Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

'Chính quyền nợ cha tôi một lời xin lỗi'

Tổ chức Ân xá Quốc tế: Cần biến cái chết của nhà hoạt động Đinh Đăng Định thành lời kêu gọi thức tỉnh cho Việt Nam


Amnesty International | 4.4.2014 Người dịch: Lê Anh Hùng
Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) đã bày tỏ sự kính trọng đối với ông Đinh Đăng Định, một nhà hoạt động môi trường, blogger và cựu tù nhân lương tâm Việt Nam, người vừa mới qua đời ở tuổi 51. Năm 2011, nhà hoạt động Đinh Đăng Định bị kết án một cách bất công sau khi ông phát động một thỉnh nguyện thư phản đối một dự án khai thác khoáng sản. Ông được chẩn đoán là bị ung thư trong thời gian ở tù. Nhà chức trách Việt Nam chỉ cho phép ông Đinh Đăng Định được điều trị ở bệnh viện từ tháng 1.2014, trong điều kiện bị giám sát thường xuyên. Ông được tạm hoãn thi hành án để chữa bệnh vào tháng Hai, trước khi được trả tự do vào tháng Ba.

Ông Đinh Đăng Định qua đời vì bệnh ung thư dạ dày tại tư gia ở tỉnh Đắc Nông (Tây Nguyên) vào tối hôm qua. “Cùng với những người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam và trên thế giới, chúng tôi vô cùng thương tiếc ông Đinh Đăng Định và xin thành kính phân ưu cùng gia quyến của ông”, Rubert Abbott, Phó GĐ phụ trách Châu Á của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói. “Thật bi kịch khi nhà cầm quyền Việt Nam đã cướp đi những năm tháng cuối đời của ông Đinh Đăng Định, ngăn cách ông khỏi những người thân yêu của mình.” Là một cựu chiến binh và giáo viên môn hoá học, ông Đinh Đăng Định bị bắt vào tháng 12.2011, sau khi ông khởi xướng một thỉnh nguyện thư phản đối dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Tháng 8.2012, ông bị kết án 6 năm tù giam với tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Phiên toà xét xử ông chỉ diễn ra trong 3 giờ đồng hồ; bản án được giữ nguyên trong phiên phúc thẩm kéo dài 45 phút sau đó. Quyền tự do của ông vì thế đã bị chối bỏ trong một quá trình tố tụng bất công và tuỳ tiện như chính những cáo buộc nhằm vào ông. Rời khỏi phiên toà phúc thẩm, ông bị đẩy vào xe thùng và bị nhân viên an ninh dùng gậy đánh vào đầu. Rất nhiều người khác vẫn đang phải chịu cảnh tù đày ở Việt Nam chỉ vì họ đã nói lên sự thật, một số tù nhân lương tâm thậm chí còn bị giam giữ nhiều năm trong những điều kiện khắc nghiệt. “Cần biến cái chết đầy bi kịch của ông Đinh Đăng Định thành lời kêu gọi thức tỉnh ở Việt Nam”, Rupert Abbott nói. “Việt Nam phải phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện tất cả các tù nhân lương tâm; giống như ông Đinh Đăng Định, họ đã không làm gì ngoài việc bày tỏ ý kiến của mình một cách ôn hoà.”
Nguồn: Amnesty International  / Defend The Defenders
*************************************************************
http://www.amnesty.org/en/news/death-activist-dinh-dang-dinh-should-be-wake-call-viet-nam-2014-04-04
4 April 2014

Death of activist Dinh Dang Dinh should be ‘wake-up call’ for Viet Nam


© AP GraphicsBank
It is a tragedy that the Vietnamese authorities stole the last years of Dinh Dang Dinh’s life, locking him up away from his loved ones.
Amnesty International’s Rupert Abbott
Amnesty International has paid tribute to Dinh Dang Dinh, the Vietnamese environmental activist, blogger and former prisoner of conscience, who has died aged 50.
The activist was unjustly jailed in 2011 after starting a petition against a mining project and was diagnosed with cancer while in prison.
The authorities only allowed Dinh Dang Dinh to be treated in hospital from January 2014, where he was kept under constant surveillance. He was released temporarily on medical grounds in February, before being released permanently in March.
Dinh Dang Dinh died of stomach cancer at his home in Dak Nong province in Viet Nam’s Central Highlands yesterday evening.
“We join human rights defenders in Viet Nam and across the world in mourning the loss of Dinh Dang Dinh and express our deepest condolences to his family,” said Rupert Abbott, Amnesty International’s Deputy Asia-Pacific Director.
“It is a tragedy that the Vietnamese authorities stole the last years of Dinh Dang Dinh’s life, locking him up away from his loved ones.”
A former soldier and chemistry teacher, Dinh Dang Dinh was arrested in December 2011 after he had initiated a petition against bauxite mining in the Central Highlands.
He was sentenced to six years in jail in August 2012 for “conducting propaganda against the state”.
His trial lasted just three hours, before an unsuccessful appeal hearing was over in 45 minutes. His right to liberty was thus denied in proceedings that were as unfair and arbitrary as the charges against him. On leaving the appeals court, he was manhandled into a truck and security officials beat him over the head with clubs.
Scores of others remain imprisoned for speaking out in Viet Nam, with some prisoners of conscience locked up in harsh conditions for many years.
“The tragedy of Dinh Dang Dinh’s passing should be a wake-up call for Viet Nam,” said Rupert Abbott
“Viet Nam must immediately and unconditionally release all prisoners of conscience who – like Dinh Dang Dinh – have done no more than peacefully express their opinion.”

Ông Lương Quang, chánh án TAND Tuy Hòa: Vụ 5 công an đánh chế nghi can: Tòa đã làm hết trách nhiệm(!)

Ông chánh án TAND TP Tuy Hòa nói vụ án này là một tai nạn nghề nghiệp, xử vậy là được rồi, còn nhận định nhẹ, nặng thế nào là do dư luận.

LTS: Năm công an tỉnh Phú Yên đánh chết anh Ngô Thành Kiều với 72 vết thương trí mạng nhưng TAND TP Tuy Hòa lại xử họ tội dùng nhục hình với mức án quá nhẹ đã khiến dư luận hết sức phẫn nộ, bất bình. Ngày 4-4, Thẩm phán Lương Quang, Chánh án tòa này, đã trả lời báo chí xung quanh vụ án gây nhiều tranh cãi này.

. Phóng viên: Thưa ông, ông nhận định gì về phiên tòa vừa qua?

+ Ông Lương Quang: Sau khi tuyên án, bị hại có phản ứng, kêu la không đồng tình, nhất là phần bồi thường dân sự. Người ta đòi 1,5 tỉ đồng mà tòa tuyên chỉ 99 triệu đồng. Bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành cũng bày tỏ không đồng tình. Nhiều người gọi điện thoại hỏi, một số tỉnh gọi hỏi tôi cũng giải thích thôi. Có dư luận nói nhẹ nhưng cũng có người nói xử vậy là đạt yêu cầu. Nói chung là dư luận cũng đa chiều. Vụ án này hết sức phức tạp, hết sức nhạy cảm, cả trung ương cũng rất quan tâm.

“Ôm rơm chi cho nặng bụng”

. Vụ án còn quá nhiều vấn đề chưa được làm rõ, tại sao tòa không tiếp tục trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung?

+ Theo nguyên tắc thì phải nghiên cứu kỹ rồi mới trả chứ không thể bữa nay anh phát hiện một việc thì trả, mai phát hiện một việc thì trả, trong khi tối đa chỉ trả hai lần. Vấn đề nào, nội dung nào đã trả rồi nhưng người ta không làm thì thôi.

. Thưa ông, có một số tội danh như cố ý gây thương tích đã được làm rõ tại phiên tòa nhưng bản án nói rằng tòa không xét do VKS không truy tố?

+ Ôm rơm chi cho nặng bụng! Tòa chỉ xét xử theo phạm vi truy tố của VKS, chuyện gì phải căng thẳng. Chuyện gì anh không hài lòng thì kiến nghị lên cấp trên.

. Phải chăng tòa xử tội dùng nhục hình để nhẹ hơn là tội cố ý gây thương tích?

+ Tòa chỉ xử theo phạm vi truy tố của viện. Thực tế có những vấn đề chưa hợp lý trong BLTTHS, cần kiến nghị sửa.

. Trước đây tòa trả hồ sơ yêu cầu truy tố tội cố ý gây thương tích, còn qua xét xử tại phiên tòa đã xuất hiện hai tội mới là bắt giữ người trái pháp luật, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Vì sao tòa không tiếp tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung?

+ Tôi thấy luật quy định nhưng không khả thi trên thực tế. Lâu nay luật cho tòa quyền khởi tố vụ án tại phiên tòa. Tôi tính lịch sử trong ngành đến giờ tòa khởi tố cũng nhiều lắm nhưng chẳng có vụ nào xử lý cho có kết quả. Cuối cùng luẩn quẩn rồi người ta có xử lý gì đâu. Ở đây mình làm cho hết trách nhiệm, chứ để sau này án bị hủy cũng ảnh hưởng đến chuyện tái bổ nhiệm dữ lắm chứ đâu phải đơn giản. Miễn làm sao anh phát hiện ra là được rồi, còn anh yêu cầu mà người ta không làm thì anh cũng đã hết trách nhiệm. Lỡ sau này có rủi ro gì đó thì người ta không xem xét trách nhiệm anh nữa.

Người thân anh Ngô Thanh Kiều cùng di ảnh và những tấm ảnh chụp thi thể anh cho thấy anh đã bị đánh đập rất tàn nhẫn. Ảnh: TẤN LỘC

“Mỗi ông đi qua là bụp anh Kiều một cái”

. Theo như ông nói thì nếu trả hồ sơ thì khó điều tra lại?

+ Làm gì được, giờ tìm ra ai nữa! Họ cứ khai lòng vòng thì làm sao tìm ra ai. Theo hồ sơ, nạn nhân có trên 70 vết thương. Họ thay phiên nhau hỏi liên tục, không để nghi can nghỉ. Giờ xác định ai đã đánh anh Kiều, đoạn nào ai gây ra là hết sức phức tạp. Giờ hỏi anh em nó đồng lòng nói không biết. Cả đám đông đấy mà giờ hỏi nó nói không biết, cũng không nhớ gì hết. Nói chung là hết sức phức tạp, giờ biết làm gì nữa!

. Như vậy phải chăng tòa đã bỏ lọt tội phạm?

+ Có cái coi như cũng phải đành vậy chứ! Cơ quan tố tụng phải chứng minh được, nếu không cũng đành chấp nhận. Tôi cũng nghe thông tin cứ mỗi ông đi qua là bụp (anh Kiều) một cái nhưng vấn đề là phải chứng minh. Cái gì có căn cứ rõ ràng mà mình không xử lý thì là bỏ lọt, còn ở đây không có căn cứ để xử lý thêm ai nữa nên tôi cho là không có gì bỏ lọt.

. Vậy theo ông, TAND TP Tuy Hòa đã làm hết trách nhiệm trong vụ án này?

+ Hết trách nhiệm rồi chứ còn gì nữa! Diễn biến phiên tòa cũng còn những chuyện chưa thỏa mãn nhưng trả hồ sơ mà không có khả năng làm được nữa thì tôi nghĩ không nên trả làm gì nữa. Đấy chẳng qua là kéo dài thời gian, gây dư luận không tốt, làm đau khổ cho người khác nữa. Cuối cùng suy nghĩ thôi xét xử có hai cấp, còn có phúc thẩm người ta xem xét nữa.

. Vì sao còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ nhưng trong bản án tòa không kiến nghị làm rõ?

+ Thôi, còn một cấp nữa mà, để cho phúc thẩm giải quyết nữa chứ!

“Giải pháp an toàn”

. Tòa kết luận bị cáo Thành trực tiếp đánh anh Kiều gây chấn thương sọ não, dẫn đến tử vong. Bị cáo này không có tình tiết giảm nhẹ nào nhưng sao tòa lại tuyên mức án thấp nhất trong khung hình phạt?

+ Không có nhiều tình tiết (giảm nhẹ) chứ nếu có nhiều tình tiết (giảm nhẹ) chắc có lẽ đã hạ xuống dưới khung rồi. Tùy theo đối tượng bị tác động. Dù anh Kiều có là người xấu đi nữa nhưng nếu muốn đụng vào cũng phải có chế tài. Nhưng mà cũng có đầu có đuôi. Anh em thức đêm thức hôm canh gác nên sinh tức mà tức quá đáng sinh ra sai, dẫn đến hậu quả như vậy. Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại, năm năm tù còn gì nữa!

. Nhưng dư luận cho rằng đánh chết người mà người chỉ bị năm năm tù, người chỉ bị án treo là quá nhẹ…

+ Có người điện thoại nói sao VKS đề nghị treo hết vậy. Tôi nói là xử ở đây tôi cũng lãnh đạo nhưng lãnh đạo kiểu khác, còn việc quyết là của HĐXX, độc lập và tuân theo pháp luật. Mình chỉ định hướng. Còn nhận định nhẹ, nặng, vừa thế nào là do dư luận.

. Theo ông, bản án vừa tuyên đã đảm bảo nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật chưa?

+ Nghiêm minh không có nghĩa là xử nặng mà là đúng luật. Còn quan điểm tội này tội kia giữa viện và tòa thì có sự ràng buộc, khống chế nhau, tòa xử trong phạm vi truy tố. Nhiều lúc mình xử nhẹ một chút nhưng người ta thấy mục đích trừng trị, giáo dục, răn đe. Đối với người này thì cho là nghiêm, đối với người kia cho là vừa, đối với người khác thì nói là nhẹ.

Nhưng vụ án này tôi thấy vậy là cũng được chứ không đến nỗi nào. Mấy ông công an này cũng dở, không chừng đến phúc thẩm lại xì ra nữa vì mấy bị cáo so bì nhau sao cùng đánh mà người thì giam, người thì treo, người khung 3, người khung 1. Chọn giải pháp nào để giải quyết cho an toàn chứ trong cuộc sống có những việc biết lẽ ra như thế này nhưng người ta không làm như thế mà làm khác để đảm bảo mối quan hệ cho tốt.

. Xin cảm ơn ông.

TẤN LỘC thực hiện

Theo Pháp Luật Tp.HCM
* * *

Đã xử hành chính ông Hoàn rồi nên không xử hình sự nữa 

. Luật sư cho rằng tòa đã bỏ lọt tội phạm khi không xử lý ông Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hòa?

+ Đúng là ông Hoàn có dấu hiệu phạm tội nhưng kết luận điều tra đã nói là chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Thực tế ông này đã bị xử lý hành chính rồi. Tại tòa, luật sư bảo khởi tố ông Hoàn là khởi tố thế nào? Mỗi hành vi phạm tội, vi phạm chỉ xử lý một hình thức thôi chứ, hoặc là hành chính hoặc là hình sự. Giờ ổng đã bị xử lý hành chính rồi làm sao xử lý hình sự? Xử lý tội phạm phải xử lý đúng đối tượng, phải xét nhiều góc độ. Người ta đã xử lý hành chính mức độ đó là quá sức đau rồi.

. Ông Hoàn có dấu hiệu phạm tội sao lại chỉ xử lý hành chính?

+ Hỏi mấy công an chứ hỏi tôi sao tôi trả lời! Ổng đã bị xử lý hành chính rồi thì tòa không khởi tố hình sự tại tòa. Vụ này tôi thấy không nhẹ, mất bao nhiêu lực lượng đó là quá đau. Tôi thấy đây là một tai nạn nghề nghiệp.

. Theo luật, những hành vi vi phạm pháp luật nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng thì mới xem xét miễn trách nhiệm hình sự. Theo ông, hành vi của ông Hoàn có nghiêm trọng không?

+ Việc không xử lý hình sự đối với ông Hoàn có nhiều lý do nhưng tôi cho xử lý hành chính như vậy là nghiêm khắc rồi.

. Còn hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của ông Hoàn thì sao, thưa ông?

+ Do anh em cấp dưới chứ anh Hoàn chỉ phân công, chứ việc gì cũng đi kiểm tra sao? Lúc ổng vô thì thấy bình thường nên không nhắc chứ chẳng lẽ ngồi đó miết sao!

“Chẳng qua Kiều chết nên phải đình chỉ”

. Nếu tòa phúc phẩm hủy bản án sơ thẩm, yêu cầu điều tra, xét xử lại, ông nghĩ sao?

+ Đó cũng là bình thường, luật quy định rồi, khi đó tôi sẽ cử thẩm phán khác xử. Mình xử bao giờ cũng tin là mình xử đúng nhưng cấp trên nói không đúng thì mình phải nghe, rút kinh nghiệm. Thực ra trách nhiệm đã làm hết rồi. Vụ này tôi nghĩ đằng nào cũng có kháng cáo, cả bị cáo Thành và bên bị hại, đặc biệt là khoản bồi thường.

. Dựa vào cơ sở nào mà tòa khẳng định anh Kiều tham gia trộm cắp như đã tuyên trong bản án?

+ Ba đối tượng nhưng hai đối tượng kia khai thống nhất, khớp hết rồi. Đi trên cùng xe, bước xuống xe, công an theo dõi tận nhà rồi còn gì nữa. Chẳng qua là do Kiều chết nên phải đình chỉ, không kết được án chứ hai đối tượng còn lại đều bị án rồi. Áp dụng, vận dụng pháp luật mà máy móc quá thì cũng không hợp lý.
Theo Dân Quyền

'Chính quyền nợ cha tôi một lời xin lỗi'

Ông Định bị tuyên án 6 năm tù vì tội 'tuyên truyền chống nhà nước' vào năm 2013.

Ngay tại đám tang đang diễn ra ở Sài Gòn của tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định, gia đình của ông nói chính quyền nợ ông 'một lời xin lỗi' vì ông vô tội.

Hôm 05/4/2014, cô Đinh Phương Thảo, con gái đầu lòng của ông Định - người vừa qua đời hôm thứ Sáu, sau một thời gian ngắn được 'đặc xá' về nhà trị bệnh, cũng đưa ra quan điểm gia đình không loại trừ ông Định đã bị 'đầu độc' trong thời gian ở trong tù.

Con gái ông Định cho rằng việc chính quyền không cho phép ông Định được chạy chữa kịp thời chứng bệnh 'ung thư dạ dày' đã có vai trò làm trầm trọng hóa bệnh tình của ông, dẫn tới việc ông tử vong và rằng việc ông Định bị cản trở điều trị, chăm sóc phù hợp có thể được coi là những hình thức 'tra tấn' tinh vi đối với tù nhân lương tâm này.

Trao đổi với BBC ngay tại trụ sở Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam ở Sài Gòn, nơi ông Định được di quan tới từ tỉnh Đắk Nông trong hôm thứ Bảy, con gái ông Định nói:

"Nhà nước Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như chế độ hiện giờ phải tuyên bố vô tội cho bố tôi, bố tôi không có tội chứ không phải là 'đặc xá',

'Không loại trừ bố tôi bị đầu độc'
"Bởi vì người ta có tội mới 'đặc xá', cái mà gia đình tôi cần là người ta phải tuyên bố vô tội cho bố tôi, ông không hề có tội."

Về nguyên nhân được cho là 'gián tiếp' dẫn tới tử vong của ông Định, cô Phương Thảo nói:

"Lý do là không được khám, chữa bệnh đúng (cách), đó chính là một sự tra tấn trong nhà tù, khi mà bố tôi bị đau thì ông đã không được đưa đi khám, lúc nào cũng trích cho thuốc giảm đau, hoặc là thuốc không biết rõ nguồn gốc... Ngày nào ông đau, thì ngày đó loại thuốc không rõ nguồn gốc đó tiêm vào người thì cũng là nguyên nhân gián tiếp gây nên căn bệnh của bố tôi,

"Rồi càng ngày khối u trong người càng lớn, nhưng chẳng được phát hiện ra, khi phát hiện ra rồi, thì khối u to đùng, lúc phát hiện ra khối u to, thì việc điều trị, họ cũng không chịu thả tự do cho bố tôi,





Gia đình chưa dám khẳng định tại vì muốn cáo buộc ai thì mình phải cần có bằng chứng. Nhưng bố tôi là một nhà giáo, bố tôi dạy hóa (học) nên bố tôi phát hiện ra được mùi hóa chất rất giỏi, thí dụ trong thức ăn, nước uống của bố tôi có những hóa chất lạ là bố tôi phát hiện ra liền"

Cô Đinh Thị Phương Thảo
'Có bị đầu độc?'

Khi được hỏi về việc có hay không chuyện ông Định được cho là bị 'đầu độc' ở trong tù, con gái của tù nhân chính trị bị kết án 6 năm tù giam vì tội 'tuyên truyền chống nhà nước' vào năm 2013 theo điều 88 Bộ luật hình sự, nói:

"Nguyên nhân này có lẽ cũng không loại trừ, không loại trừ nguyên nhân bị đầu độc, có lẽ cũng là nguyên nhân, nhưng gia đình chưa dám khẳng định tại vì muốn cáo buộc ai thì mình phải cần có bằng chứng,

"Nhưng bố tôi là một nhà giáo, bố tôi dạy hóa (học) nên bố tôi phát hiện ra được mùi hóa chất rất giỏi, thí dụ trong thức ăn, nước uống của bố tôi có những hóa chất lạ là bố tôi phát hiện ra liền, gia đình tôi không khẳng định, nhưng cái đó không thể loại trừ."

Chiều tối hôm thứ Bảy, quan tài của ông Đinh Đăng Định đã được chuyển tới nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế ở 38, phố Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, TP Hồ Chí Minh, sau khi bắt đầu được di quan từ nhà riêng của ông ở tỉnh Đắk Nông lúc 13 giờ chiều cùng ngày.

Gia đình ông Định cho hay đã có nhiều tổ chức, đoàn thể tới viếng đám ma của ông, trong đó có đại diện và thành viên của các nhóm như No-U (nhóm phản đối Bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc), Hội Ái hữu Tù nhân Lương tâm, Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, Câu lạc bộ Hoa Mai, Hội Bầu bí Tương thân, nhiều bloggers v.v

Ông Đinh Đăng Định qua đời chỉ vài tháng sau khi được đặc xá hôm 15/2/2014.
Cô Phương Thảo cho hay gia đình chưa gặp sự cản trở nào của chính quyền, tuy rằng có thể một số nhà hoạt động đến dự đám bị an ninh theo dõi và có một "sự cố" là nhà riêng của ông Định đã bị 'cúp điện' trong vòng 2-3 tiếng ngay trong tang lễ và trước khi quan tài của ông được chuyển ra khỏi nhà riêng ở Đắk Nông.

Con gái người tù nhân vừa qua đời ở tuổi 51 nói: "Không có trở ngại một cách công khai cả, nhưng có điều hơi phiền khi thỉnh thoảng khu vực nhà tôi ở bị mất điện, mất điện thì rất là phiền cho đám tang của bố tôi,

"Mất điện khoảng từ hai tiếng đến ba tiếng thôi nhưng nó cũng gây ra phiền nhiễu."

'Chạy trốn trách nhiệm?'

Hôm thứ Bảy, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng bình luận với BBC về điều mà ông cho là chính quyền đã có 'tính toán' khi thả ông Định về nhà trong tình trạng bệnh tật đã rất trầm trọng, được hiểu là ung thư dạ dày giai đoạn cuối.

Ông Dũng nói: "Chính quyền không biết là họ đem lại phúc lợi gì cho nhân dân, nhưng mà về những động cơ riêng của họ thì họ tính toán rất giỏi, và cuối cùng, họ cho lệnh đặc xá với ông Đinh Đăng Định, đó là một việc lấy lòng quốc tế, cho là nhà nước Việt Nam có nhân quyền,




Không phải là tốn kém so với hàng ngàn, hàng vạn tỷ (đồng) thất thoát ở trong khu vực nhà nước, nhưng nhà nước lại tiết kiệm một cách quá đáng và đẩy dồn toàn bộ trách nhiệm, chi phí cho những người cùng cảnh ngộ như ông Đinh Đăng Định và gia đình ông Đinh Đăng Định phải chịu"

TS Phạm Chí Dũng
"Và giải tỏa được một chút trong số 227 khuyến nghị của các nước, các quốc gia đặt ra trong Kiểm Định nhân quyền phổ quát (UPR) tại Thụy Sỹ cho Việt Nam vào tháng 2/2014 vừa qua,

"Và thứ hai nữa, họ cũng thoát được trách nhiệm giải quyết cái chết của ông Đinh Đăng Định một cách chắc chắn và nhiều người thậm chí còn đặt nghi ngờ là ông Định trong thời gian ở trong tù đã 'bị thuốc."

Theo ông Dũng việc tổ chức một đám tang không hoàn toàn quá tốn kém so với khả năng của nhà nước, nhưng trách nhiệm và chi phí này, có thể đã được tính toán để 'chuyển sang' cho các đương sự và người nhà của các đương sự bị qua đời.

"Không phải là tốn kém so với hàng ngàn, hàng vạn tỷ (đồng) thất thoát ở trong khu vực nhà nước, nhưng nhà nước lại tiết kiệm một cách quá đáng và đẩy dồn toàn bộ trách nhiệm, chi phí cho những người cùng cảnh ngộ như ông Đinh Đăng Định và gia đình ông Đinh Đăng Định phải chịu."

Ông Dũng kêu gọi chính quyền Việt Nam minh bạch hơn và cải thiện chế độ nhà tù, giam giữ, đồng thời công khai danh sách các tù nhân chính trị và lương tâm đang bị giam giữ hoặc quản thúc.

Được biết trong kỳ Kiểm định Nhân quyền Phổ quát vừa qua ở Geneva, Thụy Sỹ, đại diện chính quyền Việt Nam đã một lần nữa khẳng định với Liên Hiệp quốc rằng Việt Nam luôn tôn trọng và thực thi nghiêm chỉnh các quy định và nguyên tắc bảo đảm quyền con người và các quyền tự do cơ bản của công dân, kể cả tôn trọng quyền của các tù nhân, theo các chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và là thành viên.
Theo BBC 

Lý do để Trung Quốc chiếm bãi Cỏ Mây ở Trường Sa trong thời gian tới

 Boxitvn

Nguyễn Hữu Quý
Rất có thể, trong khi Mỹ đang tập trung sự chú ý vào bán đảo Crimea bị sáp nhập vào Nga, thì Trung Quốc (TQ) nhân cơ hội này sẽ đánh chiếm bãi Cỏ Mây trong những ngày tới.
clip_image002
Vị trí bãi Cỏ Mây ở quần đảo Trường Sa
Cơ sở để đưa ra nhận định trên đây là:
1. Bắc Kinh cho rằng, trong điều kiện khó khăn của kinh tế Mỹ hiện nay, thì quan hệ kinh tế Trung-Mỹ đủ để ràng buộc Mỹ không ra tay bảo vệ Philippines khi TQ đánh chiếm bãi Cỏ Mây. Chuyến thăm TQ trong thời gian một tuần của Đệ nhất phu nhân Mỹ, bà Michelle Obama cùng mẹ và các con gái, bắt đầu từ hôm 21/3 như nói lên mối quan hệ thân thiện giữa hai nước tại thời điểm này. Mặc dù “Chuyến thăm được tiến hành theo lời mời của Đệ nhất phu nhân Trung Quốc, sẽ tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ văn hóa giữa hai nước, và tránh tập trung vào các vấn đề chính trị”, như báo chí đã đưa tin (1).
2. Báo giaoduc.net.vn, dẫn nguồn từ báo nước ngoài cho biết: Tân Hoa xã hôm 01.4.2014 đăng bài của cựu thiếu tướng đã về hưu, nhưng theo phái diều hâu, ông La Viện, với tựa đề “La Viện: 10 bước để Trung Quốc chiếm bãi Cỏ Mây”(2), trong bài này, báo còn trích dẫn: “La Viện dẫn lời Tập Cận Bình phát biểu về Biển Đông trong chuyến công du châu Âu vừa qua: Trung Quốc không sinh sự, cũng không sợ sự sinh”. Sau hơn một năm lên nắm quyền, Tập Cận Bình đang cho thấy, ông ta đang thể hiện vai trò thống lĩnh của mình bằng chiến dịch chống tham nhũng, mà ngay cả cựu Ủy viên thường vụ BCT, ông Chu Vĩnh Khang, cũng phải hầu tòa. Rất có thể, Tập Cận Bình toan tính rằng, trong chuyến đi châu Âu, sau khi đạt các thỏa thuận về kinh tế với một số quốc gia hàng đầu châu Âu, thì ông ta sẽ ra lệnh ra tay chiếm bãi Cỏ Mây, để các nước này nếu có phản đối cũng phải cầm chừng.
3. Các nước có tranh chấp với TQ ở Biển Đông gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, và Đài Loan, không tự giao các đảo của mình cho TQ; vì vậy, để có được “đường lưỡi bò” chiếm 85% diện tích Biển Đông, thì buộc TQ phải cướp đoạt bằng giải pháp quân sự. Như vậy, giải pháp quân sự để từng bước chiếm Trường Sa như là giải pháp bắt buộc, nếu như Bắc Kinh vẫn còn tham vọng về “đường lưỡi bò”.
4. Chọn thời cơ và thời điểm thích hợp để đánh chiếm bãi Cỏ Mây, nhằm tạo một tiền lệ cho việc đánh chiếm tất cả các đảo khác ở Trường Sa về sau, có lẽ, đó là bài toán khó nhất đối với Bắc Kinh trong suốt những năm qua. Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước hiện nay, như đang vừa ủng hộ và ở thế buộc, để Tập Cận Bình tự tin khởi sự đánh chiếm bãi Cỏ Mây vào thời gian tới.
5. Việt Nam đang rất bất lợi, trong khi giữa TQ và Philippines liên tục có những căng thẳng ở bãi Cỏ Mây, thì Việt Nam giở thái độ im lặng, xem như bãi Cỏ Mây không phải của mình (?!). Mãi đến hôm 03.4.2015, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam mới lên tiếng về việc Philippines kiện TQ về “đường lưỡi bò” (3); Mặc dù vậy, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ông Nguyễn Hải Bình cũng chỉ nói chung chung như mọi lần trước đây, không một lời nói về bãi Cỏ Mây. Thậm chí báo mạng vov.vn còn đăng hẳn một bài “Philippines trình chứng cứ lên Tòa quốc tế vụ bãi Cỏ Mây” (4), như là để thanh minh giúp Philippines về chủ quyền đối với bãi Cỏ Mây.
Phải chăng, “quan hệ 4 tốt và phương châm 16 chữ vàng” như là một miếng xương làm nghẹn họng giới chức Việt Nam trước những ngang ngược của Bắc Kinh?
040402014
N.H.Q

Tác giả gửi BVN
Bài tham khảo:
(1) Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama thăm Trung Quốc
(2) La Viện: 10 bước để Trung Quốc chiếm bãi Cỏ Mây
(3) Việt Nam theo sát vụ kiện Trung Quốc của Philippines
(4) Philippines trình chứng cứ lên Tòa quốc tế vụ bãi Cỏ Mây
——————————————————————-
Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama thăm Trung Quốc
(Dân trí) – Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama cùng mẹ và các con gái hôm nay (21/3) đã bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc trong tình trạng an ninh thắt chặt, sau khi có mặt tại Bắc Kinh tối qua.
Đi cùng bà Obama hôm nay là Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện. Truyền thông Trung Quốc cho biết hai người đã tới thăm một trường trung học tại quận Xicheng ở trung tâm Bắc Kinh lúc 9 giờ 30 phút sáng nay giờ địa phương, trong điều kiện an ninh được thắt chặt.
Bà Bành cũng sẽ đưa bà Obama tới thăm Tử Cấm Thành và tổ chức một bữa dạ tiệc để chiêu đãi vị khách đến từ Mỹ trong hôm nay.
Bà Michelle Obama đến Bắc Kinh trong sự chú ý lớn của các cư dân mạng Trung Quốc tới từng chi tiết nhỏ, như bà Obama sẽ mặc đồ gì cho tới lịch trình hoạt động của bà trong một tuần tại Trung Quốc.
Nhà Trắng khẳng định chuyến công du của bà Obama chỉ nhằm mục đích văn hóa hơn là chính trị.
Chuyến thăm được tiến hành theo lời mời của Đệ nhất phu nhân Trung Quốc, sẽ tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ văn hóa giữa hai nước, và tránh tập trung vào các vấn đề chính trị.
Bà Obama đã vẫy tay khi bước ra khỏi máy bay cùng với mẹ mình, bà Marian Robinson, và hai con gái là Sasha và Malia tại sân bay quốc tế thủ đô Bắc Kinh. Đón bà Obama tại sân bay là trợ lý Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Zhang Kunsheng.
Cư dân mạng Trung Quốc đã nhanh chóng phát hiện ra rằng chiếc váy của bà Obama được thiết kế bởi nhà thiết kế Mỹ Derek Lam, một người gốc Trung Quốc.
Chuyến thăm “là một cơ hội quan trọng để không chỉ chia sẻ lịch sử và văn hóa phong phú của Trung Quốc với những người trẻ như các bạn, mà còn kết nối các bạn với câu chuyện của những người trẻ tuổi tại Trung Quốc”, bà Obama khẳng định trong đoạn video trước chuyến đi.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định chuyến thăm của bà Obama sẽ giúp tăng cường quan hệ Trung – Mỹ.
Ngày mai, bà Obama sẽ có bài phát biểu tại Trung tâm Stanford tại đại học Peking, tới thăm Cung điện mùa Hè, và gặp nhân viên đại sứ quán Mỹ. Trong ngày Chủ nhật, bà sẽ tổ chức hội thảo bàn tròn về giáo dục và tới thăm Vạn Lý Trường Thành, trước khi lên đường tới Tây An và Thành Đô.
Các cư dân mạng Trung Quốc đại lục đặc biệt chú ý tới kế hoạch ăn đồ ăn Tây Tạng tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên trong ngày cuối cùng của chuyến công du vào thứ Tư. Một số người cho rằng chặng dừng chân này là một cách thể hiện sự ủng hộ của Nhà Trắng với nhà lãnh đạo lưu vong của Tây Tạng Dalai Lama.
Thanh Tùng
Theo SCMP
—————————————————

La Viện: 10 bước để Trung Quốc chiếm bãi Cỏ Mây

HỒNG THỦY
Inquirer ngày 3/4 đưa tin, hôm 1/4 Tân Hoa Xã đăng bài phân tích của La Viện, một học giả mang lon Thiếu tướng quân đội Trung Quốc nghỉ hưu, người tự nhận mình là “diều hâu” đã đưa ra kiến nghị cho giới chức Bắc Kinh 10 bước thực hiện chiếm bãi Cỏ Mây (trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, cả Trung Quốc, Philippines và Đài Loan đều yêu sách “chủ quyền”).
Vẫn với giọng diều hâu, hiếu chiến và hoang tưởng quen thuộc, La Viện đang cố tình khuấy căng thẳng trong dư luận về Biển Đông để lấp liếm cho các hành động leo thang của Trung Quốc ngoài thực địa khi đưa ra cái gọi là 10 kiến nghị.
Thứ nhất, La Viện đề nghị Bắc Kinh lập tức công bố cái gọi là bản ghi nhớ Philippines đề nghị (cho) đánh chìm chiến hạm cũ của Mỹ tại bãi Cỏ Mây để Bắc Kinh chiếm lợi thế về pháp lý và dư luận.
Thứ 2, Bắc Kinh cần tuyên bố thời hạn tàu Philippines lánh nạn ở bãi Cỏ Mây đã hết, Manila cần nhanh chóng dọn xác chiếc tàu cũ này. Nếu không làm được, Bắc Kinh sẽ “làm giúp” với điều kiện Manila chi tiền. Nếu Philippines không chịu rút, Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế (Philippines có thể phát huy “trí tưởng tượng” của họ, ông Viện chú thích).
Thứ 3, La Viện xúi giới chức Bắc Kinh đòi Philippines…trả phí sử dụng bãi Cỏ Mây từ 1999 đến nay, trên cơ sở đó để gây sức ép với Philippines về mặt ngoại giao và dư luận?!
Thứ 4, tiếp tục nhắc lại cái gọi là yêu sách chủ quyền (phi lý, bất hợp pháp) của Trung Quốc với toàn bộ quần đảo Trường Sa, lấy bãi Cỏ Mây làm tâm vạch đường tròn bán kính 12 hải lý và dùng mực đỏ khoanh lên bản đồ để… đánh dấu lãnh thổ, cấm tàu thuyền các nước vào khu vực này?!
Thứ 5, tuyên bố cái gọi là (quy tắc) an ninh hàng không – hàng hải trên Biển Đông, xây dựng trạm quan trắc và điểm cứ hộ hàng không (bất hợp pháp) trên bãi Cỏ Mây.
Thứ 6, sau nhiều lần thông báo ngoại giao không hiệu quả, Bắc Kinh có thể tuyên bố hành động quân sự ngoài bãi Cỏ Mây, báo trước cho Philippines nếu không dọn khỏi khu vực này sẽ phải tự lãnh hậu quả?!
Thứ 7, La Viện tuyên bố nếu Philippines còn “gây sự” ở bãi Cỏ Mây, Trung Quốc sẽ không những tìm cách chiếm quyền kiểm soát bãi Cỏ Mây mà còn đánh chiếm các đảo khác ở Trường Sa hiện Philippines đang đóng giữ.
Thứ 8, các đại sứ quán Trung Quốc ở nước ngoài cần tổ chức họp báo về Biển Đông công bố toàn bộ bản đồ của Philippines từ trước đến nay cũng như các văn bản luật của quốc gia này về Biển Đông.
Thứ 9, Trung Quốc cũng sẽ đưa các phóng viên ra bãi Cỏ Mây để thu thập cái gọi là “chứng cứ phá hoại DOC của Philippines”.
Thứ 10, tiến hành chào thầu khai thác tài nguyên (bất hợp pháp) ngoài bãi Cỏ Mây và các vùng phụ cận trên nguyên tắc “chủ quyền thuộc Trung Quốc” hoặc bắt tay với Đài Loan. Nếu Philippines muốn dự thầu, điều kiện phù hợp Bắc Kinh sẽ xem xét?!
Kết thúc cái gọi là 10 kiến nghị, La Viện dẫn lời Tập Cận Bình phát biểu về Biển Đông trong chuyến công du châu Âu vừa qua: Trung Quốc không sinh sự, cũng không sợ sự sinh. Ông Viện cao giọng, một khi Philippines đã gây sự rồi thì hãy để họ gánh hậu quả?!
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét