chỉ việc chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh, mà theo kế hoạch là sẽ diễn ra tại Sochi vào tháng 6 tới. Thay vì chuẩn bị họp, họ ra một tuyên bố lên án hành động của Nga và kêu gọi Nga ngồi vào bàn đàm phán trực tiếp, có giới quan sát quốc tế hoặc trung gian hòa giải quốc tế, thông qua Liên Hợp Quốc hoặc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu với chương trình Gặp gỡ báo chí của NBC rằng, nếu Nga không rút quân khỏi Ukraine, họ sẽ bị khai trừ khỏi G8 và có nguy cơ bị trừng phạt kinh tế. ''Putin có thể sẽ bị phong tỏa tài sản, doanh nghiệp Mỹ có thể rút hoạt động kinh doanh khỏi Nga, đồng rúp có thể bị rối loạn nhiều hơn nữa''.
Nam Ossetia và Abkhazia / Gruzia
Các sự biến ở Crimea gợi nhớ đến năm 2008, hồi Nga gây chiến với Gruzia xoay quanh hai vùng đất ly khai. Sau khi Gruzia tiến hành một chiến dịch nhằm vào Nam Ossetia, Nga đã triển khai quân đến Nam Ossetia và Abkhazia để bảo vệ những người nói tiếng Nga. NATO từ chối can thiệp, và xung đột chấm dứt nhờ vai trò trung gian hòa giải của Pháp.
BBC cho rằng lợi ích liên quan trong vụ Crimea này lớn hơn nhiều: ''Matxcơva căm ghét cái mà họ xem là sự thân thiết của EU và NATO với Ukraine. Đây không phải chỉ là một xung đột địa chính trị nhằm tranh giành ảnh hưởng tại sân sau của Nga. Tổng thống Putin đang tìm cách giữ mảnh đất mà ông ta cho là có mối liên hệ về lịch sử và văn hóa với nước Nga''.
Transnistria / Moldova
Các biến cố gần đây cũng gợi nhớ đến những năm đầu thập niên 1990, khi Transnistria tuyên bố độc lập, tách khỏi Moldova. Nga hậu thuẫn cho Transnistria, vì nơi này có cộng đồng người Nga lớn. Do đó, một cuộc chiến tranh khu vực ngắn đã nổ ra. Tờ Atlantic viết: ''Nga hiện giờ đóng quân trên rẻo đất dọc biên giới Ukraine, và viện trợ tài chính cho Transnistria. Mọi cuộc đàm phán để giải quyết tình thế hiện nay của Transnistria đều bị đóng băng''.
Nguồn: phamdoantrang

RẤT BĂN KHOĂN VỀ LỜI KÊU GỌI VÀ NGÔI ĐỀN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LĐVN

Lời kêu gọi ủng hộ chương trình 
“NGHĨA TÌNH HOÀNG SA, TRƯỜNG SA" 
(LĐ) - Số 53
Đồng chí Đặng Ngọc Tùng - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - kêu gọi ủng hộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”.

Ngày 14.3.1988, Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong cuộc chiến không cân sức, 64 cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu đến giọt máu cuối cùng và anh dũng hy sinh.

40 năm trước, ngày 19.1.1974, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 74 sĩ quan, thủy thủ quân lực Việt Nam Cộng hòa đã kiên cường chiến đấu bảo vệ đảo và hy sinh, vĩnh viễn nằm lại ở vùng biển Hoàng Sa.

Máu của những người con đất Việt dù trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau đã đổ xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Ghi nhận công ơn to lớn đó, chia sẻ nỗi đau của những người mẹ, người vợ, người con có người thân đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988) là việc làm rất cần thiết của cả cộng đồng và xã hội.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” để tri ân các chiến sĩ đã ngã xuống vì Hoàng Sa, Trường Sa, để lịch sử không quên, tôn vinh những người con đất Việt đã anh dũng hy sinh bảo vệ tổ quốc và thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

Chương trình sẽ vận động các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước ủng hộ các nguồn lực để xây dựng đền tưởng niệm 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam anh dũng hy sinh trong trận Gạc Ma (huyện đảo Trường Sa, thuộc tỉnh Khánh Hòa) và hỗ trợ cha, mẹ, vợ, con, thân nhân của những người lính đã hy sinh trong hai trận chiến Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988) đang gặp khó khăn.
_______________________










64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam anh dũng hy sinh trong trận Gạc Ma (huyện đảo Trường Sa, thuộc tỉnh Khánh Hòa) mà không thờ 74 chiến sĩ quân đội Việt Nam Cộng hòa đã ngã xuống để giữ Hoàng Sa trong cuộc hải chiến tháng 1 năm 1974?

Theo tôi, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phải sửa lại Lời Kêu gọi này!

Và đồng bào và chiến sĩ cả nước cũng như kiều bào ở nước ngoài hãy cân nhắc việc ủng hộ, vì nếu như Tổng Liên Đoàn vẫn chỉ xây đền chỉ để thờ 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam anh dũng hy sinh trong trận Gạc Ma (huyện đảo Trường Sa, thuộc tỉnh Khánh Hòa), tức là thêm một lần nữa chia rẽ dân tộc này!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét