Để biến thành những phố Tàu là rất nguy hiểm
Điều đáng quan tâm là không chỉ riêng Đà Nẵng, mà có nhiều địa phương
treo biển hiệu Trung Quốc dày đặc. Tại Bắc Ninh, biển hiệu tiếng Trung
Quốc lấn cả biển tiếng Việt, năm trước các cơ quan chức năng kiểm tra
phát hiện và bắt hạ hơn 100 biển vi phạm.
Con đường Bãi Cháy rất đẹp của thành phố Hạ Long có nhiều nhà nghỉ,
khách sạn, cửa hàng treo biển hiệu bằng tiếng Trung Quốc, đến đó cứ
tưởng là xứ Tàu. Còn nữa, Vũng Áng (Hà Tĩnh), Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình
Dương đã hình thành nhiều phố Tàu tương tự như vậy.
Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường, khu phố ghi biển hiệu tiếng
Trung Quốc như vậy? Câu trả lời cũng rất đơn giản, vì ngày càng có nhiều
người Trung Quốc làm ăn sinh sống ở Việt Nam. Người Trung Quốc có mặt
tại các dự án bauxite ở Tây Nguyên, các dự án rải dọc các tỉnh duyên hải
miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long, về tận Cà Mau, các dự án trồng
rừng ở các tỉnh biên giới phía bắc.
Nhiều nơi người Trung Quốc lập khu vực xây dựng, người ngoài không vào được, không biết họ làm gì ở bên trong.
Lao động Trung Quốc có giấy phép nhiều, nhưng lao động chui cũng không
ít. Tình trạng lao động chui bàn đã nhiều, nhưng không xử lý được. Mới
đây, một số địa phương kiểm tra và phát hiện lao động Trung Quốc làm
việc không phép rất đông như Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bình Thuận…
Người Trung Quốc sang Việt Nam làm ăn là chuyện bình thường, phải có
chính sách hỗ trợ họ để họ làm việc, sinh hoạt an toàn, lành mạnh và đảm
bảo đúng pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, các địa phương phải kiểm tra,
kiểm soát để biết nắm rõ họ hoạt động kinh doanh hợp pháp hay không, lao
động chui phải bị trục xuất.
Kiểm tra lao động Trung Quốc và cũng thường xuyên kiểm tra dân mình, chỉ
riêng tình trạng treo biển hiệu tiếng Trung Quốc cũng là một chuyện
không thể xem thường. Phải quyết liệt như ông Bí thư thành phố Đà nẵng,
“nói là làm chứ không để nó nguội”.
Phải có nhiều ông bí thư như thế, nếu không thì phố Tàu tràn khắp các tỉnh, thành lúc nào không hay.
(Lao động)
Toàn văn :Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Ủy hội sông Mekong quốc tế
...cc : Không thấy một chỗ nào Ông TT đề cập đến đập Sayabury và đập Sahong, có tác hại rất lớn cho ĐBSCL VN khi 2 con đập này hoàn thành- Mời Bà con xem lại thông tin từ 2 con đập này :http://vov.vn/Chinh-tri/Thu-tuong-phat-bieu-tai-Hoi-nghi-Uy-hoi-song-Mekong-quoc-te/319401.vov
Tác hại của đập Xayaburi lên ĐBSCL -(RFA) —- Lào vẫn thi công đập Xayaburi bất chấp phản đối của Việt Nam .-(VOA)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khai mạc Hội nghị
VOV.VN -Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại
phiên toàn thể Hội nghị cấp cao lần thứ 2 Ủy hội sông Mekong quốc tế.
VOV online trân trọng giới thiệu toàn văn
bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên toàn thể Hội nghị
cấp cao lần thứ 2 Ủy hội sông Mekong quốc tế.
Thưa Ngài Xăm-đéc Hun Xen, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia;
Thưa Ngài Thoong-xỉnh Thăm-mạ-vông, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào;
Thưa các Quý vị Trưởng đoàn đại biểu Vương quốc Thái Lan, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Liên bang Mi-an-ma;
Thưa các vị khách quý,
Trước hết, thay mặt Chính phủ và nhân dân
Việt Nam, tôi nhiệt liệt chào mừng Lãnh đạo các nước thành viên Ủy hội,
các nước đối tác đối thoại và đại diện các đối tác phát triển, các tổ
chức quốc tế đến tham dự Hội nghị Cấp cao lần thứ hai Ủy hội sông Mê
Công quốc tế.
Hội nghị cấp cao lần này có ý nghĩa rất
quan trọng đối với các quốc gia thành viên Ủy hội và tiến trình hợp tác
Mê Công thông qua việc đánh giá kết quả thực hiện Tuyên bố Hủa Hỉn năm
2010, thảo luận các cơ hội, thách thức hiện nay và đề ra những định
hướng lớn cho sự phát triển của Uỷ hội trong giai đoạn 2016-2020. Sự
kiện này càng có ý nghĩa hơn khi chúng ta chuẩn bị kỷ niệm 20 năm ngày
ký Hiệp định hợp tác Mê Công và thành lập Ủy hội sông Mê Công quốc tế
năm 1995. Với chủ đề “An ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Lưu vực sông Mê Công”,
Hội nghị sẽ góp phần vào nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm tăng cường
an ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực, nhất là khi chúng ta đang
hưởng ứng Ngày Nước thế giới năm 2014 với chủ đề Nước và Năng lượng.
Tôi cũng đánh giá cao nỗ lực của Ban Thư ký Ủy hội trong việc phối hợp tổ chức thành công Hội nghị quốc tế với chủ đề “Hợp tác về an ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực ở các lưu vực xuyên biên giới trong bối cảnh biến đổi khí hậu”. Sự
tham gia đông đảo của hơn 300 đại biểu cùng nhiều đề xuất, ý kiến đóng
góp tại Hội nghị quốc tế đã thể hiện sự quan tâm cao của cộng đồng
quốc tế và tiềm năng hợp tác rộng lớn đối với việc sử dụng và phát
triển bền vững các dòng sông xuyên biên giới, trong đó có sông Mê Công.
Thưa các Quý vị,
Có thể nói chưa bao giờ Lưu vực sông
Mê Công đứng trước nhiều thách thức như hiện nay. Nhu cầu gia tăng về
tài nguyên cho các hoạt động kinh tế, xã hội, trong đó có nhu cầu năng
lượng và lương thực đã tạo nên áp lực ngày càng lớn đối với tài nguyên
nước và các tài nguyên liên quan và môi trường sinh thái trong lưu vực
sông.
Lưu vực sông Mê Công đã trở thành một
trong 5 lưu vực sông lớn trên thế giới có dòng chảy bị suy giảm nhiều
nhất. Dòng chảy trung bình năm của sông Mê Công tại trạm Chiềng Sen, cửa
ngõ của vùng hạ lưu sông Mê Công, đã giảm 10% trong vòng 30 năm qua. Ở
Lào, sông Mê Công đoạn chảy qua Thủ đô Viên Chăn mười năm qua khô hạn
đến mức người ta có thể lội qua sông trong mùa khô. Ở Thái Lan, sông
Chao Phờ-ray-a vốn hiền hòa đã xảy ra lũ lớn, gây ra thảm họa lũ lụt
quốc gia trong nhiều tháng liền trong năm 2011. Ở Đồng bằng sông Cửu
Long của Việt Nam, nước mặn đã vào đến tận khu vực Tân Châu, Châu
Đốc tỉnh An Giang và là điều chưa bao giờ xảy ra trước đây. Những tác
động này càng trở nên nghiêm trọng hơn, cấp thiết hơn trong bối cảnh các
quốc gia ven sông tiếp tục chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng
biến đổi khí hậu. Theo số liệu tính toán cho các kịch bản về biến đổi
khí hậu, khi kịch bản tồi tệ nhất xảy ra thì trong vòng 100 năm tới nước
biển ở Việt Nam sẽ dâng cao 01 mét, làm mất 40% diện tích đồng bằng
sông Cửu Long, gây ảnh hưởng trực tiếp tới khoảng 10% dân số của Việt
Nam.
Để ứng phó với những thách thức đó, bên
cạnh nỗ lực của mỗi quốc gia, chúng ta cần tăng cường hợp tác khu vực,
đặc biệt giữa các quốc gia ven sông, cả ở thượng nguồn và hạ nguồn,
thông qua những cơ chế đa phương, cơ chế tiểu vùng như Ủy hội sông Mê
Công quốc tế.
Thưa các Quý vị,
Sau gần 20 năm thành lập và phát triển
trên nền tảng của Hiệp định Mê Công năm 1995, Ủy hội sông Mê Công quốc
tế đã không ngừng phát triển và đạt được những thành quả quan trọng,
trong đó có việc xây dựng những nguyên tắc cơ bản và tầm nhìn chiến lược
về sử dụng công bằng, hợp lý tài nguyên nước trong lưu vực sông Mê
Công.Chúng tôi hoan nghênh những kết quả tích cực trong việc thực hiện
Tuyên bố Hủa Hỉn năm 2010, Kế hoạch Chiến lược giai đoạn 2011- 2015 của
Ủy hội, Chiến lược Phát triển Lưu vực dựa trên Quản lý Tổng hợp Tài
nguyên Nước. Nhờ nỗ lực của các thành viên, đến nay đã có 78 trong tổng
số 130 hoạt động của Kế hoạch hành động vùng đã được triển khai thực
hiện, trong đó hơn 30% đã hoàn thành.
Tuy nhiên, như nhiều ý kiến đã nêu tại
Hội nghị quốc tế vừa diễn ra, chúng ta có thể và cần nỗ lực hơn nữa để
tranh thủ những cơ hội hợp tác đồng thời cùng nhau vượt qua những thách
thức cam go này. Xuất phát từ nhận thức đó, Lãnh đạo Chính phủ các quốc
gia thành viên Ủy hội đã xem xét thông qua Tuyên bố Thành phố Hồ Chí
Minh của Hội nghị lần này nhằm tiếp tục khẳng định các cam kết đã nêu
tại Hủa Hỉn và đề ra những định hướng lớn cho sự phát triển của Uỷ hội
sông Mê Công quốc tế trong giai đoạn quan trọng sắp tới.
Thưa các Quý vị,
Là một thành viên có trách nhiệm đồng
thời là nước ở cuối nguồn sông Mê Công, Việt Nam luôn mong muốn cùng các
nước ven sông đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của cả khu
vực. Nhằm phát huy vai trò của Ủy hội vì lợi ích chung của cả khu vực,
tôi đề nghị chúng ta cần ưu tiên thúc đẩy thêm một số điểm sau:
Thứ nhất, cần
tiếp tục thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả Hiệp định Mê Công 1995
cũng như các thủ tục, quy định của Ủy hội sông Mê Công quốc tế về sử
dụng công bằng, hợp lý tài nguyên nước, trong đó có Thủ tục Thông báo,
Tham vấn trước và Thoả thuận (PNPCA) nhằm hỗ trợ việc ra quyết định phù
hợp đối với các dự án phát triển tài nguyên nước trong Lưu vực sông Mê
Công.
Thứ hai, cập
nhật và đẩy mạnh thực hiện Chiến lược Phát triển Lưu vực dựa trên
Nguyên tắc Quản lý Tổng hợp Tài nguyên Nước thông qua việc thực
hiện các kế hoạch hành động của quốc gia và vùng. Trong quá trình xây
dựng Kế hoạch Chiến lược của Ủy hội giai đoạn 2016 – 2020, cân nhắc áp
dụng cách tiếp cận mới về mối liên kết nước – năng lượng – lương thực
trong quy hoạch phát triển lưu vực với tầm nhìn dài hạn, đa ngành, đa
lĩnh vực.
Thứ ba, đẩy
mạnh công tác nghiên cứu, dự báo của Ủy hội, trong đó tập trung và ưu
tiên cao nhất cho việc hoàn thành Nghiên cứu chung của về Quản lý và
Phát triển bền vững sông Mê Công, bao gồm cả nghiên cứu các tác động từ
các dự án thủy điện dòng chính.
Thứ tư, tăng
cường hơn nữa vai trò giám sát và điều phối của Ủy hội trong triển khai
thực hiện cam kết của các nước thành viên về hợp tác quản lý, sử dụng,
bảo vệ nguồn nước chung sông Mê Công vì mục tiêu phát triển bền vững của
khu vực. Đồng thời, cần tiếp tục củng cố và hoàn thiện các cơ chế pháp
lý khu vực và quốc tế nhằm thúc đẩy việc khai thác, sử dụng và phát
triển bền vững, công bằng và hợp lý tài nguyên nước.
Thứ năm, tiếp
tục mở rộng quan hệ hợp tác giữa Ủy hội và các nước đối tác, khuyến
khích sự tham gia và tham vấn giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực
vì sự phát triển bền vững của lưu vực.
Cùng các thành viên khác của Ủy hội, Việt
Nam hoan nghênh nỗ lực hợp tác, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm của
Trung Quốc và Mi-an-ma – hai nước Đối tác đối thoại của Ủy hội, đồng
thời đánh giá cao sự quan tâm, hỗ trợ của các đối tác phát triển và mong
muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật để giúp triển
khai các lĩnh vực hợp tác ưu tiên của Ủy hội trong giai đoạn tới.
Thưa các Quý vị,
Là một đất nước có quá trình hình thành
và phát triển gắn liền với văn minh lúa nước, sông Mê Công có ý nghĩa vô
cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam cũng
như an ninh lương thực trong khu vực. Đồng bằng Cửu Long có diện tích
trên 40.000 km2 là nơi sinh sống của gần 20 triệu dân, hàng
năm đóng góp đến 27% GDP với 90% lượng gạo xuất khẩu và gần 60% kim
ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, Đồng bằng
Cửu Long hiện cũng đang phải chịu tác động của biến đổi khí hậu và tình
trạng phát triển các công trình ở thượng nguồn, gây ảnh hưởng lớn tới
đời sống của hàng triệu người dân trong khu vực.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt
Nam rất coi trọng sự ổn định và phát triển bền vững của khu
vực châu thổ sông Mê Công cũng như việc ứng phó với các thách thức
an ninh nguồn nước và tác động của biến đổi khí hậu nói
chung. Song song với việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến
năm 2020 cùng nhiều chương trình hành động cụ thể, Chính phủ Việt
Nam đã chủ động triển khai Nghiên cứu tác động của các công trình thủy
điện trên dòng chính sông Mê Công. Chúng tôi hoan nghênh việc Chính phủ
các nước Lào và Campuchia đã cam kết cùng tham gia nghiên cứu này và
mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các đối tác phát
triển, các nhà tài trợ để Nghiên cứu sớm có kết quả vào cuối năm 2015
như kế hoạch đề ra.
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã hoàn
tất các thủ tục để gia nhập Công ước Liên hợp quốc năm 1997 về Luật sử
dụng các nguồn nước quốc tế cho các mục đích phi giao thông thủy, nhằm
góp phần hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý khu vực và quốc tế đảm bảo
việc quản lý, sử dụng và phát triển tài nguyên nước tại các con sông
quốc tế một cách bền vững, công bằng và hợp lý.
Thưa các Quý vị,
Trải qua nhiều thế hệ với những thăng
trầm của lịch sử, con sông Mê Công vẫn mãi là cầu nối của tình hữu nghị,
hợp tác giữa các nước ven sông. Ngày nay, không chỉ góp phần vào việc
đảm bảo cuộc sống của hơn 60 triệu người dân sống trong lưu vực, sông Mê
Công còn mang trong mình những tiềm năng to lớn về hợp tác văn hóa, du
lịch, kinh tế giữa nhân dân các nước trong khu vực.
Để con sông mãi mãi là tài sản chung vô
giá của các thế hệ hôm nay và mai sau, tôi tin tưởng rằng, thông qua hợp
tác, đối thoại “trên tinh thần hợp tác Mê Công”, chúng ta sẽ góp phần
giải quyết hiệu quả các thách thức liên quan đến an ninh nguồn nước,
năng lượng và lương thực, đồng thời bảo đảm lợi ích chính đáng của nhân
dân các nước trong lưu vực sông Mê Công về phát triển kinh tế, an sinh
xã hội, và bảo vệ môi trường.
Với tinh thần đó, tôi tuyên bố khai mạc Hội nghị Cấp cao lần thứ hai Ủy hội sông Mê Công quốc tế.
Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.
Chúc Quý vị dồi dào sức khỏe và hạnh phúc.
Xin chân thành cảm ơn./.
VOV online
Mưu hèn kế bẩn, thủ đoạn nguy hiểm vẫn đang được giăng ra ở Biển Đông
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Muu-hen-ke-ban-thu-doan-nguy-hiem-van-dang-duoc-giang-ra-o-Bien-Dong-post142530.gd
Đây là tàu đổ bộ cỡ lớn Côn Luân Sơn của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc có thể dùng để tấn công đổ bộ trên Biển Đông. Trung Quốc đã chế được 3 chiếc loại này và đều trang bị cho Hạm đội Nam Hải, triển khai ở Biển Đông – nơi Trung Quốc tham lam “đường lưỡi bò” và thấy các nước khác có thực lực quân sự yếu hơn mình.
(GDVN) – Do có Mỹ đứng đằng sau Philippines
nên Trung Quốc vẫn áp dụng chiêu bài cũ, tìm cách giăng bẫy các nước
quanh Biển Đông để từng bước xâm chiếm các đảo, đá ngầm
Đây là tàu đổ bộ cỡ lớn Côn Luân Sơn của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc có thể dùng để tấn công đổ bộ trên Biển Đông. Trung Quốc đã chế được 3 chiếc loại này và đều trang bị cho Hạm đội Nam Hải, triển khai ở Biển Đông – nơi Trung Quốc tham lam “đường lưỡi bò” và thấy các nước khác có thực lực quân sự yếu hơn mình.
Trung Quốc chưa thể tấn công vũ lực đối với Philippines?
Tờ “Tin tức Trung Quốc” vừa đăng bài viết
nhan đề “Truyền thông nước ngoài cho rằng Trung Quốc có thể dễ dàng
đánh thắng Philippines, nhưng hiện không thể sử dụng vũ lực”.
Theo bài báo, gần đây, Philippines đã
tiến hành đệ trình một báo cáo kiện Trung Quốc lên Tòa án trọng tài quốc
tế. Trang mạng Australia vừa có bài viết phân tích nguyên nhân
Philippines có thể thách thức Trung Quốc.
Theo bài viết, Philippines vừa cho binh
sĩ đáp tàu cá đột phá thành công sự phong tỏa của tàu cảnh sát biển
Trung Quốc, tiến hành thay phiên binh sĩ và tiếp tế vật tư cho tàu chiến
cũ đậu ở bãi Cỏ Mây, đồng thời còn mời phóng viên truyền thông phương
Tây đi theo để tạo thế.
Như vậy, tại sao Philippines lại có thể
thách thức với một Trung Quốc ngày càng mạnh? Đây là do họ có sự hỗ trợ
từ phía sau của Mỹ. Rõ ràng, Mỹ cần Philippines, đương nhiên cũng cần hỗ
trợ Philippines khi cần. Hơn nữa, Trung Quốc đều có tranh chấp chủ
quyền trên biển với Nhật Bản, Philippines.
“Lợi ích Mỹ ở Philippines vượt xa Ukraine, không thể khoanh tay nhìn”
Đây là tàu đổ bộ đệm khí hạng nặng Zubr do Ukraine chế tạo, Trung Quốc đã nhận được 2 chiếc loại này và có thể dùng cho tấn công đổ bộ ở Biển Đông. |
Theo bài báo, dựa vào sức mạnh quốc gia
và thực lực quân sự hiện nay, Trung Quốc “tấn công Nhật Bản” thực sự
phải thận trọng, nhưng muốn đánh thắng Philippines là điều không phải lo
ngại. Vấn đề là, Trung Quốc không thể làm như vậy.
Thứ nhất, diện tích Biển Đông rộng lớn,
Trung Quốc thực sự hơi “ngoài tầm với”. Thứ hai, Trung Quốc muốn làm
“nước lớn”, phải có dáng vẻ nước lớn, không thể nhìn ai không vừa mắt
thì điều quân “dạy cho một bài học”. Thứ ba, lợi ích của Mỹ ở
Philippines vượt xa Ukraine, quả thật không thể “khoanh tay đứng nhìn”
khi Philippines cần đến.
Như vậy, Trung Quốc làm thế nào? Vẫn thực
hiện phương châm đã có: Thứ nhất, anh kiện ở Tòa án quốc tế ư? Tôi phớt
lờ anh. Thứ hai, anh phải thường xuyên điều tàu tiếp tế. Tôi sẽ chặn
anh.
Cơ quan tuyên truyền của TQ cho rằng, đợi
cho đến khi Trung Quốc thực sự mạnh lên, đợi cho “thế giới cần đến
Trung Quốc” vượt xa “Trung Quốc cần thế giới”, tất cả mọi vấn đề đều sẽ
được “giải quyết dễ dàng”.
Trung Quốc muốn “giăng bẫy” Philippines
Tờ “Nam Hoa buổi sáng” Hồng Kông ngày 3
tháng 4 đưa tin, một số chuyên gia khu vực cho rằng, chỉ cần sơ hở một
chút có thể tạo cớ cho Trung Quốc cướp lấy tất cả các đảo “tranh chấp”.
Tại diễn đàn “Tìm hiểu Trung Quốc thế kỷ
21” ngày 2 tháng 4, người từng là ứng cử viên Đại sứ Philippines tại
Trung Quốc Chito Santa Romana cảnh báo, Philippines cần thận trọng với
chiến lược bao vây của Trung Quốc.
Theo Romana thì nếu phán đoán nhầm sẽ dẫn
đến xung đột dữ dội một cách nhanh chóng (xung đột chớp nhoáng) và giới
hạn cho phạm sai lầm của Quân đội Philippines là rất nhỏ.
Theo ông Romana thì Trung Quốc muốn
Philippines mắc sai lầm, tức là đụng độ với tàu của Trung Quốc, bắt giữ
hoặc nổ súng với ngư dân Trung Quốc… Nếu có bất cứ hành động nào nêu
trên, Philippines sẽ “mất đi một hòn đảo”.
Cái bẫy này cũng đã từng và đan được Trung Quốc áp dụng với Việt Nam.
Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng con bài
này, nếu thành công thì Trung Quốc sẽ đánh chiếm tất cả các “đảo tranh
chấp” trước khi có phán quyết của Cơ quan trọng tài Luật biển. Theo đó,
cho dù Trung Quốc có thua kiện thì cũng không có không gian cho đàm
phán.
Theo báo Trung Quốc, bãi Cỏ Mây (Trung
Quốc gọi là bãi Nhân Ái, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) nằm ở
khu vực có tuyến đường hàng hải quan trọng, xung quanh có nguồn lợi thủy
sản phong phú, dưới đáy biển nghe nói còn có trữ lượng dầu mỏ và khí
đốt rất lớn… (nên Trung Quốc tham lam?!)
Chuyên gia Mỹ Marwyn Samuels, Đại học
Syracuse Mỹ cho rằng, Trung Quốc ngăn chặn hoạt động tiếp tế của
Philippines ở bãi Cỏ Mây là một hành động nguy hiểm. “Rất nhiều tình
huống không thể dự đoán, có thể sẽ xảy ra sự cố, có người sẽ đưa ra hành
động sai lầm trong thời điểm sai lầm, như vậy sẽ làm cho tình hình leo
thang. Điều này đáng lo ngại”.
La Viện đề xuất 10 “kiến nghị” ăn cướp bãi Cỏ Mây
Một loạt phương tiện truyền thông Trung
Quốc như tờ “Thời báo Hoàn Cầu”, Tân Hoa xã… ngày 1 tháng 4 đồng loạt
đăng “10 kiến nghị” của tướng học giả La Viện – Phó tổng thư ký thường
trực Hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc.
Các kiến nghị này được đưa ra khi ngồi
trên bàn giấy tưởng tượng về một “giấc mơ” xâm lược (viển vông) trên
Biển Đông. La Viện tưởng tượng và đề nghị:
Trung Quốc cũng đã bố trí các tàu hộ vệ tên lửa Type 054A như Hoành Thủy, Nhạc Dương… ở Biển Đông vào các năm 2012, 2013, thuộc biên chế của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc |
(1) Cần lập tức công bố “Bản ghi nhớ
ngoại giao” trước đây Philippines đề nghị tàu đổ bộ xe tăng số 57 gặp
nạn phải giữ lại ở bãi Cỏ Mây, từ đó chiếm lấy lợi thế về pháp lý và dư
luận.
(2) Tuyên bố “đại nạn” của tàu “lánh nạn”
Philippines trên bãi Cỏ Mây đã hết, Philippines cần nhanh chóng kéo nó
đi, nếu không làm được thì Trung Quốc “giúp”, nhưng Philippines cần trả
“phí” theo thông lệ quốc tế. Nếu Philippines cố chấp không di dời, Trung
Quốc sẽ áp dụng nhiều biện pháp để tàu chiến này tiêu hủy, để “những kẻ
chiếm đóng phi pháp” không còn chỗ đứng chân.
(3) Những chi phí “mắc cạn” của tàu đổ bộ
số 57 Philippines từ năm 1999 đến nay phải thông báo và triển khai “đàm
phán ngoại giao” với Philippines, đồng thời “tạo thế” về dư luận ngoại
giao.
(4) Ngoài tuyên bố ngoại giao (bất hợp
pháp) tái khẳng định “chủ quyền tuyệt đối” của Trung Quốc đối với quần
đảo Trường Sa và vùng biển xung quanh (của Việt Nam), lấy bãi Cỏ Mây làm
“tâm”, vẽ ra vòng tròn 12 hải lý, dùng ranh giới đỏ trên bản đồ để cho
thấy trong vòng cung đó là lãnh hải của Trung Quốc, bất cứ tàu thuyền
nước nào xâm nhập mà chưa được Trung Quốc cho phép thì coi như “xâm
lược”, Trung Quốc sẽ dựa vào “Luật Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa” để hành động.
(5) Tuyên bố với bên ngoài, để bảo đảm an
toàn cho tất cả tàu thuyền và máy bay hoạt động ở vùng biển và vùng
trời Biển Đông, Trung Quốc sẽ lập kế hoạch xây dựng “trạm thông tin theo
dõi bờ biển” hoặc “điểm cứu hộ” tai nạn trên biển, trên không ở bãi Cỏ
Mây, hy vọng được cộng đồng quốc tế ủng hộ (chắc ông La Viện tưởng tượng
sẽ có nhiều vụ như MH370 của hãng hàng không Malaysia).
(6) Trong tình hình nhiều lần “cảnh cáo
ngoại giao” bất lực, Trung Quốc còn có thể tuyên bố với bên ngoài rằng
bãi Cỏ Mây sẽ có “chức năng quân sự”, xuất phát từ sự cân nhắc “nhân
đạo”, thông báo trước cho nhà cầm quyền Philippines, nhanh chóng rút
người và vật ở bãi Cỏ Mây, nếu không sẽ tự gánh lấy hậu quả.
(7) Nếu Philippines tiếp tục “gây sự” ở
bãi Cỏ Mây, Trung Quốc không chỉ phải “thu hồi” (cướp lấy) quyền quản
lý, kiểm soát thực tế đối với bãi Cỏ Mây, mà còn phải “thu hồi” (xâm
lược) quyền quản lý, kiểm soát các đảo, đá ngầm khác mà Philipppines “đã
cướp”.
(8) Các Đại sứ Trung Quốc tại nước ngoài
cần “đồng thanh lên tiếng” vu cáo Philippines phá hoại hiện trạng Biển
Đông, thách thức “chủ quyền” của Trung Quốc, công bố bản đồ và Hiến pháp
trước đây của Philippines đã vẽ và viết thế nào, trước đây Mỹ đã xác
định ranh giới trong bản đồ Philippines như thế nào, công bố toàn bộ “sự
thực” cho thiên hạ.
(9) Cần tổ chức cho phóng viên đi theo
tàu cảnh sát biển của Trung Quốc đến vùng biển bãi Cỏ Mây, thu thập
chứng cứ “Philippines phá hoại hiện trạng, phá hoại Bộ Quy tắc ứng xử
của các bên ở Biển Đông” (? Bộ quy tắc này chưa có! Có lẽ là nói đến
Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông – DOC).
(10) Trên cơ sở “chủ quyền thuộc về ta”,
tiến hành mời thầu quốc tế đối với tài nguyên ở bãi Cỏ Mây và vùng biển
xung quanh hoặc hai bờ eo biển tiến hành hợp tác khai thác. Philippines
nếu muốn đấu thầu, điều kiện phù hợp có thể “ưu tiên xem xét”.
La Viện kết luận xanh rờn: “Tóm lại,
trong vấn đề nguyên tắc quan trọng có liên quan đến chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ, Trung Quốc không gây sự, cũng không ngại sự cố.
Philippines đã gây sự thì họ phải trả giá”. Trong kết luận này có dẫn
quan điểm “không gây sự, không ngại sự cố” của Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình đưa ra khi thăm châu Âu.
Như vậy, truyền thông chính thống đã và
đang đẩy mạnh tuyên truyền những quan điểm phản động như của La Viện,
theo đó, các nước xung quanh Biển Đông cần hết sức cảnh giác.
Indonesia triển khai máy bay chiến đấu tiên tiến Su-30 ở Biển Đông - Báo TQ: Bắc Kinh cần “giết gà dọa khỉ” để giải quyết vấn đề Biển Đông
- Trung Quốc tăng cường chế tạo tàu ngầm để áp đặt yêu sách chủ quyền?
- Biển Đông: Philippines tin chắc kết quả vụ kiện Trung Quốc sẽ có lợi
- Tàu khảo sát mới Hướng Dương Hồng 10 TQ sẽ hoạt động cả ở Biển Đông
Nữ Việt kiều Mỹ đòi báo Người Ðưa Tin bồi thường $18,000
Vụ
một nữ Việt kiều Mỹ bị tung tin đồn cưỡng dâm một số tài xế taxi gây
xôn xao dư luận thời gian qua vẫn chưa khép lại. Bà Phạm Thị Thanh Ngọc,
40 tuổi, người được đặt cho biệt danh là “kiều nữ Hải Dương” sáng ngày 3
tháng 4, 2014 cho hay, đã nộp đơn chính thức khởi kiện báo Người Ðưa
Tin tại tòa án Hà Nội.
Theo báo Tuổi Trẻ, đơn kiện của bà Ngọc đã được tòa án Hà Nội tiếp nhận.
Theo báo Tuổi Trẻ, đơn kiện của bà Ngọc đã được tòa án Hà Nội tiếp nhận.
Bà Phạm Thị Thanh Ngọc (bìa trái) về nước, mở cuộc họp báo tại Hà Nội. (Hình: báo Pháp luật Sài Gòn) |
Theo đơn này, báo Người Ðưa Tin đã đưa một số bài viết trên trang web
có nội dung xuyên tạc, làm ảnh hưởng đến nhân phẩm và danh dự của bà.
Trong đơn kiện, bà Phạm Thị Thanh Ngọc đòi báo Người Ðưa Tin phải cải chính tin đã đưa, xin lỗi bà công khai và bồi thường 360 triệu đồng, tương đương 18,000 đô la gồm chi phí ăn ở, đi lại và tổn thất tinh thần của bà vì những bài báo của Người Ðưa Tin.
Người ta vẫn chưa quên bài báo xuất phát từ Người Ðưa Tin đã được nhiều báo khác dẫn nguồn, tường thuật vụ “kiều nữ Hải Dương” đã ép các tài xế hãng xe Mai Linh quan hệ tình dục. Có người bị ép làm tình với người phụ nữ được mệnh danh là “kiều nữ Hải Dương” suốt hai ngày, đến 30 lần đến nỗi phải nhập viện cấp cứu. Bài báo Người Ðưa Tin còn nêu đích danh tên của các tài xế Bối, Q. và K. trong bài viết, thú nhận là nạn nhân của “kiều nữ Hải Dương.”
Các bài báo nói trên mô tả nhiều chi tiết rõ ràng, làm dư luận tiếp tục bàn tán sôi nổi về đời tư của “kiều nữ Hải Dương,” một phụ nữ giàu có cư ngụ trong ngôi biệt thự giữa trung tâm thành phố Hải Dương. Bài báo còn nói rằng, bà đã ép một số tài xế taxi uống thuốc kích dục, ép buộc họ quan hệ tình dục “ngoài ý muốn.” Một số tài xế hãng taxi Mai Linh đã phải bỏ nghề, hoặc không còn dám đưa đón “kiều nữ Hải Dương” vì quá khiếp sợ hành vi dâm loàn của bà.
Tuy không nêu đích danh, cuối cùng thì bà Phạm Thị Thanh Ngọc, Việt kiều Mỹ công khai ra mặt, nói rằng bà là nạn nhân của một cuộc vu cáo trắng trợn. Ngay sau khi từ Mỹ về đến Hà Nội bà mở cuộc họp báo để bác bỏ dư luận quái ác nhắm vào mình. Bà Ngọc cho rằng bà là nạn nhân của một hành vi bôi nhọ cá nhân rẻ tiền.
Báo Pháp Luật Sài Gòn cho biết, giữa tháng 1, 2014 vừa qua, bà Phạm Thị Thanh Ngọc bay về Hà Nội, mở cuộc họp báo cùng với Luật Sư Hoàng Cao Sang thuộc Luật Sư Ðoàn Sài Gòn. Luật sư là người giúp bà hoàn tất các thủ tục pháp lý để khởi kiện các tờ báo “đăng tin sai sự thật, ảnh hưởng đến nhân phẩm, danh dự” của bà. Bà cũng đã đích thân đến một số tòa soạn để giải thích nội vụ và yêu cầu Ðại Sứ Quán Hoa Kỳ can thiệp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân.
Cũng theo báo Pháp Luật, bà Phạm Thị Thanh Ngọc chính thức gửi đơn yêu cầu hai tác giả các bài báo của Người Ðưa Tin nêu danh tính của các tài xế nạn nhân, đã được bài báo nhắc đến, nói là nhân viên của hãng xe Mai Linh. Mặt khác, cũng trong chuyến quay về Hà Nội hôm 14 tháng 1, 2014, bà Phạm Thị Thanh Ngọc gửi đơn yêu cầu công an tỉnh Hải Dương bắt tay vào việc điều tra về bài báo mà bà cho là hoàn toàn sai sự thật.
Cũng đã có dư luận nói rằng, sở dĩ có bài báo loan tin “kiều nữ Hải Dương” cưỡng dâm là nhằm đẩy bà Thanh Ngọc sớm chạy khỏi Việt Nam, để gia đình của bà bán lại ngôi biệt thự cho một quan chức cao cấp của thành phố Hải Dương với giá rẻ mạt.
Trong đơn kiện, bà Phạm Thị Thanh Ngọc đòi báo Người Ðưa Tin phải cải chính tin đã đưa, xin lỗi bà công khai và bồi thường 360 triệu đồng, tương đương 18,000 đô la gồm chi phí ăn ở, đi lại và tổn thất tinh thần của bà vì những bài báo của Người Ðưa Tin.
Người ta vẫn chưa quên bài báo xuất phát từ Người Ðưa Tin đã được nhiều báo khác dẫn nguồn, tường thuật vụ “kiều nữ Hải Dương” đã ép các tài xế hãng xe Mai Linh quan hệ tình dục. Có người bị ép làm tình với người phụ nữ được mệnh danh là “kiều nữ Hải Dương” suốt hai ngày, đến 30 lần đến nỗi phải nhập viện cấp cứu. Bài báo Người Ðưa Tin còn nêu đích danh tên của các tài xế Bối, Q. và K. trong bài viết, thú nhận là nạn nhân của “kiều nữ Hải Dương.”
Các bài báo nói trên mô tả nhiều chi tiết rõ ràng, làm dư luận tiếp tục bàn tán sôi nổi về đời tư của “kiều nữ Hải Dương,” một phụ nữ giàu có cư ngụ trong ngôi biệt thự giữa trung tâm thành phố Hải Dương. Bài báo còn nói rằng, bà đã ép một số tài xế taxi uống thuốc kích dục, ép buộc họ quan hệ tình dục “ngoài ý muốn.” Một số tài xế hãng taxi Mai Linh đã phải bỏ nghề, hoặc không còn dám đưa đón “kiều nữ Hải Dương” vì quá khiếp sợ hành vi dâm loàn của bà.
Tuy không nêu đích danh, cuối cùng thì bà Phạm Thị Thanh Ngọc, Việt kiều Mỹ công khai ra mặt, nói rằng bà là nạn nhân của một cuộc vu cáo trắng trợn. Ngay sau khi từ Mỹ về đến Hà Nội bà mở cuộc họp báo để bác bỏ dư luận quái ác nhắm vào mình. Bà Ngọc cho rằng bà là nạn nhân của một hành vi bôi nhọ cá nhân rẻ tiền.
Báo Pháp Luật Sài Gòn cho biết, giữa tháng 1, 2014 vừa qua, bà Phạm Thị Thanh Ngọc bay về Hà Nội, mở cuộc họp báo cùng với Luật Sư Hoàng Cao Sang thuộc Luật Sư Ðoàn Sài Gòn. Luật sư là người giúp bà hoàn tất các thủ tục pháp lý để khởi kiện các tờ báo “đăng tin sai sự thật, ảnh hưởng đến nhân phẩm, danh dự” của bà. Bà cũng đã đích thân đến một số tòa soạn để giải thích nội vụ và yêu cầu Ðại Sứ Quán Hoa Kỳ can thiệp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân.
Cũng theo báo Pháp Luật, bà Phạm Thị Thanh Ngọc chính thức gửi đơn yêu cầu hai tác giả các bài báo của Người Ðưa Tin nêu danh tính của các tài xế nạn nhân, đã được bài báo nhắc đến, nói là nhân viên của hãng xe Mai Linh. Mặt khác, cũng trong chuyến quay về Hà Nội hôm 14 tháng 1, 2014, bà Phạm Thị Thanh Ngọc gửi đơn yêu cầu công an tỉnh Hải Dương bắt tay vào việc điều tra về bài báo mà bà cho là hoàn toàn sai sự thật.
Cũng đã có dư luận nói rằng, sở dĩ có bài báo loan tin “kiều nữ Hải Dương” cưỡng dâm là nhằm đẩy bà Thanh Ngọc sớm chạy khỏi Việt Nam, để gia đình của bà bán lại ngôi biệt thự cho một quan chức cao cấp của thành phố Hải Dương với giá rẻ mạt.
(Người Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét