Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Ngày 07/4/2014 - 'Phải chấm dứt thả người sắp chết ra tù’ - Ăn cắp đồ đến bán hộ chiếu: Không thể tưởng tượng!

  • Thực hư chuyện TQ làm ăn 'mờ ám' ở VN (BBC) - Đâu là căn nguyên và giải pháp ứng phó với những hành vi được cho là làm ăn, đầu tư và di cư lao động 'mờ ám', 'thủ đoạn' của Trung Quốc ở Việt Nam?
  • Chấm dứt 'để sắp chết' mới thả ra tù (BBC) - Việt Nam phải ngưng ngay việc đợi tù nhân 'sắp chết' mới chịu 'phóng thích', 'đặc xá' họ, cũng như phải đóng cửa ngay các trại cải tạo, theo nhà quan sát trong nước.
  • Lễ tang thầy giáo Đinh Đăng Định (RFA) - Vào lúc 9 giờ 35 phút tối 03 tháng 04 năm 2014 thầy giáo Đinh Đăng Định một người bất đồng chính kiến nổi tiếng đã từ trần vì chứng bệnh ung thư. Sự ra đi của ông đã để lại thương tiếc cho nhiều người biết ông trực tiếp hay gián tiếp qua các cơ quan truyền thông quốc tế hay trên trang mạng xã hội.
  • TNS Ngô Thanh Hải trả lời RFA về cuộc gặp gỡ TT Nguyễn Thanh Sơn (RFA) - Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với đài Phố Bolsa TV, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã tiết lộ về nội dung cuộc gặp gỡ với Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải hôm 12/3, trong đó có những chi tiết đã làm một số người Việt trong cộng đồng hải ngoại bất mãn và nghi ngờ về quan điểm của Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải.
  • Ca nhạc sĩ trẻ Khắc Việt (RFA) - Chàng trai trẻ Khắc Việt quê gốc Yên Bái dù mới bước sang tuổi 27 nhưng đã sở hữu hàng trăm ca khúc mà đa phần được đông đảo giới trẻ mến mộ… Những sáng tác của anh thường đi kèm với cái tên của những ca sĩ và ban nhạc khá nổi danh hiện tại như Nam Cường, Nhật Tinh Anh, Quỳnh Nga, Quang Hà, Cao Thái Sơn, The Men…
  • Mỹ đưa thêm hai tàu chiến trang bị tên lửa Aegis đến Nhật (RFI) - Ghé thăm Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel ngày 06/04/2014 không chỉ trấn an đồng minh bằng lời nói suông.Ông còn loan báo quyết định sẽ cho triển khai thêm tại Nhật hai khu trục hạm được trang bị hệ thống chống tên lửa Aegis. Hai tàu chiến hiện đại này sẽ tăng cường cho lực lượng vốn đã hùng hậu của Mỹ tại Nhật Bản.
  • Bình Nhưỡng : Chiến dịch thử nghiệm tên lửa của Seoul là « trò hề » (RFI) - Hai ngày sau khi Hàn Quốc thông báo thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo có thể bắn trúng mọi mục tiêu trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên, Bình Nhưỡng ngày 06/04/2014, đã gọi đó là một« trò đùa», nhằm diễu võ dương oai trong chiến dịch tuyên truyền để hù dọa Bắc Triều Tiên.
  • Áo Đỏ tiếp tục biểu tình ở ngoại ô Bangkok để ủng hộ Thủ tuớng Thái Lan (RFI) - Ngày 06/04/2014, hàng chục ngàn người thuộc phe ủng hộ chính phủ Thái Lan - còn gọi là pheÁo Đỏ - tiếp tục tập hợp ở một khu ngoạiô Bangkok, để biểu thị sự ủng hộ đối với nữ Thủ tướng Yingluck Shiwanatra.Đây là ngày biểu tình thứ hai của pheÁo Đỏ, chủ yếu gồm những người nghèo và nông dân ở phía bắc và đông bắc Thái Lan.
  • Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ yêu cầu Trung Quốc tôn trọng các láng giềng (RFI) - Đang công du Nhật Bản, sau cuộc gặp với đồng nhiệm Nhật Bản Itsunori Onodera, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel hôm 06/04/2014, đã nhắc đến tiền lệ Nga sáp nhập vùng Crimée để cảnh báo Trung Quốc không nên có những hành động đơn phương nhằm giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Nhật Bản cũng như với các nước ChâuÁ khác.
  • Indonesia sẽ 'đấu' Trung Quốc về Biển Đông? (BaoMoi) - Việc Indonesia công khai tuyên bố tranh chấp trên biển với Trung Quốc có tiềm năng trở thành một nhân tố làm thay đổi cục diện ở Biển Đông. Với việc chính thức phản đối yêu sách của Trung Quốc, sự mơ hồ chiến lược từng cho phép Indonesia đóng vai trò nhà hòa giải giữa Trung Quốc và ASEAN đã không còn.
  • Trung Quốc đề xuất đưa Điếu Ngư vào sách giáo khoa (BaoMoi) - Các chuyên gia Trung Quốc đề xuất nên đưa vào sách giáo khoa những bằng chứng được ghi trong văn chương dưới thời nhà Thanh (1644-1911) về việc Trung Quốc phát hiện quần đảo Điếu Ngư (Tokyo gọi là Senkaku).
  • Chủ tịch Quốc hội Đài Loan nhượng bộ sinh viên biểu tình (RFI) - Ngày 06/04/2014, chủ tịch Quốc Hội Đài Loan, Vương Kim Bình thúc giục sinh viên chấm dứt việc chiếm đóng trụ sở của cơ quan Lập pháp tại Đài Bắc. Đồng thờiông hứa không thảo luận về hiệp ước thương mại với Trung Quốc trước khi thông quan một bộ luật để giám sát về hiệp ước nói trên. Tuyên bố trên của chủ tịch Quốc hội nhằm thỏa mãn một trong những đòi đòi của người biểu tình.
  • BÓNG ĐÁ THẾ GIỚI 2014: Quân đội Brazil tiến vào (RFI) - Hôm qua, 05/04/2014, gần ba nghìn binh lính, cùng các đơn vị xe bọc thép, đã tiến vào khu phố nghèo Maré tại Rio de Janeiro, gần sân bay quốc tế, để thay thế cho lực lượng cảnh sát. Chiến dịch này nằm trong kế hoạch bảo vệ an ninh cho Cúp bóng đá thế giới mà trọng tâm là các khu phố nhạy cảm.
  • Kigali tố cáo Paris tham gia vào vụ thảm sát Rwanda 1994 (RFI) - Pháp vừa hủy kế hoạch dự lễ kỷ niệm 20 năm vụ thảm sát cộng đồng người Tutsi tại Rwanda trong cuộc nội chiến năm 1994. Paris phản ứng như trên hôm 05/04/2014 sau khi Tổng thống Rwanda tố cáo quân đội Pháp là« đồng lõa» và là« tác giả» của các vụ thảm sát nhắm vào 800.000 người Rwanda trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7/1994.
  • Venezuela : Đọ sức chính quyền - đối lập thêm gay gắt (RFI) - Phong trào biểu tình chống chính phủ Venezuela kéo dài từ hai tháng qua và đã làm 39 người thiệt mạng. Lãnh đạo đối lập Leopoldo Lopez vẫn bị bắt giam : Tư pháp Venezuela cáo buộcông Lopez kích động bạo lực, đốt phá. Tại thủ đô Caracas, cuộc biểu tình đòi trả tự do cho lãnh đạo đối lập ngày 04/04/2014, không thu hút được đông đảo người tham gia.
  • Cử tri Costa Rica đi bầu tổng thống (VOA) - Cử tri đang đi bỏ phiếu bầu tổng thống ở Costa Rica, mặc dù kết quả đã rõ ràng. Cuộc đầu phiếu hôm nay là vòng bầu cử tổng thống chung quyết của quốc gia trung mỹ này
  • Vụ MH370 : Úc dồn sức tìm kiếm hộp đen sau ba lần nhận được tín hiệu (RFI) - Hôm 06/04/2014, chính quyền Canberra đã cho chuyển hướng tìm kiếm vào khu vực mà tàu Trung Quốc vàÚc đã thu được các tín hiệu có thể là được phát đi từ hộp đen của chiếc Boeng 777 bị mất tích. Việc tìm kiếm trở nên gấp rút vì tai nạn xẩy ra từ ngày 08/03 và các hộp đen chỉ có thể phát sóng trong vòng trên dưới một tháng.
  • Mỹ tỏ ý hài lòng về cuộc bầu cử tổng thống Afghanistan (RFI) - Cử tri Afghanistan đã tham gia đông đảo cuộc bầu cử tổng thống ở vòng 1. Theo giới quan sát đây là một thắng lợi đầu tiên của nền dân chủ trong bối cảnh quân Hồi giáo taliban sát hại nhiều đại diện của chính quyền vào báo giới và kể cả thường dân. Tổng thống Mỹ, Barack Obama ngày 05/04/2014 đã khen ngợi bầu cử Afghanistan đã diễn ra suôn sẻ.
  • Afghanistan: gần 60% cử tri đã bỏ phiếu bầu tổng thống (RFA) - Cuộc bầu cử tổng thống ở Afghanistan đã kết thúc, tất cả các thùng phiếu đã được đưa về thủ đô Kabul để đếm, và người dân nước này đang chờ đợi kết quả xem ai là người được dân chúng tín nhiệm để lãnh đạo quốc gia trong 5 năm tới.
  • Ủy Hội Sông Mekong Quốc tế ra Tuyên bố TPHCM (RFA) - ‘Tuyên bố thành phố Hồ Chí Minh’ của Hội nghị Ủy Hội Sông Mekong Quốc tế được đưa ra hôm thứ bảy 5 tháng 4 vừa qua. Đây là tuyên bố hết sức quan trọng đối với giới chuyên gia môi trường đang theo dõi tình hình lưu vực sông Mekong.
  • Hungary tiến hành bầu cử quốc hội (VOA) - Cử tri đang đi bỏ phiếu ở Hungary trong cuộc bầu cử quốc hội mà chắc chắn sẽ mang lại cho Thủ tướng Viktor Orban thêm một nhiệm kỳ 4 năm nữa
  • Trung Quốc “không lập ADIZ ở biển Đông” (BaoMoi) - Ngày 5.4, tờ Mainichi dẫn một số nguồn tin chính phủ Nhật Bản và Trung Quốc nói Bắc Kinh quyết định không lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở biển Đông trong thời điểm hiện nay.

'Phải chấm dứt thả người sắp chết ra tù’

BBC

Tù nhân Việt Nam
Nhà hoạt động đề nghị quốc tế xem xét lại chế độ đối xử với tù nhân nói chung và tù chính trị nói riêng ở Việt Nam.
Việt Nam phải chấm dứt ngay tình trạng đợi cho các tù nhân bị rơi vào tình trạng bệnh tật, sức khỏe suy yếu quá nghiêm trọng, tới mức ‘sắp chết’ hoặc khó cứu vãn tính mạng mới chịu phóng thích cho họ về nhà hoặc cộng đồng để điều trị, hoặc để chết, theo nhà quan sát từ trong nước.
Việc làm này tạo ra cảm giác chính quyền ‘đạo đức giả’ khi ‘đặc xá’ tù nhân già yếu, bệnh tật, vừa làm cho cộng đồng đặt dấu hỏi nhà nước chuyển giao trách nhiệm, chi phí chạy chữa trọng bệnh, hoặc lo các đám tang cho các tù nhân hoặc gia đình của các tù nhân này, theo Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, nhà báo tự do, nhà quan sát nhân quyền và xã hội dân sự từ Sài Gòn.

Trao đổi với BBC hôm 05/4/2014, nhân sự kiện nhà giáo Đinh Đăng Định qua đời không lâu do bệnh ‘ung thư dạ dày’ chỉ non 3 tháng rưỡi sau khi được phóng thích khỏi nhà tù, Tiến sỹ Dũng yêu cầu nhà nước phải chấm dứt ngay tình trạng này, đồng thời công khai, minh bạch hóa các thông tin về điều kiện giam giữ tù nhân từ thường phạm tới tù chính trị, tù nhân lương tâm trong hệ thống nhà tù, trại giam ở Việt Nam.

‘Lộ trình với tù chính trị’

Ông Dũng nhân dịp này cũng đề nghị các tổ chức từ cộng đồng trong nước hoặc quốc tế, khu vực có những động thái mới yêu cầu Việt Nam đóng cửa các trại ‘cải tạo lao động’, các trung tâm ‘giáo dục, phục hồi nhân phẩm’ v.v… mà theo ông là những nơi giam giữ trá hình thường xảy ra tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bên cạnh việc đóng cửa nhiều cơ sở giam giữ khác có thể dưới dạng bí mật…
Nhà hoạt động cũng đưa đề xuất đề nghị các tổ chức quốc tế và khu vực yêu cầu Việt Nam trao danh sách các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm đang bị giam giữ, giam giữ không qua xét xử, kể cả quản thúc tại gia, để quốc tế và cộng đồng có điều kiện giám sát, theo dõi dựa trên cơ sở và nguyên tắc của những công ước, quy phạm quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên.
Ông Dũng cũng đề nghị Việt Nam cứu xét lại các án tù với tù chính trị, tù nhân lương tâm và đi tới xem xét một lộ trình trao trả tự do cho những tù nhân này, như Myanmar đã từng thực hiện mới đây.
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC hôm thứ Bảy, ông Dũng bình luận về cái chết và đám tang của tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định, một cựu giáo viên hóa học, người đã bị kết án 6 năm tù giam vào năm ngoái, sau khi bị bắt từ năm 2011 vì tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 của Bộ luật hình sự.
Ông Định bị bắt vì đã viết một số bài báo và vận động người dân ký kiến nghị yêu cầu nhà nước dừng lại các dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên có hợp tác với Trung Quốc, mà theo ông có thể gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, sinh thái, môi trường sống ở địa phương, cũng như an ninh của đất nước.

Ăn cắp đồ đến bán hộ chiếu: Không thể tưởng tượng!

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/168967/an-cap-do-den-ban-ho-chieu–khong-the-tuong-tuong-.html
Kẻ bán và người mua hộ chiếu phải biết rằng họ đang vi phạm pháp luật cả trong và ngoài nước một cách nghiêm trọng.
>>Tiếp viên là nghề phụ, đi buôn mới là… chính?
Câu chuyện bắt đầu từ hôm 2/4/2014, khi tôi nhận được mail từ con trai một anh bạn đang du học tại Nhật Bản hỏi về vấn đề mất hộ chiếu. Vốn từng là phóng viên VOV thường trú tại Tokyo, tôi nắm rõ thủ tục và tư vấn cho cháu đầy đủ.

Ngay sau đó tôi nhận được mail trả lời và nội dung khiến tôi giật mình. “Dạ, cháu thì không mất bác ạ. Bạn cháu bị mất, đã báo với cả cảnh sát nhưng bây giờ bên này phát sinh vấn đề người Việt mình bán hộ chiếu nên họ bảo phải điều tra thủ tục này khác. Có khi nửa năm vẫn chưa được cấp lại bác ạ “.
Tôi giật mình, vì tôi mới về nước được vài năm, mà hồi còn ở bên đó, lưu học sinh và người lao động Việt Nam vẫn được đánh giá rất cao. Giờ đến mức bán cả hộ chiếu của mình thì thật không tưởng tượng nổi!
Ăn cắp
Đang lúc băn khoăn, thì một chị chuyên gia hiệu đính người Nhật đến. Không ngồi ngay vào bàn làm việc, chị đến bàn tôi nhờ giải nghĩa cho từ “cảnh cáo” trong tiếng Việt. Tôi đang say sưa giải thích thì chị ngắt lời: “Thế, trong ảnh này thì nghĩa là gì?” và chìa cho tôi xem bức ảnh chụp tấm bảng có cả tiếng Việt và tiếng Nhật với nội dung: “Cảnh cáo: ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt sẽ bị phạt tù dưới 10 năm…
Chị nói thêm: “Gần đây tại nhiều siêu thị, cửa hàng Nhật Bản nơi có người Việt Nam sinh sống người ta niêm yết những bản này đấy. Chả là người Việt…” rồi chị ngắt ngang câu, chắc là do nhìn thấy nét mặt sững sờ của tôi lúc đó hoặc cảm thấy ngại ngùng.
Tại Nhật, các niêm yết chỉ dẫn (tạm gọi là chính thống và lành mạnh, không phân biệt đối xử) chủ yếu là bằng tiếng Nhật và tiếng Anh. Vài năm lại đây để thu hút thêm khách du lịch Hàn Quốc, ở một vài nơi mới sử dụng cả tiếng Hàn.
Còn niêm yết (tạm gọi là cực đoan) bằng tiếng Việt như thế này là ngoại lệ đầu tiên. Nó cho thấy mối bức xúc thực sự của người Nhật – những người vốn tính biết nhẫn nhịn, thông cảm và rất ít khi tỏ thái độ kỳ thị.
Tìm hiểu thêm qua truyền thông Nhật Bản, tôi mới biết là gần đây xảy ra hàng loạt vụ bắt giữ người Việt Nam tại Nhật Bản do ăn cắp tại siêu thị. Nghiêm trọng hơn là vụ cảnh sát Tokyo tạm giữ một nữ tiếp viên Vietnam Airlines vì tình nghi cô này buôn lậu đồ ăn cắp, đồng thời khám xét văn phòng của VNA tại Tokyo.
Chỉ cần có khả năng tư duy ở mức “nhị đoạn luận” cũng có thể suy ra cảnh sát Nhật Bản sẽ đặt giả thuyết là có một tổ chức tội phạm khép kín, liên hoàn của người Việt Nam tại Nhật Bản trong việc ăn cắp, tiêu thụ hàng hóa từ các siêu thị và mở rộng điều tra theo hướng này.
Nhật Bản, trộm đồ siêu thị, tiếp viên hàng không, đồ xách tay, VNA, hộ chiếu, du học sinh
Tấm biển cảnh báo tại siêu thị Nhật viết cả tiếng Việt
Chuyện nghiêm trọng hơn
Ngay trong chiều 2/4, tôi lại được nghe một câu chuyện khiến tôi tự thấy có trách nhiệm phải viết bài này như một hồi còi báo động.
Chị bạn tôi có 2 con đang du học Nhật, kể lại con trai cả đã tốt nghiệp đại học tại Nhật và hết hạn Visa. Đáng lẽ phải về nước nhưng cháu trốn ở lại với mục đích làm việc kiếm thêm tiền rồi mới về.
Sau đó em gái cháu cũng sang du học. Tại Nhật, cháu gặp và yêu một nam sinh viên VN. Qua một thời gian, thấy tính cách và nhiều thứ không hợp nhau, cháu muốn chia tay thì anh chàng kia quay ra đe dọa: “Nếu mày không yêu tao, không cho tao nữa, tao sẽ báo cảnh sát bắt anh trai mày v.v… và v.v…“.
Từ câu chuyện trên tôi rút ra hai dữ kiện. Một là, ở Nhật Bản đã xuất hiện người VN cư trú bất hợp pháp và coi chuyện đó là thường tình. Hai là, ngay trong cộng đồng người Việt tại Nhật Bản cũng có lối hành xử như anh chàng người yêu cũ của con chị bạn tôi – đi tìm bạn đời bằng phương pháp… “cưỡng hiếp”.
Móc nối dữ kiện đầu với việc có người bán cả hộ chiếu như lời kể của con trai anh bạn tôi, tôi thấy chúng thật logic. Người cư trú bất hợp pháp thì hộ chiếu làm gì còn hạn, vả lại, có muốn gia hạn cũng không được. Có cầu thì có cung. Đó là quy luật.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Tư pháp Nhật Bản, tính đến cuối tháng 3/2013, có tới 1.110 người Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp tại nước này và còn chưa rõ tung tích.
Cả kẻ bán và người mua hộ chiếu phải biết rằng họ đang vi phạm pháp luật cả trong và ngoài nước một cách nghiêm trọng. Bởi, hộ chiếu không chỉ là giấy tờ tùy thân của một cá nhân, mà còn là tài sản quốc gia. Điều này được ghi rất rõ trong các loại hộ chiếu mà nước ta phát hành hiện nay.
Hệ lụy
Trước tiên, phải khẳng định, những hiện tượng nêu trên chỉ là “con sâu bỏ rầu nồi canh”. Và một vài vụ ăn cắp, tham nhũng, vi phạm pháp luật thông thường không thể gây đoạn tuyệt quan hệ ngoại giao, nhưng ảnh hưởng xấu là chắc chắn.
Như chúng ta đều biết, mối quan hệ Việt – Nhật đang ở trong giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay. Người dân hai nước dành những tình cảm thân thiện cho nhau.
Hai nước cũng vừa tổ chức kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao một cách thành công rực rỡ, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng các bạn Nhật. Thế nhưng chỉ sau chưa đầy ba tháng đã xảy ra hàng loạt sự kiện nhức nhối. Chẳng lẽ những người vi phạm không lường trước hậu quả?
Thiệt hại đầu tiên và trực tiếp là: nếu bị phát hiện, người vi phạm sẽ chịu những hình phạt thích đáng của pháp luật hai nước. Tiếp theo là những thiệt hại về kinh tế cho cả cộng đồng. Nếu tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản tiếp tục vi phạm pháp luật và hiện tượng này lan rộng ra thì hậu quả chắc chắn là Nhật Bản sẽ dừng tiếp nhận lao động Việt Nam để đảm bảo an toàn cho người dân trong nước. “Cái ổ mà đổ thì trứng làm gì còn”.
Và, trên hết là những ảnh hưởng tới hình ảnh của người Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế. Chắc nhiều người trong số chúng ta còn nhớ những câu chuyện tiếu lâm, hò vè về những lao động xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu cách đây hai ba mươi năm, đại loại như: “Ăn nhanh đi chậm hay cười, chuyên mua đồ cũ là người Việt Nam“…
Nhưng đó là cái thời bao cấp đói kém, ra nước ngoài chỉ chăm chăm mua hàng gửi về giúp đỡ gia đình trong nước, mà cũng chỉ mua đồ cũ thôi chứ ăn cắp thì ít lắm. Vậy mà ngày nay khi đất nước ngày một lớn mạnh, vị thế của Việt Nam đang lớn dần lên, những chuyện “mất mặt” lại xuất hiện ở mức độ nghiêm trọng, lan rộng hơn.
Thay lời kết
Khi viết bài viết này, tôi quyết định sẽ nhờ một tờ báo điện tử đăng tải với mục đích là để các bạn trẻ, vốn thông thạo Internet, dù có ở Nhật Bản hay sắp đi nước ngoài đọc được và rút ra những điều bổ ích cho mình. Từ “quốc sỉ” không hề xa xôi, viển vông hay giáo điều, mà nó nằm ngay trong tay các bạn, trong những hành vi nhỏ nhất của bạn, những “Đại sứ nhân dân” của Việt Nam.
Cũng đã đến lúc các cơ quan chức năng cần có những biện pháp tuyên truyền giáo dục, những quy định cụ thể đối với công dân Việt Nam khi ra nước ngoài, bao gồm cả khách du lịch ngắn ngày để giúp mọi người ý thức được đầy đủ hơn hai từ “Quốc sỉ”.
Tuấn Nhật

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét