Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Chủ Nhật, 06-04-2014 - BẢN CHẤT CỦA VẤN ĐỀ HÒA HỢP HÒA GIẢI DÂN TỘC VIỆT

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Các bô lão xã An Hải tổ chức các nghi lễ cúng tế, tưởng niệm lính Hoàng Sa.
Các bô lão xã An Hải tổ chức các nghi lễ cúng tế, tưởng niệm lính Hoàng Sa.
- Cao Huy Thuần: Tưởng niệm ba ngày lịch sử 19-1-1974, 17-2-1979, 14-3-1988 (Diễn Đàn). – Những nhịp cầu để Hoàng Sa không đi vào quên lãng (Thụy My RFI). – Dân đảo Lý Sơn tổ chức lễ tưởng niệm lính Hoàng Sa (LĐ). =>
- Cứu ngư dân bị tê liệt trên biển Hoàng Sa (Soha).
- Philippines đưa Trung Quốc ra tòa, nhưng chính công luận thế giới sẽ phán quyết (Boxitvn). – Vũ Quang Việt: Ý nghĩa của vụ Phi kiện Trung Quốc trong tranh chấp biển (Boxitvn).
- Trung Quốc hoãn lập ADIZ ở biển Đông? (TN). – Tập trận hải quân quốc tế : Trung Quốc muốn được đặt dưới sự chỉ huy của Úc (RFI).
- Mỹ trấn an Nhật Bản về các mối quan hệ an ninh (VOA). – Mỹ trấn an Nhật sau vụ Nga sáp nhập Crimée (RFI). – Thủ tướng Nhật khẳng định quan hệ đồng minh với Mỹ (TTXVN). – Mỹ-Nhật thắt chặt liên minh (NLĐ).

- VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC – VĨNH BIỆT THẦY GIÁO ĐINH ĐĂNG ĐỊNH! (FB Đặng Đăng Phước ). – ƯỚC MƠ CỦA NGUYỄN PHAN (Tưởng nhớ thầy ĐĐĐ). “Tôi mơ Sài Gòn có 1 vạn người tiễn thầy Đinh Đăng Định về nghĩa trang Bình Hưng Hòa vào ngày 7.4 tới đây. Chỉ im lặng trang nghiêm đi thành hàng tiễn một người thầy giáo có lương tâm đối với đất nước và chí khí ngất trời. Và vài biểu ngữ với nội dung, đại khái: – Vô cùng thương tiếc thầy Đinh Đăng Định – Vì sao thầy mất? – Ai chịu trách nhiệm về cái chết của thầy? – Vì chống Bauxite Tây Nguyên thầy đi tù và mất mạng“.
- Mỗi khi nhắc đến dự án bôxit lầm lỗi như một tội ác chống lại tương lai, hậu thế không quên ông Đinh Đăng Định (FB Thùy Linh). “Ông không cố tình làm nên danh tiếng một người hùng để được ngợi ca. Ông bước vào nhà tù với danh phận một thầy giáo nghèo trung thực, dũng cảm. Ông bước ra khỏi nhà tù với tư cách một người chiến thắng. Ông ra đi để lại trang giáo án về hiểm họa bôxit chiếu sáng cho nhiều thế hệ sau này...”
H1- THAY ĐỔI GIỜ CHÓT NƠI QUÀN THẦY PHÊRÔ ĐINH ĐĂNG ĐỊNH (Tưởng nhớ thầy ĐĐĐ). “Chúng tôi cảnh cáo công an cộng sản các cấp về hành vi vô nhân đạo này. Đạo lý người VN không chấp nhận đụng chạm đến những vấn đề linh thiêng như đám tang. Tôi xin công bố số điện thoại của 1 an ninh chìm đi làm việc với tác phong không khác côn đồ (áo thun, quần lửng), thậm chí còn giấu tên: 0938940886“.
- Sài Gòn: Chuyển địa điểm tang lễ thầy giáo Đinh Đăng Định do CA quấy phá (DLB). – Xin thông báo: những ai đến đám tang để quấy rối, giáo dân sẽ bắt lại, sau khi đám tang kết thúc mới giải quyết- Linh cữu thầy Đinh Đăng Định quàn tại 38 Kỳ Đồng, Quận 3, Saigon (Trần Hoàng). – Tin đám tang thầy giáo Đinh Đăng Định (FB LM Đinh Hữu Thoại/Boxitvn).
- ĐÔI LỜI CHIA SẺ (FB Lưu Gia Lạc). “Mọi người có thể coi thày giáo Đinh Đăng Định như một người hùng tùy theo cách của mỗi người, riêng tôi anh ấy vẫn như một người bạn thuở nào, bình dị, chân chất và sự khác biệt lớn nhất sau mấy chục năm xa cách ở anh ấy là những nỗi niềm trăn trở của anh với hiện trạng của quê hương, sự ngạc nhiên lớn nhất của tôi với anh là tấm lòng bao dung vô bến bờ ngay cả khi nhắm mắt xuôi tay“.
- Thầy giáo Đinh Đăng Định bị đầu độc trong tù? (DLB). – ‘Không loại trừ bố tôi bị đầu độc’ (BBC). Thầy Đinh Đăng Định khuyên các con ông (phút 4:17): “Các con không nên đối xử với người ta bằng lòng căm thù, bởi vì người ta đã đối xử với mình bằng lòng căm thù thì mình không nên dùng lòng căm thù đối xử lại, mà hãy đối xử lại với những người ấy bằng lòng từ bi“.
- Ân xá Quốc tế: Cái chết của Đinh Đăng Định là “lời kêu gọi thức tỉnh” đối với Việt Nam (RFI).
- Thầy Phêrô Đinh Đăng Định sống Tin Mừng trước khi theo Chúa (DCCT).
- Thăm mẹ tù nhân lương tâm Gioan Nguyễn Văn Oai (FB JB Nguyễn Hữu Vinh). – Thăm nhà J.B Nguyễn Văn Duyệt, một tù nhân lương tâm đang thụ án (FB JB Nguyễn Hữu Vinh). – Thăm mẹ F.x Đặng Xuân Diệu, tù nhân lương tâm đang kiên cường thụ án oan khốc 13 năm
- Bản Kiến Nghị Đòi Được Hưởng Quyền Tự Do tôn Giáo Trong Nhà tù (RFA).
- Phạm Đình Trọng: Viết khi nhận giấy mời của công an (BS). “Những bài viết của tôi thuộc lĩnh vực văn hóa tư tưởng. Những bài viết đó có gì không thuận với chính thống cần nhắc nhở, trao đổi, tranh biện thì đó là việc của cơ quan tuyên giáo, của các nhà lí luận, của hội đồng lí luận, không phải việc của công an“.
- Ngô Vương Toại – người chết hai lần (DLB).
- Ông Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn có thật là “chân thành” để “xóa hố sâu thù hận”? (Chép sử Việt). “Chẳng hiểu có quá soi mói, chẻ chữ hay không, nhưng đọc lời ông, rằng ông đã ‘vận động đưa về‘, chứ chẳng phải là ‘mời về’ những bà con ‘chống đối cực đoan’ đó, thấy sao thương bà con quá. Như thể câu chuyện giữa cha mẹ với đứa con lầm lạc bỏ nhà đi bụi!” - BẢN CHẤT CỦA VẤN ĐỀ HÒA HỢP HÒA GIẢI DÂN TỘC VIỆT (Hồ Hải).
- Về việc bí thư TP Đà Nẵng chỉ đạo dẹp bỏ biển hiệu tiếng Trung Quốc: CẢNH BÁO KHÔNG THỪA (Nguyễn Quang Vinh). – Nguyễn Ngọc Trân, cựu phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội: Khó chấp nhận (TT). “Việc thương lái nước ngoài có mặt trên khắp đất nước, từ Cao Bằng đến Cà Mau qua các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây nguyên, vào VN với tư cách khách du lịch nhưng vô tư thu mua hàng trực tiếp tại cơ sở không phải mới xảy ra mà đã được báo chí đánh động ít nhất từ năm 2009“.
- Trang sức Trung Quốc 50 ngàn/kg nhiễm độc ngập chợ Sài Gòn (VEF).
- Làm thế nào để công lý không bị nhạo báng? (RFA). – KS Doãn Mạnh Dũng: Cần phải có Tòa Bảo Hiến (KTB). – HẺM BUÔN CHUYỆN – KỲ 152 :” Em xin …đi tù ạ..!” (Nhật Tuấn). “Vậy rút kinh nghiệm vụ anh Kiều , nếu nhận được giấy mời làm việc cứ chạy cha nó đến trại giam đề nghị: ‘em xin đi tù ạ…’. Thế là chẳng thằng công an nào đánh đấm, nhục hình, khỏi chết là cái chắc …”. – TIN….VỀ NGUYÊN TẮC THÌ… (Nguyễn Quang Vinh). – Hai vụ xử song song bộc lộ bản chất tư pháp Việt Nam (Boxitvn).
- ‘Người thua cuộc’ là dân? (BBC).
- Phạm Hải Vũ: Lợi ích công hay lợi ích toàn dân? Mối quan hệ giữa Nhà nước và Xã hội dân sự trong vấn đề thu hồi đất đai qua góc nhìn kinh tế luật (tiếp theo) (Boxitvn).
- Ai sẽ có lợi khi tổ chức Asiad 18? (RFA).
- ‘Thủ đoạn lũng đoạn của nhóm lợi ích’ (BBC).
- Khi quả dưa hấu trở thành vấn đề quốc gia (RFA).
- Người tố cáo tham nhũng có thể được thưởng tiền tỷ (ĐS&PL).
- Vụ đường thẳng “biến” thành cong: Người dân cung cấp thông tin về vụ việc (LĐ).
- Cầu treo hơn 4 tỉ đồng nghiêng, rơi ván (PLTP).
- Làm tờ khai xuất khẩu 50 triệu/tờ, nguyên cán bộ Hải quan bị bắt (Soha).
- Vụ gần 100 công nhân đào thoát khỏi bãi vàng Quảng Nam: Điều tra toàn diện về việc ngược đãi phu vàng (LĐ).
- Chỉ lo mũ bảo hiểm cho người, chẳng chịu lo áo mũ bảo hiểm cho … thằng nhỏ! (Chép sử Việt). “Lo mũ mão cho người tương đối ổn rồi, giờ thì nghe báo đài báo động tình trạng chất lượng áo mũ cho “thằng nhỏ”. Số dỏm chiếm tới 26%, nghĩa là thủng, rách, … chả trách tình trạng nạo phá thai đứng hàng đầu Đông Nam Á, thứ 5 thế giới. … Đề nghị chính phủ vào cuộc quyết liệt ngay! Cần thì cho Bộ Công an thêm biên chế, có thêm Cục Cảnh sát giao hoan”.
- TIN…HIẾP (phối kết hợp với) CU (Nguyễn Quang Vinh).
- “Tuyên bố TP.Hồ Chí Minh” tại Hội nghị thượng đỉnh sông Mê Kông (RFA). – Liên minh cứu sông Mê Kông kêu gọi bỏ 11 dự án thủy điện (TBKTSG). – Phạm Phan Long: Hiệp định Mekong 1995 đang tan vỡ MRC CEO, Hans Guttman nên từ chức (Boxitvn).
- Phiên đàm phán FTA thứ 5 Việt Nam-Liên minh Hải quan bế mạc (RFA).
- Bốn Luật sư tên tuổi đại diện cho Pháp Luân Công bị bắt cóc (ĐKN).
- Xã hội khá giả (DCVOnline). Đặng Tiểu Bình: “Một trong bốn thiếu sót sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chúng ta đã không chú ý đầy đủ tới việc phát triển các lực lượng sản xuất. Chủ nghĩa xã hội có nghĩa là xóa bỏ nghèo khó. Sự bần cùng không phải là chủ nghĩa xã hội, càng không phải là chủ nghĩa cộng sản“.
Vào ngày 21/12/2011, 13.000 dân làng Ô Khảm, Lục Phong, Quảng Đông, Trung Quốc nổi dậy, tố cáo các cán bọ đảng tham nhũng.
Vào ngày 21/12/2011, 13.000 dân làng Ô Khảm, Lục Phong, Quảng Đông, Trung Quốc nổi dậy, tố cáo các cán bọ đảng tham nhũng.
- Hàng Chục Ngàn Người Phản Đối Nhà Máy Hóa Chất ở Trung Quốc (ĐKN).
- Bầu cử Ô Khảm : Mèo lại hoàn mèo ! (RFI). =>
- Kim Jong Un cách chức Bộ trưởng Thương mại (RFI). – Bắc Triều Tiên nói thế giới hãy ‘chờ và xem’ cuộc thử nghiệm hạt nhân mới (DCCT).
- Campuchia cảnh cáo Sam Rainsy về hành động khi quân (TTXVN).
- Myanmar và các nhóm vũ trang soạn thỏa thuận ngừng bắn (TTXVN).
- Phe “Áo Đỏ” xuống đường bảo vệ chính phủ (RFI). – Áo Đỏ kéo về Bangkok bảo vệ Thủ tướng (VNN). – Thái Lan: Tuần hành ủng hộ chính phủ tạm quyền (VTV). – “Áo đỏ” đổ về Bangkok (NLĐ).
- Mỹ cảnh báo TQ đừng hành động theo phong cách Crimea tại châu Á (DCCT).
- Ukraina đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế (RFI). – Nga-Ukraina: Bóng ma « chiến tranh khí đốt » (RFI). – Ukraine gọi việc Nga tăng giá khí đốt là “sức ép chính trị” (VOV). – Ukraine coi việc Nga tăng giá khí đốt là “xâm lược kinh tế” (TTXVN). – Nga đòi Ukraine trả 11,4 tỷ USD tiền giảm giá khí đốt (TTXVN). – Châu Âu sợ “chết chìm” trong chiến tranh khí đốt Nga – Ukraine (Soha).
- Nga xác nhận đặc vụ FSB đã từng tới Ukraine hồi tháng 2 (TTXVN). – Căng thẳng Ukraina: Nga không ngán các biện pháp trừng phạt của phương Tây (LĐ). – “Nên tìm cách giúp Ukraine thay vì trừng phạt Nga” (TTXVN).


- Bùi Bảo Trúc: Vô tư (Người Việt). “Ngày kỷ niệm giặc Tàu đánh phá mấy tỉnh miền Bắc thì bọn ngợm và đười ươi lôi nhau ra múa đôi ở công viên ăn mừng rất vô tư. Ngư dân bị bọn khốn nạn Tàu ô bắt nạt, cướp tàu, bắn giết thì vô tư gọi đó là những tầu … lạ. Bỏ bạc tỉ ra mua mấy cái tàu ngầm mang về Cam Ranh trưng chơi rồi để đó lại cũng rất vô tư. Thành ra Việt Nam bây giờ đã trở thành quốc gia vô tư nhất thế giới. Cho nên cái gì cũng vô tư là vậy“.
- Tình trạng người lao động TQ không phép tràn lan tại Việt Nam: Phải tuân thủ luật chơi chung (TBKTSG).
- HỘI CTNLT: VĨNH BIỆT TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM ĐINH-ĐĂNG-ĐỊNHChúng tôi xin kính cẩn nghiêng mình bái phục trước vong linh Anh, Người Chiến Sĩ bất khuất, can trường đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ của Đồng bào, cho Công Lý và An Sinh của Đất nước. Anh không bao giờ khuất phục trước tà quyền. Anh là biểu tượng của sự dứt khoát đoạn tuyệt nhất với chủ nghĩa và chế độ cộng sản.  Anh là một tấm gương sáng trong sự nghiệp đấu tranh cho Tổ Quốc Việt Nam ngày hôm nay. Anh đã làm xong bổn phận của người con trọn hiếu với mẹ Việt Nam“. – Vĩnh biệt nhà đấu tranh (Phi Vũ). – ‘Chính quyền nợ cha tôi một lời xin lỗi’ (BBC).
- THƠ TRANH ĐẤU (Sơn Trung). “Tây Nguyên, đất nước của ta/ Sao ai xẻ thịt cắt da thế này !/ Ai đưa Tàu đến nơi đây/ Đóng đô, lập ấp, đốn cây, phá rừng ?/ Lưỡi dao đâm lút triền lưng !/ Quặng nhôm hay máu không ngừng tuôn ra …/ Quặng nhôm, tài sản quốc gia/ Sao dâng Tàu cộng,Trung Hoa, hở Trời ?
- Báo chí Việt Nam dùng hình ảnh công an đàn áp biểu tình để minh họa cho côn đồ (Nguyễn Tường Thụy). “Bình luận về việc này, JB Nguyễn Hữu Vinh cho rằng: Như vậy, đám công an Lộc Hà và an ninh đã được chính báo chí Việt Nam gọi đúng tên: Côn đồ. Hẳn đây không phải là sự nhầm lẫn hay sơ suất của tờ báo. Hoan nghênh và cảm ơn kenh14.vn“.
- Mùa Quốc Nạn (Phi Vũ).
- Đắc Trung: Những con chữ mang hình viên đạn (Trần Nhương). – Bài Khổng (#3) (Bautx).
- Nhà báo Trần Đăng Tuấn, cựu Phó TGĐ Đài truyền hình VN: Bàng hoàng, phẫn nộ và thất vọng (TT). - Hoan hô ông chánh án thật thà! (MTG).
KINH TẾ
- Hạ lãi suất cho vay, ngân hàng còn phải đợi! (ĐTCK).
- Hết sa thải hàng loạt, ngân hàng tuyển ngàn nhân sự (VTC).
- Tự doanh mua ròng trăm tỷ trong tuần đầu của tháng 4 (ĐTCK). – Góc nhìn chuyên gia tuần tới: Chờ quyết định nới room (ĐTCK).
- Đứng về phía ai? (TBKTSG).
- Vốn FDI vào TPHCM tăng mạnh (TBKTSG).
- Quảng Bình đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thương mại (Giadinh.net).
- Bất thường bầu chủ tịch VFA (NLĐ). – Nông dân đứng ngồi không yên (NLĐ).
- Chặn hàng Trung Quốc nhập lậu bảo vệ sản xuất trong nước (HQ).
- Trung Quốc ra biện pháp kích cầu thúc đẩy tăng trưởng (TTXVN).
- Các nước ASEAN quan ngại về các rủi ro kinh tế (RFI).
- Kinh tế Mỹ thêm 192.000 việc làm trong tháng 3 (VOA). – Kinh tế Mỹ tạo thêm việc làm mới (BBC).

- Gói tín dụng 50.000 tỷ đồng của Ngân hàng TMCP Xây dựng: Không liên quan đến chương trình hỗ trợ 30.000 tỷ đồng (HNM).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- 100 năm trước: THƯƠNG NÒI GIỐNG, THẦN TIÊN GIÁNG BÚT (Tễu).
- Ô HÔ! GIÁO SƯ AHLĐ VŨ KHIÊU TỪ CÕI TIÊN VỀ GIÁNG BÚT Ở BÌNH ĐÀ (Tễu). – Lễ hội làng Bình Đà đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (ND). – Lễ hội đầu tiên ở Hà Nội thành di sản văn hóa quốc gia (TTXVN). – Chương trình nghệ thuật khai mạc Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng với chủ đề “Về miền quê di sản” (ND). – Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Đền Hùng 2014 (TTXVN).
- Đền thờ Hai Bà Trưng nhận bằng Di tích Quốc gia đặc biệt (TTXVN). – Triển lãm ảnh về di tích lịch sử, văn hóa Quảng Bình (TTXVN).
Quảng bá hình ảnh áo lụa Hà Đông tại ngày hội. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)
Quảng bá hình ảnh áo lụa Hà Đông tại ngày hội. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)
<- Khai mạc ngày hội “Mùa xuân tôn vinh văn hóa dân tộc” (TTXVN).
- Thư giãn cuối tuần: Gừng càng già càng cay (Boxitvn).
- Tào lao! (SGGP).
- Tiểu thuyết Gửi người yêu và tin của Nguyễn Thị Từ Huy (RFA).
- Xuân Quỳnh & những vui buồn của kiếp hoa dại (Vương Trí Nhàn).
- Thế Giới Của Những Giấc Mơ (Hợp Lưu).
- Ðọc: “Future of the mind”: Vật lý về trí óc (Người Việt).
- Trung Trung Đỉnh: THANH THẢO VÀ CON NGỰA THƠ (Nguyễn Trọng Tạo).
- THƠ SONG NGỮ – THANH THANH- VŨ THỊ SAIGON (Sơn Trung).
- Du Tử Lê: Những gam màu hiện thực trong thơ Nguyễn Quốc Thái (Người Việt).
- NHỮNG HẠT NÚT (Tương Tri). – HÌNH NHƯ LÀ MƯA NGÂU…
- Đi Tìm Alaska – Phần 34 – John Green (Nguyễn Hoàng Huy).
- Một tập văn xuôi, một tập thơ (Trọng Bảo).
- Khả năng kỳ diệu của một thổ dân (Hữu Nguyên).
- 100 năm Người Dublin: Từ Người Dublin tới Trái tim của bóng đêm (DMDV).
- Leçons de Violon, Violoncelle par Nguyễn Xuân Khoát (1937) (Tây Bụi).
- Ngôn ngữ nghệ thuật, mã và phê bình văn học (Trần Đình Sử).
- Dấu ấn tâm linh trong văn học Việt Nam đương đại qua một số tiểu thuyết (PBVH).
- TẢN MẠN CHUYỆN PHÙ TANG: Người Việt…. ăn cắp ! (CP Văn nghệ).
- Sa mạc Thung lũng Chết / Death Valley 1 tháng 4 2010 (NK ảnh).
- Khi đào kép cải lương hát “nhập vai” (RFA).
- ‘‘Chó hoang’’ : Bộ phim cuối cùng của Sài Minh Lượng ? (RFI).
- Robin Thicke : Hình ảnh gây sốc, nhịp điệu gây sốt (RFI).

- Nhà thơ Bùi Hoàng Tám tuyển chọn và giới thiệu: “Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu” (DT).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Thí sinh ít chọn môn sử, ngoại ngữ (TT).
- Báo động thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp (NLĐ). – Cử nhân không nghề! (NLĐ).
Có trường nội trú là ước mơ của nhiều học sinh đang phải ở trọ tại thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
Có trường nội trú là ước mơ của nhiều học sinh đang phải ở trọ tại thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
- Hai vòng ôn tập thi tốt nghiệp (GD&TĐ).
- Trường nội trú, chờ đến bao giờ? (NLĐ). =>
- Nữ sinh liệt cả tay chân khiến nhiều người phục sát đất (Tiin).
- Anh: 10 kỹ năng cần thiết trang bị cho trẻ trước khi đến trường (PNTP).
- Nigeria: Việc làm và bài học về khai thác tài nguyên (VTV).
- Não Bộ Biết Khi Nào Bạn Hết Cơn Khát (ĐKN).
- Cam Thảo và Dầu Dừa có thể phòng ngừa sâu răng chăng? (ĐKN).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Bé gái 6 tuổi bị bắt cóc ở bệnh viện Sài Gòn (VNN).
- “Nữ quái” tự chế thuốc tăng trọng cho trẻ em đã bỏ trốn (ANTĐ).
- Clip nhân viên vườn thú xẻ thịt nai nuôi gây bức xúc (MTG).
5<- Xe tải “chơi chiêu” trước trạm cân làm quốc lộ ùn tắc? (DT).
- Một du khách Anh tử nạn trên Vịnh Hạ Long (DV).
- Bãi đậu xe cháy hơn 500 xe máy bị thiêu hủy (RFA).
- Lào Cai: Mưa đá, gió lốc gây thiệt hại nặng (DV).
- Virus Ebola : Pháp gửi nhân viên y tế đến sân bay Guinea (RFI).


QUỐC TẾ
- Thủ lãnh al-Qaida kêu gọi phiến quân ở Syria chấm dứt đấu đá nội bộ (VOA).
- Mỹ đánh giá lại vai trò trong hòa đàm Trung Đông (VOA). – Mỹ cung cấp bảo đảm tín dụng cho Tunisia (VOA).
- Boeing được phép bán một số linh kiện máy bay cho Iran (VOA).
- Cử tri Afghanistan đi bầu tổng thống mới (VOA). – Afghanistan bắt đầu bầu cử tổng thống (BBC). – Cử tri Afghanistan đi bầu Tổng thống bất chấp đe dọa của Taliban (RFI). – Bầu cử lịch sử ở Afghanistan (NLĐ).
Boko Haram là nhóm đang chiến đấu để đòi áp dụng một hình thức khắc nghiệt của luật Hồi giáo ở miền bắc Nigeria.
Boko Haram là nhóm đang chiến đấu để đòi áp dụng một hình thức khắc nghiệt của luật Hồi giáo ở miền bắc Nigeria.
- Phiến quân Nigeria bắt cóc 2 linh mục và 1 nữ tu (VOA). =>
- Istanbul ngăn chặn mạng xã hội để bảo vệ ghế thủ tướng (RFI).
- Câu chuyện nước Mỹ: Kinh tế, dầu khí, và họa sỹ…Bush (Hiệu Minh).
- Tòa Bạch Ốc bác bỏ tin của AP về chương trình ‘Twitter Cuba’ (VOA).
- Bầu cử Hạ nghị viện Ấn Độ sẽ mang tới “làn gió mới” (TTXVN).
- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công du châu Á (VTV).
- O bế lục địa già (NLĐ).
- Tu-22M3 – cú đấm của Putin nhằm vào MDS châu Âu (Tin tức).
- Những lá chắn cuối cùng của chiến hạm (II) (Soha).
- Tìm kiếm dưới mặt nước để tìm hộp đen của MH370 (VOA). – Tàu TQ ‘bắt được tín hiệu’ giống MH370 (BBC). – Tàu Trung Quốc nghe tiếng ‘ping’ có thể là của máy bay mất tích (VOA). – Dò được tín hiệu điện của chiếc máy bay MH370 mất tích ? (MTG). – MH370 sẽ làm phá sản Malaysia Airlines? (KT). – Tàu Trung Quốc bắt được tín hiệu hộp đen máy bay mất tích? (NLĐ).
- Nga điều tra vụ công nhân hãng phô-mai tắm trong bồn sữa (RFI).

- Châu Âu sợ “chết chìm” trong chiến tranh khí đốt Nga – Ukraine (Soha). – Tu-22M3 – cú đấm của Putin nhằm vào MDS châu Âu (Tin tức). – “Nên tìm cách giúp Ukraine thay vì trừng phạt Nga” (TTXVN). – Chuck Hagel: Crimea châm ngòi nổ chiến tranh Lạnh Tây Âu – Nga (KT). – Tình báo Mỹ và phương Tây bị thất bại tại Crime do Tổng thống V.Putin không dùng ĐTDĐ và Internet? (ANTĐ). – Châu Âu không dễ ‘bỏ’ Nga (TP). – EU làm việc với Nga và Ukraine để xoa dịu căng thẳng (MTG). – Cuộc chiến khí đốt: Nga đe dọa, Mỹ cám dỗ, EU nhìn tới nguồn năng lượng mới (SM). – Thủ tướng Đức: Trừng phạt Nga nếu lãnh thổ Ukraine bị đe dọa lần nữa (GDVN). – Thủ tướng Đức: không nên nghi ngờ quyết tâm trừng phạt Nga của EU (MTG).

* Video RFA: + 7 sự kiện đáng chú ý trong tuần 05.04.2014; + Bản tin video sáng 05-04-2014.

* VTV: + Chào buổi sáng – 05/04/2014; + Điểm báo – 05/04/2014; + Tạp chí Kinh tế cuối tuần – 05/04/2014; + Thời sự 12h – 05/04/2014; + Bản tin quốc tế 17h – 05/04/2014; + Tài chính tiêu dùng – 05/04/2014; + Thời sự 19h – 05/04/2014; + Thế giới trong ngày – 05/04/2014.

BẢN CHẤT CỦA VẤN ĐỀ HÒA HỢP HÒA GIẢI DÂN TỘC VIỆT

Bài đọc liên quan:
Từ khi cố thủ tướng Võ Văn Kiệt còn sống, ông đã nói đến ngày 30/4/1975 có triệu người vui, và triệu người buồn, trong đó có ông và gia đình bị cả 2 cảm giác buồn vui. Đó là việc ông mong muốn hòa hợp hòa giải dân tộc. Nhưng ông đã hiểu sai bản chất việc hòa hợp hòa giải ở Việt Nam là hòa hợp hòa giải giữa ai với ai, bằng hành động cụ thể nào. Nên việc ông mong muốn không thể thực hiện được.
Cách đây 4 năm bà cựu phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nhắc lại, cùng một dân tộc hà cớ gì không hòa hợp? Cũng giống ông cố thủ tướng Kiệt, bà cựu phó chủ tịch nước hiểu sai về bản chất của vấn đề.
Vài tháng nay, câu chuyện hòa hợp hòa giải dân tộc Việt Nam sau biến cố 30/4/1975 bắt đầu được truyền thông báo chí quan tâm trở lại khi ngày biến cố 30/4/1975 lại đến. 
Phải thấy rằng, đây là một chủ trương tốt cho đất nước và dân tộc sau bao điêu linh tương tàn mà người cộng sản đã gây ra. Nhưng theo tôi, nó bất khả thi vì bản chất của vấn đề không nằm ở dân tộc Việt không hòa hợp hòa giải.
Muốn giải quyết đúng vấn đề này, phải hiểu bản chất của vấn đề, chúng ta hãy thử điểm qua lịch sử một lần để thấy tại sao việc này bất khả thi.
Lịch sử từ 1945 đến nay, đảng cộng sản đã 2 lần cướp của dân: cải cách ruộng đất ở miền Bắc từ năm 1953 đến 1956. Sau 30/4/1975 thì cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam từ năm 1977. Hai lần đó kèm thêm chế độ hà khắc đối xử với dân cả 2 miền Nam Bắc, làm dân miền Bắc phải chạy vào Nam năm 1954, rồi dân cả 2 miền Nam Bắc bỏ chạy sang xứ tư bản giãy hoài không chết sau 1975. Ngay cả bây giờ đảng cộng sản vẫn còn cướp đất và của cải của dân để ăn chia.
Như vậy, bản chất của vấn đề là, dân tộc Việt không có mất sự đoàn kết với nhau, mà chỉ có đảng cộng sản không hòa hợp hòa giải với dân tộc Việt sau khi cướp chính quyền. Nên việc hòa hợp hòa giải là việc chỉ xảy ra giữa đảng cộng sản - 4 triệu đảng viên - với 90 triệu dân Việt cả trong nước 86 triệu, cộng với 4 triệu kiều bào Hải ngoại, chứ làm gì có chuyện 90 triệu người Việt trong và ngoài nước phải hòa hợp, hòa giải với nhau, mà phải gọi là hòa hợp hòa giải dân tộc?

Một đơn cử cụ thể cho thấy người dân Việt không mất đoàn kết là cuộc hôn phối giữa con gái của thủ tướng của đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam với con trai của cựu thứ trưởng Việt Nam Cộng Hòa sống nhau có con cái hạnh phúc, thì làm gì có chuyện dân tộc Việt cần phải hòa hợp hòa giải?
Nếu muốn hòa hợp hòa giả giữa 4 triệu đảng viên cộng sản ở Việt Nam với 90 triệu dân Việt cả trong và ngoài nước thì đảng cộng sản phải làm gì? Theo tôi phải cần làm 4 việc lớn sau:
Thứ nhất, đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam phải trả lại của cải, danh dự cho những người đã bị đảng cộng sản đấu tố trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc.
Thứ hai, đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam phải trả lại của cải và sinh mạng con người của nhân dân miền Nam đã bị đảng cộng sản tịch thu, bắt người đi học tập cải tạo, bị chết vì rừng thiêng nước độc, chế độ nhà tù hà khắc, mất mạng trên biển vì đi vượt biển, và vì cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh sau 30/4/1975.
Thứ ba, đảng cộng sản phải làm hành động nhân bản như Tây Đức trả lương, phục hồi chức vụ lãnh đạo của cán bộ Việt Nam Cộng Hòa sau khi thống nhất Việt Nam vào ngày 30/4/1975.
Và cuối cùng là, đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam phải có một thể chế chính trị đúng nghĩa của dân, do dân và vì dân thực sự với đa nguyên, tản quyền để phát huy hết sức mạnh dân tộc trong cả quyền lực cứng lẫn quyền lực mềm, thì mới mong đất nước hùng cường tự chủ trước ngoại bang.
Nếu không thực hiện được 4 việc trên, thì việc hòa hợp hòa giải giữa đảng cộng sản đang cầm quyền ở Việt Nam và nhân dân Việt chỉ là việc nói láo mà chơi, nghe láo chơi, như câu thơ của Bồ Tùng Linh mở đầu tác phẩm Liêu Trai Chí Dị.
Hay nói cách khác - đảng cộng sản chưa bao giờ xem nhân dân là người chủ đất nước, mà dân chỉ là  phương tiện của đảng cộng sản thực thi quyền lợi của mình. Nên  việc hòa hợp hòa giải dân tộc Việt không có, mà cần có một sự cầu thị của đảng cộng sản đang cầm quyền ở Việt Nam đối với dân tộc Việt, để có một dân tộc và một đất nước hùng cường. Chứ không có chuyện dân tộc Việt cần phải hòa hợp hòa giải với nhau. Đó mới là bản chất của vấn đề nước Việt thời đại Hồ Chí Minh.

2173. Jakarta bác bỏ ‘đường chín đoạn’ của Trung Quốc

Asia Times
Tác giả: Ann Marie Murphy
Người dịch: Huỳnh Phan
3-4-2014
Trong một thay đổi chính sách quan trọng, vào ngày 12/3 các quan chức Indonesia thông báo rằng bản đồ đường chín đoạn Trung Quốc phác hoạ yêu sách của họ ở biển Đông chồng lấn với tỉnh Riau của Indonesia, tỉnh này bao gồm chuỗi đảo Natuna.
Trong hơn hai thập kỷ qua, Indonesia đã tự đứng ở vị thế như một trung gian hòa giải độc lập trong tranh chấp biển Đông giữa một số thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc. Indonesia và Trung Quốc không có yêu sách trùng lặp đối với các đảo. Do đó, theo quan điểm của Jakarta thì Indonesia và Trung Quốc sẽ không có tranh chấp đối với vùng biển vì theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), các quyền đối với vùng biển bắt nguồn từ các quyền đối với đất đai.
Indonesia từ lâu đã thúc giục Bắc Kinh cam đoan về điểm này, nhưng họ không hợp tác. Việc Indonesia tuyên bố rằng họ thực sự là một bên có xung đột với Trung Quốc ở biển Đông kết thúc sự lập lờ chiến lược đã ngự trị nhiều năm và có khả năng làm tăng thêm căng thẳng cho một vấn đề vốn đã đầy ấp căng thẳng.
Tranh chấp biển Đông đã trở thành một vấn đề chiến lược quan trọng giữa Trung Quốc và ASEAN vào giữa thập niên 1990. Đặc biệt quan trọng là việc vào năm 1994 Trung Quốc chiếm đóng đảo Vành Khăn, cách bờ biển đảo Palawan khoảng 130 hải lý (210 km) và do đó cũng nằm ngay bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines (EEZ). Bất chấp phản đối của Philippines, Trung Quốc đã xây dựng các kiến trúc bê tông trên rạn san hô này và đến nay họ có một kiến trúc nhiều tầng trang bị đầy đủ với bến cảng, sân bay trực thăng, và radar.
Indonesia xem các tranh chấp lãnh thổ như là một mối đe dọa cho lợi ích then chốt của Indonesia trong sự ổn định khu vực Đông Nam Á, khu vực tự trị đối với bá quyền bên ngoài, và các chuẩn mực của ASEAN về giải quyết hòa bình các tranh chấp và quyền tự chủ đối với các cường quốc bên ngoài. Kết quả là, trong thập niên 1990 Indonesia bắt đầu tổ chức các cuộc hội thảo để giảm căng thẳng và xây dựng lòng tin giữa các bên đối đầu nhau.
Cuối cùng, các thành viên ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông năm 2002 (DOC), trong đó các bên ký cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp, không sử dụng vũ lực, và thực hiện tự kiềm chế. Quan trọng hơn, nó kêu gọi tất cả các bên ngừng việc chiếm các đảo, các rạn san hô và bãi cát ngầm không có người ở trong biển Đông.
Tuy nhiên Tuyên bố năm 2002 thiếu một cơ chế thực thi để bảo đảm việc tuân theo các nguyên tắc của nó. Để khắc phục vấn đề này, Indonesia giữ vai trò đầu tàu trong đàm phán một bộ quy tắc ứng xử ràng buộc pháp lý xây dựng trên DOC và bao gồm các biện pháp phòng tránh leo thang quân sự trên biển.
Những nỗ lực hòa giải của Indonesia luôn luôn được thực hiện trong bối cảnh có mối quan ngại chiến lược đối với ý định của Trung Quốc. Indonesia đã từng xem Trung Quốc như là mối đe dọa chủ chốt bên ngoài trong phần lớn thời kỳ Chiến tranh Lạnh và “đóng băng” quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh từ năm 1967 đến năm 1990. Các quan chức ở Jakarta từ lâu đã lo ngại các mục tiêu mà phe ôm mộng lấy lại lãnh thổ xa xưa (irredentist) của Trung Quốc nhắm tới ở Biển Đông, đặc biệt đối với chuỗi đảo Natuna của họ, nơi có các mõ khí đốt có thể khai thác, thuộc loại lớn nhất thế giới. Mối quan ngại của Indonesia tăng lên song song với việc TQ tăng cường quân sự và sử dụng vũ lực một cách ngày càng quyết đoán để khẳng định lợi ích ở biển Đông.
Điều quan ngại đối với Indonesia không chỉ là quần đảo Natuna và vùng biển xung quanh – dù chúng rất quan trọng – mà còn là tính thiêng liêng của UNCLOS. Indonesia là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới và thiếu năng lực hải quân để bảo vệ quần đảo trãi rộng của mình, kéo dài từ đông sang tây 3.000 hải lý (4.800 km). Do đó Indonesia đã luôn luôn là nước ủng hộ mạnh mẽ UNCLOS.
Quan niệm về lãnh thổ quốc gia của Indonesia không chỉ bao gồm 17.000 hòn đảo của họ, mà còn là vùng biển mà nối kết các đảo này lại với nhau: trong tiếng Indonesia từ dùng để chỉ đất nước là tanah air, nghĩa đen là đất và nước. UNCLOS có hiệu lực vào năm 1994 gồm cả nguyên tắc quần đảo, nguyên tắc này trao cho các đảo quốc chủ quyền đối với nội thuỷ của mình. Do đó, việc bảo đảm sao cho các cường quốc lớn tuân theo UNCLOS là một lợi ích an ninh cốt lõi của Indonesia.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã thực hiện một loạt các hành động mà Indonesia thấy như là phá hoại UNCLOS và đe dọa ổn định khu vực. Thứ nhất là việc Trung Quốc công bố bản đồ đường chín đoạn năm 2009, gồm cả một phần vùng đặc quyền kinh tế đảo Natuna trong khu vực cực nam của nó. Indonesia phản đối yêu sách của Trung Quốc với LHQ trong năm 2010, và cũng yêu cầu Trung Quốc làm rõ yêu sách của họ – được vẽ tay vào năm 1947 – bằng cách cung cấp tọa độ chính xác.
TQ biện minh cho yêu sách của họ lâp lờ và theo quan điểm của Indonesia là không phù hợp với UNCLOS. Việc Trung Quốc không sẵn lòng đáp ứng tích cực yêu cầu của Indonesia đã gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến Jakarta rằng Trung Quốc đã không đánh giá cao những gì mà các quan chức Indonesia xem như là phản ứng kềm chế trước các khiêu khích của Trung Quốc và những nỗ lực của Jakarta thuyết phục các đối tác ASEAN theo sự dẫn dắt của nó.
Thứ hai, Trung Quốc gần đây đã trở nên quyết đoán hơn trong việc theo đuổi yêu sách của họ và ngày càng sử dụng vũ lực để làm điều đó. Nghiêm trọng nhất, theo quan điểm của Indonesia, Trung Quốc đã mở rộng tập trận hải quân và sự hiện diện vũ trang từ khu vực họ đòi chủ quyền ở phía Bắc gần với Trung Quốc đại lục xuống tới khu vực phía nam, nơi mà họ đã sử dụng vũ lực trong các cuộc đối đầu với các tàu thuyền của Indonesia.
Chẳng hạn trong năm 2010, sau khi một tàu tuần tra Indonesia bắt giữ một tàu Trung Quốc đánh bắt cá bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, Trung Quốc đã cử tàu Ngư chính 311, có trang bị súng máy, pháo nhẹ và cảm biến điện tử. Theo cáo buộc, tàu Ngư chính 311 đã chĩa súng máy vào tàu tuần tra Indonesia, buộc họ phải thả tàu Trung Quốc. Tương tự như vậy, tháng 3 năm 2013, các quan chức Indonesia lên một tàu Trung Quốc đánh bắt cá bất hợp pháp tại quần đảo Natuna và chuyển toàn bộ người trên tàu Trung Quốc sang tàu của họ để đưa vào bờ làm thủ tục pháp lý. Trước khi đến bờ, tàu vũ trang Trung Quốc chặn đầu tàu Indonesia, và yêu cầu thả các ngư dân Trung Quốc. Bị thua kém về vũ khí và quan ngại đến sự an toàn của nhân viên trên tàu, các quan chức Indonesia đành phải tuân theo.
Indonesia đã giữ im lặng các sự cố như vậy một phần là do họ thích làm công tác ngoại giao thầm lặng và một phần để giữ vị trí của mình như là trung gian hòa giải. Indonesia cũng hy vọng rằng Trung Quốc giá cao vai trò lãnh đạo của Jakarta trong khu vực và sẽ chú ý tới quan tâm của Indonesia trong vấn đề đảo Natuna để không làm xấu đi mối quan hệ giữa hai nước.
Tuy nhiên, trong những tháng gần đây Trung Quốc đã thực hiện một loạt các hành động quyết đoán đã đẩy Indonesia tới việc phải đưa thông báo công khai. Trung Quốc áp đặt vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông và tuyên bố sẽ áp đặt một vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông sau khi thực hiện các chuẩn bị thích hợp. Bắc Kinh tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương xung quanh đảo Hải Nam bao phủ gần như 57% Biển Đông. Họ phái tàu sân bay Liêu Ninh làm nhiệm vụ trong khu vực biển Đông, ở đó họ đã xông lên đá Vành Khăn (Mischief Reef) và tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi đối với bãi ngầm James (TQ gọi là Tăng Mẫu), chỉ cách bờ biển Malaysia 50 dặm, hay 80 km. Hiện nay, Trung Quốc đang cản trở việc Philippines cố tiếp tế cho binh lính của họ ở bãi Cỏ Mây (Thomas Shoal II).
Tuyên bố công khai xung đột với Trung Quốc của Indonesia được đi kèm bằng phát biểu về ý định củng cố khả năng quân sự của họ tại quần đảo Natuna. Tướng Moeldoko, người đứng đầu quân đội Indonesia, nói rằng Indonesia sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực, bổ sung một tiểu đoàn bộ binh và nhiều máy bay chiến đấu đồng thời cũng tăng cường sự hiện diện hải quân. Nỗ lực của Indonesia tăng cường sự hiện diện ở quần đảo Natunas xảy đến khi Jakarta tăng ngân sách quốc phòng hai con số trong những năm gần đây, nhắm phần lớn tăng chi tiêu cho an ninh hàng hải.
Tuyên bố công khai của Indonesia rằng họ có xung đột trên biển với Trung Quốc có khả năng sẽ là việc sắp lại thế trận mới cho cuộc đấu đang dang dở ở biển Đông. Với việc Indonesia chính thức phản đối yêu sách của Trung Quốc, sự mơ hồ chiến lược đã cho phép Indonesia giữ vị thế mình như một trung gian giữa Trung Quốc và các đối tác ASEAN đã bị mất đi. Các sự kiện sẽ diễn ra chính xác như thế nào không thể tiên đoán được. Căng thẳng ở biển Đông có khả năng sẽ tăng cao thêm nữa.

2174. TƯỞNG NIỆM BA NGÀY LỊCH SỬ 19-1-1974, 17-2-1979, 14-3-1988

Diễn đàn
Cao Huy Thuần
Thưa Quý Thầy, Quý anh, chị, em, cháu,
Buổi đại lễ hôm nay, chùa Khuông Việt đã chuẩn bị tổ chức từ hơn cả tháng rồi. Thư mời đã được gởi đi từ đầu tháng trước. Hôm qua, đọc báo, chúng tôi tưởng chừng như chưa làm mà tiếng vang đã dội thấu bên nhà. Vô cùng hân hoan, chúng tôi được nghe loan báo một buổi lễ cầu siêu sẽ được tổ chức tại Trường Sa, trong tinh thần mà chúng ta đã sửa soạn, đã công bố trên mạng, và đang thực hiện ngày hôm nay. Bên nhà tiếp nối chúng ta, mong sẽ còn những bước tiếp nối nữa để xiển dương tinh thần mà chúng ta đã khơi dậy. Tinh thần đó là gì ?
Giáo sư Cao Huy Thuần phát biểu bế mạc buổi lẽ. Hàng đầu : Hòa thượng Thích Phước Đường và Thích Tánh Thiệt
Giáo sư Cao Huy Thuần phát biểu bế mạc buổi lẽ. Hàng đầu : Hòa thượng Thích Phước Đường và Thích Tánh Thiệt
Trước tiên là để cầu siêu cho các chiến sĩ và đồng bào đã bỏ mình để bảo vệ biên giới của đất nước. Đó là phận sự tất nhiên của chùa. Lời kinh, tiếng mõ là để giúp người chết được giải thoát, giải thoát khỏi mọi vướng mắc, trong đó có vướng mắc vì hận thù. Thế nhưng, thứ hai, chùa còn có nhiệm vụ xã hội với người sống và không tách rời khỏi số phận của dân tộc. Dân tộc đang nhức nhối vì vấn đề biên giới, làm sao chùa không trăn trở ? Cho nên câu hỏi mà chùa đặt ra từ lâu là : chùa làm được gì vừa cho người chết vừa cho người sống trong quan tâm bức thiết về bảo vệ biên giới ngày nay ? Không cần phải đợi đến hôm nay, ý nghĩ hiển nhiên đến với mọi người là : đã nói « bảo vệ biên giới », tất phải có ngoại xâm. Mà đã có ngoại xâm, tất dân tộc phải đoàn kết để chống. Đoàn kết, trong bối cảnh ngày nay, là quên đi cái gì đã làm trở ngại hòa giải hòa hợp dân tộc. Nhu cầu khẩn thiết đó, chúng ta đã nói lâu nay nhưng chưa làm được gì cụ thể cho đến ngày nay. Hôm qua, một bước đầu tiên quan trọng đã bước ở bên nhà sau khi chúng ta đã bước cụ thể. Nồng nhiệt, chúng ta tán dương. Nhưng chúng ta phải nhắc nhở nữa, nhắc nhở hoài : tưởng niệm người chết còn là để hướng đến người sống, cầu mong đất nước thực hiện cho kỳ được hòa hợp dân tộc bền chặt. Đây là chức năng xã hội, văn hóa muôn đời của chùa.
Trong ba ngày lịch sử mà chúng ta tưởng niệm hôm nay, ngày đầu tiên, 19-1-1974, hẳn có ý nghĩa nhất trong nhiệm vụ hòa hợp hòa giải đó. Chúng ta sẽ phản bội anh linh của chính các chiến sĩ đã bỏ mình sau đó nếu chúng ta phân biệt kẻ chết trước người chết sau cái mốc 1975. Tất cả các chiến sĩ đã hy sinh, ai chết đều nghĩ là chết cho Tổ Quốc. Cái chết đó dạy cho người sống một bài học sống : hãy sống với Tổ Quốc như chúng tôi đã chết cho Tổ Quốc, hãy đứng dậy như chúng tôi đã nằm xuống, khi nằm xuống, cái đầu của chúng tôi không chia Tồ Quốc ra làm hai. Chia hai như thế tức là giết các chiến sĩ năm 1974 hai lần : một lần bằng đạn của kẻ thù, một lần bằng phụ bạc của đồng loại. Họ đã ôm Tổ Quốc mà chết như ôm người yêu, như ôm người mẹ. Mẹ nào phụ bạc con ? Huống hồ mẹ Tổ Quốc ngày hôm nay cần mọi đứa con, đứa con sống cũng như đứa con chết, để cùng chống hiểm họa ngoại xâm sờ sờ trước mắt. Hỡi các chiến sĩ đã chết ! Hãy linh thiêng xóa tan biên giới trong đầu người sống ! Chỉ còn biên giới hải đảo đất nước mà thôi để bảo vệ, không phân biệt 1974, 1979 hay 1988. Đất nước ấy còn thì người chết cũng sống. Đất nước ấy mất thì người sống cũng thành chết.
Cầu siêu do hòa thượng Thích Tánh Thiệt chủ lễ. Đồng lễ có hòa thượng Thích Phước Đường, sư cô Thích Như Pháp Thiện, các thượng tọa Thích Tịnh Quang, Thích Từ Nhơn, Thích Thiện Niệm
Cầu siêu do hòa thượng Thích Tánh Thiệt chủ lễ. Đồng lễ có hòa thượng Thích Phước Đường,
sư cô Thích Như Pháp Thiện, các thượng tọa Thích Tịnh Quang, Thích Từ Nhơn, Thích Thiện Niệm
Mất, còn, chết, sống : suy nghĩ về dân tộc chính là suy nghĩ trên những khái niệm ấy. Bởi vì một dân tộc là gồm cả người sống lẫn người chết, và người sống chỉ là một nhúm vô cùng nhỏ nhoi trong một tập thể mênh mông đã khuất từ bao thế kỷ. Tập thể ấy có bao giờ mất đâu ? Họ không mất để cho người sống chúng ta được còn như là một dân tộc. Suy nghĩ đó lại hợp với tín ngưỡng của quần chúng Việt Nam. Nói lên tín ngưỡng ấy là bắt nhịp cầu giữa chúng ta hôm nay với anh linh của các chiến sĩ ngày trước.
Tôi nói « tín ngưỡng » ; tôi không nói « tôn giáo ». Bởi vì đây không phải chỉ là niềm tin của Phật giáo ; đây chính là niềm tin của quần chúng ; hai niềm tin chập lại làm một, lấy triết lý của Phật giáo làm nòng cốt. Phật giáo, cũng như quần chúng, không nghĩ rằng chết là hết. Da thịt này có rũa nát, xương cốt này có tan thành bụi, vẫn còn một cái gì sống mãi, từ kiếp này qua kiếp khác, vẫn còn một cái gì sống mãi với người đang sống. Cái đó là cái gì ? Linh hồn chăng ? Không phải ! Cái đó rất là vật chất, cụ thể : đó là lời đã nói, đó là hành động đã làm, đó là tư tưởng đã phát biểu. Lời đó, hành động đó, tư tưởng đó dẫn chúng ta đi, bỏ cái thân xác này để mượn một thân xác khác. Thân xác là khách ; lời nói, hành động, tư tưởng mới là chủ.
Niềm tin này không phải chỉ hạn chế ở mức cá nhân ; nó áp dụng cho cả tập thể. Bởi vậy mà tập thể có anh hùng. Bởi vậy mà thánh Trần, thánh Gióng bất diệt. Bởi vậy mà có lịch sử. Lịch sử không phải là những trang giấy chết. Lịch sử là sự sống còn mãi, lời nói còn mãi, hành động còn mãi, tư tưởng còn mãi. Ngày trước, khi chúng ta còn nhỏ, ai học Lý Thường Kiệt mà không rạt rào tự hào trong tim ? Ai không ứa nước mắt với con voi lún bùn nơi sông Như Nguyệt ? Và ngày nay, ngay ở đây, trong giờ phút này, ai không thấy nóng lên trong máu hơi thở của câu thơ « Nam quốc sơn hà nam đế cư » ? Hơi nóng ấy đã luân hồi từ đời Lý qua đời Trần, từ đời Trần qua Yên Báy, Ba Đình, và đang mượn xác thân của ta đây để sống và để sống mãi trong hàng hàng lớp lớp thế hệ mai sau. Khi chúng ta nói « độc lập », khi chúng ta nói « tự do », khi chúng ta nói « hạnh phúc », thật là phản bội với hơi thở ấy nếu chỉ nghĩ đó là khẩu hiệu của một thời. Không ! Khi nói lên những lời cao đẹp ấy, Lý Thường Kiệt đang luân hồi trên miệng của ta, trên miệng của hàng triệu người, bây giờ và mãi mãi.
Và chúng ta không phải chỉ có một Lý Thường Kiệt. Lý Thường Kiệt cũng chỉ là sự sống tiếp nối từ tiền nhân. Chúng ta thường nói : linh khí của tiền nhân tụ lại trên một người. Người đó, trong một bối cảnh đặc biệt nào đó, gánh cả gánh nặng của lịch sử trên vai. Gánh nặng đó là gì ? Là lời nói, là hành động, là tư tưởng của tập thể. Vậy tập thể Việt Nam tư tưởng gì từ thời lập quốc ? Một tư tưởng chỉ đạo chạy suốt lịch sử, luân hồi từ Bà Trưng Bà Triệu, đang thở trong buồng phổi chúng ta : « thà chết, không làm quận huyện ». Tư tưởng đó hiện ra lời : lời trong Bình Ngô Đại Cáo. Tư tưởng đó hiện ra hành động : Bạch Đằng Giang, Chí Linh, Đống Đa. Tư tưởng đó luân hồi trong lời quát của Trần Bình Trọng : « Ta thà làm quỷ nước Nam, không thèm làm vương đất Bắc ».
Chiến sĩ và đồng bào ta đã chết như vậy, năm 1974, năm 1979, năm 1988. Họ chết để lịch sử mãi mãi son trẻ với một tư tưởng. Họ chết để đất nước này sống. Họ chết để chúng ta chỉ tay về phương Bắc mà nói : « Ngưng lại ! ». Họ chết để Sự Thật nhổ nước bọt vào mặt gian trá như Nhạc Phi nhổ nước bọt vào mặt Tần Cối. Họ chết để Văn Minh nhân ái thay áo quan cho cường bạo dã man. Họ chết để sống lại trong chúng ta. Để chúng ta nói. Để chúng ta hành động. Để chúng ta tư tưởng.
4
Kết thúc buổi đại lễ, mỗi người dâng hoa nến trước bàn thờ
Kết thúc buổi đại lễ, mỗi người dâng hoa nến trước bàn thờ
Và họ chết để hòa linh khí của anh hùng vào linh khí của tất cả anh hùng, không phân biệt năm tháng. Họ chết để biên giới là linh thiêng, trên đất, ngoài biển. Họ chết để trao lại cho chúng ta nhục chung, uất ức chung, cái nhục đang làm chúng ta nhức buốt : nhục thuộc địa hóa. Nhục ấy không có ngày 30 riêng, không có tháng tư riêng. Chỉ có ngày 19 chung. Chỉ có ngày 17 chung. Chỉ có ngày 14 chung. Tháng giêng chung, tháng hai chung, tháng ba chung. Nhục ấy là chung, là quốc nhục. Uất ức này là chung, là quốc thể. Chừng nào uất ức này chưa giải, nhục ấy còn luân hồi trong máu chúng ta, hôm nay, ngày mai. Nhục ấy buộc những chia rẽ, phản bội hãy thức tỉnh, đứng lên đoàn kết cùng dân tộc.
Và cuối cùng, nhục ấy sẽ giúp chúng ta dân chủ, bởi vì kẻ kia đang đánh phá cả bên ngoài lẫn bên trong. Cả bên ngoài lẫn bên trong, binh hùng tướng mạnh chưa đủ, phải có nhân dân cùng lòng, cùng sống, cùng chết với người thủ lãnh, nghĩa là thủ lãnh phải được dân coi như là của mình. Trên lĩnh vực này, chúng ta có hai sự kiện cực kỳ quan trọng trong mùa xuân năm nay : thứ nhất là thông điệp đầu năm của thủ tướng về việc cải tổ cơ cấu mà ai cũng nghĩ là phải đưa đến dân chủ. Thứ hai là lời phát biểu rất đẹp của ông thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn mà báo chí đăng tải hôm qua về hòa giải hòa hợp dân tộc. Trong không khí thiêng liêng của lễ tưởng niệm hôm nay, chúng tôi tin, và tin chắc, là lời nói, là hành động, là tư tưởng của những người đã chết, của tiền bối, đang luân hồi trong tâm các vị. Để luân hồi đó được tiếp diễn tốt đẹp, và trước anh linh của các chiến sĩ đã bỏ mình vì nước, chúng tôi mong mỏi điều này, mà chắc chắn toàn dân ai cũng mong : hãy thành lập một Bộ mới mang tên là Bộ Dân chủ hóa và Hòa hợp dân tộc. Đây chính là một trang sử mới sẽ mở ra.
Được như thế thì người chết sẽ hả dạ. Được như thế thì uất ức sẽ tan. Được như thế thì quốc nhục sẽ đưa đến quật cường.
NGUỒN : Bài đọc tại Đại lễ Cầu siêu Tưởng niệm Tri ân ngày 5 tháng 4-2014 tại Phật đường Khuông Việt (Orsay)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét