Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Ngày 06/4/2014 - Nạn Ô nhiễm - 'Lộ' danh sách những nhà quan chức trên tuyến đường bị bẻ cong

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

'Lộ' danh sách những nhà quan chức trên tuyến đường bị bẻ cong

Có khá nhiều cựu tướng lĩnh, sỹ quan quân đội có đất tại tuyến đường này, trong đó có nguyên chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thượng tướng Phạm Thanh Ngân; Trung tướng, Anh hùng phi công Phạm Tuân...
Bốn tướng, một thứ trưởng có nhà ở đây

Như Người đưa tin phản ánh trong bài trước, tuyến đường Trường Chinh bị chia thành 3 khúc, hình thù như ghi đông xe đạp. Tại đoạn cong ở giữa, phần phía bắc tuyến đường (được giữ nguyên) hiện có rất nhiều nhà của cán bộ nguyên là quan chức quân đội (chủ yếu là tướng lĩnh thuộc Quân chủng Phòng không Không quân - PKKQ) và có cả quan chức về hưu của Bộ GTVT.

Có những nhà quan chức được xây cao hơn 10 tầng để cho thuê làm văn phòng, bệnh viện. Điều này được chính những người nguyên là sỹ quan thuộc quân chủng phòng không không quân như đại tá Nguyễn Tâm Trinh - nguyên Phó tư lệnh Quân chủng PKKQ (ở tại số 10 ngõ 150 Trường Chinh) xác nhận.
Nhà của Trung tướng, Anh hùng phi công Phạm Tuân cũng ở trên đoạn đường này.
 
Có khá nhiều cựu tướng lĩnh, sỹ quan quân đội có đất tại tuyến đường này, trong đó có nguyên chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thượng tướng Phạm Thanh Ngân; Trung tướng, Anh hùng phi công Phạm Tuân; Trung tướng Nguyễn Đức Soát, nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam; Đại tá Nguyễn Tiến Sâm, thuộc Quân chủng PKKQ sau là Thứ trưởng Bộ GTVT phụ trách hàng không; Thiếu tướng, Anh hùng quân đội Phạm Ngọc Lan (người bắn rơi chiếc máy bay Mỹ đầu tiên trên bầu trời Việt Nam); Đại tá Nguyễn Tâm Trinh, nguyên Tư lệnh Binh chủng Rada (Quân chủng Phòng không Không quân - PKKQ).

Trong dự án đường Trường Chinh, gia đình thiếu tướng Phạm Ngọc Lan bị giải tỏa 4m chiều sâu; hiện còn khoảng 20m chiều sâu, 5m chiều ngang mặt đường Trường Chinh. Thiếu tướng Lan cho biết, cạnh nhà, cùng dãy với gia đình ông cũng đều là tướng lĩnh cấp cao quân đội.

Đường Trường Chinh thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ là đường nội bộ nằm trong khu vực Quân chủng PKKQ và Sân bay Bạch Mai. Để tạo chỗ ổn định, quân chủng cấp đất cho các tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp bên cạnh tuyến đường, đối diện cơ quan quân chủng. Sau hòa bình lập lại, quân đội mở rộng dần việc cấp đất cho dân sự, coi đây như một sự chia sẻ lợi ích.

Khi UBND TP Hà Nội có chủ trương mở rộng đường Trường Chinh, nhằm giữ ổn định đời sống cho tướng lĩnh, những người có đóng góp quan trọng nhất vào việc bảo vệ vùng trời của đất nước, quân chủng đề nghị UBND TP Hà Nội lấy vào phần đất của quân chủng, hạn chế lấy đất của nhà tướng lĩnh, sỹ quan.

Sau quy hoạch, đường Trường Chinh cong bất thường.
 
Sau đó, vào năm 2007, Bộ Quốc phòng lại khẳng định điều này và thống nhất với UBND TP Hà Nội.

“Khi biết Bộ Quốc phòng, quân chủng và Thành ủy, UBND TP Hà Nội quyết định như vậy, bản thân những người tham gia quân đội những ngày đầu rất cảm ơn vì được quan tâm”, Thiếu tướng Lan nói.

Bình luận về nghi vấn nắn đường vì tránh nhà quan chức, Thiếu tướng Lan nói: “Đây là ơn nghĩa dành cho bộ máy đầu não bảo vệ vùng trời, chúng tôi không đồng ý với cách đặt vấn đề tránh nhà quan chức.

Hiện, nhiều anh em cấp tá, là cấp dưới của chúng tôi tuy cùng dãy nhà nhưng sắp bị giải tỏa (khu vực giải tỏa nằm trong đoạn vuốt nối để giảm độ gấp khúc - PV), bản thân tôi và các tướng lĩnh khác đã và đang đứng ra bảo vệ”, Thiếu tướng Lan nói.

Bẻ cong đường để tiết kiệm 130 tỷ đồng?

Trước những bức xúc của người dân, Thanh tra Chính phủ đã có buổi làm việc với Hà Nội để làm rõ nhiều vấn đề trong đó có lùm xùm xung quanh dự án đường Trường Chinh bị “bẻ cong” để né nhà quan chức.

Tại buổi làm việc, Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Huỳnh Phong Tranh đã đề nghị Hà Nội sớm giải quyết dứt điểm và làm rõ mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề này đường Trường Chinh đang thẳng thành cong. Đồng thời, yêu cầu TP Hà Nội phải công khai kết luận của thanh tra tại đơn vị, niêm yết tại trụ sở, trên các phương tiện thông tin đại chúng…

Bản đồ quy hoạch TP. Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thể hiện đường Trường Chinh không bị bẻ cong như hiện nay.
 
Lý giải về việc này, ông Nguyễn Văn Thịnh – Phó chánh văn phòng UBND TP Hà Nội khẳng định, không có chuyện “bẻ cong đường né nhà lãnh đạo”, bởi quan điểm của thành phố là làm nghiêm túc, không có khái niệm “nhà lãnh đạo” hay “nhà quan chức”, nhà lãnh đạo thì cũng không khác gì nhà người dân bình thường.
 
Theo Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội, việc bẻ cong đường Trương Chinh sẽ tiết kiệm được khoảng 130 tỷ đồng giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, đầu năm 2014, UBND TP
Hà Nội phải bổ sung kế hoạch đấu thầu cho dự án này 123 tỷ đồng để di chuyển hệ thống thông tin, đường điện, thoát nước.
 
PV (Tổng hợp)
 
(Người Đưa tin)

Hoàng Đức Doanh - Nạn Ô nhiễm



Nạn Ô nhiễm

Khói bụi bay lên cao
Làm bầu trời Ô nhiễm
Chất độc đang dấu diếm
Trong nguồn nước nông sâu.

Văn hóa của người Tầu
Cũng đang gây Ô nhiễm
Một ngón đòn nguy hiểm
Thường trực trên Truyền hình.

Nhân dân đang bất bình
Rất nhiều trò cúng bái
Mọi người đều nhận thấy
Ô nhiễm trong tâm linh.

Xem xét đến dân tình
Vấn đề gây tranh cãi
Cả dân tộc sợ hãi
Bởi những trái tim đen.

Mang cái bệnh thích khen
Từ trong ngành Giáo dục
Càng ngày, càng sung túc
Đã đến mức độ cao .

Thích sành điệu, ngôi sao
Thích giáo sư, tiến sỹ,
Thích khoa trương, hùng vĩ
Ô nhiễm từ trong đầu .

Chẳng để phải chờ lâu
Nơi nào cũng nhận thấy
Toàn xã hội đều vậy
Biết làm sao bây giờ ?...

Vì sao dân thờ ơ
Như nói với đầu gối
Chỗ nào cũng gian dối
Đầy dẫy trên truyền thông.

Người Tầu đã thành công
Kết quả rất vừa ý
Người Việt đang thối chí
Không bỏ sót một ai !

Hy vọng gì ngày mai
Trừ tận gốc Ô nhiễm
Tình trạng thật nguy hiểm
Khó nhận diện kẻ thù !

Ngày 06/4/2014
Hoàng Đức Doanh



Hoàng Đức Doanh
(Cựu chiến binh)

Từ nhỏ đến 19 tuổi đi học, lao động tự do. Năm 20 tuổi (1/1966) đi bộ đội, chiến đấu ở Khe sanh (Quảng trị) 1968 – 1969. Năm 1970 – 1972 chiến đấu ở Xiêng khoảng, Sầm nưa (Lào). Năm 1973 chuyển ngành là cán bộ huyện Thanh liêm - Hà nam đến khi nghỉ hưu. Hiện là một dân oan bị cướp đất  và đang sinh sống tại thành phố Phủ lý tỉnh Hà nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét