- ‘Người thua cuộc’ là dân? (BBC) - Liệu phương thức 'độc quyền' về bố trí nhân sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ mãi biến nhân dân thành 'người thua cuộc'?
- VN-Philippines có trở thành đồng minh? (BBC) - Việt Nam và Philippines đang mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhưng liệu điều này có dẫn tới một mối quan hệ đồng minh?
- 'Không loại trừ bố tôi bị đầu độc' (BBC) - Con gái ông Đinh Đăng Định nói gia đình không loại trừ việc ông bị đầu độc trong tù dẫn tới mang trọng bệnh và thiệt mạng không lâu sau khi được trả về nhà.
- Ân xá Quốc tế: Cái chết của Đinh Đăng Định là “lời kêu gọi thức tỉnh” đối với Việt Nam (RFI) - Hôm qua, 04/04/2014, Tổ chứcÂn xá Quốc tế ra thông cáo về cái chết của nhà hoạt động môi trường, blogger và cựu tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định, vừa qua đời ngày 03/04 sau khi vừa đượcân xá. Đối vớiÂn xá Quốc tế, cái chết củaông Đinh Đăng Định phải là một“lời kêu gọi thức tỉnh” đối với Việt Nam.
- 'Chính quyền nợ cha tôi một lời xin lỗi' (BBC) - Ngay tại đám tang của ông Đinh Đăng Định, gia đình của tù nhân lương tâm này nói chính quyền Việt Nam nợ ông 'một lời xin lỗi'.
- Ai sẽ có lợi khi tổ chức Asiad 18? (RFA) - Được tổ chức Hội thể thao châu Á lần thứ 18 vào năm 2019 sẽ là cơ hội lớn giúp Việt Nam thu hút đầu tư, khách du lịch, tạo niềm tin trong khu vực, thế giới. Tuy nhiên với bối cảnh tình hình kinh tế Việt Nam đang phải đương đầu với nhiều khó khăn và tương lai u ám, liệu rằng có nên tiếp tục đầu tư cho sự kiện này không?
- Eva Braun, vợ của Hitler có thể gốc Do Thái (RFI) - Bà Eva Braun, vợ của Adoft Hitler, thủ lãnh phát-xít Đức, có thể là người gốc Do Thái, theo những phân tích ADN mới được thực hiện cho một phim tài liệu sẽ được chiếu vào thứ Tư tuần tới 09/04/2014 trên kênh truyền hình Channel 4 của Anh.
- Tàu TQ 'bắt được tín hiệu' giống MH370 (BBC) - Tàu Hải Tuần 01 bắt được tín hiệu có cùng tần số với thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay, chưa rõ có phải từ MH370 không.
- Putin cố gắng dựng dậy cái xác cũ Liên Xô (RFI)
- Một hồ sơ quốc tế vẫn luôn là thời sự nóng đối với báo chí Pháp cả
hơn tháng nay, đó là cuộc khủng hoảng Ukraina. Cuộc khủng hoảng chính
trị ban đầu trong phạm vi nội bộ Ukraina, sau đó được đẩy lên mức cao
hơn khủng hoảng giữa Kiev với Matxcơva, rồi nhanh chóng chuyển hướng
sang đối đầu giữa Nga với các nước Tây.
Trong cuộc khủng hoảng lớn này, tâm điểm được chúý nhiều nhất có lẽ là tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã làm dấy lại không khí chiến tranh lạnh Đông-Tây.
- Khi đào kép cải lương hát “nhập vai” (RFA) - Trên sân khấu một khi đào kép cải lương thành công với vai trò, có nghĩa là “nhập vai” thì coi như nghệ thuật đã đạt được, là nấc thang đi đến trở thành nghệ sĩ nổi tiếng.
- Bản Kiến Nghị Đòi Được Hưởng Quyền Tự Do tôn Giáo Trong Nhà tù (RFA) - Lời kêu gọi của giáo dân Tù Nhân Lương Tâm Yêu Nước, thuộc Giáo Phận Vinh nhưng đã bị nhà nước Việt Nam tuyên án về tội “ Tuyên Truyền Chống Phá vá Hoạt Động Lật Đổ nhà Nước CHXHCNVN”.
- Afghanistan bắt đầu bầu cử tổng thống (BBC) - Các cử tri tại Afghanistan bắt đầu bỏ phiếu chọn ra tổng thống mới trong cuộc chuyển giao quyền lực dân chủ đầu tiên tại nước này.
- Cử tri Afghanistan đi bầu tổng thống (BBC) - Bất chấp những đe dọa của Taleban, rất đông cử tri tới các phòng phiếu trên cả nước để bầu lãnh đạo mới.
- Kinh tế Mỹ tạo thêm việc làm mới (BBC) - Hoa Kỳ có thêm 192.000 việc làm mới trong tháng Ba trong lúc tỷ lệ thất nghiệp vẫn ổn định ở mức 6,7%.
- Phiên đàm phán FTA thứ 5 Việt Nam-Liên minh Hải quan bế mạc (RFA) - Phiên đàm phán thứ 5 Hiệp định Thương Mại Tự Do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Belarus, Kazakhstan và Nga tại Almatu của Kazakhstan vừa kết thúc hôm qua.
- “Cát tặc” lộng hành ở Vân Nam (BaoMoi) - (HNM) - Không cần được cấp phép và thuê bến, bãi, nhưng mỗi ngày vẫn có hàng chục chuyến xe của Công ty TNHH Biển Đông (trụ sở tại xã Vân Nam, huyện Phúc Thọ) quần thảo vùng bãi sông Hồng ở thôn Vĩnh Khang, xã Vân Nam, chở cát mang đi bán. Điều đáng nói, công ty này ngang nhiên hoạt động, "làm mưa, làm gió" suốt một thời gian dài. Vì sao lại có thực tế nhức nhối này?
- "Tuyên bố TP.Hồ Chí Minh" tại Hội nghị thượng đỉnh sông Mê Kông (RFA) - Hội nghị Cấp cao lần thứ hai Ủy Hội Sông Me kong Quốc tế ( MRC) hôm nay thông qua Tuyên bố Thành phố Hồ Chí Minh với 6 lĩnh vực hoạt động ưu tiên và 6 định hướng cho hoạt động hợp tác của Ủy hội trong thời gian tới.
- Việt Nam - Malaysia: Nhất trí nâng quan hệ lên đối tác chiến lược (BaoMoi) - TP - Trong buổi hội đàm ngày 4/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Malaysia Najib Razak khẳng định cam kết đẩy mạnh quan hệ đối tác toàn diện trên mọi lĩnh vực trong thời gian tới, đưa quan hệ hai nước hướng tới tầm đối tác chiến lược.
- Cầu siêu cho những người hy sinh vì biển, đảo (BaoMoi) - Tại cuộc họp báo mới đây (3-4), Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, cho biết:
- Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ, ASEAN hỗ trợ lực lượng cảnh sát biển (BaoMoi) - Từ ngày 1-3.4, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã tham dự Hội nghị không chính thức bộ trưởng Quốc phòng ASEAN - Mỹ. Trong bài phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định: Mong muốn hợp tác với các cường quốc, với các đối tác quan trọng, trong đó có Hoa Kỳ là một trong những ưu tiên của ASEAN cũng như của Việt Nam. Vì, Hoa Kỳ là đối tác chiến lược của ASEAN và là đối tác toàn diện của Việt Nam.
- "Mỹ sẽ đánh nếu TQ tìm cách chiếm Bãi Cỏ Mây" (BaoMoi) - Hành động này sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến tranh quy mô lớn ở châu Á.
- 3 mũi tấn công Mỹ của Trung Quốc? (BaoMoi) - Trung Quốc đang tiến hành “3 cuộc chiến chống lại Mỹ như là một phần của chiến lược Chống tiếp cận (A2/AD) nhằm đánh bật sự hiện diện của quân đội Mỹ ra khỏi châu Á và kiểm soát vùng biển gần bờ biển của nước này, một nghiên cứu của Lầu Năm Góc mới đây cho biết.
- Mỹ: Trung Quốc đừng nghĩ đến việc dùng ‘kịch bản’ Crimea ở châu Á (BaoMoi) - Hôm 4/4, một quan chức cấp cao của Mỹ cảnh báo rằng Trung Quốc không nên nghi ngờ cam kết sẽ bảo vệ đồng minh châu Á của Mỹ để dẫn đến việc có những hành động giống như Nga tại Crimea.
- Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói về hòa bình biển Đông (BaoMoi) - (Tin tức thời sự) - "Mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng và thực hiện luật pháp quốc tế'.
- Thiên thần Victoria Secret's thả rông ngực trần trên biển (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Thiên thần nội y Victoria's Secret, Edita Vilkeviciute khiến nhiều người "đau mắt" khi cô hồn nhiên "thả rông" vòng một hồn nhiên đi lại trên bải biển đông người.
- Mỹ đề nghị Trung Quốc tôn trọng tự do không phận (BaoMoi) - VOV.VN - Đó là phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sau khi kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và Mỹ tại Hawaii.
- Mưu hèn kế bẩn, thủ đoạn nguy hiểm vẫn đang được giăng ra ở Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Do có Mỹ đứng đằng sau Philippines nên Trung Quốc vẫn áp dụng chiêu bài cũ, tìm cách giăng bẫy các nước quanh Biển Đông để từng bước xâm chiếm các đảo, đá ngầm
- "Trung Quốc có biết phân chia ranh giới biển như thế nào không?" (BaoMoi) - (GDVN) - Chính giới Philippines đã đồng thanh cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, Mỹ đã công khai ủng hộ Philippines, quyết thực hiện chiến lược khu vực.
- Kim Jong Un cách chức Bộ trưởng Thương mại (RFI) - Theo báo chí nhà nước Bắc Triều Tiên hôm nay 05/04/2014, Bộ trưởng Thương mại nước này đã bị cách chức. Dường như động thái này của lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un nhằm gạt sang bên lề những người ủng hộông chú dượng quyền uy đã bị tử hình vào năm ngoái.
- Phe áo đỏ xuống đường ủng hộ đương kim thủ tướng Thái Lan (RFA) - Tại thủ đô Bangkok của Thái Lan hôm nay hằng ngàn người biểu tình ủng hộ chính phủ của nữ thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra tập trung, với cảnh báo họ sẽ chống lại mọi nổ lực nhằm truất phế bà này.
- Bầu cử Ô Khảm : Mèo lại hoàn mèo ! (RFI) - Hai năm sau khi được tự do bầu lên người đứng đầu ủy ban địa phương, một chiến công sau vụ nổi dậy đã trở thành biểu tượng đầyý nghĩa, dân làngÔ Khảm vừa lại đi bầu. Tuy nhiên theo các nhà phân tích, quyền hành thực sự vẫn nằm trong tay đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Trung Quốc kết án tử hình hai kẻ đầu độc trẻ em (RFA) - Trung Quốc kết án tử hình hai người trong vụ đầu độc tại trường mẫu giáo khiến cho hai cháu bé tử vong hồi tháng tư năm ngoái.
- Các nước ASEAN quan ngại về các rủi ro kinh tế (RFI) - Các Bộ trưởng Tài chính ASEAN tỏ ra cảnh giác trước các nguy cơ về kinh tế trong bối cảnh Hoa Kỳ giảm các biện pháp kích thích tiền tệ. Bộ trưởng Tài chính Miến Điện hôm nay 05/04/2014 tuyên bố như trên, trong buổi khai mạc cuộc hội nghị tại Naypyidaw, đánh dấu sự quay lại của nước này trên trường quốc tế.
- Mỹ trấn an Nhật sau vụ Nga sáp nhập Crimée (RFI) - Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel hôm nay 05/04/2014 khẳng định Mỹ luôn giữ nguyên lời cam kết bảo đảm an ninh cho Nhật Bản, sau khi vụ can thiệp của Nga vào Ukraina đã làm dấy lên những quan ngại tại khu vực ChâuÁ-Thái Bình Dương vốn đầy bất trắc với các tranh chấp lãnh thổ.
- Vatican chủ trì hội nghị chống buôn người cùng với Interpol (RFI) - Ngày 04/04/2015, AFP cho hay Giáo hoàng Phanxicô tuyên bố triệu tập một hội nghị tại Vatican để tạo lập nền tảng cho các hợp tác giữa các giới chức cao cấp của Giáo hội Công giáo với cảnh sát của khoảng 20 quốc gia trong việc chống nạn buôn người trên toàn thế giới.
- LHQ lên án binh sĩ Tchad bắn giết thường dân tại Trung Phi (RFI) - Trong ngày 04/04/2014, Liên Hiệp Quốc lênán lực lượng quân sự Tchad giết hại thường dân tại Trung Phi.Ít nhất 30 người thiệt mạng và khoảng 300 người bị thương trong vụ xả súng hồi cuối tuần trước của binh sĩ Tchad.
- Ukraina đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế (RFI) - Ukraina vốn đã bị chiếm mất một phần lãnh thổ, lại phải đối diện với viễn cảnh bị suy thoái nặng nề, sau khi Nga tăng giá khí đốt lên 80% để trừng phạt. Cơ quan thẩm định tài chính Moody’s hôm 04/04/2014 lại giảm điểm tín nhiệm của Kiev xuống một bậc, từ Caa2 thành Caa3.
- Nga-Ukraina: Bóng ma « chiến tranh khí đốt » (RFI) - Ukraina không chấp nhận Nga tăng 80% giá khí đốt và dọa kiện Matxcơva ra trước một tòaán trọng tài, khơi dậy nguy cơ một cuộc« chiến tranh khí đốt» ảnh hưởng đến toàn ChâuÂu.
- Nga tăng giá khí đốt bán cho Ukraine (RFA) - Ukraine hôm qua cho biết họ phản đối việc Nga tăng giá khí đốt bán cho nước này và dọa sẽ kiện Nga ra trước một tòa án trọng tài quốc tế về biện pháp tăng giá như thế.
- Virus Ebola : Pháp gửi nhân viên y tế đến sân bay Guinea (RFI) - Hôm nay, 05/04/2014, AFP loan tin cácê kíp y tế Pháp đã có mặt tại sân bay Conarky, thủ đô Guinea để kiểm tra việc ngăn chặn nguy cơ virus Ebola tràn sang Pháp qua đường hàng không.
- Cử tri Afghanistan bầu Tổng thống bất chấp Taliban đe dọa (RFI) - Hôm nay, 05/04/2014, hàng triệu cử tri Afghanistan đi bỏ phiếu bầu Tổng thống trong bối cảnh Taliban liên tục đe dọa khủng bố. Nhiều cuộc tấn công đẫm máu đã xảy ra trong giai đoạn chuẩn bị bầu cử.
- Istanbul ngăn chặn mạng xã hội để bảo vệ ghế thủ tướng (RFI) - Mặc dù Tòa Bảo Hiến Thổ Nhĩ Kỳ đã ra lệnh hủy bỏ lệnh cấm mạng Twitter, nhưng Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan vẫn bất chấp phán quyết này và tiếp tục tìm cách ngăn chận các mạng xã hội nhằm bảo vệ quyền lực.
- Nga điều tra vụ công nhân hãng phô-mai tắm trong bồn sữa (RFI) - Ủy ban điều tra Nga hôm qua 04/04/2014 loan báo mở điều tra về vi phạm các tiêu chuẩn vệ sinh, sau khi những tấm ảnh chụp các công nhân một hãng sản xuất phô-mai khỏa thân trong bồn sữa được phổ biến trên internet.
- Làm thế nào để công lý không bị nhạo báng? (RFA) - Sự bình đẳng trước luật pháp là nền tảng của công lý và thông qua đó để tạo dựng sự bình yên cho xã hội và bảo vệ các quyền cá nhân của con người. Song điều này thực tế ở Việt nam đã không diễn ra như thế, vậy cần phải làm gì để bảo vệ công lý?
- Malaysia sẽ tìm kiếm đến cùng máy bay bị mất tích (RFA) - Việc tìm kiếm chiếc máy bay Mh370 của hãng hàng không Malaysia hôm qua được chú ý với việc hai chiếc tàu lùng sục dưới mặt nước để có thể bắt được tín hiệu chiếc hộp đen mà nguồn pin đang được đếm từng ngày, vì chỉ ít hôm nữa là hết sau 30 ngày.
- ASEAN lo ngại diễn biến kinh tế phức tạp (RFA) - Bộ trưởng tài chính của các nước ASEAN đang rất cảnh giác trước những nguy cơ kinh tế mà các quốc gia trong khối đang phải đối diện.
- Hoa Kỳ cam kết bảo vệ Nhật Bản (RFA) - Tổng trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, Chuck Hagel, hôm nay phát biểu với các phóng viên tháp tùng ông trên đường đến Tokyo, thông điệp chính mà ông đưa ra với các vị lãnh đạo Xứ Phù Tang dịp này là Hoa Kỳ mạnh mẽ cam kết bảo vệ sự an toàn cho Nhật Bản.
- Bãi đậu xe cháy hơn 500 xe máy bị thiêu hủy (RFA) - Một vụ hỏa hoạn xảy ra trưa nay tại Sài Gòn thiêu rụi hơn 500 xe máy ở một bãi giữ xe đối diện Bệnh viện Quận 8 trên đường Cao Lỗ, phường 4, quận 8.
- Thủ lãnh al-Qaida kêu gọi phiến quân ở Syria chấm dứt đấu đánội bộ (VOA) - Thủ lãnh al-Qaida Ayman al-Zawahiri kêu gọi những phiến quân Hồi giáo ở Syria chấm dứt nạn đấu đá nội bộ đã giết chết người đại diện chính của ông ở Syria
- Phiến quân Nigeria bắt cóc 2 linh mục và 1 nữ tu (VOA) - Các giới chức Italia cho biết những kẻ vũ trang bị nghi là phiến quân Boko Haram đã bắt cóc hai linh mục người Ý và một nữ tu người Canada ở miền bắc Cameroon
- Mỹ cung cấp bảo đảm tín dụng cho Tunisia (VOA) - Tổng thống Barack Obama loan báo kế hoạch cung cấp cho chính phủ Tunisia 500 triệu đô la bảo đảm tín dụng tại một cuộc họp với Thủ tướng lâm thời Tunisia Mehdi Jomaa
- Mỹ đánh giá lại vai trò trong hòa đàm Trung Đông (VOA) - Ngoại trưởng Kerry cho biết chính phủ Mỹ đang đánh giá lại vai trò của mình trong tiến trình hòa bình Trung Đông, sau khi Israel và Palestine có những hành động làm cho hòa đàm bị đổ vỡ.
- Boeing được phép bán một số linh kiện máy bay cho Iran (VOA) - Boeing cho biết họ được phép bán một số linh kiện cho Iran trong một thời gian có giới hạn để nước Cộng hòa Hồi giáo này có thể sửa chữa đội máy bay thương mại cũ kỹ của họ
- Tìm kiếm dưới mặt nước để tìm hộp đen của MH370 (VOA) - Các toán nhân viên trong vùng biển xa xôi ở Ấn Độ dương bắt đầu cuộc tìm kiếm dưới mặt nước để tìm hộp đen của chiếc máy bay Malaysia mất tích cách nay gần 1 tháng
- Sách Xanh Ngoại giao 2014 của Nhật Bản và phản ứng từ láng giềng (BaoMoi) - QĐND - Tình hình Đông Á bất ngờ nóng trở lại sau ngày 4-4, khi Nhật Bản công bố Sách Xanh Ngoại giao 2014 khẳng định chủ quyền lãnh hải đối với các quần đảo tranh chấp Xên-ca-cư/Điếu Ngư và Đốc-đô/Ta-kê-si-ma.
- Trung Quốc hoãn lập ADIZ ở biển Đông? (BaoMoi) - (TNO) Tờ Mainichi của Nhật Bản hôm nay (5.4) dẫn một số nguồn tin từ Chính phủ Trung Quốc tiết lộ Bắc Kinh vừa quyết định không lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở biển Đông trong thời điểm hiện nay.
- Mỹ - ASEAN hợp tác giải quyết căng thẳng tại Biển Đông (BaoMoi) - KTĐT - Sau hai ngày nhóm họp (3 - 4/4), Diễn đàn Quốc phòng đầu tiên giữa Mỹ và 10 quốc gia thành viên ASEAN đã kết thúc tại Hawaii sáng 4/4 (theo giờ Việt Nam). Được tổ chức theo đề xuất của Lầu Năm Góc, Diễn đàn Quốc phòng Mỹ - ASEAN đầu tiên này đã trở thành cơ hội để quan chức quốc phòng hai bên tìm biện pháp đối phó với các thách thức an ninh và xử lý hậu quả thảm họa, thiên tai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- Malaysia cảm ơn Việt Nam vì vụ MH370 (BaoMoi) - Malaysia cảm ơn chân thành và đánh giá cao sự hỗ trợ của Việt Nam trong giai đoạn đầu của hoạt động tìm kiếm cứu nạn nhằm xác định vị trí chiếc máy bay mất tích MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines.
- Indonesia đưa Su-27/30 ra đảo trên biển Đông, đối phó Trung Quốc (BaoMoi) - ANTĐ - Để đối phó với nguy cơ bất ổn và những mối đe dọa ngày càng tăng tại biển Đông, Indonesia đã tuyên bố sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự, như triển khai các máy bay chiến đấu Sukhoi và trực thăng tấn công ở quần đảo Natuna.
- ASEAN-Hoa Kỳ: Hợp tác đối phó với thách thức an ninh phi truyền thống (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định Hội nghị không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và Hoa Kỳ là dịp hết sức quan trọng để các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN có dịp trao đổi, đối thoại với nhau và đối thoại với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ về các vấn đề hợp tác an ninh phi truyền thống giữa hai bên.
- Cơ hội đối phó các thách thức trong thế kỷ 21 (BaoMoi) - TT - Nhiều vấn đề của khu vực đã được đề cập tại Diễn đàn quốc phòng lần đầu tiên tổ chức ở Mỹ với sự tham dự của các đại diện Đông Nam Á.
- Trung Quốc dùng 'kịch bản Crimea' trên Biển Đông với Philippines? (BaoMoi) - Financial Times và Bloomberg đưa tin, để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Philipines, Trung Quốc có thể áp dụng “kịch bản Crimea” - bất ngờ đổ quân đánh chiếm các đảo/bãi đá và đặt cả thế giới trước sự đã rồi, trang mil.news.sina.com.cn ngày 1/4 viết.
- Tranh chấp ở biển Đông phải được giải quyết bằng hòa bình (BaoMoi) - Theo VOV, sau khi tham dự Diễn đàn Quốc phòng đầu tiên giữa Mỹ và các nước ASEAN tổ chức tại Hawaii (Mỹ).
- Trung Quốc đang bẫy Philippines (BaoMoi) - TT - Tại diễn đàn “Hiểu về Trung Quốc ở thế kỷ 21” tổ chức tại Manila hôm 3-4, ông Chito Santa Romana - chuyên gia Philippines nghiên cứu về Trung Quốc và đại diện cho Hãng tin ABC News ở Bắc Kinh - cảnh báo Philippines nên cảnh giác với chiến lược “bao vây” mà Trung Quốc đang áp dụng.
- Nga lấy lại vị thế đại cường quốc hàng hải (BaoMoi) - BizLIVE - Gần đây, Hải quân Nga được trang bị các tàu ngầm tên lửa chiến lược tân tiến nhất lớp "Borey". Trên các nhà máy đóng tàu Nga đang xây dựng những tàu mới. Nhóm tàu chiến Nga hiện diện thường xuyên ở vùng biển Địa Trung Hải.
- ‘Philippines tự biết kiềm chế trong vùng biển tranh chấp’ (BaoMoi) - Philippines sẽ tự kiềm chế trong tranh chấp trên biển Đông, sau khi Trung Quốc ngăn tàu tiếp tế của Manila tiến vào bãi Cỏ Mây hồi tuần trước.
- Thống nhất nâng tầm quan hệ Việt Nam - Malaysia lên thành đối tác chiến lược (BaoMoi) - (HNM) - Nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân, Thủ tướng Malaysia Najib Tun Razak và phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 5-4. Đây là chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của Thủ tướng Najib trên cương vị Thủ tướng Malaysia.
- Crưm và ngoại giao Biển Đông (BaoMoi) - Động thái của Nga tại Crưm cho thấy sự hạn chế và cả tầm quan trọng của ngoại giao trong các tranh chấp lãnh thổ.
- Lấy căn cứ Changi làm trung tâm đối phó thảm họa (BaoMoi) - Ngày 3-4 (giờ địa phương), tại Diễn đàn Quốc phòng Mỹ-ASEAN ở Hawaii (Mỹ), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cùng các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN đã thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến an ninh khu vực.
- Mỹ ngày càng quan ngại về biển Đông (BaoMoi) - Trước chuyến thăm Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố Washington ngày càng quan ngại về tranh chấp chủ quyền ở biển Đông.
- Việt Nam - Malaysia hướng tới quan hệ đối tác chiến lược (BaoMoi) - Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân, Thủ tướng Malaysia Najib Tun Razak và phu nhân thăm chính thức VN từ ngày 3 - 5.4. Đây là chuyến thăm chính thức VN đầu tiên của Thủ tướng Najib Tun Razak trên cương vị Thủ tướng Malaysia.
Làm thế nào để công lý không bị nhạo báng?
|
∇ Nghe tường trình
|
Sự bình đẳng trước luật pháp là nền tảng của công lý và thông qua đó
để tạo dựng sự bình yên cho xã hội và bảo vệ các quyền cá nhân của con
người. Song điều này thực tế ở Việt nam đã không diễn ra như thế, vậy
cần phải làm gì để bảo vệ công lý?
Luật pháp phục vụ cho người có tiền và có quyền
Tính công bằng trong quá trình áp dụng luật pháp cũng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công lý.
Một đạo luật được coi là áp dụng một cách công bằng nếu nó được áp dụng
một cách công khai, minh bạch, không thiên vị và nhất quán. Bất công
sẽ xảy ra nếu những trường hợp tương tự như nhau không được xử lý bằng
một cách thức giống nhau.
Ở Việt nam công lý không được bảo vệ do pháp luật không nghiêm minh và
thiếu công bằng. Có những hành vi phạm tội giống nhau nhưng được xét xử
với các mức hình phạt rất khác nhau. Đây là điều phổ biến và diễn ra
một cách có hệ thống trong một thời gian khá dài.
Vừa qua, dư luận xã hội ở Việt nam xôn xao về việc TAND Tuy Hòa (Phú
Yên) xét xử 5 sĩ quan công an dùng nhục hình, đánh chết người, song chỉ
tuyên phạt những bản án quá nhẹ không tương xứng với tội danh.
Ở Việt nam công lý không được bảo vệ do pháp luật không nghiêm minh
và thiếu công bằng. Có những hành vi phạm tội giống nhau nhưng được xét
xử với các mức hình phạt rất khác nhau. Đây là điều phổ biến và diễn ra
một cách có hệ thống trong một thời gian khá dài
|
Ông Trịnh Toàn, một nhà hoạt động xã hội ở Hà nội đã đánh giá về thực
trạng vấn đề pháp luật hiện nay ở Việt nam, cho rằng luật pháp Việt nam
hiện nay chỉ phục vụ cho 03 đối tượng đó là người có quyền, người có
tiền và một bộ phận nhỏ đảng viên đảng CSVN, mà không để phục vụ cho
quảng đại quần chúng. Đây chính là nguyên nhân khiến cho pháp luật bị bẻ
cong và công lý không được tôn trọng. Từ Hà nội ông Trịnh Toàn cho
biết:
“Do thể chế một đảng lãnh đạo nên pháp luật là do họ, bản thân họ
cầm trong tay, họ xử lý như thế nào là quyền của họ không có ai giám sát
họ cả. Cứ nói dân biết, dân bàn, dân kiểm tra nhưng thực chất người
dân chả có một cái quyền gì cả. Họ muốn làm gì là quyền của họ”
Trong bài “Một nhát dao chém thẳng mặt nhân dân” trên trang Quê choa, tác giả Nguyễn Minh Hòa đã viết rằng: “Bản
án mà tòa vừa tuyên lúc 3 giờ thật sự là một nhát chém ngang mặt nhân
dân, hằn sâu vào tâm thức nhân dân. Họ đang thách thức dư luận… Giết
người mà chịu một bản án nhẹ hầu như thế chẳng khác nào như một sự bảo
đảm và khuyến khích những người công an khác không chỉ ở Tuy Hòa mà ở
các nơi khác tin rắng cứ giết người đi, bất quá là 5 năm tù, là án treo
thôi“.
|
Nhân vụ án ở Tuy hòa, tỉnh Phú Yên, bình luận về vấn đề cách đây gần một
thế kỷ, ông Hồ Chí Minh đã từng tố cáo thứ công lý của thực dân Pháp
khi cho rằng: “Ở Đông Dương có hai thứ công lý. Một thứ cho người
Pháp, một thứ cho người bản xứ. Nếu có vụ kiện cáo giữa người An Nam và
người Pháp thì lúc nào người Pháp cũng có lý cả, mặc dù tên này ăn cướp
hay giết người…”. Và trên thực tế hiện nay công lý ở Việt nam sau gần 70 năm bây giờ đã trở lại gần đúng như thế.
Sai lầm lớn lao trong cuộc cách mạng của ông Hồ Chí Minh
TS. Nguyễn Quang A nguyên Viện trưởng Viện phản biện IDS nhận xét rằng
đây là cái bi kịch của ông Hồ Chí Minh, vì ông là người hết sức bất
bình trong sự bất công và phân biệt đối xử của thực dân Pháp. Đó chính
là nguyên nhân dẫn đến việc ông ta phát động một phong trào cách mạng để
xóa bỏ sự bất công đó.
Tôi nghĩ đó là quá trình tương tác giữa người dân và chính quyền, đây
là cách có thể tốn thời gian hơn. Nhưng phải có cả một quá trình mà cả
dân tộc này vận động như thế thì mới tránh được sai lầm của ông Hồ Chí
Minh, đó là thay một hệ thống áp bức bằng một hệ thống áp bức khác
TS. Nguyễn Quang A
|
Từ Hà nội, TS. Nguyễn Quang A đánh giá về vấn đề này:
“Đáng tiếc là ông Hồ Chí Minh đã áp dụng một phương pháp, một hệ
thống mà cái hệ thống đấy đã tạo ra một chính quyền thực sự đã lặp lại
những bất công của thực dân Pháp. Thậm chí không chỉ lặp lại mà còn làm
trầm trọng thêm, đấy là chế độ độc tài. Rất đáng tiếc là như vậy.”
Nói về các giải pháp để bảo vệ công lý ở Việt nam, theo LS. Hà Huy Sơn
để bảo vệ công lý thì đòi hòi nhà nước phải ban hành đầy đủ các văn bản
luật để làm cơ sở pháp lý trong việc tố tụng, và đối với người dân cần
tham gia các hội đoàn hay tôn giáo để có cơ sở bảo vệ mình. Hiện nay,
một số nước trên thế giới quy định thẩm phán có quyền miễn trừ nhằm tạo
điều kiện để thẩm phán đưa ra phán quyết độc lập, khách quan, vô tư,
tránh bị áp lực. Cùng với quy định việc khởi tố, bắt tạm giam, truy tố,
xét xử đối với thẩm phán phải được phê chuẩn bởi Tòa án Hiến pháp...
là những cơ sở để đảm bảo pháp luật được xét xử nghiêm minh và công
bằng.
|
Từ Hà nội LS. Hà Huy Sơn nhận xét:
“Nếu được áp dụng thì là một việc rất là tốt, vì nó là một cái đặc
trưng của nhà nước pháp quyền và cho thấy sự thượng tôn pháp luật tức
là luật pháp được đặt cao hơn cả. Nhưng đối với Việt nam hiện nay theo
tôi là không thực hiện được.”
Theo TS. Nguyễn Quang A để bảo vệ công lý thì không có gì hơn là một
nền pháp trị nghiêm minh, vì chỉ như thế mới đảm bảo một nền công lý hữu
hiệu, cái mà chúng ta có thể thấy trong xã hội dân chủ pháp trị hiện
nay. Đây là một quá trình lâu dài và rất gian khổ đòi hỏi mọi người dân
phải cùng có trách nhiệm tham gia. Cụ thể là mỗi người dân phải hiểu
được quyền của mình để yêu cầu nhà nước phải thực hiện đúng và đầy đủ
pháp luật đã có. Trên cơ sở đó để từng bước tạo sức ép buộc chính quyền
phải thay đổi và hoàn thiện hệ thống pháp lý.
Từ Hà nội trao đổi với chúng tôi TS. Nguyễn Quang A nói:
“Tôi nghĩ đó là quá trình tương tác giữa người dân và chính quyền,
đây là cách có thể tốn thời gian hơn. Nhưng phải có cả một quá trình mà
cả dân tộc này vận động như thế thì mới tránh được sai lầm của ông Hồ
Chí Minh, đó là thay một hệ thống áp bức bằng một hệ thống áp bức khác.”
Chừng nào thể chế chính trị Dân chủ, đa đảng chưa thiết lập thì người
dân Việt nam còn mất tự do và công bằng. Tôi mong rằng mọi người dân VN
phải hiểu rõ và hiểu đúng điều này để chúng ta cùng nhau đoàn kết, cùng
nhau đấu tranh để xây dựng một thể chế dân chủ ở Việt nam
LS. Nguyễn Văn Đài
|
LS. Nguyễn Văn Đài nhận xét rằng nền tảng của tự do, hòa bình và công
lý phải được xây dựng trên nền tảng của một chế độ chính trị dân chủ.
Song ở Việt nam hiện nay là một thể chế chính trị độc đảng toàn trị, từ
đó dẫn đến việc công lý bị xâm phạm do pháp luật không được thực thi
một cách nghiêm minh và công bằng. Nói về các giải pháp để bảo vệ công
lý, LS. Nguyễn Văn Đài cho rằng cần làm cho người dân thấy cần phải đấu
tranh để thay đổi thể chế chính trị hiện tại để xây dựng một chế độ
chính trị dân chủ, đa đảng. Đó là bước đầu tiên để tạo sự bình đẳng để
người dân có quyền và cơ hội ngang nhau trong việc xây dựng pháp luật để
quản lý đất nước.
Trao đổi với chúng tôi LS. Nguyễn Văn Đài cho biết:
“Chừng nào thể chế chính trị Dân chủ, đa đảng chưa thiết lập thì
người dân Việt nam còn mất tự do và công bằng. Tôi mong rằng mọi người
dân Việt nam phải hiểu rõ và hiểu đúng điều này để chúng ta cùng nhau
đoàn kết, cùng nhau đấu tranh để xây dựng một thể chế dân chủ ở Việt
nam.”
Người ta nói: “Điều kiện tiên quyết để biến một nhà nước man rợ trở nên
văn minh là chính quyền chấp nhận công lý và thực thi nó, tất cả các
phần còn lại đều thuộc quá trình tự nhiên”. Cho đến nay, thực tế đã
chứng minh không có gì có thể đúng hơn.
Anh Vũ,
thông tín viên RFA
Theo RFA
Việt Nam - Philippines có trở thành đồng minh?
Liệu Trung Quốc có đẩy Việt Nam và Philippines trở thành một liên minh không chính thức? |
Việt Nam và Philippines đang mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhưng liệu điều này có dẫn tới một mối quan hệ đồng minh?
Walden Bellow, thành viên của Đảng Akbayan (Đảng Công dân Hành Động) tại Hạ viện Philippines, gần đây đã có một bài viết trên trang Foreign Policy in Focus với tựa: "Một liên minh mới chớm nở: Việt Nam và Philippines đối đầu với Trung Quốc."
Bello cho rằng "Phillipines và Việt Nam là những đồng minh theo lẽ tự nhiên vì đều phải đối mặt với tham vọng bá quyền của Trung Quốc ở Đông Á. Cả hai đều là đối tác của nhau trong khối ASEAN và nhiều khả năng sẽ xích lại gần nhau hơn trước sự phô trương quyền lực ngày càng trơ tráo của Trung quốc, khi nước này tuyên bố chủ quyền với 80% Biển Đông".
Philippines và Việt Nam chia sẻ quan điểm chung cũng như mối lo ngại trước sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Điều này đã khiến các hoạt động ngoại giao cũng như sự phối hợp với các tổ chức đa phương, trong đó có ASEAN, được đẩy mạnh.
Trong 5 năm qua, mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Philippines vẫn còn thiếu đồng nhất, dù có một tiến độ đều đặn, và một liên minh giữa hai nước vẫn còn là điều xa vời.
Mở rộng quan hệ
Một liên minh giữa hai nước vẫn còn là điều xa vời."
|
Biên bản ghi nhớ bao gồm những điều khoản quy định các cuộc gặp giữa đại diện quân đội hai nước, trao đổi thông tin trong công tác phòng chống khủng bố, hợp tác trong đào tạo và huấn luyện quân sự, phối hợp tìm kiếm cứu hộ cũng như hợp tác phát triển công nghệ và thiết bị quân sự. Một tổ công tác hỗn hợp đã được thiết lập để phụ trách việc thực hiện bản ghi nhớ này.
Một năm sau đó, Philippines và Việt Nam ký thêm một thỏa thuận nhằm đẩy mạnh công tác bảo đảm an ninh hàng hải giữa Lực lượng tuần duyên Philippines và Cảnh sát biển Việt Nam.
Thỏa thuận này được xây dựng nhằm giải quyết vấn đề tàu cá của nước này đi vào khu đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước kia, đồng thời cũng bao gồm một điều khoản quy định việc giáo dục cho ngư dân phải tôn trọng ranh giới EEZ.
Quan hệ hợp tác giữa hải quân hai nước được đẩy mạnh hơn nữa vào tháng Ba năm 2012, trong các cuộc đối thoại được tổ chức tại Hà Nội giữa Tư lênh hải quân Philippines, Phó Đô đốc Alexander Pama, và Tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến.
Phó Đô đốc Alexander Pama và Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đã ký Biên bản ghi nhớ về Tăng cường hợp tác song phương và Chia sẻ thông tin giữa hải quân hai nước.
Văn bản này bao gồm một điều khoản quy định việc thiết lập đường dây nóng giữa lực lượng bảo vệ bờ biển của hai nước nhằm giám sát các sự cố trên biển như hải tặc và xâm phạm lãnh hải.
Biên bản ghi nhớ cũng mở ra khả năng hợp tác giữa hai nước trong ngành đóng tàu, theo lời đề nghị của Phó Đô đốc Pama, sau chuyến thăm nhà máy sửa chữa và đóng tàu hải quân và dân sự X46.
Tư lệnh hải quân hai nước cũng đã ký Quy trình Điều hành chuẩn (SOP), quy định sự tương tác giữa hải quân Việt Nam và Philippines trong vùng biển lân cận các đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây.
Trung Quốc cảnh báo
Ý tưởng về các cuộc tuần tra chung bị dẹp qua một bên và được thay thế bằng các trận giao hữu bóng đá và bóng rổ"
|
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngay lập tức đã lên tiếng cảnh báo trước bất kỳ cuộc tập trận nào giữa hải quân Việt Nam và Philippines.
Có vẻ như điều này đã khiến ý tưởng về các cuộc tuần tra chung bị dẹp qua một bên và được thay thế bằng các trận giao hữu bóng đá và bóng rổ giữa các binh sỹ hải quân hai nước đóng quân ở quần đảo Trường Sa.
Ngày 23/7 năm 2013, Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, đã có buổi đón tiếp Trung tướng Noel A. Coballes, Tư lệnh Lục quân Philippines, tại Hà Nội.
Cả hai bên đã cùng xem xét tiến độ thực hiện Biên bản ghi nhớ năm 2010 và thống nhất về việc thiết lập kênh đối thoại giữa quân đội hai nước.
Vào cuối tháng Bảy, đầu tháng Tám năm 2013, Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chủ trì cuộc họp lần thứ bảy của Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Philippines về Quan hệ hợp tác Song phương tại Manila.
Cuộc họp này có nội dung xem xét tiến độ thực hiện các thỏa thuận về hợp tác song phương trong giai đoạn 2011-2016.
Các cuộc đối thoại cũng đề cập đến việc đối phó với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, hợp tác an ninh hàng hải, cũng như các thông tin liên quan đến các hành động xâm phạm lãnh thổ bất hợp pháp.
Trung Quốc đã lên tiếng chống lại bất kỳ cuộc tập trận chung nào giữa Việt Nam và Philippines |
'Quyết tâm đẩy mạnh hợp tác'
Vào cuối tháng Tám, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gazmin và người
đồng cấp Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh, đã có cuộc gặp tại
Manila để đánh giá tiến độ trong công tác hợp tác quốc phòng.
Các đề tài thảo luận giữa Bộ trưởng Gazmin và Bộ trưởng Phùng Quang
Thanh bao gồm tình hình an ninh ở Biển Đông, chính sách chuyển trọng tâm
sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, cũng như hợp tác trong
các vấn đề hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai trong tương lai.
Một thông cáo do Bộ Quốc phòng Philippines đăng tải sau đó cho biết, kể
từ năm 2010, "quan hệ quốc phòng giữa hai nước đã có những tiến bộ thông
qua các chuyến thăm cấp cao, trao đổi nhân sự và thông tin," phản ánh
"quyết tâm của cả hai nước nhằm đẩy mạnh sự hợp tác trong việc phát
triển khả năng quốc phòng."
Bộ trưởng hai nước đã đồng ý gia hạn Biên bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng
năm 2010 nhằm tạo tiền đề cho các cuộc đối thoại chính sách quốc phòng ở
cấp thứ trưởng.
Sau cuộc gặp ở cấp bộ trưởng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân
Việt Nam, Trung tướng Võ Văn Tuấn, đã tiếp đón Thiếu tướng John S
Bonafos, Tư lệnh Tác chiến đặc biệt của Philippines tại Hà Nội ngày
9/10.
Cả hai đã nhất trí tăng cường hợp tác giữa hải quân, không quân, lục
quân và lực lượng tuần duyên. Tuy nhiên, không có chi tiết cụ thể nào về
cuộc gặp này được công bố.
Ngày 21/3 năm nay, Phó Đô đốc hải quân Philippines Jose Luis M. Alano đã
dẫn đầu một phái đoàn của Hải quân Philippines đến thăm Việt Nam.
Ông Alano đã bày tỏ sự quan tâm về việc hợp tác đào tạo bằng cử nhân cho các học viên hải quân.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thanh cho rằng hải quân hai nước cần nâng cao
hợp tác trong việc chia sẻ thông tin tình báo thông qua các đường dây
nóng giữa bộ quốc phòng hai nước, tổ chức các cuộc diễn tập chung về tìm
kiếm cứu nạn, cũng như hợp tác đào tạo và huấn luyện quân sự chuyên
nghiệp.
Không thể thành liên minh
Những quan hệ hợp tác quốc phòng trong thời điểm hiện tại không có
khả năng sẽ phát triển thành một liên minh quân sự không chính thức nhằm
chống lại Trung Quốc."
|
Nếu nhìn lại mối quan hệ quốc phòng Philippines-Việt Nam kể từ năm 2010,
có thể thấy rằng, quan hệ hợp tác giữa hai bên vẫn đang tiến triển,
nhưng chỉ ở mức độ sơ đẳng.
Hai nước vẫn chưa tổ chức các cuộc thao tập quân sự thực tế nhằm nhằm nâng cao khả năng tương tác.
Philippines sắp ký một thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng với
Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Việt Nam lại tỏ ra do dự trong việc đi từ các hoạt
động hợp tác giữa hải quân hai nước đến các bài thao tập quân sự chung
bao gồm việc trao đổi các kỹ năng chiến đấu.
Nói tóm lại, Philippines và Việt Nam sẽ phát triển một mối quan hệ chính
trị-ngoại giao gần gũi nhằm đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc
trên Biển Đông.
Thế nhưng, mối quan hệ hợp tác quốc phòng trong thời điểm hiện tại không
có khả năng sẽ phát triển thành một liên minh quân sự không chính thức
nhằm chống lại Trung Quốc.
Giáo sư Carl Thayer
Học viện Quốc phòng Úc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét